Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế quan trọng, quyết định đến sự phát
triển KT-XH của một quốc gia cũng như mỗi địa phương. Đây chính là yếu tố cốt lõi
giúp tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh cơ cấu kinh tế đúng hướng, đồng thời đây chính
là yếu tố để phát triển kinh tế đi đôi với bền vững. Là một huyện miền núi phía tây tỉnh
Thanh Hoa, Cẩm Thủy là huyện chưa được chú trọng nhiều trong công tác đầu tư phát
triển, vốn huy động cho đầu tư phát triển từ các nguồn đang còn ít, đặc biệt là vốn
ngân sách nhà nước. Trong thời gian qua, đầu tư phát triển trên địa bàn huyện đã đạt
được một số thành tựu quan trọng, tác động tới sự phát triển kinh tế- xã hội trên toàn
huyện. Nhưng bên cạnh đó còn tồn tại rất nhiều yếu kém trong công tác đầu tư phát
triển. Vì vậy để khắc phục những hạn chế đó huyện cần phải quan tâm hơn tới việc
quản lý vốn đầu tư phát triển và công tác đầu tư phát triển, trong đó có đầu tư phát
triển từ ngân sách nhà nước.
Với đề tài: “Tình hình đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa”, đề tài đã tập trung vào đánh giá thực trạng vốn
ĐTPT từ NSNN tại huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2012 – 2014, tìm ra những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế đó. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tăng
cường vốn ĐTPT từ NSNN.
Trên đây chỉ là quan điểm của cá nhân em về vấn đề ĐTPT từ NSNN để phát
triển KT- XH huyện Cẩm Thủy. Do nội dung đề tài chỉ tập trung những vấn đề có tính
chung nhất, chưa thể mang lại cái nhìn chi tiết hơn và do hạn chế về trình độ, thời gian
nên không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong thầy cô và các bạn đóng góp
ý kiến để để tài được hoàn thiện hơn.
2. Kiến nghị
Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong quá trình ĐTPT từ NSNN huyện
Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa và để thực hiện tốt các giải pháp nhằm tăng cường ĐTPT
từ vốn NSNN huyện Cẩm Thủy, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau đây:
SVTH: Phạm Thị Phương 60
Đại học Kin
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cẩm thủy, tỉnh thanh hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích tự nhiên toàn huyện. Trên địa bàn huyện có sông Mã chảy qua, chiều dài đoạn qua
huyện khoảng 40km.
Từ tháng 5 đến tháng 11 chiều rộng lòng sông khoảng 60m, đảm bảo tưới tiêu
cho hàng ngàn ha đất nông nghiêp của huyện. Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau có
chiều rộng lòng sông khoảng 30 - 35m, hạn chế việc cung cấp nước nên một phần diện
tích đất trồng lúa phải chuyển sang trồng một số cây trồng màu khác.
Tuy nhiên, các hồ cạn nước vào mùa khô gây khó khăn cho sản xuất, nhiều diện
tích tại các xã như: Cẩm Liên, Cẩm Quý, .... thường phụ thuộc vào nước mưa.
Nhìn chung, trong những năm qua hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn huyện còn rất
nhiều khó khăn do đặc thù của huyện miền núi nên hàng năm diện tích cây trồng
không có nước vẫn còn vài chục ha, phụ thuộc vào nước mưa tự nhiên, hệ thống kênh
mương bê tông hóa còn ít. Trong tương lai hệ thống thuỷ lợi cần được nâng cấp và cải
tạo nhằm tưới tiêu chủ động kịp thời phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Năng lượng
Hệ thống nguồn và lưới điện được tập trung đầu tư phát triển mạnh. Huyện có
đường dây 500KV, 110 KV và các tuyến hạ thế được đưa vào sử dụng có hiệu quả. Đã
đưa lưới điện Quốc gia về đến các thôn, hoàn thành chương trình điện khí hóa nông
thôn. Đến nay có trên 100% số hộ được dùng điện sinh hoạt.
Bưu chính viễn thông
SVTH: Phạm Thị Phương 38
Đạ
i h
ọc
K
inh
ế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
Thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông, giữ vững thông tin liên lạc,
phát 65 chương trình với 600 tin, bài tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của huyện.
Đầu tư xây dựng trạm truyền thanh phát sóng FM cho 16 xã phục vụ cho nhu cầu
của người dân.
Giáo dục- đào tạo
Ngoài ra cơ sở hạ tầng về y tế, thể dục thể thao, các cơ quan xã cũng luôn được quan
tâm sửa sang để đáp ứng nhu cầu của người dân.
2.1.3. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của huyện
2.1.3.1. Thuận lợi
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được hình thành và phân bố hợp lý, trên
địa bàn huyện có quốc lộ 217 và đường Hồ Chí Minh đi qua, đồng thời hệ thống giao
thông nông thôn được cải thiện, phục vụ tốt nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của
nhân dân.
Địa hình huyện Cẩm Thủy tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, có
vùng thung lũng, vùng đồng bằng thuận lợi cho trồng cây lúa nước; có các dải núi
chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây
ăn quả; có nhiều núi đá vôi, là nguồn nguyên liệu phong phú.
Huyện có suối cá Cẩm Lương và các di tích danh thắng nổi tiếng, đặc biệt là
suối cá Cẩm Lương, mỗi năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khác đến tham quan, là
tiềm năng để phát triển du lịch và dich vụ.
Huyện có tài nguyên đất và tài nguyên khoáng sản phong phú, thuận lợi cho
phát triển Nông- Lâm- Thủy sản, phát triển ngành vật liệu xây dựng và ngành công
nghiệp khai thác.
2.1.3.2. Khó khăn
Kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường nhưng vẫn chậm, kết quả đạt được
chưa tương sứng với tiềm năng.
Nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp, thu chưa đủ chi, phụ thuộc nhiều vào ngân
sách của nhà nước.
SVTH: Phạm Thị Phương 39
Đạ
i h
ọc
Ki
n
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
Cơ cấu kinh tế chưa phát huy, khai thác hết các tiềm năng và lợi thế của
huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm, kinh tế
nông thôn chưa thực sự phát triển. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp chủ yếu trong lĩnh
vực sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác chế biến khoáng sản.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước cao.
Các loại hình dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng - tài chính, bảo hiểm, y
tế...chưa phát triển để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp và không đồng đều giữa các vùng, miền.
Đội ngũ cán bộ cơ sở ở một số nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Thủ tục hành chính còn phiền hà, các chính sách về tài chính, tín dụng, đất đai
chưa đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của doanh nghiệp và nhân dân. Hạ tầng
giao thông còn khó khăn.
SVTH: Phạm Thị Phương 40
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
2.2. Thực trạng đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của huyện
2.2.1. Tình hình thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Bảng 16: Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Cẩm Thủy
giai đoạn 2012- 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
So sánh (%)
2013/2012 2014/2013
Bình
quân
I. Tổng thu ngân sách huyện 384.912 439.374 455.087 14,15 3,58 8,73
1. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 90.128 114.128 120.266 26,62 5,38 15,52
2. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 290.284 319.946 328.701 10,22 2,74 6,41
3. Thu từ ngân sách cấp dưới nộp lên 4.500 5.300 6.120 17,78 15,47 16,62
II. Tổng chi ngân sách 402.960 465.270 502.250 15,46 7,95 11,64
1. Chi đầu tư phát triển 94.820 110.640 123.687 16,68 11,79 14,21
2. Chi thường xuyên 283.380 322.794 341.480 13,91 5,79 9,77
3. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 24.760 31.836 37.084 28,58 16,48 22,38
III. Cân đối thu chi -18.048 -25.896 -47.163 - - -
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Cẩm Thủy)
Thu ngân sách trên địa bàn tăng qua từng năm, bình quân đạt 15,52%/năm. Thu
ngân sách trên địa bàn chiếm tỷ trọng thấp, tổng thu ngân sách huyện chủ yếu dựa vào
ngân sách cấp trên chi bổ sung cho ngân sách địa phương. Thu bổ sung từ ngân sách
cấp trên năm 2014 là 328.701 triệu đồng, tăng 2,74% so với năm 2013 và 12,96% so
với năm 2012. Thu ngân sách từ cấp dưới nộp lên có tăng qua các năm nhưng đang
còn thấp, khoảng 1,17% tới 1,34% tổng thu ngân sách. Cũng trong giai đoạn này, chi
ngân sách tăng liên tục, từ 402.960 triệu đồng năm 2012 lên 502.250 triệu đồng năm
2014. Trong đó, chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển đều tăng và chi thường
xuyên luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi ngân sách, khoảng 69,22%/năm.
Hiện tượng thu không bù đắp được chi ngân sách xảy ra thường xuyên và
khoảng cách chênh lệch thu – chi ngân sách ngày càng dãn rộng ra. Năm 2012, bội chi
ngân sách địa phương là 18.048 triệu đồng ,sang tới năm 2014 bội chi ngân sách là
47.163 triệu đồng.
SVTH: Phạm Thị Phương 41
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
2.2.2. Tình hình ĐTPT từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện
Bảng 17: Tình hình huy động vốn ĐTPT trên địa bàn huyện Cẩm Thủy
giai đoạn 2012- 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số CC (%) Tổng số
CC
(%) Tổng số
CC
(%)
Tổng vốn huy động ĐTPT 197.800 100 235.412 100 274.860 100
1. Từ NSNN 94.820 47,94 110.640 47 123.687 45
2. Vốn Trung ương và Tỉnh ĐT
trực tiếp trên địa bàn 79.240 40,06 84.750 36 96.201 35
3. Vốn DN và ND 23.736 12 40.020 17 54.972 20
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Cẩm Thủy)
Tổng vốn ĐTPT tăng dần qua các năm, năm 2014, tổng vốn ĐTPT huy động
được trên địa bàn là 274.860 triệu đồng, tăng 39.448 triệu đồng so với năm 2013 và
77.060 triệu đồng so với năm 2012. Trong tổng vốn huy động ĐTPT thì vốn từ NSNN
chiếm tỷ lệ lớn nhất, khoảng 46,64%. Vốn huy động ĐTPT từ NSNN năm 2014 là
123.687 triệu đồng, tăng 13.047 triệu đồng so với năm 2013 và 28.867 triệu đồng so
với năm 2012. Vốn Trung ương và Tỉnh đầu tư trực tiếp trên địa bàn huyện năm 2012
là 79.240 triệu đồng, tới 2014 là 96.201 triệu đồng. Năm 2014, vốn doanh nghiệp và
nhân dân là 71.778 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 14.952 triệu đồng, tăng so với
năm 2012 là 31.236 triệu đồng, bình quân tăng 23.094 triệu đồng/năm. Nhìn chung
vốn ĐTPT huy động được trên địa bàn còn thấp, đầu tư dàn trải, đầu tư mới còn ít.
Tình hình ĐTPT từ NSNN
Bảng 18: Đầu tư phát triển từ vốn NSNN trên địa bàn huyện Cẩm Thủy
giai đoạn 2012- 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012
Năm
2013
Năm
2014
So sánh (+/-)
2013/2012 2014/2013
Tổng chi ĐTPT từ NSNN 94.820 110.640 123.687 15.820 13.047
1. Cơ sở hạ tầng 40.565 46.572 48.354 6.007 1.782
2. Chương trình MTQG 10.594 12.358 15.962 1.764 3.604
3.VH- XH- MT 17.491 21.030 31.791 3.539 10.761
4. Khu vực sản xuất 19.700 24.630 27.580 4.930 2.950
5. Chi khác 6.470 6.050 6.520 -420 470
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Cẩm Thủy)
SVTH: Phạm Thị Phương 42
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
Tổng chi ĐTPT từ NSNN vào các lĩnh vực tăng dần qua các năm. Chi ĐTPT từ
NSNN vào năm 2014 là 123.687 triệu đồng, tăng 13.047 triệu so với năm 2013 và
28.867 triệu đồng so với năm 2012. Trong chi ĐTPT từ NSNN thì chi cho cơ sở hạ
tầng chiếm tỷ lệ lớn nhất, bình quân chiếm 41.32%/năm. Tiếp đó là tới cho khu vực
sản xuất, văn hóa- xã hội- môi trường, chương trình mục tiêu quốc gia, cuối cùng là
chi khác.
2.2.3. Tình hình đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước theo lĩnh vực
Bảng 19: Tình hình ĐTPT từ NSNN phân theo lĩnh vực của huyện Cẩm Thủy
giai đoạn 2012- 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
So sánh (+/-)
2013/2012 2014/2013
Tổng vốn ĐTPT từ
NSNN theo lĩnh vực
94.820 110.640 123.687 15.820 13.047
Giao thông 21.716 24.014 28.173 2.298 4.159
Kiến thiết thị chính 18.849 22.558 20.180 3.709 -2.378
CT nông thôn mới 4.215 4.012 5.934 -203 1.922
CT 134, 135 5.034 6.322 7.452 1.288 1.130
CT MTQG khác 1.345 2.024 2.576 679 552
Y tế 4.025 5.718 11.865 1.693 6.147
Giáo dục, đào tạo 5.946 7.226 9.500 1.280 2.274
Văn hóa, thể thao 5.794 6.184 7.832 390 1.648
Bảo vệ môi trường 1.726 1.902 2.594 176 692
Công nghiệp, điện 8.652 7.204 12.450 -1.448 5.246
Nông nghiệp, thủy lợi 4.674 9.486 10.082 4.812 596
Dịch vụ 6.374 7.940 5.048 1.566 -2.892
Chi ĐTPT khác 6.470 6.050 6.520 -420 470
( Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Cẩm Thủy)
SVTH: Phạm Thị Phương 43
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
Vốn ĐTPT từ NSNN phân theo lĩnh vực hầu như tăng dần qua các năm. Trong
tổng vốn ĐTPT từ NSNN thì vốn cho lĩnh vực kiến thiết thì chính, giao thông, công
nghiệp, điện chiếm tỷ lệ nhiều. Năm 2014, ĐTPT từ NSNN cho công trình giao thông
là 28.173 triệu đồng, tăng 4.159 triệu đồng so với năm 2013 và tăng 6.457 triệu đồng
so với năm 2012, vốn công trình giao thông chiếm bình quân 22,45%/năm trong tổng
vốn ĐTPT từ NSNN. Vốn đầu tư vào các công trình kiến thiết thị chính chiếm bình
quân 18,85%/năm trong tổng vốn ĐTPT từ NSNN. Vốn đầu tư cho công nghiệp, điện
là 8,56%/năm, cho giáo dục- đào tạo là 6,82%/năm so với tổng vốn ĐTPT từ NSNN.
Còn lại là đầu tư cho các lĩnh vực khác. Việc đầu tư cho các công trình thuộc chương
trình mục tiêu quốc gia: chương trình 134, chương trình 135, chương trình nông thôn
mới, chương trình MTQG về nước sạch, cũng được cơ quan chính quyền quan tâm.
2.2.4. Tình hình đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước theo địa bàn
Bảng 20: Tình hình ĐTPT từ vốn NSNN phân theo địa bàn xã của huyện Cẩm
Thủy giai đoạn 2012- 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012
Năm
2013
Năm
2014
So sánh (+/-)
2013/2012 2014/2013
Tổng vốn ĐTPT từ
NSNN theo địa bàn 94.820 110.640 123.687 15.820 13.047
1. Thị trấn Cẩm Thủy 15.345 16.091 14.387 746 -1.704
2. Xã Cẩm Sơn 13.496 12.138 12.845 -1.358 707
3. Xã Cẩm Phong 11.924 9.403 10.034 -2.521 631
4. Xã Cẩm Bình 3.687 3.780 2.542 93 -1.238
5. Xã Cẩm Thành 5.200 4.952 3.708 -248 -1.244
6. Xã Cẩm Lương 14.278 14.572 15.132 294 560
7. Xã Cẩm Châu 5.845 6.210 6.937 365 727
8. Xã Phúc Do 5.198 3.189 4.085 -2.009 896
9. Xã Cẩm Tân 5.075 5.986 5.128 911 -858
10. Xã Cẩm Yên 2.016 4.782 3.492 2.766 -1.290
11. Xã Cẩm Ngọc 2.253 3.195 5.109 942 1.914
12. Xã Cẩm Tâm 1.109 4.178 4.526 3.069 348
13. Cẩm Thạch 2.450 5.024 4.482 2.574 -542
14. Cẩm Phú 1.216 5.819 6.073 4.603 254
15. Các xã khác 5.728 11.321 25.207 5.593 13.886
( Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Cẩm Thủy)
SVTH: Phạm Thị Phương 44
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào thị trấn Cẩm Thủy khoảng 14,11%, xã Cẩm
Sơn khoảng 11,86%, xã Cẩm Phong khoảng 9,72%, xã Cẩm Lương khoảng 13,48%.
Vốn đầu tư trên địa bàn huyện có sự phân bố không đồng đều giữa các xã và thị trấn,
vốn đầu tư còn tập trung nhiều vào các xã gần trung tâm thị trấn.
2.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả ĐTPT kinh tế- xã hội huyện
2.2.5.1. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà Nước
Bảng 21: Hiệu quả vốn ĐTPT từ NSNN trên địa bàn huyện Cẩm Thủy
năm 2012- 2014
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Vốn ĐTPT từ NSNN Triệu đồng 94.820 110.640 123.687
2. Giá trị sản xuất Triệu đồng 1.001.240 1.137.750 1.289.940
3. Tăng trưởng kinh tế % 13,1 13,3 13,4
4. Tỉ lệ vốn ĐTPT/GTSX % 9,47 9,72 9,59
5. Mức thay đổi GTSX Triệu đồng 126.380 136.510 152.190
6. ICOR Lần 0,750 0,810 0,812
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của phòng Kế hoạch- Tài chính huyện Cẩm Thủy)
Từ số liệu bảng 21, ta thấy: hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT từ NSNN trong thời
gian qua trên địa bàn huyện Cẩm Thủy ngày càng giảm, vì hệ số ICOR của huyện
ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2012 hệ số ICOR là 0,750 chứng tỏ muốn tăng thêm 1
đồng giá trị sản xuất cần 0,750 đồng vốn. Năm 2013, muốn tăng 1 đồng giá trị sản
xuất cần 0,810 đồng vốn, tới năm 2014 muốn tăng thêm 1 đồng giá trị sản xuất cần
0,812 đồng vốn.
2.2.5.2. Kết quả đạt được và những hạn chế trong ĐTPT từ NSNN ở huyện Cẩm Thủy
Kết quả và thành tựu đạt được
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ huyện, sự chỉ đạo có
trọng tâm, trọng điểm của chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp của MTTQ và
các đoàn thể chính trị, xã hội huyện, sự giúp đỡ của trung ương, của tỉnh và sự đoàn
kết, nhất trí vượt qua khó khăn của nhân dân các dân tộc trong huyện, kinh tế huyện
trong những năm qua tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết
cấu hạ tầng được tăng cường, văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống
SVTH: Phạm Thị Phương 45
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc,
quốc phòng- an ninh được giữ vững, ổn định, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông
được đảm bảo.
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong các năm qua tốc độ tăng
trưởng kinh tế trên địa bàn huyện ngày càng tăng. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh
tế là 13,1% tới năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 13,4%. Năm 2012, thu nhập
bình quân đầu người ở mức 16 triệu đồng/người/năm, tới năm 2013 là 17,6 triệu
đồng/người/năm, sang năm 2014 là 19,5 triệu đồng/người/năm. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tích cực, tỷ trọng CN-TTCN- XDCB và DV- TM tăng, tỷ trọng
Nông- Lâm- Thủy sản giảm. Năm 2012, ngành Nông- Lâm- Thủy sản chiếm tỷ lệ
42,85% tổng giá trị ngành kinh tế, Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp- Xây dựng cơ
bản chiếm 18,07%, Dịch vụ- Thương mại chiếm 39,08%. Tới năm 2014, tỷ lệ 3 ngành
chiếm trong tổng giá trị ngành kinh tế tương ứng là 41,75%, 18,77%, 39,48%.
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế đều tăng. Tổng giá trị sản xuất các
ngành kinh tế năm 2012 là 1.001,24 tỷ đồng đến năm 2014 là 1.289,94 tỷ đồng. Trong
Nông nghiệp, sản xuất trồng trọt đạt kết quả khá toàn diện; diện tích gieo trồng các
loại cây trồng hàng năm đạt trên 18.000 ha, an ninh lương thực của huyện luôn được
đảm bảo, năm 2012 tổng sản lượng lương thực 62 nghìn tấn, đến năm 2014 sản lượng
đạt trên 64 nghìn tấn, năng suất cây trồng được nâng lên rõ rệt, giá cả các sản phẩm
nông nghiệp có xu hướng tăng. Trong những năm qua, lĩnh vực sản xuất Công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề đã có sự chuyển biến tích cực, đến nay trên địa bàn
huyện có 46 doanh nghiệp, 17 HTX hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại, 65 cơ sở phơi sấy, sơ chế hàng nông sản
sau thu hoạch, 24 cơ sở chế biến gỗ, 52 tổ mộc đóng đồ gia dụng và có khoảng hơn
1000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp về sản xuất cơ khí, sữa chữa điện tử, may
mặc, chế biến nông sản thực phẩm. Năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ là 839,12 tỷ đồng. Năm 2014 doanh thu ngành vận tải là 55,79 tỷ đồng, tăng
25,2% so với năm 2012. Tổng doanh thu ngành bưu chính viễn thông là 34,75 tỷ đồng,
tăng 6,6% so với năm 2012.
SVTH: Phạm Thị Phương 46
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
Năm 2014, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện là 120.266 triệu đồng,
đạt 109,1% kế hoạch đặt ra, tuy mức này còn thấp nhưng so với trình độ kinh tế của
huyện thì đó là mức khá tốt.
Trong năm 2014 tiếp tục theo dõi và hoàn thiện các công trình xây dựng còn
dang dở, cụ thể: 9 công trình xây dựng dân dụng; 38 công trình giao thông; 8 công
trình thủy lợi; 2 công trình y tế; 8 công trình trường lớp học; 5 công trình công sở
UBND xã; 5 công trình nhà văn hóa và 1 công trình nước sạch tập trung. Ngoài ra còn
có các công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: 5 công trình xây dựng nông
thôn mới; 39 công trình trong chương trình 135; 3 công trình duy tu, bảo dưỡng 135; 5
công trình phát triển giao thông nông thôn và 24 công trình xây dựng khác nữa. Từ
năm 2012 đến nay đã hoàn thành và nâng cấp, tu sữa trên 51 km đường nhựa; bê tông
hóa 112 km đường liên xã; 135,95 km đường liên thôn; 177,1 km đường ngõ xóm,
96,76 km đường nội đồng; 165 km đường kênh mương nội đồng, xây dựng được 42
Nhà văn hóa thôn, 01 TTVH xã, 04 trụ sở xã, làm mới 02 hồ, 04 bãi, 10 công trình
thủy lợi nhỏ,... huyện quản lý đã đầu tư xây dựng được trên 15 km đường nhựa, 02 nhà
làm việc của UBND huyện, 01 nhà làm việc của Huyện ủy, trên 9 km kè chống sạt lở
bờ sông,...
Về xây dựng nông thôn mới: Năm 2013 toàn huyện đạt được 9/19 tiêu chí/xã,
có 04 xã (Cẩm Vân, Cẩm Tân, Cẩm Ngọc, Cẩm Tú) đạt 15/19 tiêu chí, xã Phúc Do đạt
14/19 tiêu chí, xã Cẩm Bình đạt 11/19 tiêu chí. Đến cuối năm 2014 phấn đấu toàn
huyện đạt 11 tiêu chí/xã; dự kiến đến 2015 toàn huyện đạt bình quân 13 tiêu chí/xã
trong đó có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới được công nhận là Cẩm Tú, Cẩm Vân và
Cẩm Ngọc. Cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh, huyện, trong những năm
qua cùng với sự đóng góp của nhân dân để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình
thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, sinh hoạt của nhân dân như: Nhà văn hóa,
đường làng, ngõ xóm, kênh mương, trạm y tế, trường học...
Về giáo dục- đào tạo: Toàn huyện đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục tiểu học
và xoá mù chữ trong độ tuổi. Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của huyện
đã đồng bộ về chất lượng. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 78,4%. Công tác xây dựng
trường Chuẩn Quốc gia được quan tâm: tính đến cuối năm 2014, huyện Cẩm Thủy có
SVTH: Phạm Thị Phương 47
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
29 trường được công nhận đạt Chuẩn Quốc gia, đạt 46,7%. Tỷ lệ huy động trẻ đối với
nhà trẻ đạt 24,5%, mẫu giáo đạt 96,8%, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Huy động 100%
trẻ trong độ tuổi tiểu học ra lớp, 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào
học lớp 6. Quy mô mạng lưới trường, lớp, chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng
cao. Tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ cho phát triển
sự nghiệp giáo dục, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học
đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, chất
lượng giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Trong những năm qua luôn xếp thứ nhất, nhì
trong 11 huyện miền núi.
Y tế: Ngành y tế đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình mục
tiêu y tế. Công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường được triển khai thực
hiện có hiệu quả, tiêm chủng mở rộng được tiến hành thường xuyên, ngăn ngừa có
hiệu quả một số loại dịch bệnh phát sinh trên địa bàn. 100% các xã trong huyện có
trạm y tế, số giường bệnh/bệnh nhân, số bác sĩ/ vạn dân qua các năm đều tăng lên. Cơ
sở vật chất và chất chất lượng đội ngũ y bác sĩ luôn được quan tâm và nâng cao. Năm
2014, tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi giảm còn 0,02%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
dưới 5 tuổi giảm còn 26%.
Dân số: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012: 18,99%, sang tới năm 2013 giảm còn
17,21% và năm 2014 là 14,1%. 100% số hộ dân được dùng điện và dùng nước hợp
vệ sinh.
Việc làm: Công tác giải quyết việc làm được chú trong và quan tâm. Tỷ lệ thất
nghiệp của lao động trên địa bàn huyện năm 2014 là 19,46% giảm 0,54% so với năm
2012. Số lao động có việc làm mới trong năm của năm 2012 là 4.930 người, của năm
2013 là 255 người, của năm 2014 là 1.170 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo gnheef so
với tổng số lao động vào năm 2014 là 36,2%, tăng 8% so với năm 2012. Công tác xuất
khẩu lao động được quan tâm, số lao động xuất khẩu trung bình hàng năm đạt từ 220 -
240 lao động.
Phúc lợi xã hội được quan tâm và nâng cao nhiều hơn như: Cấp bảo hiểm xã
hội miễn phí cho người thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Có các chương trình tiêm phòng cho trẻ em. Có các chính sách, chương trình hỗ trợ,
SVTH: Phạm Thị Phương 48
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
nâng cao mức sống dân cư như: chương trình 134, 135, làm nhà 167, chương trình
nước sạch,...
Tóm lại: Nhờ đầu tư phát triển, trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện
có bước tăng trưởng khá, thúc đẩy kinh tế- xã hội của huyện phát triển bền vững, ổn
định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ và
giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất
nước. Huy động nguồn lực, lợi thế địa phương để phát triển kinh tế xã hội. Tạo công
ăn việc làm cho người dân, giải quyết phần nào tình trạng thất nghiệp. Chuyển dịch cơ
cấu lao động, giảm dần tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển dịch theo
hướng chuyển dịch của phát triển kinh tế. Nâng cao số lượng lao động có tay nghề,
nâng cao trình độ khoa học, trình độ chuyên môn kỹ thuật trong sản xuất. Cơ sở hạ
tầng được tu sửa, nâng cấp, hoàn thiện, được chú ý đầu tư phát huy tác dụng, phục vụ
tối đa nhu cầu của người dân trên địa bàn, là cơ sở để phát triển kinh tế- xã hội trong
tương lai. Đời sống văn hóa, vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ
nghèo giảm đáng kể, sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo dục ngày một phát triển. Người dân
được chăm sóc sức khoẻ, được chữa bệnh, con em được phổ cập giáo dục đạt 100%,
cuộc sống của nhân dân ngày một nâng cao, phúc lợi xã hội được nâng cao, bộ mặt
nông thôn đang dần đổi mới.
Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại
nhiều mặt hạn chế, yếu kém trong công tác đầu tư phát triển và tình hình phát triển
kinh tế- xã hội của huyện:
Thu ngân sách chưa đủ chi ngân sách, thu ngân sách trên địa bàn còn ít, chủ
yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách địa phương, đời
sống người dân thuộc những vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, bất cập, cần được
các cơ quan chính quyền quan tâm nhiều hơn trong thời gian đến.
Kết cấu hạ tầng nông thôn luôn được tăng cường, làm mới, tu sửa, nâng cấp
nhưng vẫn còn chậm, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng vốn có và khả
năng phát triển của huyện.
SVTH: Phạm Thị Phương 49
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
Cơ cấu kinh tế chưa phát huy, khai thác hết các tiềm năng và thế mạnh của
huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa bền vững. Các loại hình dịch vụ,
đặc biệt là dịch vụ ngân hàng - tài chính, bảo hiểm, y tế...chưa phát triển. Chất lượng
nguồn nhân lực còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo và không
đồng đều giữa các vùng, miền, đồng thời lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp
chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Hạ tầng giao
thông nông thôn còn khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tình hình huy động vốn ĐTPT còn, ít chủ yếu là vốn từ nguồn NSNN và
nguồn vốn tỉnh và trung ương đầu tư trực tiếp trên địa bàn, các nguồn vốn góp từ nhân
dân, vốn của doanh nghiệp còn hạn chế, ngoài ra phân bổ vốn ĐTPT không đồng đều
giữa các ngành, địa bàn, ngành này tập trung đầu tư quá nhiều trong khi ngành khác lại
quá ít, vốn chỉ tập trung nhiều vào thị trấn Cẩm Thủy, các xã xung quanh thị trấn và xã
Cẩm Lương, điều này chưa thể hiện được rõ chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng đồng
bộ, trọng tâm cùng trọng điểm.
Vốn đầu tư ít nhưng đầu tư lại dàn trải diễn ra từ khâu kế hoạch tới khâu bố trí
VĐT gây ra tình trạng lãng phí, thất thoát vốn và tài sản mà kết quả đầu tư lại kém
hiệu quả.
Môi trường nhiều nơi bị ô nhiễm đặc biệt là môi trường nước và không khí.
Công tác xuất khẩu lao động; giải quyết việc làm, đào tạo nghề, giảm nghèo
vẫn còn nhiều khó khăn, chưa vững chắc. Công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất, đời sống còn nhiều hạn chế và chưa mang lại hiệu quả cao.
Tham ô, hối lộ, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan vẫn còn xảy ra nhiều.
- Nguyên nhân
+ Nguyên nhân khách quan:
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước phức tạp, chứa nhiều bất ổn nhất là giá
cả, lạm phát
Thời tiết diễn biến khó lường, mưa bão, lũ lụt, sâu bệnh, dịch bệnh vẫn đang là
nguy cơ thường trực, tác động lớn tới sự phát triển của cả huyện.
Cẩm Thủy là một địa phương có xuất phát điểm kinh tế thấp, tuy trong giai
đoạn 2012-2014 đã có bước phát triển khá nhưng chưa bền vững, nguồn vốn đầu tư
SVTH: Phạm Thị Phương 50
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
còn hạn hẹp; thị trường chưa ổn định; thiên tai, dịch cúm gia cầm, bệnh dịch tai xanh,
lở mồm long móng xảy ra ở một số nơi làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản
xuất, chăn nuôi. Cơ sở hạ tầng còn thấp, trình độ dân trí chưa đồng đều giữa các vùng
miền. Cơ chế chính sách và pháp luật thiếu đồng bộ, dẫn đến những hạn chế trong chỉ
đạo điều hành và quản lý của cấp huyện.
+ Nguyên nhân chủ quan:
Việc cụ thể hoá các Nghị quyết của Đảng và triển khai kế hoạch của cấp trên
chưa được triển khai cụ thể. Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội còn yếu kém.
Các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, chưa thiết thực, thiếu
những giải pháp mang tính đột phá để khai thác các tiềm năng, lợi thế và các nguồn
lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, chưa
đáp ứng được yêu cầu đề ra, thiếu căn cứ khoa học, thiếu chiến lược lâu dài và đôi khi
chưa bắt kịp với xu thế của cả nước nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế huyện. Cải
cách hành chính chưa thông thoáng, chính sách, bộ máy, thủ tục, chất lượng cán bộ
chưa thật sự đáp ứng được nhiệm vụ đổi mới kinh tế, quản lý xã hội.
Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được quan tâm và tăng cường đúng mức, xử
lý các vụ việc trong lĩnh vực đầu tư còn chậm trễ và chưa kiên quyết.
Sự phối hợp giữa các ban ngành địa phương trong việc quản lý đầu tư xây dựng
còn kém, chưa nhất quán và thiếu tính đồng bộ.
SVTH: Phạm Thị Phương 51
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA
3.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Cẩm Thủy đến năm 2020
Trong những năm tới huyện Cẩm Thủy tập trung nâng cao sức cạnh tranh trong
nền kinh tế, phát huy cao nhất lợi thế, tiềm năng của địa phương. Trên cơ sở đó sử
dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại
hóa, phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng nông thôn mới, nâng cao mức sống
dân cư, phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững., thu hẹp khoảng cách với các huyện
khác trong tỉnh. Phát triển kinh tế phải đi đôi với bền vững. Nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế với cơ cấu hợp lý. Chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo, chăm sóc
sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường mối đoàn kết giữa các dân tộc trong
huyện. Phấn đấu tới năm 2020 huyện giảm được tối đa tỷ lệ hộ nghèo, phấn đấu đạt và
vượt các chỉ tiêu đề ra.
Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng tập trung xây dựng cơ sở hạ
tầng hiện đại, đồng bộ, tạo tiền đề vật chất đẩy mạnh KT-XH phát triển nhanh và bền
vững, xây dựng cơ sở hạ tầng mang lại kết quả và hiệu quả cao, phục vụ tối đa nhu cầu
cần thiết của nhân dân;
Tạo các mũi đột phá trong phát triển công nghiệp, dịch vụ. Đẩy mạnh phát triển
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng: Phát triển công nghiệp chế biến nông,
lâm sản gắn với các vùng nguyên liệu; củng cố phát triển công nghiệp nhỏ, tiểu thủ
công nghiệp trong nông nghiệp, phát triển các ngành nghề nhằm giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động nông thôn, thực hiện phân công lao động tại chỗ.
Tăng cường phát triển thương mại - dịch vụ, từng bước phát huy thế mạnh kinh tế du
lịch. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Làm tốt công tác đào tạo nghề, tạo ra các ngành
kinh tế mới để thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn huyện đồng thời tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
SVTH: Phạm Thị Phương 52
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
Giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội. Phát triển kinh tế xã hội bền vững gắn
với trật tự an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh. Đưa huyện Cẩm Thủy ngày
càng phát triển về mọi mặt.
3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Cẩm Thủy tới
năm 2020
3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư và
phong trào xã hội hoá đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với xây
dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hoá - xã hội, thực hiện tốt
các chính sách an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm. Tăng cường công tác
bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát huy tinh thần đại
đoàn kết trong toàn huyện. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, thực hành tiết kiệm,
chống tham nhũng, lãng phí. Đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị
và trật tự an toàn xã hội.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể
Các chỉ tiêu về kinh tế:
- Tăng trưởng giá trị sản xuất phấn đấu đến năm 2020 đạt là: 10,99% trở lên
Trong đó: + Nông lâm thuỷ sản tăng: 3,0 %
+ CN-TTCN- Xây dựng tăng: 14,0 %
+ Dịch vụ tăng: 12,0 %
- Cơ cấu giá trị sản xuất đến năm 2020:
+ Nông, lâm, thuỷ sản: 23,21 %
+ CN-TTCN- Xây dựng: 35,90 %
+ Dịch vụ: 40,89 %
- Tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt từ 60.000 tấn trở lên.
- Giá trị thu nhập/ha canh tác đạt trên 85 triệu đồng/ha/năm
- Chăn nuôi: Phấn đấu đến năm 2020 đàn trâu đạt 18.000 con; đàn bò 3.000
con; đàn lợn 38.000 con; đàn gia cầm 485.000 con.
SVTH: Phạm Thị Phương 53
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
- Trồng rừng mỗi năm đạt 400 ha (trồng mới 200 ha, trồng cải tạo rừng 200 ha);
Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 43,8 %
- Thu ngân sách trên địa bàn bình quân mỗi năm tăng từ 10 – 15% trở lên
- Chi ngân sách huyện phấn đấu mỗi năm tăng từ 10% trở lên.
- GTSX theo giá hiện hành đến năm 2020 đạt 8.496,748 tỷ đồng, trong đó:
+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 1.972,103 tỷ đồng
+ Công nghiệp và xây dựng: 3.050,013 tỷ đồng
+ Dịch vụ: 3.474,632 tỷ đồng
Các chỉ tiêu về văn hóa- xã hội:
Tổng dân số đến 2020: 115.825 người; Tỷ lệ tăng dân sô bình quân hàng năm là 0,5%
- Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đến năm 2020 đạt trên 57,5 %;
- Tỷ lệ hộ nghèo: giảm bình quân từ 2% trở lên;
- Số xã chuẩn về y tế đạt 100%;
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2020 còn 10 %;
- Đến năm 2020: Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 60,61 % trở lên; 60% trường
học có đủ phòng chức năng; 100% số phòng học được kiên cố hóa.
- Hàng năm ra mắt từ 3 - 4 làng và cơ quan văn hoá, 01 xã văn hoá/ năm; Phấn
đấu trên 75% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá. Trên 85 % số thôn không có tội
phạm, 70 % số thôn không có tệ nạn xã hội;
- Xuất khẩu lao động : 280 lao động/năm trở lên.
Xây dựng nông thôn mới
- Chỉ đạo 7 xã hoàn thành nông thôn mới.
3.3. Giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước
trên địa bàn huyện
3.3.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch
Tiếp tục rà soát, điểu chỉnh, bổ sung kịp thời Quy hoạch kinh tế - xã hội của
huyện đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và quy hoạch vùng của tỉnh gắn với
tổ chức, sắp xếp lại dân cư hợp lý, điều chỉnh quy hoạch phát triển cho phù hợp với
điều kiện kinh tế- xã hội, thế mạnh, tiềm năng của huyện.
SVTH: Phạm Thị Phương 54
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
Kịp thời đốc thúc, hướng dẫn và đẩy nhanh hơn nữa tiến độ triển khai lập
QHXD nông thôn mới trên địa bàn và quy hoạch chung đô thị Cẩm Châu, Cẩm Thành;
Quy hoạch các chợ trên địa bàn huyện, quy hoạch khu di tích chùa Rồng, chùa Mòng;
quy hoạch chi tiết các khu dân cư và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác.
Công tác quy hoạch cần phải bám sát và đi trước một bước để định hướng, đảm
bảo tính đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, kết
cấu hạ tầng đô thị, các cơ sở vật chất, các kết cấu hạ tầng phục vụ cho đầu tư phát triển
để tránh trùng lặp, chắp vá, hiệu quả đầu tư thấp, thất thoát, lãng phí, bao gồm: quy
hoạch vùng, quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết,
quy hoạch ngành, quy hoạch các lĩnh vực khác.
Từng bước nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, phải gắn quy hoạch phát
triển với thực tiễn, tiềm năng địa phương, phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay và
trong tương lai của xã hội. Khi đưa ra các thông tin quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết
về sử dung đất, quy hoạch dân cư đô thị và nông thôn, cần phân cấp rõ trách nhiệm
của từng cơ quan đoàn thể, của bộ, ban chức năng, không những cần trách nhiệm mà
còn cần sự tự giác, ý thức thực hiện nghĩa vụ của mình, từ đó tạo ra sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cấp, các ban ngành, giữa chính quyền và địa phương. Đồng thời phải
công khai để trưng cầu ý kiến của người dân, đưa ra được giải pháp tốt nhất, tránh ý
kiến chủ quan, duy ý chí từ các cấp chính quyền. Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện công bố công khai quy hoạch
để các thành phần kinh tế, nhân dân biết, thực hiện theo quy hoạch và giám sát việc
thực hiện quy hoạch được dễ, đạt hiệu quả cao hơn.
3.3.2. Tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển
+ Ngoài vốn từ nguồn ngân sách nhà nước còn tăng cường huy động vốn từ các
nguồn khác như: vốn của doanh nghiệp, vốn đóng góp của dân cư.
Cải cách hành chính tạo môi trường đầu tư tốt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh. Nhanh chóng hoàn thiện kết cấu
hạ tầng kinh tế xã hội của huyện, đẩy mạnh cải cách hành chính trong các lĩnh vực liên
quan đến thuế, phí, đất đai, đầu tư xây dựng, thủ tục hành chính tạo ra môi trường đầu
tư hấp dẫn thu hút sự đầu tư từ các thành phần kinh tế dân cư, doanh nghiệp và các
thành phần kinh tế khác.
SVTH: Phạm Thị Phương 55
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn, để
đưa vào sử dụng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện từ đó có thể tăng
thu ngân sách trên địa bàn, nâng cao đời sống dân cư, cuộc sống người dân dư giả hơn
thì sẽ có tiền đầu tư. Thực hiện tốt công tác GPMB xây dựng các công trình, dự án
giúp đẩy nhanh vệc thi công dự án, đưa vào sử dụng, tạo kết quả kinh tế- xã hội.
Động viên, khuyến khích, huy động sự đóng góp của cộng đồng dân cư và các
tổ chức kinh tế- xã hội khác cả về vốn và lao động tự nguyện. Tạo ra ý thức, tinh thần
trách nhiệm, tự giác, bảo ban nhau trong khi thực hiện công việc để đạt được kết quả
tốt nhất.
Mở rộng việc huy động vốn đồng thời tạo ra công ăn việc làm tại chỗ cho người
dân theo hình thức: thầu khoán, công nhật, thuê, hợp đồng lao động, vừa huy động
được nguồn lực tại chỗ, vừa tạo ra hiệu quả công việc tốt hơn.
+ Tăng cường vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và sử dụng vốn có
hiệu quả hơn cần: phân cấp các nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư cho hợp lý. Vốn
ngân sách do trung ương và tỉnh đầu tư trực tiếp để xây dựng các công trình trên địa
bàn thì thường đầu tư vào các tuyến đường trọng yếu của Tỉnh, Trung ương hay các
địa phương có vị trí chiến lược quốc phòng, an ninh hoặc là một công trình trọng yếu,
có ảnh hưởng tới sự phát triển của các vùng khác, các công trình mang ý nghĩa quốc
gia. Còn ngân sách địa phương cần tập trung cho các hệ thống, công trình đầu mối của
địa phương và hỗ trợ nhiều hơn cho quy hoạch, mở rộng, nâng cấp bảo dưỡng mạng
lưới giao thông nông thôn, xã, phường, trường học, y tế, kiến thiết thị chính, chợ, trung
tâm huyện và xã,..
Để tăng thu ngân sách:
- Nhà nước cần có các chính sách phát triển phù hợp để có thể phát triển kinh tế
hơn nữa, tạo điều kện để tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần làm cho
đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước được nhiều hơn.
- Chống thất thu thuế và phí, nuôi dưỡng nguồn thu và tạo nguồn thu ngân sách
nhà nước mới trên địa bàn, khai thác triệt để các nguồn thu để tăng nhanh nguồn thu
ngân sách.
SVTH: Phạm Thị Phương 56
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
- Tiếp tục tạo thêm nguồn vốn từ quỹ đất để bổ sung thêm vào nguồn vốn ngân
sách, tiếp tục thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào
xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, cụm (điểm) công nghiệp.... Sử dụng quỹ
đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển công nghiệp. Rà soát thu
hồi các khu đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích.
3.3.3. Chính sách của địa phương để phát triển kinh tế- xã hộị hợp lý là đòn
bẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội tốt hơn, là cơ sở để tăng thu ngân sách
địa phương
Chính sách kinh tế- xã hội do địa phương soạn thảo ra và thực hiện là một phần
định hướng phát triển kinh tế- xã hội, chính sách đó có thể mang lại nhiều chuyển biến
tích cực nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả xấu không thể lường
trước được, vì vậy khi đưa ra chính sách địa phương cần dự báo những kết quả có thể
xảy ra để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.
Khi đưa ra một chính sách cần gắn với tiềm năng phát triển, hiện trạng kinh tế-
xã hội trên địa bàn, để khi đưa chính sách vào cuộc sống thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn, ít
gây mất công bằng trong cộng đồng dân cư. Nếu chính quyền địa phương hiểu rõ về
tình hình phát triển trên địa bàn hơn thì sẽ đưa ra được các chính sách tốt hơn.
Khi địa phương đưa ra chính sách kinh tế- xã hội không những phải tác động
tích cực đến mọi người dân mà còn phải có tầm nhìn xa trông rộng trong tương lai,
phải xem chính sách đó có ảnh hưởng lâu dài gì tới xã hội.
Khi chính quyền địa phương đưa ra một chính sách mới cần đưa ra bàn bạc, thông
qua ý kiến của nhiều người, nhiều cơ quan, không nên bảo thủ, chủ quan duy ý chí.
Khi đưa ra chính sách cần căn cứ vào cơ sở khoa học, văn bản hợp lý, đưa ra
chính sách cần có cơ sở đi vào thực tế cuộc sống, tránh có những bất cập, tránh đưa ra
các chính sách làm cho người dân không tuân theo.
Chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương có vai trò hết sức quan
trọng, cơ sở nền móng giúp kinh tế- xã hội thay đổi theo đúng hướng mà đảng và nhà
nước đã đặt ra. Từ đó thúc đẩy các ngành kinh tế và các vấn đề văn hóa- xã hội phát
triển theo chiều hướng tích cực, là cơ sở để tăng thu ngân sách địa phương, tạo ra
nhiều nguồn thu mới vào ngân sách, giúp tăng cường vốn đầu tư phát triển từ ngân
sách nhà nước đầu tư vào địa bàn huyện.
SVTH: Phạm Thị Phương 57
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
3.3.4. Nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng của các công trình đầu tư phát triển
Tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn, các Ban quản lý đẩy nhanh tiến độ thi công
các công trình đã được khởi công trở về trước còn dở dang. Đồng thời khẩn trương
tích cực hoàn chỉnh hồ sơ dự án thẩm định phê duyệt hồ sơ các công trình đã đăng ký
kế hoạch và thông báo danh mục đầu tư.
Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư đối với các dự án thuộc chương trình
mục tiêu quốc gia, các dự án đã được phê duyệt danh mục đầu tư, UBND các xã, thị
trấn được phân cấp quản lý dự án đầu tư, các Ban quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ dự án đầu
tư trình cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt.
Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ giúp tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút
các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào đầu tư trên địa bàn huyện. Tổ chức tuyên truyền vận
động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của nhà nước về công tác giải
phóng mặt bằng các công trình, dự án được đầu tư.
Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tiếp tục tranh thủ sự quan
tâm hỗ trợ của trung ương, tỉnh và tăng thu ngân sách địa phương để có vốn đầu tư
thanh toán các công trình đã hoàn thành còn thiếu vốn và đầu tư xây dựng các công
trình khởi công mới.
Tập trung chỉ đạo xây dựng nguồn thu ngân sách huyện, xã như: thu từ quỹ đất
công và đất công ích; thực hiện nhanh công tác GPMB các dự án đấu giá quyền sử
dụng đất để tổ chức đấu giá ở các xã, thị trấn đã có kế hoạch được UBND tỉnh phê
duyệt. Tuyên truyền vận động toàn dân thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng các công
trình phúc lợi công cộng thực hiện xây dựng nông thôn mới; đồng thời công khai huy
động và quản lý tốt nguồn vốn đóng góp của nhân dân.
Công tác giải ngân phải bảo đảm theo khối lượng hoàn thành của công trình,
không được để tồn đọng vốn, giảm hiệu quả đồng vốn đầu tư.
Tăng cường hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ. Tập huấn, đào tạo nâng cao
năng lực cho các tổ chức, cá nhân tham gia trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Rà soát các quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng, vận
dụng phù hợp với thực tế của huyện theo hướng phân cấp mạnh và gắn trách nhiệm
hơn cho cấp xã ,thị trấn.
SVTH: Phạm Thị Phương 58
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư; giám sát cộng đồng; thanh
tra, kiểm tra tiến độ và chất lượng công trình; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
quy định trong quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản.
Nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư của các xã, thị trấn.
Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào công tác quản lý, khai
thác, nhằm sử dụng tốt các công trình đầu tư phát triển. Đồng thời kiểm tra, giám sát,
quản lý và xử lý các hành vi vi phạm công trình.
Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và người dân địa phương để mang lại
hiệu quả sử dụng lớn nhất.
3.3.5. Sử dụng vốn ĐTPT có hiệu quả hơn, tránh thất thoát, lãng phí vốn.
Không nên đầu tư dàn trải, tràn lan, cần tập trung đầu tư vào những công trình,
dự án trọng điểm, có tầm quan trọng nhất trên địa bàn huyện, từ đó có thể tránh tình
trạng lãng phí, thất thoát trong quá trình phân bổ và thực hiện vốn đầu tư phát triển từ
vốn ngân sách nhà nước và từ các nguồn khác.
Các cơ quan chính quyền cần phải nghiêm túc, thành thực trong việc thực hiện
đưa các luật, quy định của nhà nước về đầu tư xây dựng như luật ngân sách nhà nước,
luật xây dựng,
Phải có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, giữa các cấp chính quyền và
địa phương để phòng ngừa tình trạng tham ô, hối lộ, thất thoát, lãng phí vốn. Đề cao
tính trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức trong thực hiện
đầu tư, xây dựng, trong việc đứng trước pháp luật.
Công khai, minh bạch, dân chủ, đóng góp ý kiến, tôn trọng nhau trong thực
hiện các công việc, tất cả các thông tin có lien quan tới dự án như: vốn, thời gian, quy
trình thực hiện, .
SVTH: Phạm Thị Phương 59
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế quan trọng, quyết định đến sự phát
triển KT-XH của một quốc gia cũng như mỗi địa phương. Đây chính là yếu tố cốt lõi
giúp tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh cơ cấu kinh tế đúng hướng, đồng thời đây chính
là yếu tố để phát triển kinh tế đi đôi với bền vững. Là một huyện miền núi phía tây tỉnh
Thanh Hoa, Cẩm Thủy là huyện chưa được chú trọng nhiều trong công tác đầu tư phát
triển, vốn huy động cho đầu tư phát triển từ các nguồn đang còn ít, đặc biệt là vốn
ngân sách nhà nước. Trong thời gian qua, đầu tư phát triển trên địa bàn huyện đã đạt
được một số thành tựu quan trọng, tác động tới sự phát triển kinh tế- xã hội trên toàn
huyện. Nhưng bên cạnh đó còn tồn tại rất nhiều yếu kém trong công tác đầu tư phát
triển. Vì vậy để khắc phục những hạn chế đó huyện cần phải quan tâm hơn tới việc
quản lý vốn đầu tư phát triển và công tác đầu tư phát triển, trong đó có đầu tư phát
triển từ ngân sách nhà nước.
Với đề tài: “Tình hình đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa”, đề tài đã tập trung vào đánh giá thực trạng vốn
ĐTPT từ NSNN tại huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2012 – 2014, tìm ra những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế đó. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tăng
cường vốn ĐTPT từ NSNN.
Trên đây chỉ là quan điểm của cá nhân em về vấn đề ĐTPT từ NSNN để phát
triển KT- XH huyện Cẩm Thủy. Do nội dung đề tài chỉ tập trung những vấn đề có tính
chung nhất, chưa thể mang lại cái nhìn chi tiết hơn và do hạn chế về trình độ, thời gian
nên không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong thầy cô và các bạn đóng góp
ý kiến để để tài được hoàn thiện hơn.
2. Kiến nghị
Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong quá trình ĐTPT từ NSNN huyện
Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa và để thực hiện tốt các giải pháp nhằm tăng cường ĐTPT
từ vốn NSNN huyện Cẩm Thủy, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau đây:
SVTH: Phạm Thị Phương 60
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
2.1. Kiến nghị đối với nhà nước
Ổn định cơ chế chính sách về quản lý đầu tư xây dựng để hạn chế các bất cập
xảy ra trong quá trình đầu tư nói chung và đầu tư phát triển nói riêng.
Tăng cường vốn ngân sách nhà nước để đầu tư các công trình trọng điểm vì
mục tiêu quan trọng của quốc gia và địa phương. Có chính sách đầu tư trọng điểm,
không nên đầu tư dàn trải.
Tạo cơ chế thông thoáng, tạo môi trường đầu tư tốt hơn, giúp cho cả nhà đầu tư
và cho cả địa phương đều thực hiện được mục đích của mình.
Giúp đỡ, định hướng phát triển cho các địa phương. Ban hành các chính sách,
kế hoạch, quy hoạch phát triển một cách kịp thời và có báo trước.
2.2. Kiến nghị đối với UBND huyện Cẩm Thủy
Đa dạng hoá các hình thức huy động và tạo vốn trong huyện
Khai thác nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ưu đãi của tỉnh, tăng cường nguồn
thu từ kinh tế địa phương; Đầu tư tập trung, đúng mục đích, không dàn trải, tránh lãng
phí, thất thoát.
Xây dựng danh mục các dự án cụ thể kiến nghị với tỉnh đầu tư vào các công
trình kết cấu hạ tầng lớn (giao thông, cung cấp điện, thuỷ lợi),
Tăng cường công tác quản lý đất đai theo đúng quy hoạch, chấm dứt tình
trạng sử dụng đất đai không đúng quy hoạch và không đúng mục đích sử dụng.
Đẩy mạnh cải hành chính toàn diện
Tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ cấp xã và thấp
hơn cấp xã.
Công khai quy hoạch phát triển, kế hoạch đầu tư và tình hình sử dụng vốn đầu
tư như thế nào trên các phương tiện thông tin đại chúng.
SVTH: Phạm Thị Phương 61
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thủ tướng chính phủ (2002), Luật NSNN, số 01/2002/QH
2. Hồ Tú Linh (2012), Giáo trình kinh tế đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Huế
3. Hồ Trọng Phúc (2010), Bài giảng Quy hoạch phát triển, Trường Đại học kinh tế Huế
4. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 về
quản lý chất lượng công trình.
5. Chính phủ (2011), Chỉ thị số 1792/CT-TTg về tăng cường quản lý đầu tư
từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ
6. Tạp chí tài chính số 8- 2013,
doi/trao-doi---binh-luan/tang-truong-kinh-te-va-lam-phat-o-viet-nam-30018.html
7. Theo Minh Nhung (2014), baodautu.vn,
tu/canh-bao-som-thieu-von-dau-tu-de-dam-bao-tang-truong-gdp-96705.html
8. Thanh hóa (2013), Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) và Nghị quyết số 09-
NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh
Hóa đến năm 2020
9. Báo cáo UBND huyện Cẩm Thủy về kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020
10. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2020
11. Kế hoạch đầu tư công hạn 5 năm 2016- 2020 của huyện Cẩm Thủy
12. Chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội huyện Cẩm Thủy các năm 2011, 2012, 2013, 2014
13. Tổng cục thống kê:
14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
15. Báo Thanh Hóa:
16. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, huyện Cẩm Thủy,
17. Cục thống kê Thanh Hóa,
SVTH: Phạm Thị Phương 62
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pham_thi_phuong_2413.pdf