Phát huy vai trò quyền làm chủ của các hộ bằng cách phát huy những năng lực nội sinh của hộ (đất đai, vốn, lao động ) nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển của các nhóm hộ, hộ khá ngày càng khá hơn, hộ nghèo thì vượt qua ngưỡng nghèo và phát triển kinh tế, cụ thể: xác định quan hệ cân đối giữa các nguồn lực với quy mô sản xuất của hộ, mở rộng quy mô canh tác, nâng cao trình độ thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, các hộ phát huy tính cộng đồng làng, xã cùng tạo điều kiện giúp đỡ nhau thông qua các hoạt động hội, nhóm nhằm trao đổi kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật, đồng thời đầu tư phát triển cho giáo dục trong điều kiện hiện nay
74 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hợp từ phiếu điều tra
Từ bảng 4.5 ta thấy:
Diện tích trồng lúa giảm dần từ hộ đến hộ nghèo, trồng lúa nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân trong vùng. Năng suất lúa ở đây không cao do các hộ nghèo thì không đủ điều kiện để chăm sóc còn nhóm hộ trung bình và hộ khá thì chỉ trồng để cung cấp đủ lương thực cho gia đình, họ đầu tư thời gian và vốn cho cây công nghiệp dài ngày để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.
Năng suất cà phê của nhóm hộ khá cao hơn nhóm hộ trung bình 22,2% và hơn nhóm hộ nghèo 26%, năng suất điều của nhóm hộ khá cao hơn nhóm hộ trung bình 8,2% và hơn nhóm hộ nghèo 1,2%, năng suất tiêu của nhóm hộ khá hơn nhóm hộ trung bình 28,1%, năng suất lúa của nhóm hộ khá cao hơn nhóm hộ trung bình 0,1% và cao hơn nhóm hộ nghèo 11,6%. Tóm lại, năng suất các loại cây trồng của nhơm hộ khá đều lớn hơn nhơm hộ trung bình và hộ nghèo, sự chênh lệch này do nhóm hộ khá có điều kiện đầu tư về vốn và chăm sóc tốt hơn
-Tình hình chăn nuôi
Chăn nuôi ở xã Đăk Sôr vẫn còn trong tình trạng kém phát triển. Hiện nay chăn nuôi của hộ gia đình vẫn ở quy mô vừa và nhỏ, mang tính tự cung tự cấp
Bảng 4.6: Tình hình một số vật nuôi chính của các nông hộ năm 2014
Đơn vị tính: Con
Vật nuôi
Nhóm hộ
Khá
Trung bình
Nghèo
Trâu
26
35
0
Bò
25
13
8
Heo
60
25
8
Gia cầm
988
769
210
Tổng
1099
842
226
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Từ bảng 4.6 cho thấy:
Chăn nuôi chủ yếu của nông hộ gồm trâu, bò, heo, gia cầm, số lượng vật nuôi của nhóm hộ khá vượt trội hơn hẳn nhóm hộ trung bình và nghèo
Nhóm hộ nghèo không đủ điều kiện để mua trâu mà chỉ có bò, bình quân mỗi hộ được nhà nước cấp một con bò mẹ nhằm tạo điều kiện cho nhóm hộ này tăng thêm thu nhập và có phân chuồng để chăm bón cho cây trồng.
Chăn nuôi heo đang phát triển vì những năm gần đây heo bán được giá mang lại thu nhập cao cho nông hộ, phân heo được tận dụng để phục vụ lại cho trồng trọt
Tại địa bàn xã có nhiều đồi núi thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu, bò nhưng số lượng có ít không đủ điều kiện để đi lên sản xuất hàng hóa
Nhìn chung, chăn nuôi của các nhóm hộ chỉ là tự phát, rời rạc vì vậy khó ứng dụng các khoa học công nghệ. Cần có định hướng phát triển hài hòa để chăn nuôi và trồng trọt trở thành hai mũi nhọn của phát triển kinh tế.
4.1.5. Tổng thu của các nông hộ
- Thu từ trồng trọt
Trồng trọt là ngành sản xuất chính của nông hộ tại xã Đăk Sôr. Cơ cấu nguồn thu là từ trồng trọt, chăn nuôi và từ các nguồn khác (chủ yếu từ làm thuê)
Bảng 4.7: Tình hình thu nhập từ trồng trọt năm 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Loại cây trồng
Nhóm hộ
Khá
Trung bình
Nghèo
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Cà phê
79,2
61,8
17,3
56,0
12,0
71,3
Điều
14,3
11,2
3,5
11,3
3,1
18,3
Tiêu
29,6
23,1
6,7
21,7
0,0
0,0
Lúa
5,0
3,9
3,4
11,0
1,7
10,4
Tổng thu BQ
128,1
100
30,9
100
16,8
100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Từ bảng 4.7 có thể nhận xét:
Chênh lệch thu nhập từ trồng trọt giữa các nhóm hộ rất cao, giữa nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình là 4,1 lần, nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo là 7,6 lần, nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo là 1,8 lần
Về cơ cấu thu nhập: Nguồn thu của nhóm hộ khá chủ yếu từ sản xuất cây công nghiệp lâu năm là cà phê (61,8%), điều (11,2%) và tiêu (23,1%), thu từ cây ngắn ngày là lúa chiếm tỷ lệ thấp (3,9%), lúa chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu lương thực thực phẩm của gia đình và phục vụ chăn nuôi heo, gia cầm.
Hộ trung bình có nguồn thu từ cây cà phê cao nhất (56%), thu từ cây tiêu 21,7%, thu từ điều 11,3% và thu từ lúa 11%
Nhóm hộ nghèo có nguồn thu nhập chủ yếu từ cây cà phê (71,3%), thu từ cây điều chiếm 18,3% và thu từ cây lúa chiếm 10,4%, nhóm hộ này không đủ điều kiện để trồng tiêu vì cây tiêu đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao và phải có đất phù hợp.
Qua bảng số liệu cũng nói lên rằng xã có điều kiện thời tiết thổ nhưỡng phù hợp với cây công nghiệp dài ngày, đối với nhóm hộ khá và trung bình thì họ có điều kiện chăm sóc cây cà phê nên năng suất cao hơn nhóm hộ nghèo, thu nhập từ loại cây này cao, đối với cây tiêu thì hai nhóm hộ này cũng mới trồng vài năm gần đây nên thu nhập chưa cao do sản lượng còn thấp. Nhóm hộ nghèo không đủ khả năng về vốn nên năng suất cây cà phê thấp dẫn đến thu nhập thấp.
Như vậy, nông dân ở đây có nguồn thu chủ yếu từ cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây cà phê, tiêu và điều. Trong khi đó hộ nghèo có ít khả năng đầu tư nênsản phẩm mang lại thu nhập thấp, họ chưa phát huy được lợi thế so sánh về điều kiện thổ nhưỡng do qui mô đất đai thấp, ít vốn và kinh nghiệm sản xuất còn hạn chế.
Cây công nghiệp dài ngày mang lại giá trị cao cho nông hộ, hộ khá thu 123,1 triệu đồng/ năm chiếm tỷ lệ là 96,1% tổng thu từ trồng trọt, hộ trung bình thu 27,5 triệu đồng/ năm chiếm 88,9% tổng thu từ trồng trọt, nhóm hộ nghèo thu 15,1 triệu từ cây công nghiệp dài ngày.
Cần tăng năng suất của các loại cây này để tăng thu nhập cho nông dân và góp phần làm cho nền kinh tế của xã phát triển mạnh.
- Thu từ chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong hai ngành mũi nhọn trong nông nghiệp. Cân đối tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt là nhân tố quyết định đến sự chuyển dịch trong nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH của đất nước.
Bảng 4.8: Tình hình thu nhập từ chăn nuôi
Đơn vị tính: Triệu đồng
Vật nuôi
Nhóm hộ
Khá
Trung bình
Nghèo
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Trâu
6,63
64,71
0,54
8,03
0,00
0,00
Bò
3,15
30,70
4,71
70,57
0,67
100,00
Heo
0,47
4,59
1,43
21,40
0,00
0,00
Gia cầm
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
Tổng thu BQ
10,25
100
6,67
100
0,67
100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Từ bảng 4.8 ta có thể nhận xét:
Nhóm hộ nghèo chỉ nuôi bò không nuôi thêm con gì khác, các hộ nghèo ở đây được nhà nước hỗ trợ mỗi hộ một con bò để làm giống, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập
Nhóm hộ trung bình chăn nuôi đa dạng hơn bao gồm trâu chiếm tỷ lệ 8,03%, bò chiếm tỷ lệ cao nhất 70,57%, heo chiếm 21,4% nhưng nuôi rất ít, chủ yếu là nuôi để thịt chứ không mang tính hàng hóa
Nhóm hộ khá chăn nuôi trâu chiếm tỷ lệ cao nhất (64,71%), bò chiếm tỷ lệ 30,7% , heo chiếm tỷ lệ 4,59% trong tổng thu từ chăn nuôi. Nhóm hộ này nuôi trâu, bò nhiều vì nó mang lại thu nhập khá cao. Chăn nuôi trâu, bò đòi hỏi phải tốn nhiều chi phí về giống, điều kiện chuồng trại và công chăm sóc nhưng lại không hao tốn nhiều về chi phí thức ăn, thuốc thú y
Không có thu từ gia cầm vì ở đây người dân nuôi gà vịt để phục vụ nhu cầu ăn uống cho gia đình, không mang tính chất hàng hóa
Vậy, đối với các hộ được phỏng vấn, chăn nuôi chỉ mang tính nhỏ lẻ tự cung tự cấp, phục vụ cho nhu cầu gia đình nhiều hơn là dùng để bán, do đó chính quyền địa phương cần phân tích, tính toán và đưa ra cơ cấu hợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm đảm bảo thường xuyên và lâu dài.
4.1.6. Cơ cấu thu của các nông hộ điều tra
Bảng 4.9: Cơ cấu thu nhập của hộ năm 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn thu
Nhóm hộ
So sánh
Khá
Trung bình
Nghèo
Khá/ TB
Khá/ Nghèo
TB/ Nghèo
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
3,0
5,3
1,7
Thu từ trồng trọt
148,10
93,23
41,90
79,79
26,84
89,44
Thu từ chăn nuôi
10,25
6,45
6,68
12,72
0,67
2,23
Thu từ nguồn khác
0,50
0,31
3,93
7,48
2,50
8,33
Tổng thu BQ
158,85
100
52,51
100
30,01
100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua bảng 4.9 ta thấy:
Nguồn thu của các nông hộ gồm ba phần là thu từ hoạt động sản xuất trồng trọt, hoạt động chăn nuôi và thu từ nguồn khác (làm thuê). Tất cả các nhóm hộ có nguồn thu chủ yếu từ trồng trọt, nhóm hộ khá thu từ trồng trọt chiếm tỷ lệ 93,23%, nhóm hộ trung bình chiếm 79,79% trong tổng thu nhập của hộ, nhóm hộ nghèo thu từ trồng trọt chiếm 89,44%.
Thu nhập của hộ chỉ chú trọng vào trồng trọt một số ít loại cây thì khi có rủi ro về điều kiện tự nhiên (như trời mưa vào đúng thời kì hoa cà phê nở sẽ làm cho năng suất cà phê sụt giảm) hoặc là rủi ro về giá cả (như năm 1995 giá cà phê chỉ có 5.000đ/kg nhân) thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình thu nhập của hộ, mức tích lũy cho sản xuất. Các hộ nghèo dễ lâm vào tình trạng thiếu vốn sản xuất và sinh hoạt trầm trọng.
Các nhóm hộ có tỷ trọng thu từ nguồn khác cũng khá cao tỷ trọng này lại tăng dần từ hộ nghèo lên tới hộ khá. Theo thực tế phỏng vấn thì các hộ nghèo và trung bình chủ yếu thu từ đi làm thuê
Tổng thu nhập của hộ khá cao gấp 3 lần hộ trung bình và 5,4 lần nghèo, hộ trung bình cao gấp 1,7 lần hộ nghèo.
Tóm lại, tỷ trọng thu từ chăn nuôi có thể nói là gần như không đáng kể trong tổng thu của nông hộ. Vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt một cách hài hòa, hợp lý là vô cùng cần thiết trong điều kiện hiện nay.
4.1.7. Chi phí sản xuất nông nghiệp của các nông hộ điều tra
Xác định được chi phí sản xuất sẽ giúp cho chủ hộ có những tính toán nhằm điều chỉnh hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực của nông hộ, qua đó tìm ra phương án giảm được các chi phí không cần thiết để đạt được lợi nhuận cao nhất
- Chi phí sản xuất ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt là ngành mang lại thu nhập chủ yếu vì thế chi phí cho trồng trọt là tương đối nhiều. Chi phí đó bao gồm: chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động và chi phí khác (xăng, dầu, thuê máy đánh đất làm ruộng).
Bảng 4.10: Chi phí sản xuất ngành trồng trọt
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chi
Nhóm hộ
Khá
Trung bình
Nghèo
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
1. Cây ngắn ngày
2,46
100,00
1,99
100,00
0,73
100,00
Giống
0,80
32,52
0,64
32,16
0,25
34,25
Phân bón
0,54
21,95
0,48
24,12
0,15
20,55
TBVTV
0,39
15,85
0,34
17,09
0,14
19,18
Công lao động
0,50
20,33
0,36
18,09
0,10
13,70
Khác
0,23
935
0,17
8,54
0,09
12,33
2. Cây dài ngày
84,91
100,00
22,48
100,00
15,47
100,00
Giống
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
Phân bón
50,09
70,77
10,00
44,49
7,95
51,39
TBVTV
6,70
7,89
4,32
19,21
1,93
12,48
Công lao động
15,06
17,73
6,00
26,69
4,40
28,44
Khác
3,06
3,60
2,16
9,61
1,19
7,69
Tổng chi BQ
77,37
100,00
24,47
100,00
16,20
100,00
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua bảng 4.10 cho thấy:
Tổng chi phí bình quân hộ khá là 77,37 triệu đồng/năm trong đó chi phân bón cho cây dài ngày là 50,09 triệu đồng chiếm 70,77%, đối với cây ngắn ngày chi nhiều cho mua giống (32.52 %).
Nhóm hộ trung bình chi phân bón cho cây dài ngày là 10 triệu đồng chiếm 44,49% tổng chi phí cây dài ngày. Chi mua giống lúa 0.64 triệu đồng chiếm 32,16% trong tổng chi phí cây ngắn ngày.
Nhóm hộ nghèo chi phân bón 7,95 triệu đồng chiếm 51,39% cho cây dài ngày và chi 0,25 triệu đồng để mua giống lúa.
Các nhóm hộ ở đây đều chú trọng đầu tư cho cây công nghiệp dài ngày, tuy nhiên tùy khả năng của mỗi hộ sẽ có mức đầu tư khác của của các nhóm hộ. Nhóm hộ khá đầu tư cho ngành sản xuất trồng trọt gấp 3,2 lần hộ trung bình và gấp 4,8 lần hộ nghèo, chứng tỏ họ đã chú trọng đến đầu tư thâm canh cây trồng.
Phần lớn các hộ đều đầu tư nhiều cho vật tư, đối với hộ trung bình và hộ khá đầu tư cho phân bón, thuốc BVTV và bỏ nhiều công chăm sóc cho vườn cây. Nhóm hộ nghèo có ít đất, ít vốn và cũng không bỏ nhiều công chăm sóc vườn cây.
Phần chi khác (xăng, dầu, thuê máy đánh đất làm ruộng) đối với các nhóm hộ chiếm tỷ trọng nhỏ, ở đâynằm trong lưu vực sông Sêrêpôk phục vụ nguồn tưới tưới cho người dân. Hộ khá chủ yếu là thuê lao động ngoài, các tư liệu sản xuất khác thì hộ đã tự trang bị nên không tốn tiền thuê máy móc, còn đối với hộ nghèo họ có nguồn lao động dồi dào nhưng lại thiếu máy móc nên họ phải thuê các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Tóm lại, hộ khá và trung bình có khả năng đầu tư lớn cho cây công nghiệp dài ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn nhóm hộ nghèo thiếu vốn đầu tư nên năng suất thấp hơn nhóm hộ khá và trung bình.
-Khấu hao tài sản cố định
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và cũng không thể thiếu các phương tiện máy móc phục vụ sản xuất, qua quá trình hoạt động thì các loại máy móc sẽ bị hao mòn, hư hỏng, giá trị của các vườn cây sẽ giảm dần theo thời gian vì vậy cần phải tính khấu hao cho các tài sản cố định này để tính vào chi phí sản xuất của nông hộ.
Tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định
=
Nguyên giá của tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao
Để xác định được thời gian trích khấu hao của tài sản cố định ta phải dựa vào bảng Khung thời gian khấu haotài sản cố định trong phu lục của thông tư số 45/2013/TT-BTC
● Tính khấu hao máy móc
Bảng 4.11: Tình hình trang bị phương tiện sản xuất của hộ gia đình
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nhóm hộ
Giá trị máy móc
Khấu hao/ năm
Khá
27,76
2,776
Trung bình
12,46
1,246
Nghèo
8,43
0,843
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Từ bảng 4.11, ta có được giá trị bình quân của các phương tiện máy móc của từng nhóm hộ, từ đây ta tính khấu hao cho từng nhóm hộ theo công thức ở trên.
Chọn thời gian trích khấu hao của máy móc là 10 năm (phù hợp với Khung thời gian khấu hao tài sản cố định trong phụ lục của thông tư số 45/2013/TT-BTC là từ 6 – 40 năm)
Khấu hao hàng năm của nhóm hộ khá =27.7610= 2.776 (triệu đồng)
Khấu hao hàng năm của nhóm hộ trung bình =12.4610= 1.246 (triệu đồng)
Khấu hao hàng năm của nhóm hộ nghèo =8.4310= 0.843 (triệu đồng)
● Tính khấu hao vườn cây lâu năm
Tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng
Công thức tính:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định
=
Nguyên giá của tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao
Chọn thời gian trích khấu hao như sau:
Vườn cây cà phê: 30 năm (phù hợp với Khung thời gian khấu hao tài sản cố định trong phụ lục của thông tư số 45/2013/TT-BTC là từ 6 – 40 năm)
Vườn điều: 20 năm (phù hợp với Khung thời gian khấu hao tài sản cố định trong phụ lục của thông tư số 45/2013/TT-BTC là từ 6 – 40 năm)
Vườn tiêu: 15 năm (phù hợp với Khung thời gian khấu hao tài sản cố định trong phụ lục của thông tư số 45/2013/TT-BTC là từ 6 – 40 năm)
Bảng 4.12: Khấu hao vườn cây lâu năm của hộ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Loại cây
Nhóm hộ
Khá
Trung bình
Nghèo
Giá trị vườn cây
Khấu hao/ năm
Giá trị vườn cây
Khấu hao/năm
Giá trị vườn cây
Khấu hao/năm
Cà phê
360,38
12,01
213,43
7,11
115,00
3,83
Điều
153,38
7,67
96,57
4,83
67,50
3,38
Tiêu
277,94
18,53
17,86
1,19
0,00
0,00
Tổng BQ
791,71
38,21
327,86
13,13
182,50
7,21
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
- Chi phí sản xuất ngành chăn nuôi
Hầu hết giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi làm ra đều phục vụ cho sinh hoạt của nông hộ nên mức đầu tư trở lại cho ngành này thấp
Bảng 4.13: Chi phí sản xuất ngành chăn nuôi
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chi
Nhóm hộ
Khá
Trung bình
Nghèo
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giống
0,18
9,23
0,71
46,30
0,00
0,00
Thức ăn
1,51
79,23
0,35
22,69
0,23
47,37
Thuốc thú y
0,22
11,54
0,48
31,02
0,25
52,63
Khác
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
Tổng BQ
1,91
100,00
1,54
100,00
0,48
100,00
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua bảng 4.13 ta có nhận xét:
Nhóm hộ khá chi cho việc mua thức ăn chiếm tỷ lệ cao 79,23% trong tổng chi chăn nuôi sau đó là thuốc thú y chiếm tỷ lệ 11,54%
Nhóm hộ trung bình chi cho giống chiếm tỷ lệ cao nhất 46,30%, chi thuốc thú y 31,02%, chi thức ăn 22,69%
Nhóm hộ nghèo chi cho thuốc thú y chiếm tỷ lệ 52,63%, chi thức ăn chiếm 47,37%
Đầu tư tiêm thuốc thú y phòng dịch cho động vật chưa dược chú ý đúng mức nên vật nuôi dễ bị lây nhiễm bệnh. Hầu hết các hộ, nhất là nhóm hộ nghèo đều tận dụng các vật nuôi bị bệnh làm thức ăn, điều này rất nguy hại đến sức khỏe người dân
Tóm lại, chăn nuôi là ngành sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp là chính nên chi phí đầu tư thấp. Công tác phòng dịch cho vật nuôi chưa được quan tâm sâu sắc nếu có dịch bệnh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, để đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển, chi cục thú y huyện cần phối hợp các phòng ban liên quan của xã để có các biện pháp ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi
4.1.8. Tổng thu nhập của các nông hộ điều tra
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đạt được trong sản xuất của hộ. Tổng thu nhập của hộ được biểu hiện trong bảng số liệu 4.14
Bảng 4.14: Tổng thu nhập của nông hộ năm 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nhóm hộ
So sánh
Khá
Trung bình
Nghèo
Khá/ TB (lần)
Khá/ Nghèo (lần)
TB/ Nghèo (lần)
1. Thu từ trồng trọt
148,10
41,90
26,84
2,98
6,60
2,21
2. Thu từ chăn nuôi
10,25
6,68
0,67
3. Thu từ SXNN (1+2)
158,35
48,58
27,51
4. Chi cho trồng trọt
118,36
38,85
24,25
5. Chi cho chăn nuôi
1,91
1,55
0,48
6. Chi SXNN (4+5)
120,27
40,40
24,73
7.Thu nhập từ SXNN (3-6)
38,08
8,18
2,78
8. Thu từ nguồn khác
10,00
7,93
4,50
Tổng thu BQ
48,08
16,11
7,28
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua bảng 4.14 ta thấy tình hình thu nhập của các nông hộ như sau:
Tổng thu nhập BQ của hộ khá là 48,08 triệu đồng/năm/hộ. Thu nhập của hộ khá cao gấp 2,98 lần hộ trung bình và 6,6 lần hộ nghèo, thu nhập của hộ trung bình cao gấp 2,21 lần hộ nghèo. Trong đó chủ yếu là thu từ sản xuất nông nghiệp, trong thu từ sản xuất nông nghiệp thì thu từ sản xuất ngành trồng trọt là chủ yếu. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cao nhất là hộ khá và giảm dần tới hộ nghèo, mức thu này chênh nhau 4,4 lần giữa hộ khá và hộ nghèo. Số lần chênh lệch này rất đáng kể, khoảng cách này nếu không có biện pháp điều chỉnh sẽ có xu hướng tăng, hộ giàu giàu thêm, hộ nghèo nghèo thêm.
Chi tiêu cho sản xuất chủ yếu là đầu tư cây công nghiệp dài ngày, hộ khá chi trồng trọt cao gấp 4,7 lần chi cho chăn nuôi, hộ trung bình chi trồng trọt gấp 5,2 lần chăn nuôi, hộ nghèo chi cho trồng trọt gấp 5,6 lần chi cho chăn nuôi. Tỷ lệ này hiện nay đang có xu hướng giảm do ngành chăn nuôi đang có hướng phát triển về quy mô và số lượng
Nguồn thu ngoài sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ nghèo và trung bình là từ làm thuê đây là nguồn thu có ý nghĩa quan trọng đối với hai nhóm hộ này
Việc đề xuất kịp thời các giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông hộ được đặt ra hết sức bức thiết, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sao cho các hộ trung bình vươn lên khá và các hộ nghèo vươn lên trung bình.
4.2. Các yếu tố hảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế hộ
4.2.1. Nhóm yếu tố bên trong nông hộ
4.2.1.1. Mô hình sử dụng
Sử dụng mô hình hồi qui để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ.
Phương trình hồi qui tuyến tính: Y=𝛽0 + 𝛽1X 1 + 𝛽2X 2+ 𝛽3X 3 + 𝛽4X 4 + 𝛽5X 5
Trong đó:
Biến phụ thuộc Y: Thu nhập của nông hộ
Biến độc lập
X1 : Quy mô đất (ha/ hộ) (nếu hộ có diện tích đất càng lớn thì thu nhập càng cao)
X2 : Vốn đầu tư ( triệu đồng/ hộ) (nếu hộ có vốn đầu tư càng lớn thì thu nhập càng cao
X3 : Lao động trong gia đình (lao động/ hộ) (nếu hộ có càng nhiều lao động thì thu nhập càng cao
X4: Phương tiện sản xuất (Cái/ hộ) (nếu hộ có càng nhiều phương tiện sản xuất thu nhập của hộ càng cao
X5 : Kinh nghiệm sản xuất (năm) (nếu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp càng nhiều thì thu nhập càng cao do có thể dự đoán được thời tiết, giống cây trồng, nhận biết triệu chứng các loại bệnh,)
Giả thiết đặt ra cho mô hình hồi quy là:
H0: 𝛽1 = 𝛽2 = 𝛽3 = 𝛽4 = 𝛽5 (các yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình không làm ảnh hưởng đến thu nhập của hộ)
H1: có ít nhất 1 tham số 𝛽i # 0 (có ít nhất một yếu tố được đưa vào phân tích trong mô hình có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ)
4.2.1.2. Kết quả mô hình
* Chạy mô hình hồi qui bằng phần mềm SPSS có kết quả như sau:
Model Summary
Model
R
R Square
Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
1
.916a
.838
.826
28.339
a. Predictors: (Constant), Kinh nghiem, Von dau tu, Lao dong, Phuong tien san xuat, Quy mo dat
Dựa vào bảng Model Summary cho thấy hệ số xác định R của mô hình là 0,916. Điều này có nghĩa là các yếu tố được đề cập trong mô hình gồm 5 yếu tố là: quy mô đất, vốn đầu tư, lao động, phương tiện sản xuất, kinh nghiệm tác động đến thay đổi của thu nhập của nông hộ 91,6% còn lại 8,4% sự biến đổi của thu nhập là do các yếu tố khác tác động không được nghiên cứu trong đề tài. Hay nói cách khác là có 91,6% khác biệt của thu nhập được giải thích bởi sự tác động của các biến trong phương trình hồi qui tuyến tính. Còn lại 8,4% không được giải thích bởi các biến trên mà phải được giải thích bởi các biến khác chưa được đưa vào mô hình này (độ tuổi, giới tính, giá, hoạt động khuyến nông)
ANOVAb
Model
Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
1
Regression
266442.077
5
53288.415
66.353
.000a
Residual
51398.909
64
803.108
Total
317840.986
69
a. Predictors: (Constant), Kinh nghiem, Von dau tu, Lao dong, Phuong tien san xuat, Quy mo dat
b. Dependent Variable: Thu nhap
Dựa vào bảng ANOVAb ta thấy bảng giá trị Sig < 5% (độ tin cậy 95%)có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến tính ta khảo sát hoàn toàn phù hợp với tổng thể nghiên cứu. Và qua phân tích trên có thể thấy mẫu quan sát có thể đại diện cho toàn tổng thể nghiên cứu.
Từ bảng Coefficientssa : Các yếu tố quy mô đất (X1), vốn đầu tư (X2), lao động (X3), phương tiện sản xuất (X4), kinh nghiệm (X5) có ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ với mức ý nghĩa 5%.
Coefficientsa
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
Collinearity Statistics
B
Std. Error
Beta
Tolerance
VIF
1
(Constant)
-47.591
14.372
-3.311
.002
Quy mo dat
19.218
5.903
.302
3.256
.002
.293
3.415
Von dau tu
1.088
.249
.396
4.375
.000
.309
3.239
Lao dong
.630
2.933
.011
.215
.830
.946
1.057
Phuong tien san xuat
13.035
3.816
.295
3.416
.001
.338
2.961
Kinh nghiem
21.709
10.392
.113
2.089
.041
.868
1.153
a. Dependent Variable: Thu nhap
Theo số liệu từ bảng Coefficientssa ta có phương trình hồi qui tuyến tính biểu diễn mối tương quan của các yếu tố trong mô hình đến thu nhập của nông hộ như sau:
YThu nhập = -47.591 + 19.218X1 + 1.088X2 + 13.035X4 + 21.709 X5
= -47.591 + 19.218*Quy mô đất + 1.088*Vốn đầu tư + 13.035*Phương tiện sản xuất + 21.709*Kinh nghiệm
4.2.1.3. Giải thích mô hình
Từ phương trình hồi qui tuyến tính ta thấy yếu tố quy mô đất có mối tương quan thuận với thu nhập của nông hộ, nghĩa là nếu ta tăng hoặc giảm một đơn vị của yếu tố quy mô đất (X1) thì thu nhập của nông hộ sẽ tăng hoặc giảm 19.281 đơn vị với độ tin cậy 98%, điều kiện là các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi.
Yếu tố vốn có mối tương quan thuận với thu nhập của hộ nông dân, nghĩa làm khi tăng hoặc giảm một đơn vị của yếu tố vốn đầu tư (X2) thì thu nhập của gia đình sẽ tăng hoặc giảm 1.088 đơn vị với độ tin cậy 99%, điều kiện là các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, hộ nông dân có thể đầu tư phân bón phù hợp với loại đất, tưới nước đầy đủ cho cây trồng, chăm sóc cây, sử dụng giống cây có năng suất cao, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng các loại máy móc hiện đại, công nghệ cao... Tóm lại, hộ nông dân tăng nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình thì thu nhập sẽ tăng lên.
Yếu tố phương tiện sản xuất có mối tương quan thuận với thu nhập của nông hộ, khi tăng hoặc giảm một đơn vị của yếu tố phương tiện sản xuất (X4) thì thu nhập của nông hộ sẽ tăng hoặc giảm 13.035 đơn vị với độ tin cậy 99%, điều kiện là các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, các nhóm hộ có điều kiện trang bị các phương tiện sản xuất như xe công nông, bình phun thuốc, máy bơm nước, máy phát cỏ để phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp thì thu nhập của gia đình sẽ tăng lên
Yếu tố kinh nghiệm tỷ lệ thuận với thu nhập của nông hộ, khi tăng hoặc giảm một đơn vị của yếu tố kinh nghiệm thì thu nhập của hộ sẽ tăng hoặc giảm 21.709 với độ tin cậy 96%. Đây là yếu tố có hệ số ảnh hưởng lớn đến mức thu nhập của gia đình do có thể dự đoán được thời điểm gieo trồng thích hợp, giống cây trồng, nhận biết triệu chứng các loại bệnh
Theo kết quả của mô hình thì yếu tố lao động trong gia đình không ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
Bảng 4.15: Nhân khẩu, lao động của các nông hộ
Nhóm hộ
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Nhân khẩu BQ/hộ
Lao động BQ/hộ
Khẩu ăn theo
Khá
34
48,6
4,6
3,2
1,4
Trung bình
28
40,0
4,3
2,9
1,4
Nghèo
8
11,4
4,8
3,1
1,6
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Bảng 4.15 thể hiện cơ cấu dân số, lao động của các nông hộ được điều tra. Qua bảng số liệu, ta có thể nhận xét:
Số nhân khẩu BQ/ hộ của nhóm hộ trung bình thấp nhất (4,3 khẩu /hộ), nhóm hộ khá có số nhân khẩu BQ/ hộ ở mức 4,6 khẩu/ hộ và nhóm hộ nghèo cao nhất (4,8 khẩu/ hộ), đây là vấn đề rất khó khăn trong giải quyết việc làm, đảm bảo chất lượng cuộc sống đối với nhóm hộ nghèo.
Số lao động BQ/ hộ biểu thị lực lượng sản xuất của nông hộ. Lao động bình quân của nhóm hộ khá cao nhất (3,2 lao động/ hộ), nhóm hộ này có số nhân khẩu lớn và nằm trong độ tuổi lao động nhiều nên có lợi thế lớn về nguồn lao động, nhóm hộ nghèo cũng có số lao động bình quân cao trong ba nhóm hộ (3,1 lao động/ hộ) thế nhưng do thiếu đất, vốn, tư liệu sản xuất nên chủ yếu đi làm thuê để tăng thu nhập, nhóm hộ trung bình có lao động thấp nhất (2,9 lao động/ hộ).
Những năm gần đây bộ mặt nông nghiệp nông thôn của xã đã có những chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân dần được cải thiện. Sản xuất nông nghiệp phát triển cao tạo ra lượng nông sản lớn, giá trị nông sản hàng hóa có xu hướng tăng nhanh, theo kịp với tốc độ tăng của cả nước. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa các nhóm hộ tương đối lớn.
4.2.2. Nhóm yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
4.2.2.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý của toàn vùng nói chung và của các nông hộ nói riêng rất thuận tiện cho việc giao lưu, buôn bán nông sản, hàng hóa và tiếp nhận các khoa học kỹ thuật. Khí hậu thời tiết thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi nhiệt đới có giá trị cao, tuy nhiên sự mất cân đối về lượng mưa trong năm ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp của nông hộ.
Diện tích dất canh tác BQ/ hộ khá 2,11 ha nên các nhóm hộ này có điều kiện
đa dạng hóa các loại cây trồng, tăng sản lượng nông sản. Chênh lệch về quy mô đất giữa nhóm hộ khá, trung bình và nhóm hộ nghèo đã tạo nên khoảng cách xa về thu nhập. Cây trồng chính của các hộ trung bình và hộ khá là cây cà phê và cây tiêu đem lại thu nhập cao. Cơ cấu cây trồng của hộ khá và trung bình ổn định, có tỷ trọng cây lâu năm lớn, còn hộ nghèo cơ cấu bất thường, thay đổi khi có sự biến động về giá cả trên thị trường, thường là cây ngắn ngày đòi hỏi chi phí đầu tư thấp. Điều này dẫn tới kết quả tổng thu từ sản xuất nông nghiệp của hộ khá cao gấp 6,6 lần so với hộ nghèo. Hiện nay do tốc độ tăng dân số cao nên DTBQ đầu người có xu hướng giảm.
4.2.2.2. Nhóm yếu tố về kinh tế và tổ chức quản lý
Dân cư bao gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau, người Kinh, Tày, Nùng, Dao nên có sự khác nhau về phương thức sản xuất kinh doanh, tập quán canh tác. Đây là lợi thế lớn để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển khoa học trong sản xuất kết hợp kiến thức bản địa phong phú. Tuy nhiên đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế về trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm làm ăn mới.
Các hộ thiếu chủ động và tính toán trong sản xuất, nhất là các đồng bào dân tộc ít người. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở nhóm hộ khá. Hệ quả của vấn đề trên là trình độ thâm canh cây trồng của nhóm hộ khá cao hơn hẳn so với nhóm hộ nghèo, kỹ thuật chăm sóc tốt hơn nên năng suất cao hơn (năng suất cây cà phê ở nhóm hộ khá cao gấp 1,8 lần nhómhộ trung bình và 2,1 lần so với nhóm hộ nghèo)
Nhìn chung, hộ khá có điều kiện và tiềm lực nên đầu tư cho cây trồng vật nuôi cao vì vậy năng suất và sản lượng cao tạo điều kiện tăng thu nhập cho hộ, hiệu quả sử dụng vốn cũng cao ở các hộ khá.
Bảng 4.16: Hiệu quả sử dụng vốn của các nông hộ điều tra
Đơn vị tính:1000 đồng/hộ
Chỉ tiêu
TN từ SXNN/CPSX
Khá
2,3
Trung bình
1,7
Nghèo
1,1
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
Từ bảng 4.16:
BQ hộ khá bỏ ra 1 đồng vốn thu về 2.300đ, hộ nghèo thu về 1.700đ, hộ trung bình 1.100đ
Sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp của các hộ đa phần là sản phẩm thô, chỉ mới qua sơ chế như phơi khô, đóng bao hoặc xay sát. Toàn vùng hầu như không có địa điểm chế biến nông sản tinh. Nhiều hộ bán sản phẩm non, tươi để trừ nợ nên giá bán thấp.
Chưa có chợ đầu mối thu gom nông sản nên đầu ra cho các sản phẩm rất khó khăn.
Thông tin thị trường chưa được cập nhật thường xuyên, khả năng dự đoán kinh tế kém, nên khi có biến động giá, các hộ nhất là các hộ nghèo thường lúng túng trong việc lựa chọn cây trồng để sản xuất.
4.2.2.3. Nhóm yếu tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước
Công tác khuyến nông tương đối ổn định, nhưng vẫn chưa đủ mạnh để khuyến khích người dân nơi đây còn thấp và trình độ tiếp thu thông tin của họ còn hạn chế. Các loại cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng chưa được áp dụng đúng cách. Đến nay người dân vẫn chưa xác định được cơ cấu cây trồng phù hợp với từng chất đất. Nhiều mô hình khuyến nông còn mang tính hình thức, khả năng áp dụng vào thực tiễn sản xuất không cao.
Các chính sách hỗ trợ, cho vay vốn, nhất là từ các ngân hàng nhà nước và các đoàn thể đã khuyến khích bà con đầu tư sản xuất, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao, nhất là đối với các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
Chưa có chính sách hỗ trợ người nông dân khi có sự biến động giá trên thị trường như trợ giá, giảm thuế
Bảng 4.17: Phân tích SWOT các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ
S – ĐIỂM MẠNH
- Có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có sức khỏe tốt
- Điều kiện thời tiết thuận lợi
- Nguồn nước tưới tiêu đảm bảo
- Phương thức, tập quán canh tác đa dạng
- Công cụ sản xuất cần thiết được trang bị tốt
- Nguồn vốn vay phong phú, lãi suất ưu đãi
W – ĐIỂM YẾU
- Khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật của dân còn thấp
- Lượng vốn vay ít, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao
- Thiếu công cụ sản xuất hiện đại
- Phương thức canh tác còn lạc hậu
- Cơ cấu trồng trọt chăn nuôi chưa hợp lý, chú trọng nhiều vào trồng trọt còn chăn nuôi thì không mang tính hàng hóa
- Các chương trình khuyến nông ít, chỉ mang tính hình thức
- Chưa có chợ đầu mối, hệ thống thu mua nông sản chưa phát triển
- Điều kiện nhân lực, vật lực áp để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thiếu
O – CƠ HỘI
- Tiềm năng về nguồn nhân lực trí thức
- Cơ hội áp dụng KHKT mới
- Giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất
- Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ban ngành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại trong thời gian tới
- Phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ.
- Nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước
T – THÁCH THỨC
- Sự mất cân đối về lượng mưa trong năm, biến động lớn về biên độ nhiệt ngày đêm theo mùa
- Dân số tăng tự nhiên và cơ học cao
- Thất nghiệp, đói nghèo
- Giá cả nông sản thất thường
- Trong quá trình hộ nhập kinh tế quốc tế, sự đòi hỏi về chất lượng nông sản ngày càng cao
4.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế nông hộ ở xã
4.3.1. Giải pháp về các yếu tố bên trong nông hộ
4.3.1.1. Giải pháp về đất đai
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp. Nó khẳng định tính linh hoạt hay độc lập tự chủ sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả trên mảnh đất của mình với sự đầu tư phù hợp các yếu tố sản xuất của mình vào ruộng đất
- Xã Đăk Sôr có bình quân đất trên một lao động nông nghiệp thấp mà sự chuyển hóa từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp lại chậm chạp nên họ chỉ còn nhờ vào những kết quả nhỏ lẻ trên ruộng đất của mình để tồn tại do đó quá trình tập trung ruộng đất là rất khó khăn. Chính vì vậy cần phải dùng nhiều biện pháp kết hợp có sự khuyến khích, giúp đỡ của chính quyền để dần hoàn thiện việc tích tụ ruộng đất
- Hoàn thiện các văn bản pháp qui về đất đai, chính sách về đất đai cho phát triển kinh tế hộ nông dân
- Diện tích đất chưa sử dụng của xã còn rất ít (52,41 ha) mà dân số ngày càng tăng nên DTBQ đất/ người ngày càng giảm vì vậy cần tăng năng suất cây trồng để tăng thu nhập. Muốn làm được điều này cần phải:
+ Nâng cao tay nghề người lao động, nâng cao trình độ sản xuất của các hộ nông dân, đào tạo nguồn lao động để dễ dàng tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
+ Tận dụng diện tích đất chưa sử dụng, khai hoang vùng đất mới, mở rộng quy mô đất để tăng thu nhập.
+ Bồi dưỡng, cải tạo để nâng cao độ phì, phục vụ trở lại sản xuất
+ Đa dạng hóa cây trồng để tránh rủi ro, hạn chế sâu bệnh hại
4.3.1.2. Giải pháp về vốn
Với hiện trạng về bình quân đất thấp sản xuất nhỏ dẫn đến thu nhập thấp, quá trình tích tụ vốn sản xuất cho kỳ sau là rất khó khăn do vậy nhu cầu về vốn cần đáp ứng là rất cao. Hiện nay sản xuất của các hộ nông dân vốn tự có là chủ yếu nhưng chỉ đáp ứng được 40-50% số vốn cần thiết để khai thác tiềm năng. Để phát triển kinh tế hộ ngoài vốn tự có cần phải huy động nhiều nguồn vốn khác như vay anh em, họ hàng, vay tín dụng, vay tư thươngvì vậy cần có các giải pháp để huy động vốn cho hộ nông dân của xã.
- Vay tín dụng là nguồn quan trọng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nông hộ do đó để các hộ nông dân tiếp cận với nguồn vốn này cần có một hành lang pháp lý phù hợp
- Đơn giản hóa các thủ tục cho vay
- Đa dạng hóa các nguồn vốn vay
- Điều chỉnh mức lãi suất phù hợp và linh hoạt đối với từng đối tượng vay tránh tình trạng cho không khiến việc sử dụng vốn không hiệu quả.
- Hoàn thiện cơ chế cho vay vốn đối với các tổ chức tín dụng, bao gồm:
+ Tăng thêm nguồn vố vay từ trung hạn đến dài hạn, đồng thời tăng lượng vốn vay/ hộ giúp nông hộ đầu tư thoát đói nghèo.
+ Phát triển tốt hơn nữa mạng lưới tín dụng nông thôn, đưa lượng vốn vay phân bổ cho các tổ chức đoàn thể để nguồn vốn vay được tới tận tay người dân.
+ Khuyến khích người dân thành lập quỹ tín dụng, hỗ trợ nhau phát triển.
4.3.1.3. Giải pháp về phương tiện sản xuất
- Tăng cường tiến bộ kĩ thuật, máy móc hiện đại để giảm bớt chi phí sản xuất
- Khuyến khích hình thức sản xuất nông nghiệp ứng dụng các loại máy móc hiện đại
- Tiến tới phát triển sản xuất phần lớn dựa vào máy móc
4.3.2. Giải pháp về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ
4.3.2.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật
Cung cấp giống cây trồng, vật nuôi tốt, có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện phát triển của vùng.
Áp dụng công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến, bảo quản nông sản để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm bớt hao hụt, kéo dài thời gian sử dụng và thuận lợi cho vận chuyển.
Áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất như giống mới, các phương pháp chiết, ghép cành.
Tổ chức các dịch vụ kĩ thuật như bảo vệ thực vật, thú y Bên cạnh đó cần hoàn thiện các hệ thống khuyến nông ở xã. Đây là vấn đề không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế hộ nông dân toàn xã
Đối với công cụ sản xuất: Nên thay thế các công cụ sản xuất giản đơn thành công cụ lao động tiên tiến để cải thiện điều kiện lao động vất vả nặng nhọc, đồng thời nâng cao năng suất lao động.
4.3.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có ý nghĩa quan trọng và là tiền đề cho việc sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng của xã. Xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ cho quá trình sản xuất sinh hoạt của người dân toàn xã như điện, đường, trường, trạm
Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc trên toàn xã, nhất là hệ thống thông tin thị trường, giá cả.
Phát triển công nghiệp chế biến ở nông thôn để hạn chế chi phí vận chuyển, mở rộng thị trường tiêu thụ tăng nhanh chất lượng và khối lượng tiêu thụ sản phẩm.
4.3.2.3. Thị trường nông sản
Tăng cường hệ thống thông tin về giá cả, xu hướng tiêu dùng thông qua các phương tiện truyền thông như TV, loa, đài
Xây dựng chợ thu gom nông sản, khuyến khích phát triển các đầu mối thu gom nông sản trong vùng để người dân không bị ép giá.
4.3.2.4. Các chính sách vĩ mô của Nhà nước
Nhà nước và chính quyền các cấp cần có chính sách trợ giá đầu vào cho sản xuất. Cung cấp giống mới, vật tư nông nghiệp với giá ưu tiên hoặc ủng hộ cho các hộ nghèo.
Đẩy mạnh áp dụng KHKT, công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đảm bảo đầu ra cho nông sản ổn định thông qua “mô hình kiên kết 4 nhà”.
Tổ chức các quỹ dự trữ để mua nông sản phẩm của nông dân với giá bảo trợ cho người sản xuất khi có những biến động trên thị trường
Tăng cường công tác dạy nghề và giải quyết việc làm, khôi phục và phát huy các ngành truyền thống như dệt thổ cẩm của người Ê đê
Triển khai cuộc vận động XĐGN gắn với thực hiện chương trình dân số KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, xóa mù chữ và các chính sách xã hội khác.
Tóm lại, muốn phát triển kinh tế hộ nông dân, nâng cao đời sống của người dân nông thôn thì phải áp dụng các biện pháp trên một cách đồng bộ vào điều kiện cụ thể. Để thực hiện được điều này cần có sự đồng tình, góp công, góp của của chính quyền Nhà nước và nhân dân trong vùng
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua phân tích, tìm hiểu cho thấy xã Đăk Sôr là một xã có điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển nền sản xuất nông nghiệp tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình phát triển nông nghiệp của các hộ tương đối ổn định với các đặc điểm nguồn lực đa dạng
Mức thu nhập của các nông hộ là 17,9 triệu đồng/hộ/năm , tỷ lệ hộ khá chiếm 48,6%, hộ trung bình 40%, nghèo 11,4 %
Nhóm hộ nghèo có số khẩu BQ/ hộ là 4,8 gấp 1,04 lần hộ khá, hộ khá có số khẩu BQ/hộ là 4,6 và thấp nhất là hộ trung bình 4,3 khẩu/ hộ. Nguồn lao động trẻ thuận lợi cho việc khai thác có hiệu quả diện tích đất. Tỷ lệ số khẩu ăn theo ở nhóm hộ nghèo là 1.6 cao hơn nhóm hộ khá (1,4 khẩu/lao động) và hộ trung bình (1,4 khẩu/lao động) tạo áp lực lên các lao động trong hộ.
DTBQ đất của hộ khá là 2,1 ha/hộ có điều kiện đa dạng hóa các loại cây trồng
Thu từ trồng trọt chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu của nông hộ
Các nhóm hộ đầu tư chủ yếu cho trồng trọt
Các yếu tố được nghiên cứu trong đề tài bao gồm yếu tố quy mô đất đai, vốn đầu tư, phương tiện sản xuất, kinh nghiệm là các yếu tố chính ảnh hưởng tới thu nhập, mức độ phát triển nông nghiệp của hộ, ngoài ra các yếu tố giá, lao động, trình độ học vấn, kết hợp với cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý sẽ làm tăng thu nhập của hộ. Ngược lại, số khẩu ăn theo cao tác động làm giảm thu nhập BQ/người. Hộ khá sử dụng vốn đạt hiệu quả cao hơn hai nhóm hộ còn lại, BQ cứ 1 đồng vốn bỏ ra thu về 2.300đ, hộ trung bình bỏ ra 1 đồng vốn thu về 1.700 đồng, hộ nghèo bỏ ra 1 đồng vốn thu về 1.100 đồng
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền các cấp và cơ quan ban ngành có liên quan cần thhường xuyên tiến hành điều tra khảo sát thực tế để có những hướng giải quyết hợp lý, kịp thời, phù hợp với nguyện vọng của người dân nơi đây.
Tăng cường công tác khuyến nông lâm đặc biệt là các lớp tập huấn kỹ thuật về các loại cây trồng khác nhau cho nông dân và cung cấp giống mới.
Tạo điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng vay vốn.
Xây dựng chợ đầu mối nông sản nhằm tạo điều kiện cho việc tiêu thụ nông sản dễ hơn.
Có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuấtt nông nghiệp theo hướng phù hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi nhằm sử dụng hợp lý lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Đầu tư cơ sở hạ tầng như xây dựng đường giao thông liên thôn liên xã.
5.2.2. Đối với hộ nông dân
Phát huy vai trò quyền làm chủ của các hộ bằng cách phát huy những năng lực nội sinh của hộ (đất đai, vốn, lao động) nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển của các nhóm hộ, hộ khá ngày càng khá hơn, hộ nghèo thì vượt qua ngưỡng nghèo và phát triển kinh tế, cụ thể: xác định quan hệ cân đối giữa các nguồn lực với quy mô sản xuất của hộ, mở rộng quy mô canh tác, nâng cao trình độ thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, các hộ phát huy tính cộng đồng làng, xã cùng tạo điều kiện giúp đỡ nhau thông qua các hoạt động hội, nhóm nhằm trao đổi kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật, đồng thời đầu tư phát triển cho giáo dục trong điều kiện hiện nay
Tham gia các đợt tập huấn kĩ thuật, chuyển giao giống mới vào sản xuất nhằm tận dụng tốt mọi nguồn lực.
Biết kết hợp có hiệu quả các yếu tố nguồn lực để sản xuất hợp lý, từ đó có thể giảm tối thiểu chi phí bỏ ra mà năng suất lại tăng lên và tăng thu nhập cho hộ
Cùng nhau sản xuất cùng nhau phát triển để xã sớm đạt được tất cả các tiêu chí của chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới
Tuy nhiên, để thực hiện tốt những vấn đề trên cần có những chính sách nhất quán của cán bộ và người dân địa phương cùng nhau nỗ lực để cùng nhau phát triển góp vào sự phát triển chung của đất nước
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Frankellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh
2. Nguyễn Văn Huân (1993), Kinh tế hộ, khái niệm vị trí, vai trò, chức năng, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế.
3. Nguyễn Sinh Cúc, Những thành tựu nổi bật của nông nghiệp nước ta 15 năm đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 260.
4. Đỗ Văn Viện (1998), Kinh tế hộ nông dân, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
5. Tuyết Hoa Niêkdăm (2006), Kinh tế hộ, Đại học Tây Nguyên.
6. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Văn phòng Chính phủ, Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Việt Nam
Dẫntừ: ngày truy cập 06/05/2015
8. Đăk Nông Online (2014), 10 thành tựu và sự kiện nổi bật của tỉnh Đắk Nông trong 10 năm xây dựng và phát triển
Dẫn từ: ngày truy cập 17/06/2015
9. Nông thôn mới Đăk Nông (2015). Đăk Nông đổi thay sau 3 năm xây dựng nông thôn mới
Dẫn từ: ngày truy cập 12/06/2015
10. Vũ Trọng Bình (2014), Xây dựng nông thôn mới: một số vấn đề cần trao đổi
Dẫn từ:
11. Tạp chí kinh tế cộng sản (2014). Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2014
Dẫn từ: ngày truy cập 05/06/2015
12. Trung tâm khuyến nông quốc gia (2015). Năm 2014 xuất khẩu hạt tiêu đạt kỷ lục trên 1,2 tỷ USD
Dẫn từ: ngày truy cập 05/06/2015
13. Quản lý kinh tế hộ và kinh tế trang trại (2014)
Dẫn từ: ngày truy cập 12/06/2015
14. Tạp chí tài chính (2015). Ngành nông nghiệp năm 2014 “thắng đậm”
Dẫntừ: ngày truy cập 12/06/2015
15. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đăk Nông (2015). Đắk Nông: Nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 8,26% trong năm 2014
Dẫn từ: ngày truy cập 12/06/2015
16. Lê Mạnh Hùng (1998), Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội
PHỤ LỤC I
KHUNG THỜI GIAN TRÍCH KHẤU HAO CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính)
Danh mục các nhóm tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm)
Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)
A - Máy móc, thiết bị động lực
1. Máy phát động lực
8
15
2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí.
7
20
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện
7
15
4. Máy móc, thiết bị động lực khác
6
15
B - Máy móc, thiết bị công tác
1. Máy công cụ
7
15
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng
5
15
3. Máy kéo
6
15
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp
6
15
5. Máy bơm nước và xăng dầu
6
15
6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại
7
15
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất
6
15
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh
10
20
9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác
5
15
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm
7
15
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt
10
15
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc
5
10
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy
5
15
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm
7
15
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế
6
15
16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình
3
15
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm
6
10
18. Máy móc, thiết bị công tác khác
5
12
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu
10
20
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí.
7
10
21. Máy móc thiết bị xây dựng
8
15
22. Cần cẩu
10
20
C - Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học
5
10
2. Thiết bị quang học và quang phổ
6
10
3. Thiết bị điện và điện tử
5
10
4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá
6
10
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ
6
10
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt
5
10
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác
6
10
8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc
2
5
D - Thiết bị và phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải đường bộ
6
10
2. Phương tiện vận tải đường sắt
7
15
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ
7
15
4. Phương tiện vận tải đường không
8
20
5. Thiết bị vận chuyển đường ống
10
30
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng
6
10
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác
6
10
E - Dụng cụ quản lý
1. Thiết bị tính toán, đo lường
5
8
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý
3
8
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác
5
10
G - Nhà cửa, vật kiến trúc
1. Nhà cửa loại kiên cố.
25
50
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe...
6
25
3. Nhà cửa khác.
6
25
4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi...
5
20
5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng.
6
30
6. Bến cảng, ụ triền đà...
10
40
7. Các vật kiến trúc khác
5
10
H - Súc vật, vườn cây lâu năm
1. Các loại súc vật
4
15
2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm.
6
40
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh.
2
8
I - Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên.
4
25
K - Tài sản cố định vô hình khác.
2
20
PHỤ LỤC II
PHIẾU PHỎNG VẤN KINH TẾ HỘ
Tên đề tài: “Tình hình phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH
1. Họ và tên chủ hộ:Năm sinh:
Nghề nghiệp: .. Giới tính: Trình độ học vấn: .
2. Dân tộc: Tôn giáo: ..
3. Các thành viên trong gia đình
Họ và tên
Giới tính
Năm sinh
Quan hệ với chủ hộ
1
2
3
4
5
6
7
8
II. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Loại hình sản xuất kinh doanh của hộ:
□Nông nghiệp
2. Thông tin về đất đai, loài cây trồng
Loại ruộng đất
Diện tích (ha)
1. Đất nông nghiệp
1.1. Đất ruộng lúa
- Lúa một vụ
- Lúa hai vụ
1.2. Màu
1.3. Đất cây lâu năm
- Cà phê
- Điều
- Tiêu
-
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất chưa sử dụng
3. Tình hình chăn nuôi
Loại vật nuôi
Năm 2013
Năm 2014
Nguồn gốc
Số lượng (con)
Nguồn gốc
Số lượng (con)
1. Trâu
2. Bò
3. Heo
4. Dê
5. Gia cầm
6. Khác
4. Tình hình trang bị phương tiện sản xuất
Hạng mục
Năm 2013
Năm 2014
Số lượng (cái)
Giá trị (tr.đ)
Số lượng (cái)
Giá trị (tr.đ)
1. Máy cày đủ bộ
1. Máy xay xát
3. Máy tuốt lúa
4.Máy bơm nước
5. Bình phun thuốc
6. Xe bò
7. Máy phát cỏ
III.TÌNH HÌNH THU – CHI
1. Tình hình thu và cơ cấu nguồn thu
a) Thu từ trồng trọt
Đvt: tr.đ
Hạng mục
Năm 2013
Năm 2014
Sản lượng (tấn)
Giá trị ( tr.đ)
Sản lượng (tấn)
Giá trị ( tr.đ)
1. Lúa ĐX
Lúa HT
2. Bắp
3. Đậu các loại
4. Cà phê
5. Điều
6. Tiêu
7. Sắn
8. Mía
b) Thu từ chăn nuôi
Đvt: tr.đ
Loại vật nuôi
Năm 2013
Năm 2014
Số lượng (con)
Giá trị
Số lượng (con)
Giá trị
1. Trâu
2. Bò
3. Heo
4. Dê
5. Gia cầm
6. Khác
c) Thu từ các nguồn khác
Hạng mục
Thành tiền (tr.đ)
Năm 2013
Năm 2014
1. Lương nhà nước
2. Buôn bán
3. Làm thuê
4. Quà tặng
5. Hỗ trợ từ Nhà nước
6. Khác
2. Tình hình chi và cơ cấu chi tiêu
a) Chi đầu tư trồng trọt
Đvt: tr.đ
Hạng mục
Năm 2013
Năm 2014
Giống
Phân bón
TBVTV
Công LĐ
Khác
Giống
Phân bón
TBVTV
Công LĐ
Khác
1. Lúa ĐX
Lúa HT
2. Bắp
3. Đậu các loại
4. Cà phê
5. Điều
6. Tiêu
7. Sắn
b) Chi đầu tư cho chăn nuôi
Đvt: tr.đ
Hạng mục
Năm 2013
Năm 2014
Giống
Thức ăn
Thuốc thú y
Khác
Giống
Thức ăn
Thuốc thú y
Khác
1. Trâu
2. Bò
3. Heo
4. Dê
5. Gia cầm
6. Khác
c) Chi cho sinh hoạt
Đvt: tr.đ
Hạng mục
Thành tiền
Năm 2013
Năm 2014
1. Lương thực
2. Thực phẩm
3. Giáo dục
4. Y tế
5.Quần áo
6. Tiếp khách
7. Cưới hỏi, ma chay
8. Khác
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
Hộ điều tra (ID)
Biến phụ thuộc (Y)
Biến độc lập (Xi)
Thu nhập bq/hộ (trđ)
Quy mô đất
(ha)
Vốn đầu tư (trđ)
Lao động
Phương tiện sản xuất (cái)
Kinh nghiệm (năm)
1
2
.
.
.
70
IV. TÌNH HÌNH VAY VỐN
Hạng mục
Năm 2013
Năm 2014
Số lượng (tr.đ)
Lãi suất (%)
Số lượng (tr.đ)
Lãi suất (%)
1. NHTM
2.NHCS
3.Quỹ, hội
4. Tư nhân
5. Người thân
6. Khác
V. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NÔNG SẢN
1. Phương thức tiêu thụ nông sản hàng hóa của gia đình
□ Tự mang nông sản hàng hóa ra chợ bán
□ Tự mang đến điểm thu mua của tư thương
□ Tự thương đến tận nhà để mua
□ Tiêu thụ theo hợp đồng đã ký
□ Bán chốt giá □ Bán cho các đại lý □ Bán nông sản non với giá thấp
□ Phương thức khác:
2. Hình thức bán nông sản hàng hóa của gia đình
□ Tươi, khô..% tổng sản lượng
□ Sơ chế..% tổng sản lượng
□ Qua chế biến% tổng sản lượng
3. Trong tiêu thụ gặp khó khăn gì?
□ Giá cả □ Bị ép giá □ Chất lượng □ Không biết giá
□ Khác
4. Đánh giá của gia đình về các kênh tiêu thụ sản phẩm
a) Đại lý cáp I/Công ty thu mua/Hợp tác xã thu mua
□ Rất kém □ Kém □ Tạm được □ Tốt □ Rất tốt
b) Đại lý cáp 2
□ Rất kém □ Kém □ Tạm được □ Tốt □ Rất tốt
c) Người thu gom
□ Rất kém □ Kém □ Tạm được □ Tốt □ Rất tốt
d) Thị trường tự do (chợ nông thôn)
□ Rất kém □ Kém □ Tạm được □ Tốt □ Rất tốt
VI. TIẾP CẬN THÔNG TIN, TIẾP CẬN CHÍNH SÁCH
1. Gia đình có được hưởng chính sách hỗ trợ cho sản xuất không:
□ Có □ Không
2. Loại chính sách được hỗ trợ
□ Chính sách tín dụng □ Chính sách hỗ trợ giống, phân bón, vật tư
□ Chính sách đào tạo (hỗ trợ kỹ thuật) □ Khác..
Đánh giá của gia đình về các chính sách trên:
□ Rất kém □ Kém □ Tạm được □ Tốt □ Rất tốt
3. Tiếp cận thông tin thị trường
□ Tivi/đài/báo □ Đài phát thanh □ Tổ chức hoạt động tư vấn
□ Người than □ Không có thông tin
VI. TÌNH HÌNH KHUYẾN NÔNG
1. Ai là cán bộ khuyến nông của xã:
2. Những loại hình khuyến nông đã tham gia
□ Hội thảo đầu bờ □ Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
□ Hướng dẫn kĩ thuật □ Thông tin tuyên truyền
Đánh giá của gia đình về chính sách khuyến nông trên:
□ Rất kém □ Kém □ Tạm được □ Tốt □ Rất tốt
những chiếc lá rụng đầy rớt rơi bên hiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_phat_trien_kinh_te_ho_7439.docx