Đảng bộ và chính quyền xã cần xây dựng cho mình một bộ máy lãnh đạo vững mạnh, có đầy đủ những năng lực, trình độ cần thiết, luôn luôn nhiệt tình trong công việc, năng động sáng tạo.
Khi có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền xã cần xây dựng những chương trình thực hiện một cách khoa học, cụ thể, phân công công việc rõ ràng cho từng bộ phận thông qua một ban chỉ đạo chung.
Cử người đi học để tạo nhân lực có trình độ năng lực và trách nhiệm cho địa phương.
55 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3689 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Eatar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an tâm và có điều kiện tài chính để trợ cấp, bảo hộ rất mạnh cho nông nghiệp. Sự thật các nước này luôn dưng lên một hàng rào bảo hộ ở mức cao gây khó khăn cho hàng nông sản của chúng ta thâm nhập vào thị trường các nước.
Còn ở nước ta, vừa nghèo chưa đủ điều kiện lại vừa chưa nhận thức đúng điều này nên sự hỗ trợ cho nông nghiệp và nông dân bị xem nhẹ. Việc gia nhập WTO đang dự báo nông nghiệp và nông dân ta sẽ phải chịu nhiều tác động do năng lực cạnh tranh và trình độ sản xuất thấp như đã phân tích trên và do vậy, hỗ trợ có hiệu quả cho nông dân là một thực tế đặt ra và cũng là bài học rúi kinh nghiệm từ các nước. Tới đây chúng ta nên chú trọng mấy vấn đề xung quanh bài học này như sau:
+ Phải hỗ trợ đúng nguyên tắc của WTO, WTO cho phép trợ cấp nông nghiệp (trừ trợ cấp xuất khẩu) đến 10% GPD của ngành. Do vậy, chúng ta có thể dành 1,2 tỷ USD + 20.000 tỷ VNĐ (từ ngân sách) để hỗ trợ cho nông dân. Nên chú ý là WTO chỉ cấm hỗ trợ bóp méo giá cả thị trường hoặc hàng hóa xuất khẩu gây tổn hại cho xuất khẩu của nước nhập mà thôi.
+Nên tập trung hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật thủy sản và mở mang giao thông nông thôn, đào tạo và nâng cao dân trí, chuyển dịch lao động nông thôn, chuyển giao nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ cho vùng khó khăn, chi trả trực tiếp cho người sản xuất, trợ cấp chi phí tiếp thị và vận chuyển trong và ngoài nước.
+Hỗ trợ để thu hẹp khoảng cách thu nhập và mức sống giữa nông thông và thành thị thông qua các chương trình lớn của chính phủ như chương trình 35, 135, 134, .v..v
+Nên nhận thức rằng hỗ trợ của nhà nước phải là chất xúc tác để phát huy hiệu quả của các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hiện nay nông dân Việt Nam chiếm đa số trong dân cư nhưng đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 14% tổng đầu tư ngân sách là chưa hợp lý. Nên cải tiến tỷ lệ đầu tư đạt gấp đôi hiện nay thì sẽ rất có ý nghĩa.
Tất cả các quốc gia có thế mạnh nông nghiệp trên thế giới hiện nay đều đã và đang thực thi các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn một cách tích cực. Đó là các chính sách trợ giá cho nông dân sản xuất các mặt hàng nông sản chủ yếu; chính sách công nghiệp nông thôn; chính sách mở cửa thị trường để thu hút đầu tư mạnh cùa nước ngoài cho nông nghiệp của Thái Lan. Đó cũng là chính sách nhanh chóng giảm thuế, miễn thuế để thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp; là chính sách Tam nông trong xây dựng nông thôn mới với tiêu chí “Hai mở, một điều chỉnh” nhằm đạt các mục tiêu “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn phát triển, nông dân tăng thu nhập”; là chính sách gắn khuyến nông tăng quyền cho nông dân và mở hướng phát triển ra nước ngoài ở Trung Quốc. Tất cả các chính sách ấy đều có thể tham khảo vận dụng tốt ở Việt Nam.
2.2.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12% trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 gặp thuận lợi do thời tiết ổn định, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt; nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành; đăc biệt sự nỗlực của toàn ngành trong việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có dấu hiệu phục hồi, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2014 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 830 nghìn tỷ đồng, tăng 3,86% so với năm 2013, trong đó: Nông nghiệp đạt 617,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,86%; lâm nghiệp đạt 23,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,09%; thuỷ sản đạt 188,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,82%. Cụ thể như sau:
Trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng lúa ước đạt hơn 7,8 triệu ha, giảm 96,8 ngàn ha so với năm 2013, nhưng do năng suất đạt 57,4 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha, nên sản lượng lúa cả nước đạt 44,84 triệu tấn, tăng 80,4 vạn tấn so với năm 2013. Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu khác cũng tăng so với năm 2013 như: Sản lượng hồ tiêu ước đạt 137,9 nghìn tấn, tăng 10,3% so với năm trước; sản lượng hạt điều ước đạt hơn 300 ngàn tấn, tăng 9,1% so với năm trước...
Chăn nuôi, theo kết quả điều tra tại thời điểm 1/10/2014 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm 2013 ngoại trừ đàn trâu của cả nước giảm còn lại các loại gia súc, gia cầm chủ yếu khác đều tăng như: Đàn bò có 5,24 triệu con, tăng 1,5%; đàn lợn có khoảng 26,8 triệu con, tăng 1,9%; đàn gia cầm có khoảng 327,7 triệu con, tăng 3,15%.
Lâm nghiệp, ước diện tích rừng trồng mới tập trung năm 2014 đạt 220,9 nghìn ha, tăng 3,7% so với năm 2013; diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 440,7 ngàn ha, tăng 12,7%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 6454 nghìn m3, tăng 15,1% so với năm 2013.
Thủy sản, tổng sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước đạt 6.311 ngàn tấn, tăng 4,8%so với năm 2013, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 2.918 ngàn tấn, tăng 4,1%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 3.393 ngàn tấn, tăng 5,5% so với năm 2013. 2
Xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 ước đạt 2,88 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành năm 2014 lên 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 14,50 tỷ USD, tăng 11,1%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 7,92 tỷ USD, tăng 18,4%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 6,54 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2013.
Bên cạnh những cái đạt dược nông nghiệp Việt Nam con gặp những khó khăn như sau; lớn nhất mà ngành nông nghiệp nước nhà gặp phải đó chính là việc ứng phó với biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa đang tăng nhanh. Ước tính mỗi năm nước ta giảm khoảng 20 nghìn héc ta đất trồng lúa. Nguyên nhân của tình trạng này là quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang lấy đi một phần không nhỏ diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích đất trồng lúa nước. Bên cạnh đó, dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển dâng lên 1m thì sẽ có khoảng 30% diện tích đất trồng luá của nước ta bị ngập. Giá trị sản phẩm nông nghiệp không cao chủ yếu do sản phẩm thô chưa qua chế biến và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu khách hàng. Trình độ sản xuất không cao, nhỏ lẻ manh mún...
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Eatar.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1 Phạm vi không gian
- Thông tin được thu thập trên địa bàn xã Eatar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
3.1.2.2 Phạm vi thời gian
- Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2012 đến năm 2014 của xã Eatar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
3.1.2.3 Phạm vi nội dung
- Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của xã Eatar.
- Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi của xã Eatar.
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của xã Eatar.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của xã Eatar.
- Đề xuất một số giải pháp giải quyết khó khăn và nâng cao chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp của xã Eatar.
3.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.1 Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Eatar nằm ở phía Đông Bắc huyện Cư M’gar, cách trung tâm huyện 19 km, các vùng lân cận tiếp giáp với các xã sau:
- Phía Bắc giáp xã Ea Kuế - huyện Cư M’gar và Xã Cư Pơng – huyện Krông Búk.
- Phía Nam giáp xã Ea Kpam và xã Ea H’Dinh - huyện Cư M’gar.
- Phía Tây giáp xã Ea Kiết - huyện Cư M’gar.
- Phía Đông giáp xã Cư D’liê M’nông - huyện Cư M’gar.
3.2.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình của xã có xu hướng thấp dần từ phía Đông Bắc xuống phía Tây, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 500 - 550m, gồm các dạng địa hình như sau:
Địa hình tương đối bằng phảng phân bổ tập trung ở trung tâm xã và khu vực từ buôn Ea Kiêng đến cuối khu dân cư buôn Eatar, ở dạng địa hình này rất phù hợp cho việc bố trí các công trình cơ sở hạ tầng, khu dân cư, diện tích đất canh tác nông nghiệp, đậc biệt là các loại cây công nghiệp có giá trị cao như: cà phê, cao su và các loại cây ăn trái...nên phần lớn diện tích này đã và đang được người dân khai thác sử dụng.
Địa hình có độ dốc từ 5- 150, mức chia cắt trung bình chủ yếu ở phía Đông và Phía Bắc. Dạng địa hình này phù hợp cho việc bối trí sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp, ngoài ra cần có biện pháp chống xói mòn rửa trôi.
3.2.1.3 Điều kiện khí hậu
Xã Eatar thuộc tiểu vùng khí hậu của vùng trung tâm tỉnh Đắk Lắk. Hàng năm, khu vực này mang các đặc điểm rất đặc trưng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với nền nhiệt tương đối cao đều trong năm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Trong năm chia làm hai mùa: Mùa mua từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mua lớn và tập trung, chiếm hơn 90% lượng mưa của cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau, nhiệt lượng cao, nóng, ít mưa, lượng mưa chỉ chiếm 15% của cả năm.
Theo trạm khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk, khí hậu nơi đây có những đặc trưng sau: Nhiệt độ trung bình ngày 230 – 240C; Tổng số giờ nắng từ 2.400 – 2.600 giờ; Lượng mưa trung bình năm từ 1.700 – 1.800 mm; Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%. Chế độ gió: Gió thịnh hành theo hai hướng Đông – Bắc và Tây – Nam.
3.2.1.4 Thủy văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn xã Eatar tương đối phong phú. Mật độ sông suối phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng trong xã, với hướng chảy chính là Đông – Tây, bao gồm các con suối sau: suối Ea Mnang, Ea Kdoh và Kbur ở phía Bắc, suối Ea m’droh và Eatar chạy qua trung tâm xã, suối Ea H’đinh chạy quanh khu vực phía nam của xã, các con suối này hầu như có nguồn nước mặt quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái, nhưng các con suối này có lòng chảy hẹp, trong mùa khô dòng chảy nhỏ, nên cần có các biện pháp bảo vệ và bố trí cây trồng hợp lý.
3.2.2 Tài nguyên
3.2.2.1 Tài nguyên đất
Xã Eatar là xã tương đối lớn, với tổng diện tích tự nhiên là 4.134 ha. Xã có hai loại đất chính như sau:
Đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk): Diện tích 3.222 ha, chiếm 77,94% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất có đặc điểm tầng đất dày trên 100 cm, thành phần cơ giới năng đến trung bình; Đây là nhóm đất giàu mùn, dinh dưỡng tốt thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu và các loại cây khác.
Đất nâu vàng phát triển trên đá Bazan (Fu): Diện tích 912 ha, chiếm 22,06% tổng diện tích tự nhiên, thành phần cơ giới thịt nặng đến trung bình, đất khá giàu mùn, tỷ lệ mùn giảm theo độ sâu tầng đất. Đây là loại đất phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3.1: Diện tích, tỷ lệ các loại đất của xã Eatar
Stt
Loại đất
Ký hiệu
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1
Tổng diện tích
4.134
100
2
Đất nâu đỏ trên đá Bazan
Fk
3.222
77,94
3
Đất nâu vàng phát triển trên đá Bazan
Fu
912
22,06
(Nguồn: UBND xã Eatar, năm 2014)
3.2.2.2 Tài nguyên nước
Nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cung cấp nước từ các suối Ea Mnang, suối Ea Kdoh, suối Ea H’đinh và suối Eatar. Đây là nguồn tài nguyên nước quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn xã.
Nước ngầm: Một số khảo sát của ngành thủy lợi cho thấy mực nước ngầm ở đây tương đối dồi dào. Nguồn nước ngầm chủ yếu được các hộ gia đình khai thác để phục vụ sinh hoạt gia điình và tưới cho một số diện tích cây trồng nhỏ lẻ. Qua hỏi thăm một số giếng nước của người dân trong địa bàn xã có độ sâu trung bình từ 15 – 25m.
3.2.2.3 Tài nguyên rừng
Đến nay trên địa bàn xã không còn diệ tích rừng, vì vậy các vùng có độ dốc lớn dễ bị rửa trôi xói mòn cần chuyển sang trồng rừng hoạc sản xuất theo mô hình nông lam kết hợp.
3.2.3 Điều kiện kinh tế
3.2.3.1 Tăng trưởng kinh tế
Xã Eatar là một xã thuần nông nên có ngành nông nghiệp tương đối phát triển và đây cũng là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của xã. Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã và đang diễn ra theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, dịch vụ tuy vậy chuyển dịch còn chậm và ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn có vai trò chủ đao.
Tăng trưởng kinh tế của xã đạt 13 %/năm trở lên. Nền kinh tế của xã ngành nông nghiệp đóng góp 75%, tiểu thủ công nghiệp, thương mại đóng góp 25%.
3.2.3.2 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Về trồng trọt: Tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn xã là 3.795,3 ha chiếm 91,8 % tổng diện tích tự nhiên và có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Cây công nghiệp lâu năm có 3.795,3 ha gồm cà phê 2.850 ha, sản lượng 5.556 tấn; cây điều 40 ha, sản lượng 42 tấn; cây cao su 697 ha , sản lượng 1.215 tấn; cây hồ tiêu 33,2 ha, sản lượng 59 tấn, cây ăn quả 60 ha, sản lượng 100 tấn. Cây lương thực 185 ha, SL 614,6 tấn; cây lúa 36 ha, SL 192 tấn; cây ngô 93 ha, SL 560 tấn và rau đậu các loại 45 ha, SL 116 tấn. Các loại cây trồng đều phát triển tốt phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng.
Về chăn nuôi: Chăn nuôi cũng được quan tâm phát triển nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia đình; với đàn bò 750 con, lợn 4.541 con, đàn dê 35 con, gia cầm các loại 36.942 con và 1010 đàn ong mật. Các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm bán công nghiệp đang phát triển, chất lượng giống và công tác tiêm phòng được quan tâm.
3.2.3.3 Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
Ngành kinh tế phi nông nghiệp của xã đã hình thành và đâng trên đà phát triển, nhưng do xuất phát thấp, nên cơ cấu và giá trị của ngành văn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của xã. Toàn xã có 27 cơ sở hoạt động trong các linh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với quy mô nhỏ lẻ chủ yếu phục vu cho nhu cầu cua nhân dân trong xã. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ xã có trên 88 cơ sở.
3.2.4 Điều kiện văn hóa – xã hội
3.2.4.1 Dân số, lao động và thu nhập
Xã có 1.718 hộ với 7.743 nhân khẩu (nam 3.312 người; nữ 3.831 người). Toàn xã có 6 buôn và 5 thôn với 6 dân tộc anh em cùng sinh sống. Tổng số lao động 4.258 người chiếm 55 % tổng dân số.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 20– 26 triệu đồng / người/ năm.
3.2.4.2 Y tế
Xã Eatar có 1 trạm y tế, với 9 cán bộ và 11 cán bộ y tế thôn, buôn; xã đạt chuẩn về y tế theo bộ tiêu chí quốc gia năm 2011.
3.2.4.3 Giáo dục
Hiện trên địa bàn xã gồm có trường như sau:
Trường mẫu giáo có 5 trường công lập và 1 trường tư thục, có 12 lớp học với 255 cháu.
Trường Tiểu học có 2 trường: Trường Nguyễn Đức Cảnh có 377 học sinh và 15 lớp học; Trường Trần Cao Vân có 30 lớp với 496 học sinh.
Trường THCS có 2 trường: Trường Nguyễn Văn Bé có 14 lớp học với 785 học sinh; trường Đinh Núp có 161 học sinh.
Nhìn chung tỷ lệ trẻ đi học đúng tuổi đật 98,7%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học là 100%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 99%, tỷ lệ gióa viên đạt chuẩn là 98%.
3.2.4.4 An ninh – Quốc phòng
Luôn được xã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có kết quả và đẩy mạnh nhiệm vụ phất triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng. Công tác an ninh quốc phòng luôn được đặc biệt quan tâm. Công tác tuyên truyền giáo dục các chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước luôn được đẩy mạnh. Công tác quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được tăng cường, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ. An ninh quốc phòng luôn được giữ vững.
3.2.5 Đánh giá tổng quan về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.2.5.1 Thuận lợi
Đặc điểm địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, ngoài ra trên địa bàn hệ thống suối phân bổ khá đồng đều với lưu lượng nước chảy quanh năm và các khe suối nhỏ tạo nên nguồn sinh thủy tương đối dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển vùng sinh thái đa dạng bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Xã có tuyến giao thông liên huyện chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế xã hội với vùng lân cận.
Phần lớn cư dân sống tập trung dọc theo dường giao thông liên xã, liên thôn nên rất thuận lợi cho việc nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Xã đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đưa năng suất cây trồng, vật nuôi tăng cao. Đời sống người dân ổn định an ninh quốc phòng được giưa vững.
Mức độ ô nhiễm môi trương nước , không khí , đất đai... trên địa bàn còn chưa bị suy giảm nghiêm trọng.
3.2.5.2 Khó khăn
Một số bộ phận dân cư sống giải rác trong khu vực sản xuất nông nghiệp gây khó khăn trong việc quản lý nhân khẩu và bố trí cơ sở hạ tầng.
Sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, các ngành khác chưa phát triển là sức ép đối với đất đai.
Người dân lạm dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, canh tác không hợp lý đã làm cho môi trường ngày càng có nguy cơ bị ô nhiễm.
Các loại rác thải chưa được thu gom, chủ yếu được lưu giữ ở nhà vườn.
Các công trình hạ tầng cơ sở và kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư, nhưng do nguồn vốn còn nhiều hạn chế nên chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, thời gian tiếp theo cấn được tiếp tục quan tam đầu tư để phục vụ tốt hơn.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tuy đã được quan tâm đầu tư phát triển, song tốc độ còn chậm và nhỏ lẻ.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: gồm 3 thôn, buôn ( thôn 3, buôn Eatar và buôn Tơng Lía) của xã Eatar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Các thôn buôn này có đặc diểm đất đai, điều kiện kinh tế xã hội tiêu biểu để đại diện cho toàn xã Eatar.
Mẫu điều tra: Hộ nông dân, dung lượng 35 phiếu, phân loại theo chỉ tiêu cây hàng năm, cây lâu năm và loại vật nuôi. Gồm các tiêu chí như diện tích đất đai canh tác, sản lượng và số con, giá trị vật nuôi thu được trong năm 2014, giá trị sản xuất để phục vụ cho đề tài nghiên cứu sản xuất nông nghiệp.
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
Thông tin/số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp bao gồm các thông tin về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã (các nguồn tài nguyên, dân số - lao động, văn hóa, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng) và thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp được thu thập từ : Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã (các nguồn tài nguyên, dân số - lao động, văn hóa, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng), các báo cáo về đất đai. Báo cáo của xã liên quan đến đề tài nghiên cứu, mạng internet, báo cáo các chính sách liên quan, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã, tất cả các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Thông tin/số liệu sơ cấp
Thông tin bao gồm diện tích và sản lượng từ sản xuất nông nghiệp của hộ được tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ nội dung gồm có: Diện tích, sản lượng và giá trị cây trồng, vật nuôi của nông hộ của nông hộ.
3.3.3 Phương pháp xử lí số liệu và thông tin
Số liệu thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp theo phương pháp thống kê phục vụ cho nghiên cứu việc san xuất nông nghiệp của xã Eatar.
Các số liệu được xử lý và tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel theo các chỉ tiêu để đáp ứng các chỉ tiêu đã xác định như: năng suất cây trồng, tính tỷ lệ cơ cấu.
3.3.4 Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả sự biến động của các hiện tượng như đất đai, dân số, năng suất, sản lượng cây trồng, thu nhập.
Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng để so sánh chỉ tiêu năm sau so với năm trước.
3.3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Diện tích phân bố các loại cây trồng.
Năng xuất, sản lượng và giá trị một số cây trồng chính.
Số lượng và giá trị một số loại vật nuôi chính (gia súc và gia cầm).
Lượng tăng giảm.
Tỷ lệ và cơ cấu.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp
4.1.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Eatar
4.1.1.1 Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp chung
Nhìn chung qua các năm tỷ lệ giá trị trong nông nghiệp thì ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ lệ cao trên 80 % năm và có giá trị tương đối lớn trên 200 tỷ dồng; năm 2012 là 248.886,2 triệu đồng, năm 2014 đạt 253.815,4 triệu đồng. Qua đó cho thấy xã Eatar là xã thuần nông, sản xuất sản phẩm ngành trồng trọt là chủ yếu. Trong đó năm 2012 là 90,88 %, năm 2013 là 90,07 % và năm 2014 là 87,3 % có xu hướng giảm dần.
Bảng 4.1: Giá trị, cơ cấu ngành nông nghiệp của xã Eatar qua các năm
Stt
Ngành sản xuất
2012
2013
2014
Giá trị (tr đồng)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (tr đồng)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (tr đồng)
Tỷ lệ (%)
1
Tổng
272.360,2
100
232.949,7
100
293.662,4
100
2
Trồng trọt
248.886.2
90,88
212.983,0
90.07
259.815,4
87,30
3
Chăn nuôi
23.474,0
9,22
19.966,7
9.93
33.847,0
12,70
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của UBND xã Eatar)
Ngành chăn nuôi có xu hướng tăng năm 2012 là 9,22 % với giá trị 23.447 triệu đồng; năm 2013 là 9,93% đạt gía trị 19.966,7 triệu đồng do trong năm 2013 số lượng đàn heo giảm và năm 2014 tỷ lệ ngành chăn nuôi tăng lên 12,7 % và giá trị đạt 33.847 tỷ đồng. Ngành chăn nuôi của xã còn chưa phát triển với quy mô lớn, chỉ là đóng góp vào một phần nhỏ váo tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp của xã.
4.1.1.2 Thực trạng sản xuất ngành trồng trọt của xã Eatar
Diện tích, cây trồng ở xã Eatar
Xã Eatar là xã sản xuất cây công nghiệp với diện tích lớn.
Theo số liệu bảng 4.2: Cho thấy xã Eatar là xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 4.134 ha, trong đó diện tích trồng trọt là 3.795,3 ha chiếm 91,8 % tổng diện tích tự nhiên; diện tích nuôi cá là 13,13 ha, chiếm 0,31 % tổng diện tích tự nhiên và còn lại là diện tích sử dung cho mục đích khác.
Trong ngành trồng trọt thì diện tích trồng cây lâu năm chiếm diện tích lơn hơn hản với 3.620,2 ha, chiếm 87,57 % tổng diện tích tự nhiên và diện tích trồng cây hàng năm chỉ chiếm 4,23 % tổng diện tích tự nhiên của xã, với 175,1 ha.
Qua đó cho ta thấy diện tích đất dùng cho sản xuất cây lâu năm là chủ yếu. Xã Eatar là một xã trồng cây công nghiệp lâu năm rất lớn và là ngành có thế mạnh để phát triển.
Bảng 4.2: Diện tích, cơ cấu một số loại cây trồng chính của xã Eatar năm 2014
Stt
Loại cây trồng
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên
4.134,0
100
Tổng diện tích trồng trọt
3.795,3
91,80
1
Cây hàng năm
175,1
4,23
1.1
Lúa
36,0
0,87
1.2
Ngô
93,0
2,24
1.3
Khoai - sắn
20,0
0,48
1.4
Đậu nành
5,0
0,12
1.5
Đậu xanh
5,0
0,12
1.6
Đậu phụng
3,5
0,08
1.7
Rau đậu các loại khác
12,6
0,30
2
Cây lâu năm
3.620,2
87,57
2.1
Cà phê
2.850,0
68,94
2.2
Cao su
697,0
16,86
2.3
Điều
40,0
0,96
2.4
Hồ tiêu
33,2
0,80
3
Diện tích nuôi cá
13,13
0,31
(Nguồn: Văn phòng UBND xã Eatar, 2014)
Biến động diện tích một số loại cây trồng của xã Eatar
Theo bảng số liệu tổng hơp 4.3: Cho thấy diện tích trồng cây hàng năm thay đổi tăng giảm thất thường từ năm 2012 đến năm 2013; còn cây lâu năm diện tích tương đối ổn định.
Cây hàng năm: Năm 2012 tổng diện tích cây hàng năm là 176,3 ha, đến năm 2013 là 397 ha, tăng lên 220,7 ha. Trong đó cây Lúa tăng 4 ha lên 39 ha năm 2013; cây Ngô tăng 126,5 ha từ năm 2012 là 83,5 ha, đến năm 2013 là 210 ha; Đậu nành tăng 35 ha; Đậu phụng tăng 56,5 ha, Rau Đậu các loại khác giảm 0,6 ha và cây khoai- cây sắn giảm 0,7 ha. Năm 2014 diện tích cây hàng năm là 175,1 ha giảm 221,9 ha so với năm 2013. Trong đó cây Lúa giảm 3 ha, cây Ngô giảm 117 ha, cây Đậu nành giảm 35 ha, Đậu phụng giảm 56,5 ha và cây Rau Đậu các loại tiếp tục giảm 10,4 ha.
Bảng 4.3: Biến động diện tích một số loại cây trồng của xã Eatar qua các năm
Stt
Loại cây trồng
Diện tích (ha)
Lượng tăng giảm (ha)
2012
2013
2014
2013_2012
2014_2013
1
Cây hàng năm
176,3
397,0
175.1
220,7
-221,9
1.1
Lúa
35,0
39,0
36,0
4,0
-3,0
1.2
Ngô
83,5
210,0
93,0
126,5
-117
1.3
Khoai - sắn
20,7
20,0
20,0
-0,7
0
1.4
Đậu nành
5,0
40,0
5,0
35,0
-35,0
1.5
Đậu xanh
5,0
5,0
5,0
0
0
1.6
Đậu phụng
3,5
60,0
3,5
56,5
-56,5
1.7
Rau đậu các loại khác
23,6
23,0
12,6
-0,6
-10,4
2
Cây lâu năm
2.988,8
3.622,0
3.620,2
633,2
-1,8
2.1
Cà phê
2.193,7
2,854,0
2.850,0
660,3
-4,0
2.2
Cao su
697,0
697,0
697,0
0
0
2.3
Điều
80,0
40,0
40,0
-40,0
0
2.4
Hồ tiêu
18,1
31,0
33,2
12,9
2,2
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của UBND xã Eatar)
Cây lâu năm tăng lên 633,2 ha năm 2012 là 2.988,8 ha lên 3.622,0 ha năm 2013. Trong đó cây Cà phê tăng lên 660,3 ha, cây Hồ tiêu tăng 12,9 ha và diện tích cây Điều giảm 40 ha, do phần diện tích này cây đã già và cho năng xuất kém và để chuyển đổi sang trồng cây khác. Đến năm 2014 diện tích cây lâu năm là 3620,2 ha giảm 1,8 ha trong đó Cà phê giảm 4 ha và Cây hồ tiêu tăng 2,2 ha. Qua đó cho thấy các diện tích các loại cây trồng thay đổi theo từng năm, lúc tăng lúc giảm.
Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của xã Eatar
Bảng 4.4: Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của xã Eatar
Stt
Loại cây trồng
2012
2013
2014
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
1
Cây hàng năm
564,4
2.374,0
1.678,0
1.1
Lúa
3,05
106,8
3,12
122,0
5,33
192,0
1.2
Ngô
4,00
334,0
6,0
1.260,0
6,02
560,0
1.3
Khoai - sắn
2,99
62,0
32,0
640,0
35,50
710,0
1.4
Đậu nành
1,50
7,5
1,6
64,0
2,0
10,0
1.5
Đậu xanh
1,50
7,5
1,4
7,0
1,4
7,0
1.6
Đậu phụng
1,48
5,2
1,5
90,0
1,71
6,0
1.7
Rau đậu các loại khác
1,75
41,4
8,30
191,0
15,31
193,0
2
Cây lâu năm
6.222,0
5.253,0
6.872,0
2.1
Cà phê
2,30
5.063,0
1,45
4.143,0
1,94
5.556,0
2.2
Cao su
1,48
1.038,0
1,48
1.037,0
1,74
1.215,0
2.3
Điều
1,20
96,0
1,20
48,0
1,05
42,0
2.4
Hồ tiêu
1,38
25,0
0,80
25,0
1,77
59,0
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo UBND xã Etar)
Cây lâu năm: Năm 2012 có diện tích là 2.988,8 ha với 6.222 tấn sản lượng đến năm 2014 diện tích tăng lên 3.620,2 ha, đạt 6.872 tấn. Trong đó cây Cà phê có diện tích là 2.193,7 ha với năng suất đạt cao nhất 2,3 tấn/ha và giảm còn 1,45 tấn/ha năm 2013 do diện tích tăng lên nhưng chưa cho thu hoạch (trồng mới nhiều diện tích); năm 2014 đạt 1,94 tấn/ha với sản lượng ước đạt 5.556 tấn. Cao su có sản lượng trung bình đạt tên 1,5 tấn/ha, năm 2012 là 1,47 tấn/ha, SL đạt 1.038,0 tấn; năm 2014 NS đạt 1,74 tấn/ha, SL ước đạt 1.215,0 tấn. Năm 2013 NS tiêu là 0,8 tấn/ha với SL ước đạt 25 tấn (Sản lượng tiêu thấp do nhiều diện tích được trồng mới chưa cho thu hoạch).
Cây hàng năm: Cây lúa năm 2014 đạt NS cao nhất 5,33 tấn/ha, SL ước đạt 192 tấn; Cây nggo có năng suất tăng lien tục từ 4 lên 6 tấn/ha năm 2013 và đạt 6,2 tấn/ha năm 2014. Năng suất cao nhất là cây Khoai- sắn với 35 tấn/ha năm 2014, SL ước đạt 710 tấn, năm 2012 là 2,99 tấn/ha, năm 2013 là 30 tấn/ha. Tuy sản lượng có lớn nhưng chất lượng nhiều sản phẩm không cao dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép, chưa đạt yêu cầu của người tiêu dùng.
Giá trị, sản lượng cây trồng
Tổng sản lượng trồng trọt năm 2012 là 6.662,9 tấn giảm xuống năm 2013 là 6.635 tấn giá trị cũng giảm theo từ 248.050,6 triệu đồng còn 206.878 triệu đồng và tăng lên trong năm 2014 với SL là 7.624 tấn trị giá 256.860,4 triệu đồng. Sản lượng một số lọa cây trồng chính của xã tương đối cao tuy nhiên chất lượng còn chưa được đảm bảo. Các loại cây như lúa, ngô, rau đậu các loại chủ yếu là sản xuất để phục vụ nhu cầu gia đình.
Bảng 4.5: Giá trị, sản lượng một số cây trồng của xã Eatar
Stt
Loại cây trồng
2012
2013
2014
Sản lượng (tấn)
Giá trị (Tr đồng)
Sản lượng (tấn)
Giá trị (Tr đồng)
Sản lượng (tấn)
Giá trị (Tr đồng)
1
Lúa
106,8
373,8
122,0
488,0
192,0
806,4
2
Ngô
334,0
734,8
1.260,0
4.032,0
560,0
1.960,0
3
Cà phê
5.063,0
202,520,0
4.143,0
157.434,0
5.556,0
211.128,0
4
Cao su
1.038,0
41.520,0
1.037,0
39.406,0
1.215,0
31.590,0
5
Điều
96,0
1.152,0
48,0
768,0
42,0
756,0
6
Hồ tiêu
25,0
1.750,0
25,0
4.750,0
59,0
10.620,0
7
Tổng
6.662,8
248.050,6
6.635,0
206.878,0
7.624,0
256.860,4
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã EaTar)
Trong đó cà phê là cao nhất với trên 5.556 tấn, đạt giá trị 211.128 triệu đồng năm 2014. Cây điều là thấp nhất voái 42 tấn SL và giá trị 756 triệu năm 2014;Sản lượng và giá trị của cây Lúa liên tục tăng từ 106.8 tấn, trị giá 373,8 triệu năm 2012 lên 192 tấn năm 2014 trị giá 806,4 triệu đồng; Cây ngô đạt sản lượng cao nhất năm 2013 là 1.260 tấn, trị giá 4.032 triệu đồng; Cây Cao su có giá trị liên tục giảm từ năm 2012 là 41.520 triệu đồng xuống còn 31.590 triệu đồng năm 2014 do giại đoạn này giá cao su thế giới sụt giảm mạnh; Hồ tiêu có sản lượng ít nhưng giá trị cao năm 2014 chỉ với 59 tấn SL đã đạt GT 10.620 triệu đồng.
4.1.1.3 Thực trạng sản xuất ngành chăn nuôi của xã Eatar
Quy mô, số lượng vật nuôi của xã Eatar
Nhìn chung quy mô ngành chăn nuôi của xã Eatar Quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, chưa có tập chung quy mô lớn. Các loại vật nuôi có quy mô tương đối lớn là lợn và gia cầm. Trong đó:
Bảng 4.6: Quy mô và giá trị một số vật nuôi chính của xã Eatar
Stt
Loại vật nuôi
Số Lượng (con)
Giá trị (Tr đồng)
1
Bò
795
6.360
2
Lợn
8.500
21.250
3
Dê
150
900
4
Gia cầm
38.250
3.825
5
Ong mật
1.260
1.512
6
Tổng
33.847
(Nguồn: UBND xã Eatar, năm 2014)
Số lượng đàn bò là 795 con trị giá ước tính khoảng 6.360 triệu đồng, phần lớn là chăn nuôi theo phương pháp chăn thả tư nhiên chưa có trang trại chăn nuôi tập trung; quy mô theo từng hộ gia đình, nhỏ lẻ chưa theo phương pháp khoa học. Nên phần lớn là sản phẩm chất lượng không cao do chưa có lò giết mổ tập chung nên không thể áp dụng những công nghệ chế biến tiên tiến.
Tổng đàn Lợn lên tới 8.500 con, giá trị ước đạt 21.250 triệu đồng, trên địa bàn xã người dân bắt đầu chăn nuôi theo quy mô trang trại, đúng theo khoa học.
Đàn dê mới được bà con nhân dân ở xã Eatar chăn nuôi 2 năm gần đây; số lượng có 150 con giá trị tới 900 triệu đồng.
Gia cầm các loại có số lượng lớn nhất lên tới 38.250 con, chiếm số lượng nhiều nhất, giá trị ước đạt 3.825 triệu đồng và Ong mật có 1.260 đàn
Biến động số lượng vật nuôi của xã Eatar
Nhìn chung số lượng vật nuôi của xã tăng lên qua các năm, số lượng Bò và lợn có giảm ở năm 2013. Số lượng lợn giảm do dịch bệnh với giá cả bấp bênh nên người dân giảm quy mô chăn nuôi xuống.
Bảng 4.7: Biến động số lương vật nuôi của xã Eatar qua các năm
STT
Loại vật nuôi
Số lượng (con)
Lượng tăng giảm (con)
2012
2013
2014
2013_2012
2014_2013
1
Bò
757
750
795
-7
45
2
Lợn
4.559
3.621
8.500
-938
4.879
3
Dê
35
150
35
115
4
Gia cầm
35.965
36.942
38.250
977
1.308
5
Ong mật
910
1.010
1.260
100
250
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của UBND xã Eatar)
Trong đó: Số lượng Bò năm 2012 là 757 con đến năm 2013 còn 750 con giảm 7 con so với năm trước, tới năm 2014 tăng lên 45 con tổng đàn đạt 795 con.
Tổng đàn Heo năm 2012 là 4.559 con giảm 938 con ở năm 2013 còn 3.621 con, đến năm 2014 tăng mạnh lên 4.879 con, tổng số con đạt 8.500 con. Do người dân bắt đầu đầu tư chăn nuôi Heo theo kiểu trang trại, quy mô vừa và nhỏ.
Đàn Dê năm 2012 không có côn nào đến năm 2013 có 35 con và tới năm 2014 tăng lên 115 con, số lượng đạt 150 con.
Đàn Gia cầm có số lượng lớn nhất năm 2012 có 35.956 con tăng lên 1.308 con ở năm 2014 với số lượng lên tới 38.250 con.
Đàn Ong mật năm 2013 có 1.010 đàn tăng lên 100 đàn so với năm 2012; năm 2014 có 1260 đàn tăng 250 đàn so với năm 2013.
Qua bảng số liệu cho thấy số lượng các loại vật nuôi thay đổi tăng giảm tùy từng loại vật nuôi và từng năm. Nhiều nhất là đàn lợn.
Giá trị một số vật nuôi của xã Eatar qua các năm
Theo bảng số liệu 4.8: Số lượng đàn Gia cầm là nhiều nhất trên 35.000 con, năm 2014 là cao nhất với 38.250 con, giá trị ước đạt 3.825 triệu đồng; Thấp nhất là đàn dê năm 2014 có 150 con, giá trị Ước đạt 900 triệu đồng. Giá trị đạt cao nhất là đàn Lợn năm 2014 là 21.250 triệu đồng với số lượng lên tới 8.500 con. Từ đó cho ta thấy xã Eatar chăn nuôi nhiều nhất là lợn và gia cầm. Và có giá trị đóng góp lớn nhất trong ngành chăn nuôi. Tổng giá trị ngành chăn nuôi đóng góp cho ngành nông nghiệp của xã nhỏ, chỉ chiếm 12,7 %.
Ngành lâm nghiệp của xã Eatar không: Đến nay xã đã không còn diện tích cho sản xuất lâm nghiệp; rừng hoàn toàn đã bị khai thác hết và chuyển sang cho sản xuất nông nghiệp.
Bảng 4.8: Giá trị các loại vật nuôi chính của xã Eatar (Đvt: Triệu đồng)
STT
Loại vật nuôi
2012
2013
2014
Số lượng (con)
Giá trị
Số lượng (con)
Giá trị
Số lượng (con)
Giá trị
1
Bò
757
7.570,0
750
6.000,0
795
6.360,0
2
Lợn
4.559
11.397,5
3.621
9.052,5
8.500
21.250,0
3
Dê
0,0
35
210,0
150
900,0
4
Gia cầm
35.965
3.596,5
36.942
3.694,2
38.250
3.825,0
5
Ong mật
910
910,0
1.010
1.010,0
1260
1.512,0
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của UBND xã Eatar)
4.1.2 Thực trạng sản suất nông nghiệp của nông hộ
Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng của nông hộ
Bảng 4.9: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng của Nông hộ
Stt
Loại cây
Diện tích (ha)
Diện tích bình quân trên hộ (tấn)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
Sản lượng bình quân trên hộ (ha)
1
Cà phê
50,7
1,44
2,0
101,40
2,89
2
Cao su
25,7
0,73
1,2
30,84
0,88
3
Hồ tiêu
2,5
0,07
1,5
3,75
0,10
4
Điều
1,7
0,04
1,0
1,70
0,04
5
Ngô
8,6
0,24
6,0
51,60
1,47
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ, 2014)
Cà phê là loại cây nông hộ trồng nhiều nhất với diện tích 50,7 ha SL ước đạt 101,4 tấn, NS đạt 2 tấn/ha; cây Cao su có diện tích 25,7 ha, NS đạt 1,2 tấn/ha, SL đạt 30,84 tấn/ha; Hồ tiêu có năng suất 1,5 tấn/ ha, với DT 2,5 ha, SL ước đạt 3,75 tấn; Diện tích cây điều là 1,7 ha, có NS 1 tấn/ha, SL đạt 1,7 tấn; Và cây ngô có 8,6 ha, NS 6 tấn/ha, SL đạt 51,6 tấn. Năng suất các loại cây trồng tương đối cao và ổn định.
Tổng diện tích đất canh tác bình quân trên một hộ là 2,48 ha/hộ, nhiều nhất là cà phê với 1,44 ha/hộ, sản lượng trên 2,89 tấn. Cho thấy các hộ nông dân ở xã Eatar chủ yếu sản xuất cà phê. Còn diện tích cây điều và hồ tiêu chủ yếu là trồng xen với cây cà phê.
Giá trị, sản lượng cây trồng của nông hộ
Tổng sản lượng cây trồng của nông hộ đạt 189,29 tấn và giá tri đạt 5.659 triệu đồng. Trong đó cao nhất là Cây cà phê có sản lượng 101,4 tấn và đạt giá trị 3.853,2 triệu đồng; thấp nhất là cây Điều 1,7 tấn và trị giá 42,5 triệu đồng. Cây Cao su Đạt 30,84 tấn, có giá trị 925,2 triệu đồng; cây Tiêu có SL là 3,75 tấn, trị giá 637,5 triệu đồng và cây ngo có SL 51,6 tấn trị giá 180,6 triệu đồng.
Tổng giá trị bình quân đầu người đạt 161,68 triệu đồng/ hộ; cao nhất là thu nhập từ sản xuất cà phê.
Bảng 4.10: Giá trị, sản lượng một số cây trồng của nông hộ năm 2014
Stt
Loại cây
Sản lượng (tấn)
Giá trị (Triệu đồng)
Giá trị bình quân trên hộ (Tr đồng)
1
Cà phê
101,4
3.853,2
110,09
2
Cao su
30,84
925,2
26,43
3
Hồ tiêu
3,75
637,5
18,21
4
Ngô
51,6
180,6
5,16
5
Điều
1,7
42,5
1,21
6
Tổng
189,29
5.659,0
161,68
(Nguồn: Tổng hợp tính toán từ phiếu điều
Giá trị một số vật nuôi của hộ nông dân
Đàn gà được các hộ nông dân nuôi nhiều nhất lên tới 1.200 con giá trị ước đạt 108 triệu đông; nhưng phần lớn là họ dùng để phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Số lượng đàn bò là 25 con chủ yếu là các hộ nông dân người Ê đê chăn nuôi. Lơn có 120 con, được các hộ người kinh nuôi nhiều và các người đông dân tộc thiểu số nuôi chủ yếu để phục vụ nhu cầu gia đình vào các dịp lễ tết, giá trị ước đạt 300 triệu đồng. Vịt có 200 con với giá trị ước đạt 20 triệu đồng. Từ đó cho thấy đàn bò được người Ê đê nuôi nhiều nhất; Quy mô chăn nuôi nhỏ chủ yếu là phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình.
Bảng 4.11: Số lượng giá trị các loại vật nuôi của Nông hộ
Stt
Loại vật nuôi
Số lượng (con)
Giá trị ( Tr đồng)
Giá trị bình quân/hộ (triệu đồng)
1
Bò
25
200
5,71
2
Lợn
120
300
8,57
3
Gà
1.200
108
3,08
4
Vịt
200
20
0,57
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Giá trị chăn nuôi bình quân trên một hộ là trên 17 triệu đồng/ năm, tương đối thấp.
4.2 Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp của xã Eatar
4.2.1 Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của xã Eatar
4.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Đất đai của xã chủ yếu đỏ ba zan, diện tích 3.222 ha, chiếm 77,94% tổng diện tích tự nhiên. Địa hình của xã có xu hướng thấp dần từ phía Đông Bắc xuống phía Tây, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 500 - 550m, tương đối bàng phảng ít bị chia cắt. ảnh hưởng tới việc phân bổ các loại cây trồng và quy mô sản.
Xã Eatar thuộc tiểu vùng khí hậu của vùng trung tâm tỉnh Đắk Lắk, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô ảnh hưởng tới việc phân bố sản xuất cây trồng theo mùa và tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống sông suối trên địa bàn xã Eatar tương đối phong phú. Mật độ sông suối phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng trong xã, với hướng chảy chính là Đông – Tây, điều này ảnh hưởng tới việc phân bổ nguồn nước tưới cho nông nghiệp vào mùa khô.
4.2.1.2 Cơ sở hạ tầng
Hầu hết các con đường giao thông trên địa bàn xã đã được cúng hóa không còn tình trạng bùn lầy vào mua mưa điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc vân tải hàng hóa nông sản đi tiêu thụ.
Các công trình hồ đập chứa nước như (Ea kăp, Ea Rin, Ea kđoh, Ea Kiêng, hồ thôn 1, 2), lưu lượng nước trong các hồ phụ thuộc vào lương mưa trong năm. Các hồ này chủ yếu là dùng để phân bổ nước tưới cho cây công nghiệp.
4.2.1.3 Lao động và con người
Xã có 1.718 hộ với 7.743 nhân khẩu (nam 3.312 người; nữ 3.831 người). Toàn xã có 6 buôn và 5 thôn với 6 dân tộc anh em cùng sinh sống. Tổng số lao động 4.258 người chiếm 55% tổng dân số. Phần lớn là lao động ở lĩnh vực nông nghiệp điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp.
4.2.1.4 Công nghệ và khoa học
Hiện nay trong nông nghiệp nếu thiếu khoa học và công nghị thì không thể sản xuất ra nhưng sản phẩm nông nghiệp chất lượng và giá thành thấp do phải tốn nhiều công lao động. Xã Eatar do nhiều yếu tố nên khoa học và kỹ thuật mới được đưa vào áp dụng cho sản xuất chưa lâu
4.2.1.5 Chính sách nông nghiệp
Chính sách kinh tế của nhà nước cũng ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của xã Eatar. Hiện nay xã còn thiếu những chính sách hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
4.2.2 Xác định những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của xã Eatar
4.2.2.1 Thuận lợi
Đất đai của xã chủ yếu đỏ ba zan, diện tích 3.222 ha, chiếm 77,94% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất có đặc điểm tầng đất dày trên 100 cm, thành phần cơ giới năng đến trung bình; Đây là nhóm đất giàu mùn, dinh dưỡng tốt là điều kiện thuận lợi thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu và các loại cây khác phát triển.
Xã có diện tích cây cà phê rất lớn lên tới 2.850, sản lượng lên tới 5.556 tấn đây là điều kiện thuận lợi để phát triển vùng sản suất tập trung.
Phần lớn, trên 90% diện tích đất nông nghiệp của nhân dân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, đây là điều kiện thuận lợi để người dân an tâm đầu tư vào sản xuất.
Dân số đông trên 7 nghàn người, với trên 40% lao dông hoạt động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp đây là điều kiện rất thuận lợi cho mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Xã Eatar là một xã sản xuất nông nghiệp thuần nông nên người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, ngoài ra trên địa bàn hệ thống suối phân bổ khá đồng đều với lưu lượng nước chảy quanh năm và các khe suối nhỏ tạo nên nguồn sinh thủy tương đối dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển vùng sinh thái đa dạng bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Người dân trên địa bàn xã bắt đầu đầu tư chăn nuôi heo với quy mô trang trại điều này rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hóa chất lượng tốt.
Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được UBND xã triển khai thực hiện đến từng hộ gia đình; tổ chức lớp tập huấn kỹ năng chăn nuôi, phòng chống dịch có 140 người tham gia năm 2014.
Xã có tuyến giao thông liên huyện chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế xã hội với vùng lân cận. Đặc biệt là vận chuyển hàng hóa nông nghiệp đi bán.
4.2.2.2 Khó khăn
Tuy giá trị nông sản phẩm đem lại cho người nông dân khá là cao ước đạt 293.662,4 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người lên tới 26 triệu đồng/ người/ năm; nhưng phần lớn sản phẩm là sản phẩm thô không qua chế biến.
Khoa học, kỹ thuật thì mới được áp dụng vào sản xuất ở xã nhưng năm gần đây nên còn thiếu kinh nghiệm sản xuất theo khoa học. Kỹ thuật chăm bón chưa theo khoa học nên nông sản có chất lượng chưa tốt.
Khả năng tiếp cận thị trường của người dân chưa cao nên chưa có khả năng sản xuất những sản phẩm có chất lượng, phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Chăn nuôi chủ yếu theo phương pháp truyền thống chưa chú trọng đến việc sản xuất hàng hóa.
Quy mô sản xuất nhỏ.
Công nghiệp chế biến chưa phát triển, vốn đầu tư không lớn.
Thiếu nguồn nhân lực có tâm, có tầm và có năng lực.
Thiếu các tổ chức hợp tác đảm nhiệm yêu cầu tìm đầu gia cho sản phẩm.
Những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường dẫn đến mùa khô thì thiếu nước tưới, nhiều con suối cạn trơ đáy không có nước làm ảnh hưởn nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp của xã.
4.2.3 Đề xuất một số giải giải quyết khó khăn và nâng cao chất lượng sản phẩm cho ngành nông nghiệp của xã Eatar
4.2.3.1 Định hướng
Ví dụ như người Nhật tại sao từ một nước bại trận, nghèo tài nguyên nhất thế giới, nền nông nghiệp thì kém phát triển lại trở thành một cường quốc kinh tế và có một nền nông nghiệp tiên tiến sản phẩm chất lượng cao. Là vì họ biết nhìn xa trông rộng nắm bắt được xu hướng phát triển và nhu cầu sản phẩm của thị trường.
Ngoài nhật bản còn có Hàn Quốc sau khi thực hiện công cuộc hiện đại hóa thì nền nông nghiệp của họ trở nên rất lạc hậu, thu nhập của người nông dân rất là thấp. Khi nhận ra vấn đề họ đã tiến hành hiện đại hóa nên nông nghiệp của đất nước. và nền nông nghiệp của họ hiện nay phát triển ở một trình độ rất cao.
Isaen là một nước mới thành lập được trên 65 năm và phải đối đầu với rất nhiều quốc gia thù địch hàng sóm; phần lớn diện tích của đất nước họ là sa mạ mà tại sao??? Isaen vẫn có một nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới, chất lượng sản phẩm rất tốt đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của châu âu (khách hàng khó tính nhất về chất lượng)
Tất cả là vì họ đi theo một su hướng tất yếu của nền nông nghiệp thế giới trong tương lai; là một nền nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
4.2.3.2 Giải pháp
1) Tiến hành phân tích đánh giá tiềm năng thế mạnh của xã để có trọng điểm đầu tư phát triển.
2) Cần nâng trình độ kỹ thuật của người nông dân bằng cách tuyên truyền và hướng dẫn cho người dân các kỹ thuật chăm sóc cây trồng theo khoa học và đúng quy trình kỹ thuật. Và tổ chức giới thiệu các mô hình mới đem lại hiệu quả cao đã thực hiện thành công.
3) Cần phải có tổ chức chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người nông dân. Chính quyền phải đóng vai trò là người thúc đẩy và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tổ chức này có thể hoạt động một cách tốt nhất.
4) Tiến hành xây dựng thêm một hồ chứa nước ơ khu vực tiếp giáp giữa xã Eatar và xã Ea kiết. Nguồn kinh phí xin đầu tư của ngân sách và huy động từ các daonh nghiệp.
5) Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật khuyến nông cho người nông dân, đăc biệt là sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Các lớp tập huấn này cần phải cho người nông dân chủ động đi tham gia; đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn là hội nông dân và chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật là cán bộ khuyến nông. Một năm ít nhất phải tổ chức được 5 lớp tập huấn như vậy. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước và đóng góp của người dân.
6) Cần xây dựng chính sách ưu đãi cho ngành công nghiệp chế biến để thu húp vốn đầu tư.
7) Hoàn thiện các công trình cơ sở hạ tầng đường giao thông, nạo vét kênh mương phụ vụ tưới nước cho ngành nông nghiệp của xã.
8) Cần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và thu hút người từ địa phương đi học quay về lại địa phương làm việc cho ngành nông nghiệp.
9) Tiến hành thực hiện tổng hợp các biện pháp trên.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành nông nghiệp tại xã Eatar cần phải lên kế hoạch cụ thể chi tiết để từng bước tiến tới một nền nông nghiệp sản xuất sản phẩm đạt yêu cầu của thị trường. Cụ thể như sau:
Bước 1) Chính quyền đứng ra tổ chức tiến hành thành lập hợp tác xã nông nghiệp và thuyết phục các hộ dân tham gia vào hợp tác xã này: Hợp tác xã này Chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào cây, con giống chất lượng; Tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm và tìm hiểu cung cấp thông tin thị trường, yều cầu của người tiêu dùng cho các hộ nông dân. Hợp tác xã này chịu trách nhiệm cung cấp và hướng dẫn các kỹ thuật cần thiết để tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu của thị trường. Đóng vai trò trung gian liên kết nông dân với các doanh nghiệp thu mua. Yêu cầu cần có một người đủ uy tín tạo được niềm tin của người nông dân để hộ tham gia tích cực.
Bước 2) Tiến hành đào tạo nguồn nhân lực. Cử người đị học tập tại các trường đại học. Đi thăm quan học tập kinh nghiệm tại các mô hình nông lâm kết hợp đã thành công.
Bước 3) Phổ biến, chuyển giao kinh nghiệm và cán bộ xuống hướng dẫn tận cho người nông dân những yêu cầu kỹ thuật cần thiết.
Bước 4) Thường xuyên cử cán bộ của hợp tác xã xuống kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật với sản phẩm nông sản của người nông dân và hướng dẫn những kỹ thuật họ chưa nắm vững.
Bước 5) Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp mà xã có thế mạnh là cây cà phê.
Bước 6) Từng bước chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới cho người dân. Bằng việc mở các lớp tập huấn, khuyến nông.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Xã Eatar là một xã thuần nông nên có ngành nông nghiệp tương đối phát triển và đây cũng là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của xã. Xã Eatar là có diện tích tương đối lớn, với tổng diện tích tự nhiên là 4.134 ha và dân số trên 7.700 người. Diện tích cho sản xuất nông nghiệp là 3.795,3 ha chiếm 91,8 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó sản xuất sản phẩm từ trồng trọt là chủ yếu, năm 2014 tổng SL trồng trọt là 7.624 tấn, giá trị ước đạt 256.860,4 triệu đồng; ngành chăn nuôi của xã còn chưa phát triển mạnh chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn ngành nông nghiệp của xã.
Diện tích các loại cây trồng biến động không lớn và số lượng vật nuôi cũng biến đổi không lớn; Tuy nhiên vẫn còn nhiều thay đổi tăng giảm ở số lượng đàn lợn và gia cầm.
Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 26 triệu đồng, phần lớn thu nhập này là từ sản xuất nông nghiệp. Trong đó ngành nông nghiệp đóng góp 75% cho nền kinh tế của xã, với giá trị ước đạt trên 290 tỷ đồng.
Sản xuất sản phẩm nông nghiệp của xã còn gặp nhiều khó khăn.Phần lớn các sản phẩm nông nghiệp đều là sản phẩm thô chưa qua chế biến nên giá trị không lớn, chất còn chưa đạt yêu cầu nên lợi nhuận đem lại cho người nông dân không cao.
Kiến nghị
5.2.1 Đối với nhà nước
Nhà nước cần quan tâm đầu tư hơn nữa tới công nghiệp chế biến nông sản.
Đề nghị với các cấp chính quyền quan tâm, xây dựng các chính sách tạo điều kiện thuận lợi ưu tiên cho ngành công nghiệp chế biến nông sản của địa phương phát triển.
Hoàn hiện hệ thống quản lý nhà nước về mọi mặt. Nhà nước phải là người đóng vai trò cầu nối giữa người nông dân sản xuất nông sản với các doanh nghiệp và nhà khoa học.
Tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hình thành và phát triển.
5.2.2 Đối với địa phương
Đảng bộ và chính quyền xã cần xây dựng cho mình một bộ máy lãnh đạo vững mạnh, có đầy đủ những năng lực, trình độ cần thiết, luôn luôn nhiệt tình trong công việc, năng động sáng tạo.
Khi có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền xã cần xây dựng những chương trình thực hiện một cách khoa học, cụ thể, phân công công việc rõ ràng cho từng bộ phận thông qua một ban chỉ đạo chung.
Cử người đi học để tạo nhân lực có trình độ năng lực và trách nhiệm cho địa phương.
Đề nghị ban lãnh đạo UBND xã xem xét và đứng ra tổ chức, thành lập hợp tác xã nông nghiệp và chịu trách nhiệm cho hợp tác xã này.
Đề nghị hội nông dân và cán bộ khuyến nông xem xét và tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật để người nông dân nắm vững kỹ thuật áp dụng vào sản xuất.
Bản thân nông hộ không thể cứ trồng chờ vào sự trợ giúp từ bên ngoài, từ những chính sách ưu đãi của nhà nước và chính quyền địa phương. Họ cần phải tích cực trong việc học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, chủ động tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Tham gia các hoạt động khuyến nông được tổ chức trên địa bàn, cần phải đảm bảo tính hiệu quả, không nên vì mục đích kinh tế mà tham gia với số lượng quá đông như cả gia đình tham gia. Năng động, sáng tạo, linh hoạt trong quá trình sản xuất kinh doanh (tìm thị trường, các nguồn cung cấp, nơi tiêu thụ sản phẩm).
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Tuyết Hoa Niêkđăm. Bài giảng Kinh tế Phát triển Nông thôn, năm 2010
2. Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Đai học kinh tế quốc dân.
3. UBND xã Eatar: Báo cáo thuyết minh: Quy hoạch sử dụng dất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng 5 năm kỳ đầu (2011-2020) xã Eatar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
4. UBND xã Eatar: Báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ 2013.
5. UBND xã Eatar: Báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ 2014
6. UBND xã Eatar: Báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ 2015.
7. VP UBND xã Eatar. UBND xã Eatar: Số liệu thống kê mảng kinh tế nông nghiệp của xã.
8. Cổng thông tin điện tử - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn,
9. Trang web của Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn.
10.
11.
12. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị ở lãnh thổ Đài Loan, Trương Hoàng. Dẫn từ
13.Phát triển Nông nghiệp, nông thôn của Nhật Bản - kinh nghiệm cho Việt Nam, Nguyễn Hồng Thư, dẫn từ
14. Kinh nghiệm xây dựng phát triển nông thôn ở Thái Lan và Trung Quốc, bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nguyễn Hoàng Xa. Dẫn Từ
https://www.google.com/search?q=kinh+nghi%E1%BB%87m+ph%C3%A1t+tri%E1%BB%83n+n%C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p+%E1%BB%9F+c%C3%A1c+n%C6%B0%E1%BB%9Bc&oq=kinh+&aqs=chrome.0.69i59j69i57j0l6.3906j0j7&sourceid=chrome&es_sm=93&ie=UTF-8#.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Đắk Lắk, ngày.tháng..năm 2015
Người hướng dẫn
(ký, ghi rõ họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_san_xuat_nong_nghiep_tai_xa_eatar_huyen_cu_m_ga_tinh_dak_lak_1665.doc