Qua quá trình nghiên cứu phân tích ta nhận thấy việc thu hút vốn đầu tư tại
KCN Nam Đông hà đã đạt được những thành quả nhất định trong công tác đầu tư. Từ
đó tôi có một số kết luận sau:
- Tỷ lệ lấp đầy KCN Nam Đông Hà tăng nhanh qua các năm từ 62,54 % vào
năm 2010 lên 93,71 % vào năm 2012, KCN này đã thu hút được nhiều dự án thuộc các
lĩnh vực sản xuất khác nhau, qua đó, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Số
vốn đầu tư của KCN Nam Đông Hà có xu hướng tăng, đạt 483,176 tỷ đồng vào năm
2012 và số dự án chiếm tỷ trọng cao so với các KCN khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Lượng vốn đầu tư chưa nhiều và không ổn định do chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố khách quan và chủ quan.
- Vốn đầu tư vào KCN là vốn đầu tư trong nước nhằm mục đích sản xuất kinh
doanh, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là vốn NSNN và chưa thu hút được vốn đầu
tư nước ngoài.
- Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nhất là vấn đề hạ tầng
KCN và chất lượng nguồn nhân lực.
- Hiệu quả hoạt động của KCN Nam Đông Hà chưa cao, giá trị đầu tư trên một
đơn vị diện tích đang còn thấp.
* Kiến nghị
Đối với Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị cũng như các ban
ngành liên quan của tỉnh:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư và đa dạng hóa các hình
thức xúc tiến đầu tư.
- UBND tỉnh và BQL KKT tỉnh cần đánh giá chính xác năng lực của các nhà
đầu tư, lựa chọn những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh và có dự án khả thi. Đồng thời,
tạo mọi điều kiện để chủ đầu tư tiến hành thực hiện dự án trong KCN một cách thuận
lợi, tránh tình trạng kéo dài tiến độ thực hiện dự án.
- Cần đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của KCN nhằm kịp thời phát huy
những thành tựu đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
ĐẠI HỌC KINH TẾ
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Nam đông hà, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
543 03 246,040 05 1.685,861 02 278,200 14 2.473,749
- Khu KT – TM đặc
biệt Lao Bảo
34 2.740,064 03 225,034 08 418,201 02 46,000 47 3.429,299
Tổng 48 4.022,356 13 772,950 23 2.470,417 04 324,200 88 7.589,923
Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 41
2.3. Kết quả thực hiện đầu tư ở khu công nghiệp Nam Đông Hà
2.3.1. Số lượng dự án đầu tư vào khu công nghiệp Nam Đông Hà
Số lượng dự án đầu tư là một trong những chỉ tiêu phản ánh rõ nét kết quả của
hoạt động thu hút đầu tư. Qua 3 năm qua, tổng số dự án đầu tư vào toàn tỉnh Quảng Trị
có xu hướng tăng, từ 72 dự án vào năm 2010 tăng nhanh lên 110 dự án vào năm 2011
và 114 dự án vào năm 2012.
Như phân tích ở phần trước, số dự án đầu tư vào các KCN của tỉnh Quảng Trị có
xu hướng giảm dần, năm 2011 giảm 29,17 % so với năm 2010 và năm 2012 giảm 29,41
% so với năm 2011. Trong tổng số dự án đầu tư vào các KCN của tỉnh Quảng Trị, số dự
án đầu tư vào KCN Nam Đông Hà chiếm tỷ trọng ngày càng cao, từ 45,83 % vào năm
2010 tăng lên 52,94 % vào năm 2011 và 75 % vào năm 2012. Điều này lí giải rằng hiệu
quả đầu tư vào KCN Nam Đông Hà cao hơn so với KCN Quán Ngang, đồng thời, KCN
này đã dần dần nhận được sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư khi đến với tỉnh Quảng
Trị, đó cũng là kết quả của sự nỗ lực quảng bá và xúc tiến đầu tư của BQL KKT tỉnh
Quảng Trị đến các nhà đầu tư.
Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng là một vấn đề được ưu tiên hàng đầu
trong công tác đầu tư phát triển KCN hiện nay. Vấn đề triển khai thực hiện các dự án
đầu tư vào cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng đến việc thu hút các dự án thuộc các lĩnh
vực khác. Do đó, số lượng dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng cao
trong tổng số dự án đầu tư vào KCN Nam Đông Hà, 45,46 % vào năm 2010, 33,34 %
vào năm 2011. Tuy nhiên, số lượng dự án trong lĩnh vực này lại có xu hướng giảm, năm
2011 giảm 2 dự án so với năm 2010 (tương ứng giảm 40 %) còn vào năm 2012 lại
không có dự án nào. Nguyên nhân là do tại KCN Nam Đông Hà không có nhà đầu tư
vào kinh doanh hạ tầng kĩ thuật mà các dự án đầu tư chủ yếu sử dụng vốn NSNN cho
nên nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, các dự án cũ còn nợ khối lượng và không có dự án
đầu tư mới.
Trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng, số dự án đầu tư có xu hướng tăng, nâng
tỷ trọng dự án của ngành trong tổng số dự án đầu tư vào KCN Nam Đông Hà từ 9,09 %
vào năm 2010 lên 22,22 % vào năm 2011 và năm 2012. Số dự án trong ngành công
nghiệp cơ khí, điện tử qua 3 năm lại tăng giảm không ổn định, từ 2 dự án vào năm 2010
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 42
giảm xuống còn 1 dự án vào năm 2011 và tăng lên 4 dự án vào năm 2012, với tốc độ
tăng trưởng bình quân 41,42 %/năm, kéo theo tỷ trọng số dự án ngành công nghiệp cơ
khí, điện tử trong tổng số dự án lên đến 44,44 % vào năm 2012. Những con số này
chứng minh rằng BQL KKT tỉnh Quảng Trị ngày càng chú trọng thu hút những dự án
có công nghệ cao, đem lại hiệu quả đầu tư lớn, làm động lực cho sự phát triển của KCN
Nam Đông Hà.
Mặt khác, số dự án đầu tư vào KCN Nam Đông Hà trong ngành công nghiệp
may mặc và hàng thủ công mỹ nghệ trong 2 năm, 2010 và 2011, mỗi năm đều có 1
dự án, riêng năm 2012 không có dự án nào. Mặc dù số dự án trong ngành này không
nhiều nhưng đã tạo được công ăn việc làm, góp phần cải thiện cuộc sống cho nhiều
người lao động.
Ngành công nghiệp chế biến là một trong những ngành trọng yếu trong KCN
Nam Đông Hà, trong đó chế biến nông, lâm, thủy sản là chủ yếu. Số dự án trong ngành
này vào năm 2010 và năm 2011đều là 2 dự án, bước sang năm 2012, số dự án đã tăng
lên 3 dự án, với tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 22,47 %/năm, đồng thời tỷ trọng dự
án trong ngành chế biến nông, lâm, thủy sản trong tổng số dự án đầu tư vào KCN Nam
Đông Hà từ 18,18 % vào năm 2010 lên 33,34 % vào năm 2012.
Như vậy, KCN Nam Đông Hà đã thu hút được dự án thuộc nhiều ngành nghề
khác nhau, mặc dù số lượng không nhiều và biến động không ổn định nhưng phần nào
đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của KCN nói riêng và công nghiệp tỉnh Quảng Trị
nói chung. BQL KKT tỉnh Quảng Trị cũng như các cấp, ban ngành khác cần quan tâm,
ưu tiên hơn nữa đến việc thu hút các ngành kinh doanh có công nghệ cao, thân thiện với
môi trường và sử dụng nhiều lao động nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững trên
cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 43
Bảng 8: Số lượng dự án đầu tư vào khu công nghiệp Nam Đông Hà qua 3 năm (2010-2012)
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 So sánh
Số dự
án
Tỷ
trọng
(%)
Số dự
án
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
án
Tỷ
trọng
(%)
2011/2010 2012/2011
+/- % +/- %
Tổng số dự án đầu tư trong tỉnh 72 100,00 110 100,00 114 100,00 38 52,78 4 3,64
1. Dự án đầu tư vào KKT 5 6,94 8 7,27 12 10,53 3 60,00 4 50,00
2. Dự án đầu tư vào KCN 24 33,33 17 15,45 12 10,53 -7 -29,17 -5 -29,41
3. KCN Nam Đông Hà 11 45,83 9 52,94 9 75,00 -2 -18,18 0 0,00
- Xây dựng cơ sở hạ tầng 5 45,46 3 33,34 0 0,00 -2 -40,00 -3 -100,00
- Sản xuất vật liệu xây dựng 1 9,09 2 22,22 2 22,22 1 -50,00 0 0,00
- Công nghiệp cơ khí điện tử 2 18,18 1 11,11 4 44,44 -1 -50,00 3 300,00
- Công nghiệp may mặc và hàng
thủ công mỹ nghệ
1 9,09 1 11,11 0 0,00 0 0,00 -1 -100,00
- Chế biến nông, lâm, thủy sản 2 18,18 2 22,22 3 33,34 0 0,00 1 50,00
Nguồn: Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Trị và Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 44
2.3.2. Số lượng lao động làm việc trong khu công nghiệp Nam Đông Hà
Việc hình thành các KCN - nơi tập trung một số lượng lớn các doanh nghiệp, đã
mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, thu hút lao động ở nhiều trình độ khác nhau,
nhờ đó đã giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, trong đó có một phần đáng
kể là lao động nông thôn dư thừa, giúp họ có một công việc ổn định, được đào tạo tay
nghề, chuyên môn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần tích cực vào việc đẩy
lùi các tệ nạn xã hội.
Qua 3 năm (2010-2012), các doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Quảng Trị đã và
đang hoạt động khá hiệu quả, số doanh nghiệp tăng từ 12 doanh nghiệp lên 15 doanh
nghiệp vào năm 2012. Các doanh nghiệp đã thu hút và tạo việc làm cho hàng ngàn lao
động, số lao động tham gia làm việc năm sau cao hơn năm trước, tăng từ 2.017 người
vào năm 2010 lên 2.359 người vào năm 2011 và đạt mức 2.899 người vào năm 2012,
tăng 43,73 % so với năm 2010.
Biểu đồ 4: Số lượng lao động làm việc tại KCN Nam Đông Hà
qua 3 năm (2010-2012)
Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 2 KCN đang hoạt động là KCN Nam Đông Hà
và KCN Quán Ngang nhưng đa số lao động làm việc ở KCN Nam Đông Hà. Qua biểu
đồ 4, ta thấy số lao động ở KCN này luôn chiếm trên 2/3 số lao động trong các KCN,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 45
cụ thể chiếm 94,70 % năm 2010, 89,87 % năm 2011 và 75,37 năm 2012. Trong 3 năm
qua, số lao động ở KCN Nam Đông Hà tăng nhẹ qua các năm, từ 1.910 người năm
2010 lên 2.185 người năm 2012 với tốc độ tăng trưởng so với năm 2010 là 14,40 %,
nguyên nhân là do các dự án sản xuất kinh doanh của một số DN mở rộng quy mô kéo
theo nhu cầu tuyển dụng lao động tăng lên. Điều này có ý nghĩa tích cực trong việc
giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động.
2.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp Nam Đông Hà
Trong những năm qua, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung
của cả nước nhưng các doanh nghiệp trong KCN Nam Đông Hà vẫn nỗ lực duy trì hoạt
động sản xuất kinh doanh khá hiệu quả, đạt được những kết quả rõ nét và đáng ghi nhận.
Bảng 9: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp Nam Đông Hà qua 3 năm (2010-2012)
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
2012/2010
+/- %
1. Tổng doanh thu 362,610 740,456 1.143,164 780,554 215,26
2. Giá trị đóng góp NS 20,304 30,946 26,280 5,976 29,43
3. Giá trị xuất khẩu 40,000 218,781 382,012 342,012 855,03
Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị
Qua bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong giai đoạn
2010-2012 tăng cao một cách ổn định, từ 362.610 tỷ đồng năm 2010 lên 740.456 tỷ
đồng năm 2011 và đạt 1.143,164 tỷ đồng vào năm 2012, đạt tốc độ tăng trưởng cao,
215,26 %. Về giá trị đóng góp vào ngân sách lại tăng giảm không ổn định, năm 2011
tăng 10,642 tỷ đồng so với năm 2010 nhưng vào năm 2012, mặc dù doanh thu tăng
nhưng giá trị đóng góp vào ngân sách lại giảm đi 4,666 tỷ đồng so với năm 2011. Bên
cạnh đó, hoạt động xuất khẩu cũng đạt nhiều kết quả khả quan, giá trị xuất khẩu tăng
vượt bậc qua các năm, từ 40 tỷ đồng vào năm 2010 lên 218,781 tỷ đồng năm 2011 và
382,012 tỷ đồng vào năm 2012, tăng 9,55 lần so với giá trị năm 2010. Đây là một con
số rất ấn tượng, thể hiện sự nỗ lực vượt qua khó khăn để mở rộng quy mô và tăng công
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 46
suất hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trong KCN. Sự phát triển của các doanh nghiệp này cũng đã tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trên địa bàn phát triển (nhờ cung cấp sản phẩm đầu vào và dịch vụ cho
KCN), tạo công ăn việc làm cho người lao động và góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của tỉnh Quảng Trị.
2.4. Tổng hợp một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào khu công
nghiệp Nam Đông Hà
Để thể hiện rõ nét hiệu quả thu hút đầu tư vào KCN Nam Đông Hà, ta xét tổng
hợp các chỉ tiêu qua bảng dưới đây.
Bảng 10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào khu công
nghiệp Nam Đông Hà qua 3 năm (2010-2012)
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012
1. Đất có thể cho thuê % đất tự nhiên 63,22 63,22 63,22
2. Tỷ lệ lấp đầy KCN
% đất có thể cho
thuê
62,54 80,26 93,71
3. Tổng vốn đầu tư
Triệu đồng/ha đất
đã cho thuê
8.113,64 5.580,50 8.235,49
4. Giá trị xuất khẩu
Triệu đồng/ha đất
đã cho thuê
1.021,45 4.353,85 6.511,20
5. Giá trị nộp ngân sách
Triệu đồng/ha đất
đã cho thuê
518,49 615,84 447,93
6. Số lượng việc làm
Lao động/ha đất đã
cho thuê
48 42 37
Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị
Diện tích đất có thể cho thuê không thay đổi qua các năm trong khi diện tích đất
đã cho thuê tăng nhanh theo số lượng các dự án đã kéo theo tỷ lệ lấp đầy KCN tăng
cao, đạt tỷ lệ rất cao vào năm 2012, 93,71%.
Tính trên một ha đất đã cho thuê, lượng vốn đầu tư có xu hướng tăng giảm
không đều, từ 8.113,64 triệu đồng/ha năm 2010 xuống còn 5.580,50 triệu đồng vào
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 47
năm 2011 và tăng lên 8.235,49 triệu đồng vào năm 2012, giá trị xuất khẩu tăng nhanh,
năm 2012 tăng 6,37 lần so với năm 2010.
Qua 3 năm, giá trị xuất khẩu cao nhất đạt 6.511,20 triệu đồng/ha, giá trị đóng
góp vào ngân sách đạt 615,84 triệu đồng/ha, số lượng việc làm được tạo ra cao nhất là
48 lao động/ha, các giá trị này thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình chung của cả
nước, với các con số tương ứng 25.781 triệu đồng/ha, 1.380 triệu đồng/ha và 77 lao
động/ha (theo Tạp chí các KCN Việt Nam).
Ta thấy rằng, mặc dù kết quả thu hút vốn đầu tư qua các năm vào KCN Nam
Đông Hà có nhiều chuyển biến tích cực, một số chỉ tiêu có xu hướng gia tăng nhưng
so với mặt bằng chung của cả nước thì đang thấp hơn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là
do tỉnh Quảng Trị là một tỉnh nghèo, nền công nghiệp có quy mô nhỏ và chậm phát
triển hơn so với các trung tâm công nghiệp lớn trên cả nước. Do đó, việc thu hút vốn
đầu tư vào KCN Nam Đông Hà cũng như các KCN khác trên địa bàn đóng vai trò
quan trọng trong việc mở rộng quy mô và hiệu quả phát triển ngành công nghiệp ở tỉnh
Quảng Trị.
2.5. Đánh giá chung về hoạt động thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Nam Đông
Hà qua 3 năm (2010-2012).
2.5.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động thu hút vốn đầu tư vào khu công
nghiệp Nam Đông Hà qua 3 năm (2010-2012).
- Số lượng vốn đầu tư vào KCN nhìn chung có xu hướng tăng
Mặc dù vào năm 2011, số vốn đầu tư có giảm nhưng qua 3 năm, bình quân vốn
đầu tư vào KCN Nam Đông Hà vẫn tăng 23,32 %/năm, tạo điều kiện nâng cao hiệu
quả hoạt động của KCN này. Có được kết quả này là do công tác quảng bá xúc tiến và
thu hút đầu tư được quan tâm tổ chức thực hiện có chiều sâu và đã đạt được kết quả
khá tốt. Nhiều nhà đầu tư đã biết đến KCN và cam kết đầu tư tại các hội nghị xúc tiến
đầu tư. Ví như, BQL KKT tỉnh đã cử đoàn công tác và tổ chức thành công Hội nghị
xúc tiến đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Thái Lan; tổ chức
Hội nghị gặp gỡ ký kết bản ghi nhớ phối hợp quảng bá đầu tư giữa BQL KKT Quảng
Trị với BQL Khu thương mại biên giới Đen-sa-vẳn và BQL KKT Savăn - Seno (Lào)
nhân dịp năm hợp tác hữu nghị Việt – Lào, cử cán bộ tham gia các cuộc hội chợ, hội thảo
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 48
về xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây do Bộ Kế
hoạch và Đầu tư tổ chức tại Nghệ An, Chu Lai, Đà Nẵng; tham gia sinh hoạt câu lạc bộ các
BQL KCN, KKT để trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quản lý. Bên cạnh đó, đã tham gia
các đoàn công tác của UBND tỉnh, phối hợp các ngành và địa phương tổ chức các cuộc Hội
nghị, Hội thảo quảng bá xúc tiến đầu tư vào KCN, KKT trong và ngoài nước; xây dựng ca-
ta-lo, đĩa CD, phóng sự giới thiệu chính sách ưu đãi để giới thiệu, quảng bá đầu tư,...
- Tỷ lệ lấp đầy KCN khá cao
Do số lượng dự án sản xuất kinh doanh tại KCN Nam Đông Hà ngày càng tăng
kéo theo tỷ lệ lấp đầy KCN tăng cao, đạt 93,71 %. Đây là con số khá lý tưởng, thể hiện
hiệu quả sử dụng đất ở KCN Nam Đông Hà tương đối cao, tỷ lệ đất có thể cho thuê
chưa được sử dụng tương đối nhỏ. Tuy nhiên, không nên dừng lại đó mà cần đẩy mạnh
công tác xúc tiến đầu tư hơn nữa, nhằm đưa tỷ lệ này lên đến con số tuyệt đối 100 %,
tránh tình trạng bỏ trống đất, làm giảm hiệu quả hoạt động của KCN.
- Doanh nghiệp trong KCN hoạt động khá hiệu quả, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà.
Như chúng ta đã biết, một nền kinh tế chỉ phát triển nông nghiệp sẽ thiếu vững
chắc, do đó cần chú trọng phát triển công nghiệp nhằm tạo động lực chính để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa với tốc độ cao, bền
vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về tài nguyên, con người. Trong những năm
qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động của
toàn ngành công nghiệp nói chung và của KCN Nam Đông Hà nói riêng đã góp phần
nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP.
Qua biểu đồ dưới đây ta thấy, cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Trị chuyển dịch
theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và giảm dần tỷ trọng
ngành nông nghiệp. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 28,9% vào năm 2010
xuống 24,3 % vào năm 2012 trong khi ngành công nghiệp - xây dựng tăng tỷ
trọng từ 35,5 % năm 2010 lên 42,1 % vào năm 2011. Như vậy, vai trò, vị trí của
việc đẩy mạnh phát triển nền công nghiệp của tỉnh nhà trong tiến trình CNH -
HĐH đất nước ngày càng được khẳng định.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 49
Biểu đồ 5: Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Trị năm 2010 phân theo
ngành kinh tế
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Trị
Biểu đồ 6: Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Trị năm 2012 phân theo
ngành kinh tế
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị
- Góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tỉnh
Trong 3 năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong
các KCN ngày càng phát triển, nhiều doanh nghiệp đã tạo ra được những sản phẩm có
chất lượng, có sức cạnh tranh lớn với các sản phẩm từ nước ngoài. Qua bảng thống kê
ở phần trước, ta thấy, giá trị xuất khẩu tăng nhanh qua các năm và đạt 382,012 tỷ đồng
vào năm 2012. Mặc dù giá trị đó so với mặt bằng chung của các KCN trong cả nước
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 50
đang còn rất nhỏ nhưng đã thể hiện sự nỗ lực vươn lên của các doanh nghiệp, góp
phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển.
- Tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân
KCN là cái nôi thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư, điều này tạo ra một hệ
quả tất yếu là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động với thu nhập tương đối
cao. Tính đến năm 2012, KCN Nam Đông Hà đã tạo công ăn việc làm cho 2.185 lao
động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cư cũng như giảm các tệ
nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Đồng thời với việc tạo việc làm là việc tạo thu nhập
cho người lao động, vì phần lớn lao động được thu hút vào làm việc trong KCN là lao
động chưa qua đào tạo và một bộ phận không nhỏ là từ các khu vực nông thôn. Một số
doanh nghiệp trong KCN có mức lương bình quân khá cao, ví dụ công ty cổ phần gỗ
MDF VRG Quảng Trị là 8,2 triệu đồng/người/tháng, công ty cổ phần thông Quảng
Phú là 5,657 triệu đồng/người/tháng, Các lao động này không chỉ là người dân trong
vùng mà còn cả từ các vùng lân cận. Ngoài ra, lực lượng lao động làm việc sau một
thời gian sẽ tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng của nền sản xuất hiện đại, do đó
tay nghề của họ ngày một nâng cao. Hơn nữa, sự nâng cao trình độ tay nghề đến lượt
nó sẽ tạo điều kiện cho họ có thể tham gia các hoạt động sản xuất ở những nơi khác
ngoài KCN.
2.5.2. Những mặt hạn chế trong hoạt động thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp
Nam Đông Hà qua 3 năm (2010-2012) và nguyên nhân của những hạn chế đó.
2.5.2.1. Hạn chế trong thu hút vốn đầu tư.
- Các dự án đầu tư chủ yếu là các dự án vừa và nhỏ, năng lực tài chính và năng
lực quản lý của chủ đầu tư có hạn.
- Các dự án quy mô lớn và có hàm lượng công nghệ cao chưa nhiều, nhiều dự
án chậm triển khai, đầu tư kéo dài, chưa đáp ứng với mục tiêu đề ra.
- Chưa thu hút được các nhà đầu tư vào kinh doanh hạ tầng kĩ thuật trong KCN
mà chủ yếu là sử dụng vốn NSNN để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.
- Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn đầu tư trong nước, chưa thu hút được các
nhà đầu tư nước ngoài.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 51
- Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
mặc dù tăng từ 47,87 % vào năm 2010 lên 51,64 % vào năm 2012 nhưng còn thấp.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng KCN triển khai xây dựng còn chậm và thiếu đồng
bộ, nhiều dự án đang thiếu vốn và nợ khối lượng.
- Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong các KCN đã được nâng lên đáng kể,
nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của hoạt động đầu
tư. Việc giải quyết vấn đề nhà ở, nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động tại
các KCN còn gặp nhiều khó khăn.
- Vấn đề chất lượng môi trường trong và ngoài KCN chưa được đảm bảo, mặc dù hệ
thống xử lý nước thải tập trung đang được đầu tư xây dựng nhưng chưa hoàn thiện.
2.5.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Do chịu ảnh hưởng của những khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và
thế giới nên lượng vốn đầu tư vào KCN Nam Đông Hà không nhiều.
- Do xuất phát điểm thấp và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, điều kiện kinh tế -
xã hội của khu vực còn kém phát triển so với các vùng kinh tế khác, nên việc phát
triển KCN còn gặp nhiều khó khăn.
- Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh
trong KCN, KKT đã được quan tâm hơn, tuy nhiên một số vi phạm trong quy hoạch
xây dựng, đất đai, thực hiện mục tiêu đầu tư tại các KCN vẫn còn tồn tại như: Xây
dựng không tuân thủ thiết kế cơ sở đã được thoả thuận, không có Giấy phép xây dựng;
chậm triển khai dự án, tiến độ đầu tư kéo dài, lãng phí quỹ đất, đầu tư sai mục tiêu,
chủ yếu làm kho bãi chứa gỗ, hàng hoá, phương tiện làm hư hỏng cơ sở vật chất,...vẫn
chưa được chấn chỉnh, xử lý kiên quyết, kịp thời làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư
và hình ảnh của KCN.
- Về cải cách hành chính, quy trình thủ tục đầu tư còn một số bất cập, thiếu
đồng bộ trong cách làm, phân cấp quản lý và phối hợp giải quyết thủ tục hành chính
giữa BQL KKT tỉnh với các Sở ngành liên quan, UBND tỉnh chưa rõ ràng, còn chồng
chéo ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư, nên cần phải sớm xây dựng quy chế phối hợp
để tạo sự thống nhất trong quản lý, giải quyết thủ tục cho DN, nhà đầu tư một cách
nhanh chóng, thuận lợi nhất.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 52
- Trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác giải phóng mặt bằng còn chậm
và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến việc triển khai dự án. Nguồn vốn
đầu tư vào KCN còn hạn hẹp dẫn đến việc đầu tư thiếu đồng bộ gây khó khăn cho việc
quản lý hạ tầng KCN.
- Một số nhà đầu tư thực hiện dự án không theo mục tiêu đăng ký, vi phạm các
quy định vầ xây dựng, đất đai, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện dự án.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 53
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP NAM ĐÔNG HÀ
3.1. Quan điểm và định hướng nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào
khu công nghiệp Nam Đông Hà nói riêng và các khu công nghiệp nói chung của
tỉnh Quảng Trị
- Gắn kết chặt chẽ các vùng kinh tế động lực với sự phát triển chung của hành
lang kinh tế Đông - Tây để tỉnh Quảng Trị phát huy hiệu quả điểm đầu hành lang về
phía Việt Nam, tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, phấn đấu
hoàn thiện môi trường đầu tư tốt nhất có thể với mong muốn các nhà đầu tư không chỉ
tìm thấy những cơ hội đầu tư vào các KCN, KKT ở tỉnh Quảng Trị mà còn cả thiện chí
hợp tác đôi bên cùng có lợi, góp phần thực hiện mục tiêu “phấn đấu đưa Quảng Trị
thoát khỏi nhóm tỉnh nghèo của cả nước”.
- Tiếp tục hoàn thiên cơ chế, chính sách phát triển KCN, KKT gắn với giải
quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường để đảm bảo tính bền vững.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để thu hút các
dự án đầu tư; ưu tiên thu hút các dự án có tính khả thi, hiệu quả đầu tư cao và thân
thiện với môi trường vào các KCN, KKT. Giai đoạn từ nay đến năm 2015, đầu tư hoàn
chỉnh hệ thống xử lý chất thải tập trung và lấp đầy 100 % diện tích KCN. Đồng thời,
quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai thực hiện các
dự án đã đăng ký, cụ thể:
+ Thu hút các dự án gia công, lắp ráp cơ khí, điện tử, điện lạnh, khuyến khích
đầu tư đổi mới công nghệ, các dự án ứng dụng công nghệ - kỹ thuật cao phù hợp với
điều kiện của địa phương.
+ Khuyến khích các ngành thu hút nhiều lao động, giải quyết được nhu cầu việc
làm của người dân địa phương như may mặc, giày da, rượu bia nước giải khát, sản
xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu.
+ Ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN nhằm
tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Trên cơ sở các hình thức đầu tư hiện có ở các KCN, Quảng Trị cần phải phát
triển đa dạng các hình thức đầu tư và đối tác đầu tư, như doanh nghiệp liên doanh, hợp
ĐA
̣I H
ỌC
I
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 54
tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Các dự án đầu tư hạ tầng cần hướng đến các hình thức như hợp đồng xây dựng - kinh
doanh - chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO);
hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu
tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Trị; ưu tiên các nhà đầu tư có công nghệ cao,
có tiềm lực tài chính mạnh trong khu vực, các nhà đầu tư thuộc tiểu vùng Mekong,
vùng Đông Bắc Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, các nhà đầu tư đến từ Châu
Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản,và các nhà đầu tư trong nước nhất là các nhà đầu tư đến từ
các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,cũng như
người Quảng Trị ở nước ngoài, ở các tỉnh, thành trong cả nước đầu tư về quê hương và
các nguồn vốn trong dân cư.
- Gắn liền quy hoạch KCN với quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư và các
quy hoạch ngành đảm bảo hiệu quả thu hút đầu tư, điều kiện sinh hoạt, ăn ở và dịch vụ
khác cho doanh nghiệp KCN và người lao động trong KCN.
3.2. Những giải pháp chủ yếu để nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu
công nghiệp Nam Đông Hà
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng
Lý luận cũng như thực tiễn cho thấy rằng kết cấu hạ tầng mà trước hết giao
thông là điều kiện tiên quyết không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay ở Quảng Trị kết cấu hạ tầng của tỉnh nói chung và của các KCN nói riêng
đang thiếu và yếu kém. Hơn nữa, trong những năm qua do điều kiện ngân sách khó
khăn nên địa phương chỉ mới tập trung đầu tư cho hạ tầng trong nội bộ các KCN. Việc
mở rộng và xây dựng kết cấu hạ tầng nối liền các khu công nghiệp của tỉnh với các
trung tâm kinh tế - xã hội trong và ngoài nước còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không
nhỏ đến thu hút đầu tư của địa phương.
Với phương châm “hạ tầng cần đi trước một bước”, vấn đề đặt ra là cần tiếp tục
ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng KCN Nam Đông Hà một cách đồng bộ, chú ý gắn quy
hoạch phát triển KCN với xây dựng các khu dân cư để tạo thế chủ động liên kết trong
việc cung ứng nhân lực, dịch vụ và những tiện ích khác cho các KCN.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 55
Thứ nữa, cần xây dựng kế hoạch xin bổ sung nguồn vốn đầu tư của tỉnh, Trung
ương và nguồn vốn ODA đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu thu
hút đầu tư, phục vụ nhu cầu dân sinh, đẩy nhanh tiến độ hoàn chỉnh hệ thống giao
thông nối liền KCN Nam Đông Hà với các trung tâm kinh tế - xã hội trong và ngoài
nước nhất là hệ thống giao thông thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây. Trong đó, đặc
biệt chú ý đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung theo hướng
các dự án phải xử lý cục bộ trước khi thải vào hệ thống xử lý chung của KCN.
Việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ ngoài KCN cũng là một yêu cầu cấp
thiết. Vấn đề nhà ở cho công nhân cần phải được giải quyết theo hướng hoặc là đầu tư
xây dựng chung cư cho thuê hoặc giải quyết cho các dự án thuê đất để các DN tự đầu
tư xây dựng nhà ở.
3.2.2. Đổi mới và tăng cường công tác quảng bá xúc tiến, thu hút đầu tư
Trong nhiều năm qua, mặc dù lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cũng như các cơ quan
chức năng đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động xúc tiến đầu tư và đã có những kết quả
nhất định nhưng chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu và chưa tương xứng với tiềm
năng của tỉnh. Tiềm năng, nguồn lực của tỉnh là rất lớn vì vậy ngoài những nổ lực của
lãnh đạo và các ngành chức năng, cần phải tìm kiếm thêm những hình thức quảng bá
thu hút đầu tư mới với quy mô lớn hơn, bố trí ngân sách thoả đáng phục vụ cho hoạt
động xúc tiến, quảng bá thu hút đầu tư. Đây là công việc rất quan trọng, đặc biệt trong
điều kiện hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đầu tư xây dựng trong nhiều năm qua khá
hoàn chỉnh, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư khá rõ ràng, hấp dẫn và từng bước
được hoàn thiện, do đó, đòi hỏi phải có sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành, sự
phối hợp với các Bộ ngành Trung ương để có một chiến lược thu hút đầu tư tốt hơn.
Cần thấy rằng, thu hút được một dự án đầu tư sẽ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội lớn
hơn nhiều so với chi phí bỏ ra.
- Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng trực tiếp hơn, thông tin dễ
đến hơn với các nhà đầu tư. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo tình hình kinh tế,
thị trường của các đối tác, xu hướng vận động của các luồng vốn đầu tư để có kế
hoạch tiếp cận các đối tác có hiệu quả. Nâng cao khả năng xử lý thông tin nhất là
thông tin về chiến lược, chính sách thu hút đầu tư của các nước trong khu vực
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 56
ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản,để vừa học tập kinh nghiệm vừa có những đối sách
thích hợp để giành thế chủ động trong cạnh tranh thu hút nguồn vốn FDI. Cần nghiên
cứu đặc điểm của từng đối tác để có chính sách thích hợp. Đồng thời, BQL KKT của
tỉnh cần có một bộ phận cán bộ chuyên trách có đủ trình độ, năng lực đảm nhiệm chức
năng thu hút đầu tư để chuyên nghiên cứu thị trường, chính sách đầu tư của các nước,
các tập đoàn kinh tế, để xây dựng chiến lược thu hút đầu tư của tỉnh một cách thiết
thực, hiệu quả. Mặt khác, cần tham gia các đoàn công tác của tỉnh đi xúc tiến đầu tư
trong và ngoài nước, kết hợp quảng bá tại chỗ để giới thiệu về hình ảnh KCN, KKT;
tích cực hỗ trợ nhà đầu tư trên mọi lĩnh vực, giúp nhà đầu tư sớm triển khai các dự án
đã đăng ký theo đúng tiến độ. Mặt khác, hoàn thiện Ca-ta-lo, đĩa CD, trang web về
KCN, KKT của tỉnh Quảng Trị; tăng cường giới thiệu thông tin về chính sách ưu đãi
trên các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá, kêu gọi đầu tư.
- Tăng cường thiết lập mối quan hệ với cơ quan xúc tiến thuộc các Bộ ngành
TW làm cầu nối xúc tiến quảng bá đến các DN, nhà đầu tư nước ngoài, kêu gọi đầu tư
bằng nguồn FDI và ODA vào khu vực, chú trọng hợp tác đầu tư với các nước trên
hành lang kinh tế Đông - Tây. Đặc biệt, xây dựng cơ chế liên kết, hợp tác với ban quản
lý các khu công nghiệp của các tỉnh, thành phố và các địa phương khác để chia sẻ
thông tin về những chính sách ưu đãi, quảng bá và xúc tiến đầu tư, đồng thời qua đó
các KCN, KCX có thể làm đầu mối giúp cho Quảng Trị tiếp thị đầu tư, đào tạo nhân
lực, trao đổi kinh nghiệm,... đáp ứng cho nhu cầu của KCN Nam Đông Hà cũng như
các KCN, KKT khác của Quảng Trị.
- Quảng Trị cũng trong tình trạng chung của nhiều tỉnh miền Trung là "khát” dự
án đầu tư nên thường sẵn sàng thu hút tất cả các nhà đầu tư quan tâm nhiệt tình đến
với tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, xét trên góc độ bền vững và hiệu quả thì mục tiêu đó
cần phải được ngày càng nâng cao, tức là tiến đến chỗ ưu tiên thu hút các dự án đầu tư
có quy mô lớn, có công nghệ cao, xử lý chất thải tốt, thân thiện với môi trường, sử
dụng nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sản phẩm có sức cạnh tranh cao và
hướng vào xuất khẩu làm động lực cho sự phát triển tại KCN.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 57
3.2.3. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
của các nhà đầu tư ở Quảng Trị hiện nay là một yêu cầu vừa mang tính cấp bách vừa
có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Trong những năm qua, Quảng Trị đã đạt được nhiều tiến
bộ trong công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên số lượng lao động được đào tạo
nghề chưa nhiều, trang thiết bị của các trường, các trung tâm đào tạo nghề còn thiếu và
lạc hậu. Chiến lược đào tạo nghề chưa theo kịp với yêu cầu ngày càng cao về trình độ
chuyên môn của các đối tác đầu tư, tác phong của người lao động chưa thích ứng với
môi trường sản xuất kinh doanh, quản lý hiện đại, năng lực chưa phù hợp với công
nghệ của các dự án đầu tư. Điều nên làm là cần mạnh dạn thay đổi một cách căn bản
chiến lược đào tạo của các trường dạy nghề, tạo bước đột phá trong đầu tư trang thiết
bị hiện đại. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp
với yêu cầu thực tiễn của địa phương, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong
các trường dạy nghề.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Quảng Trị hiện nay cần hướng vào
các giải pháp cơ bản sau:
- Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kĩ thuật, thu
hút cán bộ và lao động có trình độ tay nghề cao cho các ngành công nghiệp chủ lực.
- Chú trọng đào tạo lao động cung ứng cho các ngành nghề mới. Kết hợp đào
tạo nghề dài hạn với việc đào tạo nghề ngắn hạn theo hướng xã hội hóa, liên kết với
các cơ sở đào tạo của các tỉnh khác.
- Nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường cao đẳng và dạy nghề, các trung
tâm hướng nghiệp, dạy nghề tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Để làm được
điều đó, một mặt, UBND tỉnh cần vận dụng nguồn vốn từ chương trình quốc gia giải
quyết việc làm và kêu gọi vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác để đổi mới một
cách toàn diện hệ thống các trường, các trung tâm dạy nghề hiện có của tỉnh theo
hướng đầu tư trang thiết bị dạy nghề hiện đại, cập nhật các thế hệ công nghệ mới. Mặt
khác, thu hút những kỹ sư thực hành giỏi, những công nhân lành nghề bậc cao tham
gia giảng dạy nhằm đào tạo được đội ngũ công nhân có chất lượng ngày càng cao, đáp
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 58
ứng yêu cầu về nhân lực của các dự án đầu tư tại địa phương hiện nay. Đồng thời, tỉnh
cần có chính sách khuyến khích và cơ chế đãi ngộ thoả đáng để động viên và thu hút
con em trong tỉnh sau khi tốt nghiệp các trường trở về công tác tại địa phương.
- Đón đầu yêu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư để đào tạo người lao động
phù hợp với yêu cầu của thị trường sức lao động, kết hợp học đi đôi với hành bằng
cách liên kết với các cơ sở, các nhà máy ở các KCN, KCX lớn để xây dựng kế hoạch
thực tập theo hướng tăng thực hành cho học viên.
- Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động đầu tư, tỉnh Quảng Trị cần
có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ mà trước hết là cán bộ của BQL KKT tỉnh có
trình độ quản lý, năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học giỏi... để đáp ứng yêu cầu
hoạt động thu hút đầu tư. Cần tuyển chọn và đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên
nghiệp đối với từng công việc, bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại. Cần có
chính sách gửi cán bộ tham gia thực tập tại các KCN, KCX lớn của các tỉnh, thành vì
đó là điều kiện và môi trường tốt cho cán bộ trực tiếp tham gia giải quyết công việc để
tăng thêm kiến thức thực tiễn.
3.2.4. Phát triển và mở rộng thị trường
Vấn đề thị trường đối với các dự án đầu tư có một ý nghĩa quan trọng, thị trường ở
đây cần được nhìn nhận trên hai phương diện - thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào và
quan trọng hơn là thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
- Đối với thị trường các yếu tố đầu vào thì công nghệ, máy móc, thiết bị... của các
dự án đầu tư phải hướng đến các thế hệ công nghệ mới, hiện đại, không gây ô nhiễm môi
trường. Thị trường lao động, nguyên, nhiên vật liệu, điện, nước và các dịch vụ khác cần
phải đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ, ổn định trong suốt thời gian hoạt động của dự án.
- Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm, cần phải tiếp tục tìm kiếm và mở rộng
thị trường nhất là thị trường các nước ASEAN, Trung Quốc, Đông Bắc Á, Tây Á...
Thực tế ở Quảng Trị hiện nay chính quyền địa phương chỉ mới chú trọng công tác xúc
tiến thu hút đầu tư mà chưa chú trọng việc cùng DN tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu
thụ. Vì vậy, cần có chiến lược đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường
thông qua công tác xúc tiến thương mại, tiếp cận các thị trường mới, quảng bá và giới
thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm, tích cực xây dựng thương hiệu sản phẩm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 59
hàng hóa,... Đồng thời, khảo sát, điều tra thông tin, dự báo thị trường để từ đó có cơ
sở xây dựng chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh
doanh một cách có hiệu quả.
- Tạo mối liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các DN để hỗ trợ nhau trong tiêu thụ
sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu,...theo hướng các dự án đầu tư là tiền đề, điều kiện
cho nhau cùng phát triển. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, chống buôn lậu, gian
lận thương mại, làm hàng giả, hàng kém chất lượng, lành mạnh hoá thị trường. Áp
dụng các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế, giám định và kiểm tra chặt chẽ chất
lượng hàng hoá để vừa thúc đẩy các cơ sở sản xuất không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, vừa bảo vệ được lợi ích của
người tiêu dùng.
- Coi trọng và phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng thị trường nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, nâng cao khả năng tiêu thụ nông sản của nông dân. Thông qua
các chương trình kinh tế - xã hội của tỉnh để thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư và
tiêu dùng nhằm tăng sức tiêu thụ sản phẩm. Thực tế ở Quảng Trị phần lớn cư dân sống ở
vùng nông thôn có mức thu nhập thấp nên sức mua không lớn, vì vậy muốn mở rộng thị
trường trong tỉnh thì chiến lược của sản phẩm nhất là giá cả phải phù hợp với thu nhập
thực tế của dân cư.
- Đi đôi với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín với khách hàng cần
phải coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thị trường có chuyên môn
nghiệp vụ, phẩm chất năng lực để tiếp thị và phát triển thị trường. Có cơ chế đào tạo
đội ngũ nhân viên tiếp thị thương mại giỏi của từng DN để tìm kiếm và mở rộng thêm
thị trường cũng như củng cố và ổn định các thị trường đã có.
- Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng chi ngân sách hỗ trợ các
hoạt động khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp công
nghiệp. Cung cấp thông tin thị trường đầy đủ và thường xuyên cho các DN, hỗ trợ cho
DN mở rộng thị trường và xuất khẩu.
3.2.5. Phát triển khoa học-công nghệ
- Cần phát huy vai trò của Nhà nước về khoa học - công nghệ, hỗ trợ cung cấp
thông tin công nghệ cho DN.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 60
- Khuyến khích DN đầu tư cho hoạt động ứng dụng và đổi mới công nghệ, tiết
kiệm năng lượng; làm cầu nối giữa DN với các trường đại học, viện, trung tâm nghiên
cứu trên cả nước để triển khai ứng dụng khoa học, kĩ thuật.
3.2.6. Phát triển vùng nguyên liệu
Cần tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu đã quy hoạch, mở rộng phát
triển từ các vùng lân cận và các địa phương khác trong và ngoài nước, gắn kết quyền
lợi giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên liệu.
3.2.7. Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường
- Tăng cường thanh, kiểm tra việc thi hành pháp luật về môi trường trong các
KCN gắn với việc xử lý vi phạm một cách kiên quyết, dứt điểm. Đồng thời, xem
xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật
về môi trường.
- Nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho các BQL KKT cả về nhân lực
và trang thiết bị để tạo điều kiện cho các BQL chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ
về bảo vệ môi trường KCN.
3.2.8. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
Để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư và phát huy
vai trò năng động của doanh nghiệp cần phải tập trung giải quyết tốt những vấn đề sau:
- Tăng cường quản lý sau cấp phép đầu tư theo hướng phục vụ, thiết thực, tiện
lợi và hiệu quả với phương châm "nhà đầu tư được hưởng những quyền lợi cao và chi
phí thực hiện những nghĩa vụ thấp". Xây dựng chế độ kiểm tra rõ ràng, minh bạch,
công khai, xóa bỏ tình trạng tùy tiện trong kiểm tra và xử lý, xây dựng chế độ xử phạt
nghiêm minh các vi phạm về pháp luật đầu tư. Đối với các dự án đã được cấp phép
đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện thì cần kiểm tra xem xét, có biện pháp đôn đốc
thực hiện, nếu vì lý do nào đó mà không thực hiện được thì rút giấy phép đầu tư để có
phương án đầu tư mới. Đồng thời lãnh đạo tỉnh cần tổ chức đối thoại trực tiếp với các
nhà đầu tư đang gặp khó khăn nhất là về tài chính để có chính sách hỗ trợ kịp thời giúp
cho dự án có thể vượt qua những khó khăn trước mắt và đi vào hoạt động.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo tỉnh và các
nhà đầu tư nhằm kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn mỗi khi xuất hiện
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 61
những vấn đề mới, những tình huống đột xuất đòi hỏi phải có sự giúp đỡ, can thiệp của
chính quyền địa phương. Thực sự tạo ra môi trường đầu tư thân thiện, cởi mở với tinh
thần Quảng Trị sẵn sàng mở cửa đón các doanh nghiệp đến làm ăn tại địa phương. Chủ
trương này cần được quán triệt đến từng cán bộ nhất là những cán bộ trực tiếp giải
quyết các thủ tục đầu tư.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về đầu tư để làm cơ sở cho công
tác quản lý hoạt động đầu tư, tăng cường công tác thông tin để giúp DN có thêm điều
kiện lựa chọn cơ hội đầu tư. Trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư cần phải được cập
nhật thường xuyên và kết nối với trang web của BQL KKT tỉnh Quảng Trị để đảm bảo
cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan quản lý cũng như các nhà đầu tư. Tổ chức
chương trình tôn vinh các DN kinh doanh có hiệu quả để khuyến khích và quảng bá
thương hiệu của các DN, đó cũng là một phương thức xúc tiến thu hút đầu tư.
3.2.9. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính
Quảng Trị là một tỉnh quy hoạch và phát triển các KCN muộn nên có điều kiện
đúc rút kinh nghiệm của các địa phương khác trong việc xây dựng môi trường thu hút
đầu tư. Để nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư, tỉnh Quảng Trị cần phải thường
xuyên hoàn thiện các thủ tục hành chính cho phù hợp.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải tiến thủ tục hành chính, nhất là những thủ tục thuộc
thẩm quyền của tỉnh. Theo đó cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế "một cửa, tại chỗ", Sở Kế
hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trong việc hướng dẫn, giúp đỡ các thủ tục có liên
quan đến hoạt động đầu tư, Sở Tài nguyên môi trường là đầu mối giải quyết về thủ tục
đất đai và tài nguyên khoáng sản. Thiết lập quy trình giao đất đúng luật nhưng đơn
giản, tránh trùng lặp, rút ngắn thời gian nhất là công đoạn đo đạc, lập bản đồ địa chính,
thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất nhanh chóng và kịp thời cho từng dự án. Chỉ
đạo thực hiện nhanh chóng việc đền bù, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ
triển khai thực hiện của các dự án đã cấp phép. Hoãn hoặc miễn tiền thuê đất đối với
những dự án xin dừng, hoặc dãn tiến độ triển khai.
- UBND tỉnh cần sớm ban hành quy chế phối hợp giữa BQL KKT với các cơ
quan chức năng của tỉnh trong công tác vận động thu hút đầu tư; thẩm định, cấp, điều
chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư và triển khai các dự án sau cấp phép; ban hành các văn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 62
bản pháp quy khác như điều lệ quản lý KCN, điều lệ xây dựng theo quy hoạch trong
các KCN tạo ra môi trường pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh để thực hiện tốt cơ chế "một
cửa, tại chỗ" theo chủ trương của Chính phủ.
- Tiếp tục xây dựng hệ thống các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (về thuế,
tiền thuê đất, thuê mặt nước, hỗ trợ về đào tạo nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng đến chân
hàng rào các công trình dự án, hỗ trợ về GPMB cho các nhà đầu tư,) nhằm tạo môi
trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 63
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu phân tích ta nhận thấy việc thu hút vốn đầu tư tại
KCN Nam Đông hà đã đạt được những thành quả nhất định trong công tác đầu tư. Từ
đó tôi có một số kết luận sau:
- Tỷ lệ lấp đầy KCN Nam Đông Hà tăng nhanh qua các năm từ 62,54 % vào
năm 2010 lên 93,71 % vào năm 2012, KCN này đã thu hút được nhiều dự án thuộc các
lĩnh vực sản xuất khác nhau, qua đó, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Số
vốn đầu tư của KCN Nam Đông Hà có xu hướng tăng, đạt 483,176 tỷ đồng vào năm
2012 và số dự án chiếm tỷ trọng cao so với các KCN khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Lượng vốn đầu tư chưa nhiều và không ổn định do chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố khách quan và chủ quan.
- Vốn đầu tư vào KCN là vốn đầu tư trong nước nhằm mục đích sản xuất kinh
doanh, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là vốn NSNN và chưa thu hút được vốn đầu
tư nước ngoài.
- Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nhất là vấn đề hạ tầng
KCN và chất lượng nguồn nhân lực.
- Hiệu quả hoạt động của KCN Nam Đông Hà chưa cao, giá trị đầu tư trên một
đơn vị diện tích đang còn thấp.
* Kiến nghị
Đối với Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị cũng như các ban
ngành liên quan của tỉnh:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư và đa dạng hóa các hình
thức xúc tiến đầu tư.
- UBND tỉnh và BQL KKT tỉnh cần đánh giá chính xác năng lực của các nhà
đầu tư, lựa chọn những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh và có dự án khả thi. Đồng thời,
tạo mọi điều kiện để chủ đầu tư tiến hành thực hiện dự án trong KCN một cách thuận
lợi, tránh tình trạng kéo dài tiến độ thực hiện dự án.
- Cần đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của KCN nhằm kịp thời phát huy
những thành tựu đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan 64
- Đưa ra các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư nhằm tạo ra môi trường đầu tư
hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với các nhà đầu tư:
- Tích cực, chủ động giải quyết các khó khăn,vướng mắc trong quá trình triển
khai thực hiện dự án, mạnh dạn đề xuất ý kiến để được các cơ quan ban ngành kịp thời
giúp đỡ.
- Chú trọng thực hiện đúng quy hoạch và kế hoạch đề ra nhằm thúc đẩy hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động
của toàn thể KCN.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị (2010, 2011, 2012), Báo cáo tình hình
thực hiện nhiệm vụ và phương hướng hoạt động hàng năm.
2. Chính phủ Việt Nam (2005), Luật đầu tư.
3. Chính phủ Việt Nam, Quyết định 1107/QĐ-TTg năm 2006 phê duyệt Quy hoạch phát
triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Từ Điển Bách Khoa Việt Nam (2002), NXB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội.
6. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động
- Xã hội.
7. ThS. Hồ Tú Linh (2011), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Khoa Kinh tế và phát triển,
Trường Đại học Kinh tế Huế.
8. GV. Mai Chiếm Tuyến (2012), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường, Khoa Kinh tế và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế.
9. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2010, 2011, 2012), Báo cáo tình hình phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị.
10. Cục thống kê tỉnh Quảng Trị (2010, 2011, 2012), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị.
11. Tạp chí KCN Việt Nam (2012), KCN, KCX Việt Nam - Hai thập kỉ xây dựng và
phát triển.
12. Các website:
-
-
-
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ
NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN 2011-2015
STT Tên dự án
Vốn đầu tư
(triệu USD)
Địa điểm
1 Dự án chế biến bột cá 1 KCN Quán Ngang
2 Dự án sản xuất nhựa dân dụng và công nghiệp 3 KCN Nam Đông Hà
3 Dự án sản xuất thức ăn gia súc và gia cầm 4 KCN Quán Ngang
4
Dự án sản xuất đền chiếu sáng, đèn trang trí,
dây dẫn điện và thiết bị điện dân dụng
2
KCN Quán Ngang,
KCN Nam Đông Hà
5
Nhà máy sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh
cao cấp
10
KCN Quán Ngang,
KCN Nam Đông Hà
6
Sản xuất, lắp ráp điện tử, điện lạnh chất
lượng cao
50 KCN Quán Ngang
7
Dự án sản xuất đồ gỗ nội thất tiêu dùng và
xuất khẩu
2.81
KCN Quán Ngang,
KCN Nam Đông Hà
8
Dự án sản xuất sản phẩm tiêu dùng từ cao su
(săm, lốp, đế giày)
20 KCN Quán Ngang
9
Nhà máy sản xuất vật liệu trang trí nội thất
từ thạch cao
5 KCN Nam Đông Hà
10 Các dự án may mặc xuất khẩu 20 KCN Nam Đông Hà
11 Dự án sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy 20 KCN Nam Đông Hà
12 Các dự án sản xuất giày xuất khẩu 20 KCN Nam Đông Hà
Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan
PHỤ LỤC 2: BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CÁC KCN TỈNH QUẢNG TRỊ
KCN Nam Đông Hà KCN Quán Ngang
Khu A Khu B
KCN Tây Bắc Hồ Xá
( Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Lê Thị Loan
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO
KHU CÔNG NGHIỆP NAM ĐÔNG HÀ
STT Doanh nghiệp
1 Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị
2 Chi nhánh công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung
3 Công ty TNHH Thành Hưng
4 Xí nghiệp Thành Lợi
5 Công ty cổ phần Cát Hưng Thịnh
6 Công ty TNHH Trung Dũng
7 Doanh nghiệp tư nhân Thúy Nhân
8 Công ty cổ phần Đại Dương Xanh
9 Công ty TNHH Kids First
10 Doanh nghiệp tư nhân Rạng Đông
11 Công ty TNHH Trí Thiện Phát
12 Công ty TNHH MTV Xuân Anh
13 Công ty cổ phần Đầu tư thiết bị viễn thông Việt Nam
14 Doanh nghiệp tư nhân Xuân Hoa
15 Công ty TNHH thương mại Dịch vụ Kỹ thuật Hồng Ngọc
16 Công ty TNHH MTV Thanh Phước
17 Công ty TNHH MTV Thành Hà
18 Công ty may Hòa Thọ - Đông Hà
19 Công ty cổ phần thông Quảng Phú
20 Công ty cổ phần Tín Đạt Thành
21 Công ty TNHH MTV Thương Mại Quảng Trị
22 Công ty cổ phần Công nghệ gỗ Đại Thành – Quảng Trị
23 Công ty TNHH Phương Thảo
24 Công ty TNHH Thương mại số 1
25 Công ty TNHH MTV Đồng Tiến
26 Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Quảng Trị
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- k43bkhdt_le_thi_loan_0094.pdf