Từ việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty
cổ phần cao su Thừa Thiên Huế. Em xin rút ra một số kết luận sau:
Công ty đã hoàn thành khá tốt công tác thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
của mình. Tổng doanh thu các năm luôn đạt mức kế hoạch đặt ra, năm 2012 kế hoạch
công ty đưa ra là 14.750,42 triệu đồng nhưng thực tế công ty thu được mức lợi nhuận
là 15.321,69 triệu đồng. Năm 2014 tổng doanh thu của công ty thu được là 13.147,45
triệu đồng trong khi đó kế hoạch đưa ra là 13.017,75 triệu đồng. Công tác kế hoạch đã
giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty luôn đạt lợi nhuận kinh tế mặc dù trong
môi trường kinh doanh đầy phức tạp và có nhiều biến động.
Phát huy được tính sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của toàn
thể nhân viên và cán bộ, tạo ra mối quan hệ hợp tác làm việc của từng phòng ban.
Bảng kế hoạch kinh doanh của công ty được lập dựa vào các căn cứ từ thị trường,
tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của năm trước và nguồn lực của công ty.
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng và công ty TNHH MTV cao su Kon Tum là thị
trường tiêu thụ chủ yếu của công ty.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được thì tình hình thực hiện kế hoạch
kinh doanh của công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục như:
Một số kế hoạch chưa thực hiện tốt, không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra,
một số chỉ tiêu về kế hoạch chi phí luôn phát sinh ở mức cao hơn so với kế hoạch đặt
ra. Như năm 2014, kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty đưa ra là 133,37
triệu đồng nhưng thực tế mức chi phí này đã vượt lên thành 374,17 triệu đồng.
Đại học Kinh tế Huế
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 10 tấn so
với năm 2013.
2.2.4.2. Kế hoạch doanh thu
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 30
Đạ
i h
ọc
K
i h
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Bảng 5: Doanh thu kế hoạch theo các mặt hàng, cung cấp thiết bị giai đoạn 2012-2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm2013 Năm 2014
TH 2011 KH 2012 TH 2012 KH 2013 TH 2013 KH 2014
Tổng 14.237,07 14.750,42 15.321,69 14.589,38 12.958,61 13.017,75
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14.212,99 14.725,44 15.296,22 14.570,37 12.937,24 12.996,29
- Doanh thu hoạt động tài chính 9,86 10,25 10,19 7,29 8,78 9,50
- Doanh thu khác 14,22 14,73 15,28 11,72 12,59 11,96
(Nguồn: Phòng TC - KT Công ty)
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 31
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Qua bảng 5 ta có thể thấy rằng:
Dựa vào tình hình doanh thu năm 2011, công ty dự kiến mức doanh thu năm
2012 là 14.750,42 triệu đồng. Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là
14.725,44 triệu đồng, doanh thu từ hoạt động tài chính là 10,25 triệu đồng, doanh thu
khác là 14,73 triệu đồng.
Năm 2013, trước sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và thị
trường cao su có nhiều biến động nên công ty đã đưa ra kế hoạch doanh thu giảm so
với năm trước, do đó trong năm nay công ty đưa ra doanh thu kế hoạch là 14.589,38
triệu đồng, với doanh thu thu được từ hoạt động kinh doanh và cung cấp thiết bị là
14.570,37 triệu đồng, giảm 725,85 triệu đồng so với thực tế năm 2012, kế hoạch doanh
thu từ hoạt động tài chính là 7,29 triệu đồng, giảm 2,9 triệu đồng so với thực tế năm
2012, và doanh thu khác là 11,72 triệu đồng.
Năm 2014, với doanh thu kế hoạch năm 2013 công ty đưa ra đã không đạt được,
năm nay công ty dự kiến mức doanh thu 13.017,75 triệu đồng. Với doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ dự kiến là 12.996,29 triệu đồng, công ty dự kiến sẽ tăng sản xuất
sản phẩm mủ cốm SVR 10 và SVR 20 sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Doanh thu từ hoạt động tài chính là 9,5 triệu đồng, doanh thu khác là 11,96 triệu đồng
giảm 0,63 triệu đồng so với thực tế năm 2013.
2.2.4.3. Kế hoạch lợi nhuận
Bảng 6: Kế hoạch lợi nhuận của công ty giai đoạn 2012-2014
ĐVT: Triệu đồng
Năm Lợi nhuận thuần
Lợi nhuận
khác
LN trước thuế
TNDN
LN sau thuế
TNDN
2012
TH 2011 2.965,75 14,22 2.979,97 2.741,58
KH 2012 3.044,64 14,73 3.059,37 2.814,62
KH/TH % 102,66 103,59 102,66 102,66
2013
TH 2012 3.06970 15,28 3.084,98 2.838,18
KH 2013 3.133,59 11,72 3.145,31 2.893,62
KH/TH % 102,08 76,70 101,96 101,95
2014
TH 2013 2.556,30 12,59 2.568,89 2.363,38
KH 2014 2.608,64 11,96 2.620,60 2.410,95
KH/TH % 102,05 95,00 102,01 102,01
(Nguồn: Phòng TC - KT Công ty)
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 32
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Mỗi công ty khi hoạt động đều mong muốn có lợi nhuận. Chỉ khi hoạt động kinh
doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận cao và sẽ đứng vững trên
thị trường. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải phân tích tình hình hoạt động
kinh doanh của mình để đưa ra kế hoạch lợi nhuận, nhằm giúp công ty có hướng đi
theo đúng mục tiêu đã đề ra. Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận
của công ty, ta xem xét bảng 6:
Năm 2012, lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty đưa ra là 2.814,62 triệu đồng,
trong khi đó lợi nhuận năm 2011 là 2.741,58 triệu đồng tăng 2,66% so với năm trước.
Lợi nhuận trước thuế TNDN là 3.059,37 triệu đồng tăng 2,66% so với năm 2011. Lợi
nhuận thuần và lợi nhuận khác của công ty đưa ra cũng cao hơn so với năm 2011, cụ
thể lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 3.044,64 triệu đồng tăng 2,66%, lợi
nhuận khác là 14,73 triệu đồng tăng 3,59% so với thực tế năm 2011.
Năm 2013, dựa vào mức lợi nhuận thực tế đạt được năm 2012 công ty đưa ra
mức lợi nhuận sau thuế TNDN dự kiến là 2.893,62 triệu đồng, tăng 1,95% so với tổng
lợi nhuận năm 2012. Lợi nhuận trước thuế TNDN của công ty dự kiến đạt được là
3.145,31 triệu đồng tăng 1,96% so với thực tế năm 2012. Trong đó lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh là 3.133,59 triệu đồng, tăng 2,08% so với thực tế năm 2012. Tuy
nhiên trong năm nay công ty dự kiến mức lợi nhuận khác lại giảm còn 11,72 triệu
đồng, giảm 23,30% so với lợi nhuận thực tế năm 2012, do công ty dự đinh sẽ tập trung
vào việc sản xuất sản phẩm mủ hơn.
Năm 2014, do ảnh hưởng của thị trường cao su thế giới làm cho hoạt động kinh
doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, dựa vào kết quả lợi nhuận năm 2013, năm nay
công ty dự kiến lợi nhuận đạt được sau thuế là 2.410,95 triệu đồng, có tăng so với lợi
nhuận thực tế năm 2013 nhưng không đáng kể chỉ 2,01%.
2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH
2.3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch mục tiêu
2.3.1.1. Tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm
Năm 2012
Số lượng sản phẩm mủ cốm SVR 10 là 340 tấn, trong khi đó kế hoạch đặt ra là
300 tấn, tăng 40 tấn so với kế hoạch tức tăng 13,33%. Tuy nhiên số lượng sản phẩm
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 33
Đạ
i h
ọc
K
inh
ế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
mủ cốm SVR 20 lại giảm còn 180 tấn, trong khi đó kế hoạch đặt ra là 200 tấn, giảm
10% so với kế hoạch đặt ra.
Năm 2013
Nhìn chung, các sản phẩm mủ cốm SVR 10 và SVR 20 đều tăng nhẹ so với kế
hoạch đặt ra. Cụ thể, số lượng sản phẩm mủ cốm SVR 10 là 360 tấn, trong khi kế
hoạch đặt ra 350 tấn, tăng 10 tấn tương ứng tăng 2,86%. Số lượng sản phẩm mủ cốm
SVR 20 là 210 tấn, tăng 10 tấn so với kế hoạch đạt ra là 200 tấn tức tăng 5% so với kế
hoạch đặt ra. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, vì năm 2013 là một năm kinh tế đầy
biến động, thị trường mủ cao su gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty vẫn hoàn thành
đúng kế hoạch đề ra.
Năm 2014
Dựa vào kết quả đạt được năm 2013, năm nay công ty tiếp tục đưa ra kế hoạch
tăng số lượng mủ cốm SVR 10 lên 380 tấn, và kết quả đạt được của công ty là đã tiêu
thụ được 390 tấn, tăng 10 tấn so với kế hoạch đạt ra tức tăng 2,63%. Nhưng sản phẩm
mủ cốm SVR 20 lại vẫn dừng chân tại chỗ, không cao hơn cũng không thấp hơn so với
kế hoạch đặt ra. Có thể thấy rằng, mức chênh lệch giữa thực hiện và kế hoạch là khá
hợp lý. Công ty đã từng bước hoàn thiện khả năng lập kế hoạch của mình, giúp cho
bản kế hoạch ngày càng chính xác hơn, tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty
đi đúng hướng đã đề ra.
Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: Tấn
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
KH TH
TH/KH
%
KH TH
TH/KH
%
KH TH
TH/KH
%
- Mủ cốm SVR10 300 340 113,33 350 360 102,86 380 390 102,63
- Mủ cốm SVR20 200 180 90,00 200 210 105,00 220 220 100,00
(Nguồn: Phòng TC - KT Công ty)
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 34
Đạ
i h
ọ
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
2.3.1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu
Bảng 8: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu giai đoạn 2012-2014
ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU
Doanh thu kinh
doanh mủ và
cung cấp dịch vụ
Doanh thu
hoạt động
tài chính
Doanh thu
khác
Tổng doanh
thu
NĂM
2012
KH 14.725,44 10,25 14,73 14.750,42
TH 15.296,22 10,19 15,28 15.321,69
TH/KH % 103,88 99,42 103,73 103,87
NĂM
2013
KH 14.570,38 7,29 11,72 14.589,39
TH 12.937,24 8,78 12,59 12.958,61
TH/KH % 88,79 120,45 107,42 88,82
NĂM
2014
KH 12.996,29 9,50 11,96 13.017,75
TH 13.127,35 7,17 12,93 13.147,45
TH/KH % 101,01 75,50 108,12 101,00
(Nguồn: Phòng TC - KT Công ty)
Năm 2012
Doanh thu thực tế của công ty đạt được là 15.321,69 triệu đồng so với kế hoạch
đặt ra là 14.750,42 triệu đồng tăng so với kế hoạch đặt ra là 3,87%. Trong đó, doanh
thu thu được từ hoạt động kinh doanh mủ cao su là 15.296,22 triệu đồng tăng so với kế
hoạch đặt ra là 3,88%. Doanh thu khác là 15,28 triệu đồng tăng 3,73%. Doanh thu từ
hoạt động tài chính lại giảm 0,58% so với kế hoạch đặt ra.
Năm 2013
Trước những dự báo về tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2013, mặc dù năm
2012 công ty đã vượt mức kế hoạch đặt ra nhưng năm nay công ty đã đưa ra kế hoạch
giảm xuống còn 14.589,39 triệu đồng, tuy nhiên thực tế công ty đã không đạt được
mức doanh thu như mong muốn. Doanh thu thu được trong năm 2013 chỉ đạt
12.958,61 triệu đồng giảm 11,18% so với kế hoạch đặt ra. Trong đó doanh thu kinh
doanh mủ chỉ đạt 12.937,24 triệu đồng giảm 12,21% so với kế hoạch đặt ra. Nhưng
doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác lại tăng lên, mặc dù không tăng
hơn so năm 2012 nhưng lại tăng lên so với kế hoạch đặt ra. Cụ thể, doanh thu từ hoạt
động tài chính tăng 20,45%, doanh thu khác tăng 7,42%.
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 35
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Nguyên nhân là do thị trường cao su liên tục rớt giá và nhu cầu tiêu thụ của thị
trường giảm, cộng thêm điều kiện thời tiết năm 2013 gặp nhiều khó khăn, những trận
bão làm hư hại cao su khiến cho bà con nông dân không thể khai thác mủ được, công
ty gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh, dẫn đến doanh thu của công ty không
đạt mức kế hoạch đặt ra.
Năm 2014
Kế hoạch doanh thu của công ty là 13.017,75 triệu đồng. Trên thực tế công ty đã
vượt mức kế hoạch đặt ra. Doanh thu đạt được của công ty là 13.147,45 triệu đồng,
con số này có tăng nhưng không đáng kể, chỉ chiếm 1,00%. Trong đó doanh thu kinh
doanh mủ tăng lên 13.127,35 triệu đồng so với kế hoạch đặt ra tức tăng 1,01%, doanh
thu từ hoạt động tài chính của công ty giảm xuống còn 7,17 triệu đồng tương đương
giảm 24,5% so với kế hoạch đặt ra. Doanh thu khác là 12,93 triệu đồng trong khi đó
doanh thu dự kiến là 11,96 triệu đồng tăng 8,12% so với kế hoạch đặt ra.
Rút kinh nghiệm từ năm 2013, trong năm 2014 công ty xây dựng cho mình một
bản kế hoạch hợp lý và ngày càng sát với thực tế hơn. Chứng tỏ bản kế hoạch của công
ty ngày càng được quan tâm hơn.
2.3.1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận
Bảng 9: Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Lợi nhuận
thuần
Lợi nhuận
khác
LN trước thuế
TNDN
LN sau thuế
TNDN
Năm
2012
KH 3.044,64 14,73 3.059,37 2.814,62
TH 3.069,70 15,28 3.084,98 2.838,18
TH/KH % 100,82 103,73 100,84 100,84
Năm
2013
KH 3.133,59 11,72 3.145,31 2.893,68
TH 2.556,30 12,59 2.568,89 2.363,38
TH/KH % 81,58 107,42 81,67 81,67
Năm
2014
KH 2.608,64 11,96 2.620,60 2.410,95
TH 2.889,31 12,93 2.902,23 2.670,06
TH/KH % 110,76 108,12 110,75 110,75
(Nguồn: Phòng TC - KT Công ty)
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 36
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Nhìn vào bảng 9, tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, ta có thể thấy rằng:
Năm 2012 kế hoạch lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty đưa ra là 2.814,62 triệu
đồng, trên thực tế công ty đã đạt được mức lợi nhuận là 2.838,18 triệu đồng vượt 0,84%
so với kế hoạch đặt ra. Lợi nhuận trước thuế TNDN mà công ty đạt được năm 2012 là
3.084,98 triệu đồng, trong khi kế hoạch đặt ra là 3.059,37 triệu đồng tăng 0,84% so với
kế hoạch đặt ra. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 3.069,70 triệu đồng, tăng
0,82% so với kế hoạch đặt ra. Lợi nhuận khác là 15,28 triệu đồng tăng 3,73% so với kế
hoạch đặt ra. Nhìn chung công ty đã bám sát được giữa thực tế và kế hoạch.
Năm 2013, lợi nhuận của công ty giảm mạnh. Công ty đã không hoàn thành đúng
kế hoạch lợi nhuận đã đặt ra. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ đạt được
2.556,30 triệu đồng trong khi kế hoạch đặt ra là 3.133,59 triệu đồng giảm 18,42% so
với kế hoạch. Do doanh thu năm này giảm mạnh kéo theo lợi nhuận cũng giảm theo.
Tuy nhiên lợi nhuận khác của công ty lại tăng so với kế hoạch đặt ra, thực tế lợi nhuận
khác của công ty thu được là 12,59 triệu đồng trong khi đó kế hoạch đặt ra là 11,72
triệu đồng, tăng 7,42%. Lợi nhuận trước thuế TNDN cũng giảm 18,33%. Kéo theo lợi
nhuận sau thuế TNDN cũng giảm 18,33% so với kế hoạch đặt ra.
Với tình hình kinh doanh năm 2013, năm 2014 công ty chỉ đưa ra mức lợi nhuận
sau thuế là 2.410,95 triệu đồng cao hơn năm 2013 nhưng không đáng kể, tuy nhiên với
chiến lược kinh doanh đúng đắn, trong năm này tổng lợi nhuận của công ty thu được là
2.670,06 triệu đồng tăng so với kế hoạch là 10,75%. Lợi nhuận trước thuế TNDN đạt
2.902,23 triệu đồng, trong khi đó kế hoạch đặt ra là 2.620,60 triệu đồng tăng 10,75%
so với kế hoạch. Lợi nhuận khác của công ty đạt được 12,93 triệu đồng, trong khi đó
kế hoạch của công ty đưa ra là 11,96 triệu đồng tăng 8,12%. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh đạt được là 2.889,31 triệu đồng tăng 10,76% so với kế hoạch đạt
được. Do trong năm này chi phí của công ty giảm xuống làm cho lợi nhuận của công
ty tăng lên.
2.3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch biện pháp
2.3.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 37
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Bảng 10: Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của công ty giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chi phí Giá vốn Chi phí tài chính Chi phí quản lí DN Chi phí bán hàng Tổng cộng
Năm 2012
KH 10.100,20 377,32 147,75 1.065,78 11.691,05
TH 10.274,20 55,00 456,88 1.450,64 12.236,72
TH/KH % 101,72 14,58 309,22 136,11 104,67
Năm 2013
KH 9.750,25 252,72 142,86 1.298,25 11.444,08
TH 8.736,98 201,93 200,29 1.250,52 10.389,72
TH/KH % 89,61 79,90 140,20 96,32 90,79
Năm 2014
KH 8.500,73 122,40 133,37 1.640,65 10.397,15
TH 7.939,73 260,79 374,17 1.670,52 10.245,21
TH/KH % 93,40 213,07 280,55 101,82 98,54
(Nguồn: Phòng TC - KT công ty)
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 38
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Một công ty hoạt động kinh doanh luôn phải cân nhắc sao cho thu được lợi nhuận
lớn nhất, để làm được điều đó thì công ty phải biết sử dụng chi phí hợp lý sao cho tổng
chi phí là nhỏ nhất để có thể thu về lợi nhuận cao nhất. Dựa vào bảng 10 tình hình thực
hiện kế hoạch chi phí của công ty ta có thể thấy rằng:
Năm 2012, tổng chi phí dự kiến của công ty 11.691,05 triệu đồng, nhưng thực tế
thì chi phí mà công ty phải bỏ ra là 12.236,72 triệu đồng tăng 4,67%. Nguyên nhân là
do trong năm nay giá vốn hàng bán tăng 1,72% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
mạnh lên đến 456,88 triệu đồng trong khi đó kế hạch đặt ra là 147,75 triệu đồng. Chi
phí bán hàng tăng lên 1.450,64 triệu đồng so với kế hoạch đưa ra là 1.065,78 triệu
đồng tăng 36,11%.
Năm 2013, kế hoạch chi phí của công ty đưa ra là 11.444,08 triệu đồng trong khi
đó thực tế chi phí của công ty là 10.389,72 triệu đồng giảm 9,21% so với kế hoạch đặt
ra. Ta thấy rằng giá vốn hàng bán của công ty năm 2013 chỉ 8.736,98 triệu đồng, trong
khi đó kế hoạch của công ty đưa ra là 9.750,25 triệu đồng giảm 10,39%. Chi phí tài
chính của công ty giảm xuống còn 201,93 triệu đồng trong khi kế hoạch đặt ra là
252,72 triệu đồng giảm 20,1%, nguyên nhân là do năm nay công ty dự kiến vay thêm
tiền để phục vụ sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế là 200,29
triệu đồng so với kế hoạch đặt ra là 142,86 triệu đồng tăng 40,20%. Về chi phí bán
hàng của công ty là 1.250,52 triệu đồng giảm 3,68% so với kế hoạch. Qua đây ta có
thể thấy rằng công ty đã đưa ra chi phí kế hoạch sát với thực tế hơn.
Năm 2014, dựa vào mức chi phí đạt được năm 2013, năm nay công ty dự kiến
mức chi phí gần như không cao hơn năm trước là mấy. Thực tế tổng chi phí của công
ty bỏ ra là 10.245,21 triệu đồng, trong khi đó kế hoạch đặt ra là 10.397,15 triệu đồng
giảm 1,46%. Tuy trong năm này chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi
phí bán hàng tăng nhưng do giá vốn bán hàng giảm 6,6% so với kế hoạch đặt ra nên
kéo theo cả năm tổng chi phí cũng giảm so với kế hoạch.
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 39
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Trên cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu bằng phương pháp tham khảo ý kiến
của người lập kế hoạch trong công ty về việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty cổ phần cao su Thừa Thiên Huế trong 3
năm gần đây. Ta có thể thấy rằng các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc thực hiện kế
hoạch kinh doanh của công ty là:
2.4.1. Thị trường tiêu thụ
Thị trường yếu tố đầu ra
Sản phẩm của công ty chủ yếu bán cho công ty cổ phần cao su Đà Nẵng và công
ty TNHH MTV cao su Kon Tum. Công ty chưa có thị trường rộng rãi nên việc tiêu thụ
sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác sản phẩm của công ty trên thị trường còn
chịu sự cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ khác trong tỉnh và khu vực lân cận như
công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị, công ty TNHH MTV cao su Quảng Nam,
công ty TNHH MTV cao su Nam Giang...
Đứng trước thách thức như vậy đòi hỏi công ty phải đa dạng hóa khách hàng và
không ngừng mở rộng, tìm kiếm thị trường cho mình. Không chỉ dừng lại ở hai thị
trường là công ty cổ phần cao su Đà Nẵng và công ty TNHH MTV cao su Kon Tum.
Công ty còn tiếp tục khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa để tăng hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 11: Tình hình tiêu thụ sản phẩm cho từng thị trường giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: Tấn
Thị trường
Sản phẩm
Đà Nẵng Kon Tum
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
- Mủ cốm SVR 10 200 290 310 140 70 80
- Mủ cốm SVR 20 120 150 130 60 60 90
(Nguồn: Phòng TC - KT công ty)
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 40
Đạ
i h
ọc
K
inh
ế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Dựa vào bảng 11, ta thấy rằng:
Thị trường Đà Nẵng
Đà Nẵng là thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty. Hầu hết các sản phẩm của
công ty đều tiêu thụ tốt ở thị trường này. Số lượng mủ cốm SVR 10 tiêu thụ năm 2012
là 200 tấn, mủ cốm SVR 20 tiêu thụ được là 120 tấn. Đến năm 2013 số sản phẩm mủ
cốm SVR 10 tăng mạnh lên 290 tấn, trong khi đó mủ cốm SVR 20 tiêu thụ được là
150 tấn. Năm 2014 lượng tiêu thụ của mủ cốm SVR 10 có tăng nhưng không đáng kể,
trong khi đó sản phẩm mủ cốm SVR 20 tiêu thụ được lại giảm xuống chỉ còn 130 tấn.
Thị trường Kon Tum
Sau thị trường Đà Nẵng, Kon Tum là thị trường thứ hai chủ yếu tiêu thụ sản
phẩm của công ty. Năm 2012, số lượng sản phẩm mủ cốm SVR 10 được tiêu thụ tại
đây là 140 tấn, sản phẩm mủ cốm SVR 20 được tiêu thụ là 60 tấn. Năm 2013, thị
trường Kon Tum đã giảm mạnh mức tiêu thụ của cả hai loại sản phẩm, trong đó sản
phẩm mủ cốm SVR 10 tiêu thụ được là 70 tấn, sản phẩm mủ cốm SVR 20 tiêu thụ
được là 60 tấn. Năm 2014, số lượng sản phẩm mủ cốm SVR 10 tiêu thụ được là 80 tấn,
mủ cốm SVR 20 là 90 tấn.
Thị trường yếu tố đầu vào
Đặc điểm của vùng nguyên liệu
Do đặc điểm địa bàn vùng miền núi nên chủ yếu diện tích đất trồng cao su. Toàn
huyện Nam Đông có 3.538 ha cao su, chiếm hơn 1/3 diện tích cao su của toàn tỉnh Thừa
Thiên Huế, trong đó có 2.100 ha đã đi vào khai thác. Tập trung chủ yếu ở các xã như
Hương Phú, Thượng Long, Thượng Quảng. Do vậy sản lượng mủ cao su hàng năm
cung cấp cho nhà máy rất lớn, chủ yếu từ các xã này. Sản lượng mủ thu mua phụ thuộc
vào mùa vụ, thông thường sản lượng thu mua nhiều vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến
tháng 10. Còn lại những tháng đầu năm và cuối năm sản lượng mủ không nhiều lắm.
Giá cả thu mua cũng biến động theo mùa vụ. Vào những tháng sản lượng cung cấp lớn,
dẫn đến dư thừa sản lượng tại công ty làm cho giá cả giảm xuống.
Bên cạnh những lợi thế như công ty nằm gần vùng nguyên liệu, chủ động được
vùng nguyên liệu thì công ty vẫn còn gặp khó khăn, thách thức nhất là sức cạnh tranh
của chất lượng và giá thành sản phẩm đối với các thị trường nói trên. Đứng trước rất
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 41
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
nhiều khó khăn như vậy, đòi hỏi công ty phải đưa ra định hướng mục tiêu và kế hoạch
cụ thể cho công ty mình, đó là: Phát huy nội lực và những lợi thế sẵn có của công ty
như vùng nguyên liệu, tiềm năng về lao động... Ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ
thuật vào sản xuất mủ cao su, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để
cạnh tranh với các đối thủ khác trong khu vực miền Trung.
Hình thức thu mua nguyên liệu
- Công ty thực hiện thu mua mủ thông qua mạng lưới thương nhân nhỏ.
- Thu mua theo hình thức kí kết hợp đồng giữa công ty với hộ nông dân.
- Thu mua thông qua các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Nam Đông.
Thu mua theo hình thức tự do giữa các thương nhân được công ty áp dụng khá
rộng rãi, bởi vì nó phù hợp với tập quán mua bán truyền thống của nông dân.
Thu mua theo hình thức hợp đồng giữa công ty với hộ nông dân tuy có nhiều ưu
thế về vùng nguyên liệu nhưng với quy mô sản xuất của hộ nông dân quá nhỏ, phân tán
gây khó khăn cho việc thu mua của doanh nghiệp.
Kết quả thu mua nguyên liệu của công ty
Biểu đồ 1: Tình hình thu mua mủ giai đoạn 2012 - 2014
(Phòng TC – KT của công ty)
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 42
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
2.4.2. Hoạt động marketing
Marketing ngày nay đóng vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển thông tin
khách hàng thành các sản phẩm dịch vụ mới và sau đó định vị những sản phẩm này
trên thị trường. Marketing quyết định điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp với thị trường. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách
hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Nhận thức được tầm
quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa, công ty đã có những chính sách nhằm phát
triển khâu tiêu thụ hàng hóa như: Chính sách giá cả, đây có thể coi là một trong những
công cụ mà công ty cổ phần cao su Thừa Thiên Huế thực hiện khá tốt. Chính sách
phân biệt giá cấp 2, giá bán giảm dần theo tỷ lệ sản phẩm mua tăng lên. Bên cạnh đó
công ty còn có chính sách chiết khấu và giảm giá căn cứ vào số lượng mua, thời gian
thanh toán. Ngoài ra công ty cổ phần cao su Thừa Thiên Huế còn sử dụng chính sách
xúc tiến. Hiện nay, trong số các công cụ xúc tiến thường được các doanh nghiệp sử
dụng, công cụ bán hàng trực tiếp và marketing trực tiếp là hai công cụ được sử dụng
nhiều nhất, còn lại các công cụ khác là quảng cáo, xúc tiến bán, tuyên truyền và dịch
vụ hậu mãi thì ít được công ty áp dụng. Hiện nay sản phẩm của công ty được giới thiệu
thông qua trang web của công ty. Trang web là bước đầu đưa hình ảnh của công ty tới
khách hàng. Không những thế công ty còn xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ
nhân viên làm công tác bán hàng, quản lý và phân phối sản phẩm.
2.4.3. Các yếu tố nguồn lực
Lao động
Lao động là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong công tác thực
hiện kế hoạch kinh doanh của nghiệp. Với đặc thù kinh doanh của công ty trong lĩnh
vực sản xuất, chế biến mủ cao su nên lao lao động chủ yếu là lao động nam, lao động
nữ chiếm số lượng rất ít. Dựa vào tình hình lao động của ty giai đoạn 2012 - 2014, ta
thấy rằng, nguồn lao động của công ty phù hợp, năm 2012 tổng số lao động của công
ty là 123 người, đến năm 2014 tăng lên thành 129 người trong đó lao động nam chiếm
108 người, qua đây có thể thấy rằng nguồn lao động đáp ứng được hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 43
Đạ
i h
ọc
K
inh
ế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch của công ty. Ảnh
hưởng đến năng suất và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty rất nhiều. Hầu hết
máy móc thiết bị của công ty vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên có một số máy móc thiết bị
của công ty đã cũ, hàng năm công ty vẫn phải đầu tư mua sắm thiết bị nhằm phục vụ
cho quá trình sản xuất. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2014 toàn công ty có 50 loại
máy bao gồm: Máy băm cốm, hệ thống khử mùi máy sấy, máy cắt... Năm 2012, do
một số máy đã bị hỏng nên công ty đã đầu tư mới hai máy sấy và một máy băm cốm.
Vốn
Tình hình tài chính của công ty ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện kế hoạch
kinh doanh của công ty. Nó có thể gây cản trở việc thực hiện kế hoạch kinh doanh
hoặc giúp cho hoạt động kinh hoạt động tốt hơn.
Dựa vào tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2012 - 2014 ta thấy
rằng: Nguồn vốn của công ty có thể đáp ứng nhu cầu trong quá trình mua nguyên vật
liệu, xây dựng mở rộng sản xuất. Cụ thể, năm 2012, nguồn vốn của công ty là 5.516,18
triệu đồng. Năm 2013, nguồn vốn của công ty có giảm so với năm 2012 còn 5.022,50
triệu đồng. Nhưng đến năm 2014, nguồn vốn của công ty lại tăng lên thành 5.360,26
triệu đồng tức tăng 337,76 triệu đồng tương đương tăng 6,73% so với năm 2013.
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU THỪA THIÊN HUẾ
2.5.1. Ưu điểm
Nhìn chung, trong giai đoạn 2012 - 2014 công ty đã đã hoàn thành được một số
chỉ tiêu đặt ra. Có được những kết quả như vậy một phần là do công tác thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh của công cổ phần cao su Thừa Thiên Huế thực hiện khá tốt.
Để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty các cán bộ của công
ty đã cố gắng nổ lực hết mình. Để đảm bảo theo đúng tiến độ đề ra trong kế hoạch, ban
quản lý của công ty luôn đảm bảo tốt nhất cho các công nhân làm việc: Trang bị bảo
hộ đầy đủ, làm tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, trích khoản kinh phí ăn ca cho
công nhân trực tiếp sản xuất.
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 44
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Công tác thực hiện kế hoạch luôn được chú trọng để đảm bảo mục tiêu đề ra.
Công ty đã chỉ đạo theo chiều sâu, áp dụng nhiều công nghệ mới trong quy trình sản
xuất các sản phẩm mủ của mình.
Trong quá trình thực hiện công tác kế hoạch, các phòng ban của công ty luôn
tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, tham mưu cho ban lãnh đạo. Phát hiện những
sai sót, vi phạm để từ đó điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với thực tế.
Công tác đánh giá, giám sát thực hiện kế hoạch được tiến hành chặt chẽ. Việc
đánh giá kế hoạch được chia làm nhiều giai đoạn: Đánh giá quá trình thực hiện kế
hoạch, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch một
thời gian.
Các cán bộ của công ty thường xuyên xem xét thông tin, nắm bắt thị trường, môi
trường kinh doanh để biết được nhu cầu thị trường, giúp công ty đưa ra bản kế hoạch
phù hợp sát với thực tế hơn.
2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại
Mặc dù trong giai đoạn 2012 - 2014 kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty
nhìn chung đều vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra nhưng trong công tác thực hiện kế
hoạch vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế:
- Công tác giám sát kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch mang nặng tính hình thức,
chỉ phụ thuộc vào báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của công ty.
- Chưa xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá. Hoạt động theo
dõi và đánh giá mặc dù được tiến hành thường xuyên nhưng chưa có hiệu quả.
- Kế hoạch lập ra còn có nhũng chỉ tiêu có chênh lệch nhiều so với thực tế.
- Triển khai các giải pháp đã quản lý các mặt: sản xuất kinh doanh - quản lý vốn
đầu tư còn lúng túng chưa đi vào nề nếp.
- Công tác thị trường chưa làm tốt, chồng chéo cản trở lẫn nhau. Công ty chưa
xây dựng được kế hoạch chiến lược dài hạn.
2.5.3. Nguyên nhân
2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Sự phối hợp của các phòng ban trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh còn chưa chặt chẽ, giải quyết các vướng mắc còn chưa khẩn trương đã ảnh
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 45
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
hưởng đến tiến độ của công ty. Hầu hết các phòng ban còn chưa thực sự bám sát sản
xuất, giải quyết cho sản xuất. Nhiều phòng ban, bộ phận chưa phát huy hết tác dụng.
Nguồn nhân lực trong công tác kế hoạch còn mỏng, không được đào tạo một
cách chuyên nghiệp.
Máy móc thiết bị của công ty đã cũ và thường xuyên hư hỏng làm ảnh hưởng đến
tiến độ thực hiện kế hoạch của công ty.
2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, thị trường cao su cũng có nhiều thay
đổi, giá cao su trên thị trường liên tục giảm mạnh trong khi đó cung lớn hơn cầu làm
ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch của công ty.
Thời tiết không thuận lợi, bão lụt thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến công
tác thu hoạch mủ gây khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
Do công ty chỉ bán mủ cho công ty cao su Đà Nẵng nên còn phụ thuộc vào công
ty này. Công ty luôn phải đưa ra những chính sách phát triển phù hợp nhằm giữ vững
thị phần và cạnh tranh với các công ty khác.
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 46
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CAO SU THỪA THIÊN HUẾ
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
Tiếp tục xây dựng và phát triển công ty, hoàn thiện bộ máy quản lý, đầu tư theo
chiều sâu, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững của
công ty.
Đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, đảm bảo cho công ty có tiềm lực kinh tế đủ
mạnh, đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, góp
phần vào sự phát triển của công ty.
Mở rộng mạng lưới cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp trên cả nước.
Nâng cao uy tín hơn nữa, phấn đấu trở thành đối tác tin cậy của các doanh nghiệp.
Tăng cường mối quan hệ với đối tác làm ăn.
Đào tạo và nâng cao năng lực điều hành quản lý, năng lực khoa học kĩ thuật cho
cán bộ công nhân viên, hướng đến phát triển nguồn nhân lực cao để phục vụ cho khách
hàng.
Đầu tư trang thiết bị nhằm hiện đại hóa khu vực sản xuất, nâng cao năng suất.
Áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp như: Quản lý
kho, quản lý bán hàng... Trên toàn bộ hệ thống công ty một cách khoa học và hiệu quả.
Xây dựng mô hình quản lý sản xuất kinh doanh theo quy chuẩn ISO.
Xây dựng công ty vững mạnh thông qua các chính sách ổn định, nâng cao chất
lượng cuộc sống và gia tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, củng cố tinh thần
đoàn kết, tinh thần xây dựng, lòng nhiệt tình sáng tạo,...
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU
THỪA THIÊN HUẾ
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng bản kế hoạch
Tăng cường thêm các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh.
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 47
Đạ
i h
ọc
K
inh
ế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Dựa vào báo cáo tổng hợp của công ty về lợi nhuận, vốn kinh doanh và kế hoạch
nộp ngân sách cần tăng thêm các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh vào các chỉ tiêu
kế hoạch của công ty. Các chỉ tiêu này bao gồm:
Tỉ suất lợi nhuận/vốn = lợi nhuận kinh doanh / tổng vốn kinh doanh của đơn vị.
Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu thuần = lợi nhuận kinh doanh / doanh thu thuần của
đơn vị.
Hoàn thiện các điều kiện để phục vụ cho công tác lập kế hoạch và thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh. Để có được các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, công
ty cần phải tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ cho công tác lập và thực hiện kế hoạch
sản xuất kinh doanh.
Về công tác khoa học công nghệ: Các đơn vị thành viên cần tiến hành đổi mới
quy trình sản xuất, quy trình kiểm tra kĩ thuật với mục tiêu: Quản lý chặt chẽ chất
lượng sản phẩm. Công tác kiểm tra, giám sát từng công đoạn sản xuất phải kịp thời.
Đối với những sản phẩm chủ lực cần xây dựng hệ thống giám sát chất lượng.
Triển khai đề tài nghiên cứu khoa học để đưa ra những sáng kiến có thể áp dụng
vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần xây dựng tổ chức lực lượng đầy đủ
đồng bộ, phải thường xuyên cập nhật những tiêu chuẩn kĩ thuật tiên tiến, đào tạo và
kiểm tra năng lực trình độ của đội ngũ kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm thường
xuyên, định kì.
3.2.2. Tăng cường công tác theo dõi đánh giá và điều chỉnh kế hoạch sản
xuất kinh doanh
Hoạt động điều chỉnh kế hoạch sản xuất không nên cố định thực hiện một lần
trong năm mà cần phải thực hiện điều chỉnh ngay sau khi phát hiện có sai sót.
Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu làm chuẩn: Chỉ tiêu về sản phẩm sản xuất, chỉ
tiêu về doanh thu...
3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo và tổ chức nguồn nhân lực
Công tác lập và thực hiên kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố. Một trong những nhân tố quan trọng nhất đó là nguồn nhân
lực. Trình độ chuyên môn của các cán bộ kế hoạch ảnh hưởng lớn đến công tác lập kế
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 48
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
hoạch của công ty, để có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và có khả năng đưa
vào thực hiện đạt được các mục tiêu đã đề ra cần thực hiện:
Tổ chức lại bộ máy chuyên môn kế hoạch.
Công ty nên có chính sách đào tạo, lựa chọn đội ngũ cán bộ kế hoạch có chất
lượng cao bằng các chế độ khuyến khích đãi ngộ thỏa đáng.
Các cán bộ lập kế hoạch phải thường xuyên trau dồi kiến thức, học hỏi kinh
nghiệm của các chuyên gia trong công tác kế hoạch, cần tổ chức cho các nhân viên
phòng kế hoạch đi học các khóa ngắn hạn về lập kế hoạch sản xuất, về phương pháp
lập kế hoạch kinh doanh.
Tổ chức lớp huấn luyện nghiệp vụ.
Cần nhanh chóng hoàn thiện, sắp xếp lại tổ chức nhân sự trong tổng công ty.
Liên kết với các trường đại học, tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn, xây
dựng chương trình đào tạo phù hợp với từng bộ phận nghiệp vụ trong tổng công ty.
3.2.4. Tăng cường công tác theo dõi đánh giá và điều chỉnh kế hoạch sản
xuất kinh doanh
Công tác theo dõi đánh giá và điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh của công
ty mặc dù đã được quan tâm và phần nào đã thể hiện được tính nhạy bén linh hoạt của
công ty trong việc ứng phó với những biến đổi thị trường nhưng bản kế hoạch điều
chỉnh lại chỉ quan tâm đến điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch. Khi phát hiện ra những
nguyên nhân gây khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch thì bước đầu tiên
mà công ty nên làm đó là phải tháo gỡ khó khăn trước mắt, các đơn vị nên tự tìm cách
giải quyết không nên trông chờ vào sự chỉ đạo của công ty.
3.2.5. Tạo căn cứ thiết lập cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
Công tác thu thập số liệu
Trong nền kinh tế thị trường với nhiều biến đổi diễn ra theo từng ngày, việc nắm
bắt những biến động của thị trường là vô cùng quan trọng. Thu thập thông tin càng đầy
đủ và chính xác thì khả năng hoàn thành kế hoạch càng cao.
Hệ thống thông tin hiện đại giúp công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường
một cách chính xác từ đó giúp cho công ty lên kế hoạch sản xuất vừa đáp ứng nhu cầu
của thị trường vừa bảo đảm được các mục tiêu đã đề ra. Hệ thống thông tin hiện đại
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 49
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
cũng giúp công tác thu thập số liệu diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác, khâu xử
lý số liệu không mất thời gian, không làm ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch và
thực hiện kế hoạch.
Để có hệ thống thông tin tốt phục vụ cho công tác lập kế hoạch và thực hiện kế
hoạch, công ty cần có những biện pháp sau:
- Nâng cao trình độ tin học cho các cán bộ để trao đổi thông tin giữa các phòng
ban được thuận lợi, nhanh chóng.
- Sau khi thu thập thông tin càng đánh giá lại hệ thống thông tin trong các báo
cáo kế hoạch thống kê và thông tin hiện hành. Các thông tin từ nhiều nguồn phải được
đối chiếu so sánh và phân tích kĩ càng.
- Xây dựng hệ thống thông tin về các đối thủ cạnh tranh, khách hàng.
- Chuyên viên phòng kế hoạch theo dõi giá thành, giá cả, tiêu thụ sản phẩm.
- Công tác dự báo: Dự báo có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định quản lý.
Mà chức năng đầu tiên của doanh nghiệp trong quản lý chính là xác định mục tiêu của
doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn. Doanh nghiệp phải lập kế hoạch để thực hiện
mục tiêu đó. Những mục tiêu như vậy chỉ có thể trở thành hiện thực nếu doanh nghiệp
đã phân tích được xu thế của nền kinh tế, đã dự báo nhu cầu về sản phẩm của mình.
Như vậy dự báo nhu cầu của thị trường là một công việc quan trọng trong việc lập kế
hoạch kinh doanh.
3.2.6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Để tiêu thụ được sản phẩm, hoàn thành được các mục tiêu kế hoạch cũng như là
khi xây dựng các mục tiêu kế hoạch thì công ty luôn phải lấy thị trường làm trung tâm
của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp
các thông tin về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng, biến động giá cả.
Cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, các đối tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Tăng cường đầu tư và hoàn thiện hệ thống bán hàng và dịch vụ sau bán hàng,
phấn đấu đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3.2.7. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công ty
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng
đầu và đó cũng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Để đạt được lợi nhuận tối đa, nâng
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 50
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
cao giá trị của doanh nghiệp thì trước hết doanh nghiệp phải tự tìm được chỗ đứng cho
mình bằng chính con đường là chiến thắng trong cạnh tranh. Với điều kiện hiện nay khi
mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì chiến thắng nằm trong tay người nắm
vững khoa học kỹ thuật công nghệ và biết vận dụng nó có hiệu quả cho mục đích của
mình. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay, đâu đâu cũng kêu gọi đổi mới. Đây chính là
dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà cụ thể là
việc đưa máy móc thiết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất.
Phải thừa nhận rằng, để tiến hành đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại,
doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định để tài trợ cho nhu cầu đầu tư. Vấn
đề huy động vốn đầu tư tất yếu sẽ đặt ra cho doanh nghiệp những vấn đề cần phải xem
xét và cân nhắc, đôi khi sẽ đặt doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng đổi mới máy móc thiết bị cũng đồng nghĩa với
việc tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Với một
dàn máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nguyên
vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, ít tiêu hao nhiên liệu hơn và lượng phế phẩm cũng ít
đi. Các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị giảm. Do đầu tư một
lượng vốn lớn vào TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng, vì thế sẽ làm tăng
chi phí khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên, do máy móc thiết bị hiện đại làm cho năng suất
lao động tăng lên, lượng sản phẩm sản xuất ra cũng tăng lên và khi đạt mức hòa vốn
thì chi phí khấu hao TSCĐ tính cho một đơn vị sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm xuống,
đồng thời cũng giảm bớt lao động thủ công làm cho chi phí tiền lương giảm. Từ đó
góp phần làm hạ giá thành sản xuất sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả
năng hạ giá bán, mở rộng được thị phần ra nhiều tầng lớp dân cư khác nhau. Đồng thời
giúp công ty có thể hoàn thành đúng mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Doanh thu tiêu thụ
sản phẩm cũng tăng lên, kéo theo đó là lợi nhuận cũng có điều kiện tăng lên.
Bên cạnh việc tiết kiệm được chi phí, với máy móc thiết bị hiện đại sẽ làm cho
năng suất tăng lên cùng với đó là chất lượng sản phẩm sản xuất ra cũng tăng lên, có
khả năng đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường cả về chất
lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, chủng loại.
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 51
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
3.2.8. Đảm bảo môi trường làm việc cho công nhân
Môi trường làm việc được đảm bảo, thoải mái đã giúp người lao động tại công ty
cao su Thừa Thiên Huế có thêm động lực để cống hiến cho sự phát triển của công ty.
Công tác bảo hộ lao động được giám đốc công ty cùng với chuyên môn tuyên
truyền công tác bảo hộ lao động đến người lao động các hình thức lồng ghép vào
chương trình đào tạo cho công nhân chế biến mủ cao su, coi đây là một nội dung quan
trọng trong đào tạo và thi nâng bậc thợ hàng năm cho người lao động.
Để đảm bảo an toàn trong sản xuất, công ty trang bị phòng hộ cá nhân đầy đủ
như: Quần áo, dày, mủ, khăn cho công nhân và các trang thiết bị bảo hộ lao động khác
đúng theo quy định của Tập đoàn Cao su.
Môi trường làm việc tốt sẽ tạo điều kiện cho công nhân hăng hái làm việc, từ đó
ảnh hưởng đến quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.9. Tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin
Trong nền kinh tế thị trường, thông tin luôn là một phần quan trọng đối với các
doanh nghiệp. Để có thể tăng cường công tác lập và thực hiện kế hoạch, công ty cần
phải xây dựng được hệ thống thông tin về nhiều lĩnh vực:
Thông tin về các chỉ tiêu kinh tế.
Thông tin về các chỉ tiêu xã hội.
Thông tin về thị trường kinh doanh của công ty.
Thông tin về giá cả, tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm hiện hành của công ty,
Để làm được diều đó công ty cần phải: Tổ chức một bộ phận chuyên về thu thập
thông tin.
3.2.10. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban
Để thực hiện kế hoạch kinh doanh một cách có hiệu quả thì phải có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng với nhau. Do đó lãnh đạo công ty cần có cơ
chế, giải pháp hợp lý để tổ chức bộ máy lập và thực hiện kế hoạch có hiệu quả cao
nhất nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu của công ty đưa ra.
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 52
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty
cổ phần cao su Thừa Thiên Huế. Em xin rút ra một số kết luận sau:
Công ty đã hoàn thành khá tốt công tác thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
của mình. Tổng doanh thu các năm luôn đạt mức kế hoạch đặt ra, năm 2012 kế hoạch
công ty đưa ra là 14.750,42 triệu đồng nhưng thực tế công ty thu được mức lợi nhuận
là 15.321,69 triệu đồng. Năm 2014 tổng doanh thu của công ty thu được là 13.147,45
triệu đồng trong khi đó kế hoạch đưa ra là 13.017,75 triệu đồng. Công tác kế hoạch đã
giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty luôn đạt lợi nhuận kinh tế mặc dù trong
môi trường kinh doanh đầy phức tạp và có nhiều biến động.
Phát huy được tính sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của toàn
thể nhân viên và cán bộ, tạo ra mối quan hệ hợp tác làm việc của từng phòng ban.
Bảng kế hoạch kinh doanh của công ty được lập dựa vào các căn cứ từ thị trường,
tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của năm trước và nguồn lực của công ty.
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng và công ty TNHH MTV cao su Kon Tum là thị
trường tiêu thụ chủ yếu của công ty.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được thì tình hình thực hiện kế hoạch
kinh doanh của công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục như:
Một số kế hoạch chưa thực hiện tốt, không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra,
một số chỉ tiêu về kế hoạch chi phí luôn phát sinh ở mức cao hơn so với kế hoạch đặt
ra. Như năm 2014, kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty đưa ra là 133,37
triệu đồng nhưng thực tế mức chi phí này đã vượt lên thành 374,17 triệu đồng.
Công tác nghiên cứu thị trường chưa kỹ lưỡng ảnh hưởng đến công tác xây dựng
và thực hiện kế hoạch của công ty.
Trình độ cán bộ, nhân viên của công ty còn nhiều hạn chế nên việc thực hiện kế
hoạch còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn đến công tác thực hiện kế hoạch trong
công ty. Năng lực quản lý của bộ phận kế hoạch cần phải có cái nhìn tổng quát hơn
nữa trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 53
Đạ
i h
ọc
K
i h
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Từ thực trạng trên em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo tốt tình hình thực hiện công tác kế hoạch
công ty đề ra.
2. KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần cao su Thừa Thiên Huế. Em đã có được
những kiến thức thực tế về công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, có sự nhìn nhận
phân biệt giữa lý luận và thực tế. Qua đây em cũng xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Kết hợp công tác nghiên cứu - dự báo với việc lập kế hoạch.
Hoàn thiện hệ thống thông tin, củng cố lại công tác thống kê và báo cáo trong
công ty. Tăng cường đội ngũ cán bộ cho công tác lập kế hoạch. Cần tăng cường nhân
sự cho phòng kế hoạch. Đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ cho công tác lập kế
hoạch.
Phát triển công nghệ, áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến vào
trong sản xuất. Trang bị cho công ty những máy móc, thiết bị hiện đại.
Thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường để xây dựng một bản kế hoạch hợp lý.
Tăng cường kiểm tra tình hình hoạt động của công ty. Đảm bảo các phòng chức
năng hoạt động có hiệu quả.
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 54
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.ThS. Bùi Đức Tuấn ( 2005), Giáo trình Kế hoạch kinh doanh, NXB Lao đông –
xã hội.
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn - PGS.TS Hoàng Hữu Hòa- PGS.TS Mai Văn
Xuân (1997), Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế, NXB Bộ môn khoa học cơ sở.
3. Báo cáo tài chính năm 2012, 2012, 2014 của công ty cổ phần cao su Thừa
Thiên Huế.
4. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2012, 2013, 2014 của công ty cổ phần cao su Thừa
Thiên Huế.
5. Số liệu và thông tin từ công ty cổ phần cao su Thừa Thiên Huế.
6. Một số khóa luận ở thư viện trường Đại Học Kinh Tế Huế.
WEBSITE THAM KHẢO
xut-kinh-doanh-ti-cng-ty-c-phn-may-thng-long-ti-liu-ebook-gio-trnh-hng-dn
https://www.academia.edu/5165643/B%C3%81O_C%C3%81O_NG%C3%80
NH_1_B%C3%81O_C%C3%81O_PH%C3%82N_T%C3%8DCH_NG%C3%8
0NH_CAO_SU_T%E1%BB%B0_NHI%C3%8AN
van-tang-truong-mac-du-gia-xuat-khau-giam.aspx
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 55
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
u
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
PHỤ LỤC 1
PHIẾU PHỎNG VẤN
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH
DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU THỪA THIÊN HUẾ
Ngày phỏng vấn:....../...../ 2015 Mã số phiếu: ............
Người phỏng vấn: Trần Thị Thuỳ Trang
Sinh viên trường: Đại học kinh tế - Đại Học Huế
Họ và tên người được phỏng vấn:
Chức vụ:.
Xin ông (bà) vui lòng trả lời những câu hỏi sau:
1. Ông (bà) cho biết Công ty có thực hiện xây dựng kế hoạch kinh doanh hay
không?
Có Không
Nếu có, xin ông (bà) cho biết:
2. Bộ phận nào trong Công ty chịu trách nhiệm lập kế hoạch kinh doanh?
Ban lãnh đạo
Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng kĩ thuật
Khác:..
3. Loại kế hoạch kinh doanh mà Công ty xây dựng và thời gian cụ thể là bao
nhiêu?
Kế hoạch ngắn hạn (..)
Kế hoạch trung hạn (.)
Kế hoạch dài hạn (.)
Tuỳ loại Kế hoạch (..)
4. Theo ông (bà) các đặc điểm sản xuất kinh doanh mủ cao su nào sau đây có ảnh
hưởng tới công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh?
Đặc điểm sinh học
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 56
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Thời kỳ kinh doanh:.................năm.
Độ tuổi bắt đầu khai thác: Năm thứ.........................................
Thời gian khai thác:.................................................tháng/năm.
Đặc điểm kinh tế (thời gian đầu tư dài, nhu cầu vốn lớn; Chu kỳ kinh tế dài,
độ rủi ro khá cao;...)
Quy trình sản xuất
Thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên.
5. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch của công ty, ông bà có căn cứ trên những
yếu tố sau không:
Năng lực của công ty: ...........................................................................
..........................................................................................................
Tình hình thực hiện kế hoạch năm trước:............................................
..........................................................................................................
Đối thủ tiềm ẩn: ................................................................................
...........................................................................................................
Khách hàng: ......................................................................................
...........................................................................................................
Sản phẩm thay thế: ...........................................................................
Thị trường: ........................................................................................
Căn cứ khác: .....................................................................................
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công
ty?
- Nhân tố bên ngoài :
Khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Môi trường kinh tế
Môi trường chính trị pháp luật và các chính sách của nhà nước
- Nhân tố bên trong:
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 57
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Nguồn nhân lực
Tình hình tài chính
Công nghệ
Yếu tố khác:.
7. Theo ông (bà) tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty trong 3 năm gần
đây như thế nào?
CÁM ƠN ÔNG (BÀ) ĐÃ CUNG CẤP THÔNG TIN!
SVTH: Trần Thị Thùy Trang 58
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_thi_thuy_trang_1115.pdf