Khóa luận Tình hình tiêu thụ tôm trên địa bàn huyện Quỳnh lưu tỉnh Nghệ An

- Cần phải có quy hoạch tổng thể vùng nuôi tôm tập trung để có chiến lược phát triển lâu dài. - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch: Quy hoạch tổng thể NTTS mặn lợ, quy hoạch nuôi tôm công nghiệp, nuôi cá tập trung và nuôi cá lồng, đảm bảo tính khoa học và tính khả thi. Trên cơ sở chỉ đạo các xã lập dự án đầu tư xây dựng các vùng nuôi tập trung tạo nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Gắn với quy hoạch chuyển đổi ruộng đất sang NTTS. - Quy hoạch NTTS hợp lý tổng thể theo hướng không phá vỡ hệ sinh thái và đảm bảo tính bền vững, hạn chế sản xuất nhỏ lẻ. - Hình thành hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS đảm bảo hệ thống kênh cấp nước sạch và có hệ thống tiêu thoát nước thải cho các khu vực nuôi tập trung đã được xử lý đạt tiêu chuẩn. Mở rộng quy mô nuôi tôm - Kiểm tra, rà soát tình hình phát triển diện tích NTTS trên địa bàn huyện để nắm cụ thể việc giao đất, thực hiện quy hoạch và xây dựng vùng nuôi. - Chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh công tác chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp, làm muối năng suất thấp, đất hoang hóa sang NTTS, ưu tiên xây dựng các vùng chuyển đổi tập trung. Xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cơ sở cho các vùng nuôi mới. Nâng cao trình độ kỹ thuật của người nuôi tôm Công tác khuyến ngư được coi là chiếc cầu nối giữa tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách, thi trường với những người tham gia NTTS. Đẩy mạnh đầu tư cho công tác khuyến ngư được coi như là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao trình độ cho người nuôi tôm. - Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng về công nghệ nuôi, giống mới, sử dụng thức ăn công nghiệp và bảo vệ môi trường phòng ngừa dịch bệnh đối với vùng nuôi thâm canh.

pdf89 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình tiêu thụ tôm trên địa bàn huyện Quỳnh lưu tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ta được biết để sản xuất một sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng, người sản xuất cần phải biết được nhu cầu của người tiêu dùng như thế nào về sản phẩm đó như mẫu mã, giá trị sử dụng, giá cả, chất lượng để từ đó điều chỉnh quá trình sản xuất sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, như vậy mới sản xuất có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao. Sơ đồ 2.4: Dòng thông tin trong chuỗi cung sản phẩm tôm ở Quỳnh Lưu Chú thích: :Đối tượng nắm rõ thông tin :Đối tượng không nắm rõ thông tin Nhìn vào sơ đồ ta thấy rằng, người nuôi tôm trong chuỗi là thành phần thu thập thông tin kém nhất. Mọi thông tin về giá cả, số lượng, chất lượng sản phẩm đều phụ Người bán buôn nhỏ trong tỉnh Người bán buôn nhỏ ngoài tỉnh HỘ NUÔI TÔM Người bán buôn lớn ngoài tỉnh Người bán buôn lớn ngoài huyện Người bán lẻ trong tỉnh Nhà hàng Nhà máy chế biến ngoài tỉnh Người bán lẻ ngoài tỉnh Xuất khẩu NGƯỜI TIÊU DÙNG CUỐI CÙNG Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 53 thuộc vào người bán buôn. Họ hầu như không biết sản phẩm của mình bán như thế nào trên thi trường. Khi tôm đến lúc thu hoạch họ liên hệ qua điện thoại với các đối tác mua tôm, người mua tôm đến xem tôm và ra giá. Người mua tôm biết được nếu tôm đến thời điểm thu hoạch mà người nuôi tôm không bán sẽ rất dễ gặp rủi ro, bởi lúc này tôm đã lớn lượng thức ăn cần cho tôm rất lớn nhưng tôm lại phát triển rất chậm nếu tiếp tục nuôi sẽ bị lỗ. Thời điểm này mật độ tôm dưới hồ rất lớn nên phải liên tục canh tôm khi tôm có dấu hiệu thiếu không khí thì phải khỏi động máy đập kịp thời nếu để tôm thiếu không khí dễ dẫn đến tôm chết hàng loạt. Biết được những điều này nên các nhà mua tôm thường ép giá người nuôi tôm làm giá tôm thấp hơn một đến hai giá so với giá trên thị trường. Những thông tin mà người nuôi tôm có được cũng chỉ là thông tin về giá, họ không hề biết nhu cầu thị trường và người tiêu dùng thế nào để điều chỉnh quá trình sản xuất của mình sao cho phù hợp đáp ứng tối đa lợi ích của khách hàng. Ngược lại, thông tin về số lượng, giá cả sản phẩm giữa các nhà bán buôn lớn và nhỏ trong và ngoài tỉnh với những người bán lẻ, nhà hàng và nhà máy chế biến lại rất đầy đủ và rõ ràng. Nhà máy chế biến hay các nhà hàng thường thông báo số lượng sản phẩm cho các nhà bán buôn lớn, nhỏ trước sau đó họ cùng thỏa thuận và đưa ra mức giá phù hợp. Khi có sự thay đổi về số lượng hay có biến động về giá thì các công ty, nhà hàng có thể điện thoại báo trước cho các nhà bán buôn. Từ các thông tin này, các nhà bán buôn có thể quyết định mua bao nhiêu khối lượng sản phẩm và mua ở mức giá bao nhiêu. Những nhà bán buôn có thể nắm rõ thông tin như vậy là bởi vì họ có mối quan hệ rộng, có kinh nghiệm trong nghề bán buôn lâu năm. Chính vì vây, họ có thể tìm hiểu và lấy thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm ở nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy, quá trình mua sản phẩm của những người bán buôn được chủ động và trở nên dễ dàng hơn. Còn mối quan hệ giữa các nhà bán buôn với những người bán lẻ thì cũng rất gần gũi và trao đổi thông tin thường xuyên với nhau. Những người bán lẻ hầu như đi thu gom tất cả các ngày trong tháng nên họ biết rõ nhu cầu của người tiêu dùng từng ngày, từng thời điểm sau đó trao đổi và truyền đạt lại cho những người bán buôn. Từ đó những người bán buôn có thể có được những thông tin cần thiết cho quá trình mua hàng của mình. Như vậy, nông dân là người tiếp thu thông tin kém nhất trong chuỗi, do vậy họ không có khả năng phân tích và dự báo được mức độ biến động của thị trường về giá cả chất lượng Điều này đã gây thiệt hại cho người nuôi tôm. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 54 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng 2.4.1. Nhân tố thuận lợi 2.4.1.1. Xu hướng tiêu thụ các mặt hàng thủy sản ngày càng tăng Trong hai thập kỷ qua, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thuỷ sản trên toàn cầu không ngừng tăng cao với tốc độ tăng hằng năm 4,3%. Thị trường tiêu thụ ngày nay quan tâm nhiều hơn đến thuỷ sản như nguồn thực phẩm dinh dưỡng quan trọng không chỉ cung cấp 16% nhu cầu prôtêin của con người mà còn đáp ứng các chất khoáng và axit Omega 3 cần thiết cho cơ thể để phát triển trí não và ngăn ngừa một số bệnh. Cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội, mức tiêu thụ thuỷ sản trên thị trường thế giới ngày càng tăng cao. Mức tiêu thụ Lượng cung cấp thực phẩm thuỷ sản cho tiêu thụ của con người trên toàn cầu tăng từ 53,4 triệu tấn năm 1981 đến hơn 104 triệu tấn năm 2003. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người trên thế giới tăng từ 11,8 kg đến 16,5 kg trong giai đoạn này. Theo FAO dự báo, nhu cầu thuỷ sản còn có thể tăng mạnh nữa trong tương lai và mức tiêu thụ sẽ có thể lên đến 18,4 kg/người/năm vào năm 2010 và 19,1 kg/người/năm vào năm 2015 [11]. Châu Á và Thái Bình Dương là khu vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng nhất. Một số nước trong khu vực này có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người cao nhất thế giới. Thủy sản là thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày của người dân ở khu vực này nên mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người cao, đạt 39,6kg/người năm 2003. Mức tiêu thụ ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng, nhưng có thể là do dân số tăng hằng năm ở các nước này mà không hẳn là do nhu cầu thuỷ sản tăng.Trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thủy sản dùng làm thực phẩm có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do kinh tế phát triển và các nhân tố khác [11]. Theo dự báo của FAO, tổng nhu cầu thuỷ sản ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 30,5 triệu tấn năm 1979/81 tới gần 140 triệu tấn năm 2015. Châu Á chiếm khoảng 68% tổng nhu cầu thuỷ sản năm 1979/81 và sẽ tăng tới 86% vào năm 2010 và năm Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 55 2015. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người ở Ðông Nam á sẽ đạt tới 25,8 kg vào năm 2020 và cũng sẽ tăng tới 39,5 kg ở Trung Quốc. Còn ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 10,7 kg/người/năm trong giai đoạn 1999-2001 lên 13,5 kg/người/năm vào năm 2015, trong khi các nước phát triển cũng sẽ tăng từ 16,3 kg lên 17,3 kg [11]. Các nước châu Mỹ Latinh có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người hằng năm từ 2 đến 59 kg/năm, nhưng rất nhiều nước chỉ có mức tiêu thụ khoảng 10 kg/người/năm. Nhiều nước ở khu vực châu Âu có mức tiêu thụ thuỷ sản rất cao. Tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người của EU-15 đạt khoảng 25,5 kg/người/năm (2003), với lượng thuỷ sản chiếm khoảng 10% tổng lượng protein động vật và 6% tổng lượng prôtêin. Nhìn chung, các nước này đều có xu hướng gia tăng mức tiêu thụ thuỷ sản trong các năm qua [11]. Các mặt hàng tiêu thụ Trong tổng số 104 triệu tấn thực phẩm thuỷ sản của thế giới được tiêu thụ trong năm 2003, những mặt hàng được người tiêu dùng ưa thích nhất là thuỷ sản tươi/ướp đá, đạt mức tiêu thụ nhiều hơn cả, ước tính khoảng 52,1% tổng thuỷ sản thương mại toàn cầu. Các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh chiếm vị trí thứ 2, đạt mức 26,9%, tiếp theo sau là thuỷ sản đóng hộp (11,5%) và sản phẩm chế biến bảo quản/ướp muối (9,4%). Ðối với các nước phát triển, mức tiêu thụ các thuỷ sản đông lạnh lớn nhất đạt mức 54,7%, các sản phẩm đóng hộp đạt 25,7%, các sản phẩm bảo quản chế biến tiêu thụ đạt mức 12,2%, còn lại là sản phẩm tươi (6,2%). Ngược lại, ở các nước đang phát triển mức tiêu thụ thuỷ sản cao nhất là các mặt hàng tươi sống chiếm 65,6%, tiếp theo là thuỷ sản đông lạnh khoảng 18,4%, các sản phẩm chế biến bảo quản 8,6% và đóng hộp là 7,4% [11]. 2.4.1.2. Tác động của chính sách Nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh huyện Quỳnh Lưu trong những năm qua có bước phát triển khá, đặc biệt là nuôi tôm mặn, lợ, sản lượng tôm nuôi hàng năm đều vượt kế hoạch đề ra và chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng sản lượng nuôi trồng. Nhiều mô hình nuôi đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, góp phần ổn định đời sống của một bộ phận không nhỏ ngư dân ven biển. Có được những kết quả đáng kể trên là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn của Trung ương, các ban, ngành cấp tỉnh thông qua các chủ trương chính sách, dự án đầu tư hỗ trợ phát triển ngành thủy sản, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 56 liệt của Huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành từ huyện xuống cơ sở. Trong năm 2011 tỉnh Nghệ An đã ban hành một số văn bản thúc đẩy phát triển NTTS nói chung trong đó có nuôi tôm: Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 26/01/2011 về Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Quyết định 2891/QĐ-UBND về việc bổ sung sửa đổi Quyết định số: 10/2010/QĐ-UBND ngày 20/01/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về một số chính sách hỗ trợ thuỷ sản trên địa bàn tỉnh; Quyết định 2551/QĐ-UBND ngày 02/7/2011của UBND tỉnh hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 2/2011 gây mưa lũ về lĩnh vực thủy sản; Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 về chính sách hỗ trợ giống thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Bên cạnh đó tỉnh Nghệ An còn thực hiện một số công việc như: Xây dựng Chương trình phát triển kinh tế thủy sản giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn đến 2020; góp ý kiến Bộ nông nghiệp & PTNT về việc quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến 2020, quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến 2015 và định hướng 2020. Đặc biệt là đầu năm 2012 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 05/01/2012 Về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống và vùng nuôi tôm mặn, lợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Được sự quan tâm của UBND tỉnh, UBND huyện dành cho ngành thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. Việc hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của ngành thủy sản trong những năm qua, ngành thủy sản đã huy động được hàng trăm tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm, hỗ trợ vốn ngân sách cho công tác phòng trừ dịch bệnh. Với sự hỗ trợ này đã giúp cho ngành thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng khắc phục được những khó khăn bất cập trong quá trình sản xuất. Trong năm 2011 vừa qua UBND huyện Quỳnh Lưu đã phối hợp với Chi cục NTTS, Chi cục Thú y và UBND các xã thực hiện các biện pháp khoanh vùng dập dịch có hiệu quả, ngăn chặn kịp thời không để dịch bệnh lây lan, đã kiểm tra, lập hồ sơ và cấp được 9,03 tấn chlorin để dập dịch. Ngoài ra UBND huyện cũng đã tiến hành, hướng dẫn lập hồ sơ hỗ trợ 8 trại sản xuất giống với số tiền 240 triệu đồng; hỗ trợ chuyển đổi diện tích sang NTTS 100 triệu đồng; trích ngân sánh hỗ trợ xây dựng 3 mô hình trình diễn phục vụ công tác tập huấn NTTS, 3 mô hình nuôi tôm sạch theo quy trình VietGap với số tiền 115 triệu đồng; phối hợp dự án FSPS II tổ chức được 33 lớp tập huấn về nâng cao năng lực và kỹ thuật NTTS cho 710 người tham gia. Tr ờng Đạ i họ K n h tế Hu ế 57 2.4.1.3. Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên Quỳnh Lưu nằm trên một dải đất rộng với chiều dài theo đường quốc lộ 1A là 20 Km và 34 Km đường biển, có 2 con sông Mai Giang, sông Thái, kênh Vực Mấu (lấy nước từ hồ Vực Mấu), 86 hồ đập với trự lượng nước đạt 76 triệu m3. Ngoài ra còn có hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An lấy nước từ con sông huyện Đô Lương nên lượng nước đủ cung cấp tưới quanh năm, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển NTTS mặn lợ nói chung và nuôi tôm nói riêng. 2.4.2. Nhân tố bất lợi Nuôi tôm là nghề mang lại nhiều lợi nhuận lớn nhưng người nuôi tôm phải đương đầu với không ít khó khăn và rủi ro. Dưới đây là một số khó khăn cơ bản trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ tôm ở huyện Quỳnh Lưu. 2.4.2.1. Về cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và NTTS còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Hệ thống đê bao, cống, kênh cấp thoát nước xuống cấp; thiếu điện phục vụ sản xuất, hệ thống giao thông nội đồng chất lượng kém rất khó khăn cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chưa có hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường vùng nuôi. Mặc dù đã được quan tâm nhưng đến nay mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi tôm vẫn chưa tương xứng với yêu cầu của đối tượng nuôi, thiều đồng bộ nhất là hệ thống thủy lợi. Hầu hết diện tích nuôi tôm đều nằm trong hệ thống đê nhưng phần lớn việc cấp thoát nước của các vùng nuôi chỉ thông qua một công thoát lũ qua đê. Do cấp thoát nước chung nhau, không có ao xử lý nước thải nên nước ở các ao nuôi tôm bị bệnh thải trực tiếp ra ngoài môi trường đã làm phát tán mầm bệnh, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh và rất khó xử lý. Bên cạnh đó còn làm cho chất lượng môi trường nước bị suy giảm nhiều vào thời điểm cuối vụ nuôi. Ngoài ra hệ thống đường giao thông đi vào các vùng nuôi còn nhiều khó khăn. Mặc dù hệ thống đường nhựa và hệ thống điện lưới đã được xây dựng ở hầu hết các xã nhưng nhiều vùng nuôi tôm chưa được đầu tư về hệ thống điện lưới và đường giao thông. Hiện nay điện phục vụ cho nuôi tôm ở nhiều vùng nuôi không đủ về công suất phục vụ cho việc cơ giới hóa, chạy máy sục khí và không đảm bảo an toàn bởi người dân nuôi tôm vận dụng “câu điện” từ các vùng dân cư vào đầm nuôi để phục vụ cho việc trong Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 58 coi và bảo vệ sản phẩm. Đường giao thông đi lại trong các vùng nuôi chủ yếu là đường đất, xe cơ giới không vào được trong nội vùng, gây khó khăn cản trở cho việc thu hoạch sản phẩm, vận chuyển vật tư, con giống, thức ăn cung cấp cho quá trình nuôi. 2.4.2.2. Về điều kiện tự nhiên Do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp: rét đậm. rét hại, mưa lớn kéo dài, bão lụt xảy ra thường xuyên, gây hư hại hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất; dịch bệnh phát sinh và lây lan làm tôm chết hàng loạt nhất là vào vụ 2. Có thể nói rằng khí hậu khắc nhiệt này ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề không chỉ riêng NTTS. Đối với vùng ven biển, nơi mà có cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu dựa vào hoạt động NTTS, nếu bão lụt xảy ra thì thiệt hại về kinh tế là điều khó tránh khỏi, sinh kế của họ sẽ bị mất. 2.4.2.3. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Trong xu thế hiện nay, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Theo hệ thống cảnh báo và thông báo của Châu Âu trong 6 tháng đầu năm 2007, nhiều lô hàng nông thủy sản xuất khẩu bị Hoa Kỳ, Canada, Nhật, Nga, Singapore từ chối. Những sự kiện ấy phản ánh phần nào những tồn đọng, bất cập trong sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi đó đã vào WTO thì phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt về chất lượng ngay cả trên sân nhà. Vấn đề hiểu biết của người nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu còn hạn chế nên việc sử dụng thuốc và thức ăn không hợp lý đã dẫn đến dư lượng kháng sinh trong tôm cao. Để giảm dư lượng kháng sinh trong tôm, thì đầu tiên phải quan tâm đến nguồn thức ăn và các hóa chất trong quá trình cải tạo ao, diệt khuẩn, phòng bệnh. Do vậy, cần phải khuyến cáo người dân về các sản phẩm thuốc nên và không nên sử dụng trong nuôi tôm. 2.4.2.4. Hiểu biết của nông dân, các nhà buôn bán về công tác quản trị chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế Vấn đề chế biến, bảo quản tôm sau khi thu hoạch có vai trò rất quan trọng. Làm thế nào để sản phẩm tôm đến tay người tiêu dùng vẫn tươi ngon đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng là điều không dễ. Hiện nay hiểu biết của người nuôi tôm cũng như Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 59 người bán buôn còn rất hạn chế. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông còn thiếu, điều kiện về phương tiện đi lại, kinh phí dành cho tập huấn về vấn đề quản trị chất lượng còn hạn chế. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ người nông dân sử dụng giống tôm, sử dụng thức ăn tùy tiện làm ảnh hưởng đến chất lượng tôm. 2.4.2.5. Quy hoạch tổng quan phát triển nuôi trồng thủy sản còn chậm Mặc dù quy hoạch NTTS đã được phê duyệt, nhưng nguồn vốn đầu tư còn nhỏ bé nên việc xây dựng các vùng nuôi còn mang tính tự phát và không đồng bộ. Do vậy năng suất và hiệu quả của của các vùng nuôi tôm còn thấp so với tiềm năng; khả năng đầu tư, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm giữa các vùng nuôi không đồng đều ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng chung của toàn huyện; gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh, một số điểm dịch vẫn xảy ra thường xuyên. 2.4.2.6. Đầu tư cho khâu giống thủy sản Quy mô, năng lực sản xuất ương gieo giống tôm thẻ chân trắng của các trại giống trên địa bàn chưa đáp ứng nhu cầu giống cho người nuôi địa bàn, nhất là vào giai đoạn tháng 3-4 hàng năm. Tình trạng thiếu giống gây tâm lý hoang mang cho người dân, khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc quản lý chất lượng giống, chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch. Năm 2011, toàn huyện có 18 cơ sở sản xuất giống thủy sản mặn lợ, trong đó có 13 cơ sở chuyên sản xuất giống tôm sú và có 5 cơ sở ương nuôi giống tôm he chân trắng. Tổng số lượng giống sản xuất, ương nuôi cả năm đạt 910 triệu con. Trong đó, tôm sú 165 triệu con, tôm thẻ chân trắng 745 triệu con. Nguồn giống tôm thẻ chân trắng chủ yếu được cung cấp từ trại Công ty CP (590 triệu con), Công ty Việt Úc, Vina, Thuận Thông 155 triệu con. Lượng giống bán trên địa bàn tỉnh là 545 triệu con (gồm tôm sú 15 triệu con, tôm he 530 triệu con) trong đó, huyện Quỳnh Lưu là 450 triệu con, xuất bán ngoại tỉnh là 365 triệu con [3]. Tuy nhiên giống tôm thẻ chân trắng vẫn còn thiếu. Số lượng giống được ương gieo tại các trại giống trên địa bàn chỉ mới đáp ứng được khoảng trên 40% nhu cầu, một số cơ sở chưa tự giác thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý giống. 2.4.2.7. Thiếu vốn, giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao Thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, Nhà nước đang áp dụng hàng loạt các biện pháp thắt chặt chi tiêu để chống lạm phát, Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 60 các ngân hàng hạn chế mức cho vay trong khi nguồn vốn huy động trong nhân dân chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó giá cả các loại vật tư, xăng dầu, điện, con giống, thức ăn lại ngày một tăng cao làm tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận. Năm 2010 tôm thẻ chân trắng (tôm giống) của Công ty CP có giá là 38-45 đồng/con nhưng sang năm 2011 đã tăng lên là 90 đồng/con, tăng gấp đôi so với năm 2010. 2.4.2.8. Các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn còn thiếu và hoạt động chưa hiệu quả Sản phẩm tôm sau khi thu hoạch chưa có thị trường tiêu thụ, giá cả biến động thất thường. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu dựa vào thị trường tôm tươi sống của thành phố Hà Nội, Hải Phòng. Các công ty chế biến xuất khẩu trong tỉnh do năng lực sản xuất, tài chính và khả năng cạnh tranh kém nên chưa thu mua được sản phẩm cho người dân. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ an có 2 công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Nghệ An I ở Phường Nghi Hải- Thị Xã Cửa Lò đã ngừng hoạt động hai năm nay do không đủ năng lực và vốn để tiếp tục hoạt động. Còn Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Nghệ An II ở Thị Trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu cũng chỉ hoạt động cầm chừng và hầu như không thu mua tôm của các địa phương. Như vậy các công ty không đóng góp gì trong việc chế biến và tiêu thụ thủy sản nói chung và tôm nói riêng. Do vậy tôm do nông dân ở huyện Quỳnh Lưu sản xuất ra phải bán cho các tỉnh khác điều này làm cho chuỗi cung ngày càng dài ra, chi phí marketing tăng lên. Huyện Quỳnh Lưu mất đi một nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu, thu nhập của người dân giảm do sản phẩm phải trải qua nhiều khâu trung gian. Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 61 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở HUYỆN QUỲNH LƯU Như đã trình bày ở phần trước, chuỗi cung tiêu thụ tôm khá dài. Từ các đơn vị NTTS đến người tiêu dùng cuối cùng phải trải qua nhiều khâu trung gian; chênh lệch giá giữa các thành phần trong chuỗi cung lớn; công tác bảo quản chất lượng sản phẩm còn nhiều vấn đề. Vì thế, để hạn chế những vấn đề trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ tôm ở huyện Quỳnh Lưu là: 3.1. Nâng cao chất lượng thủy sản ở khâu nuôi trồng Qua phân tích tình hình tiêu thụ tôm ở huyện Quỳnh Lưu ta có thể thấy được rằng hiện nay việc nuôi tôm đang diễn ra một cách nhanh chóng. Tuy nhiên việc phát triển nuôi tôm một cách ồ ạt, quản lý không phù hợp đã làm hiệu quả nghề nuôi tôm giảm sút do môi trường ô nhiễm, dich bệnh tràn lan, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng tôm. Vì thế để nâng cao chất lượng sản phẩm tôm cần phải chú ý cải thiện các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất tôm. Giống - Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu sản xuất giống tập trung thông qua chính sách hỗ trợ đầu tư. - Cần xây dựng những trung tâm nghiên cứu giống chất lượng cao, đáp ứng đủ nhu cầu nuôi của hộ nông dân. Việc xác định nguồn giống rõ ràng giúp việc kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. - Tập trung chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị sản xuất và cung ứng giống trên địa bàn huyện hoàn thiện hệ thống trại sản xuất giống, tăng cường trang thiết bị hiện đại, tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu con giống về số lượng, chất lượng, kịp thời vụ. - Tổ chức lại, nâng cao khả năng nghiên cứu và sản xuất của các trại giống hiện có trong huyện, thành lập một số trại giống đảm bảo cung cấp kịp thời giống tốt với giá hợp lý cho bà con nông ngư dân. Nâng cao số lượng, chất lượng đàn giống để đáp ứng nguồn giống cho các hộ ương nuôi đáp ứng cơ bản nhu cầu giống tôm đảm bảo chất lượng tốt, đúng mùa vụ. Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế 62 Quy hoạch vùng nuôi tôm - Cần phải có quy hoạch tổng thể vùng nuôi tôm tập trung để có chiến lược phát triển lâu dài. - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch: Quy hoạch tổng thể NTTS mặn lợ, quy hoạch nuôi tôm công nghiệp, nuôi cá tập trung và nuôi cá lồng, đảm bảo tính khoa học và tính khả thi. Trên cơ sở chỉ đạo các xã lập dự án đầu tư xây dựng các vùng nuôi tập trung tạo nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Gắn với quy hoạch chuyển đổi ruộng đất sang NTTS. - Quy hoạch NTTS hợp lý tổng thể theo hướng không phá vỡ hệ sinh thái và đảm bảo tính bền vững, hạn chế sản xuất nhỏ lẻ. - Hình thành hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS đảm bảo hệ thống kênh cấp nước sạch và có hệ thống tiêu thoát nước thải cho các khu vực nuôi tập trung đã được xử lý đạt tiêu chuẩn. Mở rộng quy mô nuôi tôm - Kiểm tra, rà soát tình hình phát triển diện tích NTTS trên địa bàn huyện để nắm cụ thể việc giao đất, thực hiện quy hoạch và xây dựng vùng nuôi. - Chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh công tác chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp, làm muối năng suất thấp, đất hoang hóa sang NTTS, ưu tiên xây dựng các vùng chuyển đổi tập trung. Xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cơ sở cho các vùng nuôi mới. Nâng cao trình độ kỹ thuật của người nuôi tôm Công tác khuyến ngư được coi là chiếc cầu nối giữa tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách, thi trường với những người tham gia NTTS. Đẩy mạnh đầu tư cho công tác khuyến ngư được coi như là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao trình độ cho người nuôi tôm. - Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng về công nghệ nuôi, giống mới, sử dụng thức ăn công nghiệp và bảo vệ môi trường phòng ngừa dịch bệnh đối với vùng nuôi thâm canh. T ư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 63 - Tăng cường công tác khuyến ngư thông qua các mô hình trình diễn về công nghệ nuôi tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các mô hình về quản lý công đồng, các mô hình sản xuất và nuôi giống mới. Mô hình về tổ chức quản lý sản xuất, chính sách thị trường, mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Tăng cường phối hợp với các địa phương tổng kết, đánh giá kết quả các mô hình sản xuất giống và nuôi thủy sản thương phẩm có hiệu quả nhằm phổ biến và nhân rộng. - Tăng cường công tác đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật về sản xuất giống, quản lý môi trường, chẩn đoán, phòng trừ dịch bệnh, bảo quản sau thu hoạch bằng nhiều hình thức: ngắn hạn, dài hạn để đáp ứng yêu cầu về quản lý và chỉ đạo sản xuất. Tiếp tục hoàn thiện tài liệu, đổi mới phương pháp tập huấn và tăng cường công tác tuyên truyền để từng bước xã hội hóa công tác khuyến ngư. - Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu khoa học thủy sản Trung ương, các chuyên gia trong và nước ngoài để triển khai công tác khoa học, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. - Để nuôi tôm đạt hiệu quả cao nhất, thì đòi hỏi người nuôi tôm phải được đào tạo để hiểu rõ các quy luật sinh trưởng và phát triển của chúng, nắm bắt được các đặc điểm kinh tế kỹ thuật, có kiến thức về cải tạo đầm, chế độ cho ăn, sử dụng hóa chất, chất diệt tạp, gây màu nước Tuy nhiên trên thực tế thì các chủ đầm nuôi thường là chưa qua đào tạo, chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm nuôi từ bạn bè nên trong quá trình nuôi khi xảy ra dịch bệnh không có biện pháp phòng tránh kịp thời làm vật nuôi chết và dễ xảy ra trường hợp chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả nuôi trồng thì huyện cần mở các lớp tập huấn, các trung tâm khuyến ngư để dạy cách chăm sóc, cách phòng chống dịch bệnh cũng như hình thức nuôi nào sẽ đem lại hiệu quả cao. Vốn Nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho tiêu dùng và cho nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Vì thế, giải pháp tăng cường huy động vốn là yếu tố quyết định trong việc phát triển NTTS ở Quỳnh Lưu hiện nay. Trư ờng Đạ i họ c K in ế H uế 64 Bình quân 1 ha nuôi tôm thẻ chân trắng cần đầu tư khoảng 350-400 triệu đồng. Đây là một khoản đầu tư khá lớn đối với hộ gia đình nông dân. Vì thế, có chính sách cho vay hợp lý là giải pháp quan trong để giúp các hộ duy trì và phát triển diện tích NTTS. Ngoài ra huyện cần có chính sách hợp lý nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trong lĩnh vực NTTS. Đa dạng hóa các loài thủy sản nuôi trồng Đa dạng hóa sản phẩm nuôi trồng là hình thức giảm bớt rủi ro trong sản xuất và kinh doanh. Nhất là trong sản xuất nông nghiệp bởi sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và ẩn chứa nhiều rủi ro. Nuôi tôm cũng gây tính thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ. Vì thế đa dạng hóa các loài sản phẩm trong nuôi trồng bằng việc nuôi tôm kết hợp nuôi xen các loài thủy sản khác nhau nhằm tận dụng thức ăn, mặt nước, hạn chế tính thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giảm thiểu rủi ro. Để thực hiện được điều này, Trung tâm khuyến ngư tỉnh có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, thử nghiệm các loài thủy sản phù hợp với từng địa phương. 3.2. Phục hồi lại sự hoạt động của các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản Như đã trình bày ở phần trước, Nghệ An có hai Công ty chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Nghệ An II là đang hoạt động. Vì thế, việc khôi phục lại sự hoạt động của các công ty chế biến và xuất khẩu là hết sức cần thiết nhằm tăng khả năng xuất khẩu thủy sản của huyện. Mặt khác, cần phải tăng cường đầu tư, hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty. Bên cạnh việc khôi phục lại sự hoạt động của công ty Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Nghệ An I cần có chính sách thông thoáng, ưu đãi kêu gọi các nhà đầu tư nhất là các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản. Từ đó từng bước đảm bảo ổn định việc chế biến, xuất khẩu thủy sản, nhằm quảng bá thương hiệu nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản của tỉnh Nghệ An trên thị trường quốc tế. 3.3. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và hộ nuôi trồng Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp chế biến và người nuôi tôm là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ tôm. Tr ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 65 Như chúng ta đã biết, hiện nay ở huyện Quỳnh Lưu việc gắn kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp chế biến tôm còn rất lỏng lẻo hầu như chưa có sự hợp tác hỗ trợ nào. Điều này dẫn đến tình trạng có những lúc tôm sản xuất ra không biết bán cho ai trong khi đó nhà máy chế biến lại không có nguyên liệu để sản xuất. Vì vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa người NTTS và doanh nghiệp để có sự phát triển đồng bộ, hợp lý giữa hai khâu này. Bên cạnh đó sự gắn kết với người nuôi còn giúp doanh nghiệp luôn có nguồn nguyên liệu sạch để sản phẩm đảm bảo sạch. Thị trường ngày càng đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe, chỉ có gắn kết với người nuôi mới quản lý tốt và nâng cao chất lượng để sản phẩm vượt qua các rào cản kỹ thuật. Thông qua chế biến, người NTTS sẽ có được những thông tin về xu thế thị trường, từ đó có những kế hoạch NTTS cho phù hợp. Để thực hiện được giải pháp này cần: - Doanh nghiệp cần hợp tác với các hộ nuôi tôm trong việc bao tiêu sản phẩm. Trong trường hợp này cần phải có hợp đồng cụ thể với các nhà sản xuất tôm về số lượng, chủng loại, giá cả, chất lượng để người nuôi tôm yên tâm trong việc sản xuất. - Người nuôi tôm sau khi đã được đảm bảo trong tiêu thụ cần mạnh dạn đầu tư sản xuất đảm bảo chất lượng tôm để đáp ứng yêu cầu của nhà máy chế biến. Giữa các hộ nuôi tôm cần có sự hợp tác với nhau, cùng nhau góp vốn, cùng sản xuất. 3.4. Kích thích tiêu dùng trong nước Như chúng ta đã biết quy mô dân số của nước ta lớn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày một tăng cao. Qua điều tra các nhà bán buôn lớn được biết hiện nay việc tiêu thụ tôm tươi sống là rất lớn. Bên cạnh đó, Nghệ An là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh có khả năng phát triển du lịch, điều này đã được chứng minh là qua các năm lượng du khách đến Nghệ An ngày một đông, tổng lượng du khách đến Nghệ An là năm 2010 lên tới 2.740.000 lượt, bằng 115.3% so với năm 2009, đạt 103,4 kế hoạch năm 2010, trong đó khách quốc tế đạt 97.000 lượt, bằng 120% so với năm 2009. Có thể nói đây là thị trường tiềm năng mà các nhà kinh doanh mặt hàng thủy sản cần chú trọng. Vì thế để đẩy mạnh khả năng tiêu thụ thủy sản ở thi trường này cần có một số giải pháp sau: - Đối với mặt hàng tươi sống, để tiêu thụ nhanh với chất lượng và giá trị dinh dưỡng không bị thất thoát, cần có hướng đầu tư vào các nhà hàng thủy sản đặc sản nhằm giới thiệu các đặc sản thủy sản, đặc biệt là phát triển các nhà hàng thủy sản ở các khu du lịch nổi tiếng cảu tỉnh Nghệ An như: biển Quỳnh, ở đây có nhiều bãi tắm đẹp như Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng và Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lập (ngay Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 66 tại mảnh đất địa đầu xứ Nghệ - Quỳnh Lưu), bãi biển Diễn Thành, Khu du lịch Bãi Lữ Resort, khu nghỉ mát Cửu Lò - Cần có chương trình hướng dẫn, nêu lên những giá trị dinh dưỡng của tôm qua truyền hình nhằm hướng dẫn cách chế biến các món ăn từ tôm. Đây là cách tốt nhất kích thích các bà nội trợ chế biến các món ăn từ tôm nhiều hơn cho gia đình. 3.5. Chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm Vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn tỉnh nói chung và của huyện Quỳnh Lưu nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất, nhiều vấn đề về việc tiếp tục sử dụng những hóa chất cấm trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản phẩm, việc sử dụng một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Để đẩy mạnh công tác vệ sinh và an toàn thực phẩm cần có một số giải pháp sau: - Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thủy sản từ khâu nuôi trồng - nguyên liệu tới thành phẩm để giữ uy tín cho hàng thủy sản của tỉnh Nghệ An nói chung và của huyện Quỳnh Lưu nói riêng cũng như đáp ứng được yêu cầu của thi trường nhập khẩu, nghiên cứu và lai tạo các giống mới có chất lượng cao. - Trung tâm khuyến ngư cùng với doanh nghiệp chế biến mở các lớp tập huấn cho nông dân về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng ngừa. Điều này không những giúp cho doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định mà còn đảm bảo cho doanh nghiệp có nguồn hàng sạch đảm bảo vệ sinh đáp ứng nhu cầu thị trường. - Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm thủy sản theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã được công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. - Không được sử dụng hóa chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng. - Thường xuyên theo dõi các thông tin trong và ngoài nước. - Tăng cường hợp tác với đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, xây dựng và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có đủ sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 67 - Chính phủ hỗ trợ kinh phí trang bị máy móc, thiết bị và chi phí kiểm tra dư lượng kháng sinh và VSATTP (kể cả khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, sản xuất, xuất khẩu). 3.6. Tăng cường công tác thông tin thị trường Như đã trình bày ở phần trước, khả năng tiếp cận thông tin thị trường của người nuôi tôm là kém nhất. Những thông tin mà người nông dân không nắm được là về nhu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm, giá cả của sản phẩm. - Trước hết người nông dân cần chủ động tiếp cận thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như chương trình “thông tin thị trường” được tổng hợp mỗi ngày trên đài truyền hình Nghệ An có đề cập đến tình hình thị trường nông sản, chương trình “bạn của nhà nông” được phát trên VTV1 vào mỗi buổi sáng - Trung tâm khuyến nông khuyến ngư cần tổ chức các lớp tập huấn nhằm cung cấp thông tin về tình hình thủy sản cho người nông dân. - Nhà máy chế biến, nhà thu gom và người nuôi tôm cần hợp tác với nhau trong việc trao đổi thông tin như thông tin về số lượng, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm. Để từ đó người nông dân có thể điều chỉnh quá trình sản xuất đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Về lâu dài, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cần thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài và ổn định với nông dân nhằm xây dựng vùng nguyên liệu ổn định và bền vững. Khi đó, cách tốt nhất để truyền đạt thông tin về giá cả, về số lượng, cơ cấu chủng loại sản phẩm và yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện thông qua kênh thông tin nội bộ. Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 68 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Trong nuôi trồng thủy sản, tôm là đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần làm xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân. Quỳnh Lưu là một huyện địa đầu của Nghệ An có phong trào nuôi tôm phát triển mạnh nhất trong tỉnh, bên cạnh đó lại có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng. Qua phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm ở Quỳnh Lưu tôi xin rút ra một số kết luận sau: - Tình hình NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc cả về diện tích, sản lượng và chất lượng sản phẩm. - Hiện nay phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển rất cao, mặc dù diện tích qua các năm không biến đổi nhiều nhưng sản lượng tăng rất nhanh. - Trên địa bàn đã có nhiều cơ sở ký hợp đồng với chính quyền địa phương về cung cấp giống tuy nhiên số lượng con giống vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân. Nhiều hộ dân phải nhập giống bên ngoài nên rất khó kiểm soát dịch bệnh. - Mặc dù sản lượng tôm qua các năm không ngừng tăng lên nhưng việc giải quyết vấn đề tiêu thụ tôm đang gặp rất nhiều khó khăn. - Đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ tôm hiện nay ở Quỳnh Lưu là các nhà bán buôn lớn và nhỏ. - Chuỗi cung sản phẩm tôm ở Quỳnh Lưu chủ yếu mang tính cơ hội chứ chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi. - Việc gắn kết giữa bốn khâu: sản xuất- thu mua- chế biến- tiêu thụ tôm chưa thật chặt chẽ, đã làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thi trường, nhất là sản phẩm tôm xuất khẩu. - Dòng thông tin trong chuỗi còn nghèo nàn, người nuôi tôm là người tiếp nhận thông tin kém nhất. Do vậy, đã cản trở đến việc điều chỉnh quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. - Thuận lợi cơ bản trong sản xuất và tiêu thụ tôm ở Quỳnh Lưu là: Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 69 + Xu hướng tiêu thụ các mặt hàng thủy sản ngày càng tăng + Tác động của chính sách + Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên - Bên cạnh những thuận lợi thì sản xuất và tiêu thụ tôm cũng đang đối mặt với những khó khăn sau: + Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm tôm còn nhiều bất cập + Hiểu biết của nông dân, các nhà buôn bán về công tác quản trị chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế + Quy hoạch tổng quan phát triển nuôi trồng thủy sản còn chậm + Thiếu vốn, giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao + Các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn còn thiếu và hoạt động chưa hiệu quả - Qua phân tích tình hình tiêu thụ thủy sản của huyện Quỳnh Lưu ở trên, đề tài xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở huyện Quỳnh Lưu là: + Nâng cao chất lượng thủy sản ở khâu nuôi trồng + Phục hồi lại sự hoạt động của các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản + Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và hộ nuôi trồng + Kích thích tiêu dùng trong nước + Chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm + Tăng cường công tác thông tin thị trường II. KIẾN NGHỊ Đối với hộ nuôi tôm Cần phải thay đổi ý thức trong nuôi tôm, không nuôi tôm một cách bừa bãi, thiếu hiểu biết. Nhanh chóng tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật trong nuôi tôm để việc nuôi tôm đạt hiệu quả cao hơn. Đối với những người bán buôn Cần mạnh dạn đầu tư phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc bảo quản và vận chuyển tôm để dần chuyển từ bán buôn nhỏ lẻ sang hình thức kinh doanh lớn hơn để giảm bớt rủi ro và ổn định thị trường. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 70 Đối với nhà nước cấp tỉnh - Điều chỉnh quy hoạch tổng thể NTTS của tỉnh cho phù hợp với điều kiện hiện tại, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch chi tiết các vùng NTTS cho huyện và xã. - Dành một phần đáng kể nguồn vốn ngân sách của nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kênh mương, hệ thống giao thông, thủy điện phục vụ cho nuôi tôm. - Nhanh chóng khôi phục lại sự hoạt động của các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ninh Viết Cao (2008), “Địa chí văn hóa Quỳnh Lưu”, NXB Văn Hóa Thông tin. 2. Sở NN & PTNT Nghệ An – Chi cục nuôi trồng thủy sản (12/2011) “Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản năm 2011, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2012”. 3. UBND huyện Quỳnh Lưu (12/2011), “Báo cáo tình hình sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản năm 2011, kế hoạch sản xuất năm 2012”. 4. UBND huyện Quỳnh Lưu – Phòng NN&PTNT (20/01/2010), “ Báo cáo tổng kết Nông – Lâm- Thủy sản giai đoạn 2005-2009, kế hoạch, giải pháp giai đoạn 2010-2015 định hướng 2020”. 5. Phùng Thị Hồng Hà (2008), “Tiêu thụ thủy sản nuôi trồng ở Thừa Thiên Huế”, NXB Đại Học Huế. 6. Lê Xuân Tùng, (2010), “Tiêu thụ tôm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”, luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế - Đại học kinh tế Huế. 7. Vũ Đình Thắng (2005), “Giáo trình kinh tế thủy sản”, NXB Lao động Xã Hội, Hà Nội. 8. Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2011 và dự báo năm 2012 (htpp: www.vasep.com.vn). 9. Tình hình sản xuất thủy sản năm 2011 (Seafood1.net). 10. Thủy sản Việt Nam, Tổng kết 2010 và những dự phóng (Sacombank) www.sbsc.com.vn. 11. Xu hướng tiêu thụ thủy sản của các nước trên thế giới, (www.lrc.ctu.edu.vn). 12. Đinh Văn Thành, Nguyễn Xuân Sức, (05/2007) “Đánh giá kinh tế và kỹ thuật về thực hành quản lý trong nuôi tôm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam”, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 (RIA1), Từ Sơn, Bắc Ninh. 13. Nguyễn Thị Trâm Anh, Huỳnh Phan Thúy Vi, “Tiếp cận chuỗi cung ứng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng tôm thẻ chân trắng - trường hợp công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17”, tạp chí khoa học và công nghệ, đại học đà nẵng – số 5(40).2010, Trường Đại học Nha Trang. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế 14. Nghệ An phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng - mở ra hướng làm giàu cho người dân ven biển (nhantai.org.vn). 15. Nguyễn Văn Nhật (11/10/201),“ Để nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển bền vững”, www.vietlinh.com.vn. 16. Nguyễn Xuân Dinh - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu (2/2012) “Tình hình khai thác thuỷ sản đầu năm và những điều cần quan tâm để vụ nuôi tôm năm 2012 thắng lợi”. 17. Sở NN&PTNT Thành phố Hồ Chí Minh- Trung tâm khuyến nông (2009) “Cẩm nang nuôi tôm chân trắng”. 18. Thương mại thủy sản- Số 145/(01/2012) “Xu thế thúc đẩy tiêu dùng thủy sản trên thế giới”. 19. vietfish.org 20. www.gso.gov.vn 21. Thuysanvietnam.com.vn 22. khuyennongtphcm.com 23. www.quynhluu.com 24. baonghean.vn 25. khuyennongnghean.com.vn Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHỤ LỤC Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NUÔI TÔM Người điều tra: .................................. Ngày điều tra:..................................... I. Thông tin chung về chủ hộ 1. Họ tên chủ hộ:....Giới tính: Nam/ Nữ, Tuổi: ......... 2. Địa chỉ: Xã:..huyện Quỳnh Lưu,Tỉnh Nghệ An 3. Trình độ văn hóa: ................ 4.Năm kinh nghiêm;................................ 5. Tổng số nhân khẩu: .............. ; Số lao động chính: ................................ II. Tư liệu sản xuất Loại Số lượng Giá trị hiện tại (1000đ) Số năm sử sụng 1. Xe rùa 2. Máy bơm nước 3. Máy sục khí 4. Thuyền ghe 5. Chòi canh tôm 6. Công cụ LĐ khác 7. Ao hồ III. Diện tích mặt nước, đất đai của hộ Ông (bà) hiện có bao nhiêu diện tích mặt nước:.. ha Tổng diện tích mặt nước nuôi tôm: ha Trong đó: -Diện tích được cấp:..ha -Diện tích thuê:.ha IV.Đầu vào Chi phí Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (triệu đồng) Nơi mua Phương thức thanh toán 1. Giống 2. Thức ăn 3. Vôi Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 4. Thuốc phòng 5. Dầu máy 6. Công chăm sóc 7. Sửa chữa TLSX 8.Cải tạo hồ 9. CP khác * phương thức thanh toán: trả tiền liền, trả sau khi thu hoạch tôm,.. V. Kết quả nuôi tôm của hộ 2010 2011 Cỡ tôm (con/ kg) Sản lượng (kg) Cỡ tôm (con/ kg) Sản lượng (kg) VI. Thuận lợi và khó khăn trong nuôi tôm 1. Theo bác thuận lợi cơ bản trong sản xuất tôm ở địa phương mình là gì? 2. Trong quá trình sản xuất Bác có gặp khó khăn gì không?CóKhông Nếu có, đó là khó khăn gì? ...................... ................................................. .................................................................. ................................................. VII. Tình hình tiêu thụ tôm của hộ - Bán cho người bán buôn lớn, địa chỉ% kl bán... Nơi bán Kích cỡ (con/kg) Sản lượng (kg) Đơn giá (1000đ) Phương thức thanh toán Thời hạn thanh toán Trư ờng Đạ i họ c K inh ế H uế - Bán cho người bán buôn nhỏ, địa chỉ% kl bán.. Nơi bán Kích cỡ (con/kg) Sản lượng (kg) Đơn giá (1000đ) Phương thức thanh toán Thời hạn thanh toán - Bán cho nhà máy chế biến, địa chỉ% kl bán... Nơi bán Kích cỡ (con/kg) Sản lượng (kg) Đơn giá (1000đ) Phương thức thanh toán Thời hạn thanh toán - Bán cho người khác, địa chỉ% kl bán... Nơi bán Kích cỡ (con/kg) Sản lượng (kg) Đơn giá (1000đ) Phương thức thanh toán Thời hạn thanh toán - Nơi bán: tại hồ, tại chợ - Thời hạn thanh toán: trả ngay, sau 5 ngày - Phương thức thanh toán: bằng tiền mặt, bù trừ tiền mua vật tư Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 1. Trước khi bán, bác có nắm được các thong tin lien quan đến việc bán sản phẩm không? Có Không Ai cung cấp thông tin này cho bác? . 2. Trong số những nơi (người) thường bán, Bác thích bán cho ai, nơi nào nhất? Người bán buôn lớn Người bán buôn nhỏ Nhà máy chế biến  Người khác  Vì sao?............................................................................................. 3. Giữa bác và người mua sản phẩm có mối quan hệ hợp tác gì không? (Nêu cụ thể): 4. Khi bán sản phẩm Bác có gặp khó khăn gì từ phía người mua không? (Nêu cụ thể):.. 5. Bác có biết nơi cuối cùng mà sản phẩm của Bác sẽ đến?..................... ............................................................. ................................................. 6. Giá bán của sản phẩm tại nơi cuối cùng là bao nhiêu?......................... 7. Bác có suy nghĩ gì về sự chênh lệch giá bán? ...................................... ............................................................. ................................................. 8. Vì sao Bác không đưa sản phẩm của mình đến tận nơi cuối cùng để bán? ............................................................. ................................................. 9. Để đưa sản phẩm đến nơi cuối cùng theo bác cần có điều kiện gì? ..... ............................................................. ................................................. 10.Khi bán tôm ai là người bắt tôm? Hộ nuôi tôm Người mua Chi phí cho bắt tôm là bao nhiêu: ....... ................................................. 11. Ngoài những khó khăn trên, Bác còn gặp khó khăn gì khác? ( cơ sở hạ tầng, chính sách, vốn.) ............................................................. ................................................. 12.Bác có đề xuất gì để khắc phục khó khăn đó:....................................... ............................................................. ................................................. .................................................................. ................................................. Chân thành cám ơn Bác đã tham gia trả lời phiếu điều tra Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHIẾU ĐIỀU TRA NHÀ THU MUA TÔM Họ và tên: ...................................................... Địa chỉ: .......................................................... 1. Phương tiện phục vụ cho việc thu mua tôm Loại Số lượng (cái) Công suất chứa (kg) Giá tri hiện tại (1000đ) 1. Xe ô tô đông lạnh 2. Xe máy 3. Thùng chứa 4. Phương tiện bảo quản khác 2. Bình quân Bác đi mua tôm mấy tháng .., bình quân mỗi tháng mấy ngày .., bình quân mỗi ngày bao nhiêu kg. Cỡ tôm Phương thức mua Giá mua(1000đ) Phương thức thanh toán - Phương thức mua: mua theo hợp đồng, mua lẻ - Phương thức thanh toán: tiền mặt(trả ngay, sau 5 ngày), bù trừ.. 3. Bác thường mua tôm của ai? Hộ nuôi tôm  Người bán buôn lớn Người bán buôn nhỏ  4. Vì sao Bác chọn những đối tượng trên để mua? ..................................................................................................................... 5. Để mua được sản phẩm của hộ nuôi tôm, Bác có phải hỗ trợ gì cho họ không? Có  Kh ông Nếu có, nêu cụ thể? Loại (bq/ hộ) Khối lượng Đơn giá Thành tiền Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Con giống Thức ăn Hỗ trợ vốn Dầu máy 6. Có sự ràng buộc nào giữa Bác với họ không? Nêu cụ thể .................. 7. Khi hỗ trợ các đối tượng trên bác có gặp rủi ro không? Nêu cụ thể .. 8. Sản phẩm mua về được cất trữ trong kho bao lâu? (tối đa).. 9. Bác có gặp khó khăn khi mua sản phẩm không? Khó khăn gì? .......................................................................................................................... ..................... 10. Bác bán sản phẩm cho ai? phương thức bán, giá cả, phương thức thanh toán? Đối tượng bán Phương thức bán Giá bán 1000đ/kg Phương thức thanh toán % khối lượng bán Người bán buôn Người bán lẻ Nhà máy chế biến Khách sạn, nhà hàng Người tiêu dùng Khác 11.Bác biết những người này lâu chưa? Do đâu mà biết? ..................................... ....................................................................... ........................................................ Tr ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 12. Bác gặp khó khăn hay thuận lợi gì khi bán sản phẩm cho các đối tượng trên? ( thanh toán, giá cả, phẩm cấp,) ................ ........................................................ ....................................................................... ........................................................ 13. Các chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm? (1000đ/kg) - Thu hoạch:..................................... - Công lao động: ......................................... - Vận chuyển: .................................... - Chi phí khác:............................................ Bình quân tổng chi phí cho việc tiêu thụ 1kg tôm khoảng bao nhiêu: .................. 14. Bác có biết sản phẩm mình bán ra sẽ được đưa đến nơi nào? ......................... 15. Bác có thể đem sản phẩm đến nơi cuối cùng để bán không? Nếu có, vì sao? .............................................. ........................................................ Nếu không, vì sao? ........................................ ........................................................ 16. Theo Bác giá bán tôm tại nơi tiêu thụ cuối cùng là bao nhiêu? Cỡ tôm Nơi bán Giá bán (1000đ) 17. Bác có gặp khó khăn gì khi bán sản phẩm? ( cơ sở hạ tầng, thuế, áp lực của địa phương, tìm bạn hàng,) ....................... ........................................................ ....................................................................... ........................................................ 18. Có ai trong xã cùng thu mua sản phẩm như Bác? Bao nhiêu người? .............. ....................................................................... ........................................................ 19. Giữa Bác và họ có mối quan hệ hợp tác gì không? ......................................... ....................................................................... ........................................................ 20. Bác có đề xuất gì với chính quyền địa phương để thúc đẩy việc tiêu thụ tôm? ....................................................................... ........................................................ 21. Bác có ý định mở rộng thị trường ? Có  Không Bằng cách nào?.............................................. ........................................................ Chân thành cám ơn Bác đã tham gia trả lời phiếu điều tra! Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_tieu_thu_tom_tren_dia_ban_huyen_quynh_luu_tinh_nghe_an_2776.pdf
Luận văn liên quan