Khóa luận Tổng hợp và chuyển hóa 4,6-Dimethylpyrimidine-2- thiol

Qua đề tài: “TỔNG HỢP VÀ CHUYỂN HÓA 4,6-DIMETHYLPYRIMIDINE-2-THIOL” 1. Chúng tôi đã tổng hợp được:  4,6-dimethylpyrimidine-2-thiol (1).  2-[(4,6-dimethylpyrimidin-2-yl)sulfanyl]acetohydrazide (2).  5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3-a]pyrimidine-3-thiol (3).  Ba dẫn xuất N-aryl 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3-a]pyrimidin-3-yl)thio)acetamide (4a-c).

pdf109 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tổng hợp và chuyển hóa 4,6-Dimethylpyrimidine-2- thiol, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội. III.4. Phổ khối lượng (HR-MS): Phổ khối lượng của các hợp chất được đo Bruker micrOTOF-Q 10187 tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. III.5. Thăm dò hoạt tính sinh học: Thăm dò hoạt tính kháng khuẩn của 3 hợp chất (4a-c) với hai loại khuẩn Escherichia coli và Bacillus subtilis được thực hiện tại phòng vi sinh, khoa Sinh học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Quy trình thực hiện như sau:  Nấu môi trường MPA với thành phần như sau: 5 g cao thịt, 5 g Peptone, 5 g NaCl khan, 20 g Agar, 1000 ml nước cất. Khuấy đều hỗn hợp đến khi hoà tan hoàn toàn, hấp vô trùng hỗn hợp trong nồi hấp áp suất. Đổ hỗn hợp lần lượt lên các đĩa petri trong tủ cấy vô trùng, để yên trong 24 giờ.  Cấy trải vi khuẩn Bacillus subtilis và Escherichia coli lên môi trường MPA trong đĩa petri. Dùng khoan nút chai khoan một lỗ giữa đĩa.  Hút 0,1 ml chất ở các nồng độ với nồng độ 0,1%, 0,3% cho vào lỗ khoan.  Đặt mẫu trong tủ lạnh từ 4-8 giờ, ủ ở nhiệt độ phòng 24 giờ, sau đó đo đường kính vòng vô khuẩn D-d (mm). Trong đó: D là đường kính vòng vô khuẩn (mm), d là đường kính khối thạch (mm). CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN I. Tổng hợp 4,6-dimethylpyrimidine-2(1H)-thione (1) I.1. Cơ chế phản ứng Trong môi trường acid, phản ứng giữa thiourea và acetyl acetone xảy ra dễ dàng tạo thành hợp chất 4,6-dimethylpyrimidine-2-thiol. Theo tài liệu [8] thì phản ứng đóng vòng xảy ra qua hai giai đoạn: Giai đoạn một xảy ra phản ứng cộng nucleophile, trong đó tác nhân nucleophile là phân tử thiourea với hai cặp electron tự do trên nguyên tử nitrogen tấn công vào carbon của nhóm carbonyl trong phân tử acetyl acetone; Giai đoạn hai xảy ra phản ứng tách nước. Quá trình phản ứng được biểu diễn như sau: H3C H3C O O +2H NH2 C S NH2 H2N NH H3C H3C OH S NH2 N H3C H3C OH S N NH S H3C H3C - H2O H3C H3C OH OH NH2 NH2 H3C H3C OH OH S NH N H3C H3C OH2 S NH2 NH H3C H3C OH2 OH S - H2O N N S H3C H3C N N SH H3C H3C - H - H Hợp chất (1) có nhiệt độ nóng chảy là 213oC, phù hợp với dữ liệu được công bố trong tài liệu [2]. Sau khi kết tinh trong nước hợp chất (1) có dạng tinh thể hình kim, màu vàng sáng có một số đặc tính sau đây: Là chất rắn, ít tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng và dễ dàng tan trong ethanol. I.2. Phân tích phổ: Hình III.1. Phổ IR của hợp chất (1). Quan sát trên phổ đồ, chúng tôi nhận thấy trên phổ không có sự xuất hiện các vân phổ hấp thụ của nhóm –NH2 và nhóm C=O trong hợp chất ban đầu mà thay vào đó là vân phổ hấp thụ tù rộng trải dài từ 2540 cm-1 – 3188 cm-1 đặc trưng cho hidro linh động tham gia vào liên kết hidro, có lẽ ở vùng gần 2540 cm-1 là của nhóm –SH và ở vùng gần 3188 cm-1 là đặc trưng cho dao động hóa trị của –NH. Ngoài ra còn xuất hiện vân phổ hấp thụ của C=N, C=C trong vòng thơm. Điều đó cho phép chúng tôi kết luận rằng phản ứng đã xảy ra và hợp chất (1) đã được tổng hợp thành công. Không những thế, dựa vào những kết quả phân tích ở trên và sự xuất hiện của vân phổ hấp thụ nhóm C=S ở 1188 cm-1, điều đó thể hiện rõ ràng hiện tượng tautome của hợp chất (1) như sau: N N CH3H3C SH N NH CH3H3C S 4,6-dimethylpyrimidine-2-thiol 4,6-dimethylpyrimidine-2(1H)-thione N N CH3H3C SH N NH CH3H3C S Ngoài những tín hiệu trên, phổ IR của hợp chất (1) còn xuất hiện những tín hiệu đặc trưng sau:  ν = 3034 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C-H thơm.  ν = 2914 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C-H no.  ν = 1624, 1570, 1362 cm-1 đặc trưng cho các dao động hóa trị của liên kết C=C, C=N, C-N. I.3. Một số biện pháp tăng hiệu suất phản ứng: - Thiourea tan chậm trong dung môi ethanol ở nhiệt độ thường, vì vậy có thể đun nhẹ để thiourea tan hết. - Lượng ethanol sử dụng cho việc hòa tan thiourea cần là lượng tối thiểu vì sản phẩm 4,6-dimethylpirimidine-2-thiol của phản ứng tan rất tốt trong ethanol. Cũng chính vì lý do đó, sau khi kết thúc phản ứng, cần để nguội, thậm chí giữ dung dịch phản ứng ở nhiệt độ lạnh 2 – 4oC để tách hoàn toàn chất sản phẩm ra khỏi dung môi ethanol. II. Tổng hợp (4,6-dimethylpyrimidin-2-ylsulfanyl)acetohydrazide (2): II.1. Tổng hợp ethyl 2-(4,6-dimethylpyrimidin-2-ylthio)acetate (2’): II.1.1. Cơ chế phản ứng: NN H3C H3C SH N N H3C H3C SK N N CH3 CH3 S N N H3C H3C S + K2CO3 + KHCO3 CCl H C H O OC2H5 N N H3C H3C S C HH d+d- - Cl H2 C C O OC2H5 O OC2H5 Cl d- Phản ứng trên xảy ra theo cơ chế thế lưỡng phân tử (SN2) thông qua qua trạng thái chuyển tiếp. Trong cơ chế đó, tác nhân nucleophile là anion (4,6- dimethylpyrimidine-2-thiolate). Để tăng khả năng hoạt hóa của tác nhân nucleophile, chúng tôi tiến hành phản ứng trong môi trường kiềm. K2CO3 được chọn thay cho hóa chất thông dụng là Na2CO3 vì mặc dù cation Na+ và K+ có cùng điện tích nhưng bán kính ion của cation K+ lớn hơn cation Na+ nên mật độ điện tích trên cation K+ nhỏ hơn. Do đó liên kết giữa K+ và anion (4,6-dimethylpyrimidine-2-thiolate) kém bền hơn so với liên kết giữa Na+ và anion (4,6-dimethylpyrimidine-2-thiolate). Nhờ vậy, sự phân ly sẽ diễn ra dễ dàng hơn làm tăng nồng độ của tác nhân nucleophile. Chúng tôi chọn dung môi acetone cho phản ứng trên vì đây là một dung môi aprotic thuận lợi cho phản ứng thế lưỡng phân tử (SN2). Bên cạnh đó, đây còn là một hợp chất dễ bay hơi, có điểm sôi thấp (56oC) dễ dàng được loại bỏ khỏi sản phẩm (bởi lẽ sản phẩm thu được là chất lỏng, cần loại bỏ những tạp chất không cần thiết bằng phương pháp chưng cất ở áp suất thấp). Mặt khác, khi tan, K2CO3 cho môi trường kiềm khá mạnh, sẽ làm thủy phân ester tạo thành cũng như ester tham Chậm Trạng thái chuyển tiếp Nhanh gia phản ứng. Vì vây, chúng tôi chọn dung môi acetone thay vì một số dung môi aprotic khác vì acetone có độ phân cực trung bình (hằng số điện môi là 20,7) và còn vì độ thông dụng của nó. II.1.2. Một số biện pháp tăng hiệu suất phản ứng: - K2CO3 trước khi sử dụng cho phản ứng cần được làm khan và lượng K2CO3 chỉ nên dùng vừa đủ nhằm tránh sự thủy phân ester tạo thành cũng như ester tham gia phản ứng. - Vì K2CO3 ít tan trong acetone nên cần nghiền mịn và khuấy mạnh để làm tăng khả năng tiếp xúc của K2CO3. Vì sản phẩm tạo thành là chất lỏng chưa được tinh chế sạch nên chúng tôi không tiến hành khảo sát các loại phổ của chất này, chúng tôi dùng sản phẩm tạo thành để thực hiện cho phản ứng tiếp theo. Sau đó, xác định một số tính chất cũng như khảo sát phổ của hợp chất tiếp theo, cho phép chúng tôi kết luận về sự thành công của việc tổng hợp hợp chất ester này. II.2. Tổng hợp 2-(4,6-dimethylpyrimidin-2-ylthio)acetohydrazide (2): II.2.1. Cơ chế phản ứng: N N H3C H3C SCH2 C O OC2H5 N N H3C H3C SCH2 C OC2H5 N N H3C H3C SCH2 C O H N O NH NH2 NH2 H2N NH2 -H - OC2H5 Phản ứng trên xảy ra theo cơ chế cộng nucleophile (AN). Trong đó tác nhân nucleophile là phân tử hydrazine với cặp electron chưa tham gia liên kết trên nguyên tử nitrogen sẽ đóng vai trò là tác nhân nucleophile, tấn công vào nguyên tử carbon của nhóm carbonyl mang một phần điện tích dương. Trong phản ứng trên chất tham gia phản ứng là một hợp chất ester vì vậy lượng hydrazine cần cho vào từng đợt ít bởi hydrazine với một lượng vừa đủ sẽ tạo ra môi trường base làm phân hủy hợp chất ester. Mặc khác lượng hydrazine cho vào dung dịch phản ứng cần gấp 2-3 lần lượng ester để chuyển toàn bộ lượng ester thành hydrazide, làm tăng hiệu suất của phản ứng trên. II.2.2. Phân tích phổ: Hình III.2. Phổ IR của hợp chất (2). So sánh với phổ IR của hợp chất (1), phổ IR của hợp chất (3) không còn xuất hiện vân phổ dao động hóa trị của liên kết –SH ở cường độ 2548 cm-1 mà thay đó, phổ xuất hiện thêm vân phổ 1690 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C=O trong nhóm hydrazide. Mặt khác các giá trị vân phổ thu được cũng trùng khớp với các giá trị vân phổ trong tài liệu tham khảo [8]. Ngoài ra trên phổ còn xuất hiện một số vân phổ đặc trưng sau, cho phép chúng tôi kết luận về sự chuyển hóa và cô lập thành công hợp chất hydrazide như mong muốn. Cụ thể như sau:  ν = 3161 cm-1 – 3277 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết N-H trong nhóm –NH2 và nhóm –NH.  ν = 2999 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C-H thơm. N N H3C H3C SCH2CONHNH2  ν = 2911, 2870 cm-1đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C-H no.  ν = 1586, 1537 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C=C và liên kết C=N trong nhân thơm. II.2.3. Một số biện pháp tăng hiệu suất phản ứng: - Lượng hydrazine gấp 2-3 lần lượng ester tham gia phản ứng. - Lượng hydrazine cần chia ra, cho vào dung dịch phản ứng từng lượng nhỏ để tránh trường hợp gây ra sự phân hủy ester. - Vì sản phẩm tạo ra tan rất tốt trong ethanol ở nhiệt độ cao, vì vậy sau khi cô đuổi dung môi, cần để nguội dung dịch phản ứng trong khoảng thời gian dài (12-16 giờ), có thể giữ dung dịch phản ứng ở nhiệt độ lạnh dưới 10oC. III. Tổng hợp 5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3-a]pyrimidine-3-thiol (3): III.1. Cơ chế phản ứng: Khi cho hydrazide tác dụng với carbon disulfide trong môi trường kiềm, thông thường sẽ thu được dị vòng 1,3,4-oxadiazole – điều này được mô tả trong các tài liệu [21,24]. Trong điều kiện phản ứng như trên, cặp electron chưa tham gia liên kết của nguyên tử nitrogen trong nhóm –NH2 của hợp chất hydrazide đóng vai trò là tác nhân nucleophile tấn công vào carbon mang một phần điện tích dương của phân tử carbon disunfur. Trong môi trường base, sản phẩm thu được là anion hydrazinecarbodithioate được tạo thành theo cơ chế như sau: + KOH - H2O CNHNH2 O S S CNHNH2C O S CNHNHC O SH CNHNHC O SK S S S RH2C RH2C RH2C RH2C Lúc này, cặp electron trên nguyên tử nitrogen tham gia liên hợp với nhóm carbonyl. Sau đó electron tự do trên nguyên tử oxygen tham gia phản ứng cộng nucleophile để tạo thành dị vòng oxadiazole. Cơ chế cụ thể như sau: OHN NH SK S O HN NH SK S OH N NH SK S O H NHN SK S - KHS O NHN S O NN SH RH2C RH2C RH2C RH2CRH2CRH2C Sau khi cô lập sản phẩm và kiểm tra độ tinh khiết bằng sắc ký bản mỏng, chúng tôi thu được một chất rắn tinh khiết ở dạng tinh thể hình kim dài màu trắng trong có nhiệt độ nóng chảy 265-266oC, khá cao so với hydrazide (2). Cấu trúc của sản phẩm được xác nhận qua các đặc trưng về phổ của nó. III.2. Phân tích phổ: Hình III.3. Phổ IR của hợp chất (3). So với phổ IR của hợp chất (2), phổ IR của hợp chất (3) không còn xuất hiện vân phổ đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm –NH2, –NH ở 3277 cm-1và 3161 cm-1 trong nhóm hydrazide. Đồng thời trên phổ cũng không còn sự xuất hiện của vân phổ đặc trưng cho nhóm C=O ở 1690 cm-1 mà thay vào đó là sự xuất hiện của N N NN H3C CH3 SH vân phổ 2758 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết –SH. Điều đó cho chúng tôi kết luận, đã xảy ra sự khép vòng trong quá trình phản ứng. Ngoài ra, trên phổ IR còn xuất hiện một số hấp thụ tiêu biểu sau:  ν = 3092, 3051 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C-H thơm.  ν = 2924 cm-1đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C-H no.  ν = 1639, 1562, 1533 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C=C và liên kết C=N tham gia liên hợp trong nhân thơm. Từ kết quả phổ thu được, chúng tôi còn kết luận được hợp chất (3) không có hiện tượng tautome hóa. Để khẳng định một cách chắc chắn hơn về cấu trúc của sản phẩm tổng hợp được, chúng tôi đã tiến hành ghi và phân tích phổ 1H-NMR, phổ MS. Kết quả cho thấy: N N NN H3C CH3 SH 1 2 3 4 5 5a6 8 7a 9 10 Hình III.4. Phổ 1H-NMR của hợp chất (3). Về phổ 1H-NMR (xem phổ đồ ở hình III.4), có thể thấy trên phổ có 4 tín hiệu với cường độ tương đối lần lượt là 1 : 1 : 3 : 3. Rõ ràng kết quả này không phù hợp với công thức của dị vòng 1,3,4- oxadiazole như mong muốn mà điều rõ nhất là không thấy tín hiệu của nhóm - SCH2- (cường độ tương đối bằng 2), đồng thời 6 proton của hai nhóm methyl lại không tương đương nhau như ở công thức dự kiến. Điều này cho phép chúng tôi kết luận, có lẽ phản ứng đã không xảy ra như trên. Tìm hiểu tài liệu [54] chúng tôi thấy: Trong môi trường base, hợp chất 2-(2- benzo[d]thiazol-2-ylthio)acetohydrazide có thể bị ion hóa trở thành anion 2-(2- (benzo[d]thiazol-2-ylthio)acetyl)hydrazin-1-ide. Lúc này, trong nội bộ phân tử có sự chuyển vị tạo thành anion 2-(2-(benzo[d]thiazol-2-yl)hydrazinyl)-2- oxoethanethiolate. Sau đó có sự tách phân tử acid 2-mercaptoacetic tạo anion 2- (benzo[d]thiazol-7-ylium-2-yl)hydrazin-1-ide. Điện tích âm trên nguyên tử nitrogen trong anion 2-(benzo[d]thiazol-7-ylium-2-yl)hydrazin-1-ide đóng vai trò là tác nhân nucleophile tấn công vào carbon mang một phần điện tích dương của phân tử carbon disunfur. Sau đó có sự tách anion HS- để tạo thành hợp chất benzo[4,5]thiazolo[2,3-c][1,2,4]triazole-3-thiol. Cơ chế cụ thể như sau [55]: NNN SH OH S NHH2N O S H NHN O NH NH S O HO H NH HN + HO O SH S SS NH HN S SH NH N S -H2O N NHN S -HS- N S N S N S N SN SS N S S Chúng tôi cho rằng, trong điều kiện phản ứng của mình cũng đã xảy ra phản ứng tương tự để tạo thành hợp chất 5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3-a]pyrimidine-3- thiol (3). Cơ chế cụ thể như sau: NN H3C CH3 N N H3C CH3 NN SH OH S HNH2N O N N H3C CH3 S H NHN O N N H3C CH3 NH NH S O HO H N N CH3 CH3 NH HN + HO O SH S S N N H3C CH3 S NH HN S N N H3C CH3 SH NH N S -H2O N N H3C CH3 NHN S -HS- Nếu chấp nhận cấu trúc này của sản phẩm thì có thể quy kết dễ dàng các tín hiệu trên phổ:  Tín hiệu tù rộng ở vùng trường yếu ∼14 ppm không có hiện tượng tách spin – spin ứng với proton của nhóm –SH.  Tín hiệu singlet ở 7,27 ppm với cường độ là 1 ứng với proton H6 của dị vòng pirimidine.  Hai tín hiệu singlet ở vùng trường mạnh (2,61 ppm và 2,52 ppm) đều có cường độ bằng 3 là tín hiệu của proton H5a và H7a. Trong đó proton H5a nằm gần nguyên tử N với hiệu ứng +R mạnh hơn H7a nên sẽ ở trường mạnh hơn. Vì vậy tín hiệu ở 2,52 ppm là của proton H5a và tín hiệu còn lại ở 2,61 ppm là của proton H7a. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự tính toán sơ bộ độ chuyển dịch hóa học bằng phần mềm ChemBioOffice 2010. Bảng III.1. Bảng tóm tắt quy kết tín hiệu proton của hợp chất (3) (δ, ppm). Chất Proton (–SH) H6 H5a H7a (3) 14 ppm 7,27 ppm (1H, s) 2,52 ppm (3H, s) 2,61 ppm (3H, s) Để thuyết phục hơn về sự tạo thành của hợp chất 5,7-dimethyl- [1,2,4]triazolo[4,3-a]pyrimidine-3-thiol, chúng tôi tiến hành ghi phổ HRMS của hợp chất trên (với công thức phân tử là C7H8N4S; M = 180 đơn vị carbon) và thu được kết quả như sau: Hình III.5. Phổ HRMS của hợp chất (3). Kết quả phổ MS trên cho các tín hiệu (M + H)+ như chúng tôi đã dự kiến, cụ thể như sau m/z: 181,054 (100%); 182,056 (9,95%); 183, 051 (4,67%); 184,053 (0,43%). Những kết quả phổ trên cho phép chúng tôi kết luận sản phẩm mà chúng tôi thu được trong phản ứng giữa hydrazide với carbon disulfide trong môi trường kiềm là 5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3-a]pyrimidine-3-thiol mà không là 5-(4,6- dimethylpyrimidine-2-ylsulfanyl)-1,3,4-oxadiazol-2-thiol. III.3. Một số biện pháp tăng hiệu suất phản ứng: - Vì sản phẩm tạo thành có khả năng tan trong dung môi ethanol. Do đó, sau khi acid hóa dung dịch phản ứng, cần thời gian để sản phẩm tách ra hoàn toàn. - Mặt khác sản phẩm sau phản ứng có nhóm –SH và N trên các dị vòng còn cặp electron chưa liên kết dễ dàng tan trong dung dịch acid hoặc base. Vì vậy, sau khi lọc sản phẩm, phần nước lọc thu được cần acid hóa hoặc kiềm hóa để kiểm tra sản phẩm còn tách ra nữa hay không. IV. Tổng hợp dẫn xuất thế N-Aryl 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidin-3-yl)thio)acetamide: IV.1. Cơ chế của phản ứng: + K2CO3 + KHCO3 Cl H H HN O Ar Cl HH N HO Ar d+ d- N N CH3H3C NN SH N N CH3H3C NN SK N N CH3H3C NN S N N CH3H3C NN S d- N N CH3H3C NN S - Cl CH2 C NHAr O Chậm Trạng thái chuyển tiếp Nhanh Cũng giống như phản ứng tạo ethyl 2-(4,6-dimethylpyrimidin-2- ylthio)acetate(2’), phản ứng tạo hợp chất (4a-c) cũng theo cơ chế thế lưỡng phân tử (SN2) thông qua trạng thái chuyển tiếp. Song khác với hợp chất (2’), trong phản ứng trên, tác nhân nucleophile là anion 5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3-a]pyrimidine-3- thiolate. Và cũng tương tự phản ứng tổng hợp hợp chất (2’), chúng tôi thực hiện phản ứng trên trong dung môi acetone và xúc tác là K2CO3. Phản ứng trên diễn ra thuận lợi và nhanh chóng kết tủa trong bình phản ứng. IV.2. Phân tích phổ: Hình III.6. Phổ IR của hợp chất (4a). So sánh với phổ IR của hợp chất (3), phổ IR của các hợp chất (4a-c) không còn xuất hiện vân phổ ở cường độ 2758 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm –SH. Mà thay vào đó trên phổ IR của các hợp chất (4a-c) xuất hiện vân phổ ở cường độ 1668 cm-1 – 1681 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm C=O trong nhóm amide và vân phổ ở cường độ 3178 cm-1 – 3447 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của –NH– trong nhóm amide. Ngoài ra còn xuất hiện một số vân phổ đặc trưng sau:  ν = 3012 cm-1 – 3105 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C-H của vòng thơm.  ν = 2924 cm-1 – 2994 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C-H no.  ν = 1508 cm-1 – 1634 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C=C và C=N của vòng thơm. Ngoài ra với hợp chất (4b) còn xuất hiện vân phổ trải rộng từ 3314 cm-1 – 3554 cm-1 đặc trưng cho liên kết –OH. Một số vân phổ đặc trưng cho các hợp chất (4a-c) được tóm tắt trong bẳng III.2. Bảng III.2. Bảng tóm tắt một số vân phổ IR đặc trưng của các hợp chất (4a-c) (ν, cm-1). N N CH3H3C NN S CH2 C NH O (1) (2) (3) (4) (5) (5a)( 6) (7) (7a) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17)(18) X Chất –X N–H C–Hthơm C–Hno C=O C=C và C=N –OH 4a 4-NO2 3447 3049; 3013 2930 1682 1633; 1574 1524 - 4b 3-OH 3314 3105 - 1678 1633; 1606 1577; 1525 3555 4c 4-CH3 3233; 3178 - 2993; 2924 1668 1633; 1606 1553; 1523 - Kết quả phổ IR bước đầu cho thấy sự tạo thành các amide (4a-c). Để xác nhận cấu tạo của các sản phẩm này, chúng tôi đã tiến hành ghi phổ 1H-NMR của chúng và nhận được kết quả sau (chúng tôi lấy hợp chất (4a) làm đại diện để phân tích phổ): Hình III.7. Phổ 1H-NMR của hợp chất (4a). Quan sát phổ 1H-NMR của hợp chất (4a), ta thấy:  Ở vùng trường yếu xuất hiện một tín hiệu tù rộng không có hiện tượng tách spin – spin ở khoảng 10,77 ppm. Dựa vào hình dáng cũng như độ chuyển dịch của tín hiệu này, chúng tôi quy kết tín hiệu này cho proton H12 của nhóm –NH–. Vì proton này có liên kết hidro nên chuyển về trường rất yếu. Riêng đối với hợp chất (4b), còn xuất hiện một tín hiệu tù rộng ở khoảng 9,43 ppm với cường độ là 1. Đây là tín hiệu của nhóm –OH.  Ở vùng trường trung bình ta quan sát thấy có tín hiệu ở 4,16 ppm có cường độ là 2. Tín hiệu ở dạng singlet. Dựa vào hình dạng, độ chuyển dịch của tín hiệu này, chúng tôi quy kết cho proton H10 của nhóm –CH2.  Ngoài ra, ở vùng trường mạnh, cũng tương tự như hợp chất (3) xuất hiện tín hiệu có cường độ là 3 ở 2,49 ppm, chúng tôi quy kết cho proton H5a. Mặt khác cũng ở vùng trường mạnh đó, còn xuất hiện N N CH3H3C NN S CH2 C NH O NO2 (1) (2) (3) (4) (5) (5a)( 6) (7) (7a) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17)(18) thêm một tín hiệu có cường độ là 3 ở 2,92 ppm có hiện tượng tách spin – spin, có hình dạng doublet với J4 = 1,0 Hz, chúng tôi quy kết cho proton H7a. Và để giải thích cho hiện tượng tách tín hiệu tách doublet, chúng tôi cho rằng có tương tác spin – spin giữa proton H7a và proton H6. Riêng đối với hợp chất (4c) do xuất hiện thêm một nhóm thế –CH3 nên ở vùng trường mạnh xuất hiện thêm một tín hiệu có cường độ là 3. Trên dị vòng pyrimidine có 2 nguyên tử Nitogen nên carbon trên dị vòng pyrimidine có độ âm điện lớn hơn carbon trên vòng benzene nên mật độ electron trên hai nhóm –CH3 gắn với dị vòng pyrimidine sẽ thấp hơn so với nhóm –CH3 gắn với vòng benzene. Vì vậy, tín hiệu của nhóm –CH3 gắn trên vòng benzene sẽ chuyển về trường mạnh hơn so với hai tín hiệu còn lại, cụ thể là ở 2,22 ppm với hình dạng singlet.  Ở vùng thơm, ta quan sát thấy một tín hiệu ở 6,84 ppm có cường độ là 1. Tín hiệu này cũng có hiện tượng tách spin – spin, hình dạng doublet với J4 = 1,0 Hz. Chúng tôi quy kết tín hiệu này cho proton H6. Vì proton H6 tương tác spin – spin với 3 proton H7a, đáng lẽ sẽ có hình dáng quartet, song có lẽ do tín hiệu tách nhỏ, máy không ghi được. Bảng III.2. Bảng tóm tắt các tín hiệu proton H12, H10, H7a, H6 H5a(4a-c) (δ, ppm; J, Hz). N N CH3H3C NN S CH2 C NH O (1) (2) (3) (4) (5) (5a)( 6) (7) (7a) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17)(18) X Chất –X H12 H6 H10 H7a H5a H16a –OH 4a 4-NO2 10,77 (1H, s) 6,84 (1H, d) J4 = 1,0 4,16 (1H, s) 2,92 (3H, d) J4 = 1,0 2,49 (3H, s) 4b 3-OH 10,10 (1H, s) 6,83 – 6,85 (1H, s) 4,05 (1H, s) 2,93 (3H, s) 2,49 (3H, s) 9,4 4c 4-CH3 10,19 (1H, s) 6,83 (1H, s) 4,06 (1H, s) 2,91 (3H, s) 2,48 (3H, s) 2,22 (3H, s)  Ở vùng thơm, ngoài tín hiệu của proton H6, còn xuất hiện thêm hai tín hiệu proton ở 7,75 ppm và 8,20 ppm. Cả hai tín hiệu này đều có cường độ là 2 và có hiện tượng tách spin – spin, hình dạng doublet với J3 = 9 Hz và 7,5 Hz. Điều này hoàn toàn phù hợp với hợp chất dự kiến. Proton H15 và H17 cũng như proton H14 và H18 tương đương nhau về độ dịch chuyển hóa học. Và để giải thích cho hiện tượng tách spin – spin đó, chúng tôi cho rằng, proton H15 sẽ tương tác spin – spin H14, proton H17tương tác spin – spin với H18. Mặt khác, proton H15 và H17 ở vị trí ortho với nhóm –NO2 với hiệu ứng rút electron mạnh hơn nhóm amide nên sẽ cho tín hiệu chuyển về trường yếu hơn. Vì vậy tín hiệu ở 8,20 ppm là của proton H15 và H17; còn tín hiệu ở 7,75 ppm là của proton H14 và H18.  Đối với hợp chất (4b), có một tín hiệu ở 6,44 ppm có cường độ là 1, ở dạng doublet – doublet với J3 = 8 Hz và J4 = 1,5 Hz. Với hình dáng trên, tín hiệu này có thể là của proton H16 hoặc H18 nhưng proton H16 nằm ở vị trí ortho với nhóm –OH và para với nhóm amide bị đẩy electron mạnh hơn proton H18 nên mật độ electron trên proton H16 sẽ cao hơn mật độ electron trên proton H18. Vì vậy proton H16 sẽ cho tín hiệu chuyển về trường mạnh hơn nghĩa là tín hiệu ở 6,44 ppm này là của proton H16. Ba proton còn lại, proton H18 nằm ở vị trí ortho với hợp chất amide và para với nhóm –OH, proton H14 nằm ở vị trí ortho với hai nhóm amide và para. Vì vậy sẽ bị ảnh hưởng hiệu ứng +R của hai nhóm này, từ đó có thể thấy mật độ electron trên proton H18 và proton H14 sẽ lớn hơn proton còn lại, nghĩa là proton H18 và proton H14 sẽ chuyển về trường mạnh hơn. Nhưng dựa vào hình dáng của tín hiệu, chúng tôi quy kết proton H18 ở 6,85 ppm. Còn tín hiệu có cường độ bằng 2 ở 7,05 ppm là của hai proton H17 và H14. Hình dàng này có được là do sự chồng chập tín hiệu của hai proton đó.  Cũng tương tự như hợp chất (4a), hợp chất (4c) cũng có sự tương đương của hai proton H15 và H17, H14 và H18. Theo tài liệu [5], thì tín hiệu H15 và H17 ở trường mạnh hơn, nghĩa là ở 7,07 ppm; còn H14 và H18 ở 7,36 ppm. Bảng III.3. Bảng tóm tắt các tín hiệu proton H14, H15 , H16, H17, H18, H16a (4a-c) (δ, ppm; J, Hz). N N CH3H3C NN S CH2 C NH O (1) (2) (3) (4) (5) (5a)( 6) (7) (7a) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17)(18) X Chất –X H14 và H18 H15 và H17 H16 H16a 4a 4-NO2 7,75 (2H, d, J3 = 7,5) 8,20 (2H, d, J3 = 9) 4b 3-OH 7,05 (H14, 1H, m) 6,83 – 6,85 (H18 1H, m) 7,05 (H17 1H, m) 6,45 (1H, d- d, J3 = 8,0; J4 = 1,5) 4c 4-CH3 7,36 (2H, d, J3 = 8,5) 7,07 (2H, d, J3 = 8,5) 2,22 (3H, s) Cấu trúc của các sản phẩm một lần nữa được xác nhận qua phổ 13C-NMR của chúng. Chúng tôi tiến hành ghi kết quả phổ C13-HNMR của hai hợp chất (4a) và (4b). Song để có thể quy kết kết quả phổ 13C-HNMR được dễ dàng, chúng tôi còn ghi thêm phổ HMBC và HSQC của hợp chất (4a), kết quả thu được như sau: Hình III.8. Phổ C13-HNMR của hợp chất (4a). Hợp chất (4a) có tổng cộng mười ba loại carbon nhưng khi quan sát trên phổ đồ, chúng tôi chỉ thu nhận được mười hai tín hiệu. Chúng tôi dự đoán, có lẽ một tín hiệu carbon đã trùng vào tín hiệu của dung môi. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế và được thể hiện qua phổ HSQC. N N CH3H3C NN S CH2 C NH O NO2 (1) (2) (3) (4) (5) (5a)( 6) (7) (7a) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17)(18) Hình III.9. Phổ HSQC của hợp chất (4a). Trên phổ đồ thể hiện một số tương tác HSQC, điều đó cho chúng tôi kết luận được những điều sau đây:  Proton H5a tương tác HSQC với tín hiệu carbon ở 24,36 ppm. Proton H7a tương tác HSQC với tín hiệu carbon ở 18,89 ppm. Điều đó cho phép chúng tôi kết luận carbon C7a và carbon C5a lần lượt có tín hiệu ở 18,89 ppm và 24,36 ppm.  Proton H10 tương tác HSQC với tín hiệu của dung môi DMSO, điều đó so với dự đoán của chúng tôi là phù hợp. Chúng tôi kết luận carbon C10 có tín hiệu ở khoảng 39 ppm.  Proton H6 tương tác HSQC với tín hiệu carbon ở 111,61 ppm. Điều đó kết luận carbon C6 cho tín hiệu ở 111,61 ppm.  Proton H15 và proton H17 tương tác HSQC với carbon ở 125,04 ppm; Proton H14 và proton H18 tương tác HSQC với carbon ở 118,89 ppm. Điều đó cho phép chúng tôi quy kết tín hiệu của carbon C15, C17 và C14, C18. Hình III.10. Phổ HMBC của hợp chất (4a).  Proton H5a ngoài có tương tác HMBC với carbon C6 còn tương tác với carbon C5 ở 165,05 ppm. Proton H7a ngoài có tương tác HMBC với carbon C6 còn tương tác với carbon C7 ở 145,12 ppm.  Proton H10 có sự tương tác HMBC với hai carbon ở hai tín hiệu 166,93 ppm và 139,52 ppm tương ứng với carbon C11 và carbon C3. Vì tín hiệu carbon C11 của nhóm carbonyl xuất hiện ở trường yếu hơn nên tín hiệu 166,93 ppm là của C11 và tín hiệu 139,52 ppm là của C3.  Còn lại ba tín hiệu carbon, trong đó có một tín hiệu carbon ở 155,33 ppm không có tương tác với proton nào. Vậy đây là tín hiệu của carbon C9. Hai tín hiệu còn lại là của carbon C13 và carbon C16. Điều đó hoàn toàn phù hợp với tương tác HMBC. Nhưng vì carbon C16 nằm kề bên nhóm –NO2 nên sẽ bị hút electron mạnh và chuyển về trường yếu hơn. Vì vậy, carbon C16 xuất hiện ở 144,75 ppm và carbon C13 xuất hiện ở 142,46 ppm.  Đối với hợp chất (4b), các tín hiệu carbon ngoài carbon trên vòng benzene đều có tín hiệu tương tự như carbon của hợp chất (4a). Carbon C15 và carbon C13 nằm gần hai dị tố nitrogen và oxygen nên sẽ dịch về trường yếu hơn các carbon còn lại. Trong đó, oxygen có độ âm điện lớn hơn nitrogen. Vì vậy carbon C15 sẽ cho tín hiệu ở 157,57 ppm và carbon C13 sẽ có tín hiệu tại 139,63 ppm. Carbon C14 nằm ở vị trí ortho với hai nhóm –OH và nhóm amide, đây là hai nhóm đẩy electron làm mật độ electron của carbon C14 sẽ tăng mạnh, dịch chuyển về trường mạnh so với những carbon còn lại. Vậy tín hiệu ở 106,27 ppm là tín hiệu của carbon C14. Ngoài khả năng đẩy electron nhờ hiệu ứng +R, nhóm amide còn có khả năng hút electron bởi sự cộng hưởng từ vòng ra theo cơ chế bên dưới và vị trí bị ảnh hưởng mạnh nhất là carbon C17 nên carbon này sẽ chuyển về trường yếu hơn hai carbon còn lại, cụ thể ở 129,40 ppm. Carbon C18 nằm ở vị trí ortho với nhóm amide và para với nhóm –OH. Ngược lại, carbon C16 nằm ở vị trí ortho với nhóm –OH và para với nhóm amide. Vì nhóm amide có tính đẩy electron nhờ hiệu ứng +R mạnh hơn và rút electron nhờ hiệu ứng –I yếu hơn (vào vị trí ortho) nhóm –OH nên carbon C18 sẽ ở trường mạnh hơn carbon C16. Cụ thể, carbon C18 có tín hiệu ở 109,88 ppm và carbon C16 có tín hiệu ở 110,71 ppm. Bảng III.4. Bảng tóm tắt tín hiệu carboncủa các hợp chất (4a-b) (δ, ppm). N N CH3H3C NN S CH2 C NH O (1) (2) (3) (4) (5) (5a)( 6) (7) (7a) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17)(18) X Chất -X C3 C5 C5a C6 C7 C7a C9 C10 4a 4-O2N 139,52 165,05 24,36 111,61 145,12 18,89 155,33 39 4b 3-HO 139,61 164,86 24,33 111,55 157,57 18,90 155,32 39 Chất -X C11 C13 C14 và C18 C15 và C17 C16 C16a 4a 4-O2N 166,93 142,46 118,89 125,04 144,75 4b 3-HO 165,65 139,63 106,27 (C14) 109,88 (C18) 157,57 (C15) 129,40 (C17) 110,71 Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành ghi phổ LC-MS của hai hợp chất (4a) và (4b). Hình III.11. Phổ LC-MS của hợp chất (4a). Hình III.12. Phổ LC-MS của hợp chất (4b). Kết quả phổ MS trên cho các tín hiệu (M + H)+ và các tín hiệu ứng với pic ion đồng vị phù hợp với công thức dự kiến, cụ thể như sau m/z: (4a) 359,092 (100%); 360,095 (19,53%); 361,091 (6,95%); 362,092 (1,07%); 363,093 (0,14%); (4b)330,102 (100%); 331,105 (19,13%); 332,101 (6,67%); 333,102 (1,01%); 334,103 (0,12%). Những kết quả phổ trên cho phép chúng tôi kết luận về sự tồn tại của các hợp chất (4a-c). V. Thăm dò hoạt tính sinh học Tiến hành thăm dò hoạt tính sinh học của các hợp chất (4a-c) trên hai chủng Escherichia coli và Bacillus subtilis, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng IV.1. Bảng tóm tắt kết qua thăm dò hoạt tính sinh học (D-d, mm). Chất 4a 4b 4c Nồng độ 0,1% 0,3% 0,1% 0,3% 0,1% 0,3% Escherichia coli 13 17 11 13 13 15 Bacillus subtilis 12 14 13 16 13 14 Từ kết quả thăm dò hoạt tính sinh học trên, chúng ta có thể thấy ba hợp chất amide (4a-c) ở nồng độ thấp (0,1% và 0,3%) có tính kháng trung bình với các chủng vi khuẩn thường gặp là Escheriachiac coli và Bacillus subtilis. CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Qua đề tài: “TỔNG HỢP VÀ CHUYỂN HÓA 4,6-DIMETHYLPYRIMIDINE-2-THIOL” 1. Chúng tôi đã tổng hợp được:  4,6-dimethylpyrimidine-2-thiol (1).  2-[(4,6-dimethylpyrimidin-2-yl)sulfanyl]acetohydrazide (2).  5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3-a]pyrimidine-3-thiol (3).  Ba dẫn xuất N-aryl 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3-a]pyrimidin-3- yl)thio)acetamide (4a-c). Trong đó cả ba hợp chất N-aryl 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidin-3-yl)thio)acetamide (4a-c) đều chưa tìm thấy trong các tài liệu tham khảo. 2. Các hợp chất (3), (4a-c) đều đã được xác định một số tính chất vật lý cơ bản như dung môi kết tinh, trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy,và phân tích cấu trúc phân tử bằng các phương pháp phổ hiện đại IR, 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC, HMBC, MS. Từ đó cho chúng tôi khẳng định đã tổng hợp các dẫn xuất amide thế thành công và phù hợp với công thức dự kiến. 3. Tiến hành thăm dò hoạt tính sinh học của ba hợp chất amide thế và thu được kết quả là cả ba hợp chất trên đều có tính kháng khuẩn trung bình với hai chủng vi khuẩn Bacillus subtilis và Escherichia coli. Từ các kết quả trên đây cho thấy chúng tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. Song chúng tôi vẫn hy vọng ba hợp chất amide thu được sẽ thể hiện tính kháng khuẩn với một số chủng vi khuẩn khác ngoài Bacillus subtilis và Escherichia coli. Mặt khác, dị vòng 1,3,4-oxadiazole cũng có những đặc tính sinh học quý báu. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp của chúng tôi sẽ là tổng hợp dị vòng 1,3,4-oxadiazole từ hợp chất hydrazide của chúng tôi và tiến hành thăm dò hoạt tính sinh học của các hợp chất tổng hợp được trên đa dạng chủng vi khuẩn hơn. CHƯƠNG V: TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hồ Thị An Vân (2005), “Tổng hợp một số dẫn xuất 1,3,4-oxadiazol”, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, tr. 55-66. [2] Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà (1999), “Ứng dụng một số phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc phân tử”, NXB Giáo dục, tr. 221-227. [3] Nguyễn Ngọc Vinh, Trương Thế Kỷ, Tô Thị Kim Quyên (2005), “Tổng hợp dẫn chất 3-(hydrazino-2-oxoethyl)-4(3H)-quinazolinon”, Tuyển tập các công trình Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hóa hữu cơ lần thứ III, tr. 189-192, Hà Nội. [4] Nguyễn Tiến Công, Đỗ Văn Huê, Võ Thị Hồng Thơm, Đặng Hà Xuyên (2011), “Tổng hợp và cấu trúc của một số hidrazit N-thế của (4,5- dimetylpyrimidin-2-ylsunfanyl)axetohidrazit với các xeton thơm hoặc dị vòng thơm”, Tạp chí khoa học ĐH Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, T.27(61), tr.94-99. [5] Nguyễn Tiến Công, Lê Thị Thu Hương, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Thị Thục Oanh, Phạm Ngọc Nam, “Synthesis of some N-aryl/hetaryl 2-{4-amino-5- [(4,6-dimethylpyrimidin-2-ylthio)methyl]-4H-1,2,4-triazol-3-yl}acetamide”, Vietnam journal of chemistry, Vol. 50 (4A), pp. 20-23. [6] Phạm Quốc Toản (2004), “Luận văn thạc sĩ”, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [7] Phạm Văn Hoan, Phạm Thị Bích Đào, Đoàn Thị Lan Hương, Nguyễn Hữu Đĩnh (2005), “Tổng hợp, cấu trúc của một số hợp chất 2,5-diaryl-1,3,4- oxađiazol từ safrol”, Tạp chí Hoá học, T.43(2), tr. 198-202. [8] Trần Quốc Sơn, Phạm Quốc Toản (2005), “Tổng hợp và nghiên cứu một số N- aryliđen(4,6-đimetylpirimiđin-2-ylsunfanyl)axetohiđrazit”, Tạp chí hóa học, tr. 27-31. [9] M. Awadallah (2006), “Reaction of aryl- and heteroaryl benzoyl- and acetylhydrazones with phenylisocyanate synthesis of substituted-2,3-dihydro- 1,3,4-oxadiazoles”, The Islamic University Journal, Vol. 14(1), pp. 129-133. [10] Aliaa M. Kamal, Manal M. Kandeel, Eman K. Abd El-all, Heba A. H. Elshamy (2011), “Design and synthesis of substituted chromenes as potential anticancer agents”, International Journal of Pharmaceutical research and development, Vol.4(03), pp. 310-322. [11] Anuradha Verma, Laxmikant Sahu, Neelam Chaudhary, Tanushree Dutta, Dhansay Dewangan and D.K. Tripathi (2012), “A review: Pyrimidine their chemistry and pharmacological potentials”, Asian journal of biochemical and pharmacological research, Vol. 2 (1). [12] Cheng CC and Roth B (1982), “In progess in medicinal chemistry”, Butterworths London, Vol. 19, pp. 267. [13] De Jiang L.I., He Qing F.U. (2006), “Synthesis of 1,4-Bis[3-N-propionyl-2- aryl-1,3,4-oxadiazoline-5-yl]phenylenes”, Chinese Chemical Letters, Vol. 17, No. 5, pp. 625-627. [14] Desenko SM, Lipsum VV, Gorbenko NI, Pipovarevich LP, Ryndia EN, Moroz VV, Varavin VP, “Synthesis and hypoglycemic activity of azolopyrimidine derivatives”, Journal of pharmacological chemistry, Vol. 29, pp.265. [15] Donald G. Crosby, Robert V. Berthold, and Herbert E. Johnson (1973), “2- Mercaptopyrimidine”, Organic Syntheses, vol. 5, pp.703-705. [16] Eussell, J. A. (1945), “Biological and medicinal of pyrimidines”, Annual Review Biochemistry, Vol. 14, pp. 309. [17] Eva Jedlovska and Edita Gavlakova (1994), “Synthesis of 2,5-đisubstituted 1,3,4-oxadiazoles and their precursors”, Collection of Czechoslovak Chemical Communications, Vol. 59, pp. 1892-1896. [18] Fumiyoshi Ishikawa, Akira Kosasayama, Hitoshi Yamaguchi, Yoshifumi Watanabe, Junji Saegusa, Seiichi Shibamura, Kyoko Sakuma, Shinichiro Ashida, Yasushi Abiko, “Cyclic guanidines. 14. Imidazo[1,2- a]thienopyrimidin-2-one derivatives as blood platelet aggregation inhibitors”, Journal of medicinal chemistry, Vol. 24, pp. 376. [19] George H. Hitchings, Gertrude B. Elion, Henry Vander Werff and Elvira A. Falco (1948), “Pyrimidine derivatives as antagonists of pteroylglutamic acid” Journal of biological chemistry, Vol. 174, pp. 765. [20] Hatem A. Abdel-Aziz, Nehal A. Hamdy, Ahmad M. Farag and Issa M. I. Fakhr (2007), “Synthesis and reaction of 3-methylthiazolo[3,3- a]benzimidazole-2-carboxylic acid hydrazide: Synthesis of some new pyrazole, 1,3-thiazoline, 1,2,4-triazole and 1,2,4-triazolo[3,4-b]-1,3,4- thiadiazine derivatives pendant to thiazolo[3,2-a]benzimidazole moiety”, Journal of the Chinese Chemical Society, Vol. 54, pp. 1573-1582. [21] Himatkumar V. Patel, P. S. Fernandes, Kavita A. Vyas (1990), “A novel synthesis of a few substituted s-triazolo[3,4-b][1,3,4]thiadiazoles and evaluation of their antibacterial activity”, Indian Journal Chemistry, Vol. 29B, pp. 135-141. [22] Jih Ru Hwu, Moti L. Jain, Fu-Yuan Tsai, A. Balakumar, G. H. Hakimelahi and Shwu-Chen Tsay (2002), “Ceric ammonium nitrate impregnated on silicagel in the removal of the tert-butoxycarbonyl group”, Arkivoc, (ix), pp. 28-36. [23] K. Mogilaiah, P. Raghotham Reddy (2001), “Hypervalent iodine mediated solid state synthesis of 1,8-naphthyridinyl-1,3,4-oxadiazoles”, Indian Journal of Chemistry, Vol. 40B, pp. 619-621. [24] Kalluraya Balakrishna, Chimbalkar Ramesh, Gunaga Prashantha (1997) “Synthesis and biological activities of some 1,2,4-triazole and 1,3,4- oxadiazoles”, Indian Journal of Heterocyclic Chemistry., Vol. 6(2), pp. 103-106 (1996). C.A. Vol. 126, 157450q. [25] Korany A. Ali, Eman A. Ragab, Thoray A. Farghaly and Mohamed M. Abdalla (2011), “Synthesis of new functionalized 3-subsitituted [1,2,4]triazolo [4,3-a]pyrimidine derivatives: potential antihypertensive agents”, Acta poloniae pharmaceutica – drug research, Vol. 68 (2), pp. 237-247. [26] Ludmyla Mosula, Borys Zimenkovsky, Dmytro Havrylyuk, Alexandru-Vasile Missir, Ileana Cornelia Chirita, Roman Lesyk, (2009), “Synthesis and antitumor activity of novel 2-thioxo-4-thiazolidinones with benzothiazole moieties”, Farmacia, Vol. 57 (3), pp. 321-330. [27] M. S. Masoud, M. Abd El Zaher Mostafa, R. H. Ahmed and N. H. Abd El Moneim (2003), “Structures and Chemical Equilibria of Some N-Heterocycles Containing Amide Linkages”, Molecules, Vol. 8, pp. 430-438. [28] Martin Dolezal, Lukas Palek, Jarmila Vinsova, Vladimir Buchta, Jasef Jampilek and Katarina Kralova (2006), “Substituted Pyrazinecarbixamides: Synthesis and Biological Evaluation”, Molecules 11, pp. 242-256. [29] Mazaahir Kidwai, Kumar Ranjan Bhushan, Preeti Misra (2000), “Microwave assisted synthesis of new fungicidal pyrazoles”, Indian Journal of Chemistry, Vol. 39B, pp. 458-461. [30] Mishra A and Singh DV (2004), Indian journal of heterocyclic chemistry, Vol. 14, pp. 43-46. [31] Naik TA and Chikhalia KH (2007); “Studies on synthesis of pyrimidine derivatives and their pharmacological evaluation”, England journal of chemistry, Vol. 4 (1), pp. 60-66. [32] Narendra Singh, Uma Shankar Sharma, Niranjan Sutar, Sushil Kumar and Umesh Kumar Sharma (2010), “Synthesis and antimicrobial activity of some novel 2-amino thiazole derivatives”, Journal of chemical and pharmaceutical Research., Vol. 2 (3), pp. 691-698. [33] Nargund LVG, Badiger VV and Yarnal SM (1992), “Synthesis and anti- inflammatory activity of fluorinated phenyl styryl ketones and N-phenyl-5- substituted aryl-3-p-(fluorophenyl) pyrazolins and pyrazoles”, Journal of pharmacological sciences, Vol. 81, pp. 365. [34] P. B. Mohite, R. B. Pandhare and S. G. Khanage (2012), “ Synthesis, characterization and antimicrobial activity of some new pyrimidines containing tetrazole”, Open access journal Biointerface research in applied chemistry, Vol. 2 (1), pp. 258-263. [35] Palwingder Singh, Jantinder Kaur and Kamaldeep Paul (2008), “Reactions of 5-benzolyl-/5-carbaldehyde-/5-(3-phenylacryloyl)-6-hydroxy-1H-pyrimidine- 2,4-diones with amines- anticancer and metal chelating properties”, Indian journal of chemistry, Vol. 47B, pp. 291-296. [36] Polak A. and Scholer HJ (1975), “Mode of action of 5-fluorocytosine and mechanisms of resistance”, Journal of Antimicrobial chemotherapy, Vol. 21, pp. 113. [37] R. R. Hunt, J. F. W. McOmie and E. R. Sayer (1959), “Pyrimidines. Part X. Pyrimidine, 4,6-dimethylpyrimidine and their 1-oxides”, Journal Chemistry Society, pp. 525. [38] Ragav Mishra and Isha Tomar (2011), “Pyrimidine: the molecule of diverse biological and medicinal importance”, Indian journal of pharmacological sciences and research, Vol. 2 (4), pp. 758-771. [39] Ranjana Sharma, Devendra P. Nagda, and Ganpat L. Talesara (2006), “Synthesis of various isoniazidothiazolidinones and their imidoxy derivatives of potential biological interest”, Arkivoc, Vol. (i), pp. 1-12. [40] Raul Martos Calvente, Victor. A. de la Pena O’Shea, Fose M. Campos Martin and Jose L. G. Fierro (2003), “The Usefulness of Density Functional Theory To Describe theTautomeric Equilibrium of 4,6-Dimethyl-2-mercapto pyrimidine in Solution”, Journal of Physical Chemistry A, Vol. 107, pp. 7490-7495. [41] Rita bannela and S. P. Shrivastava (2010), “Synthesis and In vitro Antimicrobial, Anthelmintic and insecticidal activities study of 4(4’- Bromophenyl)-6-substituted-aryl-1-acetylpyrimidine-2-thiols”, English journal of chemistry, Vol. 7 (3), pp. 935-941. [42] Roda, K.P., Vansdadia, R.N., Parekh Hansa (1993), “4-Thiazolidinones. Part II: 2-Aryl-3-(2’-isopropyl-5’-methylphenoxyacetylamino)-5-carboxymethyl-4- thiazoli dinones”, Journal of the Institution of Chemists, Vol. 64(3), pp. 109- 111 (1992). C.A. Vol. 119, pp. 160-167. [43] S. Stoyanov, I. Petkov, L. Antonov, T. S. Stoyanova, P. Karagiannidis and P. Aslanidis (1990), “Thione–thiol tautomerism and stability of 2- and 4- mercaptopyridines and 2-mercaptopyrimidines”, Canadian Journal of Chemistry, Vol. 68, pp. 1482-1489. [44] Sabir Hussain, Jyoti Sharma and Mohd Amir (2008), “Synthesis and antimicrobial activities of 1,2,4-triazole and 1,3,4-thiadiazole derivatives of 5- amino-2-hydroxybenzoic acid”, E-Journal of Chemistry, Vol.5, No.4, pp. 963-968. [45] Samira Boutaleb-Charki, Clotilde Martín, Carmen R. Maldomado, María J. Rosales, Jesus Urabano, Ramon Guitierrez-Sánchez, Miguel Quirós, Juan M. Salas and Manuel Sánchez-Moreno (2009) , “Copper (II) complexes of [1,2,4]triazolo[1,5-a]pyrimidine derivatives as potential anti-parasitic agents”, Drug metabolism letters, Vol. 3, pp. 35 – 44. [46] Sawsan Salameh, Mohammad Abul-Haj, Miguel Quirós, Juan M. Salas (2005), “1,2,4-triazolo[4,3-a]pyrimidines: a new kind of ligands. Structure of the silver (I) dimer with the 7-oxo derivative”, Inorganica chimica acta, Vol. 358, pp. 824-827. [47] Sayed M. Riyadh (2005), “Novel regioselective synthesis and biological activity of 6-phenylazo and 3,6-bis(arylazo)-7-hydroxyl-1H-[1,2,4]triazol[4,3- a]pyrimidin-5(4H)-one”, Journal of Chinese chemistry society, Vol. 52, pp. 545-551. [48] Sushil Kumar, Prateek Pandey, Yogita Srivastava, Asheesh Kumar (2011), “Synthetis computational studies and pharmacological evaluation of some acetamides as serotoin antagonists”, Der Pharma Chemica, Vol. 3 (4), pp. 195-200. [49] V. M. Chernyshev, A. V. Chernysheva and V. A. Taranushich (2006), “Synthesis of esters and amides of 5-amino-1,2,4-triazole-3-carboxylic and 5- amino-1,2,4-triazol-3-ylacetic acids”, Russian Journal of Applied Chemistry, Vol. 79 (5), pp. 783-786. [50] Vashi B.S., Mehta D.S., Shah V.H. (1996), “Synthesis of 2,5-disubstituted- 1,3,4-oxadiazole; 1,5-disubstituted 2-mercapto-1,3,4-triazole and 2,5- disubstituted 1,3,4-thiadiazole derivatives as potential antimicrobial agents”, Indian Journal of Chemistry, Vol. 35B, pp. 111-115. [51] Vashi B.S., Shah V.H. (1996), “Synthesis and biological screening of substituted thymolylthiazolidinones and thymolylazetidinones”, Indian Journal of Chemical Society, Vol. 73(9), pp. 491-492 (1996). C.A., Vol. 125, 301247c. [52] Vijay kumar Tirlapur, Narasimha Gandhi, Raga Basawaraj and Rajendra Prasad Y (2010), “Synthesis, characteriztion and biological activities of some new pyrimidines and isoxazoles bearing benzofuran moiety”, International journal of chemtech reasearch, Vol. 2 (3), pp. 1434-1440. [53] Xiao-Wen Sun, Xin-Ping Hui, Chang-Hu Chu, Zi-Yi Zhang (2001), “Synthesis of 1,3,4-thiadiazole, 1,2,4-triazole and 1,3,4-oxađiazole derivatives containing 1-(p-chlorophenyl)-5-methyl-1,2,3-triazol-4-yl moiety”, Indian Journal of Chemistry, Vol. 40B, pp. 15-19. [54] Yan Zhang, Ren Zhong Qiao, Chao Feng Dai, Peng Fei Xu, Zi Yi Zhang (2002), “The rearrangement of 2-benzothiazolylthioactyl Hydrazide in synthesis of s-triazolo[3,4-b]benzo thiazole-3-thiol”, Chinese chemical letters, Vol. 13 (4), pp. 287-289. [55] Zu-Ming Liu, Qiong Chen, Chao-Nan Chen, Hai-Yang Tu and Guang-Fu Yang (2008), “Syntheses of diheterocyclic compounds based on 2- thioacetohydrazide-5,7-dimethyl-1,2,4-triazolo[1,5-a]pyrimidine”, Molecules, Vol. 13, pp. 1353-1360. Ph ụ lụ c 1. P hổ IR c ủa h ợp c hấ t 4, 6- di m et hy lp yr im id in e- 2- th io l. PHỤ LỤC Ph ụ lụ c 2. P hổ IR c ủa h ợp c hấ t 2- (4 ,6 -d im et hy lp yr im id in e- 2- yl su lfa ny l)a ce to hy dr az id e. Ph ụ lụ c 3. P hổ IR c ủa h ợp c hấ t 5, 7- di m et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py rim id in e- 3- th io l. Ph ụ lụ c 4. P hổ 1 H -N M R củ a hợ p ch ất 5 ,7 -d im et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py ri m id in e- 3- th io l. Ph ụ lụ c 5. P hổ 1 H -N M R gi ãn rộ ng c ủa h ợp c hấ t 5, 7- di m et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py ri m id in e- 3- th io l. Phụ lục 6. Phổ HRMS của hợp chất 5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidine-3-thiol. Phụ lục 7. Phổ HRMS của hợp chất 5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidine-3-thiol. Ph ụ lụ c 8. P hổ IR c ủa h ợp c hấ t 2- ((5 ,7 -d im et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py rim id in -3 -y l)t hi o) -N -(4 -n itr op he ny l)a ce ta m id e. Ph ụ lụ c 9. P hổ 1 H -N M R củ a hợ p ch ất 2 -(( 5, 7- di m et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py rim id in -3 -y l)t hi o) -N -(4 -n itr op he ny l)a ce ta m id e. Ph ụ lụ c 10 . P hổ 1 H -N M R gi ãn rộ ng c ủa h ợp c hấ t 2- ((5 ,7 -d im et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py rim id in -3 -y l)t hi o) -N -( 4- ni tro ph en yl )a ce ta m id e. Ph ụ lụ c 11 . P hổ 13 C- N M R củ a hợ p ch ất 2 -(( 5, 7- di m et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py rim id in -3 -y l)t hi o) -N -(4 - ni tro ph en yl )a ce ta m id e. Ph ụ lụ c 12 . P hổ 13 C- N M R gi ãn rộ ng c ủa h ợp c hấ t 2- ((5 ,7 -d im et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py rim id in -3 -y l)t hi o) -N -( 4- ni tro ph en yl )a ce ta m id e. Phụ lục 13. Phổ HSQC của hợp chất 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidin-3-yl)thio)-N-(3-nitrophenyl)acetamide. Phụ lục 14. Phổ HSQC của hợp chất 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidin-3-yl)thio)-N-(3-nitrophenyl)acetamide. Phụ lục 15. Phổ HSQC của hợp chất 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidin-3-yl)thio)-N-(3-nitrophenyl)acetamide. Phụ lục 16. Phổ HMBC của hợp chất 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidin-3-yl)thio)-N-(3-nitrophenyl)acetamide. Phụ lục 17. Phổ HMBC của hợp chất 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidin-3-yl)thio)-N-(3-nitrophenyl)acetamide. Phụ lục 18. Phổ HMBC của hợp chất 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidin-3-yl)thio)-N-(3-nitrophenyl)acetamide. Phụ lục 19. Phổ HMBC của hợp chất 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidin-3-yl)thio)-N-(3-nitrophenyl)acetamide. Phụ lục 20. Phổ HRMS của hợp chất 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidin-3-yl)thio)-N-(4-nitrophenyl)acetamide. Phụ lục 21. Phổ HRMS của hợp chất 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidin-3-yl)thio)-N-(4-nitrophenyl)acetamide. Ph ụ lụ c 22 . P hổ IR c ủ a hợ p ch ất 2 -(( 5, 7- di m et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py ri m id in -3 -y l)t hi o) -N -(3 - hy dr ox yp he ny l)a ce ta m id e. Ph ụ lụ c 23 . P hổ 1 H -N M R củ a hợ p ch ất 2 -(( 5, 7- di m et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py rim id in -3 -y l)t hi o) -N -(3 - hy dr ox yp he ny l)a ce ta m id e. Ph ụ lụ c 24 . P hổ 1 H -N M R gi ãn rộ ng c ủa h ợp c hấ t 2- ((5 ,7 -d im et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py rim id in -3 -y l)t hi o) -N -( 3- hy dr ox yp he ny l)a ce ta m id e. Ph ụ lụ c 25 . P hổ 13 C- N M R củ a hợ p ch ất 2 -(( 5, 7- di m et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py rim id in -3 -y l)t hi o) -N -(3 - hy dr ox yp he ny l)a ce ta m id e. Ph ụ lụ c 26 . P hổ 13 C- N M R gi ãn rộ ng c ủa h ợp c hấ t 2- ((5 ,7 -d im et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py rim id in -3 -y l)t hi o) -N -( 3- hy dr ox yp he ny l)a ce ta m id e. Phụ lục 27. Phổ HRMS của hợp chất 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidin-3-yl)thio)-N-(4-hydroxyphenyl)acetamide. Phụ lục 28. Phổ HRMS của hợp chất 2-((5,7-dimethyl-[1,2,4]triazolo[4,3- a]pyrimidin-3-yl)thio)-N-(4-hydroxyphenyl)acetamide. Ph ụ lụ c 29 . P hổ IR c ủ a hợ p ch ất 2 -(( 5, 7- di m et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py ri m id in -3 -y l)t hi o) -N -(p -to ly l)a ce ta m id e. Ph ụ lụ c 30 . P hổ 1 H -N M R củ a hợ p ch ất 2 -(( 5, 7- di m et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py rim id in -3 -y l)t hi o) -N -(p - to ly l)a ce ta m id e. Ph ụ lụ c 31 . P hổ 1 H -N M R gi ãn rộ ng c ủa h ợp c hấ t 2- ((5 ,7 -d im et hy l-[ 1, 2, 4] tri az ol o[ 4, 3- a] py rim id in -3 -y l)t hi o) -N - (p -to ly l)a ce ta m id e.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_09_13_6493903954_0422.pdf
Luận văn liên quan