Khóa luận Ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hoạt động kinh doanh và rủi ro của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượn

Tăng vốn để đảm bảo đủ mức VTC theo tiêu chuẩn an toàn vốn thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung và nguồn vốn thặng dƣ từ LN để có một nguồn vốn an toàn đảm bảo cho các HĐ KD của NH và để theo kịp các NH khác trong cạnh tranh về mặt quy mô. + Tăng vốn từ nội bộ NH: Đây là nguồn vốn bổ sung vốn cơ bản của NH, trích từ LN để lại. Trong năm 2014, VPB cũng đã thực hiện tăng Vốn điều lệ lên 6.374 tỷ đồng bằng hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thƣởng lấy từ nguồn LN để lại và Quỹ dự trữ bổ sung VĐL. Nguồn vốn này không phụ thuộc vào thị trƣờng vốn. + Tăng vốn từ bên ngoài: Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mặc dù có nhiều thuận lợi, các cổ đông rất ủng hộ việc chia cổ tức một phần bằng cổ phiếu. Nhƣng trong thực tế cũng gặp một số khó khăn nhƣ: tâm lí cổ đông lo sợ sẽ ảnh hƣởng đến việc phân chia cổ tức thấp, ảnh hƣởng đến giá cổ phiếu và uy tín của NH, cũng nhƣ không đáp ứng đƣợc nhu cầu tăng vốn nhanh. Nhƣ vậy, việc tăng vốn từ nguồn bên ngoài cũng có vị trí quan trọng giúp NH phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập. Để thực hiện việc tăng vốn từ bên ngoài, có thể thực hiện bằng các biện pháp nhƣ: chào bán cổ phần riêng lẻ cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài; phát hành trái phiếu dài hạn; chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu. Trong đó VPB cần chú ý đến 2 phƣơng án là bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên của NH, từ đó tạo ra động lực thúc đẩy và khuyến khích họ làm việc một cách hiệu quả hơn nữa. Phƣơng án 2 là bán cổ phần cho các đối tác chiến lƣợc nƣớc

pdf90 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2029 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hoạt động kinh doanh và rủi ro của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thất hiệu quả. Bên cạnh đó, NH còn triển khai các dự án quản lý chống gian lận, quản lý kinh doanh liên tục và quản lý rủi ro thông tin trong năm 2014.  Quản trị rủi ro thị trường Quy trình kiểm soát rủi ro thị trƣờng là hệ thống hạn mức rủi ro thị trƣờng đã đƣợc thiết lập về cơ bản, từ nhận diện, theo dõi diễn biến giá cả trên thị trƣờng tới đo lƣờng, lƣợng hóa các rủi ro nhằm tiến tới thiết lập các hạn mức phù hợp và giám sát tính tuân thủ các HĐ KD tại Khối Thị trƣờng TC. Năm 2014, rủi ro thị trƣờng đã đƣợc quản lý chặt chẽ và tuân thủ các giới hạn, hạn mức đƣợc cấp thẩm quyền của NH phê duyệt.  Công tác thu hồi nợ Nằm trong lộ trình tập trung hóa và chuyên môn hóa, công tác thu hồi nợ đƣợc đề ra từ năm 2013, cơ cấu trung tâm thu hồi nợ tiếp tục đƣợc tối ƣu hóa, cùng với đó là chiến lƣợc thu hồi nợ toàn diện đã đƣợc thiết lập và bao trùm toàn bộ các GĐ thu hồi nợ của KH, bao gồm thu hồi nợ sớm (Early collection) và thu hồi nợ muộn (Recovery).Ở chiến lƣợc thu hồi nợ sớm, hệ thống gọi điện tự động theo Voice Blaster và SMS đƣợc áp dụng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí liên lạc. Khâu thu Đạ i h ọc K inh tế H uế 48 hồi nợ muộn đƣợc tập trung hóa tại công ty AMC, bao gồm đội ngũ cán bộ nắm vững luật, tình hình thị trƣờng, khác biệt vùng miền và kỹ năng thu nợ. Nhằm tự động hóa các khâu vận hành trong việc ghi nhận, đánh giá khả năng trả nợ của KH, VPB đã triển khai áp dụng phần mềm thu nợ theo chuẩn quốc tế.  Hiệu quả sử dụng nhân viên (Đơn vị: tỷ đồng) Biểu đồ 2.7 – Lợi nhuận ròng trên tổng nhân viên của VPB và các ngân hàng so sánh (Nguồn: KQ tính toán từ BCTC các NH) Hiệu quả sử dụng nhân viên đƣợc đo lƣờng qua tỷ lệ LN ròng trên tổng nhân viên. Riêng với VPB, tỷ lệ này tăng từ 186 (triệu đồng/nhân viên) đến 322 (triệu đồng/nhân viên) từ năm 2010 đến 2011, sau đó giảm dần còn 132 (triệu đồng/nhân viên) vào cuối năm 2014. Nhƣ vậy, chất lƣợng sử dụng nhân lực của NH đang có dấu hiệu giảm đi. So với ACB, VPB có hiệu quả sử dụng nhân viên tốt hơn từ năm 2012 đến nay nhƣng tỷ lệ này luôn nhỏ hơn so với SHB trong 5 năm qua. Từ đây cho thấy ban quản trị cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc đặt ra những chính sách và cách quản lý nhằm phát huy nguồn nhân lực của mình để có những bƣớc tiến mới nhằm phục hồi hiệu quả làm việc của nhân viên cũng nhƣ đem lại hiệu quả HĐ cho cả NH. 0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35 0,4 0,45 0,5 2010 2011 2012 2013 2014 VPB ACB SHB Đạ i ọc K i h tế H uế 49  Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, dư nợ và lợi nhuận ròng (Đơn vị: %) Biểu đồ 2.8 - Tăng trƣởng tổng tài sản, dƣ nợ và lợi nhuận ròng của VPB (Nguồn: KQ tính toán từ BCTC của VPB) Năng lực quản trị của VPB thể hiện qua khả năng kiểm soát chất lƣợng tín dụng tốt. Tỷ lệ nợ xấu trong các năm 2010 – 2014 luôn đƣợc duy trì dƣới 3%. Thêm vào đó tỉ lệ TS sinh lời trên tổng TS luôn ở mức cao trên 85%, năm 2014 tỉ lệ này là 89,91%. Thêm vào đó, các khía cạnh nhƣ tốc độ tăng trƣởng TTS, dƣ nợ và LN ròng cho thấy VPB có một thực tế KD khả quan. Xét đến tốc độ tăng TTS, mặc dù có sự giảm sút trong năm 2012 và 2013, tuy nhiên năm 2014 đã tăng trƣởng đến mức 34,62%. Do TS sinh lời cao nhất trong TS có của VPB là cho vay đã tăng trƣởng tốt. Cụ thể Dƣ nợ có tốc độ tăng trƣởng tốt trong GĐ vừa qua và đạt cao nhất vào năm 2014 với mức 49,37%. Trong 3 chỉ tiêu phân tích thì tốc độ tăng trƣởng LN ròng có biến động lớn nhất, đạt ngƣỡng 59,05% vào năm 2011, tuy nhiên suy giảm mạnh trong năm 2012, phục hồi rất tốt vào 2013 với mức 42,38% sau đó suy giảm còn 23,18% vào năm 2014. Riêng năm 2014, VPB có KQ kinh doanh tốt với mức tăng trƣởng TTS, dƣ nợ và LN ròng đều ở mức cao. Xếp hạng: 2/5 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng TTS (%) 038 024 018 035 Tăng trưởng Dư nợ (%) 015 026 042 049 Tăng trưởng Lợi nhuận ròng (%) 059 -011 042 023 -020 -010 000 010 020 030 040 050 060 070 Tăng trưởng TTS (%) Tăng trưởng Dư nợ (%) Tăng trưởng Lợi nhuận ròng (%) Đạ i h ọc K inh tế H uế 50 2.3.4. Khả năng sinh lời E – Earnings  Lợi nhuận thuần (Đơn vị: tỷ đồng) Biểu đồ 2.9 – Quy mô lợi nhuận trƣớc thuế của VPB và các ngân hàng so sánh (Nguồn: BCTC của các NH) Trong 5 năm qua, VPB có tốc độ tăng trƣởng LN thuần đều đặn và đạt mức cao nhất là 1.609 tỷ đồng vào năm 2014. So với ACB và SHB thì VPB đã tăng trƣởng rất bền vững, quy mô LN trƣớc thuế tăng lên sau mỗi năm. Tuy từ năm 2010- 2012, LN thuần của VPB nhỏ hơn ACB và SHB rất nhiều nhƣng đến năm 2013 và 2014, LN của VPB tăng mạnh, đứng đầu trong 3 NH. Có thể thấy rằng, trong sự khó khăn của nền kinh tế, LN của các NH biến động rất lớn nhƣng VPB đã khẳng định đƣợc sự phát triển vững chắc của mình.  Cơ cấu tổng thu nhập của VPB qua các năm (Đơn vị: %) 1609 1215 1012 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 VPB ACB SHB 2010 2011 2012 2013 2014 Đạ i h ọc K i h tế H uế 51 Biểu đồ 2.10 - Cơ cấu tổng thu nhập của VPB qua các năm từ 2010-2014 (Nguồn: KQ tính toán từ BCTC của các NH) Tổng TN của VPB tăng đều qua các năm và đạt mức 6.271 tỷ đồng vào cuối năm 2014. Điều này cho thấy VPB có KQ HĐ KD tốt. Trong cơ cấu của tổng TN thì TN từ lãi thuần chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn lớn hơn 80%, vào năm 2014, tỷ trọng này là 84,37%, tăng 4% so với năm 2013. Sau khi thay đổi cơ cấu TS có tập trung vào danh mục đầu tƣ chứng khoán từ năm 2013 thì HĐ này đã mang lại TN cao hơn cho NH so với những năm trƣớc đó. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán năm 2014 là 461 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,35% trong cơ cấu tổng TN. Lãi thuần từ HĐ dịch vụ cũng là nhân tố chính cấu thành tổng TN của NH và có tỷ trọng thay đổi không đáng kể qua các năm, luôn lớn hơn 10%. Qua phân tích tổng TN thì có thể thấy rằng tỷ trọng cơ cấu TS có nội bảng của NH đã đƣợc phân bổ hợp lý và đem lại KQ tốt trong 2 năm gần đây. Cũng có thể thấy rằng nếu rủi ro lãi suất cũng nhƣ rủi ro tín dụng xảy ra sẽ có tác động lớn đến tổng TN của VPB. Do đó, để ổn định TN của mình, VPB cần có các chính sách quản trị rủi ro hiệu quả.  Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản – ROA (Đơn vị: %) -020 000 020 040 060 080 100 120 2010 2011 2012 2013 2014 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần Lãi thuần từ hoạt động khác Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư Lãi thuần từ mua bán chứng khoán lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ Thu nhập lãi thuần Đạ i ọc K inh tế Hu ế 52 Biểu đồ 2.11 - Tỷ suất sinh lời trên TTS của VPB và các ngân hàng so sánh (Nguồn: KQ tính toán từ BCTC của các NH) LN trên TTS (Return on asset - ROA) cho biết LN đƣợc tạo ra từ đầu tƣ vào TS. ROA có sự biến động nhƣng bền vững hơn so với các NH khác vẫn là xu hƣớng chung của VPB. Trong GĐ 2010-2011, VPB có hiệu quả sinh lời trên TTS thấp hơn cả 2 NH ACB và SHB, với mức chênh lệch lên đến 0,5% so với ACB. Tuy nhiên, từ 2012- 2014, ROA của VPB liên tục dẫn đầu trong 3 NH. Năm 2014, VPB có tỷ lệ ROA là 0,88%, trong khi đó, theo thông tin của NHNN, ROA toàn ngành là 0,65%. Nhƣ vậy, năm 2014, VPB đã chứng tỏ đƣợc hiệu quả quản lý và khả năng sinh lời của NH so với các NH trên hệ thống. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng doanh thu của VPB không bắt kịp với tốc độ tăng trƣởng của TTS. Bằng chứng là đến năm 2014, dù quy mô TTS tăng gấp 2,7 lần so với năm 2010 nhƣng hiệu quả sinh lời trên TTS lại thấp hơn. Điều đó cho thấy rằng, tuy ROA của VPB đang ở mức cao hơn với trung bình ngành nhƣng VPB cũng cần điều chỉnh lại chính sách HĐ để sử dụng có hiệu quả hơn nữa TTS của mình và duy trì khả năng sinh lời cao trong những năm tới.  Tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu – ROE (Đơn vị: %) 001 001 001 001 001 000 000 000 001 001 001 001 001 002 002 2010 2011 2012 2013 2014 VPB ACB SHB Đạ i h ọc K inh tế Hu ế 53 Biểu đồ 2.12. Tỷ suất sinh lời trên VCSH của VPB và các ngân hàng so sánh (Nguồn: KQ tính từ BCTC các NH) Trong các chỉ số phân tích TC thì tỷ số quan trọng nhất là ROE hay suất sinh lời trên VCSH, là TN thuần cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông chia cho tổng VCSH của các công ty. ROE phản ảnh tác động của tất cả các tỷ số TC và là thƣớc đo tốt nhất hiệu quả HĐ của công ty trên phƣơng diện kế toán. Nếu ROE cao thì giá cổ phiếu cũng có xu hƣớng tăng cao, và các hành động làm tăng ROE cũng sẽ làm tăng giá cổ phiếu. Trong các năm qua, ROE của VPB luôn lớn hơn 10%. Tuy năm 2010 và 2011, ROE của VPB thấp hơn nhiều so với ACB nhƣng từ năm 2012 đến nay, ROE của VPB luôn cao nhất trong 3 NH. Năm 2014, VPB có tỷ suất sinh lời trên VCSH là 15%, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do LN tăng mạnh từ TN lãi thuần và HĐ KD chứng khoán, trong khi đó VCSH chỉ tăng 1.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, từ biểu đồ có thể thấy đƣợc sự biến động LN lớn của các NH những năm qua và sự tăng trƣởng bền vững của VPB. So với ROE của toàn ngành năm 2014 là 5,6% thì việc ROE của VPB tăng trƣởng tốt là một thành tích lớn, cho thấy khả năng sinh lời trên VCSH của VPB rất tốt. VPB cần duy trì KQ này trong những năm tới.  Chỉ số lãi cận biên ròng – NIM 023 016 010 014 015 000 005 010 015 020 025 030 035 040 2010 2011 2012 2013 2014 VPB ACB SHB Đạ i h ọc K inh tế H uế 54 (Đơn vị: %) Biểu đồ 2.13 - Chỉ số lãi cận biên ròng của VPB và các ngân hàng so sánh (Nguồn: KQ tính từ BCTC các NH) Tỷ lệ TN lãi cận biên đƣợc tính bằng cách chia phần TN từ lãi cho TS có sinh lời bình quân. Tỷ lệ TN lãi cận biên đo lƣờng mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà NH có thể đạt đƣợc thông qua HĐ kiểm soát chặt chẽ TS sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Theo nhƣ đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dƣới 3% đƣợc xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì đƣợc xem là quá cao. NIM có xu hƣớng cao ở các NH bán lẻ quy mô nhỏ, các NH thẻ tín dụng và các tổ chức cho vay hơn là NIM của các NH bán buôn, các NH đa quốc gia hay các tổ chức cho vay cầm cố. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt TS Nợ - Có trong khi NIM có xu hƣớng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy LN NH đang bị co hẹp lại. VPB có NIM tăng dần qua các năm, từ năm 2011 đến nay NIM của NH luôn lớn hơn 3%. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy VPB đã quản trị tốt TS Nợ - Có, làm tăng LN của NH. NIM tăng nhanh cũng nhờ vào sự tăng trƣởng nhanh của TTS có sinh lời. Từ năm 2012 trở đi, VPB có tỷ lệ NIM cao nhất trong 3 NH. Tuy đây là thời gian tỷ lệ 2010 2011 2012 2013 2014 VPB 003% 003% 004% 004% 004% ACB 003% 003% 004% 003% 003% SHB 004% 004% 002% 002% 002% 003% 003% 004% 004% 004% 000% 001% 001% 002% 002% 003% 003% 004% 004% 005% 005% VPB ACB SHB Đạ i h ọc K inh tế H uế 55 NIM trên thị trƣờng NH có xu hƣớng giảm nhƣng VPB vẫn duy trì tốc độ tăng ổn định và đạt mức 4,4% vào cuối năm 2014. Tóm lại, các chỉ số ROA, ROE và NIM đều có tốc độ tăng trƣởng bền vững, ổn định trong 5 năm gần đây. Với điều kiện kinh tế khó khăn là hoàn cảnh chung của toàn ngành hiện nay thì các chỉ số sinh lời của VPB chứng tỏ rằng NH đang có hiệu quả HĐ rất tốt, đem lại mức sinh lời cao và triển vọng phát triển tốt trong tƣơng lai. Xếp hạng: 1/5 2.3.5. Khả năng thanh khoản L – Liquidity  Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) (Đơn vị: %) Biểu đồ 2.14 - Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của VPB và các ngân hàng so sánh (Nguồn: KQ tính toán từ BCTC của các NH) Tỷ lệ này, đúng nhƣ tên gọi của nó, bằng tổng các khoản cho vay chia cho tổng tiền gửi, biểu hiện bằng % các khoản cho vay của NH đƣợc tài trợ thông qua tiền gửi hay còn gọi là LDR. Tỷ lệ này là một trong những tỉ lệ an toàn đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Một sự gia tăng tỉ lệ LDR cho thấy NH đang có ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trƣởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ 2010 2011 2012 2013 2014 VPB 052 041 040 063 072 ACB 048 044 064 071 075 SHB 054 047 073 084 067 052 041 040 063 072 000 010 020 030 040 050 060 070 080 090 VPB ACB SHB Đạ i h ọc K inh tế H uế 56 rút tiền gửi đột ngột, nhất là các NH dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trƣởng. Trong 5 năm qua, VPB luôn đáp ứng yêu cầu của NHNN với tỷ lệ LDR luôn nhỏ hơn 75% nhƣng so với 2 NH ACB và SHB thì tỷ lệ này còn khá khiêm tốn. Từ năm 2010- 2012, tỷ lệ LDR của VPB giảm từ 51,98% xuống còn 40,39%. Nguyên nhân chính là do chính sách thắt chặt tín dụng để kiểm soát nợ xấu của NHNN. Đến năm 2013, LDR của VPB tăng đến 62,59% và tiếp tục tăng đạt mức 72,34% vào cuối năm 2014, xấp xỉ với LDR của ACB. Điều này có nghĩa rằng, VPB đã sử dụng tốt nguồn vốn huy động để cho vay chứ không còn tập trung vào đầu tƣ các TS tăng trƣởng và TK nhƣ trƣớc nữa.  Tỷ lệ thanh khoản của tài sản (Đơn vị: %) Biểu đồ 2.15 - Tỷ lệ thanh khoản của tài sản của VPB và các ngân hàng so sánh (Nguồn: KQ tính toán từ BCTC của các NH) Tỷ lệ này đƣợc tính bằng tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi và cho vay các TCTD khác chia cho TTS. Chỉ số này cung cấp thông tin về khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt dự tính và bất thƣờng của KH gửi tại tổ chức nhận tiền gửi. Mức độ TK càng cao cho thấy khả năng đối phó của tổ chức nhận tiền gửi trƣớc những cú sốc càng lớn nhƣng đổi lại LN sẽ giảm và ngƣợc lại. 021 029 028 012 012 000 005 010 015 020 025 030 035 2010 2011 2012 2013 2014 VPB ACB SHB Đạ i h ọc K inh tế H uế 57 Tỷ lệ TK của TS của VPB đạt mức cao nhất là 29,13% vào năm 2011. Sau đó, tỷ lệ này giảm dần qua các năm. Nguyên nhân chính là do các NH đẩy mạnh cho vay để đạt mục tiêu tăng trƣởng tín dụng đề ra. Điều này cũng xảy ra tƣơng tự đối với ACB và SHB. Tuy nhiên, năm 2014, VPB có tỷ lệ TK của TS giảm xuống còn 11,57%, đây là tỷ lệ thấp nhất trong 5 năm qua. Điều này cho thấy rằng, việc thay đổi cơ cấu TS có tập trung vào cho vay và đầu tƣ đã làm giảm khả năng TK của VPB. Tuy HĐ này sẽ làm tăng LN của VPB nhƣng lại làm giảm khả năng đáp ứng yêu cầu thanh toán. Rủi ro TK tăng, VPB sẽ gặp khó khăn nếu có các cú sốc TC không lƣờng trƣớc đƣợc. Do đó, VPB cần cân nhắc lại danh mục TS có của mình để có thể duy trì tỷ lệ TK an toàn ở mức cao hơn 20%.  Hệ số đảm bảo tiền gửi (tỷ số TK = (tiền, kim loại quý, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác)/(tiền gửi và vay của các TCTD, cho vay KH và chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn) (Đơn vị: %) Biểu đồ 2.16 - Hệ số đảm bảo tiền gửi của VPB và các ngân hàng so sánh (Nguồn: KQ tính toán từ BCTC của các NH) Hệ số này phản ánh khả năng của NH đáp ứng các khoản tiền rút ra không đƣợc dự báo của KH bằng khả năng TK của mình mà không phải sử dụng đến nguồn lực từ bên ngoài. Theo thông lệ quốc tế thì hệ số này ở mức tham khảo tối ƣu 034 047 031 010 008 000 010 020 030 040 050 060 070 2010 2011 2012 2013 2014 VPB ACB SHB Đạ i h ọc K inh tế H uế 58 là 30-45%. Nếu hệ số này ở mức dƣới 30% hay trên 45% đều không tốt vì nếu hệ số này quá thấp thì có thể dẫn đến khả năng mất đáp ứng của NH với các khoản rút tiền không dự báo trƣớc của KH, còn nếu hệ số này quá cao thì chứng tỏ NH chƣa sử dụng hết hiệu quả nguồn vốn từ tiền gửi nhằm nâng cao hiệu quả HĐ KD của mình. Tỷ số TK của VPB liên tục giảm theo chiều hƣớng chung của thị trƣờng và giảm sâu xuống còn 8,07% vào năm 2014, hiện đang thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn là 30%. Nhƣ vậy ta có thể thấy trong khoảng thời gian này, nợ ngắn hạn của VPB tăng nhanh qua các năm tuy nhiên TS dự trữ không những không tăng kịp với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn mà còn suy giảm mạnh trong những năm vừa qua. Cho thấy VPB đã quá tập trung vào mảng CKKD và nhất là chứng khoán đầu tƣ sẵn sàng để bán. VPB đang gặp rủi ro TK rất lớn. Nếu nhƣ có nhu cầu rút tiền ồ ạt của KH thì khả năng thanh toán của NH sẽ không đáp ứng đƣợc. VPB sẽ phải nhờ tới các nguồn lực bên ngoài với lãi suất cao, dẫn đến giảm LN. Hơn thế nữa, uy tín của NH sẽ giảm. Xếp hạng: 3/5 2.3.6. Độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng S - Sensitivity to Market risk  Khe hở nhạy cảm lãi suất Một trong những rủi ro của thị trƣờng chính là rủi ro lãi suất. Trên cơ sở đó, để tài sử dụng mô hình tái định giá để đánh giá tình trạng nhạy cảm của VPB đối với lãi suất thị trƣờng. Mô hình tái định giá đo lƣờng sự thay đổi giá trị của TS Có và TS Nợ khi lãi suất biến động dựa vào việc phân chia nhóm TS Có - Nợ theo kì hạn định giá lại của chúng. Nội dung của mô hình là phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa phải TN lãi suất từ TS có với chi phí lãi suất phải trả cho TS nợ sau một thời gian nhất định. Phân loại nhƣ trên nhằm đƣa các TS có và TS nợ về cùng một nhóm có cùng kì hạn từ đó đo lƣờng sự thay đổi của TN ròng từ lãi suất của các nhóm với sự thay đổi lãi suất từ Đạ i h ọc K inh tế H uế 59 thị trƣờng. Gía trị TS và nợ trong các nhóm dùng để tính chênh lệch là giá trị lịch sử, khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest- rate sensitive gap- IS GAP) đƣợc dùng để đo lƣờng sự nhạy cảm lãi suất của chúng. Mức thay đổi LN của NH = (TTS nhạy lãi – Tổng nợ nhạy lãi) * Mức thay đổi lãi suất = Khe hở nhạy cảm lãi suất x Mức thay đổi lãi suất Bảng 2.4 - Khe hở nhạy cảm lãi suất của VPB qua các năm 2011-2014 (Đơn vị: tỷ đồng) 2011 2012 2013 2014 Tổng TS nhạy lãi 53.158 66.324 70.395 102.298 Tổng nợ nhạy lãi 65.782 82.691 100.729 125.236 Khe hở nhạy cảm lãi suất -12.624 -16.367 -30.334 -22.938 (Nguồn: KQ tính toán từ các Thuyết minh BCTC của VPB) Từ năm 2011 đến 2014, khe hở NCLS của VPB luôn âm. Đến năm 2014, khe hở NCLS là -22.938 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ NH đang ở trạng thái nhạy cảm TS Nợ. Nếu lãi suất tăng thì TN lãi của NH sẽ giảm vì chi phí cho những khoản nợ nhạy cảm lãi suất sẽ tăng nhiều hơn mức tăng thêm trong lãi thu về từ các TS Có nhạy cảm lãi suất của NH. Giả sử lãi suất tăng 1% thì TN của NH sẽ giảm: -22938 x 0,01= -229,38 tỉ đồng. Ngƣợc lại sự sụt giảm lãi suất sẽ làm tăng LN vì chi phí trả lãi giảm nhiều hơn lãi thu về. Giả sử lãi suất giảm 1% thì TN của NH sẽ tăng: - 22938 x (-0.01)= 229,38 tỉ đồng. Với xu hƣớng giảm lãi suất cơ bản của NHNN Đạ i h ọc K inh tế H uế 60 trong những năm trở lại đây và với khe hở nhạy cảm lãi suất luôn âm và có xu hƣớng tăng mạnh qua các năm nhƣ VPB thì đây là một dấu hiệu tốt.  Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất Ngoài ra còn có thể đo lƣờng rủi ro lãi suất bằng tỉ lệ nhạy cảm lãi suất (ISR) Tỉ lệ nhạy cảm lãi suất (ISR)= RSA/ RSL Nếu ISR < 1: NH trong tình trạng nhạy cảm TS Nợ Nếu ISR > 1: NH trong tình trạng nhạy cảm TS Có Bảng 2.5 - Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất của VPB 2011 2012 2013 2014 IRS 0,81 0,80 0,70 0,82 (Nguồn: KQ tính toán từ Thuyết minh BCTC VPB) NH có tỉ lệ nhạy cảm lãi suất thấp (<1) và gần nhƣ xấp xỉ bằng nhau ở cả 3 năm 2011, 2012, 2014 (lần lƣợt là 0,81, 0,80 và 0,82). Vì vậy, NH dễ gặp phải rủi ro lãi suất tăng do TN từ lãi sủa NH nhỏ hơn chi phí của NH do trả lãi. Nếu lãi suất trên thị trƣờng tăng và lãi suất cho vay, lãi suất huy động tăng cùng mức độ thì TN thuần từ lãi sẽ giảm do chi phí tiền lãi huy động nguồn vốn cao hơn doanh thu từ lãi. Ngƣợc lại, lãi suất trên thị trƣờng giảm và lãi suất cho vay, lãi suất huy động tăng cùng mức độ thì TN thuần từ lãi sẽ tăng. Khi lãi suất giảm NH không chịu rủi ro lãi suất. Tóm lại, sau khi dùng mô hình tái định giá để phân tích, có thể thấy rằng trạng thái của NH là nhạy cảm TS Nợ. Nhƣ vậy, NH dễ gặp phải rủi ro lãi suất khi lãi suất tăng. Tuy nhiên, khi đã biết đƣợc khe hở NCLS của mình nhƣ vậy kết hợp với những nhận định về lãi suất thị trƣờng, VPB có thể chủ động điều chỉnh chênh lệch khoản mục TS Có - Nợ nhạy cảm lãi suất theo ý muốn của mình để biến động LN là nhỏ nhất hoặc có thể thu lại lợi ích từ sự biến động này. Duy trì khe hở NCLS âm Đạ i h ọc K inh tế H uế 61 theo xu hƣớng giảm lãi suất của thị trƣờng trong những năm gần đây là chiến lƣợc gia tăng LN của VPB. Xếp hạng: 2/5 Bảng 2.6 - Tổng hợp KQ đánh giá theo mô hình CAMELS C A M E L S 2/5 2/5 2/5 1/5 3/5 2/5 Tổng hợp: 2/5 Xếp hạng 2: VPB có HĐ an toàn và khả năng TC lành mạnh, đặc biệt trên phƣơng diện về mức độ an toàn vốn, khả năng quản lý và tính sinh lời. Về tính TK, VPB chƣa bằng những NH tƣơng đƣơng, tuy nhiên vấn đề này nằm trong chiến lƣợc của ban lãnh đạo và có thể khắc phục đƣợc. Với chiến lƣợc phát triển hiện tại và tiềm lực của mình, VPB có khả năng đối phó tốt với tình hình biến động của thị trƣờng hiện nay. 2.4. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng giai đoạn 2010-2014 theo kết quả của mô hình CAMELS 2.4.1. Điểm mạnh  Về mức độ an toàn: - Hệ số đảm bảo an toàn vốn CAR luôn cao hơn yêu cầu của NHNN. Vốn điều lệ và VCSH liên tục gia tăng trong giai đoạn vừa qua nhằm mở rộng quy mô cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ của NH. - Đặc biệt VPB đã gặt hái rất nhiều thành tích trong quản lý và hiệu quả HĐ trong suốt thời gian từ lúc thành lập đến nay, xứng đáng là NH mạnh trong ngành. Hơn nữa, VPB còn đƣợc NHNN chọn là 1 trong 10 NH thí điểm thực hiện Basels II, đây là sự khẳng định cho hiệu quả HĐ của NH cũng nhƣ triển vọng phát triển trong tƣơng lai. Đạ i h ọc K inh tế H uế 62  Về chất lƣợng tài sản có: - TTS GĐ 2010 – 2014 có tốc độ tăng trƣởng mạnh mẽ, TS có sinh lời luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 85% trong cơ cấu TTS có, thể hiện khả năng mở rộng quy mô HĐ và tận dụng tốt các nguồn vốn để tối đa hóa LN của NH. - Cơ cấu TS có của VPB chuyển dịch theo hƣớng tích cực, phù hợp với xu hƣớng phát triển của nền kinh tế. HĐ cho vay tăng trƣởng tốt, chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu TTS. Các HĐ đầu tƣ chứng khoán cũng đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng mở rộng và nâng cao, đem lại LN ngày càng lớn hơn cho NH. - Trong cơ cấu các nhóm nợ, năm 2014 dƣ nợ nhóm 1 đạt mức 94,71%. Có thể thấy NH đã chủ động chuyển dịch cơ cấu dƣ nợ các nhóm theo hƣớng giảm thiểu rủi ro.  Về khả năng sinh lời: - VPB có tỷ suất LN (ROE) cao trong các năm qua và luôn cao hơn ROE toàn ngành. - Các chỉ số ROA, ROE, NIM đều có tốc độ tăng trƣởng ổn định và bền vững trong nền kinh tế nhiều biến động những năm gần đây. Tỷ lệ NIM tăng trƣởng bền vững cho thấy khả năng quản lý tốt TS Nợ- Có của NH. - HĐ cho vay vẫn là HĐ sinh lợi chủ yếu của NH tuy nhiên trong cơ cấu KD thì VPB đã đa dạng hóa các lĩnh vực khác chứ không chỉ phụ thuộc quá lớn vào HĐ này. - TN từ lãi là nguồn thu chính luôn chiếm tỉ trọng cao (trên 80%) và tăng trƣởng đem lại cho NH nguồn TN ổn định. Ngoài ra, tiền gửi và cho vay các TCTD cũng nhƣ lãi thuần từ HĐ dịch vụ cũng đem lại TN đáng kể cho NH các năm qua.  Về khả năng quản trị rủi ro: - Hệ thống quản trị rủi ro có cơ cấu chặt chẽ, các quy trình phát hiện và xử lý rủi ro liên tục đổi mới với nhiều sáng tạo và đem lại hiệu quả cao. Đạ i h ọc Ki nh tế H uế 63 - Là 1 trong 10 NH đƣợc lựa chọn để thực hiện Basel II là cơ hội giúp VPB tăng cƣờng hệ thống quản trị rủi ro một cách chuyên nghiệp dƣới sự cố vấn của các chuyên gia quốc tế. 2.4.2. Điểm yếu  Về mức độ an toàn: - Quy mô VTC và VCSH chƣa bắt kịp với tốc độ tăng trƣởng TTS, hơn nữa so với các NH khác, quy mô VCSH của VPB cũng nhỏ hơn. Điều này sẽ gây ra những khó khăn bởi với nguồn vốn hạn chế VPB khó có thể đẩy mạnh các HĐ KD của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành.  Về khả năng quản trị rủi ro - Mặc dù có cải thiện rất nhiều về chính sách HĐ cũng nhƣ khả năng xử lý với rủi ro nhƣng mức sinh lời trên mỗi nhân viên vẫn còn thấp cho thấy công tác quản trị vẫn còn nhiều hạn chế trong việc giữ vững KQ KD trƣớc tình trạng biến động của thị trƣờng nhƣ trong GĐ vừa qua.  Về khả năng thanh khoản: - Tình hình TK của VPB là vấn đề cần đƣợc quan tâm và chú trọng khắc phục khi các tỷ lệ đảm bảo TK đều có xu hƣớng giảm dần. TS TK ngày càng giảm, cho thấy rủi ro TK là vấn đề nhạy cảm đối với VPB trong GĐ này. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG 3.1. Dự báo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng 3.1.1. Cơ hội và thách thức 3.1.1.1. Cơ hội - Kinh tế 2015 có triển vọng tăng trƣởng cao hơn. Lạm phát hàng năm tăng 2.5%. Đạ i ọc K inh tế H uế 64 Nền kinh tế sẽ tăng trƣởng cao hơn trong năm 2015 nhờ hàng loạt các yếu tố hỗ trợ từ giá hàng hóa thấp, lực đẩy từ các doanh nghiệp FDI và nhu cầu bên ngoài. Mức gia tăng thêm phụ thuộc vào khả năng giữ quán tính hiện tại của nền kinh tế, đặc biệt là ngành chế biến chế tạo. Trong khi sức ì của nông nghiệp và dịch vụ là 1 trong những lực cản và bộc lộ hạn chế của khu vực kinh tế trong nƣớc. Trên cơ sở cân nhắc các yếu tố trên, VEPR (Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) dự báo nền kinh tế 2015 tăng trƣởng ở mức 6.3%. - Lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, đảm bảo khả năng thanh toán và an toàn hệ thống. - NHNN dự báo dƣ nợ tín dụng 2015 sẽ tăng khoảng 12-14% so với cuối năm 2014 và sẽ điều chỉnh phù hợp tuỳ theo tình hình thực tế. Nhà điều hành cam kết thời gian tới sẽ triển khai các giải pháp tín dụng để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đáp ứng vốn cho nền kinh tế; kịp thời xử lý các khó khăn, vƣớng mắc về cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các NH mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn HĐ. 3.1.1.2. Thách thức - Nền kinh tế vẫn chứa đựng nhiều khó khăn. Tuy đã có những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế, tuy nhiên mức độ hấp thụ vốn của các doanh nghiệp vẫn còn kém. Nhiệm vụ đặt ra đối với ngành NH còn rất nặng nề, trong đó trọng tâm là thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý, tăng cƣờng quản lý thị trƣờng vàng, thị trƣờng ngoại tệ và tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các TCTD và phát triển hệ thống tín dụng theo hƣớng hiện đại, an toàn, hiệu quả và hội nhập kinh tế thế giới. - Các NH tập trung xử lý nợ xấu. Nợ xấu vẫn còn là vấn đề nhức nhối của năm 2015. Đối mặt với giải quyết nợ xấu, nâng cao chất lƣợng tín dụng vẫn là trọng tâm hàng đầu của các NH. Đạ i h ọc K i h tế Hu ế 65 - Tái cơ cấu và sáp nhập NH. Tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả HĐ của hệ thống TC - NH là một nội dung có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, bảo đảm sự phát triển bền vững của hệ thống kinh tế VN. Trong đó, việc sáp nhập NH tại VN là giải pháp cần thiết và có tính tất yếu để lành mạnh hóa hệ thống NH. Xu hƣớng NH nhỏ, yếu sáp nhập với NH lớn có năng lực TC tốt thực tế đang diễn ra khá sôi động và dự báo quá trình này sẽ tiếp diễn với tốc độ cao hơn trong năm 2015 và thời gian tới đây. 3.1.2. Dự báo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng năm 2015 Dựa trên điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đã phân tích, HĐ KD của VPB có thể đƣợc phát triển theo hƣớng sau: - Tăng quy mô và chất lƣợng VTC từ nguồn LN giữ lại. - Nâng cao chất lƣợng TS, kiểm soát chất lƣợng tín dụng và tăng cƣờng giảm tỷ lệ nợ xấu. - Tập trung mở rộng thị phần. Phát triển hơn nữa phân khúc KH mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng phân khúc KH doanh nghiệp lớn. - Củng cố và nâng cao chất lƣợng hệ thống quản trị rủi ro trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả HĐ cho NH, tiếp tục triển khai các dự án mới dƣới sự tƣ vấn và giám sát của đội ngũ chuyên gia tín dụng giàu kinh nghiệm, cộng với những nỗ lực làm việc của toàn bộ cán bộ nhân viên quản trị tín dụng. - Đa dạng hóa các dịch vụ NH. - Nâng cao khả năng TK với tỷ trọng TS có tính TK cao trong cơ cấu TTS hợp lý. Tăng cƣờng đảm bảo các chỉ tiêu TK của NH. Giảm thiểu rủi ro TK. - Nâng cao điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị và trình độ chuyên môn đối với lãnh đạo chủ chốt, phát triển đội ngũ nhân sự trình độ chuyên môn cao. Phát Đạ i h ọc K inh tế H uế 66 triển nguồn lực con ngƣời với văn hóa hƣớng tới KH, hƣớng tới hiệu quả với độ trung thực cao. Tiếp tục những HĐ đầu tƣ và phát triển NH về chiều sâu, nâng cao tiềm lực của VPB nhƣ đầu tƣ phát triển công nghệ, tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro, đào tạo nhân sự, hƣớng VPB HĐ theo chuẩn bị mực quốc tế. 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu C – Mức độ an toàn vốn  Tăng vốn để đảm bảo đủ mức VTC theo tiêu chuẩn an toàn vốn thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung và nguồn vốn thặng dƣ từ LN để có một nguồn vốn an toàn đảm bảo cho các HĐ KD của NH và để theo kịp các NH khác trong cạnh tranh về mặt quy mô. + Tăng vốn từ nội bộ NH: Đây là nguồn vốn bổ sung vốn cơ bản của NH, trích từ LN để lại. Trong năm 2014, VPB cũng đã thực hiện tăng Vốn điều lệ lên 6.374 tỷ đồng bằng hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thƣởng lấy từ nguồn LN để lại và Quỹ dự trữ bổ sung VĐL. Nguồn vốn này không phụ thuộc vào thị trƣờng vốn. + Tăng vốn từ bên ngoài: Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mặc dù có nhiều thuận lợi, các cổ đông rất ủng hộ việc chia cổ tức một phần bằng cổ phiếu. Nhƣng trong thực tế cũng gặp một số khó khăn nhƣ: tâm lí cổ đông lo sợ sẽ ảnh hƣởng đến việc phân chia cổ tức thấp, ảnh hƣởng đến giá cổ phiếu và uy tín của NH, cũng nhƣ không đáp ứng đƣợc nhu cầu tăng vốn nhanh. Nhƣ vậy, việc tăng vốn từ nguồn bên ngoài cũng có vị trí quan trọng giúp NH phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập. Để thực hiện việc tăng vốn từ bên ngoài, có thể thực hiện bằng các biện pháp nhƣ: chào bán cổ phần riêng lẻ cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài; phát hành trái phiếu dài hạn; chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu. Trong đó VPB cần chú ý đến 2 phƣơng án là bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên của NH, từ đó tạo ra động lực thúc đẩy và khuyến khích họ làm việc một cách hiệu quả hơn nữa. Phƣơng án 2 là bán cổ phần cho các đối tác chiến lƣợc nƣớc Đạ i ọc K inh tế H uế 67 ngoài. Tuy nhiên trong trƣờng hợp các nổ lực này gặp khó khăn và không thực hiện đƣợc thì NH phải điều chỉnh quy mô TTS cho phù hợp với nguồn VCSH để đảm bảo an toàn HĐ. 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu A – Chất lƣợng tài sản có Cải thiện chất lƣợng tín dụng là rất quan trọng vì khoản mục này chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu TTS.  Về chính sách tín dụng - Thƣờng xuyên điều chỉnh cơ cấu danh mục đầu tƣ – căn cứ phân tích xếp hạng tín nhiệm và dự báo, phân tích ngành theo các biến động của nền kinh tế vĩ mô. - Phân loại nợ theo đúng quy định của NHNN bằng cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng; xây dựng các quy định riêng của NH theo hƣớng thận trọng hơn trong việc phân loại nợ để có thông tin rõ ràng về tình trạng nợ xấu thực của NH. - Giảm tỷ trọng dƣ nợ của các ngành rủi ro lớn nhƣ vận tải đƣờng biển, sắt thép.. - Tăng dƣ nợ ở đối tƣợng KH xếp loại từ A trở lên, giảm thiểu và có kế hoạch tiến tới loại bỏ các KH có xếp hạng tín dụng BBB trở xuống, đặc biệt có kế hoạch xử lý đối với KH hạng D. - Giao kế hoạch tín dụng cho từng đơn vị KD trên cơ sở phân tích chất lƣợng KH theo kết quả xếp hạng tín dụng và các yếu tố khác nhƣ môi trƣờng đầu tƣ, triển vọng ngành - Tăng cƣờng công tác cảnh báo rủi ro tín dụng và có chính sách tín dụng phù hợp với năng lực của từng đơn vị KD.  Hạn chế rủi ro tín dụng Đạ i h ọc K inh tế H uế 68 - Xây dựng, củng cố và tăng cƣờng năng lực cho bộ phận thu hồi, xử lý nợ xấu. Trong đó chuyên môn hóa các chức năng nhắc nợ, đôn đốc thu hồi nợ và xử lý nợ ra các bộ phận chuyên biệt để áp dụng các giải pháp khác nhau, nâng cao hiệu quả của từng khâu trong việc thu hồi nợ, giảm nợ xấu. - Đối với khối nợ xấu cũ: + Xử lý từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. + Chủ động phối hợp KH thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ đối với những KH có khó khăn TC tạm thời nhƣng có triển vọng KD khi giải quyết đƣợc nợ xấu, tiếp tục giảm lãi suất xuống để thực hiện các khoản cho vay mới, giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, bán đƣợc hàng, có điều kiện trả nợ NH. + Bán nợ xấu phù hợp với từng khoản nợ: bán nợ cho VAMC. NH thay vì vừa phải trích lập dự phòng rủi ro mà nợ xấu vẫn nằm trong bảng cân đối TS, thì bán nợ cho VAMC, nợ xấu đƣợc đƣa ra khỏi bảng cân đối TS. Thời gian đầu, sau khi bán nợ, NH giảm bớt đƣợc áp lực từ nợ xấu, khi cần tiền, thì mang trái phiếu lên NHNN chết khấu. Tuy nhiên cần phải hết sức lƣu ý và có những điều chỉnh kịp thời vì đây không phải là hình thức mua đứt, bán đoạn, mà trách nhiệm xử lý nợ xấu vẫn thuộc về NH. Tuy bán nợ cho VAMC, nhƣng mỗi năm, NH vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu VAMC. Đồng nghĩa, lợi nhuận của NH sẽ bị sụt giảm rất mạnh, thậm chí ăn mòn cả vốn điều lệ. - Cùng với với việc xử lý nợ xấu cũ cần coi trọng việc hạn chế nợ xấu mới nảy sinh bằng cách: + Rà soát lại phân loại nợ, tiến tới việc phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, xếp hạng tín dụng căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử cho các đối tƣợng KH để tính toán các thƣớc đo rủi ro, xác suất tổn thất có thể xảy ra do vỡ nợ. + Mặt khác, chất lƣợng của xếp hạng KH phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự của chính NH. Vì thế, việc hoàn thiện mô hình tổ chức theo hƣớng tuân thủ các nguyên tắc về quản trị, đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa Đạ i h ọc K inh tế H uế 69 các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro, tránh xung đột lợi ích là vấn đề cốt lõi để giảm thiểu nợ xấu nảy sinh trong HĐ tín dụng. + Giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong HĐ để giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng không ngừng đƣợc hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng, đòi hỏi nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu quả. 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu M – Năng lực quản lý  Tăng cƣờng hoàn thiện năng lực quản trị - Hoàn thiện các quy chế, quy trình, biểu mẫu trong tất cả các HĐ nghiệp vụ để làm cơ sở cho việc cải tiến công tác quản trị điều hành. - Xây dựng quy trình ra quyết định ở tất cả các cấp và phân cấp mạnh hơn cho các cấp quản trị trung gian để đẩy nhanh quá trình ra quyết định. - Tăng cƣờng hơn nữa vai trò của các kiểm tra viên, kiểm toán viên nội bộ để giám sát chặt việc tuân thủ các quy định trong KD.  Rà soát, điều chỉnh và cơ cấu lại mạng lƣới hoạt động - Thúc đẩy hiệu quả HĐ của các chi nhánh bằng các biện pháp: thay đổi địa điểm, tăng cƣờng huấn luyện, đào tạo và củng cố nhân sự, tăng cƣờng hỗ trợ bằng các chính sách và các phƣơng án ban hành từ Hội sở. - Ngoài việc mở rộng các địa điểm giao dịch vật lý, VPB phát triển các kênh thay thế với trọng tâm là kênh bán hàng, đội ngũ bán hàng trực tiếp, bán hàng qua Call Center và E-banking, mang lại tiện lợi cho KH trên các vùng miền toàn quốc.  Phát triển và nâng cao chất lƣợng nhân sự, tăng cƣờng hệ thống công nghệ tiên tiến đảm bảo phục vụ tốt quá trình tăng trƣởng của HĐ KD cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ. - Đẩy mạnh công tác tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao tập trung với đối tƣợng là các cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực NH từ các NH Đạ i h ọ K inh tế H uế 70 khác thông qua các công ty tuyển dụng có uy tín và chính từ việc giới thiệu của các cán bộ nhân viên của NH. - Các chƣơng trình đạo tạo phải liên tục đƣợc cải tiến, cập nhật để phù hợp với tình hình KD thực tế. Ngoài ra, phối hợp các chuyên gia trong và ngoài nƣớc để cùng nhau xây dựng và phát triển các chƣơng trình đào tạo từ cơ bản đến nâng cao. - Tăng cƣờng tính bảo mật, phù hợp với các thiết bị hiện đại mới của KH. - Đầu tƣ và lắp đặt thiết bị với các doanh nghiệp lớn để tiến hành giao dịch trực tuyến với NH cũng nhƣ sẵn sàng đến tận nhà, cơ quan của KH để cung cấp dịch vụ theo yêu cầu. 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu E – Khả năng sinh lời Qua phân tích, VPB là NH có khả năng sinh lời cao do đó cần có các giải pháp để giữ vững KQ hiện tại. Cụ thể:  Thúc đẩy tăng trƣởng quyết liệt tập trung vào các phân khúc KH trọng tâm của chiến lƣợc và khu vực thị trƣờng chọn lọc. Cụ thể, tăng trƣởng tín dụng, huy động và cơ sở KH sẽ đƣợc đẩy mạnh tại 2 phân khúc KH chủ chốt là KH các nhân và KH doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua nâng cao năng suất bán hàng và chất lƣợng đội ngũ. Đối với các KH tổ chức lớn CMB&CIB, tập trung vào việc tái cấu trúc danh mục cho vay, đẩy mạnh bán chéo và cung cấp các sản phẩm chuyên sâu. Các khối KD còn lại sẽ đẩy mạnh phát triển sản phẩm và tối ƣu hóa bảng cân đối.  Đẩy mạnh cung cấp danh mục đa dạng các sản phẩm ngân quỹ và dịch vụ thanh toán, nhằm phát huy lợi thế về hệ thống công nghệ tiên tiến, xử lý nhanh chóng, chính xác và an toàn cao với nhiều tiện ích cho KH. Tiến đến phát triển nhiều hơn nữa các sản phẩm dịch vụ có sự tích hợp cao nhƣ dịch vụ quản lý tiền là tập hợp các giải pháp TC nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thanh toán và quản lý nguồn tiền một cách hiệu quả nhất, bao gồm 3 nhóm dịch vụ: quản lý khoản phải thu, quản lý khoản phải trả và quản lý TK. Ngoài chất lƣợng dịch vụ cung cấp thì yếu tố quan trọng tạo nên TN cho NH chính là KH. Trong bối cảnh Đạ i h ọc K inh tế H uế 71 cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay thì việc giữ chân KH giao dịch với NH trong một thời gian dài là một điều hết sức khó khăn. Do đó, để duy trì cho mình một lực lƣợng KH ổn định, NH cần có định hƣớng xây dựng chiến lƣợc dựa vào KH nhƣ sau: - Trƣớc hết, NH cần có những chính sách ƣu tiên, ƣu đãi trong HĐ cho vay cũng nhƣ huy động vốn phù hợp đối với từng nhóm KH giao dịch thƣờng xuyên. Ví dụ nhƣ nhóm KH là các đơn vị, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, khối lƣợng giao dịch, thanh toán lớn nên có sự ƣu đãi về lãi suất khi cho vay, tƣ vấn TC cho KH để sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả. - Phong cách phục vụ và trình độ của cán bộ, nhân viên: đƣợc xem là yếu tố hàng đầu, là cầu nối giữa NH với KH. Trong giao dịch thì KH luôn đòi hỏi nhanh chóng, thuận tiện cho nên một đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo bài bản, tác phong chuyên nghiệp, ân cần, lịch sự, niềm nở tạo không khí thiện cảm, sự gần gũi sẽ làm cho uy tín NH đƣợc nâng cao. 3.2.5. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu L – Khả năng thanh khoản Đây là vấn đề cấp thiết cần đƣợc VPB xem xét để nâng cao khả năng TK của NH trong thời gian tới: - Hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro TK bằng cách: + Cải thiện hệ thống báo cáo để Ban lãnh đạo cập nhật một cách chi tiết thông tin về tình trạng vốn của NH, đặc biệt về mặt thời gian của các nguồn cầu cung TK thông qua việc sử dụng mô hình quản lý thang kỳ hạn của các dòng tiền vào, dòng tiền ra. + Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro TK, đảm bảo bộ phận quản trị rủi ro TK luôn đƣợc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác. Đồng thời, tổ chức bộ máy giám sát, đảm bảo bộ phận quản trị rủi ro TK HĐ hiệu quả. - Tăng VTC nhằm tăng năng lực tài chính. Đạ i h ọc K inh tế H uế 72 - Đẩy mạnh công tác huy động vốn trên thị trƣờng bằng cách: đa dạng hóa hình thức huy động, sản phẩm tiền gửi, xây dựng cơ chế lãi suất huy động linh hoạt, nâng cao năng lực phục vụ, - Thực hiện việc cơ cấu lại TS nợ và TS có cho phù hợp. Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro TK. Đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trƣờng, cơ cấu lại dƣ nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. - Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều nhƣ chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Duy trì một tỷ lệ dự trữ để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của NHNN và để đối phó với các dòng tiền ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp NH chủ động vừa đối phó với rủi ro TK vừa có TN hợp lý. Ngoài ra, VPB nên xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp TK nhằm cung cấp cho trƣởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phƣơng cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố TK. Và tăng cƣờng triển khai tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nƣớc ngoài về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị rủi ro về TK. 3.2.6. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu S – Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trƣờng - Mua bảo hiểm rui ro lãi suất: NH chuyển giao toàn bộ rủi ro lãi suất cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp nhƣ thực hiện hợp đồng kỳ hạn, giao sau, quyền chọn và hoán đổi về lãi suất. Nguyên tắc của các hợp đồng này là sẽ tạo ra một khoản lãi để bù đắp một phần hay toàn bộ tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra. - Áp dụng các biện pháp cho vay thƣơng mại (cho vay ngắn hạn): Khi lãi suất thị trƣờng thay đổi theo chiều hƣớng tăng, NH sẽ kịp thời tăng lãi suất cho vay. - Áp dụng các chiến lƣợc chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất, dự đoán chiều hƣớng biến động trong tƣơng lai của lãi suất để điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất (interest rate sensitive gap) và khe hở kỳ hạn (Duration Gap) cho hợp lý nhất. Đạ i h ọc K inh tế H uế 73 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đề tài đã đạt đƣợc mục tiêu đề ra ban đầu trong việc đánh giá HĐ KD và rủi ro của NH VPB. Trong các năm từ 2010-2014, VPB đã chứng tỏ đƣợc vị thế và triển vọng phát triển của một NH mạnh với những KQ khả quan trong KD. Mặc dù đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế nhƣng VPB cũng đã có những chiến lƣợc hợp lý để duy trì HĐ KD của mình. Với những nỗ lực không ngừng VPB đã đạt đƣợc những thành tích đáng kể trong GĐ này, có thể kể đến tốc độ tăng trƣởng TTS mạnh mẽ nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc mức độ an toàn vốn của NH với cơ cấu TS có khả năng sinh lời cao. VPB có những bƣớc tăng trƣởng ấn tƣợng về quy mô cho vay KH, huy động KH, đƣa đến bảng cân đối TS và nguồn vốn có cấu trúc vững mạnh. Từ đó, tăng trƣởng tốt về LN, các chỉ tiêu sinh lời và hiệu quả sử dụng TS. Thêm vào đó, VPB còn có khả năng quản trị rủi ro tốt, luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3% tại mọi thời điểm. Các chỉ tiêu TC của VPB cho thấy NH có tình hình TC lành mạnh, chất lƣợng TS đƣợc quản lý tốt. Tuy nhiên, quy mô vốn của NH còn hạn chế so với các NH trong hệ thống, khả năng TK chƣa cao. Điều này có thể dẫn đến rủi ro cho NH trong tƣơng lai. Một yêu cầu cấp thiết đối với VPB là tăng nguồn VTC cũng nhƣ khả năng TK của NH để nâng cao hơn nữa hiệu quả HĐ KD và năng lực cạnh tranh trong môi trƣờng khốc liệt hiện nay. Năm 2014, NHNN đã chính thức chỉ định VPB là 1 trong 10 NH đƣợc lựa chọn để thực hiện phƣơng pháp cơ bản của Basell II vào cuối năm 2015 và phƣơng pháp tiêu chuẩn trở lên vào cuối năm 2018. Nhận định đƣợc đây là cơ hội lớn cho bƣớc phát triển vững chắc của NH trong tƣơng lai đồng thời cũng là thử thách năng lực đối với NH, VPB đã tăng cƣờng việc quản lý rủi ro của NH, có những bƣớc chuẩn bị về công nghệ thông tin cũng nhƣ chính sách nội bộ cho HĐ tín dụng của NH. Có thể nói, VPB đã đạt đƣợc thành tựu đáng kể trong lịch sử hình thành và phát triển của mình. Đạ i h ọc K inh tế H uế 74 Trên cơ sở KQ nghiên cứu, đề tài tiến hành phân tích SWOT đối với VPB, từ đó dự báo về tình hình HĐ KD và đƣa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình KD cho NH trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, đề tài còn có một số vấn đề chƣa giải quyết đƣợc nhƣ: - Thời gian và nguồn lực hạn chế. - Do hạn chế về nguồn số liệu, nên vẫn chƣa tự tính toán đƣợc đầy đủ các tỷ số của mô hình CAMELS. - Do đơn vị thực tập chỉ là một chi nhánh của VPB, trong khi đề tài thực hiện đánh giá trên toàn hệ thống nên có sự hạn chế đối với thông tin thu thập và phƣơng pháp đánh giá. - Đề tài hoàn toàn đƣợc thực hiện trên cơ sở tỷ lệ tính toán từ BCTC. Từ những KQ và hạn chế của đề tài, tôi đưa ra hướng phát triển các nghiên cứu tiếp theo như sau: - Việc chọn lựa các tỉ số để phân tích trong mô hình CAMELS nên đƣợc lựa chọn kĩ càng và đầy đủ hơn để quá trình phân tích và đánh giá đƣợc chính xác hơn. - Ngoài việc chú trọng phân tích tình hình TC thì nên kết hợp cả yếu tố phi TC để xem xét KQ phản ánh tình hình HĐ đƣợc toàn diện hơn. - Kết hợp giữa mô hình định lƣợng CAMELS với các mô hình khác ví dụ mô hình định tính FIRST bởi vì mỗi mô hình có một ƣu điểm và hạn chế riêng nên khi kết hợp chúng với nhau sẽ thu đƣợc một cái nhìn nhiều chiều và sâu sát hơn. - Kết hợp phân tích đánh giá nhiều NH với nhau và tiến hành xếp loại để so sánh HĐ của chúng. 2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng Những KQ theo phân tích CAMELS đã phần nào phản ánh tình hình HĐ của NH trong GĐ 2010 – 2014 nên NH có thể vận dụng mô hình này để lập báo cáo Đạ i h ọc K inh tế H uế 75 phân tích hàng kì về tình hình HĐ để có những bƣớc điều chỉnh phù hợp với những biến động trong KD của mình. Đạ i h ọc K inh tế H uế 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia (2010), Hệ thống đánh giá CAMELS, Xem ngày 29/02/2015, http: //vi.wikipedia.org 2. Báo cáo cập nhật ngành NH, Xem ngày 01/04/2015, https://www.vpbs.com.vn/Reports/2443/bao-cao-cap-nhat-nganh-ngan- hang.aspx 3. CAMELS: Hiểu đúng và phân tích các thành tố, Xem ngày 2/02/2015, http: //bfinance.vn 4. Đoàn Công Quốc Tuấn (2014), Ứng dụng mô hình Camels và Pearls trong đánh giá HĐ kinh doanh của NH thƣơng mại cổ phần Quân Đội, luận văn tốt nghiệp, Đại học kinh tế Huế, Thành phố Huế. 5. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ NH thƣơng mại, Nhà xuất bản Thống kê. 6. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị NHTM, Nhà xuất bản thống kê. 7. Nguyễn Thị Tâm Đan (2013), Ứng dụng mô hình Camels vào phân tích HĐ và rủi ro tại NH TMCP Quốc Tế, luận văn tốt nghiệp, Đại học kinh tế Huế, Thành phố Huế. 8. NH Nhà nƣớc Việt Nam (2008), Quyết định số 06/2008/QĐNHNN “Ban hành quy định xếp loại NH Thƣơng mại cổ phần” 9. NH Thƣơng mại cổ phần Á Châu, Bản cáo bạch, BCTN và BCTC hợp nhất GĐ 2010-2014. 10. NH Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội, Bản cáo bạch, BCTN và BCTC hợp nhất GĐ 2010-2014. 11. NH Thƣơng mại cổ phần VN Thịnh Vƣợng, Bản cáo bạch, BCTN và BCTC hợp nhất GĐ 2010-2014 12. PGS. TS. Trần Huy Hoàng & Cộng sự (2010), Quản trị NH thƣơng mại, Nhà xuất bản lao động xã hội. 13. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng thƣơng mại, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân. Đạ họ c K inh tế H uế 77 14. Phan Bình Sơn (2011), Vận dụng mô hình CAMEL vào phân tích TC tại NH Thƣơng Mại Cổ phần Quân Đội, Luận văn tốt nghiệp, Đại học kinh tế Huế, Thành phố Huế. 15. Phan Thị Diễm Thúy (2012), Đánh giá HĐ kinh doanh của NH Thƣơng mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu VN sử dụng hệ thống chỉ tiêu CAMEL, Luận văn tốt nghiệp, Đại học kinh tế Huế, Thành phố Huế. 16. Sử Ngọc Minh (2011), Ứng dụng mô hình CAMEL trong đánh giá HĐ của NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín-Sacombank, Luận văn tốt nghiệp, Đại học kinh tế Huế, Thành phố Huế. Tiếng Anh: 1. Anil Matkar (2011), Evaluate the Financial Performance of MSC Bank: CAMEL Model. 2. Prasad, K. V. N. and Ravinder, G. (2012), “A Camel Model Analysis of Nationalized Banks In India” Int. J. of Trade and Commerce-IIARTC, Vol. 1, No. 1, pp. 23–33. 3. Uyen Dang (2011), The CAMEL rating system in banking supervision. A case study. Đạ i h ọc K inh tế H uế PHỤ LỤC Đạ i h ọc K inh tế H uế Một số số liệu của VPB và các NH so sánh qua mô hình CAMELS (Đơn vị: %) Thành phần Tỷ số 2010 2011 2012 2013 2014 C CAR VPB 14.7 11.9 12.5 12.5 11.4 SHB 13.8 13.4 14.2 12.4 12.5 ACB 10.6 9.3 13.5 14.7 14.1 VCSH / TTS VPB 8.7 7.24 6.47 6.37 5.50 SHB 8.2 8.21 8.16 7.21 6.20 ACB 5.55 4.26 7.16 7.51 6.90 A Nợ xấu / Tổng dƣ nợ VPB 1.20 1.82 2.72 2.81 2.54 SHB 1.60 2.20 8.80 4.06 3.50 ACB 0.34 0.88 2.46 3.10 2.17 Dự phòng tổn thất cho vay / Tổng dƣ nợ VPB 0.90 1.08 1.03 1.15 1.43 SHB 1.12 1.22 2.20 1.55 1.01 ACB 0.82 0.96 1.46 1.44 1.36 Tỷ lệ cho vay (dƣ nợ/TTS) VPB 42.34 35.24 35.98 43.27 48.01 SHB 47.77 41.08 48.86 53.27 61.58 ACB 42.51 36.58 58.32 64.34 64.76 Tỷ lệ khả năng sinh lời (TS có sinh lời/TTS) VPB 85.19 88.86 86.13 84.82 89.91 SHB 87.74 ACB 90.56 M LN ròng / Tổng nhân viên VPB 18.63 23.65 16.53 14.98 13.20 SHB 24.43 26.51 47.18 16.99 14.80 ACB 32.18 38.99 7.91 9.40 10.15 Tốc độ tăng TTS VPB 38.48 23.86 18.22 34.62 Tốc độ tăng dƣ nợ cho vay VPB 15.24 26.45 42.19 49.37 Tốc độ tăng LN ròng VPB 59.05 -10.63 42.38 23.18 E LN thuần / TTS (ROA) VPB 1.15 1.09 0.69 0.91 0.88 SHB 1.26 1.23 0.03 0.65 0.52 ACB 1.70 1.70 0.50 0.60 0.70 LN thuần / Vốn chủ sỡ hữu (ROE) VPB 22.65 16.36 10.19 14.00 15.00 SHB 12.81 13.63 0.35 8.56 7.64 ACB 28.90 36.00 8.50 8.20 9.80 TN lãi thuần / TS sinh lời(NIM) VPB 2.87 3.39 3.85 4.47 4.40 SHB 3.53 3.52 2.31 1.87 1.87 ACB 2.77 3.48 3.83 2.95 2.84 Đạ i h ọc K inh tế H uế L Dƣ nợ / Tổng tiền gửi VPB 51.98 41.07 40.39 62.59 72.34 SHB 54.13 46.91 73.38 84.30 66.62 ACB 47.61 43.84 64.46 70.82 75.24 TS có khả năng TK / Tổng TS VPB 20.73 29.13 28.05 12.44 11.57 SHB 24.19 27.19 28.43 22.71 19.72 ACB 19.59 31.76 16.82 7.33 5.75 Tỷ số TK (TS dự trữ / Nợ NH phải trả) VPB 34.08 46.5 30.80 10.00 8.07 SHB 34.28 40.21 27.03 66.04 21.42 ACB 42.94 50.98 25.90 9.33 8.02 S Khe hở nhạy cảm lãi suất VPB (tỷ đồng) -12624 -16367 -30334 -22938 Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất 0.81 0.80 0.70 0.82 (Nguồn: VPBS, KQ tính toán theo số liệu BCTC của các NH) Đạ i h ọc K inh tế H uế Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_da_thao2_3007.pdf
Luận văn liên quan