Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng sắt trong một số điểm khảo sát vượt quá
mức cho phép.
Một số phương pháp khử sắt có thể áp dụng
Khử sắt bằng phương pháp thoáng.
Khử sắt bằng vôi, kalipermanganat (KMnO4), clo.
Sử dụng bể lọc cặn sắt.
Khử sắt bằng phương pháp vi sinh: cấy các mầm khuẩn sắt trong lớp cát
lọc của bể lọc, thông qua các hoạt động của các vi khuẩn, sắt được loại ra
khỏi nước, thường sử dụ bể lọc chậm để khử sắt.
68 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3043 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10- Phenantrolin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là 4 – 7. Để tránh hiện tượng thủy phân đối
với các ion ta cho thêm vào dung dịch một ít muối xitrat hay tactrat. Cu2+ gây ảnh
hưởng cho việc xác định Fe2+ bằng thuốc thử bato–phenantrolin, ngoài ra một số ion
kim loại hóa trị II như Co, Ni, Zn, Cd với một lượng lớn cũng gây ảnh hưởng. Các
anion không gây ảnh hưởng cho việc xác định sắt bằng thuốc thử này.
Thuốc thử 1-(2-pyridylazo)-2-naphthol (PAN)
Thuốc thử tạo phức với sắt được nghiên cứu trong môi trường kiềm ở pH tối ưu
6 – 8, phức bền theo thời gian và phức có thành phần Fe:R là 1:2 ở λmax=565nm ,
ε = 2,7.104.
2.3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SẮT [8]
Sắt là nguyên tố vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe con người. Hầu
hết lượng sắt có trong cơ thể đều tồn tại trong các tế bào máu, chúng kết hợp với
protein tạo thành hemoglobin. Hemoglobin mang oxi tới các tế bào của cơ thể và
chính ở các tế bào này lượng oxi được giải phóng. Do vậy khi thiếu sắt hàm lượng
hemoglobin bị giảm làm cho hàm lượng oxy tới các tế bào cũng giảm theo. Bệnh
này gọi là bệnh thiếu máu do thiếu hụt sắt. Các triệu chứng của bệnh thiếu máu do
thiếu hụt sắt là: mệt mỏi, tính lãnh đạm, yếu ớt, đau đầu, ăn không ngon và dễ cáu
giận.
Việc thừa sắt trong cơ thể cũng có những tác hại như việc thiếu sắt. Nếu lượng
sắt trong cơ thể thừa nhiều, chúng gây ảnh hưởng có hại cho tim, gan, khớp và các
cơ quan khác, nếu tích trữ quá nhiều có thể gây nguy cơ bị ung thư. Những triệu
chứng biểu hiện sự thừa sắt là: tư tưởng bị phân tán hoặc mệt mỏi, mất khả năng
điều khiển sinh lý, bệnh về tim hoặc tim bị loạn nhịp đập, chứng viêm khớp hoặc
đau các cơ, bệnh thiếu máu không phải do thiếu sắt, bệnh về gan hoặc ung thư gan,
tắt kinh sớm (ở nữ giới) hoặc bệnh liệt dương (ở nam giới).
Mặc dù đã tiến hành nghiên cứu, nhưng các nhà khoa học cũng chưa thể đưa ra
được ngưỡng gây hại do thiếu sắt hoặc thừa sắt. Để phòng tránh sự lưu giữ một
lượng sắt quá mức trong cơ thể người ta đã thiết lập giá trị tạm thời cho lượng tiếp
nhận tối đa hàng ngày có thể chịu được là 0,8mg/kg thể trọng.
Trong hầu hết các ngành kỹ thuật hiện đại đều có liên quan tới việc sử dụng sắt
và hợp kim của sắt. Như chúng ta biết, trong công nghiệp các hợp kim của sắt đóng
vai trò chủ chốt trong lĩnh vực: xây dựng, giao thông vận tải, quốc phòng, chế tạo
máy, dụng cụ sản xuất và đồ dùng hàng ngày. FeSO4 được dùng để chống sâu bọ có
hại cho thực vật, nó được dùng trong việc sản xuất mực viết, sơn vô cơ và trong
nhuộm vải. FeSO4 còn dùng để tẩy gỉ kim loại và có khả năng hòa tan Cu2S tạo
thành CuSO4 nên được sử dụng để điều chế Cu bằng phương pháp thủy luyện. Sắt
là nguyên tố quan trọng cho sự sống và cho công nghiệp.
2.4. SẮT VÀ SỰ CHUYỂN HÓA CỦA SẮT TRONG MÔI TRƯỜNG [3]
Ở điều kiện pH và pE thích hợp trong nước, các hợp chất Fe3+ giảm rất rõ rệt,
trong khi đó các hợp chất Fe2+ do tạo thành liên kết phối trí với các tác nhân vòng
lại rất bền. Các phức chất sắt và các phản ứng trao đổi phối tử đóng vai trò quan
trọng trong quá trình vận chuyển oxi trong cơ thể sống, cụ thể là hồng cầu.
Trong dung dịch nước có độ axit cao, các ion Fe3+ hydrat sẽ tạo thành các cation
Fe3+ mà biểu hiện là các phần tạo thành liên kết Fe-O. Sự phân cực hóa của liên kết
ion trong phân tử nước sẽ tạo điều kiện cho sự phân hủy các proton, dẫn đến cân
bằng phân ly sau:
[Fe(OH2)6(l)]3+ [Fe(OH2)5OH(l)]2+ + H+(l)
[Fe(OH2)5OH(l)]2+ [Fe(OH2)4(OH)2(l)]+ + H+(l)
Cation sắt (III) có thể tham gia quá trình oxi hóa:
2[Fe(OH2)6(l)]3+ [(H2O)4.Fe(OH2).Fe(OH2)4(l)]4+ + 2H3O+(l)
Phản ứng trên rất phức tạp và là nguyên nhân gây nên quá trình khử proton hóa
và khử hydrat hóa, dẫn đến hình thành cấu trúc oligo mà thành phần của nó phụ
thuộc vào giá trị pH và hàm lượng sắt trong dung dịch. Một liên kết dưới dạng dung
dịch hydroxit Fe3+ với độ polyme hóa cao xuất hiện như một sản phẩm cuối cùng.
Dạng Fe(OH)3 mô tả thành phần về mặt gần đúng vì hệ số tỷ lệ của các kết tủa mới
luôn luôn dao động. Trong quá trình lão hóa FeO(OH) tạo thành các polyme với cầu
nối hydro và oxo. Trong quá trình thủy phân lại tiến hành qua các bậc trung gian có
tính keo, có thể bền qua các phối tử hữu cơ (axit humic). Người ta cho rằng, vòng
tuần hoàn của sắt qua sông ra biển với lượng 103 triệu tấn/năm, trong đó trên 95% ở
dạng keo tụ phân tán với đặc tính hấp phụ.
Độ hòa tan Fe(OH)3 thấp hơn nhiều so với Fe(OH)2. Tương tự với các loại
muối sắt, ví dụ như photphat sắt ở điều kiện yếm khí trong nước ngầm, lớp cặn lắng
và đất đều có xu hướng chuyển hóa rất nhanh thành các ion sắt hoặc tạo các anion
kết tủa qua Fe3+/Fe2+. Ngược lại, trong hệ thống bão hòa oxy thì nồng độ Fe2+ rất
nhỏ.
Trong nước tự nhiên, nồng độ Fe3+ nói chung không cao. Đối với phản ứng:
FeO(OH)(r) + 4 H2O + H+(l) [Fe(OH2)4(OH)2(l)]+
Với K=10-2,35, nồng độ ion Fe3+ trong nước biển (pH=8,1) không lớn hơn
3.10-11mol/l.
Tiếp theo quá trình tạo phức do các phối tử hữu cơ và có xu hướng tạo keo thì
hàm lượng sắt thực tế có thể từ 10-6 đến 10-8 mol/l.
Phạm vi tồn tại liên kết Fe2+ là khu vực phạm vi có tính khử cao của vỏ Trái
Đất, nơi có chứa một lượng đáng kể FeS2. Trong quá trình phân hủy của FeS2 hoặc
của các nguồn nhiên liệu hóa thạch có chứa FeS2 sẽ xảy ra phản ứng sau với sự có
mặt của oxy và nước:
FeS2 + 3,5O2 + H2O Fe2+ + 2SO42- + 2H+
Ion sắt trong điều kiện hiếu khí sẽ biến đổi thành ion Fe3+. Sự có mặt của ion
Fe2+ trong nước tự nhiên rất có ý nghĩa đối với sự có mặt của axit hoặc các chất hữu
cơ.
2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SẮT
Phương pháp khối lượng [22]
Phương pháp này tiến hành xác định kết tủa sắt(III) dưới dạng hiđroxit để tách
sắt ra khỏi một số kim loại kiềm, kiềm thổ, Zn, Pn, Cd và một số kim loại khác. Các
hiđroxit của các kim loại này kết tủa ở pH cao hơn so với hiđroxit sắt (III) hoặc nó
giữ lại khi có mặt NH3 trong dung dịch. Phương pháp này đơn giản nhưng không
được đánh giá cao vì tốn nhiều thời gian và chỉ dùng để xác định sắt với hàm lượng
lớn.
Phương pháp phân tích thể tích [6]
Phương pháp chuẩn độ phức chất
Phương pháp này dựa trên khả năng tạo phức của các ion kim loại có trong
dung dịch với EDTA (Na2H2Y: muối natri của axit etylenđiamin tetra axetic).
EDTA tạo phức bền với các ion kim loại và trong hầu hết các trường hợp phản ứng
tạo phức xảy ra theo tỷ lệ ion kim loại: thuốc thử = 1:1. Với sắt(III) thường tiến
hành như sau: dung dịch chứa ion sắt cần xác định được điều chỉnh pH về 2,0; thêm
vài giọt chỉ thị axit sunfosalixylic 0,1M, lúc này dung dịch có màu tím, đun nóng
đến 700C, và chuẩn độ bằng dung dịch EDTA 0,02M đến khi mất màu tím. Sau đó
từ lượng EDTA đã tác dụng khi chuẩn độ sẽ tính được hàm lượng sắt(III) trong
mẫu.
Phương pháp này tiến hành đơn giản nhưng cho sai số lớn, nồng độ Fe trong
dung dịch nhỏ thì khó chuẩn độ do phải quan sát sự chuyển màu bằng mắt thường,
thiếu chính xác. Mặt khác, nếu dung dịch mẫu có lẫn các ion khác gây ảnh hưởng
đến kết quả của phép phân tích.
Phương pháp oxi hóa - khử (phương pháp permanganat)
Phản ứng oxi – hóa bằng ion pemanganat MnO4- là cơ sở của phương pháp
pemanganat. Phương pháp này có thể thực hiện trong môi trường axit, kiềm và
trung tính. Khi thực hiện trong môi trường axit, mangan(VII) bị khử tới mangan(II)
và màu tím đỏ của dung dịch bị mất.
Thực hiện chuẩn độ muối sắt (II) bằng kalipemanganat: Axit hóa dung dịch bằng
dung dịch axit sunfuric và chuẩn độ tới điểm cuối. Sắt(II) bị oxi hóa thành sắt (III):
5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
Biết nồng độ đương lượng và thể tích cần chuẩn độ của KMnO4 dễ dàng tính
được lượng sắt trong dung dịch.
Phương pháp trắc quang [5]
Sau đây là một số thuốc thử mà các nhà phân tích đã nghiên cứu.
Bảng 2.1. Xác định sắt bằng phương pháp trắc quang và chiết - trắc quang
Thuốc thử dư Độ nhạy λmax (nm)
pH xác
định
Thời gian
biến màu
Ảnh hưởng
thuốc thử
dư
α,α’-dipyridyl 0,007 522 3 – 9 1 năm Không
2,2’,2”-terpyridyl 0,005 552 3 – 10 1 năm không
3,5-disunfonyl ferron 0,015 610 2,7-3,7 1-2 tuần Không
4-hidroxylbiPhenyl-3-
cacboxylic axit
0,003 575 3 1 ngày Có
Muối nitro-R 0,0023 720 3,9-5,1 6 giờ Không
o-Phenantrolin 0,007 508 2-9 1 ngày Không
Axit salixilic 0,03 520 2,5-2,7 2-3 ngày Có
Axit sunfosalixilic 0,01 430 7
Hơn 1
ngày
Không
Thioxianat 0,008 480 Axit Giảm Có
Nhận xét
Sắt có thể được xác định bằng nhiều phương pháp như: điện hóa, phổ hấp thụ
nguyên tử Trong điều kiện phòng thí nghiệm, loại mẫu, số lượng mẫu kết hợp với
tìm hiểu ưu nhược điểm của các phương pháp xác định sắt, chúng tôi chọn phương
pháp trắc quang và thuốc thử 1,10-phenantrolin để xác định sắt (II) trong đề tài này.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH TRẮC QUANG
3.1. ĐỊNH NGHĨA [4]
Phân tích trắc quang là tên gọi chung của các phương pháp phân tích quang học
dựa trên sự tương tác chọn lọc giữa chất cần xác định với năng lượng bức xạ thuộc
vùng tử ngoại, khả kiến hoặc hồng ngoại.
Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích trắc quang là muốn xác định một
cấu tử X nào đó, ta chuyển nó thành hợp chất có khả năng hấp thụ ánh sáng rồi đo
sự hấp thụ ánh sáng của nó và từ đó suy ra hàm lượng cấu tử X cần xác định.
3.2. SỰ HẤP THỤ ÁNH SÁNG CỦA CÁC CHẤT VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT
HẤP THỤ CƠ BẢN [4, 7]
Sự hấp thụ ánh sáng của các chất
Khi chiếu một dòng sáng có cường độ I0 vào một cuvet trong suốt có thành
song song đựng dung dịch chất hấp thụ ánh sáng thì cường độ của dòng sáng sau
khi ra khỏi lớp dung dịch có chiều dày l (I1) yếu hơn so với I0. Nguyên nhân của sự
giảm cường độ dòng sáng là do một phần bị phản xạ khỏi thành cuvet (Ipx), một
phần bị khuyếch tán bởi hạt rắn ở dạng huyền phù của chất hấp thụ trong dung dịch
(Ikt). Ta có thể biểu diễn tổng quát quá trình hấp thụ ánh sáng khi đi qua dung dịch:
I0 = Ipx + Ikt + Iht +I
Trong thực tế khi đo quang cần dùng cuvet trong suốt vì thế Ipx coi như bằng 0.
Nếu dung dịch trong suốt thì Ikt = 0 nên ta có thể viết:
I0 = Iht + I
Bằng thực nghiệm có thể đo được I0 và I1, từ đó suy ra chứ không đo Iht trực
tiếp.
Các định luật hấp thụ cơ bản
Định luật Bouguer-Lambert
Bằng thực nghiệm, năm 1920 nhà bác học Bouguer (Pháp) và sau đó là Lambert
(Đức) đã thiết lập được định luật Bouguer-Lambert: “những lớp chất có chiều dài
đồng nhất trong những điều kiện khác như nhau luôn luôn hấp thu một tỉ lệ như
nhau của dòng sáng rọi vào những lớp chất đó”.
I = Io .10-kl
Trong đó:Io – Cường độ dòng sáng tới chiếu vào dung dịch.
I – Cường độ dòng sáng sau khi đi qua lớp dung dịch.
k – Hệ số tắt, phụ thuộc vào bản chất chất hấp thụ và bước sóng ánh
sáng tới.
l – Chiều dày lớp dung dịch màu.
Định luật Beer
Năm 1952 Beer đã xác định được rằng, hệ số k phụ thuộc tỷ lệ với nồng độ của
chất hấp thụ trong dung dịch: “sự hấp thụ dòng quang năng tỷ lệ bậc nhất với số
phân tử mà dòng quang năng đi qua nó”.
K = εC
Trong đó: C – Nồng độ chất hấp thụ (iong/l, mol/l).
ε - Hệ số không phụ thuộc vào nồng độ
Định luật hấp thụ ánh sáng cơ bản Bouguer-Lambert-Beer
Kết hợp hai định luật trên ta được định luật cơ bản của sự hấp thụ ánh sáng
Bouguer-Lambert-Beer:
I = Io .10-εlC
Hay A = εlC
Với A = lg𝐼𝑜
𝐼
là mật độ quang của dung dịch.
Nếu nồng độ C được biểu diễn bằng mol/l, l bằng cm thì ε được gọi là hệ số hấp
thụ phân tử gam hay hệ số tắt phân tử gam (l. mol-1.cm-1).
Định luật cộng tính
Khi trong dung dịch có nhiều cấu tử màu tồn tại độc lập với nhau (không tương
tác hóa học với nhau) thì mật độ quang của dung dịch ở các bước sóng đã cho bằng
tổng mật độ quang của các cấu tử màu của dung dịch ở bước sóng khảo sát.
Giả thiết hệ có n cấu tử như vậy: A, B, CN thì theo định luật cộng tính có:
A λdd = ∑
=
n
i
iA
1
3.3. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐO
ĐỘ HẤP THỤ QUANG ĐỂ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ
Chuẩn bị dung dịch chuẩn của chất cần xác định, dùng để pha dung dịch màu
chuẩn
Chuẩn bị mẫu phân tích
So sánh, cân bằng màu của dung dịch màu chất cần xác định với dung dịch màu
chuẩn, hoặc đo Anc và Ach từ đó suy ra hàm lượng của chất cần xác định theo những
phương pháp khác nhau.
Các dung dịch màu chuẩn và dung dịch màu nghiên cứu được pha ở điều kiện
tối ưu của phản ứng màu.
CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT TRONG NƯỚC
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG SỬ DỤNG
THUỐC THỬ 1,10-PHENANTROLIN [17, 18, 21]
4.1. LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU
Phương pháp lấy mẫu
Dụng cụ lấy mẫu được rửa sạch bằng xà phòng, sau đó rửa lại nhiều lần bằng
nước, tráng lại bằng nước cất và tráng lại bằng mẫu nước trước khi đựng mẫu đó.
Lấy mẫu đơn, riêng lẻ. Tất cả các dụng cụ có tiếp xúc với nước đều phải được
súc rửa. Lấy đủ một thể tích nước của thủy vực được lấy mẫu để súc rửa kỹ tất cả
các dụng cụ. Súc rửa bình lấy mẫu bằng cách lấy đủ nước vào bình rồi xoay bình để
nước láng đều tất cả các bề mặt bên trong bình. Đổ bỏ nước súc rửa trong bình vào
phía hạ lưu nơi lấy mẫu. Nhúng ngập trực tiếp các chai dựng mẫu vào nước kênh để
lấy mẫu, hướng miệng bình về phía thượng nguồn dòng chảy của nước không được
đậy trở lại nút bình lấy mẫu cho đến khi mẫu được lấy xong trừ khi nhận thấy rõ có
lẫn vào nhiều bọt khí.
Mẫu ngay sau khi lấy được lọc qua giấy lọc, nước sau khi lọc được axit hóa đến
pH=1 (khoảng 3ml dung dịch H2SO4 4,5M cho 100ml mẫu).
Bảo quản mẫu
Ngay sau khi lấy mẫu, axit mẫu đến pH<2, và bảo quản trong chai nhựa. Mẫu
bền trong 1 tháng khi được axit hóa đến pH<2.
4.1 NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP
1,10-phenantrolin hay còn gọi là hợp chất hữu cơ dị vòng, có khả năng tạo phức
mạnh với một số kim loại.
N N
Công thức phân tử: C12H8N2
Khối lượng phân tử : 180,3g/mol
Tồn tại dạng: tinh thể
Nhiệt nóng chảy: 117oC
Phức giữa 1,10-phenantrolin với sắt (II) có tên gọi là “feroin” có màu đỏ cam
được hình thành trong khoảng pH từ 2-9, hấp thụ ở λ = 510nm. Phức bền, có cường
độ màu không thay đổi nhiều tháng, khoảng tuân theo định luật Beer là 0,13-5ppm.
Do trong nước sắt tồn tại ở cả 2 dạng sắt (II) và sắt (III). Vì vậy muốn xác định
tổng hàm lượng sắt trong nước cần chuyển toàn bộ Fe3+ thành Fe2+ bằng tác nhân
khử như hydroxylamine, hydroquynon hay hydrazine.
Sau đó, tạo phức với thuốc thử 1,10-phenantrolin ở pH từ 2,9 đến 3,5: một ion
Fe2+ sẽ kết hợp với 3 phân tử thuốc thử để hình thành phức có màu đỏ cam. Đo mật
độ quang của dung dịch phức ở bước sóng 510nm để xác định hàm lượng sắt.
Fe(OH)3 + 3H+ Fe3+ + 3H2O
5Fe3+ + NH2OH + H2O 5Fe2+ + NO2 + 5H+
N N
Fe2+ + 3
N N 3
Fe
2+
4.2. HÓA CHẤT
- Nước cất 2 lần.
- Axit sunfuric ρ = 1,84 g/ml.
- Dung dịch axit clohidric HCl ρ = 1,12 g/ml, CHCl=7,7 mol/l.
- Dung dịch axit sunfuric C = 4,5 mol/l.
Hòa tan một thể tích axit sunfuric đặc vào 3 thể tích nước cất.
- Dung dịch đệm axetat amoni.
Hòa tan 250g CH3COONH4 trong 150ml nước. Thêm 700ml axit axetic băng
vào.
- Hydroxylamin NH2OH.HCl 10%.
Hòa tan 10g hydroxylamine NH2OH.HCl trong nước. Thêm nước tới 100ml.
Dung dịch này ổn định ít nhất trong một tuần.
- Dung dịch 1,10-phenantrolin 0,5%.
Hòa tan 0,5g C12H9ClN2.H2O trong 100ml nước chứa 2 giọt axit clohydric HCl
đặc. Dung dịch này ổn định trong một tuần nếu được bảo quản trong tối.
- Dung dịch sắt chuẩn (100mg/l).
Hòa tan 0,3511g muối Morh (NH4)2SO4FeSO4.6H2O tinh khiết vào 25ml nước
cất, cho vào bình định mức 500ml có chứa sẵn 0,5ml dung dịch H2SO4 đặc. Thêm
nước định mức bằng nước cất tới vạch.
- Dung dịch sắt chuẩn 5 mg/l.
Hút 5 ml dung dịch sắt 100mg/l cho vào bình định mức 100ml và thêm nước
đến vạch. Dung dịch này chỉ dùng trong ngày.
4.3. DỤNG CỤ
Tất cả các dụng cụ thủy tinh, kể cả bình đựng mẫu, cần phải rửa bằng dung dịch
HCl 7,7 M và tráng lại bằng nước cất trước khi dùng.
Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm:
- Bình dựng mẫu: bình nhựa 500ml
- Bình đựng mức 25ml, 50ml, 100ml, 500ml.
- Pipet 1ml, 2ml, 5ml, 10ml.
- Đũa thủy tinh.
- Cốc thủy tinh.
- Muỗng lấy hóa chất.
- Giấy lọc, giấy cân.
- Cân điện tử Sartorius.
- Máy đo pH.
- Cuvet thủy tinh.
- Máy đo quang Hach 2400.
4.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
Phương pháp đường chuẩn
Chuẩn bị dung dịch sắt chuẩn
Chuẩn bị dung dịch sắt chuẩn bằng cách cho một thể tích chính xác đã biết dung
dịch sắt chuẩn 5mg/lvào một loạt bình định mức 25ml, thêm 0,5ml hydroxylamine
10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm axetat, thêm 0,5ml dung dịch 1,10-phenantrolin
0,5%, sau đó định mức tới vạch
Bảng 4.1. Dung dịch sắt chuẩn 0,15 – 1 mg/l
STT 1 2 3 4 5 6 7
Fe2+ chuẩn 5 mg/l (ml) 0 0,75 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0
Hydroxylamin 10% 0,5 ml
Đệm axetat 2,5 ml
1,10-phenantrolin (ml) 0,5 ml
Nước cất Định mức tới vạch 25ml
C (mg/l) 0 0,15 0,2 0,4 0,6 0,8 1
Sau 15 phút đo mật độ quang của các dung dịch chuẩn so với mẫu trắng bằng
máy so màu quang điện, lập đồ thị biểu diển tương quan của mật độ quang A với
hàm lượng sắt.
Chuẩn bị dung dịch nghiên cứu.
Hút 20(ml) dung dịch mẫu đã axit hóa vào bình định mức 25ml, thêm 0,5 ml
hydroxylamine 10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm axetat, thêm 0,5ml dung dịch thuốc
thử 1,10-phenantrolin 0,5% sau đó định mức tới vạch. Sau 15 phút đo mật độ quang
của dung dịch ở bước sóng 510nm. Dựa vào đường chuẩn xác định hàm lượng sắt
hòa tan trong mẫu phân tích.
Phương pháp thêm chuẩn
Chuẩn bị dung dịch nghiên cứu và dung dịch chuẩn
Hút 20(ml) dung dịch nghiên cứu vào bình định mức 25ml, thêm 1ml dung dịch
sắt chuẩn 5mg/l, thêm 0,5 ml hydroxylamine 10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm
axetat, thêm 0,5ml dung dịch thuốc thử 1,10-phenantrolin 0,5% sau đó định mức tới
vạch. Đo mật độ quang của dung dịch sắt chuẩn (A0,2mg/l) và dung dịch nghiên cứu
có thêm chuẩn (Ax+0,2mg/l)
Ta tính toán được nồng độ Cx của dung dịch nghiên cứu: V định mức
𝐶𝑥 = 𝐶0,2𝑚𝑔/𝑙 𝐴(𝑥+0,2)𝑚𝑔/𝑙 − 𝐴0,2𝑚𝑔/𝑙𝐴0,2𝑚𝑔/𝑙
4.5. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
Hàm lượng sắt hòa tan = Cx Vđịnh mứcVXác định
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
5.1. CHỌN ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU
Xác định thể tích đệm
Cho 2,0 ml dung dịch sắt chuẩn 5mg/l vào một loạt bình định mức 25ml, thêm
0,5ml hydroxylamine 10%, sau đó thay đổi thể tích đệm axetat từ 0 đến 5ml, thêm
0,5ml dung dịch 1,10-phenantrolin 0,5%, sau đó định mức tới vạch. Đo mật độ
quang của các phức tại các bước sóng 510nm so với dung dịch trắng.
Hình 5.1. Ảnh hưởng của thể tích đệm tới AFe(II)-1,10-phenantrolin
Nhận xét: Khi tăng dần thể tích đệm axetat từ 0 - 5ml mật độ quang của phức sắt
với 1,10-phenantrolin tăng dần rồi không đổi khi thể tích đệm axetat là 2 ml. Thể
tích đệm axetat tối ưu được chọn là 2,5 ml (ứng với bình định mức 25ml).
Thể tích thuốc thử tối ưu cho quá trình tạo phức
Cho 3,0 ml dung dịch sắt chuẩn 5mg/l vào một loạt bình định mức 25ml, thêm
0,5ml hydroxylamine 10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm axetat, sau đó thay đổi thể
tích dung dịch 1,10-phenantrolin 0,5%, sau đó định mức tới vạch. Đo mật độ quang
của các phức tại các bước sóng 510nm so với dung dịch trắng.
0.000
0.010
0.020
0.030
0.040
0.050
0.060
0.070
0.080
0.090
0 1 2 3 4 5 6
A
V(ml)
Hình 5.2. Ảnh hưởng lượng dư thuốc thử tới AFe(II)-1,10-phenantrolin
Nhận xét
- Khi tăng dần thể tích thuốc thử 1,10-phenantrolin từ 0,1 – 1,2ml mật độ của
phức sắt với 1,10-phenantrolin tăng dần rồi khi thể tích thuốc thử 1,10-phenantrolin
là 0,3ml trở đi thì mật độ quang không đổi. Chọn thể tích 1,10-phenantrolin tối ưu
là 0,5ml (ứng với bình định mức 25ml).
5.2. PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG SẮT HÒA TAN TRONG NƯỚC
SÔNG
Đường chuẩn dung dịch sắt chuẩn
Từ mật độ quang A đo được ở λ=510nm và nồng độ sắt có sẵn ứng với mỗi
bình chuẩn, ta dựng được đồ thị sắt chuẩn với mật độ quang A ở trục tung, hàm
lượng Fe nằm ở trục hoành đồ thị.
0.119
0.120
0.121
0.122
0.123
0.124
0.125
0.126
0.127
0.128
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
A
V(ml)
Hình 5.3. Đồ thị dung dịch Fe chuẩn dùng để xác định hàm lượng sắt trong nước
sông
Phương trình đường chuẩn là y = 0,2068x + 0,0008
Hệ số tương quan R2 = 0,9998.
Tiến hành xác định hàm lượng sắt trong nước sông
Hút 20 (ml) dung dịch mẫu nước sông đã được axit hóa vào bình định mức
25ml, thêm 0,5ml hydroxylamin 10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm axetat, thêm
0,5ml dung dịch thuốc thử 1,10-phenantrolin 0,5% sau đó định mức tới vạch. Sau
15 phút đo mật độ quang của dung dịch ở bước sóng 510 nm, so với mẫu trắng. Dựa
vào đường chuẩn xác định hàm lượng sắt hòa tan trong mẫu phân tích.Riêng với các
mẫu nước sông có mật độ quang từ 0,032 tới 0,042 tiến hành thêm phương pháp
thêm chuẩn. Hút 20ml dung dịch mẫu nước sông đã được axit hóa và 1ml dung dịch
sắt chuẩn 5mg/l vào bình định mức 25ml, thêm 0,5ml hydroxylamin 10%, thêm
2,5ml dung dịch đệm axetat, thêm 0,5ml dung dịch thuốc thử 1,10-phenantrolin
y = 0.2086x + 0.0008
R² = 0.9998
0.000
0.050
0.100
0.150
0.200
0.250
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
A
C (mg/l)
0,5% sau đó định mức tới vạch. Đo mật độ quang của dung dịch sắt chuẩn (A0,2mg/l)
và dung dịch mẫu có thêm chuẩn (Ax+0,2mg/l). Kết quả hai phương pháp thêm chuẩn
và đường chuẩn hoàn toàn tương đương.
Kết quả xác định hàm lượng sắt trong nước sông
Bảng 5.1. Kết quả hàm lượng sắt hòa tan có trong nước sông kênh Tàu Hủ - Bến
Nghé
Mẫu
Cầu Khánh
Hội
Cầu
Nguyễn
Văn Cừ
Cầu Chà
Và
Cầu Lò
Gốm
Cầu Rạch
Cây
Ngày
lấy
mẫu
Lần 1 13/11/2012
Lần 2 30/11/2012
Lần 3 14/12/2012
Lần 4 27/12/2012
Lần 5 12/1/2013
CFe -
đường
chuẩn
Lần 1 0,231±0.030 0,236±0,031 0,81±0,13 0,85±0,14 0,90±0.15
Lần 2 0,241±0,032 0,221±0,029 0,72±0,11 0,84±0,14 0,85±0,14
Lần 3 0,202±0.027 0,188±0,025 0,69±0,11 0,83±0,13 0,83±0,13
Lần 4 0,226±0,030 0,202±0,027 0,73±0,12 0,85±0,14 0,86±0,14
Lần 5 0,217±0,029 0,193±0,026 0,64±0,10 0,82±0,13 0,84±0,14
CFe –
mẫu
Lần 1 0,289±0,038 0,295±0,039 1,01 ±0,16 1,06±0,18 1,13±0,19
Lần 2 0,301±0,040 0,276±0,036 0,90±0,14 1,05±0,18 1,06±0,18
Lần 3 0,253±0,034 0,235±0,031 0,86±0,14 1,04±0,16 1,04±0,16
Lần 4 0,283±0,038 0,253±0,034 0,91±0,15 1,06±0,18 1,07±0,18
Lần 5 0,271±0,036 0,241±0,033 0,80±0,13 1,03±0,16 1,05±0,18
Bảng 5.2. Kết quả hàm lượng sắt hòa tan có trong nước sông kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè
Mẫu Cầu Thị
Nghè
Cầu Khánh
Dư
Cầu Công
Lý
Cầu số 8 Cầu số 1
Ngày
lấy
mẫu
Lần 1 14/11/2012
Lần 2 1/12/2012
Lần 3 15/12/2012
Lần 4 28/12/2012
Lần 5 13/1/2013
CFe -
đường
chuẩn
Lần 1 0,202±0,027 0,452±0,066 0,77±0,12 0,634±0,098 0,56±0,0856
Lần 2 0,212±0,028 0,226±0,030 0,73±0,12 0,619±0,096 0,538±0,082
Lần 3 0,178±0,024 0,193±0,026 0,404±0,058 0,615±0,096 0,495±0,074
Lần 4 0,221±0,029 0,207±0,027 0,236±0,031 0,64±0,10 0,552±0,084
Lần 5 0,183±0,025 0,188±0,025 0,193±0,026 0,610±0,095 0,509±0,077
CFe –
mẫu
Lần 1 0,253±0,034 0,565±0,083 0,96±0,15 0,79±0,12 0,70±0,11
Lần 2 0,265±0,035 0,283±0,038 0,91±0,15 0,78±0,12 0,67±0,10
Lần 3 0,223±0,030 0,241±0,033 0,505±0,073 0,77±0,12 0,619±0,093
Lần 4 0,276±0,036 0,259±0,034 0,295±0,039 0,80±0,13 0,69±0,11
Lần 5 0,229±0,031 0,235±0,031 0,241±0,033 0,76±0,12 0,636±0,096
Kết quả lần 1
Hình 5.4. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 1 (13/11/2012-
14/11/2012)
Nhận xét:
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Rạch Cây 1,13 mg/l, thấp nhất ở cầu Khánh
Hội 0,289 mg/l.
- Nhìn chung từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ
cầu Khánh Hội đến cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần: cầu Khánh Hội cầu
Nguyễn Văn Cừ tăng 0,006 mg/l, cầu Nguyễn Văn Cừ cầu Chà Và tăng
0,715mg/l, cầu Chà Và cầu Lò Gốm tăng 0,050 mg/l, cầu Lò Gốm cầu Rạch
Cây tăng 0,070mg/l.
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Công Lý 0,96mg/l, thấp nhất ở cầu Thị Nghè
0,253 mg/l.
0.289 0.295
1.01
1.06
1.13
0.253
0.565
0.96
0.79 0.70
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
Khánh
Hội - Thị
Nghè
Nguyễn
Văn Cừ
- Khánh
Dư
Chà Và -
Công lý
Lò Gốm
- cầu số
8
Rạch
Cây -
cầu số 1
A
Kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé
Kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè
- Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều.
Từ cầu Thị Nghè tới cầu Công Lý hàm lượng sắt tăng: cầu Thị Nghè cầu Khánh
Dư tăng 0,312 mg/l; cầu Khánh Dư - cầu Công Lý tăng 0,395 mg/l. Từ cầu Công Lý
tới cầu số 1 hàm lượng sắt giảm: cầu Công Lý cầu số 8 giảm 0,17 mg/l, cầu số 8
cầu số 1 giảm 0,09 mg/l
Kết quả lần 2
Hình 5.5. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 2 (30/11/2012 -
1/12-2012)
Nhận xét:
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Rạch Cây 1,06 mg/l, thấp nhất ở cầu Nguyễn
Văn Cừ 0,276 mg/l.
0.301 0.276
0.90
1.05
1.06
0.265 0.283
0.91
0.78 0.67
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
Khánh
Hội - Thị
Nghè
Nguyễn
Văn Cừ
- Khánh
Dư
Chà Và -
Công lý
Lò Gốm
- cầu số
8
Rạch
Cây -
cầu số 1
A
Kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé
Kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè
- Nhìn chung, từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ
cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ hàm lượng sắt giảm 0,02518mg/l. Từ cầu
Nguyễn Văn Cừ tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng: cầu Nguyễn Văn Cừ cầu
Chà Và tăng 0,624mg/l, cầu Chà Và cầu Lò Gốm tăng 0,15mg/l, cầu Lò Gốm
cầu Rạch Cây tăng 0,01mg/l.
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Công Lý 0,91 mg/l, thấp nhất ở cầu Thị Nghè
0,265mg/l.
- Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều.
Từ cầu Thị Nghè tới cầu Công Lý hàm lượng sắt tăng: cầu Thị Nghè cầu Khánh
Dư tăng 0,018 mg/l; cầu Khánh Dư cầu Công Lý tăng 0,627mg/l. Từ cầu Công
Lý tới cầu số 1 hàm lượng sắt giảm: cầu Công Lý cầu số 8 giảm 0,130mg/l, cầu
số 8 cầu số 1 giảm 0,11mg/l.
Kết quả lần 3
0.253 0.235
0.86
1.04
1.04
0.223 0.241
0.505
0.77
0.619
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
Khánh
Hội - Thị
Nghè
Nguyễn
Văn Cừ
- Khánh
Dư
Chà Và -
Công lý
Lò Gốm
- cầu số
8
Rạch
Cây -
cầu số 1
A
Kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé
Kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè
Hình 5.6. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 3 (14/12/2012-
15/12/2012)
Nhận xét:
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Lò gốm và Rạch Cây 1,04 mg/l, thấp nhất ở
cầu Nguyễn Văn Cừ 0,235 mg/l.
- Nhìn chung từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ
cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ hàm lượng sắt giảm 0,018 mg/l. Từ cầu
Nguyễn Văn Cừ - cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng: cầu Nguyễn Văn Cừ cầu
Chà Và tăng 0,625 mg/l, cầu Chà Và cầu Lò Gốm tăng 0,18 mg/l, cầu Lò Gốm
cầu Rạch Cây không thay đổi.
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu số 8 0,77 mg/l, thấp nhất ở cầu Thị Nghè
0,223mg/l.
- Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều.
Từ cầu Thị Nghè tới cầu số 8 hàm lượng sắt tăng: cầu Thị Nghè cầu Khánh Dư
tăng 0,018 mg/l; cầu Khánh Dư cầu Công Lý tăng 0,264mg/l, cầu Công Lý
cầu số 8 giảm 0,265 mg/l. Từ cầu số 8 tới cầu số 1 hàm lượng sắt giảm 0,151mg/l
Kết quả lần 4
Hình 5.7. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 4 (27/12/2012-
28/12/2012)
Nhận xét:
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Rạch Cây 1,07 mg/l, thấp nhất ở cầu Nguyễn
Văn Cừ 0,253 mg/l.
- Nhìn chung từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ
cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ hàm lượng sắt giảm 0,030 mg/l. Từ cầu
Nguyễn Văn Cừ tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng: cầu Nguyễn Văn Cừ cầu
Chà Và tăng 0,657 mg/l, cầu Chà Và cầu Lò Gốm tăng 0,150 mg/l, cầu Lò Gốm
cầu Rạch Cây tăng 0,01 mg/l.
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu số 8 0,80 mg/l, thấp nhất ở cầu Khánh Dư
0,259 mg/l.
0.283 0.253
0.91
1.06
1.07
0.276 0.259
0.295
0.80 0.69
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
Khánh
Hội - Thị
Nghè
Nguyễn
Văn Cừ
- Khánh
Dư
Chà Và -
Công lý
Lò Gốm
- cầu số
8
Rạch
Cây -
cầu số 1
A
Kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé
Kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè
- Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè biến động. Từ
cầu Thị Nghè - cầu Khánh Dư hàm lượng sắt giảm 0,017mg/l. Từ cầu Khánh Dư -
cầu Lò Gốm hàm lượng sắt tăng: cầu Khánh Dư cầu Công Lý tăng 0,036 mg/l,
cầu Công Lý cầu số 8 tăng 0,505 mg/l. Từ cầu số 8 đến cầu số 1 hàm lượng sắt
giảm 0,11 mg/l.
Kết quả lần 5
Hình 5.8. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 5 (12/1/2013 -
13/1/2013)
Nhận xét:
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Rạch Cây 1,05 mg/l, thấp nhất ở cầu Nguyễn
Văn Cừ 0,241mg/l.
0.271 0.241
0.80
1.03
1.05
0.229 0.235
0.241
0.76
0.636
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
Khánh
Hội -
Thị
Nghè
Nguyễn
Văn Cừ
- Khánh
Dư
Chà Và -
Công lý
Lò Gốm
- cầu số
8
Rạch
Cây -
cầu số 1
A
Kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé
Kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè
- Nhìn chung từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ
cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ hàm lượng sắt giảm 0,030 mg/l, từ cầu
Nguyễn Văn Cừ cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng: cầu Nguyễn Văn Cừ cầu
Chà Và tăng 0,559 mg/l, cầu Chà Và cầu Lò Gốm tăng 0,23 mg/l, cầu Lò Gốm
cầu Rạch Cây tăng 0,020 mg/l.
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu số 8 0,76 mg/l, thấp nhất ở cầu Thị Nghè
0,229 mg/l.
Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều. Từ
cầu Thị Nghè tới cầu số 8 hàm lượng sắt tăng: cầu Thị Nghè cầu Khánh Dư tăng
0,0060 mg/l, cầu Khánh Dư cầu Công Lý tăng 0,0060 mg/l; cầu Công Lý cầu
số 8 tăng 0,519 mg/l. Từ cầu số 8 đến cầu số 1 hàm lượng sắt giảm 0,124 mg/l.
Nhận xét chung
Đối với các điểm trên hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé:
- Nhìn chung đi từ cầu Khánh Hội qua cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Chà Và, cầu
Lò Gốm đến cầu Rạch Cây hàm lượng sắt hòa tan trong nước tăng dần. Nguyên
nhân là do cầu Khánh Hội tiếp giáp sông Sài Gòn, lưu lượng nước lớn nên hàm
lượng sắt thấp, cầu Nguyễn Văn Cừ nằm vị trí tiếp giáp giữa kênh Tẻ và kênh Bến
Nghé, lưu lượng nước lớn, độ thoáng cao nên hàm lượng sắt hòa tan thấp nhất trong
các vị trí khảo sát trên hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé. Từ cầu Nguyễn Văn Cừ
cầu Lò Gốm cầu Rạch Cây lưu lượng nước, độ thoáng giảm dần. Mặc khác do
chỉ mới hoàn thành giai đoạn 1 của dự án “cải thiện môi trường nước thành phố Hồ
Chí Minh lưu vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – Đôi Tẻ” nên công việc nạo vét lòng
kênh chưa hoàn chỉnh, nhà máy xử lý nước thải công suất chưa đáp ứng được nhu
cầu xử lý nước thải sinh hoạt trên toàn bộ kênh nên nước sinh hoạt còn đổ trực tiếp
vào kênh. Vì vậy hàm lượng sắt tăng dần và vượt quá giới hạn cho phép.
- Dự án cải tạo kênh Tàu Hủ - Bến Nghé giai đoạn 1 hoàn tất vào giữa tháng 9
năm 2012 nên hàm lượng sắt ở cầu Nguyễn Văn Cừ giảm so với số liệu thu được
vào tháng 3 năm 2012 (1,2544 mg/l) [1]. Trong khi đó hàm lượng sắt ở cầu Lò Gốm
tăng so với số liệu thu được vào tháng 5 năm 2011 (0,653mg/l) [3] do ở giai đoạn
một của dự án đoạn kênh này chưa được nạo vết, nước thải sinh hoạt chưa được thu
gom nên ở khu vực này mức độ ô nhiễm cao hơn
Đối với các điểm trên hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:
- Nhìn chung đi từ cầu Thị Nghè qua cầu Khánh Dư hàm lượng sắt xấp xỉ
nhau. Từ cầu Khánh Dư qua cầu Công lý, cầu số 8 hàm lượng sắt hòa tan trong
nước tăng dần và từ cầu số 8 đến cầu số 1 hàm lượng sắt giảm. Thành phố Hồ Chí
Minh bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều (một ngày có hai lần triều lên và hai
lần triều xuống). Tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè quá dài nên khi triều xuống,
nước trong kênh đoạn từ cầu Công Lý đến thượng nguồn chưa kịp chảy ra sông Sài
Gòn đã gặp pha triều khác dâng lên, đẩy ngược trở vào kênh. Nên từ cầu Công Lý
đến đoạn hợp lưu giữa Lê Bình - Út Tịch trở thành một đoạn kênh “chết”. Mặc
khác, số lượng rác thải tập trung rất cao khiến cho các hệ thống lược rác quá tải nên
cầu số 8 và cầu số 1 hàm lượng sắt cao vượt chuẩn cho phép. Còn cầu Thị Nghè và
cầu Khánh Dư hàm lượng sắt thấp và xấp xỉ nhau là do có sự trao đổi nước thường
xuyên.
- Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè giai đoạn 1 hoàn tất vào giữa
tháng 8 năm 2012 nên hàm lượng sắt ở cầu Thị Nghè thu được trong 5 lần lấy mẫu
từ tháng 11 năm 2012 tới tháng 1 năm 2013 giảm so với số liệu thu được vào tháng
3 năm 2012 (0,877mg/l) [1].
So sánh các điểm trên hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé với các điểm trên hệ
thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Giống:
- Hàm lượng sắt ở các vị trí cuối kênh cao hơn nhiều so với các vị trí đầu
kênh:
Trong 5 lần lấy mẫu, hàm lượng sắt ở các vị trí đầu kênh rất thấp. Ví
như lần 1: hàm lượng sắt ở cầu Khánh Hội 0,289 mg/l, cầu Thị Nghè 0,253 mg/l;
lần 5: hàm lượng sắt ở cầu Khánh Hội 0,269 mg/l, cầu Thị Nghè 0,228 mg/l,
Nguyễn Văn Cừ 0,241 mg/l, cầu Khánh Dư 0,235 mg/l.
Trong 5 lần lấy mẫu, hàm lượng sắt cuối kênh cao hơn nhiều so với
đầu kênh. Ví dụ như lần 3: hàm lượng sắt ở cầu Khánh Hội 0,253 mg/l và cầu Rạch
Cây 1,04 mg/l gấp 4,11 lần, ở cầu Thị Nghè 0,223 mg/l và cầu số 1 0,619 mg/l gấp
2,776.
- Hàm lượng sắt tăng giảm không đều. Ví dụ như trong lần 4 hàm lượng sắt:
Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé: từ cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ
hàm lượng sắt giảm (0,283mg/l – 0,253mg/l giảm 0,030mg/l). Từ cầu Nguyễn Văn
Cừ qua cầu Chà Và, cầu Lò Gốm đến cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng không đều:
cầu Nguyễn Văn Cừ - cầu Chà Và tăng 0,657mg/l, cầu Chà Và - cầu Lò Gốm tăng
0,150mg/l, cầu Lò Gốm - cầu Rạch Cây tăng 0,010mg/l.
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: từ cầu Thị Nghè đến cầu Khánh Dư hàm
lượng sắt giảm (0,276mg/l-0,259mg/l giảm 0,017mg/l). Từ cầu Khánh Dư qua cầu
Công Lý tới cầu số 8 hàm lượng sắt tăng không đều: cầu Khánh Dư cầu Công Lý
tăng 0,036 mg/l, cầu Công Lý cầu số 8 tăng 0,505 mg/l; từ cầu số 8 qua cầu số 1
hàm lượng sắt giảm (0,80mg/l – 0,689mg/l giảm 0,11 mg/l).
Khác:
- Hàm lượng sắt hòa tan ở các điểm trên hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé
cao hơn so với các điểm trên hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè do kênh Tàu Hủ
- Bến Nghé giao với kênh Đôi - Tẻ. Bên cạnh đó, số hộ gia đình sống dọc bờ kênh
Tàu Hủ - Bến Nghé cao hơn kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nên viêc cải tạo dòng kênh
Tàu Hủ - Bến Nghé sẽ khó khăn hơn và tốn nhiều thời gian hơn so với kênh Nhiêu
Lộc - Thị Nghè.
- Hàm lượng sắt kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều hơn bên
kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.
Hình 5.9. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông ở Kênh Tàu Hủ - Bến
Nghé qua 5 lần lấy mẫu.
Nhận xét: Xét theo tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, trên kênh Tàu Hủ - Bến
Nghé, có 2 mẫu nước ở cầu Khánh Hội và cầu Nguyễn Văn Cừ có hàm lượng sắt
nằm trong hạng nguồn nước mặt A1. Mẫu nước ở cầu Chà Và có hàm lượng sắt
nằm trong hạng nguồn nước mặt A2. Hai mẫu nước còn lại ở cầu Lò Gốm và cầu
Rạch Cây có hàm lượng sắt nằm trong hạng nguồn nước mặt B1.
0.289 0.301 0.253 0.283
0.271
0.295 0.276 0.235 0.253 0.241
1.01
0.90 0.86 0.91 0.80
1.06
1.05 1.04 1.06 1.03
1.13
1.06 1.04 1.07 1.05
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
Cầu Khánh Hội
Cầu Nguyễn Văn Cừ
Cầu Chà Và
Cầu Lò Gốm
Cầu Rạch Cây
Hình 5.10. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông ở Kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè qua 5 lần lấy mẫu.
Nhận xét
Trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: nồng độ sắt ở cầu Thị Nghè, cầu Khánh Dư
nằm trong hạng nguồn nước mặt A1; cầu số 8, cầu số 1 nằm trong hạng nguồn nước
mặt A2. Riêng cầu Công Lý do được cải tạo hợp lý nên nồng độ sắt đã giảm đáng
kể và hiện đang nằm trong nằm trong hạng nguồn nước mặt A1 xét theo tiêu chuẩn
chất lượng nước mặt.
Hàm lượng sắt ở cầu Khánh Hội, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Chà Và, cầu Lò
Gốm, cầu Rạch Cây, cầu Thị Nghè, cầu Khánh Dư, cầu số 8, cầu số 1 ít thay đổi do
độ cao của mức nước lên khác nhau thường ngày 2 âm lịch hệ số thủy triều sẽ cao
hơn ngày 16 âm lịch.
Riêng hàm lượng sắt tổng số ở cầu Công lý thay đổi rõ nhất, giảm dần trong 5
lần lấy mẫu. Nguyên nhân là do: lúc trước tại cống S16D1 trên đường Hoàng Sa
(đoạn thuộc P.8, Q.3), đầy túi nilông, thùng xốp, bao tải làm tắc nghẽn hệ thống
0.253
0.265 0.223 0.276 0.229
0.565
0.283
0.241 0.259
0.235
0.96
0.91
0.505
0.295
0.241
0.79 0.78 0.77 0.80
0.76 0.70 0.67
0.619
0.69
0.636
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
Cầu Thị Nghè
Cầu Khánh Dư
Cầu Công Lý
Cầu số 8
Cầu số 1
thoát nước làm hàm lượng sắt tổng số tăng cao. Hiện nay việc nạo vét thường xuyên
hơn, cùng với kết hợp một số biện pháp làm sạch nên hàm lượng sắt trong nước đã
giảm rõ rệt từ 0,960mg/l (14/11/2012) còn 0,241mg/l (13/1/2013)
Hàm lượng sắt có trong nước được giải thích dựa vào địa hình: khu vực tiếp giáp
sông lớn và nơi tập trung vùng đầm lầy. Việc nghiên cứu để biết được nguồn nước
có bị ô nhiễm sắt hay không từ đó đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của
các động vật, thực vật sống trong nước chứ không dùng cho mục đích xử lý dùng
cho sinh hoạt.
Để kiểm chứng kết quả thực nghiệm xác định sắt trong mẫu nước sông bằng
phương pháp trắc quang tôi đã gửi một số mẫu lấy lần 4 vào ngày 27/12/2012 và
28/12/2012 phân tích sắt bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), ở
trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên và thu được kết quả hàm lượng sắt trong nước
như bảng sau.
Bảng 5.3. Kết quả hàm lượng sắt hòa tan có trong nước sông đo bằng phương pháp
phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
Tên mẫu Kí hiệu
Fe(mg/l)
Phương pháp phổ
hấp thụ nguyên tử
(AAS)
Phương pháp trắc quang sử
dụng thuốc thử
1,10-phenantrolin
Cầu Khánh Hội Mẫu 1 0,31 0,283
Cầu Nguyễn Văn
Cừ
Mẫu 2 0,26 0,253
Cầu Chà Và Mẫu 3 0,90 0,91
Cầu Lò Gốm Mẫu 4 1,07 1,06
Cầu Rạch Cây Mẫu 5 1,08 1,07
Cầu Thị Nghè Mẫu 6 0,27 0,276
Cầu Khánh Dư Mẫu 7 0,28 0,259
Cầu Công Lý Mẫu 8 0,29 0,295
Cầu số 8 Mẫu 9 0,82 0,80
Cầu số 1 Mẫu 10 0,71 0,69
Đánh giá tương quan kết quả xác định sắt bằng phương pháp trắc quan sử
dụng thuốc thử 1,10-phenantrolin và phương pháp phổ hấp thụ
Để tiến hành đánh giá tương quan giữa hai kết quả xác định sắt bằng hai phương
pháp trên tôi sử dụng phần mềm Statgraphics Centurion 16.0
Kết quả thu được từ phần mềm cho thấy hai kết quả trên đồng nhất về mặt thống
kê với độ tin cậy là 95%. Xem thêm ở phụ lục 2
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận đã đạt được một số kết quả sau:
1. Đã tối ưu hóa một số điều kiện trong quá trình định lượng sắt hòa tan trong nước
bằng phương pháp trắc quang như sau:
- Thể tích thuốc thử là 0,5ml trong bình định mức 25ml.
- Thể tích đệm axetat là 2,5ml trong bình định mức 25ml.
- Tiến hành xây dựng đồ thị dung dịch Fe chuẩn (nước sông) với R2=0,9998.
2. Tiến hành thực nghiệm xác định sắt hòa tan trong một số mẫu nước sông thuộc
kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé ở thành phố Hồ Chí Minh.
Qua đó có đề xuất cho những khu vực trên.
3. So sánh kết quả xác định sắt hòa tan bằng phương pháp phân tích trắc quang sử
dụng thuốc thử 1,10-phenantrolin với phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
trong một số mẫu. Kết quả cho thấy sai lệch không cao chứng tỏ phương pháp đề
nghị có độ đúng và độ chính xác tương đối cao, có thể tin cậy được.
Đề xuất
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng sắt trong một số điểm khảo sát vượt quá
mức cho phép.
Một số phương pháp khử sắt có thể áp dụng
Khử sắt bằng phương pháp thoáng.
Khử sắt bằng vôi, kalipermanganat (KMnO4), clo.
Sử dụng bể lọc cặn sắt.
Khử sắt bằng phương pháp vi sinh: cấy các mầm khuẩn sắt trong lớp cát
lọc của bể lọc, thông qua các hoạt động của các vi khuẩn, sắt được loại ra
khỏi nước, thường sử dụ bể lọc chậm để khử sắt.
Do thời gian hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, có nhiều hạn
chế như: số điểm khảo sát chưa nhiều, chưa khảo sát ảnh hưởng của ion đến quá
trình xác định sắt bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10-
phenantrolin, chưa tìm hiểu thực tế quy trình xử lý nước hiện nay Song với nền
tảng lý thuyết đã đặt ra, chúng tôi hi vọng sẽ mở ra những hướng nghiên cứu sâu
hơn như:
Áp dụng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10-phenantrolin để
xác định hàm lượng sắt trong các mẫu nước thải trong các khu công nghiệp.
Tìm hiểu thêm một số phương pháp khử sắt hiệu quả.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước sông
Hình 1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước sông
PHỤ LỤC 2. Giao diện phần mềm Stagraphics
Hình 2. Giao diện phần mềm Stagraphics
PHỤ LỤC 3. Địa điểm lấy các mẫu nước sông
Bảng 1. Các thông số lúc lấy mẫu tại các điểm điểm thuộc kênh Tàu Hủ - Bến
Nghé.
Mẫu
Cầu Khánh
Hội
Cầu
Nguyễn
Văn Cừ
Cầu Chà
Và
Cầu Lò
Gốm
Cầu Rạch
Cây
Ngày
lấy
mẫu
Lần 1 13/11/2012
Lần 2 30/11/2012
Lần 3 14/12/2012
Lần 4 27/12/2012
Lần 5 12/1/2013
Thời
gian
lấy
Lần 1 06h15 06h15 06h15 06h15 06h20
Lần 2 06h00 06h00 06h00 06h00 06h05
Lần 3 16h50 16h50 16h50 16h50 17h00
mẫu Lần 4 16h35 16h35 16h35 16h35 16h40
Lần 5 17h05 17h05 17h05 17h05 17h10
Trạng
thái
mẫu
nước
Lần 1 Nước
trong,
không mùi,
ít cặn
Nước vàng
nhạt, không
mùi
Nước hơi
đục, mùi
tanh, cặn
nhiều
Nước đen,
có chất lơ
lửng, nặng
mùi
Nước đen,
có nhiều
chất lơ
lửng, nặng
mùi
Lần 2 Nước
trong,
không mùi,
ít cặn
Nước
trong,
không mùi,
Nước hơi
đục, mùi
tanh, cặn
nhiều
Nước đen,
có chất lơ
lửng, nặng
mùi
Nước đen,
có nhiều
chất lơ
lửng, nặng
mùi
Lần 3 Nước hơi
đục, không
mùi, ít cặn
Nước
trong,
không mùi,
Nước hơi
trong, cặn
nhiều
Nước đen,
có chất lơ
lửng, nặng
mùi
Nước đen,
có nhiều
chất lơ
lửng, nặng
mùi
Lần 4
Nước
trong,
không mùi,
ít cặn
Nước
trong,
không mùi,
Nước hơi
đục, mùi
tanh, cặn
nhiều
Nước đen,
có chất lơ
lửng, nặng
mùi
Nước đen,
có nhiều
chất lơ
lửng, nặng
mùi
Lần 5 Nước
trong,
không mùi,
ít cặn
Nước
trong,
không mùi,
Nước hơi
đục, mùi
tanh, cặn
nhiều
Nước đen,
có chất lơ
lửng, nặng
mùi
Nước đen,
có chất lơ
lửng, nặng
mùi
Bảng 2: Các thông số lúc lấy mẫu tại các điểm thuộc Kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè.
Mẫu Cầu Thị
Nghè
Cầu Khánh
Dư
Cầu Công
Lý
Cầu số 8 Cầu số 1
Ngày
lấy
mẫu
Lần 1 14/11/2012
Lần 2 1/12/2012
Lần 3 15/12/2012
Lần 4 28/12/2012
Lần 5 13/1/2013
Thời
gian
lấy
mẫu
Lần 1 06h10 06h10 06h10 06h10 06h15
Lần 2 06h05 06h05 06h05 06h05 06h10
Lần 3 17h10 17h10 17h10 17h10 17h15
Lần 4 17h10 17h10 17h10 17h10 17h15
Lần 5 17h40 17h40 17h40 17h40 17h45
Màu
sắc,
độ
đục
Lần 1 Nước hơi
vàng,
không mùi,
có cặn
Nước hơi
vàng, mùi
nhẹ, cặn
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn.
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Lần 2 Nước
trong,
không mùi,
có cặn
Nước hơi
vàng, mùi
nhẹ, cặn
Nước đục,
nặng mùi,
nhiều cặn.
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Lần 3 Nước hơi
vàng,
không mùi,
ít cặn
Nước hơi
vàng, mùi
nhẹ, ít cặn
Nước hơi
đục, mùi
nhẹ
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Lần 4 Nước
trong,
không mùi,
có cặn
Nước
trong, mùi
nhẹ, ít cặn
Nước hơi
đục, mùi
nhẹ, có
nhiều bo bo
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Lần 5 Nước Nước Nước hơi Nước đen, Nước đen,
trong,
không mùi,
có cặn
trong, mùi
nhẹ, ít cặn
đục, mùi
nhẹ
nặng mùi,
nhiều cặn,
có nhiều bo
bo
nặng mùi,
nhiều cặn
PHỤ LỤC 3. Mật độ quang A của các dung dịch chuẩn sắt (nước sông)
Bảng 3: Mật độ quang A của các dung dịch chuẩn sắt.
Kí hiệu Hàm lượng sắt (ppm) Mật độ quang A
Chuẩn 1 0,15 0,032
Chuẩn 2 0,2 0,042
Chuẩn 3 0,4 0,085
Chuẩn 4 0,6 0,127
Chuẩn 5 0,8 0,166
Chuẩn 6 1 0,210
PHỤ LỤC 4. Mật dộ quang A của các mẫu nước
Bảng 4: Mật độ quang A của các mẫu nước sông
Mật độ quang A
13/11/2012 30/11/2012 14/12/2012 27/12/2012 12/1/2013
K
ên
h
Tà
u
H
ủ
- B
ến
N
gh
é
Cầu
Khánh
Hội
0,049 0,051 0,043 0,048 0,046
Cầu
Nguyễn
Văn Cừ
0,050 0,047 0,040 0,043 0,041
Cầu Chà
Và
0,169 0,150 0,145 0,153 0,134
Cầu Lò
Gốm
0,179 0,175 0,173 0,178 0,171
Cầu Rạch
Cây
0,188 0,178 0,174 0,180 0,176
14/11/2012 1/12/2012 15/12/2012 28/12/2012 13/1/2013
K
ên
h
N
hi
êu
L
ộc
–
T
hị
N
gh
è
Cầu Thị
Nghè
0,043 0,045 0,038 0,047 0,039
Cầu
Khánh
Dư
0,095 0,048 0,041 0,044 0,040
Cầu Công
Lý
0,161 0,153 0,085 0,050 0,041
Cầu số 8 0,133 0,130 0,129 0,135 0,128
Cầu số 1 0,117 0,113 0,104 0,116 0,107
PHỤ LỤC 5. Kết quả chọn điều kiện tối ưu
Bảng 5: Ảnh hưởng của thể tích đệm axetat tới mật độ quang A
CFe2+ (ppm) Vđệm axetat (ml) Mật độ quang A
0,4 0 0,070
0,4 0,5 0,075
0,4 1 0,08
0,4 1,5 0,083
0,4 2 0,085
0,4 2,5 0,085
0,4 3 0,085
0,4 3,5 0,085
0,4 4 0,085
0,4 4,5 0,085
0,4 5 0,085
Bảng 6: Ảnh hưởng của nồng độ thuốc thử 1,10-phenantrolin tới mật độ quang A
CFe2+ (ppm) V1,10-phenaltrolin (ml) Mật độ quang A
0,6 0,1 0,120
0,6 0,2 0,122
0,6 0,3 0,127
0,6 0,4 0,127
0,6 0,5 0,127
0,6 0,6 0,127
0,6 0,7 0,127
0,6 0,8 0,127
0,6 0,9 0,127
0,6 1,0 0,127
0,6 1,1 0,127
0,6 1,2 0,127
PHỤ LỤC 6. Tính toán các thông số thống kê.
1. Phương trình hồi quy tuyến tính
y = a + bx với x, y là nồng độ và mật độ quang của các dung ịch
chuẩn
- Tính các hệ số hồi quy
a = ∑𝑥
2 ∑𝑦−∑𝑥∑𝑥𝑦
𝑁∑𝑥2−(∑𝑥)2 N: số điểm trên đường chuẩn
b= 𝑁∑𝑥𝑦−∑𝑥∑𝑦
𝑁∑𝑥2−(∑𝑥)2
- Hệ số tương quan tuyến tính: r = ∑[(𝑥−�̅�)(𝑦−𝑦�)]
�∑[(𝑥−�̅�)2(𝑦−𝑦�)2]
2. Tính khoảng bất ổn u(�̅�∗) và U(�̅�∗) và biển diễn kết quả
- Phương sai dư: s2residue, Y =
∑𝑦2−𝑎∑𝑦−𝑏∑𝑥𝑦
𝑁−2
- Phương sai của a: s2a = s2residue, Y
∑𝑥2
𝑁∑𝑥2−(∑𝑥)2
- Phương sai của b: s2b = s2residue, Y
𝑁
𝑁∑𝑥2−(∑𝑥)2
- Độ lệch chuẩn dư theo X: s residue, X =
sresidue,Y
𝑏
- Tính khoảng bất ổn của kết quả phân tích mẫu thực tế dựa vào phương trình
hồi quy:
u(�̅�∗) ≈ sresidue, X x �(1𝑁 + 1𝑚 + 𝑁(𝑦�∗−𝑦�)2𝑏2{𝑁∑𝑥2−(∑𝑥)2}
U(�̅�∗) = t0,95,fresidue x u(�̅�∗); fresidue = N-2
- Biểu diễn kết quả µ(�̅�∗) = �̅�∗ ± U(�̅�∗)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Trần Tuấn Anh (2012), Khóa luận tốt nghiệp: khảo sát hàm lượng sắt
trong nước bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10-phenantrolin,
Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh
2. Nguyễn Trọng Biểu, Từ Văn Mặc (2002), Thuốc thử hữu cơ. Nxb KHKT, Hà
Nội
3. Lê Thị Ngọc Chi (2011), Khóa luận tốt nghiệp: khảo sát hàm lượng sắt
trong nước bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10-phenantrolin,
Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Tinh Dung, Lê Thị Vinh, Trần Thị Yến, Đỗ Văn Huê (6-1995), Một
số phương pháp phân tích hóa lý, Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Văn Đinh (2010), Nghiên cứu chiết – trắc quang sự tạo phức đa
ligan trong hệ: 1-(2-pyridylazo)-2-naphtol (PAN-2)-Fe(III)-SCN- và ứng dụng phân
tích, Luận văn thạc sĩ hóa học, Đại học Thái Nguyên.
6. Nguyễn Mạnh Hà (2002), Nghiên cứu sự tạo phức giữa sắt(III) – PAR bằng
phương pháp đo quang và khả năng ứng dụng vào phân tích, Luận án Tiến sĩ Hóa
học, Trường Đại Học Khoa Học Tự nhiên
7. Trần Tứ Hiếu (2003), Phân tích trắc quang phổ hấp thụ Uv-Vis, NXB
ĐHQG Hà Nội.
8. Lê Văn Hiếu (2006), Nguyên tố sắt và sức khỏe, Tạp chí Hóa học số 10.
9. Hồ Sĩ Linh (2005), Nghiên cứu sự tạo phức của Fe(III) với thuốc thử 4-(2-
pyridylazo)-rezocxin(PAR) bằng phương pháp trắc quang, ứng dụng kết quả nghiên
cứu xác định hàm lượng sắt trong viên nang ferovit - Dược phẩm Thái Lan, Luận
văn thạc sĩ hóa học, Đại học Vinh
10. Cù Thành Long (2008), Bảng số và công thức thống kê trong thực nghiệm
hóa học.
11. Hoàng Nhâm (2000), Hóa học vô cơ, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Hoàng Nhâm (2000), Hóa học vô cơ, tập ba, NXB Giáo dục, Hà Nội
13. Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08 : 2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt.
14. Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09 : 2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước ngầm.
15. Nguyễn Thanh Sơn (2007), Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, Nhà xuất
bản giáo dục.
16. Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch (2001), Cơ sở hóa học môi trường, Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
17. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6177 (1996), Chất lượng nước – xác định sắt
bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin.
18. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-6 : 2008 (2008), Chất lượng nước, lấy
mẫu, hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
19. Nguyễn Đức Vận (2000), Hóa học vô cơ- tập 2, Các kim loại điển hình,
NXB Khoa học và kĩ thuật.
20. D.G. Karamanev, L. N. NiKolov, V. Mamatarkova (2002), Rapid
simultaneous quantitave determination of ferric and ferrous ions in drainage waters
and similar solutions, Minerals Engineering.
21. Lenore S. Clescerl, Arnold E. Greenberg, Andrew D. Eaton (1999), Standard
methods for the Examination of the Water and Wastewater 20th Edition, American
Public Health Association
22. N.N. Greenwood and A. Earnshaw (1998), Chemitry of the elements, Butter
worth, Heinemann
23. 2011, Nguồn nước và thủy văn, ngày 23/4/2013 từ
?List=9efd7faa-f6be-4c91-9140-e2bd40710c29&ID=5499&Web=9d294a7f-caf2-
456d-8ca0-36b393b8c052.
24. 2012, Trạm bơm Nhiêu Lộc – Thị Nghè: Hệ thống lược rác quá tải, ngày
10/4/2013 từ
tai.html
25. 2011, Vai trò của nước đối với đời sống sinh vật và hệ sinh thái nước, ngày
10/4/2013 từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_09_03_5162506373_777.pdf