Trên kết quả của đề tài nghiên cứu, để tạo điều kiện cho GV sử dụng tốt các PPDH
tích cực, tác giả xin có một số kiến nghị sau:
2. 1. Đối với các Sở Giáo dục và các trường THPT
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường THPT để dạy học.
- Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về phương pháp dạy của
chính bản thân mỗi giáo viên và việc học tập của học sinh.
- Tạo điều kiện cho học sinh có các buổi ngoại khóa, các buổi giao lưu làm cho các
em mạnh dạn, tự tin hơn.
- Luôn coi trọng và đầu tư cho học sinh yếu, học sinh kém. Nhà trường phải chọn
những giáo viên có kinh nghiệm để dạy học sinh yếu.
100 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng thư viện hồ sơ bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học tích cực- Môn hóa học 10 (chương trình cơ bản), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dobe Photoshop thiết kế các biểu tượng (icon) và tiêu đề cho trang
chủ.
Trang chủ
(lớp 10 - lớp 11 - lớp 12
Bài giảng Văn bản Bài tập Tiện ích Hình ảnh Phim
Hình 2. 4. Cấu trúc thư viện Hồ sơ BGĐT
52
Hình 2.5. Tiêu đề trang chủ được thiết kế bằng Adobe photoshop
Hình 2.6. Icon trang chủ được thiết kế bằng Adobe photoshop
Xuất hình ảnh ra dưới dạng File PNG để chất lượng hình tốt.
Dùng phần mềm Adobe dreamweaver thiết kế “Trang chủ”
- Mở chương trình: Start > Macromedia Dreamweaver > HTML > soạn thảo
chương trình. Sử dụng công cụ Table để thiết kế bố cục trang và hình ảnh.
- Chèn hình ảnh: Insert > Images
- Dùng Page Propertive định dạng các thuộc tính cho các nội dung của thư viện
53
Hình 2.7 Giao diện dùng để chỉnh các thuộc tính trang
Tạo liên kết các hình ảnh trên trang chủ với các trang khác bằng cách đánh địa chỉ
Link và chọn đích đến (target) trong bảng Properties.
2.4.2.2. Trang “ Bài giảng”
Xây dựng hệ thống các BGĐT chương “ Oxi – Lưu huỳnh” lớp 10 chương trình
cơ bản
Trang “ Bài Giảng “ cung cấp cho GV các BGĐT được thiết kế sẵn theo hệ thống kiến
thức Hóa học của từng đơn vị bài học
Sau khi thiết kế kế hoạch bài dạy trên nền Word, chúng tôi đã thiết kế BGĐT trên
Microsoft Powerpoint:
Hình 2.8. BGĐT được thiết kế bằng Microsoft Powerpoint
54
Vào chương trình: Start > Microsoft Powerpoint
Soạn chương trình: Insert > New Slide
- Tạo hiệu ứng minh họa cho bài : Slideshow > Custom Animation > chọn hiệu ứng thích
hợp
- Lưu lại và xuất File dưới định dạng Flash với Ad-ins Ispring Suit
Thiết kế giao diện trang” Bài giảng”
- Tiêu đề: Theo từng đơn vị bài học ( ví dụ Bài 29: Oxi – Ozon)
- Tựa đề các bài giảng theo chương trình sách giáo khoa.
- Các icon “Bài giảng”, “ Văn bản”,” Bài tập”, “Tiện ích”, “Hình ảnh”, “Video” được
Link đến trang tương ứng.
Hình 2.9 Trang “Bài giảng” được thiết kế bằng Adobe Dreaweaver
2.4.2.3. Xây dựng trang “ Văn bản”
Xây dựng hệ thống tư liệu cho trang “ Văn bản”
Dựa vào nội dung sách giáo khoa và một số tư liệu tham khảo xây dựng kế hoạch bài dạy
với công cụ Microsoft Word
Sưu tầm các tài liệu có liên quan đến nội dung của bài giảng đang xây dựng và tổng hợp
thành 1 thư mục.
Thiết kế giao diện trang “ Văn bản”
- Các icon “Bài giảng”, “ Văn bản”,” Bài tập”, “Tiện ích”, “Hình ảnh”, “Phim” được
Link đến trang tương ứng.
55
Hình 2.10. Trang “Văn bản” được thiết kế bằng Adobe Dreaweaver
- Các tiêu đề của các tài liệu tham khảo được Link đến tài liệu tương ứng.
2.4.2.4. Trang “ Bài tập”
Xây dựng hệ thống tư liệu cho trang “Bài tập”
Sưu tầm, phân loại và giải một số bài tập có liên quan đến nội dung của bài giảng đang
xây dựng và tổng hợp thành 1 thư mục.
Thiết kế giao diện trang “ Bài tập”
- Các icon “Bài giảng”, “ Văn bản”,” Bài tập”, “Tiện ích”, “Hình ảnh”, “Phim” được
Link đến trang tương ứng.
Hình 2.11. Trang “Bài tập” được thiết kế bằng Adobe Dreaweaver
56
- Các tiêu đề của các dạng bài tập tham khảo được Link đến tài liệu tương ứng.
2.4.2.5. Trang “ Tiện ích ”
Xây dựng hệ thống tư liệu cho trang “Tiện ích”
Sưu tầm file cài đặt và hướng dẫn sử dụng của một số phần mềm thường dùng khi soạn
thảo các BGĐT Hóa học như: Chemformater, Microsoft office, và tổng hợp thành 1
thư mục.
Thiết kế giao diện trang “Tiện ích”
- Các icon “Bài giảng”, “ Văn bản”,” Bài tập”, “Tiện ích”, “Hình ảnh”, “Phim” được
Link đến trang tương ứng.
Hình 2.12. Trang “Tiện ích” được thiết kế bằng Adobe Dreaweaver
- Các tiêu đề của các File được Link đến tài liệu tương ứng.
2.4.2.6. Trang “ Hình ảnh ”
Xây dựng hệ thống tư liệu cho trang “Hình ảnh”
Sưu tầm các hình ảnh có nội dung phù hợp với các nội dung của BGĐT Hóa học đang
được xây dựng và tổng hợp thành 1 thư mục. Lưu ý: chọn hình ảnh có chất lượng tốt( nên
chọn file có định dạng jpg hay png)
Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop tổng hợp các hình ảnh thành thư viện đẹp mắt:
- Vào phần mềm Adobe Photoshop > File > Atomate > Web photo Gallery
- Chỉnh các thông số phù hợp
57
Hình 2.10 Photo gallery
Thiết kế giao diện trang “Hình ảnh”
- Các icon “Bài giảng”, “ Văn bản”,” Bài tập”, “Tiện ích”, “Hình ảnh”, “Video” được
Link đến trang tương ứng.
Hình 2.13. Trang “hình ảnh” được thiết kế bằng Adobe Dreaweaver
- Các tiêu đề của các File được Link đến tài liệu tương ứng.
2.4.2.7. Trang “ Phim ”
Xây dựng hệ thống tư liệu cho trang “Phim”
Sưu tầm các đoạn phim có nội dung phù hợp với các nội dung của BGĐT Hóa học
đang được xây dựng và tổng hợp thành 1 thư mục.
Lưu ý: chọn Phim có chất lượng tốt( hình ảnh rõ ràng sắc nét)
58
Sử dụng phần mềm Format Factory chuyển định dạng tất cả các Video về dạng FLV
tổng hợp các Video thành một thư mục.
Hình 2.14. Đổi định dạng các video bằng phần mềm Format Factory
Thiết kế giao diện trang “Phim”
- Các icon “Bài giảng”, “ Văn bản”,” Bài tập”, “Tiện ích”, “Hình ảnh”, “Phim” được
Link đến trang tương ứng.
Hình 2.15. Trang “Phim” được thiết kế bằng Adobe Dreaweaver
- Các tiêu đề của các File được Link đến tài liệu tương ứng.
- Icon Download được link đến File tương ứng.
2.4.3. Giới thiệu HSBGĐT đã thiết kế
59
Mỗi HSBGĐT được xây dựng với 6 thành phần bao gồm 2 nội dung chính: bài trình
diễn và tư liệu hỗ trợ dạy học. Bài trình diễn ứng với phần “Bài giảng”, tư liệu hỗ trợ dạy
học tích cực ứng với 5 phần còn lại: Văn bản, Bài tập, Phim, Hình ảnh và Tiện ích. Các
thành phần hỗ trợ dạy học tích cực sẽ hỗ trợ GV dễ dàng soạn thảo cũng như sử dụng
BGĐT để hỗ trợ dạy học tích cực một cách hiệu quả mà ít tốn công sức nhất. Với phạm
vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã xây dựng được 5 bộ HSBGĐT cho các bài của
chương “Oxi – Lưu huỳnh” lớp 10 chương trình cơ bản.
Dưới đây chúng tôi xin trình bày HSBGĐT của bài “Oxi – Ozon”
Nội dung bài trình diễn( ứng với phần “Bài giảng”)
I. NỘI DUNG BÀI HỌC
A) Oxi
1) Vị trí và cấu tạo
2) Tính chất vật lý
3) Tính chất Hóa học
4) Ứng dụng
5) Điều chế: Trong phòng thí nghiệm
Trong công nghiệp
B) Ozon
1) Tính chất
2) Ozon trong tự nhiên
3) Ứng dụng
II. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
HS biết:
- Vị trí và cấu tạo nguyên tử Oxi, cấu tạo phân tử O2 .
60
- Tính chất vật lý, tính chất Hóa học cơ bản của Oxi và Ozon là tính oxi hóa
mạnh, nhưng Ozon mạnh hơn Oxi.
- Vai trò của Oxi và tầng Ozon đối với sự sống trên Trái Đất.
HS hiểu:
- Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của O2, O3. Chứng minh bằng các phương
trình phản ứng trên.
- Nguyên tắc điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
2. Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh để rút ra nhận xét về tính chất và phương pháp
điều chế.
- Viết phương trình Hóa học phản ứng của Oxi với một số đơn chất và hợp
chất.
- Nhận biết các chất khí.
3. Thái độ,tình cảm
Giúp HS có ý thức tích cực học tập, bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng Ozon
III. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh (file hình), các đoạn phim về các phản ứng cũng như ứng dụng của Oxi,
Ozon.
- Hóa chất: bình chứa Oxi, Na, P đỏ, C2H5OH, KMnO4.
- Dụng cụ: giá thí nghiệm, kẹp ống nghiệm, bát sứ, đèn cồn, ống nghiệm.
- Các phiếu học tập.
61
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS Nội dung trình chiếu
Hoạt động 1. Vào bài
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học
tập
GV: Vừa qua chúng ta đã học phân
nhóm chính VIIA có tên gọi là gì?
HS: Trả lời
GV: Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu học
phân nhóm VIA còn có tên gọi là
“Chancogen” theo tiếng Hy Lạp nghĩa
là nguyên tố sinh ra quặng, vì chúng tồn
tại nhiều ở dạng quặng trong (lòng) vỏ
Trái Đất. (Ngoài ra còn gọi là “nhóm
Oxi” )
Oxi được Priestly tìm ra ngày 1 tháng 8
năm 1774 (nhiệt phân HgO).
Oxi cũng được Scheele tìm ra bằng cách
nhiệt phân NaNO3.
Oxi được Lavoisier đặt tên vào năm
1774.Ông cũng giải thích quá trình đốt
cháy là phản ứng với oxi(1777).
A. Oxi
Hoạt động 2. Tìm hiểu về vị trí và cấu tạo của Oxi
GV yêu cầu HS dựa vào bảng
tuần hoàn để xác định vị trí của
nguyên tố Oxi.
HS: Xác định vị trí của nguyên tố
oxi.
Số thứ tự: 8, chu kỳ 2, nhóm VIA
GV yêu cầu HS viết cấu hình
electron của O từ đó suy ra công
thức phân tử, công thức cấu tạo.
HS: 8O 1s22s22p4
CPTP: O2 ,CTCT: O = O
62
Hoạt động 3. Tìm hiểu về tính chất vật lý
GV cho HS quan sát bình đựng
khí Oxi, nghiên cứu SGK để đưa
ra các tính chất vật lý. Yêu cầu
HS xác định tỉ khối của Oxi so với
không khí
HS phát biểu:
- Khí Oxi không màu, không mùi,
nặng hơn không khí (d ≈ 1,1).
GV giới thiệu thêm về độ tan của
khí Oxi, nhiệt độ sội (hóa lỏng)
của O2, giới thiệu màu sắc của
Oxi lỏng.
HS: tos (O2) = -183oC
GV gợi ý HS giải thích tác dụng
của giàn mưa trong xử lý nước
ngầm hoặc trong các ao nuôi tôm.
63
Hoạt động của GV và HS Nội dung trình chiếu
Hoạt động 4. Tìm hiểu về tính chất Hóa học của Oxi
GV đặt vấn đề: từ cấu tạo nguyên
tử Oxi hãy cho biết khi tham gia
các phản ứng Hóa học, nguyên tử
Oxi chủ yếu nhường hay nhận
electron?
HS nhận xét: Từ cấu tạo nguyên
tử và độ âm điện của Oxi là 3,44
chỉ kém Flo là 3,98. Suy ra:
- Oxi là nguyên tố phi kim hoạt
động Hóa học, dễ dàng nhận 2
electron .
- Tính oxi hóa mạnh:
2-O + 2e O→
- Số oxi hóa trong hợp chất là – 2.
1. Tìm hiểu về phản ứng của Oxi với kim loại
GV làm thí nghiệm: cho kim loại
Natri đã đốt nóng đỏ vào bình
chứa khí O2 .
GV yêu cầu HS quan sát hiện
tượng, giải thích bằng phương
trình. GV yêu cầu HS xác định số
oxi hóa của các nguyên tố trong
phương trình phản ứng.
HS: Viết phương trình phản ứng :
o +10 0 -2t C
224Na + O Na O→
GV hướng dẫn HS nhận xét về khả năng
64
phản ứng của Oxi với kim loại.
Nhận xét: Oxi tác dụng với hầu hết các
kim loại trừ Au, Ag. Phương trình
2. Tìm hiểu về phản ứng của oxi với phi kim
GV cho HS quan sát phương trình
phản ứng, đưa ra dự đoán về sản
phẩm sau đó cho HS quan sát
phim thí nghiệm đốt cháy Photpho
đỏ.
Yêu cầu HS quan sát hiện tượng,
nhận xét, viết phương trình phản
ứng. GV yêu cầu HS xác định sự
thay đổi số oxi hóa của các
nguyên tố .
HS: nêu hiện tượng và viết
phương trình phản ứng :
o0 0 +5 -2t C
22 54P + 5O 2P O→
Nhận xét: Oxi tác dụng với hầu hết các
phi kim (trừ Halogen)
3. Tìm hiểu về phản ứng của oxi với các hợp chất
GV làm thí nghiệm: Đốt cháy
C2H5OH trong bát sứ với sự có
mặt của Oxi không khí. Yêu cầu
HS quan sát hiện tượng, viết
phương trình phản ứng
GV hướng dẫn HS viết phương
trình phản ứng khi cho khí CO
cháy trong Oxi.
HS: quan sát hiện tượng và giải
65
thích bằng phương trình phản ứng
:
00 -2 -2t
22 5 2 2C H OH +3O 2CO + 3H O→
0+2 0 +4 -2t
2 22CO + O 2CO→
GV gợi ý HS rút ra 2 nhận xét.
GV kết luận 2 ý:
- Oxi có tính oxi hóa.
- Oxi thể hiện tính oxi hoa mạnh.
GV yêu cầu HS giải thích.
HS: Oxi có tính oxi hóa vì lớp
ngoài cùng có 6e > dể nhận 2e
2-O + 2e O→
Oxi có tính oxi hóa mạnh vì có độ
âm điện lớn (chỉ kém Flo)
Hoạt động 5. Tìm hiểu các ứng dụng cúa Oxi
GV cho HS xem một số hình ảnh
về ứng dụng của Oxi :
- Oxi dùng luyện gang thép.
- Oxi dùng cho thợ lặn, nhà du
hành vũ trụ, cấp cứu, chữa bệnh.
- Biểu đồ tỉ lệ % về ứng dụng của
Oxi trong công nghiệp (hình 6.1
SGK).
HS quan sát và rút ra các ứng
dụng.
Hoạt động của GV và HS Nội dung trình chiếu
Hoạt động 6. Tìm hiểu về cách điều chế
66
1. Tìm hiểu cách điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm
GV hướng dẫn HS xem SGK để
xác định nguyên tắc và đề xuất
một số hợp chất có thể dùng để
điều chế Oxi trong phòng thí
nghiệm.
HS nêu nguyên tắc (phân hủy các
hợp chất hữu cơ giàu Oxi và kém
bền nhiệt như KMnO4 rắn, KClO3
rắn, H2O2,) và viết phương trình
phản ứng điều chế Oxi.
GV cho HS quan sát thí nghiệm
điều chế O2 bằng cách nhiệt phân
H2O2.
GV gợi ý Hs quan sát, rút ra nhận
xét về cách thu khí Oxi và nhận
biết khí Oxi, viết phương trình
phản ứng .
HS: Thu qua nước (hoặc thu trực
tiếp bằng phương pháp đẩy không
khí).
- Làm bùng cháy mẩu than hồng.
- Phương trình phản ứng:
2MnO
2 2 2 2 2H O 2H O + O→
2. Tìm hiểu cách sản xuất Oxi trong công nghiệp
67
GV đặt ra vấn đề: Nguồn nguyên
liệu nào trong tự nhiên có thể
dùng để điều chế Oxi?
GV giới thiệu ngắn gọn về quá
trình sản xuất oxi trong công
nghiệp và hỏi:
- Dựa vào tính chất vật lý nào của
Oxi để có thể tách được Oxi ra
khỏi khôngkhí?
HS:
1.hóa long
22. chung cat phan doanKhông khí O→ ↑
- Điện phân nước:
2 4
dp
2 2 2H SO hayNaOH
1H O H + O
2
→ ↑
- Tại sao khi điện phân nước người ta
thường hòa tan một ít H2SO4 hay NaOH
HS: Tăng tính dẫn điện.
B. Ozon
Hoạt động 7. Tìm hiểu về tính chất của Ozon
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK,
từ đó so sánh với Oxi về tính chất
vật lý và tính chất Hóa học
1. Về tính chất vật lý:
- Trạng thái?
- Nhiệt độ hóa lỏng?
- Tính tan trong nước?
2. Về tính chất Hóa học: Tính oxi
hóa?
68
GV cung cấp thông tin, Ozon là
dạng thù hình của Oxi.
HS:
1. Tính chất vật lý, khí O3 màu
xanh nhạt. mùi đặc trưng, hóa
lỏng ở nhiệt độ - 112oC, tan trong
nước nhiều hơn Oxi.
2. Tính chất Hóa học: có tính oxi
hóa mạnh và mạnh hơn Oxi.
- Ozon oxi hóa được hầu hết các
kim loại:
2Ag + O →
3 2 22Ag + O Ag O + O→
- Ozon oxi hóa được nhiều phi
kim và các hợp chất vô cơ và hữu
cơ.
Hoạt động 8. Tìm hiểu về Ozon trong tự nhiên và ứng dụng của Ozon
1. Tìm hiểu về Ozon trong tự nhiên
GV cho HS xem phim về cơ quá
trình hình thành khí Ozon trong
khí quyển và sự tạo thành tầng
Ozon.
- Ozon tạo ra do phóng điện
(chớp, sét) trong khí quyển.
- trên mặt đất, Ozon tạo ra do có
sự oxi hóa một số chất hữu cơ
(nhựa thông, rong biển,)
69
2. Tìm hiểu về ứng dụng của Ozon
GV cho HS xem một số hình ảnh
về:
- Tầng Ozon.
- Ứng dụng của Ozon.
- Hiện trạng tầng Ozon và các giải
pháp bảo vệ môi trường.
GV bổ sung thêm tá dụng của
Ozon:
- Ngăn tia tử ngoại.
- Một lượng nhỏ Ozon làm cho
không khí trong lành
HS tóm tắt ứng dụng của tầng
Ozon:
- Trong y học: chữa sâu răng.
- Trong đời sống: dùng sát trùng
rau quả, nước sinh hoạt.
- Trong công nghiệp: tẩy trắng
tinh bột, dầu ăn và nhiều vật phẩm
khác
70
Hoạt động 9. Củng cố - Hướng dẫn tự học
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
1) So sánh tính chất Hóa học của O3 và O2?
2) Nêu phương pháp Hóa học phân biệt O3 và O2?
GV cho các HS khác nhân xét, bổ sung, chỉnh sửa.
GV dặn dò về nhà:
- Học bài, chú ý kỹ tính chất Hóa học và điều chế. Khi học, nên có sự so sánh
giữa O2 và O3 để có sự khắc sâu kiến thức.
- Làm bài tập GV cho và các bài tập SGK
- Sưu tầm hình ảnh về lỗ thủng tầng Ozon, các hậu quả và biện pháp khắc phục.
Tư liệu hỗ trợ dạy học tích cực. Gồm 5 thành phần:
1) Phần “ Văn bản”: chứa các tư liệu hỗ trợ GV dạy học tích cực bài “Oxi-Ozon”
dưới dạng văn bản.
- Tư liệu “giáo án”cung cấp cho GV một kế hoạch gợi ý áp dụng BGĐT như
thế nào trên lớp, giáo án chính là phần chuẩn bị, dự đoán các tình huống sẽ xảy
ra trên lớp, giúp GV có sự chuẩn bị tốt hơn khi đến lớp.
- Tư liệu “Lịch sử tìm ra nguyên tố Oxi” cung cấp cho GV thông tin về lịch sử
tìm ra nguyên tố này, các mốc thời gian cụ thể. Thông tin này có thể giúp GV
thiết kế hoạt động mở bài tạo được hứng thú cho HS.
- Các tư liệu “ Sinh lý hô hấp”, “Điều trị bệnh bằng Oxi cao áp”, “Vai trò của
Oxi đối với sinh vật”, “CFC và quá trình thủng tầng Ozon” cung cấp cho GV
71
thông tin về các ứng dụng của Oxi trong cuộc sống. Thông qua các tư liệu này,
GV có thể thiết kế được các hoạt động giúp cho HS nhận thấy được mối liên hệ
giữa kiến thức lý thuyết sách vở và các quá trình tự nhiên, các hiện tượng trong
cuộc sống, làm cho HS có niềm tin vào khoa học, từ đó nâng cao tính tự giác,
chủ động học tập của HS.
- Các tư liệu “ Thiết kế bài giảng”, “ phân phối chương trình” giúp GV có được
thông tin chính xác về yêu cầu của Bộ giáo dục cũng như xã hội về lượng kiến
cũng như các kỹ năng cơ bản mà HS cần có sau mỗi giờ học, từ đó GV có thể
thiết kế các hoạt động lên lớp phù hợp hài hòa giữa nhu cầu tiếp thu kiến thức,
kỹ năng của người học và nhu cầu xã hội.
2) Phần “Bài tập”: cung cấp cho GV các dạng bài tập có thể sử dụng trong tiến
trình dạy học. Bài tập gồm 2 dạng trắc nghiệm và tự luận. Bài trắc nghiệm gồm
bài trắc nghiệm lý thuyết (80 câu hỏi) và trắc nghiệm tính toán (50 câu hỏi).
Bài tập tự luận gồm các bài có hướng dẫn giải và các đề bài tập thêm. GV có
thể sử dụng nguồn bài tập này làm công cụ đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức
và rèn luyện kỹ năng làm bài cho HS, kích thích HS tự tìm tòi kiến thức bằng
cách sử dụng các bài tập như là nhiệm vụ học tập cho HS.
3) Phần “Phim”: chứa các tư liệu hỗ trợ GV dạy học tích cực bài “Oxi-Ozon”
dưới dạng các đoạn phim. Các đoạn phim được sắp xếp theo các mục: Cấu tạo
và tính chất vật lý (2 phim), tính chất Hóa học (14 phim), ứng dụng và điều chế
(7 phim) để thuận tiện cho việc sử dụng của các GV. Các đoạn phim có thể
dùng trong hoạt động mở bài, minh họa các thí nghiệm khó xảy ra hay gây độc,
minh họa cho các ứng dụng, quy trình sản xuất, mang học sinh đến với những
ứng dụng phong phú của Hóa học một cách sinh động nhất.
4) Phần “Hình ảnh ”: chứa các tư liệu hỗ trợ GV dạy học tích cực bài “Oxi-Ozon”
dưới dạng hình ảnh. Các hình ảnh cũng đươc phân loại theo từng mục: cấu tạo
và tính chất vật lý, tính chất Hóa học, ứng dụng và điều chế. GV có thể dùng
các hình này để tạo không khí sinh động cho lớp học, làm cho các kiến thức
khô khan, trừu tượng trở nên trực quan và gẫn gũi hơn.
72
5) Phần “Tiện ích”: chứa các tư liệu hỗ trợ GV dạy học tích cực bài “Oxi-Ozon”
dưới dạng các phần mềm cài đặt. Khi soạn thảo BGĐT, đặc biệt là bài giảng
cho bộ môn Hóa học, GV thường gặp khá nhiều khó khăn trong việc soạn thảo.
Với mong muốn giảm bớt những khó khăn ấy, chúng tôi đã sưu tầm và đưa vào
thư viện BGĐT này các phần mềm công cụ hỗ trợ chuyển đổi định dạng các
File (Format factory); phần mềm Chem formatter hỗ trợ đánh công thức Hóa
học trong word, Powerpoint, Excel, ; phần mềm Chemistry handbook, cung
cấp cho GV một thư viện tra cứu tính chất các chất. GV có thể cho HS sử dụng
Chemistry handbook để tra cứu ở nhà cũng như thực hiện các nhiệm vụ tìm
kiếm thông tin nhanh chóng. Ngoài ra, phần mềm Crocodile chemistry sẽ giúp
GV thiết kế được các thí nghiệm ảo phục vụ cho giảng dạy,Các phần mềm
đều gồm 2 phần: File cài đặt và File hướng dẫn sử dụng cơ bản.
2.5. Sử dụng HSBGĐT hiệu quả để hỗ trợ dạy học tích cực
Dạy học tích cực đồng nghĩa với việc HS là chủ thể hoạt động, GV chỉ là người tổ
chức, thiết kế, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người
học.)[20].Giảm thời gian thuyết trình, tăng thời gian đàm thoại, thảo luận giữa thầy và
trò, cho HS có cơ hội thảo luận, tranh luận,là những biện pháp tích cực hóa hoạt động
của HS.
Với sự hỗ trợ của thư viện HSBGĐT, GV có thêm nhiều công cụ để khai thác các đặc
thù của bộ môn Hóa học để tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú cho HS
như: dự đoán lý thuyết, mô hình hóa, thảo luận nhóm, giải thích, thí nghiệm,giúp HS
hoạt động tích cực, chủ động hơn. Sử dụng nguồn tư liệu về các tin tức, hiện tượng thực
tế của HSBGĐT, GV có thể làm cho bài học có tính thời sự, tạo ra những tình huống mới
lạ, gắn liền thực tiễn đời sống với kiến thức môn học. Hệ thống các bài tập giúp GV rèn
luyện các kỹ năng sáng tạo, tư duy logic cho HS. Ngoài ra, hệ thống các bài tập còn có
thể được sử dụng cho công tác kiểm tra đánh giá, tạo điều kiện cho GV có đủ thông tin để
điều chỉnh qua trình dạy học sao cho phù hợp với nhu cầu của HS và nhu cầu xã hội. Các
phương tiện trực quan, đặc biệt là tranh ảnh, đoạn phim hỗ trợ đắc lực cho việc tạo không
khí sinh động cho lớp học.
73
Tuy nhiên, GV cần lưu ý không có phương tiện hay phương pháp dạy học nào là vạn
năng, muốn đạt hiệu quả cao trong giảng dạy thì GV phải phối hợp sử dụng nhiều
phương pháp sao cho phù hợp với tình hình thực tế của bản thân, của lớp học, của mỗi
trường và của mỗi địa phương.
74
Chương 3:THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM
- Đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của thư viện HSBGĐT trong việc hỗ trợ giáo
viên xây dựng BGĐT phục vụ cho dạy học tích cực.
3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM
Trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 4 cặp lớp tại 3 trường
THPT tại Tp. HCM và huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Đối với mỗi trường, chúng tôi
chọn ra cặp lớp có trình độ tương đương làm lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Bảng 3.1. Lớp thực nghiệm và đối chứng khi thực nghiệm
STT
Trường, giáo viên
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
1
THPT Trưng
Vương (Quận 6 –
Tp. Hồ Chí Minh)
(Giáo viên Võ Thị
Ngọc Thẩm )
10A2 45
10A4
41
2
THPT Mạc Đĩnh
Chi (Quận 6 – Tp.
Hồ Chí Minh)
(Giáo viên Phạm
Khánh Vinh)
10A5 44 10A6 45
3
THPT Huỳnh
Văn Nghệ
(huyện Tân Uyên,
tỉnh Bình Dương)
(Giáo viên Nguyễn
Thị Tuyết Mai)
10.1 44 10.3 47
10.2 49 10.4 47
3.3. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM
• Bước 1: Chọn lớp thực nghiệm, đối chứng.
75
• Bước 2: Chọn bài thực nghiệm. Nội dung cụ thể được thực nghiệm như sau:
HSBGĐT các bài:
+ Bài “Oxi – Lưu huỳnh”
+ Bài “Lưu huỳnh”
+ Bài “Hidro Sunfua – Lưu huỳnh đioxit”
+ Bài “Axit sunfuric – Muối sunfat”
• Bước 3: Gặp GV thực nghiệm.
- Cung cấp cho các GV các tài liệu liên quan đến nội dung thực nghiệm (thư viện
HSBGĐT)
- Trao đổi, thảo luận với các GV về nội dung và phương pháp thực nghiệm như sau:
a. Đối với các lớp thực nghiệm
GV sử dụng thư viện HSBGĐT mà đề tài nghiên cứu để thiết kế và sử dụng BGĐT
khi giảng dạy.
b. Đối với các lớp đối chứng
GV vẫn dạy theo bài giảng truyền thống, không sử dụng thư viện HSBGĐT mà
chúng tôi đang nghiên cứu (có thể sử dụng các BGĐT có sẵn của GV).
• Bước 4: Tiến hành dạy ở lớp đối chứng và thực nghiệm.
• Bước 5: Kiểm tra chấm điểm.
Khi dạy hết nội dung các bài “Oxi – Lưu huỳnh, “ Lưu huỳnh”, “ Hidro Sunfua –
Lưu huỳnh đioxit”, “Axit sunfuric – Muối sunfat” chúng tôi cho học sinh làm bài
kiểm tra 15 phút.
• Bước 6: Xử lý số liệu
Kết quả TN được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học theo các bước sau:
1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích luỹ.
2. Vẽ đồ thị các đường luỹ tích.
3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập.
4. Tính các tham số thống kê đặc trưng
a. Điểm trung bình cộng
i
k
i
i
k
kk xn
nnnn
xnxnxnx ∑
=
=
+++
+++
=
121
2211 1
...
...
76
xi: điểm đạt (với xi chạy từ 0 đến 10)
ni : số bài (hoặc số HS) đạt được điểm xi ở mỗi lần kiểm tra còn gọi là tần số của các giá
trị xi
n: mẫu (tổng số HS được kiểm tra)
b. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S
Độ lệch chuẩn cho biết độ phân tán của tập hợp điểm số xoay quanh giá trị trung
bình. Chỉ số S thấp cho thấy tập hợp điểm số tập trung (gần giá trị trung bình), và ngược
lại, chỉ số S cao cho thấy điểm số phân tán.
c. Sai số tiêu chuẩn
Giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng
d. Hệ số biến thiên
Dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bẳng phân phối có giá trị trung
bình khác nhau hoặc 2 mẫu có quy mô rất khác nhau.
Hệ số biến thiên càng nhỏ thì mức phân tán càng ít.
Chú ý:
- Nếu 2 lớp TN và ĐC có giá trị TNx và ĐCx bằng nhau thì lớp nào có độ lệch tiêu
chuẩn tương ứng nhỏ hơn thì có chất lượng tốt hơn.
- Nếu 2 lớp TN và ĐC có giá trị TNx và ĐCx khác nhau thì lớp nào có hệ số biến
thiên V tương ứng nhỏ hơn thì có chất lượng tốt hơn.
e. Đại lượng kiểm định t (Student)
1n
)x(x n
S
n
1i
2
ii
2
x −
−
=
∑
=
1n
)x(xn
S
n
1i
2
ii
x −
−
=
∑
=
n
sm =
100%
x
SV =
ĐCTNS −
−
= ĐCTN
xxt
mx ±
)11(
2
)1().1(S
22
ĐC-TN
ĐCTNĐCTN
ĐCĐCTNTN
nnnn
SnSn
+
−+
−+−
=
77
Với
So sánh t với giá trị tới hạn tα,k (với α ≤0,05, k = 2−+ ĐCTN nn )
Dùng hàm TINV(α;k) trong Microsoft Excel tìm giá trị tα,k
Nếu t ≥ tα,k thì sự khác biệt giữa TNx và ĐCx có ý nghĩa với mức α
Nếu t < tα,k thì sự khác biệt giữa TNx và ĐCx không có ý nghĩa với mức α
• Bước 7: Phát phiếu điều tra thăm dò hiệu quả của thư viện HSBGĐT đối với học
sinh và xử lý kết quả điều tra.
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.4.1. Kết quả học tập
Sau khi thực nghiệm, chúng tôi dựa trên kết quả kiểm tra tập trung về nội dung 4
bài trên để so sánh, phân tích hiệu quả của thư viện HSBGĐT trong dạy học Hóa học ở
trường THPT. Dựa vào điểm số kiểm tra 15 phút này, chúng tôi dùng phần mềm Excel để
phân tích dữ liệu để xét xem sự khác nhau về điểm trung bình của 2 lớp thực nghiệm và
đối chứng.
Kết quả thu được cụ thể như sau:
• Cặp TN 1 – ĐC1: 10A2 và 10A4 Trường THPT Trưng Vương
Bảng 3.2. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài "Oxi – Lưu huỳnh "
cặp TN1–ĐC1
Lớp
Số
HS
Điểm Xi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
10A2 45 0 0 0 0 2 1 3 10 16 9 4
10A4 41 0 0 0 1 3 4 9 13 7 2 3
% Số HS đạt điểm dưới Xi
10A2 45 0,00 0,00 0,00 0,00 4,44 6,67 13,33 35,56 71,11 91,11 100
10A4 41 0,00 0,00 0,00 2,44 9,76 19,51 41,46 70,73 87,80 92,68 100
78
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra “Oxi – Lưu huỳnh”cặp TN1- ĐC1
Bảng 3.3. Tổng hợp bài kiểm tra “Oxi – Lưu huỳnh” cặp TN1 – ĐC1
Lớp % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi
T.N 4,44 8,89 86,67
ĐC 9,76 31,71 58,54
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra “Oxi – Lưu huỳnh”của cặp TN1- ĐC1
TN
ĐC
T.N
ĐC
79
• Cặp TN 2– ĐC2: 10A5 và 10A6 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi
Bảng 3.5. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài “Lưu huỳnh”
cặp TN2 – ĐC2
Lớp
Số
HS
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
10A5 44 0 0 0 0 1 1 2 9 15 13 3
10A6 45 0 0 0 0 2 7 6 12 10 6 2
% Số HS đạt điểm Xi trở xuống
10A5 44 0,00 0,00 0,00 0,00 2,27 4,55 9,09 29,55 63,64 93,18 100
10A6 45 0,00 0,00 0,00 0,00 4,44 20,00 33,33 60,00 82,22 95,56 100
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra “Lưu huỳnh” cặp TN2 – ĐC2
Bảng 3.5. Tổng hợp bài kiểm tra “Lưu huỳnh” cặp TN2 – ĐC2
Lớp % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi
T.N 2,27 6,82 90,91
ĐC 4,44 28,89 66,67
TN
ĐC
80
Hình 3.5. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra “Lưu huỳnh” cặp TN2 – ĐC2
• Cặp TN 3 – ĐC3: 10.1 và 10.3 Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
Bảng 3.6. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài ““ Hidro Sunfua – Lưu huỳnh đioxit”
cặp TN3 – ĐC3
Lớp
Số
HS
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
10.1 44 0 0 0 0 4 5 8 9 7 7 4
10.3 47 0 0 0 1 5 8 12 12 4 4 1
% Số HS đạt điểm Xi trở xuống
10.1 44 0,00 0,00 0,00 0,00 9,09 20,45 38,64 59,09 75,00 90,91 100
10.3 47 0,00 0,00 0,00 2,13 12,77 29,79 55,32 80,85 89,36 97,87 100
T.N
ĐC
81
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra bài“ Hidro Sunfua – Lưu huỳnh đioxit”,cặp
TN3 – ĐC3
Bảng 3.7. Tổng hợp bài kiểm tra bài “Hidro Sunfua – Lưu huỳnh đioxit, cặp TN3 – ĐC3
Lớp % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi
T.N 9.091 29.545 61.36
ĐC 12.77 42.553 44.68
Hình 3.6. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra bài “Hidro Sunfua – Lưu huỳnh đioxit” cặp TN3 –
ĐC3
TN
ĐC
T.N
ĐC
82
TN
ĐC
• Cặp TN4 – ĐC4: 10.2 và 10.4 Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần số lũy tích bài “Axit sunfuric – Muối sunfat” cặp TN4 –
ĐC4
Lớp
Số
HS
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
10.2 49 0 0 0 0 0 2 5 12 18 8 4
10.4 47 0 0 0 0 3 6 6 11 14 5 2
% Số HS đạt điểm Xi trở xuống
10.2 49 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 4,08 14,29 38,78 75,51 91,84 100
10.4 47 0,00 0,00 0,00 0,00 6,38 19,15 31,91 55,32 85,11 95,74 100
Bảng 3.8. Tổng hợp bài kiểm tra bài “Axit sunfuric – Muối sunfat” cặp TN4 – ĐC4
Lớp % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi
T.N 0 14.286 85.71
ĐC 6.383 25.532 68.09
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra bài “Axit sunfuric
– Muối sunfat” cặp TN4 – ĐC4
83
Hình 3.8. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra bài “Axit sunfuric – Muối sunfat”” cặp TN4 –
ĐC4
Tổng hợp các tham số đặc trưng các bài kiểm tra
Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng
Lớp Số HS x mx + S V%
TN1-10A2 45 7,733 7,733 ± 0,23 1,51 19,57
ĐC1-10A4 41 7,024 7,024 ± 0,28 1,82 25,96
TN2-10A5 44 7,886 7,886 ± 0,21 1,84 23,59
ĐC2-10A6 45 7,333 7,333 ± 0,24 1,38 17,56
TN3-10.1 44 7,068 7,068 ± 0,23 1,56 24,71
ĐC3-10.3 47 6,319 6,319 ± 0,27 1,77 25,05
TN4-10.2 49 7,755 7,755 ± 0,17 1,22 15,69
ĐC4-10.4 47 7,064 7,064 ± 0,22 1,54 21,77
Phân tích kết quả định lượng
Qua phân tích định lượng, chúng tôi thấy kết quả học tập ở các lớp TN luôn cao
hơn các lớp ĐC, cụ thể:
- Tỉ lệ % HS đạt điểm khá giỏi ở các lớp TN luôn cao hơn ở các lớp ĐC và tỉ lệ %
HS đạt điểm yếu, kém và TB ở các lớp TN thấp hơn ở các lớp ĐC. Chứng tỏ HS ở các
lớp TN, hiểu bài và vận dụng kiến thức làm kiểm tra tốt hơn so với các lớp ĐC.
T.N
ĐC
84
- ĐTB ở các lớp TN luôn cao hơn ở các lớp ĐC, độ lệch chuẩn ở các lớp TN luôn
nhỏ hơn ở các lớp ĐC, chứng tỏ điểm mà HS đạt được ở các lớp TN tập trung quanh giá
trị điểm trung bình hơn so với lớp ĐC.
- Đồ thị đường lũy tích của lớp TN luôn nằm ở bên phải và phía dưới so với đồ thị
đường lũy tích lớp ĐC, chứng tỏ số HS đạt điểm xi trở xuống của các lớp TN luôn ít hơn
của các lớp ĐC, đồng nghĩa với việc số HS đạt điểm cao ở lớp TN nhiều hơn ở lớp ĐC.
- So sánh dữ liệu giữa lớp TN và lớp ĐC thông qua phép kiểm định độc lập t ta
được các số liệu sau:
Bảng 3.10. Tổng hợp đại lượng kiểm định t
Cặp TN1-ĐC1 Cặp TN1- ĐC2 Cặp TN3- ĐC3 Cặp TN4- ĐC4
tα,k 2,58 2,58 2,58 2,58
T 3,12 3,13 3,30 3,03
Với xác suất ngẫu nhiên là 1% (α = 0,01) chứng tỏ số liệu là đáng tin cậy và sự
chênh lệch giữa lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa. Sự chênh lệch là do hiệu quả tác động
của PPDH áp dụng chứ không phải do ngẫu nhiên. Vậy cho thấy được việc sử dụng “Thư
viện HSBGĐT hỗ trợ dạy học tích cực” để hỗ trợ GV thiết kế và sử dụng BGĐT hiệu quả
hơn là phù hợp với thực tế và có tác dụng nâng cao kết quả học tập của học sinh.
3.4.2. Kết quả phiếu điều tra
Để đánh giá, kiểm tra những hiệu quả khác của thư viện HSBGĐT hỗ trợ dạy học tích
cực cho HS, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho 80 giáo sinh năm 3 và năm 4
Trường đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.
85
Kết quả thu được như sau
Bảng 3.11. Đánh giá của SV sau khi sử dụng”Thư viện HSBGĐT” theo các tiêu chí dưới
đây với mức độ từ thấp (1) đến cao (4)
STT
Tiêu chí
đánh giá
Mức độ
Ý kiến
khác 1 2 3 4
Hình thức, giao diện Thư viện
1
Thiết kế
khoa học
2
(2.5%)
9
(11.25%)
11
(13.75%)
58
(72.5%)
2
Giao diện
đẹp, thân
thiện
10
(12.5%)
7
(8.75%)
25
(31.25%
38
(47.5%)
3
Bố cục hợp
lý , logic
1
(1.25%)
14
(17.5%)
24
(30%)
41
(51.25%)
Tính khả thi
1
Thao tác
sử dụng
thư viện
1
(1.25%)
8
(10%)
10
(12.5%)
64
(80%)
2
Đáp ứng
được nhu
cầu người
dùng
0
(0%)
1
(1.25%)
4
(5%)
75
(93.75%)
86
Bảng 3.12. Mức độ hữu ích của “Thư viện HSBGĐT hỗ trợ dạy học tích cực”
Tiêu chí
đánh giá
Công cụ
Mức độ
1 2 3
Vốn tư
liệu hữu
ích
Bài Giảng
2
(2.5%)
34
(42.5%)
44
(55%)
Văn Bản
10
(12.5%)
25
(31.25%)
45
(56.25%)
Bài Tập
18
(22.5%)
24
(30%)
38
(47.5%)
Tiện Ích
14
(17.5%)
10
(12.5%)
56
(70%)
Hình Ảnh
2
(2.5%)
14
(17.5%)
64
(80%)
Video
0
(0%)
25
(31.25%)
55
(68.75%)
1. Đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng 2. Bình thường 3. Chưa đáp ứng được nhu cầu sử
dụng
Bảng 3.13. Ý kiến sinh viên về việc nên hay không nên duy trì “Thư viện HSBGĐT hỗ trợ
dạy học tích cực”
Có Không
Số lượng 78 2
Phần trăm % 97.5% 2.5%
Nhận xét:
Theo số liệu ở bảng 3.14 và 3.15 thì đa số SV đánh giá “ Thư viện HSBGĐT hỗ trợ dạy
học tích cực” mang lại hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ thiết kế và sử dụng BGĐT.
Thư viện đáp ứng khá tốt vốn tư liệu hữu ích để GV cũng như Giáo sinh có thể thiết kế
và sử dụng BGĐT trong giảng dạy. Ngoài ra, hầu hết SV (97.5%) mong muốn duy trì và
phát triển thư viện này.
87
88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được những
vấn đề lý luận và thực tiễn sau:
1.1. Trình bày những vấn đề thuộc cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu:
- Tổng quan dạy học tích cực, các vấn đề có liên quan đến dạy học tích cực như khái
niệm và các đặc trưng của PPDH tích cực, xu hướng đổi mới PPDH theo hướng tích
cực, dạy học tích cực với sự hỗ trợ của CNTT, thách thức và thuận lợi khi UDCNTT
phục vụ dạy học tích cực.
- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết của BGĐT và HSBGĐT.
- Nghiên cứu tổng quan về hồ sơ BGĐT và cách xây dựng HSBGĐT hỗ trợ dạy học tích
cực hiệu quả.
- Nghiên cứu về nội dung, phương pháp của chương “Oxi - Lưu huỳnh” - Hoá học lớp
10 chương trình cơ bản.
- Sử dụng phần mềm Microssoft powerpoint cùng với Adobe Dreamwaever để thiết kế
thư viện hồ sơ BGĐT hỗ trợ dạy học tích cực cho chương “Oxi - Lưu huỳnh”.
1.2. Điều tra thực trạng sử dụng BGĐT để hỗ trợ dạy học tích cực bộ môn Hóa
học của GV giảng dạy ở các trường THPT
Tác giả đã điều tra 80 GV lớp 10 ở 10 trường trung học phổ thông. Kết quả đáng chú ý
là:
Hầu hết GV cho rằng giảng dạy bằng BGĐT giúp giờ học sinh động hấp dẫn hơn so
với khi giảng dạy bằng phương pháp truyền thống. Nhưng không phải BGĐT có càng
nhiều hình ảnh tư liệu càng tốt. Thật ra, phim ảnh tư liệu chỉ góp 1 phần vào hiệu quả của
BGĐT, nếu không kết hợp các PPDH thì không đạt kết quả cao được.
Một số GV cho rằng BGĐT giúp hỗ trợ dạy học tích cực cho HS, cũng có ý kiến
cho rằng BGĐT mang lại hiệu quả bằng cách dạy truyền thống. Điều này chứng tỏ vẫn có
nhiều GV chưa tìm ra hướng dạy học tích cực khi sử dụng BGĐT.
89
Hầu hết các GV đều đã có sử dụng BGĐT trong dạy học Hóa học Tuy nhiên, mức
độ sử dụng của GV là khác nhau, số GV thường xuyên sử dụng chiếm tỉ lệ không cao,
còn lại thỉnh thoảng hoặc hiếm khi sử dụng. Đa số GV cho rằng chỉ nên sử dụng BGĐT
cho một số bài nhất định. Các GV trẻ thường hay sử dụng BGĐT nhiều hơn những GV
đã lớn tuổi. Điều này cũng dễ hiểu vì họ có điều kiện và cơ hội tiếp xúc với máy tính,
CNTT nhiều hơn, kỹ năng tin học thành thạo hơn.
Khó khăn lớn nhất khi GV sử dụng BGĐT là tốn nhiều thời gian và công sức để
đầu tư thiết kế và bản thân người dạy cảm thấy lúng túng trong khâu thiết kế và sử dụng
BGĐT.
1.3. Xây dựng thư viện HSBGĐT hỗ trợ dạy học tích cực với nội dung
Hệ thống các HSBGĐT (bài giảng, bài tập, tư liệu hình ảnh, phim, tài liệu tham
khảo,...) cho các bài thuộc chương 6 “Oxi – Lưu huỳnh”-Hóa học 10 (chường trình cơ
bản)
Số lượng tài liệu
Hồ sơ
Bài
giảng
Văn
bản
Bài tập Phim
Hình
ảnh
Tiện
ích
Bài “Oxi - Ozon” 1 13 160 22 22
7
phần
mềm
Bài “Lưu huỳnh” 1 13 50 9 25
Bài “Hidro Sunfua –
Lưu huỳnh đioxit”
1 15 120 9 18
Bài “Axit sunfuric –
Muối sunfat”
1 9 113 12 16
Bài “ Luyện tập : Oxi
và lưu huỳnh”
1 7
7 để 15’
7 đề 45’
290 BT
0 0
1.4. Thực nghiệm
Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trong năm học 2012 – 2013 (Học kì II) với 4 cặp
thực nghiệm – đối chứng ở 3 trường THPT thành phố Hồ Chí Minh và 1 trường ở huyện
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (tổng số học sinh thực nghiệm 182, đối chứng là 180). Số
GV được tham khảo ý kiến là 80, số sinh viên (sinh viên năm 3 và năm 4) ở trường đại
90
học sư phạm Tp.Hồ Chí Minh là 80 SV.
Xử lý kết quả bài kiểm tra để rút ra kết luận về mặt định tính và định lượng, xử lý kết
quả phiếu khảo sát nhằm rút ra kết luận về mặt định tính.
Kết quả thực nghiệm khẳng định: “Thư viện HSBGĐT” có tác dụng hỗ trợ cho việc
dạy học tích cực của GV THPT chương “Oxi – Lưu huỳnh” lớp 10 chương trình cơ bản. 2. KIẾN NGHỊ
Trên kết quả của đề tài nghiên cứu, để tạo điều kiện cho GV sử dụng tốt các PPDH
tích cực, tác giả xin có một số kiến nghị sau:
2. 1. Đối với các Sở Giáo dục và các trường THPT
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường THPT để dạy học.
- Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về phương pháp dạy của
chính bản thân mỗi giáo viên và việc học tập của học sinh.
- Tạo điều kiện cho học sinh có các buổi ngoại khóa, các buổi giao lưu làm cho các
em mạnh dạn, tự tin hơn.
- Luôn coi trọng và đầu tư cho học sinh yếu, học sinh kém. Nhà trường phải chọn
những giáo viên có kinh nghiệm để dạy học sinh yếu.
- Nhà trường luôn phải có kế hoạch giúp đỡ GV, tạo điều kiện cho GV có đươc công
việc ổn định, tiền lương phù hợp.
2.2. Đối với GV các trường THPT
- Thường xuyên trao dồi nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm. Không
ngừng học hỏi những kiến thức, kỹ năng đễ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người GV.
- Hệ thống các kiến thức ngắn gọn, súc tích dễ hiểu.
- Vận dụng một cách sáng tạo các biện pháp, PPDH thích hợp với đối tượng, với hoàn
cảnh.
- GV luôn theo dõi học sinh học tập trong suốt quá trình để kịp thời bổ sung thiếu sót
trong quá trình giảng dạy để kịp thời có biện pháp điều chỉnh, hỗ trợ.
2.3. Đối với gia đình và HS
- Gia đình phải luôn quan tâm đến tình hình học tập của con em mình, thường xuyên
91
liên hệ với nhà trường, với GV chủ nhiệm để có được thông tin về học sinh. Phải nhắc
nhở học sinh trong từng ngày lên lớp, chú ý thái độ, những dấu hiệu của học sinh.
- Học sinh yếu cần phải nỗ lực, có kế hoạch học tập và bồi dưỡng cụ thể qua từng thời
gian. Chịu khó học hỏi, tranh thủ sự giúp đỡ của thầy cô cùng các bạn trong lớp.
Trên đây là các kết quả nghiên cứu của đề tài “XÂY DỰNG THƯ VIỆN HSBGĐT
MÔN HÓA HỌC 10 THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC”. Hy vọng rằng với những
thành công của đề tài sẽ góp phần thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng BGĐT
hỗ trợ dạy học tích cực của GV bộ môn Hóa học tại các trường THPT. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ của khóa luận và do thời gian có hạn, đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Chúng
tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đồng nghiệp. Xin chân
thành cảm ơn!
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Trên nền tảng của đề tài, có thể mở rộng phạm vi thực hiện, xây dựng HSBGĐT cho
các bài học ở toàn bộ chương trình lớp 10, lớp 11, lớp 12 ở cả chương trình chuẩn và
nâng cao, tạo tài liệu hữu ích cho GV trong xu thế đổi mới PPDH.
Ngoài ra, hướng phát triển thư viện thành một trang web trực tuyến hỗ trợ dạy học tích
tích cực cũng đáng quan tâm.
Trên đây là một số hướng đề tài có thể phát triển. Nhưng do thời gian không nhiều
cũng như các điều kiện thực tế không cho phép, sự thiếu sót là không thể tránh khỏi,
chúng tôi hy vọng rằng những đóng góp của khóa luận sẽ góp phần nâng cao chất lượng
dạy học môn Hóa học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
92
Tài liệu tham khảo
1. Đặng thị Oanh, Nguyễn Thị sửu (2010), PPDH môn Hóa học ở trường trung học
phổ thông, Hà Nội.
2. Dayhocvatli.net
3. Huỳnh Văn Út (2007), Đố vui Hóa học, NXB Giáo dục.
4. Lê Trọng Tín(2004), Những PPDH tích cực, ĐHSP. TP HCM
5. Nguyễn Cẩm Thạch(2009), Thiết kế bài giảng Hóa học vô cơ ở trường THPT(
ban cơ bản) theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP
TP Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Cương( 2007), PPDH Hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số
vấn đề cơ bản, NXB Giáo Dục
7. Nguyễn Ngọc Quang, Lý luận dạy học Hóa học tập 1, NXB Giáo Dục, Hà Nội ,
1994
8. Nguyễn Thị Anh Phương(2012), Luận văn thạc sĩ “Thiết kế HSBGĐT phần Hóa
học phi kim theo hướng dạy học tích cực ở trường THPT”, ĐHSP. TP HCM
9. Nguyễn Thị Bích Thảo(2008), UDCNTT thiết kế BGĐT, nhằm nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn Hóa học lớp 10( Nâng cao), luận văn thạc sĩ giáo dục
học, ĐHSP TP HCM
10. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong dạy học Hóa học, NXB Giáo
Dục.
11. Nguyễn Xuân Trường (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong
dạy học Hoá học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
12. Nguyễn xuân Trường (chủ biên)(2006), Sách giáo khoa Hóa học 10, NXB giáo
dục.
13. Nguyễn Xuân Trường( chú biên) và các cộng sự(2008), Hóa học 10 cơ bản, sách
GV, NXB Giáo Dục.
14. Nguyễn Xuân Trường(2006), PPDH Hóa học ở trường phổ thông, NXB GD
15. PGS.TS Nguyễn Xuân Trường(2006), PPDH Hóa học ở trường phổ thông, NXB
93
Giáo Dục.
16. Phanminhchanh.info
17. Theo từ điển Giáo dục học (2001), NXB Từ điển Bách khoa, tr. 14
18. Thuthuatso.com
19. Trần Bá Hoành(2003), Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực ( Những vấn đề
chung), tạp chí thông tin khoa học giáo dục, tr.1
20. Trịnh Văn Biều (2010), Các PPDH hiệu quả, Đại học Sư phạm TP.HCM
21. Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh(2012), Hướng dẫn tổ chức hội thi thiết kế hồ sơ
bài dạy có UDCNTT.
22. Vn-zoom.com
23. www.globaledu.com.vn
94
Phụ lục 1
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KẾN SINH VIÊN SAU KHI SỬ DỤNG “THƯ VIỆN HSBGĐT HỖ
TRỢ DẠY HỌC TÍCH CỰC “
Các bạn sinh viên thân mến ! Cảm ơn các bạn đã sử dụng Thư viện của chúng tôi.
CNTT mở ra triển vọng to lớn cho các phương pháp và hình thức dạy học. Đẩy mạnh
UDCNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học theo
hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ nhất cho đổi mới phương pháp giảng
dạy, học tập ở các môn học đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Những PPDH tích
cực nâng cao khả năng tự tiếp cận kiến thức của HS như PPDH kiến tạo, PPDH theo dự
án, dạy học nêu vấn đề có nhiều điều kiện áp dụng rộng rãi với các ứng dụng của CNTT.
Các hình thức dạy học theo dự án theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có sự đổi
mới, vai trò của người thầy dần thay đổi: thầy chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn, người học
phải tự tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức Với mong muốn hỗ trợ sinh viên (SV) sư phạm
– giáo viên (GV) tương lai hình thành, rèn luyện và nâng cao kỹ năng thiết kế và sử dụng
BGĐT (BGĐT) hỗ trợ dạy học tích cực, chúng tôi đã xây dựng “Thư viện HSBGĐT hỗ
trợ dạy học tích cực ”. Rất mong nhận được các thông tin phản hồi của các bạn để
giúp chúng tôi nâng cao chất lượng của Thư viện, bằng cách đánh dấu X vào khung
mà bạn chọn (hoặc điền vào khung thích hợp ).
1. Khi tham gia vào kì thực tập sư phạm trong năm học này (2012-2013) bạn có sử
dụng BGĐT để phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình không?
Có. Không.
2. Bạn có thiết kế được BGĐT nào sau khi sử dụng “Thư viện HSBGĐT” không ?
Có. Không.
(Nếu bạn chọn “Có”, bạn vui lòng làm tiếp câu 3)
3. Bạn hãy liệt kê tên những BGĐT mà bạn thiết kế được:
95
STT Tên bài giảng
1
2
3
4
4. Đánh giá của bạn sau khi sử dụng”Thư viện HSBGĐT” theo các tiêu chí dưới
đây với mức độ từ thấp (1) đến cao (4)
STT
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
Ý kiến khác
1 2 3 4
Hình thức, giao diện Thư viện
1 Thiết kế khoa học
2 Giao diện đẹp, thân thiện
3 Bố cục hợp lý , logic
Tính khả thi
1 Thao tác sử dụng thư viện
2
Đáp ứng được nhu cầu
người dùng
5. Đánh giá của bạn sau khi sử dụng Thư viện theo các tiêu chí dưới đây:
96
Tiêu chí đánh giá Công cụ
Mức độ
1 2 3
Vốn tư liệu hữu ích
Bài Giảng
Văn Bản
Bài Tập
Tiện Ích
Hình Ảnh
Video
1. Đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng 2. Bình thường 3. Chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng
6. Bạn có nhận thấy nên duy trì và phát triển thêm mô hình “Thư viện HSBGĐT
hỗ trợ dạy học tích cực “không?
Có. Không.
7. Bạn có nhận xét gì về phần tư liệu tư liệu hỗ trợ ( Bài tập, Văn bản, Hình ảnh,
video) trong Thư viện?
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
8. Đóng góp của bạn để Thư Viện hoàn thiện hơn:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC BẠN !CHÚC CÁC BẠN HỌC TẬP TỐT !
Mọi đóng góp ý kiến hay thắc mắc xin liên hệ thanhnhannguyen321@gmail.com.
SĐT: 0976969609
97
Phụ lục 2
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BGĐT HỖ TRỢ
DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT
Kính chào quý thầy cô!
Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “THIẾT KẾ THƯ
VIỆN HSBGĐT HỖ TRỢ DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN HÓA HỌC LỚP 10 THPT
(CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)”. Những thông tin của quý thầy (cô) cung cấp trong phiếu
điều tra sẽ giúp chúng tôi đánh giá thực trạng UDCNTT trong quá trình dạy học môn Hóa
học ở trường THPT hiện nay. Chúng tôi xin đảm bảo mọi thông tin quý thầy (cô) cung
cấp sẽ không được sử dụng vào mục đích nào khác ngoài mục đích khoa học của đề tài
nghiên cứu. Rất mong nhận được các ý kiến của quý thầy cô!
Xin quý thầy (cô) vui lòng điền vào một số thông tin cá nhân:
- Thầy (cô) đang dạy tại Tỉnh (Thành phố): .........................................................
- Số năm kinh nghiệm:
Dưới 5 năm. Từ 5 đến dưới 15 năm.
Từ 15 đến 25 năm. Trên 25 năm.
Xin quý thầy (cô) vui lòng hãy đánh dấu vào những phương án phù hợp nhất.
1. Thầy (cô) có ý kiến như thế nào về việc UDCNTT vào dạy học Hóa học?
Không nên sử dụng BGĐT. Sử dụng nhưng chỉ giới hạn cho
một số tiết.
Nên sử dụng thường xuyên. Không nên sử dụng.
2. Theo thầy ( cô ) so với hình thức dạy bảng thông thường thì dạy học bằng BGĐT:
Hiệu quả hơn nhiều.
Hiệu quả như nhau.
Không hiệu quả bằng.
Ý kiến khác
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
3. Thầy (cô) có thường xuyên thiết kế BGĐT hỗ trợ dạy học tích cực không?
Rất thường xuyên. Thường xuyên.
Thỉnh thoảng. Không sử dụng.
98
4. Khi thiết kế một giáo án điện tử, thầy (cô) thường chú ý tới những tiêu chuẩn và
tiêu chí nào?
Tiêu chuẩn Tiêu chí Rất cần thiết Cần thiết
Không
cần
thiết
Về nội dung
- Bảo đảm tính chính xác, khoa
học
- Nội dung ngắn gọn và chuyển tải
đầy đủ nội dung tiết học.
- Kiến thức tổ chức có hệ thống
làm nổi bật trọng tâm bài dạy và
có tính kết nối
Tận dụng được những ưu thế của
BGĐT
Khai thác được tính ứng dụng thực
tế và tính giáo dục cho học sinh.
Về hình
thức
Giao diện cần đảm bảo tính sư
phạm, tính hệ thống và tính nhất
quán.
Chữ và các công thức Hóa học cần
được thiết kế thống nhất, cân đối.
Có sự phối hợp hài hòa, khoa học
màu sắc trong toàn bộ bài giảng.
Hệ thống hiệu ứng phù hợp với
yêu cầu bài học và đặc trưng bộ
môn, không lạm dụng dẫn đến gây
nhiễu.
Về tổ chức
và trình bày
Thực hiện đầy đủ các bước của
quá trình lên lớp.
Phân bố thời gian hợp lý cho từng
phần, khâu, phối hợp nhịp nhàng
giữa trình chiếu và ghi bảng
Kết hợp sử dụng BGĐT với các
PPDH đặc thù của bộ môn
Về công
nghệ
Tích hợp các phần mềm tích cực ,
hiện đại của bộ môn.
Đảm bảo tính phổ biến, dễ sử
dụng.
Sử dụng các kỹ thuật thiết kế phổ
dụng làm cho bài học dễ hiểu, tiết
kiệm thời gian và dễ dàng sử dụng
trên các máy tính khác nhau
99
Về hiệu quả
HS tích cực, chủ động tìm ra bài
học
Giáo viên tổ chức được các hoạt
động giảng dạy, kiểm tra, đánh
giá.
Ý kiến khác
5. Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng thư viện giáo án điện tử hỗ trợ cho việc biên
soạn, thiết kế BGĐT không?
Rất thường xuyên. Thường xuyên.
Thỉnh thoảng. Không sử dụng.
6. Thầy (cô) thường sử dụng những thư viện nào để biên soạn, thiết kế giáo án điện
tử?
STT Thư viện Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
sử
dụng
1 Violet
2 Day học Hóa học
3 Bạch kim
4 vietmaths.com
5 Thư viện khác:
..
7. Thầy (cô) có cảm thấy hài lòng với những thư viện đang sử dụng không?
Rất hài lòng. Hài lòng.
Tạm hài lòng. Chưa hài lòng.
8. Vì sao quý thầy (cô) chưa hoàn toàn hài lòng với thư viện đang sử dụng?
Các giáo án còn sơ sài, chưa qua thẩm định.
Khó khăn trong việc phân loại thông tin.
Thư viện chưa cung cấp đầy đủ công cụ để soạn giáo án.
Chỉ có giáo án đã thiết kế sẵn (có thể không phù hợp với nhu cầu của giáo
viên)
Một số thư viện có giao diện chưa thân thiện với người dùng, thao tác phức
tạp.
Lý do khác:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
100
9. Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng bài giảng điện từ để hỗ trợ dạy học tích cực
không?
Rất thường xuyên. Thường xuyên.
Thỉnh thoảng . Không sử dụng.
10. Thầy (cô) có cảm thấy việc xây dựng một thư viện hồ sơ giáo án điện tử hỗ trợ
giáo viên thiết kế giáo án điện tử phục vụ cho dạy học tích cực là cần thiết không?
Rất cần thiết. Cần thiết.
Không cần thiết. Không có ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn ý kiến của quý thầy (cô)!
Mọi chi tiết xin liên hệ: Nguyễn Thanh Nhàn
Khoa Hóa học - Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh
Email: thanhnhannguyen321@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_09_09_0100463219_1479.pdf