Xây dựng hệ thống BTHH và đề xuất một số giáo án có sử dụng các
BTHH dùng trong DHKT chương Nhóm oxi, hóa học lớp 10 nâng cao nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học, theo các bài học trong chương trình :
- Bài “Khái quát về nhóm oxi”.
- Bài “Oxi”.
- Bài “Ozon và hiđro peoxit”.
- Bài “Lưu huỳnh”.
- Bài “Hiđro sunfua”.
- Bài “Hợp chất có oxi của lưu huỳnh”
211 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2492 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo Chương nhóm oxi Hóa học lớp 10 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trả lời.
- HS viết PTPƯ.
b. Điều chế
- Trong phòng thí nghiệm
2 3 2 4Na SO + H SO →
2 4 2 2Na SO + H O +SO ↑
- Thu khí SO2 bằng cách đẩy
không khí.
- Trong công nghiệp
+ Đốt cháy lưu huỳnh
S + O2
ot→ SO2
+ Đốt quặng sunfua kim loại
(FeS2: pirit sắt)
4FeS2 + 11O2
ot→ 2Fe2O3 +
8SO2↑
4. Củng cố (4 phút)
1. Nêu tính chất hóa học của SO2. Viết các PTPƯ minh họa.
2. Viết các PTPƯ điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
IV. DẶN DÒ (1 phút)
1. Hoàn thành các bài tập trong đề cương phần SO2.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 166
2. Đọc trước phần SO3 và H2SO4.
TIẾT 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- HS biết: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của SO3, H2SO4.
- HS hiểu: Từ cấu tạo phân tử và số oxi hóa suy ra tính chất của SO3.
2. Kĩ năng: Viết PTHH minh họa cho tính chất của SO3, dung dịch H2SO4
loãng.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Bài giảng power point.
- Hóa chất: quỳ tím, Fe, Cu, Na2CO3, CuO, dung dịch CuSO4,
NaOH, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc.
- Dụng cụ: ống kiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm.
2. HS: - Học bài, làm bài tập phần SO2.
- Xem trước phần SO3 và H2SO4.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Nêu tính chất hóa học của SO2. Viết các
PTPƯ minh họa.
3. Bài mới
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 167
a. Vào bài: Ta biết rằng gần 90% lượng lưu huỳnh khai thác trên thế giới được
dùng để sản xuất axit sunfuric, điều này chứng tỏ axit sunfuric có vai trò rất quan
trọng đối với nền kinh tế. Vậy axit sunfuric có những tính chất gì ? Người ta tiến
hành sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp ra sao ? → Tìm hiểu phần tiếp
theo bài “HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH” (1 phút).
b. Nội dung bài giảng
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm
hiểu về cấu tạo phân
tử của SO3 (4 phút)
- Viết cấu hình
electron của S ở trạng
thái kích thích và của
O, phân bố electron
vào các obitan nguyên
tử tương ứng → viết
CTCT của SO3.
- Cho biết đặc điểm
liên kết và cho biết
cách viết nào phù hợp
với qui tắc bát tử.
- Xác định số oxi hóa
của S trong phân tử
SO3.
- Nhận xét gì về số oxi
hóa này.
- HS viết cấu hình electron của
S ở trạng thái kích thích và của
O, phân bố electron vào các
obitan nguyên tử tương ứng →
viết CTCT của SO3 → liên kết
trong phân tử SO3 là liên kết
cộng hóa trị phân cực (có thể
có liên kết cho – nhận).
- HS xác định số oxi hóa của S
trong phân tử SO3 là +6.
- Cực đại.
I. LƯU HUỲNH ĐIOXIT
1. Cấu tạo phân tử
- CTPT: SO3.
- CTCT:
S
O
O O hay
S
O
O O (*)
- (*) phù hợp với qui tắc bát tử.
- Số oxi hóa của S trong phân tử
SO3 là cực đại +6.
Hoạt động 2: Tìm
hiểu tính chất vật lí
2. Tính chất, ứng dụng và điều
chế
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 168
của SO3 (2 phút)
- Yêu cầu HS tham
khảo SGK, rút ra tính
chất vật lí của SO3.
- GV chốt lại.
- HS trả lời.
a. Tính chất vật lí
- Là chất lỏng không màu.
- Tan vô hạn trong nước và trong
axit H2SO4.
Hoạt động 3: Tìm
hiểu tính chất hóa
học của SO3 (5 phút)
- Cho HS làm bài tập
52 (chương 2) –
DHKT.
- Có thể cho HS viết
các PTPƯ minh họa:
SO3 tác dụng với oxit
bazơ, bazơ tạo thành
muối sunfat.
- HS làm bài tập và tự kiến tạo
kiến thức.
b. Tính chất hóa học
- Là oxit axit
SO3 + H2O → H2SO4
→ tỏa nhiều nhiệt.
- Tác dụng với oxit bazơ, bazơ
tạo thành muối sunfat.
Hoạt động 4: Tìm
hiểu ứng dụng và
điều chế SO3 (2 phút)
SO3 ít có ứng dụng
thực tiễn, là sản phẩm
trung gian trong quá
trình sản xuất H2SO4.
Hãy nêu phương pháp
điều chế SO3 trong
công nghiệp và viết
PTPƯ minh họa.
- HS nhớ lại kiến thức đã học
hoặc tham khảo SGK và trình
bày phương pháp điều chế SO3
trong công nghiệp.
c. Ứng dụng và điều chế
- Là sản phẩm trung gian sản xuất
axit sunfuric.
- Điều chế:
2 5
o
V O
2 2 3450-500 C
2SO + O 2SO→←
Hoạt động 5: Tìm
hiểu cấu tạo phân tử
H2SO4 (5 phút)
- Cho HS làm bài tập
- HS làm bài tập và tự kiến tạo
III. AXIT SUNFURIC
1. Cấu tạo phân tử
- CTCT của H2SO4:
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 169
55 (chương 2) –
DHKT.
kiến thức.
S
O
O
O
O
H
H hoặc
S
O
O
H
H
O
O (*)
- Công thức (*) phù hợp với qui
tắc bát tử.
- Trong phân tử H2SO4, S có số
oxi hóa cực đại là +6.
Hoạt động 6: Tìm
hiểu tính chất vật lí
của H2SO4 (7 phút)
- Cho HS xem lọ đựng
dung dịch H2SO4
loãng và đặc. Cho HS
xem video clip thí
nghiệm pha loãng axit
sunfuric đặc.
→ Dựa vào kiến thức
đã biết và SGK, nêu
tính chất vật lí của axit
sunfuric và cách pha
loãng axit đặc. (GV
gợi ý từ từ, lưu ý tính
chất dễ hút ẩm →
dùng làm khô khí ẩm).
- GV đặt vấn đề: Có
- Axit sunfuric là chất lỏng
sánh như dầu, không màu,
không bay hơi, nặng gần gấp 2
lần nước (H2SO4 98% có D =
1,84 g/cm3). H2SO4 đặc rất dễ
hút ẩm → dùng làm khô khí
ẩm. Axit đặc tan trong nước,
tạo thành những hiđrat
H2SO4.nH2O và tỏa một nhiệt
lượng lớn.
- Rót từ từ axit vào nước và
khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh.
- Không. Vì axit đặc tan trong
2. Tính chất vật lí
+ Chất lỏng sánh như dầu, không
màu, không bay hơi.
+ Nặng gần gấp 2 lần nước
(H2SO4 98% có D = 1,84 g/cm3).
+ H2SO4 đặc: dễ hút ẩm → dùng
làm khô khí ẩm.
+ Axit đặc tan trong nước, tạo
thành những hiđrat H2SO4.nH2O
và tỏa một nhiệt lượng lớn.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 170
được làm ngược lại
khi pha loãng axit
không ? Giải thích.
- GV yêu cầu HS nhắc
lại nguyên tắc pha
loãng axit sunfuric
đặc.
- Cho HS xem vài hình
ảnh về những hiện
tượng bỏng axit, nhằm
giúp HS cẩn thận khi
pha loãng và làm việc
với axit sunfuric đặc.
nước, tạo thành những hiđrat
H2SO4.nH2O và tỏa một nhiệt
lượng lớn. Nếu rót nước vào
axit đặc, nước sôi đột ngột kéo
theo những giọt axit bắn ra
xung quanh gây nguy hiểm nên
phải rót từ từ axit vào nước và
khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh
vì axit nặng hơn nước sẽ đi
xuống, hòa tan và nóng đều với
nước, an toàn .
- Muốn pha loãng axit sunfuric
đặc, ta rót từ từ axit vào nước
và khuấy nhẹ bằng đũa thủy
tinh, tuyệt đối không được làm
ngược lại.
- Muốn pha loãng axit sunfuric
đặc, ta rót từ từ axit vào nước và
khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh,
tuyệt đối không được làm ngược
lại.
Hoạt động 7: Tìm
hiểu tính chất hóa
học của dung dịch
axit sunfuric loãng
(11 phút)
- GV yêu cầu HS nhắc
lại tính chất hóa học
chung của một axit.
- Đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với kim loại hoạt
động, giải phóng khí hiđro.
- Tác dụng với muối của những
3. Tính chất hóa học
a. Tính chất của dung dịch axit
sunfuric loãng
Axit sunfuric loãng có những tính
chất chung của axit:
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 171
- GV: “ Axit sunfuric
loãng có những tính
chất chung của axit
như trên”.
- Chia lớp thành 4
nhóm, làm thí nghiệm
về tính chất hóa học
của axit sunfuric
loãng:
Quỳ tím, Fe, Cu,
Na2CO3, CuO,
Cu(OH)2 (điều chế từ
dd CuSO4 và NaOH)
tác dụng với dung dịch
axit sunfuric loãng,
ghi lại hiện tượng, viết
các PTPƯ minh họa.
-Xác định số oxi hóa
các nguyên tử nguyên
tố, cho biết vai trò của
các chất tham gia phản
ứng.
- Trong (các) phản
ứng đó, H2SO4 thể
hiện tính chất gì (oxi
hóa hay khử) ? Và tính
chất đó gây ra cụ thể ở
đâu?
axit yếu.
- Tác dụng với oxit bazơ và
bazơ.
- Quỳ tím hóa đỏ.
Fe + H2SO4l FeSO4 + H2
0 +1 +2 0
[K] [O]
Cu + H2SO4
Na2CO3 + H2SO4 →
Na2SO4+CO2 + H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 +
H2O
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4
+ H2O.
- Phản ứng kim loại tác dụng
với axit có sự thay đổi số oxi
hóa.
- Tính oxi hóa thể hiện ở ion
H+.
- 2 lần.
- Đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với kim loại hoạt
động, giải phóng khí hiđro.
Fe + H2SO4l FeSO4 + H2
0 +1 +2 0
[K] [O]
Cu + H2SO4
- Tác dụng với muối của những
axit yếu
Na2CO3 + H2SO4 →
Na2SO4+CO2 + H2O
- Tác dụng với oxit bazơ và bazơ.
CuO +H2SO4 → CuSO4 + H2O
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 +
H2O.
- Tính oxi hóa thể hiện ở ion H+.
- Axit sunfuric loãng là axit 2 lần
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 172
- Axit sunfuric loãng
là axit mấy lần axit?
- GV giới thiệu
phương trình điện li
(Học ở lớp 11)
- GV lưu ý HS nấc
phân li 1 là hoàn toàn.
Nấc phân li 2 không
hoàn toàn. K=10-2.
(Tùy đối tượng HS).
axit.
H2SO4 H+ + HSO4-
HSO4- H+ + SO42-
K=10-2
4. Củng cố (5 phút)
Câu 1 : Nêu tính chất hóa học của SO3. Viết các PTPƯ minh họa.
Câu 2 : Nêu nguyên tắc pha loãng axit sunfuric đặc.
Câu 3 : Nêu tính chất hóa học của dung dịch axit sunfuric loãng. Viết các
PTPƯ minh họa.
IV. DẶN DÒ (1 phút)
1. Hoàn thành các bài tập trong đề cương phần vừa học.
2. Đọc trước phần còn lại của bài học.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 173
TIẾT 3
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- HS biết:
+ Các giai đoạn sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp.
+ Cách nhận biết ion sunfat.
- HS hiểu: Từ cấu tạo phân tử và số oxi hóa suy ra tính chất của H2SO4.
2. Kĩ năng: Viết PTHH minh họa cho tính chất của H2SO4 đặc.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Bài giảng power point.
- Hóa chất: dung dịch Na2SO4, H2SO4, BaCl2.
- Dụng cụ: ống kiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm.
2. HS: - Học bài, làm bài tập đề cương đã giao.
- Xem trước phần bài học hôm nay.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Thực hiện chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có:
(1) SO2 (2) SO3 (3) Na2SO4
H2S (5) (6) (7) (8)
(4) S H2SO4
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 174
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính
oxi hóa mạnh của axit
sunfuric đặc (nóng) (13 phút)
- Cho HS làm bài tập 56
(chương 2) – DHKT.
- GV cần lưu ý cho HS rằng
axit sunfuric đặc, nóng có tính
oxi hóa rất mạnh, nó oxi hóa
được cả những kim loại kém
hoạt động như Cu, Ag, (trừ
Au, Pt) – không phải oxi hóa
được tất cả các kim loại và oxi
hóa kim loại đến số oxi hóa
cao nhất ( Fe Fe
0 +3
), nhiều phi
kim và nhiều hợp chất.
- Cho biết tính oxi hóa của
H2SO4 đặc, nóng có còn là do
ion H+ như H2SO4 loãng nữa
không? Nếu không thì thể
hiện ở điểm nào?
- Tính oxi hóa ở gốc SO42-,
thế có phải lúc nào sản phẩm
khử cũng là SO2?
Gợi ý cho HS: các chất mà
trong đó, S có số oxi hóa thấp
hơn +6.
Yêu cầu HS xác định số oxi
hóa của S trong các sản phẩm
khử đó.
- HS làm bài tập và tự kiến
tạo kiến thức.
- Không. Mà là do gốc SO42-
- Không, có thể là:
SO2, S, H2S
+4 0 -2
3. Tính chất hóa học
b. Tính chất của axit
sunfuric đặc
- Tính oxi hóa mạnh
- Axit sunfuric đặc và nóng
có tính oxi hóa rất mạnh, nó
oxi hóa được hầu hết các
kim loại (trừ Au, Pt), nhiều
phi kim như C, S, P, và
nhiều hợp chất:
2Ag + 2H2SO4
0 +6
đ
to
[K] [O]
Ag2SO4 + SO2 + 2H2O (1)
+1 +4
2P + 5H2SO4
0 +6
đ
to
[K] [O]
2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O (2)
+5 +4
2FeSO4 + 2H2SO4
+2 +6
đ
to
[K] [O]
Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O (3)
+3 +4
- Axit sunfuric đặc, nóng thể
hiện tính oxi hóa ở gốc
SO42-, trong đó:
Số oxi hóa của S → +4, 0, -
2.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 175
- Khi nào tạo ra các sản phẩm
khử khác SO2 như S, H2S.
- GV: Fe tác dụng với axit
sunfuric đặc, nóng → GV đặt
vấn đề: Tại sao khi chuyên
chở axit sunfuric đặc, người ta
lại dùng các thùng bằng sắt?
→ Axit sunfuric đặc, nguội
làm một số kim loại như Al,
Fe, Cr,bị thụ động hóa.
- Giải thích cho HS thế nào là
“thụ động hóa” và tại sao axit
sunfuric đặc, nguội làm một
số kim loại như: Al, Fe, Cr,
bị thụ động hóa (có thể cho
HS suy nghĩ, trả lời trước →
GV chốt lại).
- GV: chuyên chở axit
sunfuric đặc bằng thùng bằng
sắt phải tuân theo nguyên tắc
nào ? Tại sao ? (Có thể
nguyên nhân axit sunfuric đặc
hấp thụ rất mạnh hơi nước
trong không khí, HS sẽ được
học ở phần tính háo nước →
HS không trả lời được, có thể
đợi HS học xong tính háo
nước rồi trở lại).
- Tùy vào nồng độ của axit
sunfuric, nhiệt độ và bản
chất các chất phản ứng với
axit mà có những sản phẩm
khử khác nhau.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- Phải đóng kín ngay tức
khắc vòi thoát và cửa nắp
sau khi tháo axit ra khỏi
thùng. Vì nếu không, axit
đặc hấp thụ rất mạnh hơi
nước của không khí và
nhanh chóng biến thành
dung dịch axit loãng → ăn
mòn thành bể rất mãnh liệt.
- Axit sunfuric đặc, nguội
làm một số kim loại như Al,
Fe, Cr, bị thụ động hóa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính - Tính háo nước
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 176
háo nước của axit sunfuric
đặc (10 phút)
- Ngoài tính oxi hóa mạnh,
H2SO4 đặc còn có tính chất
nào nữa, ta cùng xem mô
phỏng thí nghiệm sau: Cho
H2SO4 đặc tác dụng với
CuSO4.5H2O.
- GV vừa cho xem, vừa mô tả
thí nghiệm, yêu cầu HS quan
sát hiện tượng, chú ý sự thay
đổi màu sắc của
CuSO4.5H2O.
GV gợi ý từ sự thay đổi màu
sắc → sự khác biệt ở đây là
mất nước.
- Yêu cầu HS viết PTPƯ cho
thí nghiệm trên.
Từ đó, suy ra tính chất hóa
học mới của axit sunfuric đặc.
- GV chốt lại tính chất hóa
học mới của axit sunfuric đặc:
“Tính háo nước – Axit
sunfuric đặc chiếm nước kết
tinh của nhiều muối hiđrat
(muối ngậm nước)”.
- Cho HS xem tiếp một video
clip thí nghiệm khác khá hấp
dẫn và thú vị: Axit sunfuric
đặc tác dụng với đường kính.
- GV vừa cho xem, vừa mô tả
thí nghiệm, yêu cầu HS quan
- Màu xanh ban đầu của
CuSO4.5H2O chuyển thành
màu trắng của CuSO4.
CuSO4.5H2O
(màu xanh)
CuSO4 + 5H2O
(màu trắng)
→ H2SO4 lấy nước kết tinh
của muối hiđrat (muối ngậm
nước).
- Xuất hiện khối chất rắn
màu đen, trào ra ngoài cốc.
Axit sunfuric đặc chiếm
nước kết tinh của nhiều
muối hiđrat (muối ngậm
nước) hoặc chiếm các
nguyên tố H và O (thành
phần của H2O) trong nhiều
hợp chất”.
CuSO4.5H2O
(màu xanh)
CuSO4 + 5H2O
(màu trắng)
H2SO4 đặc H2SO4 đặc
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 177
sát, nhận xét hiện tượng.
- Yêu cầu HS giải thích.
GV gợi ý phối hợp với công
thức của đường kính nói riêng
hay gluxit nói chung là
Cn(H2O)m → giúp HS thấy
được đây là tính háo nước của
axit sunfuric đặc khi tác dụng
với đường kính.
- Yêu cầu HS viết PTPƯ cho
thí nghiệm trên.
- GV bổ sung thêm TCHH:
“ hoặc chiếm các nguyên tố
H và O (thành phần của H2O)
trong nhiều hợp chất”
- GV: “Tại sao khối Cacbon
lại tràn ra ngoài cốc?”
- Yêu cầu HS viết PTPƯ.
Xác định số oxi hóa các
nguyên tử nguyên tố và xác
định vai trò của các chất tham
gia phản ứng.
- GV nhấn mạnh lần nữa tính
oxi hóa mạnh của axit
sunfuric đặc.
- GV tạo điều kiện cho HS
nhận thấy rằng làm việc với
axit sunfuric đặc phải hết sức
thận trọng (Xem hình ảnh,
video clip minh họa).
- Tạo C.
- Lấy H2O từ đường kính,
tạo C.
Cn(H2O)m
nC +
mH2O.
- Một phần C bị H2SO4 đặc
oxi hóa thành các khí CO2
và SO2, gây hiện tượng sủi
bọt, đẩy C trào ra ngoài cốc.
C+2H2SO4
0 +6
đ
CO2 +2SO2
+4 +4
[K] [O]
+2H2O.
- Da thịt tiếp xúc với H2SO4
đặc sẽ bị bỏng rất nặng →
khi sử dụng phải hết sức
thận trọng.
Cn(H2O)m
nC + mH2O
C+2H2SO4
0 +6
đ
CO2 +2SO2
+4 +4
[K] [O]
+2H2O.
- Da thịt tiếp xúc với H2SO4
đặc sẽ bị bỏng rất nặng→
khi sử dụng phải hết sức
thận trọng.
H2SO4 đặc H2SO4 đặc
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 178
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng
dụng của axit sunfuric (4
phút)
- Bằng sự hiểu biết và tham
khảo SGK, cho biết axit
sunfuric có những ứng dụng
gì ?
- Cho HS xem hình ảnh minh
họa, biểu đồ ứng dụng của
axit sunfuric.
- HS trả lời.
4. Ứng dụng
- Là hóa chất hàng đầu trong
nhiều ngành sản xuất: sản
xuất phân bón, thuốc trừ sâu,
chất giặt rửa tổng hợp, tơ sợi
hóa học, chất dẻo, sơn màu,
phẩm nhuộm, dược phẩm,
chế biến dầu mỏ,...
Hoạt động 4: Tìm hiểu
phương pháp sản xuất axit
sunfuric (5 phút)
- Cho HS làm bài tập 63
(chương 2) – DHKT.
- Chú ý cho HS phương pháp
sản xuất axit sunfuric là
phương pháp tiếp xúc (giải
thích), giải thích về oleum.
- GV nêu thêm: trong quá
trình sản xuất axit sunfuric,
một lượng khí SO2, SO3 bị rò
rỉ là nguyên nhân gây ra hiện
tượng mưa axit, gây thiệt hại
về mùa màng và nhà cửa.
- HS làm bài tập và tự kiến
tạo kiến thức.
5. Sản xuất axit sunfuric
Phương pháp tiếp xúc. Trải
qua 3 công đoạn chính:
1. Sản xuất lưu huỳnh
đioxit (SO2)
S + O2 →
0t SO2
4FeS2 + 11O2 →
0t 8SO2 +
2Fe2O3
2. Sản xuất lưu huỳnh
trioxit (SO3)
2SO2 + O2 2SO3 450-500oC
V2O5
3. Sản xuất axit sunfuric
(H2SO4)
H2SO4 + nSO3 →
H2SO4.nSO3 (oleum)
Sau đó, dùng nước pha
loãng được H2SO4:
nH2O + H2SO4.nSO3 →
(n+1)H2SO4
Hoạt động 5: Tìm hiểu về 6. Muối sunfat và nhận
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 179
muối sunfat và nhận biết ion
sunfat (5 phút)
- Muối sunfat được chia làm
mấy loại ? Cho ví dụ minh
họa.
- GV yêu cầu HS nhận xét về
khả năng tan trong nước của
các muối (dựa vào bảng tính
tan).
- GV tiến hành thí nghiệm:
+ Dung dịch H2SO4 + BaCl2.
+ Dung dịch Na2SO4 + BaCl2.
- Yêu cầu HS quan sát và
nhận xét hiện tượng →
nguyên tắc nhận biết ion
sunfat.
- GV chốt lại.
- HS trả lời.
- Xuất hiện kết tủa trắng,
không tan trong axit. →
Thuốc thử nhận biết ion
−2
4SO là dung dịch muối bari,
sinh ra sản phẩm là kết tủa
trắng, không tan trong axit
hoặc kiềm.
biết ion sunfat
a. Muối sunfat
- Muối trung hòa chứa ion
sunfat ( −24SO ), phần lớn tan
trừ BaSO4, SrSO4,
PbSO4, không tan.
- Muối axit: phần lớn tan,
chứa ion -4HSO .
b Nhận biết muối sunfat
Thuốc thử nhận biết ion
−2
4SO là dung dịch muối bari,
sinh ra sản phẩm là kết tủa
trắng, không tan trong axit
hoặc kiềm:
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓
+ 2HCl
Na2SO4 + BaCl2 →
BaSO4↓+ 2NaCl.
4. Củng cố (3 phút) Chọn câu đúng nhất
Câu 1: Cách làm không thể dùng để điều chế muối sắt (III) sunfat là
A. Cho sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc, nóng.
B. Cho sắt (II) oxit tác dụng với axit sunfuric đặc.
C. Cho sắt (III) hiđroxit tác dụng với axit sunfuric.
D. Cho sắt tác dụng với axit sunfuric loãng.
Câu 2: Axit sunfuric đặc không dùng làm khô khí
A. CO2. B. O2.
C. H2S. D. N2.
Câu 3: Axit sunfuric đặc, nóng tác dụng được với
A. Mg, SO2, Cu(OH)2. B. Cu(OH)2, Au, BaCl2.
C. P, CaCO3, KOH. D. Fe3O4, O2, Mg.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 180
Câu 4: Cho dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư lần lượt tác dụng với những chất
sau: Fe, Cu, FeO, Cu(OH)2, Fe2O3. Số phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Để nhận biết hai dung dịch BaCl2 và dung dịch Na2SO4 đựng trong
hai lọ riêng biệt, ta dùng dung dịch
A. BaCl2. B. Na2SO4. C. NaCl. D. Cả A và B.
IV. DẶN DÒ (1 phút)
1. Hoàn thành các bài tập trong đề cương phần bài học hôm nay.
2. Ôn kiến thức chương 6 → Luyên tập.
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. MỤC ĐÍCH TN
Chúng tôi tiến hành TN sư phạm nhằm mục đích :
- Kiểm tra hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng bài tập trong DHKT
chương Nhóm oxi, hóa học lớp 10 nâng cao ở trường THPT.
- Kiểm tra tính khả thi và khẳng định giá trị của đề tài nghiên cứu.
- Rút ra kết luận cần thiết và những giải pháp cụ thể cho việc sử dụng bài
tập trong DHKT môn hóa học.
3.2. ĐỐI TƯỢNG TN
Bảng 3.1. Danh sách lớp TN và ĐC
Lớp Cặp TN – ĐC Sỉ số GV dạy Trường
10A7 TN 32
Nguyễn Thị
Phương Nhung
Trường THPT
Lê Quý Đôn
10A4 ĐC 29 Huỳnh Thị Nhàn
Học lực của 2 lớp 10A7 và 10A4 trường THPT Lê Quý Đôn dựa trên điểm
trung bình môn hóa học học kì I như sau :
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả học tập học kì I môn hóa học của lớp 10A7 và
10A4 trường THPT Lê Quý Đôn
Điểm
Số HS %
10A7 10A4 10A7 10A4
< 3,5 0 0 0 0
3,5 – 4,9 3 4 9,37 13,79
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 181
5,0 – 5,9 8 9 25,00 31,03
6,0 – 6,9 9 8 28,13 27,59
7,0 – 7,9 7 5 21,88 17,24
8,0 – 8,9 3 2 9,37 6,90
9,0 – 10,0 2 1 6,25 3,45
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy 2 lớp trên có học lực tương đối gần như
nhau (trung bình – khá).
3.3. NỘI DUNG TN
Chúng tôi đã TN được 3 giáo án tương ứng 3 tiết ở bài 45 “Hợp chất có oxi
của lưu huỳnh”.
3.4. TIẾN HÀNH TN
TN về mặt định tính
Tiến hành phát phiếu tham khảo ý kiến HS cho lớp TN, nhằm khảo sát tình
hình HS của lớp TN sau khi học xong chương Nhóm oxi mà GV có sử dụng
BTHH trong DHKT. Cụ thể, mức độ phù hợp của việc sử dụng BTHH trong
DHKT với trình độ của các em như thế nào, các em có thích ứng kịp, có hứng thú
với PPDH mới này không cũng như tìm hiểu tác dụng và kết quả mà PPDH này
đem lại cho HS.
TN về mặt định lượng
- Tiến hành giảng dạy, trong đó có sử dụng BTHH để DHKT ở lớp TN (10A7
trường THPT Lê Quý Đôn).
- Chọn một lớp cùng học lực làm lớp ĐC (10A4 trường THPT Lê Quý Đôn).
- Tiến hành kiểm tra 15 phút với nội dung kiến thức chủ yếu ở bài học vừa
giảng dạy bằng phương pháp trên.
- Thống kê, sử dụng Microsoft office excel để xử lý số liệu, vẽ đồ thị.
3.5. KẾT QUẢ TN – NHẬN XÉT
3.5.1. Kết quả TN về mặt định tính
- Tổng số phiếu phát ra là 32 phiếu, thu vào là 32 phiếu.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 182
- Xử lí số liệu: với những nội dung lựa chọn một trong nhiều dữ kiện, tính ra
%.
Số phiếu của X
% nội dung X =
Tổng số phiếu
Kết quả cụ thể:
Câu 1: Trước khi giáo sinh thực tập, em đã được học những tiết học môn hóa
học mà trong đó GV có sử dụng bài tập dùng trong DHKT với tần suất như thế
nào ?
Bảng 3.3. Tần suất HS được học những tiết học môn hóa học mà trong đó GV
có sử dụng bài tập dùng trong DHKT trước khi giáo sinh thực tập
Rất nhiều Nhiều Bình thường Ít Chưa bao giờ
0% 0% 18,52% 25% 56,48%
Câu 2: Đợt thực tập này, giáo sinh dạy học hóa học có sử dụng bài tập dùng
trong DHKT thì mức độ thích ứng của các em với phương pháp dạy này như thế
nào ?
Bảng 3.4. Ý kiến của HS về mức độ thích ứng đối với việc giáo sinh sử dụng
BTHH dùng trong DHKT
Rất tốt Tốt Bình thường Chậm Không theo được
15,63% 68,75% 9,37% 6,25% 0%
Câu 3: Các BTHH mà giáo sinh sử dụng trong DHKT có phù hợp với trình độ
của các em không ?
Bảng 3.5. Ý kiến của HS về mức độ phù hợp của các BTHH mà giáo sinh sử
dụng trong DHKT đối với trình độ của các em
Rất phù hợp Phù hợp Bình thường Hơi dễ Hơi khó Không phù hợp
46,88% 28,13% 9,37% 9,37% 6,25% 0%
Câu 4: Cách dẫn dắt, hướng dẫn của giáo sinh giúp các em sử dụng BTHH
dùng trong DHKT như thế nào ?
Bảng 3.6. Ý kiến của HS về cách dẫn dắt, hướng dẫn của giáo sinh giúp các
em sử dụng BTHH dùng trong DHKT
Rất tốt Tốt Bình thường Không được tốt lắm Không chấp
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 183
nhận được
21,88% 74,99% 3,13% 0% 0%
Câu 5: Tiết dạy mà giáo sinh có sử dụng BTHH trong DHKT có sinh động,
gây hứng thú cho các em hay không ?
Bảng 3.7. Ý kiến của HS về mức độ hứng thú của các em trong tiết học mà
giáo sinh có sử dụng BTHH trong DHKT
Rất
hứng thú
Hứng thú Bình thường
Không được
hứng thú lắm
Không hứng thú
15,63% 59,37% 18,75% 6,25% 0%
Nhận xét: Theo thống kê, ta thấy đa số HS nhận xét rằng các BTHH dùng
trong DHKT rất phù hợp với trình độ của các em. Mặt khác, cách dẫn dắt, hướng
dẫn của giáo sinh giúp các em sử dụng BTHH trong DHKT đa số được đánh giá
là tốt, nên có thể nhận thấy rằng: mặc dù trước khi giáo sinh thực tập – sử
dụng BTHH trong DHKT thì HS được học theo phương pháp này rất ít, đa số là
chưa bao giờ được học nhưng khi được học ở đợt thực tập này thì đa số HS nhận
xét là thích ứng tốt, tiết học hứng thú – một trong những điều kiện thuận lợi giúp
cho tiết dạy thành công.
Câu 6: Tính hiệu quả của việc sử dụng BTHH trong DHKT
Bảng 3.8. Ý kiến của HS về tính hiệu quả của việc sử dụng BTHH trong
DHKT
Tính hiệu quả của việc sử dụng BTHH
trong DHKT
Mức độ
TB
1 2 3 4 5
Các em hiểu bài kĩ hơn, sâu hơn. 0 0 4 11 17 4,41
Các em nhớ bài lâu hơn. 0 1 3 15 13 4,25
Rèn kĩ năng giải bài tập cho các em. 0 0 2 11 19 4,53
Rèn tư duy cho các em. 0 0 5 13 14 4,28
Rèn cho các em cách giải quyết khi đứng trước
một vấn đề.
0 0 2 5 25 4,72
Nhận xét: Theo thống kê, đa số các em nhận xét việc sử dụng BTHH trong
DHKT giúp các em hiểu bài kĩ hơn, sâu hơn; nhớ bài lâu hơn; rèn kĩ năng giải
BTHH; rèn tư duy cho các em và rèn cho các em cách giải quyết khi đứng trước
một vấn đề là khá tốt, khẳng định tính hiệu quả cao của đề tài.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 184
Câu 7: Điểm bài kiểm tra 15 phút của các em sau khi học hóa học mà giáo
sinh có sử dụng BTHH trong DHKT như thế nào so với trước đó ?
- 90,62% cao hơn.
- 6,25% bằng nhau.
- 3,13% thấp hơn.
Nhận xét: Theo thống kê, đa số các em cho biết kết quả bài kiểm tra 15 phút
sau khi học hóa học mà giáo sinh có sử dụng BTHH trong DHKT cao hơn so với
trước đó. Chứng tỏ việc sử dụng BTHH trong DHKT giúp cải thiện, nâng cao
chất lượng dạy và học.
Câu 8: Các em có thích được học những tiết học hóa học mà có sử dụng
BTHH dùng trong DHKT nữa hay không ?
Bảng 3.9. Ý kiến của HS về nhu cầu học tiếp những tiết học hóa học mà có sử
dụng BTHH dùng trong DHKT
Rất thích Thích Bình thường Không thích
15,63% 53,12% 25% 6,25%
Nhận xét: Theo thống kê, đa số các em đều thích được học những tiết dạy hóa
học tiếp theo mà có sử dụng BTHH trong DHKT. Điều này chứng tỏ việc sử
dụng BTHH trong DHKT thật sự có sức thu hút đối với HS. Đây là một kết quả
đáng mừng cho sự mở rộng, phát triển sắp tới của việc sử dụng BTHH trong
DHKT ở trường THPT.
3.5.2. Kết quả TN về mặt định lượng
TN được tiến hành ở lớp 10A7 và 10A4 trường THPT Lê Quý Đôn để kiểm
tra mức độ hiệu quả của việc sử dụng BTHH trong DHKT.
- Lớp 10A7: tiến hành giảng dạy có sử dụng BTHH trong DHKT với bài
45 “Hợp chất có oxi của lưu huỳnh”.
- Lớp 10A4: tiến hành giảng dạy theo phương pháp truyền thống.
- Tiến hành cho HS 2 lớp làm bài kiểm tra 15 phút với nội dung chủ yếu
ở phần bài học được TN.
- Kết quả kiểm tra của các lớp được thống kê qua bảng sau:
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 185
Bảng 3.10. Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút
của lớp TN (10A7) và ĐC (10A4)
Điểm xi
Số HS đạt điểm xi %HS đạt điểm xi %HS đạt điểm xi trở xuống
TN ĐC TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 0 2 0 6,90 0 6,90
4 1 4 3,13 13,80 3,13 20,69
5 2 6 6,25 20,68 9,38 41,38
6 7 5 21,87 17,24 31,25 58,62
7 7 5 21,87 17,24 53,13 75,86
8 6 4 18,75 13,79 71,88 89,66
9 5 2 15,63 6,90 87,50 96,55
10 4 1 12,50 3,45 100,00 100,00
Σ 32 29 100,00 100,00
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 186
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm Xi
%
H
S
đạ
t đ
iể
m
X
i t
rở
x
uố
ng
TN
ĐC
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút của lớp TN (10A7) và ĐC
(10A4)
Bảng 3.11. Phân loại tổng hợp kết quả học tập thông qua bài kiểm tra 15 phút
của lớp TN (10A7) và ĐC (10A4)
Lớp
Số
HS
Yếu – kém Trung bình Khá Giỏi
SL % SL % SL % SL %
TN 32 1 3,125 9 28,125 13 40,625 9 28,125
ĐC 29 6 20,690 11 37,930 9 31,030 3 10,350
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Yếu - kém Trung bình Khá Giỏi
%
TN
ĐC
Hình 3.2. Biểu đồ phân loại HS theo kết quả học tập thông qua bài kiểm tra 15
phút của lớp TN (10A7) và ĐC (10A4)
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 187
Bảng 3.12. Giá trị các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 15 phút của lớp TN
(10A7) và ĐC (10A4)
Giá trị Kí hiệu TN ĐC
Trung bình cộng X 7,44 6,10
Phương sai S2 2,50 3,28
Độ lệch chuẩn S 1,58 1,81
Hệ số biến thiên V 21,24% 29,67%
Sai số tiêu chuẩn m 0,2793 0,3361
Giá trị trung bình X m± 7,44 ± 0,2793 6,10± 0,3361
Phân tích kết quả xử lí số liệu TN bài kiểm tra 15 phút, chúng tôi nhận thấy :
- Điểm trung bình cộng của lớp TN ( X = 7,44) cao hơn lớp ĐC ( X =
6,10).
- Điểm có tần số cao nhất của lớp TN (Mod = 6; 7) cao hơn lớp ĐC
(Mod = 5).
- Điểm cao nhất của lớp TN bằng với lớp ĐC (Max =10).
- Tỉ lệ % HS đạt điểm yếu – kém, trung bình ở lớp TN thấp hơn lớp ĐC
(đặc biệt là điểm yếu – kém : chênh lệch gần 7 lần) ; tỉ lệ % HS đạt điểm khá,
giỏi ở lớp TN cao hơn lớp ĐC, cho thấy HS ở lớp TN nắm vững kiến thức hóa
học tốt hơn lớp ĐC.
- Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra của lớp TN nằm bên dưới và
phía bên phải đường lũy tích của lớp ĐC, cho thấy kết quả học tập của HS lớp
TN cao hơn lớp ĐC.
- Phương sai S2, độ lệch chuẩn S và hệ số biến thiên V của lớp TN nhỏ
hơn lớp ĐC cho thấy số liệu của lớp TN ít phân tán hơn lớp ĐC.
- Hệ số biến thiên V của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC và giá trị V nằm trong
khoảng 10 – 30% có độ dao động trung bình, cho thấy kết quả TN thu được có độ
tin cậy cao.
- Giá trị sai số tiêu chuẩn của lớp TN (m = 0,2793) thấp hơn lớp ĐC (m
= 0,3361) cho thấy điểm trung bình cộng của lớp TN ít sai số hơn lớp ĐC.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 188
Từ đó, cho thấy lớp TN (10A7) làm bài kiểm tra tốt hơn lớp ĐC (10A4). Như
vậy, PPDH có sử dụng BTHH trong DHKT đem lại hiệu quả học tập cao hơn so
với PPDH truyền thống.
Nhận xét chung:
Những số liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo, muốn thu được những số
liệu chính xác và đáng tin cậy hơn cần tiến hành TN với nhiều giáo án hơn nữa
trên cùng một lớp, đề kiểm tra bao quát hơn, kiểm tra được nhiều kiến thức và kĩ
năng hơn và được coi kiểm tra nghiêm túc hơn.
Tuy những số liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo nhưng qua kết quả TN
cũng cho thấy được phần nào tính hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng
BTHH trong DHKT. Nếu muốn thấy rõ được hiệu quả của phương pháp này, HS
cần phải được giảng dạy và tiếp xúc với phương pháp này nhiều hơn.
Tóm lại, kết quả TN cho thấy: việc xây dựng và sử dụng bài tập trong DHKT
môn hóa học ở trường THPT là khá cần thiết và có tính khả thi, góp phần giúp
HS tự mình lĩnh hội kiến thức mới một cách chủ động – một trong những mục
tiêu lớn của việc đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, đồng thời rèn cho HS
kĩ năng giải các loại bài tập, rèn luyện cả về tư duy lẫn tìm hiểu kiến thức thực tế.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 189
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra ban đầu, đề tài đã cơ bản
hoàn thành và thu được một số kết quả như sau :
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của đề tài, bao gồm : tìm hiểu
lịch sử vấn đề nghiên cứu, lý thuyết DHKT, BTHH, làm rõ vai trò và điều tra
thực trạng của việc sử dụng BTHH trong DHKT ở trường THPT.
1.2. Xây dựng hệ thống BTHH và đề xuất một số giáo án có sử dụng các
BTHH dùng trong DHKT chương Nhóm oxi, hóa học lớp 10 nâng cao nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học, theo các bài học trong chương trình :
- Bài “Khái quát về nhóm oxi”.
- Bài “Oxi”.
- Bài “Ozon và hiđro peoxit”.
- Bài “Lưu huỳnh”.
- Bài “Hiđro sunfua”.
- Bài “Hợp chất có oxi của lưu huỳnh”.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 190
Bài tập được chia theo từng bài, trong mỗi bài lại được chia thành nhiều mục
như SGK. Vì vậy, rất dễ dàng sử dụng khi dạy và học.
1.3. Tiến hành TN sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc xây dựng và
sử dụng BTHH trong DHKT ở trường THPT. Kết quả TN đã khẳng định việc sử
dụng BTHH trong DHKT ở trường THPT giúp nâng cao chất lượng dạy và học.
Những kết quả nghiên cứu trên đây đã cho thấy mục đích và các nhiệm vụ
nghiên cứu đã được hoàn thành. Chứng minh được giả thuyết nghiên cứu là khá
đúng đắn: đề tài là cần thiết và có tính khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học môn hóa học ở trường THPT.
2. Đề xuất
Từ các kết quả của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin có một số đề xuất như
sau :
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Nghiên cứu phát triển các biện pháp hướng dẫn kĩ năng học tập và làm việc
cho HS ngay từ các bậc phổ thông. Qua đó, xây dựng những môn học dạy
phương pháp học tập và đưa vào chương trình chính quy. Đây là điều hết sức cấp
thiết cho nền giáo dục nước ta trong thời đại bùng nổ về khoa học, công nghệ và
thông tin.
- Giảm tải chương trình hóa học phổ thông hiện nay để GV có thời gian áp
dụng các PPDH tích cực vào tiết dạy, tránh trường hợp chương trình nặng nề làm
cho GV phải dạy theo kiểu nhồi nhét kiến thức.
- Cải tiến hình thức kiểm tra đánh giá, dựa trên nhiều yếu tố, quá trình, thái độ,
phương pháp học tập chứ không chỉ dừng lại ở điểm số của các kì kiểm tra, thi
cử. Giảm thiểu tối đa áp lực nặng nề của thi cử.
2.2. Đối với trường ĐHSP
- Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng các bộ môn về LLDH và phương
pháp giảng dạy. Phát triển thêm các bộ môn phương pháp học tập ; phương pháp
tổ chức, quản lí, nâng cao hiệu quả công việc.
- Xây dựng những ngành học mới về nghiên cứu và phát triển con người, chú
trọng đào tạo kiến thức về tâm lí học, ngôn ngữ cùng những hiểu biết về nghệ
thuật sư phạm của sinh viên.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 191
- Có định hướng chuyên môn hóa cho sinh viên ngay từ những năm đầu. Giảm
thiểu tình trạng học nhiều nhưng chỉ mang tính đối phó, không mang lại hiệu
quả, không có giá trị lâu dài.
- Cho sinh viên thường xuyên tiếp xúc với các nền giáo dục tiên tiến trên thế
giới. Mở rộng quan hệ giao lưu với các trường đại học ở nước ngoài. Liên tục cập
nhật thông tin về các PPDH hay và thực tế.
- Cho sinh viên sớm và thường xuyên tiếp xúc với môi trường THPT, với HS.
- Xây dựng các dự án khoa học về lí luận và PPDH thiết thực hơn, tạo điều
kiện cho chính sinh viên thực hiện.
2.3. Đối với trường THPT
- Tạo một không khí học tập thoải mái, không có sức ép về điểm số và thành
tích đối với HS.
- Đánh giá hiệu quả tiết dạy của GV dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó phải kể
đến thái độ, tình cảm của HS dành cho môn học và tâm huyết của GV đối với
nghề, chứ không phải chỉ dựa trên những điểm số của các bài kiểm tra hay thi cử.
- Quan tâm và tạo điều kiện cho GV thực hiện các phương pháp giảng dạy mới
có tổ chức, đánh giá, rút kinh nghiệm, định hướng phát triển.
- Tăng cường tập huấn và cập nhật PPDH mới cho GV.
- Là GV, trong quá trình dạy học nói chung và dạy học môn hóa học nói riêng,
GV cần đầu tư cho chuyên môn. Việc này có thể mất nhiều thời gian, kinh phí và
công sức. Tuy nhiên, GV chúng ta hãy vì sự nghiệp giáo dục mà cố gắng đầu tư
cho việc giảng dạy.
Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy rằng việc xây
dựng và sử dụng BTHH trong DHKT là cần thiết và góp phần nâng cao hiệu quả
dạy – học.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì khả năng còn hạn chế, chắc chắn
đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và các bạn.
Hy vọng đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các GV môn hóa,
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học ở các trường THPT.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 192
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện
chương trình sách giáo khoa lớp 11 THPT môn hóa học, NXB Giáo dục.
2. Cao Thị Hà (2005), “Một số yêu cầu trong việc tổ chức dạy học toán ở
trường THPT theo quan điểm kiến tạo”, Tạp chí Giáo dục, số 114, tr. 26 –
28.
3. Cao Thị Hà (2006), “Quy trình tổ chức dạy học toán ở trường phổ thông
theo quan điểm kiến tạo”, Tạp chí Giáo dục, số 147, tr. 18, 23 – 24.
4. Đào Đình Thức, Hóa Lí I, NXB Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.
5. Đào Đình Thức, Hóa Lí II, NXB Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.
6. Đào Thị Việt Anh (2005), “Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong đổi mới
phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số
112, tr. 41 – 43.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 193
7. Đào Thị Việt Anh (2006), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
hóa học theo phương pháp kiến tạo”, Tạp chí Giáo dục, số 141, tr. 35 – 37.
8. Đỗ Tiến Đạt, Vũ Văn Đức (2005), “Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy
học toán ở tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, số 111, tr. 26 – 27.
9. Hồ Thị Mỹ Dung (2011), Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học chương
“Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol” Hóa học lớp 11 THPT, Luận văn
Thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP TP. HCM.
10. Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ, Tập 1, NXB Giáo dục.
11. Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ, Tập 2, NXB Giáo dục.
12. Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ, Tập 3, NXB Giáo dục.
13. Hoàng Phê (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
14. Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2008), Hỏi đáp hóa học 11,
NXB Giáo dục.
15. Lê Thanh Hoàng Bảo (2011), Xây dựng và sử dụng bài tập phát triển tư duy
trong dạy học hóa học lớp 10 chương Oxi – Lưu huỳnh, Khóa luận tốt
nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
16. Lê Thanh Hùng (2009), Phương pháp dạy học kiến tạo và vận dụng trong
dạy học phần hiđrocacbon lớp 11 Nâng cao THPT, Luận văn cao học,
ĐHSP TP. HCM.
17. Lê Xuân Trọng và các đồng nghiệp, Sách giáo viên hóa học 10 Nâng cao,
NXB Giáo dục.
18. Lê Xuân Trọng và các đồng nghiệp, SGK hóa học 10 Nâng cao, NXB Giáo
dục.
19. Louis Cohens, Lawrence Manion, Keith Morrison (2005), Cẩm nang thực
hành giảng dạy, NXB ĐHSP Hà Nội, người dịch: Nguyễn Trọng Tấn.
20. Lương Việt Thái (2004), “Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học về sự
lan truyền âm trong chương trình vật lí lớp 7”, Tạp chí Giáo dục, số 93, tr.
22 – 23.
21. Lương Việt Thái (2004), “Vận dụng tư tưởng của lý thuyết kiến tạo trong
dạy học vật lí ở THCS”, Tạp chí Giáo dục, số 83, tr. 36 – 37.
22. Ngô Ngọc An, Tuyển tập các bài tập hóa học cấp 3, NXB Hải Phòng.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 194
23. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông
và đại học, NXB Giáo dục.
24. Nguyễn Đạo Hải (2011), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập thực
nghiệm để dạy học phần vô cơ lớp 10 Nâng cao, Khóa luận tốt nghiệp,
ĐHSP TP.HCM.
25. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn,
Nguyễn Văn Tòng, Một số vấn đề chọn lọc của hóa học, Tập 2, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
26. Nguyễn Hữu Châu (1996), “Dạy và học toán theo lối kiến tạo”, Tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục, tr. 20 – 21.
27. Nguyễn Hữu Châu (2005), “Dạy học kiến tạo, vai trò của người học và
quan điểm kiến tạo trong dạy học”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 5, tr.
18 – 20.
28. Nguyễn Hữu Châu (2005), “Dạy học kiến tạo, vai trò của người học và
quan điểm kiến tạo trong dạy học”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 5, tr. 8
– 20.
29. Nguyễn Hữu Châu, Cao Thị Hà (2003), “Dạy học toán ở trường phổ thông
theo quan điểm kiến tạo”, Tạp chí Giáo dục, số 60, tr 28 – 29.
30. Nguyễn Minh Tài (2011), Thiết kế e-book hỗ trợ việc tự học Anh văn
chuyên ngành học phần 1 cho sinh viên khoa Hóa Đại học Sư phạm TP.
HCM, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
31. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học tập I, NXB Giáo dục
Hà Nội.
32. Nguyễn Phương Hồng (1997), “Tiếp cận kiến tạo trong dạy học khoa học
theo mô hình tương tác”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 10, tr. 13 – 14.
33. Nguyễn Phương Hồng (1998), “Dạy học Đòn bẩy theo phương pháp kiến
tạo – tương tác”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 11, tr. 23 – 24.
34. Nguyễn Quang Lạc ( 2007), “Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong đổi mới
phương pháp dạy học vật lí”, Tạp chí Giáo dục, số 170, tr. 32 – 34.
35. Nguyễn Thị Sửu (2007), Tổ chức quá trình dạy học hóa học phổ thông,
NXB ĐHSP Hà Nội.
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 195
36. Nguyễn Thụy Phương Thy (2011), Vận dụng lý thuyết kiến tạo nâng cao
chất lượng bài lên lớp phần Hiđrocacbon Hóa học 11 THPT, Luận văn
Thạc Sĩ Giáo dục học, ĐHSP TP. HCM.
37. Nguyễn Văn Cường (2007), “Các lý thuyết học tập – cơ sở tâm lí của đổi
mới phương pháp dạy học”, Tạp chí Giáo dục, số 153, tr. 20 – 22.
38. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở
trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội.
39. PGS. Nguyễn Đức Vận (2008), Hóa học vô cơ (Tập 1), NXB Khoa học và
Kĩ thuật.
40. Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hưởng (2003), Các lý thuyết phát triển tâm
lí người, NXB ĐHSP Hà Nội.
41. Quan Hán Thành, Sơ đồ phản ứng hóa học, NXB Đại học Quốc gia
TP.HCM.
42. Trần Quốc Đắc (2008), Hướng dẫn Thí nghiệm Hóa học 11, NXB Giáo
dục.
43. Trần Thị Đà, Đặng Trần Phách, Cơ sở lí thuyết các phản ứng hóa học,
NXB Giáo dục.
44. Trần Thị Trà Hương (2009), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp
10 THPT nhằm củng cố kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo cho học
sinh, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP TP. HCM.
45. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, NXB ĐHSP TP. HCM.
46. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, ĐHSP TP.
HCM.
47. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,
ĐHSP TP. HCM.
48. Viện Ngôn Ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
49. Võ Văn Duyên Em (2007), Dạy học kiến tạo – tương tác và sự vận dụng
trong dạy học phần phi kim hóa học lớp 10 THPT ban nâng cao, Luận văn
cao học, ĐHSP Hà Nội.
50. Võ Văn Duyên Em (2012), Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học phần
hóa học phi kim ở trường THPT theo hướng dạy học kiến tạo – tương tác
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 196
với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học,
ĐHSP Hà Nội.
51. Vũ Thị Thơ (2004), Bài tập hóa học, ĐHSP TP.HCM.
Website
52. Charlotte Hua Liu, Robert Matthews (2005), “Vygotsky’s philosophy:
Constructivism and its criticisms examined”, International Education
Journal, 6, p. 386 – 399, lấy từ nguồn
53. Coll R.K., Neil Taylor T.G. (2011), “Using constructivism to inform
tertiary chemistry pedagogy”, Chemistry education: Research and practice
in Europe, 2001, 2(3),pp.215 – 226, lấy từ nguồn
54. Doolittle P. (1999), Constructivism and Online Education, Virginia
Polytechnic Institute & State University, Virginia, lấy từ nguồn
55. Jennifer A. Glaab, “Constructivism and Education”, lấy từ nguồn
56. Jong Suk Kim (2005), “The Effect of a Constructivist Teaching Approach
on Student Acedemic Achievement, Self – concept, and Learning
Strategies”, Asia Pacific Education Review, (6)1, pp.7 – 19, lấy từ nguồn
57. Kousathana M., Recent reforms in Greece and constructivist influence in
chemical education, Experimental high school of University of Athens,
Scientific collaborator, DiCheNet, University of Athens, Chemistry
department, lấy từ nguồn
58. Leonard C. David (2002), Learning Theories A to Z, Greenwood Publishing
Gruop, England, lấy từ nguồn
59. Matthews M.R. (1998), Constructivism in science and mathematics
education, University of New South Wales, Sydney, lấy từ nguồn
Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học kiến tạo ... GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Vương Hoàng Tân 197
60. Svein Sjoberg (2007), Constructivism and Learning, lấy từ nguồn
61.
62.
63.
64.
65.
66.
67.
phap-day-hoc-truyen-thong-theo-huong-tich-cuc-hoa-hoat-dong-cua-hoc-
sinh.html
68.
69.
70.
1
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. Phiếu tham khảo ý kiến HS
Trường Đại học Sư phạm TP. HCM
Khoa Hóa học
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH
Các em học sinh thân mến!
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, cụ thể giúp các em tự mình
lĩnh hội kiến thức mới một cách chủ động – một trong những mục tiêu lớn của
việc đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, đồng thời rèn cho các em kĩ năng
giải các loại bài tập, rèn cả về tư duy lẫn tìm hiểu kiến thức thực tế; chúng tôi đã
chọn đề tài “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC KIẾN
TẠO CHƯƠNG NHÓM OXI, HÓA HỌC LỚP 10 NÂNG CAO”.
Rất mong các em đóng góp ý kiến của mình sau khi học chương Nhóm oxi,
hóa học lớp 10 nâng cao mà trong đó, giáo sinh có sử dụng bài tập hóa học dùng
trong dạy học kiến tạo.
A. Các em đánh dấu X vào ô mà các em chọn
Câu 1: Trước khi giáo sinh thực tập, em đã được học những tiết học môn hóa
học mà trong đó giáo viên có sử dụng bài tập dùng trong dạy học kiến tạo với tần
suất như thế nào ?
Rất nhiều Nhiều Bình thường Ít Chưa bao giờ
Câu 2: Đợt thực tập này, giáo sinh dạy học hóa học có sử dụng bài tập dùng
trong dạy học kiến tạo thì mức độ thích ứng của các em với phương pháp dạy này
như thế nào ?
Rất tốt Tốt Bình thường Chậm Không theo được
2
Câu 3: Các bài tập hóa học mà giáo sinh sử dụng trong dạy học kiến tạo có
phù hợp với trình độ của các em không ?
Rất phù hợp Phù hợp Bình thường Hơi dễ Hơi khó Không phù hợp
Câu 4: Cách dẫn dắt, hướng dẫn của giáo sinh giúp các em sử dụng bài tập
hóa học dùng trong dạy học kiến tạo như thế nào ?
Rất tốt Tốt Bình thường Không được tốt lắm Không chấp nhận được
Câu 5: Tiết dạy mà giáo sinh có sử dụng bài tập hóa học trong dạy học kiến
tạo có sinh động, gây hứng thú cho các em hay không ?
Rất
hứng thú
Hứng thú Bình thường
Không được
hứng thú lắm
Không hứng thú
B. Các em khoanh tròn vào các chữ số tương ứng với mức độ từ thấp (1) tới
cao (5)
Tính hiệu quả của việc sử dụng bài tập hóa học
trong dạy học kiến tạo
Mức độ
Các em hiểu bài kĩ hơn, sâu hơn. 1 2 3 4 5
Các em nhớ bài lâu hơn. 1 2 3 4 5
Rèn kĩ năng giải bài tập cho các em. 1 2 3 4 5
Rèn tư duy cho các em. 1 2 3 4 5
Rèn cho các em cách giải quyết khi đứng trước một vấn
đề.
1 2 3 4 5
3
C. Các em trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Điểm bài kiểm tra 15 phút của các em sau khi học hóa học mà giáo
sinh có sử dụng bài tập hóa học trong dạy học kiến tạo như thế nào so với trước
đó (cao hơn, thấp hơn, bằng,): ..
Câu 2: Các em có thích được học những tiết học hóa học mà có sử dụng bài
tập hóa học dùng trong dạy học kiến tạo nữa hay không ?
Rất thích Thích Bình thường Không thích
Câu 3: Cho biết lí do mà các em chọn trong các trường hợp ở câu 2.
....
D. Ý kiến đóng góp
Xin cám ơn sự giúp đỡ của các em! Chúc các em học tập tốt!
Mọi chi tiết thắc mắc, đóng góp ý kiến xin liên hệ:
Email: vuongtan.1991@gmail.com
Phone: 0933 787 085
4
PHỤ LỤC 2. Đề kiểm tra 15 phút – TN
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Trường THPT Lê Quý Đôn MÔN: HÓA HỌC 10 NC
Họ và tên học sinh:.. Lớp: 10A
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Theo dãy: H2Te, H2Se, H2S, H2O, tính bền
A. giảm dần. B. tăng dần. C. như nhau. D. kém.
Câu 2: Dãy gồm các chất tác dụng được với O2 là
A. Zn, S, CO, Au, P. B. S, N2, Al, Cl2, C2H5OH.
C. P, Ag, Cu, C2H2, C. D. F2, Na, Cu, C3H8, C.
Câu 3: Cách dùng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm là
A. điện phân H2O.
B. điện phân dung dịch CuSO4.
C. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
D. phân hủy H2O2 với xúc tác MnO2.
Câu 4: Tính chất của O3 được diễn tả đúng nhất là
A. O3 không có tính oxi hóa, không có tính khử.
B. O3 có tính oxi hóa mạnh nhưng kém hơn O2.
C. O3 có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn O2.
D. O3 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Câu 5: H2O2 thể hiện tính khử khi tác dụng với
A. dung dịch KNO2. B. dung dịch KI.
C. PbS. D. khí Cl2.
Câu 6: Phát biểu sai khi nói về lưu huỳnh là
A. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường.
B. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với các phi kim và thể hiện tính oxi
hóa.
C. S vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa.
5
Câu 7: Khí H2S không tác dụng với
A. dung dịch FeCl2. B. nước clo.
C. dung dịch KOH. D. dung dịch FeCl3.
Câu 8: Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu đen, chứng tỏ
A. có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong dung dịch axit mạnh.
B. có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra.
C. axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric.
D. axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Thực hiện chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
S SO2 H2SO4 HCl
SO3
(1) (6) (4)
(5)
(2) (3)
(7)(8)
---HẾT---
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_09_16_4954530696_2189.pdf