MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1
1.1. Tóm tắt về xuất xứ . 1
1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 1
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 1
2.1. Văn bản pháp luật tuân thủ 1
2.2. Các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến dự án . 4
2.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng dự án tuân thủ 4
2.4. Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM . 5
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM . 6
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN . 9
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 10
1.1. TÊN DỰ ÁN . 10
1.2. CHỦ ĐẦU TƯ 10
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DỰ ÁN 10
1.3.1. Mô tả vị trí địa lý dự án . 10
1.3.2. Hiện trạng dân cư, lao động, tình hình sử dụng đất và hiện trạng công trình
kỹ thuật khu vực dự án 10
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 13
1.4.1. Mục đích và quy mô hoạt động của dự án 13
1.4.2. Các lợi ích kinh tế – xã hội của dự án . 14
1.4.4. Quy hoạch mặt bằng tổng thể và phân khu chức năng . 15
1.4.4.1. Quy hoạch mặt bằng tổng thể 15
1.4.4.2. Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc 15
1.4.4.3. Phân khu chức năng . 17
1.4.4.4. Một số hình ảnh minh họa dự án . 24
1.4.4.5. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án 24
1.4.4.6. Hệ thống giao thông . 25
1.4.4.7. Hệ thống cấp nước . 25
1.4.4.9. Hệ thống thoát nước mưa . 29
1.4.4.10. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải . 30
1.4.4.11. Phương án thi công xây dựng 31
1.4.4.12. Nhu cầu nguyên vật liệu . 34
1.4.4.13. Chi phí đầu tư đầu tư . 37
1.4.4.14. Tổ chức quản lý dự án và nhu cầu lao động 38
1.4.4.15. Tiến độ thực hiện dự án . 39
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC DỰ ÁN 44
i
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường . 44
2.1.1. Điều kiện về địa lý – địa chất 44
2.1.1.1. Điều kiện về địa lý 44
2.1.1.2. Điều kiện địa chất . 44
2.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn 46
2.1.2.1. Điều kiện về khí tượng . 46
2.1.2.2. Điều kiện thuỷ văn . 52
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên . 55
2.1.3.1. Chất lượng môi trường không khí xung quanh 55
2.1.3.2. Chất lượng nước mặt 57
2.1.3.3. Hiện trạng chất lượng nước ngầm 64
2.1.3.4. Hiện trạng chất lượng đất . 66
2.1.3.5. Hiện trạng hệ thủy sinh 68
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 69
2.2.1. Điều kiện kinh tế xã Bạch Đằng 69
2.2.2. Điều kiện xã hội xã Bạch Đằng . 70
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 71
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 71
3.1.1. Nguồn gây tác động 71
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 71
3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải . 71
3.1.2. Đối tượng, quy mô bị tác động . 72
3.1.2.1. Đối tượng bị tác động 72
3.1.2.2. Quy mô tác động . 72
3.1.3. Đánh giá tác động 76
3.1.3.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn đền bù và tái định cư . 76
3.1.3.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng 78
3.1.3.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động . 92
3.1.4. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra . 110
3.1.4.1. Giai đoạn thi công xây dựng 110
3.1.4.2. Giai đoạn hoạt động . 111
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH
GIÁ . 112
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC, PHÒNG
NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG . 113
4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN ĐỀN BÙ VÀ
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG . 113
4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 116
4.2.1. Dò phá bom mìn tồn lưu trong lòng đất 116
4.2.2. Thu dọn và xử lý sinh khối thực vật phát quang . 116
4.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do vật liệu san nền 116
ii
4.2.4. Giảm thiểu gia tăng độ đục nước sông 117
4.2.5. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải sinh hoạt 117
4.2.6. Giảm thiểu ô nhiễm do dầu mỡ thải 117
4.2.7. Giảm thiểu cản trở giao thông và lối đi lại của người dân 117
4.2.8. Giảm thiểu mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương 118
4.2.9. An toàn lao động . 118
4.3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC VÀ
VẬN HÀNH . 118
4.3.1. Tuân thủ quy hoạch . 118
4.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải từ các máy phát điện dự phòng 118
4.3.3. Giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi từ hệ thống XLNT . 118
4.3.4. Giảm thiểu tiếng ồn và độ rung từ các máy phát điện dự phòng 119
4.3.5. Giảm thiểu ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật . 119
4.3.6. Giảm thiểu ô nhiễm do phân bón 120
4.3.7. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt 124
4.3.8. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt . 127
4.3.9. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn từ chăm sóc cỏ 128
4.3.10. Giảm thiểu ô nhiễm do bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải . 128
4.3.11. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại 128
4.3.12. Giảm thiểu sự cố đối với hệ thống XLNT 128
4.3.13. An toàn trong tiếp xúc với hóa chất 129
4.3.14. An toàn lao động . 129
4.3.15. Phòng chống cháy nổ 129
4.3.16. Hệ thống chống sét 129
4.3.17. Diện tích cây xanh . 130
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 131
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG . 131
5.2. Chương trình giám sát môi trường 134
CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG . 139
6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ 139
6.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC . 139
6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN 139
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 140
1. KẾT LUẬN 140
2. KIẾN NGHỊ 141
3. CAM KẾT . 141
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1. Tóm tắt về xuất xứ
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của tỉnh Bình Dương trong những năm vừa
qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Bình Dương được liệt kê vào danh sách các
tỉnh/thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất nước. Hiện nay, tỉnh có 16 KCN với
tổng diện tích trên 3.000 ha, trong đó 13 KCN đã đi vào hoạt động, 7 KCN đạt tỷ lệ
thuê đất trên 90%. Dự kiến đến năm 2020, toàn tỉnh Bình Dương sẽ có khoảng 25 – 30
KCN tập trung với tổng diện tích 11.000 ha và 21 cụm công nghiệp (CCN) tập trung
với tổng diện tích khoảng 3.100 ha.
Bên cạnh các mặt tích cực về của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhiều vấn đề cũng nảy sinh kéo theo như ô nhiễm môi
trường (enviromental polltution), không gian trống (open-space) bị thu hẹp, không gian
dành cho sinh hoạt nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của con người ngày càng ít dần Do
vậy, nhu cầu tìm kiếm những khu vực vui chơi giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng ngày càng
tăng, trong đó, đáng chú ý nhất là loại hình du lịch sinh thái có kết hợp thể dục thể thao
rèn luyện thể chất giúp cải thiện sức khỏe – tinh thần và môi trường sống cho cư dân
trong đô thị là khá lớn.
Xuất phát từ lý do trên, Công ty TNHH Quốc tế ME KONG tiến hành đầu tư Dự án
“Khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái kết hợp thể thao golf - Diện tích 178,73
ha” tại cù lao Bạch Đằng, xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam, Công ty TNHH Quốc tế ME KONG đã tiến hành lập Báo cáo Đánh giá tác động
môi trường (ĐTM) cho Dự án “Khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái kết hợp thể
thao golf - Diện tích 178,73 ha” tại cù lao Bạch Đằng, xã Bạch Đằng, huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương và đệ trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương xem
xét và phê duyệt. Báo cáo này được thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Quan trắc
Tài nguyên và Môi trường Bình Dương.
1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Dự án đầu tư của Dự án “Khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái kết hợp thể thao
golf - Diện tích 178,73 ha” tại cù lao Bạch Đằng, xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương phê duyệt.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo ĐTM cho dự án “Khu du lịch sinh thái Mekong – Golf - Villas” tại xã Bạch
Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được xây dựng dựa vào các văn bản pháp lý,
văn bản kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và tài liệu tham khảo sau:
2.1. Văn bản pháp luật tuân thủ
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 01/07/2006
147 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2954 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái kết hợp thể thao golf - Diện tích 178,73 ha” tại cù lao Bạch Đằng, xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần khai thác bổ sung một ngày: 239.400/180 = 1.330 m3.
Như vậy, nhu cầu nước tưới cần bổ sung trong mùa khô vào khoảng 1.330 m3/ngày.
Lượng nước này sẽ được cung cấp qua các rạch trong khu vực dự án.
3.1.4. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra
3.1.4.1. Giai đoạn thi công xây dựng
a) Sự cố rò rỉ dầu mỡ thải từ việc bão dưỡng phương tiện và thiết bị thi công
Sự cố môi trường có thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng là sự cố chảy tràn, rơi vãi dầu
mỡ thải từ quá trình lưu trữ tạm thời tại dự án nếu có thực hiện sửa chữa và bảo trì. Theo
kết quả khảo sát của các dự án xây dựng đường trên thế giới (Nguồn: Summary
Environmental Impact Assessment for Shaanxi Roads Development Project in The
people’s Republic of China, February 2001), xác xuất xảy ra sự cố này là tương đối thấp,
khoảng 0,0087 – 0,068. Tuy nhiên, khi sự cố xảy ra trong những điều kiện bất lợi như
mưa lớn, lượng dầu mỡ thải bị tràn ra sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đất và
111
mặt. Do vậy, các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố như được đề xuất trong
Chương 4 sẽ được áp dụng cho dự án.
Sự cố hỏa hoạn
Sự cố này có thể xảy ra đối với các vật liệu dễ cháy như bao bì xi măng, gỗ, thực vật
phát quang… Dù xác suất xảy ra sự cố hỏa hoạn là thấp nhưng các biện pháp kiểm soát
cần được thực hiện.
Tai nạn lao động
Tai nạn lao động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án có thể xảy ra do các nguyên
nhân sau:
Không tập huấn an toàn lao động cho chỉ huy trưởng công trình và công nhân xây
dựng.
Không trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân.
Công nhân không tuân thủ các biện pháp an toàn lao động.
3.1.4.2. Giai đoạn hoạt động
a) Sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải
Trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố, chất lượng nước sau xử lý sẽ
không đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh
hoạt. Điều này có nghĩa nước thải của dự án sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến
chất lượng nước nguồn tiếp nhận.
b) Sự cố phân bón và thuốc bảo vệ thực vật bị rửa trôi ngay sau khi sử dụng do mưa
lớn bất ngờ
Đối với phân bón
Như đã trình bày trong chương 1, việc bón phân được thực hiện 5 đợt: 3 đợt trong
mùa khô và 2 đợt trong mùa mưa (tháng 10 và 11). Khả năng xảy ra sự cố rửa trôi ngay
sau bón phân trong mùa khô hầu như không xảy ra. Tuy nhiên, trong 02 lần bón phân vào
mùa mưa, điều này có khả năng xảy ra nếu như không chọn thời điểm bón phân hợp lý.
Khi xảy ra sự cố, một phần lượng phân bón sẽ được giữ lại trên sân golf, một phần sẽ
bị cuốn trôi (tùy vào điều kiện cụ thể). Lượng phân bón bị rửa trôi có nguy cơ gây ô
nhiễm nguồn nước mặt nếu như không có biện pháp kiểm soát thích hợp như được đề
xuất trong Chương 4.
Đối với thuốc bảo vệ thực vật
Như đã trình bày trong Chương 1, dự án sử dụng 2 loại thuốc bảo vệ thực vật là thuốc
diệt nấm Mancozob 80% và thuốc trừ sâu Carbaryl 40% với liều lượng khác nhau cho
từng khu vực. Đối với khu vực điểm đầu golf, tần suất phun thuốc là 3 lần/năm trong
năm; đối với khu vực lăn bóng, tần suất phun thuốc là 2 lần/năm; và đối với khu vực
điểm cuối golf là 12 lần/năm.
Sự cố này rất khó xảy ra và nếu xảy ra thì tác động không đáng kể do các nguyên
nhân sau:
112
Vào mùa khô, xác xuất xảy ra ngày mưa rất thấp; trong khi đó, hoạt động phun
thuốc cho khu vực điểm đầu golf và khu vực lăn bóng chỉ diễn ra vào mùa khô;
Toàn bộ nước mưa chảy tràn trong sân golf đều được thu gom bằng hệ thống ống
tiêu nước (như đã trình bày trong chương 1) nên lượng phân bón bị cuốn trôi, nếu
xảy ra sự cố, sẽ không thải ra ngoài môi trường.
Các thuốc BVTV đều thuộc danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng bởi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số
31/2006/QĐ-BNN ngày 27/04/2006, độc tình từ thấp đến trung bình, không bền
trong môi trường.
Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa các tác động có thể xảy ra do sự cố này, dự án sẽ áp
dụng các biện pháp giảm thiểu như được đề xuất trong Chương 4.
c) Sự cố rò rỉ và tiếp xúc hóa chất
Con người có thể tiếp xúc với hóa chất thông qua các con đường như tiêu hóa, hô hấp
và qua da.
Các sự cố môi trường trong quá trình lưu trữ và sử dụng hóa chất là khả năng rò rỉ và
bất cẩn trong sử dụng. Trong trường hợp xảy ra sự cố rò rỉ sẽ gây tác động tiêu cực đến
môi trường, hủy hoại các phương tiện vật chất, nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến tính
mạng của con người.
Các tác động tiêu cực này sẽ được giảm thiểu bằng cách thực hiện các cấu phần trong
chương 4.
d) Sự cố cháy nổ
Một trong những sự cố môi trường có thể xảy ra đối với dự án là khả năng cháy. Khi
sự cố cháy xảy ra có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Các tác động tiêu cực này sẽ được giảm thiểu bằng cách thực hiện các cấu phần trong
chương 4.
e) Tai nạn lao động
Tai nạn lao động trong giai đoạn khai thác và vận hành dự án có thể xảy ra do các
nguyên nhân sau:
Không tập huấn an toàn lao động cho công nhân tại dự án
Không trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân dự án
Công nhân không tuân thủ các biện pháp an toàn lao động
Các tác động tiêu cực này sẽ được giảm thiểu bằng cách thực hiện các cấu phần trong
chương 4.
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ
Báo cáo đã đánh giá hầu hết các tác động của dự án trong tất cả các giai đoạn dựa
trên số liệu cụ thể về hiện trạng dự án, phương án quy hoạch và thi công xây dựng, dựa
trên các tài liệu và nghiên cứu về sân golf… nên các đánh giá có độ chi tiết cao và tin cậy
cao.
113
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC, PHÒNG
NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN ĐỀN BÙ VÀ GIẢI
PHÓNG MẶT BẰNG
Để giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng,
Công ty TNHH Quốc Tế Mê Kông sẽ kết hợp với các cấp chính quyền địa phương như:
UBND huyện Tân Uyên, UBND xã Bạch Đằng thực hiện chương trình đền bù và giải
phóng mặt bằng cho dự án.
Chương trình đền bù và giải phóng mặt bằng cho dự án phù hợp với các điều kiện quy
định trong Thông tư 116/2004/TT-BTC của Bộ Tài Chính và được cụ thể hóa bằng Quyết
định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 04 tháng 06 năm 2007 của UBND tỉnh Bình Dương và
Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của UBND huyện Tân ban hành
ngày 15 tháng 11 năm 2007 cho dự án Mekong Golf & Villas tại xã Bạch Đằng, huyện
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Tờ Trình số 2795/TTr-UBND của
UBND huyện Tân Uyên.
Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng của dự án có thể tóm tắt các nội dung chính
như sau:
a) Mục tiêu
Giảm thiểu các tác động đến đời sống, kinh tế - xã hội của 281 hộ dân có nhà và các
hộ dân có đất trong khu vực dự án.
Không gây ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai thực hiện dự án.
b) Các nguyên tắc
Thời gian thực hiện ngắn nhất có thể.
Có sự chấp thuận của 281 hộ dân có nhà và các hộ dân có đất trong khu vực dự án.
Công tác đền bù cho 281 hộ dân có nhà và các hộ dân có đất trong khu vực dự án
được thực hiện một lần.
Nguồn tài chính cho chương trình đền bù và giải phóng mặt bằng được thông qua
UBND tỉnh Bình Dương và luôn sẵn sàng.
Khu tái định cư được hoạch định xây dựng hoàn chỉnh trước khi tiến hành di dời
dân. Khu tái định cư này sẽ do UBND tỉnh Bình Dương quyết định có sự tham khảo
ý kiến của người dân nhằm đảm bảo tính khách quan, khả thi và hợp lý.
Các đơn vị thực hiện phải đảm bảo chương trình đền bù và giải phóng mặt bằng
được thực hiện đúng thời gian và hiệu quả từ khâu thiết kế, xây dựng kế hoạch, tư
vấn và triển khai thực hiện.
114
Kiểm tra, giám sát và đánh giá công tác thực thi kế hoạch đền bù và giải phóng mặt
bằng nhằm đảm bảo được thực hiện đúng thời gian và hiệu quả.
c) Phương thức thực hiện
Công bố quy hoạch rộng rãi đến 281 hộ dân có nhà và các hộ dân có đất trong khu
vực dự án. Công tác công bố qui hoạch dự án thông qua:
+ UBND tỉnh Bình Dương
+ UBND huyện Tân Uyên
+ UBND xã Bạch Đằng
+ Bản đồ qui hoạch dự án đặt tại vị trí qui hoạch dự án
+ Phương tiện truyền thanh
+ Phương tiện báo chí
+ Tổ chức hội họp
+ Cung cấp thông tin bằng văn bản cho 281 hộ dân có nhà và các hộ dân có đất
trong khu vực dự án
Kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao đổi ý kiến với 281 hộ dân có nhà
và các hộ dân có đất trong khu vực dự án. Các nội dung dự kiến trao đổi/thỏa thuận
gồm:
+ Giới thiệu về dự án;
+ Thỏa thuận về chi phí đền bù gồm:
o Đất đai;
o Hoa màu;
o Nhà cửa và các vật dụng.
+ Thỏa thuận về chi phí trợ cấp xã hội gồm:
o Trợ cấp bù mất thu nhập;
o Trợ cấp chuyển đổi nghề nghiệp;
o Trợ cấp di dời nhà cửa.
d) Trách nhiệm thực hiện của Chủ đầu tư
Trong quá trình đền bù và giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư sẽ chịu trách thực hiện
các nội dung công việc sau:
Chuẩn bị đủ kinh phí cho hội đồng đền bù.
Phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp trong việc thông báo nội dung dự án đến
người dân cũng như các công tác liên quan.
115
e) Các bước thực hiện
Căn cứ vào dự án được duyệt sẽ tổ chức đo bản đồ giải thửa. Căn cứ vào kết quả đo
đạc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương sẽ làm thủ tục thu hồi đất, thủ
tục đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng và thủ tục giao đất. Cấp ký duyệt các thủ
tục trên là UBND tỉnh Bình Dương.
Sau khi có quyết định giao đất, Hội đồng đền bù sẽ tiến hành thống kê diện tích đất
đai, nhà cửa vật kiến trúc của từng hộ cần phải giải tỏa/di dời. Tính toán chi phí cần
phải đền bù giải tỏa cho các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án theo đơn giá
qui định.
Xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân bị di dời trong khu vực dự án.
Căn cứ vào bản dự toán đền bù được duyệt, Hội đồng đền bù sẽ tiến hành đền bù và
giải phóng mặt bằng cho các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án.
f) Các chính sách xã hội
Ngoài mức bồi thường theo quy định, hộ có đất nông, lâm nghiệp bị giải toả được hỗ
trợ nhận lô đất nền trong khu quy hoạch tái định cư của dự án theo tỷ lệ 3% đất
nông, lâm nghiệp bị thu hồi. Chủ đầu tư sẽ nộp chi phí tiền sử dụng đất và các lệ phí
chính để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ dân trong khu tái định
cư.
Hỗ trợ đào tạo, dạy nghề cho các đối tượng có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp và
tạo điều kiện để họ được làm việc tại dự án. Những người trong độ tuổi lao động sẽ
được hỗ trọ chi phí đào tạo chuyển đổi nghành nghề (có xác nhận của chính quyền
địa phương và là người trực tiếp lao động nông nghiệp).
Ưu tiên giải quyết công ăn việc làm cho những lao động dư thừa, bị mất đất canh tác
nông nghiệp đã được đào tạo tay nghề thông qua các dịch vụ lao động. Khi dự án
hoàn thành sẽ tuyển dụng nguồn lao động tại địa phương khoảng 500 lao động (lao
động phổ thông). Ưu tiên tuyển dụng người có đất bị thu hồi để thực hiện dự án.
Chính quyền có định hướng phát triển kinh tế khu vực dự án theo hướng chuyển
thương mại dịch vụ, thu hút lao động dư thừa do mất đất canh tác nông nghiệp.
Khu vực tái định cư dự kiến theo quy hoạch là 21 ha, được chủ đầu tư đầu tư cơ sở
hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm đường nội bộ, cống thoát nước, cây xanh ... và theo
quy hoạch mỗi lô đất nền là từ 100m2 đến 300m2. Khu tái định cư của dự án mục
đích để tái định cư cho các hộ giải toả trắng và thực hiện chính sách hỗ trợ cho các
hộ dân có đất ở cho các hộ dân trong khu tái định cư.
g) Tiến bộ đền bù và giải phóng mặt bằng
Đến cuối tháng 5 năm 2009 chủ đầu tư đã cùng với UBND huyện Tân Uyên và
UBND xã Bạch Đằng tổ chức giao quyết định bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án được
244/244 hộ đạt 100%. Công tác chi trả tiền đền bù được 239/ 281 hộ nhận tiền đền bù đạt
85,05%. Chi trả hỗ trợ hoa màu những hộ thuê đất công ích được 68 hộ.
116
4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG
Để giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng, Công ty TNHH Quốc
tế Mê Kông sẽ thực hiện các biện pháp dưới đây:
Khi tiến hành lập thủ tục mời thầu, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ yêu cầu
các nhà thầu cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như mô tả dưới
đây.
Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các yêu cầu đó theo các qui định hiện hành của
pháp luật.
4.2.1. Dò phá bom mìn tồn lưu trong lòng đất
Để giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và tài sản do nổ bom mìn gây ra, Công ty
TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ thực hiện công tác dò phá bom mìn theo các quy định hiện
hành của Pháp luật Việt Nam, cụ thể:
Hợp đồng với đơn vị có chức năng (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương) triển
khai thực hiện công tác dò phá bom mìn tồn lưu trong lòng đất tại khu vực dự án.
Công tác dò phá bom mìn trong lòng đất được triển khai thực hiện trước khi tiến
hành hoạt động san nền.
4.2.2. Thu dọn và xử lý sinh khối thực vật phát quang
Trước khi tiến hành công tác san nền, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ làm sạch
bề mặt bằng cách phát quang, thu dọn và xử lý sinh khối thực vật, cụ thể:
Lúa cùng các cây trồng khác sẽ được thu hoạch trước khi tiến hành triển khai dự án;
phần còn lại sẽ được thu dọn sạch trước khi tiến hành san nền.
Phần sinh khối thu dọn được sẽ được tập kết tại vị trí thuận tiện trong khu vực dự án
để chuyển đi xử lý tiếp.
Công ty sẽ hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị địa phương đến vận chuyển
đem đi xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này.
4.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do vật liệu san nền
Để giảm thiểu ô nhiễm do vật liệu san nền, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp sau:
Vật liệu san nền được sử dụng là cát san nền, đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5941-
1995 và TCVN 7209-2002.
Khi tiến hành các thủ tục mời thầu, các tiêu chuẩn TCVN 5941-1995 và TCVN
7209-2002 được đưa vào như là một trong những điều kiện lựa chọn nhà cung cấp
vật liệu san nền.
Trong hồ sơ tham gia thầu nhà thầu phải nêu rõ nguồn nguyên vật liệu sử dụng san
nền cho dự án.
Các nhà cung cấp vật liệu san nền phải có phiếu phân tích kết quả về thành phần
hóa lý của vật liệu san nền đạt tiêu chuẩn TCVN 5941-1995, TCVN 7209-2002.
117
Đảm bảo độ dốc để thoát nước ra sông khi có mưa, khai thông các vũng nước tồn
đọng.
Sử dụng máy móc thiết bị bơm hút đạt yêu cầu kỹ thuật.
Thường xuyên tưới nước khi thi công vào mùa khô để hạn chê sự phát sinh bụi.
4.2.4. Giảm thiểu gia tăng độ đục nước sông
Để giảm thiểu gia tăng độ đục nước sông, Công ty sẽ xây dựng các bẫy cát trước khi
thực hiện san nền. Dự kiến sẽ bố trí 20 bẫy cát tại các tiểu lưu vực thoát nước mưa dự
kiến dọc theo sông Đồng Nai.
4.2.5. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải sinh hoạt
Để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông
sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Không tổ chức bếp ăn tập thể tại công trường để kiểm soát vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Các xuất ăn công nghiệp sau khi sử dụng sẽ được thu gom vào các hộp dựng thức
ăn bởi các nhà cung cấp.
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại dự án sẽ được thu gom và lưu trữ trong các
thùng chứa thích hợp trong dự án.
Hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị địa phương thu gom và vận chuyển đem
đi xử lý theo các qui định hiện hành.
Trang bị nhà vệ sinh di động tại khu vực dự án.
4.2.6. Giảm thiểu ô nhiễm do dầu mỡ thải
Để giảm thiểu ô nhiễm do dầu mỡ thải, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Giảm thiểu tối đa việc sửa chữa xe, máy móc công trình tại dự án.
Khu vực bảo dưỡng sẽ được bố trí tạm trước và có hệ thống thu gom dầu mỡ thải từ
quá trình bảo dưỡng, duy tu thiết bị thi công cơ giới.
Không được phép đốt hoặc chôn lấp dầu mỡ thải phát sinh tại dự án. Chúng sẽ được
thu gom vào 02 thùng chứa loại 50 L và 100 L để quản lý.
Hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại để xử lý tuân thủ theo
các qui định hiện hành.Tần suất thu gom là 01 lần/tháng.
4.2.7. Giảm thiểu cản trở giao thông và lối đi lại của người dân
Để đảm bảo an toàn đường thủy trên khu vực dự án, Công ty TNHH Quốc tế Mê
Kông sẽ thực hiện các biện pháp như sau:
Xây dựng kế hoạch đón các xà lan chở vật liệu san nền và xây dựng một cách khoa
học và hợp lý
118
Lắp đặt các đèn báo hiệu tại lưu vực sông trong khu vực dự án.
4.2.8. Giảm thiểu mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương
Để giảm thiểu mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương, Công ty TNHH
Quốc tế Mê Kông sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Ưu tiên sử dụng lực lượng lao động tại địa phương khi có đầy đủ các điều kiện yêu
cầu.
Phổ biến phong tục tập quán cho công nhân nhập cư.
Kết hợp với chính quyền địa phương để quản lý công nhân nhập cư.
4.2.9. An toàn lao động
Để đảm bảo an toàn lao động, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Chỉ huy trưởng công trình và công nhân xây dựng sẽ được tập huấn về an toàn lao
động trước khi bắt đầu xây dựng dự án.
Chỉ huy trưởng công trình hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn lao
động của công nhân xây dựng.
Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng theo các quy
định hiện hành của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội.
4.3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC VÀ VẬN
HÀNH
4.3.1. Tuân thủ quy hoạch
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ tuân thủ các phương án quy hoạch đã được phê
duyệt bởi các cơ quan chức năng, cụ thể:
Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng;
Tuân thủ quy hoạch cấp điện;
Tuân thủ quy hoạch cấp nước;
Tuân thủ quy hoạch hệ thống thu gom nước mưa;
Tuân thủ quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải;
Tuân thủ quy hoạch bãi trung chuyển chất thải rắn.
4.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải từ các máy phát điện dự phòng
Để giảm thiểu ô nhiễm do khí thải từ các máy phát điện dự phòng, Công ty TNHH
Quốc tế Mê Kông sẽ thực hiện các biện pháp như sau:
Khí thải sẽ được thu gom phát tán qua ống khói có chiều cao 8 m và đường kính
0,2m.
Kiểm soát hiệu quả quá trình đốt dầu DO.
4.3.3. Giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi từ hệ thống XLNT
Để giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi từ hệ thống XLNT, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông
sẽ thực hiện các biện pháp như sau:
119
Trồng cây xanh xung quanh hệ thống xử lý nước thải.
Áp dụng công nghệ xây dựng kín các công trình xử lý nước thải
Đảm bảo diện tích khoảng cách ly an toàn theo quy chuẩn 01/2008/BXD ban hành
theo Quyết định số 04/QĐ-BXD ngày 3 tháng 4 năm 2008
4.3.4. Giảm thiểu tiếng ồn và độ rung từ các máy phát điện dự phòng
Để giảm thiểu tiếng ồn và độ rung từ các máy phát điện dự phòng, Công ty TNHH
Quốc tế Mê Kông sẽ thực hiện các biện pháp như sau:
Các máy phát điện dự phòng được đặt trong phòng cách âm.
Nền móng đặt các máy phát điện được xây dựng bằng bê tông có chất lượng cao.
Lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su để giảm rung cho máy phát điện.
Lắp đặt bộ phận giảm thanh cho các máy phát điện.
Kiểm tra độ cân bằng của các máy phát điện và hiệu chỉnh nếu cần thiết.
Bảo dưỡng các máy phát điện định kỳ.
Phòng lắp đặt máy phát điện dự phòng sẽ được lắp đặt như một yêu cầu bắt buộc của
nhà cung ứng, được bố trí tại khu vực trạm biến áp, đảm bảo hạn chế tối đa tác động của
tiếng ồn và khí thải đến khu vực xung quanh.
4.3.5. Giảm thiểu ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Để giảm thiểu ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, Công ty TNHH Quốc tế Mê
Kông sẽ áp dụng biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM - Integrated Pest
Management). Cụ thể, các biện pháp được áp dụng gồm:
Hạn chế tối đa việc áp dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách:
+ Công tác làm đất để chuẩn bị cho việc trồng cỏ được tiến hành tốt, đất thích hợp
và tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ phát triển (xem mục 1.9.3 và Hình 1.6).
+ Chọn lựa phương pháp tưới hợp lý, thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp như
đã trình bày tại mục 1.8.2 và Hình 1.5.
+ Tưới vào sáng sớm nhằm giảm thiểu tối đa lượng nước bay hơi và hạn chế sự
phát triển của các loài nấm gây hại.
Trong trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
+ Xác định rõ ràng và chính xác loại dịch bệnh cần tiêu diệt để có biện pháp loại
trừ thích hợp cũng như sử dụng loại thuốc thích hợp.
+ Chỉ sử dụng loại thuốc BVTV được cấp phép sử dụng bởi Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn tại Quyết định số 31/2006/QĐ-BNN ngày 27/04/2006.
+ Tính toán lượng thuốc sử dụng vừa đủ, không sử dụng quá dư thừa các loại
thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể như Bảng 4.1 (như đã trình bày 1.11.2).
+ Tuân thủ đúng các quy định và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
+ Người phun xịt thuốc được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động như: găng tay,
khẩu trang, quần áo bảo hộ...
120
Bảng 4.1. Nhu cầu sử dụng thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu của dự án
TT Khu vực phun thuốc Diện tích (m2)
Lượng dùng (kg/năm) Tần suất
(lần/năm) Thuốc diệt nấm Thuốc trừ sâu
1 Khu vực điểm đầu golf 17.800 35 15 3
2 Khu vực lăn bóng 564.200 150 50 2
3 Khu vực điểm cuối golf 18.000 75 25 12
Tổng 600.000 260 90 -
Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông, 2007
Kiểm soát sự cố cuốn trôi thuốc bảo vệ thực vật do mưa ngay sau khi phun:
+ Tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và tần suất phun thuốc;
+ Ưu tiên phun thuốc bảo vệ thực vật vào mùa khô, trong trường hợp phun vào
mùa mưa, cần theo dõi nghiêm ngặt thời tiết để chọn lựa thời điểm phun thuốc
hợp lý nhất, Không phun thuốc vào ngày mưa và ngày dự báo có mưa;
+ Không phun thuốc tập trung vào một ngày mà phun kéo dài trong nhiều ngày;
+ Xây dựng hệ thống ống thu gom tưới tiêu (như đã trình bày trong Chương 1)
nhằm thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn qua sân golf và dẫn về hồ chứa nước
(nước này sẽ được sử dụng để tưới cỏ).
Thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh của cây cỏ trong sân golf để có biện
pháp phòng trừ thích hợp.
4.3.6. Giảm thiểu ô nhiễm do phân bón
Để giảm thiểu ô nhiễm do phân bón, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp như sau:
a) Quản lý và sử dụng phân bón
Xây dựng kế hoạch bón phân hợp lý: theo kinh nghiệm của nhiều sân golf trên thế
giới, việc bón phân sẽ hiệu quả khi tiến hành phân tích chất lượng mẫu đất với tần
suất từ 1 – 3 năm/lần, sau đó, dựa trên kết quả phân tích được, xây dựng kế hoạch
bón phân hợp lý.
Phương pháp bón phân hợp lý:
+ Chọn lựa liều lượng sử dụng hợp lý.
+ Sử dụng phân bón chia làm nhiều lần trong năm thay vì sử dụng tập trung một
vài lần.
+ Theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên, không bón phân lúc trời mưa bão.
+ Tưới nước nhẹ sau khi bón phân để tránh hiện tượng bay hơi của phân bón.
+ Tưới nước vừa đủ.
Thường xuyên kiểm tra và có biện pháp kiểm soát mức độ dinh dưỡng trong các
hồ chứa nhằm tránh xảy ra tình trạng phú dưỡng hóa.
121
b) Kiểm soát hiện tượng phú dưỡng hóa
Một số biện pháp khắc phục hiện tượng phú dưỡng hóa đã được thực hiện trên thế
giới từ giữa thế kỷ 20 đến nay gồm:
Phương pháp cơ học:
+ Vớt và lọc lớp tảo nổi trên mặt nước (Berzald, 1965)
+ Vét và hút lớp bùn bề mặt có tảo lam phát triển (Kalantirenko,1996)
Phương pháp vật lý: sử dụng sóng siêu âm hoặc xung điện để hủy hoại các tế bào
nở hoa trên mặt nước (Kastalki, 1962). Hiện nay các kết quả thử nghiệm thực tế tại
Hà Lan, Mỹ, Canada và Hàn Quốc cho thấy khi sử dụng các thiết bị phát sóng siêu
âm cho phép kiểm soát sự phát triển của các loài tảo trong các hồ chứa hiệu quả
tốt và không gây nguy hại cho cá.
Phương pháp keo tụ: sử dung các chất keo tụ Al2(SO4)3.18H2O; FeSO4.7H2O;
FeCl3.6H2O để thu tảo lam nở hoa (Hamton 1961)
Phương pháp sử dụng Sulfat đồng: CuSO4 được sử dụng để diệt rong tảo trong
nước (Galasun, 1976)
Sử dụng các chất diệt tảo:
+ 2,3 – dichlororaphtochino (Fritzgerald, 1956)
+ Hexachlorbutadien (Stroganov, 1966)
+ Monuron N – 4 – Chlorphenil – N – N – dimetil (Braginiski và Lisovskaia,
1968)
Phương pháp cân bằng điều kiện sinh thái: bón phân Superphosphate vào nước
nhằm cân bằng lượng muối N và P trong nước (Swingle, 1972)
Phương pháp sinh học: thả các loài trai sông thuộc giống Unio và Anodonta vào
các ao hồ (Skadovski và Telichenko, 1966)
Để phòng ngừa và xử lý hiện tượng phú dưỡng hóa của các hồ chứa trong khu vực dự
án, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ thực hiện các biện pháp sau đây:
Áp dụng các biện pháp quản lý và sử dụng phân bón thích hợp (như đã đề cập ở
trên).
Áp dụng kỹ thuật sinh thái vào sân golf:
+ Không bón phân khu vực nhạy cảm như các hồ chứa nước, khu vực tụ thuỷ trong
khoảng cách 3m. Sử dụng vùng đệm thực vật (vegetable buffer) quanh các hồ
chứa, khu vực tụ thủy để hạn chế tối đa lượng dinh dưỡng xâm nhập vào các
nguồn nước này.
+ Kỹ thuật sinh thái áp dụng cho sân golf kết hợp với các cấu phần sân golf, đặc
biệt là khu vực chơi golf, tạo cảnh quan hài hòa (Hình 4.2).
+ Cấu trúc chung của sân golf khi áp dụng kỹ thuật sinh thái bao gồm 03 vùng
chính sau (xem Hình 4.3):
o Vùng 1 – Khu vực yên tĩnh: khu vực này trồng các loại cây cao tạo bóng
mát cho hồ, giữ cho nước trong hồ luôn luôn mát mẻ, không bị thiêu nóng
trong mùa khô và hạn chế tối đa lượng bay hơi; hơn nữa, vùng này còn có
tác dụng giữ bờ hồ vững chắc, hạn chế tối đa dòng chảy của nước mưa chảy
122
tràn, hấp thụ dinh dưỡng từ nước hồ và nước mưa; vùng này để tự nhiên,
không chặt bỏ hay tác động tới;
o Vùng 2 – Vùng cây cao và cây bụi: Vùng này trồng kết hợp các loại cây
cao và cây bụi; vùng này có tác dụng hạn chế tối đa sự tác động của nước
mưa tới mặt đất, hạn chế tốc độ dòng chảy do nước mưa; hấp thụ dinh
dưỡng và các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn và một phần nước
tưới tiêu (nếu có); sinh khối cây bụi sẽ được cắt bỏ định kỳ;
o Vùng 3 – Vùng cỏ: Vùng này có tác dụng rất lớn trong việc hấp thụ dinh
dưỡng và các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn và một phần nước
tưới tiêu (nếu có); sinh khối cỏ tăng lên sẽ được cắt bỏ định kỳ.
+ Cụ thể tại khu vực chơi golf, các vùng đệm thực vật được áp dụng bao gồm 5
vùng chính như sau (xem Hình 4.5):
o Vùng A: đây là khu vực lăn bóng: chiều cao của cỏ trong khu vực này được
duy trì theo quy chuẩn của sân golf, khoảng ≤ 5 cm;
o Vùng B: Chiều cao của cỏ từ 5 – 10 cm;
o Vùng C: Chiều cao của cỏ từ 10 – 20 cm;
o Vùng D: Chiều cao của cỏ từ ≥ 20 cm;
o Vùng E: Đây là vùng bán ngập nước, cỏ chiều cao của cỏ ở đây không cần
phải kiểm soát.
+ Tổng diện tích cây xanh và cỏ trong khu vực sân golf phục vụ cho việc áp dụng
kỹ thuật sinh thái khoảng 28 ha, chiếm hầu hết diện tích của khu vực chơi golf.
+ Theo rất nhiều nghiên cứu khác nhau của Gregory T. Lyman và cộng sự năm
2005 và năm 2006, chiều rộng của vùng đệm thực vật áp dụng cho sân golf có
tác dụng loại bỏ dinh dưỡng và chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn và
nước tưới tiêu là 3 – 200 m; thông thường chỉ cần chiều rộng của vùng đệm thực
vật khoảng 30 m đã có khả năng bảo vệ tốt nguồn nước mặt.
+ Theo nghiên cứu của Justin Q. Mossa và cộng sự, lượng N và P trong dòng nước
chảy tràn sẽ được giảm thiểu qua các vùng đệm thực vật như sau:
o Vùng đệm có thể làm giảm 18% N và 14% P trong dòng nước tưới tiêu;
o Vùng đệm có thể làm giảm 17% N và 11% P trong dòng nước mưa.
Thường xuyên quan trắc hồ chứa để xác định khả năng xảy ra phú dưỡng hóa. Khi
phát hiện xảy ra hiện tượng phú dưỡng hóa, lắp đặt các bộ thiết bị xử lý tảo bằng
sóng siêu âm:
+ Lắp các bộ thiết bị xử lý tảo bằng sóng siêu âm cho các hồ chứa trong khu vực
dự án.
+ Bộ thiết bị xử lý tảo bằng sóng siêu âm được nhập khẩu từ Hàn Quốc hoặc quốc
gia khác.
123
Hình 4.2. Mặt bằng cấu trúc của sân golf tại khu vực gần sông và rạch
Hình 4.3. Mặt cắt ngang cấu trúc chung của sân golf với 03 vùng đệm thực vật
124
Kiểm soát sự cố cuốn trôi phân bón do mưa ngay sau khi phun:
+ Tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và tần suất bón phân (như đã trình bày trong
Chương 1);
+ Theo dõi nghiêm ngặt thời tiết để chọn lựa thời điểm bón phân hợp lý nhất,
không phun thuốc vào ngày mưa cũng như ngày dự báo có mưa;
+ Xây dựng hệ thống ống thu gom tưới tiêu (như đã trình bày trong Chương 1)
nhằm thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn qua sân golf và dẫn về hồ chứa nước
(nước này sẽ được sử dụng để tưới cỏ).
4.3.7. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
Bố trí tách riêng hệ thống dẫn nước mưa và nước thải để thu gom và xử lý triệt để
lựong nước thải phát sinh (xem Hình 4.6).
Đường thoát nước mưa và nước thải được dẫn ra theo 2 ngã: Ra nguồn tiếp nhận hoặc
ra hồ sinh thái, có cửa đóng mở để điều tiết lượng nước theo mùa.
Xây lắp 02 trạm xử lý nước thải với công suất và và qui mô phục vụ như sau
- Trạm 1 công suất 400m3/ngày ở vị trí hướng tây bắc của dự án sẽ tiếp nhận lượng
nước thải sinh hoạt của khu biệt thự phía tây bắc và các nhà vệ sinh nằm theo hướng tây
bắc của dự án. Diện tích đất dành cho Trạm xử lý nước thải là 1.000m2
- Trạm 2 công suất 450m3/ngày ở giữa khu đất theo hướng tây nam của dự án sẽ tiếp
nhận toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt còn lại của dự án. Diện tích đất dành cho Trạm xử
lý nước thải là 1.000m2
Với diện tích 2.000m2 được dành cho xây dựng 2 trạm XLNT, Công ty TNHH Quốc
tế MEKONG sẽ tuân thủ quy chuẩn xây dựng QCXD 01:2008/BXD đảm bảo khoảng
cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu là 15m và công nghệ xử lý được sử dụng là
công nghệ kín và có máy làm khô bùn.
Công nghệ xử lý của 02 trạm như trong Hình 4.7. Đây là công nghệ đã được áp dụng
trong thực tế để xử lý nước thải tại nhiều dự án khác nhau tại Tp. HCM như dự án chung
cư Phú Mỹ Thuận, khu dân cư Bình Trị Đông… Kết quả cho thấy nước thải sau xử lý đạt
tiêu chuẩn TCVN 6772-2000-Mức I (tương đương Quy chuẩn QCVN 14:2008 Cột A).
125
Hình 4.6. Biện pháp kiểm soát nước thải sinh hoạt từ dự án
Nước thải từ nhà vệ sinh
Đạt quy chuẩn kỹ thuật QCVN 14:2008/BTNMT
(được tái sử dụng tưới cây và cỏ hoặc/và thải ra nguồn tiếp nhận)
Nước thải từ căn tin, nhà ăn
Tách dầu mỡ
Nước thải tắm, giặt
Bệ tự hoại
Hệ thống cống thu gom chung
Hệ thống xử lý nước thải
126
Hình 4.7. Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải
Mô tả quy trình công nghệ của hệ thống XLNT:
Nước thải được dẫn đến hầm bơm nước thải. Tại đây bố trí 3 bơm nước thải. Nước
thải được bơm vào bể điều hòa. Trước khi chảy vào bể điều hòa, nước thải đi qua
máy tách rác tinh. Máy tách rác tinh có nhiệm vụ loại bỏ các chất vô vơ, hữu cơ có
kích thước lớn… nhằm tránh gây hư hại bơm hoặc tắc nghẽn các công trình phía
sau.
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tránh hiện
tượng quá tải vào các giờ cao điểm, do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định
Nước thải từ các nguồn phát sinh
Hầm bơm
Bể điều hòa
Bể phân hủy kỵ
khí
Bể hiếu khí
Bể lắng
Bể khử trùng
Thải vào các hồ chứa để tái sử dụng tưới cây, cỏ
(đạt quy chuẩn kỹ thuật QCVN 14:2008/BTNMT)
Hệ xử lý
bùn dư
127
đồng thời giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau. Trong bể điều hòa có bố
trí hệ thống thổi khí. Tác dụng của hệ thống này là xáo trộn nước thải đồng thời
cung cấp oxy nhằm giảm một phần BOD. Tại bể điều hòa có bố trí bơm nước thải
để bơm sang bể xử lý sinh học kỵ khí (lọc kỵ khí).
Trong bể lọc sinh học kỵ khí có giá thể tiếp xúc, các chất hữu cơ và một lượng
Nitơ, photpho có trong nước thải được vi sinh vật kỵ khí chuyển hoá thành sinh
khối. Nước thải sau khi qua bể lọc sinh học kỵ khí có giá thể tiếp xúc thì lượng
Nitơ, photpho trong nước giảm. Nước thải sau khi qua bể sinh học kỵ khí được
dẫn sang bể sinh học tiếp xúc kết hợp bùn hoạt tính.
Trong bể sinh học tiếp xúc kết hợp quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan
và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học - quần thể vi sinh vật hiếu
khí - có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực. Nước thải chảy liên tục vào bể
sinh học trong đó khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính, cung cấp oxy
cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh vật trưởng tăng
sinh khối và kết thành bông bùn. Bể sinh học tiếp xúc xáo trộn hoàn toàn đòi hỏi
chọn hình dạng bể, trang thiết bị sục khí thích hợp. Bể này có dạng chữ nhật, hàm
lượng bùn hoạt tính và nhu cầu oxy đồng nhất trong toàn bộ thể tích bể. Bể này có
ưu điểm chịu được quá tải rất tốt. Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải gọi là dung
dịch xáo trộn (mixed liquor). Hỗn hợp này chảy đến bể lắng.
Bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bùn sau khi lắng
có hàm lượng SS = 8.000 mg/l, một phần sẽ tuần hoàn trở lại bể sinh học (25-75%
lưu lượng) để giử ổn định mật độ cao vi khuẩn tạo điều kiện phân hủy nhanh chất
hữu cơ, đồng thời ổn định nồng độ MLSS = 2000 mg/l. Các thiết bị trong bể lắng
gồm ống trung tâm phân phối nước, hệ thống thanh gạt bùn – mô tơ giảm tốc và
máng răng cưa thu nước. Lưu lượng bùn dư thải ra mổi ngày được bơm vào bể
phân hủy bùn.
Nước thải sau khi qua bể lắng, tiếp tục tự chảy vào công trình cuối cùng, bể tiếp
xúc chlorine. Chlorine, chất oxy hóa mạnh thường được sử dụng rộng rãi trong
quá trình khử trùng nước thải. Ngoài mục đích khử trùng, chlorine còn có thể sử
dụng để giảm mùi. Hợp chất chlorine sử dụng ở dạng bột calcium hypochloride
[Ca(OCl)2]. Hàm lượng chlorine cần thiết để khử trùng cho nước sau lắng, 3-15
mg/l. Hàm lượng chlorine cung cấp vào nước thải ổn định qua bơm định lượng
hóa chất.
Bể nén tiếp nhận bùn dư từ bể lắng. Nhiệm vụ của bể nén làm giảm độ ẩm của
bùn, phần nước tách ra từ hỗn hợp bùn được dẫn về hầm bơm nước thải. Phần cặn
lắng trong bể nén bùn được làm giảm độ ẩm và ép bùn.
4.3.8. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt
Để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông
sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh sẽ được thu gom, phân loại và lưu trữ trong các
thùng chứa thích hợp.
128
Phương án phân loại chất thải rắn sinh hoạt cho tất cả các khu vực phát sinh thuộc
dự án như sau:
+ Các chất thải có thể tái sinh tái chế được phân loại và thu gom riêng, sau đó,
chuyển về trạm trung chuyển chất thải để bán cho các vựa ve chai;
+ Phần chất thải còn lại sẽ được thu gom hàng ngày, Công ty sẽ ký hợp đồng với
đơn vị công trình công cộng địa phương thu gom và vận chuyển đi xử lý.
4.3.9. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn từ chăm sóc cỏ
Để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn từ chăm sóc cỏ, Công ty TNHH Quốc tế Mê
Kông sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Thu gom toàn bộ chất thải rắn từ chăm sóc cỏ, sau đó, cho các đơn vị/cá nhân nhu
cầu sử dụng làm thức ăn cho gia súc vận chuyển đi.
Trong trường hợp không có đơn vị/cá nhân nào cần, Công ty TNHH Quốc tế Mê
Kông sẽ hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị thu gom và vận chuyển đem đi
xử lý theo các qui định hiện hành.
4.3.10. Giảm thiểu ô nhiễm do bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải
Để giảm thiểu ô nhiễm do bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải, Công ty TNHH Quốc
tế Mê Kông sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải sẽ được thu gom vào khu vực nhà chứa thích
hợp.
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị địa
phương thu gom và vận chuyển đem đi xử lý theo các qui định hiện hành.
4.3.11. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại
Để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ
thực hiện các biện pháp sau:
Chất thải nguy hại sẽ được thu gom, phân loại, lưu trữ và xử lý theo Nghị định số
23/2006/QĐ-BTNMT và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT. Theo đó, chất thải
nguy hại được phân thành các loại sau:
+ Bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật
+ Dầu mỡ thải
+ Bóng đèn huỳnh quang.
Thu gom chất thải nguy hại vào các thùng chứa quy định có dán nhãn và đặt tại
các nơi thích hợp trong dự án.
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng về thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Đơn vị được lựa chọn phải có giấy
phép thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo Quyết định số
23/2006/QĐ-BTNMT và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.
4.3.12. Giảm thiểu sự cố đối với hệ thống XLNT
Để giảm thiểu các sự cố môi trường đối với hệ thống XLNT, Công ty TNHH Quốc tế
Mê Kông sẽ thực hiện các biện pháp sau:
129
Xây dựng phòng thí nghiệm phục vụ cho hệ thống xử lý nước thải, trong đó có 1
người chuyên làm công tác lấy mẫu và phân tích.
Nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải được tập huấn về chương trình vận
hành và bảo dưỡng của hệ thống.
Tuân thủ nghiêm ngặc chương trình vận hành và bảo dưỡng được thiết lập cho hệ
thống xử lý nước thải.
Chương trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải cứ sau 3 năm sẽ
được cập nhật.
Thực hiện quan trắc lưu lượng và chất lượng nước thải cho hệ thống xử lý nước
thải.
4.3.13. An toàn trong tiếp xúc với hóa chất
An toàn trong tiếp xúc với hóa chất dựa trên bảng dữ liệu an toàn hóa chất và tuân thủ
theo Nghị định số 68/2005/NĐ-CP và Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN, cụ thể:
Các biện pháp an toàn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ hóa chất.
Hóa chất được lưu trữ trong kho với khối lượng dữ trữ không quá 3 tháng sử dụng.
Bảng an toàn hóa chất được dán trên các hộp hoặc các thùng đựng hóa chất.
Công nhân tiếp xúc với hóa chất đều được hướng dẫn các biện pháp an toàn khi
tiếp xúc.
Khi làm việc với hóa chất, công nhân phải mang các dụng cụ an toàn lao động.
Các dụng cụ sơ cấp cứu luôn được đặt tại vị trí tiếp xúc với hóa chất cao.
4.3.14. An toàn lao động
Để đảm bảo an toàn lao động, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ thực hiện các biện
pháp sau:
Công nhân sẽ được tập huấn an toàn lao động.
Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn lao động của công nhân.
Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng theo các qui
định hiện hành của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội.
Kiểm tra định kỳ tình trạng sức khỏe của công nhân theo qui định của Nhà nước.
4.3.15. Phòng chống cháy nổ
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ thực hiện đúng theo Luật Phòng cháy Chữa
cháy, tuân thủ các tiêu chuẩn TCVN 2622-1995, TCVN 5760-1993, TCVN 5738-1993 và
các qui định về Phòng cháy Chữa cháy của Công an tỉnh Bình Dương.
4.3.16. Hệ thống chống sét
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ lắp đặt hệ thống chống sét theo các qui định hiện
hành của Pháp luật Việt Nam.
130
4.3.17. Diện tích cây xanh
Cây xanh là một trong những hạng mục quan trọng của dự án nên Công ty TNHH
Quốc tế Mê Kông sẽ trồng cây xanh theo đúng quy hoạch để tạo cảnh quan cho khu vực,
đồng thời cải thiện điều kiện vi khí hậu và môi trường cho dự án.
131
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường
TT Nội dung Thực hiện Giám sát
A Giai đoạn xây dựng
1 Thực hiện các biện pháp dò phá bom
mìn tồn lưu trong lòng đất như đã đề
xuất trong mục 4.2.1
Nhà thầu Chủ đầu tư
2 Thực hiện các biện pháp thu dọn và xử
lý sinh khối thực vật phát quang như đã
đề xuất trong mục 4.2.2
Nhà thầu Chủ đầu tư
3 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm do vật liệu san nền như đã đề
xuất trong mục 4.2.3
Nhà thầu Chủ đầu tư
4 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu gia
tăng độ đục nước sông như đã đề xuất
trong mục 4.2.4
Nhà thầu Chủ đầu tư
5 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm do chất thải sinh hoạt như đã đề
xuất trong mục 4.2.5
Nhà thầu Chủ đầu tư
6 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm do dầu mỡ thải như đã đề xuất
trong mục 4.2.6
Nhà thầu Chủ đầu tư
7 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu cản
trở giao thông và lối đi lại của người
dân như đã đề xuất trong mục 4.2.7
Nhà thầu Chủ đầu tư
8 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu
mâu thuẫn giữa công nhân và người
dân địa phương như đã đề xuất trong
mục 4.2.8
Nhà thầu Chủ đầu tư
9 Thực hiện các biện pháp an toàn lao
động như đã đề xuất trong mục 4.2.9
Nhà thầu Chủ đầu tư
B Giai đoạn khai thác và vận hành
1 Thực hiện các biện pháp tuân thủ quy Chủ đầu tư Chủ đầu tư
132
TT Nội dung Thực hiện Giám sát
hoạch như đã đề xuất trong mục 4.3.1
2 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm do khí thải từ các máy phát điện
dự phòng như đã đề xuất trong mục
4.3.2
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
3 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm mùi hôi từ hệ thống XLNT như
đã đề xuất trong mục 4.3.3
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
4 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu
tiếng ồn và độ rung từ các máy phát
điện dự phòng như đã đề xuất trong
mục 4.3.4
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
5 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật như đã đề xuất trong mục 4.3.5
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
6 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm do phân bón như đã đề xuất
trong mục 4.3.6
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
7 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm do nước thải sinh hoạt như đã đề
xuất trong mục 4.3.7
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
8 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt như đã
đề xuất trong mục 4.3.8
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
9 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm do chất thải rắn từ chăm sóc cỏ
như đã đề xuất trong mục 4.3.9
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
10 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm do bùn dư từ hệ thống xử lý
nước thải như đã đề xuất trong mục
4.3.10
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
11 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm do chất thải nguy hại như đã đề
xuất trong mục 4.3.11
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
12 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu sự
cố đối với hệ thống XLNT như đã đề
xuất trong mục 4.3.12
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
133
TT Nội dung Thực hiện Giám sát
13 Thực hiện các biện pháp an toàn trong
tiếp xúc với hóa chất như đã đề xuất
trong mục 4.3.13
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
14 Thực hiện các biện pháp an toàn lao
động như đã đề xuất trong mục 4.3.14
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
15 Thực hiện các biện pháp phòng chống
cháy nổ như đã đề xuất trong mục
4.3.15
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
16 Thực hiện các biện pháp hệ thống
chống sét như đã đề xuất trong mục
4.3.16
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
17 Thực hiện các biện pháp tuân thủ diện
tích cây xanh như đã đề xuất trong mục
4.3.17
Chủ đầu tư Chủ đầu tư
Bảng 5.2. Danh mục các công trình xử lý môi trường và thời gian thực hiện
TT Công trình xử lý môi trường Thời gian thực hiện
A Giai đoạn xây dựng
1 Nhà vệ sinh di động Lắp đặt trước khi tiến hành thi công xây
dựng
Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn thi
công xây dựng
2 Thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt Lắp đặt trước khi tiến hành thi công xây
dựng
Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn thi
công xây dựng
3 Thùng chứa dầu mỡ thải Lắp đặt trước khi tiến hành thi công xây
dựng
Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn thi
công xây dựng
B Giai đoạn khai thác và vận hành
1 Hệ thống thu gom nước mưa Xây dựng trong giai đoạn xây dựng dự án
Đi vào hoạt động khi dự án bắt đầu đi vào
vận hành
134
TT Công trình xử lý môi trường Thời gian thực hiện
2 Hệ thống thu gom nước thải Xây dựng trong giai đoạn xây dựng dự án
Đi vào hoạt động khi dự án bắt đầu đi vào
vận hành
3 Hệ thống xử lý nước thải Xây lắp trong giai đoạn xây dựng dự án
Đi vào hoạt động khi dự án bắt đầu đi vào
vận hành
4 Bãi trung chuyển chất thải rắn Xây dựng trong giai đoạn xây dựng dự án
Đi vào hoạt động khi dự án bắt đầu đi vào
vận hành
5 Thiết bị xử lý tảo bằng sóng siêu âm
cho các hồ chứa
Lắp đặt khi các hồ chứa được xây dựng
xong
Đi vào hoạt động sau khi lắp đặt xong thiết
bị xử lý tảo bằng sóng siêu âm
5.2. Chương trình giám sát môi trường
a) Chương trình giám sát trong giai đoạn xây dựng
Giám sát chất thải
Giám sát chất thải rắn sinh hoạt
+ Vị trí giám sát: khu vực tập kết chất thải rắn sinh hoạt
+ Thông số giám sát: lượng thải
+ Tần suất giám sát: 1 tháng/lần
Giám sát dầu mỡ thải
+ Vị trí giám sát: khu vực tập kết dầu mỡ thải
+ Thông số giám sát: lượng thải
+ Tần suất giám sát: 1 tháng/lần
Giám sát môi trường
Giám sát chất lượng không khí xung quanh
+ Vị trí giám sát:
o Trong khu vực dự án
o Ngoài khu vực dự án, phía Bắc
o Ngoài khu vực dự án, phía Nam
o Ngoài khu vực dự án, phía Đông
+ Thông số giám sát
o Tiếng ồn
135
o Bụi
o SO2
o NO2
o CO
+ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
+ Tiêu chuẩn so sánh:
o TCVN 5937-2005
o TCVN 5949-1998
b) Chương trình giám sát trong giai đoạn khai thác vận hành
Giám sát chất thải
Giám sát nước thải
+ Vị trí giám sát: đầu ra của hệ thống XLNT
+ Thông số giám sát:
o pH
o SS
o BOD
o COD
o N
o P
o Dầu mỡ
o Coliform
+ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
+ Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 6772-2000-Mức I
Giám sát chất thải rắn sinh hoạt
+ Vị trí giám sát: bãi trung chuyển chất thải rắn
+ Thông số giám sát: lượng thải
+ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
Giám sát chất thải rắn từ chăm sóc cỏ
+ Vị trí giám sát: bãi trung chuyển chất thải rắn
+ Thông số giám sát: lượng thải
+ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
Giám sát bùn thải
+ Vị trí giám sát: khu vực tập kết bùn dư hệ thống XLNT
+ Thông số giám sát: lượng thải
+ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
136
Giám sát chất thải nguy hại
+ Vị trí giám sát: khu vực tập kết chất thải rắn nguy hại
+ Thông số giám sát: lượng thải
+ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
Giám sát môi trường
Giám sát chất lượng không khí xung quanh
+ Vị trí giám sát: xem Hình 6.1.
o Trong khu vực dự án, hệ thống XLNT (K1)
o Trong khu vực dự án, khu dân cư (K2)
o Trong khu vực dự án, khu thương mại dịch vụ (K3)
o Ngoài khu vực dự án, phía Bắc (K4)
o Ngoài khu vực dự án, phía Nam (K5)
o Ngoài khu vực dự án, phía Đông (K6)
+ Thông số giám sát:
o Tiếng ồn
o Bụi
o CO
o SO2
o NO2
o NH3
o H2S
o CH4
+ Tần số giám sát: 6 tháng/lần
+ Tiêu chuẩn so sánh:
o TCVN 5937-2005
o TCVN 5949-1998
Giám sát chất lượng nước mặt
+ Vị trí giám sát: xem hình 6.2.
o Sông Đồng Nai, khu vực tiếp nhận nước thải sau hệ thống XLNT (M1)
o Sông Đồng Nai, thượng nguồn điểm M1 khoảng 500m (M2)
o Sông Đồng Nai, hạ nguồn điểm M1 khoảng 500m (M3)
o Hồ sinh thái trong sân golf.
+ Thông số giám sát:
o pH
o DO
137
o SS
o BOD
o COD
o NH4+
o NO3-
o N
o PO43-
o P
o Chlorophyll-a
o Coliform
+ Tần suất giám sát: 6 tháng/lần
+ Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5942-1995-A và TCVN 6773-2000.
Giám sát chất lượng đất
+ Vị trí giám sát: xem Hình 6.3.
o Trong khu vực dự án, hệ thống XLNT
o Trong khu vực dự án, khu vực khác.
+ Thông số giám sát:
o pH
o Tỷ trọng
o Độ ẩm
o Cấp hạt
o Chữu cơ
o CEC
o Cr
o Fe
o Mn
o Ni
o Dầu mỡ
+ Tần số giám sát: 6 tháng/lần
+ Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 7209-2002
Giám sát trầm tích đáy
+ Vị trí giám sát: Hồ chứa nước (xem Hình 6.3)
+ Thông số giám sát:
o pH
o Tổng chất hữu cơ
138
o Thuốc bảo vệ thực vật
o As
o Cd
o Cu
o Pb
o Zn
+ Tần số giám sát: 6 tháng/lần
139
CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
6.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC
6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN
140
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. KẾT LUẬN
Như đã trình bày ở trên, dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho khu vực. Tuy
nhiên, dự án cũng phát sinh nhiều tác động xấu cần áp dụng các biện pháp kiểm soát và
giảm thiểu như đã trình bày trong Chương 3 và Chương 4 của báo cáo.
Báo cáo đã nhận dạng, liệt kê và đánh giá tất cả các tác động liên quan đến dự án
trong từng giai đoạn triển khai thực hiện, cụ thể:
Các tác động đáng lưu tâm trong giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng gồm:
+ Tranh chấp giữa người dân có quyền lợi liên quan đến dự án với chủ đầu tư.
+ Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án.
+ Gây mệt mỏi cho các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án cũng như ảnh
hưởng đến đời sống của họ.
Các tác động đáng lưu tâm trong giai đoạn xây dựng gồm:
+ Sinh khối thực vật phát quang
+ Vật liệu san nền không thích hợp
+ Nước thải sinh hoạt
+ Chất thải rắn sinh hoạt
+ Dầu mỡ thải
+ Bom mìn tồn lưu trong lòng đất
+ Cản trở giao thông và lối đi lại của người dân
+ Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương
+ Tai nạn lao động
Các tác động đáng lưu tâm trong giai đoạn khai thác và vận hành gồm:
+ Khí thải từ máy phát điện dự phòng
+ Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải
+ Tiếng ồn từ máy phát điện dự phòng
+ Thuốc bảo vệ thực vật
+ Phân bón
+ Nước thải sinh hoạt
+ Chất thải rắn sinh hoạt
+ Chất thải rắn do chăm sóc cỏ
+ Bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải
+ Chất thải nguy hại
+ Sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải
141
+ Sự cố rò rỉ và tiếp xúc hóa chất
+ Sự cố cháy nổ
+ Tai nạn lao động.
Báo cáo đã trình bày các biện pháp giảm thiểu cho các tác động tiêu cực trong các giai
đoạn triển khai thực hiện dự án. Các biện pháp giảm thiểu này đều khả thi và phù hợp với
điều kiện cụ thể của dự án.
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ được thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác
động tiêu cực như đã trình bày trong báo cáo.
2. KIẾN NGHỊ
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông kiến nghị với các cơ quan chức năng về môi trường
tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án đi vào hoạt động, đặc biệt trong việc thực hiện công
tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng cũng như giai đoạn khai thác và
vận hành.
3. CAM KẾT
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông cam kết các nội dung sau:
Cam kết thực hiện các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu tác động xấu trong các
giai đoạn thực hiện dự án như đã trình bày trong báo cáo này.
Cam kết thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó đối với các sự cố môi
trường trong các giai đoạn thực hiện dự án như đã trình bày trong báo cáo này.
Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường theo quy định hiện hành.
Ngoài ra, Công ty cam kết sẽ đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong
trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án theo quy định
hiện hành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái kết hợp thể thao golf - Diện tích 178,73 ha tại cù lao Bạch Đằng, xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.pdf