Khung pháp lý trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam & Hoa Kỳ

Các ngân hàng Mỹ hiện vẫn nắm giữ nhiều tài sản liên quan tới thế chấp mà không thể định giá hoặc bán. Việc có quá nhiều cái gọi là "tài sản xấu" đã hạn chế khả năng cho vay, khiến hệ thống tài chính Mỹ bị đóng băng và đẩy nền kinh tế nước này chìm sâu hơn vào suy thoái. Chương trình Đầu tư Nhà nước-tư nhân (PPIP), được thiết kế để mua toàn bộ các "tài sản xấu" làm ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng nước này. Điểm quan trọng trong PPIP là Bộ Tài chính, FED và FDIC sẽ cùng tham gia rót vốn hoặc bảo đảm, xác định giá trị và đấu giá số tài sản xấu. Để khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia chương trình, Chính phủ sẽ cung cấp cho họ các đảm bảo và các khoản cho vay lãi suất thấp thông qua FDIC.

pdf32 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khung pháp lý trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam & Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n. Các trung gian tài chính khác cũng lần lượt được thành lập như công ty vàng bạc đá quý, NHTMCP, hợp tác xã tín dụng, ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính. Ở cấp độ vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có vai trò Ngân hàng Trung ương điều hành kinh tế vĩ mô qua thực hiện chính sách tiền tệ và quản lý hoạt động tổng thể của toàn bộ hoạt động tổ chức tín dụng. Ở cấp độ vi mô, các tổ chức tín dụng là các tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ và hoạt động sinh lời. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển ban đầu, năng lực tài chính của nhiều Ngân hàng thương mại còn yếu, nợ quá hạn quá cao, nhiều rủi ro: - Khối NHTMCP chỉ chiếm 10% tổng tài sản và thị phần tín dụng trong hệ thống NHTM tại Việt Nam - Khối NHTMNN tuy chiếm gần 80% thị phần tín dụng nhưng vốn tự có còn thấp và chưa tương xứng với thị phần. - Khối NHNN có tiềm lực khá mạnh chỉ chiếm trên dưới 10% thị phần tín dụng, nhưng nhìn chung họ có ưu thế hơn cả về công nghệ, loại hình dịch vụ, chiến lược khách hàng, hiệu quả hoạt động và mức độ an toàn. Dựa trên hoạt động Ngân hàng, chia thành Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư. Các loại hình Ngân hàng thương mại: - Ngân hàng bán lẻ: chủ yếu hướng đến phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ (ở Việt nam, tiêu biểu là các ngân hàng Sacombank, ACB, DongA, Techcombank...). - Ngân hàng bán sỉ: hướng đến đối tượng là các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia Hệ thống Ngân hàng Việt Nam bao gồm: 05 Ngân hàng thương mại Nhà nước với 1.203 Chi nhánh và Sở giao dịch, 37 Ngân hàng TMCP với 898 Chi nhánh và Sở giao dịch, 40 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 05 Ngân hàng liên doanh, 01 Quỹ tín dụng trung ương và gần 1.000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Đến nay, Việt Nam đã có đủ hình thức sở hữu: Nhà nước, tập thể, cổ phần, liên doanh, nước ngoài. ĐVT: tỷ đồng Ngân hàng Quốc doanh STT Tên Ngân hàng TỔNG TÀI SẢN VỐN ĐIỀU LỆ 01 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 291.592 14.093 02 Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 51.211 1.182 03 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 540.410 21.036 04 Ngân hàng Ngoại thương 307.569 13.223 05 Ngân hàng Công thương 367.068 15.172 Nguồn: số liệu báo cáo của NHNN. ĐVT: tỷ đồng NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN STT TÊN NGÂN HÀNG TỔNG TÀI SẢN VỐN ĐIỀU LỆ 1 NH TMCP Sài Gòn Thương Tín 147.303 9.179 2 NH TMCP Phương Đông 22.202 2.730 3 NH TMCP Sài Gòn 76.484 4.185 4 NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa 60.894 3.399 5 NH TMCP Nam Á 16.970 3.000 6 NH TMCP Đệ Nhất 12.313 3.000 7 NH TMCP An Bình 39.944 3.831 8 NH TMCP Gia Định 12.611 2.000 9 NH TMCP Sài Gòn Công Thương 16.380 2.460 10 NH TMCP Việt Á 23.109 3.098 11 NH TMCP Đông Á 65.617 4.500 12 NH TMCP Phương Nam 71.800 3.049 13 NH TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM 46.288 3.000 14 NH TMCP Xuất Nhập Khẩu 158.970 10.560 15 NH TMCP Á Châu 254.374 9.377 16 NH TMCP Nam Việt 23.955 3.010 17 NH TMCP Kỹ Thương 150.291 6.932 18 NH TMCP Bắc Á 26.812 3.000 19 NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 57.960 4.000 20 NH TMCP Nhà Hà Nội 44.080 3.000 21 NH TMCP Hàng Hải 115.336 5.000 22 NH TMCP Quân Đội 109.623 7.300 23 NH TMCP Quốc Tế 93.827 3.000 24 NH TMCP Sài Gòn Hà Nội 51.033 3.500 25 NH TMCP Dầu Khí Toàn Cầu 27.731 3.018 26 NH TMCP Đông Nam Á 55.242 5.335 27 NH TMCP Xăng Dầu Petrolimex 16.378 2.000 28 NH TMCP Kiên Long 12.628 3.000 29 NH TMCP Đại Dương 55.139 3.500 30 NH TMCP Phương Tây 9.335 2.000 31 NH TMCP Đại Á 11.186 3.100 32 NH TMCP Đại Tín 19.762 3.000 33 NH TMCP Liên Việt 34.985 3.650 34 NH TMCP Việt Nam Thương Tín 16.900 3.000 35 NH TMCP Phát Triển Mê Kông 17.267 3.000 36 NH TMCP Tiên Phong 20.899 3.000 37 NH TMCP Bảo Việt 13.718 1.500 Nguồn: số liệu báo cáo của NHNN. 1.2. Hệ thống Ngân hàng Hoa Kỳ: Gồm các loại hình ngân hàng sau: Commercial Banks: Huy động vốn và cho vay các cá nhân, tổ chức Saving Banks: Thu hút tiền gửi tiết kiệm và cho vay các cá nhân, hộ gia đình Cooperative Banks: Giúp nông dân, chủ trang trại, người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ Mortgage Banks: Cho vay thế chấp mua nhà mới hoặc các dự án bất động sản Community Banks: Ngân hàng nhỏ mang tính địa phương tập trung vào hoạt động ngân hàng thương mại, ngân hàng tiết kiệm Money Center Banks: Ngân hàng thương mại lớn ở các trung tâm tài chính hàng đầu. Investment Banks: Tư vấn bảo lãnh phát hành chứng khoán, mua bán sáp nhập công ty, đầu tư và quản lý đầu tư Merchant Banks: Cung cấp cả nợ và vốn cho doanh nghiệp Internationla Banks: Ngân hàng thương mại hoạt động ở nhiều hơn một quốc gia Wholesale Banks: Ngân hàng thương mại lớn cung cấp dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp lớn và chính phủ Retail Banks: Ngân hàng thương mại nhỏ cung cấp dịch vụ chính cho hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ Banker’s Banks: Ngân hàng cung cấp các dịch vụ (thanh toán séc/bù trừ, kinh doanh chứng khoán, v.v..) cho các ngân hàng (thường là các ngân hàng cộng đồng – community banks) National Banks: Các Ngân hàng do chính quyền liên bang cấp giấy phép (Cơ quan kiểm soát tiền tệ - Office of the Comptroller of the Currency –OCC) State Banks: Các Ngân hàng do chính quyền tiểu ban cấp giấy phép (Hội đồng ngân hàng bang – State banking board/ commission) Insured Banks: Ngân hàng tham gia bảo hiểm / Federal Deposit Insurance Corporation –FDIC Member Banks: các Ngân hàng là thành viên của FED 10 NHTM LỚN NHẤT HOA KỲ CÁC NĂM 1988, 1997 VÀ 2007 THỐNG KÊ CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA 490 NHTM TẠI HOA KỲ NĂM 2006 1.3. Các đối thủ cạnh tranh của các NHTM: Bao gồm các loại hình sau: + Các công ty chứng khoán Danh sách công ty chứng khoán tại Việt Nam 1 Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt 2 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 3 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 4 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đệ Nhất 5 Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long 6 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Á Châu 7 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam 8 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 9 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 10 Công ty Cổ phần Chứng khoán Mê Kông 11 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 12 Công ty TNHH Một thành viên Chứng khoán Ngân hàng Đông Á 13 Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng 14 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội 15 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt 16 Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình 17 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương Tín 18 Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long 19 Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt 20 Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam 21 Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT 22 Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Lạc 23 Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Nam 24 Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Tín 25 Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Thành 26 Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu Khí 27 Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc Gia 28 Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Nội 29 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đà Nẵng 30 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam 31 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thủ Đô 32 Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt 33 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sao Việt 34 Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á 35 Công ty Cổ phần Chứng khoán Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 36 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt 37 Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương 38 Công ty Cổ phần Chứng khoán Gia Anh 39 Công ty Cổ phần Chứng khoán Chợ Lớn 40 Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt 41 Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An 42 Công ty Cổ phần Chứng khoán Tầm Nhìn 43 Công ty Cổ phần Chứng khoán Biển Việt 44 Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha 45 Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long 46 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thái Bình Dương 47 Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Gia 48 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Dương 49 Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông 50 Công ty Cổ phần Chứng khoán VINA 51 Công ty Cổ phần Chứng khoán Hoàng Gia 52 Công ty Cổ phần Chứng khoán Hướng Việt 53 Công ty Cổ phần Chứng khoán Cao Su 54 Công ty Cổ phần Chứng khoán Nam Việt 55 Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Quốc 56 Công ty Cổ phần Chứng khoán Gia Quyền 57 Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt 58 Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia 59 Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT 60 Công ty Cổ phần Chứng khoán VNS 61 Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhấp&Gọi 62 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Dương 63 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Nam 64 Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt 65 Công ty Cổ phần Chứng khoán An Phát 66 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội 67 Công ty Cổ phần Chứng khoán An Thành 68 Công ty Cổ phần Chứng khoán Gia Phát 69 Công ty Cổ phần Chứng khoán Vàng Việt Nam + Các công ty bảo hiểm Danh sách các công ty bảo hiểm 1 Bảo Việt Việt Nam 16 Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh 2 Công ty Cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng 17 Công ty Bảo hiểm Dầu khí 3 Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex 18 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện 4 Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA 19 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) 5 Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) 20 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu 6 Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Phú Hưng 21 Công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) 7 Công ty bảo hiểm QBE Việt Nam 22 Công ty AIG Việt Nam 8 Công ty TNHH Tổng hợp Groupama 23 CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 9 Công ty TNHH Bảo hiểm Liberty 24 Công ty Liên doanh TNHH Bảo hiểm Châu Á- NGân hàng Công thương (IAI) 10 Công ty Liên doanh TNHH Bảo hiểm Samsung-Vina 25 Công ty liên doanh bảo hiểm Quốc tế Việt nam 11 Công ty bảo hiểm Liên hiệp 26 VNI - Bảo hiểm Hàng không 12 Công ty Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ Cathay 27 13 Bảo Việt Nhân thọ 28 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential 14 Công ty TNHH Bảo hiểm Quốc tế Mỹ (Việt Nam) 29 Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) 15 Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Cathay + Các công ty tài chính & cho thuê tài chính STT Danh sách Cty tài ch ính Danh sách cty cho thuê tài ch ính 1 Cty TNHH một thành viên tài chính PPF Việt Nam Cty CTTC NH Đầu tư và Phát t riển Việt Nam 2 Cty TNHH một thành viên tài chính Prudential Việt Nam Cty CTTC II NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam 3 Cty TNHH một thành viên tài chính Việt-SG Cty TNHH một thành viên CT TC NH Ngoại thương Việt Nam 4 Cty tài chính Bưu điện Cty CT TC TNHH 01 TV NHT MCP Công thương Việt Nam 5 Cty tài chính Cao su Cty CT T C I NH Nông nghiệp & PTNT 6 Cty tài chính Dầu khí Cty CT T C II NH Nông nghiệp & PTNT 7 Cty tài chính Dệt may Cty CT TC ANZ-V/TRAC (100% vốn nước ngoài) 8 Cty tài chính Handico Cty TNHH cho thuê t ài chính Quốc t ế VN (100% vốn nước ngoài) 9 Cty tài chính Than-Khoáng sản Cty CTTC Kexim (100% vốn nước ngoài) 10 Cty tài chính Tàu thủy Cty TNHH một thành viên CTTC-Ngân hàng Sài gòn T hương t ín 11 Công ty TNHH một thành viên tài chính GE Money Việt Nam (GE Money Vietnam Finance Company Limited) Cty TNHH CTTC Quốc tế Chailease (100% vốn nước ngoài) 12 Công ty TNHH một thành viên tài chính Toyota Cty TNHH một thành viên CTTC Ngân hàng Á Châu 13 Công ty Tài chính cổ phần Hoá chất Cty TNHH một thành viên CTTC Công nghiệp T àu thuỷ 14 Công ty cổ phần tài chính xi măng (Cement Finance Joint Stock Company) 15 Công ty tài chính cổ phần Sông Đà (Song Da Finance Joint Stock Company) 16 Công ty tài chính cổ phần Vinaconex Viettel 17 Công ty tài chính cổ phần điện lực + Các quỹ đầu tư STT Quỹ Đầu tư 1 Công ty quản lý quỹ đầu tư AI - AICAPITAL 2 Công ty quản lý quỹ đầu tư Bank Invest Technology A/S 3 Quỹ Dragon Capital 4 Công ty Quản lý Quỹ Finansa (Finansa Plc.) 5 Quỹ Indochina Capital 6 Quỹ Đầu tư và Phát triển Đô thị TP.HCM 7 Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Sài Gòn - Saigoncapital 8 Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Việt nam - TigerInvest 9 Công ty quản lý Quỹ Vinacapital 10 Công ty TNHH Đầu tư Tư nhân VINA - VP Capital 11 Quỹ Mekong Capital 12 TCK Group 13 Vietnam Partner LLC 14 Công ty TNHH Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán I.P.A. 15 IDG Ventures Vietnam 16 Saigon Asset Management. 17 JSM Indochina Ltd. 18 Blackhorse Asset Management 19 Golden Bridge Financial Group 20 Kamm Investment company’s Kamm Investment Holdings 21 PXP Vietnam Asset Management 22 Fullerton Fund M anagement 2. Các CQ giám sát hệ thống ngân hàng – Cơ sở pháp lý: 2.1- Viêt Nam: 1. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (National Financial Supervisory Commission - NFSC) là một cơ quan có chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủViệt Nam trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính quốc gia. Ủy ban này được thành lập ngày 3 tháng 3 năm 2008 theo quyết định của Thủ tướng. Ủy ban có 5 cơ quan trực thuộc:  Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát;  Ban Giám sát tổng hợp;  Ban Giám sát các tập đoàn tài chính;  Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia;  Văn phòng. 2. Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tại Việt Nam. Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tính dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại nhà nước... Thống đốc hiện nay là ông Nguyễn Văn Giàu. 3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam- Tên tiếng Anh: Deposit Inusurance of Vietnam (DIV) là tổ chức tài chính Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. 4. Ban Thanh tra Ngân hàng quốc gia Việt Nam đặt dưới sự điều khiển của ông Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam. Ban Thanh tra Ngân hàng quốc gia Việt Nam gồm có: - 1 Trưởng phòng Thanh tra, - 1 Phó trưởng ban, - và một số ủy viên. Trưởng ban và Phó trưởng ban Thanh tra Ngân hàng do Nghị định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Các ủy viên thanh tra do Nghị định của ông Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam bổ nhiệm. Cơ sở pháp lý: • Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 • Luật doanh nghiệp 2005 • Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động ngân hàng thương mại • Thông tư số 09/2010/TT-NHNN ngày 26/03/2010 của Ngân hàng Nhà Nước Quy định về việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần • Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam • Quyết định số 20/2008/QĐ-NHNN ngày 04-07-2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần của nhà nước và nhân dân ban hành theo quyết định số 1122/2001.QĐ-NHNN gnày 04-9-2001 của Thốc đốc ngân hàng Nhà nước • Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 2-04-2007 của Chính phủ - Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam • Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 -8-2008 của Chính phủ - Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. • Thông tư Số: 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng • Thông tư Số: 06/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 Hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi giấy phép, điều lệ của ngân hàng thương mại. • Hiệp ước Basel I, II, III • Thông tư Số: 06/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 Hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi giấy phép, điều lệ của ngân hàng thương mại. • Pháp lệnh quản lý ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 • Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 Qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối • Thông tư Số: 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống Đốc NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. • Thông tư Số: 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Số: 13/2010/TT-NHNN của Thống Đốc NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. 2.2- Hoa Kỳ: Tại Hoa Kỳ, 1 NHTM có thể hoạt động dựa trên Luật Ngân Hàng Quốc Gia ("National bank charter") hoặc dựa trên Luật Ngân hàng Tiểu Bang (State Bank Charter). Luật Liên bang cho phép Văn Phòng Điều hành Tiền tệ (Office of the Comptroller of the Currency-OCC), một Phòng thuộc Cục Ngân Khố Hoa Kỳ, quyền soạn thảo ra Luật Ngân hàng Quốc Gia và hoạt động như là cơ quan qui định & giám sát chính của các Ngân hàng Quốc Gia. Luật tiểu bang cho phép chính quyền mỗi bang (trong số 50 bang tại Hoa Kỳ) được quyền soạn thảo các luật ngân hàng tiểu bang, và Hội Đồng Ngân hàng tại mỗi bang cùng chia sẻ quyền quy định & giám sát các ngân hàng này với Ủy Ban Bảo Hiểm Tiền Gửi Liên Bang (the Federal Deposit Insurance Corporation-FDIC) và với Cục Dự Trữ Liên Bang (the Federal Reserve; the Fed). Hai cơ quan liên bang nay cũng có trách nhiệm đối với các quy định khác về ngân hàng. FDIC đảm bảo các khoản dự trữ của các ngân hàng quốc gia & các ngân hàng tiểu bang. Trong khi Fed có quyền thiết lập qui định bổ sung cho các Công ty ngân hàng được tổ chức dưới hình thức Công ty mẹ của các ngân hàng (bank Holding Company-BHCs) hay các Tập đoàn tài chính (Financial Holding Company-FHCs). + The McFadden Act of 1927: bảo vệ các ngân hàng tiều bang khỏi những cạnh tranh từ các bang khác bằng cách cấm các hoạt động ngân hàng thông qua các chi nhánh giữa các tiểu bang. Mặc dù đạo luật này cho phép các ngân hàng thâm nhập vào các bang khác nhưng cần phải có sự phê duyệt của tiều bang, điều mà vượt quá thẩm quyền của các tiểu bang. + The Glass-Steagall Act of 1933: tách hoạt động ngân hàng TM ra thành một lĩnh vực tài chính được qui định nghiêm ngăt, và bằng cách đó đã bảo vệ các NHTM khỏi những cạnh tranh từ các NH đầu tư, công ty bảo hiểm, và các công ty môi giới. Hơn nữa, Quy định Q của Fed cũng ấn định lãi suất trần trên hầu hết các tài khoản tiền gửi nhằm ngăn cấm sự cạnh tranh về giá giữa các ngân hàng đối với tài khoản tiền gửi. + The Garn-St.Germain Depository Institutions Act of 1982: cho phép các ngân hàng & các tổ chức tín dụng đưa ra hình thức tài khoản tiền gửi theo thị trường tiền tệ (Money Market Depos it Accounts-MMDAs), loại tài khoản giao dịch không bị giới hạn trần lãi suất để cạnh tranh trực tiếp với các Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ (Money Market Mutual Fund-MMMFs). Đạo luật này cũng cho phép các tổ chức tín dụng được cung cấp các khoản cho vay thương mại để cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng cộng đồng. + Riegle-Neal Interstate Banking & Branching Efficiency Act of 1994: bãi bỏ ở cấp độ toàn liên bang Đạo luật The McFadden Act và kết hợp các hoạt động ngân hàng của từng tiểu bang bằng các điều luật về chi nhánh ngân hàng. Đạo luật này giới hạn sự bành trướng ra các tiều bang của các công ty ngân hàng có sự thâu tóm các NHTM khác dẫn đến thị phần toàn liên bang của nó vượt mức 10% (Ngân hàng Hoa Kỳ , Bank of America, là công ty ngân hàng duy nhất tại Hoa Kỳ hiện nay bị chế tài bởi Đạo luật này). + The Graham-Leach-Bliley Financial Services Modernization Act of 1999: Bải bỏ Đạo luật The Glass-Steagall Act thông qua việc gán cho các công ty NHTM các quyền về bảo hiểm & sở hữu một cách rộng rãi. + The Check Clearing for the 21st Century Act of 2003 (Check 21): công nhận việc nhận diện hình ảnh điện tử là một sự thay thế hợp pháp cho giao dịch bằng tờ séc bằng giấy. 2.3- So sánh FDIC Và DIV Ủy Ban Bảo Hiểm Tiền Gửi Liên Bang - FDIC Hoàn cảnh ra đời Từ khi thế giới còn chưa hình thành khái niệm BHTG thì ở Hoa Kỳ đã tồn tại nhiều hình thức bảo vệ tiền gửi, trong đó chủ yếu nhất là hình thức "bảo vệ ngầm". "Bảo vệ ngầm" là việc Ngân hàng Trung ương hoặc Chính phủ có cam kết (không công khai) sẽ bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người gửi tiền khi có hiện tượng đóng cửa tổ chức nhận tiền gửi hoặc tổ chức đó mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Vì đây là cam kết không công khai nên không hình thành hợp đồng BH giữa người gửi tiền với tổ chức nhận tiền gửi hoặc Ngân hàng Trung ương. Xuất phát từ hoạt động "bảo vệ ngầm" mà hình thức "bảo vệ công khai" ra đời. Bảo vệ tiền gửi công khai xuất hiện đầu tiên ở New York năm 1829 với tên gọi "Chương trình bảo hiểm trách nhiệm Ngân hàng". Tiếp theo từ 1831-1858, sáu bang ở Hoa Kỳ đã thành lập các tổ chức BHTG với mục đích bảo vệ các ngân hàng sắp đổ bể và bảo vệ người gửi tiền cá thể, người giữ các công cụ huy động tiền gửi. Cả sáu tổ chức BHTG này đều hoạt động rất thành công và đã có tác dụng rất lớn đối với hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ thời kỳ đó. Nhưng đến năm 1870 do một số biến động tài chính đã làm cho cả sáu tổ chức này bị đóng cửa. Giai đoạn tiếp theo 1908-1930, BHTG lại tiếp tục được thành lập ở tám bang khác. Trong tám tổ chức BHTG này có bốn tổ chức quy định BHTG là bắt buộc, hai tổ chức quy định tự chọn và hai tổ chức còn lại quy định tính chất bắt buộc tùy thuộc vào từng đối tượng và từng thời điểm. Đến năm 1930 cả tám tổ chức trên đều bị đóng cửa do ảnh hưởng của cuộc đại khủng hoảng kinh tế (1929-1933) làm cho nhiều ngân hàng bị phá sản, dẫn đến các tổ chức BHTG mất khả năng thanh toán Trong cuộc khủng hoảng 1929-1933, tình hình hoạt động của các ngân hàng tại Hoa Kỳ gặp rất nhiều khó khăn. Riêng năm 1933, đã có tới 4000 ngân hàng thương mại lâm vào tình trạng phá sản. Trước tình hình đó, Ủy Ban Bảo Hiểm Tiền Gửi Liên Bang (FDIC) đã ra đời vào 1/1/1934. Đây là cơ quan BHTG có thời gian hoạt động lâu dài nhất thế giới. FDIC hoạt động độc lập với chính phủ và chịu sự kiểm soát trực tiếp của Quốc hội. Nguồn vốn ban đầu của FDIC do Kho bạc Nhà nước Hoa Kỳ đóng góp 150 triệu USD và 12 ngân hàng Nhà nước liên bang đóng góp 130 triệu USD. . Mô hình và chức năng : FDIC được tổ chức theo mô hình tiên tiến nhất trên thế giới về BHTG - Mô hình giảm thiểu rủi ro với những chức năng và nhiệm vụ như sau: Thứ nhất, giám sát để ngăn ngừa và cảnh báo rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. FDIC thực hiện chức này thông qua hai hình thức là giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ, trong đó giám sát từ xa là chủ yếu. Đây là nghiệp vụ quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro đối với các tổ chức tham gia BHTG nhằm đánh giá chính xác, khách quan mức độ rủi ro cũng như tính tuân thủ pháp luật của tổ chức tham gia BHTG. Thứ hai, hỗ trợ tài chính đối với các tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn về thanh khoản, có nguy cơ đổ vỡ thông qua các hình thức: - Cho vay hỗ trợ khi tổ chức tham gia BHTG có khó khăn về khả năng thanh khoản và thanh toán; - Mua lại các tài sản có đặc biệt là tài sản có chưa đến hạn thanh toán của tổ chức tham gia BHTG để củng cố khả năng thanh khoản của họ; - Bảo lãnh cho tổ chức tham gia BHTG đi vay vốn tại một tổ chức tín dụng khác. Thứ ba, chi trả tiền gửi được BH cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG bị giải thể, phá sản (cả gốc và lãi) nhằm tránh hiện tượng rút tiền hàng loạt, gây khó khăn cho hệ thống tài chính. Thứ tư, tham gia vào việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý với nguyên tắc: chi phí thấp nhất, chi trả nhanh nhất và bán lại tài sản với giá cao nhất. Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - DIV Hoàn cảnh ra đời Ở Việt Nam, vào những năm 80 của thế kỉ XX, cùng với việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, hệ thống ngân hàng cũng được chuyển từ một cấp thành hai cấp. Hệ quả của cạnh tranh theo cơ chế thị trường đã khiến cho nhiều tổ chức thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng bị tụt hậu, thậm chí là đi đến phá sản. Tình hình trở nên nghiêm trọng vào những năm 1988-1991: lạm phát gia tăng, hoạt động ngân hàng hoảng loạn, hàng loạt các quỹ tín dụng đã sụp đổ. Chính trong bối cảnh này, những yêu cầu mới đặt ra là làm thế nào để bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, hệ thống ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng trước mặt trái của cơ chế thị trường đầy biến động? Nhận thức được vấn đề này, Nhà nước đã có những nỗ lực và động thái tích cực. Ban đầu là biện pháp " bảo vệ ngầm" thông qua hệ thống các Ngân hàng thương mại quốc doanh. Tuy biện pháp bảo vệ này đã đạt được một số kết quả ban đầu như củng cố lòng tin của dân chúng, xử lý đổ vỡ có trật tự hơn, nhưng cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn về pháp lý. Bởi vậy, Nhà nước đã ban hành cơ chế mới về "bảo hiểm tiền gửi" để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại tổ chức được phép nhận tiền gửi của cá nhân theo quy định của pháp luật. Vào những năm 90 của thế kỉ XX, trước tình hình hệ thống tài chính ngân hàng ở Việt Nam vừa thoát ra khỏi khủng hoảng, đang trong giai đoạn hồi phục và lấy lại niềm tin của dân chúng, đồng thời nhu cầu huy động vốn nội lực để phát triển kinh tế tăng cao, Chính phủ đã cho phép Bộ Tài chính ban hành "Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của quỹ tín dụng đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn" và giao cho Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) vận hành cơ chế này. Bảo Việt đã thực hiện bảo hiểm tại các quỹ tín dụng, hợp tác xã nhân dân với mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, trước tình trạng hệ thống quỹ tín dụng đang hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, quy mô và năng lực tài chính còn nhở bé, dễ bị đổ vỡ; trong khi năng lực tài chính của Bảo Việt còn hạn chế, lạm phát của nền kinh tế còn ở mức cao nên ngày càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, vướng mắc trong việc bảo vệ tiền gửi. Để giải quyết những mâu thuẫn này đòi hỏi phải có một chính sách bảo hiểm đồng bộ, có sự tương quan về địa vị pháp lý với các chính sách khác. Xuất phát từ đòi hỏi đó, chính sách BHTG ở Việt Nam đã ra đời. Cùng với sự ra đời của chính sách BHTG, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng được thành lập. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Deposit Inusurance of Vietnam - DIV) là tổ chức tài chính Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức hoạt động từ ngày 07/7/2000. Vốn điều lệ của DIV do ngân sách Nhà nước cấp và DIV chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia BHTG và sự phát triển an toàn lành mạnh của hệ thống tài chính. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội và 6 chi nhánh tại các khu vực. Mô hình và chức năng Về mô hình hoạt động, tuy chưa có văn bản nào quy định chính thức nhưng với các nghiệp vụ như hiện nay, DIV đang hoạt động theo mô hình "Chi trả với quyền hạn mở rộng" với các chức năng và nhiệm vụ chính là: Thứ nhất, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định và Nghị định của Chính phủ về BHTG và các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG Thứ hai, hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tham gia BHTG dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, mua lại nợ và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật. Thứ ba, thu phí BH, quản lý quỹ BH, tính và điều chỉnh mức phí BH, chi trả cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ. Thứ tư, tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG bị giải thể, phá sản. . Một vài nhận định so sánh hai tổ chức Nói chung, xét về quy mô, tuổi đời, cách thức tổ chức cũng như chức năng, quyền hạn, kinh nghiệm hoạt động thì DIV so với FDIC còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, non kém. FDIC hiện là một tổ chức BHTG đa năng hàng đầu thế giới, hoạt động rất hiệu quả và có vị thế độc lập với Chính phủ, được tổ chức theo mô hình tiên tiến nhất trên thế giới là mô hình "giảm thiểu rủi ro". Cơ sở pháp lý cho hoạt động của FDIC là Luật BHTG liên bang Hoa Kỳ, và FDIC có chức năng thực hiện tất cả các công cụ của chính sách BHTG. Trong khi đó, DIV là một tổ chức BHTG mới được thành lập cách đây 10 năm, là một công cụ của Chính phủ và chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Mô hình tổ chức của DIV mới ở cấp trung bình là "chi trả với quyền hạn mở rộng"; nền tảng pháp lý cho hoạt động của DIV mới chỉ ở mức Nghị định, chưa thành Luật. Chính bởi vậy mà DIV cần học hỏi những bước đi của FDIC nói riêng và các tổ chức BHTG tiên tiến khác trên thế giới nói chung để ngày càng hoàn thiện hơn về tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động, xứng đáng đảm nhận trọng trách bảo vệ an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia. 3. Mục tiêu và chức năng của khung pháp lý trong hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi: Khung pháp lý trong hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi tại các quốc gia đều vì mục tiêu chức năng chung sau đây: 1. Đảm bảo các tổ chức nhận tiền gửi hoạt động an toàn và hợp lý. 2. Hệ thống tài chính hiệu quả và cạnh tranh.  Thông qua việc giám sát, kiểm tra theo khung phân tích CAMELS.  Tại Việt Nam hoạt động của hệ thống các tổ chức nhận tiền gửi chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, còn tại Mỹ thì chịu sự chi phối từ hệ thống quản lý ngân hàng kép, tức là:  Chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang đồng kiểm soát ngân hàng.  Các cơ quan riêng biệt của liên bang và các cơ quan của tiểu bang ban hành và thực thi các quy định liên quan đến hàng loạt các hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi (ngân hàng thương mại, tổ chức tiết kiệm, hiệp hội tín dụng).  Chính quyền tiểu bang kiểm soát chặt chẽ hoạt động của ngân hàng trong phạm vi địa lý của mình để đảm bảo công bằng với ngân hàng các tiểu bang khác hoạt động trên tiểu bang mình và ngược lại. 3. Ổn định tiền tệ. Khung pháp lý trong hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi góp phần bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính-ngân hàng. Hệ thống BHTG là một trong các biện pháp có vai trò hỗ trợ cho các quy chế và các tiêu chuẩn an toàn, trên cơ sở đó góp phần giữ ổn định và lành mạnh hệ thống tài chính- ngân hàng. 4. Duy trì tính toàn vẹn của hệ thống thanh toán quốc gia. 5. Bảo vệ người tiêu dùng tránh được những lạm dụng của tổ chức nhận tiền gửi. Khung pháp lý quy định để Hệ thống BHTG sẽ phải chi trả một cách nhanh nhất cho người gửi tiền. Khi có tổ chức nhận tiền gửi bị đổ vỡ sẽ gây hậu quả nghiệm trọng về kinh tế, tài chính, xã hội sẽ mất ổn định. Do đó, để bảo vệ quyền lợi kịp thời và giảm tổn thất cho người gửi tiền, tránh hoang mang và làm mất long tin của dân chúng đối với hệ thống tổ chức nhận tiền gửi. 4 . Vai trò và sự tham gia giải cứu của FDIC g/đ 2007-2010: 4.1 Tham gia giải cứu: Khủng hoảng tài chính ở Mỹ trong giai đoạn 2007-2010 đã dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng tại quốc gia này. Nếu như trong năm 2007, con số ngân hàng bị đóng cửa là 3 ngân hàng với giá trị tổng tài sản vào khoảng 2,6 tỷ USD, thì trong các năm tiếp theo con số này đã tăng lên đáng kể với 25 ngân hàng vào năm 2008 và lên tới 140 ngân hàng phải đóng cửa vào năm 2009. Qua đó có thể thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của khủng hoảng tài chính và sự đổ vỡ mang tính chất dây chuyền của một trong những hệ thống ngân hàng hùng mạnh nhất thế giới. Tính cho đến ngày 4/6/2010, đã có thêm 80 ngân hàng nữa tại Mỹ phải đóng cửa. Sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng đã đè một gánh nặng lên tổ chức bảo hiểm tiền gửi Liên bang Hoa Kỳ (FDIC). Cụ thể, FDIC đã phải chi trả rất nhiều tiền cho việc xử lý và tiếp nhận các ngân hàng bị phá sản : Từ khi khủng hoảng diễn ra, quỹ vốn của FDIC đã sụt giảm gần 3 lần từ 52,4 tỷ USD vào cuối năm 2007 xuống còn 17,3 tỷ USD vào cuối năm 2008. Sau khi xử lý các Ngân hàng đổ vỡ trong năm 2008 và hai tháng đầu năm 2009, tỷ lệ quỹ BHTG/tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm của FDIC cũng đã giảm mạnh. Trong 5 tháng tiếp theo, từ tháng 3 đến tháng 8/2009 do có nhiều ngân hàng thua lỗ, kho tiền mặt dự trữ của FDIC tiếp tục bị hao hụt 20%. Và vào hồi tháng 10/2009, quan chức FDIC cho biết quỹ BHTG này đã bị thâm hụt; báo cáo ngày 24/11/2009 lần đầu tiên công bố con số thâm hụt tài khoản của quỹ này là 8,2 tỷ USD10. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1991 tới nay, quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC rơi vào tình trạng âm. Theo đà này, FDIC dự tính số lượng ngân hàng sụp đổ sẽ tiêu tốn của cơ quan này khoảng 100 tỷ USD trong vòng 4 năm tới (2010-2013). Với những số liệu kể trên, FDIC đã và đang phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn quỹ bảo hiểm cũng như sự đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng khác trong thời gian tới. Tuy nhiên trước tình thế khó khăn như vậy, ta có thể FDIC thể hiện được tính chuyên nghiệp và bài bản trong quy trình xử lý các vụ đổ vỡ nhẳm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Giai đoạn khủng hoảng tài chính từ năm 2007 đã chứng kiến một loạt các định chế tài chính - ngân hàng khổng lồ của Mỹ sụp đổ như: Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers, Merrill Lynch, AIG, Washington Mutual Bank,... gây ra thiệt hại lớn không chỉ đối với hệ thống tài chính ở Mỹ mà còn làm chấn động hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên với cách giải quyết những vụ đổ vỡ rất khéo léo theo nguyên tắc chi phí thấp nhất, chi trả nhanh nhất và bán lại tài sản với giá cao nhất, FDIC đã góp phần giảm bớt thiệt hại, ổn định thị trường. Tính chuyên nghiệp của FDIC trước hết được thể hiện ở việc chỉ vài ngày sau khi một ngân hàng bị đóng cửa, FDIC đã nhanh chóng sắp xếp để toàn bộ tiền gửi của khách hàng ở một ngân hàng được chuyển sang một ngân hàng tiếp nhận khác. Ngân hàng này có thế là một ngân hàng Bắc cầu được FDIC thành lập ra để tạm thời tiếp nhận tiền gửi của khách hàng, duy trì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị đổ vỡ hay một ngân hàng tiếp nhận khác đã được FDIC thương lượng trước. Theo đó, khách hàng vẫn có thể giao dịch bình thường trong khoản tiền gửi ngân hàng của họ qua việc kí séc, sử dụng máy ATM hay thẻ tín dụng. Các loại séc của ngân hàng đổ vỡ vẫn được giao dịch bình thường trong một khoảng thời gian theo quy định, và các khoản nợ của khách hàng vẫn được thanh toán như thường lệ. Bên cạnh đó, toàn bộ hoặc một phần tài sản của ngân hàng cũ cũng sẽ được ngân hàng mới mua lại. Mọi chi phí chênh lệch do việc bán lại tổ chức tài chính bị phá sản sẽ do FDIC chi trả. Có thể dẫn chứng một ví dụ điển hình như việc FDIC giải quyết vụ đổ vỡ của Indy Mac vào tháng 7 năm 2008. Indy Mac có tổng tài sản 30 tỷ USD và tổng tiền gửi 19 tỷ USD, là ngân hàng đứng thứ 7 về tiết kiệm và cho vay, đứng thứ 2 về cho vay cầm cố độc lập tại Mỹ. Indy Mac sụp đổ do sự gia tăng các khoản trả nợ không đúng hạn và các khoản vay không thu hồi được, xếp hạng trái phiếu bị đánh tụt hạng đối với các khoản vay chứng khoán hóa. FDIC được lựa chọn là cơ quan tiếp nhận Indy Mac, theo đó FDIC lập ra một ngân hàng bắc cầu là Indy Mac Federal Bank đặt dưới sự quản lý của FDIC để tiếp nhận các hoạt động của Indy Mac. Ngoài các khoản tiền gửi được bảo hiểm, FDIC thanh toán 50% tạm ứng lãi cho khách hàng không được bảo hiểm (khoảng 600 triệu USD tiền gửi không được bảo hiểm). Ngoài ra để thực hiện nguyên tắc chi phí tối thiểu, FDIC trước đó đã phải tính toán lựa chọn giữa việc tiến hành chi trả hay thành lập ngân hàng bắc cầu để tiếp quản ngân hàng đổ vỡ. Trong trường hợp của Indy Mac, nếu tiến hành chi trả sẽ tốn một khoản chi phí dự kiến là 29,3 tỷ USD, do đó FDIC đã lựa chọn áp dụng biện pháp tiếp quản với tổng chi phí dự kiến là 9,1-10 tỷ USD. Sau khi tiếp quản, FDIC đã tiến hành quản lý và khôi phục hoạt động của ngân hàng; Indy Mac Federal Bank hoạt động dưới mô hình ngân hàng bán lẻ có 33 chi nhánh và tổng tiền gửi là 6,5 tỷ USD. Đến đầu năm 2009, sau một thời gian khôi phục hoạt động, FDIC đã bán IndyMac cho Tập đoàn đầu tư IMB Hold Co với giá 13,9 tỉ USD. Mới đây, vào tháng 3/2010, FDIC cũng đã đồng ý dàn xếp bán toàn bộ tiền gửi và phần lớn tài sản của ngân hàng Park Avenue (ngân hàng này bị đóng cửa ngày 12/3/2010) cho ngân hàng Valley National Bank. Ngân hàng Valley National Bank đồng ý với sự dàn xếp này. FDIC sẽ chia sẻ thua lỗ về số tài sản được bán cho Valley National Bank. Về nguồn vốn đang bị thâm hụt, FDIC cũng đã có những biện pháp kịp thời để bổ sung. Vào ngày 07/01/2008, FDIC công bố kế hoạch phục hồi với các nội dung chủ yếu là thay đổi tỷ lệ đánh giá các tổ chức tham gia BHTG đồng thời thay đổi một số nội dung của hệ thống phí điều chỉnh theo mức độ rủi ro. Những thay đổi này đảm bảo đáp ứng các tổ chức tham gia BHTG có rủi ro lớn hơn phải nộp mức phí cao hơn. FDIC đề nghị tăng gấp đôi mức phí mà các ngân hàng phải đóng để đóng góp vào quỹ BHTG vốn đã bị sụt giảm lớn nhất trong 25 năm qua và đã xuống dưới mức quy định tối thiểu theo luật. Cụ thể, từ 01/01/2009, các ngân hàng sẽ bắt đầu phải đóng phí từ 12% - 50% trên 100 USD tiền gửi. Trước đó, mức phí này là 5% - 43%16. Trong năm 2009, FDIC cũng đã thực thi một biện pháp chưa từng có trước đây như yêu cầu các ngân hàng trả trước khoảng 36 tỷ USD phí bảo hiểm để bổ sung quỹ BHTG đã cạn kiệt nặng nề trước sự sụp đổ ồ ạt của các ngân hàng. Đây là lần đầu tiên FDIC yêu cầu phí bảo hiểm trả trước. Theo kế hoạch, các ngân hàng sẽ phải trả trước khoản phí bảo hiểm của họ trong năm 2010-2012 với khoảng 12 tỷ USD/năm. 4.2. Nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi, hạn chế việc rút tiền hàng loạt Khi khủng hoảng tài chính xảy ra kéo theo sự đổ vỡ của các định chế tài chính lớn, nguy cơ người gửi tiền sẽ đến ngân hàng rút tiền ồ ạt tăng cao và trở thành một thách thức lớn. "Đột biến rút tiền gửi ngân hàng" có thể hiểu là hiện tượng người gửi tiền ồ ạt rút tiền tại ngân hàng do họ lo sợ rằng, ngân hàng mà mình gửi tiền có thể bị đổ vỡ và tiền gửi của họ có thể bị thiệt hại. Một ví dụ điển hình như tại Anh, khi ngân hàng Northern Rock đứng trên bờ vực phá sản, cổ phiểu của Northern Rock đã giảm tới 37% giá trị. Trước thông tin đó, hàng triệu khách hàng của ngân hàng này đã lũ lượt tới rút tiền khỏi ngân hàng mặc dù các nhà chức trách đã trấn an rằng với nguồn vốn lên tới 113 tỷ USD, Northern Rock đảm bảo chi trả đủ tiền gửi. Hoa Kỳ là nước chịu tác động lớn nhất từ khủng hoảng tài chính nhưng điều đáng nói là người dân ở đây không quá hoang mang, hỗn loạn đến mức ồ ạt kéo đến ngân hàng rút tiền. Đó là nhờ vào phản ứng kịp thời của của các nhà quản lý và tổ chức BHTG Liên bang FDIC đã điều chỉnh hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm - khoản tiền tối đa mà tổ chức BHTG sẽ thanh toán cho người gửi tiền thuộc đối tượng được BH tại các tổ chức tham gia BHTG bị giải thể, phá sản. Theo bản kế hoạch giải cứu ngành tài chính trị giá 700 tỉ USD được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 3/10/2008, FDIC đã nâng hạn mức BHTG từ 100.000 USD lên 250.000 USD (hạn mức này được duy trì đến hết ngày 31/12/2009) để người dân có thể yên tâm vào hệ thống BHTG, không lo bị mất tiền gửi, tạo tâm lý bình tĩnh trước những biến động mạnh của thị trường tài chính. Ngoài ra, vào ngày 19/5/2009, Quốc hội Hoa Kỳ cũng tuyên bố kéo dài phạm vi bảo hiểm 250.000 USD đến ngày 31/12/201321. Điều này có nghĩa là nếu khách hàng có từ 250.000 USD trở xuống trong tất cả các tài khoản tiền gửi tại một tổ chức tham gia BHTG thì sẽ được áp dụng hình thức bảo hiểm toàn phần - khách hàng sẽ được chi trả toàn bộ số tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị phá sản hoặc giải thể. 4.3. FDIC đã thực hiện chương trình bảo lãnh thanh khoản tạm thời: Chương trình này áp dụng kể từ ngày 13/10/2008 nhẳm ổn định cấu trúc vốn của các tổ chức tài chính, đồng thời tạo thêm nguồn vốn để các tổ chức tín dụng cho vay. Chương trình gồm 2 nội dung chính: + Chương trình bảo lãnh tài khoản giao dịch (TAG): Kể từ ngày 14/10/2008, FDIC cung cấp bảo hiểm toàn bộ cho các tài khoản giao dịch không hưởng lãi suất tại các tổ chức tham gia BHTG. + Mục đích của chương trình là giải thoát thị trường tín dụng, đặc biệt là thị trường tín dụng liên ngân hàng. Sự khủng hoảng của thị trường tín dụng đã làm suy yếu nghiêm trọng khả năng trả nợ của các công ty. Chương trình này được thiết kế nhằm xoa dịu khủng hoảng trong thị trường tín dụng và giúp các ngân hàng tiếp cận nguồn thanh khoản theo hai cách: Thứ nhất, FDIC bảo đảm cho các khoản nợ mới, dài hạn không có bảo đảm do ngân hàng, quỹ tiết kiệm hoặc công ty mẹ phát hành để tự hỗ trợ cho nguồn vốn hoạt động của mình. Nợ phát hành trong khoảng cuối tháng 6 năm 2009 sẽ được FDIC bảo đảm hoàn toàn đến tháng 6 năm 2012, điều này sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư các điều kiện cần thiết và thuận tiện để đầu tư vào trái vụ dài hạn hơn của các định chế tài chính. Thứ hai, chương trình mới cung cấp khoản mức BH không giới hạn đối với các tài khoản tiền gửi thanh toán không hưởng lãi. Chương trình này chỉ định quan tâm cấp thiết đến các tài khoản doanh nghiệp nhỏ như các tài khoản thanh toán lương, thường hay vượt quá hạn mức chi trả tối đa là $250.000. Rất nhiều các ngân hàng nhỏ đã mất các tài khoản vào các ngân hàng cạnh tranh lớn hơn vì hệ thống kinh tế không minh bạch. Khoản bảo đảm mới nhưng tạm thời này, hoạt động cho đến cuối năm 2010, sẽ giúp ổn định những tài khoản trên và giúp Mỹ có thể tránh đóng cửa các ngân hàng vì những khoản rút tiền hàng loạt. Những đối tượng thích hợp để tham gia chương trình này gồm: Các định chế được FDIC bảo hiểm tiền gửi; Công ty mẹ ở Mỹ, bao gồm các công ty sở hữu tài chính; Các công ty cho vay và nhận tiền gửi. FDIC nhận ra rằng có thể sẽ có những tình huống mà chương trình cần phải được mở rộng, để bảo đảm những công ty lớn lẫn các công ty con không đủ tư cách phát hành nợ vì lợi ích của một định chế được bảo hiểm hoặc của một công ty có đủ tư cách. Để điều tiết trong những tình huống này, Luật tạm thời có một chương áp dụng cho những công ty mẹ và các chi nhánh. Trong vòng 30 ngày đầu thực hiện chương trình, những đối tượng tham gia không bị tính phí. Các đối tượng tham gia cần đăng ký tham gia theo cách thứ nhất hay thứ hai hay cả hai cách. Điều đáng lưu ý là chương trình này không dựa trên những quỹ từ nguồn thu thuế, hoặc dựa trên Quỹ bảo hiểm tiền gửi. Các khoản bảo đảm FDIC cung cấp là những khoản lớn và có sự hỗ trợ bảo đảm hoàn toàn của Chính phủ Mỹ, Luật tạm thời quy định phí tham dự để bù đắp chi phí. Danh sách một số ngân hàng trong tham gia chương trình nói trên STT Tên ngân hàng Thành phố 1 First Bank of Boaz BOAZ 2 First Progressive Bank BREWTON 3 Cullman Savings Bank CULLMAN 4 First Federal Savings and Loan Association of Cullman CULLMAN 5 Bank South DOTHAN 6 Horizon Bank FYFFE 7 The Citizens Bank GENEVA 8 Liberty Bank GERALDINE 9 Peoples Bank of Greensboro GREENSBORO 10 The Headland National Bank HEADLAND 11 Security Federal Savings Bank JASPER 12 Metro Bank PELL CITY 13 The Peoples Bank of Red Level RED LEVEL 14 The Citizens Bank of Valley Head VALLEY HEAD 15 The Farmers & Merchants Bank WATERLOO 16 Bank of Bearden BEARDEN 17 Community State Bank BRADLEY 18 The First National Bank of Izard County CALICO ROCK 19 River Town Bank DARDANELLE 20 Decatur State Bank DECATUR 21 Bank of Delight DELIGHT 22 Bank of Gravett GRAVETTE 23 Farmers Bank GREENWOOD 24 The Bank of Rison RISON 25 Logan County Bank SCRANTON 26 Smackover State Bank SMACKOVER 27 Bodcaw Bank STAMPS 28 Bank of Star City STAR CITY 29 Nordstrom fsb SCOTTSDALE 30 Firt Commercial Bank (USA) ALHAMBRA Nguồn: Chương trình bảo lãnh tài khoản giao dịch này vừa được Hội đồng quản trị Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Mỹ phê chuẩn một quyết định tạm thời để kéo dài thêm thời gian cho tới 31/12/2010 thay cho quyết định cũ chỉ đến 30/6/2010. Quyết định này sẽ BH toàn bộ tài khoản giao dịch của khách hàng tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Chủ tịch FDIC, bà Sheila Bair cho biết: Do ảnh hưởng kéo dài của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm một loạt các ngân hàng bị phá sản hoặc đặt trong tình trạng khẩn cấp. Việc kéo dài chương trình TAG sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy yên tâm và không có hiện tượng rút tiền hàng loạt khi biết tài khoản của mình vẫn được BH, tránh được "hiệu ứng domino" phá sản của các ngân hàng. Đồng thời, cung cấp một nguồn vốn ổn định cho các ngân hàng tham gia, giúp họ duy trì hoạt động của mình với chi phí thấp, tiền gửi lớn qua đó bảo toàn được lượng tiền gửi từ các tài khoản giao dịch, từng bước tái tạo lại thu nhập và nguồn vốn hoạt động của đơn vị hay chính là bảo vệ quỹ của BHTG. Đến hết năm 2009, có gần 6400 tổ chức tham gia BHTG, chiếm khoảng 80% trong tổng số của ngành công nghiệp kinh doanh tiền với số tài sản ước tính khoảng 266 tỷ USD thì vẫn tiếp tục tham gia chương trình TAG và được hưởng lợi từ việc đảm bảo của FDIC với số phí thu theo mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG và được tiếp tục giữ nguyên trong quyết định này. Hội đồng quản trị cũng đang cân nhắc việc giảm mức phí xuống còn 0,25% dựa trên báo cáo số dư trung bình hàng ngày của các tài khoản được BH để giảm áp lực đối với các ngân hàng. Chủ tịch FDIC cũng cho biết thêm: Quyết định này sẽ tiếp tục giúp các tổ chức tham gia BHTG duy trì được tính thanh khoản tốt để cho vay hỗ trợ nhằm phục hồi nền kinh tế đất nước. Bà cũng hy vọng Quốc hội sẽ quan tâm và sớm thông qua hạn mức bảo hiểm vì điều này là rất quan trọng để giúp cho BHTG Liên bang tiếp tục đứng vững và ổn định tài chính Quốc gia. Chương trình bảo lãnh vay: Chương trình bảo lãnh tạm thời cho các khoản vay ưu đãi không có tài sản đảm bảo của tổ chức tham gia BHTG phát hành trong giai đoạn từ 14/10/2008 đến 30/06/2009 và thời hạn bảo lãnh không quá 30/06/2012. Theo chương trình này, chủ nợ sẽ nhận được tiền chi trả gốc và lãi đúng hạn nếu người đi vay không trả được nợ, thậm chí kể cả trước khi bị phá sản. Ưu đãi này khiến cho các khoản đầu tư vào ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn và nhờ đó, 150 tỷ USD trái phiếu được bảo đảm đã được phát hành. Để tham gia chương trình này, các tổ chức tài hcin1h phải trả mức phí bảo lãnh (0,05%; 0,75% hoặc 0,1%) tùy thuộc vào độ dài kỳ hạn khoản vay. Có 2800 tổ chức (56%) tùy thuộc vào độ dài ký hạn khoản vay. Có 2800 tổ chức (56%) tham gia chương trình này. Những đối tượng thích hợp để tham gia chương trình này, gồm: + Các định chế được FDIC bảo hiểm tiền gửi; + Công ty mẹ ở Mỹ, bao gồm các công ty sở hữu tài chính; + Các công ty cho vay và nhận tiền gửi. 4.4. FDIC sát cánh cùng bộ tài chính và cục dự trữ liên bang Mĩ, mua lại tài sản xấu để cứu vãn hệ thống tài chính: Các ngân hàng Mỹ hiện vẫn nắm giữ nhiều tài sản liên quan tới thế chấp mà không thể định giá hoặc bán. Việc có quá nhiều cái gọi là "tài sản xấu" đã hạn chế khả năng cho vay, khiến hệ thống tài chính Mỹ bị đóng băng và đẩy nền kinh tế nước này chìm sâu hơn vào suy thoái. Chương trình Đầu tư Nhà nước-tư nhân (PPIP), được thiết kế để mua toàn bộ các "tài sản xấu" làm ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng nước này. Điểm quan trọng trong PPIP là Bộ Tài chính, FED và FDIC sẽ cùng tham gia rót vốn hoặc bảo đảm, xác định giá trị và đấu giá số tài sản xấu. Để khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia chương trình, Chính phủ sẽ cung cấp cho họ các đảm bảo và các khoản cho vay lãi suất thấp thông qua FDIC. PPIP gồm hai phần, phần một gọi là Kế hoạch Giải tỏa các Khoản nợ Tồn đọng (Legacy Loans Program - LLP), phần hai là Kế hoạch Giải tỏa các Chứng khoán Tồn đọng (Legacy Securities Program - LSP). FDIC được giao quản lí Chương trình thứ nhất, LLP với qui trình như sau: FDIC yêu cầu các ngân hàng chào hàng các khoản cho vay tồn đọng (legacy loans) muốn thanh lý và đứng ra tổ chức đấu thầu những khoản vay này. FDIC sẽ kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân đấu thầu và người chào giá cao nhất sẽ cùng FDIC đứng ra lập một quĩ đầu tư liên doanh để mua số tài sản thắng thầu đó. Nhà đầu tư tư nhân và TARP sẽ bỏ mỗi bên 7.15% giá trị của số tài sản này vào quĩ, còn lại 85.7% sẽ đi vay từ các nguồn bên ngoài và FDIC bảo lãnh cho khoản vay này. Điểm mấu chốt của LLP là việc FDIC bảo lãnh 85.7% tổng số tiền đầu tư của liên doanh. Vì quĩ này có tỷ lệ đòn bẩy tài chính là 6:1 (=85.7:14.3), nên đòn bẩy tài chính của nhà đầu tư tư nhân là 12:1, nghĩa là nếu quĩ lời 1% trên tổng số tài sản thì nhà đầu tư lời 12% trên số tiền mình góp vào quĩ. Ngược lại, trong trường hợp quĩ bị lỗ thì tối đa nhà đầu tư chỉ mất số 7.15% của mình, phần còn lại TARP và FDIC sẽ chịu. Chính cơ chế lời ăn lỗ (quá 7.15%) chính phủ chịu này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào LLP. Những hoạt động của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) trong thời kỳ khủng hoảng cho thấy, FDIC đóng vai trò nhất định trong việc thực hiện các kế hoạch giải cứu thoát khỏi khủng hoảng của Chính phủ Mỹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO   TS. Hoàng Công Gia Khánh – Bài giảng QTNH  Peter S.Rose – Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại – NXB Tài Chính - 2001  Trang web  Trang web  Trang web  Trang web  Tạp chí ngân hàng số 8 T4/2009  Một số nguồn tư liệu khác như báo chí, tài liệu thư viện , vv…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfch9_nhom1_tt_1321.pdf
Luận văn liên quan