Kiểm toán chất thải rắn sinh hoạt khu vực kí túc xá B3 Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội

.ĐẶT VẤN ĐỀ. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới. Ngày 29/5/2008, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2008. Theo đó thành phố Hà Nội mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02ha (3.344,7002km2) và dân số là 6.232.940 người.Trong đó Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội là một trong số những trường có diện tích lớn nhất trong cả nước cụ thể là 200.3ha, với số lượng sinh viên là khoảng 25000 sinh viên. Hiện nay, trên địa bàn Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội có 1 khu kí túc sau đại học và 1 khu kí túc cho du học sinh và 8 khu kí túc cho sinh viên.Với số lượng khu kí túc xá tương đối lớn này đã giải quyết vấn đề nhà ở cho một số lượng lớn sinh viên nhưng nó cũng có những bất cập đặc biệt là vấn đề rác thải. Khu kí túc xá B3 thuộc Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội là khu kí túc dành cho nữ với thải lượng rác thải tương đối lớn mà chủ yếu là rác thải sinh hoạt.Xuất phát từ những thực tiễn của vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện “ Kiểm toán chất thải rắn sinh hoạt khu vực kí túc xá B3 Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội” II. Mục đích, yêu cầu của đề tài Mục đích Xác định tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt khu ký túc xá B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà NộiXác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt khu ký túc xá B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà NộiĐưa ra các biện pháp nhằm cải thiện, cơ hội giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt khu ký túc xá B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. Yêu cầu Các số liệu thu thập được phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy.Chỉ ra được những điểm nổi bật trong hiện trạng các thành phần rác thải của khu kí túc xá b3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà NộiTính tổng lượng rác thải của khu kí túc xá b3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

doc59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5721 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm toán chất thải rắn sinh hoạt khu vực kí túc xá B3 Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.ĐẶT VẤN ĐỀ. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới. Ngày 29/5/2008, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2008. Theo đó thành phố Hà Nội mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02ha (3.344,7002km2) và dân số là 6.232.940 người.Trong đó Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội là một trong số những trường có diện tích lớn nhất trong cả nước cụ thể là 200.3ha, với số lượng sinh viên là khoảng 25000 sinh viên. Hiện nay, trên địa bàn Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội có 1 khu kí túc sau đại học và 1 khu kí túc cho du học sinh và 8 khu kí túc cho sinh viên.Với số lượng khu kí túc xá tương đối lớn này đã giải quyết vấn đề nhà ở cho một số lượng lớn sinh viên nhưng nó cũng có những bất cập đặc biệt là vấn đề rác thải. Khu kí túc xá B3 thuộc Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội là khu kí túc dành cho nữ với thải lượng rác thải tương đối lớn mà chủ yếu là rác thải sinh hoạt.Xuất phát từ những thực tiễn của vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện “ Kiểm toán chất thải rắn sinh hoạt khu vực kí túc xá B3 Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội” II. Mục đích, yêu cầu của đề tài Mục đích Xác định tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt khu ký túc xá B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt khu ký túc xá B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện, cơ hội giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt khu ký túc xá B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. Yêu cầu Các số liệu thu thập được phải đảm bảo  độ chính xác và tin cậy. Chỉ ra được những điểm nổi bật trong hiện trạng các thành phần rác thải của khu kí túc xá b3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Tính tổng lượng rác thải của khu kí túc xá b3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Chỉ ra được những mặt hạn chế và tích cực của công tác quản lý rác thải trong khu kí túc xá b3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Đưa ra được các giải pháp mang tính khả thi, phù  hợp với khu kí túc xá b3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU II.1. Chất thải rắn và phát sinh chất thải rắn. Chất thải là toàn bộ các loại vật chất được con người trong các hoạt động kinh tế- xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất và hoạt dộng sống duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch giao thông sinh hoạt tại các gia đình trường học… Lượng chất thải phát sinh do nhiều yếu tố như tăng trưởng và phát triển sản xuất, sự gia tăng dân số, quá tình đô thị hóa, công nghiệp, sự phát triển của điều kiện sống, trình độ dân trí. a/ Phát sinh rác thải trên thế giới: Nhìn chung lượng phát sinh rác thải ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số, và thói quen tiêu dùng của nước đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người. Bảng 1 : Lượng phát sinh rác thải ở một số nước trên thế giới Băng cốc( Thái Lan)|  Singapo  Hồng koong  New York( mỹ)   1.6kg/người/ngày  2kg/người/ngày  2.2kg/người/ngày  2.65kg/người/ngày   Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt trong dòng chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa các nước. Theo ước tính, tỷ lệ này chiếm 60-70% ở Trung Quốc, chiếm 78% ở Hồng Kong, 48% ở philippin và 37% ở Nhật Bản, ở nước ta chiếm 80%. Theo đánh giá của ngân hành thé giới, các nước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25-35% chất thải sinh hoạt trong toàn bộ dòng chất thải đô thị. Các số liệu thống kê gần đây về tổng lượng chất thải ở Anh cho thấy hàng năm Liên Hiệp Anh tạo ra 307 triệu tấn chất thải, trong số đó, ước tính 46,6 triệu tấn rác thải sinh hoạt, chỉ có 60% số này được chôn lấp, 34% được tái chế, 6%được tthieeu đốt. Chỉ tính riêng chất thải thực phẩm, theo dự án khảo sát được thực hiện từ tháng 10/2006- 3/2008, chất thải thực phẩm được tạo ra từ hộ gia đình nhiều hơn tới hàng tấn so với chất thải bao bì, chiếm 19% chất thải đô thị. Tổng số hàng năm các hộ gia đình ở Anh phát sinh 6,7 triệu tấn chất thải thực phẩm, chỉ riêng ở England là 5,5 triệu tấn, trong đó 4,1 triệu tấn là thực phẩm vẫn có thể sử dụng được. Trung bình mỗi hộ gia đình thải ra 276 kg chất thải thực phẩm/năm hay 5,3kg/tuần. Trong đó có 3,2kg vẫn có thể sử dụng lại được. Theo thống kê mới đây của Bộ Môi Trường Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải. Trong đó có 25% rác sinh hoạt, và có tơi 70% rác sinh hoạt được tái chế thành phân hữu cơ, góp phần giảm bớt nhập khẩu phân bón, cung cấp kịp thời và chủ động hơn cho sản xuất nông nghiệp. Mỗi ngày ở Singapo thải ra 16000 tấn rác. Ở đây, rác được phân loại tại nguồn, nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày được quay lại các nhà máy để tái chế. Nhìn chung trên thế giới, việc thu gom và xử lý rác thải mang tinh chất quy mô và có kĩ thuật hơn rất nhiều, đặc biệt ở những nước phát triển. b/ Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004, năm 2004, trên cả nước đã phát sinh 15 triệu tấn chất thải rắn (CTR) trong đó khoảng 250.000 tấn chất thải nguy hại. CTR sinh hoạt (đô thị và nông thôn) chiếm khối lượng lớn với số lượng khoảng 13 triệu tấn, CTR công nghiệp phát sinh vào khoảng 2,8 triệu tấn và CTR từ các làng nghề là 770.000 tấn. Do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt đang tăng nhanh trung bình đạt 0,7-1,0 kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều 10-16% mỗi năm. Theo nghiên cứu của Bộ Xây dựng năm 2009, tổng khối lượng CTR phát sinh cả nước năm 2008 vào khoảng 28 triệu tấn, trong đó lớn nhất là CTR đô thị chiếm gần 50%, CTR nông thôn chiếm 30%, lượng còn lại là CTR công nghiệp, y tế và làng nghề. Dự báo tổng lượng CTR cả nước có thể sẽ phát sinh khoảng 43 triệu tấn vào năm 2015, 67 triệu tấn vào năm 2020 và 91 triệu tấn vào năm 2025, tăng từ 1,6 đến 3,3 lần so với hiện nay. Biểu đồ 1: Tỉ lệ các chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay  Bảng 2: Thành phần rác thải sinh hoạt Thành phần chất thải  % khối lượng   Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân hủy  64.7   Cây gỗ  6.6   Giấy, bao bì giấy  2.1   Plastic khó tái chế  9.1   Cao su, đế giày dép  6.3   Vải sợi, vật liệu sợi  4.2   Đất đá, bê tông  1.6   Thành phần khác  5.4   Nguồn: HOWADICO, 06-2002. * Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam Quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động: phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh CTR; phân loại tại nguồn; thu gom, vận chuyển; tăng cường tái sử dụng, tái chế; xử lý và tiêu huỷ. Công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay còn chưa tiếp cận được với phương thức quản lý tổng hợp trên quy mô lớn, chưa áp dụng đồng bộ các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (3R) để giảm tỷ lệ chất thải phải chôn lấp. Hoạt động giảm thiểu phát sinh CTR, một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất trong quản lý chất thải, còn chưa được chú trọng. Chưa có các hoạt động giảm thiểu CTR sinh hoạt. Ở quy mô công nghiệp, số cơ sở áp dụng sản xuất còn rất ít, khoảng 300/400.000 doanh nghiệp. Hoạt động phân loại tại nguồn chưa được áp dụng rộng rãi, chỉ mới được thí điểm trên qui mô nhỏ ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ thu gom chất thải ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 80-82%, thấp nhất là đô thị loại IV (65%), ở Hà Nội cao hơn (90%); ở các điểm dân cư nông thôn ~ 40-55%. Khoảng 60% khu vực ở nông thôn chưa có dịch vụ thu gom chất thải, chủ yêu dựa vào tư nhân hoặc cộng đồng địa phương. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển CTR tuy đã tăng dần song vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu phục vụ cho các khu vực đô thị, chưa vươn tới các khu vực nông thôn. Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển CTR tuy đã được phát triển nhưng chưa rộng và chưa sâu, chủ yếu được hình thành ở các đô thị lớn. Năng lực trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu và yếu, dẫn tới tình trạng tại một số đô thị đã thực hiện phân loại CTR tại nguồn nhưng khi thu gom, vận chuyển lại đem đổ chung làm giảm hiệu quả của việc phân loại. Tái sử dụng và tái chế chất thải mới chỉ được thực hiện một cách phi chính thức, ở qui mô tiểu thủ công nghiệp, phát triển một cách tự phát, không đồng bộ, thiếu định hướng và chủ yếu là do khu vực tư nhân kiểm soát. Công nghệ xử lý CTR chủ yếu vẫn là chôn lấp ở các bãi lộ thiên không đạt tiêu chuẩn môi trường với 82/98 bãi chôn lấp trên toàn quốc không hợp vệ sinh. Các lò đốt rác chủ yếu dành cho ngành y tế và chỉ đáp ứng được 50% tổng lượng chất thải y tế nguy hại. Việc phục hồi môi trường đối với các cơ sở xử lý CTR còn nhiều hạn chế. Tình trạng đổ chất thải không đúng nơi quy định còn xảy ra, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng. Vì vậy , vừa qua bộ xây dựng đã xây dựng chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp giai đoạn 2009-2020. với quan điểm két hợp đầu tư khuyến khích huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đảm bảo đến năm 2020 các địa phương đều được đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải răn sinh hoạt áp dụng công nghệ, hạn chế chôn lấp. Giai đoạn 2009- 2015 sẽ có 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom, xử lý, đảm bảo môi trường ,trong đó có hơn 60% được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân hữu cơ, hoặc đốt rác thu năng lượng. Giai đoạn 2006- 2020 sẽ có 90% tổng lượng chất thải rắn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó có 85% được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân hữu cơ và đốt thu hồi năng lượng. 2. Kiểm toán chất thải (KTCT) Thời gian qua, mặc dù đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp, nhưng xu hướng ô nhiễm môi trường ở nước ta vẫn tiếp tục gia tăng. Nguyên nhân là do các giải pháp phòng ngừa và kiếm soát ô nhiễm chưa được thực hiện một cách hiệu quả và đồng bộ. Công tác quản lý chất thải ở các cơ sở sản xuất mới chỉ tập trung vào xử lý ở "cuối đường ống", mà chưa chủ trọng đến các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tại nguồn. Một trong những công cụ để kiểm soát, giảm thiểu phát sinh chất thải gây ô nhiêm môi trường trong các cơ sở sản xuất là kiểm toán chất thải (KTCT). Cùng với sản xuất sạch hơn, KTCT là công cụ quản lý môi trường nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ quá trình sản xuất tại cơ sở công nghiệp. KTCT bao gồm việc rà soát, kiểm tra các quá trình sản xuất, xác định nguồn thải và khối lượng chất thải, tính toán cân bằng vật chất, xác định các vấn đề trong vận hành sản xuất, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải ra môi trường. Có thể nói, KTCT là một lĩnh vực chuyên sâu của kiểm toán môi trường (KTMT), được tiêu chuẩn hóa bằng ISO 14010 và ISO 14011:1996. Mặc dù, được thể hiện khác nhau ở nhiều nước, song một quy trình KTCT thường được thực hiện với các bước: Khảo sát quá trình, thu thập số liệu về đầu vào, đầu ra của các công đoạn sản xuất (nguyên liệu, năng lượng, nước và sản phẩm); Xác định loại hình, nguồn, khối lượng chất thải; Nghiên cứu tính toán cân bằng vật chất; Xác định các nguyên nhân gia tăng chất thải; Nghiên cứu, đề xuất và xác định hiệu quả kinh tế của các giải pháp giảm thiểu chất thải; Thực hiện các giải pháp giảm thiểu phát sinh chất thải. KTCT có thể do một nhóm kiểm toán độc lập, hoặc cũng có thể do chính bản thân doanh nghiệp thực hiện, với sự tham gia của một đơn vị quan trắc, phân tích môi trường. Các yếu tố cần thiết cho việc thực hiện thành công KTCT tại cơ sở công nghiệp bao gồm: Sự cam kết hợp tác, quyết tâm cải thiện ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp; Xác định quy mô, trọng tâm của kiểm toán; Đề xuất các giải pháp khả thi, đảm bảo tính kinh tế khi thực hiện. Nếu thực hiện KTCT tốt thì không chỉ giảm thiểu việc phát sinh chất thải ra môi trường, giảm thiểu ô nhiễm mà còn tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, nước, giảm sự lãng phí tài nguyên, đem lại giá trị kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đặc biệt, thực hiện KTCT còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế biến đổi khí hậu hiện là vấn đề nóng trên thế giới. Áp dụng KTCT ở một số nước trên thế giới Từ năm 1980, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng về KTCT. Quy trình KTCT đối với từng ngành đã được lập, nhiều tài liệu, sách về KTCT đã được xuất bản. Ở Ôxtrâylia, KTCT trong các ngành công nghiệp đã được giới thiệu như là một công cụ hỗ trợ cho việc quản lý chất thải, bên cạnh các công cụ khác như sản xuất sạch hơn và đánh giá vòng đời sản phẩm. Cục Các ngành công nghiệp cơ bản, Công viên, Nước và Môi trường của bang Tasmania, Ôxtrâylia đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên sử dụng KTCT, với các nội dung như xác định các nguồn thải, số lượng và các loại chất thải được tạo ra; Xác định nguyên nhân làm gia tăng chất thải; Thiết lập các mục tiêu/giải pháp và thứ tự ưu tiên cho việc giảm phát sinh chất thải. Một số ngành công nghiệp đặc thù gây tổn hại tới môi trường như khai thác mỏ, sản xuất hóa chất thì được khuyến khích tuân thủ theo các Quy chế về Thực hành quản lý môi trường tốt nhất (BPEM), được chính quyền Ôxtrâylia thiết kế riêng cho mỗi ngành. Ví dụ, đối với ngành khai thác mỏ đã được Cục Bảo vệ môi trường Úc ban hành quy chế năm 1995, trong đó bao gồm quy định về KTCT và nộp báo cáo kiểm toán hàng năm. Bỉ, là thành viên của Cộng đồng châu Âu (EU) nên phải tuân theo những quy định về môi trường do EU ban hành, trong đó có Quy trình kiếm toán quản lý sinh thải (EMAS), năm 2001. Đến năm 2004 đã có 150 doanh nghiệp ở các tỉnh thuộc vùng Flanders của Bỉ tham gia thực hiện EMAS và sau đó là 22 doanh nghiệp khác. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp tự nguyện áp dụng các quy trình này không chỉ với mục đích nhằm đạt được các chứng chỉ môi trường. Một trong những công ty đầu tiên của Bỉ thực hiện KTCT là Công ty Shred it Belgium. Công ty này, năm 2007, đã tái chế 1.650 tấn chất thải và thực hiện tính toán "Dấu chân các-bon", làm giảm lượng cacbon từ hoạt động vận tải, trở thành Công ty đầu tiên của Bỉ đạt C02 trung tính. Tại Canada, theo quy định Ontario 102/94 của Bộ Môi trường và Năng lượng, các cơ sở sản xuất bắt buộc thực hiện KTCT. Quy định này nêu rõ, các cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở sản xuất, các tòa nhà công sở, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chương trình giảm thiểu chất thải, bao gồm 4 bước trong đó có thực hiện KTCT. Thời gian một báo cáo KTCT phải được lưu trữ dưới dạng file ít nhất 5 năm và phải chỉ ra được loại vật liệu hoặc sản phẩm nào được doanh nghiệp sử dụng là vật liệu hoặc sản phẩm tái chế. Bên cạnh đó, Canada rất chú trọng tới việc xem xét quy trình sản xuất của doanh nghiệp như là một thông tin đầu vào để thực hiện kiểm toán, từ đó đề xuất các khâu giảm thiểu chất thải cũng như nguyên liệu sản xuất. Ở Ấn Độ, khái niệm KTMT trong ngành công nghiệp chính thức được giới thiệu từ tháng 3/1992 với mục đích chung là giảm sự lãng phí tài nguyên và thúc đẩy sử dụng công nghệ sạch nhằm giảm thiểu phát thải. Bộ Môi trường và Rừng đã ban hành thông tư số GSR 329(E) vào tháng 3/1992, đưa ra yêu cầu bắt buộc nộp Báo cáo KTMT hàng năm đối với các cơ sở công nghiệp, trong đó phải thể hiện các thông tin về quản lý từng nguồn thải. Để thúc đẩy hoạt động KTMT, Ban Kiểm soát ô nhiễm quốc gia (CPCB) đã tổ chức tập huấn, đào tạo, thực hiện các mô hình trình diễn và xây dựng hướng dẫn KTMT cho các ngành công nghiệp ô nhiễm cao như thuốc bảo vệ thực vật, giấy và bột giấy, đồ uống, dệt nhuộm. Đối với Thái Lan, hoạt động KTCT đã nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức và doanh nghiệp. Viện Công nghệ châu Á (AIT) đã đưa nội dung này vào đào tạo từ những năm đầu thập kỷ 90. Các dự án KTCT cũng được thực hiện ở nhiều nhà máy công nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau như sản xuất bánh kẹo, tinh bột, giấy, cao su... Ở Singapo, KTCT được cụ thể hóa như là một chiến lược tối thiểu hóa phát sinh chất thải, bao gồm 8 bước: Cam kết của lãnh đạo; Lựa chọn nhóm/bộ phận làm việc về tối thiểu hóa phát sinh chất thải; Thực hiện kiểm toán chất thải; Xác định chi phí của việc giảm phát sinh chất thải; Phát triển, xây dựng các phương án giảm thiểu chất thải; Đánh giá khả năng tiết kiệm và sắp xếp ưu tiên các lựa chọn/giải pháp; Xây dựng kế hoạch giảm thiểu chất thải; Thực thi và cải tiến kế hoạch. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược tối thiểu hóa chất thải như: Công ty TNHH Baxter Healthcare Pte, Công ty TNHH Chevron Oronite, Công ty TNHH IMM Singapo Pte, Công ty TNHH Kyoei Engineering Singapo Pte, Công ty TNHH Sony Display Device Pte, Công ty TNHH Tetra Pak Jurong Pte.... Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Lan và nhiều nước khác, các hoạt động KTCT được lồng ghép trong các công cụ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm như sản xuất sạch hơn, KTMT, đánh giá vòng đời sản phẩm. Mục tiêu chính của các công cụ này là nhằm hướng đến việc giảm thiểu phát sinh, kiểm soát ô nhiễm do chất thải gây ra. Tình hình nghiên cứu và áp dụng KTCT ở ViệtNam Ở Việt Nam hiện nay, KTMT và KTCT đã được đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học và cao đẳng trong cả nước, song chưa nhiều và mới chỉ dừng ở các vấn đề tổng quát mà chưa đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể. Việc áp dụng KTCT trong các cơ sở sản xuất cũng mới dừng ở một vài dự án thí điểm như "Kiểm soát ô nhiễm môi trường" của UNDP năm 1995 ở một số nhà máy tại Việt Trì và Biên Hòa; đề tài "Điều tra, đánh giá đề xuất việc KTCT công nghiệp tại 5 khu công nghiệp, khu chế xuất" của Cục Bảo vệ môi trường năm 2005; đề tài "Nghiên cứu áp dụng KTCT trong công nghiệp quốc phòng" của Trung tâm Khoa học, Kỳ thuật và Công nghệ Quân sự (Bộ Quốc phòng) năm 2004; đề tài "KTCT tại các làng nghề tái chế kim loại và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm" của Viện Khoa học Công nghệ Môi trường -Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2005; Nghiên cứu và áp dụng thí điểm về KTCT cho Nhà máy giầy Thượng Đình, Hà Nội và Công ty TNHH Thuộc da Đông Hải do Tổng cục Môi trường thực hiện năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng số lượng doanh nghiệp áp dụng KTCT cũng như sản xuất sạch hơn (ISO 14000) còn thấp là do Nhà nước chưa có những chính sách cụ thể để trực tiếp hoặc gián tiếp bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Ngoài ra, nhận thức và hiểu biết về KTCT và các lợi ích mà nó mang lại cũng chưa cao. Các quy trình KTCT chưa được nghiên cứu, xây dựng cho các ngành công nghiệp như ở một số nước trên thế giới. Các sổ tay hướng dẫn kỳ thuật về KTCT chưa được ban hành và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ở nước ta cũng chưa có các nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng KTCT trong quản lý môi trường. Một số công cụ giảm thiểu Trong bổi cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nguồn tài nguyên đang bị khai thác, sử dụng không bền vững, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, trên thế giới đã hình thành trào lưu tăng trưởng xanh với mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. ơ nước ta, với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, ô nhiễm môi trường do chất thải đã và đang ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc áp dụng các công cụ phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, trong đó có KTCT đang là một yêu cầu cấp thiết. Để đẩy mạnh việc triển khai áp dụng KTCT, về phía các cơ quan quản lý Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp sau: Xây dựng sổ tay hướng dẫn KTCT cho ngành công nghiệp nói chung và cho một số ngành công nghiệp nói riêng. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục, nâng cao nhận thức về KTCT. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển dịch vụ tư vấn về KTCT. Nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích/bắt buộc áp dụng KTCT trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đảm bảo một lộ trình nhất định để các doanh nghiệp có thể hiểu rõ các quy định cũng như có phương án chuyển đổi, thay thế và điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với điều luật quy định. Cần có các chế tài khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng và cơ chế thúc đẩy hoạt động KTCT thông qua cạnh tranh theo hình thức dịch vụ. Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về chất thải và KTCT. Áp dụng các tiêu chuẩn mà các nước đã áp dụng nhằm thống nhất quản lý chất thải. Đối với các doanh nghiệp, cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng KTCT trong các hoạt động sản xuất của mình để hướng tới bảo vệ môi trường và tiết kiệm các chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. Để góp phần thực hiện các giải pháp này, từ năm 2009, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao tổ chức triển khai thực hiện Dự án "Áp dụng thử nghiệm KTCT trong quản lý môi trường ngành công nghiệp Việt Nam ", thực hiện trong 3 năm (2Ỏ09 - 2012). Dự kiến, Dự án sẽ nghiên cứu, xây dựng sổ tay KTCT cho ngành công nghiệp nói chung và 10 ngành công nghiệp nói riêng, đồng thời hướng tới xây dựng chính sách yêu cầu các doanh nghiệp phải triển khai KTCT, sử dụng KTCT như một công cụ kiểm soát ô nhiễm trong thời gian tới. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Rác thải sinh hoạt tại khu vực KTX B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội 3.2Nội dung nghiên cứu Để đáp ứng mục tiêu đề tài nghiên cứu, tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: - Nghiên cứu các văn bản về quản lý rác thải, rác thải sinh hoạt. - Điều tra về hiện trạng phát sinh, tình hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt khu KTX B3, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội - Tiến hành thu gom, phân loại, cân rác tại khu KTX B3 - Trên cơ sở lý luận và các số liệu phân tích về thực trạng rác thải sinh hoạt khu KTX B3 đưa ra được nhận xét về những ưu, nhược điểm và những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt. - Từ kết quả thực ngoại suy lượng rác thải phát sinh của khu ký túc trong một tuần và trong một năm. - Đánh giá hiệu quả của việc giảm thiểu rác bằng các hình thức tái chế và tái sử dụng. - Đề xuất một số giải pháp để quản lý rác thải sinh hoạt khu KTX theo hướng tốt hơn. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1Quy trình kiểm toán môi trường a) Lập kế hoạch kiểm toán - Xác định được sự đồng tình ủng hộ của ban quản lý ký túc và sinh viên các phòng ở của khu KTX B3. - Xác định phạm vi và địa điểm kiểm toán: Rác thải sinh hoạt tại khu vực KTX B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. - Mục tiêu chính của cuộc kiểm toán: +Từ kết quả thực ngoại suy lượng rác thải phát sinh của khu ký túc trong một tuần và trong một năm. + Đánh giá hiệu quả của việc giảm thiểu rác bằng các hình thức tái chế và tái sử dụng. + Đề xuất một số giải pháp để quản lý rác thải sinh hoạt khu KTX theo hướng tốt hơn. - Lập nhóm kiểm toán: nhóm trưởng là kiểm toán viên trưởng, các thành viên còn lại là kiểm toán viên. b) Thực hiện cuộc kiểm toán * Hoạt động trước kiểm toán: - Lập kế hoạch kiểm toán tại hiện trường: + Thời gian: từ 30/9 đến 6/10 + Địa điểm: khu KTX B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. + Tiến hành phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong đội kiểm toán + Thời gian dự kiến kiểm toán là 1 tuần, thời lượng kiểm toán mỗi ngày từ 17h- 18h30. - Chuẩn bị bảng câu hỏi trước kiểm toán và danh mục kiểm tra (Phụ lục 1) - Tổng hợp các thông tin nền và các thông tin về khu KTX B3. - Thăm quan địa điểm kiểm toán: Khu KTX B3. - Lập bảng câu hỏi điều tra, khảo sát (Phụ lục 1) - Xem xét lại kế hoạch kiểm toán và kiểm tra lại dụng cụ phục vụ cho công tác kiểm toán. Thời gian  Công việc   17h  Họp mở đầu   17h 10’  Đi thu rác   17h 20’  Tập kết và phân loại rác   17h 40’  Cân rác   17h 50’  Tổng kết kết thúc   18h  Rời hiện trường   + Cân tất cả các rác thu được cùng 1 lúc, xác định tổng khối lượng + Cân tổng rác thu được của từng phòng + Cân riêng khối lượng rác đã phân loại * Hoạt động sau kiểm toán. - Tổng hợp lại các thông tin, số liệu thu thập được - Xử lý số liệu - Chuẩn bị báo cáo kiểm toán - Lấy ý kiến tham khảo - Hoàn thành báo cáo kiểm toán cuối cùng. c) Kế hoạch hành động 3.3.2Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập các số liệu thứ cấp về số phòng ở và phòng chức năng, số lượng sinh viên trong một phòng thông qua phòng công tác chính trị và công tác sinh viên của trung tâm dịch vụ trường học. + Các số liệu thứ cấp về phí thu gom rác, phí vận chuyển,… qua phiếu điều tra tổ vệ sinh môi trường (Phụ lục 1) - Thu thập các số liệu sơ cấp về khối lượng, thành phần chất thải sinh hoạt ở mỗi phòng thông qua bảng hỏi, phiếu điều tra thông qua mẫu phiếu điều tra ( phụ lục 1) - Quá trình thực nghiệm đi thu gom, phân loại và cân rác ở một số phòng của khu KTX B3 và tổng hợp thành bảng số liệu theo mẫu (phụ lục 1) - Từ các số liệu thu thập được ở bảng trên tiến hành tổng hợp thành bảng số liệu các loại rác thải phát sinh trong ngày theo mẫu (phụ lục 1) 3.3.3Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Phương pháp này được sử dụng trong đề tài với mục đích tham khảo ý kiến của các thầy cô trong ngành môi trường, các cán bộ làm công tác môi trường. Mặt khác, thực hiện tra cứu sách báo, các công trình nghiên cứu đã công bố từ lựa chọn, thừa kế và vận dụng có chọn lọc, phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. 3.3.4.Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Phương pháp này tổng hợp tất cả số liệu đã thu thập được từ các phương pháp trên đồng thời xử lý các số liệu thông qua các phần mềm như excel, word… - Tính toán lượng rác thải phát sinh trong một năm của ký túc B3 bằng: lượng rác thải trung bình của một phòng/tuần* số phòng*số tuần trong năm - Tính toán tổng lượng thức ăn thừa phát sinh từ ký túc trong một năm bằng: Lượng thức ăn thừa phát sinh trung bình trong ngày của khu KTX B3 * 365 ngày. - Từ tổng lượng thức ăn thừa phát sinh trong năm sẽ tính toán được lượng phân compost tạo ra bằng 50- 60% lượng chất hữu cơ ban đầu. Từ đó sẽ tính được số tiền thu được nếu tận dụng lượng chất thải hữu cơ làm phân compost. - Tính toán tổng lượng nilon phát sinh từ ký túc trong một năm sẽ bằng: Lượng túi nilon phát sinh trung bình của KTX B3 /ngày * 365 ngày. - Tính toán tổng lượng giấy vụn phát sinh từ KTX B3 trong một năm sẽ bằng : Lượng phát sinh hàng ngày của của khu KTX B3 * 365 ngày. IV.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả điều tra thực tế Ngày lấy mẫu : Thứ 2 ngày 03 tháng 10 năm 2011   Đơn vị : Ngày   Địa điểm kiểm toán : Khu KTX B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội     Loại rác thải  Mã túi rác ( phòng)  Tổng số (g)    102  106  202  206  căng tin  302  307    Chất hữu cơ (thức ăn thừa)  350  650  1000  750  50  1010  700  4510   Túi bóng  450  500  250  500  300  100  420  2520   Nhựa cứng     20     20  10     100  150   Nhựa dẻo        40              40   Hộp xốp (hộp cơm)  200  100     50     85  200  635   Giấy vụn  10  150  10  5  100      275   Kim loại                       0   Chất thải nguy hại                    20  20   Tổng khối lượng  1010  1420  1300  1325  460  1195  1440  8150   Biểu đồ 2: Thành phần các loại rác thải trong ngày thứ 2  Ngày lấy mẫu : Thứ 3 ngày 04 tháng 10 năm 2011   Đơn vị : Ngày   Địa điểm kiểm toán : Khu KTX B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội     Loại rác thải  Mã túi rác ( phòng)  Tổng số (g)    102  106  202  206  căng tin  302  307    Chất hữu cơ (thức ăn thừa)  200  430  500  900     1100  400  3530   Túi bóng  100  600  300  200  100  1500  200  3000   Nhựa cứng                 20  10  30   Nhựa dẻo                       0   Hộp xốp (hộp cơm)     100  5        150  100  355   Giấy vụn        5  40     100  50  195   Kim loại                       0   Chất thải nguy hại                       0   tổng  300  1130  810  1140  100  2870  760  7110   Biểu đồ 3: Thành phần các loại rác thải trong ngày thứ 3  Ngày lấy mẫu : Thứ 4 ngày 05 tháng 10 năm 2011   Đơn vị : Ngày   Địa điểm kiểm toán : Khu KTX B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội     Loại rác thải  Mã túi rác ( phòng)  Tổng số (g)    102  106  202  206  căng tin  302  307    Chất hữu cơ (thức ăn thừa)  400  600  1000  660  100  1015  1100  4875   Túi bóng  300  560  140  100  100  100  420  1720   Nhựa cứng  20  20     30  10        80   Nhựa dẻo                       0   Hộp xốp (hộp cơm)  10  100     50     85  140  385   Giấy vụn  20  260  80  5     20     385   Kim loại                       0   Chất thải nguy hại                    20  20   Tổng  750  1540  1220  845  210  1220  1680  7465   Biểu đồ 4: Thành phần các loại rác thải trong ngày thứ 4  Ngày lấy mẫu : Thứ 5 ngày 06 tháng 10 năm 2011   Đơn vị : Ngày   Địa điểm kiểm toán : Khu KTX B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội     Loại rác thải  Mã túi rác ( phòng)  Tổng số (g)    102  106  202  206  căng tin  302  307    Chất hữu cơ (thức ăn thừa)  70  500  1400  1300  100  1090  1000  5460   Túi bóng  300  400  110  150  400  300  300  1960   Nhựa cứng     5  40           5  50   Nhựa dẻo                       0   Hộp xốp (hộp cơm)  40  90  5        90  50  275   Giấy vụn  10     20  40     20  30  120   Kim loại                       0   Chất thải nguy hại                       0   hộp cứng  5        10  10  5  10  40   Tổng khối lượng  425  995  1575  1500  510  1505  1395  7905   Biểu đồ 5: Thành phần các loại rác thải trong ngày thứ 5  Ngày lấy mẫu : Thứ 6 ngày 30 tháng 9 năm 2011   Đơn vị : Ngày   Địa điểm kiểm toán : Khu KTX B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội             Loại rác thải  Phòng thu rác  Tổng    102  106  202  206  Căng tin  302  307    Chất hữu cơ (thức ăn thừa)(g)     170  640  220  160  1200  520  2910   Túi bóng  110  190  280  100  250  380  410  1720   Nhựa cứng     10  20  10  50  120  40  250   Nhựa dẻo                       0   Hộp xốp (hộp cơm)     80           100  90  270   Giấy vụn  80  40     20  110  60  80  390   Kim loại                           Chất thải nguy hại                           Tổng khối lượng  190  490  940  350  570  1860  1140  5540   Biểu đồ 6: Thành phần các loại rác thải trong ngày thứ 6  Ngày lấy mẫu : Thứ 7 ngày 01 tháng 10 năm 2011     Địa điểm kiểm toán : Khu KTX B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội     Loại rác thải  Mã túi rác ( phòng)  Tổng số (g)    102  106  202  206  căng tin  302  307    Chất hữu cơ (thức ăn thừa)  500  430  560  820     40  110  2460   Túi bóng  410  420  100  100  100  90  300  1520   Nhựa cứng  100  40  20  20  20     10  210   Nhựa dẻo                       0   Hộp xốp (hộp cơm)  10  50  5  5     30  40  140   Giấy vụn        80  10     30  40  160   Kim loại                       0   Chất thải nguy hại                       0   Tổng khối lượng  1020  940  765  955  120  190  500  4490   Biểu đồ 7: Thành phần các loại rác thải trong ngày thứ 7  Ngày lấy mẫu : Chủ nhật ngày 02 tháng 10 năm 2011   Đơn vị : Ngày   Địa điểm kiểm toán : Khu KTX B3 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội     Loại rác thải  Mã túi rác ( phòng)  Tổng số (g)    102  106  202  206  căng tin  302  307    Chất hữu cơ (thức ăn thừa)  700  400  900  400  50  100  100  2650   Túi bóng  1000  500  500  100  1000  90  650  3840   Nhựa cứng  100  35  40  20  20     10  225   Nhựa dẻo  20        30     50  40  140   Hộp xốp (hộp cơm)  90  80  10  10  50  70  30  340   Giấy vụn  10     5  10     10  40  75   Kim loại                       0   Chất thải nguy hại  5              5     10   Tổng khối lượng  1925  1015  1455  570  1120  325  870  7280   Biểu đồ 8: Thành phần các loại rác thải trong ngày chủ nhật  Nhận xét : Qua 1 tuần cân rác cho thấy rác thải chủ yếu là chất hữu cơ( thức ăn thừa) do ở ký túc chủ yếu là thức ăn thừa của sinh viên như cơm, rau, mì tôm… bên cạnh đó thì nilon cũng chiếm 1 lượng lớn do sinh viên thường đi mua đồ như đồ ăn, quà bánh… đều dùng tới túi nilon để đựng đồ. Còn lại hộp xốp, nhựa cứng, nhựa dẻo chỉ chiếm rất ít. Chất thải nguy hại không có 4.2. Kết quả ngoại suy Bảng 3: Bảng thành phần các loại rác thải theo phòng của KTX B3 Loại rác thải  Mã túi rác ( phòng)  Tổng số (g)    102  106  202  206  căng tin  302  307    Chất hữu cơ (thức ăn thừa)  70  500  1400  1300  100  1090  1000  5460   Túi bóng  300  400  110  150  400  300  300  1960   Nhựa cứng     5  40           5  50   Nhựa dẻo                       0   Hộp xốp (hộp cơm)  40  90  5        90  50  275   Giấy vụn  10     20  40     20  30  120   Kim loại                       0   Chất thải nguy hại                       0   hộp cứng  5        10  10  5  10  40   Tổng khối lượng  425  995  1575  1500  510  1505  1395  7905   Biểu đồ 9: thành phần các loại rác thải theo phòng của KTX B3  Nhận xét: Trong chât thải chủ yếu là chất hữu cơ ( thức ăn thừa) chiếm 1 số lượng lớn phần lớn là thức ăn thừa của sinh viên như cơm, rau, vỏ hoa quả.... trong chất thải này thì lượng túi nilon cũng chiếm 1 số lượng lớn điều này được lý giải như sau cứ mỗi lần sinh viên đi chợ mua đồ thì đều có túi cầm mang về do đó lượng túi nilon phát sinh khá lớn...Sinh viên nữ thường đi chợ ( chợ sinh viên), mua sắm đồ dùng hàng ngày phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, học tập như là kem dưỡng da, dưỡng tóc, sữa rửa mặt, bút, giấy… đồ ăn, mà tất cả chúng thường được đựng vào túi nilon rất tiện dụng. ngoài ra nhựa dẻo, hộp xốp,giấy vụn có nhưng với số lượng ít. Lượng chất hữu cơ chiếm nhiều nhất chiếm 54%, túi nilon chiếm 34%, hộp xốp 5%, giấy vụn 3% còn lại nhựa dẻo, kim loại chiếm rất ít chỉ 1%, chất thải nguy hại không có. Bảng 4: Lượng rác thải phát sinh trong một tuần của KTX B3 Thành phần  THỨ 2  THỨ 3  THỨ 4  THỨ 5  THỨ 6  THỨ 7  CHỦ NHẬT  Tổng   Chất hữu cơ (thức ăn thừa)  4510  3530  4875  5460  2910  2460  2650  26395   Túi bóng  2520  3000  1720  1960  1720  1520  3840  16280   Nhựa cứng  150  30  80  50  250  210  225  995   Nhựa dẻo  40   0     140  180   Hộp xốp (hộp cơm)  635  355  385  275  270  140  340  2400   Giấy vụn  275  195  385  120  390  160  75  1600   Kim loại    0      0   Hộp cứng     40     40   Biểu đồ 10: Khối lượng thành phần rác thải trong một tuần của KTX B3 rNhận xét: lượng rác thải phát sinh trong 1 tuần của ký túc chủ yếu là rác thải hữu cơ chiếm 1 phần lớn 55%, rác thải nhiều nhất ở ngày chủ nhật và thứ 2, ngày thứ 7 lượng phát sinh rác thải là ít nhất do vào ngày cuối tuần sinh viên hay về quê hoặc đi chơi cùng bạn bè nên lượng rác thải cũng ít đi. Chủ nhật và thứ 2 là ngày sinh viên về quê lên nên mang theo đó là 1 lượng lớn quà quê, lượng rác thải phát sinh ra nhiều chủ yếu là chất hữu cơ và nilon. Các ngày khác trong tuần lượng rác thải tương đối ổn định có những hôm lượng rác thải phát sinh nhiều hơn có thể do: sinh nhật, liên hoan… Bảng 5: Bảng ngoại suy lượng rác thải của KTX B3 Thành phần  Tb/ngày/phòng  Tổng/phòng/năm  Tổng KTX/năm   Chất hữu cơ (thức ăn thừa)  538.67  158908.67  3813808.16   Túi bóng  332.24  98012.24  2352293.88   Nhựa cứng  20.31  5990.31  143767.35   Nhựa dẻo  3.67  1083.67  26008.16   Hộp xốp (hộp cơm)  48.98  14448.98  346775.51   Giấy vụn  32.65  9632.65  231183.67   Kim loại  0.00  0.00  0.00   Chất thải nguy hại  1.02  301.02  7224.49   hộp cứng  0.82  240.82  5779.59   Bảng 6: Lượng rác thải phát sinh trong một tuần của các phòng KTX B3 THỨ  Phòng thu rác  TỔNG  TB/phòng    102  106  202  206  Căng tin  302  307     THỨ 2  1010  1420  1300  1325  460  1195  1440  8150  1164.286   THÚ 3  300  1130  810  1140  100  2870  760  7110  1015.714   THỨ 4  750  1540  1220  845  210  1220  1680  7465  1066.429   THỨ 5  425  995  1575  1500  510  1505  1395  7905  1129.286   THỨ 6  190  490  940  350  570  1860  1140  5540  791.4286   THỨ7  1020  940  765  955  120  190  500  4490  641.4286   CHỦ NHẬT  1925  1015  1455  570  1120  325  870  7280  1040   Biểu đồ 11: Tổng lượng rác thải phát sinh các ngày trong tuần của KTX B3  (Tổng lượng rác thải phát sinh của KTX B3 trong một năm là : 6926841(g) = 6926.841 (kg) 4.3. Đánh giá Trong một năm tổng lượng rác thải sinh hoạt do các hoạt động của KTX B3 phát sinh ra là rất lớn 288618.4 (g).Nếu chúng ta tiến hành thu gom xử lý mà không phân loại thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề bấp cập không cần thiết như : Việc tập trung tất các loại chất thải để xử lý sẽ mất nhiều thời gian xử lý, tốn kém kinh phí , lao động,giảm hiệu quả của quá trình thu gom cũng như hiệu quả xử lý rác thải…. Nếu chúng ta tiến hành công tác phân loại rác ngay tai nguồn và có các biện pháp xử lý khác nhau đối với các loại rác thải khác nhau thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, kinh phí,và tăng hiệu quả xử lý lên rất nhiều lần. Đối với những thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt của KTX B3 chúng tôi đưa ra một số tính toán để xem xét hiệu quả kinh tế của công tác phân loại như sau: Thức ăn thừa Đặc điểm: Các phòng ký túc lượng chất hũa cơ chủ yếu là rau thùa, mì tôm , cơm thùa và các đồ ăn thừa dính ở hộp cơm Căng tin lượng chất huux cơ chủ yếu là bánh mì và các đồ ăn vặt nhuw : bimbim, ngô cay… Những dịp đặc biệt thì phát sinh nhiều vỏ hoa quả, hoa nhiêu đặc biệt là trong các ngày đặc biệt Khối lượng: Lượng thức ăn thừa phát sinh 0.53867 kg/ngày ( Tổng lượng thức ăn thừa phát sinh từ ký túc: 0.53867 * 295*24 = 3813.78 (kg/năm) Biện pháp: -Để tránh thức ăn phân hủy gây mùi hôi thối cần tiến hành thu mỗi ngày một lần -Tổng lượng thức ăn thừa phát sinh từ ký túc: 3813.78 kg/năm, Với 50 – 60% lượng chất thải rắn hữu cơ ban đầu tạo ra compost. Chọn giá trị 50%, thì lượng phân compost sản xuất được trong một năm là: 50% * 3813.78 = 1906.90408 ( kg phân/năm) Với giá bán compost trên thị trường khoảng 300 000 – 400 000 đồng/tấn. Vậy số tiền bán phân thu được là 350 000 x 1906.90408= 667416428 (đồng) Nếu tận dụng được lượng thúc ăn thừa lớn như thế này chúng ta sẽ có thể tái chế thành phân bón cho cây trồng đây là 1 lượng chất dinh dưỡng đáng kể, dung để bón cho cây trồng trong trường hoặc ủ làm phân bón bán cho bà con nông dân.. Nhưng để thực hiện được việc này chúng ta cần phải phải phân loại tại nguồn thành các thùng rác chứa chất hứu cơ và các thùng rac chứa chất vô cơ điều này đòi hỏi rất lớn tinh thần hợp tác của sinh viên Nilon Lượng túi nilon phát sinh 0.33224 kg/ngày Tổng lượng nilon phát sinh từ ký túc: 0.33224 *295*24= 2352.3 (kg/năm) Nhận xét: Lượng túi nilon phát sinh tương đối lớn, chủ yếu là vỏ bánh kẹo, mỳ tôm, túi đựng đồ Giá bán túi nilon là 2000 đến 3000/kg Trong một năm: số tiền thu được trong một năm 2000/kg * 2352.3 kg/năm= 4704587(đồng) Do đặc điểm túi nilon rất khó bị phân hủy nên cần thực hiện các biện pháp hạn chế phát thải túi nilon + Đi mua cơm mang hộp đi mua (không phải sử dụng túi nilon để đựng cơm và đựng canh) + Tận dụng lại những túi sạch để sử dụng tiếp + Phân loại riêng túi nilon đem tái chế Giấy Giấy vụn: Lượng phát sinh ang ngày của ký túc xá: 0.03265 (kg/ngày) Tổng lượng phát sinh từ ký túc: 0.03265 * 295* 24 = 231.18367( kg/ năm) Giá bán giấy vụn từ 2500 đến 3000/kg Trong một năm: số tiền thu được từ bán giấy là : 231.18367 * 3000 = 693551( đồng ) Nhận xét: Lượng giấy vụn phát sinh không đáng kể, các phòng ở do số lượng người lớn nên lượng phát sinh nhiều: giấy dán tường, giấy vở thừa Biện pháp: thu gom lại để bán phục vụ cho các cơ sở tái chế giấy và bộ giấy 4. Nhựa : có 2 loại nhựa là nhựa cứng và nhựa dẻo Lượng phát sinh hàng ngày của nhựa là : 23.98 (g) = 0.02398(kg/ phòng/ngày) Tổng lượng phát sinh ra từ ký túc trong 1 năm là : 0.02398 *295* 24 = 169.7784 (kg/ năm) Giá bán nhưạ trên thị trường là 9000đồng/ kg Nếu chúng ta thu gom nhựa để bán thì tiền thu được trong 1 năm là : 169.7784 * 9000 = 1528005 (đồng) 5. Hộp cơm: chúng ta có thể giảm thiểu chúng bằng cách sinh viên nên dùng bát đi mua cơm ở căng tin như vậy sẽ giảm thiểu được 1 phần lớn lượng hộp cơm trong ký túc vừa tiết kiệm chi phí mua hộp xốp vừa giảm thiểu được lượng rác thải ( Ký túc nên khuyến khích các phòng ở tận thu lại những thành phần có thể tái chế, tái sử dụng lại. Do lượng giấy vụn, bìa, túi nilon của mỗi phòng ít nên cả ký túc có thể cùng nhau góp lại để bán, số tiền thu được có thể được sử dụng để mua sọt đựng rác cho mỗi phòng V. Đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt khu ký túc xá B3 V.1. Quản lý trong phân loại rác thải sinh hoạt Ký túc xá sinh viên là nơi có nguồn rác thải sinh hoạt đa dạng với nhiều loại chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng cao, một số có tính chất nguy hại và ảnh hưởng lớn tới môi trường và làm tăng chi phí xử lý nếu không có biện pháp phân loại hợp lý và hiệu quả. Để mang lại hiệu quả trong phân loại rác thải có thể đưa ra một số biện pháp sau: Tuyên truyền vận động ý thức tự nguyện của sinh viên trong khu kí túc xá. Rác thải sinh hoạt của khu ký túc xá có khối lượng lớn nếu ý thức của mỗi sinh viên được nâng cao, khả năng hiểu biết về các loại rác, cách phân loại, lợi ích của việc tái chế, tái sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên thì quá trình phân loại sẽ thuận lợi và tốt cho quá trình xử lí sau này. Tuyên truyền vận động thông qua Ban Quản lí kí túc xá, các hội sinh viên, các đội tuyên truyền bảo vệ môi trường. Mỗi phòng sẽ được phát các giỏ rác có nhãn mác rõ ràng để phân loại ngay từ ban đầu. Các biện pháp bắt buộc đối với phân loại rác thông qua các quy định của Ban quản lí ký túc xá.Có các văn bản quy định từ Nhà trường, Ban quản lí ký túc xá về mỗi phòng, có quy định cụ thể về các loại rác thải phân theo bảng mẫu phân loại có sẵn. Các quy định cần thực hiện nghiêm ngặt, có kiểm tra theo dõi và xử phạt nếu không thực hiện đúng. Thành lập một đội tự quản hằng ngày cho mỗi kí túc xá có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện phân loại rác tại các phòng ở. Phân loại rác ngay trong quá trình sử dụng. Từ những biện pháp trên sẽ tạo thói quên cho mỗi sinh viên kí túc xá, ý thức phân loại rác cứ sau mỗi lần sử dụng rác thải sẽ được thực hiện phân loại trực tiếp đúng loại, tiết kiệm thời gian, và công lao động. Các loại rác thải có khả năng tự phân huỷ  như: vỏ hạt hoa quả, bánh trái, lá cây…được lọc ra và  đổ vào các hố đất trong vườn cây để rác tự phân huỷ tạo chất thành phân bón cho việc trồng rau, các loại  rác thải như: túi giấy bóng, giấy kẹo, hộp xốp…không phân huỷ được thì được cho vào bao để đem đi xử lí, các loại rác thải tái chế như giấy vụn, đồ nhựa vỡ hỏng thì được thu gom lại bỏ vào một thùng rác mang tên “ Thùng rác tiết kiệm”  để bán nhằm mục đích gây quỹ cho phòng, cho khu kí túc xá. V.2. Quản lý trong quá trình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt Hiện nay, lực lượng thu gom rác rất lớn và đa dạng nhưng không có đầu mối quản lý thống nhất, khó khăn trong việc phối hợp thực hiện và quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn. Thu gom chủ yếu là đổ rác tập trung và không có phân loại rõ ràng. Rác thải một số ít đã được tái chế thông qua quá trình thu gom, bán phế liệu: kim loại, giấy, nhựa… Thu gom là một quá trình cần thực hiện tuân thủ theo những quy định nhất định có quy định riêng đối với mỗi loại rác, và vị trí tập kết rác thải khác nhau. Rác thải được chia thành nhiều loại gồm rác thải tái chế, tái sử dụng; rác thải chon lấp; rác thải nguy hại… Thu gom, vận chuyển rác phải cần chú ý đối với một số chất nguy hại. Từ quá trình phân loại hợp lý thì quá trình thu gom vận chuyển sẽ thuận lợi hơn và tốt hơn. Có thể đưa ra một số biện pháp quản lí thu gom rác thải như sau: Thu gom tập kết rác theo quy định: Rác sau khi tự phân loại ở mỗi phòng, mỗi ngày sẽ được tập trung thu gom ở khu vực thùng rác lớn của kí túc xá. Thùng lớn có ngăn riêng rẽ hay tốt nhất là nên có từng thùng riêng cho mỗi loại rác để thuận tiện cho quá trình vận chuyển và xử lí. Các thùng rác có kí hiệu rõ ràng tránh nhầm lẫn, và kín tránh gây ô nhiễm mùi và khí cho môi trường xung quanh. Có các quy định cụ thể về quá trình phân loại thu gom: nghiêm ngặt trong quy định quản lý, môi sinh viên sẽ phải hiểu rõ về phương pháp thu gom, phân loại. Các quy định đề ra đều phải được thực hiện, ban quản lý kí túc xá sẽ thực hiện kiểm tra hoạt động thu gom của mỗi sinh viên, mỗi phòng kí túc xá. Cần giám sát quá trình thu gom: rác phải được tập trung đúng chỗ đúng nơi quy định tránh đổ thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Sau khi phân loại rác thải phải được thu gom tập trung và theo phân loại ban đầu, quá trình thu gom phải đúng thì hiệu quả của quá trình xử lý cao hơn và chi phí xử lý sẽ giảm, tận dụng được nguồn rác thải tái chế, tái sử dụng. V.3. Xây dựng các hệ thống xử lý, thu gom ngay trong trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội Trường ĐHNN Hà Nội có đông đảo số lượng sinh viên, đặc biệt khu nội trú của trường là một hệ thống có thể nói là khu nội trú quy mô nhất trong các trường đại học. Với 10 khu kí túc xá, số lượng hàng nghìn sinh viên, lượng rác thải sinh hoạt thải ra là rất lớn. Sử dụng khả năng tái chế của rác thải sinh hoạt và các ngành nghiên cứu xử lý của trường ĐHNN Hà Nội có thể xây dựng đưa ra một số hệ thống xử lý ,thu gom. Áp dụng khoa học kĩ thuật của các ngành như vi sinh vật, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường. Tận dụng chất hữu cơ, thức ăn thừa làm phân compost: Lượng chất thải hữu cơ là chất thải có khối lượng lớn nhất, chất thải hữu cơ có mùi khó chịu từ quá trình lên men các chất hữu cơ gây ô nhiễm mùi. Tuy nhiên, chất thải hữu cơ chủ yếu là nguồn dễ phân hủy và dễ xử lý hơn các chất thải sinh hoạt khác. Thành phần chủ yếu là thức ăn thừa và vỏ hoa quả các chất này có thể tái chế làm phân compost sử dụng bón cho nông nghiệp. Bộ môn vi sinh vật của trường ĐHNN Hà Nội cũng chính là những người tiên phong trong nghiên cứu sản xuất phân compost. Áp dụng đề tài: “Quản lý chất thải rắn và sản xuất phân bón dựa vào cộng đồng”. Thu gom rác thải sinh hoạt tái chế làm phân bón vừa xử lý rác thải, vừa tận dụng nguyên liệu đầu vào, còn có khả năng cải tạo đất tốt và thân thiện với môi trường. Lượng lớn chất thải sinh hoạt khu kí túc xá được xử lí ngay tại trường sẽ giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí xử lí thông thường là chon lấp nếu không được phân loại. Hệ thống xử lí thiết kế đơn giản sử dụng khả năng phân hủy của vi sinh vật. Thành lập hội thu gom chất thải có khả năng tái chế và bán cho các cơ sở, làng ngề tái chế: Hội thu gom có trách nhiệm tập hợp các chất thải có thể tái chế đã được phân loại và tập trung tại các kí túc xá và bán để gây quỹ cho hoạt động của hội, gây quỹ cho các hoạt động cần thiết. Các chất thải sinh hoạt thu gom chủ yếu là nhựa, kim loại, giấy,… nếu xử lí thông thường là đốt sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí , tốn năng lượng, nguyên liệu khí đốt. Tái chế, tái sử dụng sẽ giảm được lượng tài nguyên khai thác trong quỹ tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Tái chế, tái sử dụng còn giảm được nguồn năng lượng sử dụng trong quá trình sản xuất ban đầu và giảm lượng chất thải phát sinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKiểm toán chất thải rắn sinh hoạt khu vực kí túc xá B3 Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội.doc
Luận văn liên quan