Kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

Quá trình thực tập và thực hiện đề tài tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC là khoảng thời gian thực tế rất hữu ích đối với tôi. Từ việc tham gia thực hiện kiểm toán thực tế tại các doanh nghiệp khách hàng của Công ty, tôi phần nào hiểu được quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính mà Công ty AAC thực hiện. Bên cạnh đó, tôi có cơ hội vận dụng cũng như kiểm chứng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế công tác kiểm toán tại một doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Nhìn chung tôi đã đạt được các mục tiêu đặt ra khi thưc hiện đề tài này. Trong quá trình tìm hiểu công tác kiểm toán tại Công ty AAC, tôi được dịp chứng kiến các công việc mà các kiểm toán viên tiến hành khi thực hiện kiểm toán tại các doanh nghiệp khách hàng, tiếp xúc với các giấy tờ làm việc, Hồ sơ kiểm toán mà kiểm toán viên thực hiện, cũng như được các kiểm toán viên giải đáp các thắc mắc. Từ đó, tôi từng bước nắm bắt được quy trình thực tế trong kiểm toán báo cáo tài chính, cũng như kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao mà Công ty thực hiện. Từ việc thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã hệ thống hóa được các cơ sở lý luận về kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao trong kiểm toán báo cáo tài chính. Để từ cơ cở lý luận đó và thực tế công tác kiểm toán, tôi đề xuất được một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Sau kết quả nghiên cứu đề tài này, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là đánh giá hiệu quả của quy trình kiểm toán mà Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC áp dụng cho khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao. Qua đó, hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán được áp dụng cũng như đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán mà Công ty mang đến cho khách hàng. SVTH: Trần Văn Quyết 111 Đại học Kin

pdf133 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 6063 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.856.545.894 Dư cuối kỳ 430.263.926.843 (Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty AAC) Kiểm toán viên thu thập Bảng tính khấu hao tài sản cố định trong kỳ, kiểm tra và khớp đúng số khấu hao đã trích trong bảng tính với số liệu trên sổ Cái của đơn vị (phát sinh bên Có tài khoản 214). Công ty XYZ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng, phù hợp Thông tư 45/2013/TT-BTC. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên tính lại số khấu hao tài sản cố định trong kỳ và so sánh với số của đơn vị. Từ đó, kiểm toán viên phát hiện có sự chênh lệch, xác định nguyên nhân và đưa ra đề nghị như sau: Bảng 2.12: Bảng so sánh khấu hao trong kỳ do kiểm toán viên thực hiện D731 So sánh số liệu của kiểm toán viên với đơn vị Số đơn vị Số kiểm toán viên Chênh lệch 01/01 – 30/06 45.727.545.105 45.642.823.097 (84.722.008) [a] 01/07 – 24/07 6.129.000.789 5.880.230.879 (248.769.910) [b] Cộng 51.856.545.894 51.523.053.976 (332.491.918) SVTH: Trần Văn Quyết 91 Đạ i h ọc Ki nh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp [a] Chênh lệch số lẻ trong tính toán 1.272.048 Công ty khấu hao thừa “Cẩu bánh xích Kobelco 7065 đã sử dụng” (85.994.056) => Đề nghị Công ty hạch toán giảm khấu hao, số tiền: 85.994.056 đồng [b] Công ty khấu hao thừa do đã khấu hao đến ngày 25/07 Kiểm toán viên khấu hao đến ngày 24/07 => Đề nghị hạch toán điều chỉnh giảm khấu hao, số tiền: 248.769.910 đồng (Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty AAC) Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần). Đối với bất cứ tài khoản nào khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên đều có thử nghiệm đọc lướt Sổ Cái để phát hiện nghiệp vụ bất thường. Thử nghiệm này kiểm toán viên thực hiện tương tự như khi kiểm tra nguyên giá tài sản cố định. Kiểm tra việc ghi giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Thử nghiệm kiểm toán này thường được thực hiện đồng thời với thử nghiệm kiểm tra nguyên giá tài sản cố định được nhượng bán, thanh lý trong kỳ. Kiểm toán viên tiến hành lọc sổ và kiểm tra các nghiệp vụ phát sịnh bên Nợ của tài khoản 214 để kiểm tra. Các công việc mà kiểm toán viên thực hiện để kiểm tra bao gồm: đối chiếu các khoản ghi giảm này với hồ sơ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định trong năm; kiểm tra tính chính xác của việc tính toán và ghi chép giá trị hao mòn lũy kế cho đến ngày thanh lý, nhượng bán. SVTH: Trần Văn Quyết 92 Đạ i ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Minh họa thử nghiệm kiểm toán tại Công ty XYZ: Tại Công ty XYZ, trong kỳ công ty không thanh lý hay nhượng bán bất cứ tài sản cố định nào. Khấu hao lũy kế trong kỳ giảm là do giảm nguyên giá và khấu hao đối với tài sản cố định bàn giao cho Cục Hải quan theo văn bản của Bộ Giao thông vận tải. Kiểm tra việc phân bổ khấu hao đối với tài sản cố định được sử dụng chung cho nhiều bộ phận. Khấu hao trong kỳ của một doanh nghiệp được hạch toán vào các tài khoản khác nhau tùy thuộc vào bộ phận sử dụng của tài sản cố định. Tuy nhiên, có nhiều tài sản cố định được sử dụng chung cho nhiều bộ phận khác nhau, đòi hỏi kế toán phải phân bổ chi phí khấu hao vào các khoản mục chi phí khác nhau một cách phù hợp. Đối với các tài sản cố định dùng chung cho nhiều bộ phận như vậy, kiểm toán viên xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ cho từng loại chi phí như: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng. Xem xét sự phù hợp của thời điểm bắt đầu tính khấu hao và phân bổ để đảm bảo việc phù hợp giữa doanh thu và chi phí cũng như tình trạng của tài sản cố định. Thời điểm bắt đầu khấu hao và phân bổ ảnh hưởng đến mức khấu hao tài sản cố định trong kỳ. Do vậy, kiểm toán viên phải tiến hành kiểm tra sự phù hợp của thời điểm bắt đầu trích khấu hao với các quy định hiện hành cùng căn cứ để bắt đầu trích khấu hao tại đơn vị như biên bản bàn giao tài sản, quyết định của giám đốc, v.v Minh họa thử nghiệm kiểm toán tại Công ty XYZ: Công ty XYZ thực hiện bắt đầu tính khấu hao tài sản cố định tại thời điểm chính thức bàn giao đưa vào sử dụng phù hợp với quy định hiện hành. Theo đó, căn cứ vào Biên bản bàn giao đưa tài sản cố định vào sử dụng và Quyết định của Giám đốc về tăng và giao tài sản cố định cho các đơn vị để trích khấu hao. Tài sản cố định khi đã nghiệm thu đưa vào sử dụng thì Công ty có Quyết định của Giám đốc để giao cho bộ phận quản lý và kế toán làm căn cứ hạch toán tăng nguyên giá và trích khấu hao. Tài sản cố đinh SVTH: Trần Văn Quyết 93 Đạ họ c K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp sau khi bàn giao cho bộ phận nào thì khi trích khấu hao hạch toán vào chi phí tương ứng của bộ phận đó. Sau khi xem xét, kiểm toán viên kết luận thời điểm bắt đầu tính khấu hao của Công ty là phù hợp. 4- Kiểm tra chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết chi phí xây dựng cơ bản dở dang theo từng công trình, từng nội dung chi phí. Kiểm toán viên tìm hiểu và lập Bảng tổng hợp chi tiết các công trình xây dựng trong năm và đối chiếu số liệu với các tài liệu kế toán liên quan (Sổ cái, sổ chi tiết, Bảng CĐSPS, BCTC). Tiếp đó, kiểm toán viên thực hiện việc xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, lâu ngày số dư không biến động,...). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần). Minh họa kiểm toán tại Công ty XYZ: Kiểm toán viên tổng hợp số liệu trên sổ Cái tài khoản 241 như sau: Bảng 2.13: Số liệu tổng hợp trên sổ Cái tài khoản 241. TK 241 Dư đầu kỳ 3.595.182.566 Phát sinh Nợ 12.665.248.953 Phát sinh Có 10.139.007.183 Dư cuối kỳ 6.121.424.336 (Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty AAC) Sau khi tìm hiểu, kiểm toán viên lập được Bảng tổng hợp chi tiết các công trình xây dựng đang được đầy tư xây dựng như sau: SVTH: Trần Văn Quyết 94 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.14: Bảng tổng hợp công trình XDCB tại Công ty XYZ Kiểm tra chi phí XDCB dở dang D736 Chi tiết công trình Phí thẩm tra dự án đầu tư Cẩu RTG, xe nâng container rỗng bánh lốp 29.090.909 Trung tâm Logistics tại Hòa Vang 4.569.765.496 Dự án mở rộng nâng cấp cầu 1 Tiên Sa 1.498.269.749 Công trình XDCB khác 24.298.182 Cộng 6.121.424.336 GL, ^ =>> khớp số liệu sổ Cái (Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty AAC) Kiểm toán viên đã kiểm tra và nhận thấy các “Công trình xây dựng cơ bản khác” của Công ty XYZ có số dư tồn tại lâu. Tuy nhiên, kiểm toán viên nhận thấy giá trị công trình nhỏ, chưa ảnh hưởng trọng yếu đến khoản mục. Do vậy, đánh giá chung của kiểm toán viên là các công trình không mang tính bất thường. Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần). Thủ tục này được thực hiện tương tự như khi kiểm toán viên thực hiện kiểm tra nguyên giá tài sản cố định. Tại Công ty XYZ, kiểm toán viên đã thực hiện đọc lướt sổ Cái tài khoản và đưa ra kết luận không có nghiệp vụ bất thường về giá trị, tài khoản đối ứng hay bản chất nghiệp vụ. SVTH: Trần Văn Quyết 95 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Kiểm tra tính hiện hữu và tình trạng các công trình dở dang. Những công việc mà kiểm toán viên thực hiện nhằm xác minh tính hiện hữu của cố dư cuối kỳ của khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang, bao gồm việc gửi thư xác nhận tới nhà thầu, kiểm tra chi tiết các hồ sơ liên quan, quan sát thực tế và phỏng vấn kế toán tài sản cố định. Bên cạnh đó, kiểm toán viên thực hiện thêm các thử nghiệm để đảm bảo chi phí xây dựng và các khoản nợ phải trả được ghi nhận tương ứng với công việc xây dựng đã thực hiện tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Minh họa thử nghiệm kiểm toán tại Công ty XYZ: Khi kiểm toán tại Công ty XYZ, kiểm toán viên tiến hành việc phỏng vấn đối với kế toán tài sản cố định và xác định rằng, chi phí xây dựng cơ bản dở dang còn tồn cuối kỳ là các chi phí mua sắm, đầu tư, xây dựng chưa đưa vào sử dụng. Hồ sơ liên quan các công trình đã được kiểm toán viên kiểm tra trong thử nghiệm chi tiết các công trình. Do vậy, kiểm toán viên kết luận các công trình dở dang là hiện hữu. Kiểm tra đối với các công việc do nhà thầu thực hiện. Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi phí xây dựng cơ bảng dở dang tăng trong kỳ tới các chứng từ gốc (hợp đồng, biên bản nghiệm thu, nhật ký công trình, biên bản bàn giao, yêu cầu thanh toán, hóa đơn). Đồng thời, kiểm tra tính tuân thủ các quy định về lĩnh vực xây dựng cơ bản của Nhà nước (nếu liên quan). Kiểm tra đối với công trình doanh nghiệp tự xây dựng. Đối với các công trình mà doanh nghiệp tự xây dựng, doanh nghiệp cần tập hợp các chi phí liên quan một cách hợp lý, không tập hợp các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do vậy, kiểm toán viên cần kiểm tra tính đúng đắn của việc tập hợp và phân bổ các chi phí liên quan. Minh họa thử nghiệm kiểm toán tại Công ty XYZ: Tại Công ty XYZ, kiểm toán viên thực hiện kiểm tra và được biết, các công trình do Công ty tự xây dựng được giám sát bởi quản đốc phân xưởng và nhân viên kỹ thuật. SVTH: Trần Văn Quyết 96 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên, các cán bộ này là nhân công trực tiếp của hoạt động sản xuất kinh doanh chính, chỉ kiêm nhiệm giám sát, kiểm tra các khâu quan trọng của quá trình thi công, do vậy Công ty không phân bổ chi phí nhân công. Ngoài ra, không có chi phí trọng yếu nào khác phát sinh liên quan đến các công trình này. Kiểm tra chi phí lãi vay được vốn hóa vào chi phí xây dựng cơ bản (nếu có). Kiểm toán viên đối chiếu với phần hành kiểm toán E100-“Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn” để đảm bảo việc vốn hóa được thực hiện phù hợp. Việc kiểm tra vày tương tự như khi kiểm toán viên kiểm tra nguyên giá của tài sản cố định. Kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ chứng từ chứng minh tài sản dở dang đã hoàn thành để đảm bảo nguyên giá đã được tính toán đúng đắn và tài sản đã được chuyển giao, phân loại đúng và khấu hao kịp thời. Việc kiểm tra này một phần đã được thực hiện ở thử nghiệm kiểm tra tài sản cố định tăng trong kỳ. Kiểm toán viên chọn một công trình xây dựng hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm, kiểm tra hồ sơ liên quan, tập hợp chi phí để tính toán lại nguyên giá công trình. Sau khi thực hiện, kiểm toán viên photo bộ hồ sơ này để lưu lại làm bằng chứng kiểm toán của mình. 5- Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản mục TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang trên Báo cáo tài chính. Đối với việc phân loại, trình bày, kiểm toán viên phải đảm bảo các khoản mục TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, xây dựng cơ bản dở dang và chi phí khấu hao TSCĐ được trình bày phù hợp với các chuẩn mực và quy định kế toán hiện hành. Theo đó, từng loại TSCĐ trong đơn vị cần được trình bày trên Bảng cân đối kế toán về cả nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại tại thời điểm kết thúc kì kế toán. Các loại TSCĐ cũng cần được thuyết minh rõ ràng trong Thuyết minh Báo cáo tài chính của đơn vị, bao gồm: - Chính sách kế toán áp dụng đối với các loại TSCĐ về nguyên tắc xác định nguyên giá, phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao. SVTH: Trần Văn Quyết 97 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Tình hình tăng, giảm theo từng loại và nhóm tài sản cố định trong đơn vị về nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Thông thường, sau mỗi cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phát hành Báo cáo kiểm toán đồng thời lập Báo cáo tài chính cho đơn vị được kiểm toán. Do vậy, việc phân loại và trình bày các khoản mục TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang trên Báo cáo tài chính thường được đảm bảo là phù hợp Chuẩn mực kế toán hiện hành. e) Kết thúc kiểm toán và đưa ra đề nghị. Sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm toán cần thiết, kiểm toán viên tổng hợp tất cả các sai sót phát hiện được trong Biên bản trao đổi với Ban giám đốc đơn vị, kèm theo các đề nghị điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên. Đồng thời, kiểm toán viên tập hợp những sai sót này trong giấy làm việc B410 “Tổng hợp kết quản kiểm toán”. Minh họa thực hiện kiểm toán tại Công ty XYZ. Sau khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên đã phát hiện được một số sai sót trong quá trình hạch toán kế toán của Công ty XYZ và đưa ra ý kiến như sau: Kết luận: Theo ý kiến của chúng tôi, trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục kiểm toán trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày trong chương trình kiểm toán đã đạt được. 1. Công ty trích khấu hao “Cẩu bánh xích Kobelco cảng Tiên Sa” thừa số tiền 85.994.056 đồng. Đề nghị điều chỉnh giảm khấu hao: Nợ 2141/Có 62741 85.994.056 đồng SVTH: Trần Văn Quyết 98 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2. Ngày 25/07/2014, Công ty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần, số khấu hao sẽ tính đến ngày 24/07. Tuy nhiên, Công ty đã tính và trích khấu hao đến ngày 25/07, dẫn đến trích thừa số tiền: 248.769.910 đồng Đề nghị hạch toán giảm khấu hao tương ứng với các bộ phận (Cảng Sông Hàn , Bốc xếp sông Hàn, Cảng Tiên Sa) theo phụ lục [ĐC 07]. 3. Trong năm 2012, Công ty có thay đổi mức khấu hao của một số tài sản, tuy nhiên trên Bảng khấu hao chưa thể hiện rõ số năm sử dụng còn lại tính theo thời gian khấu hao mới để tiện cho việc tính và trích khấu hao. Đề nghị bổ sung để thuận lợi cho công tác kiểm tra, quản lý, cũng như kiểm toán những lần sau. SVTH: Trần Văn Quyết 99 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.15: Bảng điều chỉnh khấu hao tính đến ngày 24/07/2014 [ĐC 07] TT TK Tổng KH BX Cont BXTH Cont + TH VP/Cầu bến Số KTV Hạch toán giảm XN Cảng Sông Hàn 1 KH TSCĐ phòng kho hàng Sông Hàn 13682 2141 761.648 761.648 731.182 30.466 2 KH TSCĐ phòng bốc xếp Sông Hàn 13682 2141 123.546.334 123.546.334 118.604.481 4.941.853 3 KH TSCĐ phòng cầu bến Sông Hàn 62746 2141 0 Cộng 124.307.982 0 124.307.982 0 0 119.335.663 4.972.319 Bốc xếp Tiên Sa 4 KH TSCĐ phòng bốc xếp Tiên Sa 62741 2141 5.433.093.801 3.272.104.436 952.476.596 1.208.512.769 5.214.323.037 218.770.764 5 KH TSCĐ phòng bốc xếp Sông Hàn 62741 2143 0 0 KH TSCĐ phòng bốc xếp Sông Hàn 13681 2141 0 0 Cộng 5.433.093.801 3.272.104.436 952.476.596 1.208.512.769 0 5.214.323.037 218.770.764 Kho hàng Tiên Sa 6 KH TSCĐ phòng kho hàng Tiên Sa 62744 2141 29.235.539 10.830.440 18.405.990 0 25.903.250 3.332.289 Cộng 29.235.539 10.830.440 18.405.099 0 0 25.903.250 3.332.289 Khối văn phòng Tiên Sa 7 KH TSCĐ phòng Xưởng Tiên Sa 62744 2141 34.624.998 34.624.998 33.239.998 1.385.000 8 KH TSCĐ phòng Cầu bến Tiên Sa 62746 2141 474.751.023 474.751.023 455.760.982 18.990.041 Cộng 509.376.021 0 0 0 509.376.021 489.000.980 20.375.041 Văn phòng 9 KH TSCĐ phòng gián tiếp 64241 2141 32.987.446 0 0 0 32.987.446 31.667.949 1.319.497 Cộng 32.987.446 0 0 0 32.987.446 31.667.949 1.319.497 Tổng cộng 6.129.000.789 3.282.934.876 1.095.189.677 1.208.512.769 542.363.467 5.880.230.879 248.769.910 (Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty AAC) SVTH: Trần Văn Quyết 100 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 3.1. Nhận xét quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tại Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC 3.1.1. Ưu điểm Công ty AAC đã tự xây dựng được cho mình một chương trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao hợp lý dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam. Do vậy, quy trình kiểm toán đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán hiện hành, hạn chế các rủi ro kiểm toán có thể xảy ra, đảm bảo chất lượng cho kiểm toán tài sản cố định. Tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định là những khoản mục có giá trị lớn, ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán. Vì vậy, phần hành kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định thường được các trưởng nhóm kiểm toán đảm nhiệm, họ là những người giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, có sự phối hợp giữa trưởng nhóm kiểm toán và các trợ lý kiểm toán đảm nhiệm các phần hành liên quan như chi phí lãi vay, vay và nợ ngắn hạn và dài hạn, Sau mỗi cuộc kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán được thu thập đầy đủ theo từng cơ sở dẫn liệu của tài sản cố định và được lưu trong Hồ sơ kiểm toán. Các vấn đề phát hiện được trong năm nay được lưu trong hồ sơ là những thông tin cần thiết cho các cuộc kiểm toán những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, nếu tại đơn vị có những có những thay đổi trong chính sách quản lý tài sản cố định hoặc có những quy định mới chỉ áp dụng trong nội bộ đơn vị thì chúng đều được tổng hợp và cập nhật trong Hồ sơ thường trực để dùng cho năm tiếp theo. Điều này góp phần tiết kiệm thời gian kiểm toán trong việc tìm hiểu các thông tin của đơn vị trong kiểm toán năm sau. SVTH: Trần Văn Quyết 101 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Ngoài ra, kiểm toán viên còn được sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toán trong quá trình làm việc, do vậy, hiệu quả công việc được đảm bảo và tiết kiểm được thời gian thực hiện kiểm toán. 3.1.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm nói trên, quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao của Công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán cần được chú ý đến. a) Kiểm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản cần được thiết kế dựa trên kết quả của thủ tục tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro sai sót, gian lận của doanh nghiệp được kiểm toán. Các thử nghiệm như vậy mang lại hiệu quả trong đánh giá vùng rủi ro cần tập trung thực hiện các thử nghiệm kiểm tra. Phạm vi của các thử nghiệm cơ bản có thể được thu hẹp nhưng vẫn đảm bảo cho kiểm toán viên đưa ra một kết luận hợp lý trên khía cạnh trọng yếu. Trên thực tế, công ty tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tương đối kĩ đối với những khách hàng mới, thực hiện kiểm toán năm đầu tiên, còn đối với khách hàng quen thuộc thì việc đánh giá này ít được chú trọng. Đối với kiểm toán khoản mục tài sản cố định, Công ty có một quy trình tìm hiểu riêng về chu trình tài sản cố định và xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, đối với nhiều cuộc kiểm toán bị hạn chế về thời gian, việc thực hiện quy trình tìm hiểu này có phần bị hạn chế. Phương pháp mà kiểm toán viên thực hiện chủ yếu là phỏng vấn với doanh nghiệp được kiểm toán, rồi dựa vào kinh nghiệm của mình đánh giá việc kiểm soát của đơn vị đối với TSCĐ. Tuy nhiên, bằng chứng thu thập từ phỏng vấn lại là bằng chứng ít đáng tin cậy và còn phụ thuộc vào người được phỏng vấn. b) Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Trong chương trình kiểm toán có thể hiện việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các kiểm toán viên ít thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm làm việc kết hợp với phỏng vấn nhân viên, và SVTH: Trần Văn Quyết 102 Đạ i h ọc K inh tế H u Khóa luận tốt nghiệp thu thập tài liệu để đưa ra đánh giá rồi đi ngay vào việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Kiểm toán viên thực hiện phô tô một bộ hồ sơ từ đầu đến cuối một nghiệp vụ tăng tài sản cố định để phục vụ cho việc kiểm tra kiểm soát nội bộ sau này, khi hoàn thiện Hồ sơ kiểm toán. Việc có thực hiện thử nghiệm kiểm soát hay không là kết quả của việc đánh giá hệ thống kiếm soát nội bộ. Do việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện sơ sài nên kéo theo các thử nghiệm kiểm soát ít được thực hiện trên thực tế, mà kiểm toán viên đi vào các thử nghiệm chi tiết. c) Thực hiện thủ tục phân tích. Kết quả từ thủ tục phân tích cũng có thể giúp kiểm toán viên nhận diện được các biến động bất thường của các khoản mục cũng như các chỉ số tài chính từ bảng phân tích, cho phép kiểm toán viên đưa ra xét đoán về vùng rủi ro cần tập trung thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Tuy nhiên, thủ tục phân tích còn khá hạn chế tại công ty AAC, chỉ dừng lại ở việc phân tích biến động số dư khoản mục năm nay so với năm trước, giải thích các biến động đó. Điều này được giải thích do những khó khăn mà kiểm toán vấp phải khi thực hiện thủ tục phân tích như: thời gian, kinh nghiệm, độ phức tạp của các thủ tục. d) Chọn mẫu trong quá trình kiểm toán. Công ty có một chương trình excel riêng để tiến hành chạy mẫu kiểm toán bằng phương pháp chọn mẫu theo CMA (Cumulative Monetary Amount - phương pháp chọn mẫu theo giá trị tiền tệ lũy kế). Trên thực tế, kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu theo CMA với các tài khoản có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì, theo xét đoán của kiểm toán viên là có rủi ro cao. Còn đối với nhiều khoản mục khác, kiểm toán viên thường chọn mẫu theo cảm tính tức là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, chọn những nghiệp vụ kinh tế phát sinh có giá trị lớn (thường là trên 100 triệu đồng). Điều này tiềm ẩn rủi ro có thể phát sinh ở các nghiệp vụ có giá trị nhỏ hơn mà không được phát hiện. Tuy nhiên đối với khoản mục TSCĐ, nếu số lượng các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ ít, các kiểm toán viên thường phải kiểm tra đầy đủ tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong kì. SVTH: Trần Văn Quyết 103 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp e) Các thử nghiệm chi tiết. Tham gia chứng kiến kiểm kê tài sản cố định vào thời điểm kết thức niên độ của công ty khách hàng là thử nghiệm quan trọng để thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của tài sản cố định, cũng như xác định quyền sở hữu của của doanh nghiệp về các tài sản cố định hiện có. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp công trình, kiểm kê được áp dụng để ước tính khối lượng hoàn thành các hạng mục công trình chưa quyết toán, bàn giao. Tuy nhiên, do số lượng khách hàng của công ty khá nhiều, bị hạn chế về mặt thời gian, thời điểm kiểm toán không trùng với thời gian kiểm kê của đơn vị được kiểm toán, nên kiểm toán viên chấp nhận Biên bản kiểm kê tài sản cố định của đơn vị vào ngày cuối năm. Điều này có thể dẫn tới rủi ro do số liệu mà khách hàng cung cấp trên Biên bản kiểm kê có thể không phản ánh đúng thực tế. Đặc biệt, một số khách hàng không không thực hiện kiểm kê tài sản cố định vào thời điểm cuối năm, kiểm toán viên ghi ý kiến trên giấy làm việc, tuy nhiên phải thực hiện thủ tục kiểm toán thay thế. Để hạn chế các rủi ro, kiểm toán viên bổ sung vào giấy tờ làm việc Phiếu quan sát tài sản cố định vào thời điểm kiểm toán. Với một cuộc kiểm toán diễn ra trong 3 đến 5 ngày thì kiểm toán viên không thể nhận được các xác nhận này kịp thời của bên thứ ba về những tài sản cố định mang đi cầm cố thế chấp hay những tài sản cố định cho thuê. Điều này có thể ảnh hưởng cơ sở dẫn liệu hiện hữu, đầy đủ và trình bày khai báo tài sản cố định. Kiểm toán viên thực hiện thủ tục thay thế là kiểm tra các chứng từ liên quan như hợp đồng vay, thế chấp, cầm cố hay cho thuê, sau đó phô tô lại để dùng làm bằng chứng kiểm toán. Tuy nhiên, thủ tục này chưa đảm bảo chắc chắn sự hiện hữu của tài sản cố định tại thời điểm đó. Ngoài ra, trong nhiều cuộc kiểm toán, kiểm toán viên không yêu cầu khách hàng chuẩn bị trước các tài liệu cần thiết phục vụ cho kiểm toán, đến khi bắt đầu thực hiện mới yêu cầu khách hàng cung cấp. Điều này làm mất thời gian kiểm toán khi phải chờ kế toán của khách hàng chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ cần thiết. SVTH: Trần Văn Quyết 104 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Những nhược điểm trên hầu hết đều xuất phát từ nguyên nhân kiểm toán viên bị hạn chế về mặt thời gian, nhân sự cho cuộc kiểm toán. Trong mùa kiểm toán, một kiểm toán viên phải đảm nhận nhiều cuộc kiểm toán cho những khách hàng khác nhau. Mặt khác, trước ngày 31 tháng 03 hàng năm, kiểm toán viên phải phát hành được Báo cáo kiểm toán cho khách hàng. Việc thực hiện liên tục nhiều hợp đồng kiểm toán khác nhau chỉ trong vòng ba tháng không cho phép kiểm toán viên thực hiện đi sâu tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát, hay thủ tục phân tích. Chính vì vậy, kiểm toán viên tiến hành ngay các kiểm tra chi tiết khoản mục. Qua đó có thể thấy, việc thực hiện đầy đủ các thủ tục như quy trình kiểm toán đã đặt ra là điều khó thực hiện được. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định tại Công ty AAC Những hạn chế trong công tác kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao hầu hết xuất phát từ sự hạn chế về thời gian kiểm toán. Một kiểm toán viên phải thực hiện nhiều cuộc kiểm toán trong một mùa kiểm toán. Do vậy, không thể thực hiện đẩy đủ các bước kiểm toán như chương trình kiểm toán đã đặt ra. Giải pháp về nhân lực có thể coi là giải pháp cần thiết nhất. Nguồn nhân lực được bổ sung, khi đó số cuộc kiểm toán mà mỗi kiểm toán viên đảm nhận sẽ giảm xuống, vừa giảm áp lực về thời gian đối với quá trình thực hiện kiểm toán tại doanh nghiệp, vừa tránh sự quá tải đối với công việc của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán. Tuy nhiên, thiếu nguồn nhân lực có trình độ trong ngành kiểm toán lại là khó khăn chung đối với các công ty hoạt động trong ngành kiểm toán độc lập hiện nay. Trước khó khăn đó, Công ty cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tình hình hiện nay. Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao của Công ty AAC được thiết kế hợp lý và tuân thủ chuẩn mực kiểm toán. Tuy nhiên, để hoàn thiện cũng như thực hiện tốt hơn công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tại Công ty, tôi có một số đề xuất nhằm khắc phục những nhược điểm đang còn tồn tại trong quy trình. Cũng cần lưu ý rằng, những đề xuất này theo quan điểm cá nhân của tôi, dựa trên cơ sở lý luận về kiểm toán tài khoản mục tài sản cố định, sau quá trình thực tập kiểm toán tại Công ty AAC. Những giải pháp này được áp dụng chỉ khi các kiểm toán viên không bị áp lực về thời gian trong quá trình thực hiện kiểm toán. SVTH: Trần Văn Quyết 105 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.2.1. Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Để đánh giá đúng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp, kiểm toán viên cần có cái nhìn khái quát về quá trình kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh. Công ty AAC sử dụng bảng hỏi để thực hiện việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp. Phương pháp này thể hiện được các thủ tục kiểm soát được triển khai, tuy nhiên, nó lại không phản ánh một cách trực quan các thủ tục kiểm soát này cũng như quy trình thực hiện các thủ tục kiểm soát. Do vậy, một phương pháp thể hiện ro hơn các thủ tục kiểm soát đối với chu trình tài sản cố định đó là phương pháp lưu đồ. Mặc dù thực hiện phương pháp này có thể mất nhiều thời gian hơn so với phương pháp khác, tuy nhiên nó lại thể hiện trình tự thực hiện các thủ tục kiểm soát một cách có hệ thống. Do vậy, kiểm toán viên có thể có những đánh giá chính xác hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Mặt khác, lưu đồ khi được thể hiện sẽ dễ hiểu, dễ hình dung hơn, điều này rấtt thuận lợi cho các kiểm toán viên thực hiện các cuộc kiểm toán năm tiếp theo với lưu đồ đã được mô tả trước đó. Có thể mô tả quá trình thực hiện phương pháp vẽ lưu đồ như sau. Đầu tiên, kiểm toán viên cần tìm hiểu quy trình thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp thông qua phỏng vấn nhân viên, quan sát thực tế. Từ các thông tin thu thập được, kiểm toán viên lập thành bảng tường thuật, mô tả các thủ tục kiểm soát. Từ bảng tường thuật đó, kiểm toán viên sẽ sử dụng các hình vẽ, ký hiệu được quy ước sẵn đễ vẽ lưu đồ thể hiện quy trình thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp. Các hình vẽ, ký hiệu có thể sử dụng như sau: SVTH: Trần Văn Quyết 106 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.16: Các ký hiệu dùng trong lưu đồ Tài liệu: mọi tài liệu, giấy tờ như séc, biên bản, hóa đơn, Xử lý thủ công như lập hóa đơn, bảng kê, Xử lý: mọi hoạt động xử lý thực hiện thủ công, bằng máy hay xử lý điện tử. Ký hiệu này thường được dùng thay đổi với ký hiệu xử lý thủ công. Lưu trữ: Hồ sơ, hay những phương tiện khác để lưu trữ tài liệu, hoặc ghi chép bằng máy tính. Điểm nối ra ngoài trang: chỉ ra nguồn hoặc đích các khoản thoát ra hoặc đi vào lưu đồ. Đường lưu chuyển: chỉ hướng lưu chuyển của các tài liệu qua các bộ phận trong đơn vị. Điểm nối: nối các phần của lưu đồ để tránh quá nhiều đường lưu chuyển cắt nhau trên lưu đồ. Chú thích các hoạt động trên lưu đồ. Quyết định: chỉ ra các tình huống xử lý khách nhau tùy theo một điều kiện có được thỏa mãn hay không 3.2.2. Hoàn thiện thủ tục phân tích khi kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao Các thủ tục kiểm tra phân tích đối với tài sản cố định được áp dụng khá hạn chế trong quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao của Công ty AAC, chỉ dùng lại ở việc phân tích biến động tài sản cố định năm nay so với năm trước. Ngoài ra, kiểm toán viên còn có thể sử dụng nhiều tỷ số khác khi thực hiện kiểm toán đối với tài sản cố định. Việc tính toán, xem xét biến động của các tỷ số đối với tài sản cố định có thể giúp kiểm toán viên đánh giá được tính hợp lý chung đối với biến động tài sản cố định trong KH A Lưu trữ theo ngày SVTH: Trần Văn Quyết 107 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp kỳ của doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, kiểm toán viên có thể sử dụng các tỷ số sau: - Tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng tài sản cố định: các tỷ số này được tính bằng cách lấy giá trị của từng loại tài sản cố định chia cho tổng giá trị tài sản cố định. Tỷ số này phản ánh tính hợp lý trong cơ cấu tài sản cố định. Sự thay đổi trong cơ cấu khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thay đổi có thể là dấu hiệu phản ánh việc phân loại, ghi chép không chính xác về tài sản cố định của doanh nghiệp. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: là tỷ số giữa doanh thu với tổng nguyên giá tài sản cố định bình quân. Tỷ số này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của tài sản cố định hiện có tại đơn vị. Khi tỷ số này giảm mạnh trong trường hợp doanh thu ít biến động, trong kỳ không có nghiệp vụ liên quan đến thanh lý nhượng bán tài sản cố định, nó có thể là dấu hiệu của sai sót trong nghiệp vụ tăng tài sản cố định trong kỳ. - Tỷ số giữa tổng giá trị tài sản cố định so với vốn chủ sở hữu: tỷ số này liên quan đến mức độ đầu tư vào tài sản cố định so với vốn chủ sở hữu. Tỷ số này tăng cao trong khi vốn chủ sở hữu ít thay đổi, điều này có thể nhắc nhở kiểm toán viên cần đi sâu kiểm tra các nghiệp vụ tăng trong kỳ, bởi có thể đã có nghiệp vụ tăng tài sản cố định không phù hợp trong kỳ. - Tỷ số hoàn vốn của tài sản cố định: tỷ số này được tính bằng cách chia lợi nhuận thuần cho tổng giá trị tài sản cố định, qua đó cho thấy khả năng thu hồi của số vốn đã đầu tư vào tài sản cố định. Tỷ số này giảm trong khi lợi nhuận thuần ít thay đổi là dấu hiệu sai sót trong việc ghi tăng tài sản cố định trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy việc mua sắm và thanh lý tài sản cố định có thể có sự thay đổi rất lớn giữa các năm, nhưng các thủ tục trên vẫn giúp kiểm toán viên nhận thức về xu hướng thay đổi và xem xét tính hợp lý chung của khoản mục tài sản cố định. SVTH: Trần Văn Quyết 108 Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Đối với chi phí khấu hao, kiểm toán viên có thể tính tỷ lệ khấu hao bình quân cho từng loại tài sản cố định (nhà cửa, máy móc thiết bị,). Tỷ lệ khấu hao bình quân bằng tỷ số giữa chi phí khấu hao và tổng nguyên giá tài sản cố định. Sự thay đổi đột ngột trong tỷ lệ này giúp kiểm toán viên lưu ý đến những thay đổi trong chính sách khấu hao, trong cơ cấu tài sản cố định hoặc khả năng sai sót trong tính toán chi phí khấu hao. 3.2.3. Khắc phục hạn chế trong chứng kiến kiểm kê cuối kỳ của kiểm toán viên Do thời gian kiểm toán và thời gian kiểm kê của doanh nghiệp không trùng khớp nhau, kiểm toán viên không thể chứng kiến kiểm kê tại doanh nghiệp, do vậy phải chấp nhận Biên bản kiểm kê tài sản cố định do doanh nghiệp tự thực hiện. Để hạn chế rủi ro về số liệu kiểm kê mà doanh nghiệp cung cấp, Công ty cần liên hệ với doanh nghiệp được kiểm toán và lập kế hoạch bố trí kiểm toán viên thực hiện chứng kiến kiểm kê tài sản cố định vào ngày kết thúc niên độ kế toán. Với số lượng khách hàng nhiều, việc chứng kiến kiểm kê đối với toàn bộ khách hàng là rất khó khăn. Do vậy, công ty cần chọn những đối tượng khách hàng quan trọng để tiến hành bố trí kiểm toán viên chứng kiến kiểm kê. Nếu chấp nhận kết quả kiểm kê tài sản cố định của khách hàng, kiểm toán viên cần đánh giá tính hợp lý của quy trình kiểm kê của khách hàng để đưa ra ý kiến về Biên bản kiểm kê tài sản cố định. Kiểm toán viên cần thực hiện các công việc sau để đưa ra ý kiến đánh giá: - Tìm hiểu việc lập văn bản hướng dẫn, phân công nhiệm vụ cho những người có liên quan đến kiểm kê tài sản cố định. - Yêu cầu khách hàng cung cấp quyết định thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản cố định và sao lưu vào hồ sơ kiểm toán. - Đảm bảo về tính độc lập giữa bộ phận quản lý tài sản cố định với các thành viên trong Hội đồng kiểm kê. - Kiểm tra dấu hiệu của việc đối chiếu và chốt số liệu về tài sản cố định giữa bộ phận kế toán và bộ phận quản lý tài sản cố định. SVTH: Trần Văn Quyết 109 Đạ i h ọc K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp Vào thời điểm thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên có thể thực hiện kiểm kê các tài sản cố định có giá trị lớn hoặc chọn mẫu kiểm kê các tài sản cố định có nghi vấn theo xét đoán của kiểm toán viên. 3.2.4. Các nội dung khác Đối với các tài liệu, hồ sơ cần phía khách hàng cung cấp, kiểm toán viên cần liên lạc trước với khách hàng, gửi danh sách các tài liệu, hồ sơ cần thiết đê đảm bảo tính kịp thời cho cuộc kiểm toán. Sau mỗi cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh giá công tác lưu trữ, sắp xếp chứng từ của kế toán khách hàng. Từ đó đưa ra các tư vấn hoàn thiện công tác tổ chức chứng từ tại đơn vị, vừa mang lại lợi ích cho khách hàng, vừa tiết kiệm thời gian cho các cuộc kiểm toán sau này trong việc tìm chứng từ liên quan. SVTH: Trần Văn Quyết 110 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp PHẦN III: KẾT LUẬN Quá trình thực tập và thực hiện đề tài tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC là khoảng thời gian thực tế rất hữu ích đối với tôi. Từ việc tham gia thực hiện kiểm toán thực tế tại các doanh nghiệp khách hàng của Công ty, tôi phần nào hiểu được quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính mà Công ty AAC thực hiện. Bên cạnh đó, tôi có cơ hội vận dụng cũng như kiểm chứng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế công tác kiểm toán tại một doanh nghiệp kiểm toán độc lập. Nhìn chung tôi đã đạt được các mục tiêu đặt ra khi thưc hiện đề tài này. Trong quá trình tìm hiểu công tác kiểm toán tại Công ty AAC, tôi được dịp chứng kiến các công việc mà các kiểm toán viên tiến hành khi thực hiện kiểm toán tại các doanh nghiệp khách hàng, tiếp xúc với các giấy tờ làm việc, Hồ sơ kiểm toán mà kiểm toán viên thực hiện, cũng như được các kiểm toán viên giải đáp các thắc mắc. Từ đó, tôi từng bước nắm bắt được quy trình thực tế trong kiểm toán báo cáo tài chính, cũng như kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao mà Công ty thực hiện. Từ việc thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã hệ thống hóa được các cơ sở lý luận về kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao trong kiểm toán báo cáo tài chính. Để từ cơ cở lý luận đó và thực tế công tác kiểm toán, tôi đề xuất được một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Sau kết quả nghiên cứu đề tài này, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là đánh giá hiệu quả của quy trình kiểm toán mà Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC áp dụng cho khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao. Qua đó, hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán được áp dụng cũng như đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán mà Công ty mang đến cho khách hàng. SVTH: Trần Văn Quyết 111 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Kiểm toán (tái bản lần thứ năm), NXB Lao động xã hội, 2012. Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 - Tài sản cố định hữu hình. Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 - Tài sản cố định vô hình. Bộ Tài chính, Chuẩn mực số 16 - Chi phí đi vay. Bộ Tài chính, Chuẩn mực số 06 - Thuê tài sản. Bộ Tài chính, Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013. Thông tin trên trang web chính thức của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam: Thông tin trên trang web chính thức của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC: SVTH: Trần Văn Quyết 112 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp PHỤ LỤC Phụ lục 2.1: Bảng xác định mức trọng yếu của Công ty AAC. Phụ lục 2.2: Thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình bán hàng - phải thu - thu tiền. Phụ lục 2.3: Thử nghiệm Walk-through test chu trình TSCĐ và XDCB. Phụ lục 2.4: Soát xét về thiết kế và thực hiện các kiểm soát chính đối với chu trình TSCĐ và XDCB. Phụ lục 2.5: Minh họa số liệu kiểm kê tài sản cố định tại Công ty XYZ. Phụ lục 2.6: Phiếu quan sát tài sản cố định. SVTH: Trần Văn Quyết Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 2.1: Bảng xác định mức trọng yếu của Công ty AAC. Chỉ tiêu lựa chọn Kế hoạch Thực tế Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu (LNTT/DT/VCSH/Tổng TS) Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế Nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu (BCTC trước kiểm toán/BCTC năm trước/Kế hoạch SXKD/Ước tính/BCTC sau kiểm toán) BCTC trước kiểm toán BCTC đã điều chỉnh sau kiểm toán Lý do lựa chọn tiêu chí này Công ty có lợi ích công chúng, cổ đông quan tâm đến lợi nhuận cao Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 3.822.461.911 2.985.522.050 Điều chỉnh ảnh hưởng của các biến động bất thường (b) 0 0 Giá trị tiêu chí được lựa chọn sau điều chỉnh (c) =(a)-(b) 3.822.461.911 2.985.522.050 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu - LNTT: 5%-10% - DT: 0,5%-3% - VCSH: 1%-5% - Tổng TS: 1%-2% (d) 7,5% 7,5% Lý do lựa chọn tỷ lệ này Công ty niêm yết, để đảm bảo tính thận trọng KTV chọn mức trọng yếu trung bình Mức trọng yếu tổng thể (PM) (e) =(c)*(d) 286.684.643 223.914.154 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện (50%-75%) (f) 75% 75% Lý do chọn tỷ lệ này Hệ thống KSNB của đơn vị được đánh giá ở mức trung bình Mức trọng yếu thực hiện (MP) (g) =(e)*(f) 215.013.482 167.935.615 Tỷ lệ sử dụng để ngưỡng sai sót không đáng kể (0%-4%) (h) 4% 4% Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua (i) =(g)*(h) 8.600.539 6.717.425 SVTH: Trần Văn Quyết Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 2.2: Thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình bán hàng - phải thu - thu tiền. Mục tiêu kiểm soát Kiểm soát chính Thử nghiệm kiểm soát kiểm tra Hệ thống kiểm soát nội bộ (1): “Tính có thật”: Doanh thu, phải thu ghi nhận trên sổ phải có thật. • Hóa đơn bán hàng chỉ được lập cho các đơn hàng và kế hoạch xuất hàng đã được thống nhất giữa các bộ phận liên quan: Sản xuất, Kho, giao hàng, xuất nhập khẩu đã được TGĐ phê duyệt. Chọn mẫu ngẫu nhiên 3 Hóa đơn trong năm. Đối chiếu Đơn đặt hàng, Kê hoạch xuất hàng, Phiếu xuất kho • Phòng xuất nhập kho đối chiếu giữa hóa đơn đã xuất với Phiếu xuất kho của bộ phận kho để đảm bảo rằng một khoản doanh thu không bị xuất hóa đơn và ghi sổ kế toán nhiều lần (2):“Tính đầy đủ”: Doanh thu, các khoản phải thu và đã thu tiền được ghi nhận đầy đủ. • Đơn đăt hàng, Phiếu xuất hàng phải được đánh số thứ tự để kiểm soát, so sánh với hóa đơn về số lượng xuất, thời gian xuất. Chọn 1 tháng (tháng 12) trong năm để mượn Đơn đặt hàng, phiếu xuất hàng. Kiểm tra việc đánh STT có liên tục không, và so khớp với thời gian trên hóa đơn và số lượng xuất. • Cuối mỗi tháng phòng kế toán sẽ đối chiếu số dư công nợ phải thu với khách hàng bằng email. Xử lý các chênh lệch nếu có. Chọn 2 tháng trong năm để mượn Biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng. Đối chiếu số liệu với sổ kế toán. Xem xét việc xử lý các chênh lệch (nếu có). SVTH: Trần Văn Quyết Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp (3): “Tính chính xác”: Doanh thu, các khoản phải thu và đã thu tiền được ghi nhận chính xác, đúng đối tượng. • Giá bán trên hóa đơn được kế toán hàng hóa kiểm tra, đối chiếu với Đơn đặt hàng (Trường hợp HĐ nguyên tắc) hay HĐKT và được cộng lại trước khi chuyển cho KH. Căn cứ các hóa đơn, kiểm tra, đối chiếu giá bán với Bảng giá áp dụng tại thời điểm đó. Xem xét sự phê duyệt nếu có thay đổi giá bán. • Cuối mỗi tháng kế toán lập biên bản đối chiếu nợ phải thu với phòng kinh doanh Chọn 1 tháng trong năm (tháng 12) để mượn Biên bản đối chiếu 2 bộ phận. Đối chiếu số liệu và xem xét việc xử lý các chênh lệch (nếu có). (4): “Tính đánh giá”: Các khoản phải thu khách hàng được ghi nhận theo giá trị có thể thu hồi được. • Khách hàng phải ứng trước tiền hàng, đối với Khách hàng nước ngoài phải mở L/C, và thanh toán tiền hàng sau 30 ngày từ ngày lập B/L. Chọn 3 hóa đơn, đi tìm nghiệp vụ trả tiền cho 3 hóa đơn đó có đúng như mô tả của thủ tục kiếm soát không. SVTH: Trần Văn Quyết Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 2.3: Thử nghiệm Walk-through test chu trình TSCĐ và XDCB. Người thực hiện:[...] Soát xét:[] Soát xét:[] WALK-THROUGH TEST CHU TRÌNH TSCĐ VÀ XDCB A451 Chọn 1 nghiệp vụ mua TSCĐ máy nén khí piston hiệu Swan (model HWP-310) để kiểm tra từ đầu đến cuối nghiệp vụ 1/ Thông tin chi tiết về các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ được kiểm tra. Loại chứng từ, tài liệu Thông tin về chứng từ (số/ngày) Đề nghị mua sắm TSCĐ Đề xuất ngày 02/07/13 Bộ phận kỹ thuật có Phê duyệt Tổng Giám đốc Báo giá Công ty TNHH Phan Quang (1.155.000.000đ), Công ty TNHH Thiết bị Hải Âu (1.305.000.000đ), Công ty TNHH MTV cơ khí Liên Trì (1.065.000.000đ) (giá chưa gồm VAT) Biên bản xét hồ sơ chào giá Biên bản họp ngày 8/7/2013 chọn Công ty TNHH MTV cơ khí Liên Trì, giá mua 1.065.000.000 đã được Tổng Giám đốc duyệt ngày 10/07/2013 Hợp đồng kinh tế Hợp đồng kinh tế số 187/HĐKT/HA-VN/2013 Hóa đơn GTGT Số 0000492 ngày 24/07/2013 Biên bản giao nhận BB số 80/BB bàn giao nhận 24/7/2013 Biên nghiệm thu đưa vào sử dụng BB số 190/BB bàn giao đưa vào sử dụng ngày 1/8/2013 Quyết định tăng TSCĐ 01/08/2013 Thẻ TSCĐ TS 191/01/08/2013 SVTH: Trần Văn Quyết Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp 2/ Kết quả kiểm tra các kiểm soát chính: Kiểm soát chính (1) Có Không Tham chiếu Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) • Việc mua sắm, đầu tư TSCĐ phải căn cứ kế hoạch và Đề nghị mua của bộ phận có nhu cầu sử dụng và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. C520 • Bộ phận chịu trách nhiệm mua sắm TSCĐ phải độc lập với bộ phận sử dụng và/hoặc bộ phận kế toán. C530 • Phải lập Biên bản giao nhận TSCĐ có sự tham gia của nhà cung cấp và các bộ phận liên quan. C520 • Phòng tổng hợp và kế toán TSCĐ phải lập bộ hồ sơ TSCĐ với đầy đủ chứng từ liên quan và cập nhật ngay khi có thay đổi. C520 • Cuối năm tổ chức kiểm kê TSCĐ với sự tham gia của cá nhân độc lập với bộ phận quản lý, sử dụng. C540 • Phân công Phòng kế toán tập hợp các chi phí liên quan đến TSCĐ. C530 • Hồ sơ, chứng từ liên quan đến TSCĐ tăng/giảm phải được chuyển về bộ phận kế toán để cập nhật kịp thời vào sổ kế toán. C520 • Các TSCĐ di chuyển khỏi bộ phận quản lý, sử dụng phải có Quyết định điều chuyển và BB bàn giao có phê duyệt của TGĐ. C530 • Kế toán phải đối chiếu số liệu trên báo giá, hợp đồng, hóa đơn để đảm bảo tính chính xác của nguyên giá TSCĐ ghi nhận trên sổ kế toán. C520 SVTH: Trần Văn Quyết Đạ họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Kiểm soát chính (1) Có Không Tham chiếu Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) • Các TSCĐ phải được trích khấu hao phù hợp với quy định của DN về thời gian sử dụng hữu ích đối với mỗi loại TSCĐ. C520 • Kế toán phải kiểm tra để đảm bảo thời điểm bắt đầu/ngừng trích khấu hao là thời điểm bắt đầu/dừng sử dụng TSCĐ. C520 Kết luận. Các KSNB đối với chu trình TSCĐ và XDCB đã được thực hiện theo như thiết kế. Có Không SVTH: Trần Văn Quyết Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 2.4: Soát xét về thiết kế và thực hiện các kiểm soát chính đối với chu trình TSCĐ và XDCB. Sai sót có thể xảy ra Mô tả kiểm soát chính Đánh giá về mặt thiết kế Đánh giá về mặt thực hiện Tham chiếu “walk-through test” (1) (2) (3) (4) (5) Mục tiêu KS (1): “Tính có thật”: TSCĐ được phản ánh trên BCTC là TSCĐ có thật, được sử dụng trong quá trình SXKD hoặc phục vụ công tác quản lý. TSCĐ được ghi nhận trong sổ kế toán nhưng không có thật • Việc mua sắm, đầu tư TSCĐ phải căn cứ kế hoạch và Đề nghị mua của bộ phận có nhu cầu sử dụng và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. A451 • Bộ phận chịu trách nhiệm mua sắm TSCĐ phải độc lập với bộ phận sử dụng và/hoặc bộ phận kế toán. A451 • Phải lập Biên bản giao nhận TSCĐ có sự tham gia của nhà cung cấp và các bộ phận liên quan. A451 • Phòng kế toán phải lập bộ hồ sơ TSCĐ với đầy đủ chứng từ liên quan và cập nhật ngay khi có thay đổi. A451 • Mỗi năm 1 lần tổ chức kiểm kê TSCĐ với sự tham gia của cá nhân độc lập với bộ phận quản lý, sử dụng. A451 Mục tiêu KS (2): “Tính đầy đủ”: TSCĐ của DN (kể cả TSCĐ do DN sở hữu và TSCĐ thuê tài chính) được phản ánh đầy đủ trên BCTC. Các chi phí khác (ví dụ, chi phí vận chuyển, lắp đặt) hoặc chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu (ví dụ, chi phí nâng cấp TSCĐ) không được vốn hóa đầy đủ. • Phân công Phòng kế toán tập hợp các chi phí liên quan đến TSCĐ. A451 • Hồ sơ, chứng từ liên quan đến TSCĐ tăng/giảm phải được chuyển về bộ phận kế toán để cập nhật kịp thời vào sổ kế toán. A451 • TSCĐ di chuyển khỏi bộ phận quản lý, sử dụng phải có Quyết định điều chuyển và BB bàn giao có phê duyệt của TGĐ. A451 SVTH: Trần Văn Quyết Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sai sót có thể xảy ra Mô tả kiểm soát chính Đánh giá về mặt thiết kế Đánh giá về mặt thực hiện Tham chiếu “walk-through test” (1) (2) (3) (4) (5) Mục tiêu KS (3): “Tính chính xác”: Nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ được phản ánh chính xác trên BCTC. • Kế toán phải đối chiếu số liệu trên báo giá, hợp đồng, hóa đơn để đảm bảo tính chính xác của nguyên giá TSCĐ ghi nhận trên sổ kế toán. A451 • Các TSCĐ phải được trích khấu hao phù hợp với quy định của DN về thời gian sử dụng hữu ích đối với mỗi loại TSCĐ. A451 • Kế toán phải kiểm tra để đảm bảo thời điểm bắt đầu/ngừng trích khấu hao là thời điểm bắt đầu/dừng sử dụng TSCĐ. A451 SVTH: Trần Văn Quyết Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 2.5: Minh họa số liệu kiểm kê tài sản cố định tại Công ty XYZ. STT Tên TSCĐ Số lượng Nơi sử dụng Tình trạng TSCĐ Sổ sách Thực tế Chênh lệch Đang sử dụng Không sử dụng Nhóm Cẩu 1 Cẩu Zil 3575A 1 1 0 Tổ Cơ giới Tiên Sa 0 1 2 Cẩu KRUPP 80T 1 1 0 Tổ Cơ giới Tiên Sa 1 3 Cẩu bãi RTG SK: Z125474-1 1 1 0 Tổ nâng hạ 1 4 Cẩu bãi RTG SK: Z125474-2 1 1 0 Tổ nâng hạ 1 5 Cẩu khung nâng Container 1 1 0 Tổ cẩu bờ 1 . . . . . . . . Cộng 18 18 0 17 1 Nhóm Xe Xúc 1 Xe xúc Kawasaki 1,9m3 1 1 0 Tổ Cơ giới Tiên Sa 1 2 Xe xúc TCM 1,3m3 1 1 0 Tổ Cơ giới Tiên Sa 1 3 Xe cạp gỗ kèm gàu nâng xúc 1 1 0 Tổ Cơ giới Tiên Sa 1 4 Xe xúc lật bánh lốp gàu 2,7m3 1 1 0 Tổ Cơ giới Tiên Sa 1 5 Xe đào bánh xích cần dài Kobeco 1 1 0 Tổ Cơ giới Tiên Sa 1 . . . . . . . . Cộng 10 10 0 10 0 SVTH: Trần Văn Quyết Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nhóm Nâng 1 Xe nâng hàng 3T Nhật 1 1 0 Tổ Cơ giới Tiên Sa 1 2 Xe nâng TCM 3T 1 1 0 Tổ Cơ giới Tiên Sa 1 3 Xe nâng TCM 7T 1 1 0 Tổ Cơ giới Tiên Sa 1 4 Nâng Mitsubishi 5T 1 1 0 Tổ Cơ giới Tiên Sa 1 5 Xe nâng Kalmaz 41T 1 1 0 Tổ nâng hạ 1 . . . . . . . . Cộng 13 13 0 13 0 1 Máy tiện T 630A X 1500 1 1 0 Xưởng Tiên Sa 1 2 Bộ máy tóp thủy lực 1 1 0 Xưởng Tiên Sa 1 3 Bộ máy sơn kẻ vạch 1 1 0 Xưởng Tiên Sa 1 4 Bộ cần siết lực 1 1 0 Xưởng Tiên Sa 1 5 Máy nén piston Swan 1 1 0 Xưởng Tiên Sa 1 6 Máy bơm mỡ khí nén hiệu Elemite 1 1 0 Xưởng Tiên Sa 1 Cộng 6 6 0 6 0 SVTH: Trần Văn Quyết Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 2.6: Phiếu quan sát tài sản cố định. Địa điểm: Văn phòng Công ty Cổ phần Du lịch dịch vụ và Đầu tư xây dựng Hội An Thời gian kiểm kê: 7h ngày 01 tháng 01 năm 2014 Stt Tên tài sản cố định Mã số Đơn vị tính Số liệu theo sổ sách Thực tế sử dụng Chênh lệch Ghi chú 1. Xe ô tô Honda CRV Chiếc 1 1 0 2. Máy photo Sharp Cái 1 1 0 3. Tivi Samsung 46C800 Cái 1 1 0 4. Tủ TTA 280x50x240 Cái 1 1 0 5. Laptop Song Cái 1 1 0 6. Bộ Salon 7 món Bộ 1 1 0 7. Bộ bàn mặt kính Bộ 1 1 0 8. Tủ hồ sơ Cái 1 1 0 Xác nhận của Doanh nghiệp (Chữ ký, ghi rõ họ tên) Xác nhận của Kiểm toán viên (Đã chứng kiến kiểm kê) PHIẾU QUAN SÁT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH D732: 1/1 SVTH: Trần Văn Quyết Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftran_van_quyet_727.pdf
Luận văn liên quan