Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán Tâm Việt

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 01 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TSCĐ VÀ KIỂM TOÁN TSCĐ 03 1.1/ Tổng quan TSCĐ . 03 1.1.1/ Khái niệm về TSCĐ 03 1.1.1.1/ TSCĐ hữu hình 03 1.1.1.2/ TSCĐ vô hình 03 1.1.1.3/ TSCĐ thuê tài chính . 03 1.1.1.4/ Bất động sản đầu tư . 04 1.1.1.5/ Khấu hao TSCĐ . 04 1.1.2/ Đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ . 05 1.1.2.1/ Đặc điểm TSCĐ . 05 1.1.2.2/ Yêu cầu quản lý TSCĐ 05 1.2/ Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ . 07 1.2.1/ Mục đích 07 1.2.2/ Các thủ tục kiểm soát 08 1.3/ Quy trình kiểm toán TSCĐ 09 1.3.1/ Đặc điểm kiểm toán đối với TSCĐ . 09 1.3.2/ Mục tiêu kiểm toán TSCĐ 09 1.3.3/ Quy trình kiểm toán TSCĐ . 09 1.3.3.1/ Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 10 1.3.3.2/ Giai đoạn thực hiện kiểm toán 12 1.3.3.3/ Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Tâm Việt 22 2.1/ Giới thiệu chung về Công ty 22 2.1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty . 22 2.1.1.1/ Giới thiệu về Công ty . 22 2.1.1.2/ Lịch sử hình thành 22 2.1.2/ Đặc điểm của Công ty . 23 2.1.2.1/ Mục tiêu hoạt động của Công ty 23 2.1.2.2/ Đặc điểm về kinh doanh . 23 2.1.2.3/ Cách thức tổ chức quản lý . 24 2.2/ Quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt 26 2.2.1/ Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán . 26 2.2.2/ Giai đoạn thực hiện kiểm toán . 31 2.2.3/ Giai đọan hoàn thành kiểm toán . 36 2.2.4/ Ví dụ minh họa quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty ABC 37 2.3/ Nhận xét về Công ty và quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty Tâm Việt . 55 2.3.1/ Nhận xét về Công ty . 55 2.3.1.1/ Ưu điểm 55 2.3.1.2/ Nhược điểm 56 2.3.2/ Nhận xét về quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty . 58 2.3.2.1/ Ưu điểm 58 2.3.2.2/ Nhược điểm 59 CHƯƠNG 3: CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TÂM VIỆT 61 3.1/ Các mục tiêu . 61 3.2/ Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty Tâm Việt 61 3.2.1/ Các kiến nghị chung đối với Công ty 61 3.2.2/ Các kiến nghị đối với quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty 62 KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc58 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6521 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán Tâm Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh rằng khách hàng vẫn đang sử dụng tài sản này. Kiểm tra chi phí thuê và thời hạn thuê thông qua hợp đồng thuê. Kiểm tra việc tính nguyên giá của tài sản đi thuê và tiền lãi trả trong kỳ đối với tài sản mới đi thuê để chắc chắn rằng giá trị của tài sản thuê được ghi nhận phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Đối với tài sản không còn thuê nữa, kiểm tra các biên bản thanh lý, kết thúc hợp đồng thuê và cách hạch toán tài sản này. d. Các thủ tục bổ sung Kiểm tra xem liệu có khoản thế chấp nào không dựa trên biên bản họp hội đồng quản trị, xác nhận nợ của ngân hàng và yêu cầu của quản lý. Xem xét báo cáo tài chính và giấy tờ làm việc năm trước để đảm bảo rằng các dữ liệu đối chiếu và báo cáo tài chính đã bao gồm trong giấy tờ làm việc. Nếu tài sản cố định khách hàng cho thuê hoạt động, ngoài việc kiểm tra hợp đồng thuê, biên bản bàn giao tài sản cố định có thể gởi thư xác nhận từ bên thứ ba để kiểm tra tính hiện hữu nếu tài sản có giá trị lớn. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm và quy mô của từng khách hàng mà kiểm toán viên có thể áp dụng các thủ tục bổ sung khác để chứng minh cho các số liệu khách hàng cung cấp. 3.2.3.2 Chi phí khấu hao 3.2.3.2.1 Thủ tục phân tích Đối với chi phí khấu hao, các kiểm toán viên của Tâm Việt chỉ áp dụng một thủ tục phân tích là so sánh tổng chi phí khấu hao kỳ kiểm toán so với kỳ trước có tính đến ảnh hưởng của sự tăng, giảm tài sản cố định trong kỳ, sự thay đổi phương pháp tính khấu hao và đặc điểm từng phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp đang sử dụng. Sự chênh lệch lớn sẽ là dấu hiệu để kiểm toán viên tăng cường các thủ tục kiểm tra chi tiết. 3.2.3.2.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết Đối chiếu tổng chi phí khấu hao và khấu hao lũy kế với sổ cái, đối chiếu chi phí khấu hao với các bảng chi phí có liên quan. Lập bảng ước tính chi phí khấu hao và đối chiếu với số liệu của đơn vị, nếu có chênh lệch lớn kiểm toán viên phải xem xét nguyên nhân chênh lệch, đồng thời xem xét lại cách tính khấu hao của đơn vị. Đối chiếu tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản cố định có phù hợp theo quy định hiện hành hay không, việc áp dụng cách tính khấu hao có nhất quán hay không, nếu tỷ lệ khấu hao thay đổi thì phải đảm bảo rằng sự thay đổi đó được chứng minh là hợp lý và hợp pháp. Đối chiếu chi phí khấu hao giữa các năm và giải thích sự khác biệt hoặc thay đổi bất thường. Đối với các khoản bất thường, tính toán lại chi phí khấu hao và đối chiếu với bảng chi phí đã ghi chép nhằm đảm bảo rằng khách hàng đã tính toán chính xác các khoản chi phí khấu hao này. 3.3 Ví dụ về qui trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty ABC 3.3.1 Giới thiệu về công ty ABC Tên công ty: Công ty cổ phần ABC. Trụ sở chính: 144 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần hoạt động theo Luật công ty. Vốn điều lệ: 10 000 000 000 VNĐ Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu. Ngành nghề kinh doanh: - Kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu da giày, hàng nông sản, thủy hải sản, vật tư thiết bị phụ tùng máy móc phục vụ cho sản xuất, chế biến nông sản, thủy hải sản. - Sản xuất, gia công giày da, thu mua và chế biến các mặt hàng nông sản, thủy hải sản. - Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ cho thuê kho, xưởng, dịch vụ giao nhận hàng quốc tế. Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/2008 đến 31/12/2008. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam. Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Hình thức sổ kế toán áp dụng: công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ. Một số chính sách kế toán của công ty ABC: - Ghi nhận nguyên giá tài sản cố định theo Quyết định số 206/2003-QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003. - Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. - Ghi nhận hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc. - Tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thuờng xuyên. - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong năm được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam tại thời điểm xảy ra nghiệp vụ. 3.3.2 Trình tự kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty ABC Để thực hiện quá trình kiểm toán thì bên cạnh Báo cáo tài chính mà khách hàng đã cung cấp, trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thêm những tài liệu liên quan đến khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao bao gồm: Danh mục chi tiết từng loại tài sản cố định tăng lên, thanh lý, chuyển nhượng trong kỳ; Bảng tính chi phí khấu hao trong kỳ; Sổ cái, sổ chi tiết tài sản cố định, chi phí khấu hao; Phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn, biên bản bàn giao tài sản cố định, các hợp đồng thuê tài sản cố định. Yêu cầu này được thể hiện trên giấy tờ làm việc Review Notes. Trước khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu đặc điểm của tài khoản mà khách hàng sử dụng để hạch toán tài sản cố định và chi phí khấu hao. Công việc này thể hiện trên giấy tờ làm việc Notes of Accounts. Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao là 500.000 đồng. Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ các tài liệu đã yêu cầu, kiểm toán viên sẽ dựa vào chương trình kiểm toán chi tiết của công ty để chọn ra một số thủ tục phù hợp với công ty ABC để thực hiện kiểm toán. Với những tài liệu mà khách hàng ABC cung cấp, kiểm toán viên đã chọn một số thủ tục sau: Đối với tài sản cố định: So sánh số dư cuối kỳ của tài sản cố định (bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình) đầu năm so với cuối năm, xem xét tính hợp lý của biến động số dư tài sản cố định đầu năm so với cuối năm. Công việc này được thể hiện trên giấy tờ làm việc A4. Lập bảng tổng hợp về tài sản cố định hữu hình và khấu hao có liên quan theo từng loại tài sản cố định. Đối chíếu với sổ cái, các bảng do khách hàng lập, đối chiếu tổng nguyên giá tài sản cố định, chi phí khấu hao lũy kế với Bảng cân đối kế toán. Công việc này cũng được thể hiện trên giấy tờ làm việc A4. Đối với tài sản cố định tăng trong kỳ, đối chiếu nguyên giá với các chứng từ gốc như hóa đơn mua hàng, phiếu chi. Đồng thời, kết hợp với các khoản khác như phải trả, chi phí để xác định khoản chi phí mua tài sản cố định có được phản ánh vào giá trị tài sản cố định không, xem số phát sinh tăng tài sản cố định có bao gồm các khoản như chi phí trả trước dài hạn hay không. Công việc này không được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định phát sinh trong kỳ và xem xét có hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định đối với những khoản chi phí này. Công việc này không được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Lập bảng tổng hợp thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, đối chiếu với chứng từ gốc như Phiếu thu, hóa đơn. Đối với tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình, trong năm không có phát sinh tăng nên không tiến hành kiểm tra chi tiết mà chỉ lập bảng tổng hợp phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ cũng như khấu hao trong kỳ và kiểm tra đối chiếu với sổ cái, sổ chi tiết và báo cáo tài chính. Riêng đối với tài sản cố định thuê tài chính cần kiểm tra sự hiện hữu của tài sản và khẳng định rằng khách hàng vẫn đang sử dụng tài sản này, đồng thời kiểm tra chi phí thuê và thời hạn thuê thông qua hợp đồng thuê. Công việc này không được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Đối với chi phí khấu hao: Lập bảng ước tính chi phí khấu hao trong kỳ và đối chiếu với số liệu của đơn vị, nếu có chênh lệch lớn giữa số của kiểm toán viên và số của đơn vị thì phải tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch. Chi phí khấu hao ước tính=NG BQ tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao bình quân Trong đó: Tỷ lệ khấu hao bình quân được lấy trên sổ chi tiết tài sản cố định theo nhóm. NG BQ tính khấu hao=NG đầu năm+NG BQ tăng trong năm-NG BQ giảm trong năm NG đầu năm: Lấy theo số liệu trên sổ chi tiết tài sản cố định theo nhóm. NG BQ tăng trong năm: Tính theo nhóm tài sản cố định = NGi x T/12 NG BQ giảm trong năm: Tính theo nhóm tài sản cố định = NGj x T’/12 NG BQ: Nguyên giá bình quân của tài sản cố định. NGi: Nguyên giá của tài sản cố định thứ i tăng trong năm. NGj: Nguyên giá của tài sản cố định thứ j giảm trong năm. T: Số tháng sử dụng tài sản cố định thứ i trong năm. T’: Số tháng không sử dụng tài sản cố định thứ j trong năm. Đối chiếu tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản cố định xem có phù hợp với quy định hiện hành không và việc áp cách tính khấu hao có nhất quán không. Công việc này không được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (W.P.Ref.No) Prepared by: ……………… Date: ……………… NOTES OF ACCOUNT Reviewed by: ……………… Date: ……………… Client’s name: Công ty cổ phần ABC Year end: 31/12/2008 Subject: Tài sản cố định Note Description Ref Đơn vị sử dụng những tài khoản sau đây để hạch toán tài sản cố định và chi phí khấu hao: TK 211-Tài sản cố định hữu hình TK 2111-Nhà cửa, vật kiến trúc TK 2112-Máy móc, thiết bị TK 2113-Phương tiện vận tải TK 2114-Dụng cụ quản lý TK 2118-Tài sản cố định khác TK 212-Tài sản cố định thuê tài chính TK 213-Tài sản cố định vô hình TK 2131-Quyền sử dụng đất TK 214-Hao mòn tài sản cố định TK 2141-Hao mòn tài sản cố định hữu hình TK 2142-Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính TK 2143-Hao mòn tài sản vô hình Doanh nghiệp ghi nhận nguyên giá tài sản cố định theo Quyết định số 206/2003-QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2003. Doanh nghiệp tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. Doanh nghiệp quy định tài sản cố định tăng sau ngày 20 của tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao, giảm sau ngày 20 vẫn trích khấu hao trong tháng giảm, giảm trước ngày 20 ngưng trích khấu hao ngay trong tháng giảm. (W.P.Ref.No) Prepared by: ……………… Date: ……………… A 4 Reviewed by: ……………… Date: ……………… Client’s name: Công ty cổ phần ABC Year end: 31/12/2008 Subject: Tài sản cố định Mục tiêu: Xem xét tính hợp lý của biến động số dư tài sản cố định cuối kỳ so với đầu kỳ. Công việc: Lập bảng so sánh số dư đầu năm và cuối năm của tài sản cố định. Tên tài khoản Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Tài sản cố định hữu hình Nguyên giá 24.053.771.065 23.363.505.018 690.266.047 Hao mòn lũy kế (12.878.798.312) (11.611.549.814) (1.267.248.498) Giá trị còn lại 9.174.972.753 9.751.955.204 (576.982.451) BS ^ LY ^ ^ Tài sản cố định thuê tài chính Nguyên giá 1.450.098.202 1.450.098.202 - Hao mòn lũy kế (981.573.665) (860.732.148) 120.841.517 Giá trị còn lại 468.524.537 589.366.054 (120.841.517) BS ^ LY ^ Tài sản cố định vô hình Nguyên giá 1.750.000.000 1.750.000.000 - Hao mòn lũy kế - - - Giá trị còn lại 1.750.000.000 1.750.000.000 - BS ^ LY ^ Finding: - Tài sản cố định hữu hình cuối năm so với đầu năm có biến động lớn. - Tài sản cố định thuê tài chính không có biến động về nguyên giá nhưng có biến động về hao mòn lũy kế, đó chính là chi phí khấu hao đơn vị đã trích trong kỳ. - Tài sản cố định vô hình không có biến động về mặt nguyên giá. Conclusion: Biến động số dư tài sản cố định cuối kỳ so với đầu kỳ là hợp lý. Notes: BS: Đã đối chiếu phù hợp với Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2008. LY: Đã đối chiếu phù hợp với Báo cáo kiểm toán năm trước. ^: Đã kiểm tra cộng dồn. (W.P.Ref.No) Prepared by: ……………… Date: ……………… A 4 Reviewed by: ……………… Date: ……………… Client’s name: Công ty cổ phần ABC Year end: 31/12/2008 Subject: Tài sản cố định hữu hình Mục tiêu: Đảm bảo số dư tài khoản tài sản cố định hữu hình đến ngày 31/12/2008 được ghi chép, phân loại, chuyển sổ phù hợp. Công việc: - Từ sổ của đơn vị lập bảng tổng hợp về tài sản cố định hữu hình và khấu hao có liên quan, bao gồm số dư đầu kỳ, tăng trong kỳ, giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ. - Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, đồng thời đọc lướt sổ chi tiết và xem xét việc ghi tăng nguyên giá tài sản cố định đối với những chi phí này. Nội dung Số đầu năm Tăng Thanh lý Số cuối năm Nguyên giá Nhà cửa, vật kiến trúc 10.876.734.096 398.332.271 - 11.275.066.367 Máy móc, thiết bị 7.543.957.322 145.890.000 - 7.689.847.322 Phương tiện vận tải 2.360.689.000 336.831.768 256.520.000 2.441.000.768 Dụng cụ quản lý 560.476.080 82.168.508 28.000.500 614.644.088 Tài sản cố định khác 21.648.520 11.564.000 - 33.212.520 Cộng (1) 21.363.505.018 974.786.547 284.520.500 22.053.771.065 LY ^ ^ ^ BS # ^ Khấu hao lũy kế Nhà cửa, vật kiến trúc 6.053.679.904 611.171.650 - 6.664.851.554 Máy móc, thiết bị 4.283.200.767 501.802.396 153.851.957 4.631.151.206 Phương tiện vận tải 952.909.633 221.733.006 - 1.174.642.639 Dụng cụ quản lý 306.289.088 100.813.525 17.188.513 389.914.100 Tài sản cố định khác 15.470.422 2.768.391 - 18.238.813 Cộng (2) 11.611.549.814 1.438.268.938 171.040.470 12.878.798.312 LY ^ ^ ^ BS # ^ Giá trị còn lại Nhà cửa, vật kiến trúc 4.823.054.192 4.610.214.813 Máy móc, thiết bị 3.260.756.555 3.058.696.116 Phương tiện vận tải 1.407.779.367 1.266.358.129 Dụng cụ quản lý 254.186.992 224.729.988 Tài sản cố định khác 6.178.098 14.973.707 Cộng = (1) – (2) 9.751.955.204 9.174.972.753 ^ ^ (W.P.Ref.No) Prepared by: ……………… Date: ……………… A 4 Reviewed by: ……………… Date: ……………… Client’s name: Công ty cổ phần ABC Year end: 31/12/2008 Subject: Tài sản cố định hữu hình Finding: Theo Quyết định 206: - Chi phí sửa chữa lớn nhà văn phòng không được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định mà phải ghi nhận vào chi phí trả trước dài hạn, sau đó phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, số tiền là 42.066.000 đồng, thời gian phân bổ là 5 năm. Số phân bổ vào chi phí năm nay là 8.413.200 đồng. Trong năm, doanh nghiệp đã trích khấu hao trên giá trị này là 5.821.905 đồng. Số chênh lệnh còn phải tính vào chi phí trong năm là 2.591.295 đồng. - Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện MITSUBISHI phải ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ chứ không đuợc ghi nhận vào nguyên giá tài sản cố định, số tiền là 5.548.000 đồng. Trong năm doanh nghiệp đã trích khấu hao trên giá trị này là 1.206.900 đồng. Chênh lệch còn phải tính vào chi phí trong năm là 4.341.100 đồng. - Doanh nghiệp đã ghi nhận giá trị quyền sử dụng đất của nhà tập thể công nhân tại Bình Dương là tài sản cố định hữu hình. Doanh nghiệp phải chuyển sang tài sản cố định vô hình và không trích khấu hao. Số tiền 180.000.000 đồng. Tài sản tăng vào ngày 25/12/2008 nên trong năm doanh nghiệp chưa trích khấu hao tài sản này, do đó chỉ điều chỉnh nguyên giá mà không điều chỉnh chi phí khấu hao. Bút toán diều chỉnh Nợ TK 242: 33.652.800 Nợ TK 642: 2.591.295 Nợ TK 214: 5.821.905 Có TK 211: 42.066.000 Nợ TK 642: 4.341.100 Nợ TK 214: 1.206.900 Có TK 211: 5.548.000 Nợ TK 213: 180.000.000 Có TK 211: 180.000.000 Conclusion: Số dư tài khoản tài sản cố định hữu hình đến ngày 31/12/2008 được phân loại, ghi chép và chuyển sổ phù hợp sau điều chỉnh. Notes: BS: Đã đối chiếu phù hợp với Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2008. LY: Đã đối chiếu phù hợp với Báo cáo kiểm toán năm trước. ^: Đã kiểm tra cộng dồn. #: Đã đối chiếu khớp với sổ cái, sổ chi tiết. (W.P.Ref.No) Prepared by: ……………… Date: ……………… A 4 Reviewed by: ……………… Date: ……………… Client’s name: Công ty cổ phần ABC Year end: 31/12/2008 Subject: Tài sản cố định hữu hình Mục tiêu: Đảm bảo tài sản tăng đến ngày 31/12/2008 là có thực. Công việc: - Lập bảng tổng hợp tài sản cố định tăng trong kỳ sau khi đã điều chỉnh chi phí sửa chữa và giá trị quyền sử dụng đất. - Kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc. - Xác định các tài sản không đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị. Chứng từ TK đối ứng Tên tài sản cố định Nguyên giá Ngày Số 12/1/2008 GX010 111 Máy phát điện KOHLER 96.000.000 ٧ 1/3/2008 GA001 111 Tường rào xí nghiệp gia dày Bình Dương 15.300.000 ٧ 7/3/2008 GX013 111 Xe TOYOTA 7 chỗ 298.146.000 ٧ 2/4/2008 GX027 111 Máy in Hewlett 110 5.643.552 ٧ 10/4/2008 GX028 111 Máy vi tính TOSHIBA 16.133.848 ٧ 10/4/2008 GX029 111 Máy vi tính TOSHIBA 16.133.848 ٧ 10/4/2008 GX038 111 Máy vi tính TOSHIBA 16.133.848 ٧ 10/4/2008 GX050 111 Máy vi tính TOSHIBA 16.133.848 ٧ 28/7/2008 GX062 111 Máy in Epson LQ 7.887.000 ٧ 5/8/2008 GX068 111 Hệ thống máy lạnh DAIKIN (Hội trường) 34.500.000 ٧ 24/8/2008 GX069 111 Hệ thống đường ống nuớc 38.685.768 ٧ 29/8/2008 GX071 111 Máy lạnh SAMSUNG 9.842.000 ٧ 6/10/2008 GX087 111 Máy Fax B820 4.102.564 ٧ 14/10/2008 GX105 111 Tủ pha chế (văn phòng) 11.564.000 ٧ 25/12/2008 GA020 111 Nhà tập thể công nhân tại Bình Dương 160.966.271 ٧ Cộng 747.172.547 ^ (W.P.Ref.No) Prepared by: ……………… Date: ……………… A 4 Reviewed by: ……………… Date: ……………… Client’s name: Công ty cổ phần ABC Year end: 31/12/2008 Subject: Tài sản cố định hữu hình Finding: Trong kỳ doanh nghiệp mua một số tài sản không đủ tiêu chuẩn giá trị để ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình. Theo Quyết định 206, những tài sản này chỉ là công cụ dụng cụ, doanh nghiệp chuyển sang TK chi phí trả trước dài hạn và phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh, ước tính phân bổ trong 3 năm. Danh mục các tài sản cố định không đủ tiêu chuẩn giá trị: Tên tài sản cố định Nguyên giá Đã trích khấu hao trong năm 2008 Mức phân bổ trong năm 2008 Chênh lệch tính vào chi phí Máy in Hewlett 110 5.643.552 846.533 1.410.888 564.355 Máy in Epson LQ 7.887.000 657.250 1.095.417 438.167 Máy lạnh SAMSUNG 9.842.000 656.133 1.093.556 437.422 Máy Fax B820 4.102.564 205.128 341.880 136.752 Cộng 27.475.116 2.365.044 3.941.741 1.576.697 ^ ^ ^ ^ Mức phân bổ trong năm 2008 = (Nguyên giá/3)x(Số tháng sử dụng trong năm/12) Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 242: 23.533.375 Nợ TK 642: 1.576.697 Nợ TK 214: 2.365.044 Có TK 211: 27.475.116 Conclusion: Giá trị tài sản cố định tăng đến ngày 31/12/2008 được ghi nhận phù hợp sau khi điều chỉnh. Notes: ٧ : Đã kiểm tra đối chiếu phù hợp với chứng từ gốc (Hóa đơn). ^: Đã kiểm tra cộng dồn. (W.P.Ref.No) Prepared by: ……………… Date: ……………… A 4 Reviewed by: ……………… Date: ……………… Client’s name: Công ty cổ phần ABC Year end: 31/12/2008 Subject: Tài sản cố định hữu hình Mục tiêu: Đảm bảo các tài sản cố định nhượng bán trong năm được phản ánh trung thực và hợp lý. Công việc: - Lập bảng kê các tài sản cố định nhượng bán trong năm 2008 theo từng loại. - Đối chiếu với chứng từ gốc. - Tính toán lãi (lỗ) do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. Tên tài sản cố định Nguyên giá Khấu hao lũy kế Giá trị còn lại Giá bán Lãi (lỗ) Xe Daewoo 7 chỗ 256.520.000 153.851.957 102.668.043 112.800.000 ٧ 10.131.957 Máy vi tính Acer 13.260.000 7.343.850 5.916.150 5.700.000 ٧ (216.150) Máy vi tính Acer 14.740.500 9.844.663 4.895.837 5.100.000 ٧ 204.163 Cộng 284.520.500 171.040.470 113.480.030 123.600.000 10.119.970 ^ £ ^ £ ^ ^ Finding: - Xe Daewoo thanh lý ngày 22/4/2008. - Máy vi tính Acer (số lượng 2 cái) thanh lý ngày 27/6/2008. - Doanh nghiệp đã tính khấu hao những tài sản này cho tới ngày thanh lý, đồng thời ghi giảm giá trị tài sản cố định và giá trị hao mòn lũy kế tại ngày thanh lý. -Các tài sản thanh lý đều có hóa đơn. Conlusion: Các tài sản cố định thanh lý trong năm được phản ánh phù hợp. Notes: ٧: Đã kiểm tra đối chiếu phù hợp với chứng từ gốc (Hóa đơn). £: Đã kiểm tra phương pháp ghi giảm nguyên giá và khấu hao lũy kế. ^: Đã kiểm tra cộng dồn. (W.P.Ref.No) Prepared by: ……………… Date: ……………… A 4 Reviewed by: ……………… Date: ……………… Client’s name: Công ty cổ phần ABC Year end: 31/12/2008 Subject: Chi phí khấu hao Mục tiêu: Đảm bảo chi phí khấu hao tài sản cố định đến ngày 31/12/2008 được tính toán và phân bổ vào chi phí hợp lý. Công việc: Lập bảng ước tính chi phí khấu hao theo nhóm tài sản cố định sau khi đã điều chỉnh nguyên giá, so sánh với số của đơn vị, tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch. Loại tài sản cố định Nguyên giá đầu kỳ Nguyên giá tăng bình quân trong năm Nguyên giá giảm bình quân trong năm Nguyên giá bình quân tính khấu hao Nhà cửa, vật kiến trúc 10.876.734.096 12.750.000 - 10.889.484.096 Máy móc, thiết bị 7.543.957.322 110.375.000 - 7.654.332.322 Phương tiện vận tải 2.360.689.000 264.574.070 171.013.333 2.454.249.737 Dụng cụ quản lý 560.476.080 48.401.544 14.000.250 594.877.374 Tài sản cố định khác 21.648.520 2.891.000 - 24.539.520 Cộng 21.363.505.018 438.991.614 185.013.583 21.617.483.049 ^ ^ ^ ^ Loại tài sản cố định Nguyên giá bình quân tính khấu hao Tỷ lệ khấu hao bình quân (%) Ước tính chi phí khấu hao trong kỳ Số của đơn vị Chênh lệch (giữa ước tính và số của đơn vị) Nhà cửa, vật kiến trúc 10.889.484.096 5.56 605.455.316 611.171.650 (5.716.334) Máy móc, thiết bị 7.654.332.322 6.53 499.827.901 501.802.396 (1.974.496) Phương tiện vận tải 2.454.249.737 9.04 221.864.176 221.733.006 131.170 Dụng cụ quản lý 594.877.374 16.67 99.146.229 100.813.525 (1.667.296) Tài sản cố định khác 24.539.520 11.05 2.711.617 2.768.391 (56.774) Cộng 21.617.483.049 1.429.005.239 1.438.268.938 (9.283.729) ^ ^ ^ ^ ^ (W.P.Ref.No) Prepared by: ……………… Date: ……………… A 4 Reviewed by: ……………… Date: ……………… Client’s name: Công ty cổ phần ABC Year end: 31/12/2008 Subject: Chi phí khấu hao Finding: Chênh lệch giữa ước tính của kiểm toán viên với số liệu sổ sách của đơn vị là do khi ước tính nguyên giá bình quân tính khấu hao, kiểm toán viên đã điều chỉnh những khoản chi phí không đủ tiêu chuẩn ghi nhận vào nguyên giá tài sản cố định ở các thủ tục trên. Bao gồm các khoản: Nguyên giá Đã trích khấu hao trong kỳ Chi phí sửa chữa lớn nhà văn phòng 42.066.000 5.821.905 Chi phí sửa chữa máy phát điện 5.548.000 1.206.900 Máy in Hewlett 110 5.643.552 846.533 Máy in Epson LQ 7.887.000 657.520 Máy lạnh SAMSUNG 9.842.000 656.133 Máy Fax B820 4.102.564 205.128 Tổng cộng 75.089.116 9.393.849 Chênh lệch sau điều chỉnh nguyên giá: 9.393.849 - 9.283.729 = 110.120 đồng. Chênh lệch không trọng yếu không cần điều chỉnh. Conlusion: Chi phí khấu hao trong kỳ được đơn vị ghi nhận hợp lý sau các bút toán điều chỉnh ở trên. Notes: ^: Đã kiểm tra cộng dồn. (W.P.Ref.No) Prepared by: ……………… Date: ……………… A 4 Reviewed by: ……………… Date: ……………… Client’s name: Công ty cổ phần ABC Year end: 31/12/2008 Subject: Tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định hữu hình sau kiểm toán: Nội dung Trước kiểm toán Kiểm toán Sau kiểm toán Điều chỉnh tăng Điều chỉnh giảm Nguyên giá Nhà cửa, vật kiến trúc 11.275.066.367 - 222.066.000 11.053.000.367 Máy móc, thiết bị 7.689.847.322 - 15.390.000 7.674.457.322 Phương tiện vận tải 2.441.000.768 - - 2.441.000.768 Dụng cụ quản lý 614.644.088 - 17.633.116 597.010.972 Tài sản cố định khác 33.212.520 - - 33.212.520 Cộng 22.053.771.065 - 255.089.116 21.798.681.949 Khấu hao lũy kế Nhà cửa, vật kiến trúc 6.664.851.554 - 5.821.905 6.659.029.649 Máy móc, thiết bị 4.631.151.206 - 1.863.033 4.629.288.173 Phương tiện vận tải 1.174.642.639 - - 1.174.642.639 Dụng cụ quản lý 389.914.100 - 1.708.911 388.205.189 Tài sản cố định khác 18.238.813 - - 18.238.813 Cộng 12.878.798.312 - 9.393.849 12.869.404.462 Giá trị còn lại Nhà cửa, vật kiến trúc 4.610.214.813 4.393.970.718 Máy móc, thiết bị 3.058.696.116 3.045.169.149 Phương tiện vận tải 1.266.358.129 1.266.358.129 Dụng cụ quản lý 224.729.988 208.805.783 Tài sản cố định khác 14.973.707 14.973.707 Cộng 9.174.972.753 8.929.277.487 (W.P.Ref.No) Prepared by: ……………… Date: ……………… A 4 Reviewed by: ……………… Date: ……………… Client’s name: Công ty cổ phần ABC Year end: 31/12/2008 Subject: Tài sản cố định vô hình Mục tiêu: Tài sản cố định vô hình được trình bày hợp lý đến ngày 31/12/2008. Công việc: Lập bảng tổng hợp tài sản cố định vô hình, đối chiếu với sổ cái, sổ chi tiết và Bảng cân đối kế toán. So sánh với số liệu kiểm toán. Nội dung Đơn vị Kiểm toán Chênh lệch Nguyên giá Số dư đầu kỳ 1.750.000.000 LY 1.750.000.000 - Phát sinh tăng trong kỳ - 180.000.000 180.000.000 Phát sinh giảm trong kỳ - - - Số dư cuối kỳ 1.750.000.000 BS 1.930.000.000 180.000.000 ^ # ^ ^ Khấu hao trong kỳ - - - Hao mòn lũy kế Đầu kỳ - LY - - Cuối kỳ - BS - - ^ # ^ ^ Giá trị còn lại Đầu kỳ 1.750.000.000 LY 1.750.000.000 - Cuối kỳ 1.750.000.000 BS 1.930.000.000 180.000.000 ^ # ^ ^ Finding: - Chênh lệch 180.000.000 là giá trị quyền sử dụng đất của khu nhà tập thể công nhân tại Bình Dương mà doanh nghiệp đã hạch toán vào tài sản cố định hữu hình, kiểm toán đã điều chỉnh sang tài sản cố định vô hình theo quyết định 206 của Bộ tài chính. - Tài sản cố định vô hình là giá trị quyền sử dụng đất nên doanh nghiệp không trích khấu hao. Conclusion: Số dư tài khoản tài sản cố định vô hình đến ngày 31/12/2008 là hợp lý sau điều chỉnh. Notes: BS: Đã đối chiếu phù hợp với Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2008. LY: Đã đối chiếu phù hợp với Báo cáo kiểm toán năm trước. ^: Đã kiểm tra cộng dồn. #: Đã đối chiếu khớp với sổ cái, sổ chi tiết. (W.P.Ref.No) Prepared by: ……………… Date: ……………… A 4 Reviewed by: ……………… Date: ……………… Client’s name: Công ty cổ phần ABC Year end: 31/12/2008 Subject: Tài sản cố định thuê tài chính Mục tiêu: Tài sản cố định thuê tài chính được trình bày hợp lý đến ngày 31/12/2008. Công việc: Lập bảng tổng hợp tài sản cố định thuê tài chính, đối chiếu với sổ cái, sổ chi tiết và Bảng cân đối kế toán. So sánh với số liệu kiểm toán. Nội dung Số đơn vị Số kiểm toán Chênh lệch Nguyên giá Số dư đầu kỳ 1.450.098.202 LY 1.450.098.202 - Phát sinh tăng trong kỳ - - - Phát sinh giảm trong kỳ - - - Số dư cuối kỳ 1.450.098.202 BS 1.450.098.202 - ^ # µ ^ ^ Khấu hao trong kỳ (120.841.517) (120.653.865) (187.652) Hao mòn lũy kế Đầu kỳ (860.732.148) LY (860.732.148) - Cuối kỳ (981.573.665) BS (981.386.013) (187.652) ^ # ^ ^ Giá trị còn lại Đầu kỳ 589.366.054 LY 589.366.054 - Cuối kỳ 468.524.537 BS 468.712.189 187.652 ^ # ^ ^ Finding: - Trong năm doanh nghiệp không có phát sinh tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính. - Chênh lệch chi phí khấu hao trong kỳ là do ước tính tỷ lệ khấu hao của kiểm toán viên và đơn vị có sự khác biệt. Tuy nhiên đây là chênh lệch không trọng yếu không cần điều chỉnh. Conclusion: Số dư tài khoản tài sản cố định thuê tài chính đến ngày 31/12/2008 là hợp lý. Notes: BS: Đã đối chiếu phù hợp với Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2008. LY: Đã đối chiếu phù hợp với Báo cáo kiểm toán năm trước. ^: Đã kiểm tra cộng dồn. #: Đã đối chiếu khớp với sổ cái, sổ chi tiết. µ: Đã kiểm tra hợp đồng thuê tài sản. CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Trên cơ sở những kiến thức đã được học và sau một thời gian thực tập tại công ty, em xin đưa ra một vài nhận xét và kiến nghị với mong muốn sẽ có thể giúp công ty phần nào hoàn thiện quy trình kiểm toán của mình, nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên, do thời gian thực tập tại công ty không lâu, còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên không thể tránh khỏi những nhận xét mang tính chủ quan và còn thiên về lý thuyết rất mong được quý thầy cô và công ty góp ý thêm. 4.1 Nhận xét 4.1.1 Ưu điểm a. Đối với công ty: Tuy ra đời sau nhưng công ty kiểm toán Tâm Việt đã tạo được uy tín đối với chất lượng dịch vụ cung cấp. Công ty đã tiến hành kiểm toán đối với hầu hết các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, … Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc tăng thêm kinh nghiệm cho các kiểm toán viên tại công ty. Hơn nữa, việc tiếp cận với nhiều loại hình doanh nghiệp sẽ giúp các kiểm toán viên của công ty có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán, tăng thêm uy tín cho công ty. Công ty kiểm toán Tâm Việt đã không ngừng xây dựng cho mình bộ máy hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên chuyên ngành với đầy đủ kỹ năng cũng như năng lực để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, đội ngũ kiểm toán viên rất khéo léo trong giao tiếp nên công ty đã tạo được ấn tượng rất tốt đối với khách hàng. Với đội ngũ nhân viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, có tinh thần đoàn kết, làm việc nghiêm túc, nhiệt tình với công việc, các kiểm toán viên đi trước luôn giúp đỡ, góp ý và hướng dẫn các kiểm toán viên mới chưa có kinh nghiệm, cùng với một chương trình kiểm toán rõ ràng đã tạo điều kiện cho Tâm Việt có những bước phát triển vững chắc. Với mục tiêu ngày càng nâng cao uy tín nghề nghiệp và tạo chỗ đứng ngày càng vững chắc trong môi trường kiểm toán Việt Nam, Tâm Việt luôn duy trì và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng trước, trong và sau khi kiểm toán. Tâm Việt đã và đang có chiến lược nhằm đào tạo nhân viên trẻ từ các trường đại học cũng như vận dụng các kỹ thuật kiểm toán tiên tiến trên thế giới vào trong quá trình kiểm toán. Quy trình kiểm toán tại Tâm Việt được xây dựng dựa trên sự phối hợp giữa các chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam và Quốc tế, vì vậy, quy trình kiểm toán được xây dựng hoàn chỉnh và đầy đủ các bước thực hiện. Công ty đang từng bước cố gắng hoàn thiện công tác kiểm toán thông qua việc thường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng để tiến hành xây dựng một quy trình kiểm toán chặt chẽ, hiệu quả. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng của công ty được xây dựng trên cơ sở Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế nên đáp ứng được các yêu cầu thực hiện kiểm toán trong điều kiện kinh tế hiện nay. Qua hoạt động kiểm toán, công ty đã giúp các doanh nghiệp khắc phục những điểm yếu và hoàn thiện hệ thống kế toán cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó nâng cao chất lượng công tác quản lý và công tác điều hành doanh nghiệp. Cùng với việc thiết kế chương trình kiểm toán để thu thập được bằng chứng có giá trị, công ty còn quy định việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán hợp pháp và khoa học nên đã tạo được hiệu quả làm việc cao. Hồ sơ kiểm toán được sắp xếp rõ ràng, mỗi khoản mục được ký hiệu bởi các chữ cái và được sắp xếp theo thứ tự rất thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho việc tra cứu hồ sơ và lưu trữ bằng chứng kiểm toán. Các bằng chứng được các kiểm toán viên lưu trữ trong các hồ sơ theo từng loại và theo thứ tự công việc thực hiện, nhờ đó đã giúp các kiểm toán viên thực hiện công việc một cách tốt nhất, thu thập đầy đủ bằng chứng để làm cơ sở pháp lý cho việc đánh giá và đưa ra ý kiến sau cùng. Trong mỗi phần của hồ sơ kiểm toán, các giấy tờ làm việc được sắp xếp theo thứ tự, kèm theo là các bằng chứng kiểm toán cũng được đánh dấu theo thứ tự để đối chiếu với các thử nghiệm kiểm toán. Nhờ vậy mà bằng chứng kiểm toán sẽ không bị thất lạc hoặc kiểm toán viên sẽ nhận thấy ngay những thông tin, những bằng chứng kiểm toán nào còn thiếu và kịp thời bổ sung thêm. Quá trình tìm hiểu khách hàng tại công ty được thực hiện bởi những kiểm toán viên chính giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, do đó sẽ tiết kiệm được thời gian trong quá trình khảo sát khách hàng mà bằng chứng thu thập được vẫn đầy đủ và đáng tin cậy. Kiểm toán viên đã thực hiện khá tốt giai đoạn tìm hiểu khách hàng và các thông tin được lưu tại hồ sơ kiểm toán thường trực, đặc biệt đối với kiểm toán năm đầu tiên. Hồ sơ này bao gồm những thông tin như: các thông tin chung về khách hàng, các tài liệu về thuế, các tài liệu về chế độ kế toán, … Hồ sơ này đã giúp cho kiểm toán viên năm tiếp theo nắm bắt được những thông tin chính yếu về khách hàng. Sau mỗi cuộc kiểm toán, công ty bắt buộc các nhóm kiểm toán lưu lại các hồ sơ ghi nhận quá trình làm việc với khách hàng. Các bằng chứng thu thập được sắp xếp khoa học và có hệ thống theo một trình tự nhất định, đi từ tổng hợp đến chi tiết đã cung cấp một cái nhìn khái quát nội dung của phần thực hiện kiểm toán. Khi xem xét hồ sơ người đọc có thể thấy ngay các số liệu tổng hợp mà kiểm toán viên đã xem xét, các sai sót và các bút toán diều chỉnh cũng như các giải trình cho những sai sót đó. Việc lưu trữ hồ sơ như vậy còn giúp cho các kiểm toán viên khác có thể nghiên cứu, tìm hiểu như một tài liệu thực tế mẫu để hiểu về tính đa dạng, phức tạp của các loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ đó có thể rút ra được các kiến thức về xử lý chuyên môn, hiểu biết thêm về thực tế. Việc lưu lại các hồ sơ làm việc cũng giúp cho các kiểm toán viên dễ dàng tra cứu, tìm đủ các bằng chứng cần thiết trong trường hợp cần chứng minh cho ý kiến của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho Giám đốc kiểm tra hồ sơ dễ dàng khi phê duyệt báo cáo. Đối với một số khách hàng, công ty có tiến hành kiểm toán giữa niên độ, việc này đã góp phần làm giảm bớt khối lượng cũng như áp lực công việc của kiểm toán viên vào thời điểm cuối niên độ. Trong một cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên đã có sự phân chia rõ ràng công việc cho từng thành viên dựa vào thế mạnh và kinh nghiệm của từng nguời, tránh sự trùng lắp khi thu thập bằng chứng kiểm toán, giúp tiết kiệm thời gian và công sức, nâng cao hiệu quả công việc. Các kiểm toán viên thường được phân công kiểm tra các khoản mục có quan hệ mật thiết trong nghiệp vụ phát sinh giúp giảm thiểu rủi ro trong kiểm toán. Trong quá trình làm việc, kiểm toán viên luôn luôn có sự đối chiếu, rà soát những phần đã thực hiện tạo sự linh động trong công việc. Các kiểm toán viên có trình độ cao kết hợp với kinh nghiệm làm việc có thể nắm bắt nhanh chóng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, từ đó dịnh hướng cho công việc kiểm toán. Ưu điểm này giúp rất nhiều trong quá trình kiểm toán vì giới hạn được thời gian và khối luợng công việc. b.Đối với quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao Nhìn chung, chương trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao của công ty đã được thiết kế khá khoa học dựa trên các chuẩn mực kiểm toán và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Chương trình đã đáp ứng đấy đủ các thủ tục cơ bản nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu kiểm toán, nhờ đó kiểm toán viên có đủ bằng chứng cho việc đưa ra kết luận khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao của đơn vị không có sai sót trọng yếu hoặc nếu có thì đã được kiểm toán viên phát hiện và yêu cầu đơn vị điều chỉnh. Các thử nghiệm trong chương trình kiểm toán tài sản cố định được thiết kế rõ ràng và có sự linh hoạt nhất định, do đó mỗi kiểm toán viên khi thực hiện công việc có thể dựa vào kinh nghiệm chuyên môn của mình tự đưa ra một chương trình kiểm toán phù hợp với từng đơn vị. Từ chương trình kiểm toán chi tiết của công ty, kiểm toán viên có thể thiết kế thêm hay giảm bớt một số thử nghiệm không cần thíết tùy theo đặc điểm của từng khách hàng. Chính điều này giúp cho các kiểm toán viên ngày càng năng động hơn trong công việc, giúp cho chương trình kiểm toán sát với thực tế, nâng cao năng lực chuyên môn cũng như hiệu quả của cuộc kiểm toán, tiết kiệm được chi phí và thời gian của cuộc kiểm toán. 4.1.2 Tồn tại Bên cạnh những ưu điểm trên, cũng như đa số các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam hiện nay, vì những lý do chủ quan và khách quan, Tâm Việt vẫn còn một số tồn tại đối với công ty cũng quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao. a. Đối với công ty Quy trình kiểm toán của công ty đang áp dụng còn mang tính chất chung chung tổng quát, chưa cụ thể, chưa xây dựng được các quy trình kiểm toán riêng cho từng ngành cũng như từng loại hình công ty. Vấn đề này gây nhiều lúng túng, khó khăn cho kiểm toán viên trong việc triển khai kế hoạch kiểm toán, đặc biệt là đối với những khách hàng mới có đặc thù kinh doanh không quen thuộc. Điều đó có thể làm cho chất lượng cuộc kiểm toán không được đảm bảo và có thể dẫn tới rủi ro cao. Hệ thống kiểm soát nội bộ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với tính hợp lý và tính trung thực của số liệu của báo cáo tài chính. Khi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đuợc đánh giá là hiệu quả trong thực tế thì các kiểm toán viên có thể thu hẹp phạm vi các thử nghiệm cơ bản ở các khoản mục có liên quan. Do đó, giúp các kiểm toán viên tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí của cuộc kiểm toán. Nhưng ở công ty, việc đưa ra trình tự các bước cụ thể để xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp với sự giúp đỡ của các công cụ tìm hiểu như bảng câu hỏi, lưu đồ, bảng tường thuật không được thực hiện. Mặc dù trong quy trình kiểm toán của công ty có mục tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng nhưng trong thực tế công việc này ít được các kiểm toán viên quan tâm. Trong suốt quá trình kiểm toán, kiểm toán viên ít có những buổi tiếp xúc trực tiếp với nhân viên quản lý ở các bộ phận khác nhau để phỏng vấn tìm hiểu nguyên nhân gây ra sai sót ở các bộ phận đó, mà chỉ làm việc với bộ phận kế toán trong đơn vị nên trong nhiều trường hợp các kiểm toán viên có thể vẫn chưa tìm được giải pháp tối ưu cho ý kiến tư vấn của mình. Công ty chỉ lập kế hoạch kiểm toán đối với khách hàng mới, còn đối với khách hàng cũ kiểm toán viên thừờng không lập kế hoạch kiểm toán mà chỉ cậ nhật thông tin và theo dĩ các yếu kém đã trình bày ở kỳ kiểm toán trước. Kế hoạch kiểm toán thường ít khi được các kiểm toán viên trình cho khách hàng. Tuy rằng trình tự thực hiện các bước kiểm toán đúng như kế hoạch nhưng việc xác định mức trọng yếu còn chưa được cụ thể, tùy thuộc vào kinh nghiệm của các kiểm toán viên. Đối với thủ tục phân tích do chưa có nhiều hướng dẫn cụ thể có tính bắt buộc phải thực hiện, một số hướng dẫn còn mang tính chung chung, hơn nữa việc áp dụng các thủ tục phân tích cũng đòi hỏi sự nhạy bén của các kiểm toán viên trong các xét đoán mang tính nghề nghiệp đã dẫn đến ở một số phần hành trong hồ sơ kiểm toán, mức độ sử dụng thủ tục phân tích chưa cao và chưa hiệu quả. Một hạn chế khá nữa là khách hàng của công ty đa phần là các công ty có quy mô vừa và nhỏ, số liệu không quá phức tạp nên việc thực hiện các thủ tục phân tích chỉ với mục đích định hướng. Công ty cũng chưa có phần mềm chuyên dụng phục vụ cho việc thực hiện các tính toán phức tạp trong thủ tục phân tích. b. Đối với quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao Các kiểm toán viên thường đưa ra nhận xét hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng không đáng tin cậy và bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát, đi thẳng vào các thử nghiệm cơ bản. Một số kiểm toán viên chưa coi trọng việc thực hiện nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Nếu có thực hiện cũng chỉ dừng lại ở việc xem xét hệ thống sổ, chứng từ kế toán hoặc trao đổi với ban quản lý của công ty và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên để nắm bắt và đánh giá tình hình. Công việc này vẫn chưa được lưu lại trong hồ sơ. Mặc khác, trong chương trình kiểm toán chưa nêu đủ các thử nghiệm kiểm soát cần thiết, khi đánh giá rủi ro kiểm soát tại đơn vị, các kiểm toán viên thường lồng chung với các thử nghiệm cơ bản chứ không lưu hồ sơ riêng. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các thử nghiệm cơ bản thuộc quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao được các kiểm toán viên tiến hành khá đầy đủ nhằm thỏa mãn các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, vấn đề áp dụng đầy đủ các thử nghiệm cơ bản chỉ dừng lại ở việc tiến hành các thử nghiệm chi tiết, còn việc sử dụng các thủ tục phân tích thì rất hạn chế. Thủ tục phân tích các kiểm toán viên thường áp dụng là phân tích xu hướng và phân tich dự báo như phân tích biến động tài sản cố định và chi phí khấu hao giữa các năm và xem xét tính hợp lý của những biến động đó nên hiệu quả thực sự của các thủ tục phân tích còn chưa cao. Điều này sẽ làm cho kiểm toán viên mất nhiều thời gian và công sức hơn so với việc vận dụng các thủ tục phân tích thích hợp và cần thiết. Chi phí khấu hao là chi phí thường có nhiều sai phạm do đây là khoản chi phí ước tính nhưng không được công ty chú trọng kiểm tra. Chương trình kiểm toán tài sản cố định chưa có đủ thủ tục để kiểm tra chi phí vay được vốn hóa trong kỳ mà chi phí vay được kiểm tra trong chương trình kiểm toán các khoản vay ngắn hạn và dài hạn và được chuyển sang khi phát sinh các khoản vay được vốn hóa. Đồng thời, công ty chưa xây dựng các thủ tục kiểm toán các khoản chi phí sau ghi nhận ban đầu đối với tài sản cố định. Điều này có thể dẫn đến việc thu thập không đủ bằng chứng cho việc ghi tăng tài sản cố định trong kỳ cũng như việc ghi nhận tăng nguyên giá tài sản cố định không hợp lý. 4.2 Kiến nghị a. Đối với công ty Để có thể thu hút đuợc nhiều khách hàng và chất lượng kiểm toán ngày càng được nâng cao thì quy trình kiểm toán tại công ty cần được xây dựng riêng cho từng quy mô, lĩnh vực hoạt động, từng ngành kinh doanh, từng loại hình doanh nghiệp để có thể tiếp nhận bất cứ khách hàng nào mà không bị lúng túng. Tăng cường hơn nữa sự trao đổi của các kiểm toán viên với các kiểm toán viên lâu năm nhiều kinh nghiệm. Trong tương lai khối lượng khách hàng của công ty ngày càng lớn, phạm vi phục vụ khách hàng ngày càng được mở rộng thì công việc của Ban giám đốc và trưởng phòng kiểm toán s4 nhiều hơn, do đó công ty nên thành lập một bộ phận riêng biệt để kiểm tra chất lượng hồ sơ kiểm toán, người kiểm tra chất lượng các hồ sơ kiểm toán phải là người độc lập, được Ban giám đốc trực tiếp bổ nhiệm. Lúc đó, sự có mặt của bộ phận kiểm soát sẽ hỗ trợ Ban giám đốc rà soát lại các bước tiến hành trong hồ sơ kiểm toán, từ đó nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán. Nếu công ty có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân sự trong tương lai thì giải pháp này hoàn toàn có thể thực hiện được. Công ty nên tăng cường các thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán trong việc tăng cường kiểm tra chương trình kiểm toán do các kiểm toán viên tiến hành tại khách hàng. Việc đưa các thử nghiệm kiểm soát vào chương trình kiểm toán tạo nên cơ sở cho sự đánh giá của kiểm toán viên đối với rủi ro kiểm soát của đơn vị. Trong tương lai không xa, chắc chắn hệ thống kiểm soát nội bộ ở các đơn vị sẽ được quan tâm xây dựng đúng mức bởi các ưu điểm của nó và khi đó việc xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong quá trình kiểm toán là một đòi hỏi tất yếu. Lúc này, các kiểm toán viên của công ty đã có sự chuẩn bị sẵn sàng và dễ dàng thích ứng với công việc hơn. Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khách hàng cũ, kiểm toán viên phải lưu ý đến các thay đổi trong đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ như thay đổi trong quy chế tổ chức hoặc trong môi trường hoạt động, sự thay đổi nhân sự, thay đổi trong hệ thống thông tin … Tất cả những thay đổi đó đều ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của việc lập báo cáo tài chính tại đơn vị được kiểm toán. Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để đạt hiệu quả cao, kiểm toán viên cần kết hợp với các công cụ như bảng câu hỏi, lưu đồ, bảng tường thuật. Với các công cụ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các kiểm toán viên trong việc tìm hiểu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trong quá trình kiểm toán sau này. Các kiểm toán viên cần có buổi tiếp xúc trực tiếp với cán bộ quản lý ở các bộ phận trong khi thực hiện kiểm toán vì các ý kiền tư vấn của kiểm toán viên đưa ra có thể làm giảm rủi ro cho bộ phận này nhưng lại gây khó khăn cho các bộ phận khác. Việc tìm hiểu này giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến tư vấn hữu hiệu nhất cho khách hàng của mình. Bên cạnh đó, công ty cũng nên tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên, việc này khá thích hợp để thực hiện trong thời gian hết mùa kiểm toán. Đây là thời gian các kiểm toán viên tương đối rãnh rỗi nên ban lãnh đạo công ty cần có sự chuẩn bị và thực hiện thật tốt các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên của mình. Việc này có thể tốn kém nhưng xét về lâu dài thì đào tạo và cập nhật thường xuyên cho các kiểm toán viên về những kiến thức và phương pháp kiểm toán hiện đại, đặc biệt là các thủ tục phân tích là cơ sở cho sự phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hiệu quả thực sự của cuộc kiểm toán. Đối với việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán, công ty cần nghiên cứu ban hành thêm những quy định chi tiết cụ thể hơn để hướng dẫn các nhân viên kiểm toán cách thức và phương pháp thực hiện, cần nêu bật tầm quan trọng của các thủ tục phân tích mà các kiểm toán viên cần nắm bắt được để sẵn sàng cho yêu cầu mới của công tác kiểm toán. Do thủ tục phân tích là thủ tục kiểm toán không đi sâu vào từng nghiệp vụ cụ thể mà chỉ có tác dụng ở mức độ tổng thể, bằng chứng kiểm toán từ thủ tục phân tích là loại bằng chứng do kiểm toán viên tạo ra, do đó có thể sẽ không cho một giá trị cao nếu kiểm toán viên không trình bày đuợc đầy đủ các cơ sở quan trọng cho kết luận rút ra từ thủ tục phân tích mà kiểm toán viên đã thực hiện. Để thực hiện được điều này, trong thủ tục phân tích cần đảm bảo những nội dung sau: - Các bảng biểu phân tích, tính toán. - Sự thuyết minh của kiểm toán viên về phương pháp phân tích, các tính toán, các giả thiết. - Những giải thích cho các chênh lệch trọng yếu. - Nguồn thông tin làm cơ sở cho việc phân tích (có thể đính kèm những bằng chứng để xác minh cho tính đáng tin cây của thông tin). b. Đối với quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao Khi kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao, kiểm toán viên nên tìm hiểu các quy định của đơn vị về phê chuẩn nghiệp vụ cũng như việc tuân thủ các quy định đó, đồng thời kiểm tra chính sách đánh giá và phân loại của đơn vị đối với tài sản cố định. Các phương pháp kiểm toán viên có thể sử dụng để tìm hiểu như kiểm tra các tài liệu, các quy định của đơn vị, quan sát quá trình vận hành của hệ thống kiểm soát, phỏng vấn những người có trách nhiệm, đồng thời lưu hồ sơ công việc tìm hiểu này tại hồ sơ thường trực khách hàng để tham khảo trong các cuộc kiểm toán sau này. Thủ tục phân tích được xem là công cụ có hiệu quả trong kiểm toán vì giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Các kiểm toán viên có thể dựa vào các thủ tục phân tích để đánh giá, dự đoán khu vực rủi ro cao và từ đó xác định được mức độ của các thử nghiệm chi tiết, nhưng các thủ tục phân tích không được công ty chú trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao. Vì vậy, để có thể vừa tiết kiệm được chi phí mà vẫn đạt được chất lượng cao trong quá trình kiểm toán, công ty nên chú trọng xây dựng và áp dụng các thủ tục phân tích như tính tỷ số giữa giá trị tài sản cố định so với giá vốn hàng bán, tính tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị tài sản cố định,tính tỷ số giữa tổng giá trị tài sản cố định với vốn chủ sở hữu, phân tích tỷ số hoàn vốn của tài sản cố định, tính tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng số. Việc áp dụng các thủ tục này sẽ giúp cho các kiểm toán viên dự đoán được các rủi ro và tăng cường các thử nghiệm chi tiết có liên quan. Khi kiểm toán chi phí khấu hao, các kiểm toán viên cần kiểm tra sự chính xác số học của các số liệu trên bảng tính khấu hao tài sản cố định của khách hàng. Nếu có chênh lệch thì kiểm toán viên cần đạt được sự giải trình hợp lý. Dựa vào Quyết định 206/2003/QĐ-BTC để xem xét tính hợp lý của phương pháp khấu hao áp dụng và thời gian khấu hao. Đồng thời, kiểm toán viên cần phải kiểm tra những tài sản cố định không được khấu hao trong năm. Đối với kiểm kê tài sản, kiểm toán viên nên kết hợp việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan chuyên ngành đối với những tài sản mà thông qua quan sát thực tế kiểm toán viên không thể đánh giá đúng giá trị thực của tài sản. Nếu vì những nguyên nhân khách quan mà kiểm toán viên không chứng kiến kiểm kê tài sản cố định được thì cần có những thủ tục thay thế để đảm bảo được mục tiêu kiểm toán. Cần bổ sung thêm vào chương trình kiểm toán tài sản cố định thủ tục kiểm tra chi phí đi vay được vốn hóa để việc ghi tăng tài sản cố định trong kỳ được hợp lý và đầy đủ hơn. Đồng thời, tăng cường các thủ tục kiểm toán đối với chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu nguyên giá tài sản cố định để đảm bảo rằng các chi phí được ghi nhận vào nguyên giá tài sản cố định là phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành, chẳng hạn như lập bảng kê chi phí phát sinh sau ghi nhận liên quan đến tài sản cố định phát sinh trong kỳ, đánh giá sự hợp lý của các khoản chi phí phát sinh trong kỳ với tình hình hoạt động thực tế của đơn vị, kiểm tra các tài liệu liên quan và các tài liệu quyết toán các khoản chi phí này, kiểm tra tác động của các khoản chi phí này đối với khả năng hoạt động của tài sản cố định. KẾT LUẬN ˜&™ Hiện nay, dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam là một dịch vụ còn khá mới mẻ. Nền kiểm toán Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển còn rất non trẻ. Thị trường kiểm toán ngày càng phát triển thì các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng dịch vụ kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên càng được đề cao. Trước tình hình đó, Công ty kiểm toán Tâm Việt đã không ngừng phát triển và khẳng định uy tín của mình trong lòng khách hàng. Trong thời gian thực tập tại công ty kiểm toán Tâm Việt, được trực tiếp tham gia vào các cuộc kiểm toán tại khách hàng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị kiểm toán viên, em đã thu thập được những hiểu biết nhất định về quy trình thực hiện kiểm toán tại khách hàng nói chung cũng như quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao nói riêng. Nhìn chung, các thủ tục trong chương trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao, thường là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, được các kiểm toán viên trong công ty thực hiện khá đầy đủ, thay đổi tùy theo đặc điểm hoạt động của khách hàng và luôn đảm bảo đạt được mục tiêu kiểm toán. Để có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như chương trình kiểm toán trong thực tế, đặc biệt là chương trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao. Mặc dù vậy, do thời gian thực tập không lâu, còn nhiều hạn chế về khả năng và kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót về hình thức cũng như nội dung chuyên đề. Em rất mong được sự quan tâm góp ý từ phía Công ty và Quý thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan tot nghiep in hc.doc
  • docLời cảm ơn.doc
Luận văn liên quan