Kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong khai thác bauxite của các nước và khả năng áp dụng vào Việt Nam
Dự án phát triển ngành công nghiệp bauxite ở Tây Nguyên nói chung và ở Đắk Nông nói riêng là một dự án nhằm mang lại nguồn lợi kinh tế cho việc phát triển kinh tế vùng. Tuy nó mang lại những lợi ích tức thời cho nhân dân trong khu vực, nhưng trong tương lai sẽ là một hiểm họa khôn lường trước những vấn nạn về môi trường có thể xảy trên khu vực, đôi khi có thể lan rộng trong cả khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Nam Bộ.
14 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2941 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong khai thác bauxite của các nước và khả năng áp dụng vào Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC BAUXITE CỦA CÁC NƯỚC VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀO VIỆT NAM SVTH : Nguyễn Xuân Cường Nguyễn Doãn Thanh GVHD : Hoàng Thị Hồng Hạnh BỐ CỤC ĐỀ TÀI Tại sao phải bảo vệ môi trường trong khai thác bauxite. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác bauxite của các nước trên thế giới. III. Khả năng ứng dụng các giải pháp bảo vệ môi trường của các nước và biện pháp bảo vệ môi trường của Việt Nam. 1. Khả năng ứng dụng các giải pháp bảo vệ môi trường của nước ngoài vào Việt Nam. 2. Các biện pháp bảo vệ môi trường của Việt Nam. IV. Kết luận. I. Tại sao phải bảo vệ môi trường trong khai thác bauxite Tác động tới môi trường đất trước tiên là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong đó một lượng lớn diện tích đất rừng, cây công nghiêp, cây nông nghiệp hoa màu thực phẩm sẽ mất đi thay vào đó là những mảnh đất trơ sỏi đá của hoạt động khai khoáng ( ở Đắc Nông, Bauxite phân bố trên 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh). Một khi lượng đất trên mặt bị bốc đi sẽ đồng thời làm giảm độ ẩm của đất nên không có khả năng tái phủ xanh sau khi khai thác. Các mương xói hình thành trên bền mặt nền đất bị bóc lớp phủ Sơ đồ tác động Ngoài ra, sau quá trình khai khoáng là quá trình tuyển quặng kết quả của hoạt động này thải ra một lượng bùn đỏ khá lớn. Bùn đỏ là hỗn hợp bao gồm các chất như sắt, mangan,… và một lượng xút dư thừa do quá trình dung hòa, tách quặng Alumin. Đây là hợp chất vô cùng độc hại. Sự vận chuyển bùn đỏ trong các lưu vực sông còn làm tăng độ đục của các dòng chảy ảnh hưởng đến các động vật thủy sinh và các loài cây sống trong thủy vực. Lượng chất lơ lửng trong dòng chảy cao cũng làm cho tốc độ bồi lắng tại nơi các cửa sông gia tăng làm cạn đáy sông thay đổi dòng chảy có thể gây xói lở bờ sông trên các đoạn xung yếu. Nước dòng chảy mặt trong khu vực khai thác tuyển quặng bauxite Quá trình khai thác và vận chuyển quặng Bauxite từ các điểm quặng đến nhà máy tuyển sẽ gây ra ô nhiễm không khí do bụi và các khí thải bởi phương tiện giao thông. Với công suất Alumin như ở nhà máy Nhân Cơ là 600.000 tấn /năm, tương đương với lượng quặng thô cần khai thác là 3 triệu tấn / năm. Ước tính hằng ngày sẽ có khoảng 400 chuyến xe vận chuyển quặng đến nhà máy tuyển rửa. Với đặc thù của đất đỏ Tây Nguyên và mùa khô kéo dài trong 6 tháng; các khu dân cư xung quanh sẽ bị bao trùm bởi bụi đất đỏ Bazan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Quá trình khai thác quặng bauxite tạo ra lượng bụi lớn đi vào không khí II. Các biện pháp bảo vệ môi trường trog khai thác bauxite của các nước trên thế giới. 1. Giải quyết vấn đề bùn đỏ. Một số nước như Pháp, Áo xử lý bùn đỏ bằng cách đổ ra gần biển. Nước biển và bùn đỏ có thể chung sống bền vững với nhau. Ở Việt Nam, các chuyên gia của COMECON trước đây cũng đã tính tới phương án đưa quặng từ Tây Nguyên xuống Bình Thuận để tuyển và sản xuất alumina, để đưa bùn đỏ ra biển. Nhưng chi phí sẽ rất cao (phải vận chuyển không công gần 70% khối lượng), nên dự án không khả thi. Chôn cất bùn đỏ, chi phí cao. Dự án ở Aughinsh ở Izland với diện tích 78ha (giai đoạn 2) triển khai trong các năm 2008-2010 sẽ tiêu phí hết 60 triệu USD . Dự án Euralumina (ở Ý) mở rộng bể chứa bùn đỏ gần bờ biển triển khai giai đoạn 2008-2010 sẽ tiêu tốn 81,5 triệu USD. Đáng chú ý, công ty TenCate của Mỹ đã đưa ra công nghệ Geotube® lưu giữ bùn đỏ trong các túi đặc biệt. Trên cơ sở đó, Canada đã đầu tư 226,8 triệu USD để xây dựng một nhà máy chuyên sản xuất túi đựng bùn đỏ công suất 80.000 tấn/năm (dự kiến hoàn thành cuối 2008). Rusal cũng dự tính sẽ dùng các túi Geotube này để đựng bùn đỏ. 2. Giải pháp xanh (trồng cỏ vetiver). Vetiver? Ðây là loại cây lưu niên, chỉ cần chăm sóc tối thiểu là nhanh chóng hình thành hàng rào dày đặc chịu hạn hán và ngập lụt tốt. Phần lớn rễ cỏ vetiver mọc thẳng xuống ít nhất ba mét.Do bộ rễ phát triển mạnh thành chùm, đan xen trong đất và có thể chịu lực bằng 1/6 lần so với bê-tông nên hàng rào vetiver có tác động đệm rất tốt, chống được xói mòn nếu đặt theo đường đồng mức với khoảng cách nhất định. Ngoài việc là một hàng rào bảo vệ hiệu quả, cỏ vetiver còn có thể giải phóng được năng lượng từ dòng xoáy của nước lũ tạo thành dải bờ kè thiên nhiên bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng rất hiệu quả và rẻ, giúp bảo vệ các công trình đập, kênh, đường bộ, sông hồ thủy điện không bị bồi lấp, chống lũ lụt, hạn chế dòng chảy mất mùa trên diện rộng, cả thiện chất lượng nước thải và nước ô nhiễm. Công dụng bảo vệ môi trường trong khai thác bauxite. Phủ xanh lớp đất thô, tăng độ bền cho đất, chống sói mòn, mang lại vẽ mỹ quan cho khu vực khai thác bauxite. Phương phápThiết kế đường bao(VENEZUELA). Đánh giá khảo sát địa điểm cần khôi phục. Lấy mẫu đất đem phân tích. Những yếu tố cần quan tâm : trạng thái tồn tại của dòng nước trong khu vực, sự ổn định của đất, mái dốc. Đây là những yếu tố cần thiết để xây dựng đường bao. Khoảng cách giữa các đường bao là từ 0.8 – 1.0m. Bản thiết kế đường bao vetiver của venezuela [1] Thi công Công nhân đang thi công [3] III. Khả năng ứng dụng các giải pháp bảo vệ môi trường của nước ngoài và biện pháp bảo vệ môi trường của Việt Nam. Khả năng ứng dụng các công nghệ bảo vệ môi trường của nước ngoài vào Việt Nam. Trồng cỏ Vetiver. Cỏ vetiver du nhập vào Việt Nam năm 1999, và được sữ dụng nhiều trong các lĩnh vực chống sạt lỡ, xói mòn, phủ xanh. Giá thành tương đối rẻ, sức sống tốt, phương pháp thi công tương đối đơn giản. Nên đây là phương pháp hữu hiệu mà Việt Nam có thể học hỏi của thế giới. Giải quyết vấn đề bùn đỏ. Đây là công đoạn khó khăn, cần huy động ngồn vốn lớn, Khả năng rủi ro cao. Việt Nam là một đất nước còn khá nghèo nên việc giải quyết vấn đề này còn khá nan giải: Phương pháp chuyển bùn ra biển (Pháp, Áo) : do địa thế vùng khai thác bauxite Việt Nam nằm ở Tây Nguyên cách xa biển nê việc vận chuyển bùn ra biển hết sức khó khăn, và tốn kém. Nên phương pháp này không khả thi. Chôn cất bùn (Aughinsh ở Izland): Có thể thực hiện tại chỗ không cần vận chuyển. Chi phí tương đối cao. Đây là phương pháp tốt mà Việt Nam nên sử dụng. Sử dụng túi chứa Bauxite (công ty TenCate của Mỹ ) : Việt Nam chưa có công nghệ sản xuất loại túi này, nếu đầu tư xây dựng và mua công nghệ thì không đủ kinh phí. Có thể nhập sản phẩm về sử dụng, nếu giá thành rẻ. 2. Biện pháp bảo vệ môi trường của Việt Nam. a. Đối với bụi trong không khí: Do đặc điểm của công tác ngoải trời trong khoảng không gian rộng, quá trình khai thác tạo thành bụi đất là chủ yếu nên trong khai trường cần có các giải pháp kỹ thuật như sau để tránh bụi lan truyền: Sử dụng các loại bom nước bắn vào không khí trong khu vực đang khai thác, có sự hoạt động của các phương tiện xe múc, xe ben. Dùng nước tưới lên các khu vực đang thực hiện công tác khai khoáng. Lắp đặt hệ thống phun sương trong khu vực khai khoáng. b. Đối với tiếng ồn : Là nhân tố khó khống chế triệt để trong quá trình khai thác do đặc trưng của hoạt động khai thác bằng các phương tiện cơ giới khi vận hành, nhưng có thể giảm thiểu bằng cách thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của phương tiện, không sử dụng những phương tiện quá cũ. c. Xử lý bùn đỏ : Ngoài phương pháp chôn lấp, ta có thể sử dụng các phương pháp khác như: Làm sân phơi khô và sử dụng vào mục đích trồng các loại cây thích hợp. Làm bể phân hủy bùn hiếu khí: biến vật thải thành các thành phần không độc hại. Đầu tư, nghiên cứu các dây chuyền công nghệ xử lý bùn đỏ. d. Giảm thiểu các tác động đến môi trường đất - nước. Để giảm thiểu tác động tới môi trường đất – nước cần có biện pháp xử lý tốt lượng nước thải ra trong quá trình rửa quặng và tuyển quặng. Cần đầu tư một công nghệ lắng lọc bùn, xử lý nước hiệu quả trước khi đưa ra môi trường. Nếu không thể giải quyết lượng bùn đỏ một cách triệt để hay không xử lý được phải tiến hành chôn lấp hợp lý. Phải chọn vị trí thích hợp trong các vùng thấp trũng nơi có ít dân cư. Sử dụng các loại vật liệu tấm lót để cách đáy không cho thấm tràm ra ngoài. Ngoài ra, có thể nghiên cứu các loại cây có thể sinh sống trong các vùng bùn đỏ nay để tiến hành cải tạo dần. IV. Kết luận. Dự án phát triển ngành công nghiệp bauxite ở Tây Nguyên nói chung và ở Đắk Nông nói riêng là một dự án nhằm mang lại nguồn lợi kinh tế cho việc phát triển kinh tế vùng. Tuy nó mang lại những lợi ích tức thời cho nhân dân trong khu vực, nhưng trong tương lai sẽ là một hiểm họa khôn lường trước những vấn nạn về môi trường có thể xảy trên khu vực, đôi khi có thể lan rộng trong cả khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Với điều kiện Tây Nguyên hiện nay, tình trạng thiếu nước vẫn đang là vấn đề nhức nhối, lượng năng lượng thủy điện không đáp ứng đủ. Các điều kiện về vốn, khoa học kĩ thuật, và nhân lực chưa đáp ứng thì việc xây dựng ngành công nghiệp nhôm phát triển là một dự án tham vọng lớn, trong lúc giá nhôm trên thế giới, và nhu cầu nhôm không quá cao. Với điều kiện của nước ta hiện nay khả năng xử lý các nguồn ô nhiễm trong quá trình hoạt động là không triệt để. Do vậy để không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội trong khu vực. Thiết nghĩ không nên thực hiện dự án này một cách rầm rộ trên quy mô lớn. Chỉ nên thực hiện thí điểm tại một vị trí nhất định có hệ thống quản lý chặt chẽ để đánh giá sát thực hơn những tác động mà hoạt động khai khoáng loại khoáng sản này mang lại. Tài liệu tham khảo [1] R. Luque M.Vetiver Antierosión, C. A: Av. Circunvalación Nº 129 Pinxonal Maracay ZP: 2103 Venezuela. [2] [3] O. Luque M.Fundacion Empresas Polar Vetiver Project, and Vetiver Antierosión C.A. Consultant [4]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo đề tài- Kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong khai thác bauxite của các nước và khả năng áp dụng vào Việt Nam.ppt