Kinh tế Việt Nam: Thực trạng, xu thế và tầm nhìn trung hạn

Soát xét, thay đổi chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài.  Ưu tiên tạo một số tọa độ đột phá chiến lược (tọa độ mở cho các Vùng Kinh tế trọng điểm) – các Đặc khu Kinh tế Quốc gia (thay vì cấp tỉnh)

pdf56 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế Việt Nam: Thực trạng, xu thế và tầm nhìn trung hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ VIỆT NAM: THỰC TRẠNG, XU THẾ VÀ TẦM NHÌN TRUNG HẠN TRẦN ĐÌNH THIÊN VIỆN KINH TẾ VIỆT NAM I. THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM: MỘT MÌNH “NGHẼN MẠCH”  5 năm kể từ 2008, khủng hoảng TC và suy thoái kinh tế toàn cầu đã đi qua, để lại hậu quả nặng nề; dư chấn vẫn còn, thậm chí rất mạnh, song nhìn chung, kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi.  Nhưng VN không nằm trong quỹ đạo đó: hiện nay, nền kinh tế vẫn đang trong lộ trình “xuống đáy” mặc dù xu hướng ổn định hóa đã mở ra và đà sụt giảm tốc độ tăng trưởng có vẻ đã được chặn lại.  Tình thế: Nền kinh tế Việt Nam bị “nghẽn mạch tăng trưởng” nặng nề trong khi các nền kinh tế khác trỗi dậy. RƠI VÀO BẪY “TẮC NGHẼN” TĂNG TRƯỞNG?  Từ 2005-07, tốc độ tăng trưởng của VN cao vượt trội. Nhưng từ 2008, tốc độ tăng trưởng của VN giảm dần trong khi các nước trong khu vực vượt lên. TỤT HẬU XA HƠN ĐANG TĂNG TỐC TĂNG TRƯỞNG GDP: GIAI ĐOẠN SUY GIẢM TỐC ĐỘ KÉO DÀI NHẤT 5.1 5.8 5.8 4.8 5.3 5.8 5.0 4.9 3 4 5 6 7 8 9 10 Liên Xô sụp đổ Khủng hoảng TC Đông Á Khủng hoảng TC toàn cầu ???? Real GDP Growth rate (in %) TRẠNG THÁI CƠ BẢN: ĐẾN ĐÁY?  Các mục tiêu cụ thể - ngắn hạn (kéo giảm lạm phát, tái lập ổn định, chặn đà suy giảm tăng trưởng có thể đạt được (!?).  Nhưng xu thế tổng thể vẫn chưa đảo ngược, các nhiệm vụ chiến lược (TCC, đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng sức cạnh tranh) chưa làm được gì thực chất.  Quỹ đạo cũ vẫn nguyên, dư địa CS ít, gia tăng thành tích ngắn hạn nghĩa là tiếp tục gia tăng rủi ro và nguy cơ  Có thể đã chạm đáy tăng trưởng, nhưng chưa chạm đáy “tồn kho thể chế”, đáy rủi ro, đáy lòng tin, chưa đụng đến mô hình và khả năng tiếp tục “thủng” đáy. TRẠNG THÁI CƠ BẢN: TÁI LẬP ỔN ĐỊNH VĨ MÔ TRÊN MỘT NỀN TẢNG RẤT YẾU  Dường như xu thế chung chưa thay đổi.  Nhưng 2013 đã có một điểm khác biệt căn bản: xu hướng ổn định tái lập với mức độ tin cậy cao hơn (chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia trong xếp hạng WEF tăng 5 bậc): bắt đầu “đảo chiều”?  Song đó là xu hướng tái lập ổn định vĩ mô trên một nền tảng rất yếu – nghĩa là mức độ rủi ro vẫn rất lớn 9 THÁNG: BẮT ĐẦU HỒI PHỤC  CPI 9 tháng tăng 4,63%, là mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm qua  Tăng trưởng GDP của Q.3: 5,54% (Q.2: 5%, Q.1 4,76%). Tính chung 9 tháng, GDP tăng 5,14% (cùng kỳ 2012: 5,1%). PMI 9 tháng tăng 5,4%.  XK: 96,5 tỷ USD, tăng 15,7% so cùng kỳ 2012, khu vực FDI (không dầu thô) đạt 58,5 tỷ USD, tăng 27% và chiếm 60,6% tổng XK. Kim ngạch NK: 96,6 tỷ USD, tăng 15,5%. Nhập siêu 9 tháng khoảng 124 triệu USD, bằng 0,1% tổng kim ngạch XK. DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ  Bộ TC: tổng hợp 306.290 DN đã nộp tờ khai tạm tính thuế thu nhập DN, chỉ 104.818 DN có lãi trước thuế (34,2% số DN), giảm so cùng kỳ 2012.  201.472 DN (65,8% số DN) khai lỗ, với tổng số lỗ 50.400 tỷ đồng.  Số DN phá sản, giải thể, ngừng hoạt động tăng mạnh: khoảng 42.460 (chỉ trong một quý, số đóng cửa tăng thêm hơn 17.000 DN). NGÂN SÁCH  DN hoạt động cầm chừng, NS lao đao theo. Với hơn 2/3 DN lỗ, thu thuế thu nhập DN chỉ đạt 57,9% dự toán, thấp xa mức hơn 70% dự toán cùng kỳ năm trước.  Hết Q.3, tổng thu NS đạt hơn 543 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 66,6% dự toán.  Năm đầu tiên hụt thu ngân sách nhà nước hơn 60.000 tỷ đồng NỀN TẢNG KINH TẾ YẾU  Các cơ sở tăng trưởng yếu hơn hẳn các năm trước: - Tăng trưởng tín dụng: 10 tháng 6,8% (lưu ý độ trễ tác động // lãi suất xuống thấp nhưng dòng tín dụng chưa thông vì cục máu đông nợ xấu quá lớn) - Lãi suất: Mặt bằng LS huy động giảm 2-3%; LS cho vay giảm 3-5% so đầu năm. Trần LS. cho vay ngắn hạn 9- 11,5%, trung - dài hạn 11,5- 13%. Đến cuối T.8/2013, 75% các khoản vay cũ (cuối năm 2012 là 33,4%). - Tổng đầu tư xã hội thấp (29% GDP) NỀN TẢNG KINH TẾ YẾU - 3/4 động lực tăng trưởng – k/v DNNN, k/v DNTN, k/v nông nghiệp- “yếu ga”. - Cầu rất yếu: tổng vốn đầu tư XH 6 tháng đầu năm chỉ đạt 40% KH năm; tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, loại trừ yếu tố giá, chỉ tăng 4,9% (so 6,5% cùng kỳ 2012). - Xung đột xã hội gay gắt, lòng tin thị trường, xã hội vào nhà nước, vào tương lai rất yếu (chưa từng thấy) II. CÁC VẤN ĐỀ VIỆT NAM THIẾU GÌ?  Kết cấu công nghiệp “lệch chuẩn” hiện đại: không có công nghiệp hỗ trợ  không thể kết nối mạng – chuỗi toàn cầu  Nguồn nhân lực: chất lượng thấp, thừa và thiếu đều nghiêm trọng  Lực lượng DN: thực lực yếu, liên kết thiếu tầm nhìn hạn chế , quản trị kém  Năng lực quản trị phát triển yếu (Chính phủ). CÁC VẤN ĐỀ “CÓ VẤN ĐỀ”  Nền kinh tế giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc vào khai thác tài nguyên và công nghiệp gia công, lắp ráp  Tăng trưởng “nóng”, dựa vào vốn “dễ” (tăng trưởng dựa vào – hay đánh đổi với - lạm phát)  Các lực lượng chủ thể kinh tế bị “thiết kế” sai chức năng  Hệ thống thể chế thị trường không đồng bộ, môi trường kinh doanh méo mó.  Kết cấu hạ tầng yếu kém  Hậu quả: Tăng trưởng cao kéo dài nhưng không bền vững  Khi thời cơ và thách thức hội nhập cùng ập đến thì cơ may biến thành tại họa, vận hội biến thành nguy cơ 1. “BẪY” GIÁ TRỊ GIA TĂNG THẤP, PHỤ THUỘC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ SẢN XUẤT GIA CÔNG, LẮP RÁP KHUYẾN KHÍCH “TẬN KHAI”  Trong 3 năm 2005-08, các ĐP cấp gần 3.500 giấy phép khai thác mỏ, gấp 7 lần số TƯ cấp trong 12 năm. Một "thủ phạm“ khiến số giấy phép tăng đột biến là “phân cấp”.  Số DN tham gia hoạt động khai thác mỏ tăng từ 427 (2000) lên đến gần 2.000 hiện nay  Xi măng: 7 năm (2005- 2011), năng lực SX tăng 3 lần (65 tr. tấn)  Gia lai: có 21 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đi vào vận hành và còn chờ 92 công trình thủy điện vừa và nhỏ. Già nửa số này (65) nằm trên sông Ba thuộc Gia Lai.  4 tỉnh Quảng Nam, TT- Huế, Kontum và Đắc Nông có gần 150 dự án thủy điện lớn nhỏ đã, đang và sẽ triển khai.  Lao Cai: 123 dự án thủy điện. Riêng dòng Suối Hoa của Sapa: 5 dự án  “Vàng tặc”, “thiếc tặc”, “cát tặc”, “lâm tặc” là những cách diễn đạt mô hình tăng trưởng “tận khai” và phản ánh sự bất lực thể chế. KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ: TỤT HẠNG Nguồn: SCImago Institutions Rankings (Tây Ban Nha) 2. TĂNG TRƯỞNG “NÓNG”, DỰA VÀO VỐN “DỄ”, LẠM PHÁT CAO VÀ RỦI RO LỚN Tín dụng so GDP 1995-2010: Thần kỳ Việt Nam VỐN DỄ, ĐẦU TƯ TRÀN LAN, CÁI GÌ CŨNG LÀM NHƯNG KHÔNG LÀM ĐƯỢC CÁI GÌ Trong nền kinh tế quy mô 120 tỷ USD (2011), có: 100 cảng biển, trong đó có 20 cảng «quốc tế» 100 NHTM, hàng trăm Cty TC, Cty Chứng khoán 22 sân bay, 8 sân bay quốc tế (NB: GDP 5.000 tỷ USD, 4 sân bay quốc tế) 15 KKT ven biển, 28 KKT cửa khẩu, 2 KCX, 285 KCN, 670 cụm CN. Trong 11 năm (1998-2009), thêm 304 trường ĐH, CĐ, HV (mỗi tháng thêm 2,5 trường); 1 khu đô thị mới/tháng Trả giá cơn say tăng trưởng  Tổng dư nợ toàn hệ thống NH : 3,0 triệu tỷ VNĐ. Lãi suất cho vay năm 2012: 15%/năm.  Năm 2011-12, nền kinh tế trả lãi suất 40-45.000 tỷ đồng/tháng (= 2,0-2,2 tỷ USD) mỗi năm phải trả 24-25 tỷ USD lãi suất !!!  DN đóng cửa:150.000 trong 2,5 năm 1/2011-6/2013 và 450.000 DN giảm 30-40% công suất hoạt động. 3. HỆ THỐNG THỊ TRƯỜNG KHÔNG ĐỒNG BỘ, MÔI TRƯỜNG KINH DOANH KHÔNG BÌNH ĐẲNG BỨC TRANH TỔNG QUÁT  Hiểu sai cấu trúc thị trường (tính hệ thống, logic hình thành – phát triển, điều kiện tiền đề về pháp lý).  Chính sách và thực tiễn phát triển các thị trường: chỉ “chú trọng” phát triển các thị trường đầu cơ, phục vụ người có tiền (TTCK, TT BĐS); bỏ rơi các thị trường cơ sở (TT đất đai, TT lao động, v.v.).  Kết quả: sau 25 năm, hệ thống thị trường không đồng bộ ít phân bổ nguồn lực đúng, chi phí giao dịch quá lớn;  Hệ quả: 15 năm nỗ lực đột phá để hình thành thể chế TT đồng bộ nhưng không thành công. ĐIỂN HÌNH: THỊTRƯỜNG ĐẤT ĐAI, TTCK THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI  Là TT nguồn lực – đầu vào quan trọng nhất của nền kinh tế nông nghiệp chuyển đổi, gắn với đời sống của 90 triệu dân;  Là TT tài sản chuyển đổi lớn nhất.  Là TT ít được quan tâm phát triển nhất, dù được sửa luật nhiều nhất, cơ sở pháp lý cho vận hành và phát triển yếu nhất.  Là TT méo mó, tham nhũng nhiều nhất, gây xung đột xã hội mạnh nhất. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN  Là TT có “đẳng cấp” cao nhất [vùng “đặc quyền”, “vượt luật”]  Là TT bùng nổ mạnh nhất (do gắn với các nguồn tài sản chuyển đổi quan trọng nhất: đất đai và DNNN).  Nối trực tiếp với hệ thống NH, tạo khả năng “lái và hút” các nguồn tài chính (công và tư) phục vụ đầu cơ  Là TT liên kết đầu cơ chặt chẽ với TT đất đai – BĐS (TT kém PT nhất)  Bong bóng và sụp đổ 4. CẤU TRÚC SAI CHỨC NĂNG CỦA CÁC LỰC LƯỢNG CHỦ THỂ THỊ TRƯỜNG SAI CHỨC NĂNG  DNNN gánh vác (được trao) 4 “sứ mệnh lịch sử cao cả”: - Bảo đảm giữ định hướng XHCN - Trụ cột thực hiện CNH, HĐH - Công cụ điều tiết vĩ mô - “Quả đấm thép” >< nguyên lý phân công chức năng của kinh tế thị trường  Ít sử dụng lao động  Hưởng nhiều đặc quyền – độc quyền, gây méo mó môi trường kinh doanh  Hiệu quả sử dụng vốn thấp  Ít cạnh tranh (“gà CN”)  Tham nhũng, lãng phí, thất thoát tài sản quốc gia  Làm hư hỏng cơ chế, bộ máy và con người 5. KẾT CẤU HẠ TẦNG YẾU KÉM QUY MÔ NỀN KINH TẾ VÀ NHU CẦU ĐẦU TƯ  GDP 120 tỷ USD (2011) = 1.300 USD/người = 3% Singapore; 5% Nhật Bản; 21% Malaysia, 37% Thailand và 43% TQ.  Tỷ lệ tích lũy cao: 35-42% nhưng khối lượng nhỏ (40 tỷ USD). [GDP Singapore 2011 là 280 tỷ USD]  Vốn đầu tư KCHT: 10% GDP = 10 tỷ/năm (2006-2011) nhưng khả năng NS chỉ 1 tỷ USD/năm  Cung - cầu cực kỳ căng thẳng. Muốn có nhiều nhưng thực lực yếu. Tùy thuộc vào cách “đắp chăn và co chân” CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG  ĐH IX: Chiến lược 2001-2010: hoàn thành XD nền tảng cho CNH, HĐH (hàm ý: hoàn thành XD CSHT cho “cất cánh”).  Ưu tiên đầu tư. Đã làm được không ít công trình.  Nhưng: đường không thông, điện thiếu, đô thị ngập, cảng biển ròng “local”, tắc nghẽn, KCN tràn lan, chỉ lấp đầy 40% với đa số dự án công nghệ thấp. Nhưng: đầu tư dàn trải, không cái nào xong đúng hạn, chất lượng thấp, giá thành đội lên cao do chủ trương XHH tùy tiện (thu phí giao thông tràn lan) SÁNG TẠO – KHÔNG GIỐNG AI – NGHỊCH LÝ Đường Láng - Hòa lạc: Đại lộ ngoài ruộng Chi phí và mục tiêu  Làm đường nối Thủ đô với một quả núi (5.500 tỷ 7.900 tỷ)  Nghịch lý của loài người: Làm đường tốt để cấm đi nhanh (bắn tốc độ)  Chi phí XD đường cao tốc ở Mỹ: 5,8 triệu USD/1 km, 4 làn xe (2002 xe); TQ (2003-06): 3,7 triệu USD; Indonesia (2007): 5,5 triệu USD/km. Đường cao tốc TP.HCM-Trung Lương (2010): 9,9 triệu USD/km; TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây: 18,3 triệu USD/km (trừ chi phí cầu và đền bù đất, chi phí vẫn là 13,5 triệu USD/km; Bến Lức – Long Thành: 28,2 triệu USD/km. Không tính chi phí xây cây cầu và bồi thường đất, thì chi phí dự án vẫn là 16,8 triệu USD/km). 6. TẦM NHÌN, NĂNG LỰC QUẢN TRỊ PHÁT TRIỂN HẠN CHẾ THIẾU CƠ SỞ ĐỂ XÁC LẬP TẦM NHÌN VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC  Sự thiếu tường minh của định hướng chiến lược (công thức: KTTT định hướng XHCN)  Tính không rõ ràng của mục tiêu phát triển (về cơ bản trở thành nước CN theo hướng hiện đại).  Thiếu cơ sở để dự báo, xây dựng chiến lược (thông tin không công khai minh bạch)  Thiếu hệ thống tư vấn chiến lược (“nền khoa học công chức”)  Thiếu cơ chế phản biện dân chủ ĐỘ TIN CẬY CỦA SỐ LIỆU  Số liệu tăng trưởng GDP các tỉnh gấp đôi tăng trưởng GDP toàn quốc, và cả hai đều là số liệu chính thức - sự thực ở đâu?  Sai số hàng trăm ngàn đơn vị (hộ nghèo, số công chức không hoàn thành nhiệm vụ, số người có việc làm mới, v.v.) hay hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng (nợ xấu, thu chi ngân sách, v.v.) trong các báo cáo là bình thường.  Logic số liệu không được giải trình rõ ràng: tăng trưởng TD, đầu tư - GDP; DN đóng cửa và LĐ thất nghiệp; GDP/người tăng, hộ nghèo giảm, và mô hình tăng trưởng dựa mạnh vào vốn đầu tư TỶ LỆ THẤT NGHIỆP ĐÔ THỊ GIẢM MẠNH (!?)  Số DN đóng cửa 2011- 6/2013: khoảng 135.000  450.000 DN đang hoạt động giảm ít nhất 30% công suất,≈ 150.000 DN đóng cửa  Trung bình mỗi DN có 20 LĐ (VCCI) Ước tính ít nhất 5,5 triệu LĐ mất việc làm.  Hàng năm, có khoảng 1,4 triệu LĐ mới có việc làm HỆTHỐNG PHÂN CẤP – PHÂN QUYỀN KHÔNG PHÙ HỢP  Thiết kế chức năng nhà nước trong nền KT thị trường lệch  Chính phủ - bộ “chủ quản”: chia cắt, xung đột lợi ích và không thể phối hợp  Địa bàn kinh tế manh mún, lợi ích bị chia cắt theo HC.  Thiếu cấu trúc vùng và thể chế quản lý vùng.  Cơ chế vận hành bị chi phối bởi “chủ nghĩa thành tích” và “lợi ích cục bộ” (chiều ngang) [theo nguyên lý NS “mềm” và “GDP tỉnh”]  Các TĐKTNN và sự chi phối của “nhóm lợi ích” (chiều dọc) HỆTHỐNG KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM VÀ KHÔNG THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM  Hệ thống chạy theo dự án, đầu tư tràn lan, không thể quản lý và kiểm soát.  Hệ thống chạy theo thành tích “ảo”  Hệ thống không theo thiết kế theo chức năng, không chịu trách nhiệm “tập thể”, không rõ trách nhiệm cá nhân (hội chứng “cần làm rõ”)  Chế độ tiền lương sai.  Không có cơ quan giám sát độc lập TÁI CƠ CẤU KINH TẾ: CHƯA CÓ HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC - Đầu tư: chưa đụng đến cốt lõi cơ chế vận hành NSNN (NS “mềm”, phân cấp, v.v.) - NH: Nợ xấu và sở hữu chéo: vẫn còn nguyên - Các Tập đoàn KTNN: đề án trên giấy, không thể đồng khởi, vẫn y nguyên yếu kém - Bộ máy nhà nước: không hề suy suyển bộ máy biên chế thừa và hệ thống lương thiếu - đói -  Cách tiếp cận và hệ giải pháp tái cơ cấu có vấn đề: không khả thi? CAM KẾT WTO VÀ HỆ THỐNG GIÁ CẢ  Cam kết WTO: phát triển kinh tế thị trường  Thực tế trái ngược: - Ròng các biện pháp hành chính – ngắn hạn - Các loại giá cơ bản (năng lương [điện, than, xăng dầu], đất đai, lãi suất, lương) đều phi thị trường. - Cải cách khu vực DNNN và NN hầu như không có bước tiến đáng kể nào  Hệ quả: nền kinh tế khó hội nhập, không thể hội nhập hiệu quả, bị suy giảm tăng trưởng và gia tăng bất ổn. CPI VÀ TỶ GIÁ DANH NGHĨA Chỉ có sự tương quan rất nhỏ giữa CPI và NEER. 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 CPI (%) 8.4 6.6 12.6 19.89 6.52 11.75 18.58 6.81 NEER (VND/USD) 15739 16054 16010 17433 18472 19498 20024 20850 0 5000 10000 15000 20000 25000 0 5 10 15 20 25 CPI (%) NEER (VND/USD) HẬU QUẢ: CƠ CẤU KINH TẾ MÉO MÓ, KHÓ KHẮC PHỤC  Mãi không có nền công nghiệp hỗ trợ đúng nghĩa Không thể định hình chân dung công nghiệp và định vị kinh tế Việt Nam trong hệ thống kinh tế toàn cầu  DN Việt Nam khó lớn, khó tham gia và tiến lên trong chuỗi sản xuất toàn cầu.  Nền Công nghiệp Việt Nam lệ thuộc đầu vào nhập khẩu nặng nề - lệ thuộc một nước  Nền thương mại nhiều rủi ro (cửa khẩu Móng Cái) “FDI hóa”: xu hướng thay đổi tương quan (2000 vs 2012, %) TƯƠNG QUAN NỘI LỰC – NGOẠI LỰC: CÓ VẤN ĐỀ?  Xu hướng thay đổi nhanh tương quan khu vực nội địa và nước ngoài là có thật  Xu hướng ấy là bình thường - tích cực hay bất thường – tiêu cực trong những năm qua, khi DN nội địa “hy sinh” quá nhiều và yếu đi quá nhanh?  Nguyên nhân: kìm hãm thể chế, trói buộc đối với khu vực DN trong nước.  Có vấn đề về đường lối phát triển, tư duy chiến lược hay chỉ là sai sót chiến thuật (chính sách cụ thể)? TÌNH THẾ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN  Tâm lý kiếm tiền “dễ” ăn sâu  Khuynh hướng đầu cơ chi phối  Lượng vốn lớn bị chôn trong nợ xấu do đầu cơ tài sản  Mong muốn bơm tiền để cứu nhanh tài sản lấn át  Nợ xấu nhiều và NH ít có động lực bơm tiền cho sản xuất kinh doanh III. DỰ BÁO VÀ ĐỀ XUẤT 2013: XUỐNG ĐÁY NHƯNG CHƯA THOÁT ĐÁY  Đáy tăng trưởng: không có – hay có quá ít cơ sở để tăng trưởng GDP 2013 cao hơn 2012: tăng trưởng tín dụng, lực NS, DN, nông nghiệp, sức cầu thị trường đều yếu hơn 2012.  Chưa nhúc nhích tái cơ cấu: chưa thay đổi quỹ đạo. Càng tăng “tốt” kiểu cũ, càng xấu cho tương lai TRIỂN VỌNG KẾ HOẠCH 5 NĂM  Đã qua 3/5 thời gian KH.  Triển vọng phục hồi kinh tế rất chậm (thực lực yếu, chậm hành động, thể chế kém hiệu lực) Trong 2 năm còn lại, hướng tới mục tiêu nào – dốc sức để đạt chỉ tiêu KH đã trở nên rất khó khả thi hay chuẩn bị cơ sở cho cuộc bứt phá sau 2015? Có nên quan tâm đến khôi phục ngắn hạn theo cơ chế cũ hay ưu tiên cải cách thể chế, đẩy mạnh tái cơ cấu? TƯƠNG LAI TRƯỚC MẮT: THOÁT ĐÁY, HAY NẰM YÊN, HAY TIẾP TỤC “NGHẼN MẠCH”  Nguồn lực tăng trưởng ở đâu? – Lực DN, lực NSNN, Khu vực NN-NT?  Nguồn lực cải cách thể chế, tái cơ cấu ở đâu?  Chương trình Tái Cơ cấu? – Có khả thi và có khả năng hiện thực hóa? Câu trả lời: Chưa rõ ràng. Nghĩa là khả năng tiếp tục “nghẽn mạch” là cao nhất (đáy tụt hậu xa hơn) ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP  Quan điểm chỉ đạo: ưu tiên cải cách (đổi mới lần 2), tập trung “đột phá” tái cơ cấu kiểu khác (ít mục tiêu, tạo lòng tin)  Ưu tiên trực tiếp: xử lý nợ xấu – biện pháp chính: Nhà nước – Chính phủ trả nợ DN  Đột phá hệ thống giá: giá than – điện  cải cách lương trong khu vực Nhà nước ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP  Tái cơ cấu đầu tư công: tập trung sửa Luật NS - chuyển sang hệ thống NS “cứng”, ưu tiên áp dụng Luật Ngân sách hàng năm.  Tái Cơ cấu DNNN: tập trung Tái Cơ cấu chỉ 2-3 TĐKTNN, nhanh (6 tháng), theo cách “từ trên xuống”, sau đó, mở rộng (2 năm).  Tái cơ cấu NGÂN HÀNG: tập trung giải quyết triệt để vấn đề sở hữu chéo (2 năm) ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRUNG HẠN  Soát xét, thay đổi chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài.  Ưu tiên tạo một số tọa độ đột phá chiến lược (tọa độ mở cho các Vùng Kinh tế trọng điểm) – các Đặc khu Kinh tế Quốc gia (thay vì cấp tỉnh) ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC  Hiến pháp sửa đổi: - Quan điểm bình đẳng các thành phần kinh tế (không có thành phần kinh tế “chủ đạo”: - Quan điểm đất đai đa sở hữu trong nền kinh tế (phân biệt với đất đai – lãnh thổ chủ quyền quốc gia).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinhtevietnamthuctrangxuthe_4337.pdf
Luận văn liên quan