Kỹ năng giám sát, kỹ năng giảng dạy và năng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghề tại tỉnh Nghệ An: cơ sở xây dựng chương trình tăng cường

Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đánh giá kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của giảng viên tại 3 trƣờng cao đẳng nghề của tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu này cũng nhằm xây dựng chƣơng trình tăng cƣờng giúp giảng viên khắc phục những hạn chế, tồn tại liên quan đến kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của giảng viên. Phạm vi của nghiên cứu tập trung vào đánh giá của đối tƣợng điều tra về kỹ năng giám sát, bao gồm kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ với mọi ngƣời, kỹ năng khái niệm và về kỹ năng giảng dạy, bao gồm kỹ năng sƣ phạm, kỹ năng tƣ vấn, kỹ năng quản lý lớp và kỹ năng đánh giá. 186 giảng viên đƣợc chọn ngẫu nhiên từ 348 giảng viên đang công tác t ại 3 trƣờng cao đẳng nghề của tỉ nh Nghệ An. Phƣơng pháp tính trung bình trọng số (TBTS) đƣợc sử dụng để phân tích đánh giá của các đối tƣợng điề u tra về kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của giảng viên. Mô hình hồi quy tuy ến tính đa bi ế n đƣợc sử dụng đế phân tích m ối tƣơng quan giữa kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy với năng lực chuyên môn của giảng viên. Phần mềm EXCEL đƣợc sử dụng để phân tích kế t quả theo các phƣơng pháp th ống kê trên.

pdf26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ năng giám sát, kỹ năng giảng dạy và năng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghề tại tỉnh Nghệ An: cơ sở xây dựng chương trình tăng cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC SOUTHERN LUZON PHILIPPINES ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VIỆT NAM NCS. NGUYỄN TRƯỜNG GIANG KỸ NĂNG GIÁM SÁT, KỸ NĂNG GIẢNG DẠY VÀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI TỈNH NGHỆ AN: CƠ SỞ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ii Công trình được thực hiện tại: TRUNG TÂM LIÊN KẾT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: TS. Apolonia A. Espinosa Phản biện 1:……………………………………………. Phản biện 2:……………………………………………. Phản biện 3:……………………………………………. Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Đại học Thái nguyên họp tại:…………………………………………… Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 Có thể tìm luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia; - Trung tâm Học liệu, Đại học Thái Nguyên; - Thƣ viện Trung tâm Liên kết Đào tạo Quốc tế; - Thƣ viện Đại học Southern Luzon, Philippines. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Để có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải phát triển một hệ thống đào tạo nghề có khả năng cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến đổi của môi trƣờng có trình độ toàn cầu hóa ngày càng cao. Đồng thời có khả năng thƣờng xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ lao động của đất nƣớc. Đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm qua, do sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, sự chỉ đạo của Chính phủ và sự cố gắng của các cấp, các ngành công tác dạy nghề đã từng bƣớc đƣợc đổi mới và phát triển đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Hệ thống và mạng lƣới dạy nghề đã bắt đầu đƣợc đổi mới và phát triển, chuyển từ hệ thống dạy nghề trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Các cơ sở dạy nghề đƣợc phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Đến nay trong cả nƣớc có 1328 trƣờng, trung tâm dạy nghề (trong đó có 153 trƣờng cao đẳng nghề, 307 trƣờng trung cấp nghề, 868 trung tâm dạy nghề. Quy mô dạy nghề tăng nhanh, nhƣng đội ngũ giáo viên dạy nghề chƣa đáp ứng kịp, đặc biệt là kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của giáo viên 2 còn yếu. Hiện nay cả nƣớc chỉ có 04 trƣờng đại học sƣ phạm kỹ thuật ( Hƣng Yên, Nam Định, Vinh; TP Hồ Chí Minh); 01 trƣờng cao đẳng sƣ phạm kỹ thuật ( Vĩnh Long) và một số khoa sƣ phạm kỹ thuật thuộc các trƣờng đại học có đủ khả năng đào tạo bồi dƣỡng giáo viên dạy nghề. Nhƣng cơ cấu ngành nghề các trƣờng này còn hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc các ngành nghề đang phát triển của xã hội. Những hạn chế về năng lực, quy mô đào tạo của các trƣờng dẫn đến tình trạng không đáp ứng đủ yêu cầu về số lƣợng đội ngũ giáo viên dạy nghề cho các trƣờng; nhiều giáo viên có trình độ nhƣng hạn chế về kỹ năng giám sát, kỹ năng giảng dạy đặc biệt là các giáo viên trẻ. Xuất phát từ thực tế trên, ngƣời nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy nghề của các trƣờng cao đẳng nghề tỉnh Nghệ An. Với nguyện vọng cuối cùng là xây dựng đƣợc một chƣơng trình tăng cƣờng. CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Nền tảng nghiên cứu Giám sát đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý tổ chức của cơ sở giáo dục. Một tổ chức không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu ngƣời lãnh đạo giám sát, quản lý hƣớng tới các mục tiêu đề ra. Lãnh đạo nhà trƣờng và đội ngũ giảng viên là những ngƣời chịu trách nhiệm về các hoạt động của nhà trƣờng. Chính đội ngũ lãnh đạo và giảng viên là những ngƣời tạo nên những thay đổi, chuyển biến hƣớng tới phƣơng pháp, kinh nghiệm học tập hiệu quả. Kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy tốt của lãnh đạo và giảng viên của nhà trƣờng để có ảnh hƣởng lớn tới học sinh, sinh viên và những yêu cầu then chốt. 5 Phát triển dạy nghề là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn xã hội. Đây là một nội dung quan trọng của kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia và chiến lƣợc đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng, các cơ sở dạy nghề, các trung tâm mà sử dụng lao động và ngƣời lao động để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của lao động thị trƣờng. Để đạt đƣợc mục tiêu này, cần có đủ số lƣợng giảng viên dạy nghề đào tạo phù hợp với cấu trúc của mỗi cấp độ khác nhau. Giảng viên cần phải có kỹ năng giám sát và kỹ năng sƣ phạm. Các chƣơng trình cần thiết để đạt đƣợc điều này cần đƣợc thiết kế trên cơ sở mô- đun, với mục tiêu cung cấp chƣơng trình đào tạo giảng viên tích hợp và tƣơng thích với các yêu cầu về trình độ của đất nƣớc, khu vực và quốc tế. Dựa trên các cơ sở nói trên, nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiêu cứu, điều tra về kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của giảng viên các trƣờng cao đẳng nghề tại tỉnh Nghệ An nhằm từ đó xây dựng đƣợc một chƣơng trình tăng cƣờng. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đánh giá kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của giảng viên trong mối tƣơng quan với năng lực chuyên môn thực tế của đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng nghề tại tỉnh Nghệ An và trên cơ sở kết quả nghiên cứu xây dựng đƣợc một chƣơng trình tăng cƣờng. Các câu hỏi nghiên cứu tập trung vào: (1) Đánh giá kỹ năng giáo sát của giảng viên dƣới góc độ: i. Kỹ năng kỹ thuật; ii, Kỹ năng quan hệ với mọi ngƣời; và 8 Igwe (2001) lƣu ý rằng giám sát bao gồm cả đánh giá, quản lý chất lƣợng phục vụ mục đích phát triển và cải tiến chƣơng trình đào tạo và cơ sở hạ tầng. Để đạt đƣợc điều này, một số nhiệm vụ cụ thể của ngƣời giám sát trong một trƣờng học hiện đại đã đƣợc xác định là a) giúp Hiệu trƣởng hiểu hơn về học sinh, sinh viên; b) giúp giảng viên và các cá nhân trong việc phát triển nghề nghiệp; c) tạo ra tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm; d) tận dụng và phát huy tốt hơn tài liệu giảng dạy; e) nâng cao phƣơng pháp giảng dạy; f) nâng cao khả năng đánh giá của giảng viên đối với các tiêu chuẩn của mình; g) lập kế hoạch để cải tiến chƣơng trình giảng dạy. 2.2. Kỹ năng kỹ thuật Donnelly (1987) đƣợc trích dẫn bởi Gunay (2000) xác định kỹ năng kỹ thuật nhƣ khả năng sử dụng các công cụ, quy trình hoặc các kỹ thuật của một lĩnh vực chuyên môn. Giảng viên phải có kỹ năng kỹ thuật đủ để thực hiện các công việc đƣợc giao. Mặt khác, Yulk (1994) đƣợc trích dẫn bởi Gunay xác định kỹ năng kỹ thuật nhƣ kiến thức về phƣơng pháp, quy trình, thủ tục và kỹ thuật để tiến hành một hoạt động chuyên ngành, và khả năng sử dụng các công cụ và thiết bị có liên quan đến hoạt động đó. Nghiên cứu đƣợc của Sanvictores năm 1989 đƣợc trích dẫn bởi Gunay (2000) phát hiện ra rằng các giảng viên thích mức độ cao nhất về hiệu suất và năng lực khi lãnh đạo nhà trƣờng áp dụng phƣơng pháp “Ideal Style Administrator” thể hiện sự cống hiến cao nhất có thể cho mọi ngƣời và sự nghiệp giáo dục. Nghiên cứu này cho thấy hiệu suất của giảng viên có ảnh hƣởng rất lớn bởi những việc nhƣ giao tiếp thích hợp với cấp trên, chế độ khen thƣởng, chƣơng trình đánh giá hiệu suất định kỳ, tham gia vào hoạch định, xây dựng chính sách nhà trƣờng, tổ chức các chƣơng trình và hoạt động, và đo lƣờng 9 hiệu suất của giảng viên, và mối quan hệ với mọi ngƣời và nhân cách của giảng viên. 2.3. Kỹ năng quan hệ với mọi người Yulk (1994) đƣợc trích dẫn trong nghiên cứu của Gunay năm 2000 xác định các kỹ năng quan hệ với mọi ngƣời là kiến thức về hành vi con ngƣời và các quá trình giao tiếp, khả năng hiểu đƣợc cảm xúc, thái độ và động cơ của những ngƣời khác với những gì họ nói và làm (sự nhạy cảm xã hội), khả năng giao tiếp rành mạch, hiệu quả và khả năng thiết lập mối quan hệ hiệu quả và mang tính chất hợp tác. Glickman (1998) đề xuất một số kỹ năng quan hệ con ngƣời mà các hiệu trƣởng và giảng viên có thể hỗ trợ học sinh, sinh viên trong việc tăng và duy trì hiệu quả học tập. Một hiệu trƣởng thành công cần phát triển sự hài lòng trong công việc của giảng viên để xây dựng năng lực. Hiệu trƣởng thực hiện nhiệm vụ, vai trò tƣ vấn, hƣớng dẫn cho giảng viên và học sinh. Hiệu trƣởng có khả năng thích nghi với sự khác nhau của cấp trên, đồng nghiệp và cấp dƣới của mình. Hiệu trƣởng cần phải đƣa ra các ý kiến mang tính chấn chỉnh cũng nhƣ khen ngợi phù hợp. Hiệu trƣởng nên có ý kiến tƣ vấn về những vấn đề trong giảng dạy. Hiệu trƣởng cần phải có khả năng kêu gọi sự hợp tác của giảng viên và học sinh, sinh viên. Trong trƣờng hợp không hài lòng hoặc không đồng ý với việc gì đó, hiệu trƣởng cũng cần phải biết cách kiểm soát tốt tâm lý. 2.4. Kỹ năng khái niệm Stoner (1997) định nghĩa kỹ năng khái niệm nhƣ khả năng tinh thần nhằm phối hợp và tích hợp tất cả các lợi ích và các hoạt động của tổ chức. Nó liên quan đến khả năng của lãnh đạo trong việc hiểu làm thế nào sự thay đổi trong bất kỳ khâu nào có thể ảnh hƣởng đến toàn bộ tổ chức. Một nhà lãnh đạo cần có đủ kỹ năng khái niệm để nhận ra các yếu tố khác nhau trong trƣờng hợp nào đó có mối quan 11 viên tham gia vào các hoạt động; duy trì đƣợc thái độ học tập sáng tạo, tích cực của học sinh; thƣờng xuyên giao tiếp, trao đổi với học sinh, sinh viên, phụ huynh và đồng nghiệp; thể hiện đƣợc khả năng duy trì và phát triển các mối quan hệ giữa giảng viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh; phối kết hợp với các lực lƣợng giáo dục khác trong xã hội tổ chức các hoạt động cho học sinh; và thực hiện các nghiên cứu khoa học và giáo dục nhằm phát triển bản than và nâng cao chất lƣợng dạy và học. 2.6. Kỹ năng sư phạm Kỹ năng sƣ phạm là nghệ thuật và khoa học trong giảng dạy. Giảng viên tốt biết sử dụng một loạt các phƣơng pháp giảng dạy khác nhau vì thực tế không có phƣơng pháp nào lại có thể phù hợp với mọi tình huống. Chiến lƣợc khác nhau đƣợc sử dụng trong các cách kết hợp khác nhau với các nhóm học sinh khác nhau để cải thiện kết quả học tập của họ. Một số phƣơng pháp giảng dạy phù hợp khi dạy kỹ năng nhất định và các lĩnh vực của kiến thức nào đó hơn những phƣơng pháp khác. Một số phƣơng pháp khác lại phù hợp hơn với phƣơng pháp và khả năng học của những sinh viên nào đó. Phƣơng pháp sƣ phạm, kết hợp một loạt các phƣơng pháp giảng dạy có hỗ trợ sự tham gia của trí tuệ, sự kết nối với thế giới rộng lớn hơn, môi trƣờng lớp học hỗ trợ và công nhận sự khác biệt cần đƣợc thực hiện trên tất cả các bài học kinh nghiệm và các môn học. Thực hành sƣ phạm mang lại lợi ích cho học sinh, sinh viên, giảng viên và cộng đồng nhà trƣờng - nó cải thiện sự tự tin của học sinh và giảng viên và góp phần giúp họ hiểu đƣợc mục đích đến trƣờng; nó xây dựng sự tự tin của cộng đồng về chất lƣợng dạy và học trong trƣờng (Monoranjan Bhowmik và cộng sự, tháng 01, 2013). 2.7. Kỹ năng tư vấn Theo Hall (2003), tƣ vấn là sự sử dụng thuần thục và nguyên tắc của một mối quan hệ để tạo điều kiện tự biết, chấp nhận tình cảm 14 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại 3 trƣờng cao đẳng nghề tại tỉnh Nghệ Anh vào tháng 9 năm 2013, bao gồm: Trƣờng Cao đẳng nghề Thƣơng mại và Du lịch Nghệ An, Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Đức và Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Hàn. 3.2. T ng mẫu, mẫu và phư ng pháp chọn mẫu Phư ng pháp thống kê Nội dung Phư ng pháp Nguồn số liệu Kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của giảng viên Trung bình trọng số Số liệu điều tra Năng lực chuyên môn của giảng viên Trung bình Số liệu thứ cấp Mối quan hệ tƣơng quan giữa kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy với năng lực chuyên môn của giảng viên Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Số liệu điều tra và số liệu thứ cấp Tổng mẫu gồm 348 giảng viên đang công tác tại 3 trƣờng cao đẳng nghề. Trên cơ sở công thức của Slovin với sai số là 5%, số mẫu đƣợc chọn là 186. Số mẫu này đƣợc chọn ngẫu nhiên theo tỉ lệ tƣơng ứng với tổng mẫu tại các trƣờng. 17 Chú giải: 3,25 - 4,00 (Rất đồng ý (SA) / Rất hài lòng (VS)); 2,50 - 3,24 Đồng ý (A) / Hài lòng (S)); 1,75 - 2,49 ( hông đồng ý (D) / Không hài lòng (U)); và 1,00 – 1,74 (Rất không đồng ý (SD) / Rất không hài lòng (VU)) Bảng 4.2 cho thấy giảng viên Trƣờng Cao đẳng nghề Thƣơng mại và Du lịch Nghệ An cảm thấy hài lòng với kỹ năng sƣ phạm (WM: 2,95), kỹ năng tƣ vấn (WM: 2,93), kỹ năng quản lý lớp (WM: 3,01) và kỹ năng đánh giá (WM: 2,95). Bảng 4.2 cũng cho thấy giảng viên Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Đức cảm thấy hài lòng với với kỹ năng sƣ phạm (WM: 3,08), kỹ năng tƣ vấn (WM: 3,23), kỹ năng quản lý lớp (WM: 3,08) và kỹ năng đánh giá (WM: 3,03). Hơn nữa, Bảng 4.2 cho thấy giảng viên Trƣờng Cao đẳng Việt Hàn cảm thấy rất hài lòng với kỹ năng tƣ vấn (WM: 3,29) và kỹ năng đánh giá (WM: 3,27). Những giảng viên nà cảm thấy hài lòng với kỹ năng sƣ phạm (WM: 3,05) và kỹ năng quản lý lớp (WM: 2,96) 4.3. Năng lực chuyên môn Bảng 4.3. Năng lực chuyên môn của giảng viên Trường Cao đẳng nghề Thư ng mại và Du lịch Nghệ An Đánh giá Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Xuất sắc 7 7 8 Tốt 32 34 35 Khá 18 16 14 20 Bảng 4.5. cho thấy trong năm học 2012-2013, 10 giảng viên (tăng 01 so với năm học 2010-2011) đƣợc đánh giá có năng lực chuyên môn xuất sắc, 48 giảng viên (tăng 02 giảng viên so với năm học 2010-2011 và giảm 03 so với năm học 2011-2012) đƣợc đánh giá có năng lực chuyên môn tốt và 20 giảng viên đƣợc đánh giá khá. 4.4. Quan hệ tư ng quan giữa kỹ năng giám sát, kỹ năng giảng dạy và năng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghề Bảng 4.6. Quan hệ tư ng quan giữa kỹ năng giám sát, kỹ năng giảng dạy và năng lực chuyên môn của giảng viên Trường Kỹ năng giám sát Kỹ năng giảng dạy Pearson r p-value Pearson r p-value Trƣờng Cao đẳng nghề Thƣơng mại và Du lịch Nghệ An -0,214 0,109 -0,127 0,348 Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Đức 0,045 0,752 0,172 0,228 Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Hàn 0,070 0,540 0,303 0,007 Có mối tƣơng quan giữa kỹ năng giảng dạy với năng lực chuyên môn của giảng viên công tác tại Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Hàn. Đối với các biến khác, mối tƣơng quan không đáng kể. 21 CHƯƠNG 5. TÓM TẮT, KẾT QUẢ, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ kết quả trình bày tại Chƣơng IV, nhà nghiên cứu đƣa ra tóm tắt, kết quả, kết luận và kiến nghị, cụ thể nhƣ sau. 5.1. Tóm tắt Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đánh giá kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của giảng viên tại 3 trƣờng cao đẳng nghề của tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu này cũng nhằm xây dựng chƣơng trình tăng cƣờng giúp giảng viên khắc phục những hạn chế, tồn tại liên quan đến kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của giảng viên. Phạm vi của nghiên cứu tập trung vào đánh giá của đối tƣợng điều tra về kỹ năng giám sát, bao gồm kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ với mọi ngƣời, kỹ năng khái niệm và về kỹ năng giảng dạy, bao gồm kỹ năng sƣ phạm, kỹ năng tƣ vấn, kỹ năng quản lý lớp và kỹ năng đánh giá. 186 giảng viên đƣợc chọn ngẫu nhiên từ 348 giảng viên đang công tác tại 3 trƣờng cao đẳng nghề của tỉnh Nghệ An. Phƣơng pháp tính trung bình trọng số (TBTS) đƣợc sử dụng để phân tích đánh giá của các đối tƣợng điều tra về kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của giảng viên. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến đƣợc sử dụng đế phân tích mối tƣơng quan giữa kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy với năng lực chuyên môn của giảng viên. Phần mềm EXCEL đƣợc sử dụng để phân tích kết quả theo các phƣơng pháp thống kê trên. 5.2. Kết quả Trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu đã đạt đƣợc các kết quả sau: (1) Kỹ năng giám sát của giảng viên Trƣờng Cao đẳng nghề Thƣơng mại và Du lịch Nghệ An Kỹ năng kỹ thuật TBTS = 3,2 (hài lòng) Kỹ năng quan hệ với mọi ngƣời TBTS = 3,4 (rất hài lòng) Kỹ năng khái niệm TBTS = 2,88 (hài lòng) (2) Kỹ năng giảng dạy của giảng viên Trƣờng Cao đẳng nghề Thƣơng mại và Du lịch Nghệ An Kỹ năng sƣ phạm TBTS = 2,95 (hài lòng) h. Tồn tại mối quan hệ tƣơng quan không đáng kể giữa kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy với năng lực chuyên môn của giảng viên. Kiến nghị Dựa trên các kết quả và kết luận nghiên cứu, những kiến nghị sau đƣợc đƣa ra: Chƣơng trình tăng cƣờng đƣợc xây dựng và đề xuất trong nghiên cứu cần đƣợc xem xét áp dụng tại các trƣờng cao đẳng nghề đƣợc lựa chọn nghiên cứu. Một số khía cạnh cụ thể nhƣ khả năng sử dụng, thích ứng và liên quan của chƣơng trình tăng cƣờng có thể đƣợc thực hiện nghiên cứu thêm. Các tham số khách liên quan đến kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy có thể đƣợc thực hiện tại các nghiên cứu tƣơng tự trong tƣơng lai. Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu: Những nghiêu cứu thêm, sâu hơn về sự khác biệt về kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy khi các giảng viên trƣờng cao đẳng nghề đƣợc nhóm theo thông tin về nhân khẩu (giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, bằng cấp…); Một số khía cạnh cụ thể nhƣ khả năng sử dụng, thích ứng và liên quan của chƣơng trình tăng cƣờng có thể đƣợc thực hiện nghiên cứu thêm; Các tham số khác liên quan đến kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy có thể đƣợc thực hiện tại các nghiên cứu tƣơng tự trong tƣơng lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_nang_giam_sat_ky_nang_giang_day_va_nang_luc_chuyen_mon_cua_giang_vien_cac_truong_cao_dang_nghe_tai_tinh_nghe_an_co_so_xay_dung_chuong_trinh_tang_cuong_3986.pdf
Luận văn liên quan