Kỹ thuật trồng lạc

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam Lạc và đậu tương là cây công nghiệp , cây thực phẩm ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao được dùng làm thực phẩm cho người và thức ăn cho chăn nuôi, đồng thời còn là cây cải tạo đất tốt và là mặt hàng nông sản suất khẩu quan trọng đem lại lợi nhuận cao. Chính vì vậy cây lạc và đậu tương đang là một trong 10 chương trình ưu tiên phát triển của nước ta. Từ năm 1990 trở lại đây diện tích, năng suất, sản lượng lạc và đậu tương đã không ngừng tăng lên. Đối với cây lạc diện tích tăng từ 201.400 ha năm 1990 lên 243.900 năm 2000 (21,1%), năng suất tăng 37,1% và sản lượng tăng 65,6%; đối với cây đậu tương diện tích tăng 11,2%, năng suất tăng 46,8% và sản lượng tăng 63,9%. Có được sự tăng trưởng nhảy vọt về năng suất là nhờ vào những đóng góp tích cực của công tác giống và các chủ trương chính sách hỗ trợ sản xuất của Trung Ương và Địa phương, ý thức tiếp thu tiến bộ kỹ thuật của đông đảo bà con nông dân. Về cây lạc: 1. Công nghệ mới trong chọn tạo giống: - Nhập công nghệ từ nước ngoài (nhập nội giống) Nhập công nghệ tiến tiến từ nước ngoài để cải tiến, áp dụng phục vụ phát triển sản xuất, đời sống xã hội đang là một trong những vấn đề mà được Đảng và Nhà nước quan tâm khuyến khích. Xuất phát từ quan điểm trên, trong thời gian qua trong khuôn khổ chương trình Đậu đỗ Quốc gia đã nhập nội hàng nghìn mẫu giống với các đặc tính quí, trong đó có những giống đặc biệt xuất sắc như: Năng suất cao (L14, L15, L02, LVT ); Giống có thời gian sinh trưởng ngắn (Chico, JL24, L05, ); Giống có chất lượng xuất khẩu cao (L08), Giống kháng bệnh héo xanh vi khuẩn (MD7, ); giống kháng bệnh lá cao (ICGV87157, ICGV 87314). Một số giống nhập nội đã góp phần quan trọng trong công tác cải tiến giống trong nước. Một số giống khác đã được tuyển chọn trực tiếp và hiện nay đang phát triển rộng ngoài sản xuất trên qui mô hàng vạn ha như: L.02, L14, LVT, L05, MD7 Hiện tại các giống nhập từ Trung Quốc tỏ ra có nhiều ưu điểm nổi bật như năng suất cao, khả năng chịu thâm canh cao và chống chịu sâu bệnh khá. Bảng 1. Một số giống lạc nhập nội đang được sản xuất phát triển

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2963 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cây lạc (Arachis hypogea) Phân loại khoa học Giới (regnum): Plantae Ngành (divisio): Magnoliophyta Lớp (class): Magnoliopsida Bộ (ordo): Fabales Họ (familia): Fabaceae Phân họ (subfamilia): Faboideae Tông (tribus): Aeschynomeneae Chi (genus): Arachis Loài (species): A. hypogaea Tên hai phần Arachis hypogaea L. ạc, còn được gọi là đậu phộng hay đậu phụng (danh pháp khoa học: Arachis hypogaea), là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Nam Mỹ. Từ "lạc" có lẽ bắt nguồn từ chữ Hán "hoa lạc sinh" mà có người cho rằng người Hán đã phiên âm từ "Arachis". Bài này còn rất sơ khai. Bạn có Chi Lạc (danh pháp khoa học: Arachis) là một chi của khoảng 70 loài thực vật có hoa sống một năm và lâu năm trong họ Đậu (Fabaceae) và có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ. Ít nhất có một loài với tên gọi là lạc (Arachis hypogaea), có giá trị như một loài cây cung cung lương thực có tầm quan trọng toàn cầu; một vài loài khác được trồng với quy mô nhỏ tại Nam Mỹ. Các loài trong chi Arachis, bao gồm cả lạc, bị ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, bao gồm Ochropleura plecta, Discestra trifolii và Agrotis segetum. [sửa] Các loài Arachis appressipila Arachis archeri Arachis batizocoi Arachis benensis Arachis benthamii Arachis brevipetiolata Arachis burchellii Arachis burkartii Arachis cardenasii Arachis chiquitana Arachis correntina Arachis cruziana Arachis cryptopotamica Arachis dardani Arachis decora Arachis diogoi Arachis douradiana Arachis duranensis Arachis giacomettii Arachis glabrata Arachis glandulifera Arachis gracilis Arachis guaranitica Arachis hatschbachii Arachis helodes Arachis hermannii Arachis herzogii Arachis hoehnei Arachis hypogaea (lạc) Arachis ipaensis Arachis kempff-mercadoi Arachis kretschmeri Arachis kuhlmannii Arachis lignosa Arachis lutescens Arachis macedoi Arachis magna Arachis major Arachis marginata Arachis martii Arachis matiensis Arachis microsperma Arachis monticola Arachis oteroi Arachis palustris Arachis paraguariensis Arachis pietrarellii Arachis pintoi Arachis praecox Arachis prostrata (Grassnut) Arachis pseudovillosa Arachis pusilla Arachis repens Arachis retusa Arachis rigonii Arachis setinervosa Arachis simpsonii Arachis stenophylla Arachis stenosperma Arachis subcoriacea Arachis sylvestris Arachis trinitensis Arachis triseminata Arachis tuberosa Arachis valida Arachis vallsii Arachis villosa Arachis villosulicarpa Arachis williamsii MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI TRONG CHỌN TẠO VÀ NHÂN GIỐNG GÓP PHẦN THÚC ĐẨY SẢN XUẤT  LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG Ở VIỆT NAM (Trong khuôn khổ hệ thống giống Quốc gia 2000 - 2002) TS. VS. Trần Đình Long                                                                                                                    Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam Lạc và đậu tương là cây công nghiệp , cây thực phẩm ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao được dùng làm thực phẩm cho người và thức ăn cho chăn nuôi, đồng thời còn là cây cải tạo đất tốt và là mặt hàng nông sản suất khẩu quan trọng đem lại lợi nhuận cao. Chính vì vậy cây lạc và đậu tương đang là một trong 10 chương trình ưu tiên phát triển của nước ta. Từ năm 1990 trở lại đây diện tích, năng suất, sản lượng lạc và đậu tương đã không ngừng tăng lên. Đối với cây lạc diện tích tăng từ 201.400 ha năm 1990 lên 243.900 năm 2000 (21,1%), năng suất tăng 37,1% và sản lượng tăng 65,6%; đối với cây đậu tương diện tích tăng 11,2%, năng suất tăng 46,8% và sản lượng tăng 63,9%. Có được sự tăng trưởng nhảy vọt về năng suất là nhờ vào những đóng góp tích cực của công tác giống và các chủ trương chính sách hỗ trợ sản xuất của Trung Ương và Địa phương, ý thức tiếp thu tiến bộ kỹ thuật của đông đảo bà con nông dân. Về cây lạc: 1. Công nghệ mới trong chọn tạo giống:    -  Nhập công nghệ từ nước ngoài (nhập nội giống) Nhập công nghệ tiến tiến từ nước ngoài để cải tiến, áp dụng phục vụ phát triển sản xuất, đời sống xã hội đang là một trong những vấn đề mà được Đảng và Nhà nước quan tâm khuyến khích.  Xuất phát từ quan điểm trên, trong thời gian qua trong khuôn khổ chương trình Đậu đỗ Quốc gia đã nhập nội hàng nghìn mẫu giống với các đặc tính quí, trong đó có những giống đặc biệt xuất sắc như: Năng suất cao (L14, L15, L02, LVT…); Giống có thời gian sinh trưởng ngắn (Chico, JL24, L05,…); Giống có chất lượng xuất khẩu cao (L08), Giống kháng bệnh héo xanh vi khuẩn (MD7,…); giống kháng bệnh lá cao (ICGV87157, ICGV 87314). Một số giống nhập nội đã góp phần quan trọng trong công tác cải tiến giống trong nước. Một số giống khác đã được tuyển chọn trực tiếp và hiện nay đang phát triển rộng ngoài sản xuất trên qui mô hàng vạn ha như: L.02, L14, LVT, L05, MD7… Hiện tại các giống nhập từ Trung Quốc tỏ ra có nhiều ưu điểm nổi bật như năng suất cao, khả năng chịu thâm canh cao và chống chịu sâu bệnh khá. Bảng 1. Một số giống lạc nhập nội đang được sản xuất phát triển Tên giống Mức độ cho phép TGST (ngày) Năng suất (tạ/ha) Tỷ lệ nhân (%) KL. 100 hạt (g) L02  Giống Quốc Gia 1998 125 - 135 30 - 50 68 - 72 60 - 65 LVT  Giống Quốc Gia 1997 120 - 125 30 - 35 70 - 72 50 - 55 L05  Khu vực hóa 2000 105 - 110 25 - 30 76 - 78 50 - 55 MD7  Khu vực hóa 2000 120 - 125 30 - 35 70 - 73 55 - 60 L14  Khu vực hóa 2001 120 - 125 40 - 50 70 - 73 60 - 65 L08  Khảo nghiêm Quốc Gia 120 - 135 25 - 30 73 - 75 65 - 70 L18  Khảo nghiệm Quốc Gia 125 - 130 55 - 70 69 - 71 65 - 70    - Lai tạo và đột biến:    Từ những nguồn vật liệu nhập nội, nhiều giống mới đã được cải tiến thông qua việc lai tạo và đột biến như: + Lai hữu tính: Giống lạc L.03 là sản phẩm được chọn tạo từ tổ hợp lai giữa Sen Nghệ An/ICGV 87157 cho năng suất cao từ 30 - 35 tạ/ha, Khối lượng hạt 50 - 55 g/100 hạt, chất lượng xuất khẩu tốt, kháng bệnh lá cao hơn hẳn giống địa phương Sen nghệ An. Giống đã được khu vực hóa năm 2000 và hiện nay phát triển tốt ở Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tây… Giống lạc L12: được chọn tạo từ tổ hợp lai giữa V79/ ICGV87157. Giống L12 có nhiều ưu điểm đã được cải tiến như quả to, vỏ mỏng, năng suất cao từ 35 - 45 tạ/ha. Giống có khả năng chịu hạn khá, thích hợp cho vùng nước trời. Hiện nay giống đã và đang được phát triển trên qui mô hàng 100 ha ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Phú Thọ, Hà Tây… Giống lạc L19: Là sản phẩm của tổ hợp lai giữa L15/ V79 có nhiều triển vọng như: năng suất cao từ 45 - 50 tạ/ha, vỏ mỏng như V79, khối lượng hạt 60-65 g/100hạt, màu vỏ lụa đẹp, tỷ lệ nhân cao, kháng bệnh lá khá. Giống có khả năng mở rộng cho vùng nước trời. Giống Lạc VD5: Sản phẩm công nghệ của tổ hợp lai ICGV88396/USA54 cho năng suất cao từ 30 - 35 tạ/ha, thích hợp cho các tỉnh phía Nam. + Đột biến: Giống V79  đột biến từ Bạch Sa. Giống cho năng suất khá 20 - 25 tạ/ha, tỷ lệ hạt/quả cao 73 - 76%, chịu hạn tốt, thích hợp cho các vùng đất khó khăn. Hiện nay, giống phát triển tốt ở các tỉnh thuộc Duyên Hải Miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế). Giống 4329: Đột biến từ  Hoa-17. Giống phát triển tốt ở các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tây, năng suất khá 25 - 30 tạ/ha. Giống 332: Đột biến từ Sen Lai. Giống có ưu điểm vỏ mỏng, thích hợp cho vùng Đồng Bằng Sông Hồng, năng suất đạt từ 25 - 30 tạ/ha. 2. Qui trình kỹ thuật trồng lạc vụ Thu - Đông để làm giống * Giống: Hiện nay, các giống L14, MD7, L05, LVT, L02, L08… có năng suất cao cần được nhân giống trong vụ Thu - Đông để đáp ứng nhu cầu sản xuất đại trà. Giống phải có độ thuần cao. * Chọn đất: Lạc Thu - Đông trồng được trên các chân đất có thành phần cơ giới nhẹ dễ tưới tiêu nước, trong các công thức luân canh cây trồng như: Lạc Xuân - Lúa mùa cực sớm - Lạc Thu Đông hoặc Lúa Xuân - Đậu tương Hè - Lạc Thu Đông/Ngô đối với đất 2 màu + 1 lúa; Lúa Xuân - Lúa mùa sớm - Lạc Thu Đông/Ngô, đối với đất 2 lúa + 1 màu. Lạc Xuân - Vừng/đậu xanh - Lạc Thu Đông/ khoai lang đối với đất cát ven biển. Ngô/lạc Xuân - Ngập nước - Ngô/lạc Thu Đông. * Làm đất: Cày sâu, bừa nhỏ tơi xốp và nhặt sạch cỏ dại trước khi rạch hàng. * Thời vụ gieo: Từ 25/8- 15/9. * Phân bón: Đạm urea 50 - 60 kg/ha + Lân super 400 - 450 kg/ha + Kali  100 - 120 kg/ha + Vôi bột 400 - 500 kg/ha + Phân chuồng 5 - 10 tấn/ha. * Lượng giống cần cho 1 ha: Trước khi gieo nên kiểm tra lại sức nảy mầm. Nếu hạt có tỷ lệ nảy mầm đạt trên 85% thì lượng giống cần 220 kg lạc vỏ/ha. Muốn đảm bảo mật độ cây, sau khi bóc vỏ chọn hạt có kích cỡ đồng đều, sạch bệnh để gieo. * Kích thước luống và mật độ trồng: Kích thước luống và mật độ gieo phải tuân thủ theo qui trình hướng dẫn nếu không sẽ không phù hợp với kích cỡ ni lông đã sản xuất. Hiện nay chúng tôi thường khuyến cáo nên sử dụng loại ni lông có đường kính ống rộng 60 cm cho mặt luống rộng 1m và đường kính ống 35 cm cho mặt luống rộng 50 - 55 cm. Độ dày ni lông từ 0,007 -  0,01mm (Đảm bảo 1kg ni lông có thể phủ được 100 m2. Đất ruộng dễ bị ngập úng hoặc có thể chủ động tưới  khi hạn cần lên luống rộng 80 - 85 cm cả rãnh), rãnh cao 20 - 25 cm, đảm bảo mặt luống rộng 50 - 55 cm được chia thành 2 hàng dọc theo chiều dài luống. Đất bãi ven sông có thể lên luống rộng 1,3 m (cả rãnh), rãnh cao 15 - 20 cm, đảm bảo mặt luống rộng 1,0 m được chia thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống. Bước 1. Sau khi lên luống rạch hàng sâu 10 - 15 cm. Bước 2. Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, đạm, lân, kali vào hàng đã rạch sẵn, sau đó lấp phân và san phẳng mặt luống. Bước 3. Dùng thuốc trừ cỏ Achetochlor hoặc Ronsta 50% (0,75 - 1,0 kg/ha) phun đều lên mặt luống. Bước 4. Dùng cuốc gạt nhẹ đất ở hai bên mép luống đã lên sẵn về phía rãnh rồi phủ nilon căng phẳng trên mặt luống sau đó dùng cuốc vét đất ở rãnh ập nhẹ vào hai bên mép luống để cố định nilon đồng thời làm sạch gọn đất ở rãnh. Bước 5. Sau khi phủ nilon xong, mặt luống 1m được chia thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống. Đối với luống rộng 50 - 55 cm chia thành 2 hàng cũng dọc theo chiều dài luống sau đó tiến hành đục lỗ nilon theo kích thước hốc cách hốc 20 cm, gieo 2 hạt/hốc ở độ sâu 3 - 4 cm và phủ kín đất. Lạc trồng bằng kỹ thuật che phủ nilon không cần xới xáo, làm cỏ nhưng cũng phải chú chăm sóc để đạt năng suất cao hơn.  - Nếu thời tiết khô hạn cần tưới nước vào rãnh để nước ngấm đều rồi thảo cạn.  Ngoài độ ẩm cần thiết khi gieo hạt, hai thời kỳ cần tưới là trước khi lạc ra hoa (thời kỳ 6 - 7 lá) và thời kỳ làm quả. - Phòng trừ sâu bằng sumidicin 0,2% nếu có.Vụ thu - đông lạc dễ nhiễm bệnh đốn đen, gỉ sắt  nên chú ý phun phòng bệnh lá  bằng dùng thuốc Daconil, Anvil, Bayleton 0,1 - 0,3% hoặc có thể dùng Zinhep 0,2%, boocđô, Bavistin 0,2 - 0,3% phun lần một sau gieo 45 - 50 ngày và lần hai cách lần một 15 ngày để ngăn ngừa bệnh hại lá làm rụng lá sớm giảm  năng chín của lạc. - Phòng trừ sâu bằng sumidicin 0,2% khi cần thiết. * Thu hoạch chế biến và bảo quản hạt giống: Để đảm bảo chất lượng hạt giống, cần thu hoạch lạc đúng độ chín (khi quả già đạt khoảng 80% tổng số quả trên cây), trong điều kiện độ ẩm đồng ruộng cao cần thu hoạch vào giai đoạn lạc chín sinh lý (trước thu hoạch 5 - 7 ngày so với lạc thương phẩm). Sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, lạc cần được phơi hoặc sấy khô ngay, đảm bảo độ ẩm 10 - 12%. Giống cần được làm sạch và bảo quản nơi khô ráo.  Về cây đậu tương: 1. Công nghệ mới trong chọn tạo giống: Trong 10 năm trở lại đây, có hàng loạt giống đậu tương được nhập từ nước ngoài, thích nghi tốt trong điều kiện Việt Nam. Một số được chọn tạo từ các tổ hợp lai hữu tính và sử lý đột biến. Có thể phân chia thành các nhóm giống chính như sau: - Các giống thích hợp cho vụ Xuân:  + VX92 (mã số K.6871) Thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày. Giống có hoa màu trắng, hạt màu vàng sáng, khối lượng 100 hạt từ 14-16 gam, năng suất trung bình 18 - 22 tạ/ha. Trong điều kiện thâm canh có thể đạt 30 tạ/ha. + TL57 (ĐT95/VX93): TGST 100 - 110 ngày, hoa trắng, hạt vàng, khối lượng 100 hạt 15 - 16 gam, năng suất từ 15 - 20 tạ/ha. + ĐN-42 (ĐH4/VX93): TGST 90 - 95 ngày, hoa tím, hạt tròn, vàng sáng, khối lượng 100 hạt 13 - 14 gam, năng suất từ 14 - 16tạ/ha. + AK06 (chọn từ dòng 55) TGST 93 - 95 ngày, hoa tím, hạt có màu vàng sáng, khối lượng 100 hạt 16 - 18 gam, năng suất từ 25 - 30 tạ/ha. + ĐT2000 (nghập từ Đài Loan). TGST 100 - 110 ngày, là giống thâm canh, hoa tím, cây to cuáng, ít đổ, nhiều đốt (18 - 22 đốt/cây), số quả 3 hạt chiếm tới 30%, khối lượng 100 hạt 14 - 15 gam, năng suất từ 30 - 35 tạ/ha  Trong điều kiện thâm canh có thể đạt 40 tạ/ha. -  Bộ giống thích hợp cho vụ hè: + M103 (đột biến từ V70): TGST 85 ngày, hoa tím,  hạt sáng vàng, khối lượng 100 hạt 18 - 20 gam, năng suất từ 17 - 20 tạ/ha. Trong điều kiện thâm canh có thể đạt 30 tạ/ha. Chú ý: nếu ở giai đoạn 5 lá, tiến hành ngắt ngọn sẽ cho năng suất cao. + DT84 (đột biến từ dòng lai 8-33): TGST 80 - 85 ngày, hoa tím, hạt sáng vàng, khối lượng 100 hạt 18 - 22 gam. Với mật độ 25 - 30 cây/m2 tiềm năng năng suất từ 15 - 30 tạ/ha. + ĐT93 ( dòng 821/ 134 Nhật bản). TGST 80 - 82 ngày, hoa tím, quả khi chín có màu vàng, có từ 9 - 10 đốt, khối lượng 100 hạt 13 - 14 gam. Có thể trồng trong vụ hè giữa hai vụ lúa, năng năng  suất từ 15 - 18 tạ/ha. + ĐT12 (Nhập nội từ Trung Quốc): Là giống cực ngắn:  Vụ Hè từ 71 - 71 ngày, rất thích hợp trong vụ Hè giữa 2 vụ lúa. Có hoa màu trắng, lá hình tim nhọn, hạt vàng, rốn nâu, quả chín có màu nâu xám. Vỏ hạt màu vàng sáng, tỷ lệ quả 3 hạt cao từ 20 - 40%. Khối lượng 100 hạt 17 - 19 gam, năng suất từ 17 - 20 tạ/ha. Trong điều kiện thâm canh có thể đạt 23 tạ/ha. Đặc biệt tốt nhất trong vụ Hè, có thể trồng Xuân muộn và vụ Thu Đông. -  Bộ giống cho vụ Thu Đông: + VX93: Mã số K.7002): Có hoa màu trắng, TGST 85 - 90 ngày, phân cành khoẻ, quả khi chín có màu nâu. Hạt vàng sáng, khối lượng 100 hạt 15 - 16 gam, năng  suất đạt từ 16 - 20 tạ/ha. Trong điều kiện thâm canh đạt 25 tạ/ha. Đây là gióng có khả năng chịu rét, thích hợp cho vụ Thu Đông ở Đồng Bằng Bắc Bộ, thích hựop vụ Hè ở các tỉnh miền núi như: Trùng Khánh, Cao Bằng. + AK05 (Chọn từ dòng G-2261) Có hoa màu trắng, TGST 90 - 95 ngày, cây cao 40 - 45 cm, với mật độ 40 - 45 cây/m2, khối lượng 100 hạt đạt từ 13 - 15 gam, năng suất đạt từ 16 - 23 tạ/ha. + DT95 (Đột biến từ AK04): TGST 90-97 ngày, cây cao 55 - 65 cm, Hạt có màu vàng sáng rốn nâu đen, khối lượng 100 hạt đạt từ 15 - 16 gam, chống đổ trung bình có khả năng chịu lạnh, năng suất biến động từ 15 - 30 tạ/ha. + D96-02 (ĐT74/ĐT92): TGST 95 - 110 ngày, cây cao 65 cm, có hoa màu tím, lá màu xanh đậm, hạt có màu vàng nhạt, khối lượng 100 hạt đạt từ 15 - 18 gam, chống đổ trung bình có khả năng chịu lạnh, năng suất biến động từ 15 - 18 tạ/ha. + ĐT21 (nhập nội từ Australia): TGST 95 - 100 ngày, có hoa màu tím, lá màu xanh đậm, nhiều quả/cây, 18 - 45 quả, tỷ lệ quả 3 hạt cao, hạt màu vàng, khối lượng 100 hạt đạt từ 20 - 22 gam, chịu hạn và chống sâu bệnh hại tốt. Năng suất từ 20 - 28 tạ/ha. Thích hợp cho vụ Xuân và Thu Đông ở Đồng Bằng, vụ Hè ở các tỉnh miền núi. Đổ trung bình có khả năng chịu lạnh, năng suất biến động từ 15 - 18 tạ/ha. - Bộ giống cho các tỉnh phía Nam: + Giống MTD-176: TGST 80 - 85 ngày, năng suất biến động từ 12 - 15 tạ/ha. + Giống HL25: TGST từ 80 ngày, khối lượng hạt đạt từ 12 - 14 g, năng suất đạt từ 11 - 15 tạ/ha. + Giống VDN-1. TGST 80 - 85 ngày (có thể trồng vụ Đông Xuân và vụ mùa), khối lượng hạt đạt từ 15 - 16 g năng suất có thể đạt từ 18 - 20 tạ/ha. + Giống HL-2 được công nhận giống Quốc Gia năm 2002, có TGST trong vụ Đông Xuân 78-80 ngày, năng suất đạt từ 18-20 tạ/ha, khối lượng hạt đạt từ 12 - 14g. Giống này có thể trồng vụ Hè Thu TGST 82 ngày,  năng suất có thể đạt từ 12 - 15 tạ/ha. 2. Qui trình kỹ thuật trồng giống đậu tương ĐT12 - Nguồn gốc: Nhập nội từ  miền Nam, Trung Quốc năm 1996. - Cơ quan chọn lọc: Trung tâm Nghiên Cứu Thực nghiệm Đậu Đỗ - Viện KHKTNN Việt Nam. - Đặc điểm  của giống: Sinh trưởng hữu hạn, hoa màu trắng, lông trên thân trắng, lá xanh nhạt hình tim. Cây cao 35 - 50 cm, 8 - 13 đốt, phân cành vừa phải. Qủa chín màu xám, tỷ lệ quả 3 hạt cao, vỏ hạt vàng, rốn hạt nâu nhạt, khối lượng 100 hạt 17 - 19 g, chống chịu sâu bệnh tốt. Thời gian sinh trưởng rất ngắn: 74 - 78 ngày (vụ xuân); 71 - 75 ngày (vụ hè); 74 - 78 ngày(vụ đông). Năng suất đạt 17 - 20 tạ/ha. - Kỹ thuật gieo trồng + Thời vụ ở phía Bắc: vụ xuân gieo từ 25/2 - 15/3; vụ hè từ 25/5 - 10/6; vụ đông từ 25/9 - 10/10. + Mật độ: vụ hè 35 - 40 cây/m2, vụ xuân 40 - 50 cây/m2; vụ đông 55 - 60 cây/m2. Tuy nhiên còn tùy điều kiện đất đai và trình độ canh tác mà điều chỉnh mật độ cho phù hợp. - Phân bón + Vụ xuân, đông: 30N +  60P2 O5 + 40K2O + 10 tấn phân chuồng/1ha (3 kg đạm urê + 10 kg super lân + 4 kg kali/1sào bắc bộ). + Vụ hè 20N + 30P2 O5 + 20K2O + 6 Tấn phân chuồng/1ha (2 kg đạm urê + 5 kg super lân + 2 kg kali + 250 kg phân chuồng/1sào bắc bộ). - Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, 1/2 phân Kali, 1/2 phân đạm. Bán thúc khi cây có 4 - 5 lá thật lượng phân kali, đạm còn lại. - Chăm sóc: Xới, làm cỏ đợt 1 khi cây có 2 - 3 lá. Xới cỏ kết hợp với bón phân thúc và vun gốc lúc cây có 4 - 5 lá thật. - Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi sâu bệnh phát triển trên đồng ruộng, phun thuốc phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc sâu thông dụng như Selecron, sumicidin…, theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Thu hoạch:  khi 90% số quả chín, lá rụng hết, cây khô vàng thì cắt về phơi khô, tách và làm sạch hạt.  Hạt để giống không được phơi trực tiếp trên sân gạch hoặc sân xi măng. Hạt phơi tới khi cắn không dính răng, để nguội mới cho vào bao bảo quản. 3. Kỹ thuật trồng đậu tương đông trên nền đất ướt bằng biện pháp làm đất tối thiểu Trồng đậu tương đông trên nền đất ướt sau khi thu hoạch lúa mùa sớm bằng biện pháp làm đất tối thiểu là một tiến bộ kỹ thuật giúp cho nông dân ở vùng đất thấp hai vụ lúa có thêm một vụ mầu ngắn ngày bằng cây có giá trị hàng hoá, góp phần tăn vụ, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người trồng một cách đáng kể. Qui trình kỹ thuật trồng đậu tương đông trên nền đất ướt bằng biện pháp làm đất tối thiểu: Thời vụ trồng: tốt nhất là từ  25 /9 đến 5/10. Nếu trồng muộn hơn, gặp rét lúc đậu ra hoa thời gian sinh trưởng sẽ kéo dài và năng suất thấp. Giống: Sử dụng các giống đậu tương như AK- 03, ĐT - 93, VX - 93, AK -06, ĐT -12 là những giống ngắn ngày rất thích hợp cho vụ đông ở đồng bằng Sông Hồng. Lượng hạt giống cho 1 ha là 60 kg, có tỷ lệ nẩy mầm trên 90% và thuần khiết không bị lẫn tạp. Làm đất: Trước khi gặt lúa 4 - 5 ngày rút hết nước. Gặt lúa xong đất còn đang ẩm làm đất gieo đậu ngay. Trường hợp ruộng nào gặt lúa xong đất bị khô cứng thì tát nước vào cho bão hoà, ngâm qua đêm cho đất ẩm đều để hôm sau làm đất gieo đậu. Chú ý khi cắt lúa phải cắt sát mặt đất , không được để gốc rạ quá cao. Dùng cuốc chia ruộng thành từng luống rộng 1,0 - 1,2 m ( khoảng 5 - 6 hàng lúa) sau đó lấy thanh sắt f 16 rạch hàng ngang trên mặt luống sâu 1 - 2 cm, các rạch cách nhau 30 - 35 cm. - Gieo hạt: Rắc hạt đều trên rạch cách nhau 3 - 4 cm, hoặc gieo thành hốc cách nhau 10 cm, mỗi hốc 2 - 3 hạt. - Lấp hạt : có thể dùng một trong các loại vật liệu: phân chuồng hoai, đất bột khô, tro bếp, trấu bổi,..... để lấp kín hạt ngay sau khi gieo. - Chăm sóc: - Bón phân: Do đất ướt không bón lọt được nên phải bón thúc kịp thời. Lượng phân bón cho 1 ha từ 80 - 90 kg đạm urê, 200 - 250 kg supe lân, và 80 - 90 kg clorua Kali. Bón bằng cách hoà vào nước rồi tưới cho cây làm 3 lần. Lần 1: Cây có 2 lá đơn, bón 1/3 phân đạm và 1/2 phân lân. Lần 2: Cây có 2 - 3 lá kép, bón 1/3 phân đạm, 1/2 phân lân và 1/2 phân Kali. Lần 3: Sau khi gieo 28 - 30 ngày, bón 1/3 phân đạm, 1/2 phân kali. - Phòng trừ sâu bệnh: Sau mỗi lầm bón phân thúc, kết hợp phun thuốc trừ sâu bằng các loại thuốc thông dụng như  Sumicidin, Celecron, ofatox, dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. - Tưới nước: Khoảng 10 ngày đầu sau gieo đất vẫn ẩm. Sau đó phải tưới nước vào ruộng làm cho luống đậu luôn luôn ẩm, cây đậu mới sinh trưởng tốt. Tưới 3 - 4 lầm trong cả vụ. Khi quả mẩy đến thu hoạch không cần tưới nữa. - Thu hoạch: Đậu tương đông chín lá rụng hết xuống mặt ruộng, cây khô thì chọn ngày nắng ấm thu về (cắt sát mặt đất) phơi và tách lấy hạt. Nếu làm giống thì hạt cần phải được phơi khô ròn để bảo quản cho vụ sau. Trồng đậu tương đông trên đất ướt bằng biện pháp làm đất tối thiểu là tiến bộ kỹ thuật dễ áp dụng, tốn ít công, chi phí vật tư ít mà hiệu quả kinh tế lại cao, chỉ trong vòng 3 tháng giá trị thu được tương đương một vụ lúa mùa, đời sống nông dân được cải thiện và đất đai thêm màu mỡ. Chương I: Quy định chung 1. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật 1.1. Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các vùng trồng lạc ở Nghệ An. 1.2. Quy trình kỹ thuật này đảm bảo cho việc thâm canh lạc ở Nghệ An đạt năng suất bình quân 20-25 tạ/ha/vụ đối với các giống lạc cũ ( sen lai, 75/23, sen Nghệ An), năng suất 30-35 tạ/ha/vụ đối với các giống lạc mới (L02, L08, L12, L14, LVT). 2. Yêu cầu sinh thái 2.1. Điều kiện đất đai       Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất. Do đặc điểm sinh lý của lạc, đất trồng lạc phải đảm bảo cao ráo, thoát nước nhanh khi có mưa to. Thành phần cơ giới của đất trồng lạc tốt nhất là loại đất thịt nhẹ, cát pha, để đất luôn tơi, xốp và có độ pH từ 5,5-7 nhằm thoả mãn 4 yêu cầu của cây lạc: - Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang. - Đủ ôxy cho vi sinh vật nốt sần hoạt động cố định đạm. - Tia quả đâm xuống đất dễ dàng. Dễ thu hoạch 2.2. Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là khoảng 25-300C và thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho thời kỳ nảy mầm 25-300C, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 20-300C, thời kỳ ra hoa 24-330C, thời kỳ chín 25-280C. Tích ôn hữu hiệu của lạc 2.600-4.8000C thay đổi tuỳ theo giống. 2.3. ẩm độ, lượng mưa Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc. Tuy lạc được coi là cây trồng chịu hạn, song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định. Độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70-80% độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kỳ ra hoa, kết quả (80 - 85%) và giảm ở thời kỳ chín của hạt. Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc từ khi mọc đến thu hoạch (không kể thời kỳ nảy mầm) là 450 - 700mm. 2.4. ánh sáng Lạc là cây ngắn ngày song phản ứng với quang chu kỳ của lạc là rất yếu và đối với nhiều trường hợp là phản ứng trung tính với quang chu kỳ. Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng. Chương II: Giống lạc 1. Một số giống lạc 1.1. Giống sen lai (75/23): Được công nhận giống Quốc gia năm 1990, là giống có thời gian sinh trưởng trung bình, vụ Xuân 120 - 128 ngày, vụ Thu 105 - 115 ngày. Năng suất trung bình 16 - 24 tạ/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 35 tạ/ha. Hạt to đều, khối lượng 100 hạt 53-56 gam, phù hợp cho xuất khẩu. Chống chịu khá trong điều kiện nóng hoặc úng nhanh cục bộ. Thời kỳ cây con chịu rét khá hơn sen Nghệ An, mẫn cảm với bệnh đốm lá và rỉ sắt. 1.2.Giống V79: Được công nhận năm 1995. Dạng thân đứng, sinh trưởng khỏe, ra hoa tập trung, chiều cao cây trung bình 47-50cm. Có thời gian sinh trưởng dài hơn các giống địa phương. Vụ Xuân 128-135 ngày. Năng suất trung bình 27,9 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 30 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 48-51 gam. Khả năng chịu hạn tương đối. Trong điều kiện thâm canh cao dễ bị lốp đổ. Dễ mẫn cảm với bệnh đốm lá và rỉ sắt. Thích hợp trên đất bạc màu, thịt nhẹ, đất bãi không được bồi hàng năm, vùng phụ thuộc nước trời. 1.3. Giống 1660: Được khu vực hoá tháng 1/1995, được công nhận tiến bộ kỹ thuật tháng 1/1998. Cây cao 42-45 cm, thời gian sinh trưởng 127-133 ngày. Năng suất trung bình 16 tạ/ha, cao nhất 20-22 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 50-52 gam. Chịu nóng khá, ít bị sâu xanh gây hại. Thích hợp với đất đồi thấp, chân đất thích hợp đất thịt nhẹ, ít đầu tư. Có thể gieo trồng trong vụ Xuân và vụ Thu. 1.4. Giống L02: Được phép khu vực hoá năm 1998. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 127 ngày, vụ Thu 110 ngày. Cây cao 32 - 40cm, khối lượng 100 hạt 60-65 gam. Năng suất 30,2 - 36,5 tạ/ha. Chống bệnh héo xanh ở mức trung bình, chịu thâm canh. Chống chịu bệnh rỉ sắt, bệnh đốm nâu, đốm đen trung bình khá. 1.5. Giống MD7: Thời gian sinh trưởng 120 ngày trong vụ Xuân, sinh trưởng tốt. Cây cao 49,2 cm. Khối lượng 100 quả 139gam, khối lượng 100 hạt 51 gam, chịu hạn tốt, chịu đất ướt tốt. Năng suất 35 tạ/ha, là giống yêu cầu thâm canh. 1.6. Giống LVT: Được nhập nội từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 1992. Được công nhận tiến bộ kỹ thuật tháng 1/1998. Sinh trưởng khoẻ, phân cành trung bình, bộ lá xanh đậm. Cây cao 56 - 63cm. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 125-133 ngày, vụ Hè thu 110-120 ngày. Năng suất trung bình 19tạ/ha, cao nhất 23-26tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 52-54gam. Thích hợp trên chân đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất bãi thấp và đất đồi thấp, tránh đất thịt nặng. 1.7. Giống L14: Là giống nhập nội từ Trung Quốc được Viện KHKTNN Việt Nam bồi dục và chọn lọc từ năm 1996, được đưa vào sản xuất tại Nghệ An từ vụ Hè thu năm 2000.             Đặc điểm của giống: Thân đứng, lá xanh đậm trong gần suốt cả quá trình sinh trưởng, chống đổ tốt, kháng bệnh bạc lá cao (đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt), kháng bệnh chết ẻo (héo xanh vi khuẩn). Quả to, eo nông, có gân quả nông, vỏ lụa màu hồng.             Thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân 115-120 ngày, vụ Thu và vụ Đông 100-105 ngày. Khối lượng 100 quả 150-155 gam, trọng lượng 100 hạt 55-58 gam. Thâm canh tốt, đầu tư cân đối cho năng suất 40-45 tạ/ha. 1.8. Giống L12: Là giống được Viện KHKTNN Việt Nam lai tạo chọn ra từ tổ hợp lai V79/ICGV 87157 (1992). Đặc điểm: Ra hoa kết quả tập trung, lá xanh vàng, nhiễm bệnh đốm nâu, đốm đen, vỏ quả mỏng, nhẵn, vỏ lụa màu hồng cánh sen, chịu hạn khá trên đất bạc màu đồi vệ. Thời gian sinh trưởng 110-120 ngày trong vụ Xuân, 95-105 ngày trong vụ Thu đông. Trọng lượng 100 quả 125 - 130 gam, 100 hạt 53-55 gam. Năng suất thâm canh tốt có thể đạt 30-35 tạ/ha. 1.9. Giống L08: Nhập nội từ Trung Quốc năm 1995, được đưa vào trồng ở Nghệ An từ vụ Hè thu năm 2000. Thời gian sinh trưởng của giống 115-120 ngày. Cây cao 45-50cm, năng suất quả 32-35 tạ/ha. Khối lượng 100 hạt 60 gam, khối lượng 100 quả 163,5 gam, vỏ lụa màu hồng sáng. Giống chịu thâm canh, chống bệnh rỉ sắt, đốm lá tương đối khá. Đối với vùng đồi núi: Được cơ cấu các loại giống lạc chủ yếu sau: L12, V79, sen Nghệ An. Đối với vùng thâm canh: Được cơ cấu các loại giống lạc chủ yếu sau: sen Nghệ An đã phục tráng, sen lai 75/23, LVT, L14, L08. 2. Chọn lạc để giống Lạc được chọn trên những thửa ruộng sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh và có năng suất cao.           a) Phương pháp thứ nhất: Dùng lạc vụ Thu đông, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, không nứt nẻ, phơi được nắng để làm giống vụ Xuân. b) Phương pháp thứ hai: Dùng lạc vụ Xuân, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, hạt mẩy, phơi được nắng, không nứt nẻ, để làm giống vụ Thu đông và vụ Xuân (khi giống vụ Thu đông không cung ứng đủ cho vụ Xuân). Chương III: Kỹ thuật gieo trồng 1. Thời vụ gieo lạc Vụ Xuân: Thời gian gieo từ  20/1-25/2 hàng năm, tập trung chủ yếu từ 01-15/2. Riêng khu vực trung du và miền núi gieo sớm hơn 7-10 ngày.  Vụ Hè - thu: Gieo tốt nhất từ 1/6-15/6 và gieo ngay sau khi thu hoạch cây trồng vụ Xuân càng sớm càng tốt.  Vụ Thu - đông: Thời gian gieo từ  25/8-25/9 2. Xử lý giống và mật độ gieo. 2.1. Xử lý giống trước khi gieo. + Đất gieo lạc ẩm: Chọn hạt lạc không quá già, không quá non, không bị sâu bệnh ngâm trong nước từ 10-12 giờ. ở vụ Xuân nếu trời rét thì dùng nước ấm 40-45OC (2 sôi +3 lạnh) ngâm trong 12 giờ, sau đó ủ cho nứt mầm rồi đem gieo, không để mầm nhú dài. + Đối với đất gieo lạc khô thì không xử lý. 2.2. Mật độ gieo: Mật độ 33 cây/m2, 30cm x 10cm x 1hạt (hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 10cm, gieo 1hạt/lỗ) hoặc 30cm x 20cm x 2 hạt; ứng với lượng giống 200 kg lạc vỏ/ha đối với dùng lạc vụ Xuân để giống và từ 150-160kg/ha đối với lạc vụ Hè thu để giống. 3. Làm đất, phủ nilon, gieo hạt. * Làm đất: - Đất được cày 2-3 lần và sâu 25-30cm, cứ mỗi lần cày là 3 lượt bừa. - Đất phải nhỏ, tơi, xốp và sạch cỏ dại. - Luống lạc: + Không phủ nilon:  Rãnh sâu 15-20cm, luống rộng 2-2,5m.                     + Nếu che phủ nilon: Luống rộng 1m , rãnh giữa hai luống rộng 20cm, luống có hình lưng rùa, mỗi luống rạch 4 hàng. Riêng đối với đất dốc lên luống theo đường đồng mức để chống xói mòn và rửa trôi. * Gieo hạt: - Đối với lạc không che phủ ni lon: Sau khi làm đất, và bón lót phân thì tiến hành gieo hạt. - Đối với lạc phủ nilon tiến hành theo các bước như sau: + Trong vụ Hè thu, vụ Thu đông.             Bước 1: Sau khi lên luống, rạch hàng sâu 8-10cm. Bước 2: Bón toàn bộ phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch, sau đó lấp phân để lại độ sâu 3-4cm. Bước 3: Dùng thuốc diệt cỏ phun lên mặt luống. Bước 4: Dùng cuốc gạt nhẹ đất 2 bên mép luống đã lên sẵn về phía rãnh. Bước 5: Phủ nilon trên mặt luống sau đó vét đất ở rãnh ập nhẹ vào 2 bên mép luống để cố định nilon. Bước 6: Sau khi phủ nilon dùng dụng cụ đục lỗ theo kích thước như trên. Bước 7: Hạt giống được gieo vào lỗ đã đục sẵn, mỗi lỗ 2 hạt sâu 3-4cm. + Trong vụ Xuân: Bước 1: Sau khi lên luống rạch hàng sâu 8-10cm. Bước 2: Bón toàn bộ phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch sau đó lấp phân để lại độ sâu 3-4 cm. Bước 3: Tiến hành gieo hạt theo khoảng cách như trên sau khi đã lấp phân và chú ý phủ hạt phẳng mặt luống. Bước 4: Phun thuốc trừ cỏ lên mặt luống. Bước 5: Dùng cuốc gạt nhẹ đất 2 bên mép luống đã lên sẵn về phía rãnh. Bước 6: Phủ nilon trên mặt luống sau đó vét đất ở rãnh ập nhẹ vào hai bên mép luống để cố định nilon. Bước 7: Đục cắt nilon ngay sau khi mầm nhú ra khỏi mặt đất để cho cây trồi ra ngoài nilon. Chương IV: Chăm sóc 1. Bón phân cho lạc - Lượng phân bón + Liều lượng phân bón tính cho 1 ha lạc là: 8-10 tấn phân chuồng + 20-30kgN + 60-90kgP205 + 30-60K20. + Khi dùng phân đơn thì bón với lượng: 2,5 - 3,0 kg urê + 20 – 25 kg supe lân + 3 - 4 kg kali clorua/sào.  + Đối với cây lạc tốt nhất là dùng dùng phân hỗn hợp NPK loại 3:9:6  bón với lượng : 35- 50kg/sào . Tuỳ theo độ pH của từng loại đất để bón từ 20-30 kg vôi bột/sào. - Phương pháp bón - Đối với lạc có che phủ nilon: Bón lót toàn bộ lượng phân bón. Riêng vôi bột để lại 50% bón khi ra hoa rộ. - Đối với lạc không che phủ nilon: + Vôi bột: Bón lót 50% khi cày bừa lần cuối, 50% còn lại bón lúc lạc ra hoa rộ + Phân chuồng: Bón lót 100% sau khi cày bừa làm đất, sạch cỏ dại (trước khi rạch hàng). + Phân NPK: Bón lót 70% sau khi cày rạch hàng và được lấp kín đất rồi mới gieo. Bón thúc 30% lượng phân còn lại khi cây có 3-5 lá. 2. Tỉa dặm, xới xáo, làm cỏ - Khi lạc có 2 lá thật nên tỉa dặm để đảm bảo mật độ. - Khi lạc có 3-5 lá thật: Nhổ cỏ, xới xáo đất, kết hợp bón thúc. - Khi lạc có 9 lá thật, lạc bắt đầu ra hoa thì cuốc cỏ xới sâu 5-6cm gần gốc. - Khi lạc ra hoa rộ, bón 50% vôi còn lại và kết hợp vun gốc cho lạc. 3. Tưới nước Trong thời kỳ lạc ra hoa nếu trời không mưa thì những nơi có điều kiện tưới nước có thể tiến hành tưới theo 2 cách sau:             + Tưới phun đều ruộng lạc, ướt thấm đất.             + Tháo nước đầy các rãnh, ngập hết mặt luống thì tháo nước ra. 4. Phòng trừ sâu bệnh 4.1. Sâu hại a. Sâu xám: - Triệu chứng gây hại: Là đối tượng gây hại chính ở thời kỳ cây con, sâu thường cắn trụi lá đến cắn đứt ngang cây lạc lúc vừa mới mọc làm đứt khoảng, giảm mật độ lạc trên ruộng. - Biện pháp phòng trừ: + Bắt bằng thủ công. + Dùng các loại thuốc hoá học như Match 50ND, Sherpa 25 EC …theo liều khuyến cáo.  b.  Sâu khoang: - Triệu chứng gây hại: Phát sinh gây hại trong suốt qúa trình sinh trưởng của lạc, ở thời kỳ đầu vụ mật độ sâu cao, cắn khuyết đến trụi lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của lạc, sâu hại nặng ở giai đoạn lạc ra hoa bói trở đi, cắn trụi lá.  - Biện pháp phòng trừ: + Luân canh cây trồng và vệ sinh đồng ruộng. + Dùng bả chua ngọt để diệt trừ. + Bắt diệt bằng thủ công khi mật độ thấp. + Khi mật độ cao dùng thuốc Ofatox 40EC, Fastac theo liều khuyến cáo. c. Rệp hại lạc: - Triệu chứng gây hại: Rệp tập trung thành đám bám vào phần lá non, đọt non của lạc chích hút dịch cây làm lạc sinh trưởng kém, quăn queo, ra hoa đâm tia kém. Rệp phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết có mưa phùn, ruộng lạc ẩm ướt, rậm rạp. - Biện pháp phòng trừ:             + Vệ sinh đồng ruộng và bón phân cân đối.             + Dùng thiên địch để diệt trừ.             + Khi rệp phát triển nhiều thì dùng Ofatox 50EC, Trebon 10EC theo liều khuyến cáo để diệt rệp. d. Sâu cuốn lá: - Triệu chứng gây hại: Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì để lại lá non màu trắng, nếu mật độ cao làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lạc. - Biện pháp phòng trừ + Tổ chức bắt bằng thủ công. + Sử dụng thuốc hoá học như: Match 50ND, Sherpa 25 EC... Theo liều khuyến cáo. Biện pháp phòng trừ  tổng hợp đối với sâu hại lạc - Trồng lạc đúng quy trình kỹ thuật tạo điều kiện cho lạc sinh trưởng, phát triển tốt. - Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chú ý ngay từ lúc mới gieo, phát hiện kịp thời sâu xám, sâu khoang… nếu có mật độ cao nên tổ chức bắt sâu vào sáng sớm hoặc chiều tối là biện pháp quan trọng và cho hiệu quả cao. - Xử lý bằng thuốc Basudin 10H. - Thời kỳ lạc ra hoa bói trở đi nếu có mật độ sâu khoang, sâu xanh, cuốn lá cao (sâu tuổi lớn) nên tổ chức bắt sâu bằng thủ công vì dùng thuốc ít hiệu quả. Trong trường hợp dùng thuốc thì phải xử lý lúc sâu mới nở tuổi 1-3. 4.4.2. Bệnh hại lạc  a. Bệnh héo xanh vi khuẩn:   - Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas Solanacerum. - Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện khi lạc có 5-6 lá đến lúc hình thành củ. Lạc chết héo đột ngột cả cây hay một số cành trên cây, nhưng lá vẫn xanh. Chẻ dọc rễ cây bị bệnh có màu nâu đậm hơi khô, khi bị nặng thân rũ xuống, rễ thối đen. Khi cắt một đoạn thân cây bị bệnh nhúng vào cốc nước trong ta sẽ thấy dịch nhầy chảy ra ở vết cắt. -  Biện pháp phòng trừ: + Vệ sinh đồng ruộng, nhổ và tiêu huỷ cây bị bệnh. + Luân canh với các cây trồng như mía, bông ... + Dùng giống kháng bệnh. + Tăng cường bón phân chuồng và vôi bột. b. Bệnh lở cổ rễ - Nguyên nhân:  Do nấm Rhizoctoniak gây hại. - Triệu chứng: Bệnh gây hại chủ yếu ở thời kỳ cây con, khi mưa nhiều, độ ẩm cao. Bệnh gây hại ở phần cổ rễ, rễ, gốc thân nơi tiếp giáp với mặt đất bị thâm đen, cây héo dần và bị chết.          - Biện pháp phòng trừ: + Xử lý đất bằng vôi bột. + Luân canh sau 2 vụ mới trồng lạc trở lại đối với đất trồng lạc bị nhiễm bệnh nặng. + Khi bị nặng dùng thuốc Rovral 50WP, Ridomil…theo liều khuyến cáo. Chương V: Thu hoạch Thu hoạch khi lạc có số củ già đạt 85-90% tổng số củ trên cây. Lạc sau khi nhổ bứt củ hoặc cắt cách gốc 10cm để cả chùm củ phơi và bứt dần. Sau đó phơi quả dưới nắng đến khi bóc hạt thấy tróc vỏ lụa (độ ẩm dưới 10%) là đủ tiêu chuẩn bảo quản. Lạc che phủ nilon chín sớm hơn lạc không che phủ nilon 7-10 ngày nên cần theo dõi để thu hoạch đúng thời vụ, tránh để lạc mọc mầm biến màu trong củ. Đối với lạc giống phải phơi bằng các dụng cụ nong, nia… không phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng, tôn dưới nắng to hoặc phơi củ lạc còn dính với cây trong bóng râm./. Định mức kinh tế kỹ thuật trồng 1ha lạc Hạng mục ĐVT Khối lượng Không phủ nilon Phủ nilon I. Chi phí nhân công 190 185 1. Làm đất, phủ nilon, gieo 90 110 - Cày, bừa, lên luống công 50 50 - Phủ nilon 0 20 - Bón phân, gieo “ 40 40 2. Chăm sóc “ 60 35 - Bón phân, vôi “ 15 10 - Làm cỏ, chăm sóc “ 40 15 - Phun thuốc “ 5 10 3. Thu hoạch 40 40 II. Chi phí vật tư. - Giống Kg 150-200 150-200 - Phân NPK 3:9:6 “ 660-1000 660-1000 - Vôi bột “ 300-500 300-500 - Thuốc cỏ Lít 0 1 - Nilon Kg 0 100 - Phân hữu cơ Tấn 8-10 8-10 - Thuốc bảo vệ thực vật Kg 2 Sử dụng phân bón cho cây lạc Phân chuồng: Lượng phân chuồng bón cho lạc trong khoảng 8-12 tấn/ha. Phân chuồng (phân gia súc và chất độn chuồng) cần được ủ thật hoai mục, tốt nhất là chuẩn bị trước khi gieo 1 tháng. Bón lót toàn bộ phân chuồng theo hàng trước khi gieo hạt. Nếu phân chuồng thật hoai mục, có thể bón trực tiếp vào hạt. Đạm: Dùng phân đạm bón lót vào 2 thời điểm: sau gieo 15 ngày (khi lạc có 2-3 lá kép) và khi lạc ra hoa. Chỉ bón đạm cho những trường hợp sau: - Lượng phân chuồng bón lót không đủ, đất xấu, thiếu dinh dưỡng. - Cây sinh trưởng kém, có biểu hiện thiếu đạm. Bộ rễ lạc tạo nốt sần kém, lượng đạm cố định do vi khuẩn cung cấp cho cây ít. - Bón đạm vô cơ trên cơ sở bón lân, kali và bón vôi đầy đủ, tạo sự cân đối trong dinh dưỡng khoáng. Lượng phân đạm vô cơ có thể bón tối đa tới 40kg đạm nguyên chất cho 1ha. Lân: Lượng lân (P2O5) bón cho lạc khoảng 40-60kg/ha. Các loại lân khó tiêu như apatit, tecmophotphat cần nên ủ với phân chuồng để tăng lượng dễ tiêu và chỉ dùng để bón lót, còn super lân có thể bón trực tiếp (bón thúc) cho lạc. Thời kỳ bón thúc lân cũng trùng với thời kỳ bón đạm vô cơ (khi cây lạc 2-3 lá và thời kỳ ra hoa). Lượng lân nên dùng 50% để bón lót và bón thúc 50% (bằng super lân). Kali : Bón kali (K2O) giúp lạc phát triển tốt trên các loại đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng. Bón 40-60kg K2O/ha. Nên ủ kali cùng phân chuồng để bón cho lạc. Có thể thay kali bằng cách dùng tro bếp. Vôi: Bón vôi cho lạc vừa nâng pH đất, cải tạo những vùng đất chua đồng thời cung cấp canxi cho cây. Bón vôi cho lạc đem lại hiệu quả tăng năng suất trên tất cả các loại đất. Bón 600-800 kg/ha chia làm 2 lần, bón lót 50% và bón thúc vào thời kỳ ra hoa rộ. Phân vi lượng: Lạc rất cần những nguyên tố vi lượng như Mo, Bo, Cu, Mg. Không nên bón riêng rẽ từng nguyên tố vi lượng mà dùng phân vi lượng hỗn hợp. Phân vi lượng thường dùng dưới dạng phun lên lá, bón vào thời kỳ 5-6 lá, thời kỳ ra hoa rộ và phát triển quả. Phân vi sinh: Phân vi sinh có tác dụng tốt đối với lạc trên các loại đất mới khai phá chưa trồng lạc, đất chua, đất bạc màu. Hiện nay việc sử dụng phân vi sinh cho lạc chưa nhiều vì bà con chưa quen dùng. Việc dùng phân vi sinh không những có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân vô cơ, tăng năng suất lạc, mà còn làm tăng cấu tượng đất, tăng hàm lượng các chất dễ tiêu, tạo điều kiện dinh dưỡng tốt cho cây trồng ở vụ kế tiếp. Nguồn: TC Kinh tế Nông thôn, Số 52, 26/12/1005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKỹ thuật trồng lạc.doc
Luận văn liên quan