Kỹ thuật trồng nấm Đông Cô

Để đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị thất thoát và tăng cường lợi ích sức khỏe từ nấm đông cô, bạn chỉ nên nấu trong 7 phút. Nấm rất xốp, do đó nếu tiếp xúc với nước quá lâu sẽ trở nên mềm, mất độ ngon và giòn. Vì thế, khi chế biến, bạn đừng ngâm mà dùng khăn ướt lau sạch nấm rồi rửa nhanh lại với nước.

pptx30 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 6108 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật trồng nấm Đông Cô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thuyết trình : KỸ THUẬT TRỒNG NẤM ĐÔNG CÔSINH VIÊN THỰC HIỆNĐoàn Thị Mỹ Hạnh Trương Thị Hà TrangLê Thị Cẩm NhungLê Thị ThùyTrần Thị DungNỘI DUNG 1234Đặc điểm hình thái và chu trình sốngCác yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển 5Gía trị dinh dưỡng và công dụng chữa bệnhNguồn gốc, phân loại Quy trình nuôi trồng nấm - Nguồn gốc: Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô (danh pháp hai phần: Lentinula edodes) là một loại nấm ăn có nguồc gốc bản địa ở Đông Á . Loài thực vật này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở Mỹ, nông dân trồng nấm hương tại các trang trại. 1. Nguồn gốc và phân loại- Phân loạiGiới(regnum) : FungiNgành(phylum) : BasidiomycotaLớp(class) : AgaricomycetesBộ(ordo) : AgaricalesHọ (familia) : MarasmiaceaeChi (genus) : LentinulaLoài (species) : L. edodes2. Đặc điểm hình thái và chu trình sốngTai nấm có cấu trúc hình tán dù, đường kính 4–10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm hương có một chân đính vào giữa tai nấm. Mặt trên tai nấm màu nâu, mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại.Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ. Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá mỗi mùa như dẻ, sồi, phong. Mỗi khúc gỗ có thể cho nấm ký sinh 3-7 năm. Không có vòng cổ và bao gốc.Qủa thể nấm đông cô Chu trình sống của nấm đông côĐảm bào tửHệ sợi sơ cấpHệ sợi thứ cấpMạng sợiTiền quả thểTai nấm trưởng thành3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của nấm đông côYếu tốGiai đoạnKhoảng thích hợpChú thíchNhiệt độNuôi tơ5-320C24-270CTốt nhấtQủa thể18-210C10-120CTốt nhấtĐộ ẩmNuôi tơ40-50%60-70%Cơ chấtKhông khíQủa thể80-90%Không khíÁnh sángQủa thể10 luxpHNuôi tơ5-6Qủa thể3,5-4,53. Quy trình trồng nấm đông côChọn gỗ- Chọn cây thân gỗ mềm, không có chứa tinh dầu và độc tố, không sâu bệnh. - Tốt nhất nên dùng gỗ tươi để trồng nấm. - Gỗ thường được đốn vào đầu mùa thu đến mùa xuân. Cắt khúc: Sau khi đã chọn thân gỗ tiến hành cắt thành từng khúc:  + Đường kính:  5-20cm + Chiều dài:      1.0- 1.2mChú ý: không làm sây xát lớp vỏ Xử lí gỗ khúc: - Các đoạn gỗ đạt tiêu chuẩn như trên đem đi rửa sạch - Dùng nước vôi đặc quét vào 2 đầu đoạn gỗMục đích: Chống nhiễm khuẩn và sự xâm nhập nấm dại vào khúc gỗ.Xếp gỗ để ráo nhựa: Sau khi xử lí xong, xếp gỗ vào những cây có tán hoặc mái hiên để phơi gỗ khoảng 7-15 ngày Mục đích: làm xe nhựa trong cây để sau này không ảnh hưởng đến sự phát triển của sợi nấm. Đục gỗ và vô meo: Đục gỗ: tùy theo đường kính cây mà sỗ hàng đục lỗ trên gỗ khúc nhiều hay ít Lấy búa chuyên dùng hoặc lấy khoan tạo lỗ trên đoạn gỗ: đường kính 1.5 cm, sâu 3-4 cm, cứ cách 15-20cm tạo một lỗ, hàng nọ cách hàng kia 7-10 cm, các lỗ so le nhauCấy giống: tra giống gần đầy miệng lỗ, dùng phôi gỗ đã tạo ra làm nắp đậy(chiều dày bằng chiều dày của vỏ cây),lấp kín lớp giống cấy. Phía ngoài dùng ximăng hòa thành bột giống như vữa trát tường quét trên miệng nắp để bịt kín miệng lỗ. Xếp gỗ và nuôi sợi: Xếp gỗ: gỗ khúc sau khi cấy giống được xếp vào trong nhà để nuôi ủ, xếp theo kiểu hình khối, cách mặt đất 15-20cm,cao 1,5m chiều dài tùy theo khối lượng gỗ đem trồng ,phía trên cùng dùng bao tải gai dấp ướt để ráo nước phủ kín toàn bộ đốngNuôi sợi: thường xuyên tưới nước, lượng nước chủ yếu chỉ làm ướt bao tải Đảo gỗ: -Thời gian nuôi sợi 8-11 tháng(tùy vào từng loại gỗ), cứ 2 tháng đảo gỗ 1 lần. -Lưu ý: khi đảo cần kiểm tra độ ẩm,các mầm bệnh lây lan. Nếu thấy gỗ quá khô cần dùng bình để phun nước nhẹ xung quang thân gỗ, sau đó ủ đống trở lại. Ra giàn gỗ: Nhận biết khúc gỗ kết thúc giai đoạn nuôi ủ: - Khi vỏ khúc gỗ sần sùi như da cóc - Vỏ có vết rạng trắng như chân chim Kết thúc thời kì nuôi sợi ta chuyển vào nhà trồng, xếp theo hình giá súng hoặc dụng đứng tùy thuộc điều kiện nhà trồngChăm sóc- thu hái:-Chăm sóc: tiến hành điều chỉnh : + Độ ẩm nhà trồng 65-68%. Ánh sáng khuyếch tán đều trên các mặt của khúc gỗ. + Nhiệt độ 10-20oC. -Thu hái: khi cuống nấm dài 3-5cm, quả thể hình dù, dưới mũ có lớp màng mỏng bám vào thân nấm, thì ta cần thu hái ngay.Khi hái: nắm chân xoay nhẹ hoặc dùng dao để cắt, tránh làm tổn thương lớp vỏ và sót thịt quá nhiều. -Thời gian thu hái: 3-6 tháng/năm. Khi nhiệt độ trên 20oC cần xếp gọn gỗ lại rồi ươm như ban đầu cho đến chu kì lạnh thì chăm sóc- thu hái.Những bệnh thường gặp: Trong thời gian ươm :xuất hiện một số loại sâu bệnh hại nấm:Nấm mốcChuộtỐc sênCôn trùngkhi phát hiện thấy các đoạn gỗ bị bệnh thì nên cách li khỏi đống ủ .4.Gía trị dinh dưỡng và công dụng chữa bệnhỞ nhiều nước Châu Á, nấm đông cô tượng trưng cho sự trường thọ. Còn theo khoa học hiện đại, nấm này chứa tất cả các a-xít amin thiết yếu, tốt hơn so với bất kỳ nguồn protein nào khác.Nấm đông cô chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, chẳng hạn, sắt, magiê... Nó có nhiều vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm,..khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể.Thành phần hoá học: Trong 100g nấm đã sấy khô có12,5g chất đạm, 1,6 g chất béo, 60g chất đường, 16 mg can-xi, 240 mg kali và 3,9g sắt, các vitamine.Thành phần hoá học: Trong 100g nấm đã sấy khô có12,5g chất đạm, 1,6 g chất béo, 60g chất đường, 16 mg can-xi, 240 mg kali và 3,9g sắt, các vitamine.Cải thiện và chăm sóc hoàn hảo cho làn da: Nấm đông cô được sử dụng trong đời sống của người Châu Á hàng nghìn năm để giảm viêm, cải thiện sức sống và tăng độ đàn hồi của da. A-xít kojic chiết xuất từ nấm đông cô có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc da. Thành phần này thay thế chất hydroquinone, giúp tẩy trắng da, làm mờ dần các vết sẹo thâm và đốm đồi mồi.Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Nấm đông cô đem lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch nhờ ba tác động:   1. Chất d-Eritadenine (còn gọi là lentinacin, lentsine) có trong nấm giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu. Hợp chất đường liên phân tử glucans beta trong nấm cũng có tác dụng này.2. Nấm đông cô có thể ngăn chặn quá trình sản xuất phân tử bám vào, giúp bảo vệ các mạch máu.   3. Nấm đông cô có một số chất chống ô-xy hóa là man gan, selenium, kẽm, đồng bảo vệ mạch máu khỏi sự thiệt hại do quá trình này gây ra. Đặc biệt, chất ergothioneine (ET), có nguồn gốc từ a-xít amin histidine có lợi cho ti thể (mitochondria). Ti thể sử dụng ô-xy để tạo ra năng lượng cho các tế bào, trong đó có tế bào tim, giúp tim mạch khỏe mạnh. Phòng ngừa và điều trị bổ sung với một vài loại bệnh ung thư:  Lentinan, một trong những thành phần chính của nấm đông cô có hiệu quả ức chế enzyme cytochrome P450 1A, thủ phạm gây viêm và ung thư. Thử nghiệm trên động vật cho thấy các chất chiết xuất từ nấm đông cô rất có lợi trong việc chống ung thư ở các tế bào ruột kết.   Chất lentinan còn trợ giúp hệ thống miễn dịch, có thể ngăn cản các tế bào ung thư vú phát triển. Vì vậy, ăn nấm đông cô như một cách điều trị bổ sung đối với người bị ung thư vú, ung thư bạch cầu và ung thư tuyến tiền liệt.Giúp quý cô giảm cân: Trong 100g nấm đông cô chỉ có 34 calorie, ít hơn nhiều so với hầu hết các loại rau khác và chỉ chứa khoảng 0,5g chất béo nhưng lại cung cấp 2,5g chất xơ, giàu hàm lượng nước giúp bạn có cảm giác ăn no, rất thích hợp làm thực phẩm giảm cân. Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí American Journal of Clinical Nutrition năm 2010, trong 1,800g nấm đông cô nấu chín có khoảng 515 IU vitamin D, thúc đẩy cơ thể giảm trọng lượng. Nấm đông cô khô trong khi áp dụng chế độ ăn giảm cân, hệ thống miễn dịch của bạn có thể bị ảnh hưởng. Hợp chất lentinan trong nấm đông cô sẽ giúp tăng cường và trợ giúp hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, cảm lạnh và cúm.Để đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị thất thoát và tăng cường lợi ích sức khỏe từ nấm đông cô, bạn chỉ nên nấu trong 7 phút. Nấm rất xốp, do đó nếu tiếp xúc với nước quá lâu sẽ trở nên mềm, mất độ ngon và giòn. Vì thế, khi chế biến, bạn đừng ngâm mà dùng khăn ướt lau sạch nấm rồi rửa nhanh lại với nước.Chế biến đúng cách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbai_bao_cao_nam_9558.pptx
Luận văn liên quan