Làm rõ sự giống nhau và khác nhau trong tổ chức tiệc trưa và tiệc tối

Làm rõ sự giống nhau và khác nhau trong tổ chức tiệc trưa và tiệc tối trong lễ tân ngoại giao Một khách nước ngoài dự tiệc ngoại giao là đỉnh điểm của xã giao, thể hiện sự tôn trọng của chủ đối với khách, đồng thời là biểu hiện tuyệt vời nhất của mối quan hệ thân thiện và hữu nghị giữa các quốc gia. Từ ý nghĩa đó của tiệc chiêu đãi đã hình thành nên định nghĩa về tiệc ngoại giao như sau: Tiệc ngoại giao là một trong những hình thức thông dụng và phổ biến nhất của hoạt động đại diện ngoại giao của các quốc gia, là biện pháp lễ tân cần thiết và quan trọng được các quốc gia thực hiện nhân dịp những ngày lễ trọng đại của mình như: quốc khách, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao . hoặc để đánh dấu kết quả tốt đẹp của một đợt hoạt động ngoại giao như: sau chuyến thăm của nhà lãnh đạo cao cấp nước ngoài, khi ký kết điều ước quốc tế hoặc kết thúc hội nghị quốc tế . Trong đó việc tổ chức các loại tiệc nào và thời gian nào cũng mang ý nghĩa quan trọng. Sau đây chúng ta sẽ làm rõ về tổ chức tiệc trưa và tiệc tối.

docx3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4676 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm rõ sự giống nhau và khác nhau trong tổ chức tiệc trưa và tiệc tối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một khách nước ngoài dự tiệc ngoại giao là đỉnh điểm của xã giao, thể hiện sự tôn trọng của chủ đối với khách, đồng thời là biểu hiện tuyệt vời nhất của mối quan hệ thân thiện và hữu nghị giữa các quốc gia. Từ ý nghĩa đó của tiệc chiêu đãi đã hình thành nên định nghĩa về tiệc ngoại giao như sau: Tiệc ngoại giao là một trong những hình thức thông dụng và phổ biến nhất của hoạt động đại diện ngoại giao của các quốc gia, là biện pháp lễ tân cần thiết và quan trọng được các quốc gia thực hiện nhân dịp những ngày lễ trọng đại của mình như: quốc khách, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao ... hoặc để đánh dấu kết quả tốt đẹp của một đợt hoạt động ngoại giao như: sau chuyến thăm của nhà lãnh đạo cao cấp nước ngoài, khi ký kết điều ước quốc tế hoặc kết thúc hội nghị quốc tế... Trong đó việc tổ chức các loại tiệc nào và thời gian nào cũng mang ý nghĩa quan trọng. Sau đây chúng ta sẽ làm rõ về tổ chức tiệc trưa và tiệc tối. Sự giống nhau và khác nhau trong tổ chức tiệc trưa và tiệc tối Về thời gian, tất nhiên khi nghe tên hai hình thức tổ chức tiệc đã thấy rõ sự khác nhau về thời gian. Đối với tiệc trưa thường được tổ chức vào khoảng 12-13h giờ, kéo dài 1-2 tiếng, đối với tiệc tối thường bắt đầu khoảng 19-20 giờ và kéo dài 2-3 tiếng. Đặc biệt đối với tiệc trưa còn có 30 phút dành cho uống chè và cà phê. Về mục đích tổ chức, cả hai hình thức tổ chức tiệc đều được coi là tiệc chiêu đãi chính thức và đều là tiệc ngồi. Tuy nhiên, đối với tiệc trưa ít long trọng hơn và dùng để tổ chức nhân dịp đại sứ trình quốc thư hoặc kết thúc nhiệm kỳ, hoặc chào mừng khách cao cấp đến thăm. Về phí tiệc tối, đây là hình thức tiệc long trọng nhất, thường được các đại sứ tổ chức mời các quan chức sở tại và đồng nghiệp trong đoàn ngoại giao, hoặc được quốc gia tổ chức nhân dịp chuyến thăm của lãnh đạo cao cấp nước ngoài. Về mặt nội dung tổ chức tiệc, vì cả hai loại hình tổ chức tiệc đều diễn ra là tiệc ngồi nên đương nhiên trong quá trình tổ chức cả hai hình thức tiệc đều phải có sơ đồ bàn tiệc, có xếp chỗ ngồi, có phiếu ghi tên người dự tiệc và thực đơn. Đối với tiệc trưa, thực đơn bao gồm một hoặc hai món nguội, món chính là một món cá, tôm hoặc một món thịt và cuối cùng là món ăn tráng miệng. Đối với tiệc tối, vì đây là hình thức tiệc long trọng nhất và diễn ra trong thời gian dài nên thực đơn có phần cầu kì và nhiều món hơn, bao gồm hai hoặc ba món nguội, hai món nóng, món chính là cá, tôm hoặc thịt và cuối cùng là món ăn tráng miệng. Ngoài ra, tiệc tối còn thường quy định về trang phục ghi trong giấy mời. Khách sẽ ăn mặc theo quy định trong giấy mời. Về quy tắc trong bữa tiệc, cà hai hình thức tiệc đều có lời phát biểu, lời chúc rượu của chủ và đáp từ khách và mang tính chất thoải mái, thân mật và thường ngắn gọn. Lời chúc rượu hay phát biểu thường được diễn ra ngay khi nhập tiệc hoặc trước khi ăn món tráng miệng tùy theo tập quán của từng quốc gia. Đặc biệt trong tiệc ngồi buổi tối, việc sử dụng rượu đầy đủ là quan trọng nhất, bao gồm rượu khai vị, rượu trong bữa ăn chính và rượu sau khi dùng bữa chính (dùng trong lúc uống cà phê hoặc trà) Vì tiệc ngoại giao mang những ý nghĩa quan trọng trong quan hệ quốc tế như: Thúc đẩy việc thiết lập, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia nói chung, giữa các cá nhân đại diện ngoại giao với các cơ quan, quan chức của quốc gia sở tại, cũng như giữa các cá nhân đại diện ngoại giao của các nước với nhau. Thể hiện tình thân thiết và sứ hiểu biết lẫn nhau, khẳng định mối quan hệ hữu nghị và thân tình, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại giao giữa chủ và khách ngày càng phát triển tốt đẹp. Vì ý nghĩa quan trọng như vậy nên việc tiến hành tổ chức một bữa tiệc ngoại giao sao cho đúng tinh thần quốc tế, phù hợp phong tục các nước khác song vẫn giữ được nét riêng biệt của quốc gia chủ nhà mà không kém phần trang trọng là vô cùng quan trọng trong ngoại giao quốc tế. Trong đó tổ chức tiệc trưa và tiệc tối là hình thức tiệc chính thức quan trọng nhất cần được chú trọng trong tổ chức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLàm rõ sự giống nhau và khác nhau trong tổ chức tiệc trưa và tiệc tối.docx
Luận văn liên quan