ĐÂY LÀ ĐỀ TÀI MÀ THEO TÔI ĐƯỢC BIẾT NÓ RẤT HAY VÀ THỰC TẾ HIỆN NAY CÁC VẤN ĐỀ THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ ĐANG RẤT NÓNG HỔI.bạn chỉ cần bỏ ra 15k để nhận được một bài tiểu luận chi tiết và công phu mà nhóm chúng tôi đã bỏ ra 3 tuần tìm tòi tài liệu và chắt lọc để hoàn thành nó.Tôi không nói gì hơn nữa chỉ mỗi từ này để diễn tả. PERFECT! các bạn hãy đọc kỹ và cho ý kiên phản hồi nhé.cảm ơn vì đã ủng hộ.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ 8
I. Khái quát về đầu tư phát triển 8
1. Khái niệm 8
2. Dự án đầu tư 9
II. Những vấn đề lý luận về thất thoát và lãng phí trong đầu tư 11
1. Thế nào là thất thoát và lãng phí trong đầu tư. 11
2. Các chỉ tiêu đánh giá thất thoát lãng phí 12
2.1. Giá trị tuyệt đối 13
2.2. Chỉ tiêu tương đối 13
3. Hậu quả của thất thoát và lãng phí trong đầu tư 13
3.1. Về mặt kinh tế 13
3.2. Về mặt xã hội 14
4. Các dạng thất thoát lãng phí trong đầu tư 15
4.1. TTLP trong quy hoạch 16
4.2. TTLP trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 16
4.3. TTLP trong giai đoạn thực hiện đầu tư 19
4.4. TTLP trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 22
5. Nguyên nhân dẫn tới thất thoát và lãng phí trong đầu tư 22
5.1. Con người 22
5.2. Cơ chế chính sách 24
5.3. TTLP xuất phát từ đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển 25
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG TTLP TRONG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 28
I. Tình hình đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 28
1. Nguồn vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm 28
2. Hiệu quả đầu tư 30
2.1. Hoạt động đầu tư là nhân tố chính đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội 30
2.2. Những hạn chế và tồn tại trong hoạt động đầu tư 31
II. Thực trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư giai đoạn 2000 - 2010 35
1. TTLP trong quy hoạch 39
1.1. Quy hoạch thiếu tầm nhìn dài hạn 39
1.2. Quy hoạch dàn trải, thiếu tập trung 41
1.3. TTLP do QH thiếu đồng bộ giữa các ngành, vùng lãnh thổ 42
2. TTLP trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 45
2.1. TTLP trong khâu lập dự án 46
2.2. Khâu thẩm định và phê duyệt dự án 47
3. TTLP trong giai đoạn thực hiện đầu tư 50
3.1. Trong giải phóng mặt bằng 50
3.2. Công tác đấu thầu 53
3.3. TTLP trong khảo sát thiết kế 56
3.4. TTLP trong thi công và giám sát dự án 57
3.5. TTLP trong nghiệm thu, thanh quyết toán công trình 58
4. TTLP trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 60
5. Đánh giá chung về tình hình thất thoát và lãng phí trong đầu tư 62
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ 63
I. Giải pháp từ con người 63
1. Nâng cao phẩm chất đạo đức 64
2. Nâng cao trình độ chuyên môn 64
II. Giải pháp từ cơ chế chính sách của Nhà nước 65
1. Phân cấp quản lý và định rõ trách nhiệm 65
2. Hệ thống pháp luật: 67
3. Công tác quy hoạch: 67
4. Cơ chế thanh tra giám sát: 68
5. Phát huy tính dân chủ trong quần chúng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân trong công cuộc chống thất thoát và lãng phí. 70
6. Phát huy vai trò của thông tin đại chúng 71
II. Các giải pháp hạn chế TTLP do đặc điểm của đầu tư phát triển 72
1. Bố trí vốn hợp lý 72
2. Tiến hành phân kỳ đầu tư 72
3. Giảm rủi ro trong đầu tư 72
KẾT LUẬN CHUNG 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
77 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4108 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lãng phí và thất thoát trong đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển hình trong việc nhanh chóng cắt giảm các dự án đầu tư công do sau khi thẩm định lại thấy thiếu tính khả thi vẫn là các tập đoàn lớn như Vinashin, Petro VN, VNPT... đáng chú ý, các dự án đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chủ yếu là nguồn vốn góp từ ngân sách và vốn tín dụng giá rẻ, chỉ phần rất ít là tiến đầu tư của các doanh nghiệp. Một báo cáo nêu nợ của 70 tập đoàn và tổng công ty nhà nước bằng 40% GDP. Nhưng tính hiệu quả của các dự án, khả năng thu hồi vốn trả nợ chưa mấy ai đặt ra. Như trường hợp Vinashin được giao 750 triệu USD từ việc phát hành trái phiếu chính phủ, Vinashin đã mạnh tay rải đều hàng trăm dự án thuộc đủ lĩnh vực suốt dọc chiều dài đất nước mà xem nhẹ công tác thẩm định tính khả thi của dự án.
Rõ ràng, thẩm định chưa hiệu quả các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư công. Đầu tư cần phải được phê duyệt theo tổng thể QH và nhu cầu thực tế, tránh chạy theo phong trào. Vì vậy cần minh bạch hóa hoạt động đầu tư. Việc thẩm định dự án đầu tư ở đây gây thất thoát là thẩm định dự án còn theo cơ chế xin cho hoặc có sự thỏa thuận ngầm, móc nối...
Theo nghiên cứu của bộ Xây dựng thì việc thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng xảy ra ở tất cả các khâu, từ quy hoạch, quyết định đầu tư, khảo sát thiết kế, đấu thầu thi công, nghiệm thu công trình....Tuy nhiên bộ khẳng định rằng thất thoát lãng phí lớn nhất là ở khâu quy hoạch và quyết định đầu tư của công tác chuẩn bị đầu tư, và tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng lãng phí ở khâu quyết định đầu tư chiếm từ 60 đến 70% tổng số thất thoát. Và đây là khâu của các quan chức có quyền, có thế. Ở khâu quyết định đầu tư, trong đó có các khía cạnh như: dự án có cần thiết đầu tư hay không, đầu tư vào lúc nào và ở đâu, triển khai với quy mô thế nào là thích hợp cho trước mắt cũng như quá trình khai thác, sử dụng lâu dài...thất thoát do đầu tư sai, thiếu cơ sở khoa học khá nhiều. Nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư cơ bản của Nhà nước thông qua nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền đã phê duyệt các dự án, công trình đầu tư không có tính khả thi, kém hiệu quả. Sai lầm trong quyết định đầu tư bắt nguồn từ chủ trương đầu tư sai: đầu tư theo “phong trào”, theo ý muốn chủ quan, chạy theo thành tích, và còn do sai lầm trong lập và thẩm định báo cáo khả thi dẫn đến sai lầm trong việc chọn địa điểm đầu tư, xác định qui mô đầu tư không phù hợp, không đồng bộ, lựa chọn công nghệ sản xuất không phù hợp hoặc lạc hậu.
Các sai lầm thiếu sót trong quyết định đầu tư dẫn đến hậu quả: công trình xây dựng xong đưa vào sử dụng không đạt hiệu quả kinh tế xã hội, thậm chí không có hiệu quả (nhà máy không có đủ nguyên liệu, chợ không có người họp, cảng không khai thác hết công suất,...) như một số cảng cá ở ĐB sông Cửu Long, trung tâm hội nghị tỉnh Bạc Liêu xây xong chiir để ngắm, đề án 112 về tin học quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 quyết định sai chủ đầu tư; có công trình phải di chuyển đến địa điểm mới (Nhà máy đường Linh Cảm, Hà Tĩnh, Nhà máy đường Thừa Thiên-Huế...) vừa mất thêm chi phí tháo dỡ, lại vừa phải bỏ thêm chi phí xây dựng một lần nữa ; có công trình xây dựng với chi phí quá cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, không đủ sức cạnh tranh hoạt động cầm chừng càng sản xuất càng lỗ.
TTLP trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Trong giải phóng mặt bằng
Vướng mắc trong việc GPMB luôn là một trong những yếu tố gây cản trở lớn nhất tới các dự án giao thông trong những năm vừa qua. Theo tài liệu theo dõi của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì 80% các dự án bị ách tắc, vướng mắc, chậm trễ là do nguyên nhân này. Ví dụ, dự án Đài Truyền hình Việt Nam, thời hạn rút vốn sắp hết mà mới giải phóng xong mặt bằng; dự án nâng cáp quốc lộ 5, thời gian giải phóng mặt bằng lâu gấp 4 lần thời gian thi công công trình, do không có cơ chế thống nhất cho tất cả các địa phương để làm cơ sở giải quyết các vấn đề đền bù, dễ nhìn thấy nhất khi GPMB bị tắc chính là thời gian thi công các dự án bị kéo dài hơn dự kiến, làm giảm hiệu quả đầu tư. Theo tính toán, nếu Dự án Xây dựng đường vành đai III Hà Nội, giai đoạn I (đoạn Mai Dịch – Pháp Vân) hoàn thành vào tháng 6/2003 như hợp đồng BT giữa Bộ GTVT và Cei18, thì tổng mức đầu tư của công trình chỉ khoảng 450 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vướng mắc GPMB, nên ngoài việc công trình bị chậm đưa vào khai thác gần 7 năm, tổng mức đầu tư của Dự án cũng tăng thêm hơn 2.000 tỷ đồng. Bàn giao mặt bằng không đúng thời gian tiến độ thi công dẫn đến nhà nước phải bồi thường cho nhà thầu gây lãng phí vốn ngân sách nhà nước.
Một số thủ thuật thường thấy để moi tiền nhà nước như sau: lập danh sách đền bù “ma”; lập danh sách đền bù nhiều, nhưng thực tế thanh toán ít để tham ô; thông đồng với các đối tượng trong diện đền bù khai tăng diện tích nhà ở, đất, hoa màu, đền chùa vv…để rút tài sản chia nhau (hai bên đều có lợi). Như tiêu cực trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng quốc lộ 5 tại xã Đại Bản, huyện An Hải , Hải Phòng, một số cán bộ trực tiếp tham gia công tác giải quyết đền bù thuộc Tổ kiểm kê áp giá đền bù của thành phố và UBND xã Đại Bản đã lập hồ sơ sai về nguồn gốc đất đai cho một số người không có đất để đưa vào diện đền bù (hồ sơ giả), đưa diện tích đất công vào tiêu chuẩn đền bù đất ở cho các hộ dân, xác nhận sai sự thật thanh toán đền bù cho 32 hộ, thu của họ 10% tiền đền…gây thất thoát 1.144.898.000 đồng.
Phân tích của Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông về một số cuộc đấu thầu vượt giá gói thầu tại các dự án hạ tầng giao thông gần đây cho thấy, các nhà thầu đang có xu hướng tăng khoản dự phòng trượt giá hơn mức thông thường, do lo ngại công tác GPMB sẽ không đúng như cam kết của các chủ đầu tư.
Nhà nước đã ban hành nhiều quy định về GPMB nhưng vẫn còn nhiều bất cập:
Thứ nhất, theo Văn bản 1665/TTg-CN ngày 17/10/2006 (Văn bản 1665) do Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng ký, đối với các dự án hạ tầng giao thông, công tác GPMB được tách thành các tiểu dự án độc lập và giao UBND tỉnh, thành phố có dự án đi qua tổ chức thực hiện, sau đó bàn giao lại cho chủ đầu tư mặt bằng sạch để triển khai xây dựng công trình.
Điều này có nghĩa là, các dự án hạ tầng giao thông có hai loại chủ: chủ đầu tư dự án xây dựng giao thông (đơn vị chịu trách nhiệm tổng thể về tiến độ, chất lượng xây dựng công trình) và các chủ đầu tư tiểu dự án GPMB (thường do UBND các tỉnh làm chủ đầu tư). Thay vì cùng với địa phương trực tiếp tham gia công tác GPMB, chủ đầu tư dự án xây dựng giao thông giờ đây chỉ được quyền phối hợp với địa phương trong công tác GPMB; đảm bảo đủ kinh phí để địa phương kịp thời trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chịu trách nhiệm quyết toán phần kinh phí xây lắp của dự án và tổng hợp kết quả quyết toán phần kinh phí GPMB đã được địa phương thực hiện vào quyết toán chung của dự án. Tuy nhiên, đáng lo ngại là hầu hết các địa phương lại không có bộ máy chuyên trách về giải phóng mặt bằng nên việc triển khai rất lúng túng. Một số cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng ở địa phương thiếu phẩm chất, thậm chí tiêu cực dẫn đến mất lòng tin của dân.
Một nguyên nhân khác là tâm lý phân biệt giữa công trình do địa phương quản lý và các công trình quốc gia đi qua địa bàn. Với các công trình của địa phương, gắn liền với quyền lợi của địa phương thì chính quyền những nơi này vào cuộc mạnh mẽ nhưng với các công trình quốc gia, quyền lợi không lớn nên nhiều cán bộ không thật sự tận tâm, tận lực. Tình trạng phổ biến hiện nay là khi bắt đầu triển khai dự án, chủ đầu tư phải đôn đốc rất nhiều lần địa phương mới phối hợp.
Một bất cập khác nảy sinh trong thực tiễn đó là: quy định của Bộ Tài chính được trích 2% tổng kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng. Điều này hợp lý với các dự án có kinh phí giải phóng mặt bằng hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng thì chi phí để thực hiện là rất lớn. Ngược lại với các dự án chỉ vài tỷ đồng thì số tiền để chi cho công tác tổ chức giải phóng mặt bằng thật sự không đáng kể. Trong khi đó, tất cả các thủ tục, quy trình vẫn phải đảm bảo, vẫn phải thành lập đủ các ban đền bù giải phóng mặt bằng khiến cho thời gian GPMB càng kéo dài....
Rồi tình trạng “một nhà hai chủ khó hoà” đang trở nên khá phổ biến tại các dự án hạ tầng giao thông dạng tuyến, đi qua nhiều tỉnh, thành phố. Do không còn được trực tiếp tham gia các hội đồng GPMB địa phương, chủ dự án giờ đây chỉ còn mỗi cách là gửi văn bản đôn đốc mỗi khi tiến độ GPMB không đảm bảo tiến độ đề ra.
Thứ hai, Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã giải quyết nhiều vướng mắc, bất cập trong quản lý, sử dụng đất. Tuy nhiên, xung quanh việc áp dụng các quy định của Nghị định này vào cuộc sống vẫn còn rất khó khăn. Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư XDCB giao thông, thường thì giá đền bù cao có lợi cho dân, người dân sẽ hợp tác tốt hơn trong công tác đền bù giải tỏa. Tuy nhiên, các văn bản hiện tại quy định giá đền bù được tính từ thời điểm Nghị định có hiệu lực. Điều này kéo theo rất nhiều vấn đề nan giải. Những hộ dân chấp hành nghiêm quy định của nhà nước, tích cực bàn giao mặt bằng sớm thì nhận mức giá đền bù thấp, còn hộ nào chây ỳ cố tình không bàn giao mặt bằng lại nghiễm nhiên đến thời điểm này được nhận mức giá cao. Sau khi biết nhà nước ban hành cơ chế đền bù GPMB mới, nhiều hộ dân đã bàn giao mặt bằng từ trước tỏ thái độ bức xúc với chủ đầu tư và quay trở lại “tái lấn chiếm” phần mặt bằng đã bàn giao, gây khó khăn cho các nhà thầu triển khai thi công, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Các chủ đầu tư rất khó giải thích cho người dân.
Những bất cập trong GPMB khiến cho thời gian triển khai thực hiện dự án càng kéo dài, chậm đưa dự án vào khai thác sau này, điều này khiến lãng phí rất nhiều về thời gian và tiền của của đất nước.
Công tác đấu thầu
Thực tế hiện nay, công tác đấu thầu trong nước đối với các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước tuy trình tự cơ bản được thực hiện theo các quy định nhưng kết quả đạt được còn hạn chế, chủ yếu mới chỉ đạt được về lựa chọn được nhà thầu, còn hiệu quả kinh tế đạt được trong đấu thầu không đáng kể và đã xuất hiện hiện tượng lợi dụng công tác đấu thầu để hợp thức những kết quả trúng thầu chứa đựng những sai phạm làm thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước.
Bên cạnh đó một số nhà thầu (phần lớn là doanh nghiệp xây dựng nhà nước) chấp nhận bỏ giá thầu theo kiểu phá giá, dưới mức hợp lý (được hiểu là bù đắp chi phí sản xuất cộng thuế giá trị gia tăng và một phần lợi nhuận tối thiểu). Điều nay tất yếu dẫn đến hậu quả tiêu cực là bớt xén vật tư, giảm cấp vật liệu làm giảm chất lượng dự án đầu tư. Hậu quả là doanh nghiệp bị thiệt hại,bị lỗ. Nhà nước lại bỏ ra một khoản chi phí để khắc phục,sửa chữa công trình. Hay phố biến việc thông đồng giữa nhà thầu với chủ đầu tư, thông đồng giữa các nhà thầu với nhau, nhiều công trình dùng chỉ định thầu, hoặc đấu thầu một cách hình thức. Việc làm này đã làm giảm tính cạnh tranh, đồng thời gây thiệt hại cho Nhà nước do không lựa chọn được nhà thầu phù hợp, đủ khả năng thực hiện dự án.
Hình thức đầu thầu đã tiết kiệm được một phần chi phí cho dự án, trong những năm trước 2009 thì tỉ lệ tiết kiệm được trung bình từ 5%-6%.
Tỉ lệ tiết kiệm = (Giá gói thầu – Giá trúng thầu) / Giá gói thầu
Cụ thể, năm 2008 tỷ lệ tiết kiệm đạt được thông qua đấu thầu đạt 5,26% tương ứng với mức tiết kiệm là 16.135,57 tỷ đồng (tương đương khoảng 922,03 triệu USD).
Tổng hợp chung kết quả đấu thầu năm 2008
Gói thầu sử dụng vốn nhà nước cho
mục tiêu đầu tư phát triển
Tổng số gói thầu (gói thầu)
60.639
Tổng giá gói thầu (tỷ đồng)
252.548,99
Tổng giá trúng thầu (tỷ đồng)
238.727,05
Chênh lệch (tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
13.821,94
5,47%
Cụ thể theo hình thức lựa chọn nhà thầu:
Tổng số gói thầu (gói
thầu)
Tổng giá
gói thầu
(tỷ đồng)
Tổng giá
trúng thầu
(tỷ đồng)
Chênh lệch
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Đấu thầu rộng rãi
15.205
161.338,47
152.432,82
8.905,65
5,5%
Trong đó:
Trong nước
14.819
132.254,63
126.480,44
5.774,19
4,3%
Quốc tế
386
29.083,84
25.952,38
3.131,46
10,3%
Đấu thầu hạn chế
1.427
31.967,77
29.289,7
2.678.06
8,3%
Trong đó:
Trong nước
1.359
14.217,56
12.722,56
1.494,99
10,5%
Quốc tế
68
17.750,21
16.567,14
1.183,07
6,6%
Chỉ định thầu
36.850
46.928,38
45.247,63
1.680,75
3,5%
Trong đó:
Trong nước
36.618
43.462,31
41.966,54
1.495,77
3,4%
Quốc tế
232
3.466,07
3.281,09
184,98
5,3%
Chào hàng cạnh tranh
5.125
3.377.74
3.103,02
274,73
8,1%
Trong đó:
Trong nước
5.030
3.319,72
3.047,17
272,56
7,6%
Quốc tế
95
58,02
55,85
2,17
3,7%
Mua sắm trực tiếp
1.276
6.668,05
6.396,52
217,53
3,2%
Trong đó:
Trong nước
1.257
6.510,40
6.293,20
217,20
3,3%
Quốc tế
19
157,65
157,32
0,33
2%
Tự thực hiện
748
2.084,41
2.019,26
65,15
3,1%
Trong đó:
Trong nước
748
2.084,41
2.019,26
65,15
3,1%
Quốc tế
0
0
0
0
0
Mua sắm đặc biệt
8
184,16
184,09
0,07
0,38%
Trong đó:
Trong nước
8
184,16
184,09
0,07
0,38%
Quốc tế
0
0
0
0
0
Tổng cộng
60.639
252.548,99
238.727,05
13.821,94
5,47%
Tuy nhiên, công tác tổ chức đấu thầu mất nhiều thời gian từ thông báo mời thầu, chuẩn bị hồ sơ mời thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, trình và phê duyệt kết quả đấu thầu khoảng thời gian từ 4 - 6 tháng, làm chậm thời gian khởi công công trình. Trong những năm gần đây, tình trạng chỉ định thầu có xu hướng tăng lên. Năm 2009, khi thực hiện chương trình kích cầu đầu tư, một số gói thầu đã được cho phép áp dụng chỉ định thầu để đẩy nhanh tiến độ, nên tỷ lệ chỉ định thầu tăng đáng kể nhưng lại gây lãng phí trong đầu tư do không có sự cạnh tranh và giảm giá. Các đơn xin áp dụng chỉ định thầu liên tiếp được gửi về các cơ quan quản lý nhà nước. Thậm chí, theo báo cáo của Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), còn xuất hiện tình trạng chủ đầu tư cố tình kéo dài thời gian chuẩn bị phê duyệt dự án, để đề nghị cho áp dụng hình thức chỉ định thầu. Hơn thế, sau khi Nghị định 85/2009/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 1/12/2009), tỷ lệ các gói thầu được áp dụng hình thức chỉ định thầu càng lớn. Nguyên nhân là, theo quy định tại nghị định này, ngưỡng chỉ định thầu đã được nâng lên gấp 5 - 6 lần so với quy định tại Nghị định 58/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu. Cụ thể, 5 tỷ đồng là hạn mức chỉ định thầu đối với các gói thầu xây lắp. Các con số tương ứng đối với gói thầu tư vấn là 3 tỷ đồng và với gói thầu mua sắm hàng hóa là 2 tỷ đồng. Báo cáo của Cục quản lý đấu thầu cho thấy, năm 2009, tỷ lệ gói thầu áp dụng chỉ định thầu chiếm vị trí áp đảo. Trong tổng số 80.202 gói thầu được thực hiện, chỉ định thầu chiếm 67,13%, sử dụng 192.825,93 tỷ đồng (chiếm 49,57% tổng giá trúng thầu), nhưng chỉ mang lại tỷ lệ tiết kiệm 2,07% (mức tiết kiệm bình quân là 5,87%). Tỷ lệ tiết kiệm này thấp hơn rất nhiều so với đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, hay đấu thầu hạn chế.
TTLP trong khảo sát thiết kế
Thực trạng tại nước ta hiện nay, việc khảo sát thiết kế làm rất sơ sài, cẩu thả, đã gây hậu quả nghiêm trọng trong quá trình thi công và vận hành kết quả đầu tư sau này. Do thiết kế không tính toán chính xác và không kiểm tra tính toán một cách cụ thể nên người thiết kế đã đưa ra các yêu cầu vật liệu cao hơn mức an toàn cần thiết, trường hợp phổ biến nhất là bê tông, cốt thép. Bên cạnh đó, còn do số liệu đo đạc khảo sát địa chất không chuẩn dẫn đến việc xác định tỷ lệ đất đá trong thi công nền đường, cấp đất đá và địa tầng trong khoan địa chất, khoan cọc nhồi, khoan cọc cát có sự chênh lệch lớn giữa hồ sơ mời thầu và thực tế hiện trường.
Công trình xây dựng cầu Hoàng Long trên QL1A, do khảo sát không tốt nên không phát hiện được túi bùn ở đường dẫn phía Bắc và hang caster dưới thân trụ. Vì dự án đã thực hiện nên phải bám lấy phương án đang tiến hành do vậy phải bổ sung vốn đầu tư để xử lý khối lượng phát sinh.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, một công trình lớn như đường Hồ Chí Minh vẫn lặp lại yếu kém thường thấy trong lĩnh vực xây dựng cầu đường trong nhiều năm qua ngay từ khâu khảo sát, thiết kế. Ví dụ, 8 gói thầu đoạn Thanh Hóa - Nghệ An, do công tác thăm dò, khảo sát và tính toán địa chất, thủy văn, các bước lập thiết kế kỹ thuật sơ sài, có nhiều sai sót về địa chất công trình... dẫn đến khối lượng xây lắp, mời thầu, nhất là khối lượng đào đắp nền đường có thay đổi lớn, làm phát sinh chi phí khảo sát, thiết kế, tăng giá thành công trình: có gói thầu phát sinh thêm 9,4 tỉ đồng, có gói thêm 12 tỉ đồng. Tổng cộng, cả đoạn này phát sinh gần 53,92 tỉ đồng.
Một dự án nữa là dự án cải tạo, xây dựng công viên An Biên thành công viên đa năng với các khu vui chơi giải trí dành cho nhân dân là dự án lớn trong quy hoạch tổng thể xây dựng TP Hải Phòng đến năm 2010.Dự án này được chia thành 6 dự án nhỏ, trong đó, riêng dự án nạo vét bùn của 2 hồ An Biên và Mắm Tôm đã có giá trị phê duyệt tổng dự toán lên tới hơn 12 tỷ đồng. Không hiểu do trình độ khảo sát lập dự án, thiết kế kỹ thuật thi công bị hạn chế hay do chủ quan, Công ty tư vấn đầu tư xây dựng giao thông công chính (thuộc Sở giao thông công chính Hải Phòng) thiết kế phương án thi công bằng biện pháp dùng tàu hút công suất lớn. Kết quả, biện pháp thi công này không thể áp dụng và đã phải thay đổi hoàn toàn so với thiết kế kỹ thuật ban đầu.Nhà tư vấn thiết kế lại không phát hiện được chất thải rắn trong lòng hồ nên đã không đề xuất phương án thu gom, vận chuyển. Việc này gây khó khăn cho các chủ đầu tư, ban quản lý và hội đồng xét thầu trong quá trình lập, xét duyệt hồ sơ dự thầu, nghiệm thu thanh quyết toán công trình. Hạng mục nền, mặt đường cũng thiết kế không thống nhất nên khi thi công, nhà thầu buộc phải đào đi 10cm lớp đất đã đắp trước đó và đầm lại. Chỉ riêng những sai sót trong khâu thiết kế đã gây thất thoát hơn 150 triệu đồng.
TTLP trong thi công và giám sát dự án
Thi công sai thiết kế, rút lõi công trình,… là những việc phổ biến hiện nay trong các dự án đầu tư, kèm theo đó là sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan giám sát, chủ đầu tư đã dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Tại dự án bến số 2, cảng Nghi Sơn do sở Giao thông vận tải Thanh Hoá làm chủ đầu tư, việc thay đổi biện pháp thi công phát sinh chi phí trên 3,32 tỉ đồng, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước.
Tại dự án đại lộ Đông Tây thành phố Thanh Hoá, đơn vị thực hiện dự án đã thay đổi vật liệu từ san nền bằng cát sang đất tận dụng, chuyển từ gạch đặc sang gạch lỗ, nên số tiền cần phải giảm giá trị quyết toán trên 3,94 tỉ đồng.
Liên quan đến viêc sập nhịp dẫn cầu Thanh Trì, cũng xuất phát từ nguyên nhân chủ đầu tư và tư vấn giám sát có phần lơ là, không kiểm tra thường xuyên quá trình thi công công trình, dẫn đến nhà thầu thi công làm sai quy trình, sư dụng các thanh củi để làm thanh chống nghiên, hoàn toàn không đảm bảo an toàn;nhiều phiến dầm vẫn chưa được nhà thầu thi công hàn để tạo liên kết ngang, sai với quy trình dù.đã được tư vấn cung cấp các quy định, hướng dẫn. Thiệt hại về kinh tế của sự cố trên, theo ước tính của chủ đầu tư, vào khoảng 600 triệu đồng.
Trong công trình gia cố chống sạt lở hạ lưu cống xả tràn xã Thụy Hương, Huyện Chương Mĩ, TP Hà Nội đã bị rút ruột đến 50%. Công trình được cấp vốn ngân sách với tổng mức đầu tư 12 tỉ đồng. công trình có chiều dài 700m, khởi công từ tháng 7/2010, hiện đã thi công được 536m đáy móng. Qua kiểm tra phần cốt thép đã lắp đặt cho thấy thiếu hụt số lượng lớn thép so với thiết kế. Thép lớp trên và thép lớp dưới, theo thiết kế có 81 thanh thép ngang nhưng thực tế chỉ có 46 thanh; thép ngang chân khay phi 12 được thiết kế là 81 thanh đã bị rút xuống còn 46 thanh... Ngoài ra, bê tông tại phần móng chân khay, theo thiết kế là 70 cm nhưng bị ăn bớt tới 34 cm. Độ dày bê tông theo thiết kế là 40 cm nhưng thực tế chỉ có 27 cm... Theo tính toán sơ bộ, chỉ riêng 2 ô đáy móng đang thực hiện đổ bê tông đã thiếu hụt 1.242,5 kg thép và 10,59m3 bê tông. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện nhiều loại vật tư thi công đã bị thay đổi về mặt chủng loại theo hướng thay thế các vật liệu rẻ tiền so với vật liệu được phê duyệt theo thiết kế.
TTLP trong nghiệm thu, thanh quyết toán công trình
Có một thực tế là hầu hết các dự án sử dụng vốn nhà nước đều có thất thoát lãng phí trong khâu nghiệm thu, quyết toán công trình, từ các dự án cấp nhà nước, đến dự án của các tỉnh, huyện, xã…lớn thì rút lớn, bé thì rút bé.
Theo báo cáo của bộ xây dựng về đầu tư lãng phí thất thoát trong xây dựng cơ bản:
Sai phạm về tài chính (Tỷ đồng)
Năm
Số DA đã thanh tra
Tổng vốn ĐT (tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
871
2002
17
9.385
13.6
1235
2003
14
8.193
19
1134
2004
64
6.000
18.9
402
2005
84
2054.2
19.6
Ví dụ dự án thủy điện Sê San 3A năm 2007, giá trị thực hiện đầu tư đề nghị quyết toán là hơn 1.628 tỷ đồng. Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công khai kết quả kiểm toán tại dự án Thủy điện Sê San 3A, qua đó đã yêu cầu thu hồi từ các nhà thầu và giảm trừ giá trị quyết toán dự án hơn 11,2 tỷ đồng do nghiệm thu thanh toán sai quy định. Quá trình nghiệm thu thanh toán cũng bị phát hiện nghiệm thu vượt khối lượng hoàn công và thực tế thi công, thanh toán khối lượng thép biện pháp thi công và thép mối nối 13% không căn cứ vào hoàn công chi tiết lắp đặt tại hiện trường. Tính trùng công tác trung chuyển xi măng, sàng cát, rửa đá...Bên cạnh đó, kết quả kiểm toán còn cho thấy, BQL dự án đã lập báo cáo quyết toán khối lượng hoàn thành và báo cáo tài chính còn những thiếu sót như: chi phí xây dựng giảm hơn 10,8 tỷ đồng, gồm sai khối lượng hơn 3,4 tỷ đồng, sai định mức hơn 7 tỷ đồng và sai đơn giá hơn 326 triệu đồng. Chi phí thiết bị giảm hơn 160 triệu đồng. Chi phí khác giảm hơn 274,6 triệu đồng...
Thanh tra Hà Nội vừa có cuộc thanh tra công tác quản lý, đầu tư xây dựng tại huyện Ứng Hoà (Hà Nội) giai đoạn 2007-2009. Kết quả cho thấy, trong 9 công trình do UBND huyện này làm chủ đầu tư, đã có hơn 7,5 tỷ đồng bị nghiệm thu, thanh toán sai hoặc khai khống. Công trình Hạ tầng kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ Thương mại (TTDVTM) và Nhà ở thị trấn (TT) Vân Đình. Công trình này có số vốn là hơn 84 tỷ đồng nhưng đã có gần 5,5 tỷ đồng giá trị khối lượng bị nghiệm thu vượt so với dự toán, nghiệm thu không đúng thực tế, đắp nền không đủ chiều dày.Công trình chợ Trung tâm đầu mối nông sản thị trấn Vân Đình”, phải giảm trừ hơn 877 triệu đồng do tính giá bù vật liệu không đúng, không thi công phào kép sê nô mái và nhiệm thu không đúng diện tích hoa sắt cửa sổ… Ngoài nguy cơ bị thất thoát do nghiệm thu khống thì trong những dự án trên, ngân sách Nhà nước đã “suýt mất” gần 1 tỷ đồng vì …“tính toán sai về số học”. Có công trình bị “tính toán sai” hàng trăm triệu như: Công trình hạ tầng kỹ thuật TTDVTM và Nhà ở TT Vân Đình (588 triệu); Công trình xử lý khẩn cấp kè chống sạt sở bờ sông Đáy (146 triệu)… Điều khó hiểu ở chỗ, trong những “tính toán sai” này về số học này thì đơn vị thi công đều là người được lợi, phần thiệt thuộc về …Nhà nước. Ngoài các công trình “cấp huyện” thì đoàn thanh tra cũng đã phát hiện tại 13 công trình do UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư có 478 triệu đồng bị nghiệm thu, thanh toán, quyết toán sai. Điển hình là việc nghiệm thu khống hơn 31 triệu đồng của công trình hệ thống cấp nước cơ sở 2, TT Vân Đình; 40 triệu đồng tại công trình nhà làm việc và hội trường UBND TT Vân Đình; 68 triệu tại ông trình Trường mầm non thôn Thượng, xã Phù Lưu… Chỉ với 25 công trình ở huyện Ứng Hòa, cơ quan thanh tra đã phát hiện và loại khỏi giá trị nghiệm thu, quyết toán hơn 8,4 tỷ đồng. Chỉ kiểm tra một số dự án ở 1 huyện thôi đã có thể phát hiện ra hàng loạt sai phạm gây thất thoat lãng phí cho nhà nước gần chục tỉ đồng, vậy tính cho cả nước thì sao?
TTLP trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư
Tất cả các sai phạm trong các khâu quy hoạch, chuẩn bị đầu tư hay trong giai đoạn đầu tư đều để lại hậu quả nghiêm trọng trong giai đoạn vận hành kết quả của đầu tư là dự án không hoạt động hiệu quả như dự kiến ban đầu như dự án không đạt được công suất hiệu quả hay giảm tuôi thọ, gây ô nhiễm môi trường,… bên cạnh đó cũng rất quan trọng, vận hành có tốt hay không còn dựa vào quá trình tổ chức quản lý hoạt động, cán bộ điều hành, quá trình chọn lựa các phương thức vận hành thích hợp với tùy từng dự án khác nhau.
Không phát huy đầy đủ và có hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được đề ra trong dự án đầu tư. Như các dự án cải thiện ô nhiễm môi trường ở TP Đà Nẵng gần như không phát huy được tác dụng, mặc cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước, rác thải, không khí trên địa bàn ngày càng trầm trọng thêm. Đó là nhà máy xử lý nước thải KCN Hoà Khánh, Dự án bãi rác Khánh Sơn mới và Dự án thoát nước vệ sinh TP. Dự án nhà máy xử lý nước thải KCN Hoà Khánh được đầu tư hơn 20 tỷ đồng nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm nói trên được đưa vào sử dụng từ năm 2005 nhưng đến nay vẫn chưa phát huy được công dụng. Sự hoạt động cầm chừng của dự án khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này ngày càng trầm trọng thêm. Được biết, KCN Hoà Khánh còn hơn 150 ha diện tích chưa có hệ thống cống nước thải và 89 cơ sở sản xuất chưa được đấu nối vào hệ thống xử lý. Tương tự, dự án Bãi rác Khánh Sơn mới với tổng mức đầu tư gần 3 triệu USD, chiếm diện tích hơn 50ha, từng được "quảng bá" có công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, hiện đại nhất Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa phát huy được tác dụng chỉ vì thiếu khu thu gom rác thải, quy trình xử lý thiếu đồng bộ... Chính vì vậy, hàng ngày khoảng 250m3 nước rỉ rác không đảm bảo của bãi rác cũ (nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải như BOD, COD vượt tiêu chuẩn cho phép trên 30 lần) vẫn vô tư chảy trực tiếp ra môi trường. Một dự án lãng phí không kém khác, đó là Dự án thoát nước Vệ sinh TP Đà Nẵng. Dự án được hy vọng là giải quyết những vấn đề về vệ sinh môi trường tại trung tâm TP. Song từ khi đưa vào vận hành, không ít “sự cố” phát sinh từ việc sụt lún của các tuyến ống HDPE cho đến phát sinh mùi hôi thối tại các cửa cống, khiến người dân Đà Nẵng “ăn không ngon, ngủ không yên”.
Cán bộ không đủ năng lực quản lý vận hành,thiếu trách nhiệm, quản lý buông lỏng, vi phạm pháp luật, hành vi trục lợi cho bản thân.Việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại mà các bộ không đủ kiền thức hiểu biết cũng như khả năng vận hành dẫn đến tình trạng sử dụng không đúng mục đích, thiết bị bỏ không, sử dụng đạt hiệu quả thấp thậm chí còn thấp hơn so với thiết bị lạc hậu hơn, và thiết bị nhanh hỏng làm cho lãng phí tiền của Nhà nước. Điển hình là công ty Vedan có hành vi gian trá trong khâu lắp đặt hệ thông xử lý nước thải.
Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vị trí địa lý, nguồn nước,khí hậu…Nhiều nhà máy thủy điện xây dựng xong không thể hoạt động do sông cạn nước, một số công trình gặp lũ bị cuốn trôi, nhiều dự án xây dựng các khu công nghiệp cho nước ngoài thuê mà không có ai thuê do vị trí xa xôi, không thuận tiện cho giao thông liên lạc, vận chuyển hàng hóa tới nơi tiêu thụ, vận chuyển nguyên liệu vào trong khu sản xuất… Tại Hà Nội nhiều dự án xây dựng công viên xong rất nhiều nơi không có khách du lịch thậm chí có những công viên được đề nghị phá bỏ hay sử dụng vào mục đích khác. Một trong những điển hình là ông viên Yên Sở với tổng vốn đầu tư là 846 triệu USD và thời gian hoạt động là 50 năm. Công trình đầu tư nhà máy lọc dầu Dung Quất được đặt tại khu kinh tế Dung Quất.Tuy nhiên việc xây dựng cảng biển phục vụ vận chuyển dầu lại gặp một việc khó khăn là có nhiều cát bồi và cảng biển quá nông chỉ có thể xây cảng biển nhỏ chứ không xây dựng được cảng biển lớn trong khi phục vụ cho nhà máy lọc dầu quy mô lớn như nhà máy lọc dầu Dung Quất thì bắt buộc phải là cảng biển lớn.
Đánh giá chung về tình hình thất thoát và lãng phí trong đầu tư
Thất thoát và lãng phí có thể xảy ra ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương; ở mọi cấp từ trung ương xuống cơ sở; các cơ quan hành chính nhà nước; các doanh nghiệp, các cơ quan sự nghiệp; các tổ chức chính trị - xã hội; trong các gia đình và từng người dân. Thất thoát và lãng phí có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, với mọi đối tượng. Mà phổ biến nhất hiện nay là thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, có những thất thoát trước mắt mà hậu quả về sau mà chúng gây nên rất nghiêm trọng.
TTLP diễn ra chủ yếu ở các công trình, dự án có vốn đầu tư nhà nước. Nguyên nhân do tình trạng “cha chung không ai khóc” và cơ chế khép kín trong đầu tư từ các khâu lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức đấu thầu thi công,... trong cùng một bô, ngành; chưa có sự tham gia giám sát của cộng đồng nhân dân, và thông tin đại chúng. Hiện nay hệ thống văn bản quy định trong đầu tư của chúng ta còn chưa hoàn chỉnh, có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho gian lận và tham nhũng.
Chất lượng của công tác quản lý vĩ mô nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư phát triển, đặc biệt khi nguồn vốn này hạn hẹp so với yêu cầu; chất lượng của công tác quy hoạch ngành, địa phương, vùng kinh tế và tổng thể, và sự gắn kết giữa các quy hoạch này với nhau có ý nghĩa quyết định đối với mức độ lãng phí và hiệu quả của việc sử dụng vốn nhà nước trong xây dựng cơ bản.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ
Điều kiện cơ bản có tính nguyên tắc để được ghi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là các dự án phải có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Tất cả các hiện tượng lỏng lẻo, tuỳ tiện, không tuân thủ thủ tục đầu tư đều được coi là các nguyên nhân dẫn tới thất thoát, lãng phí như: thi công chưa có thiết kế, dự toán chưa phê duyệt, chưa có quyết định đầu tư, dự án nhóm C quá 2 năm... Vì vậy mà để chống lãng phí và thất thoát trong đầu tư phải thắt chặt sự quản lí trong các khâu.
Cần phải cân nhắc, tính toán chính xác, kĩ lưỡng, có tính đến hiệu quả lâu dài và các nhân tố ảnh hưởng đến mới quyết định đầu tư vào dự án đó. Phải phân tích cụ thể, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, xem xét tính khả thi có cao hay không? Ngay trong quá trình lập dự án phải ước lượng được số vốn với giá thành xây dựng một cách hợp lí. Nghiên cứu quy hoạch tổng thể của từng điạ phương, từng vùng, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương đó. Nội dung của dự án phải nêu rõ được sự cần thiết phải đầu tư vào dự án đó, giải pháp xây dựng, những khó khăn thuận lợi khi xây dựng vào công trình đó, giá thành nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng, sau khi đưa vào vận hành sẽ có những lợi ích gì.
Căn cứ vào nguyên nhân gây nên thất thoát và lãng phí trong đầu tư, chúng tôi chỉ xin nêu tập trung vào một số biện pháp quan trọng, quyết định đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư từ vốn nhà nước.
GIẢI PHÁP TỪ CON NGƯỜI
Hiện nay, tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, vì lợi ích cục bộ của ngành, địa phương và vì thành tích đã có những quyết định chủ trương đầu tư sai là nguyên nhân quan trọng gây ra dàn trải, TTLP không nhỏ, ảnh hưởng về lâu dài. Tuy chưa có số liệu đầy đủ nhưng nhiều chuyên gia cho rằng trong đầu tư và xây dựng, lãng phí ở các khâu do các quyết định không sát, không đúng chiếm khoảng 60-70% tổng số TTLP. Chưa kể tình trạng cố ý làm sai, vi phạm pháp luật, vụ lợi trong đầu tư XDCB còn diễn ra ở nhiều dự án.
Ngoài việc một số chủ thể tham gia quá trình triển khai các dự án cố ý vi phạm các quy định quản lý dự án thì ở nhiều trường hợp khác, năng lực hạn chế, trình độ chuyên môn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp của các chủ thể cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, chất lượng, giá thành của dự án.
Cán bộ không đủ năng lực, thiếu phẩm chất đạo đức là nhân tố trực tiếp tạo ra các TTLP, ngày càng kìm hãm nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, vấn đề con người luôn là vấn đề nhức nhối trong việc chống thất thoát lãng phí trong tất cả các khâu của dự án đầu tư trong đó khâu vận hành kết quả đầu tư cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Việc các cán bộ thiếu trách nhiệm, tìm mọi cách thu lợi ích riêng đã làm thất thoát cho Nhà nước khoản tiền khổng lồ, cần đưa ra những giải pháp cải thiện con người, đào tạo năng lực cũng như phẩm chất đạo đức của con người.
Để hạn chế TTLP phải trị bằng pháp luật nghiêm minh, không thể chỉ bằng rút kinh nghiệm, những phê bình- tự phê bình. Đòi hỏi phải giải quyết triệt để ở tầm gốc gác, đi từ những cán bộ lớn nhất tới những công nhân viên nhỏ nhất.
Nâng cao phẩm chất đạo đức
Như Bác Hồ đã nói: “người có tài mà không có đức thì cũng trở thành người vô dụng”. Một cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt thì mới làm gương cho đội ngũ nhân viên dưới quyền, không tham ô, tham nhũng, không kí liều, nhận hối lộ. Một cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt thì cần có một tinh thần trách nhiệm với công việc cao. Tinh thần này cần được quán triệt rõ ràng, sâu sắc trong công tác giáo dục các cấp, các ngành nghề.
Nâng cao trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn cao: một người phải có trình độ chuyên môn cao thì mới đủ tư cách lãnh đạo cả một bộ máy nguồn nhân lực, có đủ ủy quyền khiến cho cấp dưới nể phục, và đủ tầm hiểu biết kiểm soát tiến độ công việc, và mới có đủ khả năng thực hiện vận hành kết quả đầu tư. Cán bộ có kiến thức, hiểu biết thì việc sử dụng nhưng trang thiết bị hiện đại mới đúng mục đích, không bị bỏ không, sử dụng đạt hiệu quả cao, tránh gây một tổn thất, lãng phí khá lớn. Họ sẽ biết cách sử dụng lao động đúng cách, làm cho năng suất công việc cao mà không khiến nguồn lực làm việc quá sức. Và muốn đào tạo được đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, ta phải rà soát lại hệ thống giáo dục nước nhà, đầu tư lớn cho hệ thống giáo dục. Đồng thời vừa khuyến khích đầu tư cho giáo dục, vừa đưa ra những cơ chế, chính sách, hệ thống giám sát chặt chẽ để tránh tiêu cực, tránh việc có bằng cấp mà kiến thức sáo rỗng, tốn them khoản chi phí đào tạo lại. Mà chi phí này lại không hề nhỏ.
Đào tạo, tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lí và công nhân viên có đủ năng lực và trình độ. Tránh tình trạng làm ẩu, tuyển những người dân đen, không rõ nguồn gốc, không đủ sức khỏe làm những việc họ không có “tay nghề”, dẫn đến tình trạng “làm liều, làm ẩu, như một con rô bốt”, khiến cho công trình vừa hoàn thành lại phải sửa lại, tốn một nguồn kinh phí vô cùng lớn… Muốn làm được điều đó thì cần phải có một đội ngũ giám sát công trình có đủ năng lực cả về đạo đức và trình độ…
Đồng thời, phải có cách thu hút được những người tài, khâu thu hút phải có nhiều chế độ đãi ngộ, đặc biệt là cải cách chế độ tiền lương, tạo môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh. Mạnh dạn loại bỏ những người không đủ năng lực. Có hình phạt thích đáng đối với những tiêu cực,kiên quyết xử lý hành vi vi phạm, công việc phải có tính minh bạch dễ kiểm tra.
II. GIẢI PHÁP TỪ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC
Phân cấp quản lý và định rõ trách nhiệm
Công tác quản lý là một trong những yếu tố quyết định trong hoạt động đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, các cấp quản lý còn chồng chéo, chưa phân định rõ ràng trách nhiệm ràng buộc dẫn đến tình trạng “ quyền thì nhiều, mà trách nhiệm thì ít”, hậu quả là tình trạng thất thoát và lãng phí trong quá trình đầu tư.Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi có đưa ra một số biện pháp giải quyết như sau:
Phải có chế tài quy định chặt chẽ, rõ ràng trách nhiệm của các thành viên tham gia hoạt động đầu tư. Cần xác định rõ theo nguyên tắc tập trung dân chủ thì người quyết định là người chịu trách nhiệm, không có tập thể quyết định chuyên môn.
Chủ dự án có trách nhiệm toàn diện, liên tục về quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và đưa chương trình, dự án vào khai thác sử dụng, thu hồi và hoàn trả vốn vay. Đồng thời chủ dự án cũng phải chịu trách nhiệm toàn diện về những sai phạm xảy ra trong quá trình quản lý chương trình, dự án và các hậu quả do ảnh hưởng của chương trình, dự án đến kinh tế, xã hội, môi sinh, môi trường và uy tín quốc gia. Mặt khác, Nhà nước cần phân định rõ vai trò của các bộ liên quan đến quản lý nguồn vốn, từ vai trò và trách nhiệm của Bộ KH&ĐT cho đến Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ... Qui định cụ thể sẽ không có chuyện “trách nhiệm chung” được.
Cần trả thù lao hợp lý, tương xứng với mỗi trách nhiệm. Có chế độ khuyến khích, thưởng phạt phân minh.
Kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định quản lý đầu tư, xây dựng và chi tiêu. Không bao che, dung túng, nể nang, né tránh đối với bất kể cán bộ nào làm sai để giữ vững kỷ cương, kỷ luật.
Những cán bộ có trách nhiệm trực tiếp quản lý dự án, trước khi được giao nhiệm vụ phải khai báo tài sản và thu nhập cá nhân.
Phải xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hoá chức danh với các công việc quản lý dự án, tư vấn, quản lý kinh doanh tư vấn và xây dựng. Phải bố trí cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm, đúng chuyên môn và có phẩm chất phù vợp với chức danh công việc được giao. Nghiêm cấm và xử phạt nghiêm mọi trường hợp mượn danh, mua danh để hành nghề.
Hệ thống pháp luật:
Tích cực hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là luật đầu tư, gắn pháp luật với thực tế của hoạt động đầu tư.
Phải có văn bản hướng dẫn luật cụ thể, ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư; xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật liên quan đến hoạt động đầu tư; giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư.
Tổng hợp, kiến nghị hoặc huỷ bỏ các văn bản pháp luật không còn phù hợp hoặc do các cấp ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung không phù hợp.
Một vấn đề khó khăn nữa là việc cấp giấy phép, thủ tục đăng ký hoạt động đầu tư vẫn còn rườm rà, rắc rối, cần phải chấn chỉnh lại, quản lý thống nhất và đẩy nhanh tiến độ xét duyệt các thủ tục.
Hạn chế sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào trong các dự án đầu tư, nên giảm bớt các thủ tục đăng ký/cấp phép đầu tư; chuyển từ cơ chế “tiền kiểm” sang cơ chế “hậu kiểm” nhằm giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; giảm bớt các cơ quan tham gia thẩm định dự án…
Luật vẫn còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và luật đầu tư nước ngoài, cần có sự đối xử công bằng tạo môi trường cạnh tranh hoàn hảo cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động, buộc các doanh nghiệp Nhà nước phải tự thân vận động, tự chịu trách nhiệm với các quyết định của mình, xóa bỏ chế độ bao cấp các DNNN.
Công tác quy hoạch:
Trong công tác quy hoạch dự án vẫn còn rất nhiều sai phạm, mang tính bị động, chưa làm cơ sở, kế hoạch cho sự phát triển của dự án, dẫn đến những quyết định sai lầm, gây thất thoát và lãng phí về vốn và nguồn lực.Việc đổi mới công tác quy hoạch là rất cần thiết:
Nâng cao chất lượng quy hoạch, đổi mới nội dung, phương pháp lập quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế.
Quy hoạch phải có sự gắn kết với quy hoạch tổng thể KT-XH một cách hiệu quả, rà soát, bổ sung, điều chỉnh thường xuyên các quy hoạch tránh tình trạng lạc hậu, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng kết hợp quy hoạch phát triển KT-XH.
Quy hoạch phải có sự đồng bộ giữa các ngành, các địa phương, phù hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội, đảm bảo lợi ích của cá nhân và của toàn xã hội:khắc phục tư tưởng cục bộ trong quy hoạch,loại bỏ cơ chế xin- cho, cần tạo ra sự tích cực, độc lập, dựa vào nội lực của từng vùng, từng ngành.
Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo,khảo sát thực trạng điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, yếu tố thị trường khó khăn và thuận lợi để công tác quy hoạch có tính thực tiễn cao.
Phải có những dự án trọng tâm, trọng điểm chú trọng đến hiệu quả của dự án, sự phát triển KT-XH sau này, khắc phục tình trạng dàn trải nguồn vốn.
Cơ chế thanh tra giám sát:
Hiện nay, hoạt động thanh tra dự án đầu tư vẫn còn sự chồng chéo, trùng lặp, thiếu cơ sở pháp lý cho sự phối hợp chặt chẽ, không phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn ngành Thanh tra và hậu quả chung là vừa lãng phí nguồn lực công, vừa gây khó khăn cho các chủ đầu tư và doanh nghiệp, nhưng cũng dễ bỏ sót đối tượng, bỏ sót sai phạm. Do đó, để góp phần khắc phục tình trạng này, xin đưa ra một số giải pháp sau đây:
Cần quy định rõ và cụ thể hóa nội hàm khái niệm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành theo tinh thần của Luật Thanh tra (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ 1/7/2011, sao cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu cải cách hành chính, tạo cơ sở pháp lý để xác định mục tiêu, nội dung, đối tượng và phân cấp thẩm quyền trong hoạt động thanh tra.
Cần sửa đổi cơ chế này theo hướng: Các cơ quan thanh tra thành lập theo cấp hành chính chỉ tập trung vào nhiệm vụ giám sát hành chính (giám sát sự tuân thủ pháp luật) đối với các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của thủ trưởng cấp hành chính cùng cấp; thực hiện chức năng thanh tra hành chính hướng vào xem xét việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các cơ quan thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cầp. Khi đó, nhiệm vụ thanh tra dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước nên giao cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành. Do chức năng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay chủ yếu liên quan đến ngành Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; nên nhiệm vụ thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng cần tập trung cho cơ quan thanh tra thuộc các ngành này thực hiện. Tuy nhiên, để có cơ sở xác định rõ hơn nhiệm vụ, nội dung thanh tra của các cơ quan thanh tra chuyên ngành đối với dự án đầu tư xây dựng, cần thiết phân định rõ hơn thẩm quyền quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng của các bộ, ngành chức năng liên quan (Xây dựng, Tài chính và Kế hoạch và Đầu tư). Thanh tra các ngành này cần bám sát chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ được pháp luật quy định để xác định nội dung thanh tra cho phù hợp, vừa phục vụ thiết thực cho công tác quản lý nhà nước của Bộ, vừa hạn chế được sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động.
Bổ sung thêm nhiều cán bộ “có năng lực ,trình độ” vào lực lượng thanh tra, điều tra.
Trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuật và tăng kinh phí cho lực lượng thanh tra, điều tra.
Lực lượng thanh tra, điều tra phải độc lập để đảm bảo tính khách quan, công bằng.
Có sự thưởng, phạt phân minh với những thành tích và sai phạm trong công tác.
Cần áp dụng “các giải pháp liên quan đến cá nhân” ở trên đối với lực lượng thanh tra, điều tra như đánh vào thu nhập, chức vụ…ràng buộc trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
Xác định rõ trách nhiệm của lực lượng này đối với sự gia tăng số vụ và mức độ thất thoát.
Nhà nước cần mở tài khoản kế toán riêng để theo dõi và quản lý tập trung tất cả tài sản bị thất thoát thu hồi qua kết quả kiểm tra, thanh tra và điều tra. Số tiền thất thoát là rất lớn vì vậy số tiền thu hồi sẽ rất lớn, Nhà nước có thể dùng một phần số tiền thu hồi để chi cho việc đầu tư nâng cao năng lực lực lượng thanh tra, điều tra, chi cho việc bảo vệ nhân chứng, bổ sung kinh phí cho hoạt động thanh tra, điều tra...Vì thế có thể sẽ phát hiện nhiều hơn những dự án có thất thoát và thu hồi được nhiều hơn số tiền bị thất thoát.
Tập trung giám sát đầu tư với tất cả các dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị triển khai hoặc đã triển khai để đánh giá hiệu quả đầu tư, phát hiện những sai sót trong tính toán có thể dẫn đến lãng phí từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời làm giảm hoặc tránh xảy ra lãng phí.
Tập trung thanh tra tất cả các dự án đang và đã triển khai để phát hiện những sai phạm quy định, thủ tục triển khai, những sơ hở trong quản lý có thể dẫn đến lãng phí, thất thoát từ đó có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời ngăn chặn hoặc tránh xảy ra lãng phí, thất thoát.
Cần chấn chỉnh lại phong trào đua nhau thi công xây dựng, lãng phí tiền ngân sách, cơ chế bao cấp vẫn còn tồn tại.
5. Phát huy tính dân chủ trong quần chúng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân trong công cuộc chống thất thoát và lãng phí.
Khi có những vụ thất thoát được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ là bài học cho tất cả những người đang làm thất thoát, là bài học răn đe để những người sau sẽ không dám làm thế nữa.
Những vụ việc thất thoát mà thanh tra, điều tra phát hiện được là dựa vào đơn thư tố giác của dân. Thực tế tình hình thất thoát tiền đầu tư hiện nay là phổ biến, nhưng số vụ việc mà lực lượng thanh tra, điều tra đưa ra ánh sáng được còn rất ít, rất ít vì có ít đơn thư tố cáo, rất ít vì dân còn chưa giám nói, dân chưa giám nói vì tư tưởng, vì dân chưa tin vào quyết tâm chống thất thoát của lãnh đạo. Tài sản công là tài sản của dân, nghĩa là dân là “người chủ” nhưng tinh thần làm chủ của “người chủ” chưa được phát huy. Quyền làm chủ chưa được phát huy vì thiếu cơ chế thực hiện quyền làm chủ cụ thể trong xây dựng cơ bản, hoặc có mà chưa được coi trọng, hoặc vì “người chủ” thiếu thông tin. Do vậy những việc cần làm ngay là: phát huy tinh thần làm chủ của “người chủ ” trong phòng và chống thất thoát tiền đầu tư của “người chủ ”. Các biện pháp cụ thể như sau:
Tuyên truyền phổ biến về hậu quả nghiêm trọng của thất thoát, lãng phí; các hệ thống pháp luật về Thực hành tiết kiệm trống lãng phí của Nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phê bình và tự phê bình trong các cán bộ quản lí và trong nhân dân.
Xây dựng hoàn chỉnh cơ chế để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình trong quản lý dự án, có chế tài để đảm bảo cơ chế này được tôn trọng.
Có cơ chế đảm bảo sự công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu, trong xây dựng, mua sắm, trong thanh, quyết toán để người dân có thể giám sát quá trình đầu tư tốt hơn.
Phải có chính sách, biện pháp cụ thể bảo vệ có hiệu quả những cá nhân đứng ra tố giác những hành vi cố tình làm trái các quy định quản lý, pháp luật, tố giác những cán bộ tham ô, nhận và đưa hối lộ. Đồng thời kiên quyết xử lý theo đúng pháp luật mọi cá nhân cố tình vu khống, tố cáo sai sự thật để phục vụ mục đích xấu.
Phải có khen thưởng và bảo vệ an toàn cho những người đứng ra tố giác.
Phát huy vai trò của thông tin đại chúng
Dư luận xã hội, ý kiến của các chuyên gia, của những người trong cuộc, của các đại biểu Quốc hội đánh giá tình trạng thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là “kinh khủng”, là “rất phổ biến đối với đầu tư xây dựng của nhà nước ” …thế nhưng số những dự án được phát hiện có lãng phí, thất thoát; được xử lý và đưa ra công luận còn rất ít có thể đếm trên đầu ngón tay – vậy tại sao? Có ý kiến cho rằng đưa ra báo chí nhiều quá làm bôi đen xã hội ta, làm mất uy tín của cán bộ …nhưng chúng ta cần phải nhìn thẳng vào sự thật, nhìn ra vấn đề để kiên quyết xử lý nghiêm minh và đưa ra công luận nhiều hơn nữa những dự án đầu tư có thất thoát và lãng phí để thu hồi tiền bị thất thoát; để răn đe từ đó ngăn chặn sự phát triển của tình trạng lãng phí, thất thoát hiện nay; để chứng minh bằng hành động quyết tâm chống thất thoát, lãng phí của Chính phủ.
Các giải pháp hạn chế TTLP do đặc điểm của đầu tư phát triển
Bố trí vốn hợp lý
Để khắc phục tình trạng bố trí kế hoạch đầu tư dàn trải (hàng năm tổng số dự án do các ngành, các địa phương bố trí vào kế hoạch đầu tư khoảng trên, dưới 1000 dự án), thiếu điều kiện, làm chậm tiến độ cấp phát vốn đầu tư cho dự án như đã xảy ra trong nhiều năm qua. Các dự án đầu tư phải có quyết định đầu tư của các cấp có thẩm quyền tại thời điểm trước tháng 10 của năm làm kế hoạch. Đây là điều kiện tiên quyết để được ghi kế hoạch đầu tư, cũng là điều kiện tiên quyết không được phép châm trước khi cấp phát vốn đầu tư. Đồng thời phải bố trí, điều hành kế hoạch đầu tư kết hợp giữa ngắn hạn và dài hạn cho phù hợp, bố trí kế hoạch tập trung, sát với tiến độ dự án được phê duyệt, những dự án phải có đủ điều kiện ghi kế hoạch mới bố trí vào kế hoạch đầu tư hàng năm, để từ đó triển khai kế hoạch đấu thầu.
Tiến hành phân kỳ đầu tư
Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, giảm khả năng TTLP cần tiến hành phân kì đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, từ đó có thể sớm đưa vào sử dụng các hạng mục đó, tránh lãng phí.
Giảm rủi ro trong đầu tư
Các yếu tố làm thất thoát lãng phí khác còn là các điều kiện tự nhiên, xã hội bất lợi làm giảm hiệu quả của dự án. Do đó công tác dự báo rất quan trọng, để có thế tính trước những biến cố có thể xảy ra, không chỉ những thay đổi bất ngờ của điều kiện tự nhiên mà còn cả các tác động xã hội, thay đổi trong thị hiếu của khách hàng làm thay đổi xu hướng tiêu dùng,.. Để khắc phục điều này, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau:
Đa dạng các nguồn cung cấp nguyên liệu, có các phương án dự trữ nguyên liệu để phòng trừ các trường hợp bất lợi của tự nhiên làm mất nguồn cung cấp đầu vào, ảnh hưởng tới sản xuất.
Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, và dự báo trước các xu hướng tiêu dùng của khách hàng, xu hướng biến động giả cả hàng hóa trong nước và trên thế giới để có chiến lược cạnh tranh, chiến lược giá cả phù hợp.
KẾT LUẬN CHUNG
Dàn trải, thất thoát, lãng phí, không hiệu quả là những tính từ quen thuộc gắn liền với hoạt động đầu tư tại Việt Nam nói chung, đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước nói riêng từ phân cấp quản lý, đến phân bổ quản lý giá và vấn đề cấp phát, thanh toán vốn đầu tư… Hoạt động đầu tư ở nước ta có quy mô ngày càng lớn, tạo cơ sở vật chất rất quan trọng cho đất nước nhưng đầu tư dàn trải còn chậm được khắc phục, lãng phí và thất thoát lớn, công tác quản lý hoạt động đầu tư vẫn chưa có những chuyển biến rõ rệt. Thất thoát và lãng phí diễn ra trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư và tính chất ngày càng trở nên nghiêm trọng, trên thực tế, khó định lượng một cách chính xác số liệu về thất thoát, lãng phí. Đi kèm với đó, còn có những biểu hiện tiêu cực trong quản lý đầu tư và thi công công trình, là vấn đề chuyên môn và phẩm chất đao đức của cán bộ trong quản lí và thực hiện dự án đầu tư. Tất cả đã dẫn đến sự kém hiệu quả trong hoạt động đầu tư, kết quả không tương xứng với nguồn vốn mà chúng ta đã bỏ ra. Vì vậy, chỉ ra thực trạng thất thoát lãng phí ở nước ta hiện nay là cần thiết, để từ đó đưa ra được nguyên nhân và giải pháp hạn chế căn bệnh cố hữu trong đầu tư. Trên đây là một số phân tích và kiến nghị của chúng tôi về vấn đề này. Thiết nghĩ, đây không phải là vấn đề có thể khắc phục được ngay và có thể diệt tận gốc, nhưng mong rằng một số đóng góp của chúng tôi có thể góp phần nào hạn chế tình trạng thất thoát và lãng phí trong đầu tư.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2007. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt-TS Từ Quang Phương.
Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt.
3. Các Website:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ công nghiệp
Bộ ngoại giao
Bộ xây dựng
Tổng cục thống kế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lãng phí và thất thoát trong đầu tư.doc