Lập kế hoạch kinh doanh xe đạp điện cho công ty ECO Duy Trí phân phối tại Thành phố Huế

Với mong muốn định hướng hoạt động, quản lý các bộ phận, các mặt hàng cũng như thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước thì đề tài “Lập kế hoạch kinh doanh xe đạp điện cho công ty ECO Duy Trí phân phối tại Thành phố Huế” đã phần nào giúp công ty đạt được mục tiêu trên. Công ty ECO Duy Trí là một hình thức kinh doanh xe đạp điện khá mới mẻ nhưng đã gây dựng được uy tín cũng như thương hiệu trong lòng người sử dụng. Qua việc tiến hành điều tra, khảo sát chúng ta biết được ECO có những gì và cần phải làm những gì để tiến xa và sâu hơn trong lĩnh vực này. Với thị phần chiếm 31,7% trên địa bàn Tp. Huế, ECO Duy trí cần phải có nhiều chiến lược marketing hơn nữa để thu hút lượng khách hàng đến với công ty, đặc biệt là 11,5% số ý kiến trung lập khi được hỏi về nhu cầu sử dụng xe đạp điện trong thời gian tới. Bên cạnh uy tín, chất lượng cao là điều rất quan trọng thì giá cả phù hợp cũng là điều quan trọng dẫn đến hành vi mua của khách hàng. Cần tiến hành nghiên cứu rõ SWOT của bản thân cũng như các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, công ty cũng cần phải có chính sách quản lý nhân sự phù hợp để góp phần củng cố công ty, đồng thời đưa ra chiến lược độc đáo, sắc bén mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ước tính năm 2014 bán ra 405 sản phẩm với doanh số 4.230.000 (1000 đồng) thì công ty thu về được 1.619.236 (1000 đồng) lợi nhuận sau thuế. Với mức lợi nhuận này sau khi tính ra các chỉ số tài chính thì công ty làm ăn có lãi. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh luôn tồn tài rủi ro bất trắc. Việc phân tích rủi ro và đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời là điều hết sức cần thiết, nó không chỉ giúp công ty không bị thua lỗ mà còn phát triển hơn trong tương lai

pdf85 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4157 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh xe đạp điện cho công ty ECO Duy Trí phân phối tại Thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trí phân khúc thị trường thông qua sản phẩm. Thị trường có thu nhập cao thì giá cao. Thị trường có thu nhập thấp thì giá thấp. Điều đó mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về sản phẩm riêng phù hợp cho mình. Khách hàng có thể truy cập vào trang web của công ty ECO Duy Trí ở trên để xem các sản phẩm. Bên cạnh đó, khách hàng có lựa chọn sản phẩm theo mức thu nhập cho phép hay theo sở thích bằng cách điền vào tên sản phẩm và khoảng giá ở bên trái của trang web. Điều này tạo ra thông tin cho khàng hàng về sản phẩm mà không phải trực tiếp đến cơ sở bán, đồng thời đem đến sự thoái mái hơn cho khách hàng. Hình 2.1 Một số loại xe đạp điện ECO Hình 2.1a ECO 1D (7.000.000 đồng ) Hình 2.1b ECO 2D (6.500.000 đồng) Hình 2.1c ECO3 (8.000.000 đồng) Hình 2.1d ECO N4 (9.000.000 đồng)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 35 - Phân phối +) Mục tiêu phân phối + Xem xét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh từ đó nhận biết đối thủ thành công hay thất bại tại kênh phân phối. + Đảm bảo sự tiện lợi cho khách hàng khi đi mua xe đạp điện của ECO Duy Trí ở nhiều địa điểm phân phối. +) Chiến lược phân phối Kênh trực tiếp từ công ty đến người tiêu dùng qua trung tâm phân phối của mình bằng hình thức bán lẻ, tại 03 Đống Đa, Tp. Huế. Kênh gián tiếp thông qua các đại lý khác bằng hình thức bán buôn cho nhiều cửa hàng bán xe khác (bao gồm cả cửa hàng xe máy, xe đạp điện, xe đạp). Việc mở rộng thêm kênh phân phối là chưa cần thiết. Do địa bàn Tp. Huế khá nhỏ và kinh phí để lập một trung tâm phân phối mới khá lãng phí, bởi lập một trung tâm khác ở bắc sông Hương sẽ làm giảm đi lượng xe bán ra cho các nhà bán buôn, lượng giảm này có thể lớn hơn chi phí bỏ ra khi lập trung tâm mới đó. Vậy nên với số liệu có được từ doanh thu bán lẻ, bán buôn chúng ta sẽ đứng trên phương diện của công ty thông qua trung tâm phân phối để đưa ra các phương án hành động. - Kế hoạch xúc tiến +) Mục tiêu xúc tiến + Gia tăng hành vi mua và mức độ nhận biết của khách hàng so với khi không có các chương trình xúc tiến. + Phải cụ thể, đo lường được, có hiệu quả phù hợp với ngân sách trong thời gian thực hiện các chương trình. +) Kế hoạch xúc tiến Với nguồn chi phí có được chúng ta sẽ thiết lập kế hoạch xúc tiến trong 1 năm tới, chia ra theo quý. Tương ứng với từng quý phải có kế hoạch cụ thể và doanh số ước tính. Song song với chương trình hành động phải có các chương trình khuyến mãi và chương trình truyền thông, PR. Các hành động trên nhằm kích thích hành vi mua hàng xảy ra sớm hơn, nhiều hơn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 36 Mục đích của khuyến mãi là tăng tức thời lượng bán và doanh thu của DN, công ty. Khuyến mãi là thông tin đại chúng, thu hút mạnh sự quan tâm và sự chú ý của người tiêu dùng, tác dụng nhanh và dễ do lường kết quả. Bảng 2.16 Các chương trình hành động Quý 1 (1,2,3) Quý 2 (4,5,6) Quý 3 (7,8,9) Quý 4 (10,11,12) Đặc điểm - Ra Tết Nguyên Đán, nhu cầu mua sẽ tăng lên. - Cần thực hiện một số chiến lược tác động lên quyết định mua của khách hàng. - Sắp vào hè, nhu cầu mua gần như rất thấp, tuy nhiên đây là thời điểm khá quan trọng để gây dựng hình ảnh tốt đẹp về DN. - Năm học mới, nhu cầu tăng mạnh. - Cần thực hiện những chiến lược tác động đến quyết định mua cũng như tâm lí của đối tượng sử dụng. - Thời tiết khó khăn: mưa nhiều, lụt lội nên sức mua giảm. - Cần thực hiện các chiến lược duy trì hình ảnh trong tâm trí khách hàng. Chương trình thực hiện - Phát tờ rơi về các sản phẩm. -Tổ chức roadshow với khẩu hiệu xanh. - Các chiến lược giảm giá, khuyến mãi. - Hỗ trợ học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học tại các trường cấp 2. Mỗi trường 4 suất (mỗi suất 500 (1000 đồng). - Đăng poster ở các trường học đó. - Phát tờ rơi về sản phẩm. - Roadshow nhấn mạnh sự tự tin, khẳng định mình của đối tượng hướng tới. - Ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá thúc đẩy quyết định mua. - Đưa ra hình thức chi trả thỏa mãn khách hàng. - Đăng poster ở một số điểm công cộng như trạm dừng xe buýt. - Hình ảnh tạo được điểm nhấn trong slogan cũng như lợi ích của sản phẩm. - Tặng bảo hành miễn phí. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 37 Bảng 2.17 Thực hiện chương trình truyền thông Mục tiêu - Làm tăng nhận biết của khách hàng . - Phục vụ cho mục tiêu tăng doanh thu. Chiến lược - Quảng cáo trên ti vi. - Phát tờ rơi về sản phẩm xe đạp điện ECO Duy Trí. - Đăng poster tại các điểm dừng xe buýt. (3 điểm dừng) Mô tả - Giới thiệu về xe đạp điện Eco Duy Trí bằng 1 đoạn clip khoảng 1 phút, chiếu trên VTV Huế vào giờ trưa trong 2 mùa cao điểm. - Thuê người phát tờ rơi ở các chợ lớn và các trường trong thành phố. - Thuê địa điểm và thuê công ty “ Mặt Trời”thiết kế và in ấn poster quảng cáo. Phân tích Làm cho khách hàng biết đến DN là điều vô cùng cần thiết. Hiện tại khách hàng biết đến Duy Trí còn khá thấp đặc biệt ở bờ bắc sông Hương. Cần nhấn mạnh lợi ích của sản phẩm vì cái khách hàng mua là lợi ích, với thông điệp “An toàn, tiện lợi, tiết kiệm, thân thiện”. Bảng 2.18 Thực hiện chương trình khuyến mãi Mục tiêu - Tăng doanh số bán hàng theo mục tiêu đã đề ra trong quý. Chiến lược - Giảm 5% cho 20 chiếc đầu tiên (quý 1). - Giảm 6% cho 30 chiếc đầu tiên (quý 3). - Tặng thêm mũ bảo hiểm cho khách hàng. Mô tả - Đặt hàng mũ bảo hiểm và dán logo ECO Duy Trí. - Đăng poster tại cửa hàng và treo ở một số tuyến đường. Phân tích Nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng vào 2 thời điểm quan trọng trong năm đó là sau tết và đầu năm học mới; Nhằm làm giảm lượng hàng tồn kho trong năm. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 38 Bảng 2.19 Thực hiện chương trình PR Mục tiêu -Xây dựng hình ảnh, uy tín trong tâm trí khách hàng. -Hướng đến phân khúc khách hàng trọng tâm (teen). Chiến lược -Tổ chức roadshow. -Tặng học bổng. Mô tả - Thuê một đội PG tuổi teen gồm 10 bạn học sinh THPT, trang bị áo và mũ bảo hiểm, cờ in logo Duy Trí đi một số tuyến đường chính trong thành phố, thời gian diễn ra sẽ là vào lúc 11h và 17h, trong 3 ngày của tháng 2 và 3 ngày của tháng 9. - Tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học tại một số trường THPT. Phân tích PR là một công cụ hữu hiệu nhất để giành được cảm tình của khách hàng, hiện nay DN nào cũng phải làm PR, không phục vụ mục tiêu bán hàng trước mắt nhưng phục vụ cho tương lai về dài. Đồng thời, tạo ra rào cản lớn cho các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khác. Ngoài ra, nhấn mạnh sự tự tin, cá tính của tuổi teen trong roadshow đánh mạnh vào tâm lí của những khách hàng này. Bảng 2.20 Dự tính thời gian triển khai Các chương trình thực hiện Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đăng poster X X X X X X X X X X X X Truyền thông: tivi, tờ rơi X X X X Roadshow X X Giảm giá, khuyến mãi X X Tặng học bổng X X ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 39 2.2.1.8. Nguồn lực và triển khai kế hoạch marketing Cần tính toán các chi phí cần thiết cho các hoạt động, theo dõi kiểm soát quá trình và xác định % tổng ngân sách cho marketing. Sau khi tính toán các chi phí, lập bảng ngân sách kế hoạch cụ thể nhằm mục đích kiểm soát đồng thời làm cơ sở cho phần kế hoạch tài chính. Bảng 2.21 Ngân sách kế hoạch cho chương trình xúc tiến Maketing hỗn hợp Đơn vị tính (1000 đồng) % Tổng ngân sách - Chương trình khuyến mãi: + Giảm giá + Mũ bảo hiểm + Đăng poster - Chương trình truyền thông: + Quảng cáo tivi, báo + In ấn, phát tờ rơi + Thuê công ty in ấn poster và thuê mặt bằng tại trạm xe buýt - Chương trình PR: + Road show + Học bổng Tổng cộng: Tổng ngân sách cho Mar theo % doanh thu 56.360 39.500 15.000 1.860 64.420 30.000 1.420 33.000 54.200 22.000 32.200 174.980 4,05% 32,21% 36,82% 30,97% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 40 2.2.2. Kế hoạch sản xuất DN luôn hướng đến việc tạo ra sản xuất có khả năng làm thỏa mãn cao nhất đối với khách hàng mục tiêu, vì vậy kế hoạch sản xuất được xem là bộ phận không thể tách rời của KHKD. Kế hoạch sản xuất nếu được chuẩn bị kĩ sẽ là công cụ đắc lực giúp ban quản trị DN thực hiện tốt việc đánh giá và kiểm soát chi phí trong quá trình thực hiện, xây dựng các định mức hoạt động và hoàn thiện việc tổ chức quản lý sao cho đảm bảo chất lượng sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh. [2] 2.2.2.1. Mô tả sản phẩm Về quy chuẩn kĩ thuật quốc gia đối với xe đạp điện [8]: Ngày 01/01/2013, bộ trưởng bộ giao thông vận tải đã ra thông tư số 39/2013/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về xe đạp điện, quy định các yêu cầu chung về động cơ, ắc quy, hệ thống phanh, hệ thống điện và các phương pháp thử đối với các loại xe đạp điện được sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Cụ thể: Xe phải trang bị hai hệ thống phanh có cơ cấu điều khiển và dẫn động độc lập với nhau, trong đó có một hệ thống phanh tác động lên bánh trước và một hệ thống phanh tác động lên bánh sau; Quảng đường phanh không được lớn hơn 4m, khi vận hành bằng cơ cấu đạp chân, xe phải có khả năng đi được quảng đường 7km trong khoảng thời gian 30 phút; Xe phải có đèn chiếu phía trước, tấm phản quang phía sau, thiết bị cảnh báo bằng âm thanh, thiết bị hiển thị mức năng lượng điện, khối lượng bản thân và công suất động cơ của xe phải phù hợp với tài liệu kĩ thuật lần lượt không lớn hơn 40kg và 250W. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. ECO Duy Trí luôn sản xuất và lắp ráp sản phẩm xe đạp điện đúng với tiêu chuẩn kĩ thuật mà thông tư đưa ra. Sản phẩm đáp ứng được sự an toàn khi tham gia giao thông cho khách hàng. 2.2.2.2. Kế hoạch sản xuất dự kiến (năm 2014) - Các chi phí sản xuất dự kiến ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 41 Bảng 2.22 Bảng chi phí trang trí và thiết kế nội thất 1 STT Khoản mục Số lượng ĐVT Đơn vị giá (1000 đồng) Thành tiền (1000 đồng) 1 Đèn chiếu sáng neon 1.2m 04 Cái 18 72 2 Đèn neon màu 1.2m 02 Cái 32 64 3 Cây cảnh 03 Chậu 250 750 4 Tranh ảnh 03 Bức 300 900 5 Tủ quầy 01 Cái 3.500 3.500 6 Kệ trưng bày 02 Cái 2.600 5.200 7 Bàn ghế 01 Bộ 9.550 9.550 Tổng: 20.036 Bảng 2.23 Bảng chi phí trang trí và thiết kế nội thất 2 STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Xuất xứ Đơn giá (1000 đồng) Thành tiền (1000 đồng) 1 Máy vi tính Bộ 10 Việt Nam 5.000 50.000 2 Máy điện thoại Cái 10 Việt Nam 300 3.000 3 Loa Sony Bộ 02 Nhật 400 800 4 Máy điều hòa Cái 03 Nhật 5.150 15.450 5 Máy phát điện Cái 01 Việt Nam 7.900 7.900 6 Quạt treo tường Cái 02 Việt Nam 180 360 7 Quạt cây Cái 02 Việt Nam 300 600 8 Máy in Cái 04 Việt Nam 1.800 7.200 Tổng: 85.310 Như vậy, ta có tổng chi phí trang trí và thiết kế nội thất dự kiến sẽ là: 20.036 + 85.310 = 105.346 (1000 đồng) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 42 Bảng 2.24 Chi phí sinh hoạt dự kiến ĐVT: 1000 đồng STT Khoản mục Một tháng Một năm 1 Tiền điện 1.700 20.400 2 Tiền nước 1.000 12.000 3 Tiền internet 250 3.000 4 Tiền điện thoại 1.200 14.400 Tổng: 4.150 49.800 Bảng 2.25 Dự tính tổng mức vốn đầu tư Hạng mục công trình Thành tiền (1000 đồng) A. Vốn cố định: - Chi phí đăng kí kinh doanh, ngoại giao - Chi phí mặt bằng, xây dựng - Mua sắm trang trí thiết kế nội thất - Chi phí lắp đặt nội thất - Mua sắm thiết bị lắp ráp - Mua sắm thiết bị sữa chữa 422.346 30.000 0 105.346 87.000 150.000 50.000 B. Vốn lưu động 220.000 C. Vốn dự phòng 180.000 Tổng vốn đầu tư: 822.346 Trong đó: - Chi phí mặt bằng, xây dựng là không tính đến bởi địa điểm kinh doanh của công ty ECO Duy Trí thuộc sở hữu của tổng công ty. - Vốn dự phòng là khoản tiền sử dụng trong các trường hợp tiền chi thưởng cho nhân viên vào các dịp nghỉ Tết, kỷ niệm ngày khai trương, dự phòng rủi ro, biến động thị trường. Ước tính 15.000( 1000 đồng/tháng) tương đương với 180.000 (1000 đồng/ năm.) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 43 Bảng 2.26 Tổng chi phí dự kiến năm 2014 Danh mục Thành tiền (1000 đồng) A. Chi phí cố định - Trả lương cho các bộ phận - Khấu hao TSCĐ - Thuế môn bài - Chi phí sinh hoạt - Đại tu sữa chữa hàng năm B. Chi phí biến đổi - Chi phí sản xuất - Chi phí khuyễn mãi - Chi phí truyền thông - PR - Chi phí bán hàng 885.269 630.000 84.469 1.000 49.800 120.000 1.185.750 840.770 56.360 64.420 54.200 170.000 Tổng chi phí: 2.071.019 Trong đó: Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng, thời gian sử dụng TSCĐ là 5 năm. Mức khấu hao tài sản cố định (MK) trong một năm sẽ được tính theo công thức: = = 84.469 (1000 đồng) Khấu hao trong một tháng là: = 7.039 (1000 đồng). - Doanh thu dự kiến Dự kiến trung bình công ty sản xuất được 100 sản phẩm/tháng. Quý I và quý III là thời điểm mà nhu cầu khách hàng sử dụng sản phẩm tăng, tỉ lệ sản phẩm được bán ra theo đó cũng tăng lên. Quý IV thời tiết không thuận lợi nên nhu cầu có xu hướng giảm, quy mô sản xuất giảm. Quy mô sản xuất:1050 sản phẩm/năm. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 44 Bảng 2.27 Bảng tiêu thụ dự kiến (ĐVT: chiếc) STT Chỉ tiêu Quý I (1, 2, 3) Quý II (4, 5, 6) Quý III (7, 8, 9) Quý IV (10, 11, 12) 1 Sản xuất 300 250 300 200 2 Tỉ lệ tiêu thụ 39% 36% 42% 36% 3 Số chiếc/quý 117 90 126 72 Như vậy, số sản phẩm dự kiến bán ra được trong năm 2014 là 405 (chiếc) Dựa vào bảng điều tra mức giá sẵn lòng chi trả, điều tra thị trường và với tỉ lệ bán sản phẩm những năm trước thì dự kiến tỉ lệ bán sản phẩm tương ứng với các mức giá 5.000-7.000 : 7.000-9.000 : 9.000-11.000 : 11.000-13.000 : >13.000 (1000 đồng) là 1 : 1 : 3 : 3 : 1 (tỉ lệ) Sau khi lấy số chiếc xe đạp điện dự kiến bán ra được nhân với mức giá tương ứng ta được tổng doanh thu dự kiến năm 2014 của công ty là 4.230.000 (1000 đồng). Bảng 2.28 Doanh thu dự kiến (ĐVT: 1000 đồng) Mức giá trung bình (1000 đồng) Quý I (1, 2, 3) Quý II (4, 5, 6) Quý III (7, 8, 9) Quý IV (10, 11, 12) Khoảng giá: -5.000 đến 7.000 -7.000 đến 9.000 -9.000 đến 11.000 -11.000 đến 13.000 -Lớn hơn 13.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 117 chiếc - 13 chiếc - 13 chiếc - 39 chiếc - 39 chiếc - 13 chiếc 90 chiếc -10 chiếc -10 chiếc -30 chiếc -30 chiếc -10 chiếc 126 chiếc -14 chiếc -14 chiếc -42 chiếc -42 chiếc -14 chiếc 72 chiếc -8 chiếc -8 chiếc -24 chiếc -24 chiếc -8 chiếc Doanh thu/quý 1.222.000 940.000 1.316.000 752.000 Tổng doanh thu: 4.230.000 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 45 2.2.3. Kế hoạch nhân sự Kế hoạch nhân sự là việc phân tích nhu cầu nhân sự trong tương lai và đề ra các kế hoạch cụ thể để thõa mãn nhu cầu đó. Mục đích của việc lập kế hoạch nhân sự là nhằm đảm bảo cho DN sẽ có đúng số lượng người được bố trí đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ và có đầy đủ kĩ năng theo đúng yêu cầu công việc. 2.2.3.1. Nhiệm vụ của các bộ phận - Giám đốc trung tâm: + Nhận thông tin từ Tổng công ty (tại Đà Nẵng). + Quản lý điều phối, giải quyết công việc hàng ngày tại trung tâm. + Phê duyệt các chiến lược từ các trưởng phòng đưa lên. + Thông qua các bộ phận để định ra mức lương hợp lý. - Phó Giám đốc trung tâm: + Phê duyệt, kiểm tra các kế hoạch của trưởng phòng gửi lên. + Thông báo những công việc hàng ngày cho Giám đốc. - Trưởng phòng (Tài chính, nhân sự, kinh doanh): + Trưởng phòng tài chính: Tính toán chi phí, thu tiền, theo dõi thu chi hằng ngày. Tổng kết và lập báo cáo tài chính. + Trưởng phòng nhân sự: Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện cho nhân viên, định ra mức lương dự tính, bồi dưỡng nhân sự. + Trưởng phòng kinh doanh: Thiết kế ý tưởng, tổ chức, lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch marketing cho cửa hàng, phân tích các đối thủ cạnh tranh và biến động thị trường. Lập kế hoạch sản phẩm dự kiến sản xuất, định hướng phát triển cho sản phẩm. - Nhân viên: + Thực hiện các nhiệm vụ cấp trên đưa xuống, giao dịch với khách hàng và bán sản phẩm. + Yêu cầu: Nhanh nhẹn, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc. Đối với nhân viên bán hàng phải có hiểu biết sâu rộng, cởi mở và chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo. 2.2.3.2. Chính sách tiền lương và quản lý nhân sự Con người là tài sản quý giá nhất của một tổ chức, công ty vì vậy đối với các DN nói chung, ECO Duy trí nói riêng, cần trân trọng sự đóng góp của tất cả mọi người vào ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 46 thành công chung, bất kể người đó là ai, ở vị trí nào. Phải tạo ra một môi trường làm việc năng động và công bằng, là nơi mà mỗi một nhân viên đều có cơ hội được làm việc, rèn luyện để hướng đến sự thành công trong nghề nghiệp đồng thời hoàn thiện về nhân cách. Tất cả sự thành công, dù là nhỏ nhất đều được ghi nhận và tặng thưởng xứng đáng. Bảng 2.29 Bảng tiền lương cho các bộ phận trong 1 tháng ĐVT: 1000 đồng/tháng STT Bộ phận SL Mức lương cho một người Mức lương phải trả cho một bộ phận 1 Giám đốc chi nhánh 01 10.000 10.000 2 P.Giám đốc chi nhánh 01 7.500 7.500 3 Trưởng phòng (tài chính, nhân sự, kinh doanh) 03 5.000 15.000 4 Nhân viên( Tài chính, bán hàng, lắp ráp, chăm sóc khách hàng) 08 2.500 20.000 Tổng lương/tháng: 52.500 Chính sách quản lý nhân sự: [9] - Chính sách lương - thưởng – phạt: + Hệ thống tiền lương của ECO cố định trong năm theo từng chức vụ, bộ phận trong công ty. Theo thời gian, mức lương có thể thay đổi, nó được xây dựng trên mặt bằng lương chung của thị trường, cạnh tranh với các công ty cùng ngành, phù hợp với yêu cầu và khối lượng công việc thực tế, sản phẩm bán ra. + Xét duyệt thưởng định kỳ hàng quý/ hàng năm dựa vào thành tích làm việc của bộ phận, nhân viên. + Thưởng Lễ, Tết, các ngày lễ lớn trong năm và thưởng thành tích cuối năm theo hiệu quả công việc. + Thực hiện trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 47 người lao động đầy đủ theo quy định hiện hành. + Xử phạt trích % theo lương nếu có hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến công ty, đến tiến độ công việc. - Chính sách phúc lợi: + Du lịch vào dịp tết dương, ngày lễ lớn cho nhân viên và gia đình. + Khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm cho tất cả nhân viên. + Chính sách hỗ trợ cho Giám đốc, trưởng phòng khi đi công tác xa. + Tổ chức tiệc họp mặt tất niên ấm cúng vào dịp cuối năm với nhiều phần quà Tết hấp dẫn. - Chính sách đào tạo, bồi dưỡng phát triển: + Dựa trên định hướng phát triển của công ty. + Phát huy tối đa tiềm năng. + Phù hợp với từng cá nhân. + Công bằng – Minh bạch – Gắn kết – Hiệu quả. + Quyền lợi đi đôi với trách nhiệm. + Các khóa đào tạo của ECO Duy Trí dựa trên yêu cầu thực tiễn kinh doanh của công ty nhằm đảm bảo việc nhân viên có thể áp dụng được tối đa những kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo vào trong công việc. Từ đó, làm tăng niềm tin và động lực làm việc cho nhân viên, thúc đẩy nhân viên không ngừng phát triển và đa dạng hóa nghề nghiệp chuyên môn để tạo ra cơ hội thăng tiến cho bản thân đồng thời tăng lợi nhuận cho công ty. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 48 2.2.4. Kế hoạch tài chính Kế hoạch tài chính bao gồm các chỉ tiêu và định mức tài chính nhằm đảm bảo nguồn lực để thu hút vốn đầu tư, phân bổ nguồn lực hợp lý, cơ cấu lại các nguồn vốn và ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. 2.2.4.1. Các giả định tài chính Bảng 2.30 Các giả định tài chính Các giả định Cách xác định Thời gian bắt đầu KHKD Tháng 01 năm 2014. Thời gian của KHKD Một năm tính từ tháng 01 năm 2014.. Tỉ lệ hoa hồng bán hàng(%) Chi phí hoa hồng là 5% doanh thu. Các loại chi phí liên quan đến chi phí sử dụng lao động Chế độ trả lương cố định. Thuế thu nhập cá nhân: 25% bảo hiểm xã hội, y tế, công đoàn... Các thuế công ty phải trả Khoản thuế và mức thuế theo quy định của nhà nước. Gồm: - Thuế môn bài là 1.000.000 / năm - Thuế TNDN là 25% Giả định về giá trị tồn kho Tính theo doanh thu của kì tiếp theo, % kế hoạch sản xuất của kì sau... Phương thức vay và lãi suất vay Tất cả vốn đầu tư đều từ tổng công ty nên không có lãi suất vay cũng như phương thức trả lãi vay. Lãi suất tiền gửi ngân hàng (%) Dự kiến lãi suất tiền gửi có kì hạn: 10% / tháng và không kì hạn là 4%. Các tỷ lệ khấu hao tài sản cố định (% tháng) Tất cả các TSCĐ đều được khấu hao theo đường thẳng. Các chi phí bán hàng và quản lý Chi phí bán hàng là khoảng 4% doanh thu, chi phí quản lý là khoảng 5% doanh thu. Việc sử dụng lợi tức ròng Đế tái sản xuất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 49 2.2.4.2. Các báo cáo tài chính dự kiến [10] Đơn vị báo cáo: Công ty ECO Duy Trí phân phối tại Tp. Huế Bảng 2.31 Bảng cân đối kế toán dự kiến (Tại ngày 31 tháng 12 năm 2014) ĐVT: 1000 đồng TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN Tài sản ngắn hạn: Tiền mặt Khoản phải thu khách hàng Tiền gửi ngân hàng Thuế GTGTĐKT Tạm ứng Công cụ, dụng cụ Hàng hóa 934.972 293.549 91.162 4.608 96.759 76.000 6.962 365.932 Nợ phải trả: Vay ngắn hạn Phải trả người bán Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Phải trả, phải nộp khác 162.738 58.002 65.277 32.508 6.951 Tài sản dài hạn: Mua sắm thiết kế nội thất Thiết bị lắp ráp Thiết bị sữa chữa Hao mòn TSCĐ Dự phòng Xây dựng cơ bản dỡ dang 665.169 192.346 150.000 50.000 84.469 180.000 8.354 Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn kinh doanh Lãi chưa phân phối 1.437.403 856.494 580.909 Tổng tài sản 1.600.141 Tổng nguồn vốn 1.600.141 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 50 Đơn vị báo cáo: Công ty ECO Duy Trí phân phối tại Tp. Huế Bảng 2.32 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến (Tại năm 2014) ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Số tiền 1. Tổng doanh thu 4.230.000 2. Tổng chi phí 2.071.019 3. Lợi nhuận trước thuế (3=1-2) 2.158.981 4. Thuế (4=3 * 25%) 539.745 5. Lợi nhuận sau thuế (5=3-4) 1.619.236 Phân tích tỷ số tài chính dự kiến: thông qua các báo cáo tài chính dự kiến, ta có thể sử dụng phương pháp phân tích tỷ số tài chính để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh theo kế hoạch. Các tỷ số tài chính dự kiến: - Tỷ số nợ: = = 0,101 = 10,1 % Qua đây cho thấy mức độ nợ hiện có chiếm trong tổng nguồn vốn của ECO Duy Trí tại Huế là rất thấp, chỉ chiếm 10,1%. Điều này cho thấy độ rủi ro trong việc sự dụng vốn là ít. - Tỷ số sinh lợi trên tổng vốn: = = 1,01 >1 Qua đây cho thấy cứ 1 đồng vốn huy động thu được 1,01 đồng lợi nhuận. - Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu: = = 1,89 >1 Qua đây cho thấy cứ một đồng vốn mà chủ sở hữu bỏ ra thu về được 1,89 đồng lợi nhuận.  Công ty ECO Duy Trí phân phối tại Tp. Huế làm ăn có lãi ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 51 CHƯƠNG 3: RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RỦI RO 3.1. Các loại rủi ro Rủi ro là khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng theo kế hoạch. Trong hoạt động kinh doanh luôn tồn tại những yếu tố ngẫu nhiên, bất định (không chắc chắn). Không có hoạt động kinh doanh nào là tuyệt đối an toàn. Để đối phó với những yếu tố bất định, rủi ro cần giả định mọi việc sẽ xảy ra đúng như kế hoạch và sẵn sàng thích nghi với những biến đổi có thể có. Tiên liệu, đưa ra các giải pháp hạn chế các rủi ro. Rủi ro đối với sản phẩm xe đạp điện của ECO Duy Trí phân phối tại Tp. Huế: - Rủi ro về giá: + Do một số ảnh hưởng về thể chế kinh tế, chính trị, xã hội nên giá bán của xe đạp điện có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy theo loại hình xe đạp điện để đảm bảo được mức lợi nhuận mà DN cần đạt được. Điều này tác động đến số lượng khách hàng đáng kể. + Giá các yếu tố đầu vào tăng cao theo thời gian. - Rủi ro thuần túy: + Do ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên ở Huế (mưa nắng thất thường, lũ lụt kéo dài, đặc biệt vào quý IV) nên ảnh hưởng đến lượng bán ra. + Do một số chính sách của nhà nước đưa ra như bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, quy định trọng lượng người lái làm nhu cầu của khách hàng có thể giảm xuống. - Rủi ro kinh doanh + Việc đổi mới công nghệ không phù hợp. + Thiết kế sản phẩm theo đa số khách hàng sẽ không thu hút được những nhóm khách hàng khó tính còn lại. + Sản phẩm thay thế: Xe máy điện. + Tiếp thị: Nhu cầu thị trường trong thời gian tới giảm xuống hoặc đối thủ cạnh tranh có những chiến lược, phương án thâu tóm thị trường. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 52 - Rủi ro khi lập KHKD: + Độ tin cậy của dữ liệu điều tra thấp, sai lệch khi đánh giá. + Sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong thời gian tới làm cho các kinh nghiệm, dữ kiện không còn phù hợp. + Năng lực quản lý của ban quản trị không đáp ứng yêu cầu kinh doanh hiện tại. 3.2. Một số giải pháp khắc phục rủi ro 3.2.1. Phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy là một kỹ thuật nhằm xác định những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Đó là việc phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng đầu vào không an toàn và đại lượng đầu ra. 3.2.1.1. Phân tích độ nhạy một chiều Giả sử nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận của công ty chính là thị phần của công ty trên thị trường. Chúng ta cần tính toán mức độ rủi ro khi thị phần tăng giảm, để từ đó có chính sách hợp lý. Các phép tính toán: - Lượng bán = Thị phần * Quy mô thị trường - Tổng doanh thu = Lượng bán * Giá bán - Tổng chi phí = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi - Lợi nhuận trước thuế (LNTT) = Tổng doanh thu – Tổng chi phí - Thuế = LNTT * Thuế suất - Lợi nhuận sau thuế (LNST) = LNTT – Thuế Trong đó: Quy mô: 1050 chiếc/năm Giá bán là mức giá trung bình, áp dụng công thức tính giá trung bình ta có: = = = 10.350 (1000 đồng) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 53 Tổng chi phí: 2.071.019 (1000 đồng) Thuế suất: 25% Bảng 2.33 Ảnh hưởng của thị phần tới lợi nhuận ĐVT: 1000 đồng Thị phần Lượng bán Doanh thu LNTT Thuế LNST 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 52,5 105 157,5 210 262,5 315 367.5 543.375 1.086.750 1.630.125 2.173.500 2.716.875 3.260.250 3.803.625 -1.527.644 -984.269 -440.894 102.481 645.856 1.189.231 1.732.606 0 0 0 25.620 161.464 297.308 433.152 -1.527.644 -984.269 -440.894 76.861 484.392 891.923 1.299.454 Nhận xét: Qua bảng ảnh hưởng của thị phần tới lợi nhuận ta thấy, với mức giá cố định 10.350 (1000 đồng) thì ứng với thị phần 20% công ty bắt đầu có lãi. So sánh với số liệu điều tra có được (Bảng 2.4) ta thấy, thị phần của công ty tại địa bàn là 31,7% trong đó bờ nam 32,8% còn bờ bắc 30,4%. Tuy thị phần này có lớn hơn mức rủi ro nhưng các đối thủ cạnh tranh luôn có chính sách để tăng hoặc thâu tóm thị trường. Vì vậy, để giảm rủi ro thì ECO Duy Trí cần phải có các chiến lược, phương án kế hoạch kinh doanh cụ thể để đẩy mạnh thị phần trên địa bàn cũng như tại bờ bắc lên. 3.2.1.2. Phân tích độ nhạy hai chiều Hai nhân tố ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của công ty là giá bán và thị phần. Để giảm rủi ro ta cần xét ảnh hưởng của hai nhân tố này đến lợi nhuận như thế nào để phân tích đưa ra phương hướng giải pháp. Phép tính toán: LNST = LNTT – Thuế = LNTT – LNTT*0,25 = LNTT*0.75 = (Doanh thu – Chi phí)*0,75 = (Thị phần*Quy mô thị trường*Giá bán – Chi phí)*0,75 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 54 Quy mô thị trường: 1050 chiếc/năm Tổng chi phí: 2.071.019 (1000 đồng) Bảng 2.34 Ảnh hưởng của giá bán và thị phần tới lợi nhuận (ĐVT: 1000 đồng) Giá bán Thị phần 6000 7000 8000 9000 10.000 11.000 12.000 13.000 5% -1.756.019 -1.703.519 -1.651.019 -1.598.519 -1.546.019 -1.493.519 -1.441.019 -1.388.519 10% -1.441.019 -1.336.019 -1.231.019 -1.126.019 -1.021.019 -916.019 -811.019 -706.019 15% -1.126.019 -968.519 -811.019 -653.519 -496.019 -338.519 -181.019 -23.519 20% -811.019 -601.019 -391.019 -181.019 21.736 179.236 336.736 494.236 25% -496.019 -233.519 21.736 218.611 415.486 612.361 809.236 1.006.111 30% -181.019 100.486 336.736 572.986 809.236 1.045.486 1.281.736 1.517.986 35% 100.486 376.111 651.736 927.361 1.202.986 1.478.611 1.754.236 2.029.861 Qua bảng 2.34 ta thấy: Với mức giá bán 6000 (1000 đồng) thì dù thị phần của công ty lên tới 30% công ty vẫn thua lỗ; Với thị phần 5%, 10%, 15% ứng với mức giá cao nhất là 13.000 (1000 đồng) cũng vẫn thua lỗ. Mức giá cao dần cộng với sự tăng lên của thị phần sẽ giúp công ty có lãi hơn. Tuy nhiên, một mức giá quá cao sẽ không thu hút được khách hàng đến với sản phẩm công ty, một mức thị phần quá thấp sẽ khiến tình trạng của công ty trở nên khó khăn. Nên duy trì thị phần trên 25%, mức giá bình quân 9000 (1000 đồng) sẽ giảm rủi ro hơn cho công ty. Đây là nhiệm vụ không chỉ của ban Giám đốc mà toàn thể bộ phận, nhân viên phải cố gắng nổ lực, đồng tâm xây dựng một mô hình sản xuất, chiến lược marketing, chính sách nhân sự, kế hoạch tài chính hợp lý, đúng đắn trong thời gian tới. Đồng thời, phải kiểm soát các rủi ro, có giải pháp kịp thời để hạn chế tối đa những tác động xấu tới công ty. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 55 3.2.2. Quản lý rủi ro - Liên tục cập nhật tình hình thể chế, chính sách của Nhà nước để kịp thời thích ứng. - Kiểm soát và hạn chế tối đa các khoản chi phí phát sinh. - Tài trợ khi có rủi ro bằng cách tạo ra nguồn quỹ để chi trả hoặc bồi thường, bù đắp những tổn thất. - Luôn đảm bảo uy tín hàng đầu đối với khách hàng. - Tăng hay giảm giá phải có phương án cụ thể. - Đưa ra các chương trình khuyến mãi, truyền thông phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. - Điều tra môi trường kinh doanh thường niên, phân tích kĩ các đối thủ cạnh tranh để hạn chế tác động. - Nâng cao chất lượng bộ máy hoạt động. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 56 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Với mong muốn định hướng hoạt động, quản lý các bộ phận, các mặt hàng cũng như thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước thì đề tài “Lập kế hoạch kinh doanh xe đạp điện cho công ty ECO Duy Trí phân phối tại Thành phố Huế” đã phần nào giúp công ty đạt được mục tiêu trên. Công ty ECO Duy Trí là một hình thức kinh doanh xe đạp điện khá mới mẻ nhưng đã gây dựng được uy tín cũng như thương hiệu trong lòng người sử dụng. Qua việc tiến hành điều tra, khảo sát chúng ta biết được ECO có những gì và cần phải làm những gì để tiến xa và sâu hơn trong lĩnh vực này. Với thị phần chiếm 31,7% trên địa bàn Tp. Huế, ECO Duy trí cần phải có nhiều chiến lược marketing hơn nữa để thu hút lượng khách hàng đến với công ty, đặc biệt là 11,5% số ý kiến trung lập khi được hỏi về nhu cầu sử dụng xe đạp điện trong thời gian tới. Bên cạnh uy tín, chất lượng cao là điều rất quan trọng thì giá cả phù hợp cũng là điều quan trọng dẫn đến hành vi mua của khách hàng. Cần tiến hành nghiên cứu rõ SWOT của bản thân cũng như các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, công ty cũng cần phải có chính sách quản lý nhân sự phù hợp để góp phần củng cố công ty, đồng thời đưa ra chiến lược độc đáo, sắc bén mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ước tính năm 2014 bán ra 405 sản phẩm với doanh số 4.230.000 (1000 đồng) thì công ty thu về được 1.619.236 (1000 đồng) lợi nhuận sau thuế. Với mức lợi nhuận này sau khi tính ra các chỉ số tài chính thì công ty làm ăn có lãi. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh luôn tồn tài rủi ro bất trắc. Việc phân tích rủi ro và đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời là điều hết sức cần thiết, nó không chỉ giúp công ty không bị thua lỗ mà còn phát triển hơn trong tương lai. Hiện nay, dân số đang tăng nhanh, tắc nghẽn giao thông diễn ra thường xuyên cùng với vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở nên nghiêm trọng thì việc sử dụng xe đạp điện là một thứ tiện lợi, không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái của chúng ta. Lập KHKD xe đạp điện cho ECO Duy Trí là điều cần thiết không chỉ cho hôm nay mà còn cho ngày mai. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 57 2. Kiến nghị 2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước - Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho các DN, công ty xe đạp điện. + Phát triển đồng bộ hóa các loại thị trường khác nhau và tạo lập một thị trường thống nhất, hoàn chỉnh. + Tạo môi trường bình đẳng trong kinh doanh. + Củng cố hoàn thiện các cơ chế thị trường có sự định hướng và quản lý của Nhà nước. + Đẩy mạnh xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. + Hệ thống pháp luật không được chồng chéo lên nhau, phải đồng bộ hóa và tạo điều kiện cho các DN nói chung và các DN, công ty xe đạp điện nói riêng phát triển. - Nhà nước cần hỗ trợ cho các DN, công ty xe đạp điện trong công tác dự báo thị trường. Để xâm nhập thị trường xe đạp điện đòi hỏi các DN cần phải nghiên cứu kỹ khuynh hướng phát triển của thị trường. Công tác này đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc, đôi khi một số DN không đủ năng lực để thực hiện. Vì vậy, hơn bao giờ hết, các DN luôn muốn Nhà nước hỗ trợ DN trong vấn đề này để DN có thể phát triển, cạnh tranh dễ dàng hơn. - Tạo môi trường pháp lý huy động vốn Một trong những vấn đề khó khăn đối với các công ty xe đạp điện là vấn đề vốn. Nhà nước cần tạo điều kiện để DN có thể vay và trả nợ thuận lợi hơn. - Hoạt động xuất nhập khẩu Hiện nay có rất nhiều hãng xe đạp điện từ bên ngoài tràn về với giá rất rẻ nhưng chất lượng không đảm bảo. Điều này gây khó khăn không ít cho các DN trong nước và tạo tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp xử lý những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, đồng thời tạo điều kiện xuất khẩu xe đạp điện trong nước ra bên ngoài. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 58 2.2. Kiến nghị đối với công ty - Thứ nhất: Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là trong Tp. Huế, trong khi đó các vùng ngoại thành và nông thôn còn hạn chế. Ngày nay, đời sống của người dân đang được cải thiện và nâng cao. ECO Duy Trí cần phải đẩy mạnh hơn nữa để phát triển rộng hơn thị trường tiêu thụ. - Thứ 2: Các cửa hàng bán lẽ của ECO khá ít, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh như YAMAHA, ASAMA có rất nhiều cửa hàng. Đây là một điểm yếu, nó hạn chế sự nhận biết của khách hàng về sản phẩm của công ty, cần phải có nhiều chiến lược hơn nữa để khắc phục vấn đề này. - Thứ 3: Do công ty mới chuyển địa điểm bán xe đạp điện từ 46 Nguyễn Huệ tới 03 Đống Đa, Tp. Huế nên phần nào nó ảnh hưởng tới sự nhận biết của khách hàng. Như đã phân tích ở trên thì yếu tố địa điểm có ảnh hưởng quan trọng tới hành vi mua sản phẩm của khách hàng. Vì thế, công ty cần phải có chiến lược quảng bá, truyền thông nhằm tăng sự nhận biết hơn, thu hút khách hàng đến với công ty nhiều hơn. - Thứ 4: Qua khảo sát, nghiên cứu thực tế cho thấy mức độ nhận biết ECO Duy Trí ở địa bàn phía bắc còn thấp. Vì vậy cần có chiến lược, kế hoạch marketing cho sản phẩm xe đạp điện nhiều hơn nữa tại địa bàn này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. ThS. Bùi Đức Tuân (2005), giáo trình “Kế hoạch kinh doanh”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. [2]. GV Nguyễn Hải Yến, bài giảng “Kế hoạch kinh doanh”, Trường Đại học Kinh tế Huế. [3]. Khoa Quản trị kinh doanh, bài giảng “Nghiên cứu marketing – Chương 5: Thiết kế bảng hỏi”, Trường Đại học Công nghiệp TP HCM. [4]. Đại Đức (2012), “ECO Duy Trí”, Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Huế, số ra ngày 03/05/2012. [5]. Phan Bá Mạnh (2008), “Nỗi khổ xe đạp điện”, Dantri.com.vn, số ra ngày 06/04/2008. [6]. TS. Nguyễn Thượng Thái (2007), “Marketing căn bản”, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. [7]. GV. Tống Viết Bảo Hoàng (2013), “Marketing căn bản”. Trường Đại học Kinh tế Huế. [8]. Gia Văn (2013), “Chính thức có quy chuẩn xe đạp điện”, Vietnamnet.vn, số ra ngày 06/11/2013. [9]. Nguyễn Thanh Hội (1999), “Quản lý Nhân sự”, Nhà xuất bản Thống kê. [10]. Phan Thị Minh Lý (chủ biên), giáo trình “Nguyên lý kế toán”, Nhà xuất bản Đại học Huế. [11]. Lê Bích Nga (6/2007), “ Thẩm định dự án đầu tư”, indoc.vn, chia sẽ bơỉ nguyenthikimthanh. [12] Một số trang web: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA Mã số phiếu:. Xin chào mọi người! Tôi là Sinh viên năm 4, Khoa Kinh Tế Phát Triển, Trường Đại học Kinh tế - Đại Học Huế. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài khóa luận: “Lập kế hoạch kinh doanh xe đạp điện cho công ty ECO Duy Trí phân phối tại Thành phố Huế”. Sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của mọi người vào bảng hỏi này là đóng góp hết sức giá trị cho việc thực hiện đề tài khóa luận của tôi. Tôi xin đảm bảo bảng hỏi này hoàn toàn phục vụ cho nghiên cứu và thông tin về cá nhân được đảm bảo bí mật. Xin chân thành cảm ơn! Đánh dấu vào ô mà mọi người lựa chọn Câu1. Bạn (Ông/bà, Anh/Chị) có đang sử dụng xe đạp điện không? □ Có ( Tiếp tục từ câu 3) □ Không (Trả lời câu 2, 10) Câu 2. Lý do Bạn (Ông/bà, Anh/Chị) không sử dụng xe đạp điện? □ Không thích đi xe đạp điện □ Ba mẹ không cho đi □ Chưa đủ điều kiện mua □ Có phương tiện khác □ Ý kiến khác (ghi rõ) ............................................................................................ Câu 3. Bạn (Ông/bà, Anh/Chị) đang sử dụng xe của hãng nào? □ Eco □ Honda □ Giant □ Yamaha □ Asama □ Khác (ghi rõ) ................... □ Nishiki □ Bridgestone Câu 4. Lý do Bạn (Ông/bà, Anh/Chị) chọn hãng đó ? ( Có thể lựa chọn nhiều phương án) □ Uy tín, chất lượng cao □ Giá cả phải chăng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy □ Bạn bè, người thân giới thiệu □ Kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, hợp thời trang □ Có nhiều địa điểm bán, dễ nhận thấy. □ Không biết đến các hãng khác Câu 5. Các cửa hàng bán xe đạp điện trên địa bàn thành phố Huế mà Bạn (Ông/bà, Anh/Chị) biết: (Có thể lựa chọn nhiều phương án) □ Duy Trí □ Phúc sinh □ Khác .. □ Văn Tường □ Ngọc Phú □ Ngọc Hà □ Đồng phát Câu 6. Mức giá Bạn (Ông/bà, Anh/Chị) sẵn sàng chi trả cho 1 chiếc xe đạp điện? ( Đơn vị: 1000 đồng) □ Từ 5.000→ 7.000 □ Từ 7.000→ 9.000 □ Từ 9.000 → 11.000 □ Từ 11.000→ 13.000 □ > 13.000 Câu 7. Lợi ích mà xe đạp điện mang lại? (Đánh số từ 1 đến 6, với 1= lợi ích nhiều nhất,6= ít lợi ích nhất) □ Tốn ít chi phí □ Thân thiện với môi trường □ Giá cả phù hợp □ Không phải học bằng lái □ Hợp thời trang □ Khác Câu 8. Mức độ quan trọng của các yếu tố dẫn đến hành vi mua của khách hàng 1.Rất không quan trọng 2.Không quan trọng 3.Bình thường 4. Quan trọng 5.Rất quan trọng (Tích vào ô mình lưạ chọn) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy STT Tiêu chí Mức độ quan trọng 1 2 3 4 5 1 Giá cả phù hợp 2 Sự nhiệt tình+hiểu biết của nhân viên bán hàng 3 Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng sau khi mua 4 Nhiều chương trình khuyến mãi 5 Địa điểm bán là trung tâm, nơi dễ thấy 6 Thiết kế hợp thời trang, phù hợp với từng lứa tuổi 7 Đa dạng mẫu mã, chủng loại 8 Chất lượng tốt, có uy tín trên thị trường Câu 9. Mức độ hài lòng của Bạn (Ông/bà, Anh/Chị) khi sử dụng xe đạp điện? □ Rất hài lòng □ Hài lòng □ Không hài lòng (lý do) ...................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Câu 10. Bạn (Ông/bà, Anh/Chị) có ý định sử dụng xe đạp điện trong thời gian tới không? Phương án Chọn Lý do Có .................. Trung lập ................. Không .................. Tên: ........................................................................................................................ SĐT: ....................................................................................................................... Trường: .................................................................................................................. Nghề nghiệp: .......................................................................................................... XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ! ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy 2. KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ, MÔ TẢ SPSS XỬ LÝ SỐ LIỆU BỜ BẮC su dung xe dap dien Frequency Percent Valid Percent CumulativePercent Valid co 56 56.0 56.0 56.0 khong 44 44.0 44.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 ly do khong su dung Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong thich di 14 14.0 31.8 31.8 ba me khong cho 4 4.0 9.1 40.9 chua du dieu kien mua 11 11.0 25.0 65.9 co phuong tien khac 15 15.0 34.1 100.0 Total 44 44.0 100.0 Missing System 56 56.0 Total 100 100.0 dang su dung xe hang nao Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid eco 17 17.0 30.4 30.4 yamaha 20 20.0 35.7 66.1 nishiki 2 2.0 3.6 69.6 honda 4 4.0 7.1 76.8 asama 13 13.0 23.2 100.0 Total 56 56.0 100.0 Missing System 44 44.0 Total 100 100.0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy muc gia san long chi tra Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 5000 den 7000 6 6.0 10.7 10.7 7000 den 9000 7 7.0 12.5 23.2 9000 den 11000 19 19.0 34 57.2 11000 den 13000 18 18.0 32.1 89.3 > 13000 6 6.0 10.7 100.0 Total 56 56.0 100.0 Missi ng System 44 44.0 Total 100 100.0 gia ca phu hop Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid binh thuong 18 18.0 32.1 32.1 quan trong 20 20.0 35.7 67.9 rat quan trong 18 18.0 32.1 100.0 Total 56 56.0 100.0 Missing System 44 44.0 Total 100 100.0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy Su nhiet tinh, hieu biet cua nhan vien ban hang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong quan trong 1 1.0 1.8 1.8 khong quan trong 4 4.0 7.1 8.9 binh thuong 19 19.0 33.9 42.9 quan trong 16 16.0 28.6 71.4 rat quan trong 16 16.0 28.6 100.0 Total 56 56.0 100.0 Missing System 44 44.0 Total 100 100.0 dich vu bao tri, bao duong sau khi mua Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong quan trong 6 6.0 10.7 10.7 binh thuong 16 16.0 28.6 39.3 quan trong 19 19.0 33.9 73.2 rat quan trong 15 15.0 26.8 100.0 Total 56 56.0 100.0 Missing System 44 44.0 Total 100 100.0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy nhieu chuong trinh khuyen mai Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong quan trong 3 3.0 5.4 5.4 binh thuong 18 18.0 32.1 37.5 quan trong 19 19.0 33.9 71.4 rat quan trong 16 16.0 28.6 100.0 Total 56 56.0 100.0 Missing System 44 44.0 Total 100 100.0 dia diem ban la trung tam, de thay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong quan trong 7 7.0 12.5 12.5 binh thuong 16 16.0 28.6 41.1 quan trong 18 18.0 32.1 73.2 rat quan trong 15 15.0 26.8 100.0 Total 56 56.0 100.0 Missing System 44 44.0 Total 100 100.0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy thiet ke thoi trang, hop nhieu lua tuoi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong quan trong 1 1.0 1.8 1.8 khong quan trong 2 2.0 3.6 5.4 binh thuong 21 21.0 37.5 42.9 quan trong 17 17.0 30.4 73.2 rat quan trong 15 15.0 26.8 100.0 Total 56 56.0 100.0 Missing System 44 44.0 Total 100 100.0 da dang mau ma, chung loai Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong quan trong 10 10.0 17.9 17.9 binh thuong 17 17.0 30.4 48.2 quan trong 16 16.0 28.6 76.8 rat quan trong 13 13.0 23.2 100.0 Total 56 56.0 100.0 Missing System 44 44.0 Total 100 100.0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy chat luong tot, uy tin tren thi truong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid binh thuong 18 18.0 32.1 32.1 quan trong 17 17.0 30.4 62.5 rat quan trong 21 21.0 37.5 100.0 Total 56 56.0 100.0 Missing System 44 44.0 Total 100 100.0 muc do hai long khi su dung Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat hai long 11 11.0 19.6 19.6 hai long 45 45.0 80.4 100.0 Total 56 56.0 100.0 Missing System 44 44.0 Total 100 100.0 nhu cau thoi gian toi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 59 59.0 59.0 59.0 trung lap 10 10.0 10.0 69.0 khong 31 31.0 31.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy XỬ LÝ SỐ LIỆU BỜ NAM su dung xe dap dien Frequency Percent Valid Percent CumulativePercent Valid Co 64 64.0 64.0 64.0 khong 36 36.0 36.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 ly do khong su dung Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong thich di 11 11.0 30.6 30.6 ba me khong cho 2 2.0 5.6 36.1 chua du dieu kien mua 7 7.0 19.4 55.6 co phuong tien khac 16 16.0 44.4 100.0 Total 36 36.0 100.0 Missing System 64 64.0 Total 100 100.0 dang su dung xe hang nao Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Eco 21 21.0 32.8 32.8 yamaha 23 23.0 35.9 68.8 nishiki 1 1.0 1.6 70.3 honda 3 3.0 4.7 75.0 asama 16 16.0 25.0 100.0 Total 64 64.0 100.0 Missing System 36 36.0 Total 100 100.0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy muc gia san long chi tra Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 5000 den 7000 8 8.0 12.5 12.5 7000 den 9000 8 8.0 12.5 25 9000 den 11000 21 21.0 32.8 57.8 11000 den 13000 20 20.0 31.3 89.1 > 13000 7 7.0 10.9 100.0 Total 64 64.0 100.0 Missig System 36 36.0 Total 100 100.0 gia ca phu hop Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid binh thuong 17 17.0 26.6 26.6 quan trong 22 22.0 34.4 60.9 rat quan trong 25 25.0 39.1 100.0 Total 64 64.0 100.0 Missing System 36 36.0 Total 100 100.0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy su nhiet, hieu biet cua nhan vien ban hang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong quan trong 3 3.0 4.7 4.7 khong quan trong 5 5.0 7.8 12.5 binh thuong 22 22.0 34.4 46.9 quan trong 18 18.0 28.1 75.0 rat quan trong 16 16.0 25.0 100.0 Total 64 64.0 100.0 Missing System 36 36.0 Total 100 100.0 dich vu bao tri, bao duong sau khi mua Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong quan trong 6 6.0 9.4 9.4 binh thuong 18 18.0 28.1 37.5 quan trong 23 23.0 35.9 73.4 rat quan trong 17 17.0 26.6 100.0 Total 64 64.0 100.0 Missing System 36 36.0 Total 100 100.0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy nhieu chuong trinh khuyen mai Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong quan trong 6 6.0 9.4 9.4 binh thuong 18 18.0 28.1 37.5 quan trong 24 24.0 37.5 75.0 rat quan trong 16 16.0 25.0 100.0 Total 64 64.0 100.0 Missing System 36 36.0 Total 100 100.0 dia diem ban la trung tam, de thay Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong quan trong 7 7.0 10.9 10.9 binh thuong 16 16.0 25.0 35.9 quan trong 26 26.0 40.6 76.6 rat quan trong 15 15.0 23.4 100.0 Total 64 64.0 100.0 Missing System 36 36.0 Total 100 100.0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy da dang mau ma, chung loai Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong quan trong 1 1.0 1.6 1.6 khong quan trong 10 10.0 15.6 17.2 binh thuong 25 25.0 39.1 56.2 quan trong 16 16.0 25.0 81.2 rat quan trong 12 12.0 18.8 100.0 Total 64 64.0 100.0 Missing System 36 36.0 Total 100 100.0 thiet ke thoi trang, hop nhieu lua tuoi Frequency Percent Valid Percent CumulativePercent Valid rat khong quan trong 2 2.0 3.1 3.1 khong quan trong 2 2.0 3.1 6.2 binh thuong 28 28.0 43.8 50.0 quan trong 17 17.0 26.6 76.6 rat quan trong 15 15.0 23.4 100.0 Total 64 64.0 100.0 Missing System 36 36.0 Total 100 100.0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Nguyễn Thị Thủy chat luong tot, uy tin tren thi truong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid binh thuong 18 18.0 28.1 28.1 quan trong 21 21.0 32.8 60.9 rat quan trong 25 25.0 39.1 100.0 Total 64 64.0 100.0 Missing System 36 36.0 Total 100 100.0 muc do hai long khi su dung Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat hai long 14 14.0 21.9 21.9 hai long 43 43.0 67.2 89.1 khong hai long 7 7.0 10.9 100.0 Total 64 64.0 100.0 Missing System 36 36.0 Total 100 100.0 nhu cau thoi gian toi Frequency Percent Valid Percent CumulativePercent Valid co 69 69.0 69.0 69.0 trung lap 13 13.0 13.0 82.0 khong 18 18.0 18.0 100.0 Total 100 100.0 100.0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguye_n_thi_thu_y_4527.pdf
Luận văn liên quan