An ninh tài chính có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng với sự phát triển bền
vững của một quốc gia. Đảm bảo an ninh tài chính không chỉ góp phần tạo môi trường
kinh tế vĩ mô ổn định mà còn góp phần đảm bảo an ninh về chính trị, an ninh quân
sự trong bối cảnh thế giới nhiều biến động và căng thẳng như hiện nay. An ninh tài
chính bao gồm các khía cạnh: Đảm bảo môi trường để các quan hệ tài chính được
diễn ra một cách ổn định, lành mạnh, các nguồn lực được phân bổ hiệu quả, minh
bạch, đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế; nâng cao khả năng quản lý,
phòng ngừa rủi ro của cơ quan quản lý và các định chế tài chính; hình thành và xác
lập cơ chế hấp thụ hoặc chống đỡ trước các cú sốc.
Với nội hàm rộng và phức tạp do đó an ninh tài chính cũng chịu tác động của
nhiều nhân tố, bao gồm: các nhân tố bên trong hệ thống tài chính, liên quan đến các
rủi ro thuộc về các định chế tài chính (rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, rủi ro pháp
lý ), các rủi ro trên thị trường tài chính (định giá sai tài sản, rủi ro trong vận hành,
cơ chế dây chuyền.) và các rủi ro thuộc hạ tầng tài chính (rủi ro hệ thống thanh toán,
rủi ro pháp lý, truyền thông ); các nhân tố bên ngoài hệ thống tài chính như các rối
loạn kinh tế vĩ mô (rủi ro môi trường kinh tế, mất cân bằng chính sách ), hay các
rủi ro sự kiện (thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh, sự kiện chính trị ).
Trong giai đoạn 2011-2021 mặc dù an ninh tài chính của Việt Nam được duy
trì và đảm bảo, nhưng còn tồn tại nhiều bất cập, chưa thực sự bền vững, điển hình
như: (i) sức mạnh của nền kinh tế còn khá khiêm tốn, chưa tạo được tiền đề an toàn đủ
lớn cho đảm bảo an ninh tài chính; (ii) thâm hụt ngân sách và nợ công, nợ nước ngoài
ngày càng cao, có nguy cơ vượt ngưỡng an toàn, nhất là trong bối cảnh tác động của
đại dịch Covid-19; (iii) tỷ lệ nợ ngày càng lớn so với quy mô của nền kinh tế sẽ tạo áp
lực lớn đối với việc cân đối vốn của hệ thống ngân hàng và cân đối vĩ mô; (iv) đóng
góp của sự phát triển tài chính tới tăng trưởng kinh tế còn hạn chế khi khả năng tiếp
cận của người dân và chiều sâu của thị trường tài chính còn thấp; (v) khả năng quản lý,
phòng ngừa rủi ro của cơ quan quản lý và các định chế tài chính còn một số hạn chế,
đặc biệt là về mức độ hoàn thiện hệ thống pháp lý, hệ thống giám sát dẫn tới còn tồn
tại những sai phạm, bất ổn trên thị trường; (vi) cơ chế hấp thụ và chống đỡ với các cú
sốc còn một số tồn tại liên quan tới giám sát và đảm bảo minh bạch trong thực thi các
chính sách ứng phó.
201 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 15/01/2024 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án An ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in học hóa quy
trình, nghiệp vụ nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Quy định, hướng dẫn về thu thập, chia sẻ thông tin, dữ liệu ngành Tài chính
tạo lập nền tảng dữ liệu mở, đảm bảo khả năng tiếp cận cho các cơ quan tổ chức,
người dân, doanh nghiệp; kết nối, tích hợp, trao đổi thông tin dữ liệu giữa Bộ Tài
chính và các bộ, ngành, địa phương; số hóa các giao dịch nội bộ; các quy chuẩn, tiêu
chuẩn về dịch vụ nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) và hạ tầng kỹ thuật trong
ngành Tài chính. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng gây ra những hệ lụy đối với cả hệ
thống thanh toán và cơ sở hạ tầng thị trường tài chính trước những nguy cơ tiềm ẩn
rủi ro về rò rỉ và mất cắp thông tin bởi các đối tượng phạm tội công nghệ cao. Do đó,
các cơ sở hạ tầng thị trường tài chính cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của các cơ
quan quản lý Nhà nước.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thuế, phí, lệ phí nhằm khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát
triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các công nghệ tiên
tiến khác.
160
KẾT LUẬN
An ninh tài chính có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng với sự phát triển bền
vững của một quốc gia. Đảm bảo an ninh tài chính không chỉ góp phần tạo môi trường
kinh tế vĩ mô ổn định mà còn góp phần đảm bảo an ninh về chính trị, an ninh quân
sự trong bối cảnh thế giới nhiều biến động và căng thẳng như hiện nay. An ninh tài
chính bao gồm các khía cạnh: Đảm bảo môi trường để các quan hệ tài chính được
diễn ra một cách ổn định, lành mạnh, các nguồn lực được phân bổ hiệu quả, minh
bạch, đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế; nâng cao khả năng quản lý,
phòng ngừa rủi ro của cơ quan quản lý và các định chế tài chính; hình thành và xác
lập cơ chế hấp thụ hoặc chống đỡ trước các cú sốc.
Với nội hàm rộng và phức tạp do đó an ninh tài chính cũng chịu tác động của
nhiều nhân tố, bao gồm: các nhân tố bên trong hệ thống tài chính, liên quan đến các
rủi ro thuộc về các định chế tài chính (rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, rủi ro pháp
lý), các rủi ro trên thị trường tài chính (định giá sai tài sản, rủi ro trong vận hành,
cơ chế dây chuyền...) và các rủi ro thuộc hạ tầng tài chính (rủi ro hệ thống thanh toán,
rủi ro pháp lý, truyền thông); các nhân tố bên ngoài hệ thống tài chính như các rối
loạn kinh tế vĩ mô (rủi ro môi trường kinh tế, mất cân bằng chính sách), hay các
rủi ro sự kiện (thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh, sự kiện chính trị).
Trong giai đoạn 2011-2021 mặc dù an ninh tài chính của Việt Nam được duy
trì và đảm bảo, nhưng còn tồn tại nhiều bất cập, chưa thực sự bền vững, điển hình
như: (i) sức mạnh của nền kinh tế còn khá khiêm tốn, chưa tạo được tiền đề an toàn đủ
lớn cho đảm bảo an ninh tài chính; (ii) thâm hụt ngân sách và nợ công, nợ nước ngoài
ngày càng cao, có nguy cơ vượt ngưỡng an toàn, nhất là trong bối cảnh tác động của
đại dịch Covid-19; (iii) tỷ lệ nợ ngày càng lớn so với quy mô của nền kinh tế sẽ tạo áp
lực lớn đối với việc cân đối vốn của hệ thống ngân hàng và cân đối vĩ mô; (iv) đóng
góp của sự phát triển tài chính tới tăng trưởng kinh tế còn hạn chế khi khả năng tiếp
cận của người dân và chiều sâu của thị trường tài chính còn thấp; (v) khả năng quản lý,
phòng ngừa rủi ro của cơ quan quản lý và các định chế tài chính còn một số hạn chế,
đặc biệt là về mức độ hoàn thiện hệ thống pháp lý, hệ thống giám sát dẫn tới còn tồn
161
tại những sai phạm, bất ổn trên thị trường; (vi) cơ chế hấp thụ và chống đỡ với các cú
sốc còn một số tồn tại liên quan tới giám sát và đảm bảo minh bạch trong thực thi các
chính sách ứng phó.
Để khắc phục những bất cập trên, trước bối cảnh trong nước và quốc tế mới
các giải pháp cần thực hiện gồm: (i) Nâng cao sức mạnh của nền kinh tế: nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, cải thiện chỉ số ICOR, điểu chỉnh cấu trúc tăng trưởng
GDP, phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, nâng cao năng suất lao động xã hội; (ii)
kiểm soát thâm hụt ngân sách, đảm bảo an toàn nợ công: tăng cường quản lý thu
NSNN, cải thiện hiệu quả chi NSNN, đẩy mạnh cơ cấu lại nợ công theo hướng bền
vững; (iii) kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, kiểm soát nợ xấu, nâng cao
hiệu quả của tín dụng; (iv) nâng cao hiệu quả mô hình giám sát tài chính quốc gia:
nâng cao hơn nữa vai trò của NHNN trong quản lý, giám sát hệ thống tài chính, nâng
cao hiệu lực giám sát cho các cơ quan giám sát chuyên ngành; (v) đẩy mạnh áp dụng
chuẩn Basel II và hướng tới Basel III trong lĩnh vực ngân hàng; (vi) Hoàn thiện khung
pháp lý đồng bộ, hiện đại và tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán và
bảo hiểm; (vii) Hoàn thiện cơ chế hấp thụ và chống đỡ các cú sốc; (viii) Thiết lập nền
tảng tài chính số và phát triển hạ tầng tài chính hiện đại.
162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. (2021), Kinh nghiệm của một số quốc gia về đảm bảo an ninh tài chính trong
điều kiện kinh tế thị trường hiện đại
2. (2021), The impact of Covid-19 on financial security in Viet Nam
163
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Hoài Anh , Thị trường vốn phát triển hoàn thiện về cấu trúc và quy mô
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM223522 [ngày 11/02/2022]
2. Đỗ Thị Lan Anh, Thực trạng vi phạm pháp luật chứng khoán tại Việt Nam và
giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống, https://tapchitoaan.vn/bai-
viet/nghien-cuu/thuc-trang-vi-pham-phap-luat-chung-khoan-tai-viet-nam-va-
giai-phap-nang-cao-hieu-qua-phong-chong6084.html [ngày 31/03/2022]
3. Minh Anh, Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hàng trăm nghìn tỷ đồng thuế, phí
mỗi năm, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM224519 [ngày 24/02/2022]
4. Nguyễn Phương Anh, Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng
khoán thành viên sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học
viện Tài chính, 2021
5. Vân Anh, WB: Các nước đang phát triển đối mặt với rủi ro lớn về tài chính,
https://www.vietnamplus.vn/wb-cac-nuoc-dang-phat-trien-doi-mat-voi-rui-
ro-lon-ve-tai-chinh/773314.vnp [ngày 16/02/2022]
6. Bộ Tài chính, Thông tư 121/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy
định về hoạt động của công ty chứng khoán, Hà Nội, 2020
7. Bộ Tài chính, Thông tư 91/2020/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2020 quy định
chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng
khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, Hà Nội, 2020
8. Bộ Tài chính, Thông tư 95/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 hướng
dẫn giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán, Hà Nội,
2020
9. Bộ Tài chính, Thông tư 6/2022/TT-BTC ngày 8 tháng 2 năm 2022 hướng dẫn
công tác giám sát tuân thủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hoạt
164
động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và
các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, Hà Nội,
2022
10. Chính Phủ, Nghị định số 80/2019/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2019 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội, 2019
11. Cổng thông tin điện tử Bộ công an, Tìm người bị hại trong vụ án Trịnh Văn
Quyết và đồng phạm gây ra,
ninh-trat-tu/tim-nguoi-bi-hai-trong-vu-an-trinh-van-quyet-va-dong-pham-
gay-ra-d22-t31574.html [22/04/2022]
12. Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam
2020,
https://mof.gov.vn/webcenter/contentattachfile/idcplg?dID=203138&dDocN
ame=MOFUCM205212&filename=Phan%201.Thi%20truong%20bao%20hi
em%20Viet%20Nam%20nam%202020.pdf
13. Anh Duy, Lựa chọn mô hình giám sát tài chính phù hợp cho Việt Nam,
sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/hdk/hdkhcn/clptnnh/clptnnh_
chitiet?centerWidth=80%25&dDocName=CNTHWEBAP01162513602
[ngày 11/02/2011]
14. Trần Thọ Đạt, Tô Trung Thanh, “An ninh tài chính tiền tệ của Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập quốc tế”, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, 2016.
15. George Cooper, “Nguồn gốc khủng hoảng tài chính”, Nhà xuất bản Lao động
– xã hội, 2008
16. Nguyễn Thị Thu Hằng, Vấn đề giám sát rủi ro của cơ quan quản lý nhà nước
đối với các công ty chứng khoán, Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 7/2016
17. Vũ Hân, Nợ công năm 2021 sẽ vượt ngưỡng 4 triệu tỉ đồng,
https://thanhnien.vn/no-cong-nam-2021-se-vuot-nguong-4-trieu-ti-dong-
post1003933.html [20/10/2020]
165
18. Phí Trọng Hiển, “Ổn định tài chính”: các quan điểm và phương pháp tiếp cận
hiện nay, Tạp chí Ngân hàng số 16 tháng 8 – 2009, số 17 tháng 9 – 2009.
19. Võ Hữu Hiển và nhóm nghiên cứu, Xác định giới hạn cảnh báo chỉ tiêu an
toàn nợ nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam số 6/2021
20. Trần Quốc Hùng, Ảnh hưởng của cuộc chiến Nga – Ukraine đến kinh tế thế
giới và Việt Nam, https://thesaigontimes.vn/anh-huong-cua-cuoc-chien-nga-
ukraine-den-kinh-te-the-gioi-va-viet-nam/ [ngày 17/03/2022]
21. Tào Khánh Hợp, An ninh tài chính nhà nước của Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, 2008
22. Lê Minh Hương, Doanh nghiệp bảo hiểm: Đầu tư trên 500 nghìn tỷ đồng trở
lại nền kinh tế, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-
tiet-tin?dDocName=MOFUCM208203 [ngày 08/09/2021]
23. Đinh Ngọc Linh - Hoàng Như Quỳnh, Chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016
- 2020: Nhiều kết quả tích cực,
https://vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/nckh/ctnc/nckhctnc_chi
tiet?dDocName=MOFUCM200973 [32/05/2021]
24. Cấn Văn Lực, Bức tranh nợ xấu của ngành Ngân hàng và một số kiến nghị,
www.sbv.gov.vn, [ngày 10/03/2022]
25. C. Mác-Ph.Ăngghen toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, 2005
26. Anh Minh, Năm 2021, thị trường chứng khoán nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử
mới, https://baochinhphu.vn/nam-2021-thi-truong-chung-khoan-nhieu-lan-
thiet-lap-dinh-lich-su-moi-102306414.htm [ngày 30/12/2021]
27. Nguyễn Thị Mùi, “An ninh tài chính tiền tệ ở Việt Nam trước các biến động
của thị trường tài chính thế giới”, Tạp chí Tài chính, tháng 9/2015, tr.17-20.
28. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên 2015, Nxb Thông tin và
Truyền thông, 2016
29. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên 2019, Nxb Thông tin và
Truyền thông, 2020
30. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên 2020, Nxb Thông tin và
Truyền thông, 2021
166
31. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công
bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của đồng
Việt Nam với một số ngoại tệ khác, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-
te-Ngan-hang/Quyet-dinh-2730-QD-NHNN-cong-bo-ty-gia-trung-tam-cua-
Dong-Viet-Nam-voi-Do-la-My-299697.aspx
32. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày
30/12/2016 quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, Hà Nội, 2016
33. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18
tháng 05 năm 2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội, 2018
34. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 40/2018/TT-NHNN ngày 28
tháng 12 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-
NHNN ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thống đốc ngân hàng nhà nước quy
định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, Hà Nội, 2018.
35. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày
15/11/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội, 2019
36. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 20/2019/TT-NHNN ngày
14/11/2019 quy định về phòng, chống rửa tiền, Hà Nội, 2019
37. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 09/2020/TT-NHNN ngày
21/10/2020 quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng,
Hà Nội, 2020
38. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020
sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2019/TT-NHNN về quy định sử dụng vốn
ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của các Ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng,
Hà Nội, 2020
39. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021
quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng
167
rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội, 2021
40. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 23/2021/TT-NHNN ngày
31/12/2021 quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài trên cơ sở các tiêu chí CAMELS (vốn, chất lượng tài sản, quản trị, lợi
nhuận, thanh khoản và rủi ro thị trường), Hà Nội, 2021
41. Hà Ngọc, Trung Quốc: Cảnh báo về mô hình tài chính bất động sản từ cuộc
khủng hoảng Evergrande, https://bnews.vn/trung-quoc-canh-bao-ve-mo-hinh-
tai-chinh-bat-dong-san-tu-cuoc-khung-hoang-evergrande/221253.html [ngày
17/11/2021]
42. Vũ Hồng Ngọc, Tăng cường quản lý, giám sát để phát triển thị trường trái
phiếu doanh nghiệp an toàn, hiệu quả, https://www.qdnd.vn/kinh-te/tai-
chinh/tang-cuong-quan-ly-giam-sat-de-phat-trien-thi-truong-trai-phieu-
doanh-nghiep-an-toan-hieu-qua-691063 [08/04/2022]
43. Phan Thị Bích Nguyệt, “Hội nhập quốc tế và sự cần thiết của kiểm soát an
ninh tài chính”, Tạp chí Tài chính, 2017, Số 664 (Kỳ 1 – Tháng 9), tr. 9 – 11
44. Phan Thị Bích Nguyệt, “Kiểm soát an ninh tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro
quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam”, đề tài khoa học cấp
Bộ, 2006
45. Nguyễn Cẩm Nhung, Những thách thức toàn cầu và vấn đề an ninh tài chính
của Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020.
46. Tào Hữu Phùng, “An ninh tài chính quốc gia. Lý luận – Cảnh báo – Đối sách”,
Nxb Tài chính, 7/2004
47. Quốc hội, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật số 24/2000/QH10, ngày 9 tháng
12 năm 2000, Hà Nội, 2000
48. Quốc hội, Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, Luật số 61/2010/QH12, ngày
24 tháng 11 năm 2010, Hà Nội, 2010
49. Quốc hội, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật số 08/2022/QH15, ngày 16 tháng
6 năm 2022, Hà Nội, 2022
168
50. Quốc hội, Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 về thí điểm
xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Hà Nội, 2017
51. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31 tháng 05 năm 2013
phê duyệt đề án “xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và đề án
“thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”, Hà
Nội, 2013
52. Võ Trí Thành, “Chính sách bảo đảm an ninh tài chính - tiền tệ của Việt Nam
trước khả năng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ Trung Quốc và những biến động
tài chính toàn cầu”, Đề tài cấp Nhà nước, 2015
53. Nguyễn Thu Thảo và các cộng sự, Chính sách tiền tệ nhằm đối phó dịch Covid-
19, https://osf.io/k293h/download/?format=pdf
54. Lê Thoa, Kinh tế TP.HCM chưa từng có số âm nhưng trong quý III, GRDP
còn -24,39%, https://plo.vn/thoi-su/kinh-te-tphcm-chua-tung-co-so-am-
nhung-trong-quy-iii-grdp-con-2439-1019991.html [ngày 06/10/2021]
55. Nguyễn Thị Hải Thu, “Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia tại
một số nước”, Tạp chí Tài chính/ 2017, Số 664 (Kỳ 1 – Tháng 9), tr. 31 – 33
56. Hồ Thủy Tiên, Hoàng Đức Long, Đo lường mức độ an ninh tài chính Việt Nam
trong hội nhập quốc tế, NXB Tài chính, 2020
57. Nguyễn Văn Tiến, Đỗ Phú Đông, Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam trên thị trường ngoại tệ và một số hàm ý chính sách,
https://tapchinganhang.gov.vn/hoat-dong-cua-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-
tren-thi-truong-ngoai-te-va-mot-so-ham-y-chinh-sach.htm [ngày 31/08/2021]
58. Sông Trà, Cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng lớn về nợ công,
https://nhandan.vn/cu-the-hoa-cac-muc-tieu-dinh-huong-lon-ve-no-cong-
post701890.html, [ngày 20/06/2022]
59. Lê Hải Trung, Phan Công Duy, Tô Thị Vân Anh , Ảnh hưởng của bất ổn chính
sách kinh tế thế giới đến Việt Nam và một số khuyến nghị,
https://tapchinganhang.gov.vn/anh-huong-cua-bat-on-chinh-sach-kinh-te-the-
gioi-den-viet-nam-va-mot-so-khuyen-nghi.htm [ngày 07/03/2022]
169
60. Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, Quyết định số 617/QĐ-UBCK ngày 09 tháng
10 năm 2013 về hướng dẫn xếp loại công ty chứng khoán (theo chuẩn
CAMEL), Hà Nội, 2013
61. Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, Về việc hủy bỏ 09 đợt chào bán trái phiếu
trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 của Công ty Ngôi Sao Việt,
Công ty Cung điện Mùa đông, Công ty Soleil,
https://ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vilinks/videtail/vichitiettintuc/vidstincongbo/
vichitiet102?dDocName=APPSSCGOVVN162144707 [04/04/2022]
62. Phùng Thu Hiền Vân, Lê Thị Ngọc Tú, “An ninh tài chính, tiền tệ tại Việt
Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0”, Tạp chí Tài chính/ 2017,
Số 664 (Kỳ 1 – Tháng 9), tr. 15 – 18.
63. Lê Thị Thùy Vân, “Đảm bảo an ninh tài chính quốc gia: Thách thức và khuyến
nghị cho giai đoạn 2021-2030”, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 4/2021
64. Lê Thị Thùy Vân, “Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trên thị trường tài
chính Việt Nam”, Tạp chí Tài chính/ 2017, Số 664 (Kỳ 1 – Tháng 9), tr. 23 –
26
65. Tường Vi, Tín dụng ngân hàng trên 140% GDP: TTCK cần “bước nhanh” để
tạo sự cân bằng, https://kinhtevadubao.vn/tin-dung-ngan-hang-tren-140-gdp-
ttck-can-buoc-nhanh-de-tao-su-can-bang-16439.html, [ngày 20/04/2021]
66. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, “Kinh nghiệm Hàn Quốc trong
duy trì ổn định tài chính trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ”, 2014
67. Vietcombank, Triển vọng ngành ngân hàng năm 2022,
https://vcbs.com.vn/vn/Communication/GetReport?reportId=9260
68. Đào Vũ, Toàn cảnh xử lý nợ xấu sau gần 5 năm Nghị quyết 42 có hiệu lực,
https://vneconomy.vn/toan-canh-xu-ly-no-xau-sau-gan-5-nam-nghi-quyet-
42-co-hieu-luc.htm, [ngày 24/05/2022]
Tài liệu Tiếng Anh
170
69. Aerdt Houben, Jan Kakes, and Garry Schinasi, “Toward a Framework for
Safeguarding Finacial Stability”, IMF Working Paper, 2004 -
https://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2004/wp04101.pdf
70. Ashima Goyal, “Regulatory Structure for Financial Stability and
Development”, Economic and Political Weekly, Vol. 45, No. 39, pp. 51, 53-61
71. Chris Brummer, “Origins of the Financial Crisis and International/National
Responses: An Overview”, Proceedings of the Annual Meeting (American
Society of International Law) Vol. 104, International Law in a Time of Change
(2010), pp. 435-438
72. Dexu He, “Financial Security in China – Sitiation Analysis and System
Design”, Social Sciences Academy Press and Springer Science + Bussiness
Media Singapore, 2016
73. Garry Schinasi, “Defining financial stability and a framework for
safeguarding it”, Central Bank of Chile Working papers, 2009
74. Garry Schinasi, “Safeguarding Financial Stability” - Theory and Practice,
IMF, 2005 - https://www.imf.org/External/Pubs/NFT/2005/SFS/eng/sfs.pdf
75. Hasan Murat Ertugrul, Alper Ozun, Dervis Kirikkaleli, “How is financial
stability impacted by political and economic stabilities in emerging markets?
A dynamic panel analysis, Romanian Journal of Economic Forecasting – XXII
(4) 2019
76. IMF, “Global Financial Stability Report” -
https://www.imf.org/en/Publications/GFSR
77. IMF, Introducing a New Broad-based Index of Financial Development,
Working Paper, 2016
https://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2016/wp1605.pdf
78. Jean-Pierre Allegret, Bernard Courbis, Philippe Dulbecco: Financial
Liberalization and Stability of the Financial System in Emerging Markets: The
Institutional Dimension of Financial Crises, Review of International Political
Economy, Taylor & Francis (Routledge), 2003, 17 (4), pp.213-242
171
79. John Fell and Garry Schinasi, “Assessing Financial Stability: Exploring The
Boundaries Of Analysis”, National Institute Economic Review No. 192 April
2005
80. Liudmyla. P. KOVAL, Concepts And Categorical Apparatus Of Financial
Security Investigation, Financial Space, 3(11), pp.101-103.
81. Michelle Chan, “Lessons Learned from the Financial Crisis: Designing
Carbon Markets for Environmental Effectiveness and Financial Stability”,
Carbon & Climate Law Review Vol. 3, No. 2, Carbon Finance and Investment
(2009), pp. 152-160
82. Muhammad bin Ibrahim, Impact of the global crisis on Malaysia's financial
system, BIS Papers No 54, https://www.bis.org/publ/bppdf/bispap54p.pdf
83. Prema-chandra Athukorala, Malaysian Economy in Three Crises, Working
Papers, The Autralia National University,
https://acde.crawford.anu.edu.au/sites/default/files/publication/acde_crawfor
d_anu_edu_au/2016-12/wp_econ_2010_12_athukorala.pdf
84. Subbaiah Singala, Mukul G. Asher, “Financial Stability in Asian Economies”,
Economic and Political Weekly Vol. 43, No. 10 (Mar. 8 - 14, 2008), pp. 65-71
85. Viral V. Acharya, Matthew Richardson, “Restoring Financial Stability” –
How to repair a failed system, Jon Weily & Sons, Inc, 2009
Website
86. https://data.imf.org/
87. www.sbv.gov.vn
88. ckns.mof.gov.vn
89. www.gso.gov.vn
90. www.ssc.gov.vn
91. databank.worldbank.org
172
PHỤ LỤC
173
Phụ lục 1
CÁC MÔ HÌNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH
(1) Mô hình hệ thống giám sát theo thể chế (mô hình chuyên ngành)
Mô hình giám sát thể chế dựa trên cách tiếp cận truyền thống; theo đó, địa vị
pháp lý của tổ chức tài chính sẽ quyết định cơ quan quản lý nào có nhiệm vụ giám sát
hoạt động của nó. Theo cách tiếp cận này, hệ thống tài chính có 3 lĩnh vực: ngân
hàng, chứng khoán và bảo hiểm, tương ứng là 3 cơ quan giám sát khác nhau. Trong
đó, mỗi cơ quan giám sát toàn diện các lĩnh vực mà mình đảm nhiệm với mục tiêu:
đảm bảo nguyên tắc kinh doanh, bảo vệ khách hàng và ổn định hệ thống tài chính.
Một số quốc gia đang áp dụng thành công mô hình này có thể kể đến như Thái Lan,
Philippines, Trung Quốc,...
Mô hình giám sát thể chế gồm bốn đặc điểm chính: (i) Tồn tại ba cơ quan riêng
biệt giám sát ba mảng thị trường (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm). Tùy đặc điểm
hệ thống chính trị của từng nước mà các cơ quan sẽ trực thuộc các cấp thẩm quyền
khác nhau; (ii) Hoạt động giám sát được chuyên môn hóa. Mỗi cơ quan có những kỹ
thuật, nghiệp vụ riêng và hoạt động dưới những quy định, nguyên tắc và chuẩn mực
khác nhau; (iii) Các cơ quan tiến hành giám sát thông qua một chu trình khép kín từ
khâu cấp phép, kiểm tra giám sát định kỳ hoạt động kinh doanh, thanh tra và xử phạt
vi phạm đến việc cho phép rút khỏi thị trường (đình chỉ hoặc xóa bỏ tổ chức); (iv)
Việc phối hợp, chia sẻ thông tin giám sát, hạn chế rủi ro hệ thống phải được quy định
cụ thể và đảm bảo bằng các văn bản quy phạm pháp luật, các thỏa thuận phối hợp,
ghi nhớ...
174
(2) Mô hình hệ thống giám sát theo chức năng
Mô hình giám sát chức năng là mô hình giám sát mà việc giám sát được xác
định bởi hoạt động kinh doanh của các thực thể, không quan tâm đến hình thức pháp
lý của các thực thể đó. Điểm khác nhau giữa mô hình này với mô hình giám sát thể
chế là ở chỗ, mỗi loại hoạt động kinh doanh có thể có một cơ quan giám sát riêng
biệt, do đó một tổ chức có thể chịu sự giám sát của nhiều cơ quan khác nhau (ngân
hàng, chứng khoán, bảo hiểm). Nếu cung cấp dịch vụ trên càng nhiều lĩnh vực, tổ
chức này sẽ càng chịu sự giám sát của nhiều cơ quan. Do đó, ở mô hình này, đòi hỏi
có sự phân định rõ ràng trách nhiệm trong việc giám sát của các cơ quan tham gia
giám sát đối với các hoạt động cụ thể như ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm.
Với đặc điểm trên, mô hình giám sát chức năng thường được áp dụng tại các quốc
gia có hệ thống tài chính phát triển, với sự ra đời của nhiều sản phẩm tài chính phức
tạp, kết hợp nhiều lĩnh vực (như ngân hàng - bảo hiểm, chứng khoán - bảo hiểm hay
ngân hàng - chứng khoán).
Cơ quan giám sát
ngân hàng
Cơ quan giám sát
bảo hiểm
Cơ quan giám sát
chứng khoán
Ngân hàng
Công ty bảo hiểm
Công ty chứng
khoán
Nhận tiền gửi
Hoạt động bảo hiểm
Hoạt động chứng
khoán
Nhận tiền gửi
Hoạt động bảo hiểm
Hoạt động chứng
khoán
Nhận tiền gửi
Hoạt động bảo hiểm
Hoạt động chứng
khoán
175
Hầu hết các nước thuộc mô hình giám sát chức năng (như Pháp, Italia) đều có
hệ thống luật giám sát chặt chẽ dựa trên cơ sở 3 nhóm luật chính, hướng tới mục tiêu
đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính của quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của
khu vực tài chính, đó là: (i) Luật ngân hàng với chức năng giám sát các hoạt động
liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, (ii) Luật tài chính với chức năng giám sát các hoạt
động liên quan đến tài chính, chứng khoán, và (iii) Luật bảo hiểm với chức năng giám
sát các hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát
còn được hỗ trợ bởi các luật khác nhằm hỗ trợ việc giám sát tài chính như Luật doanh
nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật thương mại... Đối với hoạt động ngân hàng, NHTW
thường được chỉ định là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát.
Mô hình này được vận hành trên 3 nguyên tắc: (i) Có sự phân định rõ ràng
trách nhiệm trong việc giám sát của các cơ quan tham gia giám sát đối với các hoạt
động cụ thể như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; (ii) Có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan giám sát nhằm đảm bảo cho việc giám sát được hiệu quả do việc giám
sát tài chính được phân công cho các cơ quan khác nhau; (iii) Các cơ quan giám sát
có toàn quyền trong việc thực thi giám sát trong lĩnh vực của mình, từ việc cấp phép
đến việc xử lý hành chính các hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, mô hình giám sát
theo chức năng thường phù hợp với những thị trường tài chính phát triển khá thống
nhất; phạm vi hoạt động của các định chế tài chính đa dạng; có sự kết hợp giữa các
loại hình dịch vụ tài chính; đặc biệt năng lực giám sát, hệ thống pháp luật liên quan
đến hoạt động giám sát phải tốt.
176
(3) Mô hình giám sát lưỡng đỉnh
Đây là mô hình dựa trên nguyên tắc giám át theo mục tiêu với sự phân chia
chức năng của hai cơ quan: cơ quan giám sát an toàn và cơ quan giám sát hoạt động
kinh doanh. Hai cơ quan này tham gia giám sát trên cả 4 hoạt động: ngân hàng, bảo
hiểm, chứng khoán, hưu trí và chịu sự chỉ đạo chung của cơ quan tư vấn cấp 1.
Cơ quan giám sát thận trọng đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính bằng
việc đưa ra các thủ tục hành chính và các chuẩn mực riêng. Cơ quan còn lại thực hiện
giám sát các hoạt động cụ thể của các định chế tài chính, đảm bảo việc tiếp cận thị
Các cơ quan tư vấn
Cơ quan
chuyên trách
giám sát hoạt
động ngân
hàng
Cơ quan
chuyên trách
giám sát hoạt
động bảo hiểm
Cơ quan
chuyên trách
giám sát hoạt
động chứng
khoán
Cơ quan
chuyên trách
giám sát hoạt
động hưu trí
Cơ quan tư vấn cấp 1
Cơ quan giám sát
thận trọng
Cơ quan giám sát
hoạt động kinh
doanh
Cơ quan
tư vấn cấp
2
Cơ quan
tư vấn cấp
2
Ngân hàng, chứng
khoán, bảo hiểm, hưu
trí
Ngân hàng, chứng
khoán, bảo hiểm, hưu
trí
177
trường, công bằng thị trường và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Hai cơ quan này
có sự hợp tác chặt chẽ với nhau về chia sẻ thông tin, hợp tác, phối hợp thông qua các
hiệp ước, biên bản ghi nhớ
(4) Mô hình giám sát tài chính hợp nhất
Là mô hình chỉ tồn tại một cơ quan giám sát duy nhất thực hiện công tác giám
sát toàn bộ 3 lĩnh vực kinh tế là ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Thực tế, đây là mô
hình phù hợp trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển hệ thống tài chính với lợi
thế chi phí hoạt động thấp.
Mô hình giám sát hợp nhất chia làm 2 loại: hợp nhất hoàn toàn và hợp nhất
một phần. Mô hình giám sát hợp nhất hoàn toàn chỉ gồm một cơ quan giám sát, thực
hiện giám sát toàn bộ lĩnh vực tài chính và thị trường vốn, còn mô hình giám sát hợp
nhất từng phần, cơ quan giám sát thực hiện giám sát 2 trên 3 lĩnh vực.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC MÔ HÌNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT
Mô hình Ưu điểm Nhược điểm
- Hợp nhất
hoàn toàn
- Hợp nhất
một phần
- Ngăn ngừa xung đột và lỗ hổng
trong giám sát tạo ra sự thống nhất
cho toàn ngành tài chính, từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động
giám sát
- Hướng tới nâng cao hiệu quả của cả
3 nội dung giám sát: giám sát an toàn
hệ thống, giám sát an toàn từng tổ
chức và giám sát hoạt động kinh
doanh
- Tính khả thi không cao khi thực
hiện giám sát tất cả các cơ quan với
cùng một phương pháp
- Sự cồng kềnh, không linh hoạt, dễ
tạo ra độc quyền khi chỉ có một cơ
quan giám sát duy nhất trong lĩnh
vực tài chính, chi phí hoạt động
cao.
- Có thể có những mâu thuẫn về
quan niệm, văn hóa giữa các lĩnh
vực, các tổ chức
- Hệ thống
giám sát
- Chuyên môn hóa cao khi có cơ quan
giám sát riêng biệt cho từng lĩnh vực
- Đảm bảo hoạt động giám sát diễn ra
- Gặp nhiều khó khăn trong việc xử
lý yêu cầu giám sát sản phẩm tài
chính phức tạp, liên kết đa lĩnh vực
178
theo thể
chế
thường xuyên
- Hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dữ liệu,
thông tin, khung pháp lý cho hoạt
động giám sát được quản lý thống
nhất, thuận tiện cho việc tổ chức,
giám sát.
- Phù hợp với những thị trường tài
chính trình độ phát triển chưa cao, hệ
thống pháp lý, khả năng giám sát còn
yếu; chủ yếu là các sản phẩm và hoạt
động tài chính truyền thống
- Giám sát hệ thống bị hạn chế nếu
thiếu sự chia sẻ thông tin, phối hợp
giữa các cơ quan
- Không phát huy được tính hiệu
quả theo quy mô
- Tốn kém ngân sách
- Mô hình
giám sát
lưỡng đỉnh
- Phương pháp tối ưu trong việc đảm
bảo sự minh bạch trong giám sát toàn
bộ thị trường.
- Phù hợp với các quốc giá có thị
trường tài chính phát triển
- Có thể nảy sinh mâu thuẫn giữa
đảm bảo an toàn hệ thống và bảo
vệ người tiêu dùng nhất là khi một
định chế tài chính nào đó rơi vào
phá sản thì cơ quan giám sát sẽ ưu
tiên cho an toàn hệ thống hơn
- Mô hình
hệ thống
giám sát
theo chức
năng
- Giảm thiểu các lỗ hổng trong giám
sát, tránh tình trạng mỗi cơ quan giám
sát thực hiện theo một hướng khác
nhau, hay mâu thuẫn nhau.
- Cho phép giám sát một cách đầy đủ
các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính
kể cả các tổ chức quá nhỏ hoặc chỉ
cung cấp hạn chế các dịch vụ, không
nhất thiết phải giám sát theo cách
truyền thống.
- Phù hợp với các quốc gia có hệ
thống tài chính phát triển, có nhiều
- Đôi khi khó xác định một hoạt
động kinh doanh chịu sự giám sát
của cơ quan quản lý nào
- Thường làm mất thời gian của các
định chế tài chính khi phải chịu sự
giám sát của nhiều cơ quan cùng
lúc.
- Sự thiếu thốn thông tin giữa các
cơ quan giám sát
179
sản phẩm tài chính phức tạp, kết hợp
nhiều lĩnh vực (như ngân hàng - bảo
hiểm, chứng khoán - bảo hiểm hay
ngân hàng - chứng khoán).
180
Phụ lục 2
BỘ CHỈ TIÊU LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH FSI
Các chỉ số cốt lõi – dành cho
các tổ chức nhận tiền gửi – chủ
yếu là ngân hàng
Các chỉ số khuyến khích áp dụng – dành
cho nhiều loại hình khác nhau
Mức độ đủ vốn: Gồm 2 chỉ số là
Vốn tự có/Tổng tài sản rủi ro, Vốn
cấp 1/Tổng tài sản rủi ro
Dành cho ngân hàng: Gồm 13 chỉ số bổ sung
thuộc 3 nhóm:
Mức độ sử dụng đòn bẩy
Các mức tổng trạng thái của công cụ phái sinh
Thu nhập từ các giao dịch kinh doanh
Chất lượng tài sản: Gồm ba chỉ số
là: Tổng nợ xấu – Dự phòng
RRTD/Vốn chủ sở hữu, Tổng nợ
xấu/Tổng dư nợ, Cơ cấu dư nợ
theo các ngành/Tổng dư nợ
Các thể chế tài chính phi ngân hàng: Gồm 2 chỉ
số là: Tổng tài sản/Tổng tài sản của hệ thống
tài chính, Tổng tài sản/GDP
Thu nhập và lợi nhuận: Gồm 4 chỉ
số là: ROA, ROE, Thu nhập
biên/Thu nhập ròng, Chi phí
lãi/Thu nhập ròng
Khu vực doanh nghiệp phi tài chính: Gồm 5 chỉ
số: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp,
ROE của doanh nghiệp, Quy mô sử dụng ngoại
tệ của doanh nghiệp
Thanh khoản: Gồm 2 chỉ số: Tổng
tài sản thanh khoản/Tổng tài sản,
Tổng tài sản thanh khoản/Nợ
ngắn hạn
Các hộ gia đình: Gồm 2 chỉ số về Nợ của hộ
gia đình/GDP, Nợ gốc/Thu nhập
Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị
trường: Gồm 1 chỉ số là Trạng
thái ngoại tệ ròng/Vốn chủ sở hữu
Mức độ thanh khoản của thị trường: Gồm 2 chỉ
số về chênh lệch giá mua – bán và doanh thu
trung bình ngày trên thị trường chứng khoán
Các thị trường bất động sản: Gồm 3 nhóm chỉ
số về: Các mức giá cả bất động sản, Tổng cho
181
vay mua nhà/Tổng dư nợ, Tổng cho vay kinh
doanh bất động sản/Tổng dư nợ
Nguồn: Trần Thọ Đạt và Tô Trung Thành (2016) tổng hợp1
BỘ CHỈ TIÊU CỐT LÕI FSIS ÁP DỤNG CHO KHU VỰC NGÂN HÀNG
Chỉ tiêu Tiêu chuẩn so sánh
1. Mức độ đủ vốn
1.1. Vốn tự có/Tổng tài sản rủi ro
1.2. Vốn cấp 1/Tổng tài sản rủi ro
Theo Basel và quy định nội bộ từng quốc gia
Thông lệ quốc tế: CAR ≥ 8%
Việt Nam: CAR ≥ 9%
Theo Basel và quy định nội bộ từng quốc gia
Thông lệ quốc tế ≥ 4-6%
Việt Nam ≥ 4,5%
2. Chất lượng tài sản
2.1. Nợ xấu ròng/Vốn chủ sở hữu
2.2. Nợ xấu/Tổng dư nợ
2.3. Tỷ trọng dư nợ theo lĩnh vực kinh
tế so với tổng dư nợ
Không có tiêu chuẩn cụ thể
Thông lệ mức trích lập dự phòng/Tổng dư nợ ≥
100% (AIA, 1996)
Không có tiêu chuẩn cụ thể
Thông lệ quốc tế: Moodys ≤ 2%, FIDC chia làm
4 mức định tính, AIA CAMELS ≤ 1%
Việt Nam ≤ 3%
Không có tiêu chuẩn cụ thể
3. Thu nhập và lợi nhuận:
3.1. Lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA)
Không có tiêu chuẩn cụ thể
Thông lệ quốc tế: Moodys ≥ 1%, FIDC chia
thành 4 mức định tính, AIA CAMELS ≥ 1%
1 Trần Thọ Đạt, Tô Trung Thành, “An ninh tài chính tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”,
Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, 2016
182
3.2. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE)
3.3. Thu nhập ròng từ lãi so với tổng
thu nhập
3.4. Chi phí ngoài trả lãi trên tổng thu
nhập
Việt Nam: Không có tiêu chuẩn cho ROA
Không có tiêu chuẩn cụ thể
Thông lệ quốc tế: Moodys ≥ 12-15%, FIDC chia
làm 5 mức định tính, AIA CAMELS ≥ 15%
Việt Nam: tốt nếu trong khoảng 14-17%
Không có tiêu chuẩn cụ thể
Không có tiêu chuẩn cụ thể
4. Mức độ thanh khoản
4.1. Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản
4.2. Tài sản thanh khoản/Nguồn vốn
ngắn hạn
Không có tiêu chuẩn cụ thể
Thông lệ quốc tế: Moodys: 20%, AIA: 20%,
FIDC chia làm 5 mức định tính
Không có tiêu chuẩn cụ thể
Thông lệ quốc tế: Moodys: 30%
Việt Nam không có tiêu chuẩn (nhưng tổng tài
sản thanh khoản/nợ phải trả ở mức 10%)
5. Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị
trường
5.1. Trạng thái ngoại tệ ròng/Vốn chủ
sở hữu
Không có tiêu chuẩn cụ thể
Thông lệ quốc tế: FIDC chia thành 5 mức định
tính
Việt Nam ≤ 20%
Nguồn: Trần Thọ Đạt và Tô Trung Thành (2016) tổng hợp2
2 Trần Thọ Đạt, Tô Trung Thành, “An ninh tài chính tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”,
Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, 2016
183
Phụ lục 3
BA TRỤ CỘT CỦA HIỆP ƯỚC BASEL II
Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên
tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước
về vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể
sẽ mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới.
Năm 1988, BCBS (Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) đã giới thiệu một
khung rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh
doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính. Để đáp ứng các yêu cầu
của phát triển liên tục trong ngành ngân hàng, các quy định này đã được sửa đổi và
vào tháng Sáu năm 2004, một hiệp ước về vốn mới (Basel II) được ban hành.
Để có thể triển khai Basel II hiệu quả, tất cả các ngân hàng sẽ cần phải xác
định lại chiến lược kinh doanh của họ cũng như các rủi ro tiềm ẩn. Trên thực tế, việc
tính toán nhu cầu vốn theo Basel II đã yêu cầu ngân hàng thực hiện khung rủi ro toàn
diện trên toàn bộ tổ chức.
Basel II cũng khuyến khích trên những cải tiến đang diễn ra trong đánh giá và
giảm nhẹ rủi ro. Như vậy, qua thời gian, nó cung cấp cho các ngân hàng cơ hội để đạt
được lợi thế cạnh tranh bằng cách phân bổ vốn cho các quy trình, phân đoạn và các
thị trường chứng minh một tỷ lệ rủi ro/hiệu quả mạnh mẽ. Phát triển một sự hiểu biết
rõ hơn về mối qua lại rủi ro/hiệu quả về vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp cụ thể, khách
hàng, sản phẩm và quy trình là một trong những lợi ích kinh doanh tiềm năng quan
trọng nhất ngân hàng có thể bắt nguồn từ việc tuân thủ, như hình dung của Ủy
banBasel
Basel II được thiết kế như một khung tiến hóa, vì vậy theo thời gian các cập
nhật sẽ được thực hiện để bắt kịp với sự phát triển liên tục trong ngành tài chính.
Trước khi thực hiện các quy định mới, Basel II có thể trải qua một sự điều chỉnh định
lượng trên cơ sở các kết quả của nghiên cứu tác động gần đây nhất.Các yêu cầu về
quản lý rủi ro của Basel II có thể mang tới những thay đổi đáng kể trong kinh doanh
căn bản của một ngân hàng riêng lẻ cũng như trong cơ cấu tổ chức của nó. Với Basel
II, đầu ra của việc quản lý tốt hơn rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành sẽ là đầu vào của
184
mô hình vốn kinh tế mà sử dụng nó các ngân hàng có thể phân bổ vốn cho các chức
năng và giao dịch khác nhau và phụ thuộc vào rủi ro.
Với Basel II, ủy ban Basel đã từ bỏ phương pháp luận “một kích thước phù
hợp với tất cả” (“one size fits all”) của hiệp ước về vốn năm 1988 về việc tính toán
yêu cầu vốn pháp định nhỏ nhất và giới thiệu khái niệm “3 cột trụ” (three pillar
concept) mà tìm kiếm để liên minh các yêu cầu pháp định với các nguyên tắc kinh tế
của quản lý rủi ro.
Basel I giới hạn bằng việc đo lường rủi ro thị trường và đo lường cơ bản cho
rủi ro tín dụng. Basel II giới thiệu một chuỗi các cách tiếp cận rủi ro tín dụng phức
tạp và tập trung mới vào rủi ro vận hành. Basel II sử dụng khái niệm “three pillars”–
(1) Yêu cầu vốn tối thiểu, (2) rà soát giám sát, (3) nguyên tắc thị trường.
Pillar I
Pillar I nhắc đến việc duy trì một lượng vốn pháp định được tính toán cho ba
thành phần rủi ro mà ngân hàng đối mặt: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro
vận hành. Với thành phần rủi ro tín dụng có thể được tính toán theo ba cách khác
nhau của thay đổi độ phức tạp, cụ thể là tiếp cận tiêu chuẩn hóa, IRB nền tảng và IRB
cao cấp. IRB là viết tắt của “Internal Rating - Based Approach” - “Phương pháp tiếp
cận dựa trên đánh giá nội bộ”.
Với rủi ro vận hành, có ba cách tiếp cận khác nhau - phương pháp tiếp cận chỉ
số cơ bản, phương pháp tiêu chuẩn hóa, và phương pháp đo lường nội bộ. Đối với rủi
ro thị trường phương pháp tiếp cận ưa thích là VaR.
Với Pilar I, tỷ lệ vốn tối thiểu bằng 8% là không thay đổi. Tỷ lệ này thể hiện
mối quan hệ giữa các quy định về quỹ (vốn) của riêng ngân hàng và tài sản được điều
chỉnh theo trọng số rủi ro, một cách tính toán khả năng gánh chịu rủi ro. Tài sản được
điều chỉnh theo trọng số rủi ro là giá trị tài sản nhân lên với một tham số (trọng số rủi
ro) mà là đại diện cho cho rủi ro (tín dụng) liên quan tới các tài sản này. Với rủi ro vận
hành và rủi ro thị trường, hai loại rủi ro khác được tính toán trong khung Basel I, tài
sản được điều chỉnh theo trọng số (mà được dùng trong tính tỉ lệ vốn tối thiểu) có nguồn
gốc trực tiếp từ các yêu cầu về vốn được tính bằng cách nhân chúng với 12,5 (nghịch
đảo của tỷ lệ tối thiểu 8%).
185
Pillar I, cũng cấp một cập nhật cơ bản của phương pháp Basel I cho tính toán
tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro, mẫu số của tỷ lệ vốn. Đầu tiên, rủi ro vận hành
được giới thiệu như một loại rủi ro mới cho các ngân hàng phải giữ vốn quy định.
Rủi ro này bao gồm các thiệt hại do quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc bị thất bại,
do con người hay hệ thống, hoặc từ các sự kiện bên ngoài.
Thứ hai, một loạt các tùy chọn nhạy cảm với rủi ro và ngày càng tinh vi có thể dùng
để quyết định yêu cầu về vốn của ngân hàng, cả cho rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành.
Theo cách này, tùy chọn có thể được lựa chọn để phù hợp nhất với các đặc trưng
riêng biệt của từng ngân hàng. Hơn nữa, ưu đãi được áp dụng chocác ngân hàng áp
dụng cách tiếp cận phức tạp hơn và do đó cải thiện khả năng quản lý rủi ro của họ
theo thời gian. Trong lĩnh vực rủi ro tín dụng, có hai phương phương pháp được tiếp
cận, đó là tiếp cận tiêu chuẩn và tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB). Cách tiếp
cận trước ràng buộc trọng số rủi ro với xếp hạng cung cấp bởi các cơ quan xếp hạng
được công nhận. Cách tiếp cận sau sử dụng các ước tính của chính ngân hàng về các
yếu tố rủi ro nhất định, dựa trên các yếu tố rủi ro được phép tính toán, khoảng cách
được tạo ra giữa cách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cận nâng cao. Các quy định mới
về rủi ro tín dụng cũng bao gồm cả đối phó chi tiết với chứng khoán và giảm thiểu
rủi ro tín dụng. Cuối cùng, trong lĩnh vực rủi ro vận hành, ngân hàng có thể tính toán
yêu cầu vốn trên cơ sở tổng thu nhập của mình (cách tiếp cận chỉ tiêu cơ bản và
phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn). Với rủi ro thị trường, khung Basel mới về cơ bản
không thay đổi cách tiếp cận hiện tại.
Cách tiếp cận được chuẩn hóa cho rủi ro tín dụng.
Trong cách tiếp cận đã chuẩn hóa, tài sản được phân loại thành một tập hợp các
lớp tài sản được chuẩn hóa và một trọng số rủi ro áp dụng cho mỗi lớp, phản ánh mức
độ tương quan của rủi ro tín dụng. Sự thay đổi so với Basel I liên quan đến sử dụng xếp
hạng tín dụng bên ngoài làm cơ sở quyết định trọng số rủi ro. So với Basel I, nơi mà tất
cả các tài sản đều được đánh trọng số 100%, thì giờ đây đã có sự cân nhắc khác nhau
cho các trọng số rủi ro. Trọng số cho các doanh nghiệp đầu tư đã giảm đáng kể (ví dụ,
tới 20% cho AAA), trong khi ở phân khúc doanh nghiệp không đầu tư, một trọng số rủi
ro là 50% áp dụng cho doanh nghiệp được xếp hạng dưới “BB”. Hơn nữa, các doanh
186
nghiệp không được xếp hạng giờ đây đã đạt được một trọng số rủi ro tương tự như lúc
trước thu được theo Basel I.
Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng.
Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng (IRB) là một trong những
yêu tố đổi mới nhất của khung Basel II mới bởi vì nó cho phép chính các ngân hàng
quyết định các yếu tố căn bản khi tính toán các yêu cầu về vốn của họ. Với cách tiếp
cận IRB, vốn yêu cầu tối thiểu dựa trên “phân bố xác suất thua lỗ” dựa vào rủi ro mặc
định trong danh mục các khoản vay hay các công cụ tài chính khác. Nhận thức về đánh
giá rủi ro được thiết lập trong một năm. Mô hình IRB tiếp tục giả định một mức độ
99.9% độ tin cậy, (nghĩa là một lần trong một nghìn năm), các tổn thất thực tế dự kiến
sẽ vượt quá ước tính của mô hình.
Pillar II
Pillar II định nghĩa quá trình rà soát giám sát của khung quản lý rủi ro của tổ
chức và cuối cùng là an toàn vốn. Nó đặt ra trách nhiệm giám sát cụ thể đối với hội
đồng quản trị và quản lý cấp cao, do đó tăng cường nguyên tắc của kiểm soát nội bộ
và quản trị doanh nghiệp khác do cơ quan quản lý ở các nước khác nhau trên toàn thế
giới thực hiện.
Theo Ủy ban Basel, Basel II nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý ngân hàng
là phát triển một quy trình đánh giá vốn nội bộ và thiết lập mục tiêu cho vốn có tương
xứng với hồ sơ rủi ro đặc biệt và môi trường kiểm soát của ngân hàng. Giám sát viên
sẽ chịu trách nhiệm đánh giá xem các ngân hàng định giá nhu câu an toàn vốn của họ
liên quan đến rủi ro của ngân hàng tốt đến mức nào. Sau đo các quy trình nội bộ sẽ là
đối tượng được rà soát giám sát và can thiệp khi thích hợp. Kết quả là giám sát viên có
thể yêu cầu, ví dụ, hạn chế về chi trả cổ tức hoặc nâng cao ngay lập tức vốn bổ sung.
Với quy trình rà soát giám sát, các câu hỏi cũng sẽ được đề cập là liệu các ngân
hàng có nên giữ vốn bổ sung đối với những rủi ro mà không hoặc không hoàn toàn,
được nhắc đến trong Pillar I, và điều này có thể liên quan đến hành động giám sát khi
điều này thực sự xảy ra. Vai trò tích cực cho cơ quan giám sát sẽ cung cấp cho các
ngân hàng ưu đãi để tiếp tục cải thiện mô hình và hệ thống quản lý rủi ro và của các
187
ngân hàng. Đối với tình hình hiện nay, Pillar II đòi hỏi giám sát viên áp dụng cẩn thận
hơn các quyết định trong việc đánh giá về an toàn vốn của các ngân hàng riêng lẻ.
Pillar III
Pillar III nhằm mục đích tăng cường kỷ luật thị trường thông qua tăng cường
công khai thông tin của các ngân hàng. Nó đặt ra yêu cầu và khuyến nghị công kha
thông tin trong một số lĩnh vực, bao gồm cả cách ngân hàng tính toán an toàn vốn và
phương pháp đánh giá rủi ro của ngân hàng. Tăng cường so sánh và minh bạch giữa
các ngân hàng là kết quả mong muốn của Pillar III. Đồng thời, Ủy ban Basel đã tìm
cách để đảm bảo rằng Basel II tương ứng với các chuẩn mực kế toán, và trên thực tế,
không xung đột với các tiêu chuẩn về công khai thông tin kế toán rộng hơn mà các
ngân hàng phải tuân thủ.
Với Pillar III, các ngân hàng sẽ được yêu cầu công khai thông tin tập trung
vào các thông số quan trọng của hồ sơ kinh doanh của họ, nguy cơ rủi ro và quản lý
rủi ro. Những công khai như vậy được xem như là một điều kiện tiên quyết cho tính
hiệu quả hoạt động của nguyên tắc thị trường ngân hàng. Cả hai thông tin định tính
và định lượng phải được công khai. Do đó cần thiết công khai về cơ cấu và an toàn
vốn, và thông tin công khai phải bao gồm chi tiết về vốn căn bản. Về công khai rủi
ro tín dụng, thông tin về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng và tài khoản chứng khoán
phải được cung cấp. Các ngân hàng sẽ được yêu cầu phác thảo một số chi tiết về việc
sử dụng phương pháp tiếp cận IRB, mà đại diện cho một thành phần chính của Basel
II. Yêu cầu công khai còn bao gồm thêm việc tuân thủ các yêu cầu về rủi ro vận hành.
Cuối cùng, Basel II yêu cầu thông tin về cổ phần vốn chủ sở hữu và rủi ro lãi suất
trong cuốn sách ngân hàng được xuất bản.
188
Phụ lục 4
MÔ HÌNH GIÁM SÁT TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
Hiện nay mô hình giám sát tài chính Việt Nam theo mô hình phân tán dựa trên
cơ sở thể chế. Theo đó NHNN thực hiện hoạt động thanh tra giám sát hoạt động các
TCTD, Bộ Tài chính thực hiện giám sát hoạt động chứng khoán và Bảo hiểm (chịu
sự giám sát trực tiếp của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước và Cục Bảo hiểm).
Nguồn: NHNN [13]
Mô hình giám sát tài chính ở Việt Nam
Ủy Ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)
UBCKNN chính thức được thành lập vào ngày 28/11/1996 theo Nghị định số
75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về chứng khoán và Thị trường chứng khoán (TTCK). Một trong những nhiệm
vụ, quyền hạn quan trọng của UBCKNN là quản lý, thanh tra, kiểm tra và giám sát
các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động trên TTCK và xử lý các vi phạm về hoạt
động chứng khoán theo quy định của Pháp luật. Sau một thời gian hoạt động, Ủy ban
này được Chính phủ chuyển vào Bộ Tài chính nhằm tăng cường hiệu quả điều phồi
hoạt động của các bộ, ngành chức năng trong việc thúc đẩy TTCK phát triển.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
CHÍNH PHỦ
Bộ Tài chính Ngân hàng
Nhà nước
Cục Quản lý,
giám sát bảo hiểm
UBCKNN
Tổ chức tín dụng
Bảo hiểm
Chứng khoán
UB
giám
sát tài
chính
QG
Bảo
hiểm
tiền gửi
Việt
189
Ngày 12/2/2009, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký quyết định số 288/QĐ-BTC quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý, giám sát bảo
hiểm. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của
Bộ Tài chính, thực hiện việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động kinh
doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực này theo quy định của pháp
luật.
Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG)
Được thành lập theo quyết định số 34/2008/QD – TTg ngày 3/3/2008 của Thủ
tướng Chính phủ. Cơ quan này có chức năng tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong
điều phối giám sát thị trường tài chính quốc gia (trên cả 3 lĩnh vực Ngân hàng, Bảo
hiểm, Chứng khoán), giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính
quốc gia. Theo Quyết định này, UBGSTCQG sẽ là đầu mối điều phối hoạt động giám
sát chuyên ngành, giám sát chung thị trường tài chính và việc chấp hành các thông
lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động giám sát của các cơ quan thanh tra giám sát
chuyên ngành trên cả ba lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng.
Ủy ban cũng tiến hành phân tích dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống
tài chính ngân hàng và nguy cơ rủi ro với thị trường tài chính quốc gia, thiết lập cơ
sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin về thị trường tài chính quốc gia báo
cáo Chính phủ.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTG VN)
Được thành lập theo quyết định số 218/1999/QD – TTg, ngày 9 tháng 1
năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm vụ của BHTG VN là bảo vệ quyền
lợi và lợi ích của hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các
tổ chức tham gia BHTG và sự phát triển lành mạnh, an toàn của hệ thống ngân
hàng.
Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
Từ ngày 30 tháng 7 năm 2009 Ngân Hàng Nhà nước đã chính thức công bố
quyết định thành lập Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Cơ quan được thành lập
trên cơ sở tổ chức lại 4 đơn vị trực thuộc NHNN bao gồm: Thanh tra, Vụ các ngân
190
hàng, Vụ các TCTD hợp tác và trung tâm phòng chống rửa tiền. Thành lập Cơ quan
thanh tra, giám sát ngân hàng được coi là một công cuộc cải tổ đáng kể của NHNN
nhằm tăng cường khả năng thanh tra, giám sát hệ thống các TCTD. Theo quyết định
số 83/2009/QD – TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ: “ Cơ
quan thanh tra giám sát ngân hàng là cơ quan thường trực của NHNN thực hiện chức
năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân
hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN; tham mưu giúp
Thống dốc NHNN quản lý nhà nước đối với các TCTD, tổ chức tài chính quy mô
nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng chống rửa tiền theo
quy định của Pháp luật.