Luận án Ảnh hưởng của đặc điểm công việc tới kết quả làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội

Về mặt lý thuyết, luận án đã xây dựng được mô hình nghiên cứu mới và kiểm định mô hình này trong bối cảnh các trường đại học tại Hà Nội. Đồng thời, thông qua quá trình nghiên cứu định tính sơ bộ dựa trên việc phỏng vấn các GV trong các trường ĐH tại Hà Nội, tác giả đã điều chỉnh một số thang đo bằng cách loại bớt một số chỉ báo (biến quan sát) không phù hợp với bối cảnh GV các trường ĐH tại Việt Nam. Đồng thời, thông qua quá trình phỏng vấn sâu, tác giả đã được các GV tại các trường ĐH gợi ý và bổ sung thêm được 3 chỉ báo quan trọng, có ý nghĩa liên quan đến các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu. Thứ nhất, đối với thang đo của các biến độc lập về ĐĐCV của được xây dựng bởi Morgeson và Humphrey (2006), tác giả đã bổ sung thêm được các chỉ báo PT4 “Công việc của giảng viên đòi hỏi quá trình học tập và nghiên cứu trong một thời gian dài” đối với nhân tố “mức độ đa dạng của công việc” (PT) và TT5 “Giảng viên nhận được các phản hồi từ xã hội (Ví dụ: Bạn bè, người thân ) của nhân tố “thông tin phản hồi về KQLV” (TT). Thứ hai, bên cạnh các biến độc lập, quá trình phỏng vấn chuyên gia cũng giúp tác giả bổ sung thêm được các chỉ báo cho các biến phụ thuộc trong thang đo của Koopmans và cộng sự (2014). Tác giả đã bổ sung thêm được một chỉ báo là: DG6 “Giảng viên luôn đảm bảo chất lượng công việc một cách tốt nhất có thể khi thực hiện” đối với nhân tố “Kết quả thực hiện công việc được giao” (DG). Việc bổ sung chỉ báo sẽ giúp các thang đo về ĐĐCV và KQLV phù hợp hơn với bối cảnh nghiên cứu trong các trường ĐH tại Việt Nam cũng như có độ tin cậy cao hơn. Về mặt thực tiễn, kết quả ước lượng cho thấy tinh thần làm việc đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa đặc điểm công việc và kết quả làm việc của giảng viên các trường ĐH tại Hà Nội. - Thứ nhất, kết quả ước lượng cho thấy (1) mức độ đa dạng của công việc ảnh hưởng tích cực đến kết quả thực hiện công việc được giao và công việc phát sinh, (2) tính rõ ràng và hoàn chỉnh của công việc ảnh hưởng tích cực đến kết quả thực hiện công việc được giao và công việc phát sinh, (3) tầm quan trọng của công việc có ảnh hưởng tích cực đến kết quả thực hiện công việc phát sinh, (4) quyền tự chủ trong công việc có ảnh hưởng tích cực đến kết quả thực hiện công việc phát sinh, (5) thông tin phản hồi về kết quả làm việc có tác động tích cực đến kết quả thực hiện công việc được giao, công việc phát sinh và tác động ngược chiều đến hành vi cản trở công việc của giảng viên. - Thứ hai, kết quả nghiên cứu gợi ý những nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý tại các trường đại học tập trung hơn vào việc thiết kế các đặc điểm của công việc và nâng cao tinh thần làm việc của giảng viên. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra các chính sách và quyết định phù hợp nhằm nâng cao tinh thần làm việc, phát huy năng lực và cải thiện kết quả làm việc của giảng viên.

pdf258 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của đặc điểm công việc tới kết quả làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với cộng đồng, đồng thời công việc này đã đem lại cho tôi nhiều niềm vui, và tôi cũng nghĩ rằng gia đình cũng thực sự tự hào về những gì tôi đã cống hiến cho xã hội. 2. Thầy Phong, 42 tuổi (Đáp viên 2) Theo tôi, mỗi một ngành nghề, mỗi một công việc lại có đặc trưng riêng, không có một công việc nào được coi là đơn giản, mỗi công việc lại đòi hòi một kiến thức và kỹ năng riêng. Tuy nhiên, đối với giảng viên thì công việc lại phức tạp hơn rất nhiều. Để chuẩn bị một bài giảng công phu thì người giảng viên cần mất rất nhiều công sức và thời gian. Nhưng ngoài việc giảng dạy thì giảng viên chúng tôi cần rất nhiều các kiến thức và kỹ năng khác bởi vì chúng tôi phải thực hiện thêm rất nhiều các công việc và nhiệm vụ phát sinh khác. Đứng trên góc độ của một người quản lý bộ môn, bản thân tôi thấy rằng việc là rất quan trọng. Mỗi một cá nhân lại có những thế mạnh và sở trường riêng. Chính vì vậy, khi phân công công việc cho các giảng viên trong bộ môn tôi đều phải cân nhắc đến thế mạnh cũng như năng lực của từng người. Tôi phải và các nhiệm vụ sao cho tất cả các giảng viên đều vui vẻ và có nhiều cơ hội để hoàn thành công việc của mình. Đồng thời, công việc không được đơn điệu để các giảng viên phải cảm thấy nhàm chán, mà thay vào đó họ sẽ luôn vui vẻ cũng như thực hiện công việc một cách sáng tạo. Do vậy, tôi thường xuyên tiến hành luân chuyển trong công việc, tức là phân công định kỳ mỗi người một nhiệm vụ khác nhau để tất cả các thành viên trong bộ môn đều có thể thực hiện tốt nhiều công việc với các kỹ năng đa dạng. Còn đối với các ĐĐCV như bạn vừa nêu thì cá nhân tôi nhận thấy rằng mức độ đa dạng của công việc là quan trọng nhất. Nhưng theo tôi chưa hẳn đã là “phức tạp” mà theo tôi thấy “đa dạng” thì đúng hơn. Nếu công việc phức tạp quá sẽ khiến cho chúng ta có cảm giác e ngại và không muốn thực hiện. Nhưng nếu công việc đơn điệu thì nhiều khi chúng ta có thể cảm thấy chán nản và không hứng thú vì bản thân công việc đó không có gì mới mẻ và lặp đi lặp lại nhiều lần. Giảng viên chúng tôi là đối tượng khác với những lao động khác. Những lao động trong các doanh nghiệp sản xuất thường chỉ cần một số kỹ năng là có thể hoàn thành tốt công việc. Nhưng đối với người giảng viên, ngay cả việc giảng dạy thì trong một tiết học có thể xảy ra rất nhiều tình huống mà chúng ta không thể lường trước được, và nếu chúng ta không có đủ kiến thức và kỹ năng thì chắc chắn bạn và tôi không thể trở thành những giảng viên đứng trên bục giảng. Công việc của giảng viên không chỉ đơn thuần là giảng dạy, bản thân tôi cũng đang làm nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng tham gia rất nhiều dự án cho các doanh nghiệp, bộ ngành hay các địa phương. Ở mỗi một dự án, chúng tôi lại phải gặp phải nhiều tình huống phát sinh, nhiều kiến thức và kỹ năng chưa từng được học cũng như chưa từng có kinh nghiệm trong việc giải quyết những vấn đề như vậy. Do đó, tôi thấy rằng đối với việc cho giảng viên thì điều quan trọng nhất là phải tạo cho họ sự đa dạng và phức tạp trong công việc. Có như vậy thì người giảng viên mới có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình trong công việc. 3. Cô Trang, 45 tuổi (Đáp viên 3) Theo cá nhân tôi thấy thì không chỉ với giảng viên mà bản thân các doanh nghiệp hiện nay cũng đang rất quan tâm tới việc . Bởi vì sẽ giúp NLĐ đạt được năng suất cao nhất, cũng như gia tăng ĐLLV và duy trì được lượng lao động ổn định cho các doanh nghiệp. Đó là lý do mà hiện nay các doanh nghiệp thường kết hợp với giảng viên các trường đại học lớn như chúng tôi tiến hành thiết kế các bảng mô tả công việc (JD) hay các bảng tiêu chuẩn công việc (JS). Còn đối với người giảng viên, việc lại vô cùng quan trọng. Khác với các doanh nghiệp, một phòng ban hay một xưởng sản xuất có thể tập trung rất nhiều cá nhân có cùng kiến thức và kỹ năng. Nhưng Trong cùng một khoa hay thậm chí nhỏ hơn là một bộ môn, có thể tập hợp được rất nhiều giảng viên có chuyên môn, kiến thức và kỹ năng khác nhau. Do vậy, việc phù hợp đối với từng cá nhân là rất quan trọng. Theo tôi thấy, giảng viên là tầng lớp trí thức cao nhất của xã hội nên cần phải phù hợp với từng vị trí công tác đối với từng cá nhân để họ có thể phát huy hết những kiến thức và kỹ năng của mình để phục vụ cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Trong số các đặc điểm như bạn vừa trình bày thì theo tôi thấy yếu tố nào cũng quan trọng đối với công việc của cá nhân tôi. Tất cả các yếu tố này đều giúp tạo ra một công việc thú vị và hấp dẫn cho NLĐ nói chung và bản thân người giảng viên như tôi nói riêng. Nhưng cá nhân tôi nhận thấy hai yếu tố quan trọng nhất trong công việc mà hiện tại tôi đang đảm nhận là “mức độ đa dạng của công việc” và “thông tin phản hồi về KQLV”. Như tôi đã trình bày thì công việc của người giảng viên không giống với các doanh nghiệp đơn thuần. Người giảng viên ngoài việc giảng dạy thì như chúng tôi còn tham gia làm tư vấn cho các doanh nghiệp. Mỗi một dự án chúng tôi tham gia tư vấn lại cần một kỹ năng và kiến thức khác nhau và càng đi làm tư vấn thì chúng tôi lại càng có thể tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm. Do đó, đối với một giảng viên thì điều quan trọng nhất là phải sao cho người giảng viên có thể phát huy được các kiến thức và kỹ năng đa dạng của họ mà các ngành nghề khác chưa chắc đã có được. Bởi vì để có thể sở hữu những kiến thức và kỹ năng này thì bản thân giảng viên chúng tôi phải trải qua rất nhiều thời gian học tập và công tác. Ngoài ra, theo tôi nhận thấy khi được tham gia tư vấn cho các doanh nghiệp thì thông tin phản hồi từ kết quả công việc hay những thông tin phản hồi ngay trong quá trình làm việc đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc đổi mới phương pháp làm việc cũng như chủ động hơn trong việc nắm bắt được tâm lý của NLĐ để có thể đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp. 4. Cô Tuyết, 45 tuổi (Đáp viên 4) Theo tôi nhận thấy việc đối với giảng viên là cần thiết và quan trọng. Bởi vì đối với một giảng viên trong các trường đại học dân lập như chúng tôi thì ngoài việc giảng dạy, chúng tôi phải kiêm nhiệm thêm khá nhiều công việc. Công việc giảng dạy chiếm phần lớn thời gian giảng dạy của chúng tôi, cụ thể đối với trường tôi, một năm có 3 kỳ học, mỗi kỳ học kéo dài khoảng 3 tháng, có những tuần tôi phải giảng dạy từ 40 tới 42 tiết từ sáng thứ 2 tới chiều thứ 7, thậm chí có những ngày tôi phải giảng 11 tiết, từ 7 giờ sáng tới 19 giờ tối, đồng thời chúng tôi phải dạy bù vào chủ nhật nếu xin nghỉ các buổi trong tuần. Ngoài ra, bản thân chúng tôi còn phải tham gia nghiên cứu khoa học để đảm bảo số giờ nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà trường. Đồng thời, để nâng cao trình độ thì chúng tôi còn phải tham gia các khóa đào tạo thạc sỹ hay tiến sỹ tại các trường đại học lớn của Việt Nam. Bên cạnh đó, bản thân tôi trước đây cũng tham gia công tác và phụ trách trung tâm kết nối Đại học – Doanh nghiệp của trường nên thường xuyên phải đi gặp gỡ doanh nghiệp hay tổ chức những chương trình workshop, talkshow cho các doanh nghiệp và sinh viên. Ngoài ra, trước đây tôi cũng thường xuyên phải tham gia các khóa đào tạo về Khởi nghiệp theo các đề án 1665 của Bộ Giáo Dục – Đào tạo hay đề án 844 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Một số giảng viên chúng tôi còn phải tham gia thực hiện công tác kiểm định chiếm rất nhiều thời gian. Do vậy, một công việc được thiết kế phù hợp với những nhiệm vụ được quy định rõ ràng, chi tiết và một mức thu nhập phù hợp sẽ giúp người giảng viên yên tâm công tác. Đối với tôi, trong số các ĐĐCV mà chị vừa nêu thì tôi thấy đặc điểm nào của công việc cũng đều rất quan trọng và cần thiết đối với công việc của giảng viên, kể cả giảng viên trường công lập hay trường dân lập. Nhưng điều quan trọng nhất với tôi là được đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ đa dạng và nhận được những thông tin phản hồi tích cực từ công việc mà mình đang thực hiện. Bởi vì đối với một người giảng viên, nếu chỉ đơn thuần đi giảng một vài môn học thì các môn học sẽ có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần và không còn những điều mới mẻ và thú vị. Chính vì vậy, được thực hiện nhiều công việc với các kỹ năng khác nhau sẽ giúp giảng viên có thêm nhiều trải nghiệm, bớt đi sự nhàm chán, đồng thời cảm thấy thích thú với công việc mình đang làm. Ngoài ra, tất cả mọi người đều mong muốn công sức mình bỏ ra được người khác trân trọng và ghi nhận. Ví dụ, khi chúng tôi tham gia nghiên cứu khoa học và có công bố quốc tế hay thậm chí là các tạp chí uy tín của Việt Nam (1 điểm) thì bản thân chúng tôi cũng cảm thấy vô cùng tự hào về những gì mình đã cống hiến cho khoa học. Bên cạnh đó, khi giảng dạy được sinh viên đánh giá cao hay khi tham gia tổ chức các chương trình để kết nối cho sinh viên và doanh nghiệp nhận được những đánh giá tích cực sẽ giúp tôi cảm thấy trân trọng công việc mình đang làm hơn. Bên cạnh đó, những thông tin phản hồi từ việc thực hiện công việc sẽ giúp tôi có thêm động lực gắn bó với công việc và với Nhà trường. Đồng thời khi nhận được các thông tin này từ kết quả công việc từ xã hội như người thân hay bạn bè thì tôi sẽ cảm thấy mình đã góp phần tạo ra giá trị cho cộng đồng. 5. Cô Yến, 35 tuổi (Đáp viên 5) Đối với một giảng viên, việc rất quan trọng. Bởi vì giảng viên không chỉ có duy nhất công việc giảng dạy, mà bản thân chúng tôi còn phải tham gia nghiên cứu và thực hiện các công việc khác của trường. Đây đều là những việc phát sinh và đòi hòi nhiều kỹ năng. Do vậy, công việc của giảng viên cần được thiết kế một cách rõ ràng, đầy đủ, chi tiết. Đồng thời, công việc đó cũng cần bao hàm nhiều kiến thức và kỹ năng đa dạng để người giảng viên có thể thể hiện được vai trò của mình. Ngoài ra, khi thực hiện công việc, người giảng viên cũng cần có sự rõ ràng, rõ ràng từ trong chính các nhiệm vụ, rõ ràng từ việc đánh giá kết quả. Có như vậy thì người giảng viên mới tích cực và nhiệt tình tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu. Bởi vì so với nhiều ngành nghề khác nhau hiện nay thì mức lương dành cho giáo dục đại học là tương đối thấp. Vì thế một công việc thú vị sẽ giúp người giảng viên gắn bó lâu dài với trường đại học. Trong số 5 yếu tố ĐĐCV của chị nêu thì cá nhân tôi thấy yếu tố nào cũng cần thiết. Nhưng đối với tôi yếu tố quan trọng nhất là “thông tin phản hồi từ KQLV”. Khi tôi thực hiện bất cứ công việc nào thì điều quan trọng nhất là nhận được đánh giá một cách công bằng, khách quan và chính xác. Dù công việc đó mình làm tốt hay chưa tốt thì tôi cũng luôn mong muốn rằng tôi nhận được các phản hồi. Đầu tiên, trước khi nhận bất cứ nhiệm vụ nào tôi đều hỏi rất kỹ công việc này cần những kiến thức và kỹ năng gì, ngoài ra kết quả công việc hay nhiệm vụ này sẽ được đánh giá như thế nào? Và liệu trong quá trình thực hiện thì tôi có thể tự đánh giá được công việc mình đang làm hay không? Đối với giảng viên chúng tôi thì khi giảng dạy, sau mỗi kỳ học, chúng tôi đều nhận được phiếu đánh giá môn học từ chính sinh viên các lớp tham gia giảng dạy nên có thể biết được mức độ hài lòng của sinh viên đối với công việc của mình. Ngoài ra, tại trường đại học của tôi, có rất nhiều con hay cháu của bạn bè, người thân nên các con, các cháu hay bạn bè thân thiết thường hay nói cho tôi biết về mức độ hài lòng khi tham gia môn học của tôi. Đó là điều mà tôi rất thích được lắng nghe. Vì khi đó tôi có thể biết mình làm tốt hay chưa tốt, cũng như đưa ra những cải tiến phù hợp để bài giảng trở nên sinh động và thú vị hơn. II. Tinh thần làm việc 1. Cô Nhã, 47 tuổi (Đáp viên 1) Theo như tôi thấy thì một người giảng viên có tinh thần làm việc trước hết ở việc họ luôn tập trung với công việc và sẽ làm hết khả năng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Bên cạnh đó, khi có thái độ tích cực trong công việc, người giảng viên sẽ luôn chủ động với công việc mà họ đang làm. Dù đó là công việc chính hay công việc phụ thì một khi yêu thích tôi cũng sẽ cố gắng làm nó với kết quả cao nhất. Đặc biệt, có những việc rất nhỏ nhưng khi chúng ta hoàn thành thì cũng khiến tâm trạng của chúng ta trở nên tốt hơn, và do đó sẽ giúp chúng ta tạo ra một sự thoải mái nhất định để có được tinh thần hứng khởi giải quyết những công việc lớn hơn một cách trôi chảy hơn. Ngoài ra, theo tôi thấy khi một cá nhân có tinh thần làm việc tốt sẽ chủ động trong công việc bởi vì khi họ yêu thích một công việc nào đó thì họ sẽ cố gắng tìm hiểu công việc đó để có thể đưa ra những phương pháp làm việc tốt nhất, do vậy họ sẽ luôn có những phương pháp làm việc cụ thể. Bên cạnh đó, các đồng nghiệp của tôi khi có tinh thần làm việc tốt thì thường xuyên giúp đỡ tôi trong công việc. Và đó là điều tôi mong đợi ở trường đại học của mình. Vì nếu như nhà trường có thể duy trì được các cơ chế cởi mở thì người giảng viên sẽ luôn có tinh thần làm việc thoải mái để cho thể giúp đỡ lẫn nhau. 2. Thầy Phong, 42 tuổi (Đáp viên 2) Cá nhân tôi nhận thấy một người giảng viên có tinh thần làm việc tốt sẽ luôn tập trung với công việc họ đang làm. Bởi vì khi có tinh thần tốt họ sẽ không bị phân tâm với những công việc khác mà có thể toàn tâm toàn ý thực hiện các công việc được phân công mà không bị sao nhãng với những thứ bên ngoài cản trở tới công việc họ đang làm. Đồng thời, tôi nhận thấy mình cũng thường xuyên có tinh thần làm việc rất tốt nơi công sở, và khi tôi có được trạng thái tâm lý này thì tôi thường xuyên giúp đỡ và hỗ trợ các đồng nghiệp khác trong công việc. Ngoài ra, đối với tất cả các công việc được giao hay thậm chí là các công việc phát sinh, thậm chí là các công việc của cá nhân khác không thực hiện được, tôi cũng thường xuyên giúp đỡ họ để họ có thể hoàn thành được công việc. Chính vì vậy tôi nhận thấy một giảng viên có tinh thần làm việc tốt sẽ không chỉ chủ động để làm tốt công việc của mình mà tôi còn chủ động để hỗ trợ những đồng nghiệp khác thực hiện tốt công việc của họ. Bởi vì tôi thường xuyên góp ý giúp các bạn giảng viên trẻ tuổi trau dồi thêm kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm đứng lớp cũng như các kinh nghiệm về thiết kế bài giảng hay thậm chí là các kinh nghiệm quản lý lớp học. Điều này sẽ khiến tôi được mọi người xung quanh quý mến và sẵn sàng giúp đỡ lại cho tôi khi tôi có bất kỳ khó khăn nào trong cuộc sống và công việc. 3. Cô Trang, 45 tuổi (Đáp viên 3) Tinh thần làm việc là yếu tố rất quan trọng đối với người giảng viên. Bởi vì nếu tinh thần làm việc tốt thì người giảng viên mới có thể truyền đạt các kiến thức một cách thú vị và sinh động cho sinh viên, qua đó tạo ra giá trị cho cộng đồng. Còn nếu người giảng viên không có được tinh thần làm việc tốt sẽ dẫn đến trình trạng làm việc uể oải, mất tập trung và không thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Vì vậy tôi cũng luôn cố gắng gĩ được cho mình những tinh thần làm việc tốt nhất trong công việc. Bởi vì nếu có tinh thần làm việc tốt thì tôi lẽ luôn tập trung vào những nhiệm vụ phải làm, đồng thời tôi cũng sẽ luôn chủ động với công việc bằng cách học hỏi thêm những tri thức hay kỹ năng mới để bổ sung cho công việc của mình. Thậm chí đối với những công việc mới phát sinh mà tôi chưa có kinh nghiệm thì tôi sẵn sàng học hỏi những đồng nghiệp đi trước hay tự học hỏi từ các nguồn trên Internet để có thể tạo ra một kết quả công việc hiệu quả nhất. Ngoài ra, tinh thần làm việc sẽ giúp tôi luôn chủ động trong công việc, do đó tôi sẽ luôn có phương hướng làm việc cụ thể, tức là tôi luôn hình dung ra các bước mình phải làm cũng như kết quả công việc sẽ đạt được sau khi thực hiện bất kỳ một công việc nào đó. 4. Cô Tuyết, 45 tuổi (Đáp viên 4) Theo cá nhân tôi nhận thấy những người có tinh thần làm việc tốt sẽ luôn lạc quan trong công việc dù công việc có khó khăn đến đâu, họ cũng sẽ luôn cố gắng để hoàn thành một cách tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Những người có tinh thần làm việc cao thường chủ động với công việc mình đang làm, họ sẽ luôn tập trung để hoàn thành công việc một cách sớm nhất. Đồng thời tinh thần làm việc tốt sẽ giúp họ luôn tích cực, ví dụ khi lên lớp giảng bài, họ sẽ luôn vui vẻ và sẵn sàng truyền đạt nhiều kiến thức nhất cho sinh viên của mình. Còn trong nghiên cứu, nếu một người giảng viên có tinh thần làm việc tốt sẽ giúp họ có thể tổng quan nghiên cứu tốt hơn, cũng như xây dựng được các mô hình một cách rất sáng tạo. Ngoài ra, những người có tinh thần làm việc tốt thường sẽ có phương hướng làm việc cụ thể, bởi vì tinh thần làm việc tốt sẽ giúp họ thoải mái hoạch định từng quy trình làm việc một cách tỉ mỉ cũng như giúp họ có thể thực hiện các quy trình này một cách chi tiết và chỉn chu. Đồng thời, những người có tinh thần làm việc tốt là những người luôn yêu thích công việc mình đang làm cũng như yêu thích môi trường làm việc. Do đó, họ sẽ luôn yêu quý các đồng nghiệp trong cơ quan. Điều này thể hiện ở việc họ sẽ sẵn lòng giúp đỡ các đồng nghiệp khi gặp khó khăn cũng như luôn đồng cảm và thấu hiểu được những khó khăn và vất vả của các đồng nghiệp trong cuộc sống. 5. Cô Yến, 35 tuổi (Đáp viên 5) Môi trường đại học tưởng như không có áp lực nhưng nhiều khi lại có rất nhiều áp lực khiến cho tinh thần làm việc của giảng viên bị ảnh hưởng ít nhiều. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong cơ cấu tổ chức hay cơ cấu nhân sự cũng sẽ đều dẫn đến việc người giảng viên bị ảnh hưởng tới tinh thần làm việc. Và điều quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo là luôn phải tạo ra một tinh thần làm việc tốt cho người giảng viên. Bởi vì khi có tinh thần làm việc tốt thì người giảng viên sẽ thực hiện công việc tốt. Lý do là vì họ yêu thích công việc và tập trung cao độ cho công việc. Ngoài ra, họ sẽ luôn chủ động với công việc được giao mà không cần bất kỳ sự nhắc nhở hay thúc ép nào từ phía người quản lý. Bởi vì khi có tinh thần làm việc tốt thì người giảng viên sẽ luôn hướng tới những kết quả công việc tốt nhất cũng như truyền cảm hứng giúp đỡ các đồng nghiệp khác. Do vậy, đối với người giảng viên thì môi trường làm việc cực kỳ quan trọng vì sẽ giúp người giảng viên tạo được tinh thần thoải mái, không những giúp họ làm việc tốt mà sẽ khiến họ thoải mái chia sẻ tri thức để sẵn lòng giúp đỡ các đồng nghiệp khác gặp khó khăn khi giải quyết các nhiệm vụ. III. Kết quả làm việc 1. Cô Nhã, 47 tuổi (Đáp viên 1) Đối với một người giảng viên thì ngoài công việc chính là giảng dạy thì bản thân tôi cũng phải kiêm nhiệm thêm rất nhiều công việc khác liên quan đến nghiên cứu, thực hiện dự án hay đặc biệt là mới đây, chúng tôi phải tham gia các công tác kiểm định của trường và của khoa. Thứ nhất, đối với các công việc được phân công (công việc được giao), tôi thường xuyên phải lên kế hoạch hay nói chính xác là phải hoạch định để thực hiện các công việc được khoa và bộ môn phân công đúng thời hạn, đặc biệt là các công việc liên quan đến giảng dạy và nghiên cứu. Và đối với những công việc có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần hay những công việc quen thuộc, tôi thường xác định trước các kết quả công việc mà mình sẽ thực hiện. Đồng thời, đối với các công việc được khoa và bộ môn phân công, tôi thường phân chia thành các công việc chính và các công việc phụ, trong đó các công việc chính là các công việc liên quan đến giảng dạy và nghiên cứu, các công việc phụ là các công việc kiểm định hay cố vấn học tập cho sinh viên. Đối với các công việc được phân công thì tôi luôn cố gắng hoàn thành trách nhiệm nhất, trong thời gian ngắn nhất và nỗ lực cao nhất. Đối với các công việc phát sinh, tôi sẽ thường thực hiện khi đã hoàn thành các công việc được giao. Những công việc phát sinh của tôi thường liên quan đến các dự án bên ngoài hay dự án của khoa của trường. Những công việc này thường có tính chất mới nên bản thân tôi phải học hỏi và nghiên cứu thêm rất nhiều. Chính vì vậy tôi thường chủ động thực hiện các công việc mới này bằng cách học hỏi những anh chị em đồng nghiệp đi trước đồng thời cũng tự nghiên cứu các kiến thức và kỹ năng mới. Ngoài ra, bản thân tôi cũng luôn tìm ra những phương thức sáng tạo để có thể giải quyết các công việc có tính thách thức. Còn đối với các hành vi cản trở trong công việc, khi gặp những chuyện bất bình hoặc không hài lòng, chúng tôi thường phàn nàn với cấp trên về quá trình thực hiện công việc, thậm chí một số đồng nghiệp của tôi còn làm toáng lên (làm to chuyện) về những vấn đề mà họ hay gặp phải. Đồng thời, khi phải thực hiện quá nhiều công việc, đặc biệt là những công việc không phải nhiệm vụ của tôi thì tôi thường hay phàn nàn với bạn bè đồng nghiệp, thậm chí với các các bạn bè thân thiết không công tác trong môi trường giáo dục giống như tôi. 2. Thầy Phong, 42 tuổi (Đáp viên 2) Như chị cũng biết, công việc của người giảng viên không chỉ đơn thuần là giảng dạy. Bởi vì mức lương giảng dạy hiện tại là tương đối thấp nên bản thân giáo viên chúng tôi trong các trường cũng phải thường xuyên tham gia các nhóm dự án ở bên ngoài để kiếm thêm thu nhập. Đối với các công việc được giao, hay nói cách khác là các công việc ở trường thì chúng tôi luôn cố gắng thực hiện và làm tròn trách nhiệm một cách tốt nhất với nhà trường. Cụ thể, tôi thường lên kế hoạch chi tiết trong việc giảng dạy trên lớp. Đồng thời, với những công việc khác của nhà trường, tôi cũng thường phải lên các kế hoạch làm việc vì vậy tôi luôn hoàn thành công việc đúng thời gian quy định. Bởi vì đây là các công việc thường xuyên diễn ra nên tôi có thể hoạch định một cách tối ưu và có thời gian hoàn thành công việc một cách ngắn nhất. Bên cạnh đó, đối với các công việc phát sinh, tôi chỉ thực hiện các công việc phát sinh khi các công việc chính đã được hoàn thành. Đặc biệt, đối với những công việc có tính lặp đi lặp lại nhiều lần, tôi thường thực hiện thật nhanh để có thể đảm nhận thêm những công việc có tính mới mẻ và thách thức. Trong quá trình làm những công việc phát sinh, tôi luôn cố gắng trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng mới để có thể thực hiện công việc một cách tốt nhất cũng như sáng tạo nhất. Những công việc phát sinh sẽ giúp tôi đỡ cảm thấy buồn tẻ cũng như chán nản khi những công việc khác đã lặp đi lặp lại nhiều lần. Đồng thời, tôi cũng thường xuyên cập nhật các tri thức mới từ các đồng nghiệp khi tham gia các cuộc họp có tính chuyên môn cao. Thỉnh thoảng, trong công việc tôi cũng hay bị ức chế vì phải thực hiện quá nhiều công việc cùng một lúc và nhiều việc trong số đó là những công việc “không tên” và không phải nhiệm vụ của tôi. Những lúc như thế tôi không chỉ thường xuyên phàn nàn về công việc với bạn bè, đồng nghiệp trong trường đại học của mình mà còn phàn nàn với bạn bè và người thân ở ngoài. 3. Cô Trang, 45 tuổi (Đáp viên 3) Là một giảng viên, tôi luôn cố gắng thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất. Và để thực hiện tốt công việc một cách tốt nhất thì không còn cách nào khác là bạn phải lập được một kế hoạch chi tiết. Số lớp giảng dạy của tôi trong một kỳ không nhiều, tối đa cũng chỉ 20 tiết một tuần, thường thì tôi sẽ dành ra khoảng 4 buổi để đi giảng. Chính vì vậy, tôi luôn chủ động báo cáo lại lãnh đạo và tự sắp xếp lịch giảng phù hợp nhất với công việc và cuộc sống để mọi công việc của tôi có thể được thực hiện một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, tôi luôn xác định rõ cho mình đâu là công việc chính và đâu là công việc phụ. Bởi vì theo như nguyên lý Parteo thì 80% thời gian bạn có, bạn phải dùng để giải quyết 20% số công việc quan trọng nhất bởi vì những công việc quan trọng nhất sẽ giúp bạn đạt được 80% hiệu quả cũng như năng suất trong công việc. Đồng thời, việc hoạch định tốt các kế hoạch công việc sẽ giúp tôi có thể hoàn thành công việc sớm nhất trong thời gian ngắn nhất. Tôi chỉ thực hiện các công việc phát sinh khi công việc cũ đã hoàn thành. Tôi không muốn mình phải làm quá nhiều các công việc phát sinh. Chính vì vậy tôi thường chọn những công việc có tính thách thức cao, bởi vì khi thực hiện những công việc này tôi có thể học hỏi được thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mới. Đồng thời, tôi có thể sự do sáng tạo cách thức để giải quyết công việc. Và khi hoàn thành những công việc có tính thách thức này tôi thường rất hài lòng và giúp tinh thần làm việc được nâng cao. Đặc biệt, khi các công việc phát sinh được hoàn thành, tôi thường chia sẻ về những kết quả cũng như tri thức mới cho các bạn đồng nghiệp trong các cuộc họp có tính chuyên môn cao. Về các hành vi cản trở trong công việc, tôi thường chỉ phàn nàn với thái độ nhẹ nhàng và thường ít khi làm to chuyện bởi vì đối với tôi giảng viên là một tấm gương để sinh viên cũng như con cái nhìn vào. Chính vì vậy, khi làm bất cứ việc gì, tôi đều cân nhắc một cách cẩn trọng. Đặc biệt trong công việc, tôi rất ít khi phàn nàn với đồng nghiệp mà chỉ hay chia sẻ với những người quản lý và kiến nghị các cách giải quyết công việc phù hợp hơn. Đồng thời, khi gặp những vấn đề ức chế trong công việc, tôi thường chia sẻ với chồng để chồng tôi có thể cảm thông cũng như đưa ra cho tôi những phương án tối ưu nhất. 4. Cô Tuyết, 45 tuổi (Đáp viên 4) Đối với tôi cả công việc chính và công việc phát sinh đều quan trọng. Các công việc hính hay các công việc được giao của giảng viên là các công việc giảng dạy đại học, tại chức, cao học hay nghiên cứu sinh. Cá nhân tôi cũng thường xuyên giảng dạy nhiều chương trình, thậm chí có cả các chương trình liên kết quốc tế. Do đó để làm tốt nhất tất cả các công việc được giao thì tôi phải có khả năng lập kế hoạch cho các lớp giảng dạy ở trường. Căn cứ vào từng kỳ, tôi sẽ lập các kế hoạch một cách cụ thể và chi tiết về lịch giảng dạy, kế hoạch chấm bài giữa kỳ, kế hoạch chấm bài cuối kỳ để sao cho tôi có đủ thời gian để thực hiện tốt nhất tất cả các công việc. Chính vì được lập kế hoạch chi tiết và kỹ lưỡng, đồng thời, các công việc này cũng không quá phức tạp đối với cá nhân tôi nên tôi thường hoàn thành các công việc theo phân công của nhà trường một cách tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Đối với các công việc phát sinh như dự án hay nghiên cứu của trường hay ở bên ngoài, hay đặc biệt là gần đây chúng tôi hay phải tham gia các nhóm kiểm định, tôi thường chỉ nhận tham gia khi các công việc chính đã được hoàn thành một cách tốt nhất. Bởi vì các công việc phát sinh thường liên quan tới các kiến thức mới nên sẽ mất nhiều thời gian hơn các công việc được giao nên tôi phải học nhiều những kiến thức và kỹ năng mới, có thể là tự học nhưng cũng có thể là học hỏi qua các đồng nghiệp. Tuy nhiên với công việc phát sinh hay với công việc được giao thì tôi cũng luôn cố gắng tìm tòi những phương pháp đổi mới để có thể hoàn thành một cách tốt nhất. Theo tôi thấy thì trong môi trường giáo dục, người giảng viên ít khi có những hành động hay thái độ tiêu cực có thể cản trở người khác thực hiện công việc. Tuy nhiên, môi trường làm việc dù ở bất cứ đâu cũng luôn tồn tại một số vấn đề của riêng nó. Chẳng hạn như đối với giảng viên chúng tôi, khi bị giao những việc khiến mình không thể thực hiện được hay những công việc mà mình ức chế thì tôi thường lên gặp trực tiếp các cấp quản lý để trình bày, có thể là xin các sếp cho thêm thời gian hoặc nhờ các sếp gợi ý cho cách thức để thực hiện công việc. Nhưng đôi khi tôi cũng phàn nàn công việc mình đang làm với bạn bè đồng nghiệp ở trường cũng như những người thân trong gia đình. Đồng thời, tôi cũng từng chứng kiến một vụ việc khi bị cấp trên chèn ép quá nhiều trong công việc và người giảng viên đã cảm thấy mình bị đối xử bất công và khi không giữ được bình tĩnh, anh ý đã làm ầm ĩ và khiến mọi chuyện trở nên rắc rối. 5. Cô Yến, 35 tuổi (Đáp viên 5) Đối với tôi, tôi luôn coi trọng các công việc được phân công từ phía nhà trường và bộ môn.Vì vậy, tôi luôn làm tốt nhất các công việc này. Tôi luôn tập trung tối đa cũng như dành nhiều thời gian để hoàn thành các công việc được phân công này. Trước khi nhận một nhiệm vụ gì đấy tôi thường phải xác định xem thời gian cũng như cách thức và các nguồn lực cần thiết để giải quyết. Đó có thể coi là sự hoạch định của cá nhân đối với công việc. Và chính vì khi đã xác định được các cách thức giải quyết công việc một cách tối ưu nhất nên tôi thường hoàn thành công việc việc tốt nhất trong thời gian sớm hơn các đồng nghiệp khác. Đồng thời, đối với các công việc được giao tôi cũng phải xác định được kết quả mình cần đạt được. Do đó, tôi luôn tập trung tối đa tâm trí để có thể thực hiện một cách tốt nhất với hiệu quả cao nhất. Đối với các công việc phát sinh, tôi thường nhận những công việc có tính thách thức. Bởi vì những công việc này đem đến cho tôi những trải nghiệm thú vị bởi vì tôi có thể phát huy được nhiều kiến thức cũng như như kỹ năng của mình trên đa dạng các lĩnh vực. Nhưng để thực hiện được các nhiệm vụ phát sinh này tôi thường phải hoàn thành một cách tốt nhất các nhiệm vụ cũ đã được phân công. Là một người giảng viên, tôi hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đồng thời chỉ có thực hiện nghiên cứu khoa học thì mới giúp người giảng viên hiểu sâu các lý thuyết, qua đó nâng cao được trình độ, qua đó giảng dạy hay hơn và chi tiết hơn cho sinh viên. Do vậy, khi được tham gia các nhiệm vụ phát sinh ngoài giảng dạy như thực hiện các đề tài nghiên cứu, thực hiện các dự án với các bộ ban ngành, địa phương, hay tư vấn cho doanh nghiệp thì tôi đều nỗ lực hết sức bằng việc học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng mới để giải quyết công việc một cách tốt nhất. Đồng thời, khi tham gia các dự án này tôi cũng thường xuyên phải tham gia các cuộc họp chuyên môn, vì vậy tôi có thể học hỏi được các kiến thức và kỹ năng mới từ chính các đồng nghiệp. Tôi rất hiếm bộc lộ các hành vi cản trở trong công việc. Tuy nhiên, đồng nghiệp xung quanh tôi thường phàn nàn về những vấn đề họ gặp phải ở trường. Một số người thường phàn nàn về những vấn đề thậm chí là không quan trọng và cũng không liên quan đến công việc của họ. Nhưng đồng thời một số khác khi gặp các vấn đề ức chế trong công việc, hoặc có thể ức chế với đồng nghiệp trong cùng bộ môn nhưng có thể ức chế nhiều nhất là với cấp quản lý trực tiếp. PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH BỔ SUNG PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH BỔ SUNG Câu hỏi 1: Thầy/cô đánh giá như thế nào về kết quả nghiên cứu khi trong số các đặc điểm của công việc thì tính tự chủ và tầm quan trọng của công việc không tác động tới kết quả thực hiện công việc được giao và kết quả thực hiện công việc phát sinh? 1. Cô Nhã, 47 tuổi (Đáp viên 1) Theo bản thân tôi đánh giá thì đây cũng không phải là một kết quả bất ngờ. Thực tình, bản thân tôi nhận thấy công việc của giáo viên là một dạng công việc mang tính đặc thù, khác hẳn với các ngành nghề khác trong xã hội. Ví dụ như công việc của tôi thì trong một giai đoạn nào đấy, tôi có thể tự chủ để xin phép Bộ môn và Khoa để có thể sắp xếp được lịch giảng dạy và công tác để phù hợp với thời gian biểu của mình. Tuy nhiên, không phải kỳ nào hay năm học nào tôi cũng có thể làm được điều này. Bởi vì, việc sắp xếp lịch giảng cho giáo viên còn phụ thuộc vào số lớp học cũng như số môn học trong kỳ. Do vậy, nhiều khi tôi không thể tự chủ động trong công việc, dẫn đến phải xử lý nhiều công việc cùng lúc nên kết quả không cao, ảnh hưởng tới các kết quả công việc được giao cũng như công việc phát sinh tại trường. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy rằng mức lương hiện tại của giảng viên trong các trường đại học là khá thấp so với mặt bằng chung của xã hội hiện nay. Do vậy, mặc dù theo lý thuyết thì nghề nghiệp của giảng viên được xã hội đánh giá cao nhưng lại có mức lương khá thấp nên đã không có nhiều tác động tới kết quả thực hiện công việc được giao cũng như kết quả công việc phát sinh. 2. Thầy Phong, 42 tuổi (Đáp viên 2) Cá nhân tôi nhận thấy đây là một kết quả bình thường và không làm tôi bất ngờ hay ngạc nhiên. Bởi vì, theo như bảng hỏi đưa ra thì người giảng viên có thể tự thực hiện công việc theo cách của mình cũng như tự sắp xếp hay lập kế hoạch cho công việc. Nhưng cùng là giáo viên với nhau thì bạn có thể thấy rằng việc một giảng viên tự thực hiện công việc theo cách của mình là khó khả thi. Bởi vì bạn vẫn phải thực hiện các công việc theo đúng các quy định của Trường, Khoa hay Bộ môn. Ví dụ trong các quy định về số giờ giảng dạy chuẩn theo quy định, cách thức giảng dạy, chấm thi hay ra đề thi đều phải tuân theo đúng các quy định. Do vậy, mà kết quả nghiên cứu cho thấy quyền tự chủ trong công việc không tác động tới kết quả công việc được giao và kết quả công việc phát sinh là điều hoàn toàn bình thường. Bên cạnh đó, theo tôi giáo viên là một nghề cao quý và gia đình tôi cũng như xã hội đánh giá rất cao công việc của tôi đang làm. Nhưng khi gắn bó lâu với nghề thì mới thấy mức lương và tổng thu nhập của giảng viên hiện nay khá thấp so với những nỗ lực học tập cũng như thời gian phấn đấu. Do vậy, mức lương thấp là nguyên nhân chủ yếu cho thấy người giáo viên không đánh giá cao về tầm quan trọng của nghề nghiệp, dẫn đến việc tầm quan trọng của công việc không tác động tích cực tới kết quả thực hiện công việc được giao và kết quả thực hiện công việc phát sinh. 3. Cô Trang, 45 tuổi (Đáp viên 3) Đối với tôi, kết quả có chút bất ngờ. Nhưng nói chung với những ai đã gắn bó lâu năm với công việc giảng viên đại học thì nếu suy xét một cách cẩn thận thì lại có thể thấy rằng đây là một kết quả hoàn toàn hợp lý. Thứ nhất, về tính tự chủ trong công việc, người giảng viên hoàn toàn không thể tự mình lập kế hoạch cũng như sắp xếp công việc theo như kế hoạch của riêng họ 100% được. Đặc biệt, nhiều khi giảng viên phải tuân theo lịch cố định do Nhà trường sắp xếp nên phải bỏ bớt các công việc cá nhân. Chính vì thế mà có thể thấy rằng đôi khi quyền tự chủ công việc của giảng viên có phần hạn chế nên đã ít nhiều không ảnh hưởng tới kết quả làm việc được giao cũng như kết quả công việc phát sinh. Ngoài ra, tầm quan trọng của giảng viên hiện nay theo tôi không được như 10 năm về trước. Gần đây, nhiều ngành nghề có mức thu nhập tốt hơn giảng viên, thậm chí việc tuyển dụng giảng viên hay thậm chí là giữ lại một số sinh viên xuất sắc ở lại trường làm giảng viên cũng đã khó khăn hơn trước đây khá nhiều. Đơn giản bởi vì mức thu nhập của giảng viên hiện nay khá thấp nên mức độ quan trọng của nghề giảng viên đã giảm đi khá nhiều. Thậm chí giảng viên hiện nay còn có mức thu nhập thấp hơn rất nhiều so với giáo viên cấp 1, 2, 3. Bởi vì giảng viên thì không thể dạy thêm như giáo viên các cấp. Chính vì thế mà hiện nay mức thu nhập của giảng viên thấp hơn khá nhiều so với giáo viên các cấp. 4. Cô Tuyết, 45 tuổi (Đáp viên 4) Kết quả này không có gì phải bất ngờ. Bởi vì đối tượng được lựa chọn để tham gia trả lời bảng hỏi khảo sát là giảng viên. Và giảng viên thì nhiều khi không thể tự chủ hoàn toàn trong công việc của mình. Đặc biệt, thu nhập của giảng viên là khá thấp, đặc biệt là trong các trường công lập chưa có sự tự chủ về tài chính thì giảng viên phải làm thêm rất nhiều công việc bên ngoài nên có lẽ vì vậy mà họ thường chỉ sử dụng “cái danh” để làm thêm các công việc khác với mong muốn sẽ có được thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều khi người giảng viên bị trùng hay vướng lịch công tác ở trường nên họ phải hủy bỏ các công việc khác ở bên ngoài. Do vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy quyền tự chủ trong công việc và tầm quan trọng của công việc không tác động tới kết quả thực hiện công việc được giao và kết quả thực hiện công việc phát sinh là điều hoàn toàn hợp lý. 5. Cô Yến, 35 tuổi (Đáp viên 5) Ban đầu tôi thấy hơi ngạc nhiên về kết quả phân tích mô hình. Nhưng kỳ thực, với những giáo viên trẻ tuổi như chúng tôi thì đây là kết quả cũng khá hợp lý và dễ giải thích. Bởi vì thế này, giảng viên như chúng tôi thường không có quyền tự quyết định kế hoạch làm việc của mình. Chúng tôi thường chỉ có thể sắp xếp được một vài lịch giảng theo sự phân công của Khoa hay Bộ môn. Còn lại chúng tôi phải tuân thủ tuyệt đối theo sự sắp xếp của Khoa và Bộ môn. Chính vì vậy, mà đối với giảng viên, mức tự chủ trong công việc không tác động tích cực tới kết quả thực hiện công việc được giao và kết quả thực hiện công việc phát sinh. Trong khi đó, tầm quan trọng của công việc cũng không tác động tới kết quả thực hiện công việc được giao và kết quả thực hiện công việc phát sinh cũng có lý do riêng của nó. Thứ nhất, công việc giảng viên vẫn là công việc đáng trân trọng và tự hào, nhưng trong thời đại ngày nay nó không còn đủ hấp dẫn đối với thế hệ trẻ bởi vì mức lương khá hạn chế cũng như con đường học tập quá dài và vất vả so với những ngành nghề khác trong xã hội. Thứ hai, giảng viên ngoài việc giảng dạy 270 – 300 tiết theo giờ chuẩn mỗi năm, tức là mỗi tuần chỉ giảng khoảng 5-6 tiết. Chính vì vậy với mức thu nhập khá khiêm tốn thì người giảng viên còn phải làm thêm rất nhiều công việc khác để trang trải cuộc sống, chủ yếu là các công việc liên quan tới các dự án ở bên ngoài. Do đó, có thể thấy, để người giảng viên coi trọng công việc của mình hơn thì nhất định các trường đại học phải tăng mức thu nhập cho người lao động, đặc biệt là giảng viên thực hiện các công việc giảng dạy và nghiên cứu. Câu hỏi 2: Thầy/cô đánh giá như thế nào khi kết quả cho thấy tính rõ ràng và hoàn chỉnh của công việc không có tác động đến tinh thần làm việc của giảng viên? 1. Cô Nhã, 47 tuổi (Đáp viên 1) Như bên trường tôi, quy trình làm việc được quy định trong quy chế làm việc của giảng viên, vì vậy việc rõ ràng hơn nữa hay không chúng tôi đều đã nắm được như: mức giờ giảng chuẩn, mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học, các tiêu chuẩn trong công việc, vì vậy không ảnh hưởng đến tâm lý cũng như tinh thần của chúng tôi 2. Thầy Phong, 42 tuổi (Đáp viên 2) Tinh thần làm việc của tôi không bị ảnh hưởng bởi tính rõ ràng và hoàn chỉnh của công việc, vì người giảng viên chủ yếu với các nhiệm vụ chính là giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng, Các công việc này đã được mô tả trong nhiệm vụ của giảng viên mà Bộ giáo dục đưa ra và trường chúng tôi đã cụ thể hóa bằng quy chế làm việc của giảng viên, vì vậy cơ bản tính rõ ràng và hoàn chỉnh của nhiệm vụ không ảnh hưởng tinh thần làm việc vì dường như người giảng viên nào cũng biết được mình phải làm những công việc gì cụ thể ra sao, và kết quả cần như thế nào? 3. Cô Trang, 45 tuổi (Đáp viên 3) Theo tôi thì tính rõ ràng và hoàn chỉnh của công việc không có ảnh hưởng gì với tinh thần làm việc của giảng viên làm một kết quả không khá bất ngờ. Vì người giảng viên hiện nay việc giảng đủ giờ chuẩn, thực hiện đủ giờ nghiên cứu khoa học gần như là đã đạt được mục tiêu của bản thân, sau đó họ lại dành thời gian cho những công việc của cá nhân, nên họ không cảm thấy tinh thần làm việc bị ảnh hưởng. 4. Cô Tuyết, 45 tuổi (Đáp viên 4) Tinh thần làm việc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, song tính rõ ràng và hoàn chỉnh của công việc dường như không có ảnh hưởng bởi nhiệm vụ của người giảng viên khá là rõ ràng với công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Vì vậy, cơ bản chúng tôi đều nắm được điều đó. Hàng năm, chúng tôi đều sẵn sàng tinh thần để thực hiện các nhiệm vụ trên do đó không có gì là bất nghề hay làm suy giảm thinh thần làm việc của chúng tôi. 5. Cô Yến, 35 tuổi (Đáp viên 5) Nhiệm vụ của người giảng viên chủ yếu là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nên chúng tôi luôn chủ động về mặt tinh thần để thực hiện nhiệm vụ đó và tôi không quá bất ngờ về kết quả này Câu hỏi 3: Thầy/cô đánh giá như thế nào khi kết quả cho thấy mức độ đa dạng của công việc, Tính rõ ràng và hoàn chỉnh của công việc, Tầm quan trọng của công việc, Quyền tự chủ trong công việc không có tác động ngược chiều đến hành vi cản trở công việc của giảng viên? 1. Cô Nhã, 47 tuổi (Đáp viên 1) Tôi đồng tình với kết quả trên, vì các giảng viên luôn luôn cố gắng thể hiện bản thân, vì vậy có thể sẽ thử thách bản thân bằng việc thực hiện nhiều nhiệm vụ công việc hay thực hiện sự đa dạng công việc. Tuy nhiên, mỗi người thì cũng chỉ có giới hạn của bản thân, vì vậy nếu quá sức chịu đựng có thể sẽ dẫn đến sự mệt mỏi than phiền thậm chí không dành trọn vẹn thời gian cho mỗi công việc 2. Thầy Phong, 42 tuổi (Đáp viên 2) Với công việc càng đa dạng, người giảng viên phải tập trung cao độ, đồng thời tốn nhiều thời gian, nên nếu như không có những quy định chặt chẽ, nhiều giảng viên có hiện tượng vào muộn, hoặc kết thực giờ giảng sớm hơn quy định do mệt mỏi, thực hiện nhiều nhiệm vụ. 3. Cô Trang, 45 tuổi (Đáp viên 3) Công việc của giảng viên càng đa dạng, khiến họ có thể phải vận dụng rất nhiều kỹ năng, song không phải giảng viên nào cũng có thể thực hiện một cách suôn sẻ và chuyên nghiệp. Thực hiện quá nhiều nghiệp nhiệm vụ đa dạng, khiến người giảng viên phải đầu tư khá nhiều thời gian, vì vậy có thể lại làm gia tăng các hành vi cản trở công việc như tranh thủ trong tiết giảng đi làm những công việc khác. 4. Cô Tuyết, 45 tuổi (Đáp viên 4) Đối với giảng viên, do những chuẩn mực của nghề giáo, có thể các hành vi gây cản trở công việc không có nhiều, song công việc hoặc nhiệm vụ quá đã dạng khiến họ căng thằng, thậm chí mất phương hướng, sẽ dẫn đến sự chán nản, từ đó xuất hiện các hành vi không toàn tâm toàn ý với công việc, trút giận lên người học, hoặc không đảm bảo thời gian cho các tiết giảng. 5. Cô Yến, 35 tuổi (Đáp viên 5) Cá nhân tôi cũng thỉnh thoảng than phiên việc vấn đề mình phải làm nhiều việc đa dạng. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở việc chia sẻ những bực dọc với người thân để cảm thấy thoải mái hơn thôi. Vì vậy kết quả nghiên cứu tôi rất đồng ý. PHỤ LỤC 7 BẢNG HỎI KHẢO SÁT Kính chào Quý Thầy/cô! Kính chào quý Thầy/Cô! Tôi là NCS tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Hiện nay, tôi đang thực hiện Luận án tiến sĩ với chủ đề “Tác động của các đặc điểm công việc tới kết quả làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội”. Các câu hỏi liên quan trong bảng khảo sát hoàn toàn là những câu hỏi trắc nghiệm và không đánh giá quan điểm cá nhân của người trả lời. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là gợi mở quan trọng để thực hiện các chủ trương và chính sách nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường Đại học của Việt Nam. Chính vì vậy, tôi kính mong quý Thầy/Cô dành khoảng 10 phút để trả lời bảng hỏi khảo sát dưới đây. Bảng hỏi khảo sát bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và hoàn toàn không có câu hỏi để đánh giá kiến thức cũng như quan điểm của người trả lời. Tất cả thông tin trong phiếu khảo sát chỉ được sử dụng với mục đích khoa học và được bảo mật theo các Quy định của pháp luật. Nếu có câu hỏi nào, xin quý thầy/cô vui lòng liên hệ với: ThS.Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Mobile: 0942981999 Email: camnhung.ulsa@gmail.com Xin trân trọng cảm ơn! Phần 1: Thông tin chung 1 Vị trí công việc mà quý thầy/cô đang đảm nhận □ Trưởng/phó khoa □ Trưởng/phó bộ môn □ Giảng viên 2 Loại hình tổ chức của trường □ Công lập □ Ngoài công lập □ Khác 3 Chức danh nghề nghiệp hiện tại của quý thầy/cô? □ Giảng viên cao cấp □ Giảng viên chính □ Giảng viên 4 Học hàm/ Học vị của quý thầy cô □ Giáo sư □ Phó giáo sư □ Tiến sĩ □ Thạc sĩ 5 Giới tính □ Nam □ Nữ 6 Tuổi của quý Thầy/cô? □ Dưới 30 tuổi □ Từ 30 – 40 tuổi □ Từ 40-50 tuổi □ Trên 50 tuổi 7 Số năm làm việc của quý thầy/cô tại nhà trường? □ Dưới 5 năm □ Trên 5 đến 10 năm □ Trên 10 đến 20 năm □ Trên 20 năm Phần 2: Thông tin về đặc điểm công việc, tinh thần làm việc và kết quả làm việc của giảng viên 2.1. Đặc điểm công việc của thầy/cô tại trường thầy/cô đang công tác chính thức Quý Thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách tích dấu “√” vào 1 phương án hợp lý nhất cho các câu hỏi dưới đây theo các mức độ sau. (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý. Mã hóa Nội dung câu hỏi Mức độ 1 Mức độ đa dạng của công việc Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Bình thường (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5) PT1 Công việc của giảng viên gồm nhiều nhiệm vụ đa dạng PT2 Để hoàn thành công việc của mình, giảng viên cần vận dụng nhiều kỹ năng khác nhau PT3 Công việc của giảng viên đòi hỏi các kỹ năng ở trình độ cao mới có thể thực hiện được PT4 Công việc của giảng viên đòi hỏi quá trình học tập và nghiên cứu trong một thời gian dài 2 Tính rõ ràng và hoàn chỉnh của các công việc Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Bình thường (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5) RR1 Quy trình làm việc của giảng viên được quy định rõ ràng theo các văn bản của Nhà nước và trường RR2 Công việc của giảng viên được Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi RR3 Khi được phân công công việc, giảng viên có nhiều cơ hội để hoàn thành. 3 Tầm quan trọng của công việc Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Bình thường (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5) QT1 Kết quả công việc của giảng viên ảnh hưởng đến quá trình học tập và xếp loại của sinh viên. QT2 Công việc của giảng viên quan trọng đối với Nhà trường QT3 Công việc của giảng viên có ý nghĩa đối với xã hội QT4 Công việc của giảng viên là niềm tự hào của những người thân trong gia đình 4 Quyền tự chủ trong công việc Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Bình thường (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5) TC1 Giảng viên được phép tự chủ trong việc lập kế hoạch cho công việc TC2 Giảng viên có cơ hội sử dụng kiến thức của bản thân khi ra quyết định TC3 Giảng viên có quyền tự chủ nhất định khi đưa ra các quyết định trong công việc TC4 Giảng viên được thực hiện công việc theo cách của mình 5 Thông tin phản hồi về kết quả làm việc Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Bình thường (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5) TT1 Các công việc của giảng viên bao gồm những thông tin rõ ràng để đánh giá hiệu quả công việc TT2 Công việc của giảng viên được quy định rõ những phản hồi về kết quả làm việc TT3 Giảng viên tự đánh giá được kết quả làm việc sau khi thực hiện công việc TT4 Giảng viên nhận được các phản hồi từ những thành viên trong Trường (Ví dụ: Sinh viên, các giảng viên khác, ) TT5 Giảng viên nhận được các phản hồi từ xã hội (Ví dụ: Bạn bè, người thân) 2.3. Đánh giá về tinh thần làm việc của thầy/cô Quý Thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách tích dấu “X” vào 1 phương án hợp lý nhất cho các câu hỏi dưới đây theo các mức độ sau. (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý. Mã hóa Nội dung câu hỏi Mức độ Tinh thần làm việc Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Bình thường (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5) TV1 Tôi luôn đồng cảm với đồng nghiệp TV2 Tôi sẵn sàng giúp đồng nghiệp khi họ gặp khó khăn TV3 Tôi cảm nhận được các nhu cầu của đồng nghiệp TV4 Tôi luôn chủ động với công việc (chủ động với các công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, các hoạt động hỗ trợ sinh viên, ) TV5 Tôi tập trung với công việc (không làm việc riêng trong giờ giảng, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ không tranh thủ làm các việc khác, ) TV6 Tôi làm việc có phương hướng cụ thể 3. Kết quả làm việc của thầy/cô tại trường đại học chính thức làm việc Xin Quý Thầy/Cô cho biết đánh giá của mình về kết quả làm việc của thầy/cô tại trường đại học mình công tác chính thức bằng cách tích dấu “X” vào những miêu tả mà Quý Thầy/Cô cho rằng phù hợp nhất: Mã hóa Nội dung câu hỏi Mức độ 1 Kết quả thực hiện công việc được giao Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Bình thường (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5) DG1 Giảng viên có thể lập kế hoạch làm việc nên thường luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn (chấm thi, báo cáo hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đúng tiến độ) DG2 Giảng viên lập kế hoạch làm việc của mình một cách tối ưu DG3 Giảng viên luôn nghĩ đến kết quả mình phải đạt được khi thực hiện công việc DG4 Giảng viên có thể xác định được những công việc chính/phụ trong nhiệm vụ của mình DG5 Giảng viên có thể thực hiện tốt công việc của mình với công sức tối thiểu và đảm bảo về thời gian DG6 Giảng viên luôn đảm bảo chất lượng công việc một cách tốt nhất có thể khi thực hiện 2 Kết quả thực hiện công việc phát sinh Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Bình thường (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5) PS1 Giảng viên chủ động thực hiện các công việc mới khi các công việc cũ đã hoàn thành PS2 Giảng viên sẵn sàng nhận công việc có tính thách thức khi cần thiết PS3 Giảng viên luôn cập nhật các kiến thức mới trong quá trình làm việc PS4 Giảng viên luôn cập nhật các kỹ năng mới trong quá trình làm việc PS5 Giảng viên luôn tìm các giải pháp sáng tạo trong quá trình làm việc PS6 Giảng viên đảm nhiệm thêm các trách nhiệm trong công việc PS7 Giảng viên luôn tìm kiếm những thử thách mới trong công việc PS8 Giảng viên tích cực tham gia các cuộc họp chuyên môn về công việc Hành vi cản trở công việc Rất không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Bình thường (3) Đồng ý (4) Rất đồng ý (5) CT1 Giảng viên phàn nàn về những vấn đề không quan trọng tại Trường CT2 Giảng viên luôn làm to chuyện những vấn đề gặp phải ở Trường CT3 Giảng viên luôn chú ý đến những khía cạnh tiêu cực thay vì những khía cạnh tích cực tại Trường CT4 Giảng viên trao đổi với những đồng nghiệp về các khía cạnh tiêu cực trong công việc CT5 Giảng viên trao đổi với những người bên ngoài Trường về các khía cạnh tiêu cực trong công việc Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy/Cô!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_anh_huong_cua_dac_diem_cong_viec_toi_ket_qua_lam_vie.pdf
  • pdfcv nguyen thi cam nhung.pdf
  • docxLA_NguyenThiCamNhung_E.Docx
  • pdfLA_NguyenThiCamNhung_Sum.pdf
  • pdfLA_NguyenThiCamNhung_TT.pdf
  • docxLA_NguyenThiCamNhung_V.docx
  • pdfQD CS Cam Nhung.pdf
Luận văn liên quan