Đến lượt nó, việc giảm giá hàng nhập khẩu và tăng giá hàng xuất khẩu có thể kéo giảm
đà tăng giá của hàng hóa và lạm phát trong nước. Việc gia tăng các nguồn vốn chảy
vào có thể sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Nói cách khác,
có thể độ mở nền kinh tế có vai trò trong tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ
mô.
Như vậy, các lý thuyết kinh tế đã thừa nhận độ mở của nền kinh tế có ảnh hưởng đến
tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô. Về mặt thực nghiệm, trên thế giới
cũng đã có những nghiên cứu đề cập đến tác động này. Các nghiên cứu của Karras
(1999a, 1999b, 2001), Berument và Dogan (2003), Işık và cộng sự (2005), Işık và Acar
(2006), Berument và cộng sự (2007) đã cho thấy vai trò của độ mở đối với tác động
của CSTT lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tỷ giá hối đoái, ở các quốc gia phát triển
và cả đang phát triển.
145 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.4.2.2 M2 đại diện cho CSTT, độ mở đo lường bằng XK/GDP
Kết quả ước lượng ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế, đo lường bằng XK/GDP, đến tác
động của CSTT lên lạm phát được trình bày ở bảng 4.20.
Bảng 4.20 Ước lượng tác động của CSTT (M2) lên lạm phát dưới ảnh hưởng của độ
mở (XK/GDP)
Biến (i) (ii) (iii) (iv)
pt−1
(se)
0,4371***
(0,0926)
-0,3883*
(0,1933)
0,5240***
(0,1083)
0,5440***
(0,1832)
oilt
(se)
-0,0647
(0,0478)
0,0565**
(0,0259)
-0,0055
(0,0257)
-0,0057
(0,0108)
oilt−1
(se)
-0,0393***
(0,0123)
-0,0413**
(0,0171)
-0,0144**
(0,0056)
-0,0349**
(0,0120)
m2t
(se)
0,1484**
(0,0556)
0,5002***
(0,1034)
-0,1460***
(0,0336)
-0,0572
(0,0585)
116
m2t−1
(se)
0,5032***
(0,1243)
0,4415***
(0,1108)
m2t−2
(se)
-0,1563**
(0,0616)
-0,2729***
(0,0691)
open3tm2t
(se)
2,3447**
(0,8860)
0,6317**
(0,2741)
open3t−1m2t−1
(se)
-2,5813***
(0,5993)
open3t−2m2t−2
(se)
3,1796***
(0,8309)
Hằng số (constant)
(se)
0,0248*
(0,0138)
-0,0224
(0,0182)
-0,0054
(0,0108)
0,0121**
(0,0053)
Tổng m2t
(se)
0,1484**
(0,0556)
0,5002***
(0,1034)
0,2007***
(0,0414)
0,1113*
(0,0622)
Tổng open3tm2t
(se)
2,3447**
(0,8860)
1,2299**
(0,5096)
Arellano-Bond test
for AR(2) (p-value)
0,138 0,251 0,205 0,285
Sargan test of
overid. Restrictions
(p-value)
0,575 0,466 0,701 0,510
(Nguồn: tác giả tính toán từ phần mềm thống kê)
Ghi chú: ***: ý nghĩa ở mức 1%, **: ý nghĩa ở mức 5% và *: ý nghĩa ở mức 10%. Sai số chuẩn
(standard error) được trình bày trong dấu ngoặc đơn (). Hệ số và sai số chuẩn của tổng 𝑚𝑡 và tổng
𝑜𝑝𝑒𝑛𝑡𝑚𝑡 được tính dựa theo kỹ thuật do Sims (1973) đề xuất.
Tương tự như bảng 4.8 ở mục 4.3.2 và bảng 4.18 ở mục 4.4.2.1, cột (i) và (iii) trình bày
kết quả ước lượng tác động của CSTT lên lạm phát ở các quốc gia chuyển đổi khi chưa
xem xét đến độ mở của các quốc gia này. Vì vậy, kết quả ước lượng không có gì thay
117
đổi so với cột (i) và (iii) ở các bảng 4.8 và 4.18. Khi chưa xem xét đến độ mở kinh tế,
cung tiền là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng cùng chiều lên lạm phát.
Cột (ii) trình bày ước lượng ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên lạm phát
với độ trễ của cung tiền và độ mở ở mức một năm. Ở độ trễ này, cung tiền tác động
cùng chiều lên lạm phát, hệ số cung tiền bằng 0,5002 có ý nghĩa ở mức 1%, cho thấy
CSTT mở rộng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao và ngược
lại. Cung tiền tăng 1% có thể làm lạm phát trung bình tăng thêm 0,5%, trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi, cho thấy vai trò rất quan trọng của CSTT trong việc kiểm
soát lạm phát.
Bên cạnh đó, trong điều nền kinh tế mở, tác động của cung tiền lên lạm phát càng được
gia tăng, kết quả này vẫn nhất quán với khi xét độ mở nền kinh tế bằng (XK+NK)/GDP
hay NK/GDP. Nền kinh tế có độ mở càng lớn, hay tỷ trọng XK/GDP càng lớn, tức nền
kinh tế có tỷ trọng xuất khẩu càng lớn thì càng có ảnh hưởng đến tác động của CSTT
lên lạm phát.
Cột (iv) trình bày kết quả ước lượng ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động
của CSTT lên lạm phát với độ trễ lớn hơn của các biến độc lập, bằng hai năm. Đối với
cung tiền, kết quả cho thấy cung tiền có tác động cùng chiều lên lạm phát, tuy nhiên tác
động trong từng năm là rất khác nhau (xem bảng 4.21).
Bảng 4.21 Tác động của cung tiền lên lạm phát
Biến Hệ số
m2t
(se)
-0,0572
(0,0585)
m2t−1
(se)
0,4415***
(0,1108)
m2t−2
(se)
-0,2729***
(0,0691)
118
Tổng m2t
(se)
0,1113*
(0,0622)
(Nguồn: trích xuất từ bảng 4.20)
Bảng 4.21 cho thấy sự tương đồng giữa tác động của cung tiền lên lạm phát khi độ mở
được đo lường bằng XK/GDP so với khi độ mở đo lường bằng (XK+NK)/GDP và
NK/GDP. Hơn nữa, tác động của CSTT lên lạm phát mạnh nhất ở năm thứ hai, năm
đầu tiên và năm thứ ba thì tác động của cung tiền hoặc chưa rõ ràng hoặc đã yếu đi.
Những kết quả này thực sự phù hợp với nhận định của các lý thuyết kinh tế cũng như
thực nghiệm ở các nghiên cứu trước, chẳng hạn Friedman (1972), Gruen và cộng sự
(1999), Bernanke và cộng sự (2001), Batini và Nelson (2001) hay Gerlach và Svensson
(2003).
Bên cạnh đó, độ mở một lần nữa cũng cho thấy sự nhất quán trong ảnh hưởng đến tác
động của CSTT lên lạm phát, dù được đo lường bằng tiêu chí khác. Hệ số γi
𝑜𝑝𝑒𝑛 =
1,2299 cho thấy rằng khi độ mở nền kinh tế càng lớn, ảnh hưởng của CSTT lên lạm
phát sẽ càng mạnh hơn.
4.4.2.3 (XK+NK)/GDP đại diện cho độ mở, cung tiền đo lường bằng M1
Kết quả ước lượng ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế, đo lường bằng (XK+NK)/GDP,
đến tác động của CSTT, đo lường bằng M1, lên lạm phát ở các quốc gia chuyển đổi
được trình bày ở bảng 4.22.
Cột (i) thể hiện kết quả ước lượng tác động của CSTT lên lạm phát ở các quốc gia
chuyển đổi, chưa xem xét đến ảnh hưởng của độ mở cũng như độ trễ của biến cung
tiền. Kết quả ước lượng vẫn nhất quán với trường hợp cung tiền được đo lường bằng
M2, tức cung tiền đồng biến với lạm phát. Như vậy, cung tiền mở rộng là một trong
những nguyên nhân có thể làm tăng lạm phát ở các quốc gia chuyển đổi. Hệ số của
cung tiền bằng 0,3212, có ý nghĩa thống kê ở 10% cho thấy nếu cung tiền tăng thêm
119
1%, thì lạm phát trung bình có thể tăng thêm 0,3212% trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi.
Bảng 4.22 Ước lượng tác động của CSTT (M1) lên lạm phát dưới ảnh hưởng của độ
mở (XK+NK)/GDP
Biến (i) (ii) (iii) (iv)
pt−1
(se)
-2,3105**
(0,8722)
0,5942***
(0,0745)
0,3625***
(0,0564)
0,3517***
(0,1082)
oilt
(se)
0,1277**
(0,0456)
0,0288
(0,0174)
-0,0053
(0,0102)
-0,0771***
(0,0134)
oilt−1
(se)
0,0632
(0,0394)
-0,0328***
(0,0052)
-0,0315***
(0,0069)
-0,0090
(0,0215)
m1t
(se)
0,3212*
(0,1762)
0,2717*
(0,1549)
0,0135
(0,0107)
-0,0199
(0,0222)
m1t−1
(se)
0,0181**
(0,0066)
-0,0647**
(0,0227)
m1t−2
(se)
0,2505***
(0,0327)
0,1784***
(0,0571)
open1tm1t
(se)
-0,1448
(0,4102)
-0,2308
(0,1585)
open1t−1m1t−1
(se)
0,6747***
(0,1728)
open1t−2m1t−2
(se)
0,1638
(0,1700)
Hằng số (constant)
(se)
0,0831***
(0,0237)
-0,0270
(0,0263)
-0,0108**
(0,0041)
0,0286***
(0,0068)
Tổng m1t
(se)
0,3212*
(0,1762)
0,2717*
(0,1549)
0,2823***
(0,0349)
0,0937*
(0,0452)
Tổng open1tm1t
(se)
-0,1448
(0,4102)
0,6077***
(0,1483)
120
Arellano-Bond test
for AR(2) (p-value)
0,184 0,153 0,317 0,118
Sargan test of
overid. Restrictions
(p-value)
0,584 0,441 0,905 0,139
(Nguồn: tác giả tính toán từ phần mềm thống kê)
Ghi chú: ***: ý nghĩa ở mức 1%, **: ý nghĩa ở mức 5% và *: ý nghĩa ở mức 10%. Sai số chuẩn
(standard error) được trình bày trong dấu ngoặc đơn (). Hệ số và sai số chuẩn của tổng 𝑚𝑡 và
𝑜𝑝𝑒𝑛𝑡𝑚𝑡 được tính dựa theo kỹ thuật do Sims (1973) đề xuất.
Cột (ii) trình bày kết quả ước lượng trong trường hợp có xem xét đến ảnh hưởng của
độ mở kinh tế đến tác động của CSTT lên lạm phát. Trong trường hợp này, hệ số của
cung tiền bằng 0,2717, có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, cho thấy quan hệ đồng biến
giữa cung tiền và lạm phát ở các quốc gia chuyển đổi. Trong khi đó, độ mở chưa ảnh
hưởng đến tác động của cung tiền khi hệ số của độ mở không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả ước lượng ở cột (iii) cho thấy cung tiền vẫn giữ vai trò quan trọng như là một
nguyên nhân gây ra lạm phát, cũng như là công cụ quan trọng để NHTW có thể kiểm
soát chỉ tiêu này khi cần thiết. Hệ số tổng của cung tiền bằng 0,2823, có ý nghĩa thống
kê ở mức 1% và đồng biến với lạm phát, tức cung tiền tăng có thể làm gia tăng chỉ số
giá cả và ngược lại. Bên cạnh đó, kết quả ước lượng cho thấy độ trễ của cung tiền trong
tác động lên giá cả, thể hiện ở các hệ số cung tiền chỉ có ý nghĩa thống kê ở các năm t-
1 và t-2.
Cột (iv) trình bày kết quả ước lượng ảnh hưởng của độ mở kinh tế đến tác động của
CSTT lên lạm phát với các độ trễ tối đa. Mở rộng cung tiền của NHTW có thể làm gia
tăng lạm phát tương tự như trường hợp cung tiền đo lường bằng M2. Bên cạnh đó, tác
động của CSTT lên lạm phát tăng lên khi có sự ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế. Hệ
số tổng của độ mở γi
𝑜𝑝𝑒𝑛 = 0,6077 cho thấy mối quan hệ cộng hưởng của độ mở đến
tác động của CSTT lên lạm phát. Độ mở nền kinh tế càng tăng, tác động của CSTT lên
121
lạm phát càng tăng; khi độ mở nền kinh tế tăng thêm 1% thì tác động của CSTT lên
lạm phát tăng thêm trung bình 0,6077% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Như vậy, khi sử dụng các thước đo khác nhau của độ mở và CSTT, kết quả ước lượng
vẫn nhất quán, điều đó cho thấy ảnh hưởng độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT
lên lạm phát ở các quốc gia chuyển đổi là tương đối vững chắc.
4.4.3 Ảnh hưởng độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên thất nghiệp
4.4.3.1 M2 đại diện cho CSTT, độ mở nền kinh tế đo lường bằng NK/GDP
Kết quả ước lượng ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế, đo lường bằng tỷ lệ NK/GDP,
đến tác động của CSTT (M2) lên thất nghiệp được trình bày ở bảng 4.23.
Bảng 4.23 Ước lượng tác động của CSTT (M2) lên thất nghiệp dưới ảnh hưởng của độ
mở (NK/GDP)
Biến (i) (ii) (iii) (iv)
Unt−1
(se)
0,2891***
(0,0914)
0,28558**
(0,0998)
0,2711***
(0,0861)
0,2665**
(0,0955)
oilt
(se)
0,0914
(0,0629)
0,1019
(0,0630)
0,1057
(0,0674)
0,1218*
(0,0658)
oilt−1
(se)
0,2434***
(0,0611)
0,2421***
(0,0609)
0,2465***
(0,0636)
0,2517***
(0,0640)
m2t
(se)
-0,2725***
(0,0845)
-0,2835***
(0,0777)
-0,2530***
(0,0837)
-0,2168**
(0,0775)
m2t−1
(se)
-0,0485
(0,0998)
-0,0794
(0,1260)
m2t−2
(se)
-0,0598
(0,0940)
-0,1077
(0,1249)
open2tm2t
(se)
-1,7375***
(0,5062)
-1,3795*
(0,7018)
open2t−1m2t−1
(se)
-0,5607
(0,5643)
122
open2t−2m2t−2
(se)
-0,7666
(0,7394)
Hằng số (constant)
(se)
-0,0166
(0,0213)
-0,0147
(0,0208)
-0,0049
(0,0170)
-0,0009
(0,0183)
Tổng m2t
(se)
-0,2725**
(0,0845)
-0,2835***
(0,0777)
-0,3614***
(0,0913)
-0,4040***
(0,1081)
Tổng open2tm2t
(se)
-1,7375***
(0,5062)
-2,7069***
(0,5860)
Arellano-Bond test
for AR(2) (p-value)
0,311 0,307 0,105 0,166
Sargan test of
overid. Restrictions
(p-value)
0,247 0,307 0,184 0,280
(Nguồn: tác giả tính toán bằng phần mềm thống kê)
Ghi chú: ***: ý nghĩa ở mức 1%, **: ý nghĩa ở mức 5% và *: ý nghĩa ở mức 10%. Sai số chuẩn
(standard error) được trình bày trong dấu ngoặc đơn (). Hệ số và sai số chuẩn của tổng 𝑚𝑡 và
𝑜𝑝𝑒𝑛𝑡𝑚𝑡 được tính dựa theo kỹ thuật do Sims (1973) đề xuất.
Cột (i) và (iii) trình bày kết quả ước lượng tác động của CSTT lên thất nghiệp khi chưa
xem xét đến ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế, giống lần lượt như cột (i) và (iii) của
bảng 4.11 ở mục 4.3.3.
Cột (ii) thể hiện kết quả ước lượng tác động của CSTT lên thất nghiệp ở các quốc gia
chuyển đổi, có xem xét sự ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế, với độ trễ một năm. Kết
quả trình bày trong bảng 4.23 cho thấy mối quan hệ giữa cung tiền và thất nghiệp có
mối quan hệ tương đối chặt. Gia tăng cung tiền khi NHTW thực hiện CSTT mở rộng
có thể là một phương thức để thúc đẩy việc làm, giảm thất nghiệp ở các quốc gia
chuyển đổi. Ngược lại, khi NHTW thắt chặt tiền tệ (để kiểm soát lạm phát chẳng hạn)
có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao hơn.
123
Tuy nhiên, trong điều kiện có xem xét đến độ mở của nền kinh tế, thì tác động giải
quyết việc của CSTT mở rộng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Kết quả này nhất quán với
trường hợp khi độ mở nền kinh tế được đo lường bằng tỷ lệ (XK+NK)/GDP. Độ mở
nền kinh tế càng lớn thì tác động của CSTT lên thất nghiệp càng giảm đi, và ngược lại
độ mở nhỏ hơn ở các quốc gia chuyển đổi, thì vai trò của CSTT đối với thất nghiệp ít
bị ảnh hưởng hơn.
Cột (iv) xem xét ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên thất nghiệp với độ
trễ tối đa bằng hai năm. Kết quả ước lượng khá nhất quán với khi độ mở được đo lường
bằng tỷ lệ (XK+NK)/GDP (xem bảng 4.24).
Bảng 4.24 Tác động của cung tiền lên thất nghiệp
Biến Hệ số
m2t
(se)
-0,2168**
(0,0775)
m2t−1
(se)
-0,0794
(0,1260)
m2t−2
(se)
-0,1077
(0,1249)
Tổng m2t
(se)
-0,4040***
(0,1081)
(Nguồn: trích xuất từ bảng 4.23)
Hệ số tổng của cung tiền bằng -0,4040 có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy cung
tiền tăng 1% có thể giúp thất nghiệp giảm bình quân 0,404% khi các yếu tố khác không
đổi. Kết quả ước lượng cũng cho thấy cung tiền tác động mạnh đến thất nghiệp ở năm
đầu tiên, còn các năm sau ảnh hưởng của cung tiền lên thất nghiệp không đáng kể
(giống như trường hợp độ mở nền kinh tế được đo lường bằng tỷ lệ (XK+NK)/GDP).
124
Tuy vậy, khi có xét đến độ mở thì tác động của CSTT lên thất nghiệp bị giảm sút. Kết
quả ước lượng cũng nhất quán với trường hợp khi độ mở được đo lường bằng tỷ lệ
(XK+NK)/GDP. Khi độ mở nền kinh tế càng lớn thì tác động của CSTT lên thất
nghiệp càng yếu đi và ngược lại, CSTT trong việc thúc đẩy việc làm sẽ hiệu quả hơn
khi nền kinh tế có độ mở nhỏ hơn.
4.4.3.2 M2 đại diện cho CSTT, độ mở nền kinh tế đo lường bằng XK/GDP
Kết quả ước lượng ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế, đo lường bằng tỷ lệ XK/GDP,
đến tác động của CSTT (M2) lên thất nghiệp được trình bày ở bảng 4.25.
Bảng 4.25 Ước lượng tác động của CSTT (M2) lên thất nghiệp dưới ảnh hưởng của độ
mở (XK/GDP)
Biến (i) (ii) (iii) (iv)
Unt−1
(se)
0,2891***
(0,091)
0,3053***
(0,0836)
0,2711***
(0,0861)
0,2662**
(0,1045)
oilt
(se)
0,0914
(0,0629)
0,1071*
(0,0582)
0,1057
(0,0674)
0,1191*
(0,0673)
oilt−1
(se)
0,2434***
(0,0611)
0,2275***
(0,0556)
0,2465***
(0,0636)
0,2435***
(0,0629)
m2t
(se)
-0,2725***
(0,0845)
-0,1557*
(0,0821)
-0,2530***
(0,0837)
-0,2605**
(0,0991)
m2t−1
(se)
-0,0485
(0,0998)
-0,1188
(0,1441)
m2t−2
(se)
-0,0598
(0,0940)
0,0383
(0,1188)
open3tm2t
(se)
-0,6591
(0,4891)
-0,4827
(0,6423)
open3t−1m2t−1
(se)
1,8214*
(0,8862)
125
open3t−2m2t−2
(se)
-2,4115***
(0,7821)
Hằng số (constant)
(se)
-0,0166
(0,0213)
-0,0293
(0,0219)
-0,0049
(0,0170)
-0,0129
(0,0198)
Tổng m2t
(se)
-0,2725**
(0,0845)
-0,1557*
(0,0821)
-0,3614***
(0,0913)
-0,3410***
(0,1024)
Tổng open3tm2t
(se)
-0,6591
(0,4891)
-1,0728**
(0,4917)
Arellano-Bond test
for AR(2) (p-value)
0,311 0,375 0,105 0,194
Sargan test of
overid. Restrictions
(p-value)
0,247 0,658 0,184 0,195
(Nguồn: tác giả tính toán bằng phần mềm thống kê)
Ghi chú: ***: ý nghĩa ở mức 1%, **: ý nghĩa ở mức 5% và *: ý nghĩa ở mức 10%. Sai số chuẩn
(standard error) được trình bày trong dấu ngoặc đơn (). Hệ số và sai số chuẩn của tổng 𝑚𝑡 và
𝑜𝑝𝑒𝑛𝑡𝑚𝑡 được tính dựa theo kỹ thuật do Sims (1973) đề xuất.
Cột (i) và (iii) trình bày kết quả ước lượng tác động của CSTT lên thất nghiệp khi chưa
xem xét đến ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế, giống lần lượt cột (i) và (iii) của bảng
4.11 ở mục 4.3.3 và bảng 4.23 ở mục 4.4.3.1.
Cột (ii) trình bày kết quả ước lượng ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của
CSTT lên thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi. Với độ trễ một năm, cung tiền cho
thấy có thể thúc đẩy việc làm, giảm thất nghiệp khi NHTW mở rộng CSTT và ngược
lại. Hệ số cung tiền bằng -0,1557, có ý nghĩa ở mức 10% cho thấy nếu cung tiền tăng
thêm 1% thì trung bình thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi có thể giảm 0,1557% khi
các yếu tố khác không đổi. Tuy nhiên, với độ trễ một năm thì kết quả ước lượng cho
thấy độ mở chưa có ảnh hưởng mạnh đến tác động của CSTT lên thất nghiệp.
126
Cột (iv) trình bày kết quả ước lượng ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động
của CSTT lên thất nghiệp với độ trễ tối đa bằng hai năm. Kết quả ước lượng cho thấy
tác động của CSTT lên thất nghiệp khá nhất quán với khi độ mở được đo lường bằng tỷ
lệ (XK+NK)/GDP và NK/GDP (xem bảng 4.26).
Bảng 4.26 Tác động của cung tiền lên thất nghiệp
Biến Hệ số
m2t
(se)
-0,2605**
(0,0991)
m2t−1
(se)
-0,1188
(0,1441)
m2t−2
(se)
0,0383
(0,1188)
Tổng m2t
(se)
-0,3410***
(0,1024)
(Nguồn: trích xuất từ bảng 4.25)
Kết quả ước lượng cho thấy tác động của cung tiền đến thất nghiệp ở các quốc gia
chuyển đổi mạnh nhất ở năm đầu tiên; các năm sau (t-1, t-2) thì tác động của cung tiền
lên thất nghiệp đã yếu đi nhiều.
Trong khi đó, hệ số tổng πi
𝑜𝑝𝑒𝑛 = −1,0728, có ý nghĩa thống kê ở mức 5% cho thấy
độ mở nền kinh tế càng lớn thì tác động của CSTT lên thất nghiệp càng yếu đi. Kết quả
ước lượng khi độ mở kinh tế được đo lường bằng tỷ lệ (XK+NK)/GDP và NK/GDP
cũng cho kết quả tương tự. Vì vậy, có cơ sở để tin tưởng rằng độ mở có ảnh hưởng
ngược chiều đến tác động của CSTT lên thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi.
4.4.3.3 (XK+NK)/GDP đại diện cho độ mở, CSTT đo lường bằng M1
Phần này trình bày kết quả ước lượng ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động
của CSTT lên thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi, trong đó độ mở được đo lường
127
bằng (XK+NK)/GDP và cung tiền được đo lường bằng M1, được trình bày ở bảng
4.27.
Cột (i) cho thấy cung tiền có quan hệ ngược chiều với thất nghiệp, tức việc NHTW
thực hiện CSTT mở rộng có thể thúc đẩy việc làm, giải quyết thất nghiệp ở các quốc
gia chuyển đổi. Hệ số cung tiền bằng -0,2381, có ý nghĩa ở mức 1% cho thấy mối quan
hệ khá chặt giữa cung tiền M1 và thất nghiệp, cung tiền tăng 1% có thể giúp thất
nghiệp giảm đi trung bình 0,2381% khi các yếu tố khác không đổi.
Kết quả trình bày trong cột (ii) vẫn nhất quán so với trường hợp khi chưa xem xét đến
độ mở, cung tiền vẫn có mối quan hệ ngược chiều với thất nghiệp. Vì vậy, NHTW có
thể xem xét sử dụng CSTT như là công cụ để thúc đẩy việc làm và giảm thất nghiệp ở
các quốc gia chuyển đổi.
Bảng 4.27 Ước lượng tác động của CSTT (M1) lên thất nghiệp dưới ảnh hưởng của độ
mở (XK+NK)/GDP
Biến (i) (ii) (iii) (iv)
Unt−1
(se)
0,2468***
(0,0642)
0,2561***
(0,0537)
0,3322***
(0,0822)
0,4990***
(0,0876)
oilt
(se)
0,0562
(0,0493)
0,0671
(0,0480)
0,2476***
(0,0610)
0,2249***
(0,0505)
oilt−1
(se)
0,1858***
(0,0589)
0,1933***
(0,0459)
0,1927***
(0,0382)
0,1125***
(0,0324)
m1t
(se)
-0,2381***
(0,0800)
-0,2247***
(0,0583)
-0,0684
(0,0406)
0,4337**
(0,1894)
m1t−1
(se)
-0,1512*
(0,0774)
-1,1974**
(0,4116)
m1t−2
(se)
-0,2350***
(0,0536)
0,0945
(0,0743)
128
open1tm1t
(se)
-0,5797**
(0,2114)
-2,9039***
(0,9018)
open1t−1m1t−1
(se)
2,4955**
(0,9979)
open1t−2m1t−2
(se)
-0,7611*
(0,4092)
Hằng số (constant)
(se)
-0,0009
(0,0198)
-0,0035
(0,0143)
-0,0162
(0,0169)
0,0575
(0,0360)
Tổng m1t
(se)
-0,2381***
(0,0800)
-0,2247***
(0,0583)
-0,4546***
(0,1071)
-0,6691***
(0,2009)
Tổng open1tm1t
(se)
-0,5797**
(0,2114)
-1,1694**
(0,5482)
Arellano-Bond test
for AR(2) (p-value)
0,147 0,126 0,134 0,472
Sargan test of
overid. Restrictions
(p-value)
0,697 0,807 0,369 0,654
(Nguồn: tác giả tính toán bằng phần mềm thống kê)
Ghi chú: ***: ý nghĩa ở mức 1%, **: ý nghĩa ở mức 5% và *: ý nghĩa ở mức 10%. Sai số chuẩn
(standard error) được trình bày trong dấu ngoặc đơn (). Hệ số và sai số chuẩn của tổng 𝑚𝑡 và
𝑜𝑝𝑒𝑛𝑡𝑚𝑡 được tính dựa theo kỹ thuật do Sims (1973) đề xuất.
Bên cạnh đó, khi thay M2 bằng M1 thì kiểm định ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế
đến tác động của CSTT lên thất nghiệp vẫn cho kết quả ngược chiều. Kết quả này hoàn
toàn nhất quán với trường hợp cung tiền được đo lường bằng M2.
Hệ số của độ mở nền kinh tế πi
𝑜𝑝𝑒𝑛 = −0,57976, có ý nghĩa ở mức 5% cho thấy mối
quan hệ ngược chiều, chặt giữa độ mở nền kinh tế và vai trò của CSTT trong giải quyết
việc làm ở các quốc gia chuyển đổi.
129
Cột (iii) trình bày kết quả mở rộng tác động của CSTT lên thất nghiệp, có tính đến độ
trễ của chính sách đến thời gian tối đa hai năm. Cung tiền vẫn thể hiện tác động ngược
chiều nhất quán đối với thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi. Hệ số tổng cung tiền
bằng -0,4546, có ý nghĩa thống kê ở mức 1% thể hiện mối quan hệ tương đối chặt giữa
hai đại lượng khi xem xét tác động của hành động chính sách kéo dài đến các năm sau.
Ở cột (iv), hệ số của tổng cung tiền với các độ trễ là -0,6691, có ý nghĩa thống kê ở
mức 1% cho thấy cung tiền có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm và
giảm thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi. Trong trường hợp các yếu tố khác không
đổi, việc NHTW mở rộng cung tiền thêm 1% có thể giúp giảm thêm trung bình
0,6691% thất nghiệp trong thời gian ba năm (từ t đến t-2), giả sử là các yếu tố khác
không thay đổi.
Trong trường hợp có xem xét đến độ mở của nền kinh tế thì ảnh hưởng của cung tiền
đến thất nghiệp bị suy giảm, tương tự như trường hợp sử dụng M2 đại diện cho CSTT.
Hệ số tổng của độ mở trong ba năm (t đến t-2) là πi
𝑜𝑝𝑒𝑛 − 1,169, có ý nghĩa thống kê ở
mức 5% cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa hai đại lượng này. Độ mở nền kinh tế
càng lớn thì tác động của CSTT lên thất nghiệp càng giảm đi.
Như vậy, kết quả ước lượng ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT
lên thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi là tương đối vững. Điều này được kiểm tra
thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu khác nhau để đo lường độ mở nền kinh tế cũng như
cung tiền, song kết quả ước lượng vẫn nhất quán. Vì vậy, có cơ sở để tin rằng, ở các
quốc gia chuyển đổi, việc mở rộng cung tiền có thể là một trong những nguyên nhân
giúp gia tăng việc làm, tuy nhiên tác động này có thể trở nên yếu đi trong một nền kinh
tế có độ mở ngày càng cao.
Tóm tắt chương 4
130
Chương 4 đã trình bày kết quả nghiên cứu của luận án. Kết quả ước lượng ảnh hưởng
của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất
nghiệp đúng như các giả thuyết được đề ra cũng như các lý thuyết kinh tế.
Có thể nói rằng, bằng phương pháp ước lượng phù hợp, kết quả nghiên cứu đã trả lời
được các câu hỏi nghiên cứu, thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu của luận án. Một
lần nữa, ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh
tế và lạm phát được thực nghiệm ở các quốc gia chuyển đổi, kết quả nghiên cứu phù
hợp với phần lớn những nghiên cứu thực nghiệm khác đã được công bố trước đây.
Đặc biệt, lần đầu tiên ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên
thất nghiệp được thực hiện và có ý nghĩa thống kê. Đây là một đóng góp quan trọng
của luận án, củng cố các nhận định của lý thuyết là phù hợp, đồng thời tạo cơ sở để các
nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là CSTT ra các quyết định phù hợp trong tương lai.
Luận án cũng đã tiến hành kiểm tra tính vững của các ước lượng bằng cách sử dụng
nhiều tiêu chí khác nhau để đo lường độ mở cũng như CSTT. Kết quả kiểm tra đồng
nhất với nhau cho thấy ảnh hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên các yếu tố
kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở các quốc gia chuyển
đổi là vững và đáng tin cậy.
131
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương này trình bày kết luận về kết quả
nghiên cứu của luận án, đồng thời đưa ra một số gợi ý chính sách đối với các nhà
hoạch định CSTT ở các quốc gia chuyển đổi, trong đó có NHNN Việt Nam.
5.1 Kết luận
5.1.1 Các kết quả nghiên cứu chính của luận án
Dựa trên nghiên cứu ban đầu của Karras (1999a, 1999b, 2001), luận án đã tiến hành
đánh giá ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tăng trưởng
kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi trong giai đoạn 1999 –
2013. Bằng phương pháp ước lượng phù hợp, luận án đã thu được những kết quả có ý
nghĩa về mặt thực nghiệm:
- Cung tiền có tác động cùng chiều lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát nhưng có
tác động ngược chiều lên thất nghiệp. Điều đó hàm ý rằng, một sự mở rộng
cung tiền được thực hiện bởi NHTW có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và giải quyết việc làm, song có thể khiến lạm phát gia tăng.
- Độ mở nền kinh tế càng lớn thì tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế và
thất nghiệp càng yếu đi, song sẽ tác động lên lạm phát càng mạnh hơn. Kết
quả này cho thấy, trong một nền kinh tế có độ mở lớn, vai trò của CSTT trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm bị suy yếu; tuy nhiên
một sự thay đổi nhỏ của cung tiền lại có thể làm gia tăng mạnh giá cả của các
loại hàng hóa trong nền kinh tế; và ngược lại.
- Tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp thường
có độ trễ, trong đó tác động của CSTT lên lạm phát có độ trễ lớn hơn (khoảng
hai năm) so với độ trễ trong tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế và thất
nghiệp (khoảng một năm).
5.1.2 Điểm mới và đóng góp của luận án
132
Mặc dù luận án được thực hiện dựa trên cách tiếp cận của Karras (1999a, 1999b, 2001)
trong đánh giá ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên các yếu tố
kinh tế vĩ mô, song kết quả nghiên cứu của luận án vẫn có những đóng góp về mặt thực
nghiệm dựa trên các điểm mới sau:
- Luận án áp dụng phương pháp ước lượng mới so với các nghiên cứu trước
cùng chủ đề. Như đã trình bày, phương pháp ước lượng mà luận án sử dụng
được các lý thuyết kinh tế lượng cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước
đây đánh giá là phù hợp hơn đối với mô hình và kiểu dữ liệu nghiên cứu của
luận án so với các phương pháp ước lượng khác. Điều đó có thể giúp đem lại
kết quả ước lượng đáng tin cậy hơn.
- Luận án đã vận dụng một cách phù hợp các lý thuyết kinh tế hiện có để xây
dựng giả thuyết và mô hình về ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động
của CSTT lên thất nghiệp, điều chưa được thực hiện một cách có hệ thống
trong các nghiên cứu trước đây.
- Luận án đã lần đầu đánh giá ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động
của CSTT lên thất nghiệp. Đây là bước bổ sung cho các nghiên cứu về chủ đề
ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên các yếu tố kinh
tế vĩ mô. Đây có thể xem là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong điều kiện
các quốc gia ngày càng hội nhập sâu rộng về nhiều mặt đối với khu vực và thế
giới.
Những điểm mới này giúp luận án có những đóng góp nhất định về mặt phương pháp
nghiên cứu và thực nghiệm. Từ đó, kết quả này là cơ sở để luận án đưa ra một số gợi ý
chính sách trong việc điều hành CSTT, trong điều kiện của một nền kinh tế mở như
Việt Nam và các quốc gia chuyển đổi.
5.2 Một số gợi ý chính sách đối với NHTW các quốc gia chuyển đổi
5.2.1 Điều hành CSTT trong điều kiện nền kinh tế mở
133
5.2.1.1 Tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, điều hành CSTT với mục tiêu thúc đẩy tăng
trưởng trong điều kiện của một nền kinh tế mở, với mức độ mở cửa ngày càng cao rất
khác so với trong điều kiện bỏ qua ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế.
Trong một nền kinh tế đóng, quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa với bên ngoài bị hạn
chế, đồng thời tồn tại một “hàng rào” cản trở sự di chuyển của dòng vốn ra – vào một
quốc gia. Hàng hóa được sản xuất ra không thể xuất khẩu ra bên ngoài mà sẽ được tiêu
dùng thông qua: (i) tiêu dùng của hộ gia đình nên phụ thuộc vào thu nhập khả dụng;
(ii) đầu tư của các doanh nghiệp nên phụ thuộc vào lãi suất và (iii) chi tiêu của chính
phủ nên phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu thuế. Trong điều kiện đó, CSTT không hoàn
toàn phát huy được hết vai trò của mình. Tác động chủ yếu của CSTT thể hiện qua thị
trường hàng hóa nội địa và thị trường tiền tệ trong nước.
Trong khi đó, ở một nền kinh tế mở, vai trò của CSTT trong việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế rõ ràng đã trở nên khác đi, rộng hơn so với trong điều kiện của một nền kinh tế
đóng. Khả năng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực cạnh
tranh của hàng hóa của doanh nghiệp đó so với đối thủ nước ngoài. Một trong những
yếu tố thúc đẩy xuất khẩu đó là tỷ giá hối đoái, ở một mức độ nào đó có thể thực hiện
thông qua điều hành CSTT của NHTW.
Các quốc gia chuyển đổi cũng như Việt Nam thì mở cửa là xu hướng rất rõ ràng thể
hiện qua độ mở nền kinh tế ngày càng cao. Đa phần các quốc gia chuyển đổi, trong đó
có Việt Nam, là những nền kinh tế gia công dẫn đến yêu cầu nhập khẩu hàng hóa cao,
bên cạnh đó trong điều kiện của những quốc gia đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu
các hàng hóa cho tiêu dùng và sản xuất cũng rất cao. Vì vậy, độ mở nền kinh tế lớn là
một nhân tố mà các NHTW, trong đó có NHNN, cần xem xét trong quá trình điều hành
CSTT của mình.
134
Tuy vậy, với riêng Việt Nam, cần có những nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa
cung tiền và tăng trưởng kinh tế để làm cơ sở tốt hơn đối với NHNN, cũng như các
NHTW trong việc điều hành CSTT trong thời gian tới.
5.2.1.2 Tác động của CSTT lên lạm phát
Nghiên cứu này cũng chỉ ra thách thức đối với công tác điều hành CSTT trong việc
kiểm soát lạm phát ở các quốc gia chuyển đổi. Độ mở nền kinh tế càng lớn thì tác động
của CSTT lên lạm phát càng mạnh. Khi độ mở của nền kinh tế càng lớn, một sự thay
đổi nhất định trong cung tiền của NHTW có thể dẫn đến một sự thay đổi càng cao
trong tỷ lệ lạm phát ở các quốc gia.
Đây là một hàm ý quan trọng đối với NHTW ở các quốc gia. Ở hầu hết các nước, xuất
khẩu ngày nay trở thành một trong những mục tiêu theo đuổi để gia tăng GDP. Có
những sự kiện có vẻ như đi ngược lại xu hướng toàn cầu hóa44 song xu hướng hội nhập
vẫn là xu hướng chủ đạo của thương mại thế giới. Điều đó đòi hỏi các NHTW phải
điều hành CSTT nói chung và mục tiêu kiểm soát lạm phát nói riêng trong điều kiện có
sự “tự do” di chuyển của hàng hóa, lao động và nguồn vốn. Việc tính toán một cách
cẩn trọng tác động của CSTT đến sự thay đổi của giá cả hàng hóa luôn cần thiết nhằm
đảm bảo cho sự thành công trong điều hành của NHTW.
Nhiều quốc gia chuyển đổi là những nền kinh tế nặng về gia công, cũng như nhiều mặt
hàng tiêu dùng vẫn chưa cung ứng đủ cho nhu cầu trong nước nên ảnh hưởng của giá
cả các mặt hàng thế giới trở thành một trong những nhân tố quan trọng cần xem xét
trong việc điều hành CSTT của mình. Độ mở nền kinh tế càng lớn thì ảnh hưởng của
giá cả thế giới đến lạm phát trong nước càng cao.
5.2.1.3 Tác động của CSTT lên thất nghiệp
44
Như chính sách bảo hộ thương mại mà nhiều quốc gia đang áp dụng, hay sự kiện Brexit xảy ra trong tháng
07/2016.
135
Luận án đã chỉ ra mối quan hệ giữa cung tiền và sự thay đổi của thất nghiệp ở các quốc
gia chuyển đổi, bao gồm cả Việt Nam. Kết quả tương đối rõ ràng và vững. Như vậy,
trong điều kiện độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn, vai trò của CSTT trong việc thúc
đẩy việc làm, giảm thiểu thất nghiệp trở nên hạn chế.
Nghiên cứu của luận án này là một cơ sở để thấy rằng, tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ
với cung tiền của NHTW ở các quốc gia chuyển đổi. Các bằng chứng nghiệm trên thế
giới cũng cho thấy mối quan hệ này như Ball (1997), Staiger và cộng sự (1997), Ball
và cộng sự (1999), hay Alexius và Holmlund (2008). Do đó, đặt tỷ lệ thất nghiệp trong
sự quan tâm cần thiết của CSTT nói riêng và các chính sách vĩ mô nói chung là điều
cần thực hiện đối với các quốc gia chuyển đổi, bao gồm cả Việt Nam.
Trong khi thất nghiệp là vấn đề lớn phải đối mặt của nhiều quốc gia (Brash, 1995) thì ở
điều kiện hiện tại, rõ ràng NHNN không có lý do để quan tâm đến sự thay đổi của thất
nghiệp. Sự thay đổi cần thực hiện là từng bước nâng cao vai trò tỷ lệ thất nghiệp trong
quá trình hoạch định các chính sách vĩ mô của Việt Nam nói chung, chứ không chỉ là
một chỉ tiêu mà CSTT cần quan tâm.
5.2.2 Điều hành CSTT nên lưu ý đến đến độ trễ trong tác động của cung tiền lên
các yếu tố kinh tế vĩ mô
5.2.2.1 Độ trễ của chính sách tiền tệ
Các chính sách đều có độ trễ khi tác động lên các yếu tố kinh tế vĩ mô và CSTT cũng
không phải là ngoại lệ. Có nhiều lý do dẫn đến độ trễ này của CSTT. Khi NHTW thực
hiện thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ, sẽ có một độ trễ để lãi suất thị trường thay đổi. Lãi
suất thị trường thay đổi cần có thời gian để tỷ giá thay đổi; đến lượt tỷ giá thay đổi cần
có thời gian để tác động đến thương mại và xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, lãi suất cũng
cần có thời gian để tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp hay tiêu dùng của
hộ gia đình; lãi suất thay đổi cũng cần có thời gian để tác động đến giá cả của hàng
hóa. Tất cả những điều đó tạo nên độ trễ của CSTT khi tác động lên các yếu tố kinh tế
136
vĩ mô (Grenville, 1996; Gruen và cộng sự, 1999). Độ trễ này là khác nhau ở các quốc
gia và có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định đối với CSTT ở mỗi quốc gia.
Việc xác định chính xác độ trễ của CSTT trong tác động lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
quan trọng như tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp là yêu cầu bắt buộc, giúp
cho việc ra quyết định chính sách cũng như việc hoạch định các chỉ tiêu kinh tế-xã hội
trở nên có cơ sở và đáng tin cậy hơn. Việc bỏ qua tác động có độ trễ của CSTT lên các
yếu tố kinh tế vĩ mô dẫn đến những quyết định mang tính nóng vội nhằm đạt được các
mục tiêu trong thời gian rất ngắn song khả năng thất bại tương đối cao. Tuy nhiên,
những quyết định đó có thể lại đem lại những kết quả sau thời gian 1-2 năm, nhưng
một lần nữa đó lại không phải là kỳ vọng của người làm chính sách.
Độ trễ của CSTT đòi hỏi người làm chính sách phải có khả năng dự báo tốt, và thực
hiện chính sách khi những hiện tượng kinh tế chưa trở thành thực tế, tức NHTW phải
“cất bình rượu punch đi ngay khi bữa tiệc bắt đầu sôi động” (Greenspan, 2008). Nếu
không làm được điều này, CSTT có khả năng không giải quyết được những mục tiêu
đặt ra mà thậm chí có thể làm cho tình hình trở nên xấu hơn (Greenspan, 2008). Điều
khó khăn là độ trễ của CSTT không giống nhau ở các quốc gia và không giống đối với
từng yếu tố kinh tế vĩ mô. Vì vậy, việc thống nhất một con số về độ trễ của CSTT là
một vấn đề còn bỏ ngỏ (Cagan và Gandolfi, 1969).
Xác định độ trễ cụ thể của CSTT khi tác động lên các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với
trường hợp của riêng Việt Nam cần thực hiện thêm các nghiên cứu khác. Tuy vậy, kết
quả của nghiên cứu này cũng có thể giúp xác định một cách tương đối độ trễ của CSTT
lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp đối với các quốc gia chuyển đổi, cũng
như Việt Nam.
5.2.2.2 Độ trễ của cung tiền trong tác động đến tăng trưởng kinh tế
Kết quả ước lượng của nghiên cứu này cho thấy cung tiền tác động lên tăng trưởng
kinh tế mạnh nhất trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày ra quyết định chính sách.
137
Đến năm thứ ba, tác động của cung tiền lên tăng trưởng kinh tế đã yếu đi rõ rệt. Tuy
nhiên, tác động mạnh hơn nằm trong 12 tháng đầu tiên khi chính sách được ban hành.
Dù không hoàn toàn là thước đo không có mặt trái, tuy nhiên khi so sánh về tốc độ tăng
trưởng giữa các quốc gia, GDP cho đến nay vẫn là tiêu chuẩn chưa thể thay thế. Vì
vậy, nhiều thống đốc của NHTW xem mức độ đóng góp trong hỗ trợ cho tăng trưởng
kinh tế là thước đo cho sự thành công trong nhiệm kỳ của mình. Điều đó có thể dẫn
đến tâm lý nóng vội, mong muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong thời gian
ngắn. Tuy nhiên, những mục tiêu này thường không đạt được và có thể để lại những
hậu quả không mong muốn cho những năm sau.
Kết quả nghiên cứu này khá phù hợp với những nghiên cứu thực nghiệm trước đây,
rằng CSTT cần thời gian khoảng một năm để tác động lên tăng trưởng kinh tế (Gruen
và cộng sự, 1999; Amarasekara, 2008). Với độ trễ này, việc điều hành CSTT để hỗ trợ
tăng trưởng cần sự tính toán trong khoảng thời gian dài hơn, đồng thời trong thời gian
đó NHNN cần thực hiện CSTT một cách nhất quán nhằm góp phần đạt được mục tiêu
tăng trưởng ổn định. Những thay đổi quá lớn trong cung tiền hay sự điều chỉnh mạnh
trong các công cụ khác của CSTT (lãi suất, tỷ giá) có thể gây ra sự bất ổn mà Việt
Nam đã phải đối mặt trong thời gian qua.
5.2.2.3 Độ trễ của cung tiền trong tác động đến lạm phát
Tác động của CSTT lên lạm phát cũng tồn tại độ trễ như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra,
nghiên cứu này cũng cho thấy độ trễ của CSTT lên lạm phát ở các quốc gia chuyển đổi.
Tuy vậy, độ trễ của CSTT lên lạm phát không giống với độ trễ của CSTT lên tăng
trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ở các quốc gia chuyển đổi, tác động của
cung tiền lên lạm phát mạnh nhất vào năm thứ hai (không phải ở năm đầu tiên như tăng
trưởng kinh tế) cho thấy tác động của cung tiền lên lạm phát có độ trễ lớn hơn so với
khi CSTT tác động lên tăng trưởng kinh tế.
138
Vì vậy, khi thực hiện CSTT để kiểm soát lạm phát, sự kiên nhẫn và nhất quán của nhà
điều hành là điều kiện cần thiết để có thể thành công. Sự thành công trong kiểm soát
lạm phát không thể đến trong vòng 3 hay 6 tháng hoặc thậm chí một năm mà cần thời
gian dài hơn.
Thực tế này cùng với kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy độ trễ của tác động từ
CSTT lên lạm phát là yếu tố cần đặc biệt lưu ý khi điều hành CSTT. Việc nắm bắt
được cơ chế tác động có độ trễ của CSTT sẽ giúp các NHTW kiên nhẫn và nhất quán
hơn trong việc hoạch định chính sách của mình, tránh những chính sách nóng vội có
thể dẫn đến sự biến động mạnh của lạm phát trong thời gian ngắn, làm ảnh hưởng tiêu
cực đến sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân.
Nếu xét thực tế Việt Nam thì tình hình kiểm soát lạm phát ở Việt Nam thời gian qua
phù hợp với kết quả của nghiên cứu này. Năm 2008, lạm phát tăng cao xuất phát từ sự
gia tăng mạnh cung tiền trong năm 2007. Mặc dù đầu năm 2008, NHNN đã thực hiện
mạnh các biện pháp kiểm soát cung tiền bằng một loạt các chính sách như phát hành
20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, nâng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, tăng các mức lãi suất
điều hành, nhưng những biện pháp đó đã không thể có ngay tác dụng. Năm 2008, lạm
phát đạt mức 23,1% song đã giảm rất sâu, về mức 7,1% trong năm 2009 mặc dù năm
này NHNN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng dưới áp lực suy giảm kinh tế trước
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu.
5.2.2.4 Độ trễ của cung tiền trong tác động đến thất nghiệp
Tương tự độ trễ trong tác động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế, độ trễ của CSTT khi
tác động lên thất nghiệp là khá tương đồng theo nghiên cứu này. Về mặt lý thuyết, tăng
trưởng kinh tế là điều kiện để giúp gia tăng việc làm và giảm thất nghiệp. Kết quả
nghiên cứu của luận án cũng cho kết quả tương tự. Cung tiền ảnh hưởng đến thất
nghiệp chỉ mạnh ở năm đầu tiên của quyết định chính sách. Các quốc gia chuyển đổi,
139
bao gồm cả Việt Nam khi thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thất
nghiệp cần lưu ý đến độ trễ này.
5.2.3 Điều hành CSTT thận trọng trong điều kiện độ mở nền kinh tế ngày càng
cao
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy tầm quan trọng của độ mở đối với điều hành
CSTT ở các quốc gia chuyển đổi, đặc biệt là đối với Việt Nam, một trong những quốc
gia có độ mở kinh tế lớn nhất trong mẫu quan sát.
Các quốc gia chuyển đổi cũng như Việt Nam, đều có độ mở kinh tế khá cao, cho thấy
nền kinh tế các quốc gia chuyển đổi hội nhập khá sâu với nền kinh tế khu vực và thế
giới. Tuy độ mở nền kinh tế một mặt có thể thúc đẩy kinh tế phát triển (Harrison, 1996;
Edwards, 1998; Andersen và Babula, 2008; Rizavi và cộng sự, 2010; Yeboah và cộng
sự, 2012), song cũng đem lại những thách thức đối với việc điều hành CSTT ở các
nước này.
Nghiên cứu này cho thấy độ mở nền kinh tế có vai trò quan trọng đối với việc điều
hành CSTT của NHTW ở các quốc gia chuyển đổi, xét theo cả ba tiêu chí đo lường độ
mở. Với tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp, các NHTW khi hoạch định chính sách cần
biết rằng, một phần tác động của cung tiền lên hai yếu tố kinh tế vĩ mô này sẽ chịu lực
cản từ các yếu tố bên ngoài, chủ yếu là hàng hóa nhập khẩu làm suy giảm xuất khẩu
ròng, gây cản trở đối với tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Vì vậy, tùy theo độ
mở của quốc gia ở mỗi thời điểm nhất định, tỷ lệ cung tiền cần có sự thay đổi phù hợp
nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ; đồng thời góp phần
thúc đẩy việc làm và giảm thất nghiệp.
Ngược lại đối với tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp, một tỷ lệ mở rộng cung tiền nhất
định sẽ nhận được sự cộng hưởng từ giá cả của hàng hóa nước ngoài khi các quốc gia
mở cửa thị trường theo các cam kết quốc tế. Vì vậy, khi thực hiện CSTT, NHTW các
nước không chỉ cần lưu ý đến độ trễ của chính sách mà cần quan tâm đến tác động
140
cộng hưởng của độ mở. Việc thắt chặt cung tiền trong điều kiện độ mở cao và giá cả
các mặt hàng trên thế giới suy giảm, lạm phát quá thấp có thể xuất hiện, thậm chí giảm
phát có thể trở thành nguy cơ mà nền kinh tế phải đối mặt.
Như vậy, trong điều kiện của một nền kinh tế hội nhập sâu rộng với khu vực và thế
giới, đặc biệt trong môi trường quốc tế ngày càng bất ổn như hiện nay thì CSTT rất khó
giữ được tính độc lập của mình. Việc hoạch định CSTT không chỉ cần quan tâm đến
những vấn đề mang tính nội tại của quốc gia mà cần xem xét đến tác động của những
yếu tố bên ngoài, đặc biệt là sự di chuyển của hàng hóa trong một thế giới ngày càng
phẳng hơn45. Trong nhiều trường hợp, các yếu tố bên ngoài có thể giữ vai trò quan
trọng, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, phụ thuộc vào độ mở của mỗi
quốc gia.
Đặc biệt, ảnh hưởng ngược chiều của độ mở đến tác động của CSTT lên tăng trưởng
kinh tế và thất nghiệp với lạm phát đặt ra thách thức cho NHNN cũng như NHTW ở
các quốc gia chuyển đổi. Việc lựa chọn mức cung tiền bao nhiêu để đạt được tốc độ
tăng trưởng phù hợp, trong khi vẫn kiểm soát tốt lạm phát nhưng không để tỷ lệ thất
nghiệp tăng cao là bài toán không dễ dàng.
5.2.4 Lưu ý các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định và hiệu quả của CSTT
Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của CSTT trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy việc làm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không
phải lúc nào CSTT cũng đạt được hiệu quả mong muốn bởi còn chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác.
Theo Girton và Henderson (1977), CSTT của một quốc gia có thể bị ảnh hưởng bởi
CSTT được thực hiện bởi các quốc gia khác, mức dự trữ ngoại hối hiện tại, mức độ các
tài sản tài chính được phát hành trong nước được xem như là một sự thay thế cho các
45
Bên cạnh đó là sự di chuyển của dòng vốn và lao động.
141
tài sản tài chính được phát hành ở nước ngoài, các cam kết về tỷ giá hối đoái và quy
mô tương đối của nền kinh tế. Trong khi đó, Hodgman và Resek (1983) cho rằng
CSTT bị ảnh hưởng bởi sự phát triển và cấu trúc của nền kinh tế, đặc biệt là ngành
công nghiệp, mong muốn duy trì ổn định một mức giá cả của hàng hóa nội địa và mức
lãi suất có thể đem lại cho các doanh nghiệp trong nước khả năng cạnh tranh với các
đối tác nước ngoài và áp lực quản lý cán cân thanh toán quốc tế cũng như tỷ giá hối
đoái. Trong một nghiên cứu khác, Woolley (1983) chỉ ra CSTT còn bị chi phối bởi các
yếu tố chính trị, hay các nền tảng vĩ mô, tính dễ tổn thương của nền kinh tế, dòng vốn
quốc tế, cải cách tài chính cũng có thể ảnh hưởng đến việc hoạch định và thực thi chính
sách tiền tệ ở các quốc gia, theo Coulibaly (2012). Với CSTT ở Việt Nam cũng như
các quốc gia chuyển đổi, không thể không xem xét đến các yếu tố này khi hoạch định
và điều hành CSTT quốc gia.
Các nền tảng vĩ mô yếu dẫn đến khả năng tổn thương của các nền kinh tế chuyển đổi là
khá cao. Vì vậy, các quyết định của CSTT có thể không có tác dụng như mong muốn
bởi khả năng chịu đựng của nền kinh tế không tốt. Đối với một nền kinh tế có nền tảng
vĩ mô tốt, khả năng chịu đựng cao trước những cú shock, nó sẽ tự phục hồi hoặc phục
hồi nhanh hơn mà CSTT không cần phải thực hiện quá nhiều sự hỗ trợ mà bằng chứng
rõ nhất là kinh tế Mỹ sau sự kiện ngày 11/9/2001 cũng như các cuộc suy giảm trước đó
(Greenspan, 2008). Vì vậy, trong quá trình hoạch định và thực hiện CSTT của mình,
các NHTW cần xem xét đến những yếu tố khác, ngoài cung tiền và độ mở, có thể ảnh
hưởng đến hiệu quả của CSTT trong từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến: (i) tăng trưởng kinh tế như giáo
dục, tuổi thọ của dân số, chi tiêu chính phủ, lạm phát, tự do chính trị, dân chủ, đầu tư,
thể chế (Barro, 1996; Dawson, 1998; Barro, 2003); doanh nghiệp tư nhân và bán tư
nhân, giáo dục đại học, tỷ lệ sinh, lạm phát cao, sự hiện diện của doanh nghiệp nhà
nước (Chen và Feng, 2000); (ii) lạm phát như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh
142
tế, chi tiêu chính phủ hay sự gia tăng của tiền lương (Kim, 2001; Khan và Gill, 2010;
Pahlavani và Rahimi, 2009; Sahadudheen, 2012); mức lãi suất chính sách; tỷ giá hối
đoái (Goujon, 2006; Nguyen và Fujita, 2007); tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa, tăng trưởng
tín dụng và GDP (Bhattacharya, 2014); (iii) thất nghiệp như lạm phát, đầu tư, tăng
trưởng kinh tế, khủng hoảng kinh tế, hội nhập kinh tế (Bassanini và Duval, 2006; Eita
và Ashipala, 2010; Dutt và cộng sự, 2009; Bakare, 2011; Felbermayr và cộng sự,
2011); môi trường thể chế, lao động có kỹ năng ít, thị trường lao động cứng nhắc và
các ngành công nghiệp kém phát triển (Manning, 2010);
Do đó, dù lạm phát là mục tiêu duy nhất được luật định của CSTT song tăng trưởng
kinh tế cao và bền vững luôn là mong muốn hướng đến trong việc hoạch định, điều
hành chính sách vĩ mô nói chung, trong đó có CSTT nói riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên,
tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc vào cung tiền. Vì vậy, điều hành CSTT là một
hoạt động phức tạp, được thực hiện dựa trên sự phân tích tổng hợp của nhiều yếu tố về
tình trạng của nền kinh tế chứ không chỉ dựa trên một số chỉ tiêu nhất định (Greenspan,
2008) mà yêu cầu về sự phối hợp trong điều hành CSTT với chính sách tài khóa như
nhiều nghiên cứu khác chỉ ra, cũng là một trong những yêu cầu cần thiết.
Trong khi đó, thúc đẩy việc làm và giảm thất nghiệp là một mục tiêu kinh tế vĩ mô
quan trọng, song không chỉ phụ thuộc vào cung tiền từ NHTW. Để bảo đảm tỷ lệ thất
nghiệp thấp, một yêu cầu mang tính tổng thể được đặt ra, bao gồm duy trì một tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế ổn định, kiểm soát lạm phát phù hợp, nâng cao trình độ lao động,
thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng như các chính sách nhằm bảo
vệ tốt hơn đối với các lao động trong khu vực phi chính thức. Những mục tiêu này rõ
ràng nằm ngoài khả năng của riêng các NHTW.
Tóm tắt chương 5
Chương 5 đã trình bày kết luận về những kết quả ước lượng của luận án, đồng thời đưa
ra một số gợi ý chính sách đối với các quốc gia chuyển đổi, tuy rằng, dù ở bất cứ quốc
143
gia nào, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm đến vận hành chính sách là một khoảng
cách tương đối xa. Các gợi ý chính sách tập trung vào các kết quả nghiên cứu của luận
án mà các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là CSTT có thể cần lưu ý trong quá trình
hoạch định và thực hiện chính sách của mình.
144
Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo
Kết luận chung
Dựa trên mô hình do Karras (1999a, 1999b, 2001) xây dựng, luận án đã tiến hành đo
lường thành công ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT ở các quốc
gia chuyển đổi, trong giai đoạn 1999 – 2013.
Luận án đã chỉ ra rằng ở các quốc gia chuyển đổi, độ mở nền kinh tế càng lớn thì tác
động của CSTT lên tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp càng giảm đi, trong khi đó tác
động của CSTT lên lạm phát thì càng mạnh hơn.
Đo lường ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên tăng trưởng
kinh tế và lạm phát là việc thực nghiệm lại đối với một đối tượng nghiên cứu khác, đó
là các quốc gia chuyển đổi. Tuy nhiên, đo lường ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến
tác động của CSTT lên thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi là một nghiên cứu thực
nghiệm hoàn toàn mới, chưa từng được thực hiện trước đây. Vì vậy, kết quả của luận
án này là một đóng góp thực sự về mặt học thuật đối với hướng nghiên cứu về ảnh
hưởng của độ mở đến tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô. Điều này mang
lại những hàm ý mới, rất quan trọng đối với việc hoạch định và thực thi CSTT ở các
quốc gia chuyển đổi, cũng như ở Việt Nam.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu đạt được, kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu kinh
tế vĩ mô đối với trường hợp của Việt Nam, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách đối
với việc hoạch định và vận hành CSTT ở Việt Nam. Các hàm ý chính sách tập trung
vào việc khuyến nghị NHNN cần xem xét đến tác động có độ trễ của CSTT, ảnh hưởng
của độ mở đến hiệu lực của CSTT.
Dù biết rằng từ kết quả nghiên cứu đến thực thi chính sách là một chặng đường rất xa,
song luận án vẫn mong muốn đem lại những hàm ý chính sách thiết thực, nhằm nâng
cao tính hiệu quả của CSTT ở Việt Nam, vốn còn khá nhiều tồn tại trong thời gian qua.
145
Hướng nghiên cứu tiếp theo
Luận án đã tiến hành đo lường ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của
CSTT lên tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp ở các quốc gia chuyển đổi. Tuy
nhiên, như luận án đã chỉ ra, mục tiêu của CSTT của các NHTW trên thế giới là khá đa
dạng, ngoài ba mục tiêu này còn có mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định thị trường
tài chính, cân bằng cán cân thanh toán và nhiều mục tiêu khác. Vì vậy, các nghiên cứu
tiếp theo có thể đo lường ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của CSTT lên
các mục tiêu này của CSTT.
Bên cạnh đó, luận án này sử dụng độ mở thương mại để đại diện cho độ mở nền kinh
tế. Tuy nhiên, luận án cũng cho thấy rằng đây không phải là các chỉ tiêu đo lường duy
nhất đối với độ mở của một nền kinh tế. Các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng độ
mở tài chính như là một thước đo của độ mở nền kinh tế để tiến hành đo lường ảnh
hưởng của độ mở tài chính đến tác động của CSTT lên các yếu tố kinh tế vĩ mô.