Luận án Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa: Nghiên cứu ở Việt Nam

Mô hình nghiên cứu của luận án dựa trên nền tảng lý thuyết và chỉ số đo lường văn hóa quốc gia của Hofstede (2010), kết hợp với quá trình tâm lý của cá nhân khi xác định sức hấp dẫn của TNDL. Mục tiêu của luận án là khám phá ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến. Để đạt được mục tiêu trên, luận án đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu đó là: Tổng hợp, điều chỉnh các nhân tố và phương pháp đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa qua tiêu chí và đánh giá của KDL làm cơ sở cho việc kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Kiểm định ảnh hưởng từ khoảng cách của 6 yếu tố văn hóa quốc gia theo lý thuyết Hofstede tới việc đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí và đánh giá về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến. Kiểm định sự kiểm soát của các yếu tố cá nhân người tiêu dùng du lịch bao gồm độ tuổi, trình độ, thu nhập, kinh nghiệm quá khứ ở điểm đến và động cơ du lịch của khách tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.  Những kết quả đóng góp của luận án Bằng việc sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính (phương pháp phỏng vấn chuyên gia) và nghiên cứu định lượng (phương pháp điều tra bằng bảng hỏi), luận án đã cho thấy một số điểm mới và ý nghĩa về lý luận và thực tiễn như sau: + Kết quả đóng góp về mặt lý luận (1) Luận án đã lựa chọn được cách xác định tiêu chí và thuộc tính đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến qua đánh giá của KDL quốc tế phù hợp với mục đích nghiên cứu và bối cảnh nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy khám phá thú vị về sự năng động, thay đổi phù hợp với bối cảnh, đặc trưng của điểm đến khi KDL quốc tế đánh giá sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở những điểm đến khác nhau. Kết quả về sự bổ sung, điều chỉnh tiêu chí và thuộc tính khi KDL đánh giá về sức hấp dẫn của của TNDL văn hóa chính là một đóng góp mới có ý nghĩa về mặt lý luận của luận án. (2) Luận án đã phát triển được các nhân tố đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa qua đánh giá của KDL quốc tế. Việc phân định rõ các nhóm nhân tố sức hấp dẫn mang tính trừu tượng, sức hấp dẫn mang tính cụ thể của TNDL văn hóa và sức hấp dẫn mang tính cảnh quan, bầu không khí xung quanh TNDL văn hóa sẽ tạo ra sự hiểu biết đầy đủ hơn về đặc điểm sở thích, nhu cầu của KDL quốc tế. Kêt quả này là phù hợp và cần thiết để giải thích sâu sắc hành vi tiêu dùng của KDL văn hóa đang có rất nhiều thay đổi so với trước kia. Đặc biệt, trong luận án này, khám phá mới về các nhân tố có liên quan đến các nhóm thuộc tính hấp dẫn: Cụ thể – Trừu tượng – Cảnh quan của139 TNDL văn hóa là cơ sở cần thiết để tác giả thực hiện kiểm định mối quan hệ của khoảng cách văn hóa quốc gia đến việc xác định tiêu chí và đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến. (3) Luận án đã xác định được chi tiết ảnh hưởng của mỗi yếu tố khoảng cách văn hóa quốc gia theo mô hình của Hofstede (2010) tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến. Những kết quả phân tích cho thấy chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố khoảng cách văn hóa (Chủ nghĩa cá nhân - CDIDV, Tránh sự rủi ro - CDUAI, Thể hiện đam mê cá nhân - CDIND, Nam tính - CDMAS, Định hướng dài hạn - CDLTO, Khoảng cách quyền lực - CDPDI) tới đánh giá của KDL về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa là rất khác nhau và điều này có những điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước đây. Đóng góp này có thể là cơ sở để các nhà nghiên cứu thị trường hiểu rõ hơn về đặc điểm sở thích, hành vi của KDL quốc tế và từ đó ứng dụng trong phân tích thị trường, xây dựng chính sách, chiến lược phù hợp để tiếp thị điểm đến, giới thiệu sản phẩm DLVH hóa ở mỗi thị trường khác nhau

pdf195 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa: Nghiên cứu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
101. Pennington-Gray, L., Schroeder, A. and Kaplanidou, K. (2011), ‘Examining the influence of past travel experience, general Web searching behaviors, and risk perceptions on future travel intentions’, Information technology and Tourism, số 1, tr. 64–89. 102. Peters, M. and Weiermair, K. (2000), ‘Tourist attractions and attracted tourists: how to satisfy today’s “fickle” tourist clientele?’, The Journal of Tourism Studies, số 11, tr. 22–29. 103. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 104. Philip Kotler (2000), Quản trị Marketing, NXB Thống kê. 105. Pizam, A. and Jansen-verbeke, M. (1997), ‘Journal of International Hospitality, Leisure & Tourism Management Are All Tourists Alike , Regardless of Nationality ?’, Journal of International Hospitality, Leisure & Tourism Management, số 1(2012), tr. 19–38. 106. Pizam, A. and Sussmann, S. (1995), ‘Does nationality affect tourist behavior?’, Annals of Tourism Research, số 22, tập 4, tr. 901–917. 107. Poria, Y., Reichel, A. and Biran, A. (2006), ‘Heritage site management: Motivations and expectations’, Annals of Tourism Research, số 33, tr. 162–178. 108. Prebensen, N. K., Larsen, S. and Abelsen, B. (2003), ‘I’m not a typical tourist: German tourists’ self perception, activities and motivations’, Journal of Travel Research, số 41, tr. 416–420. 109. Qian, J. , Law, R. and Wei, J. (2017), ‘Effect of cultural distance on tourism: A study of pleasure visitors in Hong Kong’, Journal of Quality Assurance in Hospitality & Tourism, DOI: 10,1080/1528008X.2017.1410079 110. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2017), Luật Du lịch Việt Nam, Luật số 09/2017/QH14. 111. Rao, A., & Schmidt, S. M. (1998), ‘A Behavioral Perspective On Negotiating International Alliance’, Journal of International Business Studies, Số 29, tr. 665–689. 112. Reisinger, Y. (2009), International Tourism Cultural and behavior, Elsevier, UK 113. Reisinger, Y. and Mavondo, F. (2005), ‘Travel Anxiety and Intentions to Travel Internationally: Implications of Travel Risk Perception’, Journal of Travel Research, số 43, tr. 212–225. 114. Reisinger, Y. and Turner, L. W. (2002), ‘Cultural Differences between Asian Tourist Markets and Australian Hosts: Part 2’, Journal of Travel Research, số 40, tr. 385–395. 115. Richards, G. (1996), ‘Cultural tourism in Europe’, Journal of Travel Research, số 35, tr. 91–107. 116. Richards, G. (2002), ‘Exploring Cultural Behavior’, Annals of Tourism Research, số 29, tr. 1048–106 117. Richards, G. (2007), ‘ATLAS Cultural Tourism Project 2007’, ATLAS, EU. 118. Richards, G. (2010), ‘Increasing the Attractiveness of Places Through Cultural Resources’, Tourism Culture & Communication, số 10, tr. 47 - 58. 119. Richards, G. (2010), Cultural Tourism research methods. CABI, UK. 120. Rinuastuti, H. (2014), ‘Measuring Hofstede’s Five Cultural Dimensions at Individual Level and Its Application to Researchers in Tourists’ Behaviors’, International Business Research, số 7, tr. 143–153. 121. Risitano, M., Tutore, I., Sorrentino, A. and Quintano, M (2012), ‘Evaluating The Role Of National Culture On Tourist Perceptions: An Empirical Survey’, IACCM, tr. 1–14. 122. Ritchie, J. R. B and Zins, M. (1978), ‘An Empirical Evaluation of the role of Culture and its components as determinants of the attractiveness of a tourism region’, Annals of Tourism Research, số 5, tr. 252 –267. 123. Ronen, S. and Shenkar, O. (1985), ‘Clustering countries on attitudinal dimensions: A review and synthesis’, Academy of Management Review, số 10, tr. 435–454. 124. Schwartz, S. H. (2006), ‘A theory of cultural value orientations: Explication and applications’, Comparative Sociology, số 2, tr. 137–182. 125. Shenkar, O. (2012), ‘Cultural distance revisited: Towards a more rigorous conceptualization and measurement of cultural differences’, Journal of International Business Studies, Nature Publishing Group, số 43, tr. 1–11. 126. Snepenger, D., King, J., Marshall, E. and Uysal, M. (2006), ‘Modeling Iso- Ahola's Motivation Theory in the Tourism Context’, Journal of Travel Research, số 45, tr. 140 – 149. 127. Sousa, C. M. and Bradley, F. (2006), ‘Cultural Distance and Psychic Distance: Two Peas in a Pod?’, Journal of International Marketing, số 14, tr. 49–70. 128. Souza, A. G. De and Brito, M. P. De (2014), ‘Cultural dimensions and image: an essay on the impacts of masculinity and individualism on the interpretation of the sustainability of tourism destinations’, Revista Brasileira de Pesquisa em Turismo, số 8, tr. 238–260. 129. Steenkamp, J.-B. E. M. (2001), ‘The role of national culture in international marketing research’, International Marketing Review, số 18, tr. 30-44. 130. Tang, L. (2012), ‘The direction of cultural distance on FDI: attractiveness or incongruity?’, Cross Cultural Management: An International Journal, số 19, tr. 233–256. 131. Tomigová, K., Mendes, J. and Pereira, L. N. (2016), ‘The Attractiveness of Portugal as a Tourist Destination: The Perspective of Czech Tour Operators’, Journal of Travel and Tourism Marketing, số 33, tr. 197–210. 132. Tổng cục Du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 133. Trần Đức Thanh, Trần Thị Mai Hoa (2017), Giáo trình Địa lý Du lịch, NXB Đai học Quốc gia, Hà Nội. 134. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Trẻ, TP. HCM. 135. Trần Quốc Vượng, Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thúy Anh (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 136. Trần Thúy Anh, Triệu Thế Việt, Nguyễn Thu Thủy, Phạm Thị Bích Thủy, Phan Quang Anh (2011), Du lịch văn hóa – Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 137. Tsang, N. K. F. and Ap, J. (2007),‘Tourists’ Perceptions of Relational Quality Service Attributes: A Cross-Cultural Study’, Journal of Travel Research, số 45, tr. 355 - 363. 138. Turner, L. W (2002), ‘How Cultural Differences Cause Dimensions of Tourism Satisfaction’, Journal of Travel & Tourism Marketing, số 11, tr. 79–101. 139. UNESCO (2009), Investing in Cultural Diversity and Intercultural dialogue, UNESCO World Report. 140. UNESCO (2012), Hướng dẫn thực hiện công ước di sản thế giới, Trung tâm di sản thế giới UNESCO. 141. Vengesayi, S., Mavondo, F. T. and Reisinger, Y. (2009), ‘Tourism Destination Attractiveness: Attractions, Facilities, and People as Predictors’, Tourism Analysis, số 14, tr. 621–636. 142. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, NXB Lao động. 143. Vinh, N. Q. (2013), ‘Destination Culture and Its Influence on Tourist Motivation and Tourist Satisfaction of Homestay Visit’, Journal of The Faculty of Economics and Administration Sciences, số 3, tr. 199–222. 144. Viren Swami, M. J. T. (2005) ‘Female physical attractiveness in Britain and Malaysia:\nA cross-cultural study’, Body Image, số 2, tr. 115–128. 145. Wei, Z. and Zhu, Z. (2014), ‘Shanghai Culture Relic Protection Site Tourist Attraction Model’, Advanced Materials Research, số 926-930, tr. 3958-3961. 146. Williamson, D. (2002), ‘Forward from a Critique of Hofstede’s Model of National Culture’, Human Relations, số 55, tr. 1373–1395. 147. Wong, S. and Lau, E. (2001), ‘Understanding the Behavior of Hong Kong Chinese Tourists on Group Tour Packages’, Journal of Travel Research, số 40, tr. 57–67. 148. Wu, T. C. (Emily), Xie, P. F. and Tsai, M. C. (2015), ‘Perceptions of attractiveness for salt heritage tourism: A tourist perspective’, Tourism Management, số 51, tr. 201–209. 149. Yang, Y., & Wong, K. K. F. (2012), ‘The influence of cultural distance on China inbound tourism flows: A panel data gravity model approach.’, Asian Geographer, số 29, tr. 21-37. 150. Yavas, U. (1987), ‘Correlates of vacation travel: Some empirical evidence’, Journal of Professional Services Marketing, số 5, tr. 3–18. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Dàn bài phỏng vấn sâu Phần 1: Giới thiệu Xin chào Anh/Chị Tôi là nghiên cứu sinh ngành Quản lý Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế du lịch của Đại học Kinh tế Quốc dân. Tôi đang thực hiện đề tài luận án nghiên cứu: “Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia đến đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa: nghiên cứu ở Việt Nam”. Tôi xin trân trọng cảm ơn Anh/Chị dành đã dành thời gian của mình để giúp tôi có thể hoàn thiện, bổ sung nghiên cứu của mình. Mọi ý kiến của anh/chị đều có ý nghĩa đối với nghiên cứu của tôi và tôi xin cảm kết rằng những thông tin mà anh/chị cung cấp chỉ được sử dụng để phục vụ cho mục đích khoa học. Phần 2: Khái niệm Trước hết, xin giới thiệu với anh (chị) hai khái niệm được đề cập trong nghiên cứu: Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa được hiểu là các thuộc tính của tài nguyên văn hóa ở điểm đến phù hợp với những tiêu chí, sở thích của khách du lịch, có khả năng tạo ra ấn tượng, cảm nhận tích cực cho khách du lịch. Những ấn tượng, cảm nhận tích cực này thu hút sự chú ý của khách đối với tài nguyên và tác động đến mong muốn tới du lịch hoặc tìm hiểu về các giá trị của tài nguyên văn hóa ở điểm đến của khách du lịch. Biểu hiện của sức hấp dẫn chính là những đánh giá của khách du lịch về mức độ hấp dẫn của các thuộc tính của điểm đến, của tài nguyên trong mối quan hệ ảnh hưởng của những yếu tố văn hóa, xã hội và tâm lý cá nhân khách du lịch. Khoảng cách văn hóa quốc gia (National Cultural Distance) được hiểu là mức độ cách biệt dựa trên một thang đo lường các giác độ văn hóa điển hình giữa các quốc gia khác nhau (Sousa and Bradley, 2006; Shenkar, 2012). Trong du lịch quốc tế, khoảng cách văn hóa quốc gia được xác định là mức độ cách biệt giữa nền văn hóa của các quốc gia gửi khách với quốc gia nhận khách dựa trên một thang đo nhất định (Jackson, 2001; Reisinger, 2009; Ng và cộng sự, 2009). Phần 3: Nội dung phỏng vấn Câu hỏi chính Câu hỏi mở rộng Vấn đề 1: Các thuộc tính xác định sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến Câu hỏi 1: Xin anh/chị hãy cho biết để đánh giá sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến là một quốc gia, khách du lịch sẽ dựa trên những thuộc tính (tính chất) nào của tài nguyên?  Nếu dựa vào phân loại loại hình tài nguyên (ví dụ như: di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, bảo ang, di tích, ) thì khách du lịch thường căn cứ vào những loại hình nào?  Nếu dựa vào tính chất của tài nguyên (ví dụ như: tài nguyên đa dạng, độc đáo, phong phú, nổi tiếng) thì khách du lịch sẽ thường sử dụng những tính chất, thuộc tính nào để đánh giá sức hấp dẫn tài nguyên du lịch văn hóa ở một điểm đến. Câu hỏi 2. Dưới đây là một số thuộc tính dựa trên tính chất chung của tài nguyên du lịch văn hóa ở một quốc gia để khách du lịch làm căn cứ xác định tiêu chí và đánh giá sức hấp dẫn, theo anh/chị những thuộc tính này đã đủ chưa? Có cần bổ sung thuộc tính nào không? Tại sao? Có cần bớt đi thuộc tính nào không? Tại sao?  Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở một điểm đến (quốc gia) sẽ được đánh giá thông qua: 1. Số lượng tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 2. Sự đa dạng các loại hình tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 3. Quy mô của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 4. Khả năng tiếp cận với tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 5. Sức chứa của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 6. Tình trạng bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 7. Cấp độ được công nhận của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 8. Tính nguyên vẹn của các tài nguyên văn hóa ở điểm đến 9. Tính nguyên gốc của tài nguyên văn hóa ở điểm đến 10. Sự nổi tiếng của tài nguyên văn hóa ở điểm đến 11. Tính độc đáo của tài nguyên văn hóa ở điểm đến 12. Vẻ đẹp của tài nguyên văn hóa ở điểm đến 13. Vẻ đẹp của cảnh quan xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 14. Tính sống động của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 15. Bầu không khí tâm lý xung quan tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 16. Phong tục tập quán, truyền thống của người dân bản địa xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến. 17. Thái độ đối với khách du lịch của người địa phương xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến Vấn đề 2: Các yếu tố ảnh hưởng tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến Câu hỏi 3: Theo anh/chị, đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa có khác nhau khi khách đến từ các quốc gia khác nhau hay không?  Theo anh/chị, những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên văn hóa ở điểm đến quốc tế? Câu hỏi 4: Dưới đây là một số yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến, theo anh/chị, có cần bổ sung hay lược bớt đi yếu tố nào không? Tại sao?  Đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến chịu ảnh hưởng bởi: 1. Độ tuổi của khách du lịch quốc tế 2. Trình độ văn hóa của khách du lịch quốc tế 3. Mức thu nhập của khách du lịch quốc tế 4. Động cơ, mục đích chuyến đi 5. Kinh nghiệm quá khứ ở điểm đến 6. Nguồn thông tin giới thiệu, quảng bá về tài nguyên văn hóa của điểm đến 7. Thời gian, chi phí của chuyến đi 8. Khoảng cách địa lý 9. Mức độ khác biệt văn hóa giữa hai quốc gia Vấn đề 3: Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa giữa hai quốc gia tới sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến Câu hỏi 5: Theo anh/chị mức độ khác biệt văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng đến việc khách du lịch quốc tế đánh giá về sức hấp dẫn của tài nguyên văn hóa ở điểm đến hay không? Ảnh hưởng như thế nào? Phụ lục 2. Questionaires Code Number: Hello! I am a PhD candidate majoring in Tourism Economics at National Economics University in Vietnam. I am currently conducting a study to measure “Impacts of Cultural distance on tourists’ evaluation of attractiveness of cultural attractions: Case Study in Vietnam”. The results and your participation in this survey would provide me reliable data source, and is critical to the success of this study. I highly appreciate your participation in this research, and all responses will be treated confidentially. 1. Have you ever been to Vietnam before? Yes □ No □ If Yes, how many times have you visited before (Write in number)?................................. 2. Are you visiting any cultural attraction in Vietnam in current trip? Yes □ No □ If Yes, are you visiting any of the following cultural attraction in Vietnam? (Please, May be tick to more than ONE option) 1 Museums or Art galleries □ 7 Theatres or Cinemas □ 2 Monuments □ 8 Theme parks or Entertainment centers □ 3 Religious or Historic sites □ 9 Contemporary events/festivals (music, sport, mega) □ 4 Cultural Heritage sites □ 10 Modern Creation (visual art, installation art) □ 5 Crafts centers/villages □ 11 Local culinary □ 6 Traditional Festivals □ 12 Others (details): . 3. To what extent do you agree or disagree with the following statements? (Please mark X on the one that is your best answer) 1 – Highly disagree 2 – disagree 3 – Neutral 4 – agree 5- highly agree Statements 1 2 3 4 5 1 I am visiting the cultural attractions to find out more about the culture of Vietnam 2 I am visiting the cultural attractions to learn new things about the culture of Vietnam 3 I am visiting the cultural attractions to experience the psychological atmosphere of the culture of Vietnam 4 I am visiting the cultural attractions primarily for sightseeing 5 I am visiting the cultural attractions to be entertained 6 Others (Details): ... 4. Please indicate the importance of each criterion as you determine the attractiveness of cultural attraction in destination: (Please mark X on the one that is your best answer) 1-Highly unimportant 2-unimportant 3-Neutral 4-important 5-highly important TT Statements 1 2 3 4 5 1 The variety of cultural attractions 2 The diversity of cultural attractions types 3 The large scale of tourist cultural attractions 4 The accessibility of tourist cultural attractions 5 The carrying capacity of cultural attractions 6 The preservation of cultural attractions of the destination 7 Destinations have many world cultural heritages 8 The integrity of cultural attractions 9 The authenticity of cultural attractions 10 The popularity of cultural attractions 11 The unique of cultural attractions 12 The beauty of cultural attractions 1-Highly unimportant 2-unimportant 3-Neutral 4-important 5-highly important TT Statements 1 2 3 4 5 13 The beauty of landscape surrounding cultural attractions 14 The liveliness of cultural attractions 15 The cultural attractions meet the visitors’ diversed needs 16 The psychological atmosphere surrounding cultural attractions 17 The interesting of the way of life of local people’s 18 The pleasant attitude of local people 19 Others (Details): 5. Please evaluate the attractiveness of each attribute of cultural attractions in Vietnam: (Please mark X on the one that is your best answer) 1-Highly non-attractive 2-non- attractive 3-Neutral 4-attractive 5-highly attractive TT Statements 1 2 3 4 5 1 The variety of cultural attractions in Vietnam 2 The diversity of cultural attractions types in Vietnam 3 The large scale of tourist cultural attractions in Vietnam 4 The accessibility of tourist cultural attractions in Vietnam 5 The carrying capacity of cultural attractions in Vietnam 6 The preservation of cultural attractions of Vietnam 7 Vietnam have many world cultural heritages 8 The integrity of the cultural attractions of Vietnam 9 The authenticity of cultural attractions in Vietnam 10 The popularity of cultural attractions in Vietnam 11 The unique of cultural attractions in Vietnam 12 The beauty of cultural attractions in Vietnam 13 The beauty of landscape surrounding cultural attractions in Vietnam 14 The liveliness of cultural attractions in Vietnam 15 The cultural attractions of Vietnam meet the visitors’ diversed needs 16 The psychological atmosphere surrounding cultural attractions in Vietnam 17 The Interesting of the way of life of local people’s 18 The pleasant attitude of local people 19 Others (Details): 6. PROFILE 6.1. Please indicate your nationality: 6.2. Please indicate your gender: □ Male □ Female 6.3. Please indicate your age: 6.4. What is your highest level of educational qualification? □ Less than High school □ Bachelor degree □ High school □ Master or Doctoral degree □ Vocational education 6.5. Please indicate your annual household gross income: If EU: EU If USD: . USD If Other (Please specify the type of currency): THANK YOU VERY MUCH FOR YOUR COOPERATION! Phụ lục 3. Phiếu điều tra Mã TT: Kính chào Quý vị! Tôi là nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế Du lịch, thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia đến đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa: nghiên cứu ở Việt Nam”. Để có được nguồn dữ liệu tin cậy phục vụ cho đề tài, rất mong quý vị giúp đỡ tôi bằng cách tham gia trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra này. Tôi xin cam kết rằng, những câu trả lời của quý vị chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. 1. Trước đây, Quý vị đã từng đến du lịch ở Việt Nam chưa? Rồi □ Chưa □ Nếu đã đến rồi thì trước chuyến đi này quý vị đã đến Việt Nam bao nhiêu lần (xin ghi số lần)? .... 2. Quý vị có đến thăm các tài nguyên văn hóa ở Việt Nam trong chuyến đi này hay không? Có □ Không □ Nếu Có: xin hãy chọn những loại điểm mà quý vị đã đến hoặc có kế hoạch đến trong chuyến đi này (Có thể lựa chọn nhiều đáp án) 1 Bảo ang hoặc bộ sưu tập □ 7 Rạp hát hoặc trung tâm chiếu phim □ 2 Di tích/công trình □ 8 Công viên vui chơi/trung tâm giải trí □ 3 Địa điểm tôn giáo/lịch sử □ 9 Các sự kiện đương đại (âm nhạc, thể thao, mega) □ 4 Điểm di sản văn hóa □ 10 Sáng tạo hiện đại (sắp đặt, thị giác) □ 5 Làng nghề truyền thống □ 11 Ẩm thực địa phương □ 6 Lễ hội truyền thống □ 12 Khác (Xin nêu chi tiết): . 3. Quý vị hãy cho biết ý kiến của mình về các phát biểu sau? (xin đánh dấu X vào phương án trả lời đúng nhất) 1 – Hoàn toàn không đồng ý 2 – không đồng ý 3 – Trung bình 4 – đồng ý 5- Hoàn toàn đồng ý Statements 1 2 3 4 5 1 Tôi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của đất nước này 2 Tôi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam để học hỏi những điều mới về văn hóa của đất nước này 3 Tôi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam để trải nghiệm bầu không khí tâm lý của các địa phương ở đất nước này 4 Tôi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam chủ yếu là để tham quan, vãn cảnh 5 Tôi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam đơn thuần chỉ để giải trí 6 Khác (xin ghi rõ): .. 4. Xin quý vị hãy đánh giá mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí sau đây trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở một điểm đến: (xin đánh dấu X vào phương án trả lời mà quý vị cho là đúng nhất) 1 – Hoàn toàn không quan trọng 2 – Không quan trọng 3 – Bình thường 4 – Quan trọng 5- Rất quan trọng TT Statements 1 2 3 4 5 1 Điểm đến có nhiều tài nguyên văn hóa 2 Điểm đến có nhiều loại hình tài nguyên văn hóa 3 Quy mô của các tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến lớn 4 Khả năng tiếp cận với tài nguyên du lịch văn hóa thuận lợi 5 Sức chứa của tài nguyên văn hóa ở điểm đến lớn 6 Các tài nguyên văn hóa ở điểm đến được bảo tồn tốt 7 Điểm đến có nhiều tài nguyên văn hóa được công nhận ở cấp độ cao 8 Các tài nguyên văn hóa ở điểm đến có tính nguyên vẹn cao 9 Các tài nguyên văn hóa ở điểm có tính nguyên gốc cao 1 – Hoàn toàn không quan trọng 2 – Không quan trọng 3 – Bình thường 4 – Quan trọng 5- Rất quan trọng TT Statements 1 2 3 4 5 10 Các tài nguyên văn hóa ở điểm đến nổi tiếng 11 Các tài nguyên văn hóa ở điểm đến có tính độc đáo cao 12 Các tài nguyên văn hóa ở điểm đến đẹp 13 Cảnh quan xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa đẹp 14 Các giá trị văn hóa của tài nguyên được biểu hiện sinh động trong cuộc sống của cư dân bản địa (tính sống động) 15 Tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của khách du lịch quốc tế 16 Bầu không khí tâm lý xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa dễ chịu 17 Phong tục tập quán, truyền thống, lối sống của người dân địa phương thú vị 18 Thái độ của người dân địa phương xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa đối với khách du lịch dễ mến 19 Khác (chi tiết): .... 5. Xin quý vị hãy đánh giá sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam? (xin đánh dấu X vào phương án trả lời đúng nhất) 1-Hoàn toàn không hấp dẫn 2-không hấp dẫn 3-Bình thường 4-hấp dẫn 5-rất hấp dẫn TT Statements 1 2 3 4 5 1 Số lượng tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam 2 Số lượng loại hình tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam 3 Quy mô của các tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam 4 Khả năng tiếp cận với tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam 5 Sức chứa của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam 6 Công tác bảo tồn tài nguyên văn hóa ở Việt Nam 7 Số lượng các tài nguyên văn hóa thế giới ở Việt Nam 8 Tính nguyên vẹn của tài nguyên văn hóa ở Việt Nam 9 Tính nguyên gốc của tài nguyên văn hóa ở Việt Nam 10 Sự nổi tiếng của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam 1-Hoàn toàn không hấp dẫn 2-không hấp dẫn 3-Bình thường 4-hấp dẫn 5-rất hấp dẫn TT Statements 1 2 3 4 5 11 Tính độc đáo của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam 12 Vẻ đẹp của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam 13 Vẻ đẹp của cảnh quan xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam 14 Sự thể hiện sống động của các giá trị tài nguyên văn hóa trong cuộc sống của cộng đồng cư dân bản địa (tính sống động) 15 Sự phù hợp với nhu cầu du lịch đa dạng của khách du lịch của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam 16 Bầu không khí tâm lý xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam 17 Phong tục tập quán, truyền thống, lối sống của người dân các địa phương xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa ở VN 18 Thái độ của người dân địa phương xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa đối với khách du lịch 19 Khác (chi tiết): ....... 6. THÔNG TIN CÁ NHÂN 6.1. Quốc tịch của quý vị: 6.2. Giới tính: □ Nam □ Nữ 6.3. Tuổi của quý vị: 6.4. Trình độ học vấn của quý vị? □ Dưới trung học □ Đại học □ Trung học □ Sau đại học □ Giáo dục nghề nghiệp 6.5. Mức thu nhập trung bình/năm của quý vị: Nếu là Euro: EU Nếu là USD: USD Nếu là đồng tiền khác (xin ghi rõ đơn vị tiền tệ): . TRÂN TRỌNG CÁM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ VỊ! Phụ lục 4. Kết quả kiểm định thang đo TC Thang đo đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến α = 0,746 Ký hiệu Tên biến quan sát Trung bình nếu loại biến PS thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến TC1 Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có số lượng tài nguyên du lịch văn hóa nhiều 53,10 37,339 0,440 0,586 TC2 Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có sự đa dạng về loại hình tài nguyên du lịch văn hóa 52,65 38,285 0,516 0,829 TC3 Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có các tài nguyên du lịch văn hóa quy mô lớn 53,82 47,368 -0,363 0,311 TC4 Mức độ quan trọng của tiêu chí tiếp cận tới tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến thuận lợi 53,01 38,930 0,396 0,623 TC5 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có sức chứa du lịch lớn 52,99 42,325 0,075 0,169 TC6 Mức độ quan trọng của tiêu chí hoạt động bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có hiệu quả 53,64 50,123 -0,457 0,429 TC7 Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có nhiều tài nguyên du lịch văn hóa được công nhận ở cấp độ cao 53,25 44,331 -0,043 0,096 TC8 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có tính nguyên vẹn cao 51,67 38,925 0,516 0,805 TC9 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có tính nguyên gốc 51,82 37,601 0,621 0,657 TC10 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến nổi tiếng 53,27 40,270 0,553 0,659 TC11 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có tính độc đáo cao 52,35 36,374 0,610 0,776 TC12 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến đẹp 53,18 40,497 0,657 0,830 TC13 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên cảnh quan xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa đẹp 52,33 40,658 0,308 0,375 TC14 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có tính sống động cao 52,99 36,908 0,519 0,518 TC15 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến phù hợp với các nhu cầu của khách du lịch 53,11 39,138 0,487 0,380 TC16 Mức độ quan trọng của tiêu chí bầu không khí tâm lý xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến dễ chịu 52,23 40,434 0,383 0,443 TC17 Mức độ quan trọng của tiêu chí phong tục, lối sống của người địa phương xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa thú vị 53,08 35,962 0,514 0,715 TC18 Mức độ quan trọng của tiêu chí sự thân thiện, hiếu khách của người dân địa phương ở xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa 52,79 36,810 0,629 0,707 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích của tác giả TT Thang đo đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến α = 0,756 Ký hiệu Tên biến quan sát Trung bình nếu loại biến PS thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến TT1 Sức hấp dẫn từ thuộc tính số lượng tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 50,44 38,103 0,679 0,718 TT2 Sức hấp dẫn từ thuộc tính đa dạng các loại hình tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 50,13 35,189 0,657 0,710 TT3 Sức hấp dẫn từ thuộc tính quy mô của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 49,56 50,684 -0,415 0,811 TT4 Sức hấp dẫn từ thuộc tính thuận lợi trong tiếp cận với tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 50,22 37,467 0,591 0,721 TT5 Sức hấp dẫn từ thuộc tính sức chứa của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 49,35 48,836 -0,392 0,788 TT6 Sức hấp dẫn từ thuộc tính hiệu quả của hoạt động bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 49,92 45,605 -0,027 0,764 TT7 Sức hấp dẫn từ thuộc tính cấp độ công nhận của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 50,88 42,481 0,241 0,752 TT8 Sức hấp dẫn từ thuộc tính nguyên vẹn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 50,14 35,346 0,650 0,711 TT9 Sức hấp dẫn từ thuộc tính nguyên gốc của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 50,18 44,758 0,002 0,774 TT10 Sức hấp dẫn từ thuộc tính nổi tiếng của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 50,02 42,510 0,524 0,741 TT11 Sức hấp dẫn từ thuộc tính độc đáo của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 50,07 42,114 0,651 0,737 TT12 Sức hấp dẫn từ thuộc tính vẻ đẹp của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 50,07 41,796 0,383 0,743 TT13 Sức hấp dẫn từ thuộc tính vẻ đẹp cảnh quan xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa 51,52 40,613 0,448 0,737 ở điểm đến TT14 Sức hấp dẫn từ thuộc tính sống động của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 50,18 40,583 0,373 0,742 TT15 Sức hấp dẫn từ thuộc tính phù hợp với các nhu cầu của khách du lịch của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 50,93 38,471 0,538 0,727 TT16 Sức hấp dẫn từ thuộc tính bầu không khí tâm lý xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 50,06 39,235 0,412 0,738 TT17 Sức hấp dẫn từ thuộc tính phong tục, lối sống của người dân địa phương xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 50,53 40,687 0,449 0,737 TT18 Sức hấp dẫn từ thuộc tính thân thiện và hiếu khách của người dân địa phương xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 51,36 39,157 0,590 0,726 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích của tác giả ĐC Thang đo động cơ du lịch của khách khi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóaở Việt Nam α = 0,726 Ký hiệu Tên biến quan sát Trung bình nếu loại biến PS thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến ĐC1 Tôi đến thăm tài nguyên văn hóa ở Việt Nam để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của đất nước này 14,86 8,408 0,563 0,649 ĐC2 Tôi đến thăm tài nguyên văn hóa ở Việt Nam để học hỏi những điều mới về văn hóa của đất nước này 14,76 8,361 0,593 0,638 ĐC3 Tôi đến thăm tài nguyên văn hóa ở Việt Nam để trải nghiệm bầu không khí văn hóa của các địa phương ở nơi này 14,79 8,541 0,563 0,650 ĐC4 Tôi đến thăm tài nguyên văn hóa ở Việt Nam chủ yếu là để tham quan, vãn cảnh 15,37 9,430 0,339 0,736 ĐC5 Tôi đến thăm tài nguyên văn hóa ở Việt Nam đơn thuần chỉ để giải trí 15,67 8,938 0,398 0,715 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích của tác giả Phụ lục 5. Kết quả phân tích lượng biến thiên của thang đo nhân tố Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến Ký hiệu Tên biến quan sát Initial Extraction TC1 Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có số lượng tài nguyên du lịch văn hóa nhiều 1,000 0,726 TC2 Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có sự đa dạng về loại hình tài nguyên du lịch văn hóa 1,000 0,865 TC4 Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có tài nguyên du lịch văn hóa quy mô lớn 1,000 0,400 TC8 Mức độ quan trọng của tiêu chí tiếp cận tới tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến thuận lợi 1,000 0,773 TC9 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa có sức chứa du lịch lớn 1,000 0,681 TC10 Mức độ quan trọng của tiêu chí hoạt động bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có hiệu quả 1,000 0,542 TC11 Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có nhiều tài nguyên du lịch văn hóa được công nhận ở cấp độ cao 1,000 0,380 TC12 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có tính nguyên vẹn cao 1,000 0,823 TC13 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có tính nguyên gốc cao 1,000 0,695 TC14 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến nổi tiếng 1,000 0,727 TC15 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có tính độc đáo cao 1,000 0,780 TC16 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến đẹp 1,000 0,840 TC17 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên cảnh quan xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa đẹp 1,000 0,574 TC18 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có tính sống động cao 1,000 0,724 Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Phụ lục 6. Kết quả phân tích lượng biến thiên của thang đo nhân tố Đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến Ký hiệu Tên biến quan sát Initial Extraction TT1 Sức hấp dẫn từ thuộc tính số lượng tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 1,000 0,816 TT2 Sức hấp dẫn từ thuộc tính đa dạng các loại hình tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 1,000 0,898 TT4 Sức hấp dẫn từ thuộc tính thuận lợi trong tiếp cận với tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 1,000 0,687 TT8 Sức hấp dẫn từ thuộc tính nguyên vẹn của các tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 1,000 0,897 TT10 Sức hấp dẫn từ thuộc tính nổi tiếng của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 1,000 0,814 TT11 Sức hấp dẫn từ thuộc tính độc đáo của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 1,000 0,925 TT12 Sức hấp dẫn từ thuộc tính vẻ đẹp của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 1,000 0,503 TT13 Sức hấp dẫn từ thuộc tính vẻ đẹp cảnh quan xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 1,000 0,915 TT14 Sức hấp dẫn từ thuộc tính sống động của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 1,000 0,788 TT15 Sức hấp dẫn từ thuộc tính phù hợp với các nhu cầu của khách du lịch của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 1,000 0,828 TT16 Sức hấp dẫn từ thuộc tính bầu không khí tâm lý xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 1,000 0,735 TT17 Sức hấp dẫn từ thuộc tính phong tục, lối sống của người dân địa phương xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 1,000 0,912 TT18 Sức hấp dẫn từ thuộc tính thân thiện và hiếu khách của người dân địa phương xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 1,000 0,618 Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Phụ lục 7. Kết quả phân tích lượng biến thiên của thang đo nhân tố Động cơ du lịch của khách khi đến thăm tài nguyên văn hóa ở điểm đến Ký hiệu Tên biến quan sát Initial Extraction ĐC1 Tôi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của đất nước này 1,000 0,822 ĐC2 Tôi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam để học hỏi những điều mới về văn hóa của đất nước 1,000 0,870 ĐC3 Tôi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam để trải nghiệm bầu không khí văn hóa của các địa phương ở nơi này 1,000 0,692 ĐC4 Tôi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam chủ yếu là để tham quan, vãn cảnh 1,000 0,832 ĐC5 Tôi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam đơn thuần chỉ để giải trí 1,000 0,828 Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Phụ lục 8. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,862 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5287,465 df 91 Sig. 0,000 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Varianc e Cumulative % 1 5,783 41,307 41,307 5,783 41,307 41,307 4,580 32,713 32,713 2 2,799 19,990 61,297 2,799 19,990 61,297 3,193 22,804 55,517 3 1,189 8,493 69,790 1,189 8,493 69,790 1,998 14,272 69,790 4 0,953 6,810 76,599 5 0,606 4,327 80,926 6 0,490 3,502 84,429 7 0,415 2,964 87,393 8 0,408 2,916 90,309 9 0,360 2,571 92,880 10 0,285 2,036 94,916 11 0,271 1,935 96,851 12 0,219 1,568 98,418 13 0,119 0,853 99,272 14 0,102 0,728 100,000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotated Component Matrixa Ký hiệu mới Component 1 2 3 TCTT1 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có tính nguyên gốc 0,810 TCTT2 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có tính độc đáo cao 0,793 TCTT3 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến nổi tiếng 0,779 TCTT4 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có tính sống động cao 0,770 TCTT5 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến đẹp 0,769 TCTT6 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch ăn hóa ở điểm đến phù hợp với các nhu cầu của khách du lịch 0,765 TCTT7 Mức độ quan trọng của tiêu chí phong tục, lối sống của người địa phương ở xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa thú vị 0,702 TCTT8 Mức độ quan trọng của tiêu chí sự thân thiện, hiếu khách của người dân địa phương ở xung quanh tài nguyên văn hóa 0,533 TCCT1 Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có số lượng tài nguyên du lịch văn hóa nhiều 0,914 TCCT2 Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có sự đa dạng về loại hình tài nguyên du lịch văn hóa 0,893 TCCT3 Mức độ quan trọng của tiêu chí tiếp cận tới tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến thuận lợi 0,867 TCCT4 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến có tính nguyên vẹn cao 0,844 TCCQ1 Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên cảnh quan xung quanh tài nguyên du lịch văn hóa đẹp 0,789 TCCQ2 Mức độ quan trọng của tiêu chí bầu không khí tâm lý dễ chịu ở khu vực xung quan tài nguyên du lịch văn hóa 0,758 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. Rotation converged in 5 iterations. Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả Phụ lục 9. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,798 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 8542,838 df 66 Sig. 0,000 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Varianc e Cumulative % 1 5,094 42,449 42,449 5,094 42,449 42,449 3,373 28,112 28,112 2 3,131 26,092 68,541 3,131 26,092 68,541 3,347 27,895 56,006 3 1,326 11,053 79,593 1,326 11,053 79,593 2,830 23,587 79,593 4 0,626 5,214 84,807 5 0,550 4,585 89,392 6 0,400 3,333 92,725 7 0,347 2,889 95,614 8 0,274 2,283 97,897 9 0,183 1,524 99,421 10 0,052 0,434 99,856 11 0,010 0,085 99,941 12 0,007 0,059 100,000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotated Component Matrixa Ký hiệu mới Component 1 2 3 TTTT1 Sức hấp dẫn từ thuộc tính nổi tiếng của TNDL văn hóa ở điểm đến 0,952 TTTT2 Sức hấp dẫn từ thuộc tính vẻ đẹp của TNDL văn hóa ở điểm đến 0,951 TTTT3 Sức hấp dẫn từ thuộc tính sống động của TNDL văn hóa ở điểm đến 0,881 TTTT4 Sức hấp dẫn từ thuộc tính độc đáo của TNDL văn hóa ở điểm đến 0,852 TTCT1 Sức hấp dẫn từ thuộc tính nguyên vẹn của các TNDL văn hóa ở điểm đến 0,923 TTCT2 Sức hấp dẫn từ thuộc tính đa dạng các loại hình TNDL văn hóa ở điểm đến 0,922 TTCT3 Sức hấp dẫn từ thuộc tính thuận lợi trong tiếp cận với TNDL văn hóa ở điểm đến 0,782 TTCQ1 Sức hấp dẫn từ thuộc tính bầu không khí tâm lý xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến 0,891 TTCQ2 Sức hấp dẫn từ thuộc tính vẻ đẹp cảnh quan xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến 0,867 TTCQ3 Sức hấp dẫn từ thuộc tính phù hợp với các nhu cầu của khách du lịch của TNDL văn hóa ở điểm đến 0,862 TTCQ4 Sức hấp dẫn từ thuộc tính phong tục, lối sống của người dân địa phương ở xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến 0,725 TTCQ5 Sức hấp dẫn từ thuộc tính thân thiện và hiếu khách của người dân địa phương xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến 0,593 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 4 iterations. Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả Phụ lục 10. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo Động cơ du lịch của khách khi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .645 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1261.566 df 10 Sig. .000 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 2.501 50.018 50.018 2.501 50.018 50.018 2.372 47.449 47.449 2 1.542 30.850 80.868 1.542 30.850 80.868 1.671 33.419 80.868 3 .439 8.774 89.642 4 .338 6.769 96.411 5 .179 3.589 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotated Component Matrixa Component 1 2 Dong co tim kiem dieu moi ve van hoa .932 Dong co hieu sau ve van hoa .906 Dong co trai nghiem bau khong khi van hoa .817 Dong co tham quan cac diem van hoa .911 Dong co giai tri don thuan .903 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 3 iterations. Phụ lục 11. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) toàn bộ các thang đo KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,812 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 15513,742 df 378 Sig. 0,000 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 7,722 27,577 27,577 7,722 27,577 27,577 4,419 15,780 15,780 2 4,599 16,424 44,001 4,599 16,424 44,001 3,382 12,079 27,860 3 2,702 9,651 53,651 2,702 9,651 53,651 3,154 11,263 39,123 4 2,086 7,449 61,100 2,086 7,449 61,100 3,001 10,718 49,841 5 1,549 5,534 66,634 1,549 5,534 66,634 2,749 9,818 59,659 6 1,390 4,966 71,600 1,390 4,966 71,600 2,406 8,593 68,252 7 1,183 4,225 75,825 1,183 4,225 75,825 1,682 6,007 74,259 8 1,004 3,586 79,411 1,004 3,586 79,411 1,442 5,151 79,411 9 0,828 2,959 82,370 10 0,648 2,313 84,683 11 0,524 1,871 86,554 12 0,486 1,734 88,288 13 0,444 1,586 89,874 14 0,405 1,446 91,319 15 0,388 1,385 92,704 16 0,337 1,203 93,907 17 0,304 1,085 94,992 18 0,292 1,043 96,036 19 0,226 0,808 96,844 20 0,190 0,680 97,524 21 0,171 0,612 98,136 22 0,145 0,517 98,653 23 0,128 0,459 99,112 24 0,105 0,374 99,486 25 0,089 0,319 99,805 26 0,038 0,136 99,941 27 0,010 0,034 99,975 28 0,007 0,025 100,000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 7 8 TCTT1 0,847 TCTT2 0,846 TCTT3 0,801 TCTT4 0,797 TCTT5 0,760 TCTT6 0,619 TTCQ1 0,911 TTCQ2 0,911 TTCQ3 0,831 TTCQ4 0,794 TCCT1 0,854 TCCT2 0,841 TCCT3 0,832 TCCT4 0,816 TTTT1 0,821 TTTT2 0,801 TTTT3 0,790 TTTT4 0,732 TTCT1 0,908 TTCT2 0,908 TTCT3 0,766 ĐCVH1 0,928 ĐCVH2 0,908 ĐCVH3 0,789 ĐCGT1 0,902 ĐCGT2 0,887 TCCQ1 0,848 TCCQ2 0,642 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 7 iterations. Phụ lục 12. Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về mức độ quan trọng của các tiêu chí trừu tượng trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Removed Method 1 CDLTO, CDIND, CDMAS, CDIDV, CDPDIb . Enter a. Dependent Variable: TCTT1 b. All requested variables entered. Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 0,475a 0,226 0,219 0,53381 1,194 a. Predictors: (Constant), CDLTO, CDIND, CDMAS, CDIDV, CDPDI b. Dependent Variable: TCTT ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 45,846 5 9,169 32,179 0,000b Residual 157,292 552 0,285 Total 203,139 557 a. Dependent Variable: TCTT b. Predictors: (Constant), CDLTO, CDIND, CDMAS, CDIDV, CDPDI Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 2,758 0,077 35,625 0,000 CDIDV 0,013 0,001 0,507 9,424 0,000 0,485 2,064 CDIND -0,005 0,002 -0,112 -2,074 0,039 0,484 2,066 CDPDI -0,006 0,003 -0,128 -2,176 0,030 0,405 2,471 CDMAS 0,007 0,002 0,155 3,503 0,000 0,718 1,392 CDLTO -0,002 0,002 -0,037 -0,853 0,394 0,734 1,362 a. Dependent Variable: TCTT Phụ lục 13. Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí cảnh quan và bầu không khí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Removed Method 1 CDLTO, CDIND, CDUAI, CDIDV, CDPDIb . Enter a. Dependent Variable: TCCQ b. All requested variables entered. Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 0,430a 0,185 0,178 0,58104 1,310 a. Predictors: (Constant), CDLTO, CDIND, CDUAI, CDIDV, CDPDI b. Dependent Variable: TCCQ ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 42,360 5 8,472 25,094 0,000b Residual 186,359 552 0,338 Total 228,719 557 a. Dependent Variable: TCCQ b. Predictors: (Constant), CDLTO, CDIND, CDUAI, CDIDV, CDPDI Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 3,218 0,112 28,719 0,000 CDIDV 0,014 0,002 0,496 8,698 0,000 0,454 2,202 CDUAI -0,002 0,002 -0,082 -1,492 0,136 0,488 2,047 CDIND 0,000 0,003 0,007 0,121 0,904 0,411 2,435 CDPDI -0,008 0,003 -0,156 -2,638 0,009 0,422 2,368 CDLTO 0,005 0,002 0,094 2,043 0,042 0,695 1,439 a. Dependent Variable: TCCQ Phụ lục 14. Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính trừu tượng của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Removed Method 1 CDLTO, CDIND, CDMAS, CDIDV, CDUAI, CDPDIb . Enter a. Dependent Variable: TTTT b. All requested variables entered. Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 0,847a 0,717 0,714 0,28692 1,511 a. Predictors: (Constant), CDLTO, CDIND, CDMAS, CDIDV, CDUAI, CDPDI b. Dependent Variable: TTTT ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 114,762 6 19,127 232,338 0,000b Residual 45,361 551 0,082 Total 160,123 557 a. Dependent Variable: TTTT b. Predictors: (Constant), CDLTO, CDIND, CDMAS, CDIDV, CDUAI, CDPDI Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 4,140 0,060 69,429 0,000 CDIDV -0,020 0,001 -0,849 -25,107 0,000 0,450 2,222 CDUAI -0,004 0,001 -0,186 -5,515 0,000 0,453 2,207 CDIND 0,000 0,002 0,011 0,306 0,760 0,376 2,663 CDPDI 0,005 0,002 0,128 3,423 0,001 0,368 2,721 CDMAS -0,013 0,001 -0,316 -11,370 0,000 0,666 1,500 CDLTO 0,000 0,001 -0,009 -0,333 0,739 0,695 1,440 a. Dependent Variable: TTTT Phụ lục 15. Kết quả phân tích nhân tố hồi quy ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính cụ thể của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Removed Method 1 CDLTO, CDMAS, CDIDVb . Enter a. Dependent Variable: TTCT b. All requested variables entered. Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 0,460a 0,211 0,207 0,90999 2,127 a. Predictors: (Constant), CDLTO, CDMAS, CDIDV b. Dependent Variable: TTCT ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 123,029 3 41,010 49,523 0,000b Residual 458,762 554 0,828 Total 581,791 557 a. Dependent Variable: TTCT b. Predictors: (Constant), CDLTO, CDMAS, CDIDV Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 3,044 0,131 23,261 0,000 CDIDV -0,008 0,002 -0,178 -4,257 0,000 0,818 1,223 CDMAS -0,009 0,003 -0,109 -2,802 0,005 0,936 1,069 CDLTO 0,026 0,003 0,339 8,375 0,000 0,867 1,153 a. Dependent Variable: TTCT Phụ lục 16. Kết quả phân tích nhân tố hồi quy ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính cảnh quan và bầu không khí của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Removed Method 1 CDLTO, CDIDVb . Enter a. Dependent Variable: TTCQ1 b. All requested variables entered. Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 0,152a 0,023 0,020 0,78208 1,449 a. Predictors: (Constant), CDLTO, CDIDV b. Dependent Variable: TTCQ ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 8,029 2 4,015 6,563 0,002b Residual 339,464 555 0,612 Total 347,493 557 a. Dependent Variable: TTCQ1 b. Predictors: (Constant), CDLTO, CDIDV Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 2,713 0,109 24,848 0,000 CDIDV -0,003 0,002 -0,092 -2,047 0,041 0,874 1,145 CDLTO 0,006 0,003 0,093 2,066 0,039 0,874 1,145 a. Dependent Variable: TTCQ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_anh_huong_cua_khoang_cach_van_hoa_quoc_gia_toi_danh.pdf
Luận văn liên quan