Để quy ước đó thực sự đi vào đời sống của cộng đồng các DTTSTC, được họ
vận dụng trong đời sống thì việc tuyên truyền về Quy ước tới người dân là rất quan
trọng vì trong nội dung của Quy ước không chỉ là sự thể chế hóa các nội dung của luật
tục mà còn có các quy phạm pháp luật HN&GĐ được lồng ghép trong đó. Có thể xuất
bản cuốn sách “Vận dụng luật tục dân tộc thiểu số vào việc xây dựng gia đình, buôn,
thôn văn hóa” và biên dịch thành song ngữ tiếng dân tộc đó và tiếng Việt dưới dạng
lời nói vần như của dân tộc Ê đê và M’nông đã thực hiện và phát cho người dân hoặc
những người có uy tín trong cộng đồng, để họ nắm được, triển khai và làm tấm gương
cho người dân noi theo.
Việc tuyên truyền, vận động có thể được thực hiện thông qua các buổi họp thôn,
buôn để tổ chức cho người dân học tập và giải thích cặn kẽ về nội dung của quy ước
được vận dụng trong quá trình quản lý của chính quyền cơ sở như thế nào, đồng thời
phải huy động sự tham gia tích cực chủ động, sáng tạo của cán bộ cơ sở, già làng, các
chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng, vì đó là những người mà tiếng nói
khá có trọng lượng và có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của cộng đồng các
DTTSTC.
189 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉnh Đắc Nông, Điểu N Drăng bon
Bu Sóp, xã Quảng Trực huyện Tuy Đức tỉnh Đắc Nông
Thiết nghĩ, để tiếp tục phát huy vai trò của già làng trong vùng đồng bào
DTTSTC Tây Nguyên thì trước hết cần thống nhất tiêu chí về già làng trong bầu chọn
già làng. Trong xây dựng tiêu chí về già làng, cần nhìn nhận lại già làng là người có uy
tín đặc biệt, là cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa pháp luật và luật tục, trong
đó có hai chức năng chủ yếu là duy trì truyền thống tốt đẹp của dân tộc và hỗ trợ
HTCT thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Có thể đơn
cử một số tiêu chí như: thông hiểu và vận dụng hợp lý luật tục vào hoàn cảnh mới;
được cộng đồng tôn trọng; có năng lực, kinh nghiệm tập hợp quần chúng; bản thân và
gia đình gương mẫu; biết chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tập
thể buôn làng; tin tưởng vào Đảng, vào chế độ, là chỗ dựa quan trọng cho HTCT trong
153
việc tuyên truyền, vận động, tổ chức buôn làng chấp hành tốt chủ trương, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh đó, cần coi già làng là người có uy tín đặc biệt trong cộng đồng theo
Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg. Quyết định này ghi nhận những người có uy tín trong
cộng đồng là trưởng thôn, bí thư chi bộ, thành viên Mặt trận, chức sắc tôn giáo, người
làm kinh tế giỏi, già làng là những cá nhân tiêu biểu có công lao đóng góp vào quá
trình xây dựng quê hương, đất nước, được cộng đồng tín nhiệm và tôn vinh. Trong số
những đối tượng ấy, già làng có chức năng và nhiệm vụ đặc biệt. Chính vì vậy, khi xây
dựng, hoạch định và triển khai thực hiện các chính sách dân tộc ở Tây Nguyên cần chú
ý đến đặc thù này, cần có kế hoạch để bồi dưỡng, quản lý và có chế độ đãi ngộ hợp lý
cho nhóm đối tượng này.
Khảo sát thực tế cho thấy, tổ hòa giải ở cơ sở hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt
khi họ vận dụng luật tục trong công tác hòa giải của mình, chính vì vậy, cần có chính
sách để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở trong vùng
DTTSTC ở Tây Nguyên, đảm bảo giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân một
cách thấu tình, đạt lý, trên cơ sở vận dụng những chuẩn mực, quy định tiến bộ của luật
tục, phù hợp với các qui định của pháp luật.
Để hợp thức hóa và phát huy vai trò của già làng trong duy trì phong tục tập
quán, ở mỗi buôn làng đều thành lập tổ hòa giải, thành phần gồm già làng và các đại
diện của HTCT (trưởng thôn, buôn, bí thư chi bộ, thành viên Mặt trận, có thể thêm
trưởng các đoàn thể chính trị phụ nữ, nông dân, thanh niên và cựu chiến binh) có chức
năng phân xử các vụ việc vi phạm trật tự xã hội, là những vụ việc có thể giải quyết
trong nội bộ cộng đồng bằng luật tục, chưa cần đưa lên xã, huyện phân xử theo pháp
luật. Trong tổ hòa giải, già làng thường là tổ trưởng và là cơ hữu, bắt buộc. Trong mỗi
cuộc hòa giải, ý kiến của già làng được tôn trọng và có ý nghĩa quyết định, bởi cơ sở
phân xử vẫn dựa vào luật tục. Được đưa ra phân xử trong tổ hòa giải theo luật tục
thường là các vụ việc xích mích nhỏ trong dân làng như đánh chửi nhau, ly hôn, thoái
hôn, quan hệ bất chính, ngoại tình. Các vụ việc vi phạm luật tục nghiêm trọng như
quan hệ cận huyết hay loạn luân được đặc biệt đưa ra tổ hòa giải để già làng phân
xửThực tế, trên 70% ý kiến người dân cho rằng, già làng còn vai trò trong việc phân
xử các vụ việc liên quan đến vấn đề HN&GĐ nhằm duy trì luật tục, điều đó cũng phản
ánh vai trò quan trọng của luật tục và già làng trong ổn định xã hội ở buôn làng Tây
Nguyên (bảng 2 phụ lục 1).
154
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, trong các buôn làng theo tôn giáo mới thì vai trò
của già làng bị mờ nhạt hơn vì các tín đồ tôn giáo có xu hướng rời xa luật tục. Giáo lý
Công giáo và Tin lành giống luật tục ở chỗ khuyên con người sống trung thực, vợ
chồng chung thủy, không đánh chửi nhau nhưng khác luật tục ở chỗ tôn trọng tự do
cá nhân, không tôn trọng cộng đồng, tin vào bản thân và Đức Chúa Trời chứ không tin
vào cộng đồng và thần linh, áp dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất chứ không trông
chờ, ỷ lại vào tự nhiên, không hút thuốc, không uống rượu, ốm đau chữa bằng thuốc,
không chữa bằng cúng bái. Niềm tin và đức tin mới khiến luật tục ít còn chỗ đứng
trong đời sống giáo dân. Điều này đồng nghĩa với việc tổ hòa giải buôn làng mà thành
viên đều là tín đồ tôn giáo sẽ không còn dựa nhiều vào luật tục mà dựa nhiều vào giáo
lý. Trong bối cảnh đó, vai trò của già làng với tư cách đại diện phong tục thực thi luật
tục không còn được phát huy và tôn trọng trong tổ hòa giải cộng đồng, cũng như tiếng
nói của già làng như là đại diện của luật tục không còn ý nghĩa quyết định trong tổ hòa
giải. Điều này thể hiện ở việc, trong các cuộc hòa giải, già làng có mặt hoặc vắng mặt
cũng không sao. Trong số 500 phiếu khảo sát ở vùng theo tôn giáo mới cho kết quả,
236 ý kiến giáo dân Tin lành (98%) và 248 ý kiến giáo dân Công giáo (95%) cho rằng
già làng có vai trò trong duy trì luật tục, phong tục tập quán. Kết quả đi thực tế ở các
dân tộc Gia rai, Ê đê ở huyện Ea Hleo tỉnh Đắc Lắc, các dân tộc Cơ ho, Chu ru ở
huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng cho thấy, tâm thức của già làng chịu ảnh
hưởng của tâm thức Tin lành hay Công giáo, hướng vào việc xây dựng đạo hơn xây
dựng đời. Đây là một trong những khó khăn, trở lực tác động và hạn chế vai trò hỗ trợ
HTCT vận động dân làng giữ gìn bản sắc dân tộc của già làng.
Hiện nay, Nhà nước đã có Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở,
tuy nhiên hoạt động này ở nhiều nơi, nhiều địa phương chưa được chú trọng đúng
mức, nên hiệu quả của công tác này chưa cao. Chính vì vậy, vấn đề tăng cường công
tác hoà giải ở cơ sở là việc làm rất cần thiết và đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm
chỉnh. Thiết nghĩ, để làm tốt công tác này trước hết cần phát huy vai trò của Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể xã hội và những cá nhân có uy tín đặc biệt là già làng trong
công tác hoà giải ở cơ sở, động viên mọi người tham gia công tác hoà giải. Bên cạnh
đó, công tác hoà giải phải được tiến hành một cách kịp thời, chủ động, kiên trì trên cơ
sở tôn trọng sự tự nguyện của các bên, khách quan, công minh, có lý, có tình, trên cơ
sở các qui định của pháp luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên cũng cần phải đổi mới
công tác hòa giải, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ
hòa giải, nâng cao hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức xã hội cho hòa giải viên. Hòa
155
giải viên cũng phải là người có uy tín trong cộng đồng, có phẩm chất đạo đức tốt,
không vi phạm pháp luật, có lòng nhiệt tình, hăng say với công việc.
Theo khảo sát thực tế tại các tỉnh miền núi như Tây Nguyên, Sơn La, Gia Lai,
Tây Ninh đối với 485 người (bao gồm cả đồng bào dân tộc, cán bộ quản lý, cơ quan,
đoàn thể...) về vấn đề có cần thiết phải thành lập một thiết chế (cụ thể là Tòa luật tục)
để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư hay không. Kết quả trả lời
cho thấy có đến 212 người, chiếm 43,7% cho rằng nên thành lập, tỷ lệ người dân trả
lời có cao hơn so với công chức nhà nước và cán bộ tổ chức xã hội, cụ thể là 100/217
người dân, chiếm 46,1% nói rằng có; công chức là 55/124, chiếm 25,6% và cán bộ tổ
chức xã hội là 57/144, chiếm 39,6%. Tại Gia Lai thì tỷ lệ lựa chọn cao hơn tỷ lệ chung
rất nhiều. Cụ thể, trong số 76 người dân sống tại Gia Lai được khảo sát thì có 11,8%
cho rằng luật tục đóng vai trò tốt nhất để giải quyết tranh chấp đất đai, 14,5% lựa chọn
luật tục để giải quyết tranh chấp về văn hóa và phong tục tập quán khác và 11,8% lựa
chọn để giải quyết tranh chấp trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này chứng tỏ rằng luật
tục vẫn có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của người dân ở khu vực Tây
Nguyên [73, tr.93].
Với vai trò của già làng và những người có uy tín trong cộng đồng, thiết nghĩ
nên khôi phục, phát huy vai trò của Tòa án luật tục ở những vùng dân tộc thiểu số tại
chỗ sinh sống, đây là nhu cầu thực tế. Việc nghiên cứu thành lập một thiết chế giải
quyết tranh chấp ở các vùng dân tộc đặc thù, áp dụng các quy tắc của luật tục của
chính mỗi cộng đồng để giải quyết các tranh chấp nhỏ sẽ mang lại hiệu quả tốt trong
việc ổn định quan hệ xã hội, ổn định trật tự, chính trị của địa phương.
Làm được như vậy thì hoạt động hòa giải ở cơ sở hoặc Tòa án luật tục mới có ý
nghĩa thiết thực trong đời sống hàng ngày của người dân và là một hình thức giáo dục
đạo đức và giáo dục pháp luật quan trọng, vừa phát huy tính cộng đồng, vai trò tự quản
của nhân dân, vừa giải quyết triệt để các vụ việc, giữ gìn và phát huy được tính cộng
đồng của luật tục, tính cố kết trong mỗi cộng đồng... Qua đó phát huy truyền thống
đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, góp phần phòng ngừa và hạn chế các
vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải giải quyết
tại các cơ quan nhà nước, giảm bớt sự tốn kém của người dân về thời gian, tiền bạc.
4.2.5. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số tại
chỗ Tây Nguyên
Tất cả những giải pháp trên chỉ đạt được hiệu quả khi kinh tế của vùng đồng
bào DTTSTC Tây Nguyên phát triển. Đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào
156
DTTSTC Tây Nguyên bằng cách xây dựng các chính sách phát triển kinh tế, mô hình
kinh tế, chính sách đối với vùng DTTS. Các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên phải có
những chủ trương, chính sách linh hoạt trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm,
cho người DTTSTC vay vốn trồng cao su, cà phê, chăn nuôi gia súc, xây dựng nhiều
chương trình, dự án lồng ghép với các chương trình của Chính phủ để phát triển cơ sở
hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đời sống vùng Tây Nguyên nói chung và vùng DTTSTC ở
đây nói riêng.
Trong khi miền xuôi lấy tăng trưởng để phát triển, thì khu vực Tây Nguyên phải
theo quan điểm phát triển đi liền với tăng trưởng, tôn trọng yếu tố đặc thù và phát huy
lợi thế vùng đặc thù Tây Nguyên. Vì vậy, thay vì trợ giúp cho đồng bào các DTTSTC
ở đây kiểu “bao cấp” như hiện nay, thời gian tới phải thay đổi thông qua việc tạo cơ
hội cho họ tiếp cận tới các nguồn lực cả bên trong, bên ngoài và phát triển dựa trên
năng lực nội sinh. Điều này đồng nghĩa với việc từng bước giảm dần chính sách bao
cấp, hỗ trợ trực tiếp chuyển sang chính sách đầu tư cho cộng đồng và thúc đẩy phát
triển kinh tế hộ gia đình. Cùng với đó, cần gắn chính sách giảm nghèo với các chính
sách về xã hội khác như dân số, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục, y tế, nhất là chính
sách về dân số. Hỗ trợ giảm nghèo phải gắn với điều kiện là kiểm soát được tỷ lệ sinh,
hạn chế mặt trái hiện nay là chính sách lại thúc đẩy cho việc sinh nhiều con để hưởng
chế độ trợ cấp. Ngay cả các chính sách giảm nghèo cũng cần có cách tiếp cận hiệu quả
hơn. Đồng thời chú trọng công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm và xóa đói
giảm nghèo trong vùng Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thành chủ trương giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ
trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, gắn với các chương trình
mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư, hợp tác với
các địa phương, tỉnh có số lượng dân số di cư tự do cao nhằm đưa ra biện pháp phù
hợp để khắc phục vấn đề này. Cần quy hoạch và tổ chức thực hiện các dự án ổn định
vùng kinh tế mới để người dân có thu nhập từ sản xuất, sớm ổn định cuộc sống. Xây
dựng nếp sống mới trong nhân dân, thực hiện nếp sống văn hóa, nâng cao giá trị đạo
đức truyền thống, tăng cường vai trò của gia đình với ý nghĩa là rào cản của hiện
tượng vi phạm pháp luật. Khi kinh tế phát triển, “cơm ăn đủ no, áo mặc đủ ấm” chúng
ta mới có thể triển khai việc tuyên truyền vận động họ thực hiện pháp luật nói chung
và pháp luật HN&GĐ nói riêng, bởi “có thực mới vực được đạo”. Kinh tế no đủ, họ có
điều kiện tiếp cận với phương tiện thông tin truyền thông, có điều kiện để đi học, nâng
cao nhận thức, từ đó ý thức chấp hành pháp luật cũng từng bước được nâng lên.
157
Kết luận chƣơng 4
Trong đời sống cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên, luật tục vẫn chi phối và
có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện
pháp luật HN&GĐ nói riêng. Vì thế, muốn cho pháp luật HN&GĐ được thực hiện một
cách nghiêm chỉnh và tự giác hơn trong cộng đồng các DTTSTC ở Tây Nguyên thì
phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục
đến việc thực hiện pháp luật là điều tất yếu.
Để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến
việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong các DTTSTC ở Tây Nguyên cần quán triệt
một số quan điểm mà cơ bản là: Phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của luật tục phải nhằm làm cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây
Nguyên thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình một cách nghiêm chỉnh và tự giác
hơn; phải gắn với xây dựng hệ thống chính trị cấp xã vững mạnh, phát huy dân chủ cơ
sở và vai trò của người có uy tín trong cộng đồng; phải nhằm phát huy tính tự quản của
cộng đồng và phải được tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ, khoa học, phù hợp với
thực tiễn và phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Trong giai đoạn hiện tại, để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục các DTTSTC ở Tây Nguyên, cần phải thực
hiện đồng bộ và có hiệu quả nhiều giải pháp như: Nâng cao nhận thức về pháp luật
hôn nhân và gia đình cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, sử
dụng kết hợp pháp luật và luật tục quy định về HN&GĐ trong việc điều chỉnh các
quan hệ HN&GĐ.
158
KẾT LUẬN
Luật tục các DTTSTC Tây Nguyên là những quy tắc xử sự chung trong một
cộng đồng người, được hình thành và lưu truyền nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
trong cộng đồng bao gồm quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng và
giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, được mọi thành viên trong cộng đồng đó thừa
nhận và thi hành. Nội dung của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên rất đa dạng, phong
phú, tuy nhiên, những quy định về HN&GĐ chiếm đa số và có ở tất cả các bản luật
tục. Bởi đây là một trong những lĩnh vực phản ánh khá rõ nét đặc trưng văn hóa tộc
người và là hiện tượng có liên quan chặt chẽ với toàn bộ hệ thống xã hội như kinh tế,
văn hóa, giáo dục, đạo đức
Là một phần của luật tục, những quy định của luật tục về HN&GĐ của các
DTTSTC ở Tây Nguyên gồm những câu phương ngôn, ngạn ngữ diễn đạt bằng lời nói
có vần có điệu chứa đựng các quy tắc xử sự về cách ứng xử, phong tục, tập quán, lễ
nghi, tín ngưỡng tôn giáo trong lĩnh vực HN&GĐ để điều chỉnh các quan hệ xã hội
trong lĩnh vực này, mà đến ngày nay, nhiều quy định vẫn còn nguyên gía trị, được các
thành viên trong cộng đồng thực hiện một cách tự giác.
Cùng là phương tiện điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ nên
giữa luật tục và pháp luật HN&GĐ có quan hệ mật thiết với nhau, những quy định của
luật tục quy định về HN&GĐ của các DTTSTC Tây Nguyên không chỉ tác động đến
pháp luật mà còn tác động đến quá trình thực hiện pháp luật HN&GĐ.
Ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng
các DTTSTC ở Tây Nguyên vừa có những điểm tích cực vừa có những điểm tiêu cực.
Dưới góc độ tích cực, những quy định của luật tục về HN&GĐ đã hỗ trợ, bổ sung cho
pháp luật HN&GĐ trong việc duy trì một cuộc hôn nhân bền vững, đảm bảo những
nguyên tắc kết hôn và đặc biệt là trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Trên cơ sở những quy định của luật tục, cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên đã “mặc
nhiên” thực hiện pháp luật HN&GĐ, bởi đó là việc thực hiện những quy định tiến bộ
của luật tục trong lĩnh vực này. Sở dĩ là mặc nhiên thực hiện bởi luật tục ra đời, tồn tại
và phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài của cộng đồng, gắn kết cộng đồng với nhau
và việc thực hiện những quy định của luật tục là từ ý thức bên trong mỗi con người với
tư cách là thành viên của buôn làng, của cộng đồng và từ niềm tin tín ngưỡng của họ,
tạo nên “văn hóa pháp luật” tự thân trong mỗi con người và mỗi cộng đồng người
DTTSTC Tây Nguyên.
159
Mặc dù vậy, luật tục cũng bộc lộ không ít những hạn chế làm giảm hiệu lực
thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên. Hạn chế đó
của luật tục xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng người DTTSTC Tây
Nguyên; từ niềm tin tín ngưỡng đã ngự trị trong tư duy của họ với “văn hóa rừng” và
“nếp sống nương rẫy”; đó còn là “văn hóa mẫu hệ” đặc trưng của đồng bào DTTSTC
Tây Nguyên. Chính những ảnh hưởng đó đã dẫn đến nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết
thống, nạn thách cưới, nối dây và sự bất bình đẳng trong việc chia tài sản thừa kế trong
cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên.
Những tác động tích cực và tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật
HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên là do điều kiện sống, quan niệm,
thành kiến lạc hậu, do trình độ dân trí và ý thức pháp luật của người dân và cán bộ
công chức trên địa bàn, sự cố gắng, nỗ lực của chính quyền địa phương trong công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Mỗi yếu tố có tác động khác nhau và theo
khuynh hướng khác nhau, nhưng ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật
HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên.
Để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
của luật tục tới việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong các DTTSTC ở Tây Nguyên
cần đảm bảo những quan điểm trên cơ sở chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước trong lĩnh vực dân tộc, theo đó cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
1. Nâng cao nhận thức về pháp luật HN&GĐ cho đồng bào các dân tộc thiểu số
tại chỗ Tây Nguyên;
2. Giải pháp về sử dụng kết hợp pháp luật và luật tục quy định về HN&GĐ
trong việc điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ;
3. Có chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên sinh sống;
4. Giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật HN&GĐ trong vùng dân tộc thiểu
số tại chỗ Tây Nguyên giai đoạn tới;
5. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số tại chỗ
Tây Nguyên.
Có như vậy mới có thể từng bước hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật
tục trong lĩnh vực HN&GĐ nhưng lại giữ gìn, phát huy được những phong tục tập
quán tích cực trong lĩnh vực này, để phát triển nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Nguyên Anh, (2015), Dân số và di dân trong phát triển bền vững Tây
Nguyên, Chương trình Tây Nguyên 3, Hà Nội
2. Đỗ Văn Anh dịch, (1999), Xứ người Mạ, lãnh thổ của thần Linh: Phong tục tập
quán các dân tộc ít người ở Đồng Nai/ Boulbet, Nxb. Đồng Nai, Đồng Nai
3. Trương Bi Điểu Kâu, Tô Đình Tuấn, Bùi Minh Vũ (2002) sưu tầm, biên soạn
và dịch thuật, Nxb. Sở Văn hóa Thông tin Đắc Lắc, Đắc Lắc
4. Trương Bi - Bùi Minh Vũ - Kra Y Wơn (2007), Vận dụng luật tục Ê đê vào việc
xây dựng gia đình, buôn, thôn văn hóa, Nxb. Văn hóa Dân tộc
5. Phan Xuân Biên (chủ biên) (1998), Văn hóa và xã hội người Raglai ở Việt Nam
= The culture and society of the Raglai in Vietnam, Nxb. Khoa học xã hội, Tp. HCM
6. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc ở Tây Nguyên - thực trạng và
những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
7. Trần Văn Bính (2005), Đời sống văn hóa và xu hướng phát triển văn hóa một
số dân tộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội
8. Bộ Tư Pháp (1997), thông tin khoa học pháp lý, Chuyên đề về luật tục (Kỷ yếu
hội thảo: “Mối quan hệ giữa luật tục, hương ước và pháp luật hiện hành” tổ chức tại
Đắc Lắc), Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Hà Nội
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo Quốc gia năm 2013 về mục tiêu phát
triển thiên nhiên kỷ, Hà Nội
10. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb. Văn
hóa Thông tin, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
11. Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Văn Ký dịch sang tiếng Pháp,
(2011), Người Ba Na ở Kon Tum = Les Bahnar de Kontum, Nxb. Tri thức, Hà Nội
12. Phan Ngọc Chiến (chủ biên) (2005), Người Cơ ho ở Lâm Đồng - Nghiên cứu
nhân học về dân tộc và văn hóa, Nxb. Trẻ, TP Hồ Chí Minh
13. Cao Chư, Nguyễn Quang Lê sưu tầm và giới thiệu, (2012), Phong tục, nghi lễ
của người Cor và người Ba na, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội
14. G. Condominas (2003), Chúng tôi ăn rừng, Nxb Thế giới, Hà Nội.
15. Chính phủ, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
16. Chính phủ, Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của chính phủ quy
định chi tiết về đăng ký kết hôn
17. Chính phủ , Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
18. Chính phủ, Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 quy định việc áp
dụng luật Hôn nhân gia đình đối với các dân tộc thiểu số
19. Chính phủ, Nghị định số 5/2011/ NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về
công tác dân tộc
20. Chính phủ, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 hướng dẫn thi
hành một số điều của luật hôn nhân gia đình
21. Chính phủ, Thông tư số 02a/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn
thực hiện nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ
22. Chính phủ, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về
đăng ký và quản lý hộ tịch
23. Lê Duẩn, (1992), Tạo một sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác tuw tưởng,
Nxb. Sự thật, tr. 6-7
24. Nguyễn Đăng Duy (biên soạn) (2004), Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
25. Nguyễn Trắc Dĩ (1970), Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam, Bộ Văn hóa
Thanh Niên, Sài Gòn.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.132.
27. Nguyễn Văn Đạm, Từ điển Tiếng Việt 1999-2000, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội
28. Bùi Minh Đạo (Chủ biên) (2003), Dân tộc Cơ ho ở Việt Nam, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
29. Bùi Minh Đạo (chủ biên), Trần Hồng Thu, Bùi Bích Lan, (2006), Dân tộc Ba
na ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
30. Bùi Minh Đạo, Tính chất hôn nhân, gia đình của người Cơ - ho ở xã Đạ K
nàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Dân tộc học, Số 5(167), 2010
31. Bùi Minh Đạo (2015), Vai trò của một số nhóm xã hội của các dân tộc tại chỗ
trong phát triển bền vững Tây Nguyên, Chương trình Tây Nguyên 3, Đắc Lắc
32. Nguyễn Minh Đoan (2006), Ý thức pháp luật với đời sống xã hội, Tạp chí Luật
học, Số 1/2006
33. Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb Khoa
học Xã hội, Tp Hồ Chí Minh.
34. Bùi Xuân Đính, Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc sử dụng phong tục
tập quán và hương ước của người Việt trong thực tiễn xây dựng và thực hiện pháp luật
ở Việt Nam, chuyên đề nghiên cứu trong đề tài khoa học cấp Bộ Tư Pháp: “Cơ sở dữ
liệu của việc soạn thảo luật ở Việt Nam”, H. 2006, tr. 3.
35. Mạc Đường (Chủ biên) (1983), Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng, Nxb Sở Văn hóa
tỉnh Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh.
36. Cửu Long Giang - Toan Ánh (1974), Cao nguyên miền Thượng, Bộ Văn hóa
Thanh Niên, Sài Gòn.
37. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Giáo trình Lý luận Nhà nước
và Pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hồ Chí Minh, tr.162
38. Trương Thị Hiền, (2008), Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới tình trạng kém
hiệu lực của chính quyền cơ sở, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh
39. Phạm Văn Hóa, (2011), Biến đổi trong hôn nhân của người Kơ ho: trường hợp
xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 5(153), tr.45-50
40. Nguyễn Thị Hòa, (2005), Thay đổi trong đời sống gia đình “người Tây
Nguyên” hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 12 (88), tr.62-71
41. Lưu Tích Thái Hòa, (2008), Thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong
cộng đồng dân tộc Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, Luận văn thạc sĩ, Học viện chính trị -
hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
42. Nguyễn Đình Hòe (2010), Luật tục các dân tộc Tây Nguyên trong bảo vệ dãy
Trường sơn, Tạp chí Môi trường, số 1+2.
43. Hội thảo triển khai đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Chính Phủ, Báo cáo các Sở Tư pháp
về tình hình tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn, tháng 12/2015
44. Hautecloque - Howe, A. D (bản dịch năm 2004), Người Ê đê - Một xã hội mẫu
quyền, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội
45. Lưu Hùng (1996), Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên - Traditional culture in Tay
Nguyen” (Vietnamese central highland), Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội;
46. Trương Tiến Hưng, (2008), Vận dụng luật tục Chăm trong quản lý cộng đồng
người Chăm của chính quyền cơ sở ở tỉnh Ninh Thuận, Luận án tiến sĩ, Học viện chính
trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
47. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Giáo trình Triết học Mác -
Lênin (chương trình cao cấp), tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
48. Phạm Quang Hoan, (2015), Quan hệ tộc người và chiến lược xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc trong phát triển bền vững Tây Nguyên, Chương trình Tây Nguyên 3,
Hà Nội
49. J. Dournes: Thần luật pháp, dân tộc học Đông Nam Á, Nxb. Anthony R.
Walker, 1998
50. Linh Nga Niê Kdăm (1996), Một số nét đặc trưng của phong tục các dân tộc
Tây Nguyên, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
51. Linh Nga Niê Kdăm, (2006) Vấn đề gia đình trong luật tục cổ truyền Tây
Nguyên,Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đắc Lắc, số 3, tr.20-21
52. Linh Nga Niê Kdăm (2007), Già làng Tây Nguyên, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
53. Linh Nga Niê K dăm (chủ biên), (2011), Văn hóa dân gian truyền thống của tộc
người K’ho, Nxb. Thanh niên, Hà Nội
54. Linh Nga Niê Kdăm (2012), Văn hóa Tây Nguyên giàu và đẹp, Nxb. Văn hóa
dân tộc
55. Đỗ Hồng Kỳ, (2013),Hình thức phân xử của luật tục Ê đê trong xã hội cổ
truyền và xã hội đương đại, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 1(62), tr.74-82
56. Lê Văn Kỳ (chủ biên) (2005), Phong tục tập quán cổ truyền của một số dân tộc
thiểu số Nam Tây Nguyên, Viện nghiên cứu Văn hóa, Hà Nội
57. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, (2009), Từ điển Việt Nam văn hóa tín
ngưỡng phong tục, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội
58. Võ Công Khôi, (2006), Luật tục M’nông và ảnh hưởng của nó đối với quá trình
thực thi pháp luật của người M’nông hiện nay, Tạp chí Khoa học xax hội số 3+4, tr.81-87
59. Knud S. Larsen và Lê Văn Hảo, (2010), Tâm lý học xã hội, Nxb. Từ điển bách
khoa, Hà Nội, tr.148
60. Bùi Bích Lan, (2006), Hôn nhân của nhóm Rơ ngao (Dân tộc Ba na) ở làng
Kon Hngo Klăh, Xã Ngọc Bay, Thị xã Kon Tum, Tỉnh Kon Tum, truyền thống và biến
đổi, Tạp chí Dân tộc học, Số 2, tr. 50-56
61. Bùi Thị Bích Lan, (2003),Truyền thống và biến đổi trong hôn nhân của người
Srê ở xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Dân tộc học, Số 2(122),
tr.48-55
62. Nguyễn Lân, (2000), Từ điển từ và ngữ , Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ
Chí Minh
63. Ngô Văn Lệ - Nguyễn Văn Tiệp - Ngô Văn Diệu (1997), Văn hóa các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
64. Thanh Lê, Xã hội học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 437
65. Lê Văn Liêm, (2013), Hôn nhân và dòng họ truyền thống của tộc người Gia
rai, Tạp chí văn hóa dân tộc, Số 11 (237), tr.6-7
66. Lê Hồng Lý, (2015), Vai trò của văn hóa và lối sống trong phát triển bền vững
Tây Nguyên, Chương trình Tây Nguyên 3, Hà Nội
67. Nguyễn Thế Long, Gia đình và dân tộc, Nxb. Lao động
68. Vũ Đình Lợi (1999), Gia đình và hôn nhân truyền thống các dân tộc Malayo -
Polynexia Trường Sơn Tây Nguyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
69. C. Mác, Ph. Ăng ghen - Toàn tập, tập 3, tr. 26
70. C. Mác - Ph. Ăngghen (1983), tuyển tập, tập 5, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 662
71. C. Mác - Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 128
72. Henri Maitre (2008), Rừng người Thượng - vùng rừng núi cao nguyên miền
Trung Việt Nam. Bản dịch tiếng Việt của Lưu Đình Tuấn, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
73. Dương Thị Thanh Mai (2010), Thể chế xã hội trong phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội ở nước ta hiện nay”, Đề tài cấp Nhà nước KX.02.07/06-10 thuộc
chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước KX.02/06-10, Quản lý phát triển xã
hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, Hà Nội.
74. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2014), Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc
dân sự của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà nội
75. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr. 129-146.
76. Lâm Bá Nam (2005), Các dân tộc bản địa Tây Nguyên trong và sau 30 năm
chiến tranh giải phóng dân tộc. Kỉ yếu Hội thảo Việt Nam trong tiến trình thống nhất
đất nước, đổi mới và hội nhập, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
77. Nguyễn Văn Nam, (2015), Luật tục và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum, Nxb. Chính trị quốc gia - sự thật
78. Nguyễn Văn Năm (2012), Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện
xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học
luật Hà Nội
79. Phạm Duy Nghĩa (2004), Pháp luật và những nhân tố tích cực của Nho giáo,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội
80. Lê Hữu Nghĩa (chủ biên), (2001), Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ lãnh đạo
chủ chốt cấp huyện người các dân tộc ở Tây Nguyên (Sách tham khảo), Nxb. Chính trị
quốc gia
81. Phan Đăng Nhật (2000), Luật tục Tây Nguyên xưa và nay, Tạp chí Khoa học Xã
hội, số 43, quý I, trang 52 - 58.
82. Phan Đăng Nhật (chủ biên) (2003), Luật tục Chăm và luật tục Raglai, Nxb. Văn
hóa dân tộc, Hà Nội
83. Phan Đăng Nhật, Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc vận dụng luật tục
trong thực tế ở Việt Nam, chuyên đề nghiên cứu trong đề tài cấp Bộ Tư pháp: “Những
vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn của pháp luật Việt Nam, H. 2006, tr. 1.
84. Phan Đăng Nhật (2007), Luật tục với đời sống, Nxb. Tư pháp, tập 1, Hà Nội.
85. Nghị quyết 48-NQ/BCT ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020
86. Vũ Nhất Nguyên, (1995),Về một số phong tục của người Mạ tại Lâm Đồng,
Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, Số 1(18), tr.106-108
87. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Những vấn đề lí luận cơ bản về
Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
88. Krajan Plin (2010), Luật tục K'ho Lạch, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
89. Lê Thị Mộng Phượng, Đặng Ngọc Quang, (2003), Sự khác biệt nam nữ trong
gia đình và trong cộng đồng châu Mạ tỉnh Lâm Đồng: qua nghiên cứu trường hợp xã
Lộc Bắc huyện Bảo Lâm, Tạp chí Khoa học phụ nữ, Số 4(59), tr.32-37
90. Trần Thị Phượng (2011), Pháp luật và luật tục: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
91. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự năm 2005,
Nxb. Chính trị
92. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật nuôi con nuôi 2010,
Nxb. Chính trị
93. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
94. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014
95. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức Tòa án
nhân dân năm 2014
96. Hoàng Thị Kim Quế (2002), Vấn đề kết hợp quản lý xã hội bằng pháp luật với
giáo dục và nâng cao đạo đức ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học (12), 28-31, tr.31
97. Hoàng Thị Kim Quế, ( 2005), Luật tục Tây Nguyên: Giá trị văn hóa pháp lý, quản
lý cộng đồng và mối quan hệ với pháp luật, Tạp chí khoa học Kinh tế - Luật, Số 1(21).
98. Hoàng Thị Kim Quế (2015), Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của
công dân ở nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học, Tập 31, Số 3, tr.26-31
99. Đào Huy Quyền, Ngô Bính, (2003), Văn hóa truyền thống các dân tộc Kon
Tum, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
100. Nguyễn Thế Sang, (2011), Luật tục và công cuộc phát triển kinh tế xã hội
Raglai, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội
101. Sở Văn hóa thông tin Gia Lai (1999), Luật tục Jrai (customary law of the Jrai
people), Pleiku
102. Sở Văn hóa thông tin Lâm Đồng (2005), Vài nét văn hóa các dân tộc thiểu số
Tây Nguyên ở Lâm Đồng, Nxb. Văn hóa thông tin
103. Sở Tư pháp tỉnh Đắc Lắc, (2016), Tài liệu Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Đắc Lắc (giai đoạn
2000-2015), Đắc Lắc
104. Hoàng Sơn (chủ biên), (2011), Người Churu ở Lâm Đồng, Nxb. Đại học quốc
gia, Hà Nội
105. Chu Thái Sơn, Việt Nam các dân tộc anh em - dân tộc Gia Rai, Nxb. Trẻ
106. Lê Hồng Sơn, Khái niệm, vị trí, vai trò và một số nội dung chính của luật tục từ
góc độ nghiên cứu pháp luật, tham luận tại hội thảo Vai trò của luật tục trong mối
quan hệ với pháp luật dân sự, Hà Nội, tháng 2 năm 2001.
107. Lâm Tâm - Linh Nga Niêk kdăm (1996), Một số nét đặc trưng của phong tục
các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
108. Cao Thị Thanh Tâm, (2011), Tìm hiểu luật tục của người Cơ ho Lạch ở huyện
Lạc Dương tỉnh Lâm đồng và ảnh hưởng của nó trong đời sống hiện tại, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng
109. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Công an nhân dân
110. Đinh Khắc Tuấn (2000), Bước đầu tìm hiểu thiết chế hôn nhân và gia đình các
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên qua luật tục, Tạp chí Dân tộc học, số 3, trang 71 -76.
111. Nguyễn Minh Tuấn, (2012), Bình đẳng giới trong gia đình người dân tộc Ê đê
ở Đắc Lắc, Tạp chí xã hội học, Số 2(118), tr.81-88
112. Võ Tấn Tú (2010), Hôn nhân và gia đình của người Chu ru ở Lâm Đồng, Luận
án tiến sĩ Dân tộc học, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia
TP. HCM),
113. Hôn nhân và gia đình của người Chu ru, (sách chuyên khảo), (2016), Võ Tấn
Tú, Nxb. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí minh, Tp. Hồ Chí Minh.
114. Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập 2, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, năm 2002
115. Bùi Tất Thắng, (2015), Vấn đề giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
cho phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, Chương trình Tây Nguyên 3, Hà Nội
116. Nguyễn Xuân Thắng, (2015), Các giá trị phát triển cơ bản vùng Tây Nguyên và
xác định các quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển bền vững Tây Nguyên,
Chương trình Tây Nguyên 3, Hà Nội
117. Lê Thi (2004), Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển
bền vững, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.42.
118. Ngô Đức Thịnh - Chu Thái Sơn (Tổ chức biên soạn và giới thiệu) - Nguyễn
Hữu Thấu (Biên dịch và chỉnh lý) (1998), Luật tục Ê đê: Tập quán pháp, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
119. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) - Trần Tấn Vinh (Sưu tầm) - Điểu Kâu (dịch)
(1998), Luật tục M’nông: Tập quán pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
120. Ngô Đức Thịnh, (2003), Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam =
Understanding customary laws of ethnic groups in Vietnam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
121. Ngô Đức Thịnh - Ngô Văn Lý (2004), Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Nam
Tây Nguyên, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
122. Ngô Đức Thịnh (2007), Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên, Nxb Trẻ, Tp
Hồ Chí Minh.
123. Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu, Sưu tầm, giới thiệu, dịch
(2012), Luật tục Ê đê (Tập quán pháp), Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội
124. Ngô Đức Thịnh, Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội
125. Nguyễn Quang Tuyến, Tìm hiểu vấn đề hôn nhân và gia đình trong luật tục Bah
nar, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1 (237), 2008, tr. 31-36
126. Nguyễn Hữu Trí, (2000), Luật tục Ê đê, luật tục M’nông và vai trò của nó trong
đời sống đồng bào các dân tộc ở tỉnh Đắc Lắc, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 43, tr.68-74
127. Cao Đại Trí, (2006),Tìm hiểu phong tục cưới xin của người Churu ở xã Proh -
Đơn Dương-Lâm Đồng, Thông báo khoa học Trường đại học Đà Lạt, tr.259-265
128. Bùi Xuân Trường (1997), Tác động của luật tục đối với việc quản lý xã hội ở
các dân tộc Thái, Hmông thuộc Tây Bắc Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ, Hà Nội
129. Trương Trổ (chủ biên) (1993), Đà Lạt - thành phố cao nguyên, Nxb. Thành phố
Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh
130. Trịnh Thị Thủy (2009), Luật tục trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số,
những giá trị cần bảo tồn, phát huy và những hủ tục cần loại bỏ, Tạp chí Dân tộc, số 108.
131. Trường đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb
Công an nhân dân, tr.148.
132. Trường đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật,
Nxb. Công an nhân dân, Hà nội
133. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp
luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội
134. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Quyết định số 2175/QĐ-UBND về ban hành
Kế hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2020
135. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các
tỉnh phía Nam), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
136. Viện nghiên cứu văn hóa dân gian (1998), Luật tục Mnong (Tập quán pháp),
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
137. Viện nghiên cứu văn hóa dân gian (2000), Luật tục và phát triển nông thôn hiện
nay ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia.
138. Viện nghiên cứu văn hóa (2006), Nghi lễ và phong tục các tộc người ở Tây
Nguyên, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
139. Viện nghiên cứu văn hóa, Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt
Nam, tập 13 Luật tục, (2010), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
140. Viện Ngôn ngữ học, từ điển Tiếng việt của Trung tâm từ điển học, Nxb. Đà
nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng 2006
141. Hoàng Trọng Vĩnh, (2006), Mối quan hệ giữa pháp luật với phong tục tập quán
trong điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Trường đại
học luật Hà Nội, Hà Nội
142. Võ Khánh Vinh, (2015), Hệ thống chính trị ở cơ sở phục vụ phát triển bền vững
vùng Tây Nguyên, Chương trình Tây Nguyên 3, Hà Nội
143. Vụ Hợp tác quốc tế, Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo nghiên cứu Tập
quán pháp - Thực trạng ở Việt Nam và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp
dụng tập quán pháp ở Việt Nam, Hà Nội
144. Nguyễn Đình Xuân (1997), Giáo dục đời sống gia đình, Nxb. Đại học quốc gia,
Hà Nội, tr.36.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
1. Những đặc trưng cơ bản của luật tục các dân tộc ở Tây Nguyên trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Tạp chí Nghề Luật, số 6/2016
2. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Lâm Đồng, Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật, số 1 (298) tháng 1/2017
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở trong vùng đồng bào dân
tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 252 (1/2017)
PHỤ LỤC
Để tiện cho việc theo dõi, kiểm tra và đối chiếu, Luận án cung cấp 4 phụ lục,
gồm có:
1. Phụ lục 1. Danh mục các bảng biểu sử dụng trong luận án
2. Phụ lục 2. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn
3. Phụ lục 3. Bản đồ khu vực Tây Nguyên
PHỤ LỤC 1
Bảng 1. Số lƣợng các cặp kết hôn trong nội bộ dân tộc của các dân tộc thiểu
số tại chỗ Tây Nguyên
Vợ/
chồng
M’n
ông
Ê
đê
Gia
rai
Cơ
ho
Chu
ru
Rơ
măm
B
râu
Xơ
đăng
Ba
na
Mạ Kinh Tổng
M’nông 54 12 10 11 3 2 2 6 100
Ê đê 12 73 3 1 1 10 100
Gia rai 3 3 77 3 2 7 5 100
Cơ ho 11 1 3 66 11 1 2 5 100
Churu 3 1 2 11 64 1 3 2 13 100
Rơ
măm
3
63 8 4 11 7 7 100
B râu 1 89 7 1 2 100
Xơ
đăng
1
5 7 85 2 100
Ba na 2 7 1 3 11 1 57 6 100
Mạ 2 2 75 11 100
(Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên)
Bảng 2. Ý kiến ngƣời dân theo tín ngƣỡng truyền thống về vai trò của già
làng trong phân xử các vụ việc duy trì phong tục tập quán dân tộc
T
T
Già làng phân xử các vụ việc Ý kiến đồng ý của người dân theo
tín ngưỡng
Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1. Vợ chồng ly hôn 404 82
2. Ngoại tình 372 75
3. Quan hệ trai gái trước hôn nhân 353 71
4. Hoang thai 365 73
5. Tranh chấp tài sản gia đình 358 73
6. Con đối xử không tốt với bố mẹ 370 75
(Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên)
Bảng 3. Mong muốn về nơi ở sau khi kết hôn
Nơi ở Số lượng Tỷ lệ
Gia đình bên chồng 2 2,9
Gia đình bên vợ 30 42,8
Ở riêng 38 54,3
Tổng 70 100
(Nguồn: Tổng hợp từ các cuộc thảo luận nhóm, sinh viên năm 2016)
Bảng 4. Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đến năm 2015
(Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên)
Kon
Tum
Gia
Lai
Đắk
Lắk
Đắk
Nông
Lâm
Đồng
Toàn
vùng
1.Tổng số 2.225 4.397 4.267 1.576 3.093 15.558
Trong đó:
- Cán bộ 1.146 2.399 2.193 866 1.610 8.214
- Công chức 1.079 1.998 2.074 710 1.483 7.344
- Đảng viên 1.730 3.327 3.391 1.238 2.398 12.084
- Nữ 600 1.328 1.087 371 787 4.173
- Dân tộc thiểu số 893 1.355 873 246 611 3.978
2. Trình độ học vấn
- Tiểu học 40 184 21 79 22 346
- Trung học cơ sở 335 1.108 483 135 393 2.454
- Trung học phổ thông 1.850 3.105 3.763 1.362 2.678 12.758
3. Trình độ chuyên môn
- Chưa qua đào tạo 188 1.122 734 407 486 2.937
- Sơ cấp 186 268 311 53 117 1.035
- Trung cấp 882 2.017 2.106 662 1.575 7.242
- Cao đẳng 131 285 343 92 72 923
- Đại học 738 695 770 362 840 3.405
- Sau đại học 0 10 3 0 3 16
4. Trình độ lý luận chính trị
- Chưa qua đào tạo 587 1.508 1.264 757 1.134 5.250
- Sơ cấp 489 1.346 841 191 466 3.333
- Trung cấp 1027 1.375 1.998 573 1.440 6.413
- Cao cấp, cử nhân 122 168 164 55 53 562
Bảng 5. Chất lƣợng hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, phƣờng, thị trấn
tính đến năm 2015
Tỉnh
Tổng
số
Mức dộ hoàn thành nhiệm vụ
Xuất sắc Tốt Hoàn thành
Chƣa hoàn
thành
Kon Tum 97 54
(55,67%)
40
(41,24%)
3
(3,09%)
0
Gia Lai 222
0
143
(64,41%)
75
(33,78%)
4 (1,81%)
Đắk Lắk 184 77
(41,85%)
63
(34,24%)
44
(23,91%)
0
Đắk Nông 71 22
(30,99%)
33
(46,48%)
15
(21,13%)
1
Lâm Đồng 148 58
(39,19%)
83
(56,08%)
7
(4,73%)
0
Toàn vùng 722 211
(29,23%)
362
(50,14%)
144
(19,94%)
5 (0.69%)
(Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên)
Bảng 6. Chất lƣợng hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn
tính đến năm 2015
Tỉnh Tổng số
Mức dộ hoàn thành nhiệm vụ
Xuất sắc Tốt Hoàn thành
Chƣa hoàn
thành
Kon Tum 97 51
(52,58%)
42
(43,30%)
4
(4,12%)
0
Gia Lai 222 143
(64,42%)
75
(33,78%)
4
(1,80%)
0
Đắk Lắk 184 71
(35,59%)
70
(38,04%)
43
(23,37%)
0
Đắk Nông 71 19
(26,76%)
31
(43,66%)
20
(28,17%)
1 (1,41%)
Lâm Đồng 148 58
(39,19%)
82
(55,41%)
8
(5,40%)
0
Toàn vùng 722 199
(25,56%)
368
(50,97%)
150
(20,78%)
5 (0.69%)
(Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên)
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN
I. Nội dung của luật tục quy định về hôn nhân và gia đình và những biến
đổi của nó
Q1. Luật tục
- Ông bà có biết đến luật tục không? Hiện nay, luật tục có vai trò như thế nào
trong cộng đồng, nơi ông bà đang sinh sống?
- Luật tục quy định những vấn đề gì? Hiện nay vấn đề nào của luật tục người
dân còn thực hiện nhiều nhất?
- Liệu có sự khác nhau về mức độ tiếp nhận luật tục giữa người già, người trẻ;
người giàu, người nghèo; nam, nữ; trí thức, nông dân; cán bộ, người dânkhông?
- Sự am hiểu về luật tục giữa người già, người trẻ; người giàu, người nghèo;
nam, nữ; trí thức, nông dân; cán bộ, người dâncó sự khác nhau không?
Q2. Luật tục quy định về hôn nhân và gia đình
- Luật tục quy định như thế nào về vấn đề hôn nhân và gia đình? (tiêu chí chọn
vợ chọn chồng, nguyên tắc kết hôn, điều kiện kết hôn, quan hệ giữa ông bà, cha mẹ,
con cái và ngược lại, ly hôn, chia tài sản và nhận con nuôi?)
- Phạt vạ những trường hợp nào?
- Luật tục về hôn nhân và gia đình bây giờ còn được áp dụng chặt chẽ không?
Những quy định nào còn giữ nguyên và những quy định nào đã thay đổi?
- Những quy định của luật tục về hôn nhân và gia đình được áp dụng giống
nhau hay khác nhau trong cộng đồng?
- Liệu có sự khác nhau trong việc nhìn nhận sự cần thiết duy trì luật tục giữa
người già, người trẻ; người giàu, người nghèo; nam, nữ; trí thức, nông dân; cán bộ,
người dânhay không?
Q3. Những biến đổi về gia đình, dòng họ ảnh hƣởng đến luật tục quy định
về hôn nhân và gia đình
- Nơi cư trú sau hôn nhân trong buôn hiện nay cụ thể như thế nào? Có gì khác
biệt so với xã hội truyền thống không?
- Mô hình hôn nhân trong buôn hiện nay ra sao và Có gì khác biệt so với xã hội
truyền thống
- Cách tính họ của người trong buôn hiện nay và sự khác biệt so với xã hội
truyền thống?
- Quan niệm thừa kế hiện nay ra sao? Sự khác biệt so với xã hội truyền thống?
- Quan niệm về hôn nhân: ngoại hôn, nối dây hiện nay như thế nào? Có gì
khác biệt so với xã hội truyền thống?
Q4. Những biến đổi về cơ cấu tổ chức buôn làng ảnh hƣởng đến luật tục
- Bộ máy quản lý buôn làng hiện nay (thành phần? Nhiệm vụ của từng người?)
Sự khác biệt so với xã hội truyền thống?
- Vai trò của từng thành phần: Già làng? Trưởng buôn? Chức sắc tôn giáo? Các
tổ chức đoàn thể Nhấn mạnh vai trò trong tiếp nhận, duy trì và vận dụng luật tục).
- Khi có mâu thuẫn, xung đột, người dân tìm ai để được giúp đỡ?
- Cơ cấu xã hội trong buôn: nghề nghiệp, thu nhập, mức sống, lối sống? Sự
khác biệt với xã hội truyền thống?
II. Luật tục quy định về hôn nhân và gia đình xét trong mối quan hệ với
pháp luật hôn nhân và gia đình
Q5. Luật tục trong nhìn nhận của cán bộ chính quyền địa phƣơng
- Có biết về luật tục quy định về hôn nhân và gia đình của cộng đồng các dân
tộc thiểu số tại chỗ sinh sống trên địa bàn hay không?
- Hiểu về luật tục quy định về hôn nhân và gia đình của cộng đồng các dân tộc
thiểu số tại chỗ sinh sống trên địa bàn như thế nào?
- Hãy đánh giá vai trò của luật tục quy định về hôn nhân và gia đình trong thực
hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ trên
địa bàn.
- Thực tế vận dụng những nguyên tắc của luật tục quy định về hôn nhân và gia
đình để giải quyết các vụ việc.
- Có ủng hộ việc thúc đẩy luật tục tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật
hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các dân tộc thiểu số không?
Q6. Sự tuân thủ luật tục và pháp luật pháp hôn nhân và gia đình của ngƣời dân
Q6.1. Tuân thủ luật tục quy định về hôn nhân và gia đình
- Trong những trường hợp nào sau đây kết hôn, quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình, ly hôn, nhận con nuôi người dân tộc thiểu số tại chỗ có xu hướng chọn
luật tục để giải quyết? Vì sao?
Q6.2. Tuân thủ pháp luật hôn nhân và gia đình
- Trong những trường hợp nào, người dân tộc thiểu số tại chỗ có xu hướng chọn
pháp luật để giải quyết? Vì sao?
Q6.3. Tuân thủ cả luật tục và pháp luật hôn nhân và gia đình
- Trong những trường hợp nào, người dân tộc thiểu số tại chỗ có xu hướng chọn
luật tục để giải quyết? Vì sao?
- Trong những trường hợp nào, người dân tộc thiểu số tại chỗ có xu hướng chọn
pháp luật hôn nhân và gia đình để giải quyết? Vì sao?
III. Vấn đề phát huy vai trò tích cực của luật tục trong việc thực hiện pháp
luật hôn nhân và gia đình
Q7. Cơ chế hòa giải cơ sở
- Thành phần tổ hòa giải cơ sở gồm những ai? Có hợp lý không?
- Vai trò của các thành viên trong tổ hòa giải cơ sở (nhấn mạnh vai trò của già
làng và trưởng buôn) như thế nào?
- Thực tế hòa giải ở cơ sở từ năm 2010 cho tới nay (tháng 11/2016) diễn ra như
thế nào? Có bao nhiêu vụ? Kết quả ra sao?
- Đánh giá hiệu quả của hòa giải cơ sở trong quản lý xã hội ở cộng đồng dân tộc
thiểu số tại chỗ hiện nay.
- Thực tế vận dụng luật tục trong hòa giải cơ sở như thế nào?
Q8. Quy ƣớc gia đình, thôn, buôn
- Quá trình xây dựng quy ước (do nhu cầu của buôn làng hay kế hoạch từ cấp
trên; những người xây dựng quy ước, quy trình xây dựng quy ước, nội dung chính của
quy ước)?
- Quá trình thông qua quy ước (các cuộc họp diễn ra như thế nào, những người
am hiểu luật tục có phải là người có ý kiến đóng góp nhiều cho quy ước)?
- Người dân được phổ biến quy ước bằng cách nào?
- Việc giám sát thực hiện quy ước. Cụ thể ra sao?
- Có nên đưa vào tiêu chí để xét gia đình văn hóa không?
Q9. Việc vận dụng luật tục ở địa phƣơng
- Trong những trường hợp nào thì khuyến khích vận dụng luật tục?
- Những khó khăn trong việc vận dụng luật tục là gì?
Q10. Việc tuyên truyền và thực thi pháp luật hôn nhân và gia đình tại địa phƣơng
- Ai là người tuyên truyền luật pháp? Người dân đánh giá như thế nào về vai trò
của luật pháp, có biểu hiện phản đối luật pháp hay không; hiệu quả tuyên truyền luật
pháp tại các buôn làng?
- Có sự khác biệt giữa người già, người trẻ, nông dân, cán bộ công chức trong
việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình?
- Có những nội dung pháp luật hôn nhân và gia đình khó thực hiện do không
phù hợp với thực tiễn địa phương?
- Làm sao để người dân có thể nghe, hiểu và thực hiện những quy định của
pháp luật hôn nhân và gia đình?
- Cách thức nào để tuyên truyền pháp luật hiệu quả nhất trên địa bàn?
Q11. Tình hình dân trí nói chung và đội ngũ cán bộ trên địa bàn
- Trình độ dân trí trên địa bàn? Sự ảnh hưởng của nó đến việc tiếp nhận pháp
luật hôn nhân và gia đình và cách thức giải quyết?
- Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn?
- Sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ, công chức đối với luật tục các dân tộc thiểu
số tại chỗ Tây Nguyên?
- Cách thức xử lý của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn khi có những
trường hợp vi phạm trên địa bàn?
- Ảnh hưởng của trình độ đội ngũ cán bộ, công chức đến việc tuyên truyền phổ
biến giáo dục pháp luật; phát huy những ảnh hưởng và hạn chế những ảnh hưởng tiêu
cực của luật tục.