Luận án Ảnh hưởng của phân bón đến độ phì nhiêu đất đỏ bazan và năng suất cà phê ở cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng

Tương quan giữa một số tính chất hóa học với mật độ, kích thước và sinh khối giun đất - Chất hữu cơ (nguồn thức ăn chính của giun đất) được cho là ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của giun đất [158]. Do vậy tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ (OM) với mật độ, kích thước và sinh khối giun đất là mối tương tác rất chặt với hệ số tương quan r lần lượt: 0,95; 0,96 và 0,90 (P < 0,01) (Hình 3.17). - pH đất là yếu tố môi trường ảnh trực tiếp đến quá trình hô hấp của giun. Do vậy, pH đất rất quan trọng trong đời sống của giun đất. Giun đất thích hợp với môi trường pH trung tính hoặc hơi chua (pH dao động trong khoảng 5,5 – 7,0) vượt qua mức pH này đều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sống của giun đất mà chủ yếu là quá trình hô hấp. Xét mối tương quan giữa pH và mật độ giun đất với hệ số r = 0,83 (P ≤ 0,05), thể hiện được pH đất ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự sinh trưởng và phát triển của giun đất.

pdf171 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của phân bón đến độ phì nhiêu đất đỏ bazan và năng suất cà phê ở cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suất cà phê với hàm lượng CEC, OM, Nts, K2Odt và Ca2+ trong đất với hệ số tương quan r lần lượt: 0,79; 0,80; 0,74; 0,85 và 0,74 (P ≤ 0,05) đây là mối tương tác chặt. Chứng tỏ hàm lượng CEC, OM, Nts, K2Odt và Ca2+ trong đất có ảnh hưởng lớn đến năng suất cà phê vối trên nền đất nâu đỏ bazan. Phương trình tương quan giữa năng suất cà phê với OM là Y = 0,746x + 1,2337 (R2 = 0,6492). Hàm lượng OM là kho dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng (đa, trung và vi lượng) cho cây đồng thời cũng là yếu tố chính cải thiện độ phì nhiêu đất, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Kết quả nghiên cứu của Zhong và Cai (2007) [169], tương quan giữa năng suất lúa và hàm lượng chất hữu cơ trong đất là có ý nghĩa cao. Brian W.Murphy (2014) [113], cũng cho rằng tương quan giữa OM trong đất với năng suất cây trồng là chặt chẽ, năng suất chất khô của cây trồng giảm khi hàm lượng chất hữu cơ trong đất giảm xuống dưới 2%. Phương trình tương quan giữa năng suất cà phê với hàm lượng K2Odt là Y = 0,1286x + 2,1728 (R2 = 0,7241), chứng tỏ hàm lượng kali trong đất có ảnh hưởng lớn đến năng suất cà phê nhân. Điều này cũng đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả trước đây như: Nguyễn Xuân Trường và ctv (2003) [91], Tôn Nữ Tuấn Nam và Trương Hồng (1999) [68], cây cà phê cần cao nhất là kali sau đó đến đạm, để có 1 tấn nhân cà phê vối thì cây lấy 46,9 – 49, 6 kg K2O. Chứng tỏ hàm lượng kali dễ tiêu trong đất là yếu tố quyết định đến năng suất cà phê. Do vậy bón đủ nhu cầu kali cho cây sẽ làm tăng năng suất ngoài ra làm tăng trữ lượng kali trong đất. 135 3.3.6.3 Tương quan giữa năng suất cà phê với một số yếu tố sinh học Qua Phụ lục 4, tương quan giữa năng suất cà phê với mật độ, kích thước và sinh khối giun đất với hệ số r lần lượt: 0,83; 0,87 và 0,82 (P ≤ 0,01) đây là mối tương quan chặt. Năng suất cà phê nhân tăng theo mật độ, kích thước và sinh khối giun đất. Vì giun đất chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu thông qua quá trình tiêu hóa chất hữu cơ thải ra phân chứa hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu cao, mặt khác chúng đào hang chui rúc trong đất làm cho đất thoáng khí giúp cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Brown và ctv (1999) đã chứng minh mật độ, sinh khối của giun đất luôn tỉ lệ thuận với năng suất cây trồng [104]. - Tương quan giữa mật độ vi sinh vật phân giải xenluloza trong đất với năng suất cà phê vối với hệ số r = 0,75 (P ≤ 0,05), đây là mối tương tác chặt. Có thể thấy rằng, vi sinh vật phân giải xenluloza trong đất chủ yếu là các vi sinh vật có ích cho đất và cây trồng, chúng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó tiêu (hữu cơ, khoáng vô cơ, hoặc N tự do khí trời) thành dễ tiêu cung cấp cho cây, đồng thời làm tăng lượng mùn giúp tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng trong đất. Tóm lại: qua phân tích tương quan đa tuyến tính và phân tích thành phần chính (PCA) giữa các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học với độ phì nhiêu đất và năng suất cà phê cho thấy các chỉ tiêu: dung trọng, hàm lượng OM, pH, Ca2+, mật độ giun đất và mật độ vi sinh vật tổng số, vi sinh vật phân giải xenluloza có vai trò rất quan trọng trong quá trình duy trì và cải thiện độ phì nhiêu đất nâu đỏ bazan cũng như năng suất cà phê. Các yếu tố này có mối tương quan rất chặt với các yếu tố còn lại trong môi trường đất từ đó tạo nên chất lượng đất và năng suất cây trồng. Trong đó quan trọng nhất là hàm lượng OM, pH, Ca2+ và giun đất. Yếu tố OM đã tham gia cải thiện một số tính chất vật lý đất (dung trọng, độ xốp và đoàn lạp), một số tính chất hóa học đất (CEC, N tổng số, lân dễ tiêu, kali tổng số lẫn dễ tiêu, Ca2+, Mg2+ và độc tố nhôm) và mật độ, kích thước cũng như sinh khối giun đất, vi sinh vật có ích trong đất (vi sinh vật tổng số, vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân, vi sinh vật phân giải xenluloza). Đồng thời OM cũng tham gia vào hệ đệm của đất góp phần cải thiện độ pH đất và hạn chế độc tố nhôm, sắt trong đất. Điều này cũng đã được Brian W. Murphy (2014) [113], nêu ra, chất hữu cơ trong đất thực hiện các chức năng khác 136 nhau; cải thiện CEC, cấu trúc đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, là nguồn thực phẩm và cung cấp năng lượng cho hầu hết các vi sinh vật và động vật đất, điều hòa tính nhiệt và độ ẩm đất, nhưng nó còn phụ thuộc vào loại OM và loại đất [113]. Theo Webb và Loveland (2003)[171], hàm lượng OM trong đất phải đạt mức 2% mới được coi là có tác dụng lớn trong sự thay đổi tính chất đất. Theo Brian W. Murphy, 2014 [113], năng suất của chất khô ở cây trồng giảm khi hàm lượng chất hữu cơ trong đất giảm xuống dưới 2%. Việc cải thiện Ca2+ đất góp phần cải thiện pH, độc tố nhôm, CEC, Nts, K2Odt, mật độ giun đất và mật độ vi sinh vật đất cũng như năng suất cà phê trên nền đất nâu đỏ bazan. Việc cải thiện pH đất góp phần cải thiện mật độ và hoạt động sống của giun đất, vi sinh vật đất (vi sinh vật tổng số, vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân, vi sinh vật phân giải xenluloza), đồng thời hạn chế độc tố của nhôm, sắt và cải thiện lân dễ tiêu trong đất, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón đối với cây trồng. Mật độ, kích thước và sinh khối giun đất có ảnh hưởng lớn đến độ xốp, đoàn lạp bền trong nước, khả năng giữ ẩm, Nts, lân dễ tiêu, kali đễ liêu, CEC, Ca2+, Mg2+, mật độ vi sinh vật đất cũng như năng suất cà phê. Do vậy, trong canh tác cà phê trên đất nâu đỏ bazan cần chú ý cải thiện hàm lượng chất hữu cơ, độ pH đất, Ca2+ và mật độ giun đất thông qua hình thức bón phân cân đối (tỉ lệ và liều lượng) giữa phân vô cơ và hữu cơ sẽ góp phần sử dụng hiệu quả, bền vững quỹ đất nâu đỏ bazan. 3.4 Mô hình trình diễn sản xuất cà phê vối bền vững trên đất nâu đỏ bazan cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng Hiện nay, đa số vườn cà phê vối trên vùng cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đang bước vào giai đoạn già cỗi (15 – 25 năm tuổi) cho quả nhỏ, năng suất thấp và dễ bị sâu bệnh [69]. Do vậy, phần lớn nông dân trong vùng đã thực hiện tái canh bằng phương thức ghép giống mới cao sản cho quả to, năng suất cao và kháng bệnh tốt trên gốc cà phê già cỗi. Kết quả bước đầu đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng công nhận. Nhưng chế độ canh tác bón phân cho cây cà phê ghép giống cao sản cho năng suất cao chưa được khuyến cáo, vì thế nghiên cứu và xây dựng mô hình bón phân cho cà phê ghép giống cao sản là cần thiết, nhằm đem lại hiệu quả kinh 137 tế đồng thời duy trì độ phì nhiêu đất, đáp ứng nhu cầu sản xuất cà phê bền vững cho tỉnh nhà. Ngoài kỹ thuật chăm sóc như làm cỏ, tỉa cành, tưới nước, quản lý dịch hại và thu hoạch thì quy trình kỹ thuật bón phân là một yếu tố rất quan trọng trong canh tác cà phê. Phân bón là yếu tố tác động đến các yếu tố cấu thành năng suất và duy trì độ phì nhiêu đất, nhưng nếu bón phân không theo “bốn đúng” (đúng loại; đúng liều lượng, đúng tỉ lệ; đúng giai đoạn và đúng kỹ thuật) so với từng thời kỳ và năng suất thực thu sẽ có tác động ngược lại [33], [91]. Bảng 3.28 Năng suất cà phê và hiệu quả kinh tế của mô hình NT NS nhân (tấn/ha) Tỉ lệ (quả/nhân) Tổng chi phí (đồng) NS tăng so với ĐC (tấn/ha) Lãi (đồng/ha) ĐC 3.82 4,7 57.404.123 - 95.395.876 NPK 4.36 4,5 56.347.700 0,54 (14,1%) 118.052.300 NPK + HC 5,43 4,3 72.716.250 1,61 (42,2%) 144.483.750 * Ghi chú: ĐC: Đối chứng nông dân (350 N - 150 P2O5 – 350 K2O); NPK (320 N – 100 P2O5 – 350 K2O); NPK+HC (320 N – 100 P2O5 – 350 K2O + 10 tấn phân hữu cơ chế biến); NS: năng suất; Tổng chi phí: (chí phí mua phân bón NPK, thuốc BVTV, chí phí ủ và bón phân hữu cơ, chí phí bón phân NPK, chi phí công thu hoạch, chi phí công phơi, xay xát và bảo quản, chi phí công làm cỏ, công tỉa cành chồi, công phun thuốc BVTV và công tưới nước). Sau 3 năm xây dựng thí nghiệm bón phân cùng với theo dõi các chỉ tiêu liên quan đến độ phì nhiêu đất và năng suất cà phê vối ở mục 3.2 và 3.3 cho thấy với mức bón (kg/ha/năm) 320 N – 100 P2O5 – 350 K2O + 10 tấn phân hữu cơ chế biến/ha/năm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao cũng như duy trì độ phì nhiêu đất là tối ưu. Vì thế, đã tiến hành ứng dụng nghiệm thức trên làm mô hình trình diễn. Qua Bảng 3.28 cho thấy: năng suất nhân/ha thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng nông dân và cao nhất ở nghiệm thức bón NPK kết hợp với phân hữu cơ chế biến. Tương tự tỉ lệ quả tươi/nhân khô thấp nhất ở công thức NPK kết hợp phân hữu cơ và cao nhất ở nghiệm thức đối chứng nông dân (tỉ lệ quả tươi/nhân khô càng thấp năng suất nhân càng cao và ngược lại). * Hiệu quả kinh tế (lãi) của sản xuất cà phê khi đầu tư phân bón hữu cơ chế biến kết hợp với phân vô cơ NPK của mô hình (Phụ lục Bảng 5.4 – Bảng 3.28) cho thấy: + Đối với nghiệm thức bón phân NPK (320 N – 100 P2O5 – 350 K2O, kg/ha/năm) so với đối chứng chi phí đầu tư sản xuất giảm 1.056.424 đồng (giảm chủ yếu từ chi phí 138 vật tư phân bón). Nhưng hiệu quả kinh tế tăng 0,54 tấn nhân/ha (14,1%) và lãi thuần tăng 22.656.424 đồng so với đối chứng. + Đối với nghiệm thức NPK+HC (320 N – 100 P2O5 – 350 K2O + 10 tấn phân hữu cơ chế biến) chi phí đầu tư sản xuất tăng 15.312.126 đồng so với đối chứng (chi phí tăng chủ yếu do đầu tư phân hữu cơ và công thu hoạch, chế biến do tăng sản lượng). Nhưng hiệu quả kinh tế tăng 1,61 tấn (42,2%) và lãi thuần tăng 49.087.874 đồng (tỉ suất lợi nhuận 3,7) so với đối chứng. + So sánh giữa nghiệm thức NPK với NPK + HC ở Bảng 3.28 cho thấy, việc bón phân vô cơ NPK kết hợp với phân hữu cơ chế biến đã tăng chi phí đầu tư sản xuất lên 16.368.550 đồng, nhưng hiệu quả kinh tế tăng 1,07 tấn nhân/ha (24,5%) và tăng lợi nhuận lên 26.431.450 đồng (tỉ suất lợi nhuận 2,0) so với việc chỉ bón phân vô cơ NPK. Như vậy, trong quá trình thâm canh cà phê vối ghép giống cao sản trên nền đất nâu đỏ bazan thực hiện bón phân vô cơ NPK kết hợp phân hữu cơ chế biến với lượng (320 N – 100 P2O5 – 350 K2O + 10 tấn phân hữu cơ chế biến/ha/năm) trong thời kỳ kinh doanh đã làm tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất cà phê lên 18,8% so với bón phân vô cơ NPK (320 N – 100 P2O5 – 350 K2O) và tăng 41,7% so với đối chứng nông dân. 139 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận (1) Thực trạng bón phân đạm, lân, kali cho cà phê vối tại cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng biến động rất lớn về lượng và mất cân đối về tỉ lệ. So với mức năng suất nhân trung bình đạt được là 3,6 tấn/ha có đến 77% số hộ bón thừa đạm, 97% số hộ bón thừa lân và 48% số hộ bón thừa kali. Lượng phân hữu cơ được bón biến động lớn: Phân hữu cơ chế biến dao động từ 1 – 5,3 tấn/ha/năm, trung bình là 2,8 tấn/ha/năm; phân chuồng từ 8,5 – 35 tấn/ha, trung bình 16,8 tấn/ha (2 – 3 năm bón 1 lần). Trong đó, khoảng 53% số hộ sử dụng phân chuồng tươi (phân gà, lợn và bò) chưa qua xử lý bón cho cà phê. (2) Bón phân hữu cơ chế biến, phân đạm và phân lân hợp lý làm tăng độ phì nhiêu của đất nâu đỏ bazan. a) Bón 10 tấn phân hữu cơ chế biến liên tục trong 3 năm đã cải thiện một số chỉ tiêu lý, hóa và sinh học đất so với không bón, cụ thể: độ xốp đất tăng (7,5%), độ bền đoàn lạp tăng (17,2%), dung trọng đất giảm (10,2%), CEC tăng (21,8%), OM tăng (36,5%), lân dễ tiêu tăng (12,9%), kali dễ tiêu tăng (64%), Ca2+ tăng (48,3%), Mg2+ tăng (31,5%), Al3+ giảm (2,4 lần); giun đất (mật độ tăng gấp 2,5; kích thước tăng 2,6 và sinh khối tăng 7,6 lần); Mật độ vi sinh vật có ích (tổng số tăng 31,4%, cố định đạm tăng 40,7%, phân giải lân tăng 91,8%, phân giải xenluloza tăng 68,2%). b) Bón đạm với liều lượng 320 kg N/ha/năm cải thiện một số chỉ tiêu lý, hóa và sinh học đất, gồm: Giảm dung trọng, tăng độ xốp và độ bền đoàn lạp trong nước; Duy trì giá trị pHH2O trong khoảng 5,7 – 6,0; nâng cao hàm lượng (CEC, OM, Nts, K2Odt, Ca2+ và Mg2+), đồng thời giảm nhôm di động; Tăng mật độ, kích thước và sinh khối giun đất cũng như mật độ vi sinh vật (tổng số, cố định đạm, phân giải lân và phân giải xenluloza) so với các mức N còn lại. c) Bón tăng lượng phân lân từ 100 – 200 kg P2O5/ha/năm chỉ cải thiện được một số chỉ tiêu pH, Ca2+, Mg2+; Tuy nhiên, không có tác dụng đến một số tính chất vật lý, 140 hóa học và sinh vật đất cũng như năng suất cà phê. Do đó, bón 100 kg P2O5/ha/năm cho cà phê vối là hợp lý. d) Nghiệm thức bón phối hợp 10 tấn phân hữu cơ chế biến với 320 N – 100 P2O5 – 350 K2O (kg/ha/năm) đã có tác dụng cải thiện độ phì nhiêu đất nâu đỏ bazan (vật lý, hóa học và sinh vật đất) ở mức tối ưu so với các nghiệm thức còn lại. (3) Nghiệm thức bón 10 tấn phân hữu cơ chế biến kết hợp với 320 N – 100 P2O5 – 350 K2O (kg/ha/năm) cho năng suất nhân cao nhất (5,68 tấn/ha), hiệu quả kinh tế đạt cao nhất (153.845.992 đồng/ha) và hiệu quả phối hợp giữa phân hữu cơ chế biến và vô cơ tốt nhất bình quan 3 năm là tăng (35,4%), nên đây là nghiệm thức phân bón hợp lý cho cà phê vối ghép giống cao sản trên nền đất nâu đỏ bazan ở cao nguyên Dinh Linh. (4) Qua kết quả phân tích tương quan đa tuyến tính và phân tích thành phần chính (PCA) giữa các chỉ tiêu lý, hóa và sinh học thể hiện độ phì nhiêu đất và năng suất cà phê cho thấy, các yếu tố dung trọng, hàm lượng chất hữu cơ, Ca2+, pH, mật độ và kích thước giun đất, mật độ vi sinh vật phân giải xenluloza có liên quan rất chặt với độ phì nhiêu đất và năng suất cà phê vối trên nền đất nâu đỏ bazan. Trong đó, các yếu tố đóng vai trò quan trọng là hàm lượng chất hữu cơ, Ca2+ và pH đất. (5) Kết quả thử nghiệm trên mô hình đã chứng minh nghiệm thức bón 10 tấn phân hữu cơ chế biến kết hợp phân vô cơ 320 N – 100 P2O5 – 350 K2O (kg/ha/năm) làm tăng năng suất cà phê nhân 1,07 tấn/ha, lợi nhuận tăng 26.431.450 đồng (tỉ suất lợi nhuận là 2,0) so với nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ bón NPK (cùng liều lượng); Đồng thời, so với đối chứng bón theo nông dân, năng suất tăng 1,61 tấn/ha, lợi nhuận tăng 49.087.874 đồng (tỷ suất lợi nhuận 3,7). 4.2 Kiến nghị (1) Ứng dụng và phổ biến mức phân bón 320 kg N – 100 kg P2O5 – 350 kg K2O + 10 tấn phân hữu cơ chế biến/ha/năm trong canh tác cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại vùng trồng cà phê cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng. (2) Tiếp tục nghiên cứu bón bổ sung cân đối phân trung và vi lượng cho cây cà phê tại cao nguyên Di Linh. 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUÂṆ ÁN 1. Lâm Văn Hà (2016) “Nghiên cứu thực trạng sử dụng phân đạm, lâm, kali và lưu huỳnh cho cà phê vối ở tỉnh Lâm Đồng”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 8/2016, tr 29 – 34. 2. Lâm Văn Hà (2016) “Đánh giá một số đặc điểm hoá học của đất nâu đỏ bazan trồng cà phê ở cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Số 1/2016, tr 43 – 48. 3. Lâm Văn Hà (2016) “Ảnh hưởng của phân vô cơ (N, P) và phân hữu cơ đến mật độ và sinh khối giun đất (Lumbricina) trên đất nâu đỏ bazan trồng cà phê vối ở cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Số 4/2016, tr 43 – 48. 4. Lâm Văn Hà (2017) “Ảnh hưởng của phân N, P và phân hữu cơ đến mật độ vi sinh vật tổng số, phân giải lân và xenluloza trên đất nâu đỏ bazan trồng cà phê vối ở tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Số 1/2017, tr 44 – 48. 5. Lâm Văn Hà (2017) “Ảnh hưởng của phân vô cơ N, P và phân hữu cơ đến năng suất cà phê vối (Coffea Canephora Pierre) trên đất nâu đỏ bazan vùng cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Số 7/2017, tr 26 – 32. 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO 4.1 Tài liệu tiếng Việt 1. Lưu Thế Anh, Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Mạnh Hà, Lê Bá Biên (2016), Tài nguyên đất Tây Nguyên Hiện trạng và Thách thức. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 2. Lưu Thế Anh, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Đức Thành, Hoàng Quốc Nam (2014), Đánh giá độ phì tự nhiên của đất Bazan tỉnh Đắk Lắk bằng hệ thống phân loại độ phì tiềm năng FCC (Fertility Capacity Classification). Tuyển tập Hội nghị Địa lý toàn Quốc lần thứ 8, Tp. Hồ Chí Minh. Thuộc chương trình Tây Nguyên 3 (mã số TN3/T01). 3. Lưu Thế Anh, Nguyễn Đức Thành (2013), Nghiên cứu hàm lượng mùn trong một số loại đất phát triển trên sản phẩm phong hóa đá bazan ở Đắk Lắk.Tuyển tập Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ 7, Hà Nội. Thuộc chương trình Tây Nguyên 3 (mã số TN3/T01). 4. Đỗ Ánh (2003), Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Lê Huy Bá (2009), Môi trường tài nguyên đất Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo Dục. 6. Lê Huỳ Bá (2007), Sinh thái môi trường đất. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 7. Thái Trần Bái (2015), Động vật học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 8. Báo cáo Ngành Phân bón. Fpt Securities, 6/2015.P. 9. Đỗ Trung Bình (2003), Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng phân kali đối với cây trồng trên đất đỏ và đất xám vùng Đông Nam Bộ. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Tp. Hồ Chí Minh. 10. Võ Văn Bình, Võ Thị Gương, Hồ Văn Thiệt và Lê Văn Hòa (2014), Ảnh hưởng của liên tục bón phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất trái chôm chôm (Nephelium Lappaceum L.) tại Chợ Lách, Bến Tre, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 11(3), tr 133 – 141. 11. Nguyễn Văn Bộ (2015), Phân lân Nung chảy - Phân bón đặc biệt của nông dân, Hội 143 thảo quốc gia sử dụng hiệu quả phân bón Văn Điển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr 13 – 29. 12. Nguyễn Văn Bộ (2013), Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam, Hội thảo quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp; tr 13 – 43. 13. Nguyễn Văn Bộ, Ernst Muter và Công Doẵn Sắt (2003), Bal Crop: Balanced fertilization for better crops in Vietnam (Handbook Series), This publication has been produced by Potash & Phosphate Institute/Potash & Phosphate Institute of Canada (Southeast Asia Programs), ISBN 981 – 04 – 2743 – 3. 14. Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Trọng Tú, Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Chiến (2003), Phân bón cân đối cho cây trồng ở Việt Nam, từ lý luận đến thực tiễn. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh, Nguyễn Trọng Thi, Đặng Thọ Lộc (1997), Hội thảo về Phân bón và Môi trường. Của NISF và FADINAP, 22 – 24 January 1997, Hà Nội. 16. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2005. TCVN4884:2005. Hướng dẫn chung về định lượng vi sinh vật - kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 300C. 17. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2002. TCVN6168:2002. Phân bón vi sinh vật phân giải Xenluloza. 18. Bộ Khoa học và Công nghệ, 1996. TCVN6167:1996. Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất phospho khó tan. 19. Lê Văn Căn (1978), Giáo trình nông hóa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Võ Hoài Chân, Tất Anh Thư, Nguyễn Thị Sa và Võ Thị Gương (2014), Ảnh hưỡng của phân bón hữu cơ đến một số đặc tính hóa học và sinh học đất vườn ca cao (Theobroma Cacao L) trồng xen vườn dừa tại Giồng Trôm, Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 11(3), tr 63 – 71. 21. Nguyêñ Tri Chiêm và Đoàn Triệu Nhạn, (1974), Tình hình diễn biến một số đặc tính lý hóa đất bazan trồng cà phê, cao su ở Phủ Quỳ, Tạp chí Nghiên cứu đất phân, Tập 4, tr 3 - 26. 22. Trần Văn Chính, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Hữu Thành, Cao Việt Hà, Đỗ Nguyên Hải, Hoàng Văn Mùa (2000), Giáo trình thổ nhưỡng học. Đại học Nông 144 nghiệp I Hà Nội. 23. Cục trồng trọt (2008), Các giải pháp tăng cường quả lý chất lượng và tăng hiệu suất sử dụng phân bón. Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2008. 24. Lê Văn Dũ (2006), Giáo trình độ phì nhiêu đất và phân bón. Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. 25. Vũ Năng Dũng, Bùi Thị Ngọc Dung, Đỗ Đình Đài, Nguyễn Xuân Nhiệm, Vũ Xuân Thành, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Võ Kiên, Trần Mậu Tân, (2009), Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, Tập 3: Tài nguyên đất Việt Nam thực trạng và tiềm năng sử dụng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 26. Nguyễn Thế Đặng (2008), Giáo trình Đất trồng trọt. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 27. Nguyễn Thế Đặng, Đặng Văn Minh và Nguyễn Thế Hùng (2007), Giáo trình Vật lý đất. Nhà xuất Bản Nông nghiệp Hà Nội. 28. Ngô Thị Đào, Vũ Hữu Yêm (2007), Đất và phân bón. Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 29. Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Xuân Cự, Phạm Văn Khang, Nguyễn Ngọc Minh (2004), Một số phương pháp phân tích môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 30. Đinh Đại Gái, Ngô Lê Anh Tuấn (2016), Đánh giá diễn biến môi trường đất do canh tác cây cà phê trên địa bàn Krong Buk, tỉnh Đăk Lăk. Tạp chí Khoa học Công nghệ, Viện Khoa học Công nghệ & Quản lý Môi trường, trường ĐH Công nghiệp TP. HCM, số 8, tr 33 – 42. 31. Võ Thị Gương, Châu Minh Khôi, Huỳnh Văn Định, Nguyễn Hồng Giang và Trần Huỳnh Khanh (2013), Hiệu quả của phân hữu cơ và phân vô cơ trong cải thiện năng suất tiêu (PIPER NIGRUM L.) tại Phú Quốc, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 6 (26), tr 70 – 75. 32. Võ Thị Gương, (2004), Nghiên cứu sự thoái hóa hóa học – vật lý đất trồng cam, quýt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ môn Khoa học Đất – Quản lý đất đai. Khoa Nông nghiệp – Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. 33. Nguyễn Như Hà (2005), Giáo trình thổ nhưỡng nông hóa. Nhà xuất bản Hà Nội. 34. Lâm Văn Hà (2016), Đánh giá một số đặc điểm hoá học của đất nâu đỏ bazan trồng 145 cà phê ở cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Số 1/2016, tr 43 – 48. 35. Lâm Văn Hà (2016), Nghiên cứu thực trạng sử dụng phân đạm, lâm, kali và lưu huỳnh cho cà phê vối ở tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 8, tr 29 – 34. 36. Lâm Văn Hà (2011), Đánh giá chất lượng đất và vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái đất trồng cà phê, dâu tằm ở huyện Lâm Hà từ đó đề xuất một số giải pháp xử lý, khắc phục, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Lạt. 37. Bùi Huy Hiền (2013), Phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Hội thảo quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, tr 578 – 591. 38. Bùi Huy Hiền, Hồ Quang Đức, Trần Minh Tiến, Nguyễn Đắc Hoan, Nguyễn Hữu Thành, Bùi Thị Ngọc Dung (2009), Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, Tập 7: Phương pháp phân tích đất. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 39. Nguyễn Khả Hòa, (1995) Lân với cây cà phê. Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hà Nội. 40. Huỳnh Thị Kim Hối, Vương Tân Tú, Nguyễn, Cảnh Tiến Trình, (2007), Ảnh hưởng của một số tính chất lí, hóa học của đất đến thành phần và phân bố của giun đất tại vườn quốc gia Tam Đảo. Tạp chí Sinh học, 29(2): 26-34. 41. Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 42. Trương Hồng, Trịnh Xuân Hồng, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Văn Phương, Võ Chí Cường, Nguyễn Đình Thoảng (2016), Nghiên cứu hiệu lực trực tiếp, tồn dư và cộng dồn của phân lân trên cây cà phê vối. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 2 (63), tr 55 – 57. 43. Trương Hồng (2015), Hiệu lực của phân lân nung chảy Văn Điển đối với cà phê vối kinh doanh ở Tây Nguyên, Hội thảo Quốc gia, Sử dụng hiệu quả phân bón Văn Điển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, tr 106 – 112. 44. Trương Hồng, Trịnh Xuân Hồng, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Quang Ngọc (2013), Thực trạng sử dụng phân bón vô cơ đa lượng cho cà phê ở Tây Nguyên. Hội thảo quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, tr 177 - 196. 146 45. Trương Hồng (2012), Sinh lý dinh dưỡng cây cà phê. Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí KH & KT số 12. 46. Trương Hồng (2000), Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón N,P,K cho cà phê vối kinh doanh trên đất bazan Đăk Lăk và đất xám gneiss Kon Tum. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Tp. Hồ Chí Minh. 47. Trương Hồng và ctv (1998), Hiện trạng sử dụng phân bón cho cà phê. Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông, Lâm nghiệp Tây Nguyên. 48. Hoàng Văn Huây (1995), Hấp thu, phản hấp thu và cố định anion photphat trong đất vùng nhiệt đới ẩm, Khoa học Đất 5/1995, Hội Khoa học Đất Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 39 - 44. 49. Phạm Quang Khánh, Nguyễn Xuân Nhiệm (2005), Báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh Lâm Đồng, Chương trình điều đa bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1.50.000-1/100.000 các tỉnh vùng Tây Nguyên. Tp. Hồ Chí Minh. 50. Nguyễn Văn Khiêm, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Thái Lâm (2008), Chương trình đánh giá đất nông nghiệp tại Lâm Đồng 1995 – 2008. Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bón và Môi trường phía Nam. 51. Nguyễn Văn Khiêm, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Thái Lâm (2005), Đặc điểm các đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan tỉnh Lâm Đồng.Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bón và Môi trường phía Nam. 52. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Trần Thiện Cường, Nguyễn Đình Đáp (2010), Giáo trình ô nhiễm môi trường đất và biện pháp xử lý. Nhà xuất bản Giáo dục. 53. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt (2007), Chỉ thị sinh học môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục. 54. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân (2000), Đất và môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục. 55. Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thế Truyền (1999), Nông nghiệp và môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục. 56. Nguyễn Thị Lan (chủ biên), Phạm Tiến Dũng (2005), Giáo trình phương pháp thí nghiệm. Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 57. Lê Hồng Lịch, Lê Minh Tuấn, Thái Phiên (2009), Độ phì nhiêu của đất nâu đỏ bazan qua quá trình canh tác ở một số vùng tại Đăk Lăk. Viện Thổ nhưỡng Nông 147 hóa – Kết quả Nghiên cứu Khoa học quyển 5, tr 160 – 169. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 58. Lê Hồng Lịch, (2008), Nghiên cứu sử dụng phân lân hợp lý cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan ở Đắk Lắk. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 59. Ngô Thị Hồng Liên và Võ Thị Gương (2007), Ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân xanh trong cải thiện một số tính chất hóa học và sinh học đất, Tạp chí Khoa học Đất Việt Nam, Số 27, tr 68 - 72. 60. Trần Thị Tường Linh (2014), Đặc điểm hấp phụ, giải phóng lân và sử dụng silicate để nâng cao hàm lượng lân hữu dụng trong đất lúa Nam Việt Nam. Luận án Tiến Sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 61. Lương Đức Loan và Nguyễn Tử Siêm, (1987), Cải thiện tình trạng lân dễ tiêu trong vườn cà phê trồng trên đất bazan. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật, số 1, tr 34-36. 62. Nguyễn Văn Minh (2014), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cà phê vối (Coffea Canephora Pierre) giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại Đăk Lăk, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế. 63. Hoàng Thị Minh (2009), Ảnh hưởng của phân bón và phụ phẩm đến độ phì nhiêu đất và năng suất của một số cơ cấu cây trồng trên đất bạc màu Bắc Giang, Kết quả nghiên cứu khoa học, quyển 5, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr 285 – 294. 64. Tôn Nữ Tuấn Nam (2013), Tình hình sử dụng phân bón và tình trạng dinh dưỡng của đất trồng cà phê lâu năm. Thông tin KH&KT số 26. Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk. 65. Tôn Nữ Tuấn Nam, Trình Công Tư (2012), Sổ tay hướng dâñ: Cải taọ dinh dưỡng đất trồng cà phê. Thưc̣ hiêṇ bởi Solidaribad và phối hơp̣ cùng trung tâm phát triển côṇg đồng. 66. Tôn Nữ Tuấn Nam (2005), Ảnh hưởng của một số loại hình canh tác và chế độ bón phân đến tính chất lý hóa học đất bazan Tây Nguyên. KHCN Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 20 năm đổi mới, tập 3: Đất, Phân bón. Nhà xuất bản Chí trị Quốc gia Hà Nội, tr 139 - 152. 67. Tôn Nữ Tuấn Nam và Trương Hồng (1999), Cây cà phê ở Việt Nam, Nhà xuất bản 148 Nông nghiệp, Hà Nội, tr 235 - 282. 68. Tôn Nữ Tuấn Nam (1998), Nghiên cứu tác dụng của lưu huỳnh đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối ở Tây Nguyên. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường ĐH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. 69. Niêm giám Thông kê tỉnh Lâm Đồng (2015). 70. Nguyêñ Si ̃ Nghi ̣, Trần An Phong, Bùi Quang Toản, Nguyễn Võ Linh, Lê Duy Thước (1996), Cây cà phê Việt Nam. Nhàn xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 71. Lê Quốc Phong (2013), Sản xuất và tiêu thụ phân bón thế giới. Hội thảo quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp; tr 43 – 58. 72. Nguyễn Tiến Sĩ, (2009), Nghiên cứu một số tính chất cơ bản của đất phát triển trên đá bazan phục vụ thâm canh cà phê tỉnh Đắk Nông. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 73. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999), Đất đồi núi, thoái hóa và phục hồi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 74. Nguyễn Tử Siêm và Trần Khải, (1996) Hóa học lân trong đất Việt Nam và vấn đề về lân, Hội thảo khoa học về phân lân nung chảy, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 75. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2010. Các đơn vị tham gia (Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Văn hoá và Du lịch). 76. STINFO (2015), Cà phê Việt Nam những năm qua, Tạp chí thông tin Khoa học và Công nghệ (ISSN 1859 – 2651), Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh, số 3, tr 8 – 12. 77. Hoàng Văn Tám (2014), Ảnh hưởng phân hữu cơ chế biến tới một số đặc tính đất và năng suất cây ngắn ngày trên đất xám miền Đông Nam Bộ. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh. 78. Vũ Cao Thái, Nguyễn Bích Thu, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Khiêm (2001), Nghiên cứu sự suy thoái và ô nhiễm môi trường đất tỉnh Đồng Nai. Báo cáo Khoa học, Tp. Hồ Chí Minh, 5/2001. 149 79. Nguyễn Hữu Thành, Lương Thị Loan, Nguyễn Tiến Sĩ, Nguyễn Bảo Châm, Phan Thị Thanh Huyền (2010), Các dạng kali trong đất đỏ phát triển trên đá bazan trồng cà phê tỉnh Đăk Nông. Tạp chí Khoa học Đất, Hội Khoa học Đất Việt Nam, số 34, tr14 – 19. 80. Thông tư 41/2014/TT – BNN&PTNT: Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ – CP của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp & PTNT. 81. Nguyễn Văn Toàn, Trần Mậu Tân, Đỗ Đình Đài, Vũ Xuân Thanh, Nguyễn Võ Kiên (2005), Kết quả nghiên cứu phân loại và lập bản đồ đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan Tây Nguyên theo phương pháp định lượng FAO- UNESCO-WRB. KHCN Nông nghiệp & PTNT 20 năm đổi mới, tập 3: Đất, Phân bón. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội; tr 69 – 88. 82. Hoàng Ngọc Thuận, Trần Thị Tâm, Đào Trọng Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Mai, Phạm Thị Nhung, Nguyễn Thị Nhiệm, Nguyễn Hữu Thành, Vũ Dương Quỳnh và Hồ Công Trực, (2014), Nghiên cứu ảnh hưởng việc vùi phụ phẩm nông nghiệp đến tăng năng suất cây trồng, giảm lượng phân vô cơ và cải thiện tính chất của đất. Kết quả Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao Công nghệ, quyển 6. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, tr 209 – 222. 83. Trình Công Tư và Nguyễn Văn Sanh (2015), Giáo trình Phân bón và Cây trồng. Nhà xuất Bản Nông nghiệp Hà Nội. 84. Trình Công Tư và Phan Sơn Hải, (2007), Phân tích hàm lượng kali tổng số trong đất bằng phương pháp đo phóng xạ Gamma. Kết quả nghiên cứu khoa học, 1987 - 2007, Quyển 2. Trung tâm Nghiên cứu đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên, tr 58 - 62. 85. Trình Công Tư (2000), Phân bón cân đối cho cà phê vối kinh doanh ở Đăk Lăk. KHCN Nông nghiệp & PTNT 20 năm đổi mới, tập 3: Đất, Phân bón. Nhà xuất bản Chí trị Quốc gia Hà nội, tr 289 – 301. 86. Trình Công Tư, (1996), Bón phân cân đối cho cây cà phê, Hội thảo phân bón cà phê, Đắk Lắk. Tháng 6/1996. 87. Nguyêñ Trà Nguyêñ Trân (2015), Đánh giá đăc̣ tính vâṭ lý-hóa hoc̣ đất vườn trồng cam quýt ở huyêṇ Lai Vung-Đồng Tháp, luâṇ văn Thac̣ si,̃ Trường Đại học Cần 150 Thơ. 88. Hồ Công Trực, Phạm Quang Hà (2015), Nghiên cứu hệ số sử dụng phân N của cây cà phê vối kinh doanh bằng kỹ thuật đồng vị đánh dấu N15. Tạp chí của hội Khoa học Đất Việt Nam, số 46, trang 56 – 59. 89. Hồ Công Trực, Phạm Quang Hà (2004), Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng cho cây cà phê vối ở thời kỳ kinh doanh trên đất bazan Tây nguyên, Tạp chí khoa học đất Việt Nam. Số 20, tr. 57-61. 90. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phân bón vi lượng và siêu vi lượng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 91. Nguyễn Xuân Trường, Lê Văn Nghĩa, Lê Quốc Phong và Nguyễn Đăng Nghĩa (2003), Sổ tay sử dụng phân bón Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 92. Nguyễn Bảo Vệ, Nguyễn Huy Tài (2003), Giáo trình, Dinh dưỡng khoáng cây trồng. Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp. 93. Nguyễn Vy (2003), Độ phì nhiêu thực tế. Nhà xuất bản Nghệ An. 94. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (2010), Tài liệu hướng dẫn trồng, chăm sóc và chế biến cà phê vối - Robusta, phát hành tại WASI. 95. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2005), Sổ tay phân bón. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 96. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998), Sổ tay phân tích Đất, Nước, Phân bón và Cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 97. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (2012), Sinh lý học thực vật. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 98. Phạm Tích Xuân, Nguyễn Hoàng, Lee Hyun Koo (2004), Địa hóa bazan kainozoi muộn Việt Nam và ý nghĩa kiến tạo của nó. Viện Địa chất, Viện KH&CN VN, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, đề tài số 710602. 99. Nguyễn Viết Ý, Ngô Thị Phượng, Phạm Thị Dung, Trần Hồng Lam, Hoàng Việt Hằng (2005), Điều kiện thành tạo các đá bazan Tây Nguyên, Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thành phần khoáng vật. Viện Địa chất, Viện KH & CNVN. 100. 10 TCN 478-2001, Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối, Bộ Nông Nghiệp & PTNT Ban hành theo quyết định số 06/2002/QĐ-BNN ngày 9/01/2002. 151 4.2 Tài liêụ tiếng anh 101. Abayneh Melke and Fisseha Ittana (2015), Nutritional Requirement and Management of Arabica Coffee (Coffea arabica L.) in Ethiopia, National and Global Perspectives, American Journal of Experimental Agriculture 5(5), Article no.AJEA, ISSN, pp 2231 – 0606. 102. Agbede T.M. and Ojeniyi S.O., (2009), Tillage and poultry manure effects on soil fertility and sorghum yield in southwestern Nigeria, Soil and Tillage Research 104(1): pp 74 – 81. 103. A. H. Mahvi, J. Nouri, A. A. Babaei and R. Nabizadeh (2005), Agricultural Activities impact on groundwater nitrate pollution, Int. J. Environ. Sci. Tech. Vol. 2, No.1, pp 41 – 47. 104. Alexandra Bot and José Benites (2005), The importance of soil organic matter, Soils Bulletin 80, Food and Agriculture Organization of the United Nations Rome. 105. Allen V. Barker and David J. Pilbeam, Handbook of Plant Nutrition. © 2007 by Taylor & Francis Group, LLC CRC Press is an imprint of Taylor & Francis Group, an Informa business. 106. Adesodun JK and Mbagwu JSC, Oti N (2005), Distribution of carbon nitrogen and phốt phous in water stable aggregates of an organic waste amended ultisol in southern Nigeria, Bioresource Technol. 96: pp 509 – 516. 107. Arend Timmermana, Daan Bosb, Janne Ouwehandb and Ron G.M. de Goede (2006), Long-term effects of fertilisation regime on earthworm abundance in a semi- natural grassland area, Pedobiologia 50, pp 427 – 432. 108. Auburn (2001), Agricultural Management Effects on Earthworm Populations. Soil Quality Institute, Technical Note No. 11. 109. B.K. Gugino, O.J. Idowu, R.R. Schindelbeck, H.M. van Es, D.W. Wolfe, B.N. Moebius-Clune, J.E. Thies, and G.S. Abawi (2009), Cornell Soil Health Assessment Training Manual. Cornell University, Geneva, New York State Agricultural Experiment Station. Edition 2.0. 110. Barry Bull (2012), Nutrition of Coffee, Agronomic Competence and Training 152 Director, Yara International ASA. 111. Bibhuti B. Das and M.S. Dkhar (2011), Rhizosphere Microbial Populations and Physico Chemical Properties as Affected by Organic and Inorganic Farming Practices, American-Eurasian J. Agric. & Environ. Sci., 10 (2), pp 140 – 150. 112. Bolland M, Gazey C, Miller A, Gartner D and Roche J (2004), Further reading and references, Department of Agriculturê and Food, Western Australia Bulletin. 113. Brian W. Murphy (2014), Soil Organic Matter and Soil Function – Review of the literature and Underlying Data. Effects of soil organic matter on functional soil properties. © Commonwealth of Australia - Department of the Environment. 114. Buckerfield J. C., Lee K. E., Davoren C. W. and Hannay J. N., (1997). Earthworms as indicators of sustainable production in dryland cropping in Southern Australia. 115. C. Ailincăi, G. Jităreanu, D. Bucur, Despina Ailincăi (2012), Long-term efect of fertilizer and crop residue on soil fertility in the Moldavian Plateau, evolution of soil fertility under of soil erosion and fertilizers, Cercetări Agronomice în Moldova Vol. XLV , No. 2 (150), pp 29 – 41. 116. C. Meriño-Gergichevich, M. Alberdi, A.G. Ivanov and M. Reyes-Diaz (2010), Al3+ and Ca2+ interactionin plants growing in axit soil: Al-P hytotocity response to Calcareous amendments, J. Soil. Sci. Plant Nutr. 10 (3), pp 217 – 243. 117. C.A. Edwards and J.R. Lofty (1982), Nitrogenous fertilizers and earthworm populations in agricultural soils, Soil Biology and Biochemistry, 14, pp 515 – 521. 118. C.I. Iloyanomon, M.A. Daniel and P.E.Aikpodion (2011), Soil fertility evaluation of coffee (Coffea canephora) Plantations of different ages in Ibadan, Nigeria, Cocoa Research Institute of Nigeria, P.M.B. 5244, Ibadan Nigeria, J. Soil Nature 5(1), pp 17 – 21. 119. Current world fertilizer trends and outlook to (2016), Food and Agriculture Organization of The United Nation, Rome. 120. Dalia and Kamal Mohamed Kheir, Effects of agricultural practices on coffee taste, Production Environment. Components of coffee quality, pp 63 – 69. 121. Daniel Geisseler, Kate M. Scow (2014), Long-term effects of mineral fertilizers 153 on soil microorganisms – A review. Soil Biology & Biochemistry 75, pp54 – 63. 122. Djunita Tengku Sabrina, Mohamed Musa Hanafi, AllahWadhayo Gandahi, Mahmud Tengku Muda Mohamed and Nor Azwady Abdul Aziz (2013), Effects of earthworms, arbuscular mycorrhizae, and phosphate rock on setaria grass (Setaria Splendida) andphốt phous availability in soil, AJCS 7(13), pp 2136 – 2144. 123. Effects of Manure and Fertilizer on Soil Fertility and Soil Quality (2013). 124. Fox, C.A. and MacDonald, K.B., (2003). Challenges related to soil biodiversity research in agroecosystems—issues within the context of scale of observation. Can. J. Soil Sci. 83, pp 231– 244. 132. Goyal, S., K. Chandler, M.C. Mundra and K. Kapoor (1999), Influence of inorganic fertilizers and organic amendments on soil organic matter and soil microbial properties under tropical condition, Biol. Fertil. Soils,(29), pp 196 – 200. 126. Greg Fenton and Keith Helyar (1998), The role of the nitrogen and carbon cycle in soil axitification. Wagga Wagga Agricultural Institute, PMB, Wagga Wagga NSW 2650, Australia. 127. H. Xiao, Q.X. Zhou and J.D. Liang (2004), Single and joint effects of acetochlor and urêa on earthworm E. fetida populations in phaiozem, Environmental Geochemistry and Health, 2, pp 277 – 283. 128. H.A.M. Van Der Vossen (2005), A Critical analysis of the agronomic and economic sustainability of organic coffee production. Expl Agric., volume 41, Cambridge University Press, pp 449 – 473. 129. Henry D. Foth (1943), Fundamentals of Soil Science. 8E. Copyright © 1943, by Charles Ernest Millar and Lloyd M. Turk. Published simultaneously in Canada. 130. Henry D. Foth and Boyd G. Ellis (1988), Soil Fertility. All rights reserved. Published simultaneously in Canada. 131. Huang W., J. Liu, G. Zhou, D. Zhang and Q. Den (2011), Effects of precipitation on soil axit phosphatase activity in three successional forests in southern China. Biogeosciences, (8), pp 1901 – 1910. 132. J.K. Whalen, R.W. Parmelee, and C.A. Edwards (1998), Population dynamicsof 154 earthworm communities in corn agroecosystems receiving organic or inorganic fertilizer amendments, Biology and Fertility of Soils, 27, pp 400 – 407. 133. James Kinyangi (2007), Soil health and soil quality. Soil health extension material from Legume Research Network, ILRI, DFID and ICIPE, Kenya. 134. Janet Fallon, DairyOne (2008), Soil fertility and nutrient management, NRCCA Soil Fertility & Nutrient Management – Study Guide. 135. Jayne Belnap, Julie Hilty Kaltenecker, Roger Rosentreter, John Williams, Steve Leonard and David Eldridge (2001), Biological Soil Crusts: Ecology and Management, Produced By United States Department of the Interior, Bureau of Land Management, Printed Materials Distribution Center, BC-650-B, P.O. Box 25047, Denver, Colorado 80225 – 0047. Technical Reference 1730 – 2. 136. John W. Doran and Michael R. Zeiss (2000), Soil health and sustainability: managing the biotic component of soil quality, Applied Soil Ecology 15, pp 3 – 11. 137. Joylata Laishram, K.G. Saxena, R.K. Maikhuri and K.S. Rao (2012), Soil Quality and Soil Health; International Journal of Ecology and Environmental Sciences 38 (1), pp 19 – 37. 138. Juan P. Fuentes, David F. Bezdicek, Markus Flury, Stephan Albrecht and Jeffrey L. Smith., (2006), Microbial activity affected by lime in a long - term no - till soil, Soil & Tillage Research 88, pp 123 – 131. 139. K. S. Abbiramy, and P. Ronald Ross (2013), Determination of acute toxicity of urêa to Eisenia fetida by a simple paper contact method, International Journal of Science, Environment and Technology, Vol. 2, No 5, pp 886 – 891. 140. Kate M. Scow and Matthew R. Werner (1994), Soil Ecology. Cambridge University Press., Chapter 5; pp 69 – 79. 141. Kelly S. Ramirez, Joseph M. Craine và Noah Fierer (2012), Consistent effects of nitrogen amendments on soil microbial communities and processes across biomes, Global Change Biology, 6(18), pp 1918 – 1927. 142. Lalthanzara Hmar and Sunkam N. Ramanujam (2014), Earthworm cast production and physico – chemical properties in two agroforestry systems of Mizoram (India). © International Society for Tropical Ecology (ISSN 0564 – 155 3295), Tropical Ecology 55(1), pp 75 – 84. 143. Leu, A.F. (2005), Organic lychee and rambutan production, Acta Hort. (ISHS), (665), pp 241 – 248. 144. M. D. Jessy (2011), Potassium management in plantation crops with special reference to tea, coffee and rubber. Rubber Research Institute of India, Kottayam, India. Karnataka J. Agric. Sci,24 (1), pp 67 – 74. 145. M. Kaleem Abbasi, Abdul Khaliq, M. Shafiq, Mushtaq Kazmi and Imranali (2010), Comparative effectiveness of urea (N) poultry manure and theie combination in changing soil properties and maize productivity under rainfed conditions in Notheast Pakistan, Expl Agric, 46 (2), pp 211 – 230, Cambridge University Press. 146. Manahan and Stanley. E (2000), Soil enviromental cheistry, Boca Raton: CRC Press LLC. 147. Mando, A., B. Ouattara, A. E. Somado, M.C.S. Wopereis, L. Stroosnijder and H. Breman (2005), Long-term effects of fallow, tillage and manure application on soil organic matter and nitrogen fractions and on sorghum yeild under Sudano – Sahelian condition, Soil Use and Management, (21), pp 25 – 31. 148. Mengel K. and Kirkby E. A (1987), Principles of plant nutrition, 4th Edition, International Potash Institute Bern, Switzerland. 149. Monacoa, S., D.J. Hatchb, D. Saccoa, C. Bertoraa and C. Grignania (2008), Changes in chemical and biochemical soil properties induced by 11 – yr repeated additions of different organic materials in maize-based forage systems, Soil Biology & Biochemistry, (40), pp 608 – 615. 150. Nidhi Rai, Priyanka Ashiya and Devendra Singh Rathore (2014), Comparative Study of the Effect of Chemical Fertilizers and Organic Fertilizers on Eisenia foetida, International Journal of Innovative Research in Science, Engineering and Technology, (An ISO 3297: 2007 Certified Organization), Vol.3, Issue 5. 151. Peter McMahon (2012), Effect of Nutrition and Soil Function on Pathogens of Tropical Tree Crops, Plant Pathology. Department of Botany, La Trobe University, Bundoora Vic Australia, ISBN: 978 – 953 – 51 – 0489 – 6, InTech, Available, pp 242 – 272. 156 152. Pommeresche, R., Hansen, S. and Løes A-K (2009), Nutrient content in geophagous earthworm casts in organic cereal production, 2nd Scientific Conference within the framework of the 9th European Summer Academy on Organic Farming, Lednicena Moravě, Czech Republic. 153. R. Scotti, G. Bonanomi, R. Scelza, A. Zoina and M.A. Rao (2015), Organic amendments as sustainable tool to recovery fertility in intensive agricultural systems, Journal of soil science and plant nutrition, vol.15 no.2 Temuco jun. 154. Ramesh. T, S. Hazarika, B.U. Choudhury, Manoj-Kumar, B.C. Verma, K. Rajasekar and S.V. Ngachan (2014), Soil fertility changes under long - term integrated nutrient management practices on axit soils of Meghalaya. Indian Journal of Hill Farming 27 (1), pp 1 – 10. 155. Rathinamala. J, Jayashree. S and P. Lakshmanaperumalsamy (2011), A field study on earthworm population in grass land and chemical fertilized land. Annals of Biological Research, 2 (4), pp 260 – 267. 156. Raymond W. Miller and Duane T. Gardiner (2001), Soils In Our Environment (9th Edition), Preentice Hall, pp 64 – 72. 157. Robert Parnes (2013), Soil Fertility, A Guide to Organic and Inorganic Soil Amendments. It was revised and updated in 2013 and republished on the internet by the author. 158. S.C. Tiwari (1993), Effects of organic manure and NPK fertilization on earthworm activity in an Oxisol. Biol Fertil Soils, 16, pp 293 – 295. 159. Samuel L. T., Werner L. N., James D. B. and John L. H (1993), Soil Fertility and Fertilizers, Macmillan Publishing Comp, 5th edition,. 160. Serpil Savci (2012), An Agricultural Pollutant, Chemical Fertilizer, International Journal of Environmental Science and Development, Vol. 3, No. 1, pp 77 – 80. 161. Steven C. Hodges (2010), Soil fertility basics, NC Certified Crop Advisor Training. Soil Science Extension North Carolina State University. 162. Sullivan Preston G. (2004), Sustainable Soil Management, NCAT Agriculture Specialist of ATTRA (is a project of the National Center for Appropriate Technology). 157 163. Tabitha T. Brown, Richard T. Koenig, David R. Huggins, James B. Harsh, Richard E. Rossi (2008), Lime Effects on Soil Axitity, Crop Yield, and Aluminum Chemistry in Direct-Seeded Cropping Systems, Soil fertility and plant nutrition. SSSAJ: Volume 72: Number 3. Soil Sci. Soc. Am. J. 72, pp 634 – 640. 164. Tisdall, J.M. (1994), Possible role of soil microorganisms in aggregation in soils, Plant Soil 159, pp 115 – 121. 165. Van Rhee, J.A. (1977), A study of the effect of earthworms on orchard productivity. Pedobiologia 17, pp 107 – 114. 166. Verde, Benvindo Serafim, Danga, Benjamin Oginga and Mugwe, Jayne Njeri (2013), Effects of manure, lime and mineral P fertilizer on soybean yields and soil fertility in a humic nitisol in the Central Highlands of Kenya, International Journal of Agricultural Science Research Vol. 2, pp 283 – 291. 167. W. Barabasz, D. Albińska, M. Jaśkowska and J. Lipiec (2002), Biological Effects of Mineral Nitrogen Fertilization on Soil Microorganisms. Polish Journal of Environmental Studies Vol. 11, pp 193 – 198. 168. W. Yu, X. Ding, S. Xue, S. Li, X. Liao and R. Wang (2013), Effects of organic- matter application on phốt phous adsorption of three soil parent materials, Journal of Soil Science and Plant Nutrition, pp 109 – 123. 169. W.H. Zhong, Z.C. Cai (2007), Long - term effects of inorganic fertilizers on microbialbiomass and community functional diversity in a paddysoil derived from quaternary red clay. Applied soil ecology, (36), pp 84 – 91. 170. Wenyi Dong, Xinyu Zhang, Huimin Wang, Xiaoqin Dai, Xiaomin Sun, Weiwen Qiu and Fengting Yang (2012), Effect of Different Fertilizer Application on the Soil Fertility of Paddy Soils in Red Soil Region of Southern China, pp 1 – 9. 171. Webb. J and Loveland. P, (2003), Is there a critical level of organic matter in the agricultural soils of temperate regions: a review. Soil and Tillage Research 70, pp 1 – 18. 172. XJ Lin, F Wang, HS Cai, RB Lin, CM He, QH Li and Y Li (2010), Effects of different organic fertilizers on soil microbial biomass and peanut yield. 173. Y. C. Shi, Z. Y. Hu, S. Haneklaus, W. G. Long, X. Xia, Y. W. Zhao, T. Lin and 158 E. Schnug (2009), Suitability of soil electrical conductivity as an indicator of soil nitrate status in relation to vegetable cultivation practices in the Yangtze River Delta of China, Landbauforschung - Agriculture and Forestry Research 2(59), pp 151 – 158. 174. Zahir Shah, Shamsher Ali, Tasneem Shah and Amanullah (2016), Recovering soil health of eroded lands through fertilizers and crop rotation, Soil Science Society of Pakistan, Soil Environ 35(2), pp 194 – 206. 175. Zhao Zuoping, Yan Sha, Liu Fen, Ji Puhui, Wang Xiaoying and Tong Yan’an (2014), Effects of chemical fertilizer combined with organic manure on Fuji apple quality, yield and soil fertility in apple orchard on the Loess Plateau of China, Int J Agric & Biol Eng, Vol. 7 No.2, pp 45 – 55. 176. Zaccardelli, M., De Nicola, F., Villecco, D. and Scotti, R. (2013), The development and suppressive activity of soil microbial communities under compost amendment. J. Soil Sci. Plant Nutr. 13, pp 730 – 742. 177. Zhang, A., He, L., Zhao, H. and Wu, Z. (2009), Effect of organic axits on inorganic phốt phous transformation in soil with different phốt phous sources. China J. Appl. Environ. Biol. 15 (4), pp 474 – 478.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_anh_huong_cua_phan_bon_den_do_phi_nhieu_dat_do_bazan.pdf
  • doc1.1. Thông tin mới luận án (tiếng Việt).doc
  • pdf1.1. Thông tin mới luận án (tiếng Việt).pdf
  • doc1.2. Thông tin mới của luận án (tiếng Anh).doc
  • pdf1.2. Thông tin mới của luận án (tiếng Anh).pdf
  • pdfBìa luận ánT.pdf
  • docbìa tóm tắt luận án (Tiếng anh).doc
  • docbìa tóm tắt luận án (Tiếng việt).doc
  • docĐỀ XUẤT DS HĐ CẤP VIỆN.doc
  • docĐơn xin bảo vệ luận án cấp Viện.doc
  • pdfThông tin mới của luận án (tiếng Anh 1) (pdf.io).pdf
  • pdfThông tin mới luận án (tiến Việt 1) (pdf.io).pdf
  • pdfTóm tắt luận án (tiếng Anh) (1).pdf
  • pdfTom tat luận án (tiếng Việt)-converted.pdf
Luận văn liên quan