Luận án Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án quân sự ở Việt Nam hiện nay

Trước yêu cầu nâng cao chất lượng giải quyết các VAHS đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp, việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự phải hướng tới mục tiêu: - Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng. - Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS phải phục vụ nhiệm vụ công tác của Quân đội, bảo vệ sức chiến đấu của lực lượng vũ trang giữ gìn an ninh trật tự của đất nước. - Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS phải bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội hoặc làm oan sai góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm. - Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS phải đáp ứng yêu cầu hội nhập của Việt Nam đối với các nước trong khu vực và thế giới. Để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của các Tòa án quân sự một cách có hiệu quả thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội, các giải pháp do luận án đề xuất bao gồm: + Hoàn thiện một số nội dung của BLTTHS, BLHS; + Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy quân sự và các cấp ủy Đảng đối với Tòa án quân sự. + Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán Tòa án quân sự và Hội thẩm quân nhân. + Tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm áp dụng pháp luật của Tòa án quân sự. + Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Tòa án quân sự với các cơ quan tiến hành tố tụng trong Quân đội. + Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử sơ thẩm của các Tòa án quân sự. + Cải thiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân các Tòa án quân sự. + Hoàn thiện cơ chế đảm bảo khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Các đề xuất nêu trên chỉ là định hướng chủ quan của tác giả luận án trên cơ sở giải mã các vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS. Vì vậy rất có thể còn phiến diện hoặc chưa đầy đủ. Tác giả luận án hy vọng các nỗ lực nghiên cứu theo hướng này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử trong đó có hoạt động áp dụng pháp luật để xét xử sơ thẩm các VAHS ngày càng tốt hơn./.

pdf165 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án quân sự ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ tuân theo pháp luật; Phù hợp với mô hình tổ chức TAQS theo định hướng cải cách tư pháp gồm 03 cấp (TAQSKV, TAQSQK và TAQSTW), thu gọn đầu mối không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. 134 * Một số nội dung cần thực hiện: Các cấp ủy Đảng cần có đường lối chính sách, phương thức lãnh đạo tạo mọi điều kiện để hoạt động xét xử của Tòa án độc lập, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, các cấp ủy Đảng không bao biện làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử của Tòa án, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bảo đảm cho hoạt động xét xử của TAQS đúng đường lối chính trị của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của TAQS cần quan tâm đúng mức tới công tác tổ chức, công tác cán bộ của các TAQS bảo đảm mỗi tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ cán bộ đủ sức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Thành lập Ban cán sự Đảng TAQSTW, giúp Đảng ủy Quân sự Trung ương lãnh đạo trực tiếp công tác TAQS và công tác cán bộ ngành TAQS. Mô hình trong tương lai do tổ chức thu gọn cần xây dựng tổ chức Đảng theo ngành dọc, toàn ngành TAQS thành một Đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Quân sự Trung ương. Đối với cấp ủy Đảng tại TAQSKV phải đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử của Tòa án, đấu tranh với tình trạng vì trình độ non kém, sợ trách nhiệm nên vụ án nào cũng xin ý kiến hoặc tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng hay tình trạng lợi dụng vị trí lãnh đạo để can thiệp vào việc giải quyết vụ án. Về tổ chức cơ sở Đảng ở TAQSKV, trước mắt cũng nên theo mô hình quản lý hành chính, Chi bộ TAQSKV là Chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Cục Chính trị như vậy mới khẳng định được địa vị pháp lý của TAQSKV. Trong công tác cán bộ, cấp ủy Đảng tại TAQSKV không nên thụ động trông chờ cấp trên, phải chủ động phát hiện, giới thiệu đảng viên ưu tú có năng lực phẩm chất để bổ nhiệm làm Thẩm phán TAQS hoặc giữ vai trò lãnh đạo tại TAQS các cấp. Bên cạnh đó cấp ủy Đảng tại các TAQSKV phải nâng cao vai trò giám sát, kiểm tra, bảo đảm đội ngũ Thẩm phán TAQS là những người có đủ bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức xứng đáng là những người 135 bảo vệ công lý góp phần bảo đảm cho hoạt động xét xử được thực hiện một cách độc lập, vô tư khách quan, đúng pháp luật; phải có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ đảng viên, một mặt không can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án, mặt khác phải giữ vững lập trường quan điểm, có niềm tin nội tâm trong công tác, không bị tác động từ bên ngoài. 4.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán Tòa án quân sự và Hội thẩm quân nhân Đội ngũ cán bộ, công chức và Thẩm phán TAQS có chức năng ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS là những người trực tiếp giải quyết nhiệm vụ của TAQS, do vậy chất lượng của đội ngũ này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS. Các nước trên thế giới đều có quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, chính trị đối với Thẩm phán và công chức TAQS cao hơn hẳn so với cán bộ công chức hành chính khác. Phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ xét xử là tiền đề bảo đảm cho hoạt động ADPL của TAQS. Người cán bộ có đạo đức thì mới phát huy được chuyên môn, tức là đem năng lực tài năng của mình cống hiến có ích cho dân, cho nước. Phẩm chất đạo đức của người cán bộ làm nhiệm vụ xét xử phải bao gồm những đức tính thẳng thắn, trung thực, lòng nhân ái, công bằng, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, những đức tính này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ADPL trong xét xử các VAHS của TAQS. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ Tòa án nói chung, TAQS nói riêng phải: "Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư". Phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức và Thẩm phán TAQS có chức năng ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS biểu hiện trước hết ở việc giác ngộ chính trị, có lập trường tư tưởng kiên định vững vàng, nắm vững đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Người cán bộ, công chức và Thẩm phán TAQS có chức năng ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS phải thành thạo về nghiệp vụ xét xử, phải hiểu sâu về lĩnh vực xét xử thông qua việc nhận thức, nắm vững và vận dụng có hiệu quả các quy 136 định của pháp luật nhất là PLHS, PLTTHS, PLDS vào việc giải quyết VAHS để xác định tội danh điều luật quyết định mức hình phạt phù hợp và giải quyết các vấn đề bồi thường bảo đảm quyền lợi của các đương sự theo đúng quy định của pháp luật. Công tác xét xử là hoạt động đặc thù liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội do vậy đòi hỏi người cán bộ làm công tác xét xử phải có kiến thức toàn diện, am hiểu thực tế, có kinh nghiệm sống và vốn sống phong phú. Chính sự am hiểu đời sống xã hội, cùng với kinh nghiệm sống, vốn sống giúp cho người cán bộ làm công tác xét xử xử lý linh hoạt, nhanh nhạy, chính xác các tình huống trong quá trình xét xử các VAHS. Cùng với việc nâng cao kiến thức đòi hỏi người cán bộ, công chức và Thẩm phán TAQS có chức năng ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS phải có năng lực thực hành và kỹ năng nghề nghiệp. Nếu như người cán bộ TAQS chỉ có kiến thức nhưng chưa có năng lực thực hành và kỹ năng nghề nghiệp thì chất lượng hiệu quả xét xử sẽ không cao. Chính năng lực thực hành và kỹ năng nghề nghiệp sẽ tạo cho cán bộ làm nhiệm vụ xét xử có phong cách làm việc đĩnh đạc, tự tin, quyết đoán và chính xác và khoa học khi thao tác các quy trình ADPL vào giải quyết một vụ án cụ thể. Năng lực thực hành và kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ làm nhiệm vụ xét xử được thể hiện ở khả năng vận dụng quy định của pháp luật, khả năng nắm vững chuyên môn khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, khả năng tổ chức điều hành phiên tòa, phương pháp xét hỏi, xử lý nhanh nhạy các tình huống phát sinh tại phiên tòa, xây dựng bản án và tuyên án. Nếu như người Thẩm phán nắm bắt vững chắc trình tự, thủ tục phiên tòa sẽ gây ấn tượng ban đầu đối với những người tham gia tố tụng và những người theo dõi phiên tòa. Để thực hiện tốt những yêu cầu nêu trên, lãnh đạo các TAQS phải tổ chức thực hiện tốt quy chế tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ, công chức và Thẩm phán TAQS, quy chế tuyển chọn Hội thẩm quân nhân. Các cấp ủy Đảng cần lãnh đạo tốt công tác tuyển chọn, bảo đảm đầu vào phải là những người có đủ các tiêu chuẩn về nhận thức chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn và các tiêu chuẩn có tính đặc thù khác như hình thức, giọng nói, chữ 137 viết và khả năng giao tiếp....Đồng thời phải có quy hoạch cán bộ khoa học, hợp lý, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng toàn diện, kiên quyết không bố trí cán bộ quá yếu về chuyên môn mặc dù có đủ các tiêu chuẩn khác làm Thẩm phán TAQS. Để nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức và Thẩm phán TAQS có chức năng ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS, các tổ chức Đảng ở TAQS các cấp phải hết sức coi trọng công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt quan điểm đường lối của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước. Ngoài ra lãnh đạo TAQS cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc, đồng thời phải làm tốt công tác chính sách cán bộ, loại trừ các tác động tiêu cực từ bên ngoài. Để nâng cao kiến thức pháp luật, kiến thức chính trị, kiến thức xã hội cho cán bộ, công chức và Thẩm phán TAQS có chức năng ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS, các TAQS phải tích cực liên hệ với các trường đào tạo chuyên ngành trong và ngoài quân đội để gửi cán bộ đi học. Đây là hình thức đào tạo cơ bản nhất để nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ hiệu quả nhất, nhanh nhất. Sau khi cán bộ được đào tạo cơ bản trở lại công tác, lãnh đạo TAQS phải bố trí đúng chức danh, kịp thời tận dụng kiến thức của họ phục vụ nhiệm vụ xét xử. Ngoài việc cử cán bộ đi học tại các trường để nâng cao kiến thức cho cán bộ, lãnh đạo các TAQS cần thường xuyên tổ chức tốt việc học tập tại chức thông qua các hình thức sau: Tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên ngành giúp cho cán bộ , công chức và Thẩm phán TAQS nắm vững các văn bản pháp luật và hướng dẫn ADPL nhất là văn bản mới ban hành hoặc tập huấn chuyên sâu về một nội dung nào đó mà thực tiễn áp dụng còn nhiều sai sót. Tích cực nghiên cứu xây dựng các đề tài khoa học, các chuyên đề về xét xử sơ thẩm như phương pháp nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng xét hỏi tại phiên tòa...Thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên môn, rút kinh nghiệm xét xử với nhiều phạm vi đối tượng khác nhau. 138 Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các Thẩm phán và cán bộ, công chức của TAQS tự nghiên cứu học tập, nâng cao nhận thức trình độ cho bản thân. Để nâng cao năng lực thực hành cho cán bộ, công chức và Thẩm phán TAQS có chức năng ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS, lãnh đạo TAQS cần thực hiện tốt các biện pháp như: tích cực luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ được trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn, mạnh dạn giao cho Thẩm phán nhất là Thẩm phán mới được bổ nhiệm làm Chủ tọa phiên tòa để từng bước nâng cao trình độ của họ; thường xuyên tổ chức các phiên tòa xét xử điển hình do Thẩm phán có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm xét xử để các Thẩm phán khác học tập rút kinh nghiệm. 4.2.4. Tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm áp dụng pháp luật của Tòa án quân sự Tổng kết kinh nghiệm xét xử sơ thẩm là việc đánh giá lại các quá trình ADPL để ban hành bản án, quyết định của TAQS trong thời gian qua để từ đó tìm ra được những nguyên nhân của thực trạng quá trình ADPL trong xét xử các VAHS, cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan, trên cơ sở đó hình thành những quan điểm lý luận, những hướng dẫn đúc kết từ thực tiễn ADPL đảm bảo cho hoạt động ADPL được thống nhất. Công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử và bảo đảm ADPL thống nhất là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của Ủy ban thẩm phán TAQSQK, Quân chủng và nhất là của Ủy ban thẩm phán TAQSTW đã được pháp luật quy định; vai trò chỉ đạo tổ chức hoạt động xét xử của Chánh án, Phó Chánh án các TAQS đối với hoạt động xét xử của toàn ngành. Việc tổng kết kinh nghiệm xét xử sơ thẩm bảo đảm ADPL thống nhất có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động xét xử của ngành TAQS. Qua công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, cán bộ ngành TAQS đặc biệt là Thẩm phán TAQS có những bài học bổ ích để nâng cao kỹ năng ADPL trong xét xử các VAHS. Đồng thời qua công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, chúng ta sẽ kiểm nghiệm những quy phạm pháp luật đã ban hành có phù hợp với thực tiễn không để từ đó có kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thức tiễn. 139 Thực trạng ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS trong những năm qua cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến sai sót khi xét xử là do còn có Ủy ban thẩm phán TAQSQK còn chưa làm hết nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, có lãnh đạo TAQS còn chưa quan tâm đến công tác giải quyết án. Mặt khác, do pháp luật nước ta còn chưa hoàn chỉnh đồng bộ, trong Quân đội lại có đặc thù riêng, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm ở từng đơn vị, từng địa phương có hình thức khác nhau, trình độ nhận thức, hiểu biết và vận dụng pháp luật của cán bộ làm công tác xét xử chưa thật đồng đều dẫn đến việc hiểu và ADPL không thống nhất là điều không tránh khỏi. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS chúng ta cần làm một số việc sau: Nâng cao vai trò của Ủy ban thẩm phán TAQSQK, Quân chủng phát huy trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ủy ban thẩm phán, tập trung làm tốt công tác bảo đảm cho TAQS cấp mình và TAQS cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật và tổng kết kinh nghiệm xét xử. Ủy ban thẩm phán TAQSQK căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn cụ thể các TAQS áp dụng thống nhất pháp luật, phù hợp đặc điểm Quân đội. Ủy ban thẩm phán TAQSQK, Quân chủng phải thực hiện nghiêm chỉnh Điều 27 PLTCTAQS, nghiên cứu cho chủ trương giải quyết các vụ án theo quy chế chung và các vụ án phức tạp do các TAQS cấp dưới xin ý kiến, kịp thời giải đáp các vướng mắc và uốn nắn những nhận thức lệch lạc, những sai sót, vi phạm pháp luật của TAQS cấp mình và TAQS cấp dưới. Trong công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, Ủy ban thẩm phán TAQSQK, Quân chủng phải đánh giá được thực trạng xét xử sơ thẩm của Tòa án mình và các TAQS cấp dưới thực hiện trong một giai đoạn nhất định, về những vấn đề nhất định, làm rõ những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra nguyên nhân mạnh, yếu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết. Ủy ban thẩm phán TAQSTW căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn cụ thể các TAQS áp dụng thống nhất pháp luật 140 trong Quân đội, tiến hành công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử. Từ việc tổng kết kinh nghiệm xét xử, Ủy ban thẩm phán TAQS phải tập hợp hệ thống được các vấn đề còn hạn chế tìm ra nguyên nhân và phổ biến trong toàn ngành vì đó là bài học bổ ích không chỉ dành riêng cho một Tòa án hay một thẩm phán nào. Cũng từ việc tổng kết thực tiễn xét xử, Ủy ban thẩm phán TAQSTW cần tăng cường hơn nữa việc hướng dẫn giải thích việc ADPL đối với các vấn đề còn bất cập trong quá trình xét xử, phối hợp với các cơ quan bảo vệ trong Quân đội ra các văn bản hướng dẫn liên ngành về những vấn đề không trái với nội dung của quy phạm pháp luật. Ủy ban thẩm phán TAQS phải nắm chắc tình hình xét xử, ưu điểm, khuyết điểm và những vướng mắc trong xét xử sơ thẩm của TAQS cấp mình và TAQS cấp dưới thông qua hoạt động giám đốc xét xử như: kiểm tra các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trực tiếp kiểm tra công tác xét xử ở cơ sở, trao đổi với thẩm phán, cán bộ TAQS 4.2.5. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Tòa án quân sự với các cơ quan tiến hành tố tụng và các đơn vị trong Quân đội Trong hoạt động ADPL để xét xử các VAHS, TAND cũng như TAQS phải thiết lập rất nhiều mối quan hệ, trong đó quan trọng nhất là quan hệ giữa Tòa án với các cơ quan bảo vệ pháp luật và giữa TAQS với cơ quan đơn vị nơi đặt trụ sở. Mối quan hệ giữa TAQS với VKSQS, cơ quan Điều tra hình sự là quan hệ giữa các giai đoạn của một quá trình tố tụng để giải quyết VAHS đúng đắn, khách quan theo luật định nhằm bảo vệ chế độ Nhà nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ quân đội và tăng cường pháp chế XHCN. Nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Tòa án với các cơ quan tiến hành tố tụng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã nhấn mạnh: "Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, không hữu khuynh hoặc đùn đẩy trách nhiệm" [1, tr.3]. Để ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS có chất lượng, hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của TAQS mà còn phụ thuộc vào chất 141 lượng hồ sơ do Cơ quan điều tra và VKS xác lập. Thực trạng xét xử sơ thẩm các VAHS thời gian qua cho thấy chất lượng, hiệu quả xét xử sơ thẩm của một số vụ án của TAQS chưa cao là do giữa cơ quan điều tra, VKSQS và TAQS chưa có sự thống nhất về nhận thức trong việc ADPL đặc biệt trong các trường hợp pháp luật còn có sự bất cập chưa hoàn thiện, chất lượng hồ sơ chưa tốt, việc rút kinh nghiệm giữa các cơ quan chưa thường xuyên, quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thật mật thiết, thậm chí còn thể hiện "quyền anh, quyền tôi" trong hoạt động tố tụng...Do đó để nâng cao chất lượng ADPL để xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS trong thời gian tới, các TAQS cần xây dựng tốt mối quan hệ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong quá trình giải quyết án. Muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan đơn vị trong quân đội cần tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, phải tạo được thống nhất về quan điểm là mỗi cơ quan TAQS, VKSQS, Điều tra hình sự quân đội có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng đều có chung nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ Nhà nước, kỷ luật Quân đội và sức mạnh chiến đấu của Quân đội và nhiệm vụ cụ thể nhất là giải quyết VAHS đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không làm oan người vô tội, tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Quan hệ giữa Tòa án và các cơ quan khác trong hoạt động tố tụng còn có mục đích chung khác tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, kiến nghị hoặc yêu cầu các cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục phòng ngừa. Chính từ mục đích chung đó đã hình thành nên mối quan hệ phối hợp trong TTHS giữa TAQS, VKSQS, Điều tra hình sự quân đội như là một vấn đề tất yếu. Mối quan hệ phối hợp giữa TAQS, VKSQS, Điều tra hình sự quân đội cơ bản là quan hệ giữa chức năng xét xử và chức năng buộc tội. Tòa án không thể xét xử nếu không có sự điều tra, truy tố của cơ quan điều tra và VKS truy tố người có hành vi phạm tội hay nói cách khác ở đâu có buộc tội thì ở đó phát sinh hoạt động xét xử. Nếu cơ quan điều tra làm tốt công tác điều tra, thu thập chứng cứ làm rõ các tình tiết của vụ án, xác định tội danh khung hình phạt đề nghị truy tố, cũng như tiến hành các thủ tục 142 chặt chẽ sẽ giúp cho VKS truy tố chính xác và TAQS xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc giải quyết đúng đắn VAHS là trách nhiệm không chỉ của TAQS mà còn là của VKSQS và Cơ quan điều tra hình sự quân đội. Trong mối quan hệ giữa TAQS, VKSQS và Cơ quan điều tra hình sự quân đội cần khắc phục tình trạng bao biện lẫn nhau dẫn đến thỏa hiệp, hiệp thương trong quá trình ADPL để giải quyết VAHS, quyết định hình phạt đối với bị can, bị cáo để không cơ quan nào phải chịu trách nhiệm đối với các QĐADPL của mình. Sau khi có sự thống nhất về nhận thức các VKSQS và Cơ quan điều tra hình sự quân đội cần làm tốt các công việc theo chức năng và nhiệm vụ của mình có như vậy mới tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của pháp luật trong mỗi giai đoạn tố tụng. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong ADPL xét xử sơ thẩm các VAHS phải thể hiện ở sự đoàn kết, hợp tác, phối hợp chặt chẽ, tôn trọng hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng đề cao trách nhiệm vì mục đích chung là giải quyết vụ án đúng đắn chính xác, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của Quân đội. Trong quá trình giải quyết vụ án nếu gặp khó khăn vướng mắc thì từng cơ quan chủ động gặp nhau bàn bạc, thống nhất hướng giải quyết trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tố tụng mà vẫn bảo đảm tính độc lập của mỗi cơ quan. Trên cơ sở các văn bản pháp luật liên ngành tư pháp Trung ương xác định về các nội dung phối hợp giải quyết những vấn đề trong VAHS, các cơ quan tiến hành tố tụng ở Trung ương cũng như ở các Quân khu, Quân chủng, Khu vực cần xây dựng kế hoạch liên ngành phối hợp giải quyết những vấn đề cụ thể về tư pháp hình sự, định kỳ họp liên ngành giữa cơ quan điều tra hình sự Quân khu, Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu (VKSQSQK) và TAQSQK và Khu vực thống nhất giải quyết những vướng mắc trong hoạt động tố tụng và rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp giải quyết án. Nếu các vướng mắc mang tính chất phổ biến thì lãnh đạo các cơ quan cần trao đổi thảo luận để ra văn bản hướng dẫn liên ngành. Thứ hai, phải có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị nơi có vụ án xảy ra và đơn vị nơi TAQS đặt trụ sở. Để xây dựng các mối quan hệ này ngày càng mật thiết thì các TAQS phải xuất phát từ mục đích đấu tranh phòng, chống tội phạm, 143 bảo vệ kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội, chủ động liên hệ, phối kết hợp chặt chẽ với chỉ huy các đơn vị nơi có án xảy ra để tranh thủ đồng tình giúp đỡ của họ trong quá trình giải quyết vụ án cũng như khi tổ chức phiên tòa xét xử lưu động nhằm mục đích tuyên truyền giáo dục pháp luật. Thứ ba, các TAQS cần xây dựng mối quan hệ mật thiết với chỉ huy đơn vị nơi TAQS đóng trụ sở. Theo quy định hiện hành thì TAQS là một đầu mối trực thuộc người chỉ huy đơn vị sở tại về mặt hành chính quân sự nên trước hết cần phải chấp hành tốt quy định, chế độ chung, phải hòa mình với các bộ phận trong cùng đơn vị. Trong công tác chuyên môn cần phải nhận thức thống nhất là hoạt động của TAQS và hoạt động của đơn vị tuy có vị trí chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có nhiệm vụ chung là phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ kỷ luật, sức chiến đấu của Quân đội và hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. TAQS muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ xét xử thì phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với đơn vị sở tại, tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của họ từ nơi xét xử, phương tiện làm việc, cảnh vệ phục vụ phiên tòa đến việc bảo đảm chế độ chính sách cho cán bộ Tòa án. 4.2.6. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử sơ thẩm của các Tòa án quân sự Để ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS ngày một tốt hơn thì tăng cường công tác kiểm tra, giám sát là việc làm cần thiết. Nó không chỉ giúp cho cán bộ, Thẩm phán Tòa án có trách nhiệm hơn trong công việc mà còn phát hiện những sai sót, những tiêu cực trong hoạt động ADPL để khắc phục, sửa chữa kịp thời. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xét xử các VAHS của TAQS theo hướng: - Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội. Hoạt động giám sát của Quốc hội (hiểu theo nghĩa là bao gồm cả hoạt động giám sát của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban và đại biểu Quốc hội) bao hàm các nội dung sau: Giám sát việc thi hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của Nhà nước trong hoạt động xét xử. Tuy không trực tiếp làm thay đổi nội dung các bản án, quyết định của TAQS, Quốc hội có 144 quyền yêu cầu cấp chịu trách nhiệm cao nhất của Tòa án phải báo cáo, giải trình về tất cả các nội dung giám sát thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Quốc hội có thể sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các chính sách, pháp luật về lĩnh vực tư pháp, điều chỉnh tổ chức của TAQS, điều chỉnh lại các nguồn lực (lao động, ngân sách) của nhà nước để đảm bảo cho các TAQS hoạt động có hiệu quả. - Tăng cường công tác giám đốc kiểm tra đối với hoạt động xét xử các VAHS của TAQS cấp dười để kịp thời phát hiện và khắc phục ngay đối với những sai sót trong quá trình giải quyết các loại vụ án. Đối với những bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán, Hội đồng xét xử,gây thiệt hại nghiêm trọng tới lợi ích của nhà nước, tập thể; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, gây bất bình trong dư luận thì phải tổ chức ngay việc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để có biện pháp xử lý nghiêm khắc. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, nhất là đối với Thẩm phán. Thường xuyên tiến hành việc kiểm điểm trách nhiệm đối với Thẩm phán về các sai sót trong hoạt động xét xử. - Xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện công vụ của cán bộ, Thẩm phán để nắm bắt thông tin, thông qua đó xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm. Đánh giá chất lượng công tác xét xử của các Thẩm phán còn để tham mưu cho các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trong việc tái bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm ở cấp cao hơn đối với Thẩm phán 4.2.7. Cải thiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân các Tòa án quân sự Bên cạnh việc tăng cường điều kiện, phương tiện cơ sở vật chất cho hoạt động của TAQS đồng thời cũng phải chú trọng đến việc hoàn thiện các chế độ chính sách đối với Thẩm phán và cán bộ công chức Tòa án. Nghề Thẩm phán là một nghề đặc thù, yêu cầu tiêu chuẩn để tuyển chọn Thẩm phán cao hơn đối với công chức, viên chức khác. Đây là một nghề vất vả, khó khăn phức tạp, phải chịu nhiều áp lực có khi còn gặp nguy hiểm cho bản thân và gia đình của họ do vậy để tạo điều kiện xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Tòa án bảo đảm tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, thu hút nguồn nhân lực có 145 chất lượng cao thì cần phải xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách ưu đãi đối với cán bộ công chức TAQS theo hướng: Cải cách chế độ tiền lương phụ cấp để cán bộ TAQS có thu nhập khá trong xã hội. Đây là yếu tố phòng chống tham nhũng tiêu cực trong nội bộ Tòa án và điều kiện thu hút nguồn nhân lực cao cho ngành TAQS. Hiện nay phụ cấp trách nhiệm của cán bộ TAQS thấp hơn TAND; các chế độ ưu đãi khi thi hành công vụ, chế độ bảo vệ an ninh đối với Tòa án, bảo vệ an toàn cho Thẩm phán và gia đình trong trường hợp cần thiết. Nhà nước và xã hội cần nhìn nhận Thẩm phán là một nghề chứ không chỉ đơn thuần là một chức danh được bổ nhiệm từ đó nên kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán phù hợp với yêu cầu thực hiện nguyên tắc độc lập khi xét xử và công tác điều động luân chuyển cán bộ trong ngành Tòa án (hiện nay nhiệm kỳ của Thẩm phán là 05 năm). Tăng trần quân hàm đối với Thẩm phán TAQSKV cho phù hợp nhiệm kỳ Thẩm phán để Thẩm phán TAQSKV yên tâm công tác, tu dưỡng, tích lũy kinh nghiệm xét xử ở cấp Khu vực rồi mới phát triển lên cấp Quân khu. Có chính sách đãi ngộ, bồi dưỡng hợp lý đối với Hội thẩm quân nhân, cán bộ, chiến sỹ phục vụ cho việc ADPL để xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS như đảm bảo chế độ bồi dưỡng hợp lý cho những ngày Hội thẩm quân nhân nghiên cứu hồ sơ, tham gia HĐXX sơ thẩm các VAHS, đảm bảo phương tiện đi lại đối với những Hội thẩm quân nhân công tác tại những địa bàn xa trụ sở TAQS, đảm bảo chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác áp giải phạm nhân, bảo vệ phiên tòa, phục vụ công tác xét xử. Về trang phục xét xử của cán bộ TAQS như hiện nay vẫn mặc tiểu lễ phục chung như đối với tất cả sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp chưa có trang phục đặc thù nên chưa thể hiện được tính uy nghiêm của HĐXX của TAQS khi nhân danh Nhà nước xét xử người phạm tội. Do vậy, trong tiến trình cải cách tư pháp cần nghiên cứu kiểu dáng trang phục đáp ứng yêu cầu của cơ quan xét xử trong Quân đội. 4.2.8. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Xét xử của Tòa án là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước; phán quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, 146 các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, công tác xét xử phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm, không xét xử oan người không có tội. Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật thể hiện tư tưởng pháp lý khi xét xử các vụ án, Thẩm phán và Hội thẩm tự mình quyết định và chịu trách nhiệm về bản án, quyết định của mình mà không phụ thuộc vào quan điểm, ý kiến của bất kỳ cá nhân, cơ quan tổ chức nào, không bị chi phối bởi ý kiến của nhau và chỉ căn cứ vào các quy định của pháp luật để xem xét và quyết định từng vấn đề của vụ án. Tuy nhiên, từ thực tiễn công tác xét xử cũng cho thấy có Thẩm phán do không nắm chắc và đầy đủ quy định của pháp luật, không nắm chắc nghiệp vụ và thiếu kinh nghiệm nên chưa có quan điểm của mình khi quyết định các vấn đề liên quan đến việc xét xử vụ án mà còn phải thỉnh thị cơ quan nghiệp vụ cấp trên đã hạn chế tính độc lập khi xét xử. Hội thẩm quân nhân chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm mà pháp luật quy định cũng như sự kỳ vọng của nhân dân đối với họ. Nhiều Hội thẩm không nắm chắc quy định của pháp luật liên quan đến công tác xét xử, nên không có đủ lập luận, không đủ bản lĩnh để bảo vệ quan điểm của mình, họ thường chấp thuận theo quan điểm của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi quyết định các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Đồng thời, Hội thẩm quân nhân là những người đang công tác trong cơ quan, tổ chức đơn vị ngoài TAQS. Do đó, họ không có nhiều động lực để phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt tính độc lập trong công tác xét xử. Từ những phân tích trên để hoàn thiện cơ chế Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân độc lập tuân theo pháp luật cần thực hiện một số giải pháp sau: Một là, thực hiện mô hình tổ chức TAQS theo thẩm quyền xét xử đã được Quân ủy Trung ương thông qua. Với mô hình TAQS như vậy, mối quan hệ giữa TAQS cấp trên với TAQS cấp dưới chỉ là quan hệ tố tụng, do đó sẽ tăng tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân cũng như hạn chế sự can thiệp vào hoạt động xét xử của TAQS. 147 Hai là, nâng cao tính độc lập của Thẩm phán thông qua việc đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán; tham khảo kinh nghiệm của một số nước, thẩm phán khi được bổ nhiệm thì nhiệm kỳ không có thời hạn, cho đến hết đời. Như vậy, sẽ tránh được sức ép tâm lý cho Thẩm phán khi bổ nhiệm lại, làm cho Thẩm phán được độc lập khi xét xử, yên tâm công tác lâu dài. Ba là, đổi mới công tác Hội thẩm quân nhân theo hướng nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và các lĩnh vực của đời sống xã hội, kỹ năng xét xử, tăng phụ cấp trách nhiệm đối với Hội thẩm quân nhân tại các đơn vị do họ phải kiêm nhiệm, tăng cường tuyên truyền, đề cao tính độc lập của họ trong công tác xét xử. Bốn là, để hạn chế sự can thiệp của cấp uỷ Đảng vào công tác xét xử, tổ chức đảng trong các Toà án cần được tổ chức theo hệ thống các Toà án, ban hành quy định về sự lãnh đạo của đảng đối với công tác xét xử theo hướng Đảng lãnh đạo công tác xét xử về đường lối, chủ trương mà không được can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án. Kết luận chương 4 Nâng cao chất lượng hoạt động xét xử các vụ án, trong đó có xét xử các án hình sự là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình cải cách tư pháp mà Đảng và nhà nước ta hướng tới. Áp dụng pháp luật đầy đủ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật bảo đảm tối đa quyền lợi của Nhà nước, tổ chức, công dân là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự. Để đạt được nhiệm vụ nêu trên trong việc áp dụng pháp luật phải định hình được các quan điểm hướng tới và đặt ra các giải pháp cụ thể đồng bộ để thực hiện, có như vậy chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật mới được nâng lên. Trên cơ sở lý luận, thực tiễn về các VAHS thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS cần phải dựa trên quan điểm đường lối của Đảng, phải tập trung vào việc phục vụ nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước, Quân đội đã giao nhằm bảo vệ sức chiến đấu của lực lượng vũ trang, góp phần gìn giữ an ninh trật tự của đất nước, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm hoặc oan sai và phải đáp ứng quá trình hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. 148 Trước yêu cầu của nhiệm vụ cải cách tư pháp trong thời gian tới, đảm bảo cho việc ADPL để xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS một cách có hiệu quả cần tiến hành đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện một số nội dung quy định của BLTTHS, BLHS; đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy quân sự và các cấp ủy Đảng đối với Tòa án quân sự; xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các đơn vị trong Quân đội; nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán Tòa án quân sự và Hội thẩm quân nhân; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử sơ thẩm của các Tòa án quân sự; cải thiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán Tòa án quân sự và Hội thẩm quân nhân; tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm áp dụng pháp luật của Tòa án quân sự cho đến hoàn thiện cơ chế đảm bảo khi xét xử thẩm phán, Hội thẩm quân nhân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trong mỗi giải pháp, việc hoàn thiện các quy định để thiết lập cơ sở pháp lý cho hành động thực tiễn là một yêu cầu quan trọng. 149 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đề tài luận án tiến sỹ "Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự ở Việt Nam hiện nay" cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS là hoạt động nhận thức thực tiễn mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực Nhà nước do TAQS thực hiện từ khi thụ lý hồ sơ vụ án đến khi xét xử tại phiên tòa và phán quyết ra một bản án hoặc một quyết định có hiệu lực pháp luật nhằm cá biệt hóa các quy định pháp luật hình sự, pháp luật dân sự vào các trường hợp phạm tội cụ thể đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức. Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS có đặc điểm riêng so với Tòa án nhân dân ở đặc điểm về thẩm quyền xét xử theo đối tượng (TAQS có đối tượng bị xét xử riêng), thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ, thẩm quyền xét xử theo vụ việc đối với một số tội danh riêng, đặc điểm về chủ thể áp dụng pháp luật và đặc điểm về sự lãnh đạo của Đảng trong ADPL để xét xử các vụ án hình sự. Nội dung ADPL trong xét xử sơ thẩm của TAQS thể hiện trong định tội và quyết định hình phạt. Theo đó, TAQS phán quyết bị can, bị cáo có phạm tội hay không; nếu bị cáo có phạm tội thì phạm tội gì, khung hình phạt nào quy định; biện pháp trách nhiệm hình sự cũng như hình phạt cần áp dụng với người bị kết tội ra sao, các biện pháp tư pháp, xử lý vật chứng án phí quyết định như thế nào. Qui trình áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quấn sự gồm: xác định tình tiết vụ án; nhận thức các quy định pháp luật; xác định sự tương quan giữa quy định pháp luật và hành vi phạm tội trên thực tế được chứng minh và ban hành văn bản áp dụng pháp luật của Tòa án. Việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS trong những năm qua luôn đúng thời hạn xét xử theo quy định của BLTTHS; chất lượng xét xử sơ thẩm các VAHS ngày càng được nâng cao, các vụ án đã xét xử đảm bảo đúng 150 người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, việc ADPL trong xét xử sơ thẩm các VAHS của các TAQS vẫn còn những hạn chế, yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Trước yêu cầu nâng cao chất lượng giải quyết các VAHS đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp, việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án quân sự phải hướng tới mục tiêu: - Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng. - Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS phải phục vụ nhiệm vụ công tác của Quân đội, bảo vệ sức chiến đấu của lực lượng vũ trang giữ gìn an ninh trật tự của đất nước. - Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS phải bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội hoặc làm oan sai góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm. - Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS phải đáp ứng yêu cầu hội nhập của Việt Nam đối với các nước trong khu vực và thế giới. Để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của các Tòa án quân sự một cách có hiệu quả thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội, các giải pháp do luận án đề xuất bao gồm: + Hoàn thiện một số nội dung của BLTTHS, BLHS; + Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy quân sự và các cấp ủy Đảng đối với Tòa án quân sự. + Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán Tòa án quân sự và Hội thẩm quân nhân. + Tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm áp dụng pháp luật của Tòa án quân sự. + Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Tòa án quân sự với các cơ quan tiến hành tố tụng trong Quân đội. 151 + Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử sơ thẩm của các Tòa án quân sự. + Cải thiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân các Tòa án quân sự. + Hoàn thiện cơ chế đảm bảo khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Các đề xuất nêu trên chỉ là định hướng chủ quan của tác giả luận án trên cơ sở giải mã các vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các VAHS của TAQS. Vì vậy rất có thể còn phiến diện hoặc chưa đầy đủ. Tác giả luận án hy vọng các nỗ lực nghiên cứu theo hướng này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử trong đó có hoạt động áp dụng pháp luật để xét xử sơ thẩm các VAHS ngày càng tốt hơn./. 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Dương Văn Thăng (2012), "Một số vướng mắc, bất cập về hoãn phiên tòa hình sự", Tạp chí Nghề luật, (3), tr.27-31. 2. Dương Văn Thăng (2012), "Hoàn thiện các quy định tại phần chung và phần xét xử sơ thẩm của Bộ luật Tố tụng hình sự", Tạp chí Nghề luật, (6), tr.31-37. 3. Dương Văn Thăng (2013), "Hoàn thiện các quy định tại Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự", Tạp chí Nghề luật, (5), tr.22- 25. 4. Dương Văn Thăng (2014), "Một số vấn đề trao đổi về nguyên tắc: Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", Tạp chí Nghề luật, (3), tr.25-27. 5. Dương Văn Thăng (2014), "Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Phần chung của Bộ luật Hình sự", Tạp chí Kiểm sát, (16), tr.13- 17. 6. Dương Văn Thăng (2015), "Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự - vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện", Tạp chí Toà án nhân dân, (01), tr.31- tr.35. 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 20/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 04/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 4. Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình triết học Mác- Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Bộ Tư pháp (1997), Bộ luật Hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội. 7. Bộ Tư pháp (1997), Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga, (Tài liệu tham khảo dịch), Hà Nội. 8. Bộ Tư pháp (1997), Bộ luật Tố tụng Cộng hòa Pháp, (Tài liệu tham khảo dịch), Hà Nội. 9. Bộ Tư pháp (1997), Bộ luật Tố tụng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, (Tài liệu tham khảo dịch), Hà Nội. 10. Lê Cảm (2005), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 11. Trần Minh Chất (2009), Áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 12. Ngô Cường (2011), "Bàn về việc sử dụng án lệ", Tạp chí Toà án nhân dân, (22), tr.20-22. 154 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 17. Nguyễn Minh Đoan (2010), Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Nguyễn Minh Đoan (2011), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Nguyễn Minh Đoan (2012), "Một số ý kiến về việc quy định và áp dụng chế tài pháp luật ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Toà án nhân dân, (8), tr.46-48. 20. Trần Văn Độ (2012), "Một số vấn đề về hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm", Tạp chí Kiểm sát, (08), tr.51-53. 21. Nguyễn Minh Hải (2009), "Một số vấn đề khi áp dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự", Tạp chí Toà án nhân dân, (18), tr.25-28. 22. Nguyễn Đức Hiệp (2004), Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Toà án nhân dân ở tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 23. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 24. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Tập 1, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 25. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, Tập 11, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 155 26. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 04/2004/NQ - HĐTP ngày 05/11/2004, Hà Nội. 27. Nguyễn Thị Hồi (2009), "Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (9), tr.41-44. 28. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2009), Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ án hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 29. Đặng Văn Hưng (2011), Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 30. Trần Minh Hưởng, Trịnh Tiến Việt (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 31. Bùi Nguyên Khánh (2014), Cơ sở pháp lý bảo đảm sự độc lập xét xử của Tòa án trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở nhà nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội. 32. Trần Thị Tuyết Lành (2015), Chất lượng hoạt động xét sơ thẩm các vụ án hình sự của Toà án Quân sự ở Quân khu 3- Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 33. Vũ Gia Lâm (2009), "Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự", Tạp chí Toà án nhân dân, (13), tr.26-29. 34. Vũ Gia Lâm (2010), "Bàn về tính chất của xét xử sơ thẩm và thời điểm bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật", Tạp chí Toà án nhân dân, (01), tr.32-35. 35. Vũ Gia Lâm (2011), "Hoàn thiện một số quy định về xét xử sơ thẩm hình sự nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử", Tạp chí Toà án nhân dân, (21), tr.34-36. 36. Vũ Thành Long (2006), "Về áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức và phạm tội nhiều lần", Tạp chí Toà án nhân dân, (21), tr.19-23. 156 37. Vũ Thành Long (2017), "Một số vấn đề về thẩm quyền xét xử các tội phạm ở địa bàn thiết quân luật", tại trang /Pages/dien-dan-cong-tac-tu-phap.aspx?ItemID=15, [truy cập ngày 11/4/2017]. 38. Nguyễn Đức Mai (2009), "Đặc điểm của mô hình tranh tụng và phương pháp hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự ở Việt Nam", Tạp chí Toà án nhân dân, (23), tr.18-21. 39. Nguyễn Hoài Nam (2010), "Thực trạng và hướng hoàn thiện chức năng xét xử của Tòa án trong Bộ luật Tố tụng hình sự", Tạp chí Toà án nhân dân, (16), tr.39-41. 40. Hoàng Thị Kim Quế (Chủ biên) (2005), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 41. Đinh Văn Quế (2005), Pháp luật hình sự - thực tiễn xét xử và án lệ, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 42. Đinh Văn Quế (2010), Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự - Những vẫn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Phương Đông, Hà Nội. 43. Đinh Văn Quế (2010), "Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự", Tạp chí Toà án nhân dân, (4), tr.13-15. 44. Đinh Văn Quế (2010), "Một số vấn đề khi áp dụng tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội", Tạp chí Toà án nhân dân, (6), tr.17-19. 45. Đinh Văn Quế (2011), "Phương hướng hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự", Tạp chí Toà án nhân dân, (17), tr.52-55. 46. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật Hình sự năm 1999, Hà Nội. 47. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự năm 2005, Hà Nội. 157 49. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Hà Nội. 50. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật thi hành án hình sự, Hà Nội. 51. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 52. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 53. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Hà Nội. 54. Hoàng Hữu Quý (2013), Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Toà án Quân sự ở Quân khu 3, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 55. Phạm Thái Quý (2009), "Trao đổi một số vấn đề về việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự", Tạp chí Toà án nhân dân, (19), tr.23-26. 56. Đặng Văn Quý (2011), "Hoàn thiện quy định về chuyển vụ án tại Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự", Tạp chí Toà án nhân dân, (14), tr.22-25. 57. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 58. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), "Những hạn chế trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về giới hạn xét xử sơ thẩm", Tạp chí Toà án nhân dân, (2), tr.11-13. 59. Lê Văn Thành (2012), Áp dụng pháp luật trong quản lý Nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 60. Lê Xuân Thân (2004), Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 158 61. Nguyễn Thị Thủy (2014), Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nôi. 62. Toà án Quân sự Trung ương (2007), Hệ thống mẫu biểu ngành Toà án Quân sự, Hà Nội. 63. Toà án Quân sự Trung ương (2015), Thông báo kiểm tra án, các quý từ năm 2005 đến năm 2015, Hà Nội. 64. Toà án Quân sự Trung ương (2015), Báo cáo tổng kết từ năm 2005 đến năm 2015, Hà Nội. 65. Tổng Cục chính trị (2001), Nâng cao chất lượng hiệu quả xét xử sơ thẩm của Toà án Quân sự trong thời kỳ mới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục, Hà Nội. 66. Nguyễn Văn Trượng (2011), "Một số vướng mắc khi áp dụng các quy định của pháp luật về giám định tư pháp", Tạp chí Toà án nhân dân, (02), tr.9-11. 67. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 68. Hoàng Anh Tuyên (2014), Thời hạn tố tụng trong Pháp lệnh tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội, Hà Nội. 69. Đào Trí Úc (1995), Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và Pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 71. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh tổ chức Toà án Quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 72. Phùng Thế Vắc, Trần Văn Luyện (2000), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 73. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Tư pháp, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 159 74. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb Phương Đông, Hà Nội. 75. Viện Nhà nước và pháp luật (2014), Cơ sở pháp lý bảo đảm độc lập xét xử của Tòa án đúng điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Nhà nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. 76. Quách Thành Vinh (2007), "Mấy kiến nghị từ một số trường hợp áp dụng pháp luật", Tạp chí Toà án nhân dân, (6), tr.33-35. 77. Quách Thành Vinh, Đàm Kim Yến (2010), "Mấy vấn đề áp dụng pháp luật trong xét xử", Tạp chí Toà án nhân dân, (19), tr.35-38. 78. Quách Thành Vinh (2011), "Mấy vấn đề về áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội bị xử phạt tù", Tạp chí Toà án nhân dân, (03), tr.24-26. 79. Nguyễn Quang Vũ (2013), "Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Toà án nhân dân các cấp - nhìn từ một địa phương", tại trang phap-luat-trong-hoat-dong-xet-xu-an-hinh-su-cua-toa-an-nhan-dan- cac-cap-nhin-tu-mot-dia-phuong-28696/, [truy cập ngày 16/5/2017]. Tiếng Anh 80. A. Alisdair Gillespie (2007), The English Legal System, Oxford University Press. 81. Cownie, Bradney và Burton (2010), English Legal System in Context, Oxford University Press. 82. David, Renes, John E.C. Brierley (1985), Major Legal System in The World to day, Third Edition, Stevens. 83. Hans Kelsen (1946), General Theory of Law and State, Harvard University Press. 84. Marryman, John Henry, The Civill Law Trandition (1985), An introduction to The Legal system of Westerm Europe and Latin America, Second Edition. 85. Paul Bergman, J.D. and Sara J. Berman, J.D, The Criminal Law Hanbook (2012), Know Your Rights, Survive the System, Newyork. 160 86. Peter J. Henning, Andrew Taslitz , Margaret L. Paris, Cynthia E. Jones , Ellen S. Podgor (2012), Masterring Criminal Procedure, Volume 2 The Adjudicatory Stage, Carolina Academic Press. 87. Simester, A.P. and Sullivan, G.R, Criminal Law (2003), Theory and Doctrine, Oxford: Hart Publishing, 2nd ed. 88. Smith, J.C. and Hogan, B, Criminal Law (2005), Oxford: Oxford University Press, 11th ed. 89. Stephen I. Vladeck (2015), "Milytary courts and Article III" , at page: [date 23/6/2017]. 90. US Department of Defense (2012), Manual For Courts Martial 2012, Newyork.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ap_dung_phap_luat_trong_xet_xu_so_tham_cac_vu_an_hin.pdf
Luận văn liên quan