Bảo vệ QCN, QCD trong hoạt động tố tụng của VKSND là vấn đề mang tính cấp
thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Một mặt, thể chế hóa chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ QCN, QCD được ghi nhận trong
nhiều Văn kiện, Nghị Quyết, Chỉ Thị .của Đảng và trong Hiến pháp, pháp luật hiện
hành. Mặt khác, nâng cao vai trò của VKSND trong hoạt động tố tụng trước yêu cầu cải
cách tư pháp và nhiệm vụ bảo vệ QCN, QCD.
Vai trò của VKSND trong bảo vệ QCN, QCD là hết sức cần thiết, quan trọng và
không cơ quan nào có thể thay thế được. Để bảo vệ QCN, QCD trong lĩnh vực tư pháp
nói chung, đặc biệt trong hoạt động tố tụng nói riêng một cách hiệu quả nhất, thì cần
phải nâng cao hơn nữa vai trò của VKSND, mà nhân tố quan trọng, mang tính then chốt
của thiết chế VKSND là phải nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ KSV để phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi mang tính cấp bách từ
thực tiễn giai đoạn hiện nay về việc đề cao nhân tố con người: “Con người là chủ thể,
nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”.
179 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố tụng của viện kiểm sát nhân dân ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háng nghị phúc thẩm, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án này.
Tóm lại, việc đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo điều hành trong ngành Kiểm
sát nhằm góp phần đảm bảo việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của ngành kiểm sát
trong công cuộc phòng chống tội phạm và bảo vệ QCN, QCD của người bị buộc tội,
đương sự trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính một cách hiệu
quả.
143
4.2.3.3. Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp của VKND nhằm bảo vệ QCN, QCD trong hoạt động tố tụng, cần
thực hiện những biện pháp sau:
Tăng cường, đề cao, chú trọng thực hiện có hiệu quả hoạt động thực hành quyền
công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử vụ án hình sự. Như vậy, việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền
công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử của VKSND sẽ bảo vệ có hiệu quả các quyền của người bị buộc tội, bị hại trong tố
tụng hình sự, mang lại hiệu quả cao trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ
án hình sự, bởi các quyết định, hành vi của CQĐT, VKSND, TAND có tác động rất lớn
đến sinh mệnh chính trị, tự do, nhân phẩm của mỗi cá nhân.
Để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
của VKSND nhằm bảo vệ QCN, QCD trong hoạt động tố tụng, cần thực hiện các biện
pháp cụ thể như sau: Tăng cường kiểm sát khởi tố vụ án, bảo đảm việc khởi tố vụ án,
khởi tố bị can có căn cứ, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội
phạm; Kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với
người phạm tội; Nâng cao chất lượng bản Cáo trạng; Nâng cao chất lượng tranh tụng của
KSV tại phiên tòa, bảo đảm việc tranh tụng dân chủ, đúng pháp luật, luận tội sắc bén, có
sức thuyết phục; Nâng cao chất lượng kháng nghị của VKSND các cấp theo thẩm
quyền, khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa thực hiện có hiệu quả công kiểm sát
xét xử vụ án hành chính, dân sự, thương mại, kinh doanh, lao động. Như đã phân tích ở
phần trên, VKSND có quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động xét xử
của Tòa án sẽ không làm mất đi tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án, hơn
nữa, còn mang lại hiệu quả trong việc chấp hành và tuân thủ pháp luật trong hoạt động
xét xử của Tòa án, góp phần quan trọng bảo vệ QCN, QCD trong hoạt động tố tụng. Để
nâng cao chất lượng công tác kiểm sát xét xử, về bản chất chính là nâng cao chất lượng
hoạt động giám sát (kiểm soát quyền lực) đối với Tòa án từ phía VKSND thông qua
chức năng, nhiệm vụ kiểm sát hoạt động xét xử. Theo đó, cần tăng cường hiệu quả công
tác kiểm sát trước, trong và sau phiên tòa xét xử dân sự, hành chính, kinh doanh, thương
mại, lao động. Biện pháp tốt nhất chính là phải nâng cao chất lượng và số lượng các
144
kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ án, dân sự, hành chính.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, VKSND tối cao nên xây dựng chỉ tiêu riêng cho ngành
kiểm sát theo hướng nâng tỷ lệ kháng nghị số vụ án so với tổng số vụ án mà tòa án đã
xét xử, chứ không chỉ so tỷ lệ kháng nghị được chấp nhận với tổng số kháng nghị của
VKSND, vì thực tế tỷ lệ kháng nghị của VKS trên tổng số vụ án mà tòa án đã xét xử
còn quá thấp.
4.2.3.4. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân với cơ quan
điều tra và Tòa án
Để thực hiện tốt quan hệ phối hợp giữa VKSND cần chủ động, khẩn trương xây
dựng, ký kết Quy chế phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án, các cơ quan đơn vị liên
quan. Quy chế phối hợp phải có nội dung thiết thực, cụ thể, không trái với các quy định
của pháp luật, là cơ sở quan trong để giải quyết những vướng mắc, bất cập trong hoạt
động tố tụng, đảm bảo sự độc lập, thực hiện đúng đắn chức năng tố tụng, tránh lạm
quyền, bao biện, làm thay. Đặc biệt, cần tăng cường hoạt động phối hợp giữa VKSND
với Cơ quan điều tra để thực hiện tốt công tác điều tra về chuyên môn, nghiệp vụ. Lãnh
đạo liên ngành cần thường xuyên bàn bạc, trao đổi thông tin, yêu cầu cấp dưới thực hiện
nghiêm túc quy chế phối hợp, qua đó cần xác định rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đâu là phạm vi hoạt động điều tra, KSV kiểm
sát hoạt động điều tra cần được đảm bảo rõ ràng... Bên cạnh đó, cần tiếp tục phối hợp
với Tòa án các cấp để tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp liên ngành. Cần thường
xuyên tiến hành tổng kết, đánh giá để tháo gỡ những bất cập, vướng mắc trong hoạt
động của mình, đảm bảo tính thống nhất, phối hợp giải quyết án điểm, tổ chức phiên tòa
theo tinh thần cải cách tư pháp.
Việc Tăng cường quan hệ phối hợp giữa VKSND với CQĐT, Tòa án và các cơ
quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động tố tụng góp phần mang lại hiểu quả tích cực
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Mà còn tránh lạm quyền
trong thực hiện chức năng tiến hành tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng qua đó
bảo đảm việc xét xử vụ án hình sự đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân.
4.2.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong ngành Kiểm sát
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra là biện pháp quan trọng trong bảo vệ
QCN, QCD trong hoạt động tố tụng của VKSND, theo đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra
bao gồm: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình công tác, kiểm tra theo chuyên
145
đề nghiệp vụ; thanh tra, kiểm tra cả việc tiến hành thủ tục tố tụng và áp dụng pháp luật
nội dung, tính có căn cứ, tính hợp pháp và chất lượng, hiệu quả công tác thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử. Qua thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện
yếu kém, tồn tại trong công tác để đưa ra biện pháp khắc phục; kiên quyết xử lý trường
hợp vi phạm phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp kỷ luật công tác.
Để đảm bảo cho việc thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của ngành kiểm sát
nhằm góp phần bảo vệ các QCN, QCD theo quy định của pháp luật cần chú trọng tới
việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành kiểm sát. Cần tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ, công vụ và nội vụ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kịp thời
xử lý nghiêm minh những cá nhân vi phạm, tiêu cực, nhất là những trường hợp để xảy
ra oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, những cán bộ tham nhũng, thoái hóa, biến chất. VKS
cấp trên cần tăng cường công tác kiểm tra việc xây dựng và triển khai thực hiện kế
hoạch công tác của VKSND cấp dưới, chương trình công tác, hướng dẫn công tác của
các phòng nghiệp vụ của các VKSND cấp trên gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ
trọng tâm được nêu trong các chỉ thị của ngành và của từng địa phương.
Chú trọng thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các công tác thực hiện chức năng
thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Đây là công cụ kiểm soát bên
trong đối với hệ thống VKSND mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động giám sát từ bên ngoài hệ thống VKSND
như: Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử: Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội,
Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; Hoạt động
giám sát dân chủ trực tiếp của nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội: Mặt trận tổ
quốc Việt Nam và thành viên; Hoạt động giám sát của các cơ quan tư pháp theo cơ chế
kiểm soát, chế ước trở lại như cơ quan điều tra, Tòa án; Hoạt động giám sát nội bộ được
bảo đảm bởi chế độ thanh tra, kiểm tra của cấp trên trong ngành kiểm sát.
Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát cần được xây dựng đồng bộ, hợp lý là một
trong những đảm bảo đảm cho việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND có hiệu quả, hạn chế, tránh được tình trạng lạm
quyền, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của người bị buộc tội trong TTHS và quyền
của đương sự trong TTDS, TTHC.
Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của VKSND các cấp, nếu phát hiện vi phạm pháp luật, xâm hại đến QCN,
QCD trong hoạt động tố tụng, thì các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền cần
146
phải nghiêm túc xử lý đối với cá nhân, đơn vị thuộc VKSND các cấp có hành vi vi
phạm trên.
4.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân
Để bảo vệ QCN, QCD trong hoạt động tố tụng của VKSND có hiệu quả, bên
cạnh việc đổi mới tổ chức và hệ thống VKSND, đồng thời tăng cường công tác quản lý,
điều hành của lãnh đạo ngành kiểm sát, việc nâng cao chất lượng đội ngũ KSV cũng cần
phải được đặc biệt chú trọng. Để nâng cao chất lượng đội ngũ KSV để thực hiện tốt
nhiệm vụ bảo vệ QCN, QCD trong hoạt động tố tụng, cần:
Thứ nhất, nâng cao ý thức, nhận thức, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
đức cho KSV khi thực hiện chức năng THQCT và KSHĐTP trong hoạt động tố tụng
nhằm bảo vệ QCN, QCD trong hoạt động tố tụng, đây cũng là một đòi hỏi, yêu cầu
khách quan trong giai đoạn hiện nay. Do đó, đòi hỏi mỗi KSV phải nâng cao nhận thức,
nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, quán triệt và vận dụng đúng quan điểm của
Đảng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Đồng thời, trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, việc rèn luyện bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức cho KSV là một yêu cầu
tất yếu khách quan, trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính...,
cho thấy KSV thường xuyên tiếp xúc với những mặt trái của xã hội, nhiều đối tượng
khác nhau, nhiều cám dỗ vật chất, quyền lợi và không loại trừ thân nhân của người
phạm tội sẽ tìm đủ cách mua chuộc KSV giải quyết vụ án theo hướng có lợi cho họ.
Nếu KSV không được trau dồi đạo đức và rèn luyện ý thức chính trị rất dễ bị những tiêu
cực cám dỗ. Do đó, KSV phải tự rèn luyện ý thức, trách nhiệm, tu dưỡng phẩm chất đạo
đức, biết cách khắc phục những khó khăn trước mắt, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao mà không thụ động, không ỷ lại vào cấp trên, không đổ lỗi cho yếu tố khách quan.
Thứ hai, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo về số lượng KSV
thực hiện chức năng, nhiệm vụ để bảo vệ QCN, QCD trong hoạt động tố tụng của
VKSND một cách hiệu quả. Đây là hoạt động thuộc công tác tổ chức cán bộ trong
ngành KSND, trước hết, cần sự quan tâm của lãnh đạo VKSND các cấp phải thường
xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ KSV đơn vị, cấp mình trực tiếp
quản lý để đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trường hợp KSV nào để
xảy ra nhiều án bị hủy, án bị trả hồ sơ điều tra nhiều lần, án VKS truy tố bị Tòa án tuyên
không phạm tội, án bị oan sai, bỏ lọt tội phạm, do thiếu tinh thần trách nhiệm, do
trình độ năng lực hạn chế, thì lãnh đạo cần kiên quyết điều chuyển sang thực hiện nhiệm
vụ khác. Mặt khác, lãnh đạo VKSND các cấp cần quan tâm công tác bồi dưỡng đội ngũ
147
cán bộ, KSV trẻ có năng lực, những cán bộ, KSV có đủ điều kiện thi tuyển các ngạch
KSV theo quy định, để bổ sung kịp thời đội ngũ KSV có chất lượng đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ đặt ra. Bên cạnh đó, VKSND các cấp cần có kế hoạch đảm bảo số lượng
KSV, bổ nhiệm KSV tương xứng với tính chất, mức độ công việc cụ thể của từng đơn
vị. Trong đó, chú trọng tăng cường đội ngũ KSV có kinh nghiệm trong lĩnh vực này
cùng với việc quan tâm bồi dưỡng, đào tạo những KSV trẻ tuổi có năng lực, hướng đến
xây dựng, thực hiện tiêu chuẩn hoá KSV.
Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng,
quy hoạch cán bộ, KSV đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ QCN, QCD trong
hoạt động tố tụng. Trước hết, cần phải thực hiện có hiệu quả công tác tuyển dụng vào
ngành KSND phải đảm bảo đúng quy định tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức của
Chính phủ và của Ngành kiểm sát, đồng thời phải đảm bảo công khai, minh bạch. Cần
có chính sách xét tuyển đang được áp dụng cho một số tỉnh miền núi, việc xét tuyển chỉ
nên áp dụng đối với đối tượng là người dân tộc ở các huyện vùng sâu, vùng xa. Số
lượng hồ sơ thi tuyển phải có số dư nhiều hơn số người cần tuyển để có sự lựa chọn.
Đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ KSV cả về trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ và về nhận thức, giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề
nghiệp. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đội ngũ KSV cần chú trọng phân
loại, bố trí công việc cho phù hợp với sở trường của KSV, cũng như đặc thù mỗi khâu
công tác của VKSND. Cần phải tuyển chọn KSV có trình độ, năng lực trong công tác
THQCT và kiểm sát xét xử. Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, công tác kiểm sát hoạt
động xét xử đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trang bị đầy đủ phương tiện hỗ trợ tối ưu cho
công việc, tạo điều kiện đê cán bộ công tác theo đúng sở trường, lĩnh vực đào tạo; Bố
trí, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho KSV, KTV các
cấp (sơ cấp, trung cấp, cao cấp, KSV VKSND tối cao) giải quyết vụ việc dân sự, vụ án
hành chính theo hướng chuyên sâu, bảo đảm trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực
kiểm sát giải quyết vụ án dân sự, hành chính nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm
sát trong lĩnh vực này. Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng tham
mưu, xây dựng văn bản thực hiện kiến nghị, kháng nghị cho đội ngũ KSV, KTV,
chuyên viên làm công tác kiểm sát giải quyết án dân sự. Đây cũng là một trong những
yêu cầu cấp bách cần được ưu tiên hàng đầu, để đáp ứng kịp thời với chức năng, nhiệm
vụ mới của VKS theo quy định của pháp luật. Mặt khác, để đảm bảo chất lượng công
tác đào tạo, bồi dưỡng KSV, hàng năm, VKSND các cấp có kế hoạch cử các KSV biệt
148
phái sang một số cơ quan, đơn vị hoặc cử những cán bộ xuất sắc sang tập huấn nghiệp
vụ tại một số nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên
bang Đức... để trang bị thêm kiến thức, nghiệp vụ phục vụ công tác nghiệp vụ ngành
kiểm sát sau này.
4.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, chế độ lương, phụ cấp
ưu đãi đối với đội ngũ Kiểm sát viên
Nghị quyết 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đã
chỉ rõ: Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan và hoạt động
tư pháp theo hướng ngân sách tư pháp do Quốc hội phân bổ và giao cho các cơ quan tư
pháp địa phương quản lý và sử dụng. Từng bước xây dựng trụ sở làm việc của các cơ
quan tư pháp khang trang hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Tăng cường áp dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp... Vì vậy, việc tăng cường cơ sở vật
chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho ngành kiểm sát là vấn đề hết sức cần thiết
và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Có cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị và phương
tiện hiện đại thì sẽ đảm bảo tốt hoạt động nghiệp vụ của cán bộ kiểm sát. Để có đủ điều
kiện thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát cần tăng cường cơ sở vật
chất, phương tiện làm việc đối với VKSND các cấp, xây dựng hệ thống trụ sở làm việc
của Ngành kiểm sát nhân dân. Tăng cường nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị,
phương tiện phục vụ công tác của ngành kiểm sát. VKSND tối cao cần nghiên cứu xây
dựng đề án tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành kiểm sát trình các cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt để tạo điều kiện về vật chất hơn nữa cho hoạt động nghề nghiệp
của kiểm sát viên góp phần mang lại hiệu quả công việc cao và đảm bảo chất lượng, góp
phần đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp đã đề ra. Chính vì
vậy, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho VKSND là sự đầu tư quan trọng cả về số lượng,
quy mô cũng như chất lượng mang tính chiến lược cho hoạt động của hệ thống các cơ
quan tư pháp nói chung và VKSND nói riêng. Đó là đầu tư vào việc xây dựng hệ thống
các trụ sở làm việc, trang cấp các phương tiện công cụ nhằm phục vụ cho hoạt động
thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND. Việc đảm bảo
cơ sở vật chất kỹ thuật cho VKSND còn bao gồm sự đáp ứng kịp thời các trang thiết bị
kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ cho hoạt động của VKSND hội nhập với công tác tư
pháp quốc tế, phù hợp với sự phát triển chung của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
149
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 đã tập trung phân tích, làm rõ giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
QCN, QCD trong hoạt động tố tụng của VKSND, xuất phát từ hạn chế, vướng mắc của
hệ thống pháp luật hiện hành và nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc đó. Trong nội
dung của giải pháp hoàn thiện pháp luật chủ yếu đi vào hoàn thiện BLTHS, BLTTDS,
LTTHC, đó là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ QCN,
QCD trong hoạt động tố tụng của VKSND. Bên cạnh đó, từ thực tiễn thi hành mang lại
những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập, thiếu sót của VKSND khi thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ QCN, QCD trong hoạt động tố tụng. Trong chương 4, tác giả cũng phân tích,
chỉ rõ các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện việc bảo vệ QCN, QCD trong hoạt động tố
tụng của VKSND ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể đó là: Đổi mới phương thức quản lý, chỉ
đạo điều hành trong ngành Kiểm sát; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
của VKS cấp trên đối với VKS cấp dưới trong ngành Kiểm sát; Tăng cường cơ sở vật
chất, phương tiện làm việc, chế độ lương, phụ cấp ưu đãi đối với đội ngũ KSV; Tăng
cường quan hệ phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa VKND với các cơ quan tiến hành
tố tụng và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong bảo vệ QCN,QCD; Tăng cường công
tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đối với
cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. Tiếp tục đổi mới về tổ chức và hoạt động
của Viện kiểm sát nhân dân. Như vậy, giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp
trên luôn bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ QCN, QCD trong nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam giai đoạn hiện nay. Nội dung cốt lõi trong các giải
pháp này một mặt thể hiện rõ nguyên tắc Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm QCN, QCD; mặt khác, khẳng định vị trí, vai trò của VKSND trong bộ máy nhà
nước với nhiệm vụ hiến định – bảo vệ QCN, QCD.
150
KẾT LUẬN
Bảo vệ QCN, QCD trong hoạt động tố tụng của VKSND là vấn đề mang tính cấp
thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Một mặt, thể chế hóa chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ QCN, QCD được ghi nhận trong
nhiều Văn kiện, Nghị Quyết, Chỉ Thị ....của Đảng và trong Hiến pháp, pháp luật hiện
hành. Mặt khác, nâng cao vai trò của VKSND trong hoạt động tố tụng trước yêu cầu cải
cách tư pháp và nhiệm vụ bảo vệ QCN, QCD.
Vai trò của VKSND trong bảo vệ QCN, QCD là hết sức cần thiết, quan trọng và
không cơ quan nào có thể thay thế được. Để bảo vệ QCN, QCD trong lĩnh vực tư pháp
nói chung, đặc biệt trong hoạt động tố tụng nói riêng một cách hiệu quả nhất, thì cần
phải nâng cao hơn nữa vai trò của VKSND, mà nhân tố quan trọng, mang tính then chốt
của thiết chế VKSND là phải nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ KSV để phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi mang tính cấp bách từ
thực tiễn giai đoạn hiện nay về việc đề cao nhân tố con người: “Con người là chủ thể,
nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ hiến định bảo vệ QCN, QCD của VKSND trong hoạt
động tố tụng, cần phải xây dựng, hoạch định chính sách pháp luật đồng bộ, cần đưa
nhiệm vụ bảo vệ QCN, QCD vào mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện chức năng của VKSND
các cấp, coi đó là kim chỉ nam, là tấm gương phản chiếu toàn bộ hoạt động của ngành
kiểm sát nhân dân, để từng bước thực hiện nhiệm vụ hiến định bảo vệ QCN, QCD đi
vào chiều sâu, mỗi cán bộ, KSV thấm nhuần về nhận thức, ý thức để đi đến hành động
trong thực tiễn công tác. Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp
luật mang tính liên ngành, xuyên ngành về bảo vệ QCN, QCD đối với vai trò của
VKSND trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đáp ứng yêu cầu tình hình
mới trong cải cách tư pháp và hoàn thiện cơ sở lý luận về nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam trong thời gian tới.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
1. Lê Ngọc Duy, Bàn về nền công tố mạnh trong thiết chế Viện kiểm sát nhân dân,
Tạp chí Kiểm sát, số 13, tháng 7/2020, tr.26 – 35.
2. Lê Ngọc Duy, Bàn về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Kiểm
sát, số 14, tháng 7/2019, tr.9 - 17.
3. Lê Ngọc Duy, Một số vấn đề lý luận và pháp luật về quyền con người, quyền công
dân trong hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, số 19,
tháng 10/2018, tr.22 – 29.
4. Lê Ngọc Duy, Bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hành chính
theo Luật tố tụng hành chính năm 2015, Tạp chí Tòa án, số 16, tháng 8/2018, tr.25
– 31.
5. Lê Ngọc Duy, Quyền con người, quyền công dân theo Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 và một số kiến nghị, Tạp chí Dân chủ pháp luật, số 7, tháng 7/2018, tr.9 – 13.
6. Lê Ngọc Duy, Vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hành
chính của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí khoa học Kiểm sát,
số 3/2018, tr.57 – 66.
7. Lê Ngọc Duy, Vai trò của Viện kiểm sát/ viện công tố một số nước trên thế giới
trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Tạp chí Kiểm sát, số 10, tháng
5/2018, tr.54 – 62.
8. Lê Ngọc Duy, Mối quan hệ giữa quyền con người, quyền công dân trong nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Kiểm
sát, số 06, tháng 3/2018, tr.3 – 9.
9. Lê Ngọc Duy, Bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng dân sự theo
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tạp chí Dân chủ pháp luật, số 7 tháng 7/2017, tr.4
-9.
10. Lê Ngọc Duy, Vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Viện kiểm sát
nhân dân theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tạp chí Kiểm sát, số 13 tháng
7/2017, tr10 – 15.
11. Lê Ngọc Duy, Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 01, tháng 01/2016, tr.49 – 53.
152
12. Lê Ngọc Duy, Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm bảo vệ quyền con người
quyền công dân phù hợp Công ước chống tra tấn của Liên hợp Quốc, Tạp chí Nghề
luật, số 01 tháng 01/2016, tr47 – 50.
13. Lê Ngọc Duy, Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong đấu tranh phòng chống tội
phạm theo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Tạp chí Kiểm sát, số
21, tháng 11/2015, tr.6 -11.
14. Lê Ngọc Duy, Viện kiểm sát nhân dân là một trong những thiết chế kiểm soát
quyền lực nhà nước, Tạp chí Khoa học kiểm sát, số 03 tháng 7/2015, tr.35 – 41.
15. Lê Ngọc Duy, Mối quan hệ giữa nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong
ngành với nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân
dân, Tạp chí Kiểm sát, số 11, tháng 6/2015, tr.21 – 27.
153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu bằng tiếng Việt
1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08- NQTW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQTW ngày 24/5 về chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà
Nội.
3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQTW ngày 02/6 về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020, Hà Nội.
4. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị về đề án đổi mới tổ
chức hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-
NQTW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà
Nội.
5. Lê Văn Cảm, Nguyễn Ngọc Chí, Trịnh Quốc Toản (đồng chủ trì) (2006), Bảo vệ
quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia Hà
Nội.
6. Lê Cảm và Nguyễn Ngọc Chí (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn
xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội;
7. Nguyễn Ngọc Chí (2014), Tổ chức và hoạt động điều tra vụ án hình sự của Viện
kiểm sát/Viện Công tố ở một số nước trên thế giới - Những kinh nghiệm rút ra đối với
việc đổi mới Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,
Luật học, Tập 30 (1).
8. Đặng Công Cường (2013), Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở
Việt Nam hiện nay, luận án tiến sỹ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội.
9. Đại từ điển Tiếng Việt (1999), Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), Hà Nội.
154
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
14. Trần Văn Độ (2003), Một số vấn đề về hoạt động tư pháp và kiểm soát các hoạt
động tư pháp ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu Đề tài cấp Bộ “Những giải pháp nâng cao chất
lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Động (2005), QCN,QCD trong Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội
16. Nguyễn Minh Đức, Về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo tinh thần cải
cách tư pháp, truy
cập ngày 15/10/2017.
17. Trần Ngọc Đường (2004), Bàn về QCN,QCD, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Duy Giảng (2014), Chủ thể tiến hành tố tụng trong luật TTHS Việt Nam
trước yêu cầu cài cách tư pháp, luận án tiến sỹ luật học, Khoa luật – Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
19. Phạm Hồng Hải (1998), mấy ý kiến về vấn đề bảo vệ quyền con người trong tố tụng
hình sự nước ta, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3.
20. Nguyễn Quang Hiền (2008), Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt
Nam, luận án tiến sỹ luật học, Viện nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
21. Ngô Diệu Hiền (2013), Đảm bảo pháp lý về quyền con người trong hoạt động tư
pháp của Viện Kiểm sát nhân dân Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
22. Nguyễn Huy Hoàng (2005), Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở
Việt Nam hiện nay, luận án tiến sỹ luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
23. Phạm Mạnh Hùng (2010), “Một số vấn đề về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và
hệ thống tư pháp của CHLB Đức”, Tạp chí Kiểm sát (01).
24. Phạm Mạnh Hùng (2011), Bảo vệ quyền con người qua hoạt động thực hành quyền
công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát, Tạp chí
kiểm sát số 21.
25. Trần Thanh Hương (2006), Những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ
bản của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Việt Hương (2013), Báo cáo thường niên năm 2013 về Đổi mới tổ chức
và hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong năm 2013 theo
155
Nghị quyết số 49/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Đề
tài khoa học cấp Bộ.
27. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về
QCN, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người - Tập hợp những
bình luận/khuyến nghị chung của Ủy ban công ước Liên hợp quốc, Nxb. Công an nhân
dân.
29. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các
quyền Dân sự và Chính trị ( ICCPR, 1966), NXB Hồng Đức, Hà Nội.
30. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các
quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR 1966), Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
31. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Hỏi đáp về Quyền con người, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội,
32. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 1 Những vấn đề chung về Hiến pháp và Bộ máy
nhà nước, Nxb Hồng Đức.
33. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 2 QCN,QCD, chế độ kinh tế, bảo hiến, Nxb
Hồng Đức.
34. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến:
Một số tiểu luận của học giả nước ngoài, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội.
35. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948.
36. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966.
37. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội năm
1966.
38. Nguyễn Đức Minh, Khái quát về quyền tư pháp ở một số nước trên thế giới, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, số 2/2011, từ trang 11-20.
39. Nguyễn Thị Phương Nga (2014), Viện kiểm sát nhân dân với vai trò bảo vệ quyền
con người trong tố tụng hình sự Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
40. Phạm Hữu Nghị và Bùi Nguyên Khánh (đồng chủ biên) (2012), Sửa đổi, bổ sung
chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các chế định khác
trong Hiến pháp 1992, Nxb Khoa học xã hội.
156
41. Võ Thị Kim Oanh (chủ biên) (2010), Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình
sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
42. Nguyễn Như Phát, Mấy ý kiến về cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/2004, trang 26.
43. Hoàng Phê (chủ biên) (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
44. Nguyễn Thái Phúc (2007), Viện kiểm sát hay Viện công tố, Tạp chí Kiểm sát, số 14.
45. Nguyễn Thái Phúc (2008), Vấn đề tranh tụng và tăng cường tranh tụng trong tố
tụng hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, tạp chí Nhà nước pháp luật, số 8, tr.58 – 76.
46. Nguyễn Thái Phúc (2010), Báo cáo Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Hội thảo
quốc tế về quyền con người trong tố tụng hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và
Ủy ban nhân quyền Australia tổ chức.
47. Nguyễn Thái Phúc (2015), Bình luận về nguyên tắc tranh tụng trong Dự thảo Bộ
luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Tạp chí Kiểm sát, số 9.
48. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013,
Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
49. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Nxb Tư pháp, Hà
Nội.
50. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
51. Quốc hội (2015), Bộ luật TTDS năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
52. Quốc hội (2015), Bộ luật TTHC năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53. Bùi Ngọc Sơn (2005), Góp phần nghiên cứu Hiến pháp và nhà nước pháp quyền,
Nxb Tư pháp.
54. Lê Hữu Thể (chủ biên) (2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội;
55. Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương, Nguyễn Thị Thủy (Đồng chủ biên) (2013), Những
vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng
yêu cầu cải cách tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Lê Hữu Thể và Nguyễn Thị Hương (2017), Quy định của Hiến pháp năm 2013 về
quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, Tạp chí Kiểm sát số 18.
57. Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng
hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.
157
58. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Quyết định giám đốc thẩm số 573/2013/DS – GĐT
ngày 16/12/2013 về vụ án tranh chấp thừa kế tài sản.
59. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Quyết định giám đốc thẩm số 383/2014/DS – GĐT
ngày 19/9/2014 về vụ án tranh chấp ngõ đi chung.
60. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Quyết định giám đốc thẩm số 551/2013/DS – GĐT
ngày 29/11/2013 về vụ án xin ly hôn.
61. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Quyết định giám đốc thẩm số 42/2014/DS – GĐT
ngày 18/2/2014 về vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
62. Tòa án nhân dân tối cao (2016), Quyết định giám đốc thẩm số 17/2016/KDTM –
GĐT ngày 10/11/2016 về vụ án tranh chấp mua bán hàng hóa.
63. Tòa án nhân dân tối cao (2018), Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và phương
hướng và nhiệm vụ công tác năm 2019 của ngành Tòa án.
64. Lại Văn Trình (2011), Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam, luận án tiến sỹ luật học, trường Đại học luật thành
phố Hồ Chí Minh.
65. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
66. Đào Trí Úc (2004), Chiến lược cải cách tư pháp – Những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2004, từ trang 14-20.
67. Đào Trí Úc (2007), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
68. Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị (đồng Chủ biên) (2009), Xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
69. Đào Trí Úc (2010), Bàn về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, Tạp chí Luật học, số 8 (123)/2010, từ trang 61.
70. Đào Trí Úc (2013), Sửa đổi Hiến pháp 1992 và cơ chế kiểm soát quyền lực ở Việt
Nam, Tạp chí Cộng sản số 844/2013.
71. Ủy ban thẩm phán - Tòa án nhân dân cấp cao, Quyết định giám đốc thẩm số
10/2017/HC - GĐT ngày 01/12/2017.
72. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2015), Báo cáo kết quả giám sát về “Tình hình oan,
sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại
cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.
158
73. Ủy ban Tư pháp Quốc hội (2016), Báo cáo thẩm tra báo cáo của Viện trưởng
VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII
(2011 - 2016).
74. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm
sát nhân dân năm 2011, Hà Nội.
75. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm
sát nhân dân năm 2012, Hà Nội.
76. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm
sát nhân dân năm 2013, Hà Nội.
77. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm
sát nhân dân năm 2014, Hà Nội.
78. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm
sát nhân dân năm 2015, Hà Nội.
79. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm
sát nhân dân năm 2016, Hà Nội.
80. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm
sát nhân dân năm 2017, Hà Nội.
81. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2018), Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm
sát nhân dân năm 2018, Hà Nội.
82. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2019), Báo cáo tổng kết công tác của ngành Kiểm
sát nhân dân năm 2019, Hà Nội.
83. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Báo cáo về số lượng kháng nghị vụ án
hành chính giai đoạn 2016 - 2018, Hà Nội.
84. Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1995), Bình luận khoa học Hiến pháp
nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội;
85. Nguyễn Tất Viễn (2007), Một số suy nghĩ về cơ quan Công tố ở Việt Nam trong thời
kỳ cải cách tư pháp, Tạp chí Kiểm sát, số 14.
86. Võ Khánh Vinh (2009), Một số ý kiến về sự thể hiện quan điểm xây dựng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam khi bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 3(251)/2009.
87. Võ Khánh Vinh (2004), Chức danh tư pháp – Một số vấn đề lý luận, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 6/2004, từ trang 3-12.
159
88. Võ Khánh Vinh (2003), Về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8/2003, từ
trang 3-10.
89. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2010), Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên
ngành luật học (quyển 1), Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
90. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2010), Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên
ngành luật học (quyển 2), Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
91. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), Quyền con người, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
92. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2010), Giáo dục quyền con người – Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
93. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
94. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm
quyền dân sự và chính trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
95. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm
quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
96. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2012), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các quyền
mới xuất hiện trong quá trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
97. Võ Khánh Vinh và Lê Mai Thanh (đồng chủ biên) (2014), Pháp luật quốc tế về
quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
98. Võ Khánh Vinh và Lê Mai Thanh (đồng chủ biên) (2014), Cơ chế quốc tế và khu
vực về quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
99. Vụ pháp chế và quản lý khoa học, VKSND tối cao (2018), Quyền công tố và thực
hiện quyền công tố ở Việt Nam trong giai đoạn mới – Nhận thức và thực tiễn, Đề tài
khoa học cấp bộ, Hà Nội.
100. Vụ pháp chế và quản lý khoa học, VKSND tối cao (2018), Chức năng kiểm sát hoạt
động tư pháp của VKSND trong giai đoạn mới - Nhận thức và thực tiễn, Đề tài khoa
học cấp bộ, Hà Nội.
Tài liệu bằng Tiếng anh
101. Amartya Sen (2002), Phát triển là quyền tự do, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
trung ương – Nxb. Thống kê, Hà Nội;
160
102. Goodhart Micheal (1988), Democracy as Human Rights freedom and equality in
the Age of Globalization (Dân chủ là quyền tự do và công bằng trong kỷ nguyên toàn
cầu hóa), Nhà xuất bản New York Routledge.
103. Henry J.Steiner (2000), International human rights in context: Law, Politics,
Morals, (Nhân quyền quốc tế trên các bình diện: Luật, Chính trị, Đạo đức), Nhà xuất
bản Oxford.
104. John William Stickels (2003), Victim satisfaction: A model of the Crimminal
Justice System, (Sự bồi thường cho nạn nhân tội phạm: Một mô hình của hệ thống tư
pháp hình sự), Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Texas, Hoa Kỳ.
105. Larin A.M (1996), Bảo vệ quyền con người và công dân trong tố tụng hình sự,
trong sách: Lý luận chung về quyền con người, Nxb Matxcowva, (tiếng Nga).
106. Randal Peerenboom, Carole J. Peterson, Alber H.Y. Chen (2006), Human rights in
Asia: A comparative legal study of twelve Asian jurisdictions, France and the USA,
(Quyền con người ở châu Á: Nghiên cứu so sánh tư pháp của 12 quốc gia châu Á, Pháp
và Hoa Kỳ), Nhà xuất bản NewYork Routledge.
Tài liệu trên web site:
107.
de-mot-so-giai-phap-cong-tac-kiem-sat-nham-nang-cao-so-luong-chat-luong-k.html.
108.
724535.htm.
161
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. SỐ LƯỢNG TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ
KHỞI TỐ DO CƠ QUAN ĐIỀU TRA THỰC HIỆN
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm và CNTT – VKSND tối cao)
CQĐT Thụ lý Đã giải quyết Đang giải quyết
Năm 2011 87.830 73.165 14.665
Năm 2012 92.335 81.339 10.996
Năm 2013 97.831 90.211 7.620
Năm 2014 106.717 98.235 8.482
Năm 2015 106.911 98.798 8.113
Năm 2016 106.102 97.353 7.082
Năm 2017 107.553 100.474 7.079
Năm 2018 116.635 108.132 8.503
Năm 2019 127.502 118.433 9.069
Bảng 3.2. SỐ VỤ ÁN DO VKSND THQCT VÀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT
TỐ GIÁC, TIN BÁO VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm và CNTT – VKSND tối cao)
VKSND Yêu cầu
CQĐT khởi
tố
(Vụ)
Trực tiếp khởi tố
và yêu cầu điều tra
(Vụ)
Hủy quyết định
không khởi tố
(Vụ)
Hủy quyết
định khởi tố
(Vụ)
Năm 2011 314 36 62 61
Năm 2012 442 70 46 39
Năm 2013 405 20 52 40
Năm 2014 495 32 47 80
Năm 2015 443 25 46 72
Năm 2016 447 21 57 105
Năm 2017 565 22 49 89
Năm 2018 754 20 86 66
Năm 2019 731 15 86 0
Tổng 4.596 261 531 552
162
Bảng 3.3. SỐ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT BẮT, TẠM GIỮ, TẠM GIAM
CỦA VKSND
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm và CNTT – VKSND tối cao)
VKSND
Không phê
chuẩn lệnh
bắt khẩn cấp
(Lệnh)
Hủy quyết định
tạm giữ và không
phê chuẩn
gia hạn tạm giữ
(Người)
Không phê
chuẩn lệnh
tạm giam và
lệnh bắt tạm
giam
(Bị can)
Yêu cầu
bắt
tạm giam
(Bị can)
Năm 2011 96 345 405 48
Năm 2012 120 443 402 98
Năm 2013 93 l 227 387 119
Năm 2014 117 361 321 94
Năm 2015 105 501 303 88
Năm 2016 74 472 468 49
Năm 2017 91 159 392 30
Năm 2018 130 158 496 57
Năm 2019 126 609 447 69
Tổng 952 3.275 3.621 652
Bảng 3.4. SỐ LIỆU VKSND HỦY QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ BỊ CAN
VÀ YÊU CẦU KHỞI TỐ BỊ CAN
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm và CNTT – VKSND tối cao)
VKSND
VKS hủy quyết định khởi tố bị can
không có căn, trái pháp luật
(Quyết định)
VKS yêu cầu Cơ quan
điều tra khởi tố bị can
(Bị can)
Năm 2011 237 312
Năm 2012 236 522
Năm 2013 258 475
163
Năm 2014 308 530
Năm 2015 263 440
Năm 2016 358 430
Năm 2017 271 450
Năm 2018 233 703
Năm 2019 153 648
Tổng 2.317 4.510
Bảng 3.5. SỐ LIỆU THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT TRONG
GIAI ĐOẠN TRUY TỐ BỊ CAN
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm và CNTT – VKSND tối cao)
Viện
kiểm
sát
VKS thụ lý
(Vụ/bị can)
VKS đã xử lý,
giải quyết
(Vụ/bị can)
Truy tố
(tỷ lệ số vụ)
(Vụ/bị can)
VKS
trả hồ
sơ
ĐTBS
(Hồ
sơ)
Đình
chỉ điều
tra
(Vụ/bị
can)
Tạm
đình chỉ
điều tra
(Vụ/bị
can)
Năm
2011
63.178/112.73
0
61.788/109.226
61.227/107.940
99,09%
1.257
561/1.28
6
99/191
Năm
2012
68.634/124.27
5
67.589/122.377
67.083/121.418
99,25%
1.216
440/837
66/122
Năm
2013
69.202/124.94
3
68.336/122.539
67.836/121.566
99,26%
1.351
443/869
57/104
Năm
2014
67.518/122.49
6
66.556/119.932
66.044/119.038
99,23%
1.050
451/ 807
61/87
Năm
2015
63.933/113.83
0
63.113/111.589
62.585/110.785
99,16%
999
380/951
148/213
164
Năm
2016
62.052/105.96
9
61.471/104.562
60.736/102.629
98,80%
914
647/801
88/132
Năm
2017
60.078/100.51
5
59.617/99.215
58.947/98.259
98,87%
757
634/896
36/60
Năm
2018
59.062/100.15
1
58.442/98.735
57.885/97.963
99,04%
608 497/671 60/101
Năm
2019
64.258/109.28
7
63.647/107.487
63.186/106.862
99,27%
769 398/524 72/101
Tổng 8.921
4.451/
7.642
687/1.11
1
165
Bảng số 3.6: SỐ LƯỢNG VỤ ÁN DO VKSND THQCT VÀ KIỂM SÁT
XÉT XỬ SỞ THẨM, PHÚC THẨM, GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm và CNTT – VKSND tối cao)
Số vụ
VKS thực hành quyền
công tố và kiểm sát
xét xử sơ thẩm (vụ)
Tỷ lệ % Tòa án đã xét
xử
VKS thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét
xử phúc thẩm (vụ)
Tỷ lệ Tòa án đã xét xử
VKS thực hành quyền
công tố và kiểm sát
giám đốc thẩm, tái
thẩm (vụ)
Tỷ lệ Tòa án đã xét xử
Năm 2011 67.840 16.356 237
Năm 2012 75.123 16.613 216
Năm 2013 76.772 17.585 299
Năm 2014 75.724 17.607 275
Năm 2015 71.804 16.101 117
Năm 2016 71.291 16.317 225
Năm 2017 68.362 14.490 527
Năm 2018 66.994 13.574 454
Năm 2019 67.497 14.533 308
Bảng 3.7. SỐ LIỆU VKS KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM,
GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm và CNTT – VKSND tối cao)
Viện
kiểm sát
Kháng
nghị
phúc
thẩm
Tỷ lệ %
Toà án
xét xử
chấp
nhận
Kháng
nghị giám
đốc thẩm,
tái thẩm
tỷ lệ %
toà án
xét xử
chấp
nhận
Kiến
nghị
yêu cầu
khắc
phục vi
phạm
Kiến
nghị
phòng
ngừa vi
phạm
Thông
báo rút
kinh
nghiệm
về
nghiệp
vụ
Năm
2011
1.072 64,1% 116 83,1% 422 55 48
Năm
2012
949 74% 101 89,58% 1036 173 748
166
Năm
2013
1.142 71,9% 146 96,5% 362 71 495
Năm
2014
953 75,8% 133 80,7% 642 107 604
Năm
2015
1.091 67,8% 29 85% 660 117 511
Năm
2016
1.473 53,1% 82 95,8% 752 110 547
Năm
2017
1.012 59,6% 114 93,9% 832 125 457
Năm
2018
809 65,2% 135 82,6% 821 73 448
Năm
2019
1.328 79,4%, 209 85,7% 789 97 485
6.316 928 4.343
Bảng 3.8. BẢNG SỐ LIỆU THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VÀ
VỤ ÁN CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA – VKSND TỐI CAO
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm và CNTT – VKSND tối cao)
CQĐT
VKSNDT
C
Thụ
lý
(tố
giác,
tin
báo)
Giải
quyết
(tố giác,
tin báo)
Tỷ lệ %
số thụ lý
Thụ lý
điều tra
(vụ án/
bị can)
Đã giải
quyết
(Vụ án/ bị
can)
Tỷ lệ %
số thụ lý
Kiến
nghị
Năm 2011 147 137 93,2% 45/34 32/22 71,1% 88
Năm 2012 174 111 76% 66/68 40/50 64,5% 70
Năm 2013 141 132 92,2% 50/33 33/31 66% 83
Năm 2014 116 106 91,4% 46/35 34/28 73,9% 88
Năm 2015 141 129 91,5% 42/26 27/22 64,3% 73
167
Năm 2016 147 137 93,2% 45/34 32/22 71,1% 88
Năm 2017 150 141 94% 51/50 29/34 56,9% 90
Năm 2018 143 131 91,6% 57/67 39/48 68,4% 101
Năm 2019 180 154 85,6% 59/69 38/51 64,4% 121
Tổng
1.339
1.178
461/416
304/286
802
Bảng 3.9. SỐ LIỆU KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM VÀ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI
THẨM VỤ VIỆC DÂN SỰ CỦA VKSND GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 - 2019
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm và CNTT – VKSND tối cao)
Năm
Số
kháng
nghị
phúc
thẩm
của
VKS
các cấp
Số vụ án
Tòa án
chấp nhận
kháng nghị
phúc thẩm
của VKS
các cấp / Số
vụ án Tòa
án xét xử
phúc thẩm
do VKS các
cấp kháng
nghị
Tỷ lệ %
(*) Số kháng
nghị
giám đốc
thẩm, tái
thẩm của
VKS các
cấp
Số vụ án Tòa
án chấp nhận
kháng nghị
giám đốc
thẩm, tái
thẩm
của VKS các
cấp / Số vụ
án Tòa án
xét xử giám
đốc thẩm, tái
thẩm do
VKS các cấp
kháng nghị
Tỳ lệ %
(**)
2011
1.110
821/995
82,5%
384
386/416
92,8%
2012
920
924/1042 88,68%
354
259/294 88,1%
168
2013
1.164
1.039/1.216 85,4%
314
279/315 88,6%
2014
1.467
1.130/1.252 90,3%
261
190/219 86,8%
2015
1.463
1.060/1.179 89,9 103 63/73 86,3%
2016
1.385
1.235/1.411 87,5%
146
102/123 82,9%
2017
1.418
1.002/1.115 89,9%
219
151/189 79,9%
2018 1.268 1.088/1.251 86,9% 224 197/239 82,4%
2019 1.370 1.037/1.197 86,6% 232 193/247 78,1%
Tổng 11.565 2.237
(*) Tỷ lệ % Số vụ án Tòa án chấp nhận kháng nghị phúc thẩm của VKS các cấp / Số vụ
án Tòa án xét xử phúc thẩm do VKS các cấp kháng nghị.
(**) Tỷ lệ % Số vụ án Tòa án chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của VKS
các cấp / Số vụ án Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm do VKS các cấp kháng nghị.
Bảng số 3.10. SỐ LIỆU KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM VÀ GIÁM ĐỐC THẨM,
TÁI THẨM VỤ, VIỆC KINH DOANH, THƯƠNG MẠI, LAO ĐỘNG
CỦA VKSND GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 - 2019
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm và CNTT – VKSND tối cao)
169
Năm
Số kháng
nghị
phúc
thẩm của
VKS các
cấp
Số vụ án
Tòa án
chấp nhận
kháng
nghị phúc
thẩm của
VKS các
cấp/ Số vụ
án Tòa án
xét xử
phúc thẩm
do VKS
các cấp
kháng
nghị
Tỷ lệ %
(*)
Số kháng
nghị
giám đốc
thẩm, tái
thẩm của
VKS các
cấp
Số vụ án
Tòa án
chấp nhận
kháng nghị
giám đốc
thẩm, tái
thẩm của
VKS các
cấp/ Số vụ
án Tòa án
xét xử giám
đốc thẩm,
tái thẩm do
VKS các
cấp kháng
nghị
Tỷ lệ %
(**)
2011
78
39/46 84,7%
42
24/28 85,7%
2012
80
49/62 79 %
66
25/34 73,5%
2013
106
74/98 75,5% 58 25/34 89,5%
2014 146 79/97 81,4% 56 48/58 82,8%
2015 140 64/92 69,6% 32 16/17 94,1%
2016 136 84/115 73% 60 42/55 76,4%
2017 178 87/97 89,7% 37 32/43 74,4%
2018 138 119/144 82,6% 80 55/78 70,5%
2019 145 118/154 76,6% 68 47/60 78,3%
Tổng 1.147 501
170
(*) Tỷ lệ % Số vụ án Tòa án chấp nhận kháng nghị phúc thẩm của VKS các cấp /
Số vụ án Tòa án xét xử phúc thẩm do VKS các cấp kháng nghị.
(**) Tỷ lệ % Số vụ án Tòa án chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của
VKS các cấp / Số vụ án Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm do VKS các cấp kháng
nghị.
Bảng số 3.11. SỐ LIỆU KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM VÀ GIÁM ĐỐC THẨM,
TÁI THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA VKSND
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 – 2019
(Nguồn: Cục thống kê tội phạm và CNTT – VKSND tối cao)
Năm
Số
kháng
nghị
phúc
thẩm
của
VKS
các cấp
Số vụ án
Tòa án
chấp nhận
kháng
nghị phúc
thẩm của
VKS các/
Số vụ án
Tòa án xét
xử phúc
thẩm do
VKS các
cấp kháng
nghị
Tỷ lệ %
(*)
Số kháng
nghị
giám đốc
thẩm, tái
thẩm của
VKS các
cấp
Số vụ án Tòa
án chấp
nhận kháng
nghị giám
đốc thẩm, tái
thẩm của
VKS các
cấp/ Số vụ án
Tòa án xét
xử giám đốc
thẩm, tái
thẩm do
VKS các cấp
kháng nghị
Tỷ lệ %
(**)
2011
27
14/26
53,8%
6
4/4
100%
2012
37
20/26
76,9%
4
7/10
70%
2013
63
37/51
72,5% 6
3/4
75%
2014 93 58/67 86,6% 13 9/9 100%
171
2015 82 31/45 68,9% 2
4/6
66,7%
2016 57 39/42 92,9% 16 7/8 87,5%
2017 98 34/44 77,3% 20 6/7 85,7%
2018 82 69/80 86,2% 12 8/10 80%
2019 100 42/56 75% 14 6/7 85%
Tổng 639 91
(*) Tỷ lệ % số vụ án Tòa án chấp nhận kháng nghị phúc thẩm của VKS các cấp / Số vụ
án Tòa án xét xử phúc thẩm do VKS các cấp kháng nghị.
(**) Tỷ lệ % Số vụ án Tòa án chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của VKS
các cấp / Số vụ án Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm do VKS các cấp kháng nghị
Bảng 3.12. SỐ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH MÀ VKSND CẤP CAO TẠI HÀ NỘI
KHÁNG NGHỊ TRONG THỜI GIAN 2016 - 2018
(Nguồn: Báo cáo của VKSND cấp cao tại Hà Nội)
Năm Số vụ kháng nghị Tòa án chấp nhận Tòa án không chấp
nhận
2016 3 3 0
2017 3 3 0
2018 6 3 3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_bao_ve_quyen_con_nguoi_quyen_cong_dan_trong_hoat_don.pdf
- Trichyeu_LeNgocDuy.pdf