Luận án Bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và quyết định đầu tư, nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á

Hạn chế thứ nhất của luận án là chưa xây dựng được lý thuyết về cơ chế lan truyền ảnh hưởng của BĐCSKT Trung Quốc sang quyết định đầu tư và tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á. Dựa trên các lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của BĐCSKT lên đầu tư và tiền mặt trong công ty, kết hợp với các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc đến các nước láng giềng, luận án đã rút ra khoảng trống nghiên cứu về BĐCSKT Trung Quốc lên đầu tư và tiền mặt trong công ty ở các nước Đông Nam Á. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả luận án cho rằng BĐCSKT của Trung Quốc ảnh hưởng đến đầu tư, tiền mặt trong công ty ở Đông Nam Á do hiệu ứng lây lan và thông qua hoạt động giao thương kinh tế giữa hai khu vực. Kết quả thực nghiệm của luận án đã minh chứng cho luận điểm trên. Với kết quả này, luận án chưa thể xây dựng lý thuyết nhưng hy vọng cung cấp bằng chứng thực nghiệm hữu ích cho các nghiên cứu sau này để xây dựng cơ sở lý thuyết về cơ chế ảnh hưởng của BĐCSKT của nước lớn đến các quyết định tài chính trong công ty ở các nước láng giềng _ là vấn đề (theo tác giả luận án ghi nhận) là chưa được nhắc đến trực tiếp trong các lý thuyết truyền thống. Hạn chế thứ hai của luận án là chưa luận giải được hoàn toàn thỏa đáng mối quan hệ giữa BĐCSKT nội địa và đầu tư / tiền mặt trong các mô hình, đặc biệt là mô hình riêng của từng quốc gia. Với mục tiêu là nghiên cứu ảnh hưởng của BĐCSKT Trung Quốc lên quyết định đầu tư, tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á, luận án sử dụng biến BĐCSKT nội địa như một yếu tố kiểm soát trong mô hình, tức là việc có mặt biến BĐCSKT nội địa chỉ chỉ giúp kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố khác (không phải là BĐCSKT Trung Quốc) lên sự biến động của tiền mặt / đầu tư. Và vì đây không phải là biến nghiên cứu chính, cũng được xử lý như biến nghiên cứu chính trong mô hình, nên việc sử dụng KQHQ này để luận giải mối quan hệ giữa BĐCSKT quốc gia sở tại và đầu tư, tiền mặt trong công ty có lẽ sẽ không hoàn toàn thỏa đáng. Để xem xét ảnh hưởng của BĐCSKT nội địa lên đầu tư và tiền mặt của công ty có lẽ cần một nghiên cứu khác, với một phương pháp xây dựng mô hình và các biến kiểm soát khác. Vì sự hạn chế trong việc xây dựng mô hình như vậy, luận án cho rằng HSHQ của biến BĐCSKT nội địa chưa hoàn toàn phản ánh thỏa đáng mối quan hệ của nó với biến phụ thuộc và xin được hạn chế thảo luận sâu về mối quan hệ này trong các kết quả thực nghiệm. Hạn chế thứ ba của luận án là chưa luận giải sâu KQNC với mẫu của từng quốc gia. Mục tiêu nghiên cứu thứ hai của luận án là xem xét liệu rằng BĐCSKT Trung Quốc có ảnh hưởng tới đầu tư, tiền mặt trong công ty ở Đông Nam Á giống nhau ở các quốc gia nghiên cứu không. KQNC của luận án đã trả lời được câu hỏi này. Tuy nhiên, để phân tích kỹ hơn và luận giải về sự khác biệt trong KQHQ ở mẫu của từng quốc gia có lẽ cần đền một nghiên cứu chuyên sâu hơn, trong đó có xem xét kỹ lưỡng đến đặc điểm riêng của đầu tư và tiền mặt ở từng quốc gia. Trong phạm vi luận án này, tác giả xin được ghi nhận đây là một hạn chế và cũng là gợi mở cho tác giả luận án trong những nghiên cứu mở rộng về sau.

doc207 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và quyết định đầu tư, nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra ở Trung Quốc. Bên cạnh việc theo dõi sát sao những diễn biến chính sách kinh tế Trung Quốc để có biện pháp ứng phó kịp thời, nên chăng những quốc gia đang phụ thuộc quá nhiều ở hàng hóa Trung Quốc nên nhìn xa hơn bằng việc giảm dần sự lệ thuộc vào nên kinh tế đang còn tiềm ẩn nhiều bất định này. Giải pháp ứng phó trước bất định chính sách kinh tế Trung Quốc gia tăng làm suy giảm đầu tư công ty ở Đông Nam Á KQNC thứ ba của luận án gợi mở một số khuyến nghị ở cấp công ty có thể sử dụng để ứng phó với tình trạng BĐCSKT gia tăng. Thứ nhất, công ty có tỷ lệ tài sản cố định cao thì có chi phí đảo ngược đầu tư cao và được cho là nhóm công ty nên quan tâm đến BĐCSKT nhất. Các công ty có chi phí đảo ngược đầu tư cao được lợi nhiều hơn nếu trì hoãn đầu tư khi bất định xảy ra. Trong trường hợp này, theo lý thuyết quyền chọn thực, công ty nên lựa chọn các dự án bao gồm quyền chọn trì hoãn đầu tư. Trong điều kiện BĐCSKT gia tăng, một dự án bao gồm quyền chọn trì hoãn đầu tư đem lại lợi ích nhiều hơn đáng kể cho doanh nghiệp so với một dự án không bao gồm quyền chọn này. Dự án có quyền chọn trì hoãn đầu tư cho phép công ty chờ đợi cho đến khi thông tin thị trường là chắc chắn hơn để ra quyết định đầu tư, giúp doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại khi phải thu hẹp đầu tư do cú sốc bất định xảy ra. Từ kết quả này, tác giả luận án cũng khuyến nghị doanh nghiệp nên cân nhắc nhiều hơn đến việc sử dụng lý thuyết quyền chọn thực trong phân tích đầu tư, đặc biệt là đầu tư trong điều kiện BĐCSKT cao. Sử dụng lý thuyết quyền chọn thực cho phép doanh nghiệp nhìn nhận rõ ràng hơn về giá trị của các quyền chọn trong quá trình đầu tư thông qua chỉ tiêu NPV mở rộng thay thế cho chỉ tiêu NPV truyền thống được sử dụng trong mô hình giá trị hiện tại ròng. Các dự án bao gồm quyền chọn thực thì có NPV mở rộng lớn hơn NPV ròng theo cách tính truyền thống, và theo đó đáng để lựa chọn đề đầu tư hơn. Thứ hai, KQNC của luận án chỉ ra rằng, công ty có nguồn tài chính nội bộ dồi dào và cơ hội đầu tư tốt thì giảm thiểu được ảnh hưởng ngược chiều của BĐCSKT lên đầu tư. Một số quan điểm cho rằng, khi BĐCSKT xảy ra có thể mang theo cả những cú sốc tiêu cực và cơ hội đầu tư. Khi cơ hội đầu tư xuất hiện, nếu công ty có sẵn nguồn tài chính nội bộ có thể nắm bắt ngay những cơ hội này. Công ty không có sẵn tài chính phải đối mặt với tình trạng huy động vốn đắt đỏ, và có thể dễ dàng phải từ bỏ cơ hội. Từ kết quả này, tác giả luận án khuyến nghị rằng công ty hoạt động trong các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, có tiềm năng xuất hiện cơ hội đầu tư bất ngờ thì nên tích lũy tài chính nội bộ chuẩn bị cho đầu tư trong thời kỳ BĐCSKT gia tăng. BĐCSKT gia tăng có thể đem đến những tình huống bất ngờ tích cực, khi đó việc có đủ điều kiện tài chính để sẵn sàng nắm bắt cơ hội có thể tạo ra lợi ích đặc biệt, lợi thế dẫn đầu cho nghiệp trong một số lĩnh vực. Điều này cũng đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp gặp phải hạn chế tài chính, hay doanh nghiệp ở các quốc gia có khả năng tiếp cận với vốn bên ngoài thấp, tích lũy tài chính nội bộ có thể coi như một biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng ngược chiều của BĐCSKT lên đầu tư công ty. Bên cạnh đó, công ty có cơ hội tăng trưởng cao thì đầu tư ít nhạy cảm hơn với thay đổi BĐCSKT. Các công ty này có tiềm năng thu được lợi nhuận vượt trội từ việc đầu tư sớm, nên chi phí đảo ngược đầu tư là tương đối nhỏ so với lợi nhuận kỳ vọng, khiến họ nên mạnh dạn hơn trong quyết định đầu tư ngay, thay vì trì hoãn đầu tư chờ đợi thông tin bất định đi qua. Như vậy, lời khuyên cho các công ty có tiền năng tăng trưởng cao khi đối mặt với bất định chính sách là nên mạnh dạn đầu tư, thay vì trì hoãn nếu lợi nhuận kỳ vọng thu được lớn hơn đáng kể so với chi phí đảo ngược đầu tư. Đối với công ty có tiềm năng tăng trưởng thấp hơn, lợi nhuận kỳ vọng là không đáng kể nếu đầu tư ngay, trong khi nếu tình huống xấu xảy ra, cần phải thu hẹp đầu tư thì chi phí thu hẹp hoạt động là tương đối cao, thì nên kiên nhẫn đợi thêm các thông tin chắc chắn hơn trước khi ra quyết định. Đối với ảnh hưởng của bất định chính sách kinh tế Trung Quốc lên tiền mặt trong công ty ở Đông Nam Á Như chúng ta đã biết, một trong ba động cơ tích trữ tiền mặt là để phục vụ đầu tư. Kết quả thực nghiệm của luận án cho thấy, mỗi đơn vị giảm đi của đầu tư có thể dẫn đến 0,1 đơn vị tích lũy tiền mặt tăng lên. Điều này đặt ra câu hỏi, nếu doanh nghiệp Đông Nam Á cần quan tâm đến BĐCSKT Trung Quốc khi ra quyết định đầu tư, thì liệu có cần xem xét BĐCSKT của Trung Quốc khi ra quyết định về tiền mặt hay không? Kết quả thực nghiệm thứ tư của luận án đã trả lời được câu hỏi này. BĐCSKT của Trung Quốc gia tăng làm giảm tích lũy tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á. Kết quả thực nghiệm thứ năm của luận án cho thấy công ty ở Đông Nam Á tích lũy ít tiền hơn là do thu nhập bị suy giảm trong giai đoạn BĐCSKT gia tăng. Kết quả này ngụ ý rằng quyết định tiền mặt ở nhóm công ty này phụ thuộc tương đối nhiều thu nhập, trong điều kiện thu nhập bị sụt giảm thì công ty khó có thể đưa ra quyết định tăng tích trữ tiền mặt. Trái với các KQNC trước đây ở một số nước như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga, Brazil, BĐCSKT gia tăng khiến công ty tăng nắm giữ tiền mặt do tác động dồn tích của giảm đầu tư và nhu cầu phòng ngừa rủi ro tăng. Tuy nhiên, đối với công ty thuộc Đông Nam Á đang nghiên cứu, khi nguồn tiền mặt bị hạn chế thì việc sử dụng chính sách tiền mặt để tăng cường khả phòng ngừa rủi ro trong điều kiện BĐCSKT gia tăng là không hoàn toàn dễ dàng, công ty khó có lựa chọn để tăng nắm giữ tiền mặt khi thu nhập liên tục suy giảm. Như vậy, khan hiếm tiền mặt có thể làm giảm khả ứng phó với BĐCSKT của doanh nghiệp. Công ty không thể tăng nắm giữ tiền mặt để ứng phó với nguy cơ rủi ro gia tăng, cũng không thể tăng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu đầu tư khi bị hạn chế tài chính. Trong một số trường hợp, có thể dẫn đến việc công ty phải từ bỏ cơ hội đầu tư do chi phí vốn cao. Điều này gây nên bất lợi nhiều hơn cho doanh nghiệp. Khuyến nghị của luận án là đối với những công ty khan hiếm tiền mặt thì càng cần quan tâm nhiều hơn đến BĐCSKT, vì ảnh hưởng của BĐCSKT càng làm suy giảm hơn tiền mặt dự trữ và khiến công ty giảm khả năng ứng phó khi cú sốc bất định xảy ra. Đóng góp bằng chứng thực nghiệm về tác động của BĐCSKT Trung Quốc lên cả đầu tư và giữ tiền trong công ty thuộc Đông Nam Á, luận án làm vững chắc thêm luận điểm về tác động ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Trung Quốc nói chung và các chính sách kinh tế của Trung Quốc nói riêng lên phần còn lại của thế giới. Với sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành cường quốc thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, kết quả của luận án hàm ý khuyến nghị các nhà làm chính sách, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, ở những nước có quan hệ thân cận với với Trung Quốc, nên xem việc theo dõi sát sao diễn biến chính sách kinh tế của Trung Quốc là công việc thường xuyên, liên tục và đáng được lưu tâm. Những diễn biến chính sách của Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng ngay lập tức đến quyết định tài chính ở cấp công ty. Đối với ảnh hưởng của bất định chính sách kinh tế Trung Quốc lên quan hệ giữa đầu tư và tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á Khung lý thuyết về tiền mặt đề cập đến động cơ tích lũy tiền mặt là để phục vụ nhu cầu đầu tư là khá phổ biến. Kết quả thực nghiệm của luận án ghi nhận mối quan hệ ngược chiều giữa đầu tư và tiền mặt trong công ty: công ty giảm đầu tư thì lượng tiền mặt tồn tích sẽ tăng lên, tiền mặt được tích trữ để phục vụ nhu cầu đầu tư trong tương lai. Trong điều kiện BĐCSKT Trung Quốc gia tăng, đầu tư công ty ở Đông Nam Á suy giảm. BĐCSKT càng lớn thì lượng tiền mặt tích trữ tăng lên ứng với mỗi đơn vị đầu tư giảm đi càng nhỏ. Lượng tiền lẽ ra được đầu tư ở hiện tại nhưng trì hoãn chờ đợi không được chuyển đầy đủ đến tương lai để đầu tư. Nguồn tài chính nội bộ phụ vụ đầu tư có dấu hiệu bị suy giảm dưới tác động của BĐCSKT Trung Quốc. BĐCSKT Trung Quốc ảnh hưởng đến đầu tư công ty thuộc Đông Nam Á ở cả hiện tại và tương lai, số tiền dồn tích do giảm đầu tư ở hiện tại tiếp tục bị giảm đi khi chuyển đến đầu tư ở tương lai, làm cho đầu tư công ty tiếp tục giảm trong các kỳ kế tiếp. Kết quả này phù hợp với sự suy giảm đầu tư liên tục ở công ty thuộc Đông Nam Á thời gian qua (hình 3.9). Theo đó, trong điều kiện hiện nay, có lẽ doanh nghiệp Đông Nam Á cần tính đến việc phải đối mặt với BĐCSKT Trung Quốc gia tăng kéo dài, nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp, rất có thể đầu tư công ty ở Đông Nam Á vẫn tiếp tục chuỗi suy giảm như giai đoạn 2008 – 2018 đã ghi nhận. KQNC này hàm ý, BĐCSKT không chỉ tác động tức thời đến đầu tư công ty mà còn kéo dài ảnh hưởng đến tương lai, gây suy giảm đầu tư công ty kéo dài và là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm tăng trưởng. Ứng phó với BĐCSKT không nên chỉ là việc của một doanh nghiệp ở một thời điểm mà nên là một vấn đề đươc quan tâm một cách có hệ thống trong điều kiện hiện nay, bởi nó có thể lan rộng ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Những hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai Hạn chế thứ nhất của luận án là chưa xây dựng được lý thuyết về cơ chế lan truyền ảnh hưởng của BĐCSKT Trung Quốc sang quyết định đầu tư và tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á. Dựa trên các lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của BĐCSKT lên đầu tư và tiền mặt trong công ty, kết hợp với các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc đến các nước láng giềng, luận án đã rút ra khoảng trống nghiên cứu về BĐCSKT Trung Quốc lên đầu tư và tiền mặt trong công ty ở các nước Đông Nam Á. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả luận án cho rằng BĐCSKT của Trung Quốc ảnh hưởng đến đầu tư, tiền mặt trong công ty ở Đông Nam Á do hiệu ứng lây lan và thông qua hoạt động giao thương kinh tế giữa hai khu vực. Kết quả thực nghiệm của luận án đã minh chứng cho luận điểm trên. Với kết quả này, luận án chưa thể xây dựng lý thuyết nhưng hy vọng cung cấp bằng chứng thực nghiệm hữu ích cho các nghiên cứu sau này để xây dựng cơ sở lý thuyết về cơ chế ảnh hưởng của BĐCSKT của nước lớn đến các quyết định tài chính trong công ty ở các nước láng giềng _ là vấn đề (theo tác giả luận án ghi nhận) là chưa được nhắc đến trực tiếp trong các lý thuyết truyền thống. Hạn chế thứ hai của luận án là chưa luận giải được hoàn toàn thỏa đáng mối quan hệ giữa BĐCSKT nội địa và đầu tư / tiền mặt trong các mô hình, đặc biệt là mô hình riêng của từng quốc gia. Với mục tiêu là nghiên cứu ảnh hưởng của BĐCSKT Trung Quốc lên quyết định đầu tư, tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á, luận án sử dụng biến BĐCSKT nội địa như một yếu tố kiểm soát trong mô hình, tức là việc có mặt biến BĐCSKT nội địa chỉ chỉ giúp kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố khác (không phải là BĐCSKT Trung Quốc) lên sự biến động của tiền mặt / đầu tư. Và vì đây không phải là biến nghiên cứu chính, cũng được xử lý như biến nghiên cứu chính trong mô hình, nên việc sử dụng KQHQ này để luận giải mối quan hệ giữa BĐCSKT quốc gia sở tại và đầu tư, tiền mặt trong công ty có lẽ sẽ không hoàn toàn thỏa đáng. Để xem xét ảnh hưởng của BĐCSKT nội địa lên đầu tư và tiền mặt của công ty có lẽ cần một nghiên cứu khác, với một phương pháp xây dựng mô hình và các biến kiểm soát khác. Vì sự hạn chế trong việc xây dựng mô hình như vậy, luận án cho rằng HSHQ của biến BĐCSKT nội địa chưa hoàn toàn phản ánh thỏa đáng mối quan hệ của nó với biến phụ thuộc và xin được hạn chế thảo luận sâu về mối quan hệ này trong các kết quả thực nghiệm. Hạn chế thứ ba của luận án là chưa luận giải sâu KQNC với mẫu của từng quốc gia. Mục tiêu nghiên cứu thứ hai của luận án là xem xét liệu rằng BĐCSKT Trung Quốc có ảnh hưởng tới đầu tư, tiền mặt trong công ty ở Đông Nam Á giống nhau ở các quốc gia nghiên cứu không. KQNC của luận án đã trả lời được câu hỏi này. Tuy nhiên, để phân tích kỹ hơn và luận giải về sự khác biệt trong KQHQ ở mẫu của từng quốc gia có lẽ cần đền một nghiên cứu chuyên sâu hơn, trong đó có xem xét kỹ lưỡng đến đặc điểm riêng của đầu tư và tiền mặt ở từng quốc gia. Trong phạm vi luận án này, tác giả xin được ghi nhận đây là một hạn chế và cũng là gợi mở cho tác giả luận án trong những nghiên cứu mở rộng về sau. Danh mục các công trình của tác giả Tên luận án: Bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và quyết định đầu tư, nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 Nghiên cứu sinh: Mai Thị Thanh Trà Người hướng dẫn luận án: PGS. TS. Trần Thị Hải Lý Danh mục các bài báo đã công bố: Mai Thị Thanh Trà & Trần Thị Hải Lý (2021). Bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và nắm giữ tiền của các công ty thuộc khu vực Đông Nam Á. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, 31(8), 25-50. Mai Thị Thanh Trà & Trần Thị Hải Lý. (2021). Chính sách kinh tế bất định từ Trung Quốc và đầu tư của các công ty thuộc khu vực Đông Nam Á. Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á, 178+179, 5-18. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở (2018), thành viên, “Thanh khoản cổ phiếu sau khi doanh nghiệp công bố mua lại cổ phần trên thị trường tự do”. Danh mục tài liệu tham khảo Abel, A. B. (1980). Empirical investment equations. An integrative framework. Carnegie-Rochester Confer. Series on Public Policy, 12(C), 39–91. https://doi.org/10.1016/0167-2231(80)90021-4 Abel, A. B. (1983). Optimal investment under uncertainty. American Economic Review. Abel, A. B., & Blanchard, O. J. (1986). The Present Value of Profits and Cyclical Movements in Investment. Econometrica. https://doi.org/10.2307/1913150 Aghamolla, C., & Hashimoto, T. (2020). Information arrival, delay, and clustering in financial markets with dynamic freeriding. Journal of Financial Economics, 138(1), 27–52. https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2020.04.011 Ah, O. Y. (2017). China’s Economic Ties with Southeast Asia. World Economy Bfief, 7(18), 1–8. Ahir, H., Bloom, N., & Furceri, D. (2018). The World Uncertainty Index. SSRN Electronic Journal. https://doi.org/10.2139/ssrn.3275033 Ahmed, A. D., & Huo, R. (2019). Impacts of China’s crash on Asia-Pacific financial integration: Volatility interdependence, information transmission and market co-movement. Economic Modelling, 79, 28–46. https://doi.org/10.1016/j.econmod.2018.09.029 Ahn, S., Denis, D. J., & Denis, D. K. (2006). Leverage and investment in diversified firms. Journal of Financial Economics. https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2005.03.002 Aivazian, V. A., Ge, Y., & Qiu, J. (2005). The impact of leverage on firm investment: Canadian evidence. Journal of Corporate Finance. https://doi.org/10.1016/S0929-1199(03)00062-2 Akron, S., Demir, E., Díez-Esteban, J. M., & García-Gómez, C. D. (2022). How does uncertainty affect corporate investment inefficiency? Evidence from Europe. Research in International Business and Finance, 62, 101752. https://doi.org/10.1016/j.ribaf.2022.101752 Al-Thaqeb, S. A., & Algharabali, B. G. (2019). Economic policy uncertainty: A literature review. Journal of Economic Asymmetries, 20. https://doi.org/10.1016/j.jeca.2019.e00133 Almeida, H., Campello, M., & Weisbach, M. S. (2004). The cash flow sensitivity of cash. The Journal of Finance, 59(4), 1777 1804. Almeida, H. (1999). Financial Constraints, Asset Liquidity and Investment. University of Chicago Working Paper, April. Andreasson, P., Bekiros, S., Nguyen, D. K., & Uddin, G. S. (2016). Impact of speculation and economic uncertainty on commodity markets. International Review of Financial Analysis, 43, 115–127. https://doi.org/10.1016/j.irfa.2015.11.005 Antonakakis, N., Chatziantoniou, I., & Filis, G. (2014). Dynamic spillovers of oil price shocks and economic policy uncertainty. Energy Economics, 44, 433–447. https://doi.org/10.1016/j.eneco.2014.05.007 Arslan, Ö., Florackis, C., & Ozkan, A. (2006). The role of cash holdings in reducing investment–cash flow sensitivity: Evidence from a financial crisis period in an emerging market. Emerging Markets Review, 7(4), 320–338. https://doi.org/10.1016/j.ememar.2006.09.003 Ashraf, B. N., & Shen, Y. (2019). Economic policy uncertainty and banks’ loan pricing. Journal of Financial Stability, 44, 100695. https://doi.org/10.1016/j.jfs.2019.100695 Attig, N., El Ghoul, S., Guedhami, O., & Zheng, X. (2018). Dividends and Economic Policy Uncertainty: International Evidence. SSRN Electronic Journal, 3(902). https://doi.org/10.2139/ssrn.3295228 Attig, N., El Ghoul, S., Guedhami, O., & Zheng, X. (2021). Dividends and economic policy uncertainty: International evidence. Journal of Corporate Finance, 66. https://doi.org/10.1016/j.jcorpfin.2020.101785 Bae, K.-H., Baek, J.-S., Kang, J.-K., Liu, W.-L. (2012). Do controlling shareholders’ expropriation incentives imply a link between corporate governance and firm value? Theory and evidence. Journal of Financial Economics, 105(2), 412 435. Bae, K.-H., & Andrew Karolyi, G. (1994). Good news, bad news and international spillovers of stock return volatility between Japan and the U.S. Pacific-Basin Finance Journal, 2(4), 405–438. https://doi.org/10.1016/0927-538X(94)90003-5 Baker, S., Bloom, N., Davis, S. J., & Wang, X. (2013). A measure of economic policy uncertainty for China. Baker, S. R., Bloom, N., & Davis, S. J. (2016). Measuring economic policy uncertainty. Quarterly Journal of Economics, 131(4), 1593–1636. https://doi.org/10.1093/qje/qjw024 Bates, T. W., Kahle, K. M., & Stulz, R. M. (2009). Why do U.S. firms hold so much more cash than they used to? Journal of Finance, 64(5), 1985 2021. Baum, C. F., Caglayan, M., Stephan, A., & Talavera, O. (2008). Uncertainty determinants of corporate liquidity. Economic Modelling. https://doi.org/10.1016/j.econmod.2007.11.006 Baum, C. F., Chakraborty, A., Han, L., & Liu, B. (2012). The effects of uncertainty and corporate governance on firms’ demand for liquidity. Applied Economics. https://doi.org/10.1080/00036846.2010.508733 Baxter, M., & King, R. G. (1999). Measuring Business Cycles: Approximate Band-Pass Filters for Economic Time Series. Review of Economics and Statistics, 81(4), 575–593. https://doi.org/10.1162/003465399558454 Bekaert, G., & Hoerova, M. (2014). The VIX, the variance premium and stock market volatility. Journal of Econometrics, 183(2), 181–192. https://doi.org/10.1016/j.jeconom.2014.05.008 Bernanke, B. S. (1983). Irreversibility, Uncertainty, and Cyclical Investment. The Quarterly Journal of Economics. https://doi.org/10.2307/1885568 Bhaduri, S. N., & Kanti, M. (2011). Macroeconomic uncertainty and corporate liquidity: The Indian case. Macroeconomics and Finance in Emerging Market Economies. https://doi.org/10.1080/17520843.2011.548622 Bigelli, M., & Sánchez-Vidal, J. (2012). Cash holdings in private firms. Journal of Banking & Finance, 36(1), 26 35. Bloom, N. (2014). Fluctuations in uncertainty. Journal of Economic Perspectives. https://doi.org/10.1257/jep.28.2.153 Boubakri, N., Ghoul, S. El, & Saffar, W. (2013). Cash holdings of politically connected firms. Journal of Multinational Financial Management. https://doi.org/10.1016/j.mulfin.2013.06.002 Brainard, W. C., & Tobin, J. (1968). Pitfalls in financial model building. The American Economic Review, 58(2), 99–122. Caballero, R. (1991). On the Sign of the Investment-Uncertainty Relationship. American Economic Review. https://doi.org/10.2307/2006800 Carrière-Swallow, Y., & Céspedes, L. F. (2013). The impact of uncertainty shocks in emerging economies. Journal of International Economics. https://doi.org/10.1016/j.jinteco.2013.03.003 Carruth, A., Dickerson, A., & Henley, A. (2000). What do we know about investment under uncertainty? Journal of Economic Surveys, 14(2), 119-154. Chen, H., & Chen, S. (2012a). Investment-cash flow sensitivity cannot be a good measure of financial constraints: Evidence from the time series. Journal of Financial Economics, 103(2), 393–410. https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2011.08.009 Chen, H., & Chen, S. (2012b). Investment-cash flow sensitivity cannot be a good measure of financial constraints: Evidence from the time series. Journal of Financial Economics. https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2011.08.009 Chen, J., Jiang, F., & Tong, G. (2017). Economic policy uncertainty in China and stock market expected returns. Accounting and Finance, 57(5). https://doi.org/10.1111/acfi.12338 Chenery, H. (1952). Overcapacity and the acceleration principle. Econometrica, 20(1), 1–28. Retrieved from https://www.jstor.org/stable/1907804 Christiano, L. J., & Fitzgerald, T. J. (2003). The Band Pass Filter*. International Economic Review, 44(2), 435–465. https://doi.org/10.1111/1468-2354.t01-1-00076 Christiano, L. J., Motto, R., & Rostagno, M. (2014). Risk shocks. American Economic Review. https://doi.org/10.1257/aer.104.1.27 Colombo, V. (2013). Economic policy uncertainty in the US: Does it matter for the Euro area? Economics Letters. https://doi.org/10.1016/j.econlet.2013.06.024 Cyert, R. M., & March, J. G. (1963). A behavioral theory of the firm. Da, Z., Engelberg, J., & Gao, P. (2015). The Sum of All FEARS Investor Sentiment and Asset Prices. Review of Financial Studies, 28(1), 1–32. https://doi.org/10.1093/rfs/hhu072 Damodaran, A. (2001). The dark side of valuation: Valuing old tech, new tech, and new economy companies. FT Press. Davis, B. S. J., Liu, D., & Sheng, X. S. (2019). Economic Policy Uncertainty in China Since 1949 : The View from Mainland Newspapers. Working Paper. DeGennaro, R., & Robotti, C. (2007). Financial market frictions. Atlanta Federal Reserve - Economic Review, 92(3), 1–16. Demir, E., & Ersan, O. (2017). Economic policy uncertainty and cash holdings: Evidence from BRIC countries. Emerging Markets Review, 33, 189–200. https://doi.org/10.1016/j.ememar.2017.08.001 Dittmar, A., & Mahrt-Smith, J. (2007). Corporate governance and the value of cash holdings. Al of Financial Economics, 83(3), 599 634. Dittmar, A., Mahrt-Smith, J., & Servaes, H. (2003). International corporate governance and corporate cash holdings. The Journal of Financial and Quantitative Analysis, 38(1), 111–133. Dixit, A. K. & Pindyck, R. (1994). Investment Under Uncertainty. Princeton: Princeton University Press. Dixit, A. (1992). Investment and Hysteresis. Journal of Economic Perspectives, 6(Winter), 107–132. Duchin, R. (2010). Cash holdings and corporate diversification. The Journal of Finance, 65(3), 955 992. Duchin, Ran, Ozbas, O., & Sensoy, B. A. (2010). Costly external finance, corporate investment, and the subprime mortgage credit crisis. Journal of Financial Economics. https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2009.12.008 Duong, H.N., J. Nguyen, M. Nguyen, S. G. R. (2020). Navigating through economic policy uncertainty: The role of corporate cash holdings. Journal of Corporate Finance, 62. Durnev, A., Boutchkova, M., Hitesh Doshi, & Molchanov, A. (2012). Precarious politics and return volatility. Review of Financial Studies. https://doi.org/10.1093/rfs/hhr100 Fama, E. F., & French, K. R. (1998). Taxes, financing decisions, and firm value. Journal of Finance. https://doi.org/10.1111/0022-1082.00036 Farooq, O., & Ahmed, N. (2019). Dividend policy and political uncertainty: Evidence from the US presidential elections. Research in International Business and Finance, 48, 201–209. https://doi.org/10.1016/j.ribaf.2019.01.003 Faulkender, M., & Wang, R. (2006). Corporate financial policy and the value of cash. The Journal of Finance, 61(4), 1957 1990. Fazzari, S., Hubbard, R. G., & Petersen, B. C. (1988). Financing Constraints and Corporate Investment. Brookings Papers on Economic Activity. https://doi.org/10.2307/2534426 Ferreira, M. A., & Vilela, A. S. (2004). Why do firms hold cash? Evidence from EMU countries. European Financial Management. https://doi.org/10.1111/j.1354-7798.2004.00251.x Gao, J., Grinstein, Y., & Wang, W. (2014). Cash Holdings, Precautionary Motives, and Systematic Uncertainty. https://doi.org/ George, G. (2005). Slack resources and the performance of privately held firms. Academy of Management Journal, 48(4), 661–676. Giglio, S., Kelly, B., & Pruitt, S. (2016). Systemic risk and the macroeconomy: An empirical evaluation. Journal of Financial Economics. https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2016.01.010 Gilchrist, S., Sim, J. W., & Zakrajšek, E. (2014). Uncertainty, Financial Frictions, and Investment Dynamics. Finance and Economics Discussion Series. https://doi.org/10.17016/feds.2014.69 Gilchrist, S., & Zakrajšek, E. (2011). Monetary policy and credit supply shocks. IMF Economic Review. https://doi.org/10.1057/imfer.2011.9 Goldstein, M. (1998). The Asian financial crisis: Causes, cures, and systemic implications (Peterson I). Goodwin, R. (1948). Secular and Cyclical Aspects of the Multiplier and the Accelerator. In Income, Employment and Public Policy. New York: W.W. Norton & Co. Guariglia, A., Liu, X., & Song, L. (2011). Internal finance and growth: Microeconometric evidence on Chinese firms. Journal of Development Economics. https://doi.org/10.1016/j.jdeveco.2010.07.003 Gulen, H., & Ion, M. (2013). Policy uncertainty and corporate investment. Review of Financial Studies. https://doi.org/10.1093/rfs/hhv050 Hammoudeh, S., Kim, W. J., & Sarafrazi, S. (2016). Sources of Fluctuations in Islamic, U.S., EU, and Asia Equity Markets: The Roles of Economic Uncertainty, Interest Rates, and Stock Indexes. Emerging Markets Finance and Trade, 52(5), 1195–1209. https://doi.org/10.1080/1540496X.2014.998561 Han, S., & Qiu, J. (2007). Corporate precautionary cash holdings. Journal of Corporate Finance, 13(1), 43 57. Harford, J., Mansi, S. A., & Maxwell, W. F. (2008). Corporate governance and firm cash holdings in the US. Journal of Financial Economics. https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2007.04.002 Harrison, J. M., & Kreps, D. M. (1979). Martingales and arbitrage in multiperiod securities markets. Journal of Economic Theory, 20(3), 381–408. https://doi.org/10.1016/0022-0531(79)90043-7 Harrison, J. M., & Pliska, S. R. (1981). Martingales and stochastic integrals in the theory of continuous trading. Stochastic Processes and Their Applications, 11(3), 215–260. https://doi.org/10.1016/0304-4149(81)90026-0 Hartman, R. (1972). The effects of price and cost uncertainty on investment. Journal of Economic Theory. https://doi.org/10.1016/0022-0531(72)90105-6 Hausman, J. A. (1978). Specification Tests in Econometrics. Econometrica, 46(6), 1251. https://doi.org/10.2307/1913827 Haw, I.-M., Ho, S. S. M., Hu, B., & Zhang, X. (2011). The contribution of stock repurchases to the value of the firm and cash holdings around the world. Journal of Corporate Finance, 17(1), 152–166. https://doi.org/10.1016/j.jcorpfin.2010.10.001 Hayashi, F. (1982). Tobin’s Marginal q and Average q: A Neoclassical Interpretation. Econometrica, 50(1), 213. https://doi.org/10.2307/1912538 He, F., Ma, Y., & Zhang, X. (2020). How does economic policy uncertainty affect corporate Innovation?–Evidence from China listed companies. International Review of Economics and Finance. https://doi.org/10.1016/j.iref.2020.01.006 Hoang, K., Nguyen, C., Tran, D. V., & Phan, A. (2022). International Corporate Cash Holdings and Firm-Level Exposure to COVID-19: Do Cultural Dimensions Matter? Journal of Risk and Financial Management, 15(6), 262. https://doi.org/10.3390/jrfm15060262 Hodrick, R. J., & Prescott, E. C. (1997). Postwar U.S. Business Cycles: An Empirical Investigation. Journal of Money, Credit and Banking, 29(1), 1. https://doi.org/10.2307/2953682 Huang, T.-L., & Kuo, H.-J. (2015). An empirical analysis of information transmission mechanism and the trilateral relationship among the Mainland China, Hong Kong, and Taiwan stock markets. Asia Pacific Management Review, 20(2), 65–78. https://doi.org/10.1016/j.apmrv.2014.12.008 IFM. (2017). The 2017 country reports for Nigeria, South Africa, the United Kingdom and the United States. Ikenberry, G. J. (2008). The rise of China and the future of the West-Can the liberal system survive. Foreign Aff, 87(23–37). Im, H. J., Liu, J., & Park, Y. J. (2021). Policy uncertainty and peer effects: Evidence from corporate investment in China. International Review of Financial Analysis, 77, 101834. https://doi.org/10.1016/j.irfa.2021.101834 Im, H. J., Park, H., & Zhao, G. (2017). Uncertainty and the value of cash holdings. Economics Letters. https://doi.org/10.1016/j.econlet.2017.03.005 Javadi, S., Mollagholamali, M., Nejadmalayeri, A., & Al-Thaqeb, S. (2021). Corporate cash holdings, agency problems, and economic policy uncertainty. International Review of Financial Analysis, 77, 101859. https://doi.org/10.1016/j.irfa.2021.101859 Jens, C. E. (2017). Political uncertainty and investment: Causal evidence from U.S. gubernatorial elections. Journal of Financial Economics. https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2016.01.034 Jensen, M. C. (1986). Agency Costs of Free Cash Flow , Corporate Finance , and Takeovers Agency Costs of Free Cash Flow , Corporate Finance , and Takeovers. American Economic Review. https://doi.org/10.2139/ssrn.99580 Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics. https://doi.org/10.1016/0304-405X(76)90026-X Jeong, B. (2002). Policy uncertainty and long-run investment and output across countries. International Economic Review. https://doi.org/10.1111/1468-2354.t01-1-00019 Jorgenson, D. W. (1963). Capital Theory and Investment Behavior. American Economic Review, 53(2), 247–259. Retrieved from https://www.jstor.org/stable/1823868 Julio, B., & Yook, Y. (2012). Political uncertainty and corporate investment cycles. Journal of Finance, 67(1), 45–84. https://doi.org/10.1111/j.1540-6261.2011.01707.x Kalcheva, I., & Lins, K. V. (2007). International evidence on cash holdings and expected managerial agency problems. Review of Financial Studies, 20(4), 1087 1112. Kang, W., Lee, K., & Ratti, R. A. (2014). Economic policy uncertainty and firm-level investment. Journal of Macroeconomics. https://doi.org/10.1016/j.jmacro.2013.10.006 Kaplan, S. N., & Zingales, L. (1997). Do investment-cash flow sensitivities provide useful measures of financing constraints? Quarterly Journal of Economics. https://doi.org/10.1162/003355397555163 Kaplan, S. N., & Zingales, L. (2000). Investment-cash flow sensitivities are not valid measures of financing constraints. Quarterly Journal of Economics, 115(2), 707–712. https://doi.org/10.1162/003355300554782 Keynes, J. M. (1936). The General Theory of Employment, Interest and Money. London: Macmillan. Keynes, J. M. (1937). The General Theory of Employment. Quarterly Journal of Economics, 51(1), 209-223. Kido, Y. (2016). On the link between the US economic policy uncertainty and exchange rates. Economics Letters, 144, 49–52. https://doi.org/10.1016/j.econlet.2016.04.022 Kim, C. S., Mauer, D. C., & Sherman, A. E. (1998). The determinants of corporate liquidity: Theory and evidence. The Journal of Financial and Quantitative Analysis, 33(3), 335 359. Knight, F. H. (1921). Cost of Production and Price over Long and Short Periods. Journal of Political Economy. https://doi.org/10.1086/253349 Knight, Frank H. (1921). Risk, Uncertainty and Profit. New York: Houghton Mifflin. Ko, J. H., & Lee, C. M. (2015). International economic policy uncertainty and stock prices: Wavelet approach. Economics Letters. https://doi.org/10.1016/j.econlet.2015.07.012 Kulatilaka, N., & Perotti, E. C. (1998). Strategic growth options. Management Science, 44(8), 1021 1031. Lang, L., Ofek, E., & Stulz, R. M. (1996). Leverage, investment, and firm growth. Journal of Financial Economics. https://doi.org/10.1016/0304-405X(95)00842-3 Lean, H. H., & Teng, K. T. (2013). Integration of world leaders and emerging powers into the Malaysian stock market: A DCC-MGARCH approach. Economic Modelling, 32, 333–342. https://doi.org/10.1016/j.econmod.2013.02.013 Li, X. (2019). Economic policy uncertainty and corporate cash policy: International evidence. Journal of Accounting and Public Policy, 38(6), 106694. https://doi.org/10.1016/j.jaccpubpol.2019.106694 Liu, G., & Zhang, C. (2019). Economic policy uncertainty and firms’ investment and financing decisions in China. China Economic Review. https://doi.org/10.1016/j.chieco.2019.02.007 Liu, Q.-M., Lee, C.-C., & Zhang, R. (2018). Economic Policy Uncertainty and Firms’ Cash Dividend Policies. 3rd International Conference on Education, E-Learning and Management Technology (EEMT 2018) Economic, 220(Eemt), 515–519. https://doi.org/10.2991/iceemt-18.2018.100 Love, I. (2003). Financial Development and Financing Constraints: International Evidence from the Structural Investment Model. Review of Financial Studies. https://doi.org/10.1093/rfs/hhg013 Manela, A., & Moreira, A. (2017). News implied volatility and disaster concerns. Journal of Financial Economics, 123(1), 137–162. https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2016.01.032 Maoz, Y. (2011). More on Bernanke’s “Bad News Principle.” SSRN Electronic Journal. https://doi.org/10.2139/ssrn.1466707 Matthews, R. (1959). The Business Cycle. Chicago: University of Chicago Press. McDonald, R., & Siegel, D. (1986). The Value of Waiting to Invest. The Quarterly Journal of Economics. https://doi.org/10.2307/1884175 Miller, M. H., & Orr, D. (1966). A model of the demand for money by firms. Quarterly Journal of Economics. https://doi.org/10.2307/1880728 Modigliani, F., & Miller, M. H. (1958). The cost of capital, corporation finance and theory of investment. Journal of Craniomandibular Disorders : Facial & Oral Pain. Myers, S. C., & Rajan, R. G. (1998). The paradox of liquidity. The Quarterly Journal of Economics, 113(3), 733 771. Myers, S. C. (1984). The capital structure puzzle. The Journal of Finance, 39(3), 574 592. Myers, Stewart C., & Majluf, N. S. (1984). Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have. Journal of Financial Economics. https://doi.org/10.1016/0304-405X(84)90023-0 Ndou, E., & Mokoena, T. (2019). Do Companies’ Cash Holdings Impact the Transmission of Economic Policy Uncertainty Shocks to Capital Formation? In E. Ndou and T.Mokoena (Ed.), Inequality, Output-Inflation Trade-Off and Economic Policy Uncertainty (London: Pa, pp. 453–470). https://doi.org/10.1007/978-3-030-19803-9_32 Nishimura, Y., Tsutsui, Y., & Hirayama, K. (2015). Intraday return and volatility spillover mechanism from Chinese to Japanese stock market. Journal of the Japanese and International Economies, 35, 23–42. https://doi.org/10.1016/j.jjie.2014.11.005 Opler, P. A. (1999). A field guide to western butterflies. Houghton Mifflin Harcourt. Opler, T., Pinkowitz, L., Stulz, R., & Williamson, R. (1999). The determinants and implications of corporate cash holdings. Journal of Financial Economics. https://doi.org/10.1016/s0304-405x(99)00003-3 Pástor, Ľ., & Veronesi, P. (2012). Uncertainty about Government Policy and Stock Prices. Journal of Finance. https://doi.org/10.1111/j.1540-6261.2012.01746.x Pástor, Ľ., & Veronesi, P. (2013). Political uncertainty and risk premia. Journal of Financial Economics. https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2013.08.007 Phan, H.V., N.H. Nguyen, H.T. Nguyen, and S. H. (2019). Policy Uncertainty and Firm Cash Holding. Journal of Business Research, 95. Pindyck, R. S. (1988). Irreversible Investment, Capacity Choice, and the Value of the Firm. The American Economic Review. https://doi.org/10.3386/w1980 Pindyck, R. S. (1991). Irreversibility, Uncertainty, and Investment. Journal of Economic Literature, 29(September), 1110–1148. Pinkowitz, L. F., Williamson, R. G., & Stulz, R. M. (2006). Do Firms in Countries with Poor Protection of Investor Rights Hold More Cash? The Journal of Finance, 61(6), 2725 2751. https://doi.org/10.2139/ssrn.476442 Povel, P., & Raith, M. A. (2005). Optimal Investment under Financial Constraints: The Roles of Internal Funds and Asymmetric Information. SSRN Electronic Journal. https://doi.org/10.2139/ssrn.269497 Pretorius, E. (2002). Economic determinants of emerging stock market interdependence. Emerging Markets Review, 3(1), 84–105. https://doi.org/10.1016/S1566-0141(01)00032-2 Riddick, L. A., & Whited, T. M. (2009). The corporate propensity to save. The Journal of Finance, 64(4), 1729 1766. Rodrik, D. (1991). Policy uncertainty and private investment in developing countries. Journal of Development Economics. https://doi.org/10.1016/0304-3878(91)90034-S Rudd, K. (2013). Beyond the pivot: A new road map for U.S.-Chinese relations. Foreign Affairs, 92, 9–15. Sánchez, J. M., & Yurdagul, E. (2013). Why Are Corporations Holding So Much Cash? The Regional Economist, (January), 4–8. Retrieved from https://www.stlouisfed.org/~/media/Files/PDFs/publications/pub_assets/pdf/re/2013/a/cash.pdf Sarwar, G., & Khan, W. (2017). The Effect of US Stock Market Uncertainty on Emerging Market Returns. Emerging Markets Finance and Trade, 53(8), 1796–1811. https://doi.org/10.1080/1540496X.2016.1180592 Schwartz, E. S., & Trigeorgis, L. (Ed.). (2004). Real options and investment under uncertainty: classical readings and recent contributions (MIT press). Schwartz, M. L., & Brenner, W. (1985). Severe preeclampsia with persistent postpartum hemolysis and thrombocytopenia treated by plasmapheresis. Obstetrics and Gynecology. Scotti, C. (2016). Surprise and uncertainty indexes: Real-time aggregation of real-activity macro-surprises. Journal of Monetary Economics. https://doi.org/10.1016/j.jmoneco.2016.06.002 Sill, K. (2012). Measuring economic uncertainty using the survey of professional forecasters. Federal Reserve Bank of Philadelphia Business Review, 92, 16–27. Smith, C. W., & Watts, R. L. (1992). The investment opportunity set and corporate financing, dividend, and compensation policies. Journal of Financial Economics, 32(3), 263–292. https://doi.org/10.1016/0304-405X(92)90029-W Song, K., & Lee, Y. (2012). Long-term effects of a financial crisis: Evidence from cash holdings of East Asian firms. Journal of Financial and Quantitative Analysis. https://doi.org/10.1017/S0022109012000142 Titman, S. (1985). Urban land prices under uncertainty. American Economic Review. https://doi.org/10.2307/1814815 Trigeorgis, L. (2002). Real options and investment under uncertainty: What do we know? Tsai, I.-C. (2017). The source of global stock market risk: A viewpoint of economic policy uncertainty. Economic Modelling, 60, 122–131. https://doi.org/10.1016/j.econmod.2016.09.002 Vo, H., Trinh, Q.-D., Le, M., & Nguyen, T.-N. (2021). Does economic policy uncertainty affect investment sensitivity to peer stock prices? Economic Analysis and Policy, 72, 685–699. https://doi.org/10.1016/j.eap.2021.10.012 Wang, Y., Chen, C. R., & Huang, Y. S. (2014). Economic policy uncertainty and corporate investment: Evidence from China. Pacific Basin Finance Journal, 26, 227–243. https://doi.org/10.1016/j.pacfin.2013.12.008 White, H. (1980). A Heteroskedasticity-Consistent Covariance Matrix Estimator and a Direct Test for Heteroskedasticity. Econometrica. https://doi.org/10.2307/1912934 Wright, I. (2015). Firm Investment and the Term Structure of Uncertainty. SIEPR Discussion Paper. 15-014. Wu, C., Chen, X., Cai, Y., Xia, J., Zhou, X., Xu, S., Song, Y. (2020). Risk Factors Associated With Acute Respiratory Distress Syndrome and Death in Patients With Coronavirus Disease 2019 Pneumonia in Wuhan, China. JAMA Internal Medicine, 180(7), 934. https://doi.org/10.1001/jamainternmed.2020.0994 Xiao. (2016). China as an institution-builder: the case of the AIIB. The Pacific Review, 29(3), 435–442. https://doi.org/10.1080/09512748.2016.1154678 Xu, N., Chen, Q., Xu, Y., & Chan, K. C. (2016). Political uncertainty and cash holdings: Evidence from China. Journal of Corporate Finance. https://doi.org/10.1016/j.jcorpfin.2016.08.007 Yang, Z., & Zhou, Y. (2017). Quantitative Easing and Volatility Spillovers Across Countries and Asset Classes. Management Science, 63(2), 333–354. https://doi.org/10.1287/mnsc.2015.2305 Yung, K., & Nafar, N. A. (2014). Creditor rights and corporate cash holdings: International evidence. International Review of Economics & Finance, 33, 111 127. Zeng, J., Zhong, T., & He, F. (2019). Economic policy uncertainty and corporate inventory holdings: evidence from China. Accounting and Finance. https://doi.org/10.1111/acfi.12511 Zhang, D., Lei, L., Ji, Q., & Kutan, A. M. (2019). Economic policy uncertainty in the US and China and their impact on the global markets. Economic Modelling, 79, 47–56. https://doi.org/10.1016/j.econmod.2018.09.028 Zhanga, G., Hanb, J., Panb, Z., & I Huangc, H. (2015). Economic policy uncertainty and capital structure choice: Evidence from China. Economic Systems, 39(3). https://doi.org/10.1016/j.ecosys.2015.06.003 Zhu, Z. (2015). China’s AIIB and OBOR: Ambitions and Challenges. The Diplomat, 9(10). PHỤ LỤC 01. MỘT SỐ BIỂU ĐỒ VỀ QUAN HỆ KINH TẾ TRUNG QUỐC – ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2000 – 2015 Hình 1. Xu hướng thương mại của khu vực Đông Nam Á a. Dòng thương mại b. Quan hệ thương mại (%) ĐVT:tỷ USD Nguồn: Báo cáo China and Southeast Asia: Expanding Economic Engagement Các biểu đồ dữ liệu trong phần này được lấy từ Báo cáo China and Southeast Asia: Expanding Economic Engagement của Oh et al. (2017) Hình 2. Thương mại giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á a. Tỷ trọng thương mại giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, 2015 b. Cán cân thương mại giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á ĐVT:tỷ USD Nguồn: Báo cáo China and Southeast Asia: Expanding Economic Engagement Hình 3. Đầu tư FDI Đông Nam Á a. FDI từ Trung Quốc b. FDI từ các khu vực khác ĐVT:tỷ USD Nguồn: Báo cáo China and Southeast Asia: Expanding Economic Engagement Hình 4. Đầu tư FDI của Trung Quốc vào Đông Nam Á a. Đầu tư FDI của Trung Quốc vào các quốc gia, 2011 - 2016 b. Đầu từ FDI của Trung Quốc vào Đông Nam Á theo ngành, 2013 - 2015 ĐVT:tỷ USD Nguồn: Báo cáo China and Southeast Asia: Expanding Economic Engagement Hình 5. M&A của Trung Quốc ở Đông Nam Á Xu hướng M&A của Trung Quốc ở Đông Nam Á b. M&A của Trung Quốc ở Đông Nam Á theo lĩnh vực, 2010 - 2016 ĐVT:tỷ USD Nguồn: Thomson Reuters Eikon PHỤ LỤC 02 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CỦA CÁC MÔ HÌNH Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi Hình 1. Kết quả kiểm tra tính dừng của chuỗi đầu tư (inv) Hình 2. Kết quả kiểm tra tính dừng của chuỗi tiền mặt (cash) Hình 3. Kết quả kiểm tra tính dừng của chuỗi doanh thu (sale) Hình 4. Kết quả kiểm tra tính dừng của chuỗi Tobin's Q (Tobin'q) Hình 5. Kết quả kiểm tra tính dừng của chuỗi dòng tiền (cashflow) Hình 6. Kết quả kiểm tra tính dừng của chuỗi quy mô công ty (Firmsize) Hình 7. Kết quả kiểm tra tính dừng của chuỗi tỷ lệ nợ (lev) Hình 8. Kết quả kiểm tra tính dừng của chuỗi giá thị trường trên giá sổ sách (mtb) Hình 9. Kết quả kiểm tra tính dừng của chuỗi tài sản hoạt động ròng (Nwc) Hình 10. Kết quả kiểm tra tính dừng của chuỗi thu nhập ròng (Roa) Kết quả kiểm định Hausman Hình 11. Kết quả kiểm định Hausman cho mô hình đầu tư Hình 12. Kết quả kiểm định Hausman cho mô hình tiền mặt Kết quả kiểm định phương sai thay đổi Hình 13. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của mô hình đầu tư Hình 14. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của mô hình tiền mặt Kết quả kiểm định tự tương quan Hình 15. Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình đầu tư. Hình 16. Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình tiền mặt PHỤ LỤC 03 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH ĐẦU TƯ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SGMM Một số ý kiến cho rằng, các phương trình hồi quy liên quan đến đầu tư thường xảy ra hiện tượng nội sinh do vấn đề bỏ sót biến. Để xem xét vấn đề này luận án xây dựng một mô hình động của đầu tư công ty. Theo đó, biến trễ một kỳ của biến đầu tư công ty được thêm vào phía bên phải của phương trình đầu tư. Việc bổ sung thêm biến trễ của biến đầu tư này đã được xem xét trong các mô hình thực nghiệm của Gulen & Ion (2013) nhằm hạn chế vấn đề bỏ sót biến quan trọng trong mô hình. Trong mô hình bảng động tuyến tính với sự tồn tại của biến giải thích là biến trễ của biến phụ thuộc sẽ đóng vai trò là biến nội sinh trong mô hình. Khi đó, việc sử dụng ước lượng tác động cố định để loại bỏ các đặc điểm riêng sẽ dẫn đến vấn đề tương quan của biến giải thích với thành phần sai số. Để giải quyết các vấn đề liên quan đến các tác động riêng trong trường hợp N lớn, T nhỏ tác giả luận án sử dụng phương pháp ước lượng bảng động như ước lượng GMM. GMM là nhóm phương pháp phù hợp để giải quyết vấn đề biến nội sinh cũng như giảm sự thiên chệch liên quan đến các ảnh hưởng cố định (fixed effects) trong các dữ liệu bảng (Nickell, 1981). Nghiên cứu sử dụng ước lượng SGMM được đề xuất bởi Arellano & Bond, (1991) và phát triển bởi Blundell & Bond (1998). Để đảm bảo tính hiệu quả và độ tin cậy của kết quả ước lượng GMM thì cần thiết phải kiểm tra các giả thuyết liên quan như sự tự tương quan của phần dư, tính hợp lí của các biến công cụ và tính vững của các hệ số ước lượng. Kiểm tra tính phù hợp của mô hình & biến công cụ Tương tự các mô hình khác, sự phù hợp của mô hình GMM có thể được thực hiện thông qua kiểm định F. Kiểm định F sẽ kiểm tra ý nghĩa thống kê cho các hệ số ước lượng của biến giải thích với giả thuyết H0 là tất cả các hệ số ước lượng này trong phương trình level đều bằng 0. Ngoài ra, kiểm định thống kê J của Hansen (Hansen J-statistic tests) được sử dụng để kiểm tra giả thuyết H0 về việc mô hình được xác định đúng (correct model specification) và kiểm tra các ràng buộc quá mức (valid overidentifying restrictions), chẳng hạn, tính hợp lý của các biến đại diện. Việc bác bỏ giả thuyết H0 có nghĩa rằng một trong 2 giả định về tính phù hợp của mô hình hoặc biến đại diện là có vấn đề. Kiểm định sự tự tương quan của phần dư Ước lượng GMM giả định rằng không có sự tự tương quan bậc 2 của phần dư. Vì vậy, chúng ta cần kiểm tra sự tự tương quan trong thành phần sai số, cũng như kiểm định tính phù hợp của các biến đại diện. Các thủ tục kiểm định m1 và m2 có thể kiểm tra trực tiếp sự tự tương quan bậc 1 và bậc 2 của phần dư. Theo Arellano & Bond, (1991), ước lượng GMM yêu cầu có sự tự tương quan bậc 1 (kiểm định m1) và không có sự tự tương quan bậc 2 của phần dư (kiểm định m2). Vì vậy, giả thuyết H0 là không có sự tự tương quan bậc 1 (m1) hoặc bậc 2 (m2) của phần dư. Vì vậy, chúng ta muốn bác bỏ H0 ở kiểm định m1 nhưng lại muốn chấp nhận H0 ở m2 để mô hình cho kết quả phù hợp. Tác giả sử dụng câu lệnh xtabond2 của Roodman (2009) để ước lượng mô hình SGMM. Kết quả hồi quy Kết quả ước lượng SGMM được trình bày trong Bảng 1. Kiểm định AR2 cho thấy không có sự tự tương quan của phần dư từ bậc hai trở đi, đáp ứng yêu cầu về việc không có sự tự tương quan của Arellano & Bond (1991) cho các biến xác định trước. Kiểm định Hansen cũng cho kết quả chấp nhận giả thuyết H0, xác nhận tập hợp biến công cụ sử dụng trong mô hình là phù hợp. Hệ số hồi quy bằng ước lượng SGMM của biến bất định trong chính sách kinh tế của Trung Quốc (Wui_chn) thống nhất về dấu với kết quả hồi quy FE, mô hình khử xu hướng và mô hình GLS đã trình bày trong luận án, cụ thể β1 = [-0,79] trong mô hình SGMM và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Biến trễ của đầu tư (Invi,t-1) trong mô hình SGMM có dấu dương phù hợp với các mô hình nghiên cứu trước đây của Almeida & Campello (2007) và Gulen & Ion (2013). Các biến kiểm soát đặc điểm công ty vẫn duy trì mối quan hệ như trong mô hình FE ở mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên, trong mô hình này các biến kiểm soát tình hình kinh tế vĩ mô ở quốc gia sở tại (Gdpg và Wui) không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy, khi sử dụng mô hình SGMM để kiểm soát vấn đề nội sinh thì kết quả cho thấy BĐCSKT của Trung Quốc vẫn tác động ngược chiều đến đầu tư công ty ở Đông Nam Á. Bảng 1. Kết quả hồi quy bằng mô hình SGMM Wui_chnt-1 -0,7877*** [0,000] Salei, t 0,0089*** [0,000] Tobin’qi, t-1 0,0072*** [0,000] Cashflowi, t 0,0735*** [0,000] Firmsizei, t 0,0028*** [0,002] Levi, t-1 -0,0087** [0,027] Wuij, t-1 -0,1662 [0,240] Gdpgj,t -0,0313 [0,964] Invi,t-1 0,2455*** [0,000] Số lượng quan sát 37.925 Số lượng công ty 3.233 Số lượng biến công cụ 21 AR2 (p-value) [0,465] Hansen (p-value) [0,398] Biến phụ thuộc: Invi,t là đầu tư của công ty i năm t. Invi,t-1 là biến trễ một kỳ của đầu tư công ty i năm t. Các biến độc lập gồm: Wui_chnt-1 đo lường bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc năm t - 1. Salei,t là doanh thu bán hàng của công ty i năm t. Tobin’qi,t-1 đo lường cơ hội đầu tư của công ty i năm t-1. Cashflowi,t là dòng tiền của công ty i năm t. Firmsizei,t đo lường quy mô tổng tài sản của công ty i năm t. Levi,t-1 là tỷ lệ nợ của công ty i năm t-1. Wuij,t-1 là biến kiểm soát bất định chính sách kinh tế của quốc gia j, nơi có công ty i đặt trụ sở chính năm t-1. Gdpgj,t là tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa của quốc gia j năm t. Biến giả theo thời gian trong mô hình không bao gồm những năm 2009 trở về trước *** biểu hiện ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ** biểu hiện ý nghĩa thống kê ở mức 5%, * thể hiện ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Số trong [] là p values. Tài liệu tham khảo Almeida, H., & Campello, M. (2007). Financial Constraints, Asset Tangibility, and Corporate Investment. Review of Financial Studies, 20(5), 1429–1460. https://doi.org/10.1093/rfs/hhm019 Arellano, M., & Bond, S. (1991). Some Tests of Specification for Panel Data: Monte Carlo Evidence and an Application to Employment Equations. The Review of Economic Studies. https://doi.org/10.2307/2297968 Blundell, R., & Bond, S. (1998). Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models. Journal of Econometrics. https://doi.org/10.1016/S0304-4076(98)00009-8 Gulen, H., & Ion, M. (2013). Policy uncertainty and corporate investment. Review of Financial Studies. https://doi.org/10.1093/rfs/hhv050 Nickell, S. (1981). Biases in Dynamic Models with Fixed Effects. Econometrica, 49(6), 1417. https://doi.org/10.2307/1911408 Roodman, D. (2009). How to do Xtabond2: An Introduction to Difference and System GMM in Stata. The Stata Journal: Promoting Communications on Statistics and Stata, 9(1), 86–136. https://doi.org/10.1177/1536867X0900900106

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_bat_dinh_chinh_sach_kinh_te_cua_trung_quoc_va_quyet.doc
  • pdf1.3. Tom Tat luan an _E in typo a5 in.pdf
  • pdf1.3. Tom Tat luan an _V in typo a5 in.pdf
  • pdf1.4. Dong gop moi cua luan an _ V.pdf
  • pdf1.4. Dong gop moi cua luan an _E.pdf
  • pdfCV gửi Cục CNTT-BGDĐT-02-02.pdf
Luận văn liên quan