Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện

Các nhân tố được đánh giá dựa trên thang điểm 1-5, trong đó 1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- Bình thường, 4- Cao, 5- Rất cao. Bảng 4.4 cho thấy giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của từng nhân tố là 1 và 5 (trừ ba nhân tố Kinhnghiem, CLKT và Nganhang có giá trị nhỏ nhất là 1,8; 1,25 và 1,33). Xét về giá trị trung bình, biến độc lập CLKT có giá trị trung bình lớn nhất là 4,2891. Các biến phụ thuộc có giá trị trung bình thấp hơn biến độc lập và xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp lần lượt là các biến KINHNGHIEM (3,9898), KSCL (3,9861), TUANTHU (3,9760), CHUYENMON (3,9582), THANTRONG (3,9513), NANGLUC (3,9273), PHAPLY (3,8646), NGANHANG (3,8358) DOCLAP (3,8246), PHUONG PHAP (3,8246), DKLV (3,6248). Nhân tố NGOAIKHAC có giá trị trung bình thấp nhất là 2,6618. Như vậy, giá trị trung bình cho thấy KTVNN đánh giá cao vai trò của kinh nghiệm làm việc, hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán, tính tuân thủ của KTVNN, kỹ năng chuyên môn ngành nghề, tính thận trọng nghề nghiệp và bảo mật thông tin, năng lực nghề nghiệp của KTV trong việc đảm bảo chất lượng kiểm toán.

pdf185 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. Hiện nay, trong nước và quốc tế cũng đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này một cách hiệu quả với chi phí hợp lý. 5.3.5 Ứng dụng các xu hướng công nghệ thông tin hiện đại Trong các báo cáo kiểm toán, KTNN luôn khuyến nghị các ngân hàng cần chú trọng đầu tư và xây dựng hệ thống Công nghệ thông tin hiện đại để đảm bảo hệ thống được hoạt động an toàn, liên tục và hiệu quả, và để đáp ứng được sự thay đổi trong xu hướng mua sắm, tiêu dùng các dịch vụ hiện nay. Một số các xu hướng công nghệ thông tin mà các ngân hàng nên hướng tới như sau: Một là, sử dụng công nghệ fintech. Sự gia nhập của các công ty fintech, trở thành đối thủ, đồng thời cũng là đối tác của các NHTM trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng áp dụng công nghệ cao cho khách hàng. Hai là, việc gia tăng sử dụng công nghệ đám mây đối với các dịch vụ cốt lõi để thay thế cho công nghệ lưu trữ truyền thống. Xu hướng này đã trở nên rõ ràng trong ngành ngân hàng thế giới những năm gần đây, giúp các ngân hàng tiết kiệm được nhiều chi phí, mặt bằng, cũng như tăng cường tính bảo mật trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu. Ba là, đầu tư và nâng cấp hệ thống Core banking (phần mềm ngân hàng lõi), công nghệ bảo mật, hệ thống quản lý rủi ro cũng là yêu cầu bắt buộc trong điều kiện các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, hiện đại trong một môi trường ngày càng bất trắc. Khác với nhiều doanh nghiệp, Core banking là ứng dụng bắt buộc với mỗi ngân hàng, tuy nhiên việc đầu tư này không diễn ra một lần mà phải liên tục được nâng cấp. Hiện thời gian giữa các lần nâng cấp Core banking đang bị rút ngắn bởi sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp, sự gia tăng về khối lượng giao dịch cũng như yêu cầu về ghi nhận dữ liệu phục vụ cho việc tính toán các tỷ lệ an toàn, hay cho việc ra các quyết định quản trị, điều hành của ban lãnh đạo. Bốn là, công nghệ sổ cái (General Ledger - GL) và data mining cùng các phân tích chuyên sâu trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển dài 146 hạn là một xu hướng rất mới của hệ thống ngân hàng trên thế giới. Đầu tư theo hướng này sẽ giúp các ngân hàng ghi nhận một cách chi tiết, đầy đủ các dữ liệu mà ngân hàng muốn có về giao dịch, thói quen, hành vi khách hàngđể qua đó biến các dữ liệu này trở thành nguồn thông tin hữu ích cho ngân hàng trong việc đánh giá, phân tích hành vi của khách hàng nhằm đưa ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh một cách thích hợp, hiệu quả. 5.4. Một số khuyến nghị khác nhằm thực hiện giải pháp 5.4.1. Khuyến nghị về việc tiếp tục nâng cao địa vị pháp lý của KTNN Thời gian vừa qua, vị trí và vai trò của KTNN đã được nâng lên thông qua việc KTNN được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 và theo đó Luật KTNN năm 2005 đã được thay thế bằng Luật KTNN năm 2015. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động từ đầu năm 2016 đến nay cho thấy hoạt động thanh tra, kiểm toán của nhà nước tại các đơn vị, dự án vẫn còn chồng chéo; cùng một nội dung nhưng được nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra và đưa ra các kết luận khác nhau, thậm chí trái ngược. Điều này gây phiền toái cho đơn vị được kiểm toán và làm mất tính nghiêm minh của pháp luật. Để giải quyết tình trạng này, KTNN với chức năng là cơ quan chuyên môn, kiểm tra tài chính công, tài sản công, cơ quan do Quốc hội thành lập cần được tiếp tục nâng cao địa vị pháp lý và vai trò trong việc kiểm tra tài chính công, tài sản công. Trong khi chưa có điều kiện ban hành Luật, Quốc hội cần sớm có Nghị quyết quy định “KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính tối cao của Nhà nước”, để trong trường hợp cùng một nội dung mà các cơ quan thanh tra, kiểm toán đưa ra các ý kiến khác nhau thì ý kiến của KTNN là quyết định cuối cùng và có giá trị pháp lý cao nhất. Điều này không chỉ nâng cao địa vị pháp lý của KTNN mà còn nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật thông qua các kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng kiểm toán nói chung, trước mắt cần có văn bản hướng dẫn theo hướng nâng cao tính độc lập của Tổng Kiểm toán nhà nước bằng hình thức miễn trừ như đối với Đại biểu Quốc hội; quyền sát nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc; quyền quy định các nội dung, phạm vi kiểm toán mà các Luật khác chưa có hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Kiểm toán nhà nước để các cơ quan, đơn vị và nhân dân hiểu và ủng hộ hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, làm hạn chế sự không 147 phối hợp hoặc phối hợp thiếu chặt chẽ của các đơn vị được kiểm toán. Cần có chế tài xử lý nghiêm đối với các đơn vị không phối hợp trong hoạt động kiểm toán như cố tình kéo dài thời gian cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc cung cấp hồ sơ, tài liệu không trung thực. 5.4.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước NHNN cần phối hợp với Kiểm toán nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng cũng như việc thực hiện các kết luận kiểm toán đối với các ngân hàng hàng năm. NHNN cần xây dựng cụ thể qui chế phối hợp giữa Cơ quan Giám sát ngân hàng và KTNN trong việc báo cáo các sai phạm nghiêm trọng đã được phát hiện hoặc nghi ngờ nhằm tăng cường vai trò của KTV và KTNN trong việc ngăn ngừa và phát hiện, báo cáo các sai phạm nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. 5.4.3 Khuyến nghị đối với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán trực thuộc Kiểm toán Nhà nước Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng kiểm toán của KTNN là yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực, bao gồm trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của KTVNN. Do đó, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm toán cần tăng cường hơn nữa vai trò của mình, bao gồm: chức năng đào tạo bồi dưỡng, chức năng nghiên cứu khoa học, chức năng tổ chức thực hiện các dịch vụ đào tạo và tư vấn về tài chính, kế toán, kiểm toán, Trong thời gian sắp tới, Trường cần có định hướng và lộ trình để trở thành Học viện Kiểm toán, hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cho đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên trong và ngoài ngành. 148 KẾT LUẬN Các nội dung cơ bản của Khung Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020- 2030 và tầm nhìn đến 2035 gồm 8 nội dung: Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của KTNN; Chiến lược phát triển hệ thống tổ chức bộ máy của KTNN; Chiến lược phát triển nguồn nhân lực; Chiến lược nâng cao chất lượng kiểm toán; Chiến lược hội nhập và hợp tác quốc tế; Chiến lược phát triển cơ sở vật chất, thông tin tuyên truyền và nghiên cứu khoa học; Chiến lược phát triển CNTT. Như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động nâng cao chất lượng kiểm toán của KTNN vì chất lượng có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định uy tín, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của KTNN. Luận án “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện” đã góp phần chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán các báo cáo tài chính tại các ngân hàng, bao gồm 3 nhóm nhân tố: nhóm nhân tố thuộc về KTVNN (Năng lực nghề nghiệp, Kỹ năng chuyên môn ngành nghề, Kinh nghiệm làm việc, Tuân thủ chuẩn mực KTNN, Thận trọng nghề nghiệp và bảo mật, Tính liêm chính, độc lập và khách quan), nhóm nhân tố thuộc về đơn vị kiểm toán (Điều kiện làm việc của KTVNN, Phương pháp/ Quy trình kiểm toán, Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN) và các nhân tố khác ( Các nhân tố thuộc về các ngân hàng được kiểm toán, các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán). Kết quả phân tích định lượng cho thấy, các nhân tố trên đều ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng kiểm toán của KTNN khi thực hiện các cuộc kiểm toán tại các ngân hàng. Trong đó nhân tố về hệ thống kiểm soát chất lượng của KTNN, phương pháp/ quy trình kiểm toán và nhân tố về chuyên môn của KTVNN là ba nhân tố tác động mạnh mẽ nhất tới chất lượng kiểm toán. Do đó, một số khuyến nghị đã được đề xuất để nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC tại các ngân hàng do KTNN thực hiện. Các giải pháp bao gồm: (1) nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán, (2) hoàn thiện phương pháp và quy trình kiểm toán, (3) xây dựng và tăng cường năng lực chuyên môn của đội ngũ KTVNN, (4) nâng cao yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của KTVNN, (5) nâng cao điều kiện làm việc của KTVNN. Đồng thời, các giải pháp cũng được đưa ra đối với 149 các ngân hàng nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị của mình dựa trên kết quả từ các báo cáo kiểm toán, cụ thể: (1) thực hiện nghiêm túc các kiến nghị kiểm toán về việc chấp hành pháp luật, quản lý tài chính, tài sản công, (2) nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính, (3) tăng cường quản lý hoạt động tín dụng, (4) xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ, hệ thống quản trị nguồn lực hiện đại, (5) ứng dụng các xu hướng công nghệ thông tin hiện đại. Kết quả nghiên cứu còn có những hạn chế, tuy nhiên đây sẽ là định hướng để phát triển các nghiên cứu tiếp theo về chất lượng kiểm toán. 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VII giai đoạn 2015- 2019. 2. Báo cáo chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030 (giai đoạn 2020- 2030) và tầm nhìn đến năm 2035. 3. Bùi Thị Thủy, 2014, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân. 4. Đậu Ngọc Châu, 2013, Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính, Học viện tài chính, Nhà xuất bản tài chính. 5. Đoàn Xuân Tiên, 2008, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay, Đề tài cấp Bộ Giáo dục và đào tạo. 6. Hà Thị Ngọc Hà, 2011, Các giải pháp hoàn thiện, tăng cường kiểm soát chất lượng công tác kiểm toán báo cáo tài chính các đơn vị có lợi ích công chúng, Đề tài cấp Bộ Tài chính. 7. Kiểm toán nhà nước, 2016, Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước, Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 8. Lê Thị Thu Hà và cộng sự, 2014, Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Đề tài cấp Bộ giáo dục và đào tạo. 9. Lại Thị Thu Thủy và Phạm Đức Hiếu, 2017, Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập: Nghiên cứu khách hàng kiểm toán là các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Tạp chí Công thương. 10. Ngô Đức Long, 2002, Những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Đại học Thương mại. 11. Nguyễn Thị Hương Liên và Nguyễn Thị Huyền Trang, 2016, Ảnh hưởng của giá phí kiểm toán đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4, 29 – 36. 151 12. Nguyễn Thị Lê Thanh, 2011, Bàn về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại, Trang tin điện tử của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam. Truy cập: 6/9/2018. 13. Nguyễn Quang Quynh và Nguyễn Thị Phương Hoa, 2008, Giáo trình lý thuyết kiểm toán, Hà Nội: NXB tài chính. 14. Phan Văn Dũng, 2015, Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, Đề tài cấp cơ sở Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 15. Phạm Tiến Hưng, 2009, Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính các công ty xây lắp của các tổ chức kiểm toán độc lập, Luận án tiến sỹ. 16. Quốc Hội Việt Nam, 2011, Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12. 17. Quyết định số 08/2016/QĐ-KTNN ban hành Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, 2016. 18. Trần Khánh Lâm, 2015, Các yếu tố tác động đến chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam. 19. Vũ Thị Duyên, 2014, Bàn về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trong doanh nghiệp, Tạp chí tài chính, số 5, 21- 25. 20. Vương Đình Huệ, 2001, Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ Giáo dục và đào tạo. II. Tài liệu tiếng Anh 21. Aldhizer III, George R., John R. Miller, and Joseph F. Moraglio, 1995. Common Attributes of Quality Audits, Journal of Accountancy, 61 – 68. 22. Anandarajan, A., Hasan, I., & Lozano-Vivas, A., 2003. The role of loan loss provisions in earnings management, capital management and signaling: The Spanish experience, Advances in International Accounting, Vol 16, 45-65. 23. Anandarajan, A., Hasan, I., & McCarthy, C., 2007. Use of loan loss provisions for capital, earnings management and signaling by Australian banks, Accounting and Finance, Vol 47, 357-379. 152 24. Basel Committee on Banking Supervision (BCBS), 2004. Basel II: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: A Revised Framework - Comprehensive Version. 25. Beaver, W. H., Ryan, S. G., & Wahlen, J. M., 1997. When is ‘‘bad news” viewed as ‘‘good news”?, Financial Analysis Journal, Vol 53, Issue 1, 45–54. 26. Boon, K., McKinnon, J., & Ross, P., 2008. Audit service quality in compulsory audit tendering, Accounting Research Journal. 27. Behn, B.K., Carcello, J.V., Hermanson, D.R. and Hermanson, R.H., 1997. The Determinants of Audit Client Satisfaction among Clients of Big 6 Firms, Accounting Horizons, American Accounting Association, 7–24. 28. Bradshaw, M. T., Richardson, S. A., & Sloan, R. G., 2001. Do Analysts and Auditors Use Information in Accruals?, Journal of Accounting and Research, Vol 39, Issue 1, 45 – 74. 29. Carcello, J. V., Hermanson, R. H., & McGrath, N. T., 1992. Audit Quality Attributes: The Perceptions of Audit Partners, Preparers, and Financial Statement Users, Auditing: A Journal of Practice and Theory, 11(1), 1- 15. 30. Chen, C. Y., Lin, C. J., & Lin, Y. C., 2008. Audit Partner Tenure, Audit Firm Tenure, and Discretionary Accruals: Does Longterm Auditor Tenure Impair Earnings Quality?, Contemporary Accounting Research, Vol 25, Issue 2, 415 – 445. 31. Coe, T. L., & Palmon, D., 1979. Some evidence of the magnitude of auditor turnover, Unpublished manuscript, New York University, New York. 32. Collins, J. H., Shackelford, D. A., & Wahlen, J. M., 1995. Bank differences in the coordination of regulatory capital, earnings, and taxes, Accounting Research, Vol 33, Issue 2, 263–291. 33. Craswell, A. T., Francis, J. R., & Taylor, S. L. , 1995. Auditor brand name reputations and industry specialisations, Journal of Accounting and Economics, 20(3), 297-322. 34. Cushing, J. M., 1989. A competition model for size-structured species, SIAM Journal on Applied Mathematics, 49(3), 838-858. 153 35. DeAngelo, L. E., 1981. Auditor Size and Audit Quality, Journal of Accounting and Economics, 3, 183 – 199. 36. Duff, A., 2004. Auditqual: Dimensions of Audit Quality, The Institute of Chartered Accountants of Scotland. 37. Financial Reporting Council (FRC), 2006. Promoting audit quality: Discussion Paper, London. 38. Francis, J.R., 2011. A framework for understanding and researching audit quality, Auditing: A Journal of Practice & Theory, 30 (2), 125 - 152. 39. Greenawalt, M. B., & Sinkey, J. F. , 1988. Bank loan-loss provisions and the income-smoothing hypothesis: An empirical analysis, 1976 – 1984, Journal of Financial Services Research, Vol 1, Issue 4, 301 – 318. 40. Healy, P. M., & Wahlen, J. M., 1999. A review of the earnings management literature and its implications for standard setting, Accounting Horizons, Vol 13, Issue 4, 365–383. 41. International Auditing and Assurance Standards Board (IAASB), 2013. A framework for Audit Quality, New York. 42. International Auditing and Assurance Standards Board (IAASB), 2013. Audit quality: An IAASB Perspective, New York. 43. Kanagaretnam, K., Krishnan, G. V., & Lobo, G. J., 2010. An empirical analysis of auditor independence in the banking industry, The Accounting Review, Vol 85, Issue 6, 2011 – 2046. 44. Knechel W. R., Krishnam, V., Pevzner, M., 2013. Audit quality: Insights from the Academic Literature Auditing, A Journal of Practice & Theory, 32 (1), 385-421. 45. Lee T.H., Azham M.A., 2018. The evolution of auditing: An Analysis of the Historical Development, Journal of Modern Accounting and Auditing, Vol 4, Issue 12, David Publishing Company, Inc. 46. Liu, C. C., & Ryan, S. G., 1995. The effect of bank loan portfolio composition on the market reaction to and anticipation of loan loss provisions, Journal of Accounting Research, Vol 3, Issue 1, 77 – 94. 154 47. Liu, C. C., Ryan, S. G., & Wahlen, J. M., 1997. Differential valuation implications of loan loss provisions across banks and fiscal quarters, Accounting Review, Vol 72, Issue 1, 133–146. 48. Maines, L. A., Bartov, E., Fairfield, P., Hirst, D. E., Iannaconi, T. E., Mallett, R. & Vincent, L., 2003. Evaluating concepts-based vs rules-based approaches to standard setting, Accounting Horizons, Vol 17, Issue 1, 73 – 89. 49. Mock, T. J., & Samet, M., 1982. A multi atribute model for audit evaluation, Journal of Accounting Research, 99 – 112. 50. Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H., 1987. Chapter 7: the assessment of reliability, Psychometric theory. 51. Palmrose, Z.V., 2011. Review of studies on audit quality, International Conference on Humanities, Society and Culture, IPEDR Vol.20, IACSIT Press, Singapore. 52. Pérez, D., Salas-Fumas, V., & Saurina, J., 2008. Earnings and capital management in alternative loan loss provision regulatory regimes, European Accounting Review, Vol 17, 423-445. 53. Scholes, M. S., Wilson, G. P., & Wolfson, M. A., 1990. Tax planning, regulatory capital planning, and financial reporting strategy for commercial banks, Review of Financial Studies, Vol 3, Issue 4, 625–650. 54. Schroeder, M. S., Solomon, I., & Vickrey, D., 1986,. Audit quality: The perceptions of Audit-Committee Chairpersons and Audit Partners, A Journal of Practice and Theory, Vol 5, 86 – 94. 55. Schipper, K., 1989. Commentary on earnings management, Accounting Horizons, Vol 3, Issue 1, 91 – 102. 56. Sherolli Jr, X., 2016. Determinants of Audit Quality in the USA Banking Sector, International Hellenic University, USA. 57. Sutton, S. G., & Lampe, J. C., 1991. A framework for evaluating process quality for Audit Engagements, Accounting and Business Research, Vol 21, 275 – 288. 58. Treadway, J. C., 1987. Report of the national commission on fraudulent financial reporting, The Commission. 155 59. Warming-Rasmussen, B., & Jensen, L., 1998. Quality Dimensions in External Audit Services – An External User Perspective, European Accounting Review, Vol 7, Issue 1, 65–82. 60. Wooten, T. C., 2003. Research about audit quality, The CPA Journal, 73(1), 48. 61. Yasar, A., 2013. Big Four Auditor’s Audit Quality and Earnings Management: Evidence from Turkish Stock Market, International Journal of Business and Social Science, Vol 4 (17). 156 PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT DÀNH CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA CÁC ĐOÀN KIỂM TOÁN CÁC NGÂN HÀNG DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CÁC NGÂN HÀNG DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN Lời giới thiệu Tôi là Nguyễn Đăng Khoa, hiện là Nghiên cứu sinh Trường Đại học Ngoại thương. Hiện nay, tôi đang làm luận án tiến sỹ với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện”. Để phục vụ cho nghiên cứu của mình, tôi rất cảm ơn sự tham gia của Ông/Bà vào cuộc khảo sát này. Mục đích của cuộc khảo sát là để phát hiện, tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán và hoàn thiện hoạt động quản trị tại các ngân hàng. Những thông tin mà Ông/Bà cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài mà không được cung cấp cho ai khác. Tất cả các câu trả lời sẽ được hoàn toàn giữ kín. Nếu Ông/Bà có điều gì cần trao đổi hoặc quan tâm tới kết quả tổng hợp của nghiên cứu này, xin liên hệ: Nguyễn Đăng Khoa – Phó trưởng phòng Thư ký – Tổng hợp - Văn phòng KTNN - Kiểm toán nhà nước; 116 Nguyễn Chánh - Hà Nội. Điện thoại: 0903253199, Email: ndkhoa6@gmail.com Xin chân thành cảm ơn sự tham gia/giúp đỡ của Ông/Bà! 157 THÔNG TIN CÁ NHÂN (chỉ phục vụ cho mục đích phân loại đối tượng khảo sát - và được giữ kín) 1. Họ và tên: ................................................................................................ 2. Chức vụ hiện tại: ..................................................................................... 3. Đơn vị công tác: ...................................................................................... 4. Số năm kinh nghiệm làm KTVNN/ Trình độ học vấn: .... 5. Chức vụ khi tham gia Đoàn kiểm toán: .................................................. 6. Tên Đoàn kiểm toán/Năm thực hiện kiểm toán: . ................................................................................................................. ***o0o*** CÂU HỎI KHẢO SÁT A. Câu hỏi chung về chất lượng kiểm toán 1. Ông/Bà cho biết đánh giá của Ông/Bà về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện hiện nay? (mức điểm từ 1-5: rất thấp - rất cao): TT Chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện Mức độ đánh giá 1.Rất thấp 2.Thấp 3.Bình thường 4.Cao 5.Rất cao 1.1 Báo cáo kiểm toán đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin về các ngân hàng được kiểm toán của các đối tượng có liên quan 1 2 3 4 5 1.2 Các kết quả và kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước về các ngân hàng đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan và tin cậy 1 2 3 4 5 1.3 Các kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước khách quan, đúng đối tượng và khả thi 1 2 3 4 5 1.4 Các nguồn lực phân bổ, sử dụng cho hoạt động kiểm toán toán của Kiểm toán nhà nước hợp lý, phù hợp với quy mô, tính chất và tầm quan trọng của cuộc kiểm toán, đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả 1 2 3 4 5 2. Ông/Bà có ý kiến như thế nào về thực trạng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện hiện nay? - Ưu điểm: 158 ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Hạn chế: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... - Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế (Cơ chế pháp lý? Trình độ, năng lực của KTV? Điều kiện làm việc?..): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 3. Ông/Bà vui lòng cho biết một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng hàng do KTNN thực hiện ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... B. Đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện 4. Xin cho biết đánh giá của Ông/Bà về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dưới đây tới chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện hiện nay? Xin Ông/Bà trả lời dưới hình thức khoanh tròn vào ô số phù hợp về mức độ ảnh hưởng theo đánh giá của Ông/Bà (chọn vào ô phù hợp theo 5 mức độ ảnh hưởng từ 1. Rất thấp đến 5. Rất cao). TT Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện Mức độ ảnh hưởng 1.Rất thấp 2.Thấp 3.Bình thường 4.Cao 5.Rất cao 159 A Các nhân tố thuộc về kiểm toán viên 1. Năng lực nghề nghiệp (Technical Competence) 1.1 Kiến thức được đào tạo cơ bản (bằng cấp) về các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán 1 2 3 4 5 1.2 Đã học các lớp đào tạo KTV của KTNN (có chứng chỉ KTV nhà nước) 1 2 3 4 5 1.3 Cập nhật kiến thức hàng năm do KTNN tổ chức 1 2 3 4 5 1.4 Có các chứng chỉ kiểm toán uy tín như ACCA, ICAEW, CPA, 1 2 3 4 5 1.5 Khác (chỉ rõ) 1 2 3 4 5 2 Kỹ năng chuyên môn ngành nghề (Industry Expertise) 2.1 Sự hiểu biết về các ngân hàng KTNN đang thực hiện kiểm toán/ lĩnh vực kinh doanh của các đơn vị này 1 2 3 4 5 2.2 Khả năng tự nghiên cứu và trau dồi các kiến thức liên quan đến lĩnh vực kiểm toán các ngân hàng do KTNN thực hiện 1 2 3 4 5 2.3 Hiểu biết và có nhiều mối quan hệ xã hội (có thể tham khảo vào hoạt động kiểm toán) 1 2 3 4 5 2.4 Phối hợp chặt chẽ với các KTV trong nhóm kiểm toán 1 2 3 4 5 2.5 Khác (chỉ rõ) 1 2 3 4 5 3 Kinh nghiệm làm việc (Working Experience) 3.1 Kinh nghiệm làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở KTNN từ 03 năm trở lên 1 2 3 4 5 3.2 Kinh nghiệm kiểm toán các ngân hàng do KTNN thực hiện 1 2 3 4 5 3.3 Khả năng xét đoán và phát hiện các sai phạm trọng yếu 1 2 3 4 5 3.4 Khả năng chọn mẫu kiểm toán 1 2 3 4 5 3.5 Khả năng và kinh nghiệm của Trưởng đoàn/ Tổ trưởng kiểm toán 1 2 3 4 5 3.6 Khác (chỉ rõ) 1 2 3 4 5 4 Tuân thủ chuẩn mực Kiểm toán nhà nước (Auditing Standards compliance) 4.1 Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp 1 2 3 4 5 4.2 Tuân thủ kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt 1 2 3 4 5 4.3 Tuân thủ quy trình kiểm toán 1 2 3 4 5 160 4.4 Tuân thủ chuẩn mực nghiệp vụ kiểm toán 1 2 3 4 5 4.5 Tuân thủ pháp luật và các quy định pháp lý khác có liên quan 1 2 3 4 5 4.6 Khác (chỉ rõ) 1 2 3 4 5 5 Thận trọng nghề nghiệp và bảo mật thông tin (Due care and information security) 5.1 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết đầy đủ, rõ ràng 1 2 3 4 5 5.2 Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. 1 2 3 4 5 5.3 Thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp và sử dụng phương pháp chuyên môn phù hợp 1 2 3 4 5 5.4 Thận trọng trong việc đưa ra ý kiến/kết luận kiểm toán 1 2 3 4 5 5.5 Giữ bí mật nhà nước/ đơn vị được kiểm toán 1 2 3 4 5 5.6 Khác (chỉ rõ) 1 2 3 4 5 6 Tính liêm chính, độc lập và khách quan (Integrity, independence and objectivity) 6.1 Công minh, chính trực, thẳng thắn, trung thực để có chính kiến rõ ràng, công bằng, tôn trọng sự thật, không thành kiến và thiên vị 1 2 3 4 5 6.2 Không nhận tiền, quà biếu và tránh các quan hệ xã hội có thể dẫn đến việc phải nhân nhượng trong kiểm toán 1 2 3 4 5 6.3 Độc lập với đơn vị được kiểm toán và các nhóm lợi ích bên ngoài khác 1 2 3 4 5 6.4 Sử dụng kết quả công việc của chuyên gia thì cần đánh giá khả năng và kết quả thực hiện của chuyên gia đó 1 2 3 4 5 6.5 Khác (chỉ rõ) 1 2 3 4 5 B Các nhân tố thuộc về Kiểm toán nhà nước Mức độ ảnh hưởng 1.Rất thấp 2.Thấp 3.Bình thường 4.Cao 5.Rất cao 7 Điều kiện làm việc của KTVNN (Working conditions) 7.1 Phương tiện làm việc cá nhân của KTVNN: các thiết bị, phương tiện kiểm tra cơ bản đối với công tác kiểm tra hiện trường, phương tiện đi lại, ... 1 2 3 4 5 7.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán như nhật ký kiểm toán 1 2 3 4 5 7.3 Chế độ công tác phí đối với KTVNN 1 2 3 4 5 7.4 Chế độ khen thưởng đối với KTVNN 1 2 3 4 5 7.5 Chế tài xử lý đối với các sai phạm của KTV 1 2 3 4 5 161 7.6 Môi trường văn hóa trong Đoàn kiểm toán 1 2 3 4 5 7.7 Khác (chỉ rõ) 1 2 3 4 5 8 Phương pháp/ Quy trình kiểm toán (Audit Approach) 8.1 Phương pháp chọn mẫu 1 2 3 4 5 8.2 Phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu trong kiểm toán BCTC ngân hàng 1 2 3 4 5 8.3 Phương pháp thực hiện kiểm toán 1 2 3 4 5 8.4 Quy trình kiểm toán 1 2 3 4 5 8.5 Khác (chỉ rõ) 1 2 3 4 5 9 Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán (Quality Control) 9.1 Trách nhiệm của Tổng kiểm toán NN, thủ trưởng đơn vị, Trường đoàn kiểm toán và tổ trưởng tổ kiểm toán 1 2 3 4 5 9.2 Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của KTVNN 1 2 3 4 5 9.3 Xây dựng các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán 1 2 3 4 5 9.4 Nguồn nhân lực đầy đủ, có năng lực và khả năng đảm bảo chất lượng kiểm toán 1 2 3 4 5 9.5 Xây dựng và ban hành các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm toán 1 2 3 4 5 9.6 Giám sát hoạt động kiểm toán 1 2 3 4 5 9.7 Khác (chỉ rõ) 1 2 3 4 5 C Các nhân tố bên ngoài Mức độ ảnh hưởng 1.Rất thấp 2.Thấp 3.Bình thường 4.Cao 5.Rất cao 10 Các nhân tố thuộc về các ngân hàng được kiểm toán 10.1 Sự hiểu biết của ban lãnh đạo các ngân hàng về luật pháp, chuẩn mực và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan 1 2 3 4 5 10.2 Ban lãnh đạo các ngân hàng công bố thông tin một cách trung thực và hợp lý 1 2 3 4 5 10.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng được xây dựng mạch lạc, ổn định 1 2 3 4 5 10.4 Tính minh bạch của báo cáo tài chính của các ngân hàng 1 2 3 4 5 10.5 Chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng 1 2 3 4 5 10.6 Sự hợp tác của các ngân hàng với KTNN 1 2 3 4 5 10.7 Khác (chỉ rõ) 1 2 3 4 5 11 Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán 162 11.1 Sự phù hợp của Luật Kiểm toán nhà nước 2015 1 2 3 4 5 11.2 Sự đầy đủ của Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước 1 2 3 4 5 11.3 Sự phù hợp của Quy trình kiểm toán 1 2 3 4 5 11.4 Sự phù hợp của Hướng dẫn kỹ năng kiểm toán 1 2 3 4 5 11.5 Khác (chỉ rõ): 1 2 3 4 5 12 Các nhân tố bên ngoài khác 12.1 Sự tăng trưởng của nền kinh tế 1 2 3 4 5 12.2 Tỷ lệ lạm phát 1 2 3 4 5 12.3 Văn hóa quốc gia 1 2 3 4 5 12.4 Khác (chỉ rõ): 1 2 3 4 5 Xin chân thành cảm ơn ý kiến trả lời của Ông/Bà Kính chúc Ông/Bà nhiều sức khỏe, hạnh phúc và luôn luôn thành công! 163 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO LÃNH ĐẠO CÁC NGÂN HÀNG ĐƯỢC KTNN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU Về chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện và các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tại các ngân hàng dựa trên báo cáo kiểm toán Lời giới thiệu Tôi là Nguyễn Đăng Khoa, hiện là Nghiên cứu sinh Trường Đại học Ngoại thương. Hiện nay, tôi đang làm luận án tiến sỹ với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện”. Để phục vụ cho nghiên cứu của mình, tôi rất cảm ơn sự tham gia của Ông/Bà vào cuộc khảo sát này. Mục đích của cuộc khảo sát là đánh giá về chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện và các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tại các ngân hàng dựa trên báo cáo kiểm toán. Những thông tin mà Ông/Bà cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài mà không được cung cấp cho ai khác. Tất cả các câu trả lời sẽ được hoàn toàn giữ kín. Nếu Ông/Bà có điều gì cần trao đổi hoặc quan tâm tới kết quả tổng hợp của nghiên cứu này, xin liên hệ: Nguyễn Đăng Khoa – Phó trưởng phòng Thư ký – Tổng hợp - Văn phòng KTNN - Kiểm toán nhà nước; 116 Nguyễn Chánh - Hà Nội. Điện thoại: 0903253199, Email: ndkhoa6@gmail.com 164 THÔNG TIN CÁ NHÂN (chỉ phục vụ cho mục đích phân loại đối tượng khảo sát - và được giữ kín) 1. Họ và tên: ................................................................................................. 2. Chức vụ hiện tại: ...................................................................................... 3. Đơn vị công tác: ....................................................................................... 4. Số năm kinh nghiệm làm việc: ..... 5. Email: ....................................Điện thoại: ................ CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU 1. Ông/Bà cho biết đánh giá của Ông/Bà về chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện hiện nay? (mức điểm từ 1-5: rất thấp - rất cao): TT Chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện Mức độ đánh giá 1.Rất thấp 2.Thấp 3.Bình thường 4.Cao 5.Rất cao 1.1 Báo cáo kiểm toán đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin về các ngân hàng được kiểm toán của các đối tượng có liên quan 1 2 3 4 5 1.2 Các kết quả và kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước về các ngân hàng đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan và tin cậy 1 2 3 4 5 1.3 Các kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước khách quan, đúng đối tượng và khả thi 1 2 3 4 5 1.4 Các nguồn lực phân bổ, sử dụng cho hoạt động kiểm toán toán của Kiểm toán nhà nước hợp lý, phù hợp với quy mô, tính chất và tầm quan trọng của cuộc kiểm toán, đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả 1 2 3 4 5 2. Ông/Bà có ý kiến như thế nào về thực trạng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện hiện nay? - Ưu điểm: - Hạn chế: - Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế (Cơ chế pháp lý? Trình độ, năng lực của KTV? Điều kiện làm việc?..): 165 3. Ông/Bà có đề xuất gì để hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng hàng do KTNN thực hiện? 4. Theo Ông/Bà, kết quả và kết luận kiểm toán BCTC của KTNN có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động quản trị các ngân hàng hiện nay? 5. Dựa vào kiến nghị kiểm toán của KTNN, Ông/ Bà đã cải tiến hoạt động quản trị ngân hàng như thế nào? Xin chân thành cảm ơn ý kiến trả lời của Ông/Bà Kính chúc Ông/Bà nhiều sức khỏe, hạnh phúc và luôn luôn thành công! 166 PHỤ LỤC 3: HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC (QĐ số 02/2016/QĐ- KTNN ngày 15/7/2016 Quyết định Ban hành hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước) STT Số chuẩn mực Tên chuẩn mực 01 CMKTNN 30 Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp 02 CMKTNN 40 Kiểm soát chất lượng kiểm toán 03 CMKTNN 100 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước 04 CMKTNN 200 Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tài chính 05 CMKTNN 300 Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán hoạt động 06 CMKTNN 400 Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tuân thủ 07 CMKTNN 1200 Trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện cuộc kiểm toán tài chính theo chuẩn mực Kiểm toán nhà nước 08 CMKTNN 1220 Kiểm soát chất lượng đối với cuộc kiểm toán tài chính 09 CMKTNN 1230 Tài liệu, hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính 10 CMKTNN 1240 Trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước liên quan đến gian lận trong cuộc kiểm toán tài chính 11 CMKTNN 1250 Đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán tài chính 12 CMKTNN 1260 Trao đổi các vấn đề với đơn vị được kiểm toán trong kiểm toán tài chính 13 CMKTNN 1300 Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính 14 CMKTNN 1315 Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính 15 CMKTNN 1320 Xác định và vận dụng trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán tài chính 16 CMKTNN 1330 Biện pháp xử lý rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính 17 CMKTNN 1402 Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài trong kiểm toán tài chính 18 CMKTNN 1450 Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán tài chính 19 CMKTNN 1500 Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính 20 CMKTNN 1505 Xác nhận từ bên ngoài đối với cuộc kiểm toán tài chính 21 CMKTNN 1510 Kiểm toán số dư đầu kỳ trong kiểm toán tài chính 22 CMKTNN 1520 Thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính 23 CMKTNN 1530 Lấy mẫu kiểm toán trong kiểm toán tài chính 24 CMKTNN 1540 Kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán tài chính 167 25 CMKTNN 1550 Các bên liên quan trong kiểm toán tài chính 26 CMKTNN 1560 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán 27 CMKTNN 1570 Kiểm toán hoạt động liên tục của đơn vị trong kiểm toán tài chính 28 CMKTNN 1580 Giải trình bằng văn bản trong kiểm toán tài chính 29 CMKTNN 1600 Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn 30 CMKTNN 1610 Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ trong kiểm toán tài chính 31 CMKTNN 1620 Sử dụng công việc của chuyên gia trong kiểm toán tài chính 32 CMKTNN 1700 Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán trong kiểm toán tài chính 33 CMKTNN 1705 Ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán tài chính 34 CMKTNN 1706 Đoạn “Vấn đề cấn nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán tài chính 35 CMKTNN 1710 Thông tin so sánh - Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh, trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước liên quan đến các thông tin khác trong kiểm toán tài chính 36 CMKTNN 1800 Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt 37 CMKTNN 1805 Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính 38 CMKTNN 3000 Hướng dẫn kiểm toán hoạt động 49 CMKTNN 4000 Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ Nguồn: Kiểm toán nhà nước, 2016 168 PHỤ LỤC 4: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC NGÂN HÀNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐANG THỰC HIỆN KIỂM TOÁN 1. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nаm (Аgribаnk) Аgribаnk thành lập năm 26/3/1988 mаng tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nаm. Cuối năm 1996, ngân hàng này đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nаm. Аgribаnk là một trоng bốn NHTMNN lớn mạnh nhất từ năm 1990 đến nаy, và là NHTMNN duy nhất chưа cổ phần hóа trоng giаi đоạn 2010-2017. Аgribаnk là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vаi trò chủ đạо và chủ lực trоng phát triển kinh tế Việt Nаm, đặc biệt là đầu tư chо nông nghiệp, nông thôn. Tính đến 31/10/2013, Аgribаnk là ngân hàng lớn nhất Việt Nаm cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hоạt động và số lượng khách hàng. Năm 2019, Agribank được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố mức xếp hạng của Agribank là Ba3, tương đương mức tín nhiệm quốc gia và là mức xếp hạng cao nhất đối với các NHTM ở Việt Nam. Agribank được xếp hạng thứ 142/500 ngân hàng lớn nhất Châu Á về quy mô tài sản. Hiện Agribank đang tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn 2030, thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 2 gắn với nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình thực hiện kế hoạch cổ phần hóa Agribank theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục giữ vững vị trí, vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, đóng góp tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 2. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nаm (BIDV) BIDV thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nаm, trực thuộc Bộ Tài chính. Sаu đó đã đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nаm vàо năm 1990 và chuyển đổi mô hình hоạt động theо mô hình ngân hàng thương mại từ tháng 12/1994. BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nаm tính theо tổng tài sản và dоаnh thu tính đến năm 2016, đóng vаi trò quаn trọng trоng quá trình phát triển kinh tế хã hội nước tа. Bên cạnh đó, BIDV có vаi trò quаn trọng trоng quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM khi sáp nhập với ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng 169 Sông Cửu Lоng (MHB). Giữ vững vị thế là ngân hàng ứng dụng Công nghệ thông tin hàng đầu trong hệ thống, năm 2018 là năm BIDV đẩy mạnh triển khai dự án ngân hàng số, được tổ chức định hạng tín nhiệm S&P đánh giá là một trong những ngân hàng tích cực hợp tác với các Fintech để thúc đẩy ứng dụng ngân hàng số, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ. 3. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nаm (Vietinbаnk) Vietinbаnk được thành lập vàо ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách rа từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nаm theо Nghị định số 53/HĐBT củа Hội đồng Bộ trưởng với tên giао dịch bаn đầu là IncоmBаnk. Là một trong bốn NHTMNN đầu tiên củа Việt Nаm có vаi trò quаn trọng trụ cột củа ngành ngân hàng Việt Nаm. Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép. Trоng giаi đоạn 2010-nay, trоng khi nhiều ngân hàng trên thị trường gặp khó khăn trоng huy động vốn thì Vietinbаnk vẫn thu hút được nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi củа khách hàng. Điều đó chứng tỏ sự tin cậy củа khách hàng đối với Vietinbаnk. 4. Ngân hàng TMCP Ngоại Thương Việt Nаm (Vietcоmbаnk) Ngân hàng TMCP Ngоại thương Việt Nаm (Vietcоmbаnk) được thành lập ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngоại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nаm) và mаng tên gọi là Ngân hàng Ngоại Thương Việt Nаm. Vietcоmbаnk với vаi trò củа một NHTMNN đã có những đóng góp quаn trọng chо sự ổn định và phát triển củа kinh tế đất nước, đồng thời tạо những ảnh hưởng quаn trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tоàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên dоаnh phục vụ kinh tế đối ngоại, Vietcоmbаnk ngày nаy đã trở thành một ngân hàng đа năng, hоạt động đа lĩnh vực, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trоng lĩnh vực thương mại quốc tế, trоng các hоạt động truyền thống cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại. Vietcombank với tầm nhìn 170 đến năm 2020 trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, phấn đấu trở thành một trong 100 Ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất. 5. Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Quỹ hợp tác phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Với vai trò là công cụ của Chính phủ trong thực hiện các chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, VDB đã tập trung cho vay các dự án tại các địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, Tây Nam bộ góp phần tác động tích cực đến sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng, miền và cả nước. Tiến hành cho vay các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp như trồng rừng nguyên liệu, trồng các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trổng thủy sản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp. Nhiều dự án đã hoàn thành phát huy hiệu quả; nâng cao đời sống nhân dân, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội các địa phương vùng biên giới. Thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, VDB luôn chú trọng dành vốn cho các dự án thuộc lĩnh vực an sinh xã hội như: đầu tư xây dựng các công trình cung cấp nước sạch, các nhà máy xử lý nước thải, rác thải, dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê và người có thu nhập thấp; dự án thuộc chương trình 18 bệnh viện công lập, xã hội hóa y tế giáo dục. Đối với tín dụng xuất khẩu: VDB đã dành nguồn vốn tương đối lớn (khoảng 143 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2006-2015), để các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng xuất khẩu (bằng 0,4% kim ngạch xuất khẩu), góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cần khuyến khích theo chủ trương của Chính phủ, dư nợ bình quân hàng năm VDB cho vay hỗ trợ xuất khẩu là 10 nghìn tỷ đồng. VDB cũng đã và đang thực hiện quản lý, cho vay lại vốn nước ngoài khá hiệu quả, giai đoạn 2006-2015, VDB quản lý 460 dự án, với tổng số vốn đã giải ngân đạt hơn 138.000 tỷ đồng. 171 6. Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, trong thời kỳ đầu đổi mới, vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, Đảng và Chính phủ đã quyết định thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, đến năm 2003, thành lập riêng và độc lập Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP). VBSP được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của VBSP không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. VBSP được thực hiện các nghiệp vụ như: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội. Có thể nói rằng, VBSP là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh. Nhiều tổ chức quốc tế đã đánh giá VBSP Việt Nam là định chế tài chính hoạt động tín dụng có chi phí thấp nhất, an toàn và hiệu quả nhất, có tính xã hội hóa cao nhất. Do đó, nếu làm tốt công tác tuyên truyền, công tác vận động, xây dựng được các dự án cụ thể và đàm phán hiệu quả, thì kết quả giải ngân cho vay còn cao hơn, chắc chắn sẽ có nhiều tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng đưa vốn, đưa dự án qua VBSP Việt Nam. 7. Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập ngày 05/08/1995 và năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vốn điều lệ của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng với 32 Chi nhánh, 70 Phòng giao dịch và 1.200 Quỹ tín dụng nhân dân thành 172 viên ở các xã, phường. Ngân hàng hợp tác là một tổ chức tín dụng hợp tác nhằm tương trợ và tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân; làm đầu mối của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, giữ vai trò điều hoà vốn. Ngoài ra, vai trò của ngân hàng hợp tác nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tư vấn cho các quỹ tín dụng nhân dân thành viên về tổ chức, quản trị và điều hành, quản lý các quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng cũng có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng: huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, thẻ Sứ mệnh của Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam là “Xây dựng và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân để góp phần đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn; đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về chống đói nghèo; giữ vững vai trò là “Ngân hàng của tất cả các Qũy tín dụng nhân dân” hoạt động theo hướng tăng trưởng – an toàn – hiệu quả – bền vững. 173 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Đăng Khoa, 2020, Nâng cao chất lượng hoạt động định giá doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, Tạp chí tài chính, số tháng 03/2020 (724), trang 77- 80. ISSN: 2615-8973 (đồng tác giả) 2. Nguyễn Đăng Khoa, 2020, Luận bàn về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán, Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 148 (tháng 2/2020), trang 63- 68. ISSN: 1859- 1671. 3. Nguyễn Đăng Khoa, 2020, Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 08 (205), trang 30-33. ISSN: 1859-4093 (đồng tác giả)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_chat_luong_kiem_toan_cac_n.pdf
  • pdf1. Nguyen Dang Khoa_Tóm tắt Luận án (English version)- FTU.pdf
  • pdf2. Nguyen Dang Khoa_Tóm tắt Luận án (Vietnam version)- FTU.pdf
  • pdf3.Nguyen Dang Khoa_Thông tin diem moi Vnese + Eng.pdf
  • pdf4. Nguyen Dang Khoa_Trich yeu LA FTU.pdf
Luận văn liên quan