Lý thuyết về báo cáo tài chính trong khu vực công theo chuẩn mực kế toán
công quốc tế và định hướng vận dụng cho Việt Nam, Đề tài khoa học và công
nghệ cấp trường, Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh, năm 2014, Chủ nhiệm đề tài:
PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh, Mã số: CS-2014-85. (Thành viên tham gia).
* Các bài báo:
1. Vận dụng chu trình PDCA trong thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân
hàng thương mại, Tạp chí Kế toán, 2009, số 81, tr18-19.
2. Chiến lược hội nhập quốc tế về kế toán tại các nước trên thế giới và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kiểm toán, 2010, số 4(113), tr51-53.
3. Nâng cao vai trò tư vấn quản trị của kiểm toán nội bộ ở các ngân hàng thương
mại Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, 2010, số 97, tr28-30.
4. Giải pháp nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của dịch vụ kiểm toán
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí kiểm toán, 2010, số 12 (121), tr42-47
5. Những lợi ích và hạn chế của những thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân
hàng, Tạp chí kiểm toán, 2011, số 9 (130), tr 20-24.
168 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3453 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố thể chế chính trị: ổn định chính trị; hiệu quả chính quyền; trách
nhiệm giải trình chính sách; kiểm soát tham nhũng
127
- Nhân tố lợi ích nhóm: Sở hữu chéo trong ngân hàng; liên kết thâu tóm
trái pháp luật; Xây dựng quy định có lợi cho nhóm lợi ích; Xây dựng nhóm sản
phẩm, dịch vụ phục vụ cho một nhóm lợi ích
5.1.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB trong các NHTM Việt Nam
Có 7 nhân tố với 27 tiêu chí đo lường đại diện cho sự hữu hiệu của
HTKSNB trong các NHTM Việt Nam được sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng ở
Bảng 5.1
Bảng 5.1. Trật tự các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB
Thứ tự tầm
quan trọng Nhân tố Tiêu chí đo lường
1 Đánh giá rủiro
Xác định các mục tiêu của ngân hàng
Nhận dạng các rủi ro có thể tác động tới ngân hàng
Phân tích các rủi ro trong ngân hàng
Đánh giá các rủi ro trong ngân hàng
Quản trị rủi ro trong ngân hàng
2 Hoạt độngkiểm soát
Soát xét của nhà quản lý cấp cao đối với các hoạt động
Soát xét của nhà quản lý cấp trung gian đới với các hoạt động
Kiểm soát quá trình xử lý thông tin trong ngân hàng
Kiểm soát vật chất trong ngân hàng
3
Thông tin
truyền
thông
Thông tin được cung cấp chính xác
Thông tin được cung cấp kịp thời
Công tác truyền thông bên trong nội bộ
Công tác truyền thông ra bên ngoài
4 Thể chếchính trị
Ổn định chính trị
Hiệu quả chính quyền
Trách nhiệm giải trình chính sách
Kiểm soát tham nhũng
5 Giám sát
Giám sát thường xuyên các hoạt động bên trong ngân hàng
Giám sát định kỳ của các đối tượng thực hiện bên trong ngân hàng
Đánh giá HTKSNB của kiểm toán viên độc lập
6 Lợi íchnhóm
Sở hữu chéo trong ngân hàng
Liên kết thâu tóm trái pháp luật
Xây dựng quy định có lợi cho nhóm lợi ích
Xây dựng nhóm sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho một nhóm lợi ích
6 Môi trườngkiểm soát
Tính trung thực và các giá trị đạo đức của Ban lãnh đạo và nhân viên
Cơ cấu tổ chức trong các ngân hàng
Chính sách nhân sự tại các ngân hàng
128
5.2. Quan điểm và định hướng tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong
điều kiện hội nhập
5.2.1. Quan điểm về xây dựng giải pháp nhằm tăng cường sự hữu hiệu của
HTKSNB trong các NHTM Việt Nam
- Tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB là một quá trình thường xuyên,
liên tục nhằm khắc phục hạn chế, giúp các NHTM phát triển an toàn, hiệu quả
trong giai đoạn mới.
Quá trình kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra liên tục ở mọi thời
điểm, làm phát sinh các giao dịch và nghiệp vụ kinh tế với những nội dung đa
dạng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Điều này đặt ra yêu cầu phải tiến hành quản
lý, kiểm soát từ chính các bộ phận chức năng bên trong ngân hàng. Nếu quá trình
này diễn ra thường xuyên, liên tục sẽ giúp ngân hàng ngăn chặn được nguy cơ
xảy ra rủi ro, đưa ra những cảnh báo sớm để hạn chế rủi ro một cách hiệu quả.
Ngược lại nếu hoạt động kiểm soát không được thực hiện thường xuyên thì việc
phát hiện, ngăn chặn rủi ro sẽ không kịp thời làm giảm tính hiệu quả trong kinh
doanh ngân hàng. Như vậy các ngân hàng buộc phải tiến hành hoạt động KSNB,
đồng thời phải thực hiện kiểm soát một cách đều đặn mới giúp đạt được các mục
tiêu của đơn vị. Ở góc độ kinh tế, thông qua sự đảm bảo và tư vấn của KSNB và
kiểm toán nội bộ mà các cấp lãnh đạo trong ngân hàng có thể đưa ra các quyết
định kinh doanh phù hợp, kịp thời; qua đó làm tăng giá trị cho ngân hàng bằng
việc có thể tiết kiệm chi phí và gia tănglợi nhuận dự kiến trong tương lai. Nhờ đó
các ngân hàng có thể phát triển an toàn, bền vững trong giai đoạn mới.
- Tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB phải phù hợp với sự phát triển của
nền kinh tế cũng như đặc điểm và trình độ của các NHTM
Sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn có những yêu cầu riêng,
đòi hỏi từng NHTM phải đối mặt với thách thức cụ thể, qua đó tiến hành cải tổ để
nắm bắt cơ hội, vươn lên giữ vững vai trò chủ đạo dẫn dắt thị trường của các
TCTD Việt Nam. Có nhiều biện pháp cải tổ được đặt ra trong đó có việc tăng
cường sự hữu hiệu của HTKSNB. Quá trình hoàn thiện này phải giúp hệ thống
129
NHTM Việt Nam phát triển phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, có đủ năng lực
cạnh tranh trong và ngoài nước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp dịch vụ ngân
hàng cho mọi tầng lớp trong xã hội.
5.2.2. Định hướng tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM
Việt Nam
- Việc hoàn thiện phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Gia tăng hội nhập vào nên kinh tế quốc tế là đòi hỏi tất yếu của của mỗi
quốc gia, mà ở đó các nước chủ động gắn kết với nhau thông qua các nỗ lực tự do
hóa và mở cửa thị trường trên mọi giác độ. Quá trình hội nhập làm cho nền kinh
tế mỗi nước ngày càng liên kết chặt chẽ với các nền kinh tế thành viên khác, từ đó
làm cho kinh tế thế giới phát triển theo hướng thị trường chung thống nhất, cùng
với sự gia tăng cạnh tranh lẫn nhau. Hội nhập về ngân hàng luôn diễn ra sôi động
và nhạy bén nhất do những đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực này chi phối gần
như toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị và cả quốc phòng của các
quốc gia. Trong thời gian qua, hoạt động ngân hàng Việt Nam đã có sự thay đổi
đáng kể với sự phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mô và
loại hình; xây dựng và triển khai các bộ Luật, văn bản dưới Luật, các chuẩn mực
nghề nghiệp về các lĩnh vực của ngân hàng phù hợp với tiến trình mở cửa; sự ra
đời cơ quan giám sát tài chính quốc gia và các Hiệp hội nghề nghiệp liên quan đã
đặt những dấu ấn tích cực vào quá trình hội nhập. Chiến lược phát triển ngành
ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 đã chỉ rõ: “hội nhập quốc tế để nâng
cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu với những
giá trị cốt lõi của hệ thống ngân hàng trong nước trên thị trường tài chính tiền tệ
quốc tế”. Do vậy bản thân mỗi ngân hàng, đặc biệt là các NHTM với vai trò nòng
cốt cho sự phát triển của toàn hệ thống, phải tự đổi mới năng lực quản lý và điều
hành hoạt động, trong đó tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM
là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
130
- Gắn với mô hình hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển của
từng NHTM
Tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB phải căn cứ vào nhiệm vụ và đặc
trưng riêng có của từng NHTM trong từng giai đoạn mà triển khai mới đạt hiệu
quả. Mỗi NHTM có mô hình hoạt động với những mục tiêu và chiến lược kinh
doanh riêng biệt, nhưng nhìn chung các ngân hàng đều nỗ lực tìm kiếm và duy trì
mối quan hệ với các đối tác ngoại, thu hút thêm nguồn vốn, củng cố năng lực tài
chính để tái cơ cấu và phát triển ổn định, bền vững. Là công cụ trợ giúp đắc lực
cho bộ phận lãnh đạo trong kiểm soát và quản lý rủi ro đạt mục tiêu, chiến lược
kinh doanh, nên việc tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB là yêu cầu tất yếu.
- Tuân thủ luật pháp, hệ thống quy định về ngân hàng của Việt Nam và
quốc tế
Việc tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB tại các NHTM cần phải tuân
thủ các quy định về lĩnh vực tài chính tiền tệ nói chung, đặc biệt là Luật NHNN,
luật các tổ chức tín dụng, các văn bản dưới luật của chính phủ, của Bộ tài chính
và NHNN. Đồng thời cũng phải tuân thủ các nguyên tắc đặt ra đối với một
HTKSNB ngân hàng ủy ban Basel xây dựng.
- Hoàn thiện phải dựa trên các nguyên tắc thiết kế, đánh giá HTKSNB
ngân hàng do Ủy ban Basel xây dựng và ban hành
Đây là bộ gồm 13 nguyên tắc đặc biệt do Ủy ban Basel soạn thảo để giám
sát ngân hàng và hoàn thiện quản lý rủi ro. Bất kể các ngân hàng có quy mô lớn
hay nhỏ cũng đều phải thiết lập một cơ chế KSNB hữu hiệu phù hợp với loại
hình, sự đa dạng cũng như rủi ro trong các giao dịch và đảm bảo thích ứng với
những thay đổi trong môi trường hoạt động ngân hàng. Cơ chế kiểm soát có hiệu
quả là công cụ điều hành cơ bản cũng như là cơ sở cho sự an toàn và bền vững
trong hoạt động của ngân hàng. Nếu HTKSNB của ngân hàng được xây dựng và
vận hành dựa vào nhóm nguyên tắc của Basel về giám sát ngân hàng thì nhà bộ
phận lãnh đạo có thể đạt được các mục tiêu quản trị và điều hành.
131
- Việc tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB phải đảm bảo hài hoà giữa
lợi ích đem lại và chi phí để duy trì hoạt động KSNB
Để đảm bảo sự hữu hiệu của HTKSNB đòi hỏi phải đầu tư cả về nhân lực
và vật lực vào quá trình kiểm soát. Do vậy, việc tăng cường sự hữu hiệu của
HTKSNB phải được cân nhắc trong mối quan hệ giữa mức thỏa mãn của nhà
quản lý về sự hữu hiệu của công tác kiểm soát và chi phí bỏ ra để xây dựng
HTKSNB trong các NHTM.
5.3. Định hướng giải pháp tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong
các NHTM Việt Nam
5.3.1. Định hướng giải pháp tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong các
NHTM Việt Nam
- Một là, tạo dựng môi trường kiểm soát chú trọng đạo đức kinh doanh
+ Ban điều hành ngân hàng cần thực sự coi trọng vai trò của HTKSNB
bằng cách thiết lập cơ chế kiểm soát đầy đủ đối với toàn bộ hoạt động của ngân
hàng, tạo dựng văn hóa kiểm soát toàn diện trong tổ chức, trong đó, đặc biệt chú
trọng đề cao vấn đề đạo đức trong kinh doanh khi tần suất xuất hiện và mức độ
thiệt hại của các vụ việc vi phạm đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng
đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam.
+ Hoàn thiện bộ máy tổ chức của các ngân hàng theo hướng gọn nhẹ, đảm
bảo hiệu quả của từng bộ phận và đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu của đơn vị.
+ Thường xuyên đổi mới chính sách nhân sự theo hướng trẻ hóa đội ngũ,
tập trung đào tạo chuyên sâu và kỹ năng cho nhân viên, tạo động lực thúc đẩy
hiệu quả bằng chính sách lương, thưởng và đãi ngộ hợp lý.
- Hai là, điều chỉnh quy trình đánh giá và ứng phó rủi ro kịp thời
Để đảm bảo HTKSNB hoạt động có hiệu quả, các NHTM cần thiết lập các
mục tiêu kiểm soát, không vì lợi ích ngắn hạn trước mắt như khả năng sinh lời
cao của một số khoản vay hay đầu tư mà sao lãng việc đánh giá rủi ro đầy đủ và
soát xét liên tục các hoạt động. Tác giả Đào Minh Phúc, (2012) cho rằng: “Kinh
doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, hết sức nhạy cảm với sự biến
132
động của môi trường kinh tế và phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro như rủi ro tài
chính, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường kinh doanh và các rủi ro bất thường khác
với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp hơn”. Điều này đòi hỏi các NHTM
Việt Nam phải điều chỉnh quy trình đánh giá rủi ro khi môi trường kinh doanh có
sự thay đổi để ứng phó kịp thời với các rủi ro mới phát sinh trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
- Ba là, tăng cường hiệu quả của các hoạt động kiểm soát
+ Đổi mới tiêu thức đánh giá về kết quả của các hoạt động KSNB: Hiện
nay, chúng ta vẫn còn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá mang tính định tính và dựa
vò ý chí chủ quan của người đánh giá như: số lượng biên bản, kết luận; số lượng
sai phạm đã phát hiện, số lượng ý kiến đề xuất,... Vì vậy, để tăng cương hiệu quả
của các hoạt động kiểm soát, đòi hỏi nhà quản lý phải đổi mới tư duy trong việc
xây dựng các tiêu thức đánh giá kết quả của hoạt động KSNB theo hướng xây
dựng bảng tiêu chí chấm điểm về mức độ thực hiện.
+ Nâng cao chất lượng của các phương pháp KSNB: Ở các NHTM hiện
nay, KSNB chỉ mới quan tâm đến sự tuân thủ và tính đầy đủ của các hồ sơ tài liệu
mà quên quan tâm đến các khía cạnh khác của KSNB như đánh giá rủi ro, đánh
giá các chính sách, đánh giá các thủ tục kiểm soát. Vì vậy, để nâng cao chất
lượng của KSNB cần thay đổi nâng cao chất lượng các phương pháp kiểm soát.
+ Cập nhật văn bản, chính sách, chế độ một cách thường xuyên để đảm
bảo rằng các họt động KSNB của đơn vị không bị lạc hậu, lỗi thời so với thời đại.
- Bốn là, minh bạch thông tin và thực hiện có hiệu quả các kênh thông
tin trong nội bộ và bên ngoài
Các NHTM phải công khai, minh bạch thông tin cho toàn đơn vị và các
đối tượng bên ngoài, đồng thời phải thực hiện tốt việc truyền đạt thông tin và
nhận thông tin phản hồi nhằm giúp cho việc kiểm soát hiệu quả và nâng cao uy
tín của ngân hàng bằng cách:
Thiết lập trang thông tin để tiếp hình ảnh và toàn bộ thông tin cần
thiết của ngân hàng trên đó. Đặc biệt phải cập nhật liên tục các tin tức về ngân
133
hàng, nhất là các thông tin về những giải thưởng, danh hiệu mà ngân hàng đã đạt
được.
Công khai trên báo, tạp chí, Website các thông tin trên BCTC. Đảm
bảo các thông tin cung cấp là chính xác, trung thực, tăng sự tin tưởng của bên
ngoài, đặc biệt là sự tin tưởng của khách hàng.
Quy định và công khai văn bản tóm lược các quy trình nghiệp vụ,
các quy định đối với từng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp, các hướng dẫn
cho khách hàng,Các quy định này được thông báo trên website và tại ngân
hàng để tất cả các khách hàng đến giao dịch đều biết rõ. Cách này không chỉ
thuận tiện cho khách hàng trong giao dịch, phục vụ khách hàng tốt hơn mà thông
qua khách hàng, ngân hàng cũng có thể giám sát thường xuyên các nhân viên để
họ thực hiện đúng quy trình, do đó nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát.
Lắng nghe những phản hồi của khách hàng và các đối tượng bên
ngoài. Trên cơ sở những ý kiến đó, ngân hàng sẽ xem xét để cải tiến phong cách
phục vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ đảm bảo vừa phục vụ tốt cho khách hàng
vừa kiểm soát được các rủi ro, giúp hoàn thiện HTKSNB tại ngân hàng.
Lựa chọn hình thức truyền thông phù hợp cho khách hàng. Với
những thông báo về chính sách đối với khách hàng, giới thiệu các sản phẩm dịch
vụ, thông tin khuyến mãi, các hướng dẫn cho khách hàng thì cần thông báo cụ
thể, rõ ràng tại ngân hàng và trên website của ngân hàng. Riêng đối với những
phản hồi cho các thắc mắc của khách hàng thì ngân hàng phải gửi thư trả lời đến
khách hàng giải thích cho khách hàng hiểu rõ. Đặc biệt là khi có những tin đồn
thất thiệt ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng thì ngân hàng phải gửi thư tới từng
khách hàng, đồng thời phải công bố thông tin trên các phương tiện truyền thông
để cải chính những thông tin không chính xác bảo vệ uy tín cho ngân hàng.
Ngân hàng minh bạch thông tin trong nội bộ ngân hàng thông qua việc áp
dụng và duy trì một số biện pháp sau:
Phổ biến các văn bản về chính sách, nghiệp vụ cũng như các chỉ thị
của cấp trên để tất cả thành viên trong ngân hàng đều hiểu rõ và thực thi chúng.
134
Hình thức phổ biến thông tin hiệu quả nhất là thông báo tới tất cả các phòng ban,
chi nhánh và yêu cầu trưởng phòng họp phổ biến những nội dung liên quan quan
trọng, những nội dung khác thì nhân viên đọc trong văn bản và phải ký xác nhận
trên văn bản chứng minh đã đọc và hiểu rõ những quy định đó.
Tổ chức đào tạo nghiệp vụ và phổ biến các quy định, chính sách
chung của ngân hàng cho nhân viên mới để họ hiểu khái quát về ngân hàng cũng
như công việc của mình để thực hiện cho tốt. Việc phổ biến tất cả các quy định,
quy trình, chính sách của ngân hàng cho toàn thể nhân viên giúp họ nắm rõ thông
tin, hiểu rõ công việc của mình làm và có định hướng phấn đấu cho tương lai.
Hằng quý ngân hàng thông báo cho toàn thể nhân viên về kết quả
hoạt động của mình, các kết quả đạt được so với chỉ tiêu. Qua đó nhân viên cũng
đánh giá được kết quả mình đã làm, những đóng góp của bản thân trong kết quả
của ngân hàng và tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt công việc được giao vì lợi ích
của ngân hàng, trong đó có lợi ích của bản thân. Việc thông tin cho nhân viên về
các hoạt động của ngân hàng có thể được thực hiện thông qua phát hành các bản
tin nội bộ hay qua website nội bộ của mình.
- Năm là, tăng cường giám sát và nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ
Các NHTM cần chú trọng xây dựng quy trình giám sát thường xuyên, liên
tục kết hợp với giám sát định kỳ được thực hiện bởi kiểm toán nội bộ nhằm đưa
ra các đánh giá độc lập, khách quan đối với HTKSNB. Kiểm toán viên nội bộ
NTHM cần được đào tạo về các nghiệp vụ đặc thù, chuyên sâu ngành ngân hàng,
được tham gia thử nghiệm và kiểm tra tính đầy đủ của các thủ tục kiểm soát ở tất
cả các khâu của quy trình hoạt động của ngân hàng. Mọi phát hiện và kiến nghị
của kiểm toán nội bộ cần được Ban điều hành đôn đốc, theo dõi sát sao để xử lý
dứt điểm các vụ việc, tránh các hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc đã xảy ra ở một
số NHTM Việt Nam trong giai đoạn gần đây.
- Sáu là, kiểm soát lợi ích nhóm trong ngân hàng
+ Kiểm soát sở hữu chéo trong các NHTM bằng cách:
135
Ban hành văn bản quy định cụ thể để hướng dẫn việc đầu tư vào các tổ
chức tín dụng, trong đó nêu rõ cách thức, phương pháp, trình tự, tỷ lệ giới hạn
trong việc góp vốn ở các tổ TCTD.
Thực hiện tốt công tác giám sát việc thực hiện các quy định về góp vốn,
chuyển nhượng vốn trong các TCTD
Đẩy nhanh việc áp dụng tiêu chuẩn giám sát quốc tế theo ủy ban BASEL
Tăng thêm các chế tài xử lý đối với hoạt động vi phạm các quy chế về ở
hữu vốn trong các TCTD
+ Xây dựng quy chế, tăng cường kiểm soát, giám sát người đứng đầu để
tránh hình thành lợi ích nhóm
+ Thực hiện chế độ luân chuyển, điều động thường xuyên cán bộ ở những
vị trí nhạy cảm
- Bảy là, hoàn thiện thể chế chính trị để phù hợp với xu hướng hội nhập
khu vực và thế giới
+ Tiếp tục thực hiện những giải pháp đồng bộ để giữ vững ổn định chính
trị song song với ổn định kinh tế nhằm đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh
lành mạnh và an toàn
+ Nâng cao hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp để phục vụ cho việc
phát triển kinh tế
+ Tăng cường trách nhiệm giám sát của Quốc hội để giám sát việc ban
hành, thực thi các chính sách kinh tế, xã hội, tạo môi trường pháp lý chặt chẽ, ổn
định và phù hợp với thông lệ quốc tế.
+ Kiềm chế và kiểm soát chặt vấn nạn tham nhũng trong bộ máy hành chính
công. Công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục để hạn chế tham nhũng.
5.3.2. Điều kiện để thực hiện các giải pháp
(1) Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, NHNN Việt Nam
Một là, hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm hướng tới sự thống nhất trong
các quy định hiện hành về KSNB ngân hàng, đảm bảo vai trò và mục tiêu KSNB
thực hiện hiệu quả.
136
Hai là, xác định vai trò đứng đầu của NHTM trong nỗ lực khuyến khích sự
lành mạnh của hệ thống tài chính bằng việc tăng năng lực quản trị rủi ro của các
ngân hàng.
Ba là, nâng cao vai trò của cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng
thông qua việc cải tổ các quy trình giám sát và thanh tra ngân hàng bằng cách áp
dụng các nguyên tắc then chốt về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel.
Bốn là, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý, đảm bảo có sự phối hợp
ở tầm vĩ mô giữa NHNN, Bộ tài chính và các Bộ ban ngành khác. Tiến tới tiếp
tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán về công cụ phái
sinh, phòng chống rủi ro tạo cơ sở cho quá trình phản ánh và ghi nhận thông tin
trên các báo cáo tài chính của ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế.
(2) Đối với hiệp hội ngân hàng
Nâng cao năng lực hoạt động và thực hiện quyền hạn và trách nhiệm trong
khuôn khổ pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của tổ chức nghề nghiệp. Đổi
mới và phát triển về cơ cấu tổ chức, đưa hoạt động của hiệp hội thực sự là một tổ
chức độc lập, mang tính nghề nghiệp cao, góp phần hỗ trợ cho các NHTM Việt
Nam trong việc tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB để các NHTM thực sự
hoạt động có hiệu quả.
Hỗ trợ ngân hàng nhà nước trong việc đào tạo, cập nhật kiến thức cho đội
ngũ nhân viên trong các NHTM, tham gia vào quá trình biên soạn hoặc đóng góp
ý kiến trong việc ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực ngân
hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời tham gia vào việc kiểm soát chất
lượng từ bên ngoài đối với hoạt động của các NHTM.
(3) Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Nhận thức tầm quan trọng của HTKSNB trong quá trình hoạt động và
phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế, nhận biết được những cơ
hội, nguy cơ và thách thức trong quá trình hội nhập, nhằm không ngừng hoàn
thiện, có biện pháp tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong mỗi ngân hàng.
137
- Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, nâng cao năng lực quản trị
doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro, mở rộng quy mô, đầu tư cơ sở
vật chất với công nghệ hiện đại để phục vụ việc kiểm soát.
- Xây dựng, thực hiện đầy đủ các hoạt động kiểm soát tuân thủ các nguyên
tắc kiểm soát cơ bản của Basel.
- Tổ chức và thực hiện thường xuyên việc giám sát các hoạt động kiểm
soát để đảm bảo các hoạt động kiểm soát thực sự hữu hiệu trong quá trình quản lý
của các ngân hàng.
- Tranh thủ học hỏi, tiếp cận và nắm bắt cách thức kiểm soát của các ngân
hàng lớn trên thế giới để thay đổi và phù hợp với thông lệ quốc tế.
(4) Đối với các cơ sở đào tạo
- Chú trọng việc đào tạo ngành ngân hàng, kiểm toán theo định hướng
nghề nghiệp để cung cấp nguồn nhân lực đầy đủ năng lực, trình độ, đặc biệt quan
tâm đến công tác thực hành trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin hiện
đại.
- Các chương trình đào tạo ngành kiểm toán, ngân hàng cần có sự tham gia
trong công tác xây dựng và phản biện của Hiệp hội nghề nghiệp về kiểm toán,
ngân hàng, các ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu thực sự của xã hội và hướng tới
sự công nhận của các nước trong khu vực và thế giới
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Ngoài những kết quả đạt được như trên, nghiên cứu này còn nhiều hạn
chế, những vấn đề còn tồn tại trong luận án sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong thời
gian tới, bao gồm:
Một là, việc tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu khác nhau về sự hữu
hiệu của HTKSNB, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng chưa được các nhà khoa
học tổng kết một cách bài bản và xuyên suốt, nghiên cứu của các tác giả chủ yếu
dựa trên nền tảng về KSNB theo tổ chức BASEL. Tuy nhiên, lý thuyết về KSNB
rất phong phú và đa dạng và dựa trên nhiều mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Do
vậy, vấn đề đặt ra cho các nghiên cứu tiếp theo là tiếp tục hoàn thiện khung
138
nghiên cứu về KSNB nói chung và sự hữu hiệu của HTKSNB nói riêng tại các
đơn vị.
Hai là, về phạm vi nghiên cứu, đối tượng chủ yếu của nghiên cứu này là
các NHTM Việt Nam, trong đó chưa đề cập đến các Ngân hàng có yếu tố nước
ngoài. Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng phạm vi nghiên cứu cho
nhiều đối tượng khác.
Ba là, về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB
trong các NHTM Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu dựa trên các
nhân tố cấu thành HTKSNB theo nền tảng của tổ chức BASEL và có bổ sung
thêm hai nhân tố phù hợp với điều kiện ở Việt Nam là: thể chế chính trị và lợi ích
nhóm. Đây là điểm mà các nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện và kiểm tra thêm
các nhân tố khác, đặc biệt là các nhân tố thuộc về nội tại trong các NHTM Việt
Nam.
139
KẾT LUẬN CHUNG
Tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý cũng như hiệu quả hoạt động của bản thân các NHTM Việt Nam. Việc nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB và mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố, qua đó đề xuất các giải pháp thích hợp để góp phần tăng cường
sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam là một yêu cầu bức thiết
và là mục tiêu chính của nghiên cứu này.
Dựa trên nền tảng các cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ: Lý thuyết lập
quy; lý thuyết ủy nhiệm; lý thuyết thể chế, lý thuyết bất định của các tổ chức, lý
thuyết về tâm lý xã hội của tổ chức,...kết hợp với việc hệ thống hóa các công trình
có liên quan đến đề tài, luận án đã làm rõ hơn các vấn đề lý luận về KSNB, sự
hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và
tiêu chí đo lường.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định
lượng, trong đó kết quả khám phá của nghiên cứu định tính là cơ sở để xác định
mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB và đo lường mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM
Việt Nam.
Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để tác giả đề xuất cho việc định hướng và
các giải pháp để tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt
Nam trong bối cảnh tái cấu trúc lại và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Kết quả nghiên cứu đạt được của luận án đã mang lại ý nghĩa về mặt lý
luận và thực tiễn. Qua việc hệ thống hóa các mặt lý luận về KSNB và HTKSNB
đã tạo nên một bức tranh tổng thể đối với các đối tượng quan tâm nghiên cứu đến
các vấn đề có liên quan đến đề tài. Kết quả của nghiên cứu còn mở ra các hướng
nghiên cứu mới mà các tác giả khác có thể hướng đến. Về mặt thực tiễn, kết quả
của nghiên cứu góp phần vào việc định hướng xây dựng các chính sách, cơ chế
cho các Cơ quan quản lý nhà nước về ngành ngân hàng, kiểm toán, các nhà quản
140
lý của ngân hàng, nâng cao hiệu quả đào tạo của các cơ sở đào tạo, trường đại
học. Kết quả nghiên cứu còn góp phần làm minh bạch hóa thông tin trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng, nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng và tạo niềm tin để thu hút đầu tư trong và ngoài nước .
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế về phạm vi, không gian và
thời gian nghiên cứu. Những hạn chế này cũng là những gợi ý cho các hướng
nghiên cứu theo theo sau này.
Với xu hướng phát triển của nền kinh tế và lộ trình hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới, với sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự hỗ trợ của các
tổ chức nghề nghiệp, sự đồng lòng chung sức của toàn bộ đội ngũ nhân viên trong
hệ thống các ngân hàng thương mại, hy vọng trong thời gian tới sẽ có những bước
đột phá và không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng nhằm khẳng định vị thế
của mình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
xii
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
* Đề tài nghiên cứu khoa học
1. Lý thuyết về báo cáo tài chính trong khu vực công theo chuẩn mực kế toán
công quốc tế và định hướng vận dụng cho Việt Nam, Đề tài khoa học và công
nghệ cấp trường, Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh, năm 2014, Chủ nhiệm đề tài:
PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh, Mã số: CS-2014-85. (Thành viên tham gia).
* Các bài báo:
1. Vận dụng chu trình PDCA trong thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân
hàng thương mại, Tạp chí Kế toán, 2009, số 81, tr18-19.
2. Chiến lược hội nhập quốc tế về kế toán tại các nước trên thế giới và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kiểm toán, 2010, số 4(113), tr51-53.
3. Nâng cao vai trò tư vấn quản trị của kiểm toán nội bộ ở các ngân hàng thương
mại Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, 2010, số 97, tr28-30.
4. Giải pháp nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của dịch vụ kiểm toán
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí kiểm toán, 2010, số 12 (121), tr42-47
5. Những lợi ích và hạn chế của những thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân
hàng, Tạp chí kiểm toán, 2011, số 9 (130), tr 20-24.
6. Giải pháp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trước xu thế mua bán và
sáp nhập, Tạp chí Khoa học công nghệ Đại học Duy Tân, 2011, số 1, tr119-127.
7. Giải pháp hạn chế rủi ro giao dịch trong Internet Banking tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, 2011, số 114, tr93-99.
8. Kinh nghiệm phát triển hệ thống thông tin tín dụng của các nước trên thế giới
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, 2012, số 10, tr 57-60.
9. Giải pháp phát triển dịch vụ Homebanking tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam, Tạp chí khoa học công nghệ Đại học Duy Tân, 2013, số 2 (7), tr89-97.
10. Thực hiện cuộc kiểm toán nợ công – Giải pháp góp phần công khai, minh
bạch thông tin về nợ công tại VN, Hội thảo khủng hoảng nợ công ở một số nước
liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Trường Đại học Duy
Tân & Viện nghiên cứu Châu Âu, tháng 11/2014, tr317-321.
xiii
11. Sự tương quan và khác biệt trong quy định kế toán công cụ tài chính của Việt
Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 32, IAS39 và chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế IFRS 7, (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Kế toán kiểm toán
trong tiến trình cải cách và hội nhập), Vụ chế độ kế toán kiểm toán, Bộ Tài chính
và Đại học kinh tế Đà Nẵng, tháng 08/2014, tr119-122. (ISBN: 978-604-0-06501-
8).
12. Một số trường hợp về ghi nhận kế toán bất động sản đầu tư , hàng hóa bất
động sản và thành phẩm bất động sản theo chuẩn mực Kế toán số 05 (VAS05) và
thông tư 200/2014/TT-BTC, Tạp chí kế toán và kiểm toán, số 11/2015 (146), tr
32-34.
13. The research of factors affecting the effectiveness of internal control systems
in comercial banks – Empirical evidence in Viet Nam, International Business
Research, Vol.9, No.7, 144-153. Doi: 10.5539/ibr.v9n7p144.
xiv
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Alvin A. Arens & James K.Loebbecke,(2000). Kiểm toán. Hà Nội: Nhà
xuất bản thống kê.
2. Bộ môn Kiểm toán - ĐH Kinh tế TPHCM, (2014). Giáo trình kiểm toán.
Tp HCM: nhà xuất bản kinh tế.
3. Bộ Tài Chính, (2001). Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001,
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400.
4. Bộ Tài Chính, (2012). Thông tư số 214/2012/TT–BTC ngày 06 tháng 12
năm 2012, chuẩn mực kiểm toán số 315.
5. Bùi Thị Minh Hải, (2012). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong
các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại
học kinh tế quốc dân.
6. Chính phủ, (2006). Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tưởng chính
phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
7. Chính phủ, (2012). Quyết định số 254/2012/QĐ/TTg của Thủ tưởng chính
phủ về việc Ban hành đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn
2011-2015.
8. Chính phủ, (2014). Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động
của thanh tra, giám sát ngân hàng.
9. Dương Xuân Ngọc và Lưu Văn An, (2003). Thể chế chính trị thế giới
đương đại. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
10. Đào Văn Phúc & Lê Văn Hinh, (2012). Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với
rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,
Tạp chí ngân hàng, số 24, trang 20-26.
xv
11.Đặng Đình Tân và cộng sự, (2000). Quá trình hình thành và phát triển của
thể chế chính trị Việt Nam kể từ năm 1945 đến nay. Kỷ yếu đề tài NCKH
cấp bộ. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
12. Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Dương Việt Anh, (2014). Nghiên cứu các yếu tố
kinh tế và thể chế ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 209, trang 82-94.
13. Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh, (2012). Hệ thống KSNB gắn với quản lý
rủi ro tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí ngân
hàng, số 24, trang 20-25.
14.Đinh Phà Minh, (2006). Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ
của các NHTM nhà nước, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 51,
trang 17-21.
15.Đinh Phi Hổ, (2014). Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế & Viết Luận Văn
Thạc Sĩ. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.
16. Hà Xuân Thạch và Nguyễn Thị Mai Trang, (2016). Nghiên cứu về ảnh
hưởng của các nhân tố thuộc hệ thống KSNB đến chất lượng kiểm soát rủi
ro trong các công ty xây dựng tại Tp Hồ Chí Minh. Hội nghị quốc tế về kế
toán và tài chính 2016.
17. Harold Koontz, Ciryl O’ Donnell, Heinr Weihrich, (1992). Những vấn đề
cốt yếu của quản lý - Bản dịch. Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ Thuật.
18. Hoàng Chí Bảo, (2008). Cải cách thể chế ở Việt Nam trước thách thức của
toàn cầu hóa, Tạp chí cộng sản, số 17, trang 10-17.
19. Hoàng Huy Hà, (2006). Bàn về cơ chế kiểm soát nội bộ của các NHTM
Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học Giải pháp phát triển hệ thống giám
sát tài chính-ngân hàng hữu hiệu, Ngân hàng nhà nước.
20. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2005). Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS. Tp HCM: Nhà xuất bản Thống kê.
xvi
21. Hoàng Văn Luân, (2014). Lợi ích nhóm và vấn đề lợi ích nhóm ở Việt
Nam hiện nay, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, khoa học xã hội nhân văn, tập
30, số 1 (2014), trang 1-10.
22. James, H, Donnelly, (2001). Quản lý.Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê.
23.Lê Quốc Lý, (2014). Lợi ích nhóm – Thực trạng và giải pháp. Hà Nội:
Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
24.Marshall, C., & Rossman, G. B. (2015). Thiết kế nghiên cứu định tính. Tp
Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM.
25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2006). Quyết định số 36/2006/QĐ-
NHNN ngày 01/8/2006 về Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD.
26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2006). Quyết định số 37/2006/QĐ-
NHNN ngày 01/8/2006 ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của các TCTD.
27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2011). Thông tư số 44/2011/TT-NHNN
ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của TCTD,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
28. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, (2015). Thông tư 03/2015/TT-NHNN
hướng dẫn một số điều của nghị định 26/2014/NĐ-CP của chính phủ về tổ
chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.
29. Ngân hàng nhà nước Việt nam, Báo cáo thường niên năm 2010 – 2015.
30. Ngô Trí Tuệ, (2004). Xây dựng Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc
tăng cường quản lý tài chính tại Tổng Công ty Bưu chính – Viễn
thông Việt Nam. Đề tài NCKH cấp bộ. Đại học kinh tế quốc dân.
31.Ngô Văn Thạo và cộng sự, (2015). Thực trạng xu hướng và giải pháp
phòng, chống Lợi ích nhóm ở nước ta hiện nay, Hà Nội: Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia – sự thật.
32. Nguyễn Anh Phong & Hà Tôn Trung Hạnh, (2010). Nâng cao hiệu quả
hoạt động kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp
HCM, Tạp chí phát triển kinh tế, số 10, trang 41-48.
xvii
33. Nguyễn Anh Tuấn, (2006). Bàn về cơ chế kiểm soát nội bộ trong các ngân
hàng thương mại”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 186, tháng 4 năm 2006.
34. Nguyễn Đình Thọ – Nguyễn Thị Mai Trang, (2008). Nghiên cứu khoa học
trong Quản Trị Kinh Doanh, Tp Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.
35. Nguyễn Đình Thọ, (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh, thiết kế và thực hiện, Tp HCM: Nhà xuất bản lao động xã hội.
36. Nguyễn Đức Thảo, Trần Quốc Đạt, (2006). Áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng ISO tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí khoa học và
đào tạo ngân hàng, số 50, trang 44-50.
37. Nguyễn Hữu Đễ, 2014. Về khái niệm lợi ích nhóm, nhóm lợi ích và khái
niệm lợi ích nhóm ở Việt Nam, Tạp chí triết học, số 10 (281), trang 53-60.
38. Nguyễn Hữu Khiển, (2015). Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích dưới dạng tham
nhũng, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, số 12 (97), trang 28-32.
39. Nguyễn Như Ý, (1998). Đại từ điển Tiếng Việt, Hà Nội: Nhà xuất bản văn
hóa thông tin.
40. Nguyễn Quang Quynh và Ngô Trí Tuệ, (2014). Giáo trình Kiểm toán tài
chính. Hà Nội: Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân.
41. Nguyễn Quang Quynh, (2005). Lý thuyết kiểm toán. Hà Nội: Nhà xuất bản
Tài chính.
42.Nguyễn Thị Hương Liên, (2015). Bài học từ thất bại của hệ thống kiểm
soát nội bộ ngân hàng thương mại. Tạp chí khoa học kiểm toán, số tháng
08/2015.
43. Nguyễn Thị Lan Anh, (2013). Hoàn thiện hệ thống KSNB tại tập đoàn hóa
chất Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế. Đại học kinh tế quốc dân.
44. Nguyễn Thị Phương Hoa, (2009). Giáo trình kiểm soát quản lý, Hà
Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
45.Nguyễn Thu Hoài, ( 2011). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong
các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi
măng Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện tài chính.
xviii
46. Nguyễn Tuấn & Đường Nguyễn Hưng, (2015). Tổng quan lý thuyết về tác
động của KSNB đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của các ngân hàng
thương mại Việt Nam, Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 113, trang 50-62.
47. Phạm Bính Ngọ, (2011). Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị
dự toán trực thuộc Bộ quốc phòng. Luận án tiến sỹ kinh tế. Trường Đại học
Kinh tế quốc dân.
48. Phạm Quang Huy, (2014). Bàn về COSO 2013 và định hướng vận dụng
trong việc giám sát quá trình thực thi chiến lược kinh doanh, Tạp chí phát
triển và hội nhập, số 15(25), trang 29-33.
49. Phan Hùng An, (2005). Kiểm tra nội bộ các ngân hàng thương mại trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí ngân hàng, số 3, trang 11-16.
50. Phan Văn Tính, (2007). Bàn về việc xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát
nội bộ trong ngân hàng thương mại theo yêu cầu mới. Tạp chí ngân hàng,
số 8, trang 23-26.
51. Quốc hội Việt Nam, (2015). Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13
ngày 20/11/2015.
52.Trần Thị Giang Tân, (2012). Kiểm soát nội bộ, Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Phương Đông.
53. Võ Thị Hoàn Nhi & Lê Thị Thanh Huyền, (2014). Hoàn thiện hệ thống
KSNB của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo mô hình COSO, Tạp
chí ngân hàng, số 14, trang 22-27.
54. Viện ngôn ngữ học, (2000). Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
55. Victor Z. Bring và Herbert Witt, (2000). Kiểm toán nội bộ hiện đại, đánh
giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát. Hà Nội: Nhà Xuất bản Tài chính.
56. Việt Dũng, (2007). Mô hình tổ chức quản lý rủi ro trong ngân hàng. Tạp
chí ngân hàng, số 10, trang 33-36.
57. Vũ Thúy Ngọc, (2006). Hệ thống kiểm soát nội bộ của một ngân hàng
thương mại hiện đại. Tạp chí Ngân hàng, số 9, trang 29-30.
xix
58. Vương Đình Huệ và Đoàn Xuân Tiên, (1997). Thực hành kiểm toán báo
cáo tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
Tiếng Anh:
59. Ahmad, Kamilah & Mohamed Zabri, Shafie, (2015). Factors explaining
the use of management accounting practices in Malaysian medium-sized
firms. Journal of Small Business and Enterprise Development 22. 4
(2015): 762-781.
60. Allan J.Cigler and Burdett A.Loomis, (1995). Interest Group Politisc,
Congressional Quarterly Presss: 89.
61. Anderson N. , ( 1981). Foundations in Integration Theory. Academic
Press. New York.
62.Angella Amudo, Eno L. Inanga, (2009). Evaluation of Internal Control
Systems: A Case Study from Uganda, International Research Journal of
Finance and Economics, 27:125-144.
63. Anthony, R.N; Dear, J. and Bedford, N.M, ( 1989). Management
Control System, Irwin, Homewood, IL
64. Ashbaugh-Skaife, H., Collins, D. W., Kinney, W. R., & LaFond, R.,
(2008). The effect of SOX internal control deficiencies and their
remediation on accrual quality. The Accounting Review , 83 (1): 217-250.
65. Baleet,J.et De Bry F., (2001). L’entreprise et l’éthique. Paris Editions du
Seuil, p437.
66. Basel Bank Committee of Supervision, (2003). Enhancing Corporate
Governance for Banking Organizations.
67. Basel committee of Supervision, (1998). Framework for internal control
systems in Banking organization
68. Beck T., A. Demirguc-Kunt and R. Levine, (2003). Law, Endownment and
Finance, Journal of Financial Economics, 70:137-181.
xx
69. Beneish, M. D., Billings, M. B., & Hodder, L. D. , (2008). Internal control
weaknesses and information uncertainty. The Accounting Review , 83 (3):
665-703.
70. Bollen, K. , (1989). Structural Equations with Latent Variables, New
York,: John Wiley & Sons, Inc.
71. C.T.Gamage and AAJ Fernando, (2014). Effectiveness of internal control
system in state commercial banks in Sri Lanka, International Journal of
Scientific Research and Innovative Technology, Vol. 1 No. 5: 25-44.
72. Cadbury Committee, (1992). Report of the committee on the financial
aspects of corporate governance. London: Gee and Company Ltd.
73. Calomiris, C. W. & Kahn, C. M. (1991). The Role of demandable debt in
structuring optimal bank arrangements, American economic Review,
81(3): 497 -513.
74. Canadian Institute of Chartered Accountants (CICA) – Criteria of Control
(1994). CoCo – An Overview. CICA. .
75. COBIT, (2007). Internal Control Framework [pdf]. Available at:
<
/ContentManagement/ContentDisplay.cfm&ContentID=34172>.[Accessed
21 July 2007].
76. Cochran, W. , (1997). Sampling Techniques, New York: John Wiley &
Sons Inc.
77. Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission
(COSO). (1992). Internal control-integrated framework. New York,
NY: AICPA.
78. Cornet, Guo, Khaksari & Tehranian, (2005). The impact of state
ownership on performance differences in private – owned versus
state–owned banks: An international comparision. Journal of Finacial
Intermediation, 19: 74-94.
xxi
79. COSO, (2004). Enterprise Risk Management-Integrate Framework-
Excutive Summary Framework, September 2004.
80. COSO, (2013). The 2013 Internal Control–Integrated Framework.
81. COSO, (2013). The 2013 COSO Framework & SOX Compliance: One
Approach to an Effective Transition
82. Creswell JW, (2003). Research Design: Qualitative, Quantitative and
Mixed Methods Approaches, 2nded, Thousand Oaks CA: Sage.
83. Creswell JW and Clark WL, (2007). Designing and Conducting Mixed
Methods Research, Thousand Oaks CA, Sage.
84. D‟Aquila, J. M., (1998). Is the control environment related to financial
reporting decisions? Hagan School of Business, New York. NY.
85. DeFond, M., Jiambalvo, (1991). Incidence and circustances of accounting
errors. The Accounting Review, 66: 643-655.
86. Diamond, D. W., (1984). Financial Intermediation and delegated
monitoring. Review of economic Studies, LTD: 393-414.
87. DiNapoli, T. P. , (2007). Standards for Internal Control In New York State
Government.
88. Don Hellriegel và Jonn W.Slocum (1986), Management, 4th Ed. Addison-
Wesley Publishing company, trang 58
89. Douglas NK, (2011). Internal control and its contributions to
organizational efficiency and effectiveness: A case study of Ecobank
Ghana limited [pdf]. Available at
.
90. Doyle, J., Ge, W., & McVay, S, (2005). Accruals quality and internal
control over financial reporting, Working paper, Utah State University.
91. Doyle, J., Ge, W., & McVay, S., (2007). Determinants of weaknesses in
internal control over financial reporting. Journal of Accounting and
Economics , 44: 193-223.
xxii
92. Doyle, J., Ge, W., & McVay, S., (2007). Accruals quality and internal
control over financial reporting. The Accounting Review , 82 (5): 1141-
1170.
93. Draft, Public Exposure, (2012). Draft for public Exposure, December
2011.
94. Ernst & Young, ( 2003). An evaluation of internal control:
Considerations for evaluating internal control at the entity level. Ernst
&Young SCORE Retrieval File No. EE0677.
95. Exposure, Public, and Feedback Question, (2012). Internal control –
Integrate Framword Public Exposure Feedback Question, December
2011.
96.Ferreira, A. & Otley, D. , 2005. The design and use of management control
systems: an extended framework for analysis. AAA 2006 Management
AccountingSection(MAS)Meeting
(truy cập 14/6/
2016).
97. Frank Scarpatti, (1977). Social Problems, Dreyden Press USA, p.632.
98. Freeman, R,R, (1984). Strategic management: a stakeholder approach,
Boston, Pitman.
99. Ge, W., & McVay, S., (2005). The disclosure of material weaknesses in
internal control after the Sarbanes-Oxley Act. Accounting Horizons , 19
(3): 137-158.
100. Hair, J.F., Black, W.C., Tatham, R.L., & Anderson, R.E., (2010).
Multivariate Data Analysis, 5th ed. NJ, USA: Prentice-Hall
101. Hammersley, J. S., Myers, L. A., & Shakespeare, C., (2008). Market
reactions to the disclosure of internal control weaknesses and to the
characteristics of those weaknesses under Section 302 of the Sarbanes
Oxley Act of 2002. Review of Accounting Studies , 13 (1): 141-165.
xxiii
102. Henri Fayol, (1949).General and Industrial Management, Pitman Publishing,
New York.
103. Hevesi G., (2005). Internal Control Standards in New York States
Government . Available at
.
104. Hurley, D. A., & Boyd, D. ,Summer, (2007). Sarbanes-Oxley Act
Section 404: Effective internal controls or overriding internal controls?
Forensic Examiner, 16(2). Available at:
.
105. International Good Practice Guidance, (2012). Evaluating and Improving
Internal Control in Organizations.
106. J.Altamuro., A. B., (2010). How does internal control regulation
affect financial reporting?, Journal of Accounting & Economics, 49:58-74.
107. Jenkinson, N. , (2008). Strengthening Regimes for Controlling Liquidity
Risks: Some Lessons from the Recent Turmoil.
108. Jensen, M. C. & Meckling, W. H., (1976). Theory of the firm Managerial
behaviour, agency costs and ownership structure. Journal of Financial
Economics, 3: 305-369.
109. Joseph M. Onumah, Ransome Kuipo, Victoria A. Obeng, (2012).
Effectiveness of Internal Control Systems of Listed Firms in Ghana,
Accounting in Africa. Published online: 2012: 31-49.
.
110.Kaufmann, D., Kraay, A. & Mastruzzi, M. , (2009). Governance matters
VIII: Aggregate and individual governance indicators 1996-2008, World
bank policy research, working paper 4280.
111. Kenjegalieva, A & Simper, R. , (2011). Aproductivity analysic of Central
and Eastern European banking taking into acount risk decomposition and
environmental variables, Research in International Business and Finance,
25 (1): 26-38.
xxiv
112. Kopp, Lori S. and O’Donnell, Ed. , (2005). The Influence of a
Business-process Focus on Category Knowledge and Internal Control
Evaluation. Accounting, Organizations and Society, 30:423–434.
113. King, N., ( 2004). Using Templates in the Thematic Analysis of
Text. In C. Cassell, & G. Symon, Essential Guide to Qualitative
Methods in Organizational Research (pp. 256-270). London: Sage.
114. Lannoye .M.A, (1999). Evaluation of internal Controls.
. [Retrieved
in, set, 2009].
115. Laura F.Spira & Micheal Page, (2002). The Turnbull report, internal
control and risk management: The developing role of internal audit, The
Institute of Chartered Accountants of Scotland.
116. Leone, Andrew J., ( 2007). Factors Related to Internal Control
Disclosure: A Discussion of Ashbaugh, Collins, and Kinney (2007) and
Doyle, Ge, and McVay (2007). Journal of Accounting and Economics,
44:224–237.
117. Lu, H., Richardson, G., & Salterio, S., (2009). Direct and indirect effects
of internal control weaknesses and external audit effort on accruals
quality: Evidence from a unique Canadian regulatory setting. Working
paper, University of Toronto and Queen's University.
118. Merchant, K.A, (1985). Control in Business organization, Piman, Boston,
MA
119. Messier W.F., (1997). Auditing a Systematic approach, McGraw Hill
Company, USA
120. Michael C. Jensen (1976), William H. Meckling, 1976. Theory of the
Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Struture.
121.Millichamp, A.H, (2002). Auditing, The Bath Press, Bath Eighth edition,
80-150, 349-355.
xxv
122. Miles, B. M., & Huberman, M. A. (1994). Data management and
analysis methods. Thousand Oaks, CA, US: Sage Publications.
123. Miyajima, Kuroki, (2006). The unwiding of cross – shareholding in
Japan: Causes, Effects and Implications; Paper presented at RIETI,
Hitotsubashi University.
124. Muhota K. , (2005). Check list for an internal Audit.Giving Hope to
World of Need. USA.
125.N.Klai, A. O. , (2011). Corporate Governance and Financial Reporting
Quality: The Case of Tunisian Firms. International Business
Research, Vol.4, No.1: 158-166.
126. Numally & Burnstein, (1994). Psychometric Theory, 3rd ed, New York:
McGraw-Hill
127. Ofori W, (2011). Effectiveness of Internal Control System: A perception
or Reality. Available at
%20FINAL%20THESIS%202011.pdf [Access on 25.05.2014].
128. O'Leary, Conor; Iselin, Errol; Sharma, Divesh, (2006). The Relative
Effects of Elements of Internal Control on Auditors' Evaluations of
Internal Control, Pacific Accounting Review, Vol 18, 2: 68-96.
129. Otley, D. ,1980. The contingency theory of management accounting:
achievement and prognosis. Accounting, Organizations and Society, Vol. 5
No. 4, pp. 413-428.
130. Palfi C and Muresan M , (2009). Survey on Weaknesses of Banks’
Internal Control Systems, Journal of International Finance and
Economics, Vol. 9, No. 1: 106-116.
131. Rae, K. & Subramaniam, N., (2006). The Relationship between Internal
Control Procedural Quality, Organizational Justice Perceptions and
Employee Fraud.
xxvi
132. Rae, Kirsty and Subramaniam, Nava, (2008). Quality of Internal
Control Procedures: Antecedents and Moderating Effect on
Organizational Justice and Employee Fraud. Managerial Auditing
Journal, 23(2):104-124.
133. Rajan, R. G. and L. Zingales, (1998). Financial Dependence and Growth.
American Economic Review, 88 (6):559-586.
134. Ramos, M. , (2004). Evaluate the Control Environment: Documentation
Is Only a Start; Now it‟s All about Asking Questions. Journal of
Accounting, vol. 197, 2004.
135. Rawls, J.A, (1971). Theory of justice, N.Y: 60.
136. Rober R Moeller, (2009). Brinhk’s Modern Internal Auditing – Sixth
Edition, John Wiley & Sons, Inc.
137. Rober R Moeller, (2009). Brinhk’s Modern Internal Auditing – Sixth
Edition, John Wiley & Sons, Inc
138. SEC, (2009). Study of the Sarbanes-Oxley Act of 2002 Section 404
internal control over financial reporting requirements.
139. Shenkir, W.G., and P.L. Walker, (2006). Implementing Enterprise Risk
Management, Statement on Management Accounting, Institute of
Management Accountants.
140. Simmons M.R. , (1995). The framework for Internal Control : A strategic
approach to internal audit. Available at
.
[Accessed on 14.06.2013].
141. Spinger. L.M , (2004). Revisions to OMB Circular A-123, Management’s
Responsibility for Internal Control. Available at
.
142. Steven J.Root, (2000). Beyond COSO: Internal Control to Enchance
Corporate Governance, John Wiley & Sons, INC.
xxvii
143. Sultana R and Haque M. E., (2011). Evaluation of Internal Control
Structure: Evidence from Six Listed Banks in Bangladesh, ASA University
Review, Vol. 5 No. 1.
144. Thomas, Clive S. (ed.), (1993). First World Interest Groups, A
Comparative Perspective, Westport: Greenwood Press.
145. Turnbull Committee, (1999). Internal control: Guidance for directors
on the combined code. Working Party of the Committee on Corporate
Governance, ICAEW, London.
146. Vanasco,R.,(1999). The foreign corrupt practices act: An international
perspective. Managerial Auditing Journal, 14(4/5):159–262.
147. V. Mongkolsamai, P. Ussahawanitchakit (2012), Impacts of internal
control strategy on efficiency operation of organization of Thai listed
firms, International journal of business strategy, vol 12, No 3: 22-35.
148. Yuan Li, Yi Liu, Yongbin Zhao, (2006). The Role of Market and
Entrepreneurship Orientation and Internal Control in the New Product
Development Activities of Chinese Firms, Industrial Marketing
Management, 35: 336-347.
149. Walker D.M., (1999). Standards for Internal Control in Federal
Government. Available at
.[Accessed on 12.05.2013].
150. Whitting O.R and Pany K., (2001). Principles of Auditing and Other
Assurance Services, McGraw Hill Company, USA. Available at
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_su_huu_hieu_cua_he_thong_kiem_soat_noi_bo_trong_cac_ngan_hang_thuong_mai_v.pdf