Luận án Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam

Giảng viên của các trường đại học kinh tế đánh giá khá thấp các rào cản ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu. Điểm đánh giá cho các khía cạnh về rào cản nghiên cứu khá thấp, dưới mức 3 trong thang đo Likert 4 điểm và chủ yếu ở mức ngưỡng quanh mức 2 điểm. Điều này cho thấy sự khác biệt về văn hóa nghiên cứu và những cản trở nghiên cứu giữa ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Các giảng viên khối khoa học xã hội giường như xem nhẹ các rào cản ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu hơn như cơ sở vật chất, điều kiện làm việc Trong khi đó, đối với khối khoa học tự nhiên và kỹ thuật hoạt động nghiên cứu gần như không thể tách rời hệ thống cơ sở vật chất như phòng thí nghiệm, thiết bị thí nghiệm, hóa chất, mẫu vật điều này làm cho các rào cản liên quan đến cơ sở vật chất sẽ lớn hơn. Trong khi đó các nghiên cứu trong khối khoa học xã hội thường không liên quan quá nhiều đến cơ sở vật chất hay mức chi phí cho hoạt động nghiên cứu có thể khiêm tốn hơn. Các nhà khoa học dễ dàng vượt qua được các cản trở hơn để có thể hoàn thành các nghiên cứu.

pdf200 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, tham gia phản biện khoa học cho các kỳ thi khoa học). Ở khía cạnh cá nhân giảng viên, cần nhận thức về tự do học thuật là quyền của nhà khoa học. Cũng cần nhận thức hoạt động nghiên cứu khoa học là một trách nhiệm của giảng viên, giảng viên của trường đại học đồng thời cũng là một nhà khoa học 162 (hàm lượng đánh giá sản phẩm khoa học có thể khác nhau tùy theo ngạch giảng dạy hay ngạch nghiên cứu). c) Xã hội hóa quỹ tài trợ nghiên cứu Việc huy động nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên hiện nay phần lớn vẫn trông chờ vào tài trợ từ ngân sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ, các Bộ khác, trường đại học, các địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Bởi vậy, cùng với hoạt động tự chủ đại học thì việc tạo nguồn quỹ tài trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong giai đoạn tới cũng rất cần thiết, các nguồn quỹ xã hội hóa với sự tham gia của nhiều bên có thể sẽ đem đến hiệu quả cao hơn trong việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học từ các giảng viên đại học. Mục tiêu chung của việc xã hội hóa nguồn quỹ hỗ trợ nghiên cứu nhằm thúc đẩy động cơ nghiên cứu và hạn chế các rào cản do thiếu nguồn tài trợ cho hoạt động nghiên cứu với các nhà nghiên cứu tiềm năng, các dự án nghiên cứu có đóng góp. Một số điểm cần lưu ý khi thiết lập chính sách xã hội hóa tài trợ nghiên cứu trong trường đại học. Một là, hoạt động tạo nguồn cho các quỹ tài trợ. Trường đại học có thể chủ động tạo ra các Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học và thu hút tài trợ từ bên ngoài, nhà trường cũng có thể phối hợp với các tổ chức khác thành lập các Quỹ phát triển khoa học theo những cơ chế thảo thuận giữa các bên tham gia. Hoạt động tạo nguồn tài trợ rất quan trọng đối với khả năng hoạt động của quỹ. Các nguồn tài trợ cho quỹ phát triển khoa học có thể được huy động từ một phần vốn tự có của nhà trường, tài trợ của các tổ chức, cá nhân bên ngoài trường. Theo truyền thống của các đại học từ các nước phát triển nguồn quỹ phát triển khoa học hay các quỹ khuyến khích học tập được tài trợ từ hệ thống cựu học viên, các doanh nghiệp của cựu học viên chiếm một tỷ lệ rất lớn. Bởi vậy, cần tìm cách đa dạng hóa nguồn tài trợ cho Quỹ tập trung vào nhóm cựu học viên thông qua mạng lưới cựu học viên, các doanh nghiệp thông qua hoạt động hợp tác nhà trường doanh nghiệp. Hai là, thiết lập cơ chế tài trợ hiệu quả cho các quỹ hỗ trợ phát triển khoa học được xã hội hóa. Cơ chế tài trợ phải được đơn giản hóa và đến đúng đối tượng cần tài trợ. Đối với các quỹ tài trợ khoa học cần quan tâm đến việc nguồn tài trợ được tài trợ đúng và không bị thất thoát bởi các cơ chế phê duyệt hay thủ tục hành chính như hoạt động xét duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp hiện nay. Ba là, xây dựng cấu trúc quản lý quỹ hiệu quả. Quỹ phát triển được xã hội hóa sẽ phải đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia từ nhà trường tới các cá nhân, tổ chức tài trợ. Các quỹ nên có những bộ phận chuyên trách về chuyên môn được tổ chức 163 một cách gọn nhẹ. Nhà trường, các nhà khoa học được mời tham gia các Hội đồng, tiểu ban chuyên môn và ban hành quy chế cho hoạt động của các hội đồng, tiểu ban này. Các tiểu ban này phụ trách việc xây dựng tiêu chuẩn và quy trình liên quan đến phê duyệt tài trợ. Hoạt động này là thuần túy khoa học. Nhà tài trợ hoặc đại diện nhà tài trợ, các nhóm xã hội dân sự được mời tham gia vào ủy ban quản lý tài chính và theo dõi tính hiệu quả của nghiên cứu cùng với các nhà khoa học. Việc các nhà tài trợ tham gia quản lý quỹ sẽ đảm bảo nguồn tài trợ được tài trợ đúng theo mục đích thành lập quỹ. d) Đổi mới mô hình hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học là một xu thế không thể đảo ngược hiện nay. Tuy nhiên, hợp tác như thế nào và lựa chọn đối tác hợp tác như thế nào hiệu quả mà không mất “chủ quyền khoa học”, không trở thành “thuộc địa khoa học” là một vấn đề cần đặt ra. Thực tế, tại Việt Nam có đến 80% các bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí uy tín quốc tế có sự hợp tác với các tác giả nước ngoài. Hợp tác quá nhiều mà đóng góp vào quá trình nghiên cứu, đóng góp tri thức vào dự án nghiên cứu thấp cho thấy nội lực của nền khoa học còn yếu kém. Việc thiếu tự chủ trong hợp tác quốc tế có thể dẫn đến việc lệ thuộc khoa học vào nước ngoài. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy hoạt động nghiên cứu có hợp tác khoảng 30 đến 50% là bình thường và nhà khoa học phải thể hiện vai trò quan trọng trong các dự án nghiên cứu (thể hiện qua vị trí tác giả trên các bài báo khoa học), hợp tác quá nhiều và không đóng vai trò quan trọng trong các dự án nghiên cứu cho thấy năng lực nghiên cứu thấp của nền khoa học. Bởi vậy, trong luận án này tác giả đề xuất các trường đại học nên xem xét lại mô hình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chủ động hơn trong hoạt động hợp tác và thể hiện vai trò lớn hơn trong đóng góp khoa học của các dự án hợp tác nghiên cứu. Để làm được điều này các trường có thể cần để ý một số khía cạnh như sau: Thứ nhất, các trường, các giảng viên chủ động hơn trong việc hợp tác nghiên cứu với các đồng nghiệp, đối tác quốc tế. Đối với các dự án quốc tế được tài trợ từ các tổ chức nước ngoài có sự tham gia của các đồng nghiệp quốc tế, các nhà khoa học Việt Nam cần tham gia sâu hơn vào toàn bộ quá trình nghiên cứu, không đơn giản là làm công tác “thu thập dữ liệu” cho các dự án và đứng tên ở các vị trí kém quan trọng trong các bài báo khoa học công bố từ dự án nghiên cứu. Các nhà khoa học phải thảo luận với đồng nghiệp quốc tế về chủ đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, cách thức thiết kế nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu nghiên cứu, viết bản thảo và công bố. Chỉ khi tham gia sâu vào toàn bộ quá trình nghiên cứu thì các nhà khoa học mới có thể “thương lượng” về vị trí đứng tên tác giả và thể hiện đóng góp khoa học của mình vào 164 nghiên cứu, tránh được hiện tượng “chất liệu Việt Nam, tri thức ngoại quốc” trong hợp tác nghiên cứu. Thứ hai, các trường, đơn vị thuộc trường cần lựa chọn các mô hình hợp tác đôi bên cùng có lợi (win - win) với đối tác nước ngoài. Các trường không thể chỉ trông chờ vào hợp tác nghiên cứu như một ngân khoản tài trợ từ nước ngoài cho nghiên cứu của mình. Cần chủ động mời gọi các nhà nghiên cứu quốc tế tham gia các dự án nghiên cứu do các nhà khoa học Việt Nam chủ trì được tài trợ bởi các quỹ nghiên cứu trong nước, trong đó có quỹ được thành lập từ trường. Thứ ba, các trường cần xác định hợp tác nghiên cứu là nhu cầu không thể đảo ngược nhưng phải xác định “chủ quyền khoa học”. Thúc đẩy các nhà nghiên cứu trong nước tiệm cận năng lực quốc tế để tham gia sâu hơn vào các dự án nghiên cứu do phía đối tác nước ngoài chủ trì hoặc do phía Việt Nam chủ trì. đ) Đẩy mạnh liên kết đại học - doanh nghiệp (U-I linkes) Các trường đại học cũng cần đẩy mạnh hoạt động liên kết với doanh nghiệp tạo ra áp lực với các nghiên cứu của giảng viên nhà trường, tăng cường tính ứng dụng và tạo nguồn tài trợ cho hoạt động nghiên cứu. Các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp có thể được thực hiện thông qua các hình thức liên kết chính tắc (các thỏa thuận có tính nguyên tắc và pháp lý) cũng như liên chính tắc (tự phát từ giảng viên). Tuy nhiên, trong dài hạn các trường nên ưu tiên khuyến khích các hình thức liên kết chính tắc với doanh nghiệp, thế giới công nghiệp. Một số lưu ý đối với các trường đại học trong việc thiết lập liên kết với doanh nghiệp ở các khía cạnh (i) sự cần thiết; (ii) tính hỗ trợ; (iii) tính hiệu quả; (4) tính ổn định và (5) tính chính thống. Trong đó: Sự cần thiết của hình thức liên kết là câu hỏi đầu tiên nhà trường phải trả lời. Với bất kỳ hình thức liên kết nào nhà trường cũng cần đặt ra việc đánh giá tính cần thiết của nó. Hoạt động liên kết có khuyến khích tương tác giữa nhà trường với doanh nghiệp và thế giới công nghiệp hay không? Hoạt động liên kết có cải thiện hiệu quả hoạt động sáng tạo, đổi mới hay tạo ra của cải hay không. Nhìn chung, nhà trường phải cân nhắc khi thiết lập các hình thức liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên, tạo ra phúc lợi cho nền kinh tế. Tính hỗ trợ: nhà trường phải xác định hoạt động liên kết với doanh nghiệp có đem lại hoạt động hỗ trợ tích cực cho cả hay bên hay không. Tính hỗ trợ cần được đặt ra với liên kết bởi vì có một lập luận rằng các trường đại học cung cấp phương tiện cho khả năng tiếp cận rộng rãi với các chuyên gia nghiên cứu và cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu. Trong khi đó, doanh nghiệp cung cấp kiến thức chuyên sâu về phát triển sản 165 phẩm và thương mại hóa, kiến thức thị trường (Sherwood, 2004). Bởi thế, hoạt động liên kết phải hướng tới việc tận dụng lợi thế của doanh nghiệp hướng và nhà trường để đạt được lợi ích cho cả hai bên. Tính hiệu quả: hoạt động liên kết với doanh nghiệp từ nhà trường cũng phải tính đến tính hiệu quả. Để đánh giá tính hiệu quả các trường và doanh nghiệp có thể đánh giá qua các sản phẩm nghiên cứu, hợp tác như thương mại hóa kết quả nghiên cứu, định lượng hóa kết quả đánh giá qua hệ thống đánh giá trắc lượng khoa học. Tính ổn định: hoạt động liên kết phải hướng tới tính ổn định trong dài hạn. Bởi để tạo ra hiệu quả trong dài hạn, cả nhà trường và doanh nghiệp phải hướng tới hợp tác đề kiểm soát các yếu tố bất định và đạt được sự tin tưởng lẫn nhau (Oliver, 1990). Tính chính thống: phản ánh hoạt động liên kết với doanh nghiệp của trường đại học là chính tắc hay phi chính tắc. Trường đại học có động cơ tham gia vào các liên kết để nâng cao uy tín và vị thế của mình (Mora-Valentin, 2000). Hoạt động liên kết cũng đòi hỏi các trường và doanh nghiệp về tính trách nhiệm xã hội, tinh thần doanh nhân và sự liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội (Cohen và cộng sự, 1998), sự công nhận trong cộng đồng khoa học và doanh nghiệp. Bởi vậy, tính chính thống cũng cần được xem xét khi nhà trường thực hiện các hình thức liên kết khác nhau với doanh nghiệp. Trong dài hạn nên hướng tới các hình thức liên kết chính tắc. e) Thúc đẩy hội nhập và chấp nhận văn hóa khoa học quốc tế Quá trình quốc tế hóa đại học hiện nay bắt buộc các trường muốn tồn tại và phát triển phải chấp nhận hoạt động hội nhập và văn hóa khoa học quốc tế. Ở khía cạnh thúc đẩy và chấp nhận văn hóa khoa học quốc tế, tác giả đề xuất một số khía cạnh như sau: Một là, tiêu chuẩn hóa sản phẩm nghiên cứu theo thông lệ quốc tế, từ bỏ cách lý giải về “đặc thù Việt Nam” để giải thích cho năng suất khoa học thấp, đặc biệt là nhóm ngành khoa học xã hội. Bởi hiện nay nghiên cứu khoa học được xem là những đóng góp toàn cầu, không nên tự giới hạn trong khuôn khổ quốc gia, địa phương. Thực tế, các cơ quan đánh giá khoa học có thể tham khảo các thông lệ quốc tế từ các tổ chức đánh giá khoa học độc lập để đánh giá kết quả nghiên cứu. Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm nghiên cứu phải xem xét cả phần “phẩm” và phần “lượng”. Ở phần lượng, các tiêu chuẩn đánh giá nên được phân chia theo các hạng mục khác nhau như: Số lượng bài báo, bằng sáng chế, bài hội thảo, bài thuyết trình được mời tại các hội thảo quốc tế uy tín, tập trung vào các danh mục quốc tế, xem xét loại bỏ việc tính điểm khoa học ở một số tạp chí trong nước có quy chế bình duyệt bài báo thiếu tính khoa học. Phần 166 “phẩm” phản ánh chất lượng nghiên cứu thông qua: thứ hạng của tạp chí đăng tải của nghiên cứu, uy tín của hội thảo khoa học (qua các chỉ số như chỉ số IF, chỉ số H, chỉ số trích dẫn của bài báo), mức độ ảnh hưởng trong chuyên ngành, mức độ ảnh hưởng tới việc thực hành và thay đổi chính sách công Hai là, có lộ trình và cải tiến mạnh mẽ việc phong chức danh giáo sư, phó giáo sư tham khảo nhiều tiêu chuẩn từ các nước phát triển hơn. Tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư mới đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn mang nhiều đặc thù Việt Nam. Tiêu chuẩn về công bố quốc tế ở các ngành khoa học xã hội còn khá thấp, thấp hơn cả tiêu chuẩn để được bảo vệ luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh từ nhiều đại học trên thế giới. Bởi vậy, cần xem xét lại tiêu chuẩn cho đánh giá phong chức danh giáo sư, phó giáo sư theo hướng nâng cao chuẩn hơn nữa, cải tổ mạnh mẽ hơn nữa. Thứ ba, cải cách các tiêu chuẩn đề bạt chức danh khoa bảng trong trường đại học. Việc đánh giá giảng viên, nhà khoa học trong trường đại học nên được đánh giá theo “ngạch”. Nhà trường có thể thực hiện chia ngạch cho cán bộ có tham gia nghiên cứu theo hai ngạch chính (1) giảng dạy và (2) nghiên cứu. Những người tham gia giảng dạy sẽ được tính trọng số hoạt động giảng dạy cao hơn và thấp hơn ở các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học và ngược lại những người làm nghiên cứu yêu cầu về sản phẩm nghiên cứu khoa học cao hơn và thấp hơn ở hoạt động giảng dạy. Thứ tư, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên toàn diện ở cả khía cạnh trực tiếp và khía canh gián tiếp. Ở khía cạnh trực tiếp có thể bao gồm các chỉ tiêu về công bố, hoàn thành đề tài nghiên cứu, tham gia hội thảo, có bằng sáng chế. Ở khía cạnh gián tiếp phản ánh hoạt động phục vụ cộng đồng khoa học như tham gia các hội đồng học thuật, ban biên tập, tư vấn doanh nghiệp hay cơ quan chính phủ. Các chỉ tiêu này nên kết hợp đánh giá bằng các chỉ tiêu lượng hóa và các chỉ tiêu định tính như thông qua khảo sát uy tín khoa học hay đóng góp với cộng động khoa học. 5.2.2. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước a) Cải tiến cơ chế tài trợ và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học Vấn đề tài chính và thủ tục tài chính trong tài trợ nghiên cứu khoa học đối với giảng viên đang làm nản lòng nhiều giảng viên tâm huyết vì những thủ tục hành chính nhiêu khê trong xét duyệt các đề tài nghiên cứu. Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, các nhóm giảng viên có thể xây dựng quy chế tài trợ nghiên cứu từ duyệt phê duyệt đến kiểm soát nghiên cứu theo mô hình tài trợ của các quỹ khoa học 167 từ các nước phát triển. Trong phạm vi của luận án này, ở quy mô quốc gia, tác giả đề xuất tham khảo mô hình xét duyệt tài trợ cho nghiên cứu khoa học của Úc (mô hình này cũng khá giống với các mô hình xét duyệt tài trợ của Mỹ, Anh, Canada, các nước châu Âu), mô hình này cho thấy tính hiệu quả ở nhiều nước áp dụng. Cơ chế quản lý và tài trợ có thể mô tả ngắn gọn như sau: Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học quốc gia và hội đồng tài trợ khoa học cho các ngành (nếu có) (ở Úc là Australian Research Council – ARC). Hội đồng này có cơ cấu tổ chức giống các cơ quan quản lý nhà nước. Chủ tịch hội đồng và các thành viên của hội đồng là các nhà khoa học làm bán thời gian và không lương. Các cán bộ điều hành công việc hàng ngày là một nhóm nhân viên hành chính được trả lương do Nhà nước tuyển dụng. Lãnh đạo các Bộ, cơ quan Nhà nước không tham gia can thiệp vào việc quản lý và phân phối tài trợ của quỹ19. Việc tài trợ và quản lý các dự án nghiên cứu của quỹ được tiến hành theo trình tự ba bước bao gồm: (1) trình nộp đề cương nghiên cứu; (2) bình duyệt và (3) quản lý tiến trình của đề tài/dự án nghiên cứu. Trong đó: Trình nộp đề cương nghiên cứu Khác với Việt Nam, các Quỹ phát triển khoa học tại các nước phát triển không thực hiện việc “đấu thầu” đề tài. Bởi việc đấu thầu rất thiếu công bằng và hạn chế khả năng của nhà nghiên cứu. Nhà nước có thể đề ra một số định hướng nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể. Nhưng cơ bản nhà khoa học được tự do lựa chọn đề tài nghiên cứu mà họ cho rằng mình có khả năng chuyển môn nhất để thực hiện và đáp ứng xu hướng nghiên cứu trong chuyên ngành. Điều này cũng giúp đảm bảo quyền tự do học thuật của các trường đại học. Các đề tài nghiên cứu được bắt đầu bằng với một đề cương nghiên cứu (project proposal hoặc research proposal). Các Hội đồng khoa học chuyên ngành sẽ quy định chi tiết về kết cấu và yêu cầu của đề cương từ việc thuyết trình tính cần thiết, mục tiêu, phương pháp, những kết quả kỳ vọng, ý nghĩa thực tế cũng như kế hoạch thực hiện và nguồn lực đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu cũng phải trình bày về thành phần nhà khoa học tham dự, thành tích, kinh nghiệm nhằm cung cấp cho hội đồng cơ sở đánh giá tính thích hợp và khả thi của đề cương nghiên cứu. 19 Thực tế Quỹ Nafosted là một phương thức gần giống với các quỹ tài trợ khoa học tại các nước tiên tiến và có thể nhân rộng. 168 Các phần của đề cương phải được thuyết minh chi tiết để cho thấy tính khả thi của dự án nghiên cứu, các giải trình về dự toán chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu có kế hoạch theo thời gian cụ thể. Đề cương có thể cung cấp các dữ liệu sơ bộ của nghiên cứu để thuyết phục hội đồng về hướng nghiên cứu, thuyết phục họ tài trợ bởi các hội đồng không thể tin tưởng hoàn toàn vào “lời hứa” của chủ nhiệm đề tài trong thuyết minh. Các quy định và tiêu chuẩn xét duyệt đề cương đều được minh bạch hoa, công bố trên website thuận lợi cho nhà khoa học truy cập, có các quy định hướng dẫn chi tiết. Các đề cương của các nhà nghiên cứu/nhóm nghiên cứu được gửi tới Quỹ phát triển khoa học để được xem xét đánh giá và tài trợ. Xét duyệt các đề cương nghiên cứu Sau khi nhận được các đề cương nghiên cứu, Quỹ sẽ gửi thư mời các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia công tác bình duyệt. Sau khi nhận được phản hồi và tuyển chọn, Quỹ tài trợ sẽ thành lập các tiểu ban ban hay Hội đồng đánh giá xét duyệt đề cương. Hội đồng đánh giá bao gồm các nhà khoa học cả trong và ngoài nước và mỗi Hội đồng đánh giá phụ trách bình duyệt một đề cương nghiên cứu. Danh sách thành viên từng hội đồng được công bố trên website và phải đảm bảo không xung đột về lợi ích khi đánh giá (thành viên Hội đồng có thể gửi đề cương nghiên cứu của mình). Hoạt động đánh giá đề cương khoa học không được nhận thù lao nhưng các chi phí như đi lại, ăn ở trong thời gian duyệt đề cương sẽ do Quỹ chi trả trên một định mức nhất định. Hoạt động thẩm định được thực hiện qua hai bước. Bước thứ nhất là các thành viên hội đồng sẽ đọc đề cương nghiên cứu, sơ loại các đề tài và mời các chuyên gia bình duyệt độc lập (2 đến 3 chuyên gia), các chuyên gia này là người bên ngoài có chuyên môn thích hợp để đánh giá đề cương. Bước thứ hai, sau khi nhận đánh giá đề cương của các chuyên gia bình duyệt, hội đồng đánh giá họp và tiến hành thảo luận và cho điểm đề cương trên 1 thang điểm nhất định. Thang điểm và các thành phần đánh giá được thống nhất từ hội đồng chuyên gia của từng ngành để đảm bảo tính khách quan, lượng hóa được của hoạt động đánh giá. Kết quả đánh giá của Hội đồng và chuyên gia bình duyệt sẽ được chuyển tới giảng viên, nhà khoa học có đề cương nghiên cứu để lấy phản hồi của họ về việc đánh giá đề cương nghiên cứu. Trong một khoảng thời gian quy định nhất định, nhà khoa học phải phản hồi những bình duyệt, đánh giá của hội đồng phê duyệt. 169 Sau khi nhận được phản hồi của giảng viên, nhà khoa học hội đồng đánh giá tiếp tục đánh giá đề cương trên kết quả bình duyệt của chuyên gia độc lập, ý kiến của các thành viên và phản hồi của nhà khoa học để xếp hạng các dự án nghiên cứu tài trợ. Kết thúc bước này Hội đồng đánh giá sẽ ra một thông báo chính thức những đề tài nào được tài trợ, những đề tài nào không được tài trợ và mức điều chỉnh tài trợ. Nếu có thắc mắc về đề cương nghiên cứu, giảng viên có thể làm một báo cáo phản hồi (phản đối) như một hình thức khiếu nại để xem xét lại đề cương nghiên cứu của họ và Hội đồng sẽ xem xét lại. Quản lý tiến trình của đề tài Tiền cho dự án nghiên cứu trên danh nghĩa được cấp cho nhà khoa học, nhóm nghiên cứu được phê duyệt nhưng họ không được quản lý trực tiếp số tiền này. Tiền tài trợ được chuyển qua một ủy ban ủy nhiệm để quản lý số tiền nghiên cứu. Ủy ban này sẽ thực hiện giải ngân chi phí nghiên cứu cho nhà khoa học, giảng viên theo tiến độ thực hiện dựa trên hợp đồng nghiên cứu. Quỹ nghiên cứu sẽ trả một phần phí quản lý cho Ủy ban quản lý được ủy nhiệm. b) Khen thưởng và vinh danh các giảng viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học - Xây dựng chính sách khen thưởng và vinh danh các nhà khoa học, các giảng viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học; - Xây dựng chính sách đãi ngộ, ưu đãi và khuyến khích các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài hợp tác với các nhà khoa học, các giảng viên của các trường đại học trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; - Xây dựng định mức khen thưởng theo tỷ lệ % hợp lý của số tiền làm lợi khi chuyển giao công nghệ (phạm vi, quy mô chuyển giao công nghệ càng lớn thì tiền thưởng tăng theo); - Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ tại các trường đại học, cao đẳng. 5.3. Kiến nghị 5.3.1. Đối với Chính phủ - Đẩy mạnh triển khai Luật Khoa học công nghệ năm 2013 theo hướng Nhà nước (i) Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chú trọng lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển, đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoa học và công 170 nghệ; (ii) Tạo điều kiện phát triển thị trường khoa học và công nghệ; (iii) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ; (iv) Khuyến khích, tạo điều kiện để các hội khoa học và kỹ thuật, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và hoạt động khoa học và công nghệ. - Xây dựng quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học có tính đến đặc thù các khối ngành khoa học (trong đó có khối ngành kinh tế) và phát huy tính sáng tạo của đội ngũ giảng viên, tự chủ học thuật của các trường đại học. 5.3.2. Đối với các bộ, ngành (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và các tổ chức liên quan) Thứ nhất, cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến xét duyệt và tài trợ nghiên cứu khoa học từ các quy định của các Quỹ tài trợ do Bộ quản lý. Các giảng viên, các nhà khoa học phản ánh khá nhiều về thủ tục hành chính phức tạp, đặc biệt liên quan đến thủ tục tài chính của dự án nghiên cứu và cả vấn đề xét duyệt đề tài. Bởi vậy, các Bộ chủ quan cần cải cách thủ tục hành chính đối với toàn bộ quá trình xét duyệt cũng như quản lý đề tài khoa học. Thứ hai, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các quy định về liêm chính hay đạo đức khoa học. Thực tế hiện nay có các quy định về đạo văn, sao chép nhưng quy định về vấn đề liêm chính hay đạo đức nghiên cứu vẫn còn chưa có. Phần lớn các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp vẫn chưa được xét duyệt thông qua các ủy ban hay hội đồng đạo đức nghiên cứu (trừ các nghiên cứu Y khoa), Bởi vậy, nhu cầu cần thiết là có quy định về đạo đức nghiên cứu trong việc xét duyệt dự án nghiên cứu. Bộ có thể ban hành quy định thúc đẩy các trường đại học thành lập các Ủy ban đạo đức để đánh giá khía cạnh đạo đức nghiên cứu cho các đề cương phê duyệt. Thứ ba, Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường chuyển giao nhiều quyền tự chủ cho trường đại học. Tự trị đại học hay tự do học thuật là yêu cầu bắt buộc với các trường đại học theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên quyền tự trị đại học của các trường đại học Việt Nam còn kém, chủ trương về mở quyền tự chủ cho các trường đại học là chủ trương đúng nhưng vẫn còn dừng lại ở quyền tự chủ tài chính. Nhiều hoạt động đòi hỏi tính tự chủ của nhà trường vẫn bị can thiệp từ Bộ. Bởi vậy, để hội nhập và thúc đẩy nghiên cứu khoa học tốt hơn nữa Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Bộ chủ quản cần mở rộng hơn nữa quyền tự chủ cho các trường đại học. Trong 171 giai đoạn hiện nay, cần sớm cho thí điểm việc trường đại học không trực thuộc Bộ chủ quản với các trường được thí điểm (Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội) để đánh giá triển khai trên diện rộng. Thứ tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các trường đại học thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá kết quả theo thông lệ quốc tế cho Việt Nam. Tiêu chuẩn thiết lập đánh giá này có thể được tham khảo từ các nước phát triển có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hoạt động đánh giá kết quả nghiên cứu từ bỏ hình thức “nghiệm thu” đề tài thay bằng các hình thức công bố khoa học có bình duyệt để giảm tình trạng tiêu cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Thứ năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Bộ Khoa học và công nghệ chủ trì thiết lập cơ sở dữ liệu khoa học quốc gia, xây dựng việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học bằng các chỉ tiêu trắc lượng khoa học theo thông lệ quốc tế (chẳng hạn đánh giá trên chỉ số H, IF, trích dẫn). Thứ sáu, các cơ quan hành chính của Chính phù không xem xét việc nghiên cứu khoa học như một tiêu chuẩn đề bạt để giảm các đề tài nghiên cứu không đúng chuẩn mực từ các đơn vị không có khả năng nghiên cứu. Hoạt động nghiên cứu khoa học không phải là một “phong trào” mà phải là một chương trình dài hạn. Chỉ nên giao hoạt động nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp mà không phải các cán bộ hành chính. 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo Mặc dù đã đạt được các mục tiêu ban đầu đặt ra nhưng nghiên cứu này cũng còn những hạn chế nhất định. Thứ nhất, nghiên cứu mới được thực hiện ở quy mô khá nhỏ của các trường đại học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong khi đó các trường đại học Kinh tế ở nhiều khu vực chưa được khảo sát như Thái Nguyên, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ có thể làm cho tính đại diện của nghiên cứu bị ảnh hưởng. Thứ hai, do những hạn chế về cơ cở dữ liệu và khả năng khảo sát nên trong các chỉ tiêu đánh giá nghiên cứu được xây dựng còn có tính “chung chung” chưa tách bạch được đóng góp khoa học theo giảng viên. Chẳng hạn đăng bài báo trên tạp chí ISI/Scopus đều được tính 2 điểm nhưng trong các tạp chí này có mức độ khó khác nhau và còn phụ thuộc vào vị trí và đóng góp của tác giả trong bài báo. Điều này có thể dẫn đến đánh giá thiếu công bằng cho một số giảng viên về điểm nghiên cứu. 172 Thứ ba, kết quả nghiên cứu còn thiếu điều chỉnh theo thời gian nghiên cứu/nguồn tài trợ, kinh nghiệm nên có thể dẫn đến thiên lệch về kết quả. Bởi vậy, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng quy mô nghiên cứu ra nhiều trường đại học, phân chia cách tính điểm khoa học cho giảng viên một cách chi tiết hơn và nên điều chỉnh điểm nghiên cứu theo thời gian giảng dạy để chỉ tiêu đánh giá được khách quan hơn. 173 KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu của luận án đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu ban đầu đặt ra và cơ bản đã đạt được mục tiêu nghiên cứu. Thông qua tổng quan các nghiên cứu và tổng hợp các lý thuyết về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu khoa học, luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học kinh tế. Luận án đã xác định được bốn nguồn ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu khoa học và kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên là (1) các động cơ bên ngoài; (2) các động cơ bên trong; (3) các rào cản cản trở hoạt động nghiên cứu và (4) các nhân tố điều kiện. Thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm bằng khảo sát ý kiến các giảng viên từ 5 trường đại học kinh tế lớn, nghiên cứu đã phát hiện có sự khác biệt về cấu trúc khái niệm nghiên cứu của các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên. Trong đó, động cơ bên ngoài gồm hai động cơ là (i) uy tín học thuật và (ii) thăng tiến và cộng cơ tài chính; động cơ bên trong gồm ba động cơ là (i) đam mê nghiên cứu; (ii) theo đuổi học thuật và (iii) tự chủ và đóng góp xã hội; các rào cản gồm bốn loại rào cản gồm (i) rào cản cơ sở vật chất; (ii) thiếu kỹ năng và kinh nghiệm; (iii) tuổi tác và sự hỗ trợ và (iv) khối lượng giảng dạy và văn hóa nghiên cứu. Cũng thông qua phân tích dữ liệu khảo sát luận án tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của các động cơ, rào cản và điều kiện có ảnh hưởng khá khác nhau tới kết quả nghiên cứu từ từng nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả nghiên cứu. Đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu của một số trường đại học kinh tế điển hình trong thời gian gần đây. Thông qua phân tích kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra được một số gợi ý nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của các giảng viên các trường đại học kinh tế bao gồm: (1) thực hiện tự do học thuật trong các trường đại học; (2) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động nghiên cứu; (3) cải thiện cơ chế tài trợ khoa học; (4) xã hội hóa nguồn quỹ tài trợ cho hoạt động nghiên cứu; (5) đổi mới mô hình hợp tác nghiên cứu khoa học quốc tế; (6) đẩy mạnh liên kết đại học - doanh nghiệp (U-I linkes); (7) thúc đẩy hội nhập và chấp nhận văn hóa khoa học quốc tế. Do một số hạn chế và ràng buộc về thời gian, điều kiện và kinh phí thực hiện nghiên cứu, luận án còn một số hạn chế về độ “bao phủ” hay tính đại diện của các trường đại học được khảo sát, về sự phân tích có tính đối chiếu, so sánh giữa các trường khối kinh tế so với khối trường khoa học - công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, về lý giải những phát hiện có tính đặc thù 174 trong hoạt động NCKH của Việt Nam so với các nước. Đây cũng là những vấn đề có thể gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo cho bản thân tác giả của luận án hoặc các cá nhân, tổ chức khác có quan tâm với mục đích đẩy mạnh hiệu suất, hiệu quả hoạt động NCKH của các trường đại học nói chung, các trường đại học khối kinh tế nói riêng, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của nước ta. 175 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Đại Hải (2019), "Thúc đẩy động lực nghiên cứu để tăng năng suất khoa học của giảng viên các trường đại học Kinh tế", Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, tháng 10/2019, tr.34-37. 2. Trần Đại Hải, Dương Thị Liệu (2019), "Tác động của các động lực và rào cản của giảng viên tới năng suất khoa học: Trường hợp các Trường Đại học Kinh tế tại Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tháng 10/2019, tr.117-120. 3. Tran Dai Hai, Dao Ngoc Tien, Pham Thi Anh Duong, Dao Trung Kien (2019), “Factors Affecting Research Productivity of Lecturers in Economic Universities in Vietnam”, South East Asia Association for Institutional Research Conference, New Taipei City, Taipei, 25 - 27, September 2019. 176 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ayman Ahmad Abu Rumman & Ahmad Fathi Alheet (2019), “The Role of Researcher Competencies in Delivering Successful Research”, Information and Knowledge Management, ISSN 2224-896X (Online) DOI: 10.7176/IKM, Vol.9, No.1, 2019. 2. A. A. Victor, E. G. Babatunde (2014), ‘Motivation and Effective Performance of Academic Staff in Higher Education (Case Study of Adekunle Ajasin University, Ondo State, Nigeria)’, International Journal of Innovation and Research in Educational Sciences, Vol.1, No.2. 3. Bernadette Conraths and Hanne Smidt (2005), The funding of university based research and innovation in Europe, EUA publications 4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), 'Đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học 5 năm 2001-2005 và định hướng 2006-2010 trong lĩnh vực khoa học kinh tế của các trường đại học', Kỷ yếu hội thảo. 5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2017), Báo cáo tổng hợp tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ năm 2017. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Báo cáo Đánh giá thực trạng chính sách về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học. 7. C. A. D’Angelo và G. Abramo (2014), 'How do you define and measure research productivity? Scientometrics', Scientometrics, 101(2). pp. 1129-1144. 8. Chen, A. (2001), 'A Theoretical Conceptualization for Motivation Research in Physical Education: An Integrated Perspective', Quest, 53(1), pp. 35-58. 9. Chu Phạm Ngọc Sơn (2006), 'Để kết quả nghiên cứu khoa học không còn nằm trong phòng thí nghiệm', Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 2.2006, tr. 23. 10. Creswell J., 1986, Measuring faculty research performance, Jossey-Bass Inc., San Francisco. 11. Cummings W.K., Finkelstein M.J., The Balance Between Teaching and Research in the Work Life of American Academics, Springer Publishing House, 2014. 12. Đào Ngọc Tiến, Đoàn Quang Hưng và Nguyễn Sơn Tùng (2015), The Relationship between University GPA and Family Background: Evidence from a University in Vietnam, có tại: https://www.researchgate.net/publication/ 177 303103718_The_Relation_between_University_GPA_and_Family_Background_ Evidence_from_a_University_in_Vietnam [Truy cập ngày: 13/06/2016]. 13. Đinh Văn Ân (2006), 'Nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng chính sách kinh tế - Những vấn đề đặt ra', Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 9.2006, tr. 28. 14. E. Leahey (2006), 'Gender Differences in Productivity: Research Specialization as a Missing Link', Gender & Society, 20(6). pp. 754-780. 15. Edabu P. & Anumaka J.2014), 'Motivation tools as a determinant of effectiveness on academic staff in selected private universities in Central Uganda', International Journal of Research in Business Management, 2(9), pp. 93-106. 16. Erick Buberwa (2015), 'Role of Motivation on Academic Staff Performance in Tanzania Public Universities: Underpinning Intrinsic and Extrinsic Facets', European Journal of Business and Management, 7(36), pp. 219-230 17. G. Abramo, C. A. D’Angelo và A. Caprasecca (2009), 'Gender differences in research productivity: A bibliometric analysis of the Italian academic system', Scientometrics. 79(3). pp. 517-539. 18. Geiger, R (1986), To advance knowledge: the growth of American research universities: 1900-1940, Oxford University Press, New York. 19. Hồ Thị Hải Yến (2007), Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 20. Hoàng Ngọc Hà (2006), 'Công tác nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2005 và định hướng 2006-2010', Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 2.2006, tr. 36. 21. Hosoi, M. (2005), “Motivating Employees in Academic Libraries in Tough Times”, pp. 43-49, https://pdfs.semanticscholar.org/15c6/ f62fef0e04c5a326b0fbf0e7ddf587190903.pdf?ga=2.240645379.1610454878.161 5883923-1389971911.1615883923. 22. Jung Cheol Shin, Akira Arimoto, William K. Cummings, Ulrich Teichler: Teaching and Research in Contemporary Higher Education: Systems, Activities and Rewards, The changing academic profession in international comparative perspective 9, DOI 10.1007/978-94-007-6830-7 178 23. Kelly Wester (2011), “Research Competencies in Counselling, a Delphi Study”, Journal of Counseling & Development, American Counseling Association, 2014, vol. 92, pp. 447-458. 24. Lê Đình Lý (2010), “Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An)”, Luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Trường ĐHKTQD (2019), tr.1-142. 25. M. A. Peters. (2003), 'Classical Poilitical Economy and the Role of Universities in the New Knowledge Economy', Globalisation, Societies and Education, 1(2). pp. 153-168. 26. M. F. Fox. (1992), 'Research, Teaching, and Publication Productivity: Mutuality Versus Competition in Academia', Sociology of Education, 65(4). pp. 293-305. 27. M. Z. Iqbal. (2011), 'Factors Related to Low Research Productivity at Higher Eduction Level', Asian Social Science, 7(2), pp. 188-193. 28. Mai Ngọc Cường (2004), Điều tra thực trạng và kiến nghị giải pháp đổi mới đầu tư tài chính đối với các trường đại học Việt Nam phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Dự án điều tra cơ bản cấp Bộ năm 2004. 29. Mai Ngọc Cường (2005), Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học Việt Nam, Đề tài cấp Bộ B2003.38.76TĐ. 30. Mai Ngọc Cường (2006), 'Đổi mới quản lý tài chính từ ngân sách Nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ', Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Kiểm toán Nhà nước - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, Hà Nội, tháng 8/2006, tr. 71. 31. Meyer & Allen (1997), Commitment in the Workplace: Theory, Research, and Application, SAGE Publication. 32. Minh Nguyệt (2006), 'Chi cho khoa học và công nghệ: Hiệu quả khó "đong đếm"', Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 9.2006, tr. 16. 33. Mohammed Abubakar Mawoli, Abdullahi Yusuf Babandako (2011), ‘An evaluation of staff motivation, dissatisfaction and job performance in an academic setting’, Australian Journal of Business and Management Research, Vol.1 No.9 [01-13] | December-2011-1. 34. Muhammad Zafar Iqbal và cộng sự (2011), 'Factors Related to Low Research Productivity at Higher Education Level', Asian Social Science, Vol. 7, No. 2. 179 35. Nguyễn Danh Sơn (2000), Nghiên cứu hình thành và cơ chế hoạt động của hệ thống các quỹ hỗ trợ tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. 36. Nguyễn Hải Hằng (2006), 'Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư: Góp phần phát triển nền khoa học và công nghệ nước ta', Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 9.2006, tr. 16. 37. Nguyễn Minh Sơn (2006), 'Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học: Thử đi tìm một mô hình mới?', Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 7.2006, tr. 29. 38. Nguyễn Thị Anh Thư (2006), 'Đổi mới chính sách tài chính đối với khoa học và công nghệ ', Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 3.2006, tr.18. 39. Nguyễn Thùy Dung (2015), Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 40. Nguyễn Trọng Thụ (2006), 'Nhận xét, đánh giá về quy trình tổ chức và quản lý chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước', Tạp chí Kiểm toán, tháng 9/2006. 41. Nguyễn Trường Giang (2006), 'Về cơ chế quản lý tài chính chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005', Tạp chí Kiểm toán, số tháng 9.2006. 42. Nguyễn Văn An (2006), 'Xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ: Nên hiểu thế nào?', Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 3.2006, tr. 27. 43. Nguyễn Văn Phúc (2005), Cơ chế gắn hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học với thực tiễn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, Đề tài cấp Bộ B2005. 38.126. 44. P. Arensbergen, I. Weijden và P. Besselaar. (2012), 'Gender differences in scientific productivity: a persisting phenomenon?', Scientometrics, 93(3), pp. 857-868. 45. Perry, J. and Porter, L. (1982), 'Factors Affecting the Context for Motivation in Public Organizations', Academy of Management Review, 7(1), pp. 89-98. 46. Phạm Hồng Chương (2005), Đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo và thực tiễn, Đề tài cấp Bộ B2003.38.70. 180 47. Phan Xuân Dũng - Hồ Thị Mỹ Duệ (2006), Đổi mới quản lý và hoạt động các tổ chức khoa học công nghệ theo cơ chế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Phan Xuân Dũng (chủ biên) - Hồ Thị Mỹ Duệ (2006a), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Pierre Lamblin (2010), Skills and competenciesneeded in the research field objectives 2020, Deloitte and APEC. 50. Qayyum, A., Sukirno & Mahmood, A. (2011), 'A Preliminary Investigation of Employee Motivation in Pakistan’s Banking Sector', Research and Practice in Human Resource Management, 19(1), pp. 38-52. 51. Rashid Muhammad. (2001), Educational Research, National Book Foundation, Islamabad, Pakistan. 52. Rijaru Negash, Shimelis Zewude, Reta c. (2014), 'The effect of compensation on employees motivation', Basic Research Journal of Business Management and Accounts, ISSN 2315-6899 Vol. 3(2) pp. 17-27 February 2014. 53. S. G. Levin và P. E. Stephan. (1991), 'Research Productivity over Life Cycle: Evidence for Academic Scientists', American Economic Review, 81(1). pp. 114-132. 54. S. Kyvik và M. Teigen. (1996), 'Child Care, Research Collaboration, and Gender Differences in Scientific Productivity', Science, Technology, & Human Values, 21(1). pp. 54-71. 55. S. Lee và B. Bozeman. (2005), 'The Impact of Research Collaboration on Scientific Productivity', Social Studies of Science, 35(5). pp. 673-702. 56. S. N. Wichian, S. Wongwanich và S. Bowarnkitiwong. (2009), 'Factors Affecting Research Productivity of Faculty Members in Government Universities: Lisrel and Neural Network Analyses', Kasetsart Journal, 30. pp. 67-78. 57. Trần Thị Thanh (2006), 'Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng của người cán bộ giảng dạy', Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 12.2006, tr. 58. 58. Trần Xuân Trí (2006), 'Quản lý, cấp phát, thanh toán kinh phí sự nghiệp khoa học giai đoạn 2001-2005, những bất cập và kiến nghị', Tạp chí Kiểm toán, tháng 9/2006. 59. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2010), 'Đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trường đại học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội', Kỷ yếu Hội 181 thảo khoa học quốc gia các trường đại học, học viện có đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh. 60. Vũ Duy Hào (2005), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ B2005.38.125. 61. W. W. Powell và K. Snellman. (2004), 'The Knowledge Economy', Annual Review of Sociology, 30, pp. 199-220. 62. William K. Cummings, Ulrich Teichler, The relevance of academic work in comparative perspective, The changing academic profession in international comparative perspective 13, DOI 10.1007/978-3-319-11767-6_8, Springer International Publishing Switzerland, 2015. 63. Williams, A (2003), A mediated hierarchical regression analysis of factors related to research productivity of human resource education and workforce development postsecondary faculty, Doctoral Dissertation, Lousiana State University and Agricultural and Mechanical College, retrieved from UMI database. 64. Y. Xie và K. A. Shauman. (1998), 'Sex Differences in Research Productivity: New Evidence about an Old Puzzle', American Sociological Review, 63(6), pp. 847-870. 65. Yamoah, E. and Ocansey, E. (2013), 'Motivational Factors of Lecturers of Private Universities in Ghana', AJBMR, 3(1), p.33. Các trang mạng đã khảo cứu: https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/diem-nghen-cua-nghien-cuu-khoa- hoc-trong-truong-dai-hoc-viet-nam-387036.html https://vtv.vn/chinh-tri/doi-moi-giao-duc-dai-hoc-chia-khoa-phat-trien- nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-20210123095457171.htm https://doimoisangtao.vn/news/nghin-cu-khoa-hc-trong-trng-i-hc-hn-ch-c-cht-v- lng phat-trien-giao-duc-va-dao-tao-o-viet-nam-trong-boi-canh-cach-mang-cong- nghiep-40.html 182 PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN Giảng viên và cán bộ nghiên cứu Kính gửi: Để góp phần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên các trường đại học khối kinh tế, xin Ông/Bà vui lòng cung cấp một số thông tin sau đây. Các thông tin cung cấp sẽ được giữ bí mật. Chúng tôi cam đoan sẽ chỉ công bố những kết quả thống kê. Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Ông/Bà! A. THÔNG TIN CÁ NHÂN: xin vui lòng đánh dấu X vào ô thích hợp hoặc điền vào chỗ . 1. Đơn vị công tác: .. 2. Tuổi: .. 3. Giới tính: Nam Nữ 4. Học vị, học hàm và năm được cấp Cử nhân, năm .. Thạc sỹ, năm . Tiến sĩ, năm . PGS, năm . GS, năm . 5. Chức danh Trợ giảng Giảng viên Giảng viên chính Giảng viên cao cấp 6. Chức vụ trong chính quyền đã từng giữ Cán bộ kiêm nhiệm Trưởng/phó phòng Trưởng/Phó khoa chuyên môn Ban giám hiệu 7. Thâm niên công tác (đánh xấu X vào ô thíc hợp) Dưới 10 năm Từ 10-20 năm Từ 20 - 30 năm Trên 30 năm 183 8. Trình độ ngoại ngữ, tin học Thành thạo Khá Trung bình Không biết Tiếng Anh giao tiếp Tiếng Anh chuyên môn Ngoại ngữ khác cho giao tiếp, xin ghi rõ:.. Ngoại ngữ khác cho chuyên môn, xin ghi rõ . Tin học văn phòng Phần mềm phân tích số liệu, xin ghi rõ: B. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC 2011-2016 1. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học đã chủ nhiệm và tham gia Tổng số 2011- 2016 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước và tương đương 2. Chủ nhiệm đề tài cấp bộ và tương đương 3. Chủ nhiệm đề tài cấp trường và tương đương 4. Tham gia đề tài cấp nhà nước và tương đương 5. Tham gia đề tài cấp bộ và tương đương 6. Tham gia đề tài cấp trường và tương đương 184 2. Số lượng giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo đã xuất bản Tổng số 2011- 2016 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Số giáo trình là chủ biên/đồng chủ biên 2. Số giáo trình tham gia viết 3. Số sách tham khảo/chuyên khảo là chủ biên/đồng chủ biên 4 Số sách tham khảo/chuyên khảo tham gia viết 3. Số lượng bài báo tạp chí trong và ngoài nước đã công bố Tổng số 2011- 2016 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Số bài báo công bố quốc tế trong danh mục ISI, Scopus, ACI 2. Số bài báo công bố quốc tế trong danh mục ISI, Scopus, ACI 3. Số bài đăng trong các tạp chí chuyên ngành được tính tối đa 1 điểm theo quy định của HĐ chức danh GS nhà nước 4. Số bài đăng trong các tạp chí được tính tối đa 0,75 và 0,5 điểm theo quy định của HĐ chức danh GS nhà nước 5. Số bài báo được đăng toàn văn trong kỷ yếu hội thảo quốc tế/quốc gia, có số xuất bản ISBN 185 4. Số lượng sinh viên, học viên cao học, NCS đã và đang hướng dẫn Tổng số 2011- 2016 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Đề tài Sinh viên NCKH 2. Đề tài Sinh viên NCKH đạt giải thưởng cấp trường 3. Đề tài Sinh viên NCKH đạt giải thưởng cấp Bộ 9. Số lượng luận án NCS đã và đang hướng dẫn - Trong đó số NCS đã bảo vệ thành công luận án - Số NCS đang làm luận án 10. Số lượng luận văn thạc sỹ đã và đang hướng dẫn - Trong đó số học viên cao học đã bảo vệ luận văn thành công - Số luận văn đang hướng dẫn C. CÂU HỎI PHỎNG VẤN Anh/chị có đồng ý với những nhận định sau đây không. Xin vui lòng đánh dấu vào ô thích hợp trên thang điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 4 (hoàn toàn đồng ý) 1. Các nhân tố bên ngoài Hoàn toàn không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Đồng ý (3) Hoàn toàn đồng ý (4) Tôi nghiên cứu khoa học để có cơ hội thăng chức Tôi nghiên cứu khoa học vì đó là yêu 186 Hoàn toàn không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Đồng ý (3) Hoàn toàn đồng ý (4) cầu của Nhà trường Nếu không bắt buộc thì tôi sẽ không thực hiện nghiên cứu khoa học Tôi nghiên cứu khoa học vì những khuyến khích tài chính đối với hoạt động này Tôi thực hiện nghiên cứu khoa học để có thêm thu nhập từ chuyển giao kết quả nghiên cứu Tôi nghiên cứu khoa học vì muốn được vào biên chế hoặc ký hợp đồng lao động dài hạn hơn Kết quả NCKH tốt sẽ giúp tôi có được vị trí tốt hơn trong cơ quan Tôi muốn nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp với kết quả nghiên cứu của mình Tôi nghiên cứu khoa học để có thể kết nối với cộng đồng nghiên cứu trong và ngoài nước Tôi nghiên cứu khoa học để có uy tín cao hơn trong cộng đồng khoa học Tôi nghiên cứu khoa học để có thể đi tham dự các hội thảo khoa học quốc tế Tôi nghiên cứu khoa học để có thể tìm được việc làm ở những cơ quan tốt hơn. 187 2. Các nhân tố bên trong Hoàn toàn không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Đồng ý (3) Hoàn toàn đồng ý (4) Tôi luôn đam mê với nghiên cứu khoa học Tôi dành nhiều thời gian NCKH vì tôi cảm thấy thích thú Tôi luôn có những ý tưởng và thích việc đặt ra những câu hỏi nghiên cứu Tôi thích việc tìm kiếm câu trả lời thông qua nghiên cứu khoa học Tôi mong muốn có thể nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học Tôi mong muốn nâng cao kiến thức thông qua nghiên cứu khoa học Tôi mong muốn có nhiều công trình của mình được xuất bản Tôi tin rằng kết quả nghiên cứu của mình có ích cho xã hội Tôi tin rằng NCKH sẽ giúp ích cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy NCKH là trách nhiệm tất yếu của giảng viên đại học Tôi thích sự độc lập trong NCKH Tôi thích giải quyết những thách thức, phức tạp trong NCKH 188 3. Các nhân tố ảnh hưởng Hoàn toàn không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Đồng ý (3) Hoàn toàn đồng ý (4) Tôi không có đủ kinh nghiệm nghiên cứu Tôi không được trang bị kỹ năng cần thiết cho nghiên cứu Tôi không thấy tự tin khi gửi đi các công trình NCKH của mình Tôi không có đủ thời gian dành cho NCKH Tôi phải giảng dạy quá nhiều nên không có thời gian nghiên cứu Tôi đã quá già cho việc nghiên cứu khoa học Tôi không có những người hỗ trợ trong việc NCKH Trường đại học không cung cấp đủ kinh phí cho nghiên cứu của tôi Tôi không có đủ nguồn lực tài chính cho hoạt động nghiên cứu Tôi không có cơ sở dữ liệu và số liệu cần thiết cho nghiên cứu Tôi không có văn phòng để thực hiện NCKH Văn hóa khuyến khích nghiên cứu trong trường luôn thúc đẩy tôi thực hiện NCKH 189 D. CÂU HỎI MỞ 1. Theo quan điểm cá nhân, cần thúc đẩy hoạt động NCKH của giảng viên đại học các trường khối kinh tế theo hướng nào? .............................................................................................................................. 2. Để thực hiện định hướng này, Nhà nước và các trường cần làm gì? .............................................................................................................................. Xin trân trọng cám ơn Ông/Bà! THÔNG TIN CÁ NHÂN (không bắt buộc) Họ và tên: .............................................. Điện thoại: ............................................... – Email: ..................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_nhan_to_anh_huong_toi_ket_qua_nghien_cuu_khoa_ho.pdf
  • dotLA_TranDaiHai_E.dot
  • pdfLA_TranDaiHai_Sum.pdf
  • pdfLA_TranDaiHai_TT.pdf
  • docLA_TranDaiHai_V.doc
Luận văn liên quan