Luận văn Phân tích chiến lược huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh thành phố Cần Thơ

MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1. Không gian 3 1.3.2. Thời gian .3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1. Phương pháp luận . 4 2.1.1. Khái niệm chiến lược và vốn huy động 4 2.1.2. Các bước thiết lập chiến lược 6 2.1.3. Sơ đồ quy trình chiến lược .14 2.2. Phương pháp nghiên cứu 15 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .15 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .16 Chương 3: GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 18 3.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu 18 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 18 3.1.2. Hệ thống mạng lưới . 20 3.1.3. Sản phẩm dịch vụ 20 3.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu Cần Thơ 25 3.1.5. Chức năng và nhiệm vụ .26 3.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu Cần Thơ .28 3.2. Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Á Châu Cần Thơ .34 3.2.1. Phân tích nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn .34 3.2.2. Phân tích nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế . 37 3.2.3. Phân tích nguồn vốn huy động phân theo nội tê, ngoại tê và vàng .39 3.3. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá tình hình động vốn tại Á Châu Cần Thơ 42 3.3.1. Vốn huy động/tổng nguồn vốn 42 3.3.2. Tổng dư nợ/vốn huy động .43 3.4. Phân tích điểm mạnh điểm yếu của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh thành phố Cần Thơ thông qua các hoạt động chức năng . 43 3.4.1 Nhân sự 43 3.4.2. Sản phẩm dịch vụ 44 3.4.3. Marketing 45 3.4.4. Về tài chính . 47 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 48 4.1. Phân tích môi trường vĩ mô . 48 4.1.1. Yếu tố kinh tế 48 4.1.2. Yếu tố tự nhiên 52 4.1.3. Yếu tố dân số và lao động 53 4.1.4. Yếu tố quốc tế 53 4.2. Phân tích môi trường vi mô . 54 4.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại . 54 4.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn . 58 4.2.3. Phân tích vấn đề cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng 59 4.2.4. Khách hàng 60 4.3. Phân tích những cơ hội và thách thức 61 4.3.1. Phân tích những cơ hội 61 4.3.2. Những thách thức 63 4.4. Phân tích ma trận SWOT 64 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC HUY ÐỘNG VỐN VÀ ÐÁNH GIÁ CÁC CHIẾN LƯỢC HUY ÐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU TAI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 67 5.1. Sứ mệnh và mục tiêu . 67 5.1.1 Sứ mệnh 67 5.1.2. Mục tiêu 685.2. Phân tích chiến lược huy động vốn và đánh giá chiến lược 69 5.2.1. Chiến lược phát triển sản phẩm 69 5.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường 71 5.2.3. Chiến lựơc phát triển thị trường 72 5.3. Đánh giá chiến lược 73 5.4. Biện pháp thực hiện chiến lược .73 5.4.1. Giải pháp về quản lí lãi suất .73 5.4.2. Công nghệ . 74 5.4.3. Ða dạng hoá các hình thức huy động vốn và dịch vụ 74 5.4.4. Cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực . 75 5.4.5. Marketing ngân hàng hay chăm sóc khách hàng .75 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 77 6.1. Kết luận 77 6.2. Kiến nghị 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 79 PHỤ LỤC . 80

pdf95 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2996 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích chiến lược huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái khi đến rút và gửi tiền. Các tập đoàn hay nhà đầu tư trên thế giới đã đến thăm thành phố Cần Thơ, đây là những khách hàng đầy tiềm năng về tàì chính để ngân hàng huy đông vốn vì thế đó là động lực lớn để thúc đẩy cải cách ngân hàng thương mại trong nước. 4.3.1.2. Phân tích những cơ hội trong điều kiện phát triển của th ành phố Cần Thơ Hiện nay, Cần Thơ đang là thành phố trực thuộc trung ương và đang trên đà tiến lên đô thị lọai 1 và trở thành một trong năm thành phố lớn nhất Việt Nam. Nên chính phủ cùng ngân hàng nhà nước đều dành các chính sách ưu đãi dành cho thành phố Cần Thơ. Với lợi thế này sẽ giúp cho thành phố Cần Thơ sẽ có những cơ chế thoáng để các nhà đầu tư có điều kiện hợp tác với thành phố. Từ đó đưa thành phố Cần Thơ phát triển về mọi mặt. Cùng với đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn lớn nhất vùng và tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng – dịch vụ thương mại chiếm hơn 80% cơ cấu kinh tế của thành phố, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch đề ra của thành phố là 64%, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh qua các năm. Cầu Cần Thơ sắp hoàn thành sẽ giúp giao thông thông suốt. Đời sống nhân dân tốt và có bình quân thu nhập cao nhất nhì của vùng chỉ đứng sau Kiên Giang về bình quân thu nhập đầu người. Cùng với đó là các dịch vụ đều được cung cấp tốt nhất và đầy đủ để phục vụ cho người dân trên tất cả mọi lĩnh vực: công nghệ thông tin, t ài chính, ngân hàng,..và khách du lịch nước ngoài vẫn tăng hằng năm. Và tất cả các yếu tố trên cho thấy thành phố Cần Thơ xứng đáng trung tâm kinh tế của vùng và là thành phố tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. 4.3.2. Những thách thức 4.3.2.1. Công nghệ ngân hàng Do công nghệ thế giới ngày càng tiên tiến vì thế các ngân hàng phải luôn cải tiến và tiếp thu các công nghệ để phục vụ cho các hoạ t động ngân hàng mình. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 64 Hiện tại các ngân hàng đều có niêm yết cổ phần của mình trên thị trường chứng khoán không chỉ để thu hút các tập đoàn nước ngoài về vốn đầu tư vào mà còn để tiếp thu công nghệ mà các tập đoàn tài chính thế giới áp dụng vào ngân hàng. Vì thế các ngân hàng thương mại trong nước cần phải đầu tư công nghệ ngân hàng mạnh mẽ mới có thể cạnh tranh với các ngân h àng nước ngoài. 4.3.2.2. Một số thách thức khác Do trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, các ngân hàng nước ngoài không ngần ngại đẩy mạnh đổ tiền vào thị trường tài chính nước ta. Mua cổ phần, liên doanh, và sát nhập với các ngân hàng Việt Nam trở thành xu hướng phổ biến của các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2008 vừa qua, ngân hàng Société Générale của Pháp đã mua 15% cổ phần của ngân hàng Đông Nam Á ( Seabank). HSBC của Anh nâng tỷ lệ sở hữu trong ngân hàng Kỹ Thương lên 20% (Techcombank). Bốn nhà đầu tư nước ngoài trong đó đứng đầu là Sumitomo Mítui của Nhật Bản mua 25% cổ phần trong ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank)…Và song song v ới đó là thành lập chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài với hai đại gia đi tiên phong là HSBC và Standard Chartered c ủa Mỹ. Tháng 10 năm 2009 sẽ có một đoàn gồm lãnh đạo 60 tổ chức tài chính lớn trên thế giới cũng sẽ đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư. Điều này cho thấy tin hiệu mừng khi các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào sự ổn định và tiềm năng phát triển kinh tế Việt Nam nói chung v à hệ thống ngân hàng nói riêng. Bên cạnh đó có một nỗi lo và thách thức rất lớn là các ngân hàng nội sẽ bị ngoại hóa và cạnh tranh phát triển rất gay gắt với các tập đoàn tài chính trên thế giới có lực lượng vốn hùng mạnh. 4.4. MA TRẬN SWOT Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ngân h àng Á Châu chi nhánh cần Thơ và phân tích các yếu tố vi mô, vĩ mô ma trận Swot được dùng để thể hiện những chiến lược mà ngân hàng Á Châu có thể thực hiện được. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 65 Bảng 14: MA TRẬN SWOT Những điểm mạnh – S 1. Chiếm thị phần lớn trong các ngân hàng TMCP. 2. Mạng lưới hoạt động tập trung ở khu vực đông dân cư. 3. Là ngân hàng uy tín hoạt động lâu năm. 4. Lợi nhuận tăng đều qua các năm. 5. Là ngân hàng cổ phần hóa. Những điểm yếu –W 1. Sản phẩm dịch vụ gần như tương đồng với các ngân hàng khác. 2. Thị phần chưa bằng các ngân hàng thương mại nhà nước. 3. Công tác quảng cáo, marketing chưa mạnh. 4. Thị phần khách hàng là tổ chức kinh tế còn thấp. 5. Mạng lưới chưa có ở tất cả các quận huyện TP Cần Thơ. Những cơ hội – O 1. TP Cần Thơ có mức tăng trưởng kinh tế tốt. 2. An ninh xã hội tốt. 3. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho hoạt động thanh toán phát triển mạnh. 4. Các công trình xây dựng lớn sắp hoàn thành. 5. Kim ngạch xuất khẩu tăng. Chiến lược phát triển sản phẩm ( S2, S3, O3) S2: Chiến lược phát triển sản phẩm dành thành phần dân cư. S3: Chiến lược phát triển sản phẩm dành cho khách hàng đã gắn bó lâu năm với ngân hàng. O3: Chiến lược phát triển sản phẩm dùng để thanh toán quốc tế. Chiến lược phát triển thị trường ( W3, O3, O5) W3: Chiến lược phát triển thị trường những nơi xa thành phố. O3: Chiến lược phát triển thị trường quốc tế. O5: Chiến lược phát triển thị trường xuất nhập khẩu. Những thách thức – T 1. Có rất nhiều ngân hàng trong và ngoài nước cùng hoạt đông tai TP Cần Thơ. Chiến lược thâm nhập thị trường (S2, T2) S2: Chiến lược thâm nhập thị trường khu vực đông dân cư. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 66 2. Công nghệ ngân hàng do tập đoàn tài chính lớn đầu tư vào ngân hàng. 3. Khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn còn ảnh hưởng. T2: Chiến lược thâm nhập thị trường vào các nhà đầu tư, tập đoàn tài chính lớn. Trong ba chiến lược phát triển sản phẩm mà ACB Cần Thơ sử dụng được thì khả thi nhất là chiến lược phát triển sản phẩm dành cho thành phần dân cư do ACB có khách hàng là thành phần dân cư rất lớn nên chiến lược này sẽ hợp lý hơn và sẽ được phân tích ở chương 5. Còn chiến lược phát triển sản phẩm dành cho khách hàng đã gắn bó lâu năm với ngân hàng (S3) và chiến lược phát triển sản phẩm dùng để thanh toán quốc tế (O3) nếu sử dụng thì không khả thi do S3 chỉ tập trung vào một số đối tượng khách hàng và O3 do khả năng thanh toán quốc tế chưa tốt nên không thích hợp để áp dụng vào thời điểm này. Đối với chiến lược phát triển thị trường thì do khách hàng tại ACB là vốn huy động từ thành phần tổ chức kinh tế có tỷ trọng chưa tới 10% tổng nguồn vốn huy động nên việc phát triển hai thị trường quốc tế và xuất nhập khẩu mà hai thị trường quốc tế và xuất nhập khẩu thường là thành phần kinh tế sử dụng nên việc sử dụng hai chiến lược này là không phù hợp. Vì vậy chiến lược phát triển thị trường những nơi xa thành phố là hợp lý nhất và sẽ được phân tích ở chương 5. Cuối cùng là chiến lược thâm nhập thị trường thì với ACB Cần Thơ đang được khách hàng là thành phần dân cư tin tưởng rất cao thì ACB Cần Thơ nên tiếp tục thâm nhập vào thị trường khu vực đông dân cư. Còn thâm nhập thị trường các nhà đầu tư, tập đoàn tài chính (T2) thì cần phải đầu tư rất nhiều về công nghệ ngân hàng mới dành được sự tin tưởng từ khách hàng này. Vì thế với thời điển hiện nay là chư phù hợp để sử dụng chiến lược T2. Để đạt hiệu quả cao trong công tác huy động vốn v à hoạt động của ngân hàng, ngân hàng Á Châu nên sử dụng các chiến lược trên gồm chiến lược phát triển sản phẩm (S2) và chiến lược phát triển thị trường (W3) cùng với đó là nên kết hợp với chiến lược thâm nhập thị trường (S2). Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 67 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH ÐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC HUY ÐỘNG VỐN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU TAI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ Từ việc phân tích tình hình huy động vốn và đánh giá các mặt mạnh, yếu của ngân hàng Á Châu chi nhánh thành phố Cần Thơ ở chương 3. Và chương 4 là phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại thành phố Cần Thơ qua ba năm 2006, 2007, 2008 để đánh giá những cơ hội , thách thức đối với ngân h àng Á Châu chi nhánh Cần Thơ để làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả của chiến lược huy động vốn tại thành phố Cần Thơ và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn trong năm 2009 - 2010. 5.1. SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU 5.1.1 Sứ mệnh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu với sứ mệnh chung l à “ Ngân hàng của mọi nhà”. Tại thành phố Cần Thơ, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong số các ngân hàng thương mại cổ phần. Khách hàng của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tại thành phố Cần Thơ là gồm rất nhiều thành phần từ các ngành nghề khác nhau: từ hộ sản xuất nông dân đến các hộ buôn bán, tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ và vừa và cả các công ty lớn trong và ngoài nước. Ví dụ: công ty trách nhiệm hữu hạn th ương mại Diệu Hiền là một trong số những công ty lớn tại th ành phố Cần Thơ. Sản phẩm: gồm 12 sản phẩm huy động vốn gồm h ình thức tiền gửi và tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, ngọai tệ và cả bằng vàng. Và rất nhiều dịch vụ đa dạng và tiện ích dành cho khách hàng. Thị trường: là gồm 4 quận và 4 huyện trên toàn địa bàn thành phố Cần Thơ. Do khách hàng truyền thống là các hộ sản xuất và doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chủ yếu là các quận lớn trong thành phố. Với sứ mệnh là “ngân hàng của mọi nhà” Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 68 nên trong thời gian tới ACB Cần Thơ sẽ phát triển các phòng giao dịch tới các quận huyện còn lại để có thể huy động vốn có hiệu quả cao nhất. Lợi thế cạnh tranh: Do hoạt động từ năm 1994 tới nay n ên ACB Cần Thơ được nhiều người biết đến và rất có uy tín mà vì thế ACB Cần Thơ luôn nằm trong những vị trí dẫn đầu trong các ngân h àng thương mại dù những năm sau này có rất nhiều ngân hàng thương mại cổ phần ra đời. Và tại quận Ninh Kiều trung tâm thành phố Cần Thơ thì ACB có một chi nhánh của hội sở và hai phòng giao dịch nên có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các ngân h àng khác trừ các ngân hàng thương mại nhà nước. Nhân viên ACB luôn có được những sự đãi ngộ xứng đáng đối với đời sống và công việc. Tại ACB Cần Thơ luôn gởi các nhân viên đi học tập huấn tại hội sở chính để nâng cao trình độ nghiệp vụ. 5.1.2. Mục tiêu 5.1.2.1. Mục tiêu chung Do dự đoán của lãnh đạo ACB về những diễn biến tr ên thị trường tài chính trong năm 2009 và đã có bước chuẩn bị về vốn nên mục tiêu chung của ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần thơ năm 2008 là huy động vốn, dư nợ, lợi nhuận đều tăng 100% so với năm 2008. 5.1.2.2. Mục tiêu cụ thể về nguồn vốn Năm 2009, chỉ tiêu kế hoạch của chi nhánh ngân hàng ACB Cần Thơ là rất cao: tất cả các chỉ tiêu huy động vốn đều tăng 100% so với năm 2008. Và đạt thi phần huy động vốn là 5% trở lên tổng số vốn mà các ngân hàng huy động được trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2009. 5.1.2.3. Mục tiêu về phân khúc thị trường - Khu vực nông thôn: là các hộ sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm. Mục tiêu của thi phần là 30%. - Khu vực thành thị: là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản. Mục tiêu của thi phần là 70%. 5.1.2.4. Mục tiêu thị phần theo khách hàng Năm 2009, ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ sẽ tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Trong đó, chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa như: sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu thuộc các lĩnh vực thức ăn Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 69 chăn nuôi, dược phẩm, may mặc,… Ngoài ra, phải giữ thị phần các khách hàng quen thuộc như: + Hộ sản xuất nhỏ và buôn bán. + Các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. 5.1.2.5. Mục tiêu về lao động và mạng lưới ACB Cần Thơ đang có kế hoạch kéo dài thời gian phục vụ khách hàng lên tới 20h dù hiện tại vần hoạt động luôn sáng thứ bảy . Điều đó đồng nghĩa phải tăng lượng nhân viên phục vụ cho các hoạt động ngân hàng. Với mục tiêu là ngân hàng của mọi nhà nên ACB muốn ở tát cả các quạn huyện thành phố Cần Thơ đều có mặt các chi nhánh hoặc ph òng giao dịch để được phục vụ cho khách hàng một cách thuận tiện nhất. 5.2. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ Hiện tại, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đang áp dụng chiến l ược huy động vốn là: “ Chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa” theo định h ướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp) . Dưới đây là sự phân tích chiến lược huy động vốn bằng sự khác biệt hóa được thể hiện bằng ba chiến lược nhỏ là chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược phát triển thị trường và chiến lược thâm nhập thị trường của ngân hàng. 5.2.1. Chiến lược phát triển sản phẩm Để cạnh tranh với các ngân hàng khác theo đúng chiến lược ngân hàng Á Châu đang thực hiện, thì với chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa, ngân hàng Á Châu cần phải có các sản phẩm riêng biệt mà phù hợp với khách hàng và xu hướng thi trường hiện nay bên ngoài. Ngân hàng Á Châu cần phải tiếp tục phát triển các sản phẩm m à ngân hàng đang thu hút khách hàng như: + Huy động vốn tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam – lãi suất thả nổi linh họat. + Tiết kiệm bằng vàng. + Thẻ ATM thanh toán toàn cầu. Cùng với đó là ngân hàng Á Châu nên cho ra đời sản phẩm tiết kiệm thả nổi - Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 70 linh họat song song với sản phẩm tiền gửi thanh toán – lãi suất thả nổi linh họat hiện đang có mặt ở ngân hàng, để khách hàng có thêm sự lựa chọn hình thức phù hợp với ý muốn của khách hàng về kỳ hạn và lãi suất. Cùng với đó, ngân hàng tìm ra hình thức trả lãi cùng với thủ tục đơn giản nhất có thể để thanh toán cho khách hàng, tạo cho khách hàng sự thoải mái nhất định khi đến giao dịch với khách hàng, có thể là trả lãi qua thẻ ATM khi tới hạn nếu khách hàng có yêu cầu hoặc không thì tiền lãi sẽ nhập tiền vốn. Ngoài ra, ngân hàng cung cấp các hình thức như thông báo tiền lãi bằng điện thọai hay tin nhắn khi tới hạn hoặc ng ày nhận lãi, có thể dùng tiền lãi đó thanh toán các hóa đơn điện nước, điện thoại nếu số dư lãi đủ để thanh toán, hay thông tin cho khách hàng biết về sự thay đổi lãi suất,…để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Khi khách hàng đã gửi tiết kiệm và cần rút ra trước hạn thì nên tư vấn và cung cấp lãi suất cầm cố sổ tiết kiệm hợp lý để khách h àng tiếp tục việc gửi tiền mà không phải rút trước hạn. 5.2.1.1. Cơ sở thực hiện chiến lược a. Về nhân lực Dù ACB Cần Thơ chưa có bộ phận marketing nhưng với bộ phận tư vấn tài chính cá nhân có thể phục vụ khách hàng tận nhà chỉ sau một cuộc hẹn. Còn tại ngân hàng thì có bộ phận chăm sóc dịch vụ khách hàng đặt tại trung tâm nơi giao dịch phục vụ và hướng dẫn khách hàng tận tình và một cách chu đáo nhất. b. Về thị phần, uy tín, và mạng lưới - Về thị phần: dù thị phần huy động vốn đứng sau ngân h àng các thương mại nhà nước như: Vietcombank, Argibank, BIBV. Nhưng ACB C ần Thơ vẫn đứng nhất nhì trong các ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Cần Thơ. - Về uy tín: là ngân hàng thương mại hoạt động từ lâu và sớm nhất tại thành phố Cần Thơ và đạt nhiều giải thưởng uy tín hàng đầu nên rất được sự tin tưởng của khách hàng. - Về mạng lưới: có tất cả 5 phòng giao dịch tập trung ở các khu vực đông dân cư và nơi hoạt động của các tổ chức kinh tế. 5.2.1.2. Hạn chế của chiến lược - Do các sản phẩm giữa các ngân hàng gần như tương đồng nhau nên sự khác Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 71 biệt duy nhất mà khách hàng lựa chọn là lãi suất huy động mà khách hàng nhận được. - Sự thiếu thông tin về quảng cáo các dịch vụ sản phẩm mới l àm cho nhiều khách hàng có trình độ văn hóa trung bình hay mặc cảm, tự ti đến ngân hàng tiếp xúc với các sản phẩm dịch vụ mới. - Tâm lý người dân muốn chính mình là người giữ tiền nên chưa thể huy động vốn như một cách mong muốn. 5.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường - Do thị trường của mỗi ngân hàng là khác nhau. Ở ACB Cần Thơ là chủ yếu huy động từ các thành phần dân cư, còn các tổ chức kinh tế thi chưa lớn lắm chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Để thực hiên mục tiêu thị phần khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp là 50 – 50 thì ACB Cần Thơ chú trọng vào thành phần các tổ chức kinh tế lớn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 5.2.1.1. Cơ sở thực hiện chiến lược - Do ACB Cần Thơ đã hoạt động từ lâu và kết quả hoạt động kinh doanh luôn tăng qua các năm nên uy tín là sẽ là nhân tố chủ yếu có thể tác động đến tâm lý lựa chọn của đối tượng khách hàng doanh nghiệp. - Do ACB có tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc nên có khả năng thanh toán cho bất cứ tỉnh, thành phố trên toàn quốc và ngay cả thanh toán với các ngân hàng thông qua các tổ chức tài chính toàn cầu như: Visa, Master, và cả Western Union,… - Có khả năng thanh toán điện tử liên ngân hàng nhà nước. 5.2.1.2. Hạn chế của chiến lược - Do các khách hàng là các tổ chức kinh tế lớn và hoạt động lâu đều là khách hàng lâu năm của ngân hàng thương mại nhà nước như: lĩnh vực xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ thì là khách hàng của Vietcombank, lĩnh vực đầu t ư xây dựng thì là khách hàng của BIDV, và ở lĩnh vực thu mua lương thực thực phẩm là khách hàng của Argibank. Vì các doanh nghiệp, công ty có cùng lĩnh vực nên có các sản phẩm hổ trợ cho các công ty v à doanh nghiệp và cùng với đó là khả năng thanh toán nhanh do cùng một hệ thống ngân hàng. Do đó ACB Cần Thơ chỉ thu hút được khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hay các công ty cổ phần mới Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 72 thành lập sau này nên vốn huy động không lớn. - Khả năng thanh toán chi trả còn chậm chẳng hạn như: tiền nộp vào thẻ thì tới chiều cùng ngày mới có vào tài khoản, hay thanh toán từ Cần Thơ đi Hồ Chí Minh mất một ngày. 5.2.3. Chiến lựơc phát triển thị trường Do ACB Cần Thơ vốn huy động chủ yếu là thành phân dân cư mà tâm lý của khách hàng ở thành phần này là lựa chọn các phòng giao dịch và chi nhánh ở các vị trí thuận lợi, gần nhà, gần nơi làm việc. Do khách hàng thuộc thành phần dân cư nên công việc buôn bán, đi làm đều rất bận rộn nên moi chuyện họ đều tự giải quyết nên khách hàng sẽ chọn nơi giao dịch xung quanh họ sinh sống để không mất nhiều thời gian. V ì vậy, dựa vào tâm lý đó ACB Cần Thơ cần phải phát triển các mạng lưới phòng giao dịch ở những vị trí thuận lợi để thu hút tiền gửi dân chúng. 5.2.1.1. Cơ sở thực hiện chiến lược Do thành phố Cần Thơ gồm bốn quận và bốn huyện đều là những mảnh đất đầy tiềm năng mà ACB Cần Thơ chỉ có phòng giao dịch ở quận Ninh Kiều, Bình Thủy và huyện Thốt Nốt nên cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt nhất vùng, sự gặp gỡ với các nhà đầu tư với các lãnh đạo thành phố sẽ xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp hoạt động sung túc hơn. Vì thế nên cần có những phòng giao dịch để tạo điều kiện giao dịch thuận lợi v à thu hút khách hàng tiềm năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động. Nếu thực hiện thì nên thành lập phòng giao dịch ở quận Cái Răng, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ.,,, 5.2.1.2. Hạn chế của chiến lược Do dân cư và các tổ chức kinh tế đều tập trung ở các quận Ninh Kiều v à Bình Thủy nên việc thành lập các chi nhánh ở quận, huyện khác l à chưa khả thi vì dân cư còn ít, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp, còn các doanh nghiệp là hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ nhưng với lĩnh vực là nông nghiệp thì khách hàng ưa chọn Argibank vì có sản phẩm phù hợp hơn. Nếu thành lập các chi nhánh và phòng giao dịch ở các quận Cái Răng, Ô Môn, huyện Phong Điền ,.. hiện nay thì hoạt động kinh doanh sẽ không có hiệu quả sẽ làm tăng chi phí hoạt động và vốn bỏ ra để thành lập chi nhánh là rất cao và dẫn đến làm giảm lợi nhuận của ACB Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 73 Cần Thơ. 5.3. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC Với chiến lược chung của ACB là “chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa”. Giai đoạn năm 2006 – 2008 ACB Cần Thơ quyết định lựa chọn chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biêt hóa về phát triển sản phẩm là hợp lý, đúng đắn và đạt hiệu quả tốt. Sau khi phân tích cơ sở thực hiện và hạn chế của cả ba chiến lược thì với uy tín cùng với mạng lưới đang hoạt động tốt có lợi nhuận cao c ùng với thị phần dân cư đang thu hút ngày càng nhiều thì ACB Càn Thơ nên tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm để làm trọng tâm của “chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa” là khả thi nhất và còn là hình thức chăm sóc khách hàng tốt hơn trong năm 2009 - 2010. 5.4. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC 5.4.1. Giải pháp về quản lí lãi suất Việc xây dựng chính sách lãi suất trong điều kiện cạnh tranh là yếu tố cơ bản trong việc duy trì và mở rộng tiền gửi. Hiện nay ngân hàng Á Châu và các ngân hàng đều tham gia vào hiệp hội ngân hàng cùng tuân theo quy định lãi suất trần do ngân hàng nhà nước quyết định nên việc cạnh tranh diễn ra rất gay gắt giữa các ngân hàng khi đua nhau điều chỉnh lãi suất đến nổi gọi là “ siêu lãi suất”. Mà do ACB Cần Thơ là chi nhánh của hội sở nên tuân theo quyết định của ACB hội sở. Do không có quyền tự quyết định điều chỉnh lãi suất huy động chỉ cần nhận quyết định từ hội sở chậm hơn các ngân hàng chút thôi th ì có thể khách hàng sẽ đến ACB Cần Thơ rút tiền và gởi vào các ngân hàng khác có lãi suất cao hơn thì lúc đó ACB sẽ đánh mất khách hàng của mình. Do đó những nhà lãnh đạo của ACB Cần Thơ cần phải cập nhập thông tin bên ngoài và từ hội sở để điều chỉnh lãi suất ngay. Do ngân hàng ACB không ch ỉ cạnh tranh với các ngân hàng khác mà còn cả với những tổ chức tài chính nhỏ hơn chỉ được phép huy động tiền Việt Nam đồng như: tổ chức tiết kiệm, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân,…và kể cả các tổ chức khác có thể phát hành cá công cụ nợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. ACB cần phải cử người có trách nhiệm đi tham khảo các l ãi suất cùng với các đối tượng khách hàng của các tổ chức tài chính khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ để tư vấn và gởi báo cáo về hội sở ACB. Để từ đ ó hội sở ACB mới đưa ra một chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 74 sách lãi suất thích hợp có ý nghĩa quyết định đến việc gia tăng tiền gửi cho ACB Cần Thơ. 5.4.2. Công nghệ Do chiến lược của ngân hàng là “ phát triển sản phẩm bằng sự khác biệt hóa ”. Do đó ta cần phải vận dụng tốt hơn nữa dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) mà ACB đang áp dụng để tạo sự khác biệt hoặc đi đầu để thu hút v à phục vụ một cách tiện ích cho khách hàng. Hiện tại ACB đang áp dụng hai dịch vụ sau: SMS Banking dành cho thẻ ATM và kiểm tra số dư tài khoản bằng Internet Banking. ACB cần phải áp dụng dịch vụ SMS Banking cho các khách h àng có tài khoản tiền gửi và tiết kiệm trong các trường hợp: thông báo có tiền lãi khi tới hạn, thông báo rút tiền hay gửi thêm tiền, thông báo tăng giảm lãi suất đối với các sản phẩm lãi suất thả nổi. Đây là một điều rất hay nếu áp dụng công nghệ n ày vào các sản phẩm huy động vốn: vì đầu tiên chúng ta tạo an tâm và thoải mái cho khách hàng khi thông báo tiền lãi tới hạn và có lãi suất thay đổi, và chống được các hiện tượng sai phạm khi người rút tiền không phải là chủ tài khoản. Ngoài ra, ACB Cần Thơ cần phải rà soát lại các máy vi tính, máy in, máy fax,.. xem máy nào tốc độ xử lý chậm th ì nên thay để các cuộc giao dịch diễn ra li ên tục. Không để tình trạng máy bị hư đang lúc làm việc để khách hàng đợi lâu và làm phiền lòng khách hàng. 5.4.3. Ða dạng hoá các hình thức huy động vốn và dịch vụ Trong cạnh tranh ngày nay, nếu ngân hàng Á Châu đưa ra các dịch vụ tốt và đa dạng sẽ có điều kiện thu hút nhiều khách h àng hơn và tất yếu tiền gửi sẽ được thu hút nhiều hơn. Hiện nay, đối với khách hàng là tổ chức kinh tế thì thực tế đã chứng minh rằng việc tài trợ xuất nhấp khẩu cho các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu sẽ giúp cho ngân hàng Á Châu có quy mô ti ền gửi lớn. Như công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu thủy hải sản BASA luôn có mức tiền gửi lớn và là khách hàng thân thiết của ACB Cần Thơ. Vì lượng khách hàng cá nhân của ACB Cần Thơ luôn chiến tới 90% vốn huy động nên trong tương lai, ngân hàng hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ phát triển tốt hơn nữa các dịch vụ đã có sẵn như: phát hành thẻ thanh toán nội địa và quốc tế, cho vay tiêu dùng, tài trợ thuê mua nhà,…là điều kiện tốt để ACB Cần Thơ gia tăng việc thu hút tiền gửi. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 75 5.4.4. Cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực Việc xác lập niềm tin cho khách hàng là tiền đề cho mọi họat động kinh doanh của ngân hàng nói chung và ACB Cần Thơ nói riêng, đặc biệt là trong vấn đề huy động vốn tiền gửi. Do tất cả các chi nhánh hay ph òng giao dịch của ACB Cần Thơ đều có các tòa nhà cao từ 3 tầng trở lên và trang trí ba chữ ACB màu xanh trông rất đẹp và kiểu dáng thẩm mỹ sẽ làm tạo ra ấn tượng tốt đẹp với khách hàng khi chọn nơi giao dịch vừa sang trọng vừa đầy đủ cơ sở vật chất. Đội ngũ làm việc của ACB theo tiêu chuẩn “5S gồm: sàng lọc - sắp xếp - sạch sẽ -săn sóc – sẵn sàng” cho thấy ACB nói chung và ACB Cần Thơ nói riêng luôn làm và sắp xếp công việc một cách khoa học sẽ tạo được sự tin tưởng và làm hài lòng khi khách hàng thực hiện giao dịch. Mặt khác, ngân h àng Á Châu luôn phải cố gắng xây dựng một đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn tốt nhất là bộ phận chăm sóc khách hàng(CSR) và giao dịch viên trực tiếp giao dịch với khách hàng. Điều rất quan trọng nhân viên giao dịch với khách hàng luôn phải có khuôn mặt niềm nở, lễ phép và cũng cần phải có nét duyên dáng Á Đông nhưng mang tính hiện đại của thời kinh doanh điên tử là làm việc trên máy tính nhanh chóng, gọn gàng và chính xác. 5.4.5. Marketing ngân hàng hay chăm sóc khách hàng Ngoài yếu tố lãi suất, marketing và chăm sóc khách là điều rất quan trọng mà ACB Cần Thơ phải chú ý tới. Khi ngân hàng ACB hội sở có các chương trình thưởng hay cho ra sản phẩm mới th ì ACB Cần Thơ cần phải quảng cáo để khách hàng biết đến. Phạm vi quảng cáo không chỉ bao gồm các tờ b ướm, tờ rơi và áp phích tại chi nhánh và phòng giao dịch của ACB Cần Thơ. Mà cần phải treo các băng rôn lớn ở phía trước các chi nhánh và phòng giao dịch và tại các nơi đông người như ở siêu thị Coopmart, Metro, ngã ba chợ Xuân Khánh, bến xe Hùng Vương và trung tâm thương mại Cái Khế để mọi người đều thấy và biết được các chương trình đó mà không nhất thiết là phải vào các chi nhánh hay phòng giao dịch mới biết được. Ngòai ra, ACB Cần Thơ cần phải tham gia tài trợ các chương trình văn hóa – xã hội như ACB Cần Thơ đã từng làm trước đó như: năm du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, mùng xuân Quý Sữu,…để được mọi người biết đến ACB Cần Thơ nhiều hơn nữa. Việc marketing là không thể thiếu thì việc chăm sóc khách hàng càng quan Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 76 trọng hơn nữa. Cần phải tiếp tục việc gởi thư cám ơn và thông tin mới nhất về sản phẩm, lãi suất, và chương trình khuyến mãi đến nhà khách hàng đã từng giao dịch với ACB Cần Thơ. Và mỗi năm nên tổ chức hội nghị khách hàng cho các khách hàng là doanh nghiệp và tổ chức kinh tế đã và đang giao dịch với ngân hàng để vừa giới thiệu và cảm ơn khách hàng đã tin tưởng và tín nhiệm giao dịch với ngân hàng trong suốt một năm qua. Để vừa chăm sóc khách hàng tốt và kích thích huy động tiền gửi thì ACB Cần Thơ nên liên tục thực hiện các chương trình tặng quà khi gửi tiền, tặng lãi suất khi gửi tiền với kỳ hạn từ sáu tháng đến một năm không tất toán tr ước hạn, cùng với chương trình sổ xố với các giải thưởng là các tiện nghi sinh hoạt có thể là động lực khá hấp dẫn để huy động tiền gửi tiết kiệm đối với tầng lớp dân c ư có thu nhập trung bình trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 77 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Sau khi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và đặc biệt là tình hình huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh thành phố Cần Thơ qua ba năm 2006, 2007 và 2008 tôi th ấy ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh thành phố Cần Thơ hoạt động tốt bằng chứng là doanh thu luôn tăng hằng năm và lợi nhuận trước thuế đều tăng đều. Còn công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh thành phố Cần Thơ là rất tốt, tổng số vốn huy động được tăng nhanh qua hàng năm, chiếm gần 5% thị phần huy động vốn của toàn thành phố Cần Thơ và cùng với đó là việc sử dụng vốn có hiệu quả. Cùng với đó, chất lượng của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu là rất tốt với đội ngũ nhân lực có chuyên môn tốt, rất nhiều sản phẩm tiện ích cho khách hàng cùng với nền tài chính dồi dào mạnh mẽ. Điều còn thiếu và yếu là của ACB Cần Thơ là việc marketing chưa được quan tâm đầu tư nhiều. Bên cạnh đó, việc thành phố Cần Thơ đang và ngày càng phát tri ển trên mọi mặt của lĩnh vực kinh tế nhất là lĩnh vực xuất nhập khẩu với tỷ trọng ng ành thương mại dịch vụ luôn cao là tiền đề để ngân hàng phát triển. Cùng với đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân h àng thương mại cổ phần với nhau tạo điều kiện và cơ hội cho sự phát triển ngành ngân hàng là rất tốt nhưng cũng không ít thách thức từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cả trong v à ngoài nước. Việc ngân hàng ACB Cần Thơ thục hiện chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa với việc thực hiện chiến l ược phát triển sản phẩm làm trọng tâm đã thực sự hiệu quả trong việc huy động vốn khi vốn huy động luôn tăng cao qua các năm, và luôn đưa ra các sản phẩm mới và tiện ích dành cho khách hàng mỗi năm. Vì thế ACB Cần Thơ nên tiếp thục thực hiện chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa về phát triển sản phẩm trong năm 2009 -2010 là hợp lý và sẽ đạt hiệu quả tốt hơn với tình hình kinh tế hiện nay. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 78 6.2. KIẾN NGHỊ Để công tác huy động vốn tại ngân h àng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh thành phố Cần Thơ ngày càng đạt hiệu quả hơn thì tôi thiết nghĩ ngân hàng nên thành lập bộ phận marketing để bộ phận n ày đi nghiên cứu thị trường tìm hiểu khách hàng mong muốn một sản phẩm hay dịch vụ như thế nào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu xem sản phẩm nào mà theo khách hàng đã lỗi thời nên thay thế. Cùng với đó là công tác quảng cáo của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh thành phố Cần Thơ càng nên chú trọng nhiều hơn. Khi ngân hàng đưa ra một sản phẩm mới hay các chương trình khuyến mãi, thưởng thì chỉ khi nào đến giao dịch tại ngân hàng mới biết hoặc lên website của ACB mới biết được. Giả sử như một khách hàng đang gửi tiền ở ngân hàng khác và không có chương trình khuyến mãi gì hết, thì với công tác quảng cáo như hiện nay thì làm sao mà người khách hàng này biết ACB đang có chương trình gửi tiền tiết kiệm có thưởng để gửi tiền bên ngân hàng ACB Cần Thơ. Ngoài ra muốn thu hút khách hàng là tổ chức kinh tế, hiện nay tại ACB Cần Thơ vốn huy động từ các tổ chức kinh t ế là chưa tới 10%, thì ngân hàng phải cải cách công nghệ ngân hàng để việc thanh toán cho các ngân h àng chi nhánh khác tỉnh cùng hệ thống được nhanh hơn và cùng với đó là các chính sách hay các sản phẩm phù hợp với các hình thức kinh doanh của các tổ chức kinh tế đó. Bên cạnh đó tiền gửi vào thẻ ATM phải có trong tài khoản thẻ trong vòng vài tiếng đồng hồ chứ không nên tới cuối buổi chiều mới có th ì sẽ làm cho khách hàng không ưa chuộng sản phẩm thẻ ATM và thanh toán lương qua thẻ ATM của ACB thì việc huy động vốn của các tổ chức kinh tế để trả lương sẽ không đạt hiệu quả cao. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Mùi (2004). Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính. 2.Thái Văn Đại (2007). Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân h àng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ . 3.Thiện Khiêm (2009).“Tạo thêm kênh huy động vốn và đầu tư "vốn mồi", góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển thành phố”, Báo Cần Thơ, (Số Thứ ba ngày 10/02/2009). 4. Xuyến Chi (2008). “Ngân hàng và doanh nghiệp cùng tăng tốc”, Báo Cần Thơ, (Số Thứ ba ngày 21/10/2008). 5. Xuyến Chi (2008). “Ngân hàng giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Vì sao doanh nghiệp còn phân vân ?”, Báo Cần Thơ, (Số Chủ nhật 05/10/2008). 6. Xuyến Chi (2008). “Ngân hàng "chạy đua" huy động vốn và tăng cường quản lý rủi ro”, Báo Cần Thơ, (Số Thứ tư 28/05/2008) . 7. Kim Xuyến (2008). “Ngân hàng giảm lãi suất cho vay và nâng chất lượng tín dụng: Người đi vay sẽ "dễ thở" ?”, Báo Cần Thơ, (Số Thứ ba 15/04/2008). 8. Kim Xuyến (2008). “Lãi suất sẽ ổn định trở lại?”, Báo Cần Thơ, (Số Chủ nhật 30/03/2008). 9. Các số liệu về tình hình huy động vốn từ năm 2006 -2008 do phòng kế toán ACB chi nhánh Cần Thơ cung cấp. Và các tài liệu giới thiệu về hoạt động của ACB Cần Thơ do phòng hành chánh tổ chức ACB chi nhánh Cần Th ơ cung cấp. 10. Các số liệu về tổng nguồn vốn huy động tr ên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2006 – 2008 do ngan hàng nhà nước chi nhánh Cần Thơ cung cấp. 11. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ trong năm 2006, 2007, 2008 tìm kiếm được trên trang website thông tin điện tử Cần Thơ: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 80 PHỤ LỤC 1. Các quy định về tiền gửi huy động vốn của ACB Cần Th ơ’ * Tiền gửi thanh toán bằng Việt Nam đồng - Đối tượng gửi tiền: cá nhân người Việt nam và người nước ngoài. - Kỳ hạn gửi: không kỳ hạn. - Loại tiền gửi: Việt Nam đồng (VND). - Số dư tối thiểu ban đầu: 100.000 đồng. - Lãi suất: không kỳ hạn. - Cách thức trả lãi: tiền lãi được trả vào ngày 25 hàng tháng và tự động ghi Có vào tài khoản. - Chứng từ giao dịch: giấy nộp tiền, Ủy nhiệm chi, Séc, giấy lĩnh tiền mặt. - Sử dụng tài khoản: Khách hàng có thể thực hiện gửi và rút tiền trực tiếp hoặc thông qua người khác. Nhận tiền chuyển khoản từ ngân h àng khác đến. Chuyển tiền để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ…hoặc chuyển tiền để gửi tiết kiệm có kỳ hạn cho chính khách hàng tại ACB - Phí mở tài khoản : miễn phí. - Phí quản lý tài khoản: tài khoản tự động thu 10.000 đồng /tháng chỉ áp dụng đối với tài khoản thanh toán VNĐ. - Phí kiểm đếm: thu phí khi khách hàng rút tiền mặt hoặc chuyển khoản trong vòng hai ngày làm việc kể từ ngày nộp tiền mặt vào tài khoản. - Phí đóng tài khoản: thu khi khách hàng đóng tài khoản trong vòng 12 tháng kể từ ngày mở 20.000 đồng. * Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ - Đối tượng gửi tiền: cá nhân người Việt nam và người nước ngoài. - Kỳ hạn gửi: không kỳ hạn. - Loại tiền gửi: ngoại tệ(USD, EUR, AUD, GBP, CHF, CAD…). - Số dư tối thiểu ban đầu: .20 USD, 20 EUR. - Lãi suất: không kỳ hạn. - Cách thức trả lãi: tiền lãi được trả vào ngày 25 hàng tháng và tự động ghi Có vào tài khoản. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 81 - Sử dụng tài khoản: Khách hàng khi gửi tiền USD phải có xác nhận của c ơ quan cửa khẩu và khách hàng trực tiếp nộp. Khi rút USD và EUR khách hàng có thể trực tiếp hoặc thông qua người khác. Khách hàng chỉ được chỉ định cho người khác rút tiền mặt với mục đích : cho, tặng, thừa kế theo quy định pháp luật. Đối với USD, EUR khách hàng được nhận bằng tiền mặt, còn các ngoại tệ khác thi khách hàng phải bán ngoại tệ cho ACB để nhận bằng VNĐ, USD v à EUR. Chuyển tiền trong nước và ngoài nước cho mục đích cá nhân phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của ngân h àng nhà nước Việt Nam hoặc chuyển tiền để gửi tiết kiệm có kỳ hạn cho chính khách h àng tại ACB. - Phí mở tài khoản : miễn phí. - Phí quản lý tài khoản: miễn phí. - Phí kiểm đếm: thu phí khi khách hàng rút tiền mặt hoặc chuyển khoản trong vòng hai ngày làm việc kể từ ngày nộp tiền mặt vào tài khoản. - Phí đóng tài khoản: thu khi khách hàng đóng tài khoản trong vòng 12 tháng kể từ ngày mở 2 USD hoặc 2EUR. - Phí nộp rút ngoai tệ mặt: thu khi khách h àng nộp USD mặt vào tài khoản hay rút USD , EUR mặt từ tài khoản. * Tiền gửi có kỳ hạn bằng Việt Nam đồng - Đối tượng gửi tiền: cá nhân người Việt nam và người nước ngoài. - Kỳ hạn gửi: từ 1 đến 36 tháng . - Loại tiền gửi: Việt Nam đồng (VND). - Số dư tối thiểu ban đầu: 1.000.000 đồng. - Lãi suất: tương ứng kỳ hạn gửi tại thời điểm gửi. - Cách thức trả lãi: cuối kỳ. - Chứng từ giao dịch: giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, giấy lĩnh tiền mặt. - Sử dụng tài khoản: Khách hàng có thể nộp tiền mặt trực tiếp hoặc chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán và không được nộp thêm tiền vào tài khoản khi chưa đến hạn thanh toán. Khi khách h àng có nhu cầu rút tiền trước và đúng hạn thì khách hàng phải rút một lần toàn bộ số dư trên tài khoản có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tiền gửi thanh toán. Khách h àng được chuyển tiền để gửi tiết kiệm có kỳ hạn VND cho chính khách hàng tại ACB. - Quy định khác: thời gian gửi thực tế kể từ ng ày gửi tiền, Dưới bảy ngày, Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 82 khách hàng không được hưởng lãi. Khách hàng rút trước hạn được hưởng lãi uất không kỳ hạn tại thời điểm rút theo số ng ày gửi thực tế. Khi đến hạn, ACB tự động tái tục (vốn + lãi) sang kỳ hạn mới bằng kỳ hạn ban đầu theo l ãi suất công bố tại thời điểm tái tục. Trường hợp kỳ hạn gửi ban đầu không c òn áp dụng, ACB sẽ tái tục kỳ hạn ngắn hơn liền kề. - Phí kiểm đếm: thu phí khi khách hàng rút tiền mặt hoặc chuyển khoản trong vòng hai ngày làm việc kể từ ngày nộp tiền mặt vào tài khoản. Phí kiểm đếm tối thiểu là 10.000 đồng và tối đa là 1.000.000 đồng. Phí kiểm đếm = 0,03% x số tiền rút hoặc tất toán. * Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ - Đối tượng gửi tiền: Cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài. - Kỳ hạn gửi: công bố theo từng thời kỳ (Từ 1 đến 36 tháng). - Loại tiền gửi: USD, EUR. - Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 100 USD, 100 EUR. - Cách thức trả lãi: Cuối kỳ. - Chứng từ giao dịch: Giấy nộp tiền, Ủy nhiệm chi, Giấy lĩnh tiền mặt. - Sử dụng tài khoản: Khi gửi tiền thì quý khách có thể nộp tiền USD mặt (số USD mặt nộp phải có xác nhận của hải quan cửa khẩu) hoặc chuyển khoản từ t ài khoản tiền gửi thanh toán và không được nộp thêm tiền vào tài khoản khi chưa đến hạn thanh toán. Khi có nhu cầu rút tiền (tr ước hạn hoặc đúng hạn), quý khách phải rút một lần toàn bộ số dư trên tài khoản (có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản về tài khoản tiền gửi thanh toán). Khi chuyển tiền thì quý khách được chuyển tiền để gửi tiết kiệm có kỳ hạn VND, EUR, USD cho chính khách hàng tại ACB. - Quy định khác: Quý khách rút trước hạn được hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút theo số ngày gửi thực tế. Khi đến hạn, ACB tự động tái tục (vốn + lãi) sang kỳ hạn mới bằng kỳ hạn gửi ban đầu theo l ãi suất công bố tại thời điểm tái tục. Trường hợp kỳ hạn gửi ban đầu không c òn áp dụng, ACB sẽ tái tục kỳ hạn ngắn hơn liền kề. Thời gian gửi thực tế kể từ ngày gửi tiền dưới 07 ngày, quý khách không được hưởng lãi. - Phí và lãi suất: Lãi suất: xin vui lòng tham khảo biểu lãi suất hiện hành của ACB. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 83 -Phí nộp – rút ngoại tệ mặt: chỉ thu khi quý khách nộp USD mặt v ào tài khoản hoặc rút USD, EUR mặt từ tài khoản. * Tiền gửi thanh toán linh hoạt – lãi suất thả nổi - Loại tiền gửi: VND. - Mức gửi: từ 30.000.000 VND trở lên. - Kỳ hạn gửi: 378 ngày (54 tuần) – lãnh lãi hàng kỳ. - Kỳ lãnh lãi: là khoảng thời gian 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần do khách h àng lựa chọn. - Ngày lãnh lãi: là ngày cuối cùng của kỳ lãnh lãi. - Lãi suất thực nhận: là lãi suất áp dụng tại thời điểm mở tài khoản thanh toán linh hoạt – lãi suất thả nổi và được thay đổi vào đúng ngày lãnh lãi để áp dụng cho kỳ lãnh lãi tiếp theo. - Phương thức lãnh lãi: Khách hàng được quyền chỉ định phương thức lãnh lãi theo nhu cầu thực tế như lãnh lãi hằng kỳ bằng tiền mặt hay chuyển l ãi sang tài khoản ATM hoặc tự động lãi nhập vốn. * Tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán thẻ - Đối tượng gửi tiền: cá nhân người Việt nam và cá nhân người nước ngoài cư trú. - Kỳ hạn gửi: 12 tháng . - Loại tiền gửi: Việt Nam đồng (VND) v à đô la Mỹ (USD). - Số dư tối thiểu ban đầu: 11.000.000 đồng hoặc USD t ương ứng. - Lãi suất: tương ứng kỳ hạn ký quỹ tại thời điểm ký quỹ. - Cách thức trả lãi: cuối kỳ. - Chứng từ giao dịch: giấy nộp tiền, Ủy nhiệm chi, giấy lĩnh tiền mặt. - Sử dụng tài khoản: Khách hàng có thể nộp tiền mặt trực tiếp ( số USD mặt phải có xác nhận của hải quan cửa khẩu) hoặc chuyển khoản từ t ài khoản tiền gửi thanh toán và không được nộp thêm tiền vào tài khoản khi chưa đến hạn thanh toán. Khi khách hàng có nhu cầu giảm hạn mức thẻ th ì khách hàng được quyền rút một phần số dư trên tài khoản có thể bằng tiền mặt hay chuyển khoản về t ài khoản tiền gửi thanh toán. Đảm bảo cho việc sử dụng hạn mức thẻ tín dụng do ACB phát hành. - Quy định khác: thời gian gửi thực tế kể từ ng ày gửi tiền. Dưới bảy ngày, Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 84 khách hàng không được hưởng lãi. Khách hàng rút trước hạn được hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút theo số ng ày gửi thực tế. Khi đến hạn, ACB tự động tái tục (vốn + lãi) sang kỳ hạn mới bằng kỳ hạn 12 tháng theo l ãi suất công bố tại thời điểm tái tục. - Phí kiểm đếm: thu phí khi khách hàng rút tiền mặt hoặc chuyển khoản trong vòng hai ngày làm việc kể từ ngày nộp tiền mặt vào tài khoản. Phí kiểm đếm tối thiểu là 10.000 đồng và tối đa là 1.000.000 đồng. - Phí nộp và rút ngoại tệ: thu khi khách hàng nộp USD mặt vào tài khoản hoặc rút USD mặt từ tài khoản. * Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng Việt Nam đồng - Đối tượng gửi tiền: cá nhân người Việt nam và người nước ngoài. - Kỳ hạn gửi: không kỳ hạn. - Loại tiền gửi: Việt Nam đồng (VND). - Số dư tối thiểu ban đầu: 1.000.000 đồng. - Lãi suất: không kỳ hạn 2,4%/năm. - Cách thức trả lãi: tiền lãi được trả hàng tháng vào ngày mở thẻ tiết kiệm và tự động ghi Có vào tài khoản. - Chứng từ giao dịch: giấy gửi tiền tiết kiệm, giấy rút tiền tiết kiệm, giấy đề nghị chuyển khoản. - Sử dụng tài khoản: Khách hàng có thể nộp tiền mặt trực tiếp hoặc thông qua người khác và không bị hạn chế về số lần giao dịch. Khi rút tiền khách hàng phải trực tiếp và không bị hạn chế về số lần giao dịch. Khách h àng được chuyển tiền để gửi tiết kiệm có kỳ hạn VND cho chính khách h àng tại ACB. - Quy định khác: thời gian gửi thực tế kể từ ng ày gửi tiền. Dưới hai ngày, khách hàng không được hưởng lãi và chịu phí kiểm đếm tối thiểu là 10.000 đồng và tối đa là 1.000.000 đồng. Phí kiểm đếm = 0,03% x số tiền rút hoặc tất toán. * Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng Việt Nam đồng - Tiện ích sản phẩm: Khách hàng có thể rút vốn trước hạn. Vào ngày gửi tiền hoặc trước ngày đến hạn, khách hàng có thể yêu cầu ACB chuyển sang kỳ hạn mới khác với kỳ hạn ban đầu. Đảm bảo vay vốn, mở thẻ tín dụng hay bảo l ãnh người thứ ba vay vốn tại ACB. D ùng để xác nhận khả năng tài chính cho quý Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 85 khách hoặc thân nhân đi du lịch, hoc tập,..ở nước ngoài. Với hệ thống giao dịch trực tuyến, quý khách có thể giao dịch bất kỳ chi nhánh n ào của ACB. Kiểm tra thông tin tài khoản qua các dịch vụ hỗ trợ Internet banking. V à còn là cơ sở được xét cấp hạn mức thấu chi. - Đối tượng gửi tiền: cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài. - Kỳ hạn gửi: từ 1 đến 36 tháng . - Loại tiền gửi: Việt Nam đồng (VND). - Số dư tối thiểu ban đầu: 1.000.000 đồng. - Lãi suất: tương ứng với mức gửi và kỳ hạn gửi. - Cách thức trả lãi: hằng quý và cuối kỳ. - Chứng từ giao dịch: giấy gửi tiền tiết kiệm, giấy rút tiền tiết kiệm, giấy đề nghị chuyển khoản. - Sử dụng tài khoản: Khách hàng có thể nộp tiền mặt trực tiếp hoặc chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc thẻ tiết kiệm v à không được gửi thêm khi thẻ tiết kiệm đến hạn thanh toán. Khi khách h àng có nhu cầu rút tiền trước và đúng hạn thì khách hàng phải tất toán thẻ tiết kiệm. Khách hàng được chuyển tiền để gửi tiết kiệm có kỳ hạn VND cho chính khách h àng tại ACB. - Quy định khác: thời gian gửi thực tế kể từ ngày gửi tiền, dưới bảy ngày, khách hàng không được hưởng lãi. Khách hàng rút trước hạn được hưởng lãi uất không kỳ hạn tại thời điểm theo số ngày gửi thực tế. Khi đền hạn, ACB tự động tái tục (vốn + lãi) sang kỳ hạn mới bằng kỳ hạn ban đầu theo lãi suất công bố tại thời điểm tái tục. Trường hợp kỳ hạn gửi ban đầu không c òn áp dụng, ACB sẽ tái tục kỳ hạn ngắn hơn liền kề. * Tiền gửi tiết kiệm khôngkỳ hạn bằng ngoại tệ - Đối tượng gửi tiền: cá nhân người Việt Nam, cá nhân người nước ngoài cư trú. - Kỳ hạn gửi: Không kỳ hạn. - Loại tiền gửi: USD, EUR. - Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 100 USD, 100 EUR. - Lãi suất: Không kỳ hạn. - Cách thức trả lãi: Tiền lãi được trả hàng tháng căn cứ vào ngày mở thẻ tiết kiệm và tự động ghi có vào tài khoản. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 86 - Chứng từ giao dịch: Giấy gửi tiền tiết kiệm, Giấy rút tiền tiết kiệm, Giấy đề nghị chuyển khoản. - Sử dụng tài khoản: khi gửi tiền thì quý khách có thể nộp tiền mặt trực tiếp hoặc thông qua người khác và không bị hạn chế về số lần giao dịch. Khi rút tiền thì quý khách phải trực tiếp rút tiền và không bị hạn chế về số lần giao dịch. Khi chuyển tiền thì quý khách được chuyển tiền để gửi tiết kiệm có kỳ hạn VND, USD cho chính khách hàng tại ACB. - Quy định khác: thời gian gửi thực tế kể từ ngày gửi tiền dưới 02 ngày, quý khách không được hưởng lãi. Không thu phí nộp – rút USD, EUR mặt và không yêu cầu quý khách chứng minh nguồn gốc của số USD, EUR gửi v ào. - Phí kiểm đếm: thu khi quý khách rút tiền mặt trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp tiền mặt vào thẻ tiết kiệm hoặc tất toán thẻ tiết kiệm trong v òng 02 ngày làm việc kể từ ngày mở thẻ (Phí kiểm đếm = 0.03% x số tiền rút hoặc tất toán; TT 10.000đ; TĐ 1.000.000đ) * Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại tệ - Đối tượng gửi: Cá nhân người Việt Nam, Cá nhân người nước ngoài cư trú. - Kỳ hạn gửi: Công bố theo từng thời kỳ (từ 1 đến 36 tháng). - Loại tiền gửi: USD, EUR. - Số tiền gửi tối thiểu: 100 USD, 100 EUR. - Cách thức trả lãi: Hàng quý, cuối kỳ. - Chứng từ giao dịch: Giấy gửi tiền tiết kiệm, Giấy rút tiền tiết kiệm, Giấy đề nghị chuyển khoản. - Sử dụng tài khoản: khi gửi tiền thì quý khách có thể nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc thẻ tiết kiệm v à không được gửi thêm khi thẻ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán. Khi có nhu cầu rút tiền (trước hạn hoặc đúng hạn), quý khách phải tất toán thẻ tiết kiệm. Khi chuyển tiền thì quý khách được chuyển tiền để gửi tiết kiệm có kỳ hạn VND, USD, EUR cho chính khách hàng tại ACB. - Quy định khác: quý khách rút trước hạn được hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút theo số ngày gửi thực tế. Khi đến hạn, ACB tự động tái tục (vốn + lãi) sang kỳ hạn mới bằng kỳ hạn gửi ban đầu theo l ãi suất công bố tại thời điểm tái tục. Trường hợp kỳ hạn gửi ban đầu kh ông còn áp dụng, ACB sẽ tái tục Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 87 kỳ hạn ngắn hơn liền kề. Thời gian gửi thực tế kể từ ngày gửi tiền dưới 07 ngày, quý khách không được hưởng lãi. - Phí kiểm đếm: Thu khi quý khách tất toán thẻ tiết kiệm trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày mở thẻ (Phí kiểm đếm = 0.03% x số tiền tất toán; TT 10.000đ; TĐ 1.000.000đ) . * Tiền gửi tiết kiệm bằng Vàng - Đối tượng gửi tiền: cá nhân người Việt nam và người nước ngoài. - Kỳ hạn gửi: công bố theo từng thời kỳ từ 1 đến 36 tháng . - Loại tiền gửi: Vàng SJC 99,99; vàng ACB. - Số dư tối thiểu ban đầu: 2 chỉ vàng. - Lãi suất: tương ứng với mức gửi và kỳ hạn gửi. - Cách thức trả lãi: hàng quý và cuối kỳ. - Chứng từ giao dịch: giấy gửi tiền tiết kiệm, giấy rút tiền tiết kiệm, giấy đề nghị chuyển khoản. - Sử dụng tài khoản: Khách hàng có thể nộp vàng trực tiếp hoặc chuyển khoản từ thẻ tiết kiệm và không được gửi thêm khi thẻ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán. Khách hàng chỉ được rút thẻ tiết kiệm khi đến hạn thanh toán. Khách h àng được chuyển tiền để gửi tiết kiệ m có kỳ hạn VND hoặc vàng cho chính khách hàng tại ACB. - Quy định khác:. Khách hàng không được rút trước hạn. Trường hợp được giải quyết rút trước hạn khi có nhu cầu bất khả kháng v à khi đó khách hàng không được hưởng lãi. Khi đến hạn, ACB tự động tái tục phần vốn sang kỳ hạn mới bằng kỳ hạn ban đầu theo lãi suất công bố tại thời điểm tái tục. Tr ường hợp kỳ hạn gửi ban đầu không còn áp dụng, ACB sẽ tái tục kỳ hạn ngắn h ơn liền kề. Khách hàng gửi tại chi nhánh ACB nào thì rút tiền hoặc chuyển khoản tại ACB đó khi thẻ tiết kiệm tới hạn. * Tiền gửi tiết kiệm – bảo hiểm Lộc Bảo Toàn - Kỳ hạn gửi: 13 tháng ( lãi nhập vốn cuối kỳ). - Mức gửi tối thiểu: 20.000.000 VNĐ. - Phương thức lãnh lãi: lãi cuối kỳ, lãi tháng. - Quyền lợi bảo hiểm: được thực hiện trong trường hợp không may gặp rủi ro ( tử vong, thương tật toàn bộ và vĩnh viễn do mọi nguyên nhân), khách hàng hay Luận văn tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Lang Trang 88 người hưởng thu sẽ nhận được ngay: 200% trong đó 100% l à số tiền tiết kiệm và 100% là số tiền bảo hiểm bằng 100% số tiền gửi tại thời điểm tiền tiết kiệm. - Giá trị bảo hiểm vẫn còn nguyên vẹn trong suốt 13 tháng ngay cả trong trường hợp khách hàng tất toán trước hạn, số tiền tối đa trên một hoặc các tiền tiết kiệm của một khách hàng là 800 triệu đồng kể cả trong trường hợp tái tục. - Thời hạn bảo hiểm: 13 tháng kể từ ngày mở tiền tiết kiệm và kết thúc vào một trong các ngày sau tùy theo thời điểm nào đến trước: ngày phát sinh bảo hiểm hoặc ngày đáo hạn tiền tiết kiệm hoặc ngày người bảo hiểm tròn 61 tuổi. - Quy định khác: khách hàng gửi vốn gốc một lần vào ngày mở tiền tiết kiệm và rút vốn một lần khi tất toán. Khi đến hạn, ACB tự động tái tục (vốn + l ãi) thêm một kỳ Lộc Bảo Toàn nếu sản phẩm còn triển khai và được sự đồng ý của khách hàng, hoặc sang tiết kiệm truyền thống kỳ hạn 13 tháng V NĐ có hình thức lãnh lãi tương ứng theo lãi suất công bố tại thời điểm tái tục. Tr ường hợp kỳ hạn gửi ban đầu không còn áp dụng, ACB sẽ tát tục kỳ hạn ngắn h ơn liền kề. Khách hàng tất toán trước hạn được hưởng lãi suất theo quy định ACB và nộp phí rút trước hạn theo quy định của sản phẩm. Khách h àng được hưởng lãi suất bậc thang theo số dư và các chính sách theo quy đ ịnh tiền gửi tiết kiệm của ACB v à quy định bảo hiểm. - Lãi suất: theo quy định của ACB theo từng thời kỳ. - Phí rút trước hạn: 0,3% số tiền khách hàng gửi tại thời điểm mở thẻ tiết kiệm. - Phí kiểm đếm :thu khi khác hàng tất toán thẻ tiết kiệm trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày mở thẻ; phí kiểm đếm tối thiểu l à 10.000 đồng và tối đa là 1.000.000 đồng Phí kiểm đếm = 0,03% x số tiền rút hoặc tất toán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích chiến lược huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh thành phố cần thơ.pdf
Luận văn liên quan