Việc tăng vốn tự có bằng cách giữ lại lợi nhuận phụ thuộc vào mức lợi nhuận
mà ngân hàng có được, do đo có thể không đáp ứng đủ nhu cầu tăng vốn tự có của
ngân hàng. Do đó, để tăng vốn các ngân hàng có thể phát hành cổ phiếu thường để thu
hút vốn từ các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài: phát hành cổ phiếu
thường mới, chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường (như trường hợp của TCB,
VPB). Tuy nhiên, để tăng vốn thành công theo cách này thì giá cổ phiếu NHTM trong
thời gian phát hành tăng, kết quả kinh doanh khả quan, tình hình tài chính lành mạnh
154 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với hệ thống ngân hàng: tăng trưởng về quy mô tài sản, vốn
điều lệ, vốn chủ sở hữu, mạng lưới chi nhánh trải rộng, số lượng khách hàng, sản
phẩm đa dạng, nguồn nhân lực mạnh hơn.
Bản chất của hoạt động mua bán sáp nhập là nhằm mục kinh tế (tạo ra giá trị
cộng hưởng sau khi thâu tóm sáp nhập) và mục tiêu phi kinh tế (thoả mãn lợi ích của
bản thân các nhà quản trị). Tuy nhiên, hoạt động mua bán sáp nhập ở Việt Nam chưa
thực sự mang tính thị trường (Nguyễn Thị Minh Huệ và Tăng Thị Phúc, 2016).
Do đó, để hoạt động mua bán sáp nhập có hiệu quả, các ngân hàng phải thị
trường hoá hoạt động mua bán sáp nhập. Đặc biệt đối với các ngân hàng lớn cần phải
coi hoạt động mua bán sáp nhập là chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Tóm lại, tăng vốn tự có là giải pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện an toàn vốn
theo Basel II. Tuy nhiên, mỗi giải pháp tăng vốn tự có lại có những ưu điểm và hạn
chế nhất định. Do vậy, các ngân hàng cần xây dựng kế hoạch tăng vốn phù hợp với
điều kiện cụ thể của từng ngân hàng để đạt hiệu quả cao nhất.
5.2.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động
Lý do đề xuất giải pháp
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lời của các NHTM (ROE) tương
quan thuận với CAR. Có nghĩa là hoạt động của ngân hàng càng có hiệu quả, rủi ro ở
mức thấp do đó các ngân hàng khả năng tăng vốn, tăng CAR ở mức cao. Bởi các
NHTM dễ dàng duy trì hoặc tăng vốn chủ sở hữu khi thu nhập cao. Chính vì vậy, nâng
124
cao hiệu quả hoạt động để tăng thu nhập là giải pháp quan trọng đối với các NHTM
Việt Nam hiện nay, khi mà khả năng sinh lời của các NHTM vẫn còn ở mức thấp.
Biện pháp thực hiện
(i) Ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ
(ii) Nâng cao năng lực quản trị
(iii) Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng
Cụ thể thực hiện các giải pháp như sau:
Thứ nhất, ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động quản lý và cung ứng
dịch vụ.
Trên thực tế, trong thời gian vừa qua các NHTM Việt Nam đã từng bước ứng
dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng tuy nhiên vẫn chưa theo kịp với
tốc độ phát triển của thế giới. Các NHTM Việt Nam mới chủ yếu cung cấp các sản
phẩm ứng dụng công nghệ đơn giản như SMS banking, mobile banking, internet
banking. Các dịch vụ ngân hàng còn thiếu tính đa dạng.
Phần phân tích thực trạng về khả năng sinh lời của HTNH Việt Nam cho thấy,
một trong những nguyên nhân dẫn tới khả năng sinh lời của các NHTM trong giai
đoạn nghiên cứu ở mức thấp là do chi phí hoạt động ngoài lãi của các NHTM Việt
Nam khá cao khoảng, chiếm trung bình khoảng 60% doanh thu hoạt động của ngân
hàng. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Thái Lan 44%,
Singapore 38%). Nguyên nhân dẫn tới chi phí hoạt động ngoài lãi của các NHTM Việt
Nam tăng là do các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động (tăng số lượng chi nhánh,
phòng giao dịch) và cải thiện dịch vụ ngân hàng.
Do đó, ứng dụng công nghệ trong việc cung ứng dịch vụ một cách thuận tiện
cho khách hàng không đòi hỏi các ngân hàng phải phát triển mạng lưới chi nhánh,
phòng giao dịch từ đó giúp cho ngân hàng giảm chi phí đồng thời vẫn đảm bảo hiệu
quả hoạt động cung ứng dịch vụ.
Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động quản lý, giúp NHTM kiểm
soát các hoạt động của ngân hàng đặc biệt là các hoạt động quản lý rủi ro một cách
dễ dàng, thuận tiện, chính xác. Tuy nhiên, muốn ứng dụng công nghệ hiện đại trong
hoạt động quản lý ngân hàng cần có sự đầu tư vào công nghệ và xây dựng hệ thống
thông tin.
Đồng thời, NHTM cần cung ứng các dịch vụ ngân hàng hiện đại bằng cách đa
125
dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, ngày càng hoàn thiện tính năng của các sản
phẩm mà ngân hàng cung ứng nhằm đảm bảo cung ứng cho khách hàng những sản
phẩm tiện lợi đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Các NHTM Việt
Nam cần hướng mục tiêu phát triển ngân hàng thành ngân hàng số, ứng dụng các thiết
bị thông minh vào các giao dịch ngân hàng.
“Số lượng người sử dụng internet và các thiết bị thông minh ở Việt Nam tăng
khá nhanh so với các quốc gia trong khu vực ASEAN, tuy nhiên tỷ lệ khách hàng sử
dụng internet cho giao dịch ngân hàng mới chỉ khoảng 19%”, thanh toán tiền mặt vẫn
chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thanh toán của người dân ( Lê Công, 2016). Chính
vì vậy đây là cơ hội để các NHTM Việt Nam thực hiện thành công ngân hàng số.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị của các NHTM.
Năng lực quản trị của các NHTM là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng
hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả tăng khả năng sinh lời. Bộ máy quản trị phù
hợp giúp NHTM nâng cao năng lực quản trị và giảm thiểu chi phí hoạt động cũng như
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Trong thời gian tới khi Việt Nam áp dụng
Basel II trong toàn hệ thống ngân hàng, càng đòi hỏi các NHTM xây dựng cấu trúc
quản trị phù hợp theo Basel II. Đặc biệt là xây dựng mô hình quản trị rủi ro.
Thứ ba, nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng.
Năng lực của đội ngũ nhân nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu
quả hoạt động của các NHTM. Các quy định trong hoạt động ngân hàng ngày càng
chặt chẽ, và hướng tới các chuẩn mực quốc tế, hoạt động ngân hàng ngày càng ứng
dụng nhiều công nghệ hiện đại do đó đòi hỏi trình độ của đội ngũ nhân viên ngân hàng
ngày càng nâng cao. Chính vì vậy, các NHTM cần phải có kế hoạch bồi dưỡng phát
triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngân hàng.
5.2.1.3. Xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Lý do đề xuất giải pháp
Vốn mục tiêu của các NHTM ảnh hưởng đáng kể bởi rủi ro, các ngân hàng cố
gắng tăng vốn khi rủi ro cao hơn và ngược lại. Mối quan hệ này áp dụng cho cả các
ngân hàng có mức vốn thấp và mức vốn cao (Shrieves và Dahl, 1992). Tuy nhiên, do
sự khác biệt trong nhận thức về rủi ro của cơ quan giám sát và ngân hàng có thể khiến
cho mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ lệ an toàn vốn là tiêu cực. Kết quả nghiên cứu của
luận án cho thấy:
- Nợ xấu có tương quan nghịch với an toàn vốn của ngân hàng. Do đó, để tăng
126
khả năng an toàn vốn, các NHTM cần phải có giải pháp hạn chế, ngăn ngừa và giảm
nợ xấu.
- Dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan thuận với an toàn vốn của ngân hàng.
Nghĩa là khi dự phòng rủi ro tín dụng tăng, ngân hàng có thêm nhiều quỹ để bù đắp
tổn thất do đó, tăng khả năng an toàn đối với ngân hàng.
- Nợ xấu bán cho VAMC có tương quan thuận với an toàn vốn của ngân hàng.
Bán nợ xấu cho VAMC là một trong những giải pháp mà các NHTM Việt Nam đã và
đang thực hiện để giảm nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Nhờ đó giúp
cho ngân hàng tăng khả năng an toàn vốn.
Đồng thời, trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2030, nhiệm
vụ đặt ra đối với HTNH Việt nam là phải xử lý triệt để các khoản nợ xấu. Việc xử lý
các khoản nợ xấu có thể bằng nhiều cách khác nhau như: Sử dụng dự phòng rủi ro tín
dụng, bán nợ cho VAMC...
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giải pháp xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi
ro giúp các NHTM Việt Nam đảm bảo an toàn vốn.
Biện pháp thực hiện
(i) Ngăn chặn, hạn chế nợ xấu nội và ngoại bảng
(ii) Tăng cường xử lý nợ xấu triệt để
(iii) Trích lập dự phòng phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản cho vay
Thứ nhất, ngăn chặn và hạn chế các khoản nợ xấu nội và ngoại bảng.
Ngăn chặn và hạn chế nợ xấu là giải pháp quan trọng giúp các NHTM hạn chế
rủi ro và tổn thất có thể xảy ra đối với hoạt động tín dụng. Cụ thể, để tránh các khoản
nợ xấu phát sinh thêm, các NHTM cần ngăn chặn nợ xấu ngay từ khâu thẩm định tín
dụng bằng cách nâng cao chất lượng thẩm định. Muốn vậy, ngân hàng cần có đội ngũ
nhân viên có năng lực, trình độ, có đạo đức nghề nghiệp.
Đặc biệt ngân hàng phải xây dựng hệ thống thông tin khách hàng có đầy đủ
thông tin với chất lượng thông tin tốt nhất đảm bảo cho việc phát hiện cũng như dự
báo rủi ro từ phía khách hàng, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. Để có hệ
thống thông tin khách hàng tốt ngoài khả năng thu thập thông tin của ngân hàng còn
phụ thuộc vào chất lượng thông tin và tính minh bạch thông tin của khách hàng.
Đồng thời, ngân hàng cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát khoản cho vay
phát hiện kịp thời những khoản nợ có nguy cơ rủi ro cao để có giải pháp xử lý kịp thời,
phù hợp.
127
Thứ hai, tăng cường xử lý nợ xấu triệt để.
Với những khoản nợ xấu đã phát sinh, NHTM cần chủ động xử lý, hạn chế mức
thấp nhất tổn thất có thể xảy ra đảm bảo an toàn lành mạnh cho hoạt động ngân hàng.
Hiện tại, các NHTM Việt Nam đang chú trọng vào giải pháp xử lý nợ xấu bằng cách
bán nợ xấu cho VAMC. Nhờ đó, sẽ giúp các NHTM giảm được rủi ro. Điều này cũng
được chứng minh từ kết quả nghiên cứu. Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu
bán cho VAMC có tương quan thuận với an toàn vốn của các NHTM. Nghĩa là,
NHTM bán nợ xấu cho VAMC sẽ tác động làm giảm nợ xấu trên bảng cân đối kế toán
của các ngàng do đó tác động trực tiếp làm giảm tài sản điều chỉnh rủi ro khi tính
CAR, nhờ đó làm tăng mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy, mặc dù có giúp các NHTM giảm nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu trên bảng cân đối kế
toán nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro và vẫn chưa xử lý tận gốc của nợ xấu, chưa xử lý nợ xấu
dựa trên nguyên tắc thị trường.
Chính vì vậy, các NHTM cần xác định vai trò chủ đạo, chủ động của mình
trong việc xử lý nợ xấu. Ngoài việc bán nợ xấu cho VAMC, các NHTM cần phải đánh
giá khả năng phục hồi, tồn tại và phát triển của khách hàng vay vốn, doanh nghiệp để
có biện pháp xử lý phù hợp. Đối với các doanh nghiệp có khả năng phục hồi, tồn tại và
phát triển NHTM có thể có thể xử lý các khoản nợ xấu bằng: (i) chuyển đổi nợ gốc
thành trái phiếu trung dài hạn giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn; (ii)
chuyển nợ xấu thành vốn góp, vốn cổ phần để đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua
thời kỳ giai đoạn.
Thứ ba, xác định mức trích lập dự phòng phù hợp với chất lượng khoản cho vay.
Theo quy định của NHNN các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
theo tỷ lệ quy định dựa trên quy mô và chất lượng tín dụng. Tỷ lệ trích lập dự phòng
theo định là mức trích lập tối thiểu buộc các NHTM phải tuân thủ. Trong trường hợp
nếu các NHTM đánh giá khoản tín dụng có nguy cơ rủi ro cao hơn các NHTM có thể
trích lập nhiều hơn mức quy định.
Bởi, dự phòng rủi ro tín dụng là quỹ dùng để bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro
tín dụng. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định là một biện pháp mà cơ
quan quản lý yêu cầu đối với các NHTM nhằm bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro. Trích
lập dự phòng rủi ro tín dụng là một trong biện pháp đảm bảo an toàn và lành mạnh đối
với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi các khoản cho vay được phân chia vào các
nhóm nợ phù hợp với mức độ rủi ro của khoản cho vay thì dự phòng rủi ro tín dụng có
khả năng bù đắp tốt nhất khi xảy ra tổn thất.
Bên cạnh đó, khi xác định giá trị tổng tài sản có rủi ro để tính CAR, khoản trích
128
lập dự phòng rủi ro cụ thể được trừ vào giá trị khoản cho vay sau đó mới tính trọng số
rủi ro. Do đó, nếu mức trích lập dự phòng càng cao thì giá trị tài sản có rủi ro càng
giảm và CAR tăng. Tuy nhiên, thực tế các NHTM Việt Nam cho thấy tổng tài sản có
rủi ro không giảm nhiều sau khi trừ khoản trích lập dự phòng rủi ro cụ thể (Phan Hữu
Việt, 2017). Nguyên nhân là do các NHTM không phân nhóm các khoản cho vay theo
đúng mức độ rủi ro của khoản cho vay, đặc biệt là những khoản nợ xấu. Điều này làm
tiềm ẩn rủi ro đối với các ngân hàng. Chính vì vậy, đánh giá đúng chất lượng khoản
cho vay để xác định trích lập dự phòng phù hợp là điều cần thiết đối với các NHTM
Việt Nam.
5.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, NHNN cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức
tín dụng. Xử lý triệt để các ngân hàng yếu kém nhằm đảm bảo an toàn và lành mạnh
trong hoạt động ngân hàng.
Theo thông lệ quốc tế, xử lý các ngân hàng yếu kém bằng các cách: (i) bơm tiền
để duy trì hoạt động của các ngân hàng yếu kém; (ii) thực hiện mua bán sáp nhập ngân
hàng yếu kém; (iii) quốc hữu hoá các ngân hàng yếu kém; (iv) Chính phủ chấp nhận
để các ngân hàng yếu kém phá sản.
Tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, các ngân hàng yếu kém được xử lý bằng
cách mua bán sáp nhập, NHNN mua lại ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng, mua nợ
xấu cả các NHTM. Tuy nhiên, việc xử lý các ngân hàng yếu kém vẫn mang tính hình
thức, chưa đảm bảo giải quyết tận gốc các vấn đề của ngân hàng yếu kém. Do đó, để
đảm bảo mục tiêu của quá trình tài cơ cấu hệ thống TCTD, xử lý các NHTM yếu kém
bằng giải pháp mua bán sáp nhập, tác giả đề xuất một số khuyến nghị cụ thể như sau:
- Để hoạt động mua bán sáp nhập thực sự có hiệu quả, mang tính thị trường.
NHNN cần xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động mua bán sáp nhập. Đưa
ra những quy định về việc đảm bảo minh bạch thông tin trong các hoạt động mua bán
sáp nhập, đặc biệt là thông tin sau mua bán sáp nhập. Đồng thời, NHNN cần có những
quy định cụ thể về quyền cũng như nghĩa vụ của các bên tham gia trực tiếp, gián tiếp
vào hoạt động mua bán sáp nhập. Đồng thời, NHNN cần đưa ra những quy định cụ thể
về định giá tài sản của NHTM khi mua bán sáp nhập dựa trên nguyên tắc thị trường.
- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2016) cho thấy 10%
các ngân hàng mạnh đồng ý sáp nhập với các ngân hàng yếu và 45% các ngân hàng
đồng ý sáp nhập ngân hàng mạnh với ngân hàng mạnh. Do đó, để quá trình tái cơ cấu
thực sự hiệu quả trên tinh thần khuyến khích các NHTM mua bán sáp nhập tự nguyện.
NHNN cần phải thực hiện xếp hạng các NHTM làm cơ sở cho các ngân hàng thực
129
hiện mua bán sáp nhập. Các NHTM có thể căn cứ vào xếp hạng tín nhiệm và căn cứ
vào quy mô vốn chủ sở hữu để thực hiện sáp nhập giữa các ngân hàng tương đồng
với nhau.
Thứ hai, NHNN cần tăng cường các cơ chế chính sách đối với các NHTM trong
việc đảm bảo minh bạch thông tin.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình tái cơ
cấu chính là vấn đề minh bạch thông tin. Yêu cầu công bố thông tin của các NHTM
cũng là 1 trong 3 trụ cột của Hiệp ước vốn Basel II. “Sự thiếu hụt cơ sở dữ liệu và thực
trạng hạ tầng công nghệ thông tin là một thách thức không nhỏ trong việc triển khai
Basel II tại các ngân hàng ở Việt Nam” (Phan Hữu Việt, 2017). Do đó, NHNN cần đưa
ra những quy định pháp lý buộc các NHTM phải thực hiện minh bạch thông tin cũng
như xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát ngân hàng đảm bảo kỷ luật thị
trường. NHNN cùng với các NHTM đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống
cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin.
Khả năng áp dụng Basel II phụ thuộc khá nhiều vào hệ thống thông tin, dữ liệu.
Để thực hiện thành công Basel II cần có hệ thống thông tin lịch sử, số liệu chính xác
đáng tin cậy và kịp thời. Do đó, NHNN cần phối hợp bộ ngành hoàn thiện các quy
định trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) hướng tới Chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế (IFRS). Bởi hiện tại có sự khác biệt rõ rệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt
Nam và chuẩn mực báo cáo tình hình tài chính quốc tế, điều này gây khó khăn cho các
NHTM Việt Nam khi áp dụng các chuẩn mực Basel II, đặc biệt trong việc tính CAR.
Thứ ba, hoàn thiện cơ chế, chính sách trong việc xử lý nợ xấu của các NHTM
Hoạt động mua bán nợ hiện nay được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả, chưa
đảm bảo mục tiêu đề ra là xử lý các khoản nợ xấu do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do vấn đề về cơ chế pháp lý,
chính sách. Do đó, để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, tác giả đưa ra một số khuyến
nghị như sau:
- Hoàn thiện và đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật liên quan trong công tác
xử lý nợ xấu như: Luật dân sự, kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư...
- Nâng cao vai trò của VAMC trong việc xử lý nợ xấu, đặc biệt trong vấn đề
thanh lý tài sản đảm bảo. Cần khuyến khích sự tham gia của các chủ thể khác ngoài
VAMC trong hoạt động mua bán nợ cũng như nâng cao tính chủ động của các NHTM
trong việc xử lý nợ xấu.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát đối với các NHTM.
NHNN cần tăng cường thanh tra giám sát theo Basel II. Đưa khung đánh giá
130
năng lực tài chính của các NHTM (CAMELS) vào nội dung thanh tra giám sát và phát
triển hệ thống cảnh báo rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các NHTM.
Đặc biệt NHNN cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong hoạt động tín
dụng, phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Áp dụng các biện pháp mạnh
trong việc xử lý các TCTD cố tình che giấu nợ, không thực hiện nghiêm túc các biện
pháp xử lý nợ xấu. Đồng thời, NHNN cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về nợ xấu
hướng tới chuẩn mực quốc tế Basel II, tránh tình trạng có sự khác biệt về cách xác
định nợ xấu giữa các NHTM, NHNN và cơ quan giám sát.
Thứ năm, NHNN cần hoàn thiện, ban hành các quy định pháp lý theo các chuẩn
mực quốc tế
Khả năng thực hiện Basel II phụ thuộc vào các yếu tố: NHTM, nội dung Basel
II, thanh tra giám sát... Trong đó NHTM là tổ chức trực tiếp thực hiện Basel II, thanh
tra giám sát giữ vai trò kiểm tra giám sát việc thực hiện Basel II của các NHTM, nội
dung Basel II là các quy định pháp lý cụ thể về Basel ở quốc gia thực thi ( Đào Minh
Phúc và Nguyễn Khương, 2017). Trong đó, nội dung Basel II là quy định pháp lý để
NHTM thực hiện cũng như căn cứ để kiểm tra giám sát. Chính vì vậy, để thực hiện
thành công Basel II, NHNN cần khẩn trương ban hành và hoàn thiện các quy định
pháp lý về Basel II phù hợp với thực trạng hệ thống tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
Hiện tại, NHNN đã ban hành thông tư 41/2016/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết
về vốn, cách xác định CAR theo rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
Tuy nhiên, thông tư 41 mới chỉ đảm bảo các quy định về trụ cột 1 của Basel II. Do đó,
NHNN cần ban hành các văn bản pháp lý quy định về vấn đề kiểm soát nội bộ, kiểm
toán nội bộ, quy trình đánh giá mức độ đủ vốn nội bộ - trụ cột 2 và quy định về vấn đề
công bố thông tin – trụ cột 3.
5.2.3. Đối với Chính phủ
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng nhất định
tới các quyết định về an toàn vốn của các NHTM. Khi nền kinh tế tăng trưởng, lạm
phát được kiểm soát, chế độ tỷ giá hối đoái, lãi suất hợp lý đồng nghĩa với việc các
NHTM hoạt động trong môi trường ít rủi ro hơn, tính an toàn cao hơn. Do đó các
NHTM có xu hướng giữ CAR ở mức thấp hơn và ngược lại.
Chính vì vậy, Chính phủ cần có chính sách đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng
nhanh và bền vững, ổn định an toàn và lành mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển của
khu vực tài chính nói chung và các NHTM nói riêng. Bởi ổn định và phát triển kinh tế
giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hạn chế phát sinh nợ xấu.
131
Chính phủ cần cải thiện, xây dựng hành lang pháp lý hiệu quả, đồng bộ giữa các
văn bản pháp luật. Cần có sự nhất quán trong các chủ trương chính sách của Nhà nước.
Đặc biệt trong việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, coi trọng hiệu quả và tính bền vững
của sự phát triển cũng như tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.
Chính phủ cần có các chế tài đảm bảo tính công khai minh bạch thông tin về
hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hành tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Xử lý
nghiêm minh những sai phạm trong việc báo cáo, thông tin tài chính, quy rõ trách
nhiệm đối với người đứng đầu doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp.
Chính phủ cần nghiên cứu giải pháp tập trung hoá cơ sở dữ liệu tại CIC, hoàn
thiện cơ sở thông tin dữ liệu về các doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu thành lập
trung tâm xếp hạng doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin một cách nhanh chóng,
chính xác, kịp thời để các NHTM có quyết định tín dụng chính xác hạn chế rủi ro
phát sinh.
5.3. Một số hạn chế của luận án
Thứ nhất, nghiên cứu mới chỉ xem xét tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô
dựa trên dữ liệu của 28 NHTM Việt Nam trong tổng số 35 NHTM trong giai đoạn
2008-2017. Đồng thời, luận án chưa xem xét tới ngân hàng nước ngoài và ngân hàng
liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ hai, tỷ lệ an toàn vốn là chỉ tiêu đại diện đo lường mức độ an toàn vốn của
các NHTM Việt Nam, tuy nhiên tỷ lệ an toàn vốn trong mẫu nghiên cứu mới chỉ đảm
bảo tiêu chuẩn của Basel I, chưa tính tới rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Sắp tới,
từ năm 2020 các NHTM tại Việt Nam sẽ thực hiện tính tỷ lệ an toàn vốn theo thông tư
41, theo hướng đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản của Basel II. Do đó, sẽ có sự thay đổi
trong cách tính tỷ lệ an toàn vốn, điều này sẽ ảnh hưởng tới các quyết định về an toàn
vốn của các NHTM tại Việt Nam dẫn tới các yếu tố tác động tới tỷ lệ an toàn vốn của
các NHTM tại Việt Nam có khác biệt.
Thứ ba, trong mô hình hồi quy, các biến GDP, REG có hiện tượng đa cộng
tuyến cao nên chưa thể xem tác động tới an toàn vốn của ngân hàng. Vấn đề đa cộng
tuyến xảy ra có thể do dữ liệu thu thập chưa đầy đủ còn nhiều giá trị khuyết thiếu. Do
đó, trong thời gian tới khi mà các NHTM tại Việt Nam thống nhất áp dụng Basel II
thông tin minh bạch hơn, tác giả hy vọng nghiên cứu sau sẽ có đủ cơ sở dữ liệu về an
toàn vốn của cả các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh để đưa vào mẫu
nghiên cứu và có cơ sở để phân tích về an toàn vốn của các nhóm ngân hàng. Đồng
thời, có thể nghiên cứu các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các NHTM như: mức
độ rủi ro của tổng tài sản, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường...
132
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trên cơ sở phân tích thực trạng về an toàn vốn và các nhân tố tác động tới an
toàn vốn của các NHTM Việt Nam và kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, trong
Chương 5 luận án đã đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị chính sách về an toàn
vốn đối với các NHTM Việt Nam, NHNN và Chính phủ nhằm đảm bảo thực hiện an
toàn vốn theo Basel II trong thời gian tới.
Các giải pháp khuyến nghị đối với các NHTM Việt Nam nhằm giúp cho các
ngân hàng đảm bảo khả năng an toàn vốn theo quy định của NHNN cũng như theo
mục tiêu của ngân hàng như: (i) Tăng vốn tự có; (ii) Nâng cao hiệu quả hoạt động; (iii)
Xư lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Bên cạnh đó, nhằm mục tiêu tạo môi trường thuận lợi để các NHTM đảm bảo
an toàn vốn theo quy định, một số khuyến nghị đối với NHNN và Chính phủ đã được
đề xuất như: (i) Tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, xử
lý triệt để các ngân hàng yếu kém nhằm đảm bảo an toàn và lành mạnh trong hoạt
động ngân hàng (ii) ban hành những quy định trong việc đảm bảo minh bạch thông tin;
(iii) hoàn thiện cơ chế, chính sách trong việc xử lý nợ xấu của các NHTM; (iv) hoàn
thiện, ban hành các quy định pháp lý theo các chuẩn mực quốc tế; (v) tăng cường công
tác thanh tra kiểm tra, giám sát đối với các NHTM.
133
KẾT LUẬN
Trên cơ sở kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
luận án đã luận giải, minh chứng phân tích các vấn đề nghiên cứu để đạt được các mục
tiêu nghiên cứu cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Cụ thể, luận án đã hoàn thành
các nội dung như:
Luận án đã tổng quan các nghiên cứu trước và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết để
luận giải về an toàn vốn và các nhân tố tác động tới an toàn vốn của NHTM. Trên cơ
sở đó, luận án tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng về an toàn vốn và các nhân tố
tác động tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam. Đồng thời để thấy được mức độ
tác động của các nhân tố tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam, luận án tiến hành
phân tích định lượng dựa trên các dữ liệu nghiên cứu của 28 NHTM Việt Nam (gồm 4
NHTMNN và 24 NHTMCP).
Kết quả phân tích định lượng cho thấy, tác động của một số các nhân tố tới an
toàn vốn của các NHTM Việt Nam như các nghiên cứu trước: đòn bẩy; khả năng thanh
khoản và quy mô ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy một số khác biệt so
với các nghiên cứu trước về tác động của các nhân tố tới CAR của các NHTM Việt
Nam như: CAR kỳ trước; nợ xấu; dự phòng rủi ro tín dụng; khả năng sinh lời; nợ xấu
bán cho VAMC; lãi suất; tỷ giá; mức độ an toàn vốn toàn ngành.
Dựa trên phân tích định lượng và phân tích định tính về an toàn vốn và các
nhân tố tác động tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam, luận án đề xuất một số giải
pháp khuyến nghị nhằm giúp các đảm bảo khả năng an toàn vốn theo quy định và theo
mục tiêu của ngân hàng như:
Một là, các NHTM Việt Nam cần phải có kế hoạch tăng vốn tự có, để tăng khả
năng đảm bảo an toàn vốn trong thời gian tới khi mà thời hạn thực hiện tính CAR theo
Basel II đã cận kề. Bởi so với cách tính hiện tại thì cách tính mới sẽ làm tử số tính
CAR là vốn tự có của các NHTM sẽ giảm mẫu số tính CAR sẽ tăng do tính thêm cả rủi
ro thị trường và rủi ro hoạt động đồng thời cách xác định hệ số điều chỉnh rủi ro tín
dụng cũng chặt chẽ hơn.
Hai là, kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lời có tương quan thuận với
CAR, có nghĩa khả năng sinh lời càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM tăng
vốn tự có. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện khan hiếm vốn như hiện
nay. Để tăng khả năng sinh lời, các NHTM Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả hoạt
động thông qua các giải pháp cụ thể như: (i) ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt
động quản lý và cung ứng dịch vụ; (ii) nâng cao năng lực quản trị của các NHTM; (iii)
nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng.
134
Ba là, tiếp tục xử lý triệt để nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Các
NHTM cần phải có giải pháp hạn chế sự phát sinh các khoản nợ xấu đồng thời chủ
động xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh. Đồng thời, để có khả năng bù đắp cho
những tổn thất có thể xảy ra, các NHTM Việt Nam cần phải đánh giá đúng mức độ rủi
ro của các khoản cho vay để từ đó trích lập dự phòng đầy đủ.
Mặc dù CAR của các NHTM phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố vi mô nhưng
các yếu tố về môi trường, yếu tố vĩ mô nền kinh tế cũng có những ảnh hưởng nhất
định tới khả năng an toàn vốn của các ngân hàng. Chính vì vậy, luận án đã đề xuất một
số khuyến nghị đối với NHNN và Chính phủ như: (i) Tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái
cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, xử lý triệt để các ngân hàng yếu kém nhằm đảm bảo
an toàn và lành mạnh trong hoạt động ngân hàng (ii) ban hành những quy định trong
việc đảm bảo minh bạch thông tin; (iii) hoàn thiện cơ chế, chính sách trong việc xử lý
nợ xấu của các NHTM; (iv) hoàn thiện, ban hành các quy định pháp lý theo các chuẩn
mực quốc tế; (v) tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát đối với các NHTM.
Bên cạnh các kết quả đạt được, luận án còn một số hạn chế cần hoàn thiện và
tiếp tục nghiên cứu trong tương lai như đã trình bày chi tiết trong luận án.
135
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Le Thanh Tam, Hoang Thanh Van, Tran Thi Lan Anh (2019), “Financial
Development vs Economic Growth: Case study of Asian countries”,
2nd International Conference on Contemporary Issues in Economics,
Management and Business (CIEMB2), Nov 26-27, National Economics
University Publishing House, ISBN: 978-604-946-741-7, pp 813-836.
2. Trần Thị Lan Anh và Phi Hồng Hạnh (2019), "Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế
vĩ mô tới hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam", Kỷ yếu
hội thảo khoa học quốc gia: "Kiểm soát tài chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế", NXB Hồng Đức, tr282-293.
3. Phạm Thị Trúc Quỳnh và Trần Thị Lan Anh(2019), "Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến cầu trên thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo
khoa học quốc gia: "Khả năng và chi phí tiếp cận tài chính của các doanh
nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp", NXB Lao động – Xã hội, tr161-
173.
4. Trần Thị Lan Anh (2018), "Cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam khi tỷ lệ an toàn vốn áp dụng theo Basel II", Tạp chí Khoa học
& Công nghệ, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, số 46, tr109-113.
5. Trần Thị Lan Anh và Nguyễn Thị Hải Yến (2017), "Khả năng sinh lời của các
ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", Tạp chí
Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, số 495, tr51-52.
6. Trần Thị Lan Anh và Đỗ Thị Ngọc Lan (2016), “Kinh nghiệm quốc tế và giải
pháp phát triển thị trường mua – bán nợ ngân hàng tại Việt Nam” Tạp chí Kinh
tế Châu Á-Thái Bình Dương, kỳ 2/tháng 6, tr54-56.
136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Acharya, V. V. (2003), “Is the international convergence of capital adequacy
regulation desirable?”, The Journal of Finance, 58(6), pp.2745-2782
2. Aggarwal, R., & Jacques, K. T. (1998), “Assessing the impact of prompt
corrective action on bank capital and risk”, Economic Policy Review, 4(3).
3. Ahmad, R., Ariff, M., & Skully, M. J. (2008), “The determinants of bank capital
ratios in a developing economy”, Asia-Pacific financial markets, 15(3), pp.255-
272.
4. Akhter, S.&Daly, K. (2009), “Bank health in varying macroeconomic conditions:
A panel study”, International Review of Financial Analysis, 18, pp.285-293
5. Aktas, R., Acikalin, S., Bakin, B. & Celik, G. (2015), “The Determinants of
Banks' Capital Adequacy Ratio: Some Evidence from South Eastern European
Countries”, Journal of Economics and Behavioral Studies, 7, pp.79.
6. Alfon, I., Argimón, I. & Bascuñana-Ambrós, P. (2005), “How individual capital
requirements affect capital ratios in UK banks and building societies”, Banco de
Espa a Working Papers.
7. Ali, A., & Daly, K. (2010), “Macroeconomic determinants of credit risk: Recent
evidence from a cross country study”, International Review of Financial
Analysis, 19(3), pp.165-171.
8. Ali, K., Akhtar, M. F., & Ahmed, H. Z. (2011), “Bank-specific and
macroeconomic indicators of profitability-empirical evidence from the
commercial banks of Pakistan”, International Journal of Business and Social
Science, 2(6), pp.235-242.
9. Al-Sabbagh, N. (2004), Determinants of Capital Adequacy Ratio In Jordanian
Banks, Master thesis.Yarmouk University. Irbid, Jordan.
10. Al-Tamimi & Obeidat (2013), “Determinants of capital adequacy in commercial
banks of Jordan an empirical study”, International Journal of Academic research
in Economics and management sciences, 2(4), pp.44.
11. Angbazo, L. (1997), “Commercial bank net interest margins, default risk,
interest-rate risk, and off-balance sheet banking”, Journal of Banking & Finance,
21, pp.55-87.
12. Asarkaya, Y. & Özcan, S. (2007), “Determinants of capital structure in financial
institutions: The Case of Turkey”, Journal of BRSA Banking and Financial
Markets, 1, pp.91-109.
137
13. Aspal, P. K., & Nazneen, A. (2014), “An empirical analysis of capital adequacy
in the Indian private sector banks”, American Journal of Research
Communication, 2(11), pp.28-42.
14. Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N., & Delis, M. D. (2008), “Bank-specific,
industry-specific and macroeconomic determinants of bank
profitability”, Journal of international financial Markets, Institutions and
Money, 18(2), pp.121-136.
15. Azariadis, C., & Smith, B. D. (1996), “Private information, money, and growth:
Indeterminacy, fluctuations, and the Mundell-Tobin effect”, Journal of Economic
Growth, 1(3), pp.309-332.
16. Babihuga, R. (2007), “Macroeconomic and financial soundness indicators: An
empirical investigation (No. 7-115)”, International Monetary Fund.
17. Barrios, V. E., & Blanco, J. M. (2003), “The effectiveness of bank capital
adequacy regulation: A theoretical and empirical approach”, Journal of Banking
& Finance, 27(10), pp.1935-1958.
18. Bateni, L., Vakilifard, H., & Asghari, F. (2014), “The influential factors on
capital adequacy ratio in Iranian banks”, International Journal of Economics and
Finance, 6(11), pp.108.
19. Berger, A. N., & Bouwman, C. H. (2009), “Bank liquidity creation”, The review
of financial studies, 22(9), pp.3779-3837.
20. Berger, A.N., R.J. Herring and G.P. Szegö. (1995), “The Role of Capital in
Financial Institutions”, Wharton Working Paper or Journal of Banking and
Finance, 19(3-4) pp.393-430.
21. Bhattacharya, S., Boot, A. W., & Thakor, A. V. (1998), “The economics of bank
regulation” Journal of money, credit and banking, pp.745-770.
22. BIS. (1999), Basel Committee on Banking Supervision: A new capital adequacy
framework. [online]. Available from: https://www.bis.org/publ/bcbs50.pdf
(Accessed 15 May 2017)
23. BIS. (2006), Basel II: International Convergence of Capital Measurement and
Capital Standards: A Revised Framework - Comprehensive Version. [online].
Available from: https://www.bis.org/publ/bcbs128.pdf (Accessed 15 May 2017)
24. BIS. (2011), Basel III: A global regulatory framework for more resilient banks
and banking systems - revised version June 2011. [online]. Available from:
https://www.bis.org/publ/bcbs189.pdf (Accessed 15 May 2017)
25. Blum, J., & Hellwig, M. (1995), “The macroeconomic implications of capital
adequacy requirements for banks”, European Economic Review, 39(3), pp.739-749.
138
26. Bokhari, I. H., Ali, S. M., & Sultan, K. (2012), “Determinants of capital
adequacy ratio in banking Sector: An Empirical analysis from
Pakistan”, Academy of Contemporary Research Journal, 2(1), pp.1-9.
27. Borio, C., & Zhu, H. (2012), “Capital regulation, risk-taking and monetary
policy: a missing link in the transmission mechanism?”, Journal of Financial
Stability, 8(4), pp.236-251.
28. Boyd, J. H., & De Nicolo, G. (2005), “The theory of bank risk taking and
competition revisited”, The Journal of finance, 60(3), pp.1329-1343.
29. Boyd, J.H., Levine, R., Smith, B.D, (2001), “The impact of inflation on financial
sector performance”, Journal of Monetary Economics, 47, pp.221–248.
30. Brewer III, E., Kaufman, G. G., & Wall, L. D. (2008), “Bank capital ratios across
countries: Why do they vary?”, Journal of Financial Services Research, 34(2),
pp.177-201.
31. Brown, R. & Octavia, M. (2010), “Determinants of bank capital structure in
developing countries: regulatory capital requirement versus the standard
determinants of capital structure”, Journal of Emerging markets, 15, pp.50.
32. Büyüksalvarci, A., & Abdioglu, H. (2011), “Determinants of capital adequacy
ratio in Turkish Banks: A panel data analysis”, African Journal of Business
Management, 5(27), pp 99-209
33. Calomiris, C. W., Heider, F., & Hoerova, M. (2015), “A theory of bank liquidity
requirements”, Columbia Business School Research Paper, pp.14-39.
34. Caruana, J. (2005), “Implementation of Basel II” Financial Markets, Institutions
& Instruments, 14(5), pp.253-265.
35. Casu et al. (2015), “Introduction to banking”, 2nd Ed. London: Prentice Hall
Financial Times.
36. Cebenoyan, A. S., Cooperman, E. S., & Register, C. A. (1999), “Ownership
structure, charter value, and risk-taking behavior for thrifts” Financial
Management, pp.43-60.
37. Chính phủ (2012), Quyết định số 254/QĐ-TTg của TTCP ngày 01/3/2012 Phê
duyệt đề án Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015.
38. Chiuri, M., Giovanni, F., Majnoni, G., (2002), “The macroeconomic impact of
bank capital requirements in emerging economies: past evidence to assess the
future”, Journal of Banking and Finance, 6, pp.881–904.
39. Choi, G. (2000), “The macroeconomic implications of regulatory capital
adequacy requirements for Korean banks”, Economic Notes, 29(1), pp.111-143.
139
40. Choi, S., Smith, B. D., & Boyd, J. H. (1996), “Inflation, Financial Markets, and
Capital Formation”, Federal Reserve Bank of St. Louis Review, 78, pp.9-35.
41. De Bondt, G. J., & Prast, H. M. (2000), “Bank capital ratios in the 1990s: cross-
country evidence”, Quarterly Review-Banca Nazionale del Lavoro, pp.71-97.
42. Demirgüç-Kunt & Levine (2006), “Bank concentration, competition, and crises:
First results”, Journal of Banking & Finance, 30(5), pp.1581-1603.
43. Demirgüç-Kunt, A. & Detragiache, E. (1997), “The determinants of banking
crises-evidence from developing and developed countries”, World Bank
Publications.
44. Demirgüç-Kunt, A., & Huizinga, H. (1999), “Determinants of commercial bank
interest margins and profitability: some international evidence”, The World Bank
Economic Review, 13(2), pp.379-408.
45. Demirgüç-Kunt, A & Detragiache, E.(2002), "Does deposit insurance increase
banking system stability? An empirical investigation", Journal of monetary
economics, 49.7, pp.1373-1406
46. Demsetz, R. S., & Strahan, P. E. (1997), “Diversification, size, and risk at bank
holding companies” Journal of money, credit, and banking, pp.300-313.
47. Dewatripont, M., & Tirole, J. (1994), “A theory of debt and equity: Diversity of
securities and manager-shareholder congruence”, The quarterly journal of
economics, 109(4), pp.1027-1054.
48. Dhouibi, R. (2016), “Bank Transparency and Capital Adequacy Ratio: Empirical
Evidence from Tunisia”, International Journal of Economics, Finance and
Management, 5(1).
49. Diamond, D. W., & Rajan, R. G. (2000), “A theory of bank capital”, The Journal
of Finance, 55(6), pp.2431-2465.
50. Dowd, K. (2000), “Bank capital adequacy versus deposit insurance”, Journal of
Financial Services Research, 17(1), pp.7-15.
51. Dreca, N. (2014), “Determinants of capital adequacy ratio in selected Bosnian
bank”, Dumlupinar University Journal of Social Science/Dumlupinar
Üniversitesi Soysyal Bilimler Dergisi, pp.149.
52. Ediz et al. (1998), “The impact of capital requirements on UK bank
behaviour. Economic Policy Review, 4(3), pp.15-22.
53. Furfine, C. (2001), “Bank portfolio allocation: The impact of capital
requirements, regulatory monitoring, and economic conditions”, Journal of
Financial Services Research, 20(1), pp.33-56.
140
54. Furlong, F. T., & Keeley, M. C. (1989), “Capital regulation and bank risk-taking:
A note”, Journal of banking & finance, 13(6), pp883-891.
55. Furlong, F.T., & Keeley, M. C. (1987), “Bank capital regulation and asset
risk”, Economic Review, (Spr), pp20-40.
56. Gerschenkron, A. (1962), “Economic backwardness in historical perspective: a
book of essays (No. 330.947 G381)”, Cambridge, MA: Belknap Press of Harvard
University Press.
57. Goddard, J., Molyneux, P., & Wilson, J. O. (2004), “Dynamics of growth and
profitability in banking”, Journal of Money, Credit and Banking, pp.1069-1090.
58. Gorter, M. C., & Bloem, M. A. M. (2001), “The treatment of nonperforming
loans in macroeconomic statistics (No. 1-209)”, International Monetary Fund.
59. Gropp, R., & Heider, F. (2010), “The determinants of bank capital
structure”, Review of Finance, 14(4), pp.587-622.
60. Grullon, G., Michaely, R., & Swary, I. (1997), “Capital adequacy, bank mergers,
and the medium of payment” Journal of Business Finance & Accounting, 24(1),
pp.97-124.
61. Hassan, M. K. (1992), “An empirical analysis of bank standby letters of credit
risk”, Review of Financial Economics, 2(1), pp.31-44.
62. Hassan, M. K., & Bashir, A. H. M. (2003), “Determinants of Islamic banking
profitability”, In 10th ERF annual conference, Morocco, pp.16-18.
63. IMF (2017), Database of Financial Soundness Indicators.
64. Jeff, L. (1990), “Capital adequacy: The benchmark of the 1990's” Bankers
Magazine, Vol. 173, No. 1, pp.14-18.
65. Kahane, Y. (1977), “Capital adequacy and the regulation of financial
intermediaries”, Journal of Banking & Finance, 1(2), pp.207-218.
66. Keeley, M. C., & Furlong, F. T. (1990), “A reexamination of mean-variance
analysis of bank capital regulation”, Journal of Banking & Finance, 14(1),
pp.69-84.
67. Kim, D. & Santomero, A. M. (1988), “Risk in banking and capital
regulation”, The Journal of Finance, 43(5), pp.1219-1233.
68. Kjeldsen, K. (2004), “The Role of Capital in Banks”, Danmarks Nationalbank
Monetary Review, pp.57-69.
69. Kleff & Weber (2003), “How do banks determine capital? Evidence from
Germany”, German Economic Review, 9(3), pp.354-372.
141
70. Koehn, M., & Santomero, A. M. (1980), “Regulation of bank capital and
portfolio risk”, The journal of finance, 35(5), pp.1235-1244.
71. Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017), “Các yếu tố quyết định tới tỷ lệ an
toàn vốn của ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo
quốc gia, Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại
Việt Nam: Cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện, NXB Đại học kinh tế quốc
dân, tr.83-106.
72. Marcus, A. J. (1984), “The bank capital decision: a time series—cross section
analysis”, The Journal of Finance, 38(4), pp.1217-1232.
73. Meh, C. A., & Moran, K. (2010), “The role of bank capital in the propagation of
shocks”, Journal of Economic Dynamics and Control, 34(3), pp.555-576.
74. Mekonnen, Y. (2015), "Determinants of Capital Adequacy of Ethiopia
Commercial Banks", European Scientific Journal, ESJ, 11(25).
75. Mili, M., Sahut, J. M., Trimeche, H., & Teulon, F. (2016), "Determinants of the
capital adequacy ratio of foreign banks’ subsidiaries: The role of interbank
market and regulation", Research in International Business and Finance.
76. Milne, A. (2002), “Bank capital regulation as an incentive mechanism:
Implications for portfolio choice”, Journal of banking & finance, 26(1), pp.1-23.
77. Milne, A., & Whalley, A. E. (2001), “Bank capital regulation and incentives for
risk-taking”, Cass Business School Research Paper.
78. Mishkin, F. S., Stern, G., & Feldman, R. (2006), “How Big a Problem Is Too Big
to Fail? A Review of Gary Stern and Ron Feldman's" Too Big to Fail: The
Hazards of Bank Bailouts", Journal of Economic Literature, pp.988-1004.
79. Moh'd Al-Tamimi, K. A., & Obeidat, S. F. (2013), “Determinants of capital
adequacy in commercial banks of Jordan an empirical study”, International
Journal of Academic research in Economics and management sciences, 2(4),
pp.44.
80. Mpuga, P. (2002), “The 1998-99 banking crisis in Uganda: What was the role of
the new capital requirements?”, Journal of Financial Regulation and
Compliance, 10(3), pp.224-242.
81. Ngân hàng Nhà nước (1999), Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 quy định về các
tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ban hành ngày
25/8/1999.
82. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định về các tỷ
lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ban hành ngày
19/4/2005.
142
83. Ngân hàng Nhà nước (2007 - 2017), Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
84. Ngân hàng Nhà nước (2010a), Thông tư 13/2010/TT-NHNN, quy định về các tỷ lệ
đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ban hành ngày 20/5/2010
85. Ngân hàng Nhà nước (2013a), Thông tư 02/2013/TT-NHNN, quy định về loại tài
sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban
hành ngày 21//2013
86. Ngân hàng Nhà nước (2014a), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định các giới
hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, ban hành ngày 20/11/2014
87. Ngân hàng Nhà nước (2016a), Thông tư số 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một
số điều của thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 27/5/2016
88. Ngân hàng Nhà nước (2016b), Thông tư 41/2016/TT-NHNN, quy định tỷ lệ an
toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày
30/12/2016.
89. Nuviyanti, A. H., & Anggono, A. H. (2014), “Determinants of Capital Adequacy
Ratio (CAR) in 28 Commercial Banks (Case Study: Period 2008-2013)”, Journal
of Business and Management, 3(7), pp.752-764.
90. Pant, A., & Nidugala, G. K. (2016), “Macro Determinants Of Car In Indian
Banking Sector”, The Journal of Developing Areas, 51(2), pp.59-70.
91. Phạm Quang Trung và Lê Thanh Tâm (2016), “Vai trò của hệ thống ngân hàng
thương mại đối với phát triển kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển,
số 230(II), tháng 8/2016, ISSN: 1859-0012, tr.2-10.
92. Phạm Quang Trung và Nguyễn Diệu Chi (2016), “Tiếp tục đẩy nhanh quá trình
tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập”, Kỷ yếu hội
thảo quốc gia, Hoạt động tài chính quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội
nhập mới, NXB Đại học kinh tế quốc dân, tr237-250.
93. Phan Hữu Việt (2017), “Tình hình triển khai Basel II tại Việt Nam từ giữa năm
2014 đến nay: Khó khăn, thách thức và giải pháp trong thời gian tới”, Kỷ yếu hội
thảo quốc gia, Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương
mại Việt Nam: Cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện, NXB Đại học kinh tế
quốc dân, tr.41-52
143
94. Polat, A., & Al-khalaf, H. (2014), “What determines capital adequacy in the
banking system of kingdom of Saudi Arabia? A panel data analysis on tadawul
banks”, Journal of Applied Finance and Banking, 4(5), pp.27-43.
95. Raharjo, P. G., Hakim, D. B., Manurung, A. H., & Maulana, T. N. (2014), “The
determinant of commercial banks’ interest margin in Indonesia: An analysis of
fixed effect panel regression”, International Journal of Economics and Financial
Issues, 4(2), pp.295-308.
96. Rime, B. (2001), “Capital requirements and bank behaviour: Empirical evidence
for Switzerland”, Journal of Banking & Finance, 25(4), pp.789-805.
97. Rivard, R. J., & Thomas, C. R. (1997), “The effect of interstate banking on large
bank holding company profitability and risk”, Journal of Economics and
Business, 49(1), pp.61-76.
98. Rochet, J. C. (1992), “Capital requirements and the behaviour of commercial
banks”, European Economic Review, 36(5), pp.1137-1170.
99. Romdhane Mohamed (2010), “The Determinants of Banks’ Capital Ratio in
Developing Countries: Empirical Evidence from Tunisia”, Review of Financial
Studies, 17, pp.1073-1102.
100. Rose, P. S. (1991), “Bidding theory and bank merger premiums: The impact
of structural and regulatory factors”, Review of Financial Economics, 26(2),
pp.22-41
101. Rose, P.S. & Hudgins, S.C. (2005), Bank management & financial services.
McGraw-Hill Education.
102. Santomero, A. M. (1984), “Modeling the banking firm: A survey”, Journal of
money, credit and banking, 16(4), pp.576-602.
103. Santomero, A. M., & Watson, R. D. (1977), “Determining an optimal capital
standard for the banking industry”, The journal of Finance, 32(4), pp.1267-1282.
104. Schaeck, Klaus and Čihák, Martin (2007), “Banking Competition and Capital
Ratios”, IMF Working Papers, Vol. , pp.1- 40.
105. Shingjergji, A., & Hyseni, M. (2015), “The determinants of the capital adequacy
ratio in the Albanian banking system during 2007-2014”, International Journal
of Economics, Commerce and Management, 3(1), pp.1-10.
106. Shleifer, Andrei, and Robert W. Vishny (1997), "A survey of corporate
governance", The journal of finance, 52(2), pp. 737-783.
107. Shrieves, R. E., & Dahl, D. (1992), “The relationship between risk and capital in
commercial banks”, Journal of Banking & Finance, 16(2), pp.439-457.
144
108. Soludo, C. (2009), Global Financial and economic crisis: How vulnerable is
Nigeria, Unpublished Presentation of the Governor.
109. Stiglitz, J. E. (1985), “Credit markets and the control of capital”, Journal of
Money, credit and Banking, 17(2), pp.133-152.
110. Thakor, A. V. (1996), “Capital requirements, monetary policy, and aggregate
bank lending: theory and empirical evidence”, The Journal of Finance, 51(1),
pp.279-324.
111. Thampy, A. (2004), “BIS capital standards and supply of bank loans” Available
at SSRN 561723.
112. Thampy, A. (2004), BIS capital standards and supply of bank loans, Available at
SSRN 561723.
113. Thuy, T. T. T. & Chi, N. K. (2015), “The studies of factors affecting capital
adequacy ratio of Vietnamese commercial banks”, Banking Review, 11, pp.11-18.
114. Trần Thọ Đạt và Lê Thanh Tâm (2016), “Đánh giá thể chế hệ thống ngân hàng
thương mại thông qua chỉ tiêu lành mạnh tài chính (FSIs) trường hợp nghiên cứu
tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia, Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển
bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2016-2020, tr.129-146 .
115. Trần Thọ Đạt và Tô Trung Thành (chủ biên) (2016), An ninh tài chính tiền tệ của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia-ST, ISBN: 978-604-57-2379-1.
116. Trương Thị Hoài Linh (2016), “Tăng cường an toàn vốn của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia, Hoàn thiện thể chế cho sự
phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2016-2020, NXB
Đại học kinh tế quốc dân, tr.555-570.
117. Trương Thị Hoài Linh và Phan Hồng Mai (2016), “Kiểm soát an toàn vốn của Hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số
230(II), tháng 8/2016, ISSN: 1859-0012, tr.38-47.
118. VanHoose, D. (2007), “Theories of bank behavior under capital
regulation”, Journal of Banking & Finance, 31(12), pp.3680-3697.
119. Williams, H. T. (2011), “Determinants of capital adequacy in the Banking Sub-
Sector of the Nigeria Economy: Efficacy of Camels.(A Model Specification with
Co-Integration Analysis)”, International Journal of Academic Research in
Business and Social Sciences, 1(3), pp.233.
145
120. Wong, J., Choi, K. F., & Fong, T. P. W. (2005), Determinants of the capital level
of banks in Hong Kong, Hong Kong Monetary Authority Quarterly Bulletin,
pp.14-37.
121. Yanne, G., Yanne, G., Philipp, S., & Isabel, V. (2007). Alternative Progress
indicators to Gross Domestic Product (GDP) as a means towards sustainable
development. European Parliament.