Tiểu luận Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế

Kết hợp với các ngân hàng: Cơ quan thuế cần thiết phải kết hợp chặt chẽ với ngân hàng để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn những hoạt động nhằm mục đích chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI. Bởi vì, thông qua việc thực hiện thu chi qua ngân hàng một cách minh bạch, ngân hàng có thể kiểm soát được tất cả các hoạt động thu chi có liên quan đến nghiệp vụ chuyển giao các doanh nghiệp này. Ngoài ra, với chức năng tín dụng của mình, ngân hàng phải có nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ những khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các công ty vay vốn tại ngân hàng, đảm bảo rằng công ty này sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và những nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư ngân hàng phải tham gia thẩm định tính năng, chất lượng và định giá lại nhằm tránh tình trạng nâng quá mức mà một số lớn công ty đã thực hiện trong thời gian qua. Chính những điều này cho thấy ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần hạn chế chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI. Để nâng cao hơn nữa vai trò này của ngân hàng, cần phải đẩy mạnh việc thu chi qua các ngân hàng, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời ngân hàng phải thường xuyên giám sát và yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ đúng những qui định quản lý ngoại hối hiện hành

pdf65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2700 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại tệ cho ngân hàng từ nguồn thu các giao dịch vãng lai. Đây là một qui định rất khắt khe và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì thế, đến năm 2003, chính phủ đã ban hành thông tư 08/2003/TT-NHNN Hướng dẫn thi hành về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ đối với giao dịch vãng lai của Người cư trú là tổ chức bãi bỏ việc bắt buộc bán ngoại tệ cho ngân hàng. Đây là một điểm mới, tiến bộ được các nhà đầu tư nước ngoài hoan nghênh. Tuy nhiên, đồng tiền Việt Nam đến nay vẫn là một đồng tiền yếu khó chuyển đổi trên thế giới. Tuy các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được sự hỗ trợ của chính phủ và ngân hàng trong việc cân đối nhu cầu ngoại tệ nhưng vẫn còn những hạn chế trong việc chuyển đổi tiền đồng Việt Nam sang đồng tiền ngoại tệ. Thực tế, có nhiều công ty không thể có được lượng ngoại tệ đúng hạn và đúng số lượng nên phải mua chúng ngoài chợ đen. Tóm lại, khả năng chuyển đổi thấp và sự mất giá dần của đồng tiền Việt Nam cũng như những khó khăn có được lượng ngoại tệ cần thiết đã làm tăng rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam và vì vậy làm tăng khả năng chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam thông qua chuyển giá. 3.3 Các hạn chế về số lượng Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không còn bị đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo tinh thần của Thông tư số 26/2004/TT-BTC ngày 31/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp tái đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong điều 1 của Thông tư qui định rõ: “Từ ngày1/1/2004, các khoản thu nhập hợp pháp mà các tổ chức kinh tế hoặc cá nhânnước ngoài thu được do tham gia đầu tư vốn dưới bất kỳ hình thức nào theoqui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, kể cả cá nhân làngười Việt nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước và người nướcngoài thường trú ở Việt nam đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (bao gồm cả số thuế thu nhập đã được hoàn trả cho số thu nhập GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 43 tái đầu tư và thu nhập do chuyển nhượng vốn, mua cổ phần), khi chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt nam hoặc giữ lại ngoài Việt nam không phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (kể cả khoản lợi nhuận phát sinh trước ngày 31/12/2003)”. Việt Nam cũng đã ký Hiệp định tránh thuế hai lần với 50 nước, trong đó có các nước đầu tư chính vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan. Tuy nhiên, các nước đầu tư lớn như Hồng Kông và Mỹ do chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam thì các công tư đóng tại các nước này phải đóng thuế 2 lần. Vì vậy họ có thể dùng chuyển giá để tối thiểu hóa số thuế phải nộp. 3.4 Sự hiện hữu của các đối tác trong nước Theo đà hội nhập với thế giới, dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đổ mạnh vào Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài có 2 lựa chọn: liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Nếu liên doanh, đối tác Việt Nam thường góp quyền sử dụng đất và đối tác nước ngoài góp vốn. Thông thường, các nhà đầu tư nước ngoài chuộng hình thức thứ nhất hơn, vì đối tác nước ngoài trong liên doanh thông qua sự trợ giúp của đối tác trong nước nắm bắt được thị trường nội địa và thiết lập quan hệt với chính quyền cũng như thừa hưởng thị phần có sẵn của các công ty trong nước. Một khi nền tảng kinh doanh đã được bảo đảm, các đối tác nước ngoài muốn tự điều hành mọi hoạt động một mình không muốn có sự cản trở của phía đối tác Việt Nam. Trong hầu hết các trường hợp xin chuyển sang công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, các đối tác nước ngoài thường phàn nàn về sự yếu kém trong quản lý và ngoại ngữ của đối tác Việt Nam. Một nghịch lý là dù nắm giữ vốn góp nhỏ trong liên doanh nhưng đối tác VIệt Nam vẫn có quyền quyết định bình đẳng với các đối tác nước ngoài, có quyền phủ quyết làm chậm trễ nhiều quyết định kinh doanh quan trọng. Như đã phân tích ở trên, phía Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng quyền sử dụng đất và thường thiếu nguồn tài chính bổ sung khi liên doanh bị lỗ trong thời gian đầu thực hiện. Vì vậy, sự hiện diện của phía Việt Nam trong liên doanh sẽ trở thành động lực cho phía nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giá để giảm lợi nhuận của liên doanh và cuối cùng đẩy phía Việt Nam ra khỏi liên doanh. GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 44 Tuy nhiên mức độ chuyển giá phụ thuộc vào đối tác Việt Nam có đầy đủ thông tin và khả năng đánh giá hành vi này ở mức độ nào. Thực tế việc kiểm soát hành vi này của đối tác trong nước dường như không hiệu quả, do đó phía đối tác nước ngoài tự do thực hiện chiến lược chuyển giá. 3.5 Môi trường kinh doanh và các áp lực về thể chế chính trị Rủi ro đầu tư tại các nước chủ nhà có thể làm các MNC chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua chuyển giá.Mối đe dọa quốc hữu hóa và tịch biên tài sản luôn là mối quan tâm hàng đầu khi đầu tư tại nước ngoài. Tuy nhiên, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước đây và Luật đầu tư 2005 đều bảo đảm môi trường kinh doanh ổn định và các ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều 6 và 7 của Luật đầu tư 2005 qui định: - Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. - Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Namtheo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tuy nhiên trong thực tế những điều luật này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ.Nạn quan liêu, tham nhũng cũng như vấn đề thay đổi luật vẫn diễn ra tại một vài nơi. Liên đoàn lao động Việt Nam đóng vai trò bảo vệ quyền lợi của công nhân chứ không gây áp lực tăng lương trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ trả lương theo mức lương của họ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước qui định. Như vậy, áp lực tăng lương hầu như không ảnh hưởng đến quyết định chuyển giá. GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 45 3.6 Mối đe dọa trực tiếp đến lợi nhuận Việt Nam không áp đặt bất kỳ mức độ bảo hộ nào cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hay kiểm soát giá dựa trên khả năng sinh lợi, nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không khai lỗ vì những lý do này. Do chúng ta không thể phân tích các chiến lược kinh doanh của các công ty doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nên không thể kết luật các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tiềm năng bằng cách kinh doanh bị lỗ.  Tóm lại, sau khi xem xét các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng lên chuyển giá tại Việt Nam, ta nhận thấy rủi ro về ngoại tệ, lạm phát và sự hiện diện của các đối tác Việt Nam trong liên doanh là những động cơ chính cho hành vi chuyển giá. 4. Cách thức thực hiện chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam - Các MNC lợi dụng sự sơ hở của nước chủ nhà thực hiện việc nâng giá tài sản góp vốn khi tham gia liên doanh như: tài sản hữu hình, bản quyền thương hiệu, công nghệ và các tài sản vô hình khác… - Thực hiện việc nâng giá đầu vào của nguyên vận liệu mua từ công ty mẹ ở chính quốc. - Tăng chi phí quảng cáo, khuyến mãi và các chi phí khác một cách ào ạt nhằm phục vụ cho việc quảng cáo cho thương hiệu mình. - Sử dụng chiến lược phá giá, hạ giá sản phẩm bán gây lỗ nghiêm trọng cho liên doanh (mặc dù công ty mẹ vẫn có lãi do bán nhiều nguyên vật liệu độc quyền với giá cao và thu được chi phí khấu hao tài sản cố định khi tăng giá đầu vào) làm cho đối tác Việt Nam lỗ và nước chủ nhà cũng không thu được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nào. GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 46 5. Ví dụ minh họa thực tế về thực trạng chuyển giá tại Việt Nam 5.1 Trường hợp 1: Liên doanh Coca Cola Chương Dương  Quá trình hội nhập của Coca Cola vào Việt Nam Coca Cola đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1960 và quay trở lại Việt Nam tháng 2 năm 1994, sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận thương mại. Khi quay trở lại, trong 3 năm đầu từ 1995 đến 1998 Coca Cola Đông Dương(CEIL) đã nhanh chóng liên doanh với 3 công ty nước giải khát trong nước là:  Tháng 8 năm 1995 liên doanh với công ty Vinafimex (Hiện nay là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Đây là liên doanh đâu tiên của Coca Cola Đông Dương với công ty ở Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại phía Bắc ở tỉnh Hà Tây với số vôn đầu tư 35 triệu USD công ty CEIL chiếm 70% số vốn Vinafimex 30% và nhà máy đóng chai Coca Cola Ngọc Hồi được xây dựng, đây là nhà máy đóng chai được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam và đi vào hoạt động tháng 8 năm 1995.  Tháng 9 năm 1995 Coca Cola Đông Dương liên doanh với công ty nước giải khát Chương Dương Việt Nam và cho ra đời công ty nước giải khát Coca Cola Chương Dương với tổng số vốn đầu tư 48 triệu USD công ty Coca Cola chiếm 60% vốn Chương Dương chiếm 40% vốn.  Đến tháng 1 năm 1998 thêm một liên doanh nữa của Coca Cola tại Việt Nam tại miền Trung hình thành Coca Cola Non Nước. Đây là liên doanh cuối cùng của Coca Cola tại Việt Nam với số vốn 25 triệu USD Coca Cola chiếm 70% công ty nước giải khát Đà Nẵng chiếm 30% số vốn. Tháng 10 năm 1998 Chính phủ Việt Nam đã cho phép các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Các liên doanh của Coca Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc quyền sở hưu hoàn toàn của Coca Cola Đông Dương đầu tiên là Coca Cola Chương GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 47 Dương, từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1998 liên doanh tại miền Bắc, miền Trung cũng thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của Coca Cola. Đến nay, công ty nước giải khát Coca Cola Việt Nam có tất cả 3 nhà máy đóng chai tại Việt Nam ở Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh, trong đó nhà máy ở TP. Hồ Chí Minh giữ vai trò quản lý còn nhà máy ở Hà Nội, Hải Phòng chỉ đóng vai trò như những đại lý ở miền Bắc và miền Trung. Văn phòng đại diện của công ty mẹ Coca Cola Đông Nam Á (CCSAI) đặt tại Lầu 10 toà nhà Metropotitan, 235 Đồng Khởi TP. Hồ Chí Minh. Tháng 6 năm 2001 Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam công ty nước giải khát Coca Cola tại 3 miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca Cola Việt Nam đặt trụ sở chính tại quận Thủ Đức TP.Hồ Chí Minh. Ngày 1 tháng 3 năm 2004 Coca Cola Việt Nam dược giao lại cho Sabco, đây là một trong những tập đoàn đóng chai danh tiếng của Coca Cola trên thế giới.  Chiến lược bán phá giá của Coca Cola tại Việt Nam Năm 1995, Coca Cola đã liên doanh với công ty nước giải khát Chương Dương Việt Nam với vốn đầu tư 46.7 triệu đô la, nhưng chỉ sau 3 năm hoạt động, liên doanh đã thua lỗ lên tới 151 tỷ đồng. Tuy nhiên, mặc dù thua lỗ nhưng thị phần của liên doanh không ngừng gia tăng (chiếm 52% năm 1998).Vấn đề là tại sao liên doanh chỉ trong 3 năm mà thua lỗ lên tới một con số khổng lồ như thế? Đó là vì Coca Cola đã áp dụng chính sách bán phá giá sản phẩm ở Việt Nam và chi tiền ào ào để thực hiện chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Thực tế trong giai đoạn 1995 – 1998, một lon Coca Cola ở thị trường Mỹ là 75 cents (tương đương khoảng 10500 đồng) trong khi một lon Coca Cola bán tại thị trường Việt Nam bình quân một lon giá 5.000 đồng - 7.000 đồng (tương đương khoảng 40 - 50 cents) thấp hơn giá bình quân trên thị trường Mỹ là 25 cents (tỷ giá tạm tính 14.000 VND/USD). Đây phải chăng là hiện tượng bán phá giá của Công ty Coca Cola Chương Dương được điều phối từ công ty mẹ thông qua chiến lược bán hàng và chính sách mua GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 48 nguyên liệu từ công ty con ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra Công ty Coca Cola Chương Dương đã xâm chiếm thị phần của các đối thủ bằng con đường bán phá giá (đặc biệt trong hai tháng 3 và tháng 4/1998) Coca Cola đã bán phá giá kỷ lục là 30%) trong khi liên doanh này không hề có sự chuyển biến rõ rệt về công nghệ, về năng suất lao động và hiệu suất trong các khâu khác. Đợt tổ chức khuyến mãi ‘‘Cúp bóng đá thế giới 98‘‘, công ty đã chi một số tiền 1,8 tỷ đồng bất chấp sự không đồng ý của phía đối tác Việt Nam, làm cho Công ty đã lỗ càng lỗ nặng (trong chiến dịch khuyến mãi vào tháng 3 - 4/98 Công ty đã lỗ đến 20 tỷ đồng). Kết quả là liên doanh không ngừng lỗ và cuối cùng Chương Dương buộc phải chấp nhận bán đi 40% cổ phần của mình và phía đối tác sẽ chịu hoàn toàn phần lỗ. Tháng 10/1998, liên doanh Coca Cola Chương Dương đã được nhà nước cho phép chuyển thành thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.  Ví dụ về liên doanh Coca Cola Chương Dương đã cho thấy rõ hành vi chuyển giá của các MNC nhằm đẩy đối tác chủ nhà khỏi liên doanh và thao túng thị trường nội địa. 5.2 Trường hợp 2: Các công ty lắp ráp xe hơi Những năm 1990 khi khởi đầu công nghiệp hóa, Việt Nam dự kiến hình thành ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam, trước tiên là có thể dần tự sản xuất ôtô du lịch. Tuy nhiên, vì tư duy lầm lẫn, thay vì xây dựng ngành công nghiệp ô tô tự sản xuất trong nước, Việt Nam lại phát triển ngành công nghiệp lắp ráp ô tô. Từ vấn đề trên, chính sách của Việt Nam đã và đang bảo hộ cho ngành lắp ráp ô tô thay vì bảo hộ cho ngành sản xuất ô tô. Điều này dẫn đến hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực lắp ráp ô tô Việt Nam.  Những con số từ thực tế Vào năm 2003, ở Việt Nam, xe du lịch nhập khẩu nguyên chiếc giá gốc 10.000 USD phải chịu các loại thuế sau: GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 49 Thuế Thuế suất Giá trị thuế phải chịu(USD) Thuế nhập khẩu 100% 10.000 Thuế tiêu thụ đặc biệt 80% 16.000 Thuế giá trị gia tăng 10% 3.600 Tổng cộng 296% 29.600 Vậy một chiếc xe ở nước ngoài giá 10.000 đô la Mỹ đến tay người tiêu dùng Việt Nam sẽ có giá gần 40.000 đô la Mỹ. Trong khi đó, xe lắp ráp trong nước chỉ phải chịu thuế nhập khẩu cho bộ linh kiện là khoảng 30%, và thuế giá trị gia tăng 10%, nhưng không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tổng cộng xe trong nước chỉ phải chịu thuế 43%, thấp hơn 253 % so với xe nhập. Như thế, một chiếc xe trong nước có giá thành 10.000 đô la Mỹ (đã bao gồm lợi nhuận cho nhà sản xuất), “chỉ cần” bán với giá 35.000 đô la, rẻ hơn xe nhập đến 5.000 đô la là thừa sức cạnh tranh, sau khi trừ thuế nhập khẩu 3.000 đô la, thuế giá trị gia tăng khoảng 3.200 đô la, nhà sản xuất thu thêm được khoản lợi nhuận siêu ngạch 18.800 đô la. Trong khoản lợi nhuận đó, Nhà nước chỉ thu được 28% thuế thu nhập doanh nghiệp, còn lại doanh nghiệp hưởng, cỡ 135% giá xe nhập khẩu chưa thuế. Đây chính là khoản tiền lẽ ra chỉ Nhà nước mới có quyền thu. Nói cách khác, Nhà nước đã giúp các doanh nghiệp lắp ráp xe hơi hưởng lợi quá lớn. Chỉ từ năm 2004 xe lắp ráp trong nước mới bắt đầu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với lộ trình tăng dần, và từ năm 2006 thuế đánh vào xe nhập khẩu bắt đầu giảm, thì sự chênh lệch về thuế có giảm đi. Thuế Thuế suất cho xe nhập khẩu Thuế suất cho xe lắp ráp trong nước Thuế nhập khẩu 90% 0% Thuế tiêu thụ đặc biệt 50% 50% GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 50 Thuế giá trị gia tăng 10% 10% Tổng cộng 213.5% 65% Chênh lệch thuế suất là 135 điểm phần trăm, các doanh nghiệp ô tô vẫn còn hưởng lợi thêm một thời gian nữa. Không chỉ trục lợi từ sự bảo hộ, đối tác nước ngoài trong các liên doanh còn có thể áp dụng chiêu chuyển giá - tăng giá linh kiện mua từ các công ty cùng hệ thống ở nước khác để chuyển lợi nhuận cho công ty đó, và giảm lợi nhuận của bản thân mình. Nếu lợi nhuận giảm đi đáng kể thì phần chia của phía Việt Nam trong liên doanh cũng giảm đi tương ứng, và đây có lẽ là mục đích chính của việc chuyển giá. Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất xe hơi tại Thái Lan rồi bán ở Việt Nam. 1) Lợi nhuận 1000USD (tại Việt Nam) 2) lợi nhuận 1000USD (tại Thái Lan) Công ty mẹ lời 1.000 USD và phải đóng thuế tại Thái Lan thay vì Việt Nam. Nếu tại Thái Lan công ty đang được ưu đãi thuế, thì khoản lãi này sẽ được miễn thuế toàn bộ. Như vậy, nếu giá mua linh kiện cao, lợi nhuận của công ty tại Việt Nam sẽ giảm và Nhà nước Việt Nam sẽ thất thu thuế. Tuy nhiên lợi nhuận của cả tập đoàn sẽ không đổi (vì lợi nhuận tại Việt Nam đã được chuyển sang cho công ty con khác ở Thái Lan). Thái Lan 9000USD Việt Nam 10.000USD Thái Lan 9000USD Việt Nam 9000USD Thị trường Việt Nam. Giá 10.000USD GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 51 Tuy nhiên, nếu cơ quan thuế Việt Nam nghi ngờ giá mua này là quá cao và định giá lại (giả dụ là 9.000 USD), thì tập đoàn sẽ rơi vào tình trạng khó xử. Đó là họ đã đóng thuế cho khoản thu nhập 1.000 USD tại Thái Lan, nay lại phải đóng cho khoản thu nhập đó tại Việt Nam. Như vậy tập đoàn sản xuất xe hơi bị đánh thuế hai lần cho một thu nhập. Vấn đề chuyển giá chỉ xảy ra ở giao dịch giữa các công ty liên kết. Nếu doanh nghiệp Việt Nam nói trên phải mua linh kiện ở một doanh nghiệp độc lập của Nhật Bản, họ sẽ phải trả giá và mua theo giá thị trường. Tóm l ại, đúng như ông Nguyễn Thiệu – nguyên thành viên Ban nghiên cứu của thủ tướng, phỏng vấn Câu chuyện giá ô tô, báo Tuổi Trẻ 10/9/2007, ngay khi Việt Nam vừa mở cửa, hàng loạt các công ty ô tô nước ngoài Honda, Toyota, Ford, Mercedes,… đã vào Việt Nam. Tuy nhiên, các hãng lại đầu tư dây chuyền lắp ráp thay cho đầu tư dây chuyền sản xuất kèm với lời hứa sẽ nâng dần tỷ lệ nội địa hóa. Với cách thức này, các công ty nước ngoài sẽ được 3 điều lợi chính: - Vốn đầu tư ban đầu thấp, chỉ vài triệu đô la Mỹ. - Không phải chịu thuế nhập khẩu ô tô cao, tránh được hàng rào hạn ngạch và hàng rào phi thuế quan. - Tối đa hóa lợi nhuận thông qua chuyển giá (cách thức thực hiện như đã phân tích ở trên). Đi đôi với lợi ích của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong chuyển giá thì nhà nước Việt Nam cũng bị thiệt hại về những mặt sau đây: - Thất thoát thuế với một con số khổng lồ. - Phía Việt Nam trong liên doanh bị ăn chặn . Theo phân tích ở trên thì với giá bán xe cao ngất như hiện nay, các doanh nghiệp lắp ráp xe hơi có thể đạt lợi nhuận tới gần 150%, nhưng theo số liệu công bố lãi của họ chỉ vào khoảng 11-23 %, nghĩa là nhiều khả năng phía Việt Nam trong liên doanh đã bị thua thiệt. - Người tiêu dùng Việt Nam bị móc túi. GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 52 - Mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước không thực hiện được. Bằng chứng là suốt 15 năm nay, Việt Nam không xuất khẩu được một chiếc xe nào. Dù rằng các doanh nghiệp lắp ráp ô tô ở Việt Nam khi đầu tư dây chuyền lắp ráp có hứa sẽ nâng dần tỷ lệ nội địa hóa. Nhưng nếu không đầu tư dây chuyền để sản xuất thì việc chuyển giao công nghệ, nội địa hóa chỉ chừng mực thôi, không cao được. 5.3 Trường hợp công ty sản xuất chè, dược phẩm và một số ngành khác  Kinh doanh chè: theo Cục Thuế Lâm Đồng, thông qua kiểm tra, hướng dẫn 17 doanh nghiệp FDI trong ngành chè, đã xử lý hết số lỗ lũy kế trong hạn chuyển lỗ đến hết ngày 31/12/2009 là trên 316,5 tỷ đồng, trong đó, Công ty TNHH HaiYih xử lý lỗ lũy kế với số tiền là 63,6 tỷ đồng, Công ty TNHH Trà Kinh Lộ 56,8 tỷ đồng, Công ty TFP Việt Nam 47,9 tỷ đồng… đồng thời các doanh nghiệp này cũng đã kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền gần 8 tỷ đồng. Hiện tượng 9-10 năm nay các doanh nghiệp báo lỗ đến 2-3 lần vốn điều lệ, nhưng vẫn phát triển, vẫn đầu tư. Họ xuất khẩu chè và giá bán với giá còn thấp hơn cả giá thành, đó là điều rất vô lý. Bằng việc thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ về kiểm tra thuế, Cục Thuế Lâm Đồng nhận thấy, giá thành nguyên liệu chính của một kg chè Ô long là 175.000 đồng. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI xuất khẩu loại chè này sang Singapore chỉ là 64.580 đồng/kg. Kết quả kiểm tra tại trụ sở các doanh nghiệp FDI này đã đi đến kết luận về hành vi chuyển giá của doanh nghiệp. Thủ đoạn cơ bản của các doanh nghiệp này là nâng giá hàng hóa, tài sản nhập khẩu từ Đài Loan, Hồng Kông vào Việt Nam để tăng chi phí, giá trị đầu tư; trong khi đó lại tìm mọi cách hạ giá sản phẩm chè xuất khẩu từ Việt Nam về công ty mẹ ở bản quốc dẫn đến doanh nghiệp FDI thua lỗ triền miên. Chẳng hạn, để chế biến 1kg chè ô long thành phẩm cần có 5kg nguyên liệu chè tươi. Giá 1kg chè búp tươi khoảng 35.000 đồng nên chi phí nguyên liệu cho 1 kg chè ô long thành phẩm là 175.000 đồng, đó là chưa kể các chi phí về điện, nước, nhân công, quản lý, khấu hao máy móc thiết bị… Thế nhưng các doanh nghiệp kê giá xuất khẩu chỉ có 4 USD/kg (tương đương 64.580 đồng/kg), chỉ bằng 37% giá thành sản phẩm. Điều bất thường nữa là, cũng chính những sản phẩm chè ô GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 53 long này nhưng khi bán tại thị trường Việt Nam giá lên tới 1,2 triệu đồng/kg, cao hơn giá xuất khẩu tới 18 lần. Rõ ràng đã xảy ra tình trạng chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI nói trên.  Kinh doanh dược phẩm: Lợi dụng việc được cấp số đăng ký thuốc nhập khẩu lưu hành tại Việt Nam, việc hạn chế hoặc ngưng cấp số đăng ký cho các dược phẩm tương tự của cơ quản lý y tế Việt Nam, các công ty nước ngoài đã triệt để khai thác, khống chế thị trường tân dược Việt Nam cả về mặt hàng cũng như giá cả. Các công ty nước ngoài có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, các liên doanh giữa công ty nước ngoài với các công ty dược Việt Nam sản xuất thuốc trong nước, các sản phẩm nhượng quyền sản xuất tại Việt Nam… dù được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhưng giá thành sản phẩm chẳng khác gì giá nhập khẩu trước đây, và cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại do các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Chẳng hạn như Zuellig Pharma, công ty duy nhất được phép kinh doanh thuốc trực tiếp tại Việt Nam, từ cuối năm 2001 đến đầu 2003 đã tăng giá 423/672 mặt hàng, chiếm 69% tổng số mặt hàng cung cấp tại Việt Nam. Đáng lưu ý là có những mặt hàng công ty này tăng giá 83-106% (như Cedax Cap, Zaditen…); Công ty Diethelm có 123 mặt hàng tăng giá; 100% mặt hàng (43 loại) của công Mega Products Thái Lan tăng giá; và ngay cả Công ty Ranbasy (Ấn Độ) có nhà máy sản xuất tại Việt Nam cũng tăng giá 32 mặt hàng… Thực ra đó là tình trạng tình trạng công ty mẹ ở nước ngoài bán sản phẩm cho các công ty con trong nước với hình thức “chuyển giá”. các công ty đa quốc gia này chính là người hưởng lợi từ những ưu đãi này chứ không phải là người Việt Nam, họ sẽ vẫn phải dùng thuốc ngoại với giá đắt.  Kinh doanh khách sạn: Năm 2010 Cục Thuế TP.HCM đã tiến hành thanh tra thuế tại Khách sạn Equatorial (liên doanh giữa Công ty Dịch vụ tổng hợp Hoàng Việt và Công ty Planego – Hồng Kông) và Khách sạn Metropolitan (liên doanh giữa Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng và Công ty Saigon Metropolitan Ltd. Thuộc Tập đoàn British Virgin Island – Vương quốc Anh). Tại các cuộc thanh tra này, đã xác định được các khoản trốn thuế và lỗ lên tới hàng chục triệu USD và các doanh nghiệp này đang bị GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 54 khởi tố hình sự. Từ năm 2003 đến 2008, khách sạn Equatorial không mở sổ sách kế toán theo quy định, không áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam. Ngoài ra, các phương thức đăng ký chuyển lỗ và xác định số liệu không nhất quán liên quan đến chênh lệch tỷ giá giữa các năm cũng chưa được liên doanh này thực hiện. Từ đó, việc căn cứ các số liệu để xác định kết quả kinh doanh và xác định thu nhập chịu thuế trở nên khó khăn. Nghiêm trọng hơn, khách sạn đã không kê khai nộp thuế nhà thầu hơn 6,3 tỉ đồng và kê khai thiếu tiền thuế phải nộp hơn 8,5 tỉ đồng.  Kinh doanh bất động sản: Năm 2010: một đại gia bất động sản Saigon Metropolitan (SM), liên doanh giữa công ty TNHH một thành viên xây dựng Bình Minh thuộc tổng công ty Xây dựng Sài Gòn và công ty Saigon Metropolitan Limited (SML) thuộc British Virgin Island của Anh. Báo cáo tài chính mới nhất của liên doanh này cho thấy, dù đã qua bốn lần tăng vốn từ 29 triệu USD lên 49,7 triệu USD nhưng ở thời điểm hiện tại, SM vẫn đang lỗ luỹ kế gần 20 triệu USD và nợ thuế hơn 7 tỉ đồng. Không khó để hình dung vì sao mới đây công ty xây dựng Bình Minh - trong hợp đồng mới ký kết lại - đã đồng ý chuyển nhượng 30% vốn thuộc sở hữu của mình cho Saigon Metropolitan Limited. Kịch bản tăng vốn lần thứ năm nhằm giải quyết khó khăn tài chính hẳn đã được đặt ra. Với ký kết này, Saigon Metropolitan Limited trở thành đối tác nắm 90% vốn trong liên doanh SM. Rõ ràng, như bài học Liên doanh Cocacola việc thiếu tiềm lực tài chính, các doanh nghiệp Việt Nam không dễ gì chống cự với ý muốn thôn tính của các nhà đầu tư ngoại quốc nhằm chuyển đổi doanh nghiệp liên doanh thành doanh nhiệp FDI 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, điều này cũng khiến cơ quan thuế hết sức đau đầu, bởi không biết những khoản nợ thuế thời còn liên doanh bao giờ mới thu hồi được. GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 55 6. Một số nhận xét về tình hình chuyển giá ở Việt Nam 6.1 Nguyên nhân chuyển giá tại Việt Nam Bên cạnh nguyên nhân chính và chủ quan là do phục vụ lợi ích của chính các công ty đa quốc gia thì cũng có các nguyên nhân khách quan làm cho thực trạng chuyển giá ở Việt Nam hiện nay có xu hướng tăng, bao gồm: Thứ nhất, kinh nghiệm quản lý giá chuyển nhượng ở nước ta còn yếu kém hay cụ thể hơn đó là việc xác định giá thị trường ở nước ta vẫn còn chưa tốt, chưa thực sự phù hợp dẫn đến tình trạng có nhiều công ty lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của Chính phủ về “chuyển nhượng giá” mà các MNCs có thể tìm cách để nghĩa vụ nộp thuế là thấp nhất, thậm chí là trốn thuế, bóp méo bảng báo cáo tài chính Thứ hai, hệ thống thuế ở Việt Nam còn nhiều bất cập và kẽ hở, đặc biệt là chính sách ưu đãi thuế cho nhà đầu tư nước ngoài, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá dễ dàng. Thứ ba , cái chúng ta thiếu là một đội ngũ nhân viên kiểm toán, hải quan có chuyên môn, trình độ cao. Theo một vị lãnh đạo Bộ Tài chính thì biện pháp duy nhất hiện giờ chúng ta có thể làm là kiểm tra quyết toán, loại bỏ các chi phí không hợp lý và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa ngay từ quá trình duyệt dự án đầu tư. Tuy nhiên, làm được những điều này không hề đơn giản chút nào bởi hóa đơn chứng từ là từ nước ngoài. 6.2 Nhận xét chung Chuyển giá đang là một chiến lược của các công ty đa quốc gia nhằm tối đa hóa lợi nhuận biểu hiện qua việc lợi dụng sơ hở của Việt Nam để thực hiện việc nâng giá tài sản góp vốn khi tham gia liên doanh, nâng giá đầu vào của nguyên vật liệu mua từ công ty mẹ ở chính quốc hay như tăng chi phí quảng cáo, khuyến mãi… một cách vô tội vạ nhằm quảng bá cho mình. Hạ giá sản phẩm gây lỗ nghiêm trọng cho liên doanh, đồng GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 56 thời giảm lượng thuế phải nộp...là những cách mà các công ty đa quốc gia đang sử dụng ở Việt Nam. Ngoài ra mục tiêu khác của công ty đa quốc gia khi chuyển giá là làm suy yếu các doanh nghiệp nội địa để tạo tình trạng độc quyền, họ dựa vào tiềm lực tài chính hùng mạnh của công ty mẹ để phá giá sản phẩm, làm các công ty nhỏ ở nước chủ nhà không đủ mạnh để cạnh tranh và phải phá sản. Điều đó làm cho môi trường đầu tư trong nước trở nên kém hấp dẫn do những cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Đồng thời cũng làm cho nhà nước thất thu một khoản thuế lớn. Tuy nhiên ai cũng đồng ý rằng một khi làm kinh tế thì càng lợi nhiều càng tốt. Và khi Việt Nam gia nhập vào WTO, việc giao lưu quan hệ kinh tế với các nước khác là không tránh khỏi. Từ đó, có sự hình thành nên những công ty đa quốc gia nghĩa là có sự liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, câu hỏi làm sao để lợi ích tổng thể đạt tối ưu luôn được đặt ra với các chủ thể kinh doanh? Chuyển giá được xem là một lời giải cho bài toán lợi ích mà ở đó nhà đầu tư không cần thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Chuyển giá tồn tại không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới, và sự tồn tại của nó là hiển nhiên. Do đó, chính phủ Việt Nam đang phải cân nhắc nhiều bởi chính sách về chuyển giá có thể làm giảm lượng đầu tư FDI vào Việt Nam và nản lòng các nhà đầu tư dự án FDI hiện tại. Chính vì vậy, biện pháp chống chuyển giá cần phải linh hoạt và phù hợp với quan hệ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 57 III. ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CHỐNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM Chuyển giá đã được các nhà hoạch định chính sách tài chính Việt Nam xác định là một vấn đề cần được quan tâm quản lý khi mà ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu chuyển giá trong giao dịch có yếu tố nước ngoài. Nhằm mục đích phòng chống và tăng tính cạnh tranh trong Đầu tư Quốc tế cần xem xét các đề xuất sau đây. 1. Đề xuất nhóm giải pháp về luật  Cần xây dựng Luật Chống chuyển giá, đồng thời sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Thuế TNDN, Luật Dân sự. Hình thành cơ quan chuyên trách chống chuyển giá ở cấp Trung ương và các tỉnh, thành phố nhằm chỉ đạo thực hiện thông suốt. Có như vậy mới chống được hành vi chuyển giá, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm thu đúng, thu đủ vào ngân sách Nhà nước. Tại Việt Nam, từ lâu chúng ta đã có quy định về xử lý chuyển giá, trước đây được quy định trong các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài.  Khi có nghi ngờ về giá giao dịch, cơ quan thuế cần yêu cầu doanh nghiệp giải trình một cách tường tận và nghiêm túc về sự chênh lệch giá với đầy đủ bằng chứng. Nếu doanh nghiệp không có lý do chính đáng, cơ quan thuế phải nhanh chóng định giá lại theo các phương pháp đã được quy định, việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc váo tính thuận tiện và dễ kiểm tra nhất cho cơ quan thuế. Ngoài ra, cơ quan thuế cần tìm cách liên hệ và trao đổi thông tin với các cơ quan có chức năng tương tự tại nước xuất khẩu vốn đầu tư để có thể theo dõi sát sao hoạt động chuyển giá ngầm của doanh nghiệp FDI.  Áp dụng các khoản phạt do không cung cấp đủ bằng chứng chứng minh. Nếu các công ty không tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về lưu trữ và cung cấp các tài liệu chứng minh thích hợp cho từng nghiệp vụ chuyển giao của mình thì cơ quan thuế phải kiên quyết áp dụng ác hình thức phạt tương xứng cho từng trường hợp vi phạm như: khoản phạt phát sinh do không đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế, do không cung cấp đủ tài liệu GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 58 chứng minh.  Để mạnh tay hơn với những hành vi chuyển giá, Bộ Tài chính cần nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ xây dựng phương án sửa luật quản lý thuế theo hướng tập trung xử lý các hành vi gian lận thuế và chuyển giá. Dự kiến, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế sẽ được chờ thông qua ở kỳ họp Quốc hội tháng 5/2012. Biện pháp mạnh mẽ nhất được đề xuất là ấn định số thuế trên doanh số khi DN kê khai không hợp lý.  Khuyến khích sử dụng Cơ chế thoả thuận giá trước (advance pricing agreement), sẽ giúp các DN và cơ quan thuế tránh được những bất đồng về việc xác định giá trong giao dịch giữa các bên liên kết trong tương lai thông qua thoả thuận về giá giao dịch liên kết của DN. Thoả thuận giá trước, thường có hiệu lực trong 5 năm tài chính, cần quy định rõ các giao dịch được đề cập đến trong thoả thuận, phương pháp xác định giá thị trường, điều khoản về giá trước trong thoả thuận, các điều khoản về hoạt động và thực hiện. Thỏa thuận này cần được chỉnh phù hợp với diễn biến xảy ra trong tương lai, tuân thủ quy định báo cáo hàng năm. Việc tăng cường kiểm tra để ngăn chuyển giá tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại VN trong thời gian qua là cần thiết. Tuy nhiên, các cơ quan thuế xem xét áp dụng cơ chế thoả thuận giá trước để có thể tránh được những vấn đề liên quan đến chuyển giá giữa DN và cơ quan thuế. Việc thảo luận giữa các DN và các cơ quan thuế để đi đến thỏa thuận giá trước thường mất ít thời gian hơn rất nhiều so với thời gian thực hiện các cuộc kiểm tra về chuyển giá và tìm giải pháp cho những bất đồng giữa 2 bên. Các vụ điều tra về chuyển giá có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm, và có thể dài hơn đối với những vụ phức tạp.  Thực hiện trao quyền cho cơ quan thuế, cơ quan hải quan thực hiện chế tài ấn định thuế, xử lý truy thu thuế, xử phạt thuế đối với các trường hợp chuyển giá bị phát hiện. Số thuế bị truy thu đương nhiên tính được dựa vào mức giá chênh lệch và thuế suất, số thuế xử phạt sẽ thực hiện theo khu quy định của pháp luật xử lý hành chính thuế, hải quan. Trong trường hợp xác định được có hiện tượng chuyển giá cơ quan thuế có GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 59 thẩm quyền có thể áp dụng các hình phạt thuế đối với doanh nghiệp vi phạm. Việt Nam có thể áp dụng một số hình phạt đã được áp dụng thành công ở một số nước như khoản phạt có thể đến 100% số thuế bị truy thu trong trường hợp phát hiện chuyển giá nếu đối tượng nộp thuế cố ý không tuân thủ các quy định pháp lý về chuyển giá ở Anh. Đối với Trung Quốc các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bị phát hiện kê khai giảm thu nhập thì sẽ bị phạt đến 3 lần số thuế trốn (5 lần trong trường hợp nghiêm trọng). Thời hiệu truy thu thuế thông thường là 3 năm trở về trước, và từ 5 đến 10 năm đối với những trường hợp trốn thuế lớn gây hậu quả nghiêm trọng. Lãi suất tính lãi đối với số thuế nợ: 0,05%/ngày, tương đương với 20%/năm…  Thực hiện cải cách hành chính trong khâu nhận thủ tục và cấp giấy phép đầu tư. Thủ tục đăng ký kinh doanh và cấp phép sau khi đã được chấp thuận thì cần phải rút ngắn thời gian thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tránh trường hợp chồng chéo thủ tục giữa các bên làm kéo dài thời gian đang ký và gây phiền hà tốn kém cho các nhà đầu tư. Khi nhận các dự án đầu từ và cấp phép phải xem xét thật kỹ hiệu quả kinh tế mà dự án đó mang lại trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng ta đang rất cần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế nhưng cũng phải lựa chọn công nghệ và dự án kèm theo tiêu chí môi trườngvà phát triển bền vững. Không nên lựa chọn các dự án tuy có mức đầu tư lớn nhưng lại là công nghệ cũ và tác hại đến môi trường, dự án phải hài hòa với mục tiêu quy hoạch phát triển của từng vùng và của cả nước.  Giải pháp hình sự hóa: thay vì chỉ thanh kiểm tra và xử phạt chung chung như trước, cần truy tố trước pháp luật đối với các trường hợp chuyển giá với giá trị đặc biệt lớn. Các biện pháp cưỡng chế cũng được áp dụng nhằm đảm bảo tuân thủ kê khai đúng đắn các giao dịch liên kết. Trước hết, đó là quy định về quyền của cơ quan thuế được ấn định mức giá sử dụng để kê khai tính thuế hoặc ấn định thu nhập chịu thuế hay số thuế thu nhập phải nộp. Việc ấn định dựa trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế phù hợp quy định về ấn định thuế hoặc theo giá trị không thấp hơn giá trị trung bình của biên độ giá thị trường chuẩn được cơ quan thuế ấn định. Cơ chế ấn định giá trong trường hợp này chưa được quy định rõ vì tiêu chuẩn lựa chọn để định giá nào sẽ được xem là phù hợp GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 60 một khi những thông tin mà đối tượng nộp thuế cung cấp được xem là giả mạo, hoặc không có giao dịch độc lập tương tự để so sánh. Từ đây có thể xảy ra việc cơ quan quản lý có thể tùy nghi vận dụng. Chẳng hạn quy định tại đoạn 2.2 đ iểm 2, Mục 2, Phần C, TT117/2005/TT-BTC đề cập về sự “nghi ngờ” của cơ quan thuế liên quan đến tính trung thực của đối tượng nộp thuế dẫn đến việc chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh.  Ngoài ra, Nhà nước cần có văn bản quy định nhiệm vụ cụ thể cho các ngành có liên quan như: cơ quan thuế, hải quan, quản lý đầu tư, công an, viện kiểm sát, toà án, ngân hàng thực hiện tốt việc phối hợp theo thẩm quyền về trao đổi, cung cấp thông tin, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch liên kết và chuyển giá của các DN đầu tư nước ngoài. Theo đó, cơ quan quản lý thuế được quyền áp dụng những biện pháp tạm dừng hoàn thuế GTGT đối với các DN khai báo kết quả kinh doanh lỗ quá vốn chủ sở hữu cho đến khi DN khắc phục được tình trạng liên tục kê khai lỗ, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đồng bộ với Bộ Luật Dân sự của Việt Nam quy định về các điều kiện tồn tại pháp nhân kinh tế.  Cần đưa vào Luật Quản lý thuế một số điều khoản bắt buộc. Chẳng hạn, DN lỗ nếu số lỗ còn bằng 50% vốn thì phải đưa vào diện quản lý rủi ro. Hoặc lỗ hết vốn thì có thể quay trở lại cơ quan cấp giấy phép và nơi đó có thể rút phép. “Để giải quyết việc thiếu dữ liệu trong những giao dịch này, các cơ quan thuế cần sự hợp tác sâu hơn giữa các cơ quan liên quan, ví dụ như giữa kiểm toán và kê khai thuế. Họ sẽ thu thập và phát triển dữ liệu đối với những giao dịch này.” 2. Đề xuất nhóm giải pháp về nhân lực  Mở các lớp học chuyên ngành, lớp huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực chuyên theo dõi và phát hiện vấn đề chuyển giá, có quyền được liên hệ với các ban ngành liên quan hoặc truy cập hệ thống dữ liệu. Tổ chức các cuộc hội thảo định kỳ trong ngành thuế với các cán bộ đại diện cơ quan thuế đang quản lí thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để các cán bộ trong ngành học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và phát hiện các thủ thuật trốn thuế của các doanh nghiệp. GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 61  Riêng đối với công chức thuế: cần tiếp tục công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ. Hiện nay, trình độ kế toán của cán bộ thuế Việt Nam nhìn chung còn thấp, có không ít cơ quan thuế vẫn còn tới 70% số lượng cán bộ thuế không đọc được báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Với thực trạng như thế, công tác chống gian lận, chuyển giá sẽ gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi việc đào tạo cán bộ có trình độ cao ngày càng trở nên cấp thiết. 3. Đề xuất nhóm giải pháp về công nghệ-thông tin Khai thác dữ liệu về người nộp thuế, từ đó có cơ sở chính xác hơn trong việc kiểm tra, đánh giá hành vi chuyển giá. Đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, đồng thời với việc chuyển đổi cách thức quản lý theo Luật Quản lý thuế:  Cần xây dựng một cơ sở dữ liệu giá thế giới, xây dựng tỷ suất sinh lợi bình quân ngành Hiện nay khó khăn của các cơ quan quản lý thuế là chưa có dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngành nghề nghề để áp dụng khi tiến hành kiểm tra hay thanh tra thuế. Đây chính là vấn đề khó khăn mà cơ quan thuế hay gặp khi xem xét tỷ suất sinh lợi tại một công ty vì không có một cơ sở pháp lý rõ ràng để làm căn cứ khi tiến hành thanh tra thuế.  Cần tiếp tục xây dựng và nâng cấp hệ thống thông tin dữ liệu, cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ công tác quản lý để trợ giúp cho con người và công việc.  Thu thập thông tin liên quan đến các công ty hội viên nước ngoài: Trong quá trình điều tra để xác định giá chuyển giao, cơ quan thuế có thể yêu cầu doanh nghiệp đang xem xét phải cung cấp thêm những thông tin về các công ty hội viên nước ngoài mà doanh nghiệp đó có quan hẹ giao dịch.  Thu thập thông tin từ các đối thủ cạnh tranh: Các thông tin về việc định giá và khả năng sinh lợi của các đối thủ cạnh tranh có thể quyết đinh việc nhận biết các yếu tố so sánh liên quan đến việc chuyển giá. Chính vì vậy, cơ quan thuế cần yêu cầu doanh nghiệp FDI đang xem xét xuất trình thêm các tài liệu về các đối thủ cạnh tranh để có những thông tin hỗ trợ trong việc chính sách định giá mà doanh nghiệp đang áp dụng. GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 62  Ngoài ra cần lưu ý về bảo mật thông tin để bảo vệ doanh nghiệp: để các công ty có thể tin cậy khi đưa ra các tài liệu chứng minh thì cơ quan thuế Việt Nam phải có những quy định đảm bảo về việc bảo mật thông tin do người chịu thuế cung cấp. Có thể quy cụ thể những khoản phạt khi cơ quan thế công bố trái phép những thông tin cần được bảo mật. 5. Đề xuất khác  Đối với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia liên doanh với nước ngoài: về phía doanh nghiệp liên doanh, cần nâng cao trình độ và nhận thức của các cán bộ quản lí Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh về vấn đề chuyển giá. Đồng thời những cán bộ này cần theo dõi chặt chẽ việc kinh doanh của liên doanh để họ có thể nhận biết được hành vi chuyển giá của đối tác nước ngoài, từ đó có những biện pháp giải quyết phù hợp để vừa bảo vệ quyền lợi chung của liên doanh vừa bảo vệ quyền lợi của đất nước.  Triển khai các chương trình thanh tra toàn diện đối với doanh nghiệp FDI định kỳ hoặc đột xuất, hoặc có dấu hiệu chuyển giá, đặc biệt là Các doanh nghiệp bị lỗ trong 2 năm liên tiếp từ khi kết thúc giai đoạn được hưởng những ưu đãi về thuế, các doanh nghiệp có các nghiệp vụ chuyển giao thường xuyên với các doanh nghiệp liên kết ở nước ngoài, các doanh nghiệp có những biểu hiện không bình thường trong báo cáo lỗ lãi, các doanh nghiệp mà tỷ suất lợi nhuận đạt được thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng một tập đoàn (đã loại trừ các yếu tố thuận lợi về điều kiện đầu tư). Đối chiếu với các chứng từ đầu vào và đầu ra, tham khảo giá trên thị trường thế giới, trong quy định gọi là tham vấn giá… Tăng cường công tác giám định và nâng cao vai trò giám định của các tổ chức giám định ở Việt Nam đối với các loại tài sản mà không có loại tương tự trên thị trường, hoặc những thiết bị đã qua sử dụng khi những tài sản này được đưa vào góp vốn liên doanh...  Cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bộ với nhau, như Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính để chỉ đạo các cơ quan thương vụ, các cơ quan tham tán và đại sứ GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 63 quán nước ngoài xin thu thập các thông tin có liên quan khi cơ quan thuế có yêu cầu phối hợp chống chuyển giá.  Kiểm tra giám sát tài chính đầu vào: Kiểm tra giám sát việc đánh giá tài sản: tài sản cố định và tài sản lưu động, và việc quản lý chi phí sản xuất, tính giá thành.  Kiểm tra, giám sát tài chính đầu ra: kiểm tra, giám sát việc thực hiện doanh thu, hoạch toán lãi, lỗ và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, các chính sách về định giá chuyển giao trong nội bộ công ty dựa theo tiêu chuẩn giá thị trường.  Trong công tác phòng chống chuyển giá cần có sự kết hợp đồng bộ giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác, đặc biệt là các công ty kiểm toán, tư vấn và các ngân hàng:  Kết hợp với các công ty kiểm toán, tư vấn: Các công ty kiểm toán, tư vấn (đặc biệt là các công ty nước ngoài) là những cơ quan có rất nhiều kinh nghiệm, có thể hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế trong việc đấu tranh chống chuyển giá. Chính thông qua các hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán mà cơ quan thuế sẽ có những báo cáo tài chính trung thực và chính xác về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về các vấn đề có liên quan đến hoạt dộng chuyển giao trong nội bộ các doanh nghiệp FDI. Những thông tin này giúp các cơ quan thuế có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn thuế và đặc biệt là hiện tượng “chuyển giá”. Vì vậy, một trong những giải pháp đồng bộ nhằm đấu tranh chống chuyển giá là cơ quan thuế phải có sự phối hợp nhịp nhàng với các công ty kiểm toán và tư vấn. Để sự kết hợp này đạt hiệu quả cao, cần phải nâng cao hơn nữa vai trò và chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán, tư vấn. Muốn vậy, trước hết cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên. Đạo đức nghề nghiệp chính là những quy tắc hướng dẫn cho các kiểm toán viên ứng xử và hành động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội. Kiểm toán viên phải thực hiện công việc với một tinh thần thẳng thắn, bất vụ lợi, không được phán quyết vấn đề một cách vội vàng hoặc áp đặt để đảm bảo tính chính xác của các báo cáo tài chính. Ngoài ra việc tạo sự tin cậy thông qua các khuôn khổ đạo đức nghề nghiệp, các kiểm toán viên phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhất là GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 64 trong lĩnh vực ĐTNN, phải nắm vứng các chuẩn mực kế toán quốc tế, am hiểu sâu rộng hệ thống kế toán quốc tế được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI; có như vậy mới nâng cao được tính chân thật và chính xác của các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán.  Kết hợp với các ngân hàng: Cơ quan thuế cần thiết phải kết hợp chặt chẽ với ngân hàng để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn những hoạt động nhằm mục đích chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI. Bởi vì, thông qua việc thực hiện thu chi qua ngân hàng một cách minh bạch, ngân hàng có thể kiểm soát được tất cả các hoạt động thu chi có liên quan đến nghiệp vụ chuyển giao các doanh nghiệp này. Ngoài ra, với chức năng tín dụng của mình, ngân hàng phải có nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ những khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các công ty vay vốn tại ngân hàng, đảm bảo rằng công ty này sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và những nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư… ngân hàng phải tham gia thẩm định tính năng, chất lượng và định giá lại nhằm tránh tình trạng nâng quá mức mà một số lớn công ty đã thực hiện trong thời gian qua. Chính những điều này cho thấy ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần hạn chế chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI. Để nâng cao hơn nữa vai trò này của ngân hàng, cần phải đẩy mạnh việc thu chi qua các ngân hàng, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời ngân hàng phải thường xuyên giám sát và yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ đúng những qui định quản lý ngoại hối hiện hành Nhìn chung, chúng ta cần có một cái nhìn đầy đủ hơn về chuyển giá, về phạm vi tác động của giá thị trường được định ra trong các phương pháp xác định giá để từ đó chuyển các giao dịch liên kết về đúng với bản chất tự nhiên của nó là một giao dịch bình đẳng theo đúng nghĩa thị trường không vì lợi ích cục bộ của riêng một chủ thể nào để bảo vệ lợi ích của Nhà nước mà tính đến lợi ích của những chủ thể khác nhằm duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong thị trường cạnh tranh manh tầm Quốc tế như hiện nay. 5. Chống chuyển giá ở mức độ nào? Rõ ràng, chuyển giá là hiện tượng tất yếu, không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên phạm vi thế giới. Trong hoạt động kinh doanh mang tính toàn cầu, thuế rẻ tạo nên một lợi thế cạnh tranh và vì vậy các tập đoàn đa quốc gia luôn GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 65 tìm cách chuyển các hồ sơ thuế về nơi có mức thuế thấp để khai thác lợi thế cạnh tranh ấy. Lợi nhuận của hầu hết các tập đoàn xuyên quốc gia tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chủ yếu xuất phát từ chuyển giá. “Chuyển giá là một trong những lý do mà phần lớn các tập đoàn đa quốc gia ưu tiên đầu tư tại Việt Nam và do đó nếu không còn lý do này, họ sẽ bỏ đi nơi khác” (theo Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam, Giám đốc Công ty luật Nam Hùng). Do đó việc xem xét có nên chăng chống chuyển giá cần thực hiện một cách linh hoạt thay vì quá cứng nhắc, triệt để là vô cùng cần thiết vì nó sẽ gián tiếp làm phương hại đến mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, chính phủ một mặt nên kiến tạo một chính sách hợp lý để kích thích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiêu thụ thật nhiều sản phẩm ngay tại Việt Nam, tùy theo ngành nghề ưu tiên khuyến khích và phải có một chính sách phù hợp, khách quan với tình hình hiện nay để thu lợi nhuận từ việc đầu tư quốc tế như: thu thuế, chuyển giao công nghệ, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực. Cụ thể, khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm ở đây, họ sẽ đầu tư thực sự thay vì chủ yếu chuyển giá như hiện nay. Với các nhà sản xuất ô tô, mỗi tháng có doanh nghiệp chỉ bán được vài chiếc thì họ đầu tư phi lợi nhuận nếu không chuyển giá. Ngược lại, như hãng xe máy Honda, sẽ không hoặc rất ít thực hiện chuyển giá tại Việt Nam bởi DN này phát triển và có lợi nhuận. Tuy nhiên ở phương diện khác, nhằm tạo sự hấp dẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề hay địa phương có chủ đích mà đòi hỏi chính quyền ta đôi khi nên bỏ ngỏ vấn đề chống chuyển giá , thay vào đó là những ưu đãi, chính sách thông thoáng, hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào đây mà Việt Nam hướng đến mục tiêu ưu tiên là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng được những tác động tích cực mà do nguồn vốn vàng này mang lại như sự tăng trưởng về kinh tế vùng, giải quyết công ăn việc làm….trong khi phải tốn thời gian, tiền bạc và công sức mà chưa chắc chính phủ có thể giải quyết được.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_0508.pdf
Luận văn liên quan