Một nguyên nhân quan trọng khác để công trình đảm bảo tiến độ là chủ đầu tư
xác định giá mời thầu phù hợp, không áp đặt giá mời thầu theo hướng thấp. Đây là
nguyên nhân được chủ đầu tư cho là rất quan trọng để công trình đảm bảo tiến độ và
chất lượng. Chủ đầu tư đã phải duyệt điều chỉnh dự toán đến 04 lần để có được dự toán
phù hợp trước khi mời thầu. Sau khi trúng thầu thì duyệt điều chỉnh hai lần để làm cơ
sở thanh toán quyết toán giá trị hoàn thành cho nhà thầu. Cách làm chuyên nghiệp này
của chủ đầu tư đã khắc phục tình trạng cố tình bỏ thầu giá thấp để rồi hoặc ngưng trệ
bỏ ngang công trình, hoặc neo đòi chủ đầu tư tăng giá hợp đồng (thủ thuật thường thấy
ở các nhà thầu Trung Quốc trong những năm gần đây)
171 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thật sự có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với từng loại dự án theo đúng quy định của
Luật Đấu thầu. Luật Đấu thầu năm 2013 quy định 04 phương pháp đánh giá hồ sơ dự
thầu đối với gói thầu tư vấn. Đó là: (i) Phương pháp giá thấp nhất (đối với gói thầu tư
vấn đơn giản); (ii) Phương pháp giá cố định; (iii) Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật
và giá; (iv) Phương pháp dựa trên kỹ thuật. Luật Đấu thầu năm 2013 có tiến bộ hơn
luật trước đó khi quy định việc đánh giá trên cơ sở yếu tố kỹ thuật để so sánh xếp hạng
nhà thầu có điểm kỹ thuật hoặc điểm tổng hợp cao nhất (trong đó trọng số điểm kỹ
thuật chiếm 70-80%) để xếp hạng nhà thầu. Quy định này nhằm chọn ra nhà thầu tư
vấn có điểm kỹ thuật cao nhất trúng thầu thay vì nhà thầu bỏ giá thấp nhất được trúng
thầu. Tuy nhiên, việc chấm điểm kỹ thuật cho nhà thầu tư vấn hoàn toàn dựa trên cơ sở
“tự khai” của nhà thầu tư vấn, chưa có quy định rõ ràng việc phối kiểm tính chính xác
của nội dung tự khai của các nhà thầu. Để việc đánh giá chính xác, minh bạch, đề xuất
bổ sung quy định khi công trình hoàn thành, chủ đầu tư phải có văn bản xác nhận về
chất lượng của công tác tư vấn đối với đơn vị tư vấn và các cá nhân tham gia tư vấn
cho dự án. Các đơn vị tư vấn, cá nhân sẽ dùng các văn bản xác nhận này nộp vào hồ sơ
dự thầu và được dùng làm cơ sở chấm thầu.
Qua khảo sát và so sánh thấy rằng chi phí tư vấn theo quy định của Bộ Xây dựng
thấp hơn so với mức giá của các đơn vị tư vấn nước ngoài. Tuy nhiên, khi có sự cố xảy
135
ra làm chậm tiến độ hoặc vượt dự toán thì đơn vị tư vấn rất ít khi bị chủ đầu tư phạt.
Nếu có mức phạt cũng không quá 12% giá trị hợp đồng. Mức phạt này quá thấp,
không đủ để ngăn ngừa và khắc phục sai sót của đơn vị tư vấn. Do đó, đề nghị Bộ Xây
dựng sửa đổi quy định theo hướng nâng cao mức phí cho công tác tư vấn (nhất là chi
phí thiết kế, chi phí giám sát, chi phí quản lý dự án); đồng thời có biện pháp chế tài
nghiêm khắc các sai sót như phạt tiền hoặc thậm chí rút chứng chỉ hành nghề tư vấn.
5.2.3. Giải pháp đối với năng lực của nhà thầu
Tương tự như giải pháp đối với đơn vị tư vấn, đề xuất Chính phủ ban hành
những quy định chặt chẽ nhằm kiểm tra năng lực kinh nghiệm của các nhà thầu. Để
kiểm tra kinh nghiệm của nhà thầu, bên mời thầu phải căn cứ vào xác nhận của chủ đầu
tư các dự án trước đó mà nhà thầu tham gia. Văn bản xác nhận phải ghi rõ về chất
lượng, về tiến độ hoàn thành của các dự án nhà thầu đã thực hiện trước đó. Văn bản
này làm cơ sở để bên mở thầu chấm thầu và tổ chức xác minh tính đúng đắn, trung
thực trước khi ký hợp đồng đối với nhà thầu trúng thầu. Năng lực thực hiện dự án phải
được thể hiện trên cơ sở các cam kết của nhà thầu về huy động nhân công, xe máy tại
hiện trường dự án. Quy định này nhằm loại trừ trường hợp nhà thầu phải chia sẻ nguồn
lực cho nhiều dự án dẫn đến chậm tiến độ.
Về chế tài, hợp đồng thi công cần có những chế tài việc vi phạm về tiến độ công
trình. Theo đó, cần phải quy định rõ về mức phạt khi hoàn thành chậm tiến độ do lỗi
chủ quan của nhà thầu.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vấn đề thầu phụ cũng là một trong những nguyên
nhân gây chậm tiến độ và vượt dự toán. Do đó, khi thương thảo hợp đồng với nhà thầu
trúng thầu, chủ đầu tư cần xác định rõ những công việc hợp lý được phép ký hợp đồng
với thầu phụ, còn lại không cho phép chuyển giao (bán lại) công việc cho các nhà thầu
phụ. Chủ đầu tư cần phải kiểm soát nghiêm ngặt việc này để đảm bảo việc thi công
đúng tiến độ và chất lượng.
Ngoài ra, để hỗ trợ nhà thầu hoàn thành đúng tiến độ và không vượt dự toán, chủ
đầu tư và tư vấn phải có cơ chế phối hợp giải quyết nhanh các phát sinh tại hiện
136
trường, duyệt dự toán bổ sung và thanh toán kịp thời khối lượng phát sinh do yếu tố
khách quan, các khối lượng phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu.
Khi xảy ra trường hợp chậm tiến độ do khách quan, không phải lỗi do nhà thầu
gây ra hoặc chậm thanh toán khối lượng hoàn thành thì nhà thầu cần phải được thanh
toán bổ sung các chi phí phát sinh do đình trệ thi công công trình hoặc phát sinh lãi do
chậm thanh toán.
5.2.4. Giải pháp đối với việc kiểm soát rủi ro tài chính của chủ đầu tư
Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công trên cơ sở tổng hợp rút
kinh nghiệm và sửa đổi một số những bất cập của các quy định hiện nay. Luật Đầu tư
công mới xác định rõ quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư,
cơ quan thẩm định kế hoạch, tổ chức cá nhân liên quan đến tư vấn thiết kế chương
trình dự án. Đặc biệt luật mới quy định việc lập kế hoạch trung hạn cho các dự án đầu
tư công với yêu cầu cân đối đủ vốn cho các dự án trong kế hoạch trung hạn và kế
hoạch hàng năm phù hợp với tiến độ thực hiện. Về vấn đề thanh toán vốn đầu tư, luật
quy định chủ đầu tư được phép giải ngân dự án kéo dài đến tháng 12 năm sau thay vì
chỉ giải ngân đến hết tháng 01 của năm sau như trước đây. Đây là một bước tiến bộ
trong quản lý tài chính công nhưng chưa triệt để. Chủ đầu tư chỉ được kéo dài thời gian
thanh toán sang năm sau năm kế hoạch, còn nguồn vốn thực hiện dự án vẫn phụ thuộc
vào kế hoạch vốn bố trí hàng năm. Quy định này chỉ giúp chủ đầu tư có nguồn vốn
thanh toán cho khối lượng hoàn thành năm trước - khi không kịp thanh toán trong năm
và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư quản lý dự án chậm tiến độ. Trường hợp các chủ
đầu tư muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án thì khối lượng thực hiện vượt kế hoạch
nguồn vốn bố trí trong năm sẽ không có nguồn thanh toán. Đây là một dạng rủi ro tài
chính của chủ đầu tư mà Luật Đầu tư công chưa khắc phục được.
Đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định chủ đầu tư được toàn quyền bố trí kế hoạch
nguồn vốn hàng năm theo tiến độ thực hiện dự án trong giới hạn của kế hoạch ngân
sách trung hạn. Cùng với quy định này là quy định chế tài các chủ đầu tư khi để xảy ra
chậm tiến độ và vượt dự toán, quy định trách nhiệm giải trình, trách nhiệm về sự minh
bạch, công khai và trách nhiệm đối với hiệu quả đầu tư dự án.
137
Ngoài ra, trong xu thế hội nhập, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định quản
lý đầu tư công tiệm cận với các chuẩn mực của Hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc tế (FIDIC)
đã được các tổ chức tài chính đa phương (WB, ADB) áp dụng và phát huy hiệu quả.
Điều này cũng giảm áp lực khó khăn cho chủ đầu tư trong công tác quản lý dự án sử
dụng nguồn vốn ODA khi vừa phải thực hiện theo Hiệp định tài trợ vừa phải thực hiện
theo pháp luật Việt Nam.
Một điểm mới để hạn chế rủi ro về tài chính của chủ đầu tư là biện pháp bảo đảm
thanh toán hợp đồng xây dựng. Điều 17 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4
năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng nêu: “Bảo đảm thanh
toán hợp đồng xây dựng là việc bên giao thầu thực hiện các biện pháp nhằm chứng
minh khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng xây dựng đã ký kết với
bên nhận thầu thông qua các hình thức như kế hoạch bố trí vốn được phê duyệt, bảo
đảm của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, hợp đồng cung cấp tín dụng hoặc thỏa thuận
cho vay vốn với các định chế tài chính. Trước khi ký kết hợp đồng xây dựng, bên giao
thầu phải có bảo đảm thanh toán phù hợp với tiến độ thanh toán đã thỏa thuận trong
hợp đồng. Nghiêm cấm bên giao thầu ký kết hợp đồng xây dựng khi chưa có kế hoạch
vốn để thanh toán theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng, trừ các công trình xây
dựng theo lệnh khẩn cấp”. Đối với các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách, việc chứng
minh với bên nhận thầu bằng kế hoạch bố trí vốn được phê duyệt chưa đủ để đảm bảo
nguồn vốn thanh toán trong năm cho phần khối lượng vượt tiến độ. Đây là hạn chế cần
tiếp tục nghiên cứu bổ sung nhằm bảo đảm chủ đầu tư có đủ vốn thanh toán cho khối
lượng vượt tiến độ, khuyến khích nhà thầu thi công vượt tiến độ.
5.2.5. Giải pháp đối với việc kiểm soát rủi ro từ các yếu tố ngoại vi
Các yếu tố ngoại vi ảnh hưởng đến tiến độ và dự toán công trình nằm ngoài khả
năng kiểm soát của chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu. Quy định về lập tổng mức đầu tư,
tổng dự toán đã dành một khoản dự phòng phí khá lớn để xử lý các phát sinh do các
yếu tố ngoại vi gây ra. Vấn đề là các chủ đầu tư phải có đủ kỹ năng quản lý dự án để
duyệt các phát sinh do các yếu tố ngoại vi gây ra và qua đó khắc phục được tình trạng
chậm tiến độ (nếu có).
138
Điểm đặc thù tại Việt Nam là các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp sâu vào quá
trình thực hiện dự án. Còn rất nhiều nội dung mà chủ đầu tư phải xin ý kiến, phải trình
các cơ quan quản lý nhà nước thẩm định trước khi tự mình phê duyệt hay trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Sự phối hợp giải quyết nhanh của các cơ quan quản lý nhà nước
trong quá trình quản lý giám sát dự án đầu tư công sẽ là yếu tố quan trọng góp phần
thúc đẩy dự án hoàn thành đúng tiến độ và không vượt dự toán. Vì vậy, cần xây dựng
bộ quy tắc ứng xử đạo đức chung cho chủ đầu tư và các bên liên quan trong quản lý dự
án. Bộ quy tắc này phải được xây dựng với những quy định cụ thể rõ ràng, minh bạch,
dễ thực hiện, dễ kiểm soát, phân định rõ trách nhiệm, thời gian giải quyết của từng cơ
quan, đơn vị trong quản lý dự án đầu tư công.
Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ mới ban hành quy tắc đạo đức ứng xử trong
đấu thầu của các dự án ODA Nhật Bản. Cần tiến tới xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong
quản lý và thực hiện dự án công tại Việt Nam. Nội dung cơ bản mà bộ quy tắc đạo đức
đề ra cho từng cá nhân tham gia quản lý và thực hiện dự án đầu tư công là tính chuyên
nghiệp, tính trách nhiệm, tính tuân thủ và tính liêm khiết. Cụ thể:
Tính chuyên nghiệp đòi hỏi tất cả những người tham gia quản lý hay thực hiện dự
án công phải thật sự hiểu rõ công việc mình được giao, có đủ kiến thức chuyên môn để
triển khai công việc một cách hiệu quả và hoàn thành với thời gian ngắn nhất. Có tinh
thần đồng đội phối hợp tốt với các cộng sự để hoàn thành công việc.
Tính trách nhiệm đòi hỏi từng cá nhân phải tự nguyện thực hiện các nhiệm vụ và
chịu trách nhiệm về sự thành công hoặc thất bại về kết quả công việc của bản thân và
những người thuộc quyền quản lý của mình.
Tính tuân thủ là chuẩn mực yêu cầu tất cả những người tham gia quản lý thực
hiện dự án đầu tư công phải tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật Việt Nam và
Hiệp định tài trợ vốn ODA (nếu có).
Cuối cùng là tính liêm khiết với yêu cầu từng cá nhân không được lợi dụng vị trí,
quyền hạn trong quản lý hay thực hiện dự án để mưu cầu lợi ích riêng cho cá nhân.
5.2.6. Gợi ý về quản lý tiến độ, kiểm soát rủi ro:
139
Chủ đầu tư phải lập kế hoạch tiến độ cho từng dự án, từng cá nhân tham gia quản
lý dự án phải lập tiến độ công việc cho từng phần việc được giao. Mỗi công việc phải
được lường ước các rủi ro phát sinh và dự phòng hướng xử lý. Đề xuất chọn phương
pháp sơ đồ CPM (Critical Path Method) cho những dự án đơn giản, ngắn hạn và chọn
phương pháp lập kế hoạch theo biểu đồ chu kỳ LSM (Linear Scheduling Method) cho
những dự án lớn, phức tạp và thời gian thực hiện kéo dài. Lập bảng tiến độ phải được
xem là yêu cầu bắt buộc và là chỉ báo để kiểm soát rủi ro.
Phương pháp lập biểu đồ tiến độ cũng phải được đưa vào nội dung chương trình
giảng dạy cho các sinh viên khối ngành kỹ thuật xây dựng và quản lý xây dựng.
5.3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu này cũng có những hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
Để thực hiện dự án đầu tư công, nhà nước phải thu hồi đất từ những đối tượng
đang sử dụng đất hiện hữu. Khi thu hồi đất, nhà nước sẽ phê duyệt phương án bồi
thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên,
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng trở nên nhạy cảm và phức tạp do
nhiều nguyên nhân và quá trình thực hiện thu hồi đất thường kéo dài hơn so với dự
kiến. Nghiên cứu này chưa xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường,
hỗ trợ tái định cư. Đây có thể là hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm chỉ ra các nguyên
nhân làm chậm tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và hướng khắc phục. Khi đó,
việc đánh giá các yếu tố dẫn đến chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công
sẽ đầy đủ hơn.
Luận án tiến hành tác động của vượt dự toán và chậm tiến độ đến thời gian hoàn
thành và giá trị quyết toán của dự án đầu tư công dựa vào bộ dữ liệu các dự án công
trực thuộc Tp.HCM quản lý. Các dự án này chủ yếu thuộc nhóm C và B, do vậy nhiều
thuộc tính của các dự án công quy mô lớn (trình độ quản lý, tính phức tạp của dự án,
khó khăn nguồn vốn) cũng chưa được khai thác và đưa vào trong mô hình nghiên
cứu./.
140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Vu Quang Lam, 2009. Public Private Partnership: Solution to Shortage of
Capital for Infrastructure in Ho Chi Minh City. Economic Development Review,
ISSN1859-1116, No 178, p.16 – 20.
2. Vũ Quang Lãm, 2015. Các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự
án đầu tư công tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 23 (33), trang 24 –
31.
3. Vũ Quang Lãm, 2015. Phân tích thời gian và chi phí của các dự án đầu tư
công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 113
(Tháng 8/2015), trang 27 – 34.
4. Sử Đình Thành (CB), Bùi Thị Mai Hoài, Diệp Gia Luật, Bùi Thành Trung,
Bùi Duy Tùng, Vũ Quang Lãm, Võ Quốc Trường, Hoàng Trần Trâm Anh, 2015. Xây
dựng cơ chế hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất
bản Đại học Kinh tế TP.HCM.
141
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Ngọc Toàn, 2008. Các nguyên lý quản lý dự án. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao
thông Vận tải.
2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
3. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
4. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, 2012. Phân tích định
lượng hiệu quả Đầu tư công - Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 86. Hà Nội.
5. Từ Quang Phương, 2005. Giáo trình Quản lý dự án đầu tư. Hà Nội: Nhà xuất bản
Lao động Xã hội.
Tiếng Anh
1. Adam, A., Josephson, P.E., and Lindahl, G., 2014. Implications of cost overruns
and time delays on major public construction projects. China: Proceedings of the 19th
International Symposium on the Advancement of Construction Management and Real
Estate, Chongqing University.
2. Afshari, H., Khosravi, S., Ghorbanali, A., Borzabadi, M., Valipour, M., 2011.
Identification of Causes of Non-excusable Delays of Construction Projects.
International Conference on E-business, Management and Economics, vol. 3, p.42-46.
3. Ahmed, S. M., Azhar, S., Kappagantula, P., and Gollapudi, D., 2003. Delays in
Construction: A Brief Study of the Florida Construction Industry. ASC Proceedings of
the 39th Annual Conference, p.257-266, Clemson University - Clemson, South
Carolina, April 10-12, 2003.
4. Aibinu, A. A., and Jagboro, G. O., 2002. The Effects Of Construction Delays On
Project Delivery In Nigerian Construction Industry. International Journal of Project
Management, Elsevier, vol. 20, p.593-599.
142
5. Alaghbari, W., Salim, A., Abdul Kadir, M. R., Asonway, A., 2005. Factors
Affecting Speed Of Industrialized Building System (Ibs) Projects In Malaysia.
Universiti Putra Malaysia, https://www.researchgate.net/publication/266476291/,
[Accessed on 16 March 2014].
6. Alaghbari, W., Kadir, M. R. A., Salim, A., and Ernawati, 2007. The Significant
Factors Causing Delay Of Building Construction Projects In Malaysia. Engineering
Construction and Architectural Management, vol. 14, no. 2, p.192-206.
7. Al-Kharashi, Adel., and Skitmore, Martin., 2009. Causes Of Delays In Arabian
Public Sector Construction Projects. Construction Management And Economics, vol.
27 (1), p.03-23.
8. Al-Momani, A. H., 2000. Construction Delay: A Quantitative Analysis.
International Journal of Project Management, vol. 18; p.51–59.
9. Alwaer, H. and Clements-Croome, D. J., 2010. Key performance indicators
(KPIs) and priority setting in using the multi attribute approach for assessing
sustainable intelligent buildings. Building and Environment, no. 45 (2010), p.799-807
10. Alzahrani, J. I. and Emsley, M. W., 2013. The impact of contractors’ attributes on
construction project success: A post construction evaluation. International Journal of
Project Management, no. 31 (2013), p.313-322.
11. Andrew, C. P., et al., 2005. Management for Engineers Scientists and
Technologists. London: John Wiley and Sons Limited.
12. Ashworth, A., 2010. Cost Studies Of Buildings, 4th Ed. England: Pearson
Education Limited, Harlow.
13. Assaf S. A. and Al-Hejji, S.A., 2006. Causes Of Delay In Large Construction
Projects. International Journal of Project Management, vol. 24, no. 4, p.349-357.
14. Atkinson, R., 1999. Project management: cost, time and quality, two best guesses
and a phenomenon, its time to accept other success criteria. International Journal of
Project Management, Vol. 17, No. 6, pp. 337 - 342.
15. Avots, I., 1983. Cost-Relevance Analysis For Overrun Control. International
Journal of Project Management, vol.1, no.3, p.142-148.
143
16. Azhar, N., Farooqui, R. U., Ahmed, S. M., 2008. Cost Overrun Factors In
Construction Industry of Pakistan. First International Conference on Construction In
Developing Countries (ICCIDC–I): “Advancing and Integrating Construction
Education, Research & Practice”, p.499-508, Karachi,, Pakistan, August 4-5, 2008.
17. Belassi, W. and Tukel, O. I., 1996. A New Framework For Determining Critical
Success/Failure Factors In Projects. International Journal of Project Management,
vol. 14 (3), p.141-151.
18. Briscoe, G. and Dainty, A., 2005. Construction supply chain integration: an
elusive goal? Supply Chain Management: An International Journal, vol. 10(4), p.319
- 326.
19. Bromilow, F.J., 1969. Contract Time Performance Expectations and the Reality.
Building Forum, vol 1 (3), p.70-80.
20. Bukhari, S. A. H. A. S., Ali, L. and Saddaqat, M., 2007. Public Investment and
Economic Growth in the Three Little Dragons: Evidence from Heterogeneous
Dynamic Panel Data. International Journal of Business and Information, vol. 2 (1),
p.57-79
21. Cantarelli, C. C., Wee, B. V., Molin, E. J. E. and Flyvbjerg, B., 2012. Different
Cost Performance: Different Determinants? The Case of Cost Overruns in Dutch
Transportation Infrastructure Projects. Transport Policy, vol. 22, p.88–95.
22. Chan, D.W.M. and Kumaraswamy, M.M., 1995. A Study of the Factors
Affecting Construction Duration in Hong Kong. Construction Management and
Economic, vol. 13, p.319-333.
23. Chan, D.W.M. and Kumaraswamy, M.M., 1996. An evaluation of construction
time performance in the building industry. Building and Environment, 31(6), p.569
–578.
24. Chan, D.W.M. and Kumaraswamy, M.M., 1997. A Comparative Study Of
Causes Of Time Overruns In Hong Kong Construction Projects. International Journal
of Project Management, Vol.15, No.1, 55-63.
144
25. Claire Bordat, McCullouch, B. G., Sinha, K. C., 2004. An Analysis of Cost
Overruns and Time Delays of INDOT Projects. INDOT Division of Research, Purdue
University, West Lafayette, Indiana, December 2004.
26. Dvir, D., Lipovetsky, S., Shenhar, A. and Tishler, A., 1998. In Search Of Project
Classification: A Non-Universal Approach To Project Success Factors. Research
Policy, vol. 27, p.915-935.
27. Ellahi, N. and Kiani, A., 2011. Investigating Public Investment-Growth Nexus
for Pakistan. International Conference on E-business, Management and Economics,
vol.25 (2011), p.239-244.
28. Eruygur A., 2009. Public Investment And Economic Growth: A Vecm Approach.
Paper presented at EconAnadolu 2009: Anadolu International Conference in
Economics, p.01-22, Eskişehir, Turkey, June 17-19, 2009.
29. Edwards, C., and Kaeding, N., 2015. Federal Government Cost Overruns. Tax &
Budget Bulletin, Cato Institute, No. 72, [Accessed
on 16 March 2015]
30. Flyvbjerg, B., Holm, M. K. S. and Buhl, S. L., 2003. How Common and How
Large are Cost Overrun in Transport Infrastructure Project. Transport Reviews, vol.23,
no. 1, p.71-88.
31. Flyvbjerg, B. Mette, K. S. H. and Søren, L. B., 2004. What Causes Cost Overrun
in Transport Infrastructure Projects? Transport Reviews, vol.24, no.1, p.03-18
32. Fortune, J. and White, D., 2006. Framing of project critical success factors by a
systems model. International journal of Project management, vol. 24, p.53-65.
33. Frimpong, Y., Oluwoye, J. and Crawford, L., 2003. Causes of Delay and Cost
Overruns in Construction of Groundwater Projects in a Developing Countries; Ghana
as a case study. International Journal of Project Management, vol. 21, p.321-326.
34. Hair, J. F. Jr., Anderson, R. E., Tatham, R. L. and Black, W. C., 1995.
Multivariate Data Analysis. 3
rd
Ed. New York: Macmillan Publisher.
145
35. Hamzah, N., Khoiry, M. A., Arshad, I., Tawil, N. M. and Che Ani, A. I., 2011.
Cause of Construction Delay – Theoretical Framework. Procedia Engineering, no. 20
(2011), p.490-495.
36. Han, S. H., Yun, S., Kim, H., Kwak, Y. H., Park, H. K. and Lee, S. H., 2009.
Learned Analyzing Schedule Delay of Mega Project: Lessons from Korea Train
Express. Ieee Transactions On Engineering Management, vol. 56(2), p.243-256.
37. Ivancevich, J.M., R. Konopaske, and M. Matteson, 2008. Organizational
Behavior and Management. New York: McGraw-Hill
38. Izam, Y. D. and Bustani, S. A., 2001. An Elemental Approach to the Analyses of
Building Projects Delay. Journal of Environmental Sciences, vol. 4 (2), p.13-16.
39. Jørgensen, M., Halkjelsvik, T. and Kitchenham, B., 2012. How Does Project Size
Affect Cost Estimation Error? Statistical Artifacts And Methodological Challenges.
International Journal Of Project Management, vol. 30, no. 7, p.839-849.
40. Kaming F. P., Olomolaiye P. O., Holt, G. D. and Harri, F. C., 1996. Factors
Infuencing Construction Time and Cost Overruns on High-rise Projects in Indonesia.
Construction Management and Economics, vol. 15 (1997), p.83-94.
41. Kaka, A.P. and Price, A.D.F., 1991. Relationship between value and duration of
construction projects. Construction Management and Economics, vol 9 (4), p.383-400.
42. Kennedy, P., 1992. A Guide to Econometrics, 4th Ed. Cambridge: The MIT
Press.
43. Koushki, P. A. and Kartam, N., 2004. Impact of Construction Materials on
Project Time and Cost in Kuwait. Engineering Construction and Management
Economics Journal, vol. 11, no. 2, p.126-132.
44. Koushki, P. A., Al-Rashid, K. and Kartam, N., 2005. Delays and Cost Increases
in the Construction of Private Residential Projects in Kuwait. Construction
Management And Economics, vol. 23, no. 3, p.285-294.
45. Long, L. H., Lee, Y. D. and Lee, J. Y., 2008. Delay And Cost Overruns In
Vietnam Large Construction Projects: A Comparison With Other Selected Countries.
Journal Of Civil Engineering, vol. 12, no. 6, p.367-377.
146
46. Long, D. N., Ogunlana, S., Quang T. and Lam, K. C., 2004. Large Construction
Projects In Developing Countries: A Case Study From Vietnam. International Journal
Of Project Management, Elsevier, vol. 22, p.553-561.
47. Mahamid, I. and Dmaidi, N., 2013. Risks Leading to Cost Overrun in Building
Construction from Consultants’ Perspective. Organization, Technology and
Management in Construction an International Journal, vol. 5( 2), p. 860-873.
48. Mak, M.Y., Ng, S.T., Chen, S.E. and Varnam, M., 2000. The relationship
between Economic indicators and Bromilow's time-cost model: a pilot study. In:
Akintoye, 16th Annual ARCOM Conference, Glasgow Caledonian University.
49. Mansfield, N. R., Ugwu, O. O. and Doran, T., 1994. Causes Of Delay And Cost
Overruns In Nigeria Construction Projects. International Journal Of Project
Management, vol. 12, no. 4, p.254-260.
50. Mark, G. and Rick, F., 2004. The Art of Project Management: A competency
model for project managers. Boston University: Corporate Education Centre.
51. Menesi, W., 2007. Construction Delay Analysis under Multiple Baseline
Updates. The thesis of Master of Applied Science in Civil Engineering, University of
Waterloo, Waterloo, Ontario, Canada.
52. Morris, P., 1990. Cost and Time Overruns in Public Sector Projects. Economic
and Political Weekly, vol. XXV, no.47, p.154-168.
53. Morris, P., 1994. The Management of Projects. London: Thoma Telford.
54. Nega, F., 2008. Causes and effects of cost overrun on public building
construction projects in Ethiopia. The thesis of Master of Science, Addis Ababa
University.
55. Neter, J., Wasserman, W. and Kutner, M. H., 1983. Applied Linear Regression
Models 1
st
Ed. Homewood: Richard D. Irwin. Inc.
56. Neuman, W. L., 2007. Basic of Social Research 2nd Ed. England: Pearson
Education Inc.
57. Ngacho C., 2013. An Assessment Of The Performance Of Public Sector
Construction Projects: An Empirical Study Of Projects Funded Under Constituency
147
Development Fund (Cdf) In Western Province, Kenya. The Thesis of Doctor of
Philosophy, Aculty of Management Studies, University of Delhi.
58. Odeh, A. M. and Battaineh, H. T., 2002. Causes Of Construction Delay:
Traditional Contracts. International Journal Of Project Management, Elsevier, vol.
20, p.67-73.
59. Odeyinka H. A., Yusif, A., 1997. The Causes And Effects Of Construction
Delays On Completion Cost Of Housing Project In Nigeria. Financial Manage
Property Construction Journey; vol. 2(3), p.31–44.
60. Ogunlana, S. O. and Promkuntong, K., 1996. Construction Delays In A Fast-
Growing Economy: Comparing Thailand With Other Economies. International
Journal Of Project Management, vol. 14, no. 1, p.37-45.
61. Pheng, L. S., Chuan, Q. T., 2006. Environmental factors and work performance
of project managers in the construction industry. International Journal of Project
Management, vol. 24, p.24-37.
62. Project Management Institute (PMI), 2000. A Guide To The Project Management
Body Of Knowledge 2000 Ed. USA: Project Management Institute.
63. Ranjut Kumar, 1999. Research Methodology a Step by Step Guide for Beginer 1
st
Edition. London: Saga Publication Ltd.
64. Ramanathan, C., Naranayan, SP., Idrus, A., 2012. Construction Delays Causing
Risks on Time and Cost – A Critical Review. Australasian Journal of Construction
Economics and Building, vol. 12 (1), p.37-57.
65. Ratnasabapathy, S., Rameezdeen, R., Lebbe, N. A., 2008. Exploratory Study of
External Environmental Factors: Influencing the Procurement Selection in
Construction. University of Moratuwa,
[Accessed on 16 March 2014].
66. Richardson, G.L., 2015. Project Management: Theory and Practice, 2nd. US:
CRC Press, Taylor & Francis Group.
148
67. Salunkhe A. A. and Patil, R., 2014. Effect of Construction Delays on Project
Time Overrun: Indian Scenario. International Journal of Research in Engineering and
Technology, vol. 03, Issue 01, p.543-547.
68. Sambasivan, M. and Soon, Y. W., 2007. Causes And Effects Of Delays In
Malaysian Construction Industry. International Journal Of Project Management, vol.
25(5), p.517-526.
69. Saunders, M., et al., 2009. Research Methods for Business Students 15th Edition.
England: Pearson Education Limited.
70. Shaikh, A. W., Muree, M. R. and Soomro, A. S., 2010. Identification of Critical
Delay Factors in Construction. Sindh Univ. Res. Jour. (Sci. Ser.), Sindh University,
vol. 42 (2), p.11-14.
71. Shen, L., Tam, V., Tam, L. and Ji, Y., 2010. Project feasibility study: the key to
successful implementation of sustainable and socially responsible construction
management practice. Journal of Cleaner Production, vol. 18 (3), p.254-259.
72. Signh, R., 2010. Delays and Cost Overruns in Infrastructure Projects: Extent,
Causes and Remedies. Economic & Political Weekly, vol. 19, no. 21, p.43-54.
73. Skitmore, R.M. and Ng, S.T., 2003. Forecast models for actual construction
time and cost. Building and Environment, vol 8 (8), p.1075–1083.
74. Stine, R. A., 1995. The graphical interpretation of variance inflation factors. The
American Statistician, vol.49, no.1, p.53-56.
75. Stiglitz, J.E., 2000. Economics of the Public Sector, 3rd. New York:
W.W.Norton Publisher.
76. Sweis, G., Sweis, R., Hammad, A. A. and Shboul, A., 2008. Delays in
construction projects: The case of Jordan. International Journal of Project
Management, vol. 26 (2008), p.665–674.
77. Thomas, U.R., Smith, G.R. and Cummings, D.J., 1995. Have I reached
substantial completion?. Journal of Construction Engineering and Management, vol
121 (1), p.121–129.
149
78. Toor, S. R. and Ogunlana S. O., 2010. Beyond the iron triangle, Stakeholder
perception of Key performance indicators (KPIs) for large-scale public sector
development projects. International journal of project management, vol. 28, p.228
-236.
79. Tunner, J. R., 1996. The Handbook of Project-Based Management 3rd Edition.
London: McGraw-Hill.
80. Usman, N., Gambo, N., Ibrahim, G., 2014. The Effect of Time and Cost on
Public Building Construction in the North-Eastern Nigeria. International Journal of
Emerging Technology and Advanced Engineering, Vol. 4, Issue 9, p.804-810.
81. Yeong, C.M., 1994. Time and cost performance of building contracts in Australia
and Malaysia. Master science thesis, University of South Australia.
150
PHỤ LỤC 01: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Nhóm Bảng 1: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo các yếu tố liên
quan đến chủ đầu tư
Case Processing Summary
N %
Cases
Valid 214 100.0
Excluded
a
0 .0
Total 214 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the
procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.910 9
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
CDT1_Kho khan ve nguon
von dau tu cho du an
27.34 59.090 .452 .914
CDT2_Nang luc quan ly cua
bo phan duoc giao quan ly
du an
27.47 54.898 .650 .902
CDT3_Ap dat thoi gian thuc
hien hop dong phi thuc te
27.98 52.638 .744 .896
CDT4_Thay doi y kien trong
qua trinh dau tu
28.16 52.144 .766 .894
CDT5_Ky qua nhieu hop
dong va hop dong phu
28.00 50.174 .736 .896
CDT6_Keo dai thoi gian phe
duyet du toan hoac phat
sinh
27.50 53.387 .750 .896
CDT7_Dat gia moi thau theo
huong thap
27.63 50.564 .770 .893
CDT8_Khong co thuong
khuyen khich hoan thanh
hop dong truoc thoi han
28.49 53.810 .610 .905
151
CDT9_Bo may to chuc quan
ly du an quan lieu
27.57 51.035 .731 .896
Scale Statistics
Mean Variance Std. Deviation N of Items
31.27 66.431 8.151 9
Nhóm Bảng 2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo các yếu tố liên
quan đến nhà thầu
Case Processing Summary
N %
Cases
Valid 214 100.0
Excluded
a
0 .0
Total 214 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the
procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.902 9
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
NT1_Kho khan ve tai chinh,
phu thuoc CDT
29.09 41.775 .544 .900
NT2_Cung cach quan ly tai
chinh thieu on dinh
29.39 47.188 .162 .920
NT3_Bien phap to chuc thi
cong khong phu hop
29.13 37.579 .809 .880
NT4_Thieu kinh nghiem,
khong quan tam tien do thi
cong
29.11 37.796 .786 .881
NT5_Thieu lien he giua tu
van va chu dau tu
29.90 40.765 .690 .890
NT6_Khong day du thiet bi,
phuong tien thi cong
29.15 35.949 .842 .876
NT7_Gia chao thau theo xu
huong thap
29.17 38.566 .677 .890
152
NT8_Thieu su phoi hop giua
cac nha thau
29.78 40.954 .670 .891
NT9_Thieu cong nhan co ky
thuat, bo may giam sat thieu
kinh nghiem
29.16 36.954 .819 .878
Scale Statistics
Mean Variance Std. Deviation N of Items
32.99 49.666 7.047 9
Nhóm Bảng 3: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo các yếu tố liên
quan đến tư vấn
Case Processing Summary
N %
Cases
Valid 214 100.0
Excluded
a
0 .0
Total 214 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the
procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.921 7
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
TV1_Thieu kinh nghiem
trong linh vuc duoc giao
21.44 32.924 .694 .915
TV2_Thieu ky su kinh
nghiem trong xay dung,
tham dinh du toan cong trinh
21.82 33.489 .741 .910
TV3_Thieu thong tin giua
chu dau tu va tu van
22.27 33.053 .801 .905
TV4_Thiet ke cham, khong
huong dan cho don vi thi
cong
21.95 33.416 .756 .909
TV5_Don vi tu van thieu ho
tro cho chu dau tu
21.99 31.563 .770 .907
153
TV6_Sai lam trong khao sat
dia chat
21.58 31.268 .797 .904
TV7_Thiet ke khong phu
hop voi quy hoach
21.88 31.550 .736 .911
Scale Statistics
Mean Variance Std. Deviation N of Items
25.49 43.613 6.604 7
Nhóm Bảng 4: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo các yếu tố liên
quan đến ngoại vi
Case Processing Summary
N %
Cases
Valid 214 100.0
Excluded
a
0 .0
Total 214 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the
procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.828 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
NV1_Lam phat 8.29 2.913 .723 .724
NV2_Gia ca vat lieu tang
ngoai tam kiem soat
8.14 3.139 .798 .671
NV3_Dieu kien dia chat,
thuy van khong luong truoc
8.64 3.040 .568 .893
Scale Statistics
Mean Variance Std. Deviation N of Items
12.54 6.278 2.506 3
154
Nhóm Bảng 5: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo các yếu tố liên
quan đến pháp lý thiếu ổn định
Case Processing Summary
N %
Cases
Valid 214 100.0
Excluded
a
0 .0
Total 214 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the
procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.875 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
PL1_Thu tuc phap ly phuc
tap
11.17 8.388 .796 .817
PL2_Sai lam va khac biet
trong hop dong
11.45 8.089 .648 .879
PL3_Co quan quan ly cham
ra quyet dinh
11.38 8.491 .757 .831
PL4_Quy dinh phap luat hay
thay doi
11.42 8.263 .746 .834
Scale Statistics
Mean Variance Std. Deviation N of Items
15.14 14.177 3.765 4
Nhóm Bảng 6: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo các yếu tố liên
quan đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán
Case Processing Summary
N %
Cases
Valid 214 100.0
Excluded
a
0 .0
Total 214 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the
procedure.
Reliability Statistics
155
Cronbach's
Alpha
N of Items
.924 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance
if Item Deleted
Corrected Item-
Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
Y1_Tinh trang cham tre dau
tu cong
8.09 2.630 .953 .812
Y2_Tac dong cua cac nhan
to den tinh trang cham tre
tien do va vuot du toan
8.07 2.756 .820 .911
Y3_Cac nhan to cai thien
theo huong tich cuc se gop
phan han che tinh trang
cham tre tien do va vuot du
toan
8.52 2.476 .786 .951
Scale Statistics
Mean Variance Std. Deviation N of Items
12.34 5.681 2.384 3
Nhóm Bảng 7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .926
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 6385.304
df 465
Sig. .000
Communalities
Initial Extraction
CDT1_Kho khan ve nguon von
dau tu cho du an
1.000 .954
CDT2_Nang luc quan ly cua
bo phan duoc giao quan ly du
an
1.000 .627
CDT3_Ap dat thoi gian thuc
hien hop dong phi thuc te
1.000 .699
CDT4_Thay doi y kien trong
qua trinh dau tu
1.000 .708
156
CDT5_Ky qua nhieu hop dong
va hop dong phu
1.000 .733
CDT6_Keo dai thoi gian phe
duyet du toan hoac phat sinh
1.000 .674
CDT7_Dat gia moi thau theo
huong thap
1.000 .701
CDT8_Khong co thuong
khuyen khich hoan thanh hop
dong truoc thoi han
1.000 .624
CDT9_Bo may to chuc quan ly
du an quan lieu
1.000 .659
NT1_Kho khan ve tai chinh,
phu thuoc CDT
1.000 .948
NT3_Bien phap to chuc thi
cong khong phu hop
1.000 .722
NT4_Thieu kinh nghiem,
khong quan tam tien do thi
cong
1.000 .677
NT5_Thieu lien he giua tu van
va chu dau tu
1.000 .696
NT6_Khong day du thiet bi,
phuong tien thi cong
1.000 .772
NT7_Gia chao thau theo xu
huong thap
1.000 .620
NT8_Thieu su phoi hop giua
cac nha thau
1.000 .687
NT9_Thieu cong nhan co ky
thuat, bo may giam sat thieu
kinh nghiem
1.000 .710
TV1_Thieu kinh nghiem trong
linh vuc duoc giao
1.000 .700
TV2_Thieu ky su kinh nghiem
trong xay dung, tham dinh du
toan cong trinh
1.000 .670
TV3_Thieu thong tin giua chu
dau tu va tu van
1.000 .735
TV4_Thiet ke cham, khong
huong dan cho don vi thi cong
1.000 .632
TV5_Don vi tu van thieu ho tro
cho chu dau tu
1.000 .720
157
TV6_Sai lam trong khao sat
dia chat
1.000 .731
TV7_Thiet ke khong phu hop
voi quy hoach
1.000 .681
NV1_Lam phat 1.000 .791
NV2_Gia ca vat lieu tang
ngoai tam kiem soat
1.000 .835
NV3_Dieu kien dia chat, thuy
van khong luong truoc
1.000 .626
PL1_Thu tuc phap ly phuc tap 1.000 .738
PL2_Sai lam va khac biet
trong hop dong
1.000 .665
PL3_Co quan quan ly cham ra
quyet dinh
1.000 .778
PL4_Quy dinh phap luat hay
thay doi
1.000 .821
Extraction Method: Principal Component Analysis.
158
Total Variance Explained
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings
Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 15.796 50.955 50.955 15.796 50.955 50.955 7.417 23.927 23.927
2 2.168 6.993 57.948 2.168 6.993 57.948 5.578 17.993 41.920
3 1.925 6.210 64.158 1.925 6.210 64.158 3.497 11.279 53.200
4 1.249 4.030 68.188 1.249 4.030 68.188 3.212 10.363 63.563
5 1.191 3.844 72.032 1.191 3.844 72.032 2.625 8.469 72.032
6 .943 3.041 75.072
7 .806 2.601 77.673
8 .757 2.443 80.116
9 .696 2.246 82.361
10 .595 1.919 84.281
11 .532 1.715 85.996
12 .475 1.532 87.529
13 .418 1.348 88.877
14 .385 1.243 90.120
15 .348 1.123 91.244
16 .311 1.003 92.247
17 .270 .871 93.118
18 .265 .856 93.975
19 .236 .763 94.737
20 .214 .692 95.429
21 .188 .607 96.036
22 .179 .577 96.613
23 .174 .560 97.173
24 .163 .525 97.698
159
25 .154 .495 98.194
26 .137 .443 98.636
27 .122 .394 99.031
28 .101 .326 99.356
29 .092 .295 99.651
30 .082 .264 99.915
31 .026 .085 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
160
Component Matrix
a
Component
1 2 3 4 5
TV3_Thieu thong tin giua chu
dau tu va tu van
.840
NT3_Bien phap to chuc thi
cong khong phu hop
.834
NT6_Khong day du thiet bi,
phuong tien thi cong
.824
NT9_Thieu cong nhan co ky
thuat, bo may giam sat thieu
kinh nghiem
.822
TV5_Don vi tu van thieu ho tro
cho chu dau tu
.822
NT4_Thieu kinh nghiem, khong
quan tam tien do thi cong
.808
PL2_Sai lam va khac biet trong
hop dong
.799
TV6_Sai lam trong khao sat
dia chat
.795
CDT9_Bo may to chuc quan ly
du an quan lieu
.777
NT7_Gia chao thau theo xu
huong thap
.771
CDT7_Dat gia moi thau theo
huong thap
.757
TV1_Thieu kinh nghiem trong
linh vuc duoc giao
.738
CDT6_Keo dai thoi gian phe
duyet du toan hoac phat sinh
.733
TV2_Thieu ky su kinh nghiem
trong xay dung, tham dinh du
toan cong trinh
.730
CDT4_Thay doi y kien trong
qua trinh dau tu
.729
TV4_Thiet ke cham, khong
huong dan cho don vi thi cong
.724
TV7_Thiet ke khong phu hop
voi quy hoach
.718
PL1_Thu tuc phap ly phuc tap .707
161
CDT5_Ky qua nhieu hop dong
va hop dong phu
.707
CDT3_Ap dat thoi gian thuc
hien hop dong phi thuc te
.705
NV3_Dieu kien dia chat, thuy
van khong luong truoc
.685
NT5_Thieu lien he giua tu van
va chu dau tu
.682
CDT2_Nang luc quan ly cua bo
phan duoc giao quan ly du an
.681
NT8_Thieu su phoi hop giua
cac nha thau
.640
NT1_Kho khan ve tai chinh,
phu thuoc CDT
.628 .625
PL3_Co quan quan ly cham ra
quyet dinh
.598
PL4_Quy dinh phap luat hay
thay doi
.556 .538
CDT8_Khong co thuong
khuyen khich hoan thanh hop
dong truoc thoi han
.541
NV2_Gia ca vat lieu tang ngoai
tam kiem soat
.683
NV1_Lam phat .598
CDT1_Kho khan ve nguon von
dau tu cho du an
.618 .621
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 5 components extracted.
Rotated Component Matrix
a
Component
1 2 3 4 5
NT8_Thieu su phoi hop giua
cac nha thau
.782
NT5_Thieu lien he giua tu van
va chu dau tu
.769
TV7_Thiet ke khong phu hop
voi quy hoach
.739
NT6_Khong day du thiet bi,
phuong tien thi cong
.712
162
TV6_Sai lam trong khao sat
dia chat
.698
TV4_Thiet ke cham, khong
huong dan cho don vi thi cong
.672
NT9_Thieu cong nhan co ky
thuat, bo may giam sat thieu
kinh nghiem
.637
TV2_Thieu ky su kinh nghiem
trong xay dung, tham dinh du
toan cong trinh
.632
TV3_Thieu thong tin giua chu
dau tu va tu van
.617
NT4_Thieu kinh nghiem, khong
quan tam tien do thi cong
.608
NT3_Bien phap to chuc thi
cong khong phu hop
.591
TV5_Don vi tu van thieu ho tro
cho chu dau tu
.574
CDT4_Thay doi y kien trong
qua trinh dau tu
.721
CDT3_Ap dat thoi gian thuc
hien hop dong phi thuc te
.720
CDT8_Khong co thuong
khuyen khich hoan thanh hop
dong truoc thoi han
.713
CDT7_Dat gia moi thau theo
huong thap
.699
CDT5_Ky qua nhieu hop dong
va hop dong phu
.698
CDT6_Keo dai thoi gian phe
duyet du toan hoac phat sinh
.629
CDT2_Nang luc quan ly cua bo
phan duoc giao quan ly du an
.613
CDT9_Bo may to chuc quan ly
du an quan lieu
.560
NT7_Gia chao thau theo xu
huong thap
PL2_Sai lam va khac biet trong
hop dong
NV2_Gia ca vat lieu tang ngoai
tam kiem soat
.886
163
NV1_Lam phat .852
NV3_Dieu kien dia chat, thuy
van khong luong truoc
.576
TV1_Thieu kinh nghiem trong
linh vuc duoc giao
PL4_Quy dinh phap luat hay
thay doi
.852
PL3_Co quan quan ly cham ra
quyet dinh
.810
PL1_Thu tuc phap ly phuc tap .668
CDT1_Kho khan ve nguon von
dau tu cho du an
.898
NT1_Kho khan ve tai chinh,
phu thuoc CDT
.893
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Nhóm Bảng 8: Bảng kết quả ước lượng OLS cho mô hình (1)
164
Nhóm Bảng 9: Bảng kết quả ước lượng WLS cho mô hình (2)
Nhóm Bảng 10: Bảng kết quả ước lượng OLS cho mô hình (3)
165
Nhóm Bảng 11: Bảng kết quả ước lượng WLS cho mô hình (4)
Nhóm Bảng 12: Bảng kết quả ước lượng OLS cho mô hình (5)
166
Nhóm Bảng 13: Bảng kết quả ước lượng WLS cho mô hình (6)
167
PHỤ LỤC 02: KHUNG PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ CÔNG
1. Quản lý đầu tư xây dựng:
Về quản lý đầu tư xây dựng, căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
sau đây:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa 11;
Luật này được thay thế bởi Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của
Quốc hội khóa 13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội khóa 13,
có hiệu lực từ ngày 01/01/2015
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch
xây dựng;
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 02/7/2005 của Chính phủ về việc quản lý
Dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ thay thế nghị
định số 16/2005/NĐ-CP ngày 02/07/2005 về việc quản lý Dự án đầu tư xây dựng công
trình; Nghị định này có hiệu lực từ ngày 02/04/2009
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định 99/2007/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về Quản lý chi
phí đầu tư xây dựng; Nghị định này có hiệu lực từ 10/05/2015
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định
chi tiết một số nội dung của Nghị đinh 12/2009/NĐ-CP.
168
2. Đấu thầu:
- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội khóa 11;
- Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn
thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trong xây dựng;
- Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi
hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội khóa 13;
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
- Công văn số 4054/BKHĐT-QLĐT ngày 27/6/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số
63/2014/NĐ-CP.
- Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 05/05/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư có hiệu lực từ ngày
05/5/2015.
3. Quản lý chi phí xây dựng:
- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng
dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng về hướng
dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng công trình do biến động giá nguyên liệu,
nhiên liệu và vật liệu xây dựng;
- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 của Bộ Xây dựng về hướng
dẫn điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình;
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về công bố
định mức chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn
lập và quản lý chi phí xây dựng công trình.
4. Quản lý chất lượng xây dựng công trình:
169
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc quản
lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện
năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng;
- Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung sửa đổi một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý
chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
về kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù
hợp về chất lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi
tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
5. Thuế Giá trị Gia tăng:
- Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của
Quốc hội khóa 12.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số
31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội khóa 13.
- Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP
ngày 23/7/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
6. Kiểm toán, quyết toán:
- Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán
độc lập;
170
- Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2004 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về Kiểm
toán độc lập;
- Thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/6/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn
tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán.
- Chuẩn mực Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành số 1000 ban
hành kèm theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
171
PHỤ LỤC 03: DANH SÁCH CHUYÊN GIA
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư
công tại Việt Nam
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC DANH HỌC VỊ
SỐ NĂM
KINH
NGHIỆM
1 Phạm Đức Hồng
- Vụ trưởng Vụ Đầu tư – Bộ
Tài chính
Tiến sĩ 35 năm
2 Nguyễn Xuân Long
- Giám đốc Sở Tài chính
Khánh Hòa
Tiến sĩ 11 năm
3 Võ Sĩ
- Nguyên Phó Giám đốc Sở
Kế hoạch và Đầu tư
TP.HCM
- Phó Chánh văn phòng
UBND TP.HCM phụ trách
dự án đầu tư công, tổng hợp
Thạc sĩ 14 năm
4 Vũ Văn Liên
- Trưởng phòng Quyết toán
vốn đầu tư – Bộ Tài chính
Thạc sĩ 36 năm
5
Nguyễn Mai Bảo
Trâm
- Phó Tổng Giám đốc Công
ty CPĐT Hạ tầng kỹ thuật
TP.HCM (CII)
Thạc sĩ 17 năm
6 Nguyễn Hồng Văn
- Trưởng phòng hợp tác
công tư (PPP) Sở Kế hoạch
Đầu tư TP.HCM
Thạc sĩ 10 năm