Qua nghiên cứu lý luận và thực tế cải cách quản lý thuế ở Việt Nam, luận án
rút ra một số kết luận cơ bản sau:
Một là, quản lý thuế là vấn đề rộng và phức tạp, có nhiều yếu tố chi phối đến
hoạt động quản lý thuế: Thể chế chính trị, văn hoá, điều kiện KT-XH của từng quốc
gia, từng thời kỳ lịch sử cụ thể mà quản lý thuế cần có những cơ chế quản lý;
phƣơng pháp, kỹ thuật quản lý,. phù hợp với từng giai đoạn.
Hai là, cải cách quản lý thuế là yêu cầu khách quan, xuất phát từ khoảng cách
hình thành giữa thực trạng quản lý thuế và mục tiêu quản lý thuế. Qua các tiến trình
cải cách, khoảng cách này ngày càng đƣợc thu hẹp; và đó chính là kết quả của cải
cách quản lý thuế. Khi giữa thực trạng quản lý thuế và mục tiêu quản lý thuế không
còn khoảng cách, tức là mục tiêu đã đạt đƣợc, đó chính là đích đến của cải cách
quản lý thuế; sứ mệnh của cuộc cải cách đã đƣợc hoàn thành. Nói cách khác, khi
không có khoảng cách giữa mục tiêu và thực trạng quản lý thuế, tức là mục tiêu đã
đạt đƣợc, thì cải cách là điều không cần thiết.
Ba là, cải cách quản lý thuế có khác biệt với hoàn thiện quản lý thuế. Hoàn
thiện biểu hiện ở việc thực hiện những thay đổi nhỏ, những điều chỉnh trên phạm vi
hẹp, chi tiết từng nội dung quản lý thuế nhƣ bỏ chỉ tiêu ký hiệu hoá đơn nhƣng vẫn
giữ bảng kê hoá đơn,. Còn cải cách biểu hiện ở những thay đổi sâu, trên diện rộng
hầu hết các nội dung quản lý, thậm chí là những thay đổi biến đổi thành hình thái
khác trƣớc; tuy nhiên cải cách quản lý thuế không làm thay đổi bản chất của quản lý
thuế mà chỉ làm cho quản lý thuế đƣợc hiệu lực, hiệu quả hơn một cách mạnh mẽ.
Bốn là, cải cách quản lý thuế cần quan tâm đến sự hài lòng của NNT, một
trong những kỹ thuật quản lý thuế hiện đại là đo lƣờng mức độ hài lòng của NNT.
Khảo sát ý kiến NNT nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ mức độ tác
động của các nhân tố đó đến sự hài lòng của NNT, từ đó có những giải pháp phù
hợp, từ đó nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT.
Cuối cùng, nhƣng không kém phần quan trọng, đó là để cải cách quản lý thuế
thành công cần những giải pháp đột phá, đặc biệt là rất cần sự cam kết kiên định,
đồng hành của Chính phủ./.
159 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cải cách quản lý thuế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dấu pháp nhân (nếu có) hoặc ký điện tử) thì:
- Tờ khai thuế đƣợc áp dụng đối với các kỳ tính thuế: tháng, quý, giữa năm và
năm có cấu trúc và nội dung đơn giản. Cấu trúc tờ khai thuế đƣợc thiết kế riêng đối
với mỗi sắc thuế. Nội dung tờ khai thuế về cơ bản nhƣ quy định hiện hành.
- Tờ khai quyết toán thuế năm đƣợc thiết kế theo hƣớng thể hiện bao quát các
nội dung chính về nghĩa vụ thuế của NNT đối với tất cả các loại thuế phát sinh trong
năm tính thuế.
Trên tờ khai quyết toán thuế năm thể hiện các nhóm thông tin cơ bản:
135
Phần 1: Thông tin về doanh thu, chi phí, thu nhập khác. Các thông tin này
đƣợc phân loại theo các hoạt động kinh doanh chính (thƣơng mại, sản xuất, xây
dựng, dịch vụ,..); phân loại theo nhóm hàng hoá, dịch vụ chính tiêu thụ trong kỳ. Chi
phí phát sinh đƣợc phân loại thành chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, quản lý,..; phân
loại theo các hoạt động kinh doanh chính, theo các nhóm hàng hoá, dịch vụ chính
tiêu thụ trong kỳ. Đối với các chi phí dùng chung không hạch toán riêng đƣợc thì
thực hiện phân bổ theo tiêu thức phù hợp, kết quả phân bổ phân nhóm vào các mục
chi phí tƣơng ứng).
Phần 2: Thông tin về nghĩa vụ thuế đối với mỗi loại thuế phát sinh. Các
thông tin đƣợc trình bày trong từng loại thuế là các nội dung cơ bản trên cơ sở tổng
hợp tờ khai thuế đã nộp của kỳ tính thuế trong năm, có thuyết minh chênh lệch giữa
doanh thu, chi phí, thu nhập phát sinh ở Phần 1 và doanh thu tính thuế, chi phí tính
thuế, thu nhập tính thuế trong mỗi loại thuế ở Phần 2.
Phần 3: Các khoản phạt vi phạm hành chính trong kê khai, nộp thuế, sử dụng
hoá đơn; số thuế phải nộp theo quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra.
Phần 4: Tổng hợp nghĩa vụ thuế của NNT trong năm. Chi tiết số tiền thuế,
tiền phạt phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa của từng loại thuế, khoản phạt.
Tờ khai quyết toán thuế năm nhƣ phƣơng án đề xuất cho phép NNT dễ dàng
kiểm soát đƣợc căn cứ tính thuế bởi suy cho cùng, các loại thuế đều đƣợc xác định
trên cơ sở chính là các yếu tố về doanh thu, chi phí, thu nhập khác. Mặt khác, chỉ
cần một tờ khai quyết toán thuế duy nhất mỗi năm tài chính cho tất cả các loại thuế
thay cho nhiều tờ khai quyết toán nhƣ trƣớc đây nhƣ quyết toán thuế TNDN, thuế
TNCN, thuế nhà thầu, thuế tài nguyên, thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp,..
Thứ ba, xây dựng các chương trình thanh tra, kiểm tra phù hợp với từng
nhóm NNT theo một số tiêu chí phân nhóm chính.
Mỗi nhóm NNT có những đặc thù khá lớn, từ đó cần có những chƣơng trình
(thủ tục, nội dung) thanh tra, kiểm tra phù hợp nhằm đảm bảo tính hiệu quả. Có
nhiều tiêu chí phân nhóm NNT, trong nội dung này, luận án đề xuất một số tiêu chí
phân nhóm chính, nhƣng không giới hạn ở: (i) Phân nhóm theo mức độ tuân thủ
pháp luật thuế; (ii) Phân nhóm theo quy mô kinh doanh: Quy mô doanh thu, số
lƣợng các đơn vị trực thuộc; (iii) Phân nhóm theo lĩnh vực, NNKD có tính đặc thù
cao nhƣ: Viễn thông, Ngân hàng, Dầu khí, Điện lực, Bảo hiểm,..; (iv) Phƣơng thức
kinh doanh đặc thù: thƣơng mại điện tử, giao dịch liên kết,..
136
Thứ tư, xây dựng phương án trình Bộ Tài chính ký kết quy chế phối hợp với
Ngân hàng Nhà nước trong quản lý thu nợ thuế
Thay vì CQT nắm bắt thông tin về tài khoản ngân hàng của NNT qua kênh
phối hợp xác minh tới từng ngân hàng thƣơng mại nhƣ hiện nay trong khi không rõ
ở ngân hàng nào, tài khoản nào mà NNT có giao dịch, có số dƣ nên phải xác minh
đến tất cả các ngân hàng mà CQT có thông tin NNT mở tài khoản thì có thể phối
hợp với Trung tâm thông tin tín dụng (thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc) để khai thác
thông tin tài khoản của NNT. Từ đó phát hành yêu cầu thu nợ thuế đến các ngân
hàng mà NNT có số dƣ hoặc có giao dịch thanh toán, cải thiện tính kịp thời và hiệu
quả thu nợ thuế qua tài khoản ngân hàng.
4.3.4. Giải pháp về cải cách phƣơng pháp, kỹ thuật quản lý thuế
4.3.4.1. Tăng cường quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Thứ nhất, áp dụng quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế
Cần sớm áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm, nhƣng không
giới hạn, ở các nghiệp vụ: (1) Đăng ký thuế; (2) Kiểm tra hồ sơ khai thuế; (3) Quản
lý hoàn thuế; (4) Quản lý thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT; (5) Quản lý nợ thuế; (6)
Quản lý sử dụng hoá đơn. Luận án đề xuất nội dung cơ bản áp dụng quản lý rủi ro
trong quản lý thuế đối với các nghiệp vụ cụ thể này nhƣ sau:
Một là, áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế. Đối với NNT đăng ký thuế
lần đầu, cần rà soát với hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT để kiểm soát nhằm đảm bảo
ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đăng ký thuế mới không phải là một
trong các trƣờng hợp: (i) Là ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có hành
vi bỏ kinh doanh bất hợp pháp (không thực hiện nghĩa vụ khai thuế mà không thuộc
trƣờng hợp tạm nghỉ kinh doanh theo quy định của pháp luật thuế); (ii) Là ngƣời đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang tạm nghỉ kinh doanh hợp pháp; (iii) Là
ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cƣỡng chế thi hành quyết
định hành chính thuế.
Hai là, áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT.
Thực hiện kiểm tra cơ bản theo phƣơng pháp đối chiếu, so sánh nhằm phát hiện rủi
ro trên hồ sơ khai thuế bao gồm, nhƣng không giới hạn, ở các thủ tục: (1) Đối chiếu
với các quy định của các văn bản pháp luật về thuế; (2) Đối chiếu các chỉ tiêu trong
tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo (nếu có); (3) Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh
trong tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế (nếu có) với tờ khai thuế, các
tài liệu kèm theo tờ khai thuế (nếu có) tháng trƣớc, quý trƣớc, năm trƣớc; (4) Đối
137
chiếu với các dữ liệu của NNT có quy mô kinh doanh tƣơng đƣơng, có cùng ngành
nghề, mặt hàng đăng ký kinh doanh; (5) Đối chiếu với các thông tin, tài liệu thu thập
đƣợc từ các nguồn khác (nếu có).
- Kết quả kiểm tra phân thành các trƣờng hợp: (i) Nếu chƣa phát hiện rủi ro
thì lập bản nhận xét và lƣu hồ sơ khai thuế đã kiểm tra; (ii) Nếu phát hiện các dấu
hiệu rủi ro thì gửi thông báo yêu cầu NNT giải trình, bổ sung thông tin khai thuế.
- Xem xét giải trình của NNT: (i) Trƣờng hợp NNT không giải trình hoặc giải
trình nhƣng không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì thực hiện ấn
định thuế phải nộp hoặc ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT nếu không đủ
căn cứ ấn định thuế; (ii) Trƣờng hợp NNT giải trình đƣợc hồ sơ khai thuế là đúng thì
thực hiện lƣu hồ sơ.
Trong điều kiện số lƣợng NNT tăng nhanh, đặc biệt là ở các đô thị lớn, dẫn
đến số lƣợng hồ sơ khai thuế tăng gấp bội (vì một NNT thƣờng có nhiều loại hồ sơ
khai thuế theo các sắc thuế tuỳ thuộc loại giao dịch). Do vậy, việc kiểm tra khai thuế
theo kiểu vét cạn bằng phƣơng pháp thủ công đơn giản là không khả thi. Luận án đề
xuất chiến lƣợc kiểm tra hồ sơ khai thuế nhằm bao quát đƣợc các trƣờng hợp rủi ro
trọng yếu đồng thời đảm bảo tính tin cậy cao, tránh kiểm tra trà lan. Chiến lƣợc kiểm
tra gồm các nội dung chính:
- Phân nhóm NNT theo mức độ tuân thủ;
- Trong từng nhóm NNT theo mức độ tuân thủ, thực hiện phân tích, đánh giá
và chấm điểm rủi ro;
- Phân nhóm rủi ro theo thứ tự điểm rủi ro từ cao xuống thấp. Từ đó lập danh
sách những NNT có điểm rủi ro cao cần kiểm tra thuộc từng nhóm mức độ tuân thủ;
- Thực hiện kiểm tra thƣờng xuyên trong thời hạn 1 năm (12 kỳ khai thuế đối
với NNT khai thuế tháng; 4 kỳ khai thuế đối với NNT khai thuế quý,..) áp dụng cho
các NNT trong danh sách rủi ro cao thuộc từng nhóm mức độ tuân thủ;
- Kiểm tra theo xác suất đối với các NNT ngoài danh sách rủi ro cao trong
từng nhóm mức độ tuân thủ.
Ba là, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế. Hoàn thuế là một cơ
chế của chính sách thuế nhằm trả lại số thuế GTGT mà doanh nghiệp đã ứng trƣớc
để nộp thay cho khâu sau, phần vƣợt quá nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp ở khâu này
trong một số trƣờng hợp nhằm khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tƣ về chất
(hoàn thuế cho dự án đầu tƣ), khuyến khích các hoạt động xuất khẩu (áp dụng thuế
suất 0% cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu để đƣợc khấu trừ thuế làm cơ sở tiền đề
138
của số thuế hoàn). Về nguyên tắc, thủ tục hoàn thuế cần đƣợc đơn giản và giải quyết
trong thời gian ngắn nhất có thể. Tuy nhiên, rủi ro trong hoàn thuế lại đƣợc nhìn
nhận là do sự đặc biệt thông thoáng về thủ tục và thời gian hoàn trả. Cụ thể nếu
NNT thuộc nhóm tuân thủ pháp luật thuế tốt, thì tiến trình hoàn thuế có thể nói là
đơn giản nhất có thể. Khi đó, hồ sơ đề nghị hoàn thuế chỉ cần khớp đúng với hồ sơ
khai thuế; đúng đối tƣợng và trƣờng hợp hoàn thuế theo quy định thì đã đủ điều kiện
hoàn thuế trƣớc, kiểm tra sau.
Quy định hiện hành đã xác định một số tiêu chí phân loại hồ sơ đề nghị hoàn
thuế thuộc diện kiểm tra trƣớc, hoàn thuế sau nhƣ: NNT đề nghị hoàn thuế lần đầu;
NNT đề nghị hoàn thuế trong thời hạn hai năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi
trốn thuế, gian lận thuế; Hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản
lý thuế nhƣng NNT không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế (hoặc) có giải trình,
bổ sung nhƣng không chứng minh đƣợc số thuế đã khai là đúng;.. [118]. Đồng thời,
trƣờng hợp NNT có giao dịch đáng ngờ theo danh sách cảnh báo của cơ quan thanh
tra, giám sát ngân hàng; NNT có hành vi mua hàng hoá, dịch vụ của ngƣời bán mà
bên bán có hành vi gian lận, trốn thuế cũng đã đƣợc xác định là có rủi ro cao trong
hoàn thuế [109].
Các tiêu chí trên thuần tuý để CQT phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện nào
(hoàn thuế trƣớc, kiểm tra sau hay kiểm tra trƣớc khi hoàn thuế) mà còn thiếu vắng
các tiêu chí xác định về trƣờng hợp hoàn thuế dẫn đến nhiều trƣờng hợp hoàn thuế
không đúng quy định và phải thu hồi số thuế đã hoàn. Luận án đề xuất bổ sung các
tiêu chí nhằm xác định trƣờng hợp hoàn thuế nhằm giảm thiểu rủi ro trong quản lý
hoàn thuế và đƣợc áp dụng cho cả trƣờng hợp hoàn trƣớc kiểm tra sau và kiểm tra
trƣớc khi hoàn thuế. Các tiêu chí đề xuất bổ sung gồm: (i) NNT có dự án đầu tƣ
không (trừ dự án đầu tƣ xây nhà để bán); (ii) Trạng thái hoạt động của dự án đầu tƣ
(đang đầu tƣ hay đã hoàn thành đi vào hoạt động); (iii) Dự án đầu tƣ có hình thành
TSCĐ không (bao gồm cả các dự án đầu tƣ bất động sản hỗn hợp nhƣ xây văn
phòng, khách sạn cho thuê lẫn căn hộ để bán); (iv) NNT kinh doanh xuất khẩu
nhƣng hàng hoá, dịch vụ có tiêu thụ nội địa; (v) NNT kinh doanh xuất khẩu có hàng
tồn kho tính đến thời điểm cuối kỳ đề nghị hoàn thuế.
Bốn là, áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT.
Trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT thì lập kế hoạch lựa chọn NNT đƣa vào
danh sách thanh tra, kiểm tra đƣợc coi là một nội dung quan trọng của quản lý rủi ro
trong thanh tra, kiểm tra tại. Về nguyên tắc, các tiêu chí phân tích, đánh giá rủi ro
phải đƣợc thực hiện trên cơ sở dữ liệu đầy đủ và tin cậy. Tuy nhiên, một thực tế
nhiều năm hiện nay (và có lẽ cả trong tƣơng lai) là cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích
139
rủi ro luôn hạn chế lớn về số lƣợng mục thông tin và tính cập nhật của thông tin. Có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này nhƣ một số NNT còn nộp hồ sơ giấy,
NNT khai thuế điện tử nhƣng vì lý do nào đó mà dữ liệu khai thuế chƣa đƣợc cập
nhật vào CSDL mặc dù NNT vẫn nhận đƣợc thông báo điện tử từ hệ thống xác nhận
CQT đã nhận đƣợc hồ sơ khai thuế hoặc nhận đƣợc cập nhật vào CSDL nhƣng số
liệu không đúng (thƣờng là sai bởi các dấu phân cách nhóm chữ số hàng tỷ, triệu,
nghìn,.. mà NNT vô tình nhập không đúng khuôn dạng). Nhƣ vậy, để đảm bảo tính
tin cậy và sự sẵn sàng của CSDL trƣớc khi áp dụng các tiêu chí nhận diện và đánh
giá rủi ro thì cần có bƣớc làm sạch CSDL. Thực tế đây là công việc khá mất thời
gian và thủ công do CBT phải đối chiếu hồ sơ khai thuế của NNT đã nộp (bản giấy,
in bản khai thuế điện tử chƣa đƣợc cập nhật, tìm kiếm nguyên nhân,..) để khắc phục.
Nhiều trƣờng hợp CBT phải nhập lại thủ công hồ sơ khai thuế vào ứng dụng nhận
hồ sơ khai thuế để có dữ liệu chuyển sang CSDL của ứng dụng phân tích rủi ro
(TPR).
Quan điểm luận án cho rằng, việc làm đầy CSDL vào những thời điểm trƣớc
khi phân tích rủi ro chỉ là các giải pháp tình thế và bị động. Về bản chất, trừ trƣờng
hợp NNT nộp hồ sơ khai thuế giấy, thì các mặc dù lỗi này xuất phát từ NNT song
các phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK) hoặc phần mềm nhận tờ khai thiếu chức năng
cảnh báo cho NNT khiến NNT khó có thể biết mình đã sai. Về giải pháp, có thể lựa
chọn cảnh báo hoặc từ chối nhận ở phần mềm nhận tờ khai khi NNT nộp hồ sơ. Tuy
nhiên, luận án đề xuất nên có sự kiểm soát đảm bảo tính tin cậy và đúng đắn của
khuôn dạng dữ liệu ngay từ khâu lập hồ sơ khai thuế trên phần mềm HTKK. Đến
khâu nộp hồ sơ khai thuế, phần mềm nhận tờ khai cũng cần bổ sung chức năng kiểm
tra tính hợp lệ của dữ liệu đầu vào và thông báo điện tử cho NNT biết. Ngay cả
trong trƣờng hợp NNT vì lý do nào đó không thể sửa chữa đƣợc lỗi thì họ vẫn có thể
nộp hồ sơ khai thuế bản giấy. Lúc này, theo quy định, dữ liệu sẽ đƣợc CBT cập nhật
khi nhận đƣợc tờ khai ngay trong kỳ nhận tờ khai thuế. Khi đó, có thể giảm thiểu
đƣợc sự thiếu hụt của CSDL, đồng nghĩa với việc CSDL đảm bảo tính đầy đủ và tin
cậy phục vụ phân tích rủi ro.
Việc lựa chọn NNT để đƣa vào diện phải thanh tra, kiểm tra hiện nay đƣợc
thực hiện trên theo trình tự hai bƣớc cơ bản: (i) Tính điểm rủi ro trên cơ sở áp dụng
bộ tiêu chí rủi ro vào CSDL đối với danh sách dữ liệu NNT đƣợc cập nhật đầy đủ;
(ii) Chọn NNT trên cơ sở tỷ lệ % số lƣợng NNT đang hoạt động tính đến thời điểm
lập kế hoạch (thông thƣờng tỷ lệ này là 20%) [105]. Phân nhóm NNT (theo quy mô
doanh thu) đƣợc thực hiện sau khi đã chấm điểm rủi ro. Ƣu điểm của cách làm này
là đơn giản trong quá trình phân tích dữ liệu và tính điểm. Song nhƣợc điểm cơ bản
140
là các tiêu chí rủi ro đƣợc áp dụng cho toàn bộ danh sách NNT không trên cơ sở
phân nhóm nên dẫn đến điểm rủi ro cao có xu hƣớng tập trung vào một số NNT mà
không đƣợc trải đều cho các nhóm quy mô hay nhóm lĩnh vực, NNKD,..
Khắc phục hạn chế này, luận án đề xuất phƣơng án thực hiện phân nhóm
NNT trƣớc, sau đó áp dụng tiêu chí nhận diện và chấm điểm rủi ro cho từng NNT
trong mỗi nhóm. Cơ sở của đề xuất này là tận dụng năng lực xử lý của phần mềm
máy tính. Luận án cho rằng, nếu thực hiện thủ công hoặc trên nên tảng tin học văn
phòng cơ bản thì nên thực hiện nhƣ hiện tại (tức là tính điểm rủi ro trƣớc, phân
nhóm sau khi đã có điểm rủi ro) vì đảm bảo tính khả thi. Còn nếu đã xây dựng đƣợc
phần mềm ứng dụng thì nên thực hiện theo phƣơng án đề xuất (tức là phân nhóm
trƣớc, sau đó tính điểm rủi ro cho từng nhóm). Các tiêu thức phân nhóm nên là,
nhƣng không giới hạn: (i) Quy mô doanh thu (phân thành 4 nhóm: Rất lớn, lớn, vừa
và nhỏ, siêu nhỏ); (ii) NNKD (gồm 22 ngành theo mã ngành kinh doanh cấp 1 của
hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ
tƣớng Chính phủ); (iii) Có giao dịch liên kết và có ƣu đãi thuế. Kết quả phƣơng án
đề xuất đảm bảo tính đại diện cho tổng thể và phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý,
điều hành.
Thứ hai, xây dựng tiêu chí và chỉ số đánh giá rủi ro
Quan điểm luận án cho rằng việc xây dựng tiêu chí và chỉ số tƣơng ứng của
mỗi tiêu chí cần tôn trọng nguyên tắc cơ bản:
Một là, số lượng tiêu chí. Một số lƣợng quá lớn (mặc dù mỗi tiêu chí đều có
một giá trị ý nghĩa nhất định) song nếu các tiêu chí này không có trọng điểm (khả
năng nhận diện cao) sẽ làm loãng ý nghĩa của nội dung rủi ro cần đánh giá. Bên cạnh
đó, gia tăng sự phức tạp và khối lƣợng tính toán; tăng chi phí do phải cần nhiều hơn
các số liệu phục vụ số lƣợng lớn các tiêu chí đó. Do vậy, giảm thiểu số lƣợng tiêu
chí mà vẫn đảm bảo khả năng nhận diện, đánh giá rủi ro thì nên tăng cƣờng tính đại
diện của tiêu chí, tức là không nên sử dụng nhiều tiêu chí để phản ánh cùng một nội
dung. Ví dụ: Đánh giá khả năng sinh lời có thể có các tiêu chí: (1) Tỷ suất lợi nhuận
gộp / Doanh thu thuần; (2) Tỷ suất lợi nhuận gộp / Giá vốn hàng bán. Khi đó, chỉ
nên xây dựng một trong hai tiêu chí trên là đủ, điều này đảm bảo giảm thiểu đƣợc số
lƣợng tiêu chí, tức là giảm độ phức tạp, khối lƣợng tính toán, mà không suy giảm
khả năng nhận diện, đánh giá rủi ro.
Hai là, xây dựng chỉ số đánh giá. Về bản chất chỉ số đánh giá đƣợc xác định
trên cơ sở một ngƣỡng đánh giá tƣơng ứng với mỗi tiêu chí rủi ro cụ thể. Tuỳ yêu
cầu quản lý mà số lƣợng chỉ số (ngƣỡng) trong mỗi tiêu chí có thể nhiều, ít khác
141
nhau. Tuy nhiên, để đơn giản mà không mất tính tổng quát, luận án đề xuất nên thiết
lập nhất quán số lƣợng chỉ số ở tất cả các tiêu chí, tức là số lƣợng chỉ số trong các
tiêu chí là nhƣ nhau. Số lƣợng các chỉ số trong một tiêu chí không nên quá bốn. Với
số lƣợng bốn chỉ số (bốn ngƣỡng) theo thứ tự tăng dần lần lƣợt là: 1,2,3,4 thì kết quả
trong mỗi chỉ tiêu đánh giá rủi ro có thể xác định năm giá trị mức độ rủi ro: Rất cao
(trên 4), Cao (trên 3 đến 4), Trung bình (trên 2 đến 3), Thấp (trên 1 đến 2), Rất thấp
(trên 0 đến 1).
Ba là, dữ liệu phục vụ cho tiêu chí đánh giá rủi ro. Phải đảm bảo tính pháp lý,
sự sẵn có. Theo đó, dữ liệu đƣợc lấy từ: Thông tin đăng ký thuế; Thông tin từ các tờ
khai thuế (GTGT, TNDN); Thông tin về tình hình thực hiện tuân thủ nghĩa vụ thuế
của NNT; Thông tin từ Báo cáo tài chính doanh nghiệp; Thông tin về kết quả thanh
tra, kết quả kiểm tra; Thông tin khác có liên quan.
Thứ ba, tính điểm rủi ro cho mỗi NNT
Kết quả đánh giá rủi ro về một NNT căn cứ theo nhiều tiêu chí rủi ro của
NNT đó. Do vậy, để tổng hợp rủi ro về NNT từ tập hợp các tiêu chí đánh giá rủi ro
với các mức rủi ro khác nhau cần có sự quy đổi về đồng nhất đơn vị đo lƣờng. Một
giải pháp cho việc này là gán điểm có trọng số cho các tiêu chí rủi ro, gồm có hai nội
dung: (i) Gán điểm cho mỗi mức độ rủi ro. Năm mức độ rủi ro là: Rất cao, Cao,
Trung bình, Thấp, Rất thấp đƣợc gán năm điểm giá trị tƣơng ứng là 5,4,3,2,1; (ii)
Gán trọng số cho mỗi tiêu chí tuỳ thuộc vai trò của tiêu chí đó. Trọng số gốc của
mỗi tiêu chí nên chọn là 1 (số một) vì đảm bảo nguyên trạng giá trị chỉ số của tiêu
chí đó. Tuỳ thuộc vai trò của tiêu chí trong hệ thống các tiêu chí mà gán trọng số cao
hơn hoặc thấp hơn trọng số gốc. Kết quả là sau khi gán điểm, mỗi NNT có một giá
trị điểm rủi ro bằng tổng các tích số của điểm rủi ro mỗi tiêu chí với trọng số của
từng tiêu chí.
Thứ tư, xây dựng hệ thống tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành
Tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành là mốc cơ sở quan trọng, cho phép CQT
có đƣợc điểm so sánh gốc. Mặc dù điều kiện thực tế kinh doanh của mỗi NNT là có
những khác biệt song nếu sau khi loại trừ những khác biệt trọng yếu đó thì về
nguyên tắc tỷ suất lợi nhuận của một NNT cụ thể sẽ xoay quanh và không cách xa
giá trị tỷ suất lợi nhuận bình quân của NNKD (NNKD) mà NNT đó thực hiện. Khác
biệt trọng yếu đƣợc hiểu là khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu có ảnh hƣởng quan
trọng hoặc đáng kể đến suất lợi nhuận. Thông thƣờng, thông tin, dữ liệu có ảnh
hƣởng đến tỷ suất lợi nhuận gồm: đặc tính, chất lƣợng, thƣơng hiệu, quy mô giao
dịch, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán,..[115]. Giao dịch giữa các NNT có
142
quan hệ liên kết không đảm bảo tính tin cậy để tham gia xác định tỷ suất lợi nhuận
bình quân.
Nhƣ vậy, việc xây dựng tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành cần đảm bảo hai
điều kiện cơ bản, đó là: (i) NNKD của các NNT phải đƣợc áp đúng mã quy định,
phù hợp với thực tế kinh doanh; (ii) Tỷ suất lợi nhuận bình quân đƣợc xác định trên
cơ sở tập hợp các tỷ suất lợi nhuận của các NNT không có giao dịch liên kết.
4.3.4.2. Áp dụng quản lý tuân thủ trong quản lý thuế
Thứ nhất, thể chế hoá quản lý tuân thủ trong quản lý thuế
Cần thể chế hoá bằng pháp luật việc áp dụng phƣơng pháp quản lý tuân thủ
trong quản lý thuế. Theo đó, CQT có cơ sở pháp lý và có trách nhiệm minh bạch hơn
trong áp dụng các ứng xử về quản lý thuế đối với NNT. Đồng thời, việc thể chế hoá
cũng tác động trực tiếp đến ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Nó yêu cầu
NNT cần có sự quan tâm tƣơng xứng với nghĩa vụ thuế của mình để có đƣợc những
ứng xử phù hợp từ phía CQT theo luật định. NNT sẽ nhận thức đƣợc làm thế nào để
mình thuộc luồng xanh; hay tại sao mình lại thuộc luồng vàng hoặc luồng đỏ trong
sự đánh giá về mức độ rủi ro về thuế từ CQT. Và NNT có thể tự nhận biết, tự đánh
giá các hành vi tuân thủ thuế của mình sẽ dẫn tới CQT áp dụng các biện pháp ứng
xử nhƣ thế nào (theo mô hình tuân thủ). Khi đó, CQT buộc phải minh bạch hơn,
chuẩn mực hơn trong ứng xử với NNT trên cơ sở hành vi tuân thủ thuế của NNT
chứ không phải là yếu tố gì khác (ví dụ nhƣ mối quan hệ xã hội, sự yêu ghét cá
nhân,..). Đặc biệt, sẽ giảm thiểu đƣợc những suy luận khá phổ biến từ NNT về cái
gọi là “sự bí ẩn” trong xử sự của CQT đối với những NNT khác nhau.
Nội dung quản lý tuân thủ đƣợc xác lập trên nền tảng quản lý rủi ro. Thực
vậy, các kỹ thuật quản lý rủi ro nhƣ: thiết lập bộ tiêu chí đánh giá rủi ro, chấm điểm
rủi ro, xếp hạng rủi ro,.. để cung cấp thông tin và tìm ra nguy cơ không tuân thủ
pháp luật thuế của NNT. Các thủ tục đo lƣờng tuân thủ và đánh giá tuân thủ pháp
luật thuế đƣợc thực hiện làm cơ sở cho quản lý tuân thủ trong quản lý thuế. Đo
lƣờng tuân thủ là việc phân tích thông tin theo các chỉ số để xác định mức độ tuân
thủ; đánh giá tuân thủ là việc phân loại mức độ tuân thủ phát luật thuế của NNT trên
cơ sở thu thập, phân tích, xác minh, đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và
chấp hành pháp luật thuế của NNT với các chỉ số của từng tiêu chí đo lƣờng tuân thủ
[105]. Kết quả đánh giá tuân thủ đƣợc phân thành các nhóm sắp xếp theo mức độ
tuân thủ. Mức độ tuân thủ có thể đƣợc chia thành 3 nhóm, gồm: Mức độ tuân thủ tốt,
Mức độ tuân thủ trung bình, Mức độ tuân thủ thấp. Nội dung chính trong đánh giá
tuân thủ pháp luật thuế bao gồm: Thu thập thông tin về NNT; Xây dựng tiêu chí đo
143
lƣờng, tiêu chí đánh giá tuân thủ theo mức độ tuân thủ, phù hợp yêu cầu quản lý
thuế; Phân tích thông tin NNT theo các tiêu chí đo lƣờng mức độ tuân thủ; Phân
loại, lập danh sách NNT theo mức độ tuân thủ trên cở sở các tiêu chí đánh giá tuân
thủ; Áp dụng các chính sách, chế độ quản lý đối với NNT theo mức độ tuân thủ; Tổ
chức đánh giá hiệu quả quản lý; tiếp nhận các phản hồi nhằm cải tiến, nâng cao chất
lƣợng quản lý tuân thủ.
Thứ hai, xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số đánh giá tuân thủ
Tiêu chí và chỉ số đánh giá tuân thủ tập trung vào xem xét lịch sử chấp hành
pháp luật thuế nhƣ: trong khoảng thời gian đánh giá (thƣờng là khoảng thời gian liên
tục kể từ thời điểm đánh giá trở về trƣớc), NNT có khai đầy đủ, đúng hạn hồ sơ khai
thuế không; bị phạt về thuế (nếu có) ở mức độ nào;.. Luận án cho rằng, về nguyên
tắc việc xây dựng tiêu chí, chỉ số đánh giá tuân thủ cũng tƣơng tự xây dựng tiêu chí,
chỉ số đánh giá. Việc này chỉ khác về nội dung tiêu chí, cụ thể là không phân tích
các chỉ tiêu tài chính của NNT là nhƣ trong tiêu chí đánh giá rủi ro.
Thứ ba, xây dựng chương trình ứng xử phù hợp với từng nhóm NNT theo mức
độ tuân thủ
Bản chất của quản lý tuân thủ là CQT áp dụng các chiến lƣợc quản lý phù
hợp với mỗi nhóm NNT theo mức độ tuân thủ. Mục tiêu tối thƣợng là thúc đẩy sự
tuân thủ tự nguyện của NNT. Do vậy, luận án cho rằng các chƣơng trình ứng xử
tuân thủ ngoài việc thiết kế để ngăn chặn, giảm thiểu những NNT tuân thủ thấp thì
cần có những nội dung định hƣớng hành vi NNT quay về các nhóm có mức tuân thủ
cao hơn.
Tóm lại, luận án cho rằng áp dụng quản lý tuân thủ trong quản thuế là
phƣơng pháp quản lý tổng thể, phát huy đƣợc những ƣu điểm của quản lý rủi ro do
lấy quản lý rủi ro làm nền tảng. Đồng thời khắc phục đƣợc các hạn chế của quản lý
rủi ro là quan tâm nhiều vào các yếu tố rủi ro mà ít hƣớng tới các ứng xử hỗ trợ,
khuyến khích đối với nhóm NNT có ý thức tuân thủ tốt.
4.4. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CẦN THIẾT
4.4.1. Ứng dụng sâu, rộng công nghệ thông tin trong quản lý thuế
Với sự gia tăng nhanh của số lƣợng doanh nghiệp trong năm 2016, và mục
tiêu đến năm 2020 cả nƣớc có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động [114]. Khảo sát
tỷ lệ số lƣợng doanh nghiệp trên số dân của một số quốc gia cho thấy tỷ lệ này khá
cao ở các nƣớc (Mỹ 3,1%, Đài Loan 8,6%, Thái Lan 5,0%, Isarel 5,6%, Nhật 2,0%)
[26, tr.21]. Các thông số trên cho thấy trong tƣơng lai gần (năm 2025 hoặc 2030) số
144
lƣợng doanh nghiệp của Việt Nam có thể ở mức 2 triệu (tỷ lệ 2% tính trên tổng số
dân giả định ở mức 100 triệu dân).
Số lƣợng doanh nghiệp lớn, các giao dịch kinh tế phát triển làm gia tăng bội
số các yêu cầu quản lý thuế. Cùng với đó, mô hình quản lý thuế của Việt Nam có xu
hƣớng chuyển đổi dần sang mô hình hỗn hợp là quản lý theo chức năng kết hợp với
quản lý theo đối tƣợng trên cơ sở áp dụng quản lý tuân thủ. Theo đó, để đo lƣờng,
đánh giá đƣợc rủi ro của đối tƣợng quản lý làm cơ sở cho việc phân nhóm NNT,
phân loại nội dung rủi ro để áp dụng những biện pháp quản lý phù hợp theo mô hình
tuân thủ thuế,.. cần thiết phải ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho quá trình thu thập thông
tin, xử lý và phân tích thông tin [108, tr.69]. Nhƣ vậy, ứng dụng CNTT không
những là tất yếu mà còn đòi hỏi ở mức độ sâu, rộng. Mức độ rộng ở đây đƣợc hiểu
là ứng dụng rộng khắp nhất có thể ở tất cả các nội dung, của quản lý thuế; ứng dụng
sâu thể hiện mức độ ứng dụng CNTT vào từng nội dung quản lý thuế. Trên tinh thần
này, luận án đề xuất ứng dụng CNNT trong quản lý thuế gồm các nội dung chính:
Thứ nhất, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ NNT
CQT cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho NNT. Dịch vụ công
trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nƣớc
đƣợc cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trƣờng mạng. Có 4 mức độ cung
cấp dịch vụ công trực tuyến: (i) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ bảo
đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về TTHC và các văn bản có liên quan quy định
về TTHC; (ii) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ
1 và cho phép ngƣời sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ
theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện đƣợc gửi trực tiếp hoặc qua đƣờng bƣu điện
đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; (iii) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là
dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép ngƣời sử dụng điền và gửi trực tuyến
các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá
trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ đƣợc thực hiện trên môi trƣờng mạng. Việc
thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả đƣợc thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ
chức cung cấp dịch vụ; (iv) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3 và cho phép ngƣời sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) đƣợc thực
hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể đƣợc thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc
qua đƣờng bƣu điện đến ngƣời sử dụng [112]. Các TTHC thuế cần tập trung cung
cấp và nâng cao chất lƣợng dịch vụ gồm: Hỗ trợ khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử,
hoàn thuế điện tử, hoá đơn điện tử.
145
Thứ hai, ứng dụng CNTT phục vụ các nội dung quản lý chuyên ngành thuế
Với số lƣợng dự kiến trƣớc mắt (năm 2020) là 1 triệu doanh nghiệp, dự kiến
tƣơng lai (năm 2030) có thể là 2 triệu doanh nghiệp sẽ làm phát sinh khối lƣợng
khổng lồ các thông tin về thuế và liên quan đến NNT cần quản lý. Nhƣ phân tích ở
Chƣơng 3, từ năm 2015, Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) đã đƣợc triển khai
vận hành, đây là một bƣớc tiến lớn trong ứng dụng CNTT khi mà TMS thay thế cho
16 ứng dụng rời rạc trƣớc đây. Tuy nhiên, do mới ở giai đoạn đầu nên TMS hiện tại
mới cho phép quản lý thông tin thuế ở mức đơn giản nhƣ tra cứu và hỗ trợ lập các
báo cáo quản lý thuế mà cấu trúc đƣợc xác định trƣớc (là hệ thống các báo cáo thuế
theo mẫu quy định của ngành). Chức năng báo cáo động tuy đã đƣợc hỗ trợ song
mới cho phép thực hiện trên một vài mục thông tin và ở mức giới hạn một số trƣờng
thông tin định sẵn mà không phải là tuỳ biến trên tập hợp các trƣờng thông tin đầu
vào từ hồ sơ khai thuế của NNT. Thực tế chức năng gọi là báo cáo động của TMS
hiện nay về cơ bản có thể nói là mới dừng ở mức sắp xếp trình tự các trƣờng thông
tin và khuôn dạng dữ liệu đầu ra (cho phép có cộng tổng theo từng nhóm tiêu chí)
mà chƣa cho phép khai thác thông tin theo đúng tên gọi “báo cáo động” của nó.
Theo đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế với khối lƣợng dữ liệu lớn, luận án
cho rằng TMS cần đƣợc nâng cấp đáp ứng yêu cầu phân tích dữ liệu thông minh (BI:
Business Intelligence). BI đƣợc hiểu là qui trình và công nghệ cho phép tổ chức sử
dụng nó để kiểm soát khối lƣợng dữ liệu khổng lồ, khai phá tri thức từ dữ liệu của tổ
chức giúp ngƣời sử dụng dễ dàng hơn để hiểu biết về quá khứ, đánh giá hiện tại và
dự đoán tƣơng lai [142]. Mục đích của BI là hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định tốt
hơn. Vì vậy, BI còn đƣợc gọi là hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support
System-DSS). Các chuyên gia về CNTT nhận định rằng, mặc dù đƣợc gọi là
Business Intelligence (BI) nhƣng khái niệm và các kỹ thuật của BI hoàn toàn có thể
triển khai ứng dụng ở hầu hết các tổ chức kinh tế xã hội nhƣ: chính phủ, giáo dục,
chăm sóc sức khỏe,.. [142]. Luận án đồng thuận với nhận định này, bởi lẽ, về bản
chất thì BI là công cụ, là chức năng của ứng dụng. Về nguyên tắc, BI không phụ
thuộc đặc tả của dữ liệu đầu vào. Sở dĩ tên gọi Business Intelligence đƣợc cho rằng
là sự tôn trọng lịch sử khi BI đƣợc đề xuất từ nghiên cứu của IBM; và hơn nữa, tên
gọi BI này đã quen thuộc với mọi ngƣời nhƣ một sự thừa nhận mà sự quan tâm là ở
khả năng ứng dụng của nó chứ không đơn thuần là tên gọi.
Trong quản lý thuế, BI là một chức năng chính trong hệ thống phần mềm ứng
dụng quản lý thuế của nhiều nƣớc OECD (Mỹ, Nhật,..); và cả Philippines cũng đã và
đang sử dụng [41]. Nhƣ vậy, trong nội dung cải cách ứng dụng CNTT phục vụ các
nội dung quản lý chuyên ngành thuế, Luận án cho rằng, các chức năng chính nhằm
146
phục vụ điều hành quản lý thuế trong tƣơng lai gần cần đƣợc bổ sung và hoàn thiện
và TMS nhƣ: (i) Báo cáo động; (ii) Dự báo; (iii) Hỗ trợ ra quyết định.
Ngoài ra, cần có chiến lƣợc xây dựng kho dữ liệu (Data Warehouse) làm cơ
sở dữ liệu đầu vào cho các chức năng phân tích dữ liệu thông minh BI. Luận án
muốn nhấn mạnh rằng, kho dữ liệu ở đây không phải là thuần tuý là một máy chủ có
dung lƣợng lƣu trữ lớn để lƣu dữ liệu theo cách hiểu thông thƣờng. Theo nghĩa rộng,
kho dữ liệu ngoài nói đến là nơi lƣu trữ lƣợng dữ liệu lớn thì nó còn bao gồm cả các
công cụ thông minh, các công cụ để rút trích, biến đổi và nạp dữ liệu vào kho [150].
Cùng với đó, ứng dụng công nghệ ảo hoá máy chủ, máy trạm nhằm khai thác hiệu
quả hơn tài nguyên hệ thống.
4.4.2. Cải thiện mức độ hài lòng của NNT trong thực hiện thủ tục hành chính
thuế nhằm thúc đẩy tính tuân thủ tự nguyện
Nhƣ đã phân tích ở mục 3.3 của Chƣơng 3, mức độ hài lòng của NNT đối với
dịch vụ hỗ trợ NNT do CQT cung cấp sẽ tác động đến sự tự nguyện tuân thủ pháp
luật thuế của NNT. Đây là một thách thức đối với CQT. Trên cơ sở kết luận ở mục
3.3.7 rút ra từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát, nhằm cải thiện hơn nữa sự hài lòng của
NNT trong thực hiện TTHC thuế, CQT cần để ý một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, NNT quan tâm nhiều đến thông tin do CQT thuế cung cấp. Sự đáp
ứng thông tin cần thể hiện ở tính kịp thời, chất lƣợng nội dung thông tin. Sự đa dạng
về phƣơng thức cung cấp thông tin nhƣ qua trang thông tin điện tử; truyền hình,
truyền thanh; tổ chức tập huấn; phát hành ấn phẩm, tờ rơi. Đồng thời, việc niêm yết
công khai TTHC thuế tại bộ phận một cửa của CQT cần có sự phân loại TTHC thuế
nhiều chiều nhƣ: (i) Theo nội dung quản lý thuế: Đăng ký thuế, Khai thuế, Thanh
tra, kiểm tra thuế, Giải quyết nợ thuế; Hoá đơn chứng từ; Giải quyết khiếu nại; (ii)
Theo sắc thuế: GTGT; TNDN; TNCN; TTĐB,..
Thứ hai, sự công bằng, dân chủ trong giải quyết TTHC thuế là yếu tố quan
trọng. NNT cảm thấy hài lòng khi quá trình giải quyết TTHC thuế của mình đƣợc
CQT ứng xử dân chủ, công bằng. Công bằng, dân chủ cần đƣợc hiểu ở hai khía cạnh
cơ bản: Một là, giữa hồ sơ thuế của NNT đối với quy định của pháp luật về quản lý
thuế. Hai là, giữa hồ sơ thuế của những NNT với nhau (nếu không có sự khác biệt
lớn về nội dung của hồ sơ). Theo đó, CQT cần giải quyết TTHC thuế đối với hồ sơ
thuế của NNT trên cơ sở tôn trọng tính dân chủ và công bằng. Ở khí cạnh thứ nhất,
CQT cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của NNT, sẵn sàng hỗ trợ NNT theo quy định
của pháp luật quản lý thuế. Tƣ tƣởng này xuất phát từ nhận thức NNT thƣờng không
có điều kiện có đầy đủ thông tin và kinh nghiệm trong thực hiện TTHC thuế. Ở khía
147
cạnh thứ hai, NNT thƣờng có xu hƣớng so sánh ứng xử của CQT trong giải quyết hồ
sơ thuế của mình với NNT khác. CQT giải quyết nhất quán, không thiên vị giữa các
NNT sẽ dần tạo dựng sự tin cậy và gia tăng động lực hợp tác từ phía NNT.
Ngƣợc lại, ở cả hai khía cạnh về sự công bằng, dân chủ, nếu CQT có sự thiên
vị, thiếu minh bạch, thiếu khách quan; không tôn trọng sự công bằng, không sẵn
sàng hỗ trợ NNT sẽ rất dễ dẫn đến tâm lý hoài nghi và suy giảm niềm tin vào CQT.
Từ đó dần xuất hiện các nguy cơ phản kháng, bất hợp tác từ NNT.
Thứ ba, trong phạm vi mẫu nghiên cứu của luận án, yếu tố STC và NLPV
cũng có tầm quan trọng nhất định, mặc dù mức độ tác động trực tiếp của chúng đến
mức độ hài lòng của NNT thấp hơn yếu tố DUTT và SBDC. Luận án cho rằng điều
này là khá phù hợp. Bởi lẽ, NNT thƣờng có xu hƣớng nhận định sự việc qua những
biểu hiện cụ thể của quá trình giải quyết hồ sơ của CQT. Năng lực phục vụ của cán
bộ thuế và Sự tin cậy là những yếu tố định tính sâu sắc mà NNT không dễ cảm nhận
đƣợc. Tuy nhiên, NLPV và STC là cơ sở của nhận thức nên chắc chắn rằng đó là
những yếu tố đáng đƣợc quan tâm [52, tr.17].
Tóm lại, nhận biết các yếu tố ảnh hƣởng và mức độ tác động của chúng đến
sự hài lòng của NNT trong thực hiện TTHC thuế giúp CQT có đƣợc những điều
chỉnh phù hợp, ứng xử hiệu quả trong việc hỗ trợ NNT chấp hành pháp luật thuế,
góp phần nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT trong thực hiện TTHC thuế.
4.4.3. Đẩy mạnh áp dụng hoá đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế
Sử dụng hoá đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế là xu hƣớng phổ
biến và gia tăng nhanh ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây. Kết thúc giai
đoạn thí điểm, các điểm hạn chế, tồn tại cần tập trung khắc phục sớm và mở rộng
triển khai với số lƣợng lớn hơn các doanh nghiệp tham gia. Luận án cho rằng, để đáp
ứng việc này thì một trong những giải pháp căn bản cần quan tâm là cải cách trong
khâu xác thực hoá đơn. Bởi lẽ, hiện nay việc xác thực hoá đơn đƣợc thực hiện bởi
thiết vị cấp mã xác thực theo hai mô hình lựa chọn: (i) tập trung tại Tổng cục thuế;
hoặc (ii) thiết bị cấp mã xác thực đặi tại doanh nghiệp [101]. Với mô hình đặt tập
trung tại Tổng cục thuế có hạn chế về thời gian chờ xác thực bị kéo dài, không đảm
bảo tính kịp thời, ảnh hƣởng đến hoạt động của NNT trong trƣờng hợp nhiều NNT
cùng phát hành hoá đơn, hoặc NNT phát hành hoá đơn liên tục với số lƣợng lớn.
Còn với mô hình thiết bị cấp mã xác thực đặi tại doanh nghiệp thì NNT phải trả tiền
mua thiết bị này, và đặc biệt là mã xác thực đƣợc tạo từ thiết bị phải đảm bảo đồng
bộ đƣợc với hệ thống của CQT, tức là khi chuẩn đầu vào dữ liệu xác thực của CQT
có thay đổi (do nâng cấp công nghệ, do yêu cầu quản lý,..) thì NNT phải thay thế
148
thiết bị mới hoặc chí ít là trả thêm chi phí để nhà sản xuất để nâng cấp thiết bị. Đây
là một trở ngại mà NNT hiện nay chƣa mặn mà với hoá đơn điện tử xác thực.
Theo đó, thay vì sử dụng thiết bị xác thực vật lý nhƣ hiện nay thì nên nghiên
cứu theo hƣớng phát triển ứng dụng phần mềm cho phép tạo mã xác thực. Theo đó,
mã xác thực này thuộc kiểu OTP (One Time Password), là dạng mật khẩu sử dụng
một lần do hệ thống tạo mã xác thực gửi đến NNT qua thiết bị điện tử có kết nối
mạng internet nhƣ máy tính điện tử, điện thoại di động. NNT sử dụng kết hợp với
mật khẩu chính thức để thực hiện xác thực việc phát hành hoá đơn điện tử. Thực tế,
OTP hiện đƣợc ứng dụng nhiều trong các giao dịch thanh toán ngân hàng điện tử.
Thời gian đáp ứng của mã xác thực kiểu OTP rất nhanh, thƣờng chỉ vài giây sau khi
sử dụng có yêu cầu giao dịch thì đã nhận đƣợc mã xác thực từ hệ thống để tiếp tục
hoàn thành giao dịch.
4.4.4. Phát triển dịch vụ thuế, đặc biệt là dịch vụ thuế tƣ
Dịch vụ thuế bao gồm cả dịch vụ thuế công và dịch vụ thuế tƣ có vai trò giúp
nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Điều này thể hiện ở
các khía cạnh: (i) Tuyên truyền pháp luật thuế giúp NNT biết đƣợc sự hiện hữu của
pháp luật thuế; (ii) Tập huấn, đào tạo, bồi dƣỡng về pháp luật thuế giúp NNT có thể
hiểu đúng về thuế và các quy định của pháp luật thuế; (iii) Hỗ trợ NNT thông qua
các hƣớng dẫn cơ bản về thuế giúp NNT có thể làm đúng quy định; (iv) Tƣ vấn về
thuế nhằm giúp NNT giải quyết các vƣớng mắc, các nghiệp vụ tính thuế phức tạp;
(v) Đại lý thuế giúp NNT chủ động hơn trong chấp hành pháp luật thuế thông qua
việc thay mặt NNT thực hiện các thủ tục về thuế [96]. Theo đó, NNT sử dụng dịch
vụ đại lý thuế mà không nhất thiết phải tự xác định nghĩa vụ thuế với rất nhiều nội
dung mang tính kỹ thuật chuyên ngành mà không phải NNT nào cũng có đủ thông
tin, đủ chuyên môn, kinh nghiệm để làm tốt yêu cầu này.
Luận án cho rằng dịch vụ thuế tƣ thể hiện có vai trò đồng thời đối với cả
CQT và NNT: (i) Về phía CQT, dịch vụ thuế tƣ (đại diện là các đại lý thuế) góp
phần làm giảm chi phí và thời gian cho việc hƣớng dẫn NNT khai, nộp thuế do một
bộ phận NNT (đặc biệt là nhóm NNT mới thành lập, DN có quy mô nhỏ,..) đƣợc đại
lý thuế thay mặt thực hiện nên các sai sót đƣợc giảm thiểu. Từ đó, chi phí quản lý
thuế của CQT ở các khâu sau khai thuế, nộp thuế nhƣ xử lý miễn, giảm, hoàn thuế
cũng đƣợc giảm thiểu. Ngoài ra, các đại lý thuế có vai trò phản biện chính sách tốt
hơn nhiều so với từng NNT riêng lẻ. Bởi lẽ, đại lý thuế là tổ chức chuyên nghiệp
thực hiện dịch vụ làm thủ tục về thuế cho nhiều NNT khác nhau nên có cơ hội tiếp
cận, hiểu, và xử lý các vƣớng mắc thực tế phát sinh; (ii) Về phía NNT, dịch vụ thuế
149
tƣ có thể thay mặt NNT thực hiện các thủ tục thuế, tƣ vấn thuế,.. việc mà dịch vụ
thuế công không đƣợc phép thực hiện. Cùng với đó, dịch vụ thuế (cả công và tƣ) đều
giúp NNT giảm chi phí tuân thủ, gồm cả chi phí chính thức và chi phí không chính
thức (chi phí ngầm).
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp NNT tuân thủ pháp luật thuế thì phát triển
dịch vụ thuế là một trong những giải pháp tốt. Dịch vụ thuế công và dịch vụ thuế tƣ
đều có những điểm mạnh, những lợi thế có đƣợc từ vị trí, vai trò riêng có của mỗi
loại. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để nhận xét về tính ƣu việt cũng nhƣ hạn chế
của mỗi loại dịch vụ thuế để từ đó góp phần định hƣớng phát triển dịch vụ thuế. Tuy
nhiên, luận án cho rằng tiếp cận phát triển dịch vụ thuế xem xét từ giác độ lợi ích
của NNT thông qua việc sử dụng dịch vụ thuế trong quá trình chấp hành pháp luật
thuế là một cách tiếp cận tốt. Trên quan điểm này, Luận án cho rằng cần thiết phát
triển song song dịch vụ thuế tƣ và dịch vụ thuế công, bởi lẽ mỗi loại dịch vụ mang
lại những lợi ích khó có thể thay thế, loại trừ nhau, thật vậy:
Thứ nhất, dịch vụ thuế công có ưu điểm cơ bản là NNT không phải trả phí khi
sử dụng dịch vụ. Dịch vụ thuế công phù hợp với phần đông những NNT không có
những giao dịch phức tạp làm phát sinh những rủi ro trong tuân thủ pháp luật thuế.
Những NNT có hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ, giao dịch kinh doanh đơn giản là
mua, bán hàng hoá, dịch vụ thông thƣờng. Về bản chất, dịch vụ thuế công là một
nhiệm vụ của CQT. Đặc biệt, trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế thì dịch vụ thuế công
đƣợc coi là một chức năng của quản lý thuế với hai nhóm nhiệm vụ chính là tuyên
truyền và dịch vụ hỗ trợ NNT. Dịch vụ thuế công thể hiện trách nhiệm của CQT
trong việc tạo điều kiện thuận lợi để NNT có thể tự thực hiện đƣợc nghĩa vụ thuế
của mình. Tuyên tuyền để NNT biết đƣợc những quy định cơ bản của pháp luật về
thuế đồng thời nâng cao nhận thức chung của xã hội về pháp luật thuế. Hỗ trợ nhằm
giúp NNT thuận lợi, dễ dàng hơn trong thực hiện các TTHC thuế thông qua các
phần mềm hỗ trợ NNT trong khai thuế, nộp thuế, tra cứu thông tin về pháp luật thuế,
các thông tin cảnh báo nhƣ hoá đơn không còn giá trị sử dụng, NNT bỏ kinh doanh
bất hợp pháp,.. Tuy nhiên, hạn chế của dịch vụ thuế công là chỉ cung cấp những điều
kiện cơ bản, những hỗ trợ cơ bản để NNT có thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ thuế của
mình. NNT không thể tìm thấy các dịch vụ về kế hoạch thuế, kế toán thuế, lập hồ sơ
khai thuế,.. từ dịch vụ công vì đơn giản là dịch vụ công không cung cấp các dịch vụ
này. Bởi nếu có thì chẳng khác nào CQT vừa thổi còi, vừa đá bóng. Hơn nữa, NNT
không có quyền lựa chọn CQT cung cấp dịch vụ công, trừ phi NNT thay đổi địa chỉ
trụ sở làm thay đổi CQT quản lý trực tiếp.
150
Thứ hai, dịch vụ thuế tư với đa dạng và phong phú các hình thức dịch vụ hỗ
trợ NNT. Nhƣ một sự đối nghịch, dịch vụ thuế tƣ có thể làm thoả mãn hầu nhƣ mọi
yêu cầu của khách hàng là những NNT. Tất nhiên, về nguyên tắc, mọi dịch vụ thuế
cung cấp đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật; những yêu cầu dịch vụ
không phù hợp quy định pháp luật sẽ không đƣợc đáp ứng. Nhà cung cấp dịch vụ
thuế tƣ sẵn sàng phục vụ NNT với những yêu cầu khắt khe nhất, phức tạp nhất và
thậm chí là nhạy cảm nhất nhƣ dịch vụ tƣ vấn lập kế hoạch thuế, dịch vụ kế toán
thuế,.. miễn là trong khuôn khổ pháp luật. Đồng thời, khách hàng là NNT có cơ hội
và có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuế phù hợp với mong muốn của mình.
Thậm chí hoàn toàn có thể thay đổi nhà cung cấp dịch vụ thuế trong quá trình thực
hiện nếu muốn. Tất cả những yêu cầu này chỉ phụ thuộc vào chi phí mà NNT sẵn
sàng trả cho dịch vụ đó.
Dễ thấy rằng, dịch vụ thuế tƣ phù hợp với mọi NNT. Từ những dịch vụ đơn
giản nhất nhƣ nộp hồ sơ khai thuế đến những dịch vụ cao cấp nhƣ tƣ vấn lập kế
hoạch thuế, thiết lập hồ sơ giá thị trƣờng, khai thuế đối với các giao dịch liên kết,..
đều sẵn có ở dịch vụ thuế tƣ với những mức phí tƣơng ứng với mỗi loại dịch vụ.
Từ phân tích trên, tác giả cho rằng, về chiến lƣợc nên phát triển dịch vụ thuế
tƣ, đồng thời cần nâng cao chất lƣợng dịch vụ thuế công. Cụ thể:
- Đối với dịch vụ thuế công:
+ Xây dựng đa dạng nội dung tuyên truyền, hỗ trợ trên cơ sở phân nhóm
NNT theo quy mô kinh doanh, theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh,..
+ Đa dạng các hình thức tuyên truyền pháp luật thuế: Tập huấn chuyên đề;
đăng tải trên trang thông tin điện tử; tuyền hình, truyền thanh phổ biến pháp luật
thuế; giáo dục pháp luật thuế trong trƣờng học phổ thông các cấp,..
+ Thiết lập các chƣơng trình hỗ trợ chuyên sâu đối với những NNT thuộc các
nhóm tuân thủ trên nền tảng quản lý tuân thủ.
+ Nâng cấp, hoàn thiện phần mềm hỗ trợ khai thuế; các ứng dụng khai thuế,
nộp thuế trực tuyến: (i) Bổ sung các tiện ích ngƣời sử dụng: Tiện ích tìm kiếm hồ sơ
khai thuế; Tiện ích thống kê số thuế đã kê khai, đã nộp,..; (ii) Nâng cấp tính tin cậy
của phần mềm (cho phép dễ dàng nâng cấp phiên bản phần mềm hỗ trợ khai thuế mà
không làm mất dữ liệu đã cập nhật trƣớc đó);
+ Sớm ban hành Thông tƣ số hƣớng dẫn thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, trả
kết quả giải quyết TTHC thuế qua dịch vụ bƣu chính công ích (trên cơ sở quy định
151
của Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 19/10/2016 về tiếp nhận hồ sơ trả kết quả
giải quyết TTHC qua dịch vụ bƣu chính công ích).
- Đối với dịch vụ thuế tƣ: Đẩy mạnh hơn nữa các chƣơng trình phát triển đại
lý thuế trên cơ sở bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về dịch vụ làm thủ tục
về thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi, rõ ràng về môi trƣờng pháp lý cho hoạt động
tƣ vấn thuế.
4.5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CHƢA NGHIÊN CỨU
Nhƣ đã đề cập ở mục phạm vi nghiên cứ trong phần mở đầu, luận án tập
trung nghiên cứu về quản lý thuế mà không bao gồm các nội dung về cải cách chính
sách thuế. Vẫn biết rằng, cải cách thuế phải đƣợc tiến hành đồng thời của cải cách về
chính sách thuế và cải cách về quản lý thuế. Điều này cũng tƣơng tự “không thể vỗ
tay bằng một bàn tay”, điều mà nhà kinh tế học P.A. Samuelson đã ví trong lý thuyết
về kinh tế thị trƣờng. Chính sách thuế tốt kết hợp với quản lý thuế tốt sẽ có nhiều cơ
hội tạo ra những kết quả mong muốn. Nếu nhƣ chính thuế tốt mà quản lý thuế không
tốt hoặc ngƣợc lại; hay cả hai đều không tốt thì rất hiếm có khả năng có đƣợc kết
quả tốt, thậm chí có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.
Tuy nhiên, phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận án; hơn nữa, chính sách
thuế thời gian qua và hiện tại có thể nói đã có đƣợc sự khá phù hợp với thực tiễn
KT-XH hiện nay và khoảng thập niên tiếp theo. Thật vậy, qua hai cuộc cải cách lớn
đã tái cấu trúc hệ thống thuế trong nền kinh tế chỉ huy tập trung và hình thành các
loại thuế mới nhƣ thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN. Cải cách thay đổi cơ cấu hệ
thống thuế đã giúp giảm sự lệ thuộc vào thu từ dầu thô và thuế nhập khẩu; tỷ trọng
thu từ chuyển từ khu vực kinh tế nhà nƣớc sang khu vực kinh tế tƣ nhân [22, tr.18].
Trong đó, thuế GTGT đƣợc đánh giá là có năng suất cao, đạt mức xấp xỉ 0,6 - cao
hơn mức trung bình của của các nƣớc công nghiệp. Năng suất thu thuế đƣợc định
nghĩa là tỷ lệ giữa số điểm phần trăm GDP trong tổng thu chia cho số điểm phần
trăm thuế suất cơ bản [22, tr.19]. Về tỷ lệ động viên từ thuế tính trên GDP, giai đoạn
2011-2015, là khoảng 20,9% [146].
Bên cạnh đó, các cải cách về thuế suất cũng đã theo sát chủ trƣơng thu hút
đầu tƣ, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế vĩ mô. Thật vậy, thuế suất thuế TNDN
giai đoạn 1999-2009 đã giảm từ 32% ở năm 1999 xuống 28% từ năm 2004, và giảm
tiếp còn 25% từ 2009. Thời kỳ tiếp theo, từ năm 2014 thuế suất là 22%, và đến năm
2016 giảm còn 20%. So với mức bình quân chung của 83 nƣớc trên thế giới là 27%;
so với một số nƣớc trong khu vực có mức thuế suất phổ thông 30% nhƣ Philipines,
Thái Lan; Trung Quốc 25%, Malaysia 25% thì mức thuế suất phổ thông của Việt
152
Nam vẫn đƣợc đánh giá là thấp. Về thuế GTGT, hiện nay mức thuế suất phổ thông ở
Việt Nam là 10% (cùng với mức thuế suất 5% đƣợc áp dụng cho nhiều loại hàng
hoá, dịch vụ). Theo thống kê về thuế suất thuế GTGT của 112 nƣớc trên thế giới, thì
có 88 nƣớc có mức thuế suất từ 12% đến 25%, trong đó 56 nƣớc có mức thuế suất từ
17% đến 25%, còn lại 24 nƣớc phổ biến ở mức 10%. Các nƣớc xung quanh Việt
Nam nhƣ Lào, Philippines, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế suất phổ biến là
10%; Trung Quốc là 17% và mức ƣu đãi là 13%. Có thể nói những cải cách về chính
sách thuế trong thập niên gần đây đã góp phần tích cực thực hiện chính sách phân bổ
nguồn lực theo hƣớng đảm bảo tăng trƣởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã
hội; đảm bảo nguồn thu, ổn định NSNN [146].
Qua nội dung trên, luận án cho rằng trong bối cảnh chính sách thuế đã có
những thành tựu nhƣ trên, khá phù hợp với tình hình hiện tại và khoảng thập niên
tiếp theo thì việc tập trung nghiên cứu về cải cách quản lý thuế ở Việt Nam giai đoạn
2017-2020, tầm nhìn đến 2030 không coi là khập khiễng khi tập trung đến cải cách
quản lý thuế.
Sau cùng, luận án muốn nhấn mạnh rằng, hạn chế cơ bản của đề tài là chƣa
nghiên cứu cải cách quản lý thuế đặt trong sự tác động tƣơng hỗ với cải cách chính
sách thuế. Tác giả cho rằng đây là một chủ đề nghiên cứu lớn là phức tạp, có thể là
gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo.
153
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lý luận và thực tế cải cách quản lý thuế ở Việt Nam, luận án
rút ra một số kết luận cơ bản sau:
Một là, quản lý thuế là vấn đề rộng và phức tạp, có nhiều yếu tố chi phối đến
hoạt động quản lý thuế: Thể chế chính trị, văn hoá, điều kiện KT-XH của từng quốc
gia, từng thời kỳ lịch sử cụ thể mà quản lý thuế cần có những cơ chế quản lý;
phƣơng pháp, kỹ thuật quản lý,.. phù hợp với từng giai đoạn.
Hai là, cải cách quản lý thuế là yêu cầu khách quan, xuất phát từ khoảng cách
hình thành giữa thực trạng quản lý thuế và mục tiêu quản lý thuế. Qua các tiến trình
cải cách, khoảng cách này ngày càng đƣợc thu hẹp; và đó chính là kết quả của cải
cách quản lý thuế. Khi giữa thực trạng quản lý thuế và mục tiêu quản lý thuế không
còn khoảng cách, tức là mục tiêu đã đạt đƣợc, đó chính là đích đến của cải cách
quản lý thuế; sứ mệnh của cuộc cải cách đã đƣợc hoàn thành. Nói cách khác, khi
không có khoảng cách giữa mục tiêu và thực trạng quản lý thuế, tức là mục tiêu đã
đạt đƣợc, thì cải cách là điều không cần thiết.
Ba là, cải cách quản lý thuế có khác biệt với hoàn thiện quản lý thuế. Hoàn
thiện biểu hiện ở việc thực hiện những thay đổi nhỏ, những điều chỉnh trên phạm vi
hẹp, chi tiết từng nội dung quản lý thuế nhƣ bỏ chỉ tiêu ký hiệu hoá đơn nhƣng vẫn
giữ bảng kê hoá đơn,.. Còn cải cách biểu hiện ở những thay đổi sâu, trên diện rộng
hầu hết các nội dung quản lý, thậm chí là những thay đổi biến đổi thành hình thái
khác trƣớc; tuy nhiên cải cách quản lý thuế không làm thay đổi bản chất của quản lý
thuế mà chỉ làm cho quản lý thuế đƣợc hiệu lực, hiệu quả hơn một cách mạnh mẽ.
Bốn là, cải cách quản lý thuế cần quan tâm đến sự hài lòng của NNT, một
trong những kỹ thuật quản lý thuế hiện đại là đo lƣờng mức độ hài lòng của NNT.
Khảo sát ý kiến NNT nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ mức độ tác
động của các nhân tố đó đến sự hài lòng của NNT, từ đó có những giải pháp phù
hợp, từ đó nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT.
Cuối cùng, nhƣng không kém phần quan trọng, đó là để cải cách quản lý thuế
thành công cần những giải pháp đột phá, đặc biệt là rất cần sự cam kết kiên định,
đồng hành của Chính phủ./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cai_cach_quan_ly_thue_o_viet_nam.pdf