Luận án Chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trên cơ sở phân tích lý luận cơ sở ở chương 2, chương 3 của luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL giai đoạn năm 2011-2016 một cách toàn diện. Tác giả rút ra các kết luận như sau: 1. Về những điểm mạnh: Công tác quy hoạch đội ngũ công chức QLVH được thực hiện khá tốt; sức khỏe, thể lực tương đối đảm bảo; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp nhìn chung đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao; phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp tương đối tốt; kết quả thực hiện hoàn thành nhiệm vụ khá tốt. 2. Những hạn chế: Sức khỏe, thể chất của một bộ phận công chức chưa thật sự được đảm bảo; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của một số công chức chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu; phẩm chất đạo đức, ý thức, tác phong nghề nghiệp của một bộ phận chưa cao; kết quả thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ trong một số lĩnh vực còn nhiều hạn chế. 3. Nguyên nhân của những hạn chế, gồm: Một số chế độ, chính sách đối với công chức QLVH còn có những bất hợp lý nhất định; Bộ VHTTDL chưa thật quan tâm đúng mức đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức QLVH; chế độ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và đãi ngộ công chức QLVH còn bộc lộ nhiều bất cập; một bộ phận công chức còn thiếu quyết tâm, cố gắng tự nỗ lực vươn lên; thu nhập của công chức còn thấp, chưa đảm bảo được nhu cầu bình thường của cuộc sống; công tác quản lý công chức còn hạn chế cùng với sự tác động những mặt trái của KTTT.

pdf188 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo kết quả công việc, kết quả “đầu ra”. - Phải tinh giản biên chế trong cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp nhà nước; thực hiện tốt chế độ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức, để phát huy hết năng lực, sáng tạo của mỗi công chức QLVH. - Gắn kết giữa công tác đánh giá và đãi ngộ công chức. Những công chức được đánh giá có kết quả công việc tốt thì phải được trả lương tương xứng. - Nhà nước phải thực hiện cải cách chế độ tiền lương để tiền lương của công chức nói chung và công chức QLVH nói riêng tiến tới phải đảm bảo cuộc sống, đảm bảo nhu cầu tái sản xuất mở rộng sức lao động của công chức và nếu có điều kiện thì thực hiện trả lương cao cho công chức. Như vậy, sẽ hạn chế và chống được các hiện tượng tiêu cực trong công chức QLVH. Kinh nghiệm trả lương của Anh, Nhật Bản và Singapore trình bày ở chương 1 là minh chứng hùng hồn điều đó. 148 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 Để khắc phục những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong chương 3, sang chương 4 luận án đề xuất 05 quan điểm và 07 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đề xuất với Nhà nước về chế độ tiền lương. Cụ thể: 1. Các quan điểm gồm: Nâng cao chất lượng công chức QLVH phải xuất phát từ yêu cầu phát triển văn hóa bền vững trong điều kiện HNQT ngày càng sâu rộng; phải nâng cao toàn diện cả về thể lực, trí lực và tâm lực; phải chú ý tất cả các khâu tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ công chức; phải là trách nhiệm của cả xã hội, trong đó trách nhiệm chính là Bộ VHTTDL; phải ngang tầm với chất lượng công chức QLVH của khu vực. 2. Tác giả đề xuất mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn trong quá trình nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Để thực hiện thành công quan điểm và mục tiêu trên, tác giả đã phân tích và đề xuất thực hiện một hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL, gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công chức QLVH; Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công chức QLVH; Nâng cao thể chất và tinh thần cho công chức QLVH; Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho công chức QLVH; Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của công chức QLVH; Nâng cao chất lượng tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức hợp lý; Nâng cao chất lượng công tác đánh giá và đãi ngộ công chức QLVH. 149 KẾT LUẬN 1. Đề tài luận án nghiên cứu về “Chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” có tính cấp thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn hiện nay. 2. Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội do con người sáng tạo ra thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Văn hóa có vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; là động lực và là mục tiêu của sự phát triển KT-XH. Phát triển văn hóa phải có sự quản lý của Nhà nước. Lực lượng thực hiện QLNN về văn hóa chính là đội ngũ công chức QLVH. Hiệu lực, hiệu quả QLNN về văn hóa phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của công chức QLVH của quốc gia. 3. Chất lượng công chức QLVH được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản: sức khỏe, thể chất (thể lực); trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp (trí lực); phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc (tâm lực). Chất lượng công chức QLVH phụ thuộc các nhân tố: Cơ chế, chính sách của Nhà nước về công chức QLVH; sự phát triển văn hóa và HNQT về văn hóa; quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ công chức QLVH; sự phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo và ý thức vươn lên của công chức QLVH; sự phát triển y tế và sự tự rèn luyện, chăm sóc sức khỏe của công chức QLVH. 4. Chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL hiện nay có những mặt mạnh là: Sức khỏe, thể chất của hầu hết công chức QLVH đảm bảo; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao; phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp của đại bộ phận công chức QLVH được giữ vững tương đối tốt; kết quả thực hiện hoàn thành nhiệm vụ khá tốt. 5. Chất lượng công chức QLVH cũng tồn tại những hạn chế là: Sức khỏe, thể chất của một bộ phận công chức chưa thật sự được đảm bảo; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của một số công chức chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra; phẩm chất đạo đức, ý thức, tác phong nghề nghiệp của một bộ phận chưa cao; kết quả thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ trong một số lĩnh vực còn hạn chế. 6. Những hạn chế của công chức QLVH bắt nguồn từ những nguyên nhân: Một số chế độ, chính sách đối với công chức QLVH còn có những bất hợp lý nhất định; Bộ VHTTDL chưa thật quan tâm đúng mức đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức; chế độ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và đãi ngộ công chức còn bộc lộ nhiều bất 150 cập; một bộ phận công chức còn thiếu quyết tâm, tự nỗ lực vươn lên; thu nhập của công chức còn thấp, chưa đảm bảo được nhu cầu bình thường của cuộc sống. 7. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức QLVH của một số quốc gia trên thế giới; đánh giá thực trạng chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL; quán triệt các quan điểm và thực hiện mục tiêu đặt ra, việc nâng cao chất lượng công chức QLVH của Bộ VHTTDL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện phát triển ổn định KTTT định hướng XHCN và HNQT ngày càng sâu rộng, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu: Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công chức QLVH; hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công chức QLVH; nâng cao thể chất và tinh thần cho công chức QLVH; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho công chức QLVH; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của công chức QLVH; nâng cao chất lượng tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức hợp lý; nâng cao chất lượng công tác đánh giá và đãi ngộ công chức QLVH. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. (2011), “Vài suy nghĩ về nâng cao chất lượng nhân lực của Viện Dầu khí Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 166 (II) tháng 4/2011, trang 85-88. 2. (2012), “Để phát triển nguồn nhân lực của các viện nghiên cứu hoạt động theo mô hình doanh nghiệp”, Tạp chí Cộng sản, số 64 tháng 4/2012, trang 38-41. 3. (2016), Thực trạng và vai trò đội ngũ công chức quản lý văn hóa Việt Nam hiện nay, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 4. (2016), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong hội nhập quốc tế hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 118, tháng 10/2016, trang 54-59. 5. (2016), “Vai trò quản lý các thành phần kinh tế của Nhà nước trong văn kiện XII của Đảng”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học - thực tiễn do Tạp chí Cộng sản - Thành ủy Đà Nẵng tổ chức. 6. (2017), Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển nguồn nhân lực và kinh tế Việt Nam, Tạp chí Cộng sản điện tử, tháng 5/2017 (Chỉ số 1265 ISSN0866-7276). 7. (2017), “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 257, tháng 6/2017, trang 94-96. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A. Alfaro, Jairo (chủ biên) (2009) “Cải cách nền hành chính Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. A.Radughin (chủ biên) (2004), Văn hóa học - những bài giảng, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006), Giáo trình, Triết học Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2009), Giáo trình, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020. 6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2003), Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010. 7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Đề án xây dựng đội ngũ trí thức ngành văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 958/QĐ/TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. 8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo cáo số 65/BC-BVHTTDL ngày 27 tháng 4 năm 2015, Báo cáo việc thực hiện công khai minh bạch trong công tác cán bộ. 9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Đào tạo (2013), Báo cáo công tác đào tạo văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2011-2013 và phương hướng nhiệm vụ thời gian tới. 10. Bùi Sỹ Tuấn (2012), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội. 11. C. Mác và Ph.Ăngghen, Khái quát hoạt động xã hội thành hai hoạt động cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần, Do đó văn hóa bao gồm: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. 12. Cái Vĩnh Tuấn (2015), Thi tuyển các chức danh lãnh đạo, tạo cơ chế lành mạnh để lựa chọn công chức lãnh đạo quản lý có năng lực, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 8 - 2015. 13. Christian Batal (2002), Quản lý nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đặng Bá Lâm, Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 20. Đặng Phương Nga (2016), Kết quả khảo sát về chất lượng công chức quản lý văn hóa. 21. Đặng Phương Nga (2016), Một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta hiện nay - nghiên cứu và trao đổi. 22. Desler, Gary (1984), Personal Management, Third Edition, Virginia: Reston Publishing Companay, Inc. 23. Diệp Văn Sơn (2012), Xây dựng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho bộ máy hành chính, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 1 (27) – 2012. 24. Đỗ Anh Đức (2015), Luận án tiến sĩ kinh tế, Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 25. Đỗ Huy Lân, Nguyễn Quang Thọ, Trần Đức Hậu dịch (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức Bách khoa, Hà Nội. 26. Đỗ Thị Minh Thúy (chủ nhiệm) (2008), Nghiên cứu một số điều liên quan trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII trong bối cảnh hội nhập, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội, 2008. 27. Đoàn Hoàng Thụ (2001), Nghiên cứu nguyên tắc, phương pháp lấy ý kiến dân chủ trong công tác bổ nhiệm các bộ, lãnh đạo, quản lý, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Nội vụ. 28. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Khoa học quản lý (tập II), Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 29. Douglas Mc Gregor (1960), Học thuyết X và học thuyết Y về Quản trị nhân lực, FPT.IHRP: ihrp.fis.com.vn 30. Dương Phú Hiệp (2010): “Cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”. 31. Edward Burnett Tylor (1832-1917), Quan niệm, văn hóa hay văn minh là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, tập quán của con người trong xã hội. 32. Eyre, EC; Pettinger (1999), Basic Management, Macmillan 33. Frederic E Schuster (1985), Human Resource Management. USA: Reston. 34. Government (2005), Key leadership competencies, public works and government services, Canada. 35. Graham Bannok, R.E. Baxter and Evan David (1992), Dictionary of Economics, The fifth Edition, The Penguin. 36. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Hồ Chí Minh (2005), Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Hồ Ngọc Luật (2005), Sự cần thiết phải dựa vào Khoa học và Công nghệ để phát triển rút ngắn khoảng cách, Bản tin công tác khoa giáo, số 2/2005. 39. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Giáo trình, Tâm lý học xã hội trong công tác lãnh đạo quản lý, Hà Nội. 40. hoc.html 41. I.C. Eyre và Richara Pettinger (1999), Năng lực nhà quản lý. 42. Ian Sanders (1996), Understanding quality leadership, Queensland University of Techology, Astralia 43. Irwin Lloyd L.Byars and Leslie w.Rue (2004), Human Resourse Management, The Mac Graw – Hill Irwin 44. IS.W.Ouchi (1973), Học thuyết Z về quản trị nhân lực, FPT.IHRP: ihrp.fis.com.vn 45. K.Gasratjan (2002) Lĩnh vực văn hóa trong nền kinh tế hậu công nghiệp, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội. 46. K.P.Hansen (1999), „Văn hóa và văn hóa học”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 10. 47. Keen.K (2000), Năng lực, Giáo trình giảng dạy tại lớp Vie/org, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 48. Kerstin Keen (2000), “Năng lực” cho lớp học VIE/029 của Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, dành cho cán bộ quản lý cao cấp của TP Hồ Chí Minh, ngày 19/8/2000). 49. Lại Đức Vượng (2008), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Nội vụ, Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý công mới và hội nhập kinh tế quốc tế. 50. Lại Đức Vượng (Chủ nhiệm) (2011), Cơ sở khoa học đổi mới phương pháp bồi dưỡng kiến thức tổ chức nhà nước cho cán bộ, công chức nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Nội vụ. 51. Lloyd L.Byars and Leslie w.Rue (2004), Human Resourse Management, The Mac Graw – Hill Irwin 52. Lương Văn Úc, Giáo trình, Xã hội học, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 53. Lưu Đình Chính (2015), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập”, Tạp chí cộng sản – www.tapchicongvan.org.vn/ngày 16.3.2015. 54. Lưu Kiếm Thanh (2015), “Nâng cao phẩm chất và năng lực công chức làm công tác tổ chức cán bộ trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 8 - 2015. 55. Lưu Văn Mao - Chủ nhiệm (1998), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Nội vụ, Cơ sở khoa học của phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức lãnh đạo trong cải cách hành chính hiện nay, Hà Nội. 56. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 57. Ngô Sỹ Trung (2014), Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế 58. Ngô Truyện, (2015), „Cải cách chế độ công vụ, công chức và những vấn đề đặt ra ở tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 8 - 2015. 59. Nguyễn Bắc Son (2005), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 60. Nguyễn Bắc Son (2005), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 61. Nguyễn Đặng Đạo (2012), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 62. Nguyễn Hải Khoát; Trần Ngọc Khuê, Nguyễn Ngọc Phú, Hồ Văn Chiểu (1998), Giáo trình, Tâm lý học xã hội trong công tác lãnh đạo quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 63. Nguyễn Hữu Công (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 64. Nguyễn Hữu Thân (2004), Giáo trình Quản trị Nhân sự, Nhà Xuất bản Thống kê. 65. Nguyễn Khắc Thái – chủ nhiệm (1997), đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ nội vụ, nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý viên chức và công chức lãnh đạo trong điều kiện đổi mới, Hà Nội 1997. 66. Nguyễn Kim Diện (2010), Luận án tiến sĩ kinh tế, Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 67. Nguyễn Ngọc Quân (chủ biên) (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội. 68. Nguyễn Ngọc Vân (2001), Nghiên cứu các nguyên tắc lựa chọn phương án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Nội vụ, Hà Nội. 69. Nguyễn Ngọc Vân (2001), Nghiên cứu các nguyên tắc lựa chọn phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay. 70. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà Xuất bản Văn hóa, Thông tin. 71. Nguyễn Tấn Thịnh (2005), Giáo trình Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật. 72. Nguyễn Thị Anh Trâm (2014), Phát triển nguồn cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, Luận án tiến sỹ kinh tế kinh tế. 73. Nguyễn Tiệp (2005), Nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội. 74. Nguyễn Tuấn Quỳnh (2015), Các nước tiên tiến tuyển dụng công chức như thế nào, Esquirevietnam.com.vn/tieu-diem/kinh-te, ngày 13/4/2015 75. Nguyễn Văn Dân (2010) “Những nhân tố cơ bản tác động đến sự biến đổi của con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế”. 76. Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Thu Hương (2010), “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 1 (46) - 2010. 77. Nguyễn Văn Phúc (2010), Văn hóa quản lý nhà nước và về nâng cao văn hóa quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay, Thông tin pháp luật dân sự, thongtinphapluatdansu.edu.com, ngày 18/3/2010. 78. Nguyễn Xuân Thu (1997), “Một vài suy nghĩ về văn hóa”, Văn nghệ số 11, ngày 15/3/1997, VACAT EDUCATION CONSULTIME, vacat.vn/index. 79. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (1995), C. Mac và Ph. Angghen, Toàn tập, tập 3. 80. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.(1998), Một số vấn đề về quản lý nhà nước. 81. Phạm Bích Huyền (2013), “Đào tạo quản lý văn hóa kinh nghiệm quốc tế và định hướng cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, số 6 tháng 12/2013. 82. Phạm Minh Hạc, Phạm Thanh Nghị, Vũ Minh Chi (2004),“Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực”, Niên giám nghiên cứu số 3. 83. Phạm Tất Dong (1999), Công nghiệp hóa hiện đại hóa và tầng lớp trí thức – Những định hướng chính sách, Chương trình KHXH.03, Đề tài KHXH.03,09Hà Nội. 84. Phùng Rân (2008), Chất lương Nguồn nhân lực, bài toán cần có lời giải đồng bộ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh. 85. Ralph Linton (1893-1953), Nhà nhân loại học người Mỹ quan niệm, văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa. 86. Stephen P. Robbonws (1977), Organizational Behaviour, Fifth Edition, Prentice Hall. 87. Susan M. Healthfield (1996) Susan M. Healthfield, Human Resource Basic Careel Jobs; Free Human Resource Policies, Samples; Human Resource Jobs Descriptions; About.com.Human Resource 88. Tạ Ngọc Hải, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Một số nội dung về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực, Tạp chí Tổ chức Nhà nước. 89. Thang Văn Phúc (2015), Xây dựng thể chế công vụ hiện đại và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam - tầm nhìn 2035, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 8 - 2015. 90. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền (2004), Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 91. Thomas J.Vallely: Hai "mệnh lệnh" của giáo dục đại học 92. Tô Tử Hạ (1998), công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 93. Toshiyuki Masujima and Minoro O’uchi (1993), The management and reform of Japanese Government, The Instirure of Administrative Management, Tokyo, Japan. 94. Trần Anh Tuấn (2007), Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 95. Trần Anh Tuấn (Chủ biên) (2012), Pháp luật về công vụ, công chức của Việt Nam và một số nước trên thế giới, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia. 96. Trần Minh Lộc (1995), Cơ sở khoa học công việc bố trí công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và cấp tỉnh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Nội vụ, Hà Nội. 97. Trần Văn Ngợi (2015), Đổi mới cách tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng đáp ứng yêu cầu cải cách chế độ công chức công vụ ở nước ta hiện nay, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 8-2015. 98. Trần Xuân Định (2000), Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong cơ quan nghiên cứu - phát triển, Nxb. Khoa học - Xã hội, Hà Nội. 99. Uỷ ban quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hoá (1992), Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 100. V.M.Rodin (2000), Văn hóa học, Nxb Chính trị QG, HN 2000. 101. V.M.Rutso (1999), Văn hóa học, Nxb Chính trị QG, HN 1999 102. Viện Chiến lược phát triển (2003), Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới đến năm 2020, Hà Nội. 103. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng. 104. Vũ Huy Chương (2002), Vấn đề tạo nguồn lực tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 105. Vũ Thanh Xuân (2015), “Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 8 - 2015. 106. Vũ Văn Tuấn (2000), Thu hút, tìm kiếm và lựa chọn nguồn nhân lực, Nhà Xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh. 107. Vũ Xuân Chính (2001), Cơ sở khoa học của công tác xây dựng, quy hoạch đội ngũ công chức hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Nội vụ. 108. Wendell L. French (1998), Human Resource Management, Fourth Edition, Houghton Mifflin Company. 109. Wiliam R. Racey Glossary (1991), The complete Desk Reference for HR Executives, Managers and Practitioners. 110. Yoder, Dale and Paul D. Staudohar (1986), Personal Management and Industrial Relations, Seventh Edition. New Delhi: Prentice Hall of India. Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2016 PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ I CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ VĂN HÓA CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH (Dành cho công chức quản lý văn hóa đang giữ chức vụ lãnh đạo từ phó trưởng phòng trở lên trong các Cục, Vụ và tương đương) Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học về “Chất lượng đội ngũ công chức quản lý văn hóa”, xin anh (chị) vui lòng điền dấu X vào phương án mà anh chị lựa chọn trong phiếu điều tra: (Mọi thông tin anh (chị) cho biết hoàn toàn chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học và hoàn toàn được bí mật). I. Thông tin cá nhân: 1. Họ tên (không bắt buộc): ............ 2. Đơn vị công tác (không bắt buộc): 3. Giới tính: Nam Nữ 4. Độ tuổi: Từ 20- 30 Từ 31- 40 Từ 41- 50 Từ 51- 60 5. Thâm niên trong ngành văn hóa: < 10 năm Từ 11 - 20 năm Từ 21 – 30 năm Từ 31 – 40 năm > 41 năm 6. Ngạch công chức: Chuyên viên Chuyên viên chính Chuyên viên cao cấp Ngạch khác 7. Lĩnh vực quản lý đang đảm nhiệm: Văn hóa dân tộc Tổ chức cán bộ Thư viện Tài chính kế toán Văn hóa cơ sở Đào tạo Di sản văn hóa Pháp chế Nghệ thuật biểu diễn Hợp tác quốc tế Điện ảnh Thi đua khen thưởng Bản quyền tác giả Thanh tra Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Văn phòng Gia đình Khác (ghi rõ) Khoa học, Công nghệ và Môi trường 8. Lĩnh vực chuyên môn được đào tạoL Văn hóa (ngành Di sản văn hóa, Thư viện, Nghệ thuật biểu diễn) Quản lý văn hóa Quản lý nhà nước, xã hội Kinh tế, quản trị kinh doanh Kỹ thuật Khác (ghi rõ): .. 9. Trình độ chuyên môn, học vị, học hàm: Cao đẳng, đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Phó giáo sư Giáo sư 10. Danh hiệu: Nghệ sĩ Nghệ sĩ ưu tú Nghệ sĩ nhân dân II. Ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 11. Xin anh (chị) cho biết mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức quản lý văn hóa của Bộ theo thứ tự tăng dần từ 1 đến 5 (Trong đó 1 là mức độ ảnh hưởng nhỏ nhất và 5 là mức độ ảnh hưởng lớn nhất). Pháp luật, cơ chế, chính sách của nhà nước về văn hóa Sự phát triển của y tế, giáo dục, đào tạo liên quan đến văn hóa Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Chế độ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ đối với công chức Mức độ hội nhập quốc tế III. Ý kiến về thực trạng thể lực của đội ngũ công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 12. Theo anh (chị) sức khỏe, thể chất, tinh thần có ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của công chức quản lý văn hóa không? Hoàn toàn không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng khá nhiều Rất ảnh hưởng 13. Theo anh (chị) đội ngũ công chức quản lý văn hóa của Bộ hiện nay có đảm bảo sức khỏe, thể chất, tinh thần để hoàn thành nhiệm vụ được giao không? Hoàn toàn không đảm bảo Đại bộ phận không đảm bảo Một số ít không đảm bảo Đảm bảo Rất đảm bảo IV. Ý kiến về thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức quản lý văn hóa hiện nay 14. Theo anh (chị), trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức Bộ hiện nay ở mức độ nào? Mức độ yếu, kém Mức độ trung bình Mức độ khá Mức độ tốt Mức độ giỏi 15. Trình độ của đội ngũ công chức của Bộ về hiểu biết, nắm chắc, vận dụng, triển khai các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước như thế nào? Nắm và vận dụng sơ sài Nắm và vận dụng tạm được Nắm và vận dụng bình thường Nắm và vận dụng tốt Nắm và vận dụng rất tốt 16. Theo anh (chị) kỹ năng làm việc độc lập của đội ngũ đội ngũ công chức của Bộ hiện nay như thế nào? Mức độ yếu, kém Mức độ trung bình Mức độ khá Mức độ tốt Mức độ rất tốt 17. Xin anh (chị) cho biết đánh giá của mình về kỹ năng làm việc theo nhóm của đội ngũ công chức của Bộ hiện nay như thế nào? Mức độ yếu, kém Mức độ trung bình Mức độ khá Mức độ tốt Mức độ giỏi 18. Theo anh (chị) trình độ hiểu biết ngoại ngữ có ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ được giao của đội ngũ công chức của Bộ không? Hoàn toàn không ảnh hưởng Có ảnh hưởng nhưng không đáng kể Ảnh hưởng khá lớn Ảnh hưởng lớn Ảnh hưởng rất lớn 19. Mức độ vận dụng ngoại ngữ vào hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý của Bộ như thế nào? Hoàn toàn không vận dụng Có vận dụng nhưng rất ít Có vận dụng Thường hay vận dụng Thường xuyên vận dụng rất nhiều 20. Theo anh (chị) đội ngũ công chức của Bộ hiện nay có đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao không? Hoàn toàn không đáp ứng được Đại bộ phận không đáp ứng được Một số ít không đáp ứng được Nhìn chung đáp ứng được Hoàn toàn đáp ứng tốt 21. Theo anh (chị) trình độ hiểu biết tin học có ảnh hưởng đến công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý của Bộ không? Hoàn toàn không ảnh hưởng Có ảnh hưởng nhưng rất ít Có ảnh hưởng Ảnh hưởng khá lớn Ảnh hưởng rất lớn 22. Theo anh (chị) đội ngũ cán bộ quản lý (từ phó trưởng phòng trở lên) của Bộ hiện nay có đáp ứng được trình độ tin học trong thực hiện nhiệm vụ được giao không? Hoàn toàn không đáp ứng được Đại bộ phận không đáp ứng được Một số ít không đáp ứng được Hoàn toàn đáp ứng được Hoàn toàn đáp ứng tốt 23. Theo anh (chị) đội ngũ công chức của hiện nay có đáp ứng được trình độ tin học trong thực hiện nhiệm vụ được giao không? Hoàn toàn không đáp ứng được Đại bộ phận không đáp ứng được Một số ít không đáp ứng được Hoàn toàn đáp ứng được Hoàn toàn đáp ứng tốt 24. Theo anh (chị) đội ngũ cán bộ quản lý (từ phó trưởng phòng trở lên) của Bộ hiện nay nên có trình độ đào tạo nào là phù hợp? Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Phó giáo sư, Giáo sư 25. Theo anh (chị), đội ngũ cán bộ quản lý (từ phó trưởng phòng trở lên) của Bộ có cần bằng cấp đào tạo đúng chuyên ngành thuộc các lĩnh vực văn hóa không? Hoàn toàn không cần thiết Chỉ cần thiết ở những bộ phận quản lý về chuyên ngành văn hóa Cần thiết với đại đa số cán bộ quản lý Cần thiết với mọi cán bộ quản lý Rất cần thiết với mọi cán bộ quản lý 26. Theo anh (chị), đội ngũ cán bộ quản lý (từ phó trưởng phòng trở lên) của Bộ có cần phải qua đào tạo chuyên ngành quản lý nhà nước không? Hoàn toàn không cần thiết Chỉ cần thiết ở một số ít vị trí quan trọng Đại đa số cần thiết Hoàn toàn cần thiết Rất cần thiết 27. Theo anh (chị), đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa giữ chức vụ lãnh đạo (từ phó trưởng phòng trở lên) của Bộ có cần phải qua đào tạo đúng chuyên ngành quản lý văn hóa không? Hoàn toàn không cần thiết Chỉ cần thiết ở một số ít vị trí Cần thiết với đại đa số cán bộ quản lý Cần thiết với mọi cán bộ quản lý Rất cần thiết với mọi cán bộ quản lý 28. Theo anh (chị), trong các tố chất sau thì tố chất nào quan trọng nhất cần có đối với một cán bộ quản lý văn hóa giữ chức vụ lãnh đạo trong Bộ? Sự tin tưởng vào bản thân, có năng lực chuyên môn, có tính tự lực Khả năng tổ chức, đầu óc phán đoán, có quyền uy Biết lắng nghe, dám nghĩ, dám quyết, dám làm, dám chịu trách nhiệm Có khả năng chịu đựng và thích nghi điều kiện mới Dám đấu tranh, hòa đồng quần chúng và vì lợi ích của tập thể đơn vị 29. Theo anh (chị), công tác tuyển dụng công chức của Bộ có công khai, khách quan, minh bạch không? Hoàn toàn không công khai, khách quan, minh bạch Có, nhưng rất ít công khai, khách quan, minh bạch Cơ bản là công khai, khách quan, minh bạch Nhìn chung là công khai, khách quan, minh bạch Hoàn toàn rất công khai, khách quan, minh bạch 30. Theo anh (chị), công tác sử dụng, phân công công việc công chức của các bộ phận trong cơ quan Bộ có khách quan, đúng năng lực chuyên môn của từng cán bộ, công chức không? Hoàn toàn không Có, nhưng ít Cơ bản là đúng Thường xuyên đúng Luôn rất đúng 31. Trong cơ quan của anh (chị) công tác đánh giá cán bộ, công chức có được thực hiện thường xuyên không? 1 năm 1 lần 1 năm 2 lần 3 tháng 1 lần 1 tháng 1 lần Khác (ghi rõ) 32. Theo anh (chị), trong cơ quan Bộ công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức vụ quản lý có khách quan, đúng người, đúng việc không? Hoàn toàn không Đúng, nhưng ít Cơ bản là đúng Thường xuyên đúng Luôn rất đúng 33. Theo anh (chị), trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ quản lý có nên thực hiện thi tuyển với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thi tuyển không ? Hoàn toàn không nên Nên, nhưng chỉ ở một số chức vụ Cơ bản là nên Thường xuyên nên Rất nên 34. Theo anh (chị), Bộ có cần thiết tạo điều kiện cho các bộ có chức vụ quản lý đi đào tạo để nâng cao trình độ không ? Hoàn toàn không cần Cần, nhưng rất hạn chế Nên thỉnh thoảng Thường thường Thường xuyên 35. Theo anh (chị), trong cơ quan Bộ công tác cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng có đảm bảo cử đúng người, khách quan, dân chủ không? Hoàn toàn không Cơ bản là có Có, nhưng rất ít Thường xuyên có Khác (ghi rõ) V. Ý kiến về nguyên nhân những hạn chế chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay 36. Theo anh (chị), nguyên nhân những hạn chế về sức khỏe, thể chất và tinh thần của công chức quản lý văn hóa của Bộ hiện nay là gì? (có thể lựa chọn nhiều phương án) Do thu nhập chưa đảm bảo cuộc sống Do cán bộ không tự rèn luyện sức khỏe Do cơ quan thiếu sự quan tâm đến đời sống của công chức Do thiếu phong trào rèn luyện trong đơn vị Khác (ghi rõ) 37. Theo anh (chị), nguyên nhân những hạn chế trong trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức quản lý văn hóa của Bộ hiện nay là gì? Do hạn chế trong đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ Do còn hạn chế trong chế độ tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ Do chế độ khen thưởng, kỷ luật của đơn vị chưa tốt Do bản thân không tự vươn lên của cán bộ, công chức Do còn sự hạn chế trong quản lý của đơn vị Khác(ghi rõ) 38. Theo anh (chị) nguyên nhân những hạn chế về phẩm chất, đạo đức, tác phong nghề nghiệp của công chức quản lý văn hóa của Bộ hiện nay là gì? Không tự học tập, rèn luyện Chế độ tuyển dụng không tốt của cơ quan Chế độ khen thưởng, kỷ luật của đơn vị không tốt Chế độ tiền lương, thưởng không đảm bảo Do ảnh hưởng những mặt trái của kinh tế thị trường Khác (ghi rõ). Xin trân trọng cảm ơn anh (chị) đã trả lời các câu hỏi và chúc anh (chị) sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc! Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2016 PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ II CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ VĂN HÓA CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH (Dành cho công chức quản lý văn hóa không giữ chức vụ quản lý) Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học về “Chất lượng đội ngũ công chức quản lý văn hóa”, xin anh (chị) vui lòng điền dấu X vào phương án mà anh chị lựa chọn trong phiếu điều tra. (Mọi thông tin anh (chị) cho biết hoàn toàn chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học và hoàn toàn được bí mật). I. Thông tin cá nhân: 1. Họ tên (không bắt buộc): ............ 2. Đơn vị công tác (không bắt buộc): 3. Giới tính: Nam Nữ 4. Độ tuổi Từ 20- 30 Từ 31- 40 Từ 41- 50 Từ 51- 60 5. Thâm niên trong ngành văn hóa: < 10 năm Từ 11 - 20 năm Từ 21 – 30 năm Từ 31 – 40 năm > 41 năm 6. Ngạch công chức: Chuyên viên Chuyên viên chính Chuyên viên cao cấp Ngạch khác 7. Lĩnh vực quản lý đang đảm nhiệm: Văn hóa dân tộc Tổ chức cán bộ Thư viện Tài chính kế toán Văn hóa cơ sở Đào tạo Di sản văn hóa Pháp chế Nghệ thuật biểu diễn Hợp tác quốc tế Điện ảnh Thi đua khen thưởng Bản quyền tác giả Thanh tra Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Văn phòng Gia đình Khác (ghi rõ) Khoa học, Công nghệ và Môi trường 8. Lĩnh vực chuyên môn được đào tạo Văn hóa (ngành Di sản văn hóa, Thư viện, Nghệ thuật biểu diễn) Quản lý văn hóa Quản lý nhà nước, xã hội Kinh tế, quản trị kinh doanh Kỹ thuật Khác (ghi rõ): .. 9. Trình độ chuyên môn, học vị, học hàm Cao đẳng, đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Phó giáo sư Giáo sư 10. Danh hiệu Nghệ sĩ Nghệ sĩ ưu tú Nghệ sĩ nhân dân II. Ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 11. Xin anh (chị) cho biết mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức quản lý văn hóa của Bộ theo thứ tự tăng dần từ 1 đến 5 (Trong đó 1 là mức độ ảnh hưởng nhỏ nhất và 5 là mức độ ảnh hưởng lớn nhất). Pháp luật, cơ chế, chính sách của nhà nước về văn hóa Sự phát triển của y tế, giáo dục, đào tạo liên quan đến văn hóa Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Chế độ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ đối với công chức Mức độ hội nhập quốc tế III. Ý kiến về thực trạng thể lực của đội ngũ công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 12. Theo anh (chị) sức khỏe, thể chất, tinh thần có ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của công chức quản lý văn hóa của Bộ không? Hoàn toàn không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng khá nhiều Rất ảnh hưởng 13. Theo anh (chị) đội ngũ công chức quản lý văn hóa của Bộ hiện nay có đảm bảo sức khỏe, thể chất, tinh thần để hoàn thành nhiệm vụ được giao không ? Hoàn toàn không đảm bảo Đại bộ phận không đảm bảo Một số ít không đảm bảo Đảm bảo Rất đảm bảo IV. Ý kiến về thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức quản lý văn hóa hiện nay 14. Theo anh (chị), trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức của Bộ hiện nay ở mức độ nào ? Mức độ yếu, kém Mức độ trung bình Mức độ khá Mức độ tốt Mức độ giỏi 15. Trình độ của đội ngũ công chức của Bộ về hiểu biết, nắm chắc, vận dụng, triển khai các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước như thế nào ? Nắm và vận dụng sơ sài Nắm và vận dụng tạm được Nắm và vận dụng bình thường Nắm và vận dụng tốt Nắm và vận dụng rất tốt 16. Theo anh (chị) kỹ năng làm việc độc lập của đội ngũ đội ngũ công chức của Bộ hiện nay như thế nào? Mức độ yếu, kém Mức độ trung bình Mức độ khá Mức độ tốt Mức độ rất tốt 17. Xin anh (chị) cho biết đánh giá của mình về kỹ năng làm việc theo nhóm của đội ngũ công chức của Bộ hiện nay như thế nào? Mức độ yếu, kém Mức độ trung bình Mức độ khá Mức độ tốt Mức độ giỏi 18. Theo anh (chị) trình độ hiểu biết ngoại ngữ có ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ được giao của đội ngũ công chức của Bộ không? Hoàn toàn không ảnh hưởng Có ảnh hưởng nhưng không đáng kể Ảnh hưởng khá lớn Ảnh hưởng lớn Ảnh hưởng rất lớn 19. Mức độ vận dụng ngoại ngữ vào công việc của công chức của Bộ như thế nào? Hoàn toàn không vận dụng Có vận dụng nhưng rất ít Có vận dụng Thường hay vận dụng Thường xuyên vận dụng rất nhiều 20. Theo anh (chị) đội ngũ công chức của Bộ hiện nay có đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao không? Hoàn toàn không đáp ứng được Đại bộ phận không đáp ứng được Một số ít không đáp ứng được Nhìn chung đáp ứng được Hoàn toàn đáp ứng tốt 21. Theo anh (chị) trình độ hiểu biết tin học có ảnh hưởng đến thực hiện công việc mà anh (chị) đang đảm nhiệm không ? Hoàn toàn không ảnh hưởng Có ảnh hưởng nhưng rất ít Có ảnh hưởng Ảnh hưởng khá lớn Ảnh hưởng rất lớn 22. Theo anh (chị) đội ngũ công chức của Bộ hiện nay có đáp ứng yêu cầu về tin học trong thực hiện nhiệm vụ được giao không ? Hoàn toàn không đáp ứng được Đại bộ phận không đáp ứng được Một số ít không đáp ứng được Hoàn toàn đáp ứng được Hoàn toàn đáp ứng tốt 23. Theo anh (chị) đội ngũ công chức quản lý văn hóa không giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ hiện nay nên có trình độ thạc sĩ không ? Không cần thiết Cần, nhưng chỉ ở một số vị trí Đại bộ phận cần có Toàn bộ công chức cần có Hoàn toàn rất cần thiết 24. Công việc mà anh (chị) đang đảm nhiệm có đúng với chuyên ngành đã được đào tạo không ? Hoàn toàn không Chỉ liên quan đến chút ít Khá liên quan Cơ bản là liên quan Rất đúng 25. Theo anh (chị), trong các tố chất sau, tố chất nào quan trọng nhất cần có đối với một côngchức quản lý văn hóa trong Bộ? Sự tin tưởng vào bản thân, có năng lực chuyên môn, có tính tự lực Khả năng tổ chức, đầu óc phán đoán, có quyền uy Biết lắng nghe, dám nghĩ, dám quyết, dám làm, dám chịu trách nhiệm Có khả năng chịu đựng và thích nghi điều kiện mới Dám đấu tranh, hòa đồng quần chúng và vì lợi ích của tập thể đơn vị 26. Theo anh (chị), công tác tuyển dụng công chức của Bộ có công khai, khách quan, minh bạch không? Hoàn toàn không công khai, khách quan, minh bạch Có, nhưng rất ít công khai, khách quan, minh bạch Cơ bản là công khai, khách quan, minh bạch Nhìn chung là công khai, khách quan, minh bạch Hoàn toàn rất công khai, khách quan, minh bạch 27. Theo anh (chị), công tác tuyển dụng công chức của Bộ có hiện tượng tiêu cực không ? Hoàn toàn không Có, nhưng rất ít Đại đa số có Hoàn toàn có Tiêu cực rất nặng 28. Theo anh (chị), công tác tuyển dụng công chức có cần ứng dụng công nghệ thông tin để chống tiêu cực không ? Hoàn toàn không Có, nhưng thỉnh thoảng Thường thường nên có Thường xuyên nên có Cần ứng dụng mạnh 29. Trong cơ quan của anh (chị) công tác đánh giá cán bộ, công chức có được thực hiện thường xuyên không? 1 năm 1 lần 1 năm 2 lần 3 tháng 1 lần 1 tháng 1 lần Khác (ghi rõ) 30. Thu nhập của anh (chị) trong cơ quan như thế nào ? Rất thấp Thấp Tạm được Đảm bảo Rất đảm bảo 31. Theo anh (chị), trong cơ quan Bộ công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức vụ lãnh đạo, quản lý có khách quan, đúng người, đúng việc không? Hoàn toàn không Đúng, nhưng ít Cơ bản là đúng Thường xuyên đúng Luôn rất đúng 32. Theo anh (chị), có cần thiết cơ quan tạo điều kiện cho công chức đi đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao trình độ không ? Hoàn toàn không Cần, nhưng ít Thường thường Thường xuyên cần Rất cần 33. Theo anh (chị), trong cơ quan Bộ công tác cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng có đảm bảo cử đúng người, khách quan, dân chủ không? Hoàn toàn không Cơ bản là có Có, nhưng rất ít Thường xuyên có Khác (ghi rõ) 34. Xin anh (chị) cho biết suy nghĩ của mình về bộ máy tổ chức của Bộ hiện nay như thế nào? Rất cồng kềnh Hầu hết là cồng kềnh Cơ bản là cồng kềnh Có cồng kềnh, nhưng rất ít Bộ máy rất gọn nhẹ 35. Theo anh (chị), chất lượng của đội ngũ công chức thuộc khối quản lý nhà nước của Bộ hiện nay có đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế không ? Hoàn toàn không đáp ứng được Có một số ít đáp ứng được Cơ bản đáp ứng được Nhìn chung đáp ứng được Tất cả đều đáp ứng tốt V. Ý kiến về nguyên nhân những hạn chế chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay 36. Theo anh (chị), nguyên nhân những hạn chế về sức khỏe, thể chất và tinh thần của công chức quản lý văn hóa của Bộ hiện nay là gì? (có thể lựa chọn nhiều phương án) Do thu nhập chưa đảm bảo cuộc sống Do cán bộ không tự rèn luyện sức khỏe Do cơ quan thiếu sự quan tâm đến đời sống của công chức Do thiếu phong trào rèn luyện trong đơn vị Khác (ghi rõ) . 37. Theo anh (chị), nguyên nhân những hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức quản lý văn hóa của Bộ hiện nay là gì? (có thể lựa chọn nhiều phương án) Do hạn chế trong đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ Do còn hạn chế trong chế độ tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ Do chế độ khen thưởng, kỷ luật của đơn vị chưa tốt Do bản thân không tự vươn lên của cán bộ, công chức Do còn sự hạn chế trong quản lý của đơn vị Khác (ghi rõ) .. 38. Theo anh (chị) nguyên nhân những hạn chế về phẩm chất, đạo đức, tác phong nghề nghiệp của công chức quản lý văn hóa của Bộ hiện nay là gì ? Không tự học tập, rèn luyện Chế độ tuyển dụng không tốt của cơ quan Chế độ khen thưởng, kỷ luật của đơn vị không tốt Chế độ tiền lương, thưởng không đảm bảo Do ảnh hưởng những mặt trái của kinh tế thị trường Khác (ghi rõ). Xin trân trọng cảm ơn anh (chị) đã trả lời các câu hỏi và chúc anh (chị) sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc! Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2016 PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ III CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ VĂN HÓA CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH (Dành cho công chức sự nghiệp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học về “Chất lượng đội ngũ công chức quản lý văn hóa”, xin anh (chị) vui lòng điền dấu X vào phương án mà anh chị lựa chọn trong phiếu điều tra: (Mọi thông tin anh (chị) cho biết hoàn toàn chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học và hoàn toàn được bí mật). I. Thông tin cá nhân: 1. Họ tên (không bắt buộc): ............ 2. Đơn vị công tác (không bắt buộc): 3. Giới tính: Nam Nữ 4. Độ tuổi: Từ 20- 30 Từ 31- 40 Từ 41- 50 Từ 51- 60 5. Thâm niên trong ngành văn hóa: < 10 năm Từ 11 - 20 năm Từ 21 – 30 năm Từ 31 – 40 năm > 41 năm 6. Ngạch công chức: Chuyên viên Chuyên viên chính Chuyên viên cao cấp Ngạch khác. 7. Công việc đang đảm nhiệm, lãnh đạo của các đơn vị sự nghiệp thuộc: Khối Viện Khối Trường Khối Bảo tàng Khối Nghệ thuật biểu diễn Khối khác (ghi rõ) .................................................................. 8. Lĩnh vực chuyên môn được đào tạo: Văn hóa, nghệ thuật Khoa học xã hội, nhân văn Kinh tế, quản trị kinh doanh Kỹ thuật Khác (ghi rõ)............................................................................... 9. Trình độ chuyên môn, học vị, học hàm: Cao đẳng, đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Phó giáo sư Giáo sư 10. Danh hiệu: Nghệ sĩ Nghệ sĩ ưu tú Nghệ sĩ nhân dân II. Ý kiến về thực trạng chất lượng đội ngũ công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (gọi tắt là Bộ) 11. Theo anh (chị) đội ngũ công chức quản lý văn hóa của Bộ hiện nay có đảm bảo sức khỏe, thể chất, tinh thần để hoàn thành nhiệm vụ được giao không ? Hoàn toàn không đảm bảo Đại bộ phận không đảm bảo Một số ít không đảm bảo Đảm bảo Rất đảm bảo 12. Theo anh (chị), trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức quản lý văn hóa thuộc khối quản lý nhà nước của Bộ hiện nay ở mức độ nào ? Mức độ yếu, kém Mức độ trung bình Mức độ khá Mức độ tốt Mức độ giỏi 13. Theo anh (chị), trình độ quản lý của đội ngũ công chức quản lý văn hóa giữ chức vụ lãnh đạo (từ phó trưởng phòng trở lên) của Bộ hiện nay ở mức độ nào ? Mức độ yếu, kém Mức độ trung bình Mức độ khá Mức độ tốt Mức độ giỏi 14. Trình độ của đội ngũ công chức quản lý văn hóa của Bộ về hiểu biết và nắm chắc các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước như thế nào ? Hiểu và nắm sơ sài Hiểu và nắm tạm được Hiểu và nắm bình thường Hiểu và nắm tốt Hiểu và nắm rất tốt 15. Trình độ của đội ngũ công chức quản lý văn hóa giữ chức vụ lãnh đạo (từ phó trưởng phòng trở lên) của Bộ về hiểu biết và nắm chắc các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước như thế nào ? Hiểu và nắm sơ sài Hiểu và nắm tạm được Hiểu và nắm bình thường Hiểu và nắm tốt Hiểu và nắm rất tốt 16. Trình độ của đội ngũ công chức quản lý văn hóa giữ chức vụ lãnh đạo (từ phó trưởng phòng trở lên) của Bộ về vận dụng, triển khai các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước như thế nào ? Vận dụng và triển khai sơ sài Vận dụng và triển khai tạm được Vận dụng và triển khai bình thường Vận dụng và triển khai tốt Vận dụng và triển khai rất tốt 17. Theo anh (chị), trong các tố chất sau, tố chất nào quan trọng nhất cần có đối với một công chức quản lý văn hóa giữ chức vụ lãnh đạo (từ phó trưởng phòng trở lên) trong Bộ VH, TT và DL? Sự tin tưởng vào bản thân, có năng lực chuyên môn, có tính tự lực Khả năng tổ chức, đầu óc phán đoán, có quyền uy Biết lắng nghe, dám nghĩ, dám quyết, dám làm, dám chịu trách nhiệm Có khả năng chịu đựng và thích nghi điều kiện mới Dám đấu tranh, hòa đồng quần chúng và vì lợi ích của tập thể đơn vị 18. Trình độ của đội ngũ công chức quản lý văn hóa thuộc khối quản lý nhà nước của Bộ về vận dụng, triển khai các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước như thế nào ? Vận dụng và triển khai sơ sài Vận dụng và triển khai tạm được Vận dụng và triển khai bình thường Vận dụng và triển khai tốt Vận dụng và triển khai rất tốt 19. Theo anh (chị) kỹ năng làm việc độc lập của đội ngũ công chức quản lý văn hóa thuộc khối quản lý nhà nước của Bộ hiện nay ở mức độ nào ? Mức độ yếu, kém Mức độ trung bình Mức độ khá Mức độ tốt Mức độ rất tốt 20. Xin anh (chị) cho biết đánh giá của mình về kỹ năng làm việc theo nhóm của đội ngũ công chức quản lý văn hóa thuộc khối quản lý nhà nước của Bộ hiện nay ở mức độ nào ? Mức độ yếu, kém Mức độ trung bình Mức độ khá Mức độ tốt Mức độ giỏi 21. Theo anh (chị), tác phong làm việc của đội ngũ công chức quản lý văn hóa thuộc khối quản lý nhà nước của Bộ hiện nay có chuyên nghiệp không ? Hoàn toàn không có tính chuyên nghiệp Đại bộ phận không có tính chuyên nghiệp Một số ít không có tính chuyên nghiệp Tất cả đều có tính chuyên nghiệp Tất cả đều có tính chuyên nghiệp cao 22. Theo anh (chị), tác phong làm việc của đội ngũ công chức quản lý văn hóa thuộc khối quản lý nhà nước của Bộ hiện nay có quan liêu, hách dịch không ? Hoàn toàn không có quan liêu, hách dịch Một số ít quan liêu, hách dịch Đại đa số quan liêu, hách dịch Hầu hết quan liêu, hách dịch Rất quan liêu, hách dịch 23. Theo anh (chị), thủ tục hành chính thuộc khối quản lý nhà nước của Bộ hiện nay như thế nào ? Mọi thủ tục đều hết sức rườm rà Hầu hết các các thủ tục rườm rà Nhìn chung các thủ tục rườm rà Chỉ có một số rất ít thủ tục rườm rà Mọi thủ tục hêt sức nhanh gọn (một cửa) 24. Theo anh (chị), tác phong làm việc của đội ngũ công chức quản lý văn hóa thuộc khối quản lý nhà nước của Bộ hiện nay có tính cởi mở và cầu thị không ? Hoàn toàn không có tính cởi mở và cầu thị Rất ít công chức có tính cởi mở và cầu thị Cơ bản là có tính cởi mở và cầu thị Hầu hết là có tính cởi mở và cầu thị Tất cả đều rất cởi mở và cầu thị 25. Xin anh (chị) cho biết suy nghĩ của mình về bộ máy tổ chức của Bộ hiện nay như thế nào ? Rất cồng kềnh Hầu hết là cồng kềnh Cơ bản là cồng kềnh Có cồng kềnh, nhưng rất ít Bộ máy rất gọn nhẹ 26. Theo anh (chị), chất lượng của đội ngũ công chức quản lý văn hóa thuộc khối quản lý nhà nước của Bộ hiện nay có đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế không ? Hoàn toàn không đáp ứng được Có một số ít đáp ứng được Cơ bản đáp ứng được Nhìn chung đáp ứng được Tất cả đều đáp ứng tốt 27. Xin anh (chị) cho biết mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức quản lý văn hóa của Bộ theo thứ tự tăng dần từ 1 đến 5 (Trong đó 1 là mức độ ảnh hưởng nhỏ nhất và 5 là mức độ ảnh hưởng lớn nhất). Pháp luật, cơ chế, chính sách của nhà nước về văn hóa Sự phát triển của y tế, giáo dục, đào tạo liên quan đến văn hóa Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Chế độ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ đối với công chức Mức độ hội nhập quốc tế Xin trân trọng cảm ơn anh (chị) đã trả lời các câu hỏi và chúc anh (chị) sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chat_luong_cong_chuc_quan_ly_van_hoa_cua_bo_van_hoa.pdf
Luận văn liên quan