Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự phát triển, trong đó, đội ngũ cán bộ, công chức là lực
lượng nòng cốt, cần được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng
một cách hợp lý, khoa học, phục vụ tốt nhất cho công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước Lào ngày càng tiến bộ, văn minh, tiến nhanh, tiến chắc ngang
tầm khu vực và quốc tế, sớm đưa Lào ra khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu.
Để hoàn thành một cách tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đòi hỏi mỗi cán bộ,
công chức phải có năng lực phù hợp. Năng lực thực thi công vụ của cán bộ,
công chức đã được các nhà nghiên cứu đề cập trong các công trình nghiên cứu
khoa học dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Nhưng dù dưới góc độ nào,
các tác giả đều đi đến một nhận định chung là trong bối cảnh của thời đại, khi
mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển, tốc độ toàn cầu hóa gia tăng
nhanh chóng và tri thức khoa học ngày càng được bổ sung mạnh mẽ thì năng
lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức cũng phải được nâng lên ở mức
tương xứng để hoàn thành nhiệm vụ quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của
đất nước
186 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện. Cấp uỷ,
tổ chức đảng, cơ quan tòa án nhân dân các cấp phải thực sự quan tâm đến
138
từng bước đi của thẩm phán trong suốt quá trình phấn đấu của họ, phải dám
giao việc, giao trách nhiệm, phải biết khen đúng lúc cũng như luôn giúp đỡ
khi họ gặp khó khăn hay thậm chí phạm sai lầm. Thông qua việc nhận xét,
đánh giá kết quả phấn đấu, năng lực công tác gắn với chức trách nhiệm vụ
được giao của thẩm phán trẻ để định hướng, chỉ dẫn họ phát huy ưu điểm, sở
trường, khắc phục những hạn chế yếu kém của mình.
Cần phải thông qua các tổ chức quần chúng, nhân dân để xác định tạo
nguồn, xây dựng, quy hoạch và bố trí sử dụng thẩm phán trẻ. Cấp uỷ, tổ chức
đảng và cơ quan tòa án nhân dân các cấp phải tiếp thu các ý kiến từ các tổ
chức quần chúng, từ nhân dân về cán bộ, thẩm phán thuộc quyền quản lý. Đây
là kênh thông tin quan trọng để cấp ủy, cơ quan tổ chức cán bộ tuyển chọn
chính xác thẩm phán, nhất là phát hiện sớm được những tài năng để tạo nguồn
sử dụng. Đối với các cấp uỷ, tổ chức đảng, nên có quy chế, phương pháp tiếp
nhận ý kiến của cán bộ, công chức, nhân dân về việc tiến cử, giới thiệu những
cán bộ, thẩm phán trẻ có triển vọng đưa vào quy hoạch, tạo nguồn.
Thứ ba, đề bạt, bổ nhiệm thẩm phán trẻ phải coi trọng cả đức lẫn
tài. Việc lựa chọn, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm thẩm phán trước hết phải từ
hai tiêu chí đạo đức và tài năng, trong đó đạo đức là gốc, chính nó định hướng
cho tài năng phát triển đúng hướng, bền vững. Tiếp đến, phải chú trọng trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sở trường của thẩm phán để bố trí sử
dụng, tạo điều kiện để thẩm phán phát huy thế mạnh về kiến thức, trình độ và
kinh nghiệm. Cấp uỷ, tổ chức đảng và cơ quan tòa án nhân dân các cấp phải
tuân thủ triệt để nguyên tắc này. Việc rà soát nhân sự, xác định tư cách đạo
đức cán bộ trước khi bổ nhiệm là hết sức quan trọng, phải thông qua quần
chúng để kiểm chứng và kết luận. Đối với cán bộ, thẩm phán trẻ đòi hỏi phải
có sự quan tâm sâu sát của tổ chức để thường xuyên, kịp thời giáo dục,
giúp đỡ, chấn chỉnh họ trong quá trình rèn luyện bản thân.
139
Một vấn đề hết sức quan trọng là, thẩm phán trẻ phải không ngừng học
tập nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ; nâng cao bản
lĩnh, phẩm chất đạo đức cách mạng để hoàn thiện nhân cách. Mỗi thẩm phán
trẻ phải phấn đấu trở thành những người liêm chính, hết lòng tận tụy phục vụ
công lý, phục vụ nhân dân, nói đi đôi với làm, dám chịu trách nhiệm trước các
quyết định của mình.
4.3.4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho thẩm
phán tòa án nhân dân
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thấm phán tòa án nhân dân ở CHDCND
Lào mang một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán là đào tạo, bồi dưỡng về chuyên
môn nghiệp vụ, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận để bổ nhiệm thẩm phán, làm
nhiệm vụ xét xử. Đó là quá trình nâng cao trình độ, phương pháp, kỹ năng
nghề nghiệp cho người được đào tạo, bồi dưỡng. Theo đó, đối tượng của đào
tạo, bồi dưỡng thẩm phán phải là công chức của hệ thống cơ quan tòa án nhân
dân các cấp đã tốt nghiệp cử nhân luật, có thâm niên công tác pháp luật từ ba
năm trở lên và có khả năng đảm đương được công việc xét xử của thẩm phán,
sẽ được bổ nhiệm sau quá trình đào tạo. Từ các tiêu chuẩn trên của đối tượng
đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán, cho thấy đối tượng đào tạo, bồi dưỡng thẩm
phán chỉ bó hẹp là những công chức đang đảm nhận nhiệm vụ thư ký, thẩm
tra viên, chuyên viên... trong các bộ phận của các cơ quan tòa án nhân dân các
cấp. Do bị bó hẹp về tiêu chuẩn phải là công chức của ngành Tòa án nhân dân
và do vị trí công tác có yêu cầu chuyên môn và nhiệm vụ, thuộc các địa bàn
hành chính khác nhau nên về trình độ, năng lực, độ tuổi của đội ngũ công
chức là nguồn để đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán Tòa án nhân dân không
đồng đều.
140
Đây là đặc điểm của đối tượng đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán, là một
trong những yếu tố giữ vai trò trung tâm để các cơ quan quản lý thực hiện xây
dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo cho phù hợp.
Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán để thực hiện chuyên môn hóa,
chuẩn xác chức năng xét xử nên nội dung, chương trình đào tạo luôn gắn với
đặc trưng cơ bản của nghề nghiệp như tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm trong
hoạt động nghề nghiệp và nhu cầu phát triển của xã hội. Đặc biệt, phải xuất
phát từ yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập, hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực tư pháp. Đặc điểm này thể hiện tính mục đích rõ nét của đào
tạo, đồng thời đặt ra yêu cầu nội dung, chương trình của đào tạo, bồi dưỡng
thẩm phán không chỉ trang bị và cập nhật đầy đủ những kiến thức, tri thức
mới về chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội mà cần đặc biệt chú trọng rèn luyện
kỹ năng, kỹ xảo về nghiệp vụ xét xử, tăng cường thực hành tác nghiệp, nâng
cao trình độ nhận thức và trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho học viên trong quá
trình đào tạo. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán có các đặc thù sau đây:
Một là, nội dung đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán mang tính nghề nghiệp
cụ thể. Đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán không chỉ cung cấp các kiến thức, kỹ
năng về nghiệp vụ xét xử mà còn bao gồm các kiến thức, pháp luật chuyên
ngành, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ được giao.
Hai là, nội dung đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán mang tính toàn diện. Nội
dung đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán phải có kết cấu hợp lý giữa lý luận và
thực tiễn, gắn thực hành với lý thuyết, giữa bổ sung kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ với nâng cao nhận thức trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, kiến
thức bổ trợ về tin học và kiến thức pháp luật chuyên ngành, hội nhập kinh tế
quốc tế.
141
Ba là, cơ cấu chương trình và bố trí thời lượng phù hợp với đối tượng và
từng nội dung đào tạo để đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả của việc đào tạo,
phù hợp với yêu cầu của người học là những người đang đảm nhận công tác
chỉ có thể tham gia trong một thời gian hữu hạn nhất định cho việc học tập
nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức.
Tóm lại, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán theo
hướng đào tạo nghề, đảm bảo người học sau khi hoàn thành chương trình có
thể đảm nhận được nhiệm vụ thực hành công tác xét xử của người thẩm phán,
đạt được mục tiêu đã xác định.
Thứ ba, trong đào tạo chức danh tư pháp nói chung và chức danh thẩm
phán nói riêng, xuất phát từ yêu cầu của hoạt động tư pháp, đặc biệt là hoạt
động xét xử, luôn đòi hỏi công chức thực thi công vụ, nhiệm vụ phải tuân
theo trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật và sự chủ động
sáng tạo trong việc triển khai nhiệm vụ, áp dụng pháp luật vào thực tiễn sinh
động một cách chính xác. Do đó, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán
là những phương pháp đào tạo hiện đại, rèn luyện, tạo được sự chủ động cho
người học không chỉ tiếp nhận kiến thức mà còn cả khả năng vận dụng kiến
thức, nâng cao năng lực tư duy đánh giá độc lập trong công vụ, đặc biệt là giải
quyết các tình huống cụ thể. Các phương pháp đào tạo được ưu tiên lựa chọn
trong đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán là phương pháp giảng dạy tích cực, phát
huy tính chủ động của người học và sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ về tri thức
của người giảng dạy. Đặc điểm này, một mặt phản ánh tính đặc thù của đối
tượng đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán là những cử nhân luật đã được trang bị
đầy đủ hệ thống tri thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, được tuyển dụng theo
ngạch công chức của hệ thống cơ quan Tòa án nhân dân, có thời gian trải
nghiệm của thực tiễn công tác; mặt khác, phản ánh yêu cầu của mục đích, nội
dung, cũng như tính chất phong phú, đa dạng của quá trình đào tạo, bồi dưỡng
thẩm phán là đào tạo nghề trong đó coi trọng rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo về
142
nghiệp vụ xét xử, tăng cường thực hành tác nghiệp, nên đòi hỏi trong quá
trình đào tạo, đội ngũ giảng viên phải có kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp,
đồng thời phải vận dụng các hình thức, phương pháp đào tạo linh hoạt nhằm
phát huy cao độ tính tính cực, độc lập của các học viên, gắn “học đi đôi với
hành”, gắn phương pháp đào tạo với các thiết bị và phương tiện dạy học hiện
đại để truyền tải nội dung đến đối tượng đào tạo nhằm đạt được mục tiêu đã
đề ra.
Hoạt động đào tạo, bổ nhiệm thẩm phán trong thời gian qua đã có những
đóng góp nhất định cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp
trong sạch, vững mạnh. Tuy vậy, công cuộc cải cách tư pháp do Đảng Nhân
dân cách mạng Lào khởi xướng và lãnh đạo đang đặt ra cho hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật nói chung và đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán
Tòa án nhân dân nói riêng đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ nặng nề:
Thứ nhất, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phải cung cấp đủ nguồn bổ
nhiệm thẩm phán cho Tòa án nhân dân các cấp. Đặc biệt, trong thời gian tới,
khi thực hiện xây dựng hệ thống tổ chức cơ quan tòa án theo Chương trình cải cách
tư pháp. Dự báo để tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Thứ hai, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải được đổi mới nhằm trang
bị cho người học kiến thức chuyên môn và kỹ năng hành nghề đáp ứng yêu
cầu công việc đảm nhận trong thực tế. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng những kỹ
năng nghề nghiệp cần thiết mà trên thực tế thẩm phán còn đang yếu. Đảm bảo
có đầy đủ chương trình, giáo trình hoàn toàn mang tính kỹ năng theo chương
trình đã được duyệt.
Thứ ba, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với Bộ tiêu chuẩn
kiểm định của Bộ Giáo dục ban hành và đáp ứng yêu cầu của cơ quan sử dụng
lao động. Các học viên được đào tạo, bồi dưỡng sau khi hoàn thành chương
trình được trang bị kiến thức nghiệp vụ sát với yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn,
143
được trang bị một cách có hệ thống kỹ năng hành nghề, đạo đức và bản lĩnh
nghề nghiệp.
Thứ tư, xây dựng đội ngũ giảng viên bao gồm giảng viên cơ hữu và
giảng viên kiêm chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức
tốt, tâm huyết với nghề nghiệp.
Thứ năm, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng công nghệ thông
tin và các điều kiện trang thiết bị kỹ thuật cần thiết hỗ trợ cho công tác đào
tạo, bồi dưỡng.
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho thẩm phán tòa án
nhân dân cần được thực hiện theo một số phương hướng, yêu cầu như sau:
Một là, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán gắn với xây
dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ của ngành Tòa án nhân dân
Để đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán, đáp ứng nhu cầu
nhân lực đảm bảo số lượng và chất lượng cung cấp cho quá trình cải cách tư
pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế. Thường xuyên tiến hành khảo sát, thống kê, lưu trữ các tài
liệu liên quan đến đội ngũ thẩm phán hiện hành để rà soát, đánh giá thực trạng
đội ngũ thẩm phán một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng, qua đó
so sánh đối chiếu thực trạng đội ngũ thẩm phán đã qua đào tạo, bồi dưỡng với
các yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh thẩm phán, cũng như đòi hỏi thực tế của
công tác xét xử.
Hai là, xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình, tài liệu theo
hướng tăng cường trang bị kỹ năng nghề nghiệp, sát với yêu cầu thực tiễn
Công tác xét xử của Tòa án nhân dân trong thời gian qua cho thấy các
thẩm phán thường yếu về kỹ năng thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ; kỹ
năng soạn thảo bản án, quyết định; kỹ năng điều khiển phiên tòa; kỹ năng
phân tích pháp luật để áp dụng chính xác trong từng trường hợp cụ thể còn
144
thiết hạn chế, vẫn còn tình trạng hiểu và áp dụng pháp luật một cách máy móc
theo câu chữ chứ không theo tinh thần của pháp luật, thậm chí theo lối suy
diễn chủ quan; trình độ am hiểu kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực chuyên
sâu, nhất là kiến thức về kinh tế thị trường, sử hữu trí tuệ, hội nhập kinh tế
quốc tế; sự hiểu biết về các kỹ năng của luật sư, kiểm sát viên chưa sâu; trình
độ tin học ngoại ngữ còn hạn chế.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán hiện có được đánh giá là
phù hợp với mục đích, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng nhưng theo tiến trình cải
cách tư pháp và hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế cần phải tiếp tục rà
soát để chỉnh lý, bổ sung nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán
nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán Tòa án nhân dân cần được
hoàn thiện trên cơ sở khung chương trình chung với cấu thành phần chuyên
đề chung, phần kỹ năng, thực tập và tốt nghiệp. Nội dung chương trình phải
căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, tiêu chuẩn các chức danh thẩm phán, trong đó
quán triệt phương châm lý luận phải gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành
đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp
trang bị kiến thức chuyên môn với việc nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức
nghề nghiệp và kỹ năng nghiệp vụ xét xử. Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
trang bị cần toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm tránh dàn trải. Trước
mắt, cần bổ sung thêm các nội dung liên quan đến vị trí, vai trò và một số kỹ
năng cơ bản của kiểm sát viên và luật sư trong quá trình tố tụng. Trong quá
trình đào tạo cần tăng cường các hoạt động sinh hoạt chung giữa các lớp thẩm
phán, kiểm sát viên, luật sư như diễn án chung, thi hùng biện, tham gia tư vấn,
tham gia các hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở chương trình đào tạo khung, cần
tổ chức chỉnh lý, bổ sung hoặc biên soạn lại giáo trình, tài liệu tham khảo, hồ
sơ tình huống cho phù hợp. Trong thời gian tới, cần đưa vào chương trình đào
tạo bộ môn đạo đức nghề nghiệp cho học viên thẩm phán. Giảm thời lượng
145
cập nhật văn bản pháp luật mới, pháp luật nội dung. Tập trung vào việc rèn
luyện kỹ năng nghiệp vụ xét xử, kinh nghiệm và tác nghiệp cụ thể. Chương
trình đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán phải đảm bảo thống nhất với chương trình
đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp khác như kiểm sát viên, điều tra
viên, luật sư; chương trình đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán phải đảm bảo tính
thiết thực, hiện đại và có cơ cấu hợp lý.
Ba là, tăng cường phối hợp giữa Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân
dân và Bộ Tư pháp trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán Tòa án
nhân dân
Trong thời gian qua, giữa Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân các
cấp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương và
Bộ tư pháp đã có một số hoạt động phối hợp trong công tác tuyển chọn học
viên được đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán Tòa án nhân dân; xây dựng nội dung
chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu tham khảo; tổ chức việc học tập cho
học viên... Tuy vậy, nhiều hoạt động chưa có cơ chế phối hợp chính thức nên
sự phối hợp chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.
Nhằm tăng cường hơn nữa sự phối hợp công tác đào tạo, bồi dưỡng các
chức danh tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
và Bộ Tư pháp cần phối hợp ban hành văn bản liên tịch về công tác đào tạo,
bồi dưỡng nhằm tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong tất cả các khâu:
xây dựng chương trình, chuẩn bị chương trình, tài liệu; tuyển sinh; quản lý
học viên; tổ chức thực tập; đánh giá điều kiện tốt nghiệp; điều động giảng
viên tham gia giảng dạy.
4.3.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá thẩm phán tòa án nhân dân
Để đảm bảo hoạt động của tòa án nhân dân các cấp và đội ngũ thẩm
phán hoạt động có hiệu quả hơn, kịp thời phát hiện những yếu kém, những
hành vi vi phạm pháp luật của thẩm phán, đội ngũ cán bộ, công chức ngành
146
tòa án nhân dân thì lãnh đạo các cơ quan tòa án, các đơn vị tòa án nhân dân
phải không ngừng đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá thẩm phán. Đây là điều
quan trọng quyết định đến sự thành công trong công tác xây dựng đội ngũ
thẩm phán và nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở CHDCND
Lào. Việc kiểm tra, đánh giá đối với thẩm phán vừa là yêu cầu có tính pháp lý
theo các quy định của pháp luật, vừa là yêu cầu có tính đạo đức, nhân văn
nhằm kịp thời đôn đốc, nhắc nhở đối với thẩm phán trong thực thi hoạt động
công vụ. Đồng thời, thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng có thể tìm
hiểu, nắm bắt được điều kiện, hoàn cảnh và các yếu tố thuộc về cá nhân ảnh
hưởng đến quá trình công tác của thẩm phán nhằm kịp thời đưa ra các biện
pháp tác động, giải quyết, đảm bảo hoạt động của thẩm phán và tòa án nhân
dân các cấp được thực hiện một cách hiệu lực, hiệu quả.
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với thẩm phán tòa án nhân dân
trong thời gian tới cần đảm bảo theo một số nguyên tắc và định hướng sau đây:
Thứ nhất, cần dựa trên các quan điểm trong Chiến lược cải cách tư pháp
đến 2020 trong đó phải hướng đến trực tiếp phục vụ cho nâng cao chất lượng
thẩm phán trên mọi phương diện, bao gồm: sức khỏe, trình độ năng lực, kỹ
năng thực thi công vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ...
Thứ hai, hoạt động kiểm tra, đánh giá đối với thẩm phán tòa án nhân dân
phải bao gồm cả phát hiện các dấu hiệu vi phạm cũng như các yếu tố tích cực
trong hoạt động thực thi công vụ của thẩm phán nhằm ngăn chặn, khắc phục,
xử lý hậu quả tiêu cực, đồng thời có cơ chế khuyến khích, mở rộng các tác
động tích cực nhằm nâng cao chất lượng thẩm phán và hiệu quả hoạt động
của ngành tòa án nhân dân.
Thứ ba, cần nghiên cứu, tổ chức nhiều phương thứ kiểm tra, đánh giá
khác nhau và báo cáo tác động, hiệu quả của từng phương thức trong việc làm
147
thay đổi chất lượng thẩm phán, cũng như tinh thần, thái độ, năng suất làm
việc của đội ngũ thẩm phán.
Thứ tư, hoạt động kiểm tra, đánh giá thẩm phán tòa án nhân dân phải
đảm bảo tính trung thực, khách quan, phải tạo ra động lực khuyến khích tinh
thần hăng say trong thực thi công vụ của người thẩm phán.
4.3.6. Hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với thẩm phán tòa án
nhân dân
Xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với thẩm phán
tòa án nhân là một nội dung lớn trong chương trình cải cách công vụ, công
chức và cải cách tư pháp được tiến hành trong giai đoạn hiện nay ở CHDCND
Lào.
Biện pháp này nhằm vào quyền lợi của thẩm phán khi công tác trong cơ
quan tòa án nhân dân các cấp. Do đó, có ảnh hưởng trực tiếp và được thẩm
phán tòa án nhân dân quan tâm.
Cần phải xác định lại mức lương tương xứng với thành tích, công trạng
và dựa trên ngạch bậc thẩm phán chứ không chỉ căn cứ vào thâm niên công
tác và ngạch bậc công tác như hiện nay. Đồng thời, cần xóa bỏ hình thức xác
định tiền lương dựa trên bằng cấp, trình độ vì bằng cấp không phải lúc nào
cũng phản ánh chính xác năng lực làm việc của thẩm phán.
Đồng thời, cần có các chế độ đãi ngộ cao đối với những thẩm phán khi
thực thi công vụ trong những vụ án lớn, có nhiều tình tiết phức tạp, những vụ
án hình sự nghiêm trọng. Đặc biệt, cần có những phần thưởng tương xứng cho
các thẩm phán có đóng góp tích cực trong việc tham gia xét xử các vụ án lớn,
đem lại những tác động tích cực trong đời sống xã hội, làm giảm nguy cơ gia
tăng tội phạm trên mọi lĩnh vực.
148
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân là một trong những
nhiệm vụ cấp thiết, một nội dung quan trọng trong chương trình cải cách tư
pháp mà Đảng và Nhà nước Lào quan tâm đặc biệt nhằm trực tiếp góp phần
xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào, phục vụ cho các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong những giai đoạn tới.
Việc nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân cần được thực hiện
dựa trên các quan điểm, nguyên tắc của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đưa
ra, đồng thời bám sát các phương hướng thực hiện của Nhà nước Lào. Với
các giải pháp cụ thể như hoàn thiện thể chế quản lý công chức ngành tòa án
nhân dân, xây dựng đội ngũ thẩm phán có bản lĩnh chính trị và trình độ
chuyên môn cao, trẻ hóa đội ngũ thẩm phán hay đổi mới công tác đào tạo, bồi
dưỡng, kiểm tra, dánh gia, hoàn thiện chế độ đãi ngộ đối với thẩm phán... sẽ
góp một phần quan trọng trong hiện thực hóa việc nâng cao chất lượng thẩm
phán tòa án nhân dân trong những năm tới đây.
149
KẾT LUẬN
Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự phát triển, trong đó, đội ngũ cán bộ, công chức là lực
lượng nòng cốt, cần được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng
một cách hợp lý, khoa học, phục vụ tốt nhất cho công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước Lào ngày càng tiến bộ, văn minh, tiến nhanh, tiến chắc ngang
tầm khu vực và quốc tế, sớm đưa Lào ra khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu.
Để hoàn thành một cách tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đòi hỏi mỗi cán bộ,
công chức phải có năng lực phù hợp. Năng lực thực thi công vụ của cán bộ,
công chức đã được các nhà nghiên cứu đề cập trong các công trình nghiên cứu
khoa học dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Nhưng dù dưới góc độ nào,
các tác giả đều đi đến một nhận định chung là trong bối cảnh của thời đại, khi
mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển, tốc độ toàn cầu hóa gia tăng
nhanh chóng và tri thức khoa học ngày càng được bổ sung mạnh mẽ thì năng
lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức cũng phải được nâng lên ở mức
tương xứng để hoàn thành nhiệm vụ quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của
đất nước.
Riêng với ngành tòa án nhân dân ở Lào, vấn đề chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức nói chung, chất lượng thẩm phán càng trở nên bức thiết hơn
hết. Điều này xuất phát từ đặc thù phát triển kinh tế - xã hội của Lào trong
giai đoạn hiện nay, khi mà hệ thống pháp luật còn chưa đảm bảo tính đồng bộ
và đầy đủ, bộ máy thực hiện quyền tư pháp quốc gia còn chưa được tổ chức
hoàn bị, trong lúc tốc độ hội nhập gia tăng một cách nhanh chóng, các chủ thể
kinh tế - xã hội không ngừng lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để trục lợi một
cách trái pháp luật. Với chất lượng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân như
hiện nay, công tác quản lý nhà nước về tư pháp tỏ ra kém hiệu lực, hiệu quả,
150
gây nên những thiệt hại không nhỏ cho lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.
Đó là vấn đề cơ bản, cốt yếu khi nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân của thực
trạng quản lý nhà nước còn nhiều bất cập như hiện nay.
Góp phần vào những nghiên cứu cơ bản với mục đích thúc đẩy công tác
cán bộ, cũng như chính sách đào tạo, bồi dưỡng, không ngừng nâng cao chất
lượng cán bộ, công chức ngành tòa án nhân dân nói chung và thẩm phán tòa
án nhân dân ở Lào nói riêng, Luận án chỉ ra những vấn đề cơ bản còn tồn tại,
hạn chế về chất lượng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân và những nguyên
nhân cơ bản, trực tiếp đưa đến thực trạng đó. Những nội dung được Luận án
trình bày là sự nghiên cứu, đối chiếu, so sánh giữa những vấn đề có tính lý
luận với thực tiễn kinh tế - xã hội ở nước CHDCND Lào giai đoạn tiến hành
mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện đổi mới trên nhiều lĩnh
vực đời sống.
Các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
ngành tòa án nhân dân được Luận án trình bày có tính cách hệ thống và được
chọn lọc một cách có cân nhắc về tính khả thi và phù hợp điều kiện thực tiễn
ở Lào, cụ thể là thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói
chung và bộ máy tòa án nhân dân từ trung ương đến địa phương nói riêng.
Đào tạo, bồi dưỡng là công việc có vai trò then chốt, chủ đạo để thực
hiện nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân. Song, công tác
đào tạo, bồi dưỡng cần được tiến hành phù hợp với từng giai đoạn phát triển
sao cho vừa đảm bảo được đội ngũ thẩm phán đáp ứng được đòi hỏi của thực
tiễn trước mắt, vừa đảm bảo đội ngũ kế cận, chuẩn bị cho những bước phát
triển trong tương lai, mang tầm chiến lược, xuyên suốt.
Nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân cũng không thể tiến
hành một cách thành công mà không có những chính sách đãi ngộ hợp lý
151
trong điều kiện mức sống trung bình của cả nước Lào còn thấp, đời sống của
người dân nói chung, của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng còn gặp nhiều
khó khăn. Đồng thời, các cơ quan chủ quản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cần tạo điều kiện tối đa cho cán bộ, công chức không ngừng học tập, nâng cao
kiến thức, hiểu biết chuyên môn cũng như kinh nghiệm công tác.
Nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần phải tập trung giải quyết. Trong đó, việc
tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách xây dựng và quản lý từ việc quy hoạch,
tạo nguồn, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đến việc giải quyết chế độ đãi
ngộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để tạo ra hành lang pháp lý và môi
trường thuận lợi để thu hút và nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân
dân. Qua đó, không ngừng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt
động quản lý nhà nước của ngành tòa án nhân dân nước CHDCND Lào.
152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Khamphanh SOPHABMIXAY, Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
Thẩm phán Tòa án nhân ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Tạp chí Quản
lý Nhà nước, số 234, tháng 7/2015, trang 96-99
2. Khamphanh SOPHABMIXAY, Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thẩm
phán ở một số nước trên thế giới, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 242, tháng
3/2016, trang 114-116
3. Khamphanh SOPHABMIXAY, Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá chất
lượng thẩm phán Tòa án nhân dân Lào, Tạp chí: Giáo dục, số 231, tháng
1/2015, trang 181-183
153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I- Tiếng Việt
1. Các Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995, t.1;
2. Các Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995, t.6;
3. Lê Cẩm, Nguyễn Ngọc Chí, Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây
dựng nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004;
4. Ngô Thành Can, “Chất lượng cán bộ, công chức: Tốt đẹp phô ra, xấu
xa”, Bài đăng ngày 13/10/2008;
5. Ngô Thành Can, “Đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Hà Nội, Tháng 8/2010, Số 175;
6. Lương Thanh Cường, “Một số vấn đề lý luận về chế định pháp luật cộng
vụ, công chức”, (Sách chuyên khảo), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà
Nội, 2011;
7. Nguyễn Đăng Dung, Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Nxb.
Tư pháp, Hà Nội, 2004;
8. Vũ Ngọc Dương, Hội đồng liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á
(AIPA) – Vị trí, vai trò và triển vọng trong cộng đồng ASEAN, Tạp chí
Luật học số 7/2016;
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội, 02/6/2005;
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2007, tập 54;
154
11. Tô Tử Hạ, “Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
hiện nay”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;
12. Tô Tử Hạ, Một số giải pháp để xây dựng đội ngũ công chức hành chính
nhà nước hiện nay, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Hà Nội, 5/2003;
13. Trần Quốc Hải, Đổi mới và hoàn thiện tiêu chuẩn công chức trong giai
đoạn hiện nay, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Hà Nội, 4/2003;
14. Phạm Hồng Hạnh, Cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật của Liên minh
Châu Âu và kinh nghiệm đối với ASEAN, Tạp chí Luật học, số 9/2016;
15. Nguyễn Ngọc Hiến, Các giải pháp thúc đẩy cái cách hành chính ở Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001;
16. Học viện Hành chính Quốc gia, “Hành chính công”, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2003;
17. Học viện Hành chính Quốc gia, Hành chính công, Nxb. Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, 2006;
18. Học viện Hành chính Quốc gia, Lý luận hành chính nhà nước, Tập bài
giảng, Hà Nội, 2012;
19. Học viện Hành chính Quốc gia, Về nền hành chính nhà nước Việt Nam:
Những kinh nghiệm xây dựng và phát triển, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội, 1996;
20. Trần Thị Lê, Rèn đức, luyện tài của cán bộ, công chức theo tư tường Hồ
Chí Minh, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Hà Nội, Tháng 12/2011, Số 191;
21. Lê-nin, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, t.24;
22. Lê-nin, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, t.39;
155
23. Nguyễn Hải Ninh, Cải cách tư pháp ở Canada, Trung Quốc và Nhật Bản,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1/2008;
24. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5;
25. Hồ Chí Minh, Về xây dựng Đảng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980;
26. Hoàng Phê (Ch.b), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội,
2010;
27. Bùi Đình Phong: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, Hà
Nội, 2002;
28. Phỏng Vấn Nhà Quản Lý, “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức là cải
gốc của cải cách hành chính”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Hà Nội, Tháng
6/2011, Số 185;
29. Thang Văn Phúc (Chủ biên), Cải cách hành chính nhà nước – Thực trạng,
nguyên nhân và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001;
30. Thang Văn Phúc, Những định hướng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức nhà nước theo yêu cầu cải cách hành chính tổng thể,
Tạp chí Tổ chức nhà nước, Hà Nội, 2001;
31. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (Chủ biên): “Cơ sở lý luận và
thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005;
32. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật số 22/2008/QH12 về Cán bộ,
công chức, Hà Nội, ngày 13/11/2008;
33. Võ Kim Sơn, “Đổi mới tư duy về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức”,
Tạp chí Quản lý Nhà nước, Hà Nội, Tháng 8/2010, Số 175;
156
34. Nguyễn Phương Thảo, Quy định về tiêu chuẩn và tuyển chọn thẩm phán ở
một số nước, 23/5/2014.
35. Phạm Tất Thắng, “Những đổi mới trong quy chế đánh giá cán bộ, công
chức”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Hà Nội, Tháng 8/2010, Số 175;
36. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Chủ biên): “Luận cứ khoa học cho
việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 2001;
37. Nguyễn Văn Trung, “Về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số
nước”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Hà Nội, Tháng 02/2009, Số 157;
38. Đoàn Trọng Truyến, “So sánh hành chính các nước ASEAN”, (Sách tham
khảo), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;
39. Đào Trí Úc, Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002;
40. Viện nghiên cứu Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp, Tổ chức và hoạt động
của chính quyền địa phương, Chuyên đề thông tin khoa học pháp lý, Hà
Nội, 10/2001;
41. Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2008;
42. Lê Bình Vọng, Yêu cầu cấp bách của việc đổi mới tổ chức và hoạt động
thanh tra theo hướng cải cách nền hành chính nhà nước,
43. Lương Trọng Yêm, “Cán bộ, công chức”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1997;
44. Các khái niệm về chất lượng sản phẩm,
niem-ve-chat-luong-san-pham/6dc0718a, cập nhật ngày 12/2/2016;
157
45. Các quy định hiện hành về tổ chức Tòa án nhân dân, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2003;
46. Chất lượng, Wikipedia tiếng Việt,
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5t_l%C6%B0%E1%BB%A
3ng, cập nhật ngày 12/2/2016;
47. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp, ngành nghề trong tình hình mới, Nxb. Lao động – Xã
hội, Hà Nội, 2007.
48. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.
49.
89/newsid/8794/seo/Khai-niem-chung-ve-nang-luc-va-nhung-yeu-cau-
nang-luc-cua-nguoi-lanh-dao-quan-ly/Default.aspx, cập nhật: 01/12/2016;
50. cập
nhật: 01/12/2016;
II- Tiếng Lào
51. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, “Hướng dẫn
việc tổ chức thực hiện Quy định của Bộ Chính trị về việc đánh giá phân
loại cán bộ, số 358/BTCTWĐ”, ngày 2/7/2004;
52. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, “Văn kiện Hội
nghị Tổng kết công tác tổ chức, xây dựng Đảng- cán bộ toàn quốc trong
năm 2007”, Viêng Chăn, 2008;
53. Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, “Tổng kết đánh
giá về công tác tổ chức, xây dựng Đảng - Cán bộ năm 2003”, Viêng
Chăn, 2003;
158
54. Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, “Nghị quyết số 113/BCT về
tăng cường công tác tổ chức, xây dựng Đảng - Cán bộ trong điều kiện
mới”, Viêng Chăn, ngày 17/11/2003;
55. Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, “Về công tác quản lý cán
bộ”, Quy định số 02/BCT, Viêng Chăn, ngày 17/10/2006;
56. Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, “Về đánh giá phân loại cán
bộ”, Quy định số 01/BCT, Viêng Chăn, ngày 07/7/2003;
57. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo Chuyên đề nghiệp vụ tư pháp
năm 2013, Viêng Chăn, 12/12/2013;
58. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nước CHDCND Lào, Quyết định số
23/QĐ Quy định bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân ở địa phương,
Viêng Chăn, ngày 22/6/2006;
59. Chính phủ nước CHDCND Lào, Nghị định số 77/NĐ-CP Về cán bộ trong
bộ máy nhà nước CHDCND Lào, Viêng Chăn, ngày 11/01/2003;
60. Chính phủ nước CHDCND Lào, Nghị định số 82/NĐ-CP Về điều lệ công
chức nước CHDCND Lào, Viêng Chăn, ngày 19/5/2003;
61. Chính phủ nước CHDCND Lào, “Quy chế công chức CHDCND Lào”,
Nghị định số 82, Viêng Chăn, ngày 19/05/2003;
62. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII”, Nxb. Nhà nước, Viêng Chăn, 2001;
63. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII”, Nxb. Nhà nước, Viêng Chăn, 2006;
64. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX”, Nxb. Nhà nước, Viêng Chăn, 2011;
159
65. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nghị quyết số 24/NQ-TW Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa VIII Về Chương trình cải cách tư
pháp giai đoạn 2010 – 2020, Viêng Chăn, ngày 04/6/2009;
66. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Văn kiện đại hội lần thứ IV, V,VI,
VII,VIII, IX, Nxb. Quốc gia Lào, Viêng Chăn, 2011;
67. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nghị quyết số 12/NQ-TW Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa V Về cải cách nền hành chính
quốc gia Lào, Viêng Chăn, ngày 12/12/1994;
68. Đẹt Ám Nạt Sít Thi Phon, “Tăng cường bồi dưỡng chính trị cho cán bộ
viên Đảng trong TAND Tối cao là sự cần thiết khách quan”, Tạp chí Xây
dựng Đảng NDCM Lào, Viêng Chăn, 2013, Số 141;
69. Kay Xỏn Phôm Vi Hản, “Toàn tập”, Nxb. Nước CHDCND Lào, Viêng
Chăn, 1985, t.1;
70. Kay Xỏn Phôm Vi Hản, “Toàn tập”, Nxb. Nước CHDCND Lào, Viêng
Chăn, 1985, t.3;
71. Kay Xỏn Phôm Vi Han, 30 năm trong cuộc đấu tranh dưới ngọn cờ thắng
lợi của Đảng (Nhân dân Cách mạng Lào), Tạp chí Alunmai, Viêng
Chawnn, 1985, số 01;
72. Nylaxay Tayphakhanh: “Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ công
chức lãnh đạo cấp huyện ở tỉnh Chăm Pa Sắc nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào”, Luận văn, Tp.HCM, 2010;
73. Phện Xạ Vẳn Công Chăn Đi: “Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo chủ
chốt cấp huyện ở tỉnh Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
trong thời kỳ đổi mới”, Luận văn, Hà Nội, 2000;
160
74. Quốc hội nước CHDCND Lào, “Hiến pháp nước CHDCND Lào”, năm
2003;
75. Quốc hội nước CHDCND Lào, “Luật Tòa án Nhân dân”, Lào, 2003;
76. Quốc hội nước CHDCND Lào, “Luật Tòa án Nhân dân”, Lào, 2009;
77. Quốc hội nước CHDCND Lào, Hiến pháp, Viêng Chăn, 14/8/1991;
78. Quốc hội nước CHDCND Lào, Hiến pháp, Viêng Chăn, 2003;
79. Quốc hội nước CHDCND Lào, Luật số 32/PSA về Tòa án nhân dân,
Viêng Chăn, 23/12/1989;
80. Quốc hội nước CHDCND Lào, Luật số 05/PSA về sửa đổi Luật Tòa án
nhân dân, Viêng Chăn, 21/10/2003;
81. Quốc hội nước CHDCND Lào, Luật số 09/PSA về sửa đổi Luật Tòa án
nhân dân, Viêng Chăn, 16/11/2009;
82. Say Ya Sít Su Phan La Đẹt,“Củng cố kiểu cách làm việc của cán bộ -
Đảng viên đề đáp ứng yêu cầu của trách nhiệm chính trị trong thời kỳ
mới”, Tạp chí Alunmai, Viêng Chăn, 2013, Số 02;
83. Sin Na Khon Đoang Ban Đít,“Quan điểm và vai trò của chất lượng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo-quản lý ở nước CHDCND Lào”, Tạp chí Xây dựng
Đảng (NDCM Lào), Viêng Chăn, 2013, Số 138;
84. Thong Phút Sim Ma,“Một số giải pháp đề nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức tổ chức”, Tạp chí Xây dựng Đảng (NDCM Lào),
Viêng Chăn, 2013, Số 136;
85. Tạp chí của cơ quan tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
số đặc biệt năm 2002;
86. Tạp chí Alun May số đặc biệt năm 2004;
161
87. Tòa án nhân dân tối cao nước CHDCND Lào, “Công văn về lễ kỷ niệm 30
năm ngày tổ chức Tòa án nhân dân Lào”, Viêng Chăn, 2012;
88. Toà án nhân dân tối cao nước CHDCND Lào (2014), “Báo cáo kết quả tổ
chức và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xét xử hệ thống Toà án nhân
dân năm 2013”, Số 09/TATC/BC ngày 16/01/2014;
89. Toà án nhân dân tối cao nước CHDCND Lào (2015), “Tình hình tổ chức
và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xét xử hệ thống Toà án nhân dân năm
2014”, Số 15/TATC/BC ngày 19/01/2015;
90. Toà án nhân dân tối cao nước CHDCND Lào (2016), “Tình hình tổ chức
và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xét xử hệ thống Toà án nhân dân năm
2015”, Số 11/TATC/BC ngày 18/01/2016;
91. Toà án nhân dân tối cao nước CHDCND Lào (2016), “Báo cáo sơ kết tổ
chức và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xét xử hệ thống Toà án nhân
dân 06 tháng đầu năm 2016”, Số 58/TATC/BC ngày 21/07/2016;
92. Vongsavan Xaynhavong, “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ
công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, Luận án, Hà Nội, 2013;
93. Xaynha Xonophokham: “Nâng cao năng lực hoạt động QLNN của đội
ngũ công chức chính quyền thành phố Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào”, Luận văn, Hà Nội, 2004.
162
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT
CHẤT LƯỢNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN
Dành cho cán bộ, công chức các cơ quan toà án nhân dân
Kính thưa ông/bà, để đánh giá một cách khách quan, chính xác nhằm
góp phần đánh giá đúng thực trạng, từ đó nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ thẩm phán toà án nhân dân, chúng tôi
đang tiến hành một cuộc khảo sát về vấn đề này. Chúng tôi rất mong được
lắng nghe ý kiến của ông/bà để hoàn thành được khảo sát này. Do vậy, xin
ông bà vui lòng cho biết ý kiến của ông/bà bằng việc trả lời một số câu hỏi cụ
thể mà chúng tôi đưa ra sau đây:
Câu hỏi số 01. Ông/bà đánh giá mức độ đồng đều về chất lượng
thẩm phán toà án nhân dân hiện nay như thế nào?
Rất cao
Khá cao
Trung bình
Thấp
Câu hỏi số 02. Theo ông/bà, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ của thẩm phán toà án nhân dân hiện nay nhìn chung đang ở mức độ
nào?
Rất cao
Khá cao
Trung bình
163
Thấp
Câu hỏi số 03. Theo ông/bà, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ của thẩm phán đang có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện xét xử ở
mức độ nào?
Rất cao
Khá cao
Trung bình
Thấp
Câu hỏi số 04. Ông/bà đánh giá những vướng mắc, lúng túng trong
toàn bộ quá trình tố tụng, xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc của thẩm
phán diễn ra ở mức độ nào?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Rất hiếm khi
Chưa bao giờ
Câu hỏi số 05. Theo ông/bà, nguyên nhân nào là chủ yếu tạo nên
những vướng mắc, lúng túng trong toàn bộ quá trình tố tụng, xét xử, giải
quyết các vụ án, vụ việc của thẩm phán (nếu có)?
Do trình độ, kỹ năng chưa cao
Do ảnh hưởng tâm lý
Do áp lực công việc căng thẳng
Do chất lượng môi trường làm việc không đảm bảo (không gian chật
hẹp, tiếng ồn, nóng bức...)
164
Câu hỏi số 06. Ông/bà đánh giá việc thực hiện nguyên tắc độc lập,
chỉ tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử, giải quyết các vụ án, vụ
việc của thẩm phán ở mức độ nào?
Rất tốt
Khá tốt
Trung bình
Chưa đạt yêu cầu
Câu hỏi số 07. Theo ông/bà, các kỹ năng của thẩm phán toà án nhân
dân hiện nay đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ ở mức độ nào?
Đáp ứng đầy đủ yêu cầu
Đáp ứng cơ bản yêu cầu
Đáp ứng một số yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Câu hỏi số 08. Ông/bà đánh giá kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án, vụ
việc của thẩm phán ở mức độ nào?
Rất tốt
Khá tốt
Trung bình
Chưa đạt yêu cầu
Câu hỏi số 09. Ông/bà đánh giá kỹ năng thu thập, xác minh chứng
cứ vụ án, vụ việc của thẩm phán ở mức độ nào?
Rất tốt
Khá tốt
165
Trung bình
Chưa đạt yêu cầu
Câu hỏi số 10. Ông/bà đánh giá kỹ năng xét hỏi, xét xử của thẩm
phán ở mức độ nào?
Rất tốt
Khá tốt
Trung bình
Chưa đạt yêu cầu
Câu hỏi số 11. Ông/bà đánh giá kỹ năng chủ toạ trong tranh luận tại
phiên toà của thẩm phán ở mức độ nào?
Rất tốt
Khá tốt
Trung bình
Chưa đạt yêu cầu
Câu hỏi số 12. Ông/bà đánh giá kỹ năng trong quá trình nghị án,
tuyên án của thẩm phán ở mức độ nào?
Rất tốt
Khá tốt
Trung bình
Chưa đạt yêu cầu
Câu hỏi số 13. Ông/bà đánh giá kỹ năng giao tiếp trong quá trình
thực hiện tố tụng của thẩm phán ở mức độ nào?
Rất tốt
166
Khá tốt
Trung bình
Chưa đạt yêu cầu
Câu hỏi số 14. Ông/bà đánh giá mức độ ảnh hưởng của kiểm sát
viên, luật sư bào chữa, bị can, bị cáo đối với thẩm phán như thế nào?
Rất cao
Khá cao
Trung bình
Thấp
Câu hỏi số 15. Ông/bà đánh giá phẩm chất chính trị của thẩm phán
toà án nhân dân hiện nay ở mức độ nào?
Rất cao
Khá cao
Trung bình
Thấp
Câu hỏi số 16. Ông/bà đánh giá đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán
toà án nhân dân hiện nay ở mức độ nào?
Rất cao
Khá cao
Trung bình
Thấp
Câu hỏi số 17. Theo ông/bà, thẩm phán toà án nhân dân có biểu hiện
nhận hối lộ, chạy án trong quá trình tố tụng hay không?
167
Có (Xin mời trả lời tiếp câu hỏi số 17a)
Không (Xin mời chuyển sang câu hỏi số 18)
Câu hỏi số 17a. Theo ông/bà, mức độ nhận hối lộ, chạy án của thẩm
phán toà án nhân dân như thế nào?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Rất hiếm khi
Câu hỏi số 18. Ông/bà đánh giá lối sống, phẩm chất đạo đức cá nhân
của thẩm phán toà án nhân dân hiện nay đang ở mức nào?
Rất cao
Khá cao
Trung bình
Thấp
Câu hỏi số 19. Ông/bà đánh giá sức khoẻ, thể chất của thẩm phán
toà án nhân dân hiện nay đang ở mức nào?
Rất cao
Khá cao
Trung bình
Thấp
Câu hỏi số 20. Ông/bà đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về sức
khoẻ, thể chất của thẩm phán toà án nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ
như thế nào?
Rất cao
168
Khá cao
Trung bình
Thấp
Câu hỏi số 21. Ông/bà đánh giá kết quả, hiệu quả thực thi công vụ
của thẩm phán toà án nhân dân đáp ứng yêu cầu ở mức độ nào?
Rất cao
Khá cao
Trung bình
Thấp
Xin trân trọng cảm ơn ông/bà!
Nếu có thể, xin ông/bà vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân của
ông/bà và những ý kiến khác của ông/bà:
Họ tên: ................................................................. Tuổi: ............................
Chức vụ/bộ phận chuyên môn: ...................................................................
Những ý kiến đóng góp khác không có trong phiếu khảo sát này:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
169
PHỤ LỤC 2
PHIẾU TỔNG HỢP Ý KIẾN KHẢO SÁT
CHẤT LƯỢNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN
Đối tượng khảo sát: Thẩm phán, Thư ký toà án và công chức thuộc bộ
máy giúp việc các cơ quan toà án nhân dân
Địa điểm khảo sát: 1) Toà án nhân dân tối cao: 20 phiếu; 2) Toà án
nhân dân miền Bắc: 20 phiếu; 3) 02 Toà án nhân dân cấp tỉnh: 60 phiếu; 4)
04 Toà án nhân cấp khu vực: 200 phiếu
Tổng số phiếu khảo sát: 300 phiếu = 100%
Câu hỏi số 01. Ông/bà đánh giá mức độ đồng đều về chất lượng
thẩm phán toà án nhân dân hiện nay như thế nào?
Rất cao Khá cao Trung bình Thấp
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
33 11 215 71,67 47 15,67 05 1,66
Câu hỏi số 02. Theo ông/bà, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ của thẩm phán toà án nhân dân hiện nay nhìn chung đang ở mức độ
nào?
Rất cao Khá cao Trung bình Thấp
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
29 9,67 251 83,67 20 6,66 0 0
170
Câu hỏi số 03. Theo ông/bà, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ của thẩm phán đang có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện xét xử ở
mức độ nào?
Rất cao Khá cao Trung bình Thấp
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
45 15 201 67 16 5,33 38 12,67
Câu hỏi số 04. Ông/bà đánh giá những vướng mắc, lúng túng trong
toàn bộ quá trình tố tụng, xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc của thẩm
phán diễn ra ở mức độ nào?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất hiếm khi Chưa bao giờ
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
08 2,67 90 30 105 35 97 32,33
Câu hỏi số 05. Theo ông/bà, nguyên nhân nào là chủ yếu tạo nên
những vướng mắc, lúng túng trong toàn bộ quá trình tố tụng, xét xử, giải
quyết các vụ án, vụ việc của thẩm phán (nếu có)?
Do chất lượng
Do trình độ, kỹ Do ảnh hưởng Do áp lực công môi trường làm
năng chưa cao tâm lý việc căng thẳng việc không đảm
bảo
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
132 44 08 2,67 81 27 79 26,33
171
Câu hỏi số 06. Ông/bà đánh giá việc thực hiện nguyên tắc độc lập,
chỉ tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử, giải quyết các vụ án, vụ
việc của thẩm phán ở mức độ nào?
Rất tốt Khá tốt Trung bình Chưa đạt yêu cầu
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
58 19,33 184 61,33 32 10,67 26 8,67
Câu hỏi số 07. Theo ông/bà, các kỹ năng của thẩm phán toà án nhân
dân hiện nay đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ ở mức độ nào?
Đáp ứng đầy đủ Đáp ứng cơ bản Đáp ứng một số
Chưa đạt yêu cầu
yêu cầu yêu cầu yêu cầu
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
76 25,33 181 60,33 24 8 19 6,34
Câu hỏi số 08. Ông/bà đánh giá kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án, vụ
việc của thẩm phán ở mức độ nào?
Rất tốt Khá tốt Trung bình Chưa đạt yêu cầu
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
64 21,33 197 65,67 36 12 03 1
172
Câu hỏi số 09. Ông/bà đánh giá kỹ năng thu thập, xác minh chứng
cứ vụ án, vụ việc của thẩm phán ở mức độ nào?
Rất tốt Khá tốt Trung bình Chưa đạt yêu cầu
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
52 17,33 142 47,33 101 33,67 05 1,67
Câu hỏi số 10. Ông/bà đánh giá kỹ năng xét hỏi, xét xử của thẩm
phán ở mức độ nào?
Rất tốt Khá tốt Trung bình Chưa đạt yêu cầu
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
58 19,33 179 59,67 50 16,67 13 4,33
Câu hỏi số 11. Ông/bà đánh giá kỹ năng chủ toạ trong tranh luận tại
phiên toà của thẩm phán ở mức độ nào?
Rất tốt Khá tốt Trung bình Chưa đạt yêu cầu
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
91 30,33 127 42,33 76 25,34 06 2
173
Câu hỏi số 12. Ông/bà đánh giá kỹ năng trong quá trình nghị án,
tuyên án của thẩm phán ở mức độ nào?
Rất tốt Khá tốt Trung bình Chưa đạt yêu cầu
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
77 25,67 154 51,33 67 22,33 02 0,67
Câu hỏi số 13. Ông/bà đánh giá kỹ năng giao tiếp trong quá trình
thực hiện tố tụng của thẩm phán ở mức độ nào?
Rất tốt Khá tốt Trung bình Chưa đạt yêu cầu
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
94 31,33 156 52 47 15,67 03 1
Câu hỏi số 14. Ông/bà đánh giá mức độ ảnh hưởng của kiểm sát
viên, luật sư bào chữa, bị can, bị cáo đối với thẩm phán như thế nào?
Rất cao Khá cao Trung bình Thấp
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
26 8,67 46 15,33 13 4,33 215 71,67
174
Câu hỏi số 15. Ông/bà đánh giá phẩm chất chính trị của thẩm phán
toà án nhân dân hiện nay ở mức độ nào?
Rất cao Khá cao Trung bình Thấp
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
55 18,33 214 71,33 31 10,34 0 0
Câu hỏi số 16. Ông/bà đánh giá đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán
toà án nhân dân hiện nay ở mức độ nào?
Rất cao Khá cao Trung bình Thấp
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
11 3,67 194 64,67 72 24 23 7,66
Câu hỏi số 17. Theo ông/bà, thẩm phán toà án nhân dân có biểu hiện
nhận hối lộ, chạy án trong quá trình tố tụng hay không?
Có Không
Số Số
% %
phiếu phiếu
56 18,67 244 81,33
175
Câu hỏi số 17a. Theo ông/bà, mức độ nhận hối lộ, chạy án của thẩm
phán toà án nhân dân như thế nào?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất hiếm khi
Số Số Số
% % %
phiếu phiếu phiếu
05/300 1,67 34/300 11,33 17 5,67
Câu hỏi số 18. Ông/bà đánh giá lối sống, phẩm chất đạo đức cá nhân
của thẩm phán toà án nhân dân hiện nay đang ở mức nào?
Rất cao Khá cao Trung bình Thấp
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
04 1,33 239 79,67 51 17 06 2
Câu hỏi số 19. Ông/bà đánh giá sức khoẻ, thể chất của thẩm phán
toà án nhân dân hiện nay đang ở mức nào?
Rất cao Khá cao Trung bình Thấp
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
44 14,67 244 81,33 12 4 0 0
176
Câu hỏi số 20. Ông/bà đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về sức
khoẻ, thể chất của thẩm phán toà án nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ
như thế nào?
Rất cao Khá cao Trung bình Thấp
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
82 27,33 214 71,33 04 1,34 0 0
Câu hỏi số 21. Ông/bà đánh giá kết quả, hiệu quả thực thi công vụ
của thẩm phán toà án nhân dân đáp ứng yêu cầu ở mức độ nào?
Rất cao Khá cao Trung bình Thấp
Số Số Số Số
% % % %
phiếu phiếu phiếu phiếu
07 2,33 254 84,67 14 4,67 25 8,33
177