Tranh tụng trong tố tụng hình sự có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó chính là
biểu hiện của tố tụng hình sự nói chung, thể hiện rõ nét trong giai đoạn xét xử tại
Toà và là phương tiện hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào tiến trình tố tụng
hình sự thực hiện đầy đủ và đúng đắn các chức năng của mình. Tranh tụng chính
là công cụ quan trọng nhất để xác định sự thật khách quan của vụ án. Do vậy,
bảo đảm chất lượng tranh tụng trong phiên toà nói chung và chất lượng tranh
tụng của KSV Viện kiểm sát nhân dân trong phiên toà tại phiên toà xét xử các vụ
án hình sự là nhiệm vụ đang đặt ra cấp bách hiện nay.
Chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên toà xét xử các
vụ án hình phụ thuộc nhiều yếu tố: Sự hoàn thiện của hệ thống các văn bản pháp
luật có liên quan; Năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, tinh
thần trách nhiệm của kiểm sát viên tham gia tranh tụng tại phiên toà xét xử các
vụ án hình sự; Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Viện kiểm sát; Cơ sở vật
chất, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ đối với kiểm sát viên
Luận án chỉ ra được các tiêu chí đánh giá chất lượng tranh tụng của KSV
Viện kiểm sát tại phiên toà xét xử các vụ án hình sự. Đây là cơ sở để đánh giá
thực trạng chất lượng tranh tụng của KSV, bao gồm: kỹ năng nghiên cứu hồ sơ
vụ án hình sự; kỹ năng xây dựng đề cương và tham gia thẩm vấn (xét hỏi ); kỹ
năng trình bày bản luận tội; kỹ năng tranh luận; Phương pháp đối đáp và tranh
luận của KSV tại phiên toà xét xử vụ án hình sự.
Chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong thời gian qua,
nhất là từ khi có Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về
một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, đã được chú
trọng và nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt
động thực hành quyền công tố nói chung và hoạt động tranh tụng của KSV
VKSND cấp tỉnh còn nhiều hạn chế, chất lượng tranh tụng của một số KSV tại
phiên toà chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Thực145
tiễn đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do HTPPL về TTHS
Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, những quy định về tranh tụng còn những hạn
chế; đồng thời trình độ, kỹ năng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh còn hạn
chế; v.v.
Để nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh, bên cạnh
khẳng định bảo đảm chất lượng tranh tụng của KSV VKSND tại phiên toà sơ
thẩm các vụ án hình sự phải trên cơ sở các quan điểm của Đảng về cải cách tư
pháp, từ đó, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật
liên quan đến tranh tụng của KSV; giải pháp về nâng cao năng lực tranh tụng của
KSV; các giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất; v.v. Thực
hiện các biện pháp đó phải vừa mang tính khẩn trương, vừa phải lâu dài, thuộc
trách nhiệm của nhiều cấp nhiều ngành. Có như vậy mới có thể nhanh chóng
nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên toà xét xử
sơ thẩm các vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay.
208 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của kiểm sát viên
viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
Đơn vị tính: %
Nguồn: [Phụ lục 4].
Bảng 3.1: Số lượng cán bộ viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh theo trình độ
đào tạo
Đơn vị tính: người
Năm Tiến sỹ Thạc sỹ Cử nhân Cao đẳng Trung cấp
2011 2 75 2162 13 1
2012 2 99 2227 12 3
2013 2 122 2660 11 2
2014 2 204 2705 10 1
2015 2 295 2651 4 0
2016 2 344 3095 4 0
6/2017 2 344 3095 4 0
Nguồn: [Phụ lục 4].
162
Bảng 3.2: Mức độ thuần thục các kỹ năng được sử dụng trong tranh tụng
Đơn vị tính: %
Mức độ thuần thục
Các kỹ năng được
sử dụng tranh tụng
Thành
thục
Chưa
Thành
Thục
Thiếu
kỹ năng
này
Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự 80,3 19,5 0,2
Kỹ năng trình bày bản luận tội 76,1 21,6 2,3
Kỹ năng xây dựng đề cương và tham gia
thẩm vấn xét hỏi
73,9 24,1 2
Kỹ năng tranh luận 65,9 32,4 1,7
Khả năng lắng nghe 69,4 29 1,7
Kỹ năng quan sát 69,1 28 2,9
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ 64,9 32,2 2,9
Kỹ năng đặt câu hỏi 63,9 33,8 2,3
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể 38,4 52,5 9,2
Kỹ năng đối đáp, phản bác các quan điểm
sai trái
57,3 36,9 5,7
Kỹ năng thuyết phục 52,4 43 4,4
Kỹ năng xử lý đối với các tình huống đột
xuất, bất thường
47,2 46,8 6
Kỹ năng duy trì sự tự tin 60,7 36,9 2,4
Kỹ năng từ chối giao tiếp 52 40,7 7,3
Kỹ năng ghi nhớ và đảm bảo sự nhất quán
trong trình bày các nội dung đã chuẩn bị từ
trước
66,7 29,3 4
Kỹ năng thay đổi trạng thái giao tiếp 52,8 42,3 4,9
Kỹ năng ghi nhận những điểm tương đồng 61,5 34,9 3,6
Kỹ năng sử dụng các công cụ, phương tiện
kỹ thuật hỗ trợ
43,8 51,7 4,5
Nguồn: [Phụ lục 4].
163
Bảng 3.3: Số lượng vụ án và bị cáo bị kháng nghị, hủy án, xét xử lại, và số
vụ đình chỉ vụ án
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng
Số bị cáo VKS
kháng nghị
1.148 1.390 1.217 1.382 1.391 1.413 1.212 9.153
Số bị cáo Tòa án
không chấp nhận
KC, KN giữ
nguyên án sơ
thẩm
7.703 7.864 8.258 6.997 6.633 5.897 5.168 48.520
Số bị cáo Tòa
PT hủy án để
điều tra lại
328 335 319 402 445 433 372 2.634
Số bị cáo Tòa
PT hủy án để xét
xử lại
108 106 76 128 81 67 37 603
Số bị cáo Tòa
PT hủy và đình
chỉ vụ án
5 6 1 7 8 9 26 62
Số vụ Tòa án
đình chỉ
2.718 2.634 2.964 3.311 3.034 2.882 2.699 20.242
Số bị cáo Tòa án
đình chỉ
3.473 3.549 3.981 4.441 3.916 781 3.424 23.565
Nguồn: [Phụ lục 4].
164
Bảng 3.4: Đánh giá mức độ đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà
xét xử sơ thẩm án hình sự cấp tỉnh
Đơn vị tính: %
Đảm bảo tốt
Đảm bảo một
phần
Chưa đảm bảo
Đảm bảo quyền bào
chữa của bị can, bị
cáo
77,2 22,0 0,8
Nguyên tắc suy đoán
vô tội
47,4 44,3 8,3
Bảo vệ pháp luật,
không làm oan người
vô tội, không lọt tội
phạm
68,4 29,9 1,7
Nguyên tắc xác định
sự thật vụ án
69,0 28,9 2,1
Kết quả tranh tụng là
một trong những căn
cứ để Toà án ra bản
án
98,1 0,72 1,14
Nguyên tắc pháp chế
XHCN
71,9 24,5 3,6
Tính có căn cứ và hợp
pháp
72.5 25.8 1.7
Tính khách quan,
đúng đắn
69,6 27,5 2,9
Tính thuyết phục 63,5 32,0 4,4
Nguồn: [Phụ lục 4].
165
Bảng 3.5: Đánh giá hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự của kiểm sát
viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
Đơn vị tính: %
Tất cả
KSV thực
hiện tốt
Phần
lớn KSV
thực
hiện tốt
Chỉ có
một số
KSV thực
hiện tốt
Tất cả
KSV chưa
thực hiện
tốt
Nắm vững nội dung vụ án 38 51,8 9,8 0,3
Nắm vững hành vi phạm tội của
các bị cáo
39,2 50,1 10,7 0
Nắm vững các chứng cứ buộc tội,
gỡ tội
37,1 50,1 10,7 0
Nắm vững các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
41,9 47,1 11 0
Phân tích đánh giá tổng hợp vụ án 30,9 47,6 20,8 0,7
Áp dụng các điều, khoản của
BLHS để chuẩn bị thực hành quyền
công tố và tham gia tranh tụng
40,1 48,8 11,1 0
Trích cứu đầy đủ lời khai của bị
can, của những người tham gia tố
tụng và các tài liệu, chứng cứ liên
quan
36,1 47,6 16,1 0,1
Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu
trước khi mở phiên toà
41,9 49,1 9 0
Theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung
xét hỏi của HĐXX, của người bào
chữa và ý kiến trả lời của người
được xét hỏi
37,1 46,2 16,4 0,3
Nguồn: [Phụ lục 4].
166
PHỤ LỤC 2
Hộp 1: Vụ án Đoàn Văn Vươn
Tranh luận Vụ án Đoàn Văn Vươn cùng đồng bọn bị khởi tố về tội
"Giết người" "Chống người thi hành công vụ" xảy ra tại Hải Phòng
Nội dung vụ án: Với mục đích chống đối để không phải giao lại đất, chuyển
từ vụ việc dân sự hành chính sang vụ án hình sự, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn
Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại, Đoàn Văn Vệ, Phạm Thái đã bàn bạc
làm hàng rào, trải rơm, làm mìn tự tạo, chuẩn bị súng bắn đạn hoa cải và đã sử
dụng mìn, súng bắn vào những nguời làm nhiệm vụ theo sự phân công của Uỷ
ban nhân dân huyện Tiên Lãng, hậu quả làm 07 người đang thực thi công vụ bị
thương. Các bị can nhận thức rõ việc sử dụng mìn tự tạo, súng bắn đạn hoa cải là
vũ khí, vật liệu nổ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ người khác, nhưng để
đạt được mục đích các bị can đã cố ý thực hiện hành vi giết những người thi
hành công vụ. Ngay từ khi bàn bạc, Đoàn Văn Quý đã thể hiện mong muốn giết
người qua lời nói: "bắn chết mẹ chúng nó đi" và được Vươn, Sịnh tán thành, góp
tiền mua thêm súng, chuẩn bị kỹ lưỡng việc sử dụng mìn tự tạo, súng để bắn vào
bất kỳ người nào thi hành lệnh cưỡng chế. Ý chí quyết tâm thực hiện tội phạm
đến cùng được thể hiện rõ thông qua hành vi: kích mìn nổ nhưng không đạt hiệu
quả thì tiếp tục sử dụng súng bắn, thấy có người trong tổ công tác bị trúng đạn
vẫn tiếp tục bắn nhiều phát nữa. Hậu quả chết người chưa xảy ra nằm ngoài ý
muốn của các bị can. Như vậy có đủ cơ sở xác định các bị can đã có hành vi
đồng phạm tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ
sung 2009).
Tranh tụng
1. Các bị cáo không phạm tội giết người, chỉ phạm tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy định tại Điều 95 BLHS
1999 (sửa đổi, bổ sung 2009)
- Lập luận của Luật sư đưa ra:
167
+ Bị cáo Vươn bỏ ra nhiều công sức để cải tạo khu đất bồi ven biển được
Ủy ban nhân dân Huyện Tiên Lãng giao từ năm 1993, tổng cộng là 40,3ha trở
thành đầm nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế. Đến năm 2007 Ủy ban nhân dân
Huyện ra quyết định thu hồi đất là trái pháp luật đã được Thanh tra Chính phủ
kết luận, bị cáo đã khởi kiện ra tòa hành chính nhưng Tòa hành chính hai cấp
đều bênh vực Ủy ban nhân dân dẫn đến các bị cáo bức xúc kéo dài, mệt mỏi vì
khiếu kiện, đến khi có quyết định cưỡng chế đã đẩy bức xúc đến đỉnh điểm, các
bị cáo mất đất không còn nơi sản xuất, không còn chỗ ở, nên dẫn đến việc các bị
cáo chống lại đoàn cưỡng chế hậu quả làm bị thương nhiều người. Chính các
hành vi trái pháp luật của Ủy ban nhân dân như quyết định cưỡng chế, thu hồi
đất là nguyên nhân khiến các bị cáo bị kích động mạnh. Vì vậy các bị cáo chỉ
phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy định
tại Điều 95 BLHS.
- KSV tranh luận:
Muốn xác định các bị cáo phạm tội gì trước hết phải căn cứ vào các yếu tố
cấu thành tội phạm, theo quan điểm của Luật sư thì các bị cáo phạm tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, như vậy điều đầu tiên các
Luật sư khẳng định hành vi của các bị cáo là giết người, nhưng trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh, Điều 95 BLHS quy định: "người nào giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc người thân thích của người đó thì bị
phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm"
+ Theo quan điểm của Luật sư thì khi phạm tội các bị cáo ở trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh bởi các quyết định trái pháp luật của Ủy ban nhân
dân khiến cho các bị cáo bức xúc, kéo dài, không kiềm chế được dẫn đến sử
dụng súng, mìn bắn vào lực lượng cưỡng chế. Căn cứ vào các tài liệu điều tra,
lời khai của các bị cáo thấy rằng: từ khi có các quyết định thu hồi cho đến ngày
bị cáo Vươn rút đơn kháng cáo tại Tòa án thành phố Hải Phòng, mọi hành vi, thủ
168
tục khiếu kiện của bị cáo thực hiện một cách bình thường, không có biểu hiện
nào tỏ ra bức xúc. Ngay sau khi nhận được quyết định và thông báo cưỡng chế bị
cáo vẫn bình tĩnh bàn bạc nhiều lần với các bị cáo khác về việc ngăn cản, chống
trả lực lượng cưỡng chế, phân công cho từng người thực hiện từng hành vi phù
hợp với từng thời điểm, do vậy có thể đánh giá các bị cáo thực hiện hành vi
phạm tội một cách có tính toán và bình tĩnh.
+ Điều luật quy định bị cáo bị kích động mạnh phải do hành vi trái pháp
luật nghiêm trọng của nạn nhân tuy nhiên trong vụ án này nạn nhân là những
người đang thi hành công vụ, họ chỉ làm nhiệm vụ rà phá vật liệu chất nổ, chất
cháy và bảo vệ an toàn cho lực lượng cưỡng chế, hành vi thực tế của họ tại hiện
trường không có sự xâm hại nào đến con người, tài sản của các bị cáo. Các bị
cáo đều thừa nhận nạn nhân đều là những người thi hành công vụ, không có mâu
thuẫn thù tức gì đối với các bị cáo.
Do vậy, không có cơ sở xác định nạn nhân là những người có hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng đối với bị cáo và cũng không có việc các bị cáo phạm tội
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, nên hành vi của các bị cáo không
thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 95 BLHS.
2. Các bị cáo không phạm tội giết người, chỉ phạm tội cố ý gây thương
tích theo quy định tại Điều 104 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009)
- Lập luận của Luật sư đưa ra:
Các bị cáo sử dụng mìn kích nổ bình ga, dùng súng bắn đạn hoa cải bắn
không nhằm mục đích giết người mà chỉ nhằm gây thương tích biến vụ án từ
hành chính dân sự sang vụ án hình sự, VKS truy tố các bị cáo về tội giết người là
không có căn cứ vì:
+ Nếu các bị cáo muốn giết người thì các bị cáo có thể chờ mọi người đến
sát mìn mới kích nổ chắc chắn sẽ gây hậu quả chết người;
+ Khi sử dụng súng bắn đạn hoa cải các bị cáo cho rằng súng này khi bắn sẽ
không gây chết người, thường ngày các bị cáo vẫn dùng bắn chim, hậu quả thực
169
tế chỉ bị thương 07 người, không có hậu quả chết người xảy ra.
+ Đánh giá về ý thức chủ quan dù các bị cáo có nhận thức mìn, súng khi sử
dụng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người khác nhưng các bị
cáo không mong muốn mà chỉ để mặc cho hậu quả xảy ra, đây là lỗi cố ý gián
tiếp, hậu quả đến đâu thì chịu đến đó, hậu quả những người bị hại chỉ bị thương
nên các bị cáo chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.
- kiểm sát viên tranh luận:
+ Căn cứ lời khai của các bị cáo, các bị cáo nhận thức được việc sử dụng
mìn tự tạo, súng bắn đạn hoa cải là những vũ khí nguy hiểm nếu nổ, bắn có thể
gây nguy hiểm đến tính mạng cho lực lượng cưỡng chế và ngay cả cho các bị
cáo.
+ Căn cứ kết quả giám định thì hai khẩu súng bắn đạn hoa cải bắn ở khoảng
cách khoảng 30m thì có thể gây sát thương (chết hoặc bị thương).
+ Mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra thể hiện bằng lời nói của các
bị cáo trong những lần bàn bạc: bị cáo Vươn nói phải chuyển từ tranh chấp dân
sự sang vụ án hình sự, bị cáo Quý nói - bắn chết mẹ chúng nó đi, lời khai của bị
cáo Vươn: nếu đoàn cưỡng chế tiến vào khi nổ mìn mà còn sống thì nổ súng bắn
vào lực lượng cưỡng chế.
Do vậy hành vi của các bị cáo sử dụng vũ khí nguy hiểm với ý thức mong
muốn tước đoạt tính mạng của những người tham gia cưỡng chế là phạm tội với
lỗi cố ý trực tiếp, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của các bị
cáo, vì vậy hành vi của các bị cáo phạm tội giết người.
170
Hộp 2: Vụ án Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga
Toàn cảnh vụ hoa hậu Phương Nga bị tố lừa 16,5 tỷ của ông Cao Toàn
Mỹ
Phiên tòa xét xử vụ hoa hậu Phương Nga bị tố lừa đảo 16,5 tỷ đồng của
"đại gia" Cao Toàn Mỹ đang gây chú ý của dư luận. Sau 4 ngày xét xử, rất nhiều
tình tiết vụ án được bộc lộ khiến dư luận bất ngờ.
Theo hồ sơ vụ án, năm 2014, Trương Hồ Phương Nga (Hoa hậu người Việt
tại Nga 2007) và Nguyễn Đức Thùy Dung (bạn thân) bị Viện KSND TP HCM
truy tố về hành vi chiếm đoạt của ông Cao Toàn Mỹ 16,5 tỉ đồng thông qua việc
lừa mua nhà giá rẻ. Đầu năm 2015, Nga và Dung bị bắt tạm giam.
Ngày 29-6-2017, TAND TP HCM sau nhiều ngày xét xử cho rằng vụ án có
nhiều tình tiết mới, phản bác cáo trạng truy tố Phương Nga lừa ông Cao Toàn
Mỹ 16,5 tỉ đồng, nên quyết định cho Phương Nga và Thùy Dung tại ngoại.
HĐXX cũng trả hồ sơ, yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ những tình tiết mâu
thuẫn, căn cứ buộc tội 2 cô gái.
Ngày 10-8-2017, Công an TP HCM quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn
Đức Thùy Dung.
Theo báo Công an Nhân dân, chiều 29/6, TAND TP Hồ Chí Minh đã ký
quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho hai bị cáo Trương Hồ Phương Nga
(30 tuổi và Nguyễn Đức Thùy Dung (30 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh) bị VKS truy
tố về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được tại ngoại.
Quyết định nêu, qua diễn biến vụ án tại toà, HĐXX xét thấy không cần
thiết tạm giam hai bị cáo Nga, Dung nên cho các bị cáo được tại ngoại, cấm khỏi
nơi cư trú và khi có lệnh triệu tập của toà các bị cáo phải có mặt.
Sau khi công bố quyết định cho bị hai bị cáo được tại ngoại, HĐXX tuyên
bố trả hồ sơ điều tra bổ sung những vấn đề còn mâu thuẫn trong vụ án như lời
khai của các bị cáo, bị hại, nhân chứng và những người liên quan; đồng thời cần
171
xác định thời gian tạo lập các giấy tờ nhà được Nga cho là giả...
Hoa hậu Phương Nga từ chối khai 16,5 tỷ đồng ở đâu
The Vnexpress, tại phiên tòa ngày 29/6, HĐXX dành nhiều thời gian lần
lượt thẩm vấn lại các bị cáo, nhân chứng và bị hại về các căn cứ mấu chốt của vụ
án nhưng đang bị mâu thuẫn nghiêm trọng. Hơn chục lần chủ tọa Vũ Thanh Lâm
yêu cầu Phương Nga "xác định lại một lần nữa" những nội dung về việc mua bán
nhà, mối quan hệ tình cảm với ông Mỹ.
Nga cho biết, những giấy tờ liên quan mua bán nhà đều do bà Mai Phương
làm, hoặc cô làm theo hướng dẫn của bà ta. Tất cả đều được tạo lập sau khi Nga
bị ông Mỹ tố cáo lừa đảo. Nếu lời khai của Nga là sự thật đồng nghĩa với việc cô
bị truy tố oan.
Về việc này, Nga khẳng định "Dung không hay biết".
Nga khẳng định quan hệ với ông Mỹ là tình cảm. Họ đã nhiều lần đi du lịch
nước ngoài và ở khách sạn cùng nhau. Sau khi kể tên hàng loạt địa điểm, khách
sạn hạng sang, Nga nói: "Những lần đi như vậy ông Mỹ là người đặt vé máy bay,
đều khai báo hải quan... Các chứng cứ liên quan đến mối quan hệ này bị cáo đều
đã xóa theo hướng dẫn của Mai Phương, cũng có thể còn trong máy tính".
Tuy nhiên, khi chủ tọa hỏi về số tiền 16,5 tỷ đồng nhận của ông Mỹ hiện ở
đâu, ai giữ, Phương Nga bảo lưu quan điểm từ xuyên suốt phiên tòa, chưa từng
hé lộ số tiền còn lại ở đâu. "Bị cáo xin không trình bày vấn đề này", cô nói.
Luật sư kiến nghị triệu tập điều tra viên ghi lời khai của Phương Nga
Theo Vnexpress, sáng 29/6, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xử
Trương Hồ Phương Nga (30 tuổi, Hoa hậu người Việt tại Nga) và Nguyễn Đức
Thùy Dung (bạn Nga) về cáo buộc lừa ông Cao Toàn Mỹ 16,5 tỷ đồng mua bán
nhà.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (bảo vệ Phương Nga) gửi văn bản cho HĐXX,
kiến nghị triệu tập điều tra viên ghi lời khai của Phương Nga và ông Cao Toàn
Mỹ trong quá trình điều tra. Hai biên bản được ghi cách nhau 20 ngày nhưng nội
172
dung trình tự rất giống nhau; kể cả dấu chấm, phẩy, chỉ khác ở tên người được
thẩm vấn là Nga và Mỹ. Thậm chí, trong bản ghi lời khai của Nga còn có chỗ
quên đổi tên mà ghi là "tôi (tức Mỹ)".
Luật sư kiến nghị cho bị cáo Phương Nga tại ngoại
Theo báo Tuổi trẻ, ngày 28/6, luật sư Nguyễn Văn Quynh cho biết các luật
sư bào chữa cho bị cáo Trương Hồ Phương Nga đã ký đơn kiến nghị khẩn cấp
gửi TAND TP.HCM và HĐXX, đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị
cáo Phương Nga.
Theo đó, các luật sư cho rằng, bằng những bằng chứng do các luật sư giao
nộp và các thông tin được xét hỏi công khai tại tòa cho thấy vụ án có dấu hiệu
oan sai. Trong khi đó, bị cáo Trương Hồ Phương Nga đã bị tạm giam từ ngày
19/3/2015 đến nay (2 năm 3 tháng).
Đồng thời, bị cáo Trương Hồ Phương Nga không có dấu hiệu bỏ trốn, cản
trở hoạt động điều tra hoặc cản trở việc xét xử của tòa án, do đó, việc tiếp tục
tạm giam bị cáo Nga là không cần thiết.
Các luật sư cùng kiến nghị HĐXX thay thế biện pháp "tạm giam" đối với bị
cáo Phương Nga bằng biện pháp "cấm đi khỏi nơi cư trú" nếu xét thấy cần thiết.
Trong đơn kiến nghị này, các luật sư cũng đề nghị HĐXX áp dụng biện
pháp bảo vệ người làm chứng Lữ Minh Nghĩa, ông Nguyễn Văn Yên và bà Hồ
Mai Phương (mẹ bị cáo Trương Hồ Phương Nga) bởi những người này e ngại sẽ
gặp nguy hiểm đến tính mạng và cần thiết phải bảo vệ an toàn với tư cách một
nhân chứng của vụ án.
Các luật sư cũng đề nghị HĐXX áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh đối với
bà Nguyễn Mai Phương bởi theo các luật sư, trong những ngày diễn ra phiên tòa,
bà Nguyễn Mai Phương có vai trò rất rõ trong vụ án.
Nhân chứng "bí ẩn" trả lời thẩm vấn từ phòng cách ly
Theo báo Vnexpress, chiều 27/6, nhân chứng Nguyễn Mai Phương (39 tuổi)
lần đầu xuất hiện trong phiên xử.
173
Theo yêu cầu của bà, HĐXX chấp thuận cho nhân chứng này trả lời thẩm
vấn trong phòng cách ly để đảm bảo quyền nhân thân. Do lần đầu ra tòa, HĐXX
và các luật sư liên tục hỏi bà Mai Phương về những mâu thuẫn trong lời khai của
các bị cáo, người liên quan và nhân chứng Lữ Minh Nghĩa... khiến phiên xử
căng thẳng ngay từ đầu.
Trả lời luật sư Trần Thu Nam (bảo vệ ông Cao Toàn Mỹ) về lời khai của
Dung và Nga trước đó, bà Mai Phương phủ nhận đã đưa cho 2 cô tờ giấy A4
hướng dẫn khai khi làm việc với cơ quan điều tra. "Tôi còn chẳng bao giờ làm
cho mình một văn bản nào nữa là làm cho Nga", bà nói bằng giọng chậm rãi từ
phòng cách ly.
Bà Mai Phương cũng phủ nhận đứng ra dàn xếp vụ việc hay giúp Lữ Minh
Nghĩa thông cung với người yêu trong trại giam.
Liên quan đến lời khai của Dung về việc đưa cho bà Mai Phương 200 triệu
đồng để nhờ chạy án, nhân chứng này cũng phủ nhận.
Bà Mai Phương nói chỉ là bạn bè bình thường, không thân thiết với Phương
Nga. Bà biết vụ việc của Nga là do cô nhiều lần kể rằng "có nhận tiền và làm ăn
với ông Mỹ", đã trả hết tiền cho ông này nhưng vẫn bị kiện. Vì vậy bà khuyên cô
đi kiện lại.
Nhân chứng này cũng khẳng định không biết ông Mỹ là ai cho đến khi đọc
trên báo. Bà Mai Phương khẳng định chưa từng gặp trực tiếp hay đi cà phê với
Lữ Minh Nghĩa nhưng lúc sau lại trả lời luật sư "có thì cũng chỉ gặp chưa đầy
một phút ngoài đường". Còn với Dung bà chỉ biết chứ không thân quen.
Đặc biệt, nhân chứng Nguyễn Mai Phương tố bà Hồ Mai Phương (mẹ Nga)
là người nói đưa 50 triệu đồng cho quản giáo để nhờ thông cung cho Nga và
Dung. Bà này mở đoạn ghi âm cho mọi người cùng nghe nhưng không rõ nội
dung, nói sẽ cung cấp cho tòa.
Được cho phép trả lời thẩm vấn tại tòa, bà Hồ Mai Phương phản ứng gay
gắt trước lời khai của nhân chứng Phương, cho rằng người này "bịa đặt". Bà
174
khẳng định chính nhân chứng Phương đã cung cấp cho bà 4 bức thư bằng nylon
do Dung viết khi bị giam.
Trả lời luật sư của Nga, lúc đầu bà Mai Phương thừa nhận gửi ảnh 4 bức
thư bằng nylon cho mẹ của Nga qua viber, sau đó phủ nhận và cho rằng cả hai
bên có gửi qua lại để dịch giúp mẹ Nga vì mắt bà kém "trong khi thư này chỉ đọc
được khi soi dưới ánh sáng".
Mẹ Phương Nga khẳng định không có chuyện mắt kém. Bà nhiều lần đề
nghị được giữ bức thư này nhưng Mai Phương từ chối với lý do phải mang về
cho quản giáo. Theo bà, Mai Phương còn biết hết lời khai của Nga, Dung và
Nghĩa với cơ quan điều tra.
Phiên toà sẽ tiếp tục vào ngày 29/6.
Xuất hiện bức thư viết trên nylon trong suốt
Theo báo Tri thức trực tuyến, phiên tòa ngày 27/6 chủ yếu tập trung vào
phần xét hỏi giữa luật sư của Cao Toàn Mỹ với các bị cáo Phương Nga, Thuỳ
Dung và nhân chứng Lữ Minh Nghĩa. Cả hai bên đã cung cấp thêm một số bằng
chứng mới.
Trong đó, nhân chứng Lữ Minh Nghĩa nộp lên những lá thư trên nylon
được cho là của Thuỳ Dung gửi ra khi bị giam.
Những bức thư được viết trên tấm nylon trong suốt đang thu hút sự quan
tâm của người đến dự phiên tòa, luật sư và các phóng viên.
Trong khi đó, luật sư của Cao Toàn Mỹ cũng đưa ra bằng chứng về cuộc
đối thoại giữa Phương Nga và người đàn ông tên Yên.
Áp giải nhân chứng đến phiên tòa xử hoa hậu Phương Nga
Theo báo Vnexpress, sáng 26/6, lần đầu xuất hiện tại tòa, nhân chứng Lữ
Minh Nghĩa - bạn trai của Dung, được thẩm vấn đầu tiên.
Nghĩa nhận là bạn trai sống chung với Dung suốt 4 năm, biết mối quan hệ
tình cảm của Hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ. Lời khai trái ngược
hẳn với những gì anh này khai tại cơ quan điều tra.
175
Nghĩa cho biết từng cùng bạn gái và Phương Nga đến gặp bà Mai Phương
(nhân chứng trong vụ án - người bị Phương Nga tố là dàn dựng kịch bản, cài bẫy
hoa hậu bị công an bắt). "Lần đó bà Mai Phương có dẫn theo con gái", Nghĩa
nói.
Anh này khai thấy Mai Phương đưa cho Dung và Nga tờ giấy A4 nhưng
không rõ nội dung. Trên trên đường về anh được người yêu nói chị Mai Phương
đang đứng ra dàn xếp mọi việc giúp Nga và Dung.
Nghĩa thừa nhận được Nga nhờ sao chép bản di chúc liên quan đến căn nhà
trên đường Nguyễn Trãi và giấy xác nhận di chúc này là thật, song không biết để
làm gì và có chuyện mua bán nhà hay không. Lúc đầu Nghĩa không nhớ chính
xác làm giấy tờ này vào thời gian nào, nhưng sau nhiều lần chủ tọa truy vấn anh
cho biết khoảng tháng 4-5/2014...
Khẳng định những lời khai trước đây tại cơ quan điều tra (gây bất lợi cho
Nga và Dung) là không chính xác, Nghĩa cho biết "trước khi lên cơ quan điều tra
làm việc, ông Mỹ đến gặp hướng dẫn cách khai thế nào". Ông Mỹ còn nhờ anh
đưa tên luật sư Duy - người được cho là Nga thuê để tư vấn tạo lập chứng cứ giả,
vào bản khai dù Nghĩa chưa gặp người này.
Nghĩa cho rằng đã bị ông Mỹ tác động và đe dọa. "Lúc đó anh Mỹ còn nói
tôi bảo Nga và Dung trả tiền anh ấy sẽ lo cho hai người tại ngoại", Nghĩa nói và
khẳng định với VKS thời điểm đó có người đàn ông gọi cho mình tự xưng là bạn
trai Nga và đe dọa anh.
Nguyễn Đức Thùy Dung xác nhận nội dung bạn trai nói trước tòa là sự thật.
Phương Nga được gọi thẩm vấn ngay sau đó và không còn giữ im lặng. Cô
nói nhiều lần đi nước ngoài với ông Mỹ, xác nhận toàn bộ nội dung email về
thỏa thuận tình ái phát tán trên mạng là do ông Mỹ gửi cho mình.
Giải thích về lý do im lặng trong quá trình điều tra Nga cho biết sợ khai ra
sẽ bị cơ quan điều tra hủy hết các chứng cứ.
Nga đề nghị HĐXX cho mình xem tài liệu thể hiện cô nhận tiền của Cao
176
Toàn Mỹ. Cầm văn bản trên tay, cô nói "đây là nội dung chị Mai Phương hướng
dẫn bị cáo viết" để chống lại cáo buộc lừa đảo của ông Mỹ.
Sau đó, HĐXX thông báo đã ra lệnh áp giải bà Mai Phương đến tòa.
Hai bản khai giống nhau
Theo báo Tuổi trẻ, cũng trong phiên tòa ngày 23/6, luật sư bào chữa cho
Trương Hồ Phương Nga đã cung cấp tình tiết mới cho tòa, đó là bản ghi lời khai
của người bị hại Cao Toàn Mỹ (được ghi ngày 9/9/2014) và bị cáo Trương Hồ
Phương Nga (ghi ngày 29/9/2014).
Hai bản khai này do hai người khai khác nhau, khác về thời điểm (cách
nhau 20 ngày) nhưng có những nội dung rất giống nhau.
Khi nêu bút lục này tại tòa, luật sư Phạm Công Hùng nói rằng cảm quan
của ông thì hai bản khai giống nhau đến gần như tất cả, giống cả dấu chấm, dấu
phẩy, chỉ khác nhau ở đại từ nhân xưng tôi (Mỹ) và tôi (Nga).
Nội dung bản khai này nói về quan hệ của hai người và việc mua bán nhà.
Thậm chí, trong bản ghi lời khai của bị cáo Nga còn có chỗ ghi "tôi (Mỹ)".
"Tôi cho rằng có dấu hiệu của việc sao chụp lời khai của Cao Toàn Mỹ để
đưa vào bản khai của bị cáo Nga. Cụ thể về vấn đề pháp lý, vi phạm của bản
khai này tôi sẽ nói rõ trong phần tranh luận", luật sư Hùng cho biết.
Hoa hậu Phương Nga quyết sử dụng quyền im lặng
Theo báo Tri thức trực tuyến, trong 2 ngày đầu của phiên xét xử sơ thẩm
lần hai (ngày 22/6 và 23/6) bị cáo Trương Hồ Phương Nga (30 tuổi, ngụ TP Hà
Nội), người bị cáo buộc trong vụ án lừa đảo 16,5 tỷ đồng của ông Cao Toàn Mỹ
(40 tuổi, ngụ quận 3 TP.HCM), quyết sử dụng quyền im lặng.
"Bị cáo không có nghĩa vụ phải bào chữa cho bản thân. Nhưng im lặng
không có nghĩa là đồng ý hay nhận tội, im lặng chỉ là im lặng", - Phương Nga
nói.
"Tất cả lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra trước ngày 21/9/2016 là
hoàn toàn sai sự thật. Bị cáo không tin tưởng điều tra viên, bị cáo không tin
177
VKS", hoa hậu Phương Nga nói trước vành móng ngựa.
Tuy nhiên, cô khẳng định lời khai của mình tại tòa và bản khai nhận của cô
với luật sư bào chữa cho mình đã được trình lên HĐXX là hoàn toàn chính xác.
Sáng 23/6, khi chủ tọa hỏi về mối quan hệ với Phương Nga, ông Cao Toàn
Mỹ cho biết vẫn giữ nguyên ý kiến ban đầu. Ông nói: "Giữa tôi và cô Phương
Nga là mối quan hệ bạn bè thân thiết". Tiếp đó, trong phần chất vấn, luật sư
Phạm Công Hùng nói: "Ông Mỹ, ông nói giữa ông và cô Nga có tình cảm bạn
bè". Lúc này ông Cao Toàn Mỹ giật mình, khẳng định: "Tôi không nhớ mình đã
khai báo như vậy, nhưng đó không phải là tình cảm trai gái".
Khi được HĐXX hỏi: "Trong các chuyến đi nước ngoài, có khi nào ông và
cô Nga ở khách sạn cùng nhau không?", ông Mỹ trả lời: "Có thể tôi cùng cô Nga
ở chung khách sạn nhưng không ở cùng phòng".
Tại phiên xét xử ngày 22/6, khi được HĐXX thẩm vấn, Nguyễn Đức Thùy
Dung khai giữa Cao Toàn Mỹ và Trương Hồ Phương Nga có mối quan hệ tình
cảm. "Số tiền 16,5 tỷ Nga nhận được từ ông Mỹ chính là số tiền để thực hiện hợp
đồng tình ái", Dung khai.
(Tổng hợp) [16]
178
PHỤ LỤC 3
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
Kính thưa Quý Ông/Bà!
Để đánh giá đúng thực trạng chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại các phiên tòa hình sự sơ thẩm ở Việt Nam, nhằm
đề xuất và luận chứng các giải pháp tăng cường Chất lượng tranh tụng của kiểm
sát viên VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam,
theo định hướng cải cách tư pháp đến năm 2020. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài "Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh tại phiên
tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam". Những ý kiến đóng góp của
Ông/Bà là ý kiến vô cùng quý giá đối với chúng tôi.
Xin Ông/Bà vui lòng trả lời những câu hỏi sau bằng cách đánh dấu X vào ô
thích hợp và điền thông tin vào chỗ trống ..
Thông tin ông/Bà cung cấp chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và
được ghi dưới dạng khuyết danh, được gữi bí mật.
A. ĐỊA BÀN PHÁT PHIẾU
1. Xã/Phường..
2. Huyện/Quận
3. Tỉnh/ Thành phố
B. NỘI DUNG
Câu 1. Ông/Bà đã từng tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự hay
chưa?
1. Thường xuyên tham gia
2. Thỉnh thoảng có tham gia
3. Chưa bao giờ tham gia
Câu 2. Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc thực hiện các nguyên tắc trong
hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên
tòa xét xử sơ thẩm án hình sự diễn ra tại đại phương?
179
Nguyên tắc tranh tụng Đảm
bảo
tốt
Đảm
bảo
một
phần
Chưa
đảm
bảo
1. Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo
2. Nguyên tắc suy đoán vô tội
3. Bảo vệ pháp luật, không làm oan người vô tội,
không lọt tội phạm
4. Nguyên tắc xác định sự thật vụ án
5. Kết quả tranh tụng là một trong những căn cứ để
Toà án ra bản án
6. Nguyên tắc pháp chế XHCN
7. Tính có căn cứ và hợp pháp
8. Tính khách quan, đúng đắn
9. Tính thuyết phục
Câu 3. Ông/Bà đánh giá như thế nào về thực hành các kỹ năng sau của
kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh?
Kỹ năng
Thành
thục
Chưa
thành thục
Thiếu kỹ
năng này
1. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án
hình sự
2. Kỹ năng trình bày bản luận tội
3. Kỹ năng xây dựng đề cương và
tham gia thẩm vấn (xét hỏi);
4. Kỹ năng tranh luận
5. Khả năng lắng nghe
6. Kỹ năng quan sát
7. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
8. Kỹ năng đặt câu hỏi
180
9. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể
10. Kỹ năng đối đáp, phản bác các
quan điểm sai trái
11. Kỹ năng thuyết phục
12. Kỹ năng xử lý đối với các tình
huống đột xuất, bất thường
13. Kỹ năng duy trì sự tự tin
14. Kỹ năng từ chối giao tiếp
15. Kỹ năng ghi nhớ và đảm bảo sự
nhất quán trong trình bày các nội
dung đã chuẩn bị từ trước
16. Kỹ năng thay đổi trạng thái giao
tiếp
17. Kỹ năng ghi nhận những điểm
tương đồng
18. Kỹ năng sử dụng các công cụ,
phương tiện kỹ thuật hỗ trợ.
Câu 4. Ông/Bà cho ý kiến đánh giá về hệ thống các văn bản pháp luật liên
quan đến hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự?
Có Không
1. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động
tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự có đảm bảo tính toàn
diện hay không?
2. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động
tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự có đảm bảo tính đồng
bộ hay không?
3. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động
181
tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự có đảm bảo tính phù
hợp hay không?
4. Các quy định của luật liên quan đến lĩnh vực này có cụ thể,
rõ ràng, dễ áp dụng, thực hiện hay không?
5. Các quy định pháp luật liên quan có mẫu thuẫn chồng chéo
hay không?
Câu 5. Xin Ông/Bà cho ý kiến đánh giá về hoạt động tranh tụng của kiểm
sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử án hình sự?
Được
đảm
bảo tốt
Đảm
bảo một
phần
Chưa
đảm
bảo
1. Sự bình đẳng giữa kiểm sát viên và người bào
chữa trong tranh tụng.
2. Hoạt động tranh luận giữa kiểm sát viên với
người bào chữa.
3. Tính chủ động, sáng tạo, độc lập và tự chịu
trách nhiệm của kiểm sát viên trong tranh tụng.
4. Vai trò của người bào chữa trong tranh tụng.
5. Việc kiểm sát viên cập nhật diễn biến tại phiên
toà để đánh giá, phân tích, chứng minh và đưa ra
quan điểm về vụ án.
Câu 6. Ông/Bà đánh giá như thế nào về số lượng của kiểm sát viên viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh?
Đồng ý Không
đồng ý
1. Đội ngũ kiểm sát viên có cơ cấu hợp lý so với yêu cầu,
nhiệm vụ đặt ra
2. Đội ngũ kiểm sát viên chưa có cơ cấu hợp lý so với yêu
182
cầu, nhiệm vụ đặt ra
3. viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cần tuyển thêm kiểm sát
viên
4. viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cần giảm bớt số lượng
kiểm sát viên
5. viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cần cơ cấu lại đội ngũ
kiểm sát viên
Câu 7. Ông/Bà cho ý kiến đánh giá về hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án
hình sự của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh?
Tất cả
KSV
thực
hiện tốt
Phần lớn
KSV thực
hiện tốt
Chỉ có
một số
KSV
thực hiện
tốt
Tất cả
KSV
chưa
thực
hiện tốt
1. Nắm vững nội dung vụ án
2. Nắm vững hành vi phạm tội
của các bị cáo
3. Nắm vững các chứng cứ buộc
tội, gỡ tội
4. Nắm vững các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự
5. Phân tích đánh giá tổng hợp
vụ án
6. Áp dụng các điều, khoản của
Bộ luật hình sự để chuẩn bị thực
hành quyền công tố và và tham
gia các hoạt động tranh tụng tại
phiên toà
183
7. Trích cứu đầy đủ lời khai của
bị can, của những người tham
gia tố tụng và các tài liệu, chứng
cứ liên quan đến vụ án
8. Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị
tài liệu trước khi mở phiên toà
9. Theo dõi, ghi chép đầy đủ nội
dung xét hỏi của HĐXX, của
người bào chữa và ý kiến trả lời
của người được xét hỏi để chủ
động tham gia xét hỏi làm sáng
tỏ hành vi của bị cáo, xác định
sự thật khách quan của vụ án
Câu 8. Ông/Bà đánh giá như thế nào về trình bày lời luận tội của kiểm sát
viên của viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự
diễn ra tại đại phương?
Có Không
1. Chặt chẽ, đủ cơ sở thuyết phục
2. Phân tích, đánh giá chứng cứ đầy đủ, khách quan, toàn diện
3. Phân tích nguyên nhân, điều kiện phạm tội
4. Nêu đủ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
5. Đề xuất hình phạt có phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội
của bị cáo hay không?
6. Đề xuất hình phát có phù hợp với quy định pháp luật hiện
hành không?
7. Phân tích nhân thân của bị cáo
Câu 9. Ông/Bà đánh giá như thế nào về khả năng đối đáp của kiểm sát viên
của viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự diễn
ra tại đại phương?
184
Có Không
1. Tôn trọng tính khách quan, tính tối thượng của pháp luật
2. Làm rõ tất cả những vấn đề bị cáo, luật sư và người tham gia
tố tụng đưa ra tại phiên toàn
3. Lập luận có đủ sức thuyết phục, lý lẽ có đủ sắc bén để đối
đáp hay không?
4. Nêu đủ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
5. Có bình tĩnh, tự tin trong tranh luận không?
6. Có bình đẳng, dân chủ, tôn trọng người tham gia tố tụng
không?
7. Có sử dụng ngôn từ miệt thị, thái độ cay cú, cắu gắt, quát nạt
không?
Câu 10. Ông/Bà đánh giá như thế nào về công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm
lại KSV tại viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh?
Đúng Đúng một
phần
Khôn
g
đúng
1. Các tiêu chí, tiêu chuẩn để đề bạt, bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại KSV đã rõ ràng, cụ thể
2. Công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại kiểm sát
viên diễn ra công khai, minh bạch
3. Công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại KSV cấp
tỉnh chưa chú trọng đến năng lực chuyên môn
của người được bổ nhiệm
4. Công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại KSV cấp
tỉnh chưa chú trọng đến phẩm chất đạo đức, tinh
thần trách nhiệm trong công việc của người
được bổ nhiệm
Ý kiến khác (ghi rõ)
..................................................................................................................................
185
.......................................................
Câu 11. Ông/Bà cho ý kiến đánh giá về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc
của kiểm sát viên tại viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh?
Đảm
bảo tốt
cho công
việc
Đảm
bảo
một
phần
Chưa
đảm
bảo
1. Trụ sở làm việc
2. Các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc
phát hiện, cập nhật, lưu giữ các thông tin về tội
phạm
3. Các thông tin phục vụ cho công tác nghiệp vụ
khác
4. Các phương tiện đi lại
5. Phương tiện thông tin
Câu 12: Ông (bà) vui lòng cho biết để nâng cao hiệu quả hoạt động tranh
tụng của kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình
sự chúng ta cần thực hiện những giải pháp nào sau đây? (có thể lựa chọn nhiều
phương án)
1. Đào tạo, nâng cao trình độ cho kiểm sát viên
2. Hiện đại hóa phương tiện, thiết bị phục công việc của kiểm sát viên
3. Tăng chế độ trợ cấp cho kiểm sát viên
4. Tăng cường kiểm tra của cấp trên
5. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tranh
tụng của kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án
hình sự
6. Các giải pháp khác (ghi rõ)
.................................
186
Câu 13. Ông/Bà cho ý kiến đánh giá về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng kỹ
năng tranh tụng của kiểm sát viên tại hiện nay?
Có Không
1. Nội dung có đáp ứng yêu cầu thực tế hay không?
2. Phương pháp có phù hợp hay không?
Câu 14. Theo Ông/Bà, thực tế Việt Nam hiện nay, việc tranh tụng của kiểm
sát viên VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự chủ yếu
nhằm mục đích gì?
1. Buộc tội cho bị cáo
2. Gỡi tội cho bị cáo
3. Vừa buộc tội, vừa gỡ tội cho bị cáo
C.THÔNG TIN CÁ NHÂN
Câu 15. Xin ông/ bà vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân ông/bà?
(đánh dấu X vào ô bên cạnh)
1. Gới tính của ông /bà
1. Nam 2. Nữ
2. Trình độ học vấn cao nhất ở thời điểm hiện tại
1. Có bằng thạc sỹ trở lên
2. Có bằng đại học
3. Có bằng Cao đẳng
4. Có bằng Trung cấp
5. Có bằng tốt nghiệp THPT
6. Tốt nghiệp THCS trở xuống
3. Nghề nghiệp hiện tại của ông bà
1. Là kiểm sát viên tại viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
2. Là luật sư
187
3. Là cán bộ tòa án
4. Ngề nghiệp khác
4. Số năm công tác trong nghề
1. Dưới 5 năm
2. Từ 5 đến 10 năm
3. Trên 10 năm
5. Độ tuổi hiện tại
1. Dưới 18 tuổi
2. Từ 18 đến 35 tuổi
3. Từ 35 đến 50
4. Từ 50 đến 60
5. Trên 60 tuổi
188
PHỤ LỤC 4
BÁO CÁO XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO SÁT Ý KIẾN
Câu 1. Ông/ bà đã từng tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự hay
chưa?
Số Lượng người
trả lời
Tỷ lệ (%)
Thường xuyên tham gia 652 46,7
Thỉnh thoảng có tham gia 703 50,3
Chưa bao giờ tham gia 42 3,0
Tổng 1397 100
Câu 2. Ông/ bà đánh giá như thế nào về việc thực hiện các nguyên tắc
trong hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại
phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự diễn ra tại địa phương?
Nguyên tắc tranh
tụng
Hoạt động
tranh tụng
đảm bảo tốt
nguyên tắc
này
Hoạt động
tranh tụng chỉ
đảm bảo một
phần nguyên
tắc này
Hoạt động
tranh tụng
chưa đảm bảo
nguyên tắc này
Số
người
Tỷ lệ Số
người
Tỷ lệ Số
người
Tỷ lệ
Tổng
số
người
trả lời
1 Đảm bảo quyền
bào chữa của bị
can, bị cáo
1079 77.2 307 22.0 12 0.8 1398
2 Nguyên tắc suy
đoán vô tội
662 47.4 620 44.3 116 8.3 1398
3 Bảo vệ pháp luật, 954 68.4 417 29.9 24 1.7 1395
189
không làm oan
người vô tội, không
lọt tội phạm
4 Nguyên tắc xác
định sự thật vụ án
963 69.0 403 28.9 30 2.1 1396
5 Kết quả tranh
tụng là một trong
những căn cứ để
Toà án ra bản án
808 57.8 518 37.1 72 5.2 1398
6 Nguyên tắc pháp
chế XHCN
1006 7.2 342 24.5 50 3.6 1398
7 Tính có căn cứ và
hợp pháp
1013 72.5 361 25.8 24 1.7 1398
8 Tính khách quan,
đúng đắn
973 69.6 384 27.5 41 2.9 1398
9 Tính thuyết phục 888 63.5 448 32.0 62 4.4 1398
Các ý kiến đánh giá về việc thực hiện nguyên tắc trong hoạt động tranh
tụng của kiểm sát viên cũng rất khác nhau ở các địa bàn khác nhau. Ví dụ Phần
lớn người trả lời rằng rằng hoạt động tranh tụng chưa đảm bảo nguyên tắc suy
đoán vô tội Thuộc tỉnh Lâm Đồng 27/116 người chiếm 27% ; Bắc Ninh 18/116
người chiếm 15,5% Bình Thuận 19/116 người chiếm 16% Một số tỉnh như
:Vũng Tàu và Hải Phòng không có người trả lời rằng hoạt động tranh tụng không
đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội. Hơn 80% số người của TP.HCM cho rằng
hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên
tòa sơ thẩm xét sử án hình sự đảm bảo tốt nguyên tắc suy đoán vô tội nhưng tỷ lệ
này ở Bình thuận chỉ có 25,2%; Đà Nẵng 26%; Quảng Ninh 34%...
Câu 3. Ông /bà đánh giá như thế nào về việc thực hành một số kỹ năng sau
của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi ông bà công tác?
190
Thành thục Chưa thành
thục
Thiếu kỹ
năng này
Kỹ năng
Số
người
Tỷ lệ Số
người
Tỷ lệ Số
người
Tỷ lệ
Tổng
1. Kỹ năng nghiên
cứu hồ sơ vụ án hình sự
1116 80.3 271 19.5 3 0.2 1390
2. Kỹ năng trình bày
bản luận tội
1059 76.1 301 21.6 32 2.3 1392
3. Kỹ năng xây
dựng đề cương và tham
gia thẩm vấn xét hỏi
1029 73.9 335 24.1 28 2.0 1392
4. Kỹ năng tranh
luận
917 65.9 451 32.4 24 1.7 1392
5. Khả năng lắng
nghe
966 69.4 403 29.0 23 1.7 1392
6. Kỹ năng quan sát 962 69.1 390 28.0 40 2.9 1392
7. Kỹ năng sử dụng
ngôn ngữ
904 64.9 448 32.2 40 2.9 1392
8. Kỹ năng đặt câu
hỏi
890 63.9 470 33.8 32 2.3 1392
9. Kỹ năng sử dụng
ngôn ngữ cơ thể
532 38.4 728 52.5 127 9.2 1387
10. Kỹ năng đối đáp,
phản bác các quan điểm
sai trái
798 57.3 514 36.9 80 5.7 1392
11. Kỹ năng thuyết
phục
730 52.4 599 43.0 61 4.4 1392
12. Kỹ năng xử lý đối
với các tình huống đột
xuất, bất thường
657 47.2 652 46.8 83 6.0 1392
13. Kỹ năng duy trì
sự tự tin
839 60.7 510 36.9 33 2.4 1382
14. Kỹ năng từ chối
giao tiếp
717 52.0 561 40.7 101 7.3 1379
15. Kỹ năng ghi nhớ
và đảm bảo sự nhất quán
trong trình bày các nội
dung đã chuẩn bị từ
trước
926 66.7 406 29.3 56 4.0 1388
191
16. Kỹ năng thay đổi
trạng thái giao tiếp
734 52.8 588 42.3 68 4.9 1390
17. Kỹ năng ghi nhận
những điểm tương đồng
855 61.5 485 34.9 50 3.6 1390
18. Kỹ năng sử dụng
các công cụ, phương
tiện kỹ thuật hỗ trợ,
607 43.8 717 51.7 63 4.5 1387
Câu 4. Ông/ bà cho ý kiến đánh giá về hệ thống các văn bản pháp luật liên
quan đến hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự?
Có Không
Số
người
Tỷ lệ Số
người
Tỷ lệ
Tổng
1. Hệ thống các văn bản pháp luật
liên quan đến hoạt động tranh
tụng của kiểm sát viên viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại
phiên tòa xét xử sơ thẩm án
hình sự có đảm bảo tính toàn
diện hay không?
1098 78.7 297 21.3 1395
2. Hệ thống các văn bản pháp luật
liên quan đến hoạt động tranh
tụng của kiểm sát viên viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại
phiên tòa xét xử sơ thẩm án
hình sự có đảm bảo tính đồng
bộ hay không?
1089 78.1 306 21.9 1395
3. Hệ thống các văn bản pháp luật
liên quan đến hoạt động tranh
tụng của kiểm sát viên viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại
phiên tòa xét xử sơ thẩm án
hình sự có đảm bảo tính phù
hợp hay không?
1149 82.4 246 17.6 1395
4. Các quy định của luật liên quan
đến lĩnh vực này có cụ thể, rõ
ràng, rễ áp dụng, thực hiện hay
không?
994 71.3 401 28.7 1395
192
5. Các quy định pháp luật liên
quan có mẫu thuẫn chồng chéo
hay không?
891 63.9 503 36.1 1394
Câu 5. Xin ông/ bà cho ý kiến đánh giá về hoạt động tranh tụng của kiểm
sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử án hình sự?
Được đảm
bảo tốt
Đảm bảo một
phần
Chưa đảm
bảo
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
Tổng
số
người
trả
lời
1. Sự bình đẳng
giữa kiểm sát viên và
người bào chữa trong
tranh tụng.
823 59.0 540 38.7 32 2.3 1395
2. Hoạt động tranh
luận giữa kiểm sát
viên với người bào
chữa
906 64.9 462 33.1 27 1.9 1395
3. Tính chủ động,
sáng tạo, độc lập và tự
chịu trách nhiệm của
kiểm sát viên trong
tranh tụng
793 56.8 477 34.2 125 9.0 1395
4. Vai trò của
người bào chữa trong
tranh tụng
651 46.7 660 47.3 84 6.0 1395
5. Việc kiểm sát
viên cập nhật diễn
biến tại phiên toà để
845 60.6 512 36.7 38 2.7 1395
193
đánh giá, phân tích,
chứng minh và đưa ra
quan điểm trước
những diễn biến đó
Câu 6. Ông bà đánh giá như thế nào về số lượng của kiểm sát viên viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh?
Đồng ý Không đồng ý
Số
người
Tỷ lệ
Số
người
Tỷ lệ
Tổng
Đội ngũ KSV có cơ cấu
hợp lý so với yêu cầu, nhiệm
vụ đặt ra
954 69.2 424 30.8 1378
Đội ngũ KSV chưa có
cơ cấu hợp lý so với yêu cầu,
nhiệm vụ đặt ra
535 38.8 843 61.2 1378
viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh cần tuyển thêm kiểm
sát viên
982 71.6 390 28.4 1372
viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh cần giảm bớt số
lượng kiểm sát viên
253 18.4 1124 81.6 1377
viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh cần cơ cấu lại đội
ngũ kiểm sát viên
911 66.2 466 33.8 1377
194
Câu 7. Ông/ Bà cho ý kiến đánh giá về hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án
hình sự của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh?
Tất cả KSV
thực hiện tốt
Phần lớn KSV
thực hiện tốt
Chỉ có một số
KSV thực hiện
tốt
Tất cả KSV
chưa thực
hiện tốt
Tổng
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ
lệ %
Nắm vững
Nội dung vụ
án
526 38.0 718 51.8 137 9.9 4 0.3 1385
Nắm vững
hành vi phạm
tội của các bị
cáo
547 39.2 700 50.1 149 10.7 0 0 1396
Nắm vững
các chứng cứ
buộc tội, gỡ tội
518 37.1 700 50.1 177 12.7 1 0.1 1396
Nắm vững
các tình tiết
tăng nặng,
giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự
584 41.9 656 47.1 153 11.0 0 0 1393
Phân tích
đánh giá tổng
hợp vụ án
432 30.9 664 47.6 290 20.8 10 0.7 1396
Áp dụng
các điều,
khoản của Bộ
luật hình sự để
560 40.1 681 48.8 155 11.1 0 0 1396
195
chuẩn bị thực
hành quyền
công tố và và
tham gia các
hoạt động
tranh tụng tại
phiên toà
Trích cứu
đầy đủ lời khai
của bị can, của
những người
tham gia tố
tụng và các tài
liệu, chứng cứ
liên quan đến
vụ án
504 36.1 665 47.6 225 16.1 2 0.1 1396
Nghiên cứu
hồ sơ, chuẩn bị
tài liệu trước
khi mở phiên
toà
585 41.9 686 49.1 125 9.0 0 0 1396
Theo dõi,
ghi chép đầy
đủ nội dung
xét hỏi của
HĐXX, của
người bào
chữa và ý
kiến trả lời
518 37.1 645 46.2 229 16.4 4 0.3 1396
196
của người
được xét hỏi
để chủ động
tham gia xét
hỏi làm sáng
tỏ hành vi
của bị cáo,
xác định sự
thật khách
quan của vụ
án
Câu 8. Ông/ Bà đánh giá như thế nào về trình bày lời luận tội của kiểm sát
viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa sơ thẩm án hình sự diễn ra tại
địa phương
Có Không
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
Tổng
Chặt chẽ đủ cơ sở thuyết phục 1180 84.5 216 15.5 1396
Phân tích đánh giá chứng cứ đầy đủ,
khách quan, toàn diện
1170 83.8 226 16.2 1396
Phân tích nguyên nhân, điều kiện
phạm tội
1208 86.5 188 13.5 1396
Nêu đủ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ 1189 85.4 204 14.6 1396
Đề xuất hình phạt phù hợp với tính
chất, mức độ phạm tội của bị can, bị
1186 85.0 210 15.0 1396
197
cáo
Đề xuất hình phạt phù hợp với quy
địn của pháp luật hiện hành
1235 88.5 161 11.5 1396
Phân tích nhân thân của bị cáo 1201 86.3 190 13.7 1391
Câu 9. Ông/Bà đánh giá như thế nào về khả năng đối đáp của kiểm sát viên
viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tào xét xử sơ thẩm án hình sự diễn ra
tại địa phương?
Có Không
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
Tổng
Tôn trọng tính khách quan, tính tối
thượng của Pháp luật
1254 90.5 131 9.5 1385
Làm rõ tất cả những vấn đề bị cáo,
luật sư và người tham gia tố tụng đưa
ra tại phiên tòa
1040 74.5 356 25.5 1396
Lập luận đủ sức thuyết phục 1027 73.6 369 26.4 1396
Nêu đủ tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ
1173 84.0 223 16.0 1396
Bình tĩnh tự tin trong tranh luận 1162 83.2 234 16.8 1396
Tôn trọng người tham gia tố tụng 1179 84.5 217 15.5 1396
Sử dụng ngôn từ miệt thị, thái độ
cay cú, cáu gắt, quát nạt
352 25.2 1044 74.8 1396
198
Câu 10. Ông bà đánh giá như thế nào về Công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm
lại KSV tại viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh?
Đúng
Đúng một
phần
Không đúng
Số
ngườ
i
Tỷ lệ
%
Số
ngườ
i
Tỷ lệ %
Số
ngườ
i
Tỷ lệ
%
Tổng
Các tiêu chí, tiêu chuẩn
để đề bạt, bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại KSV đã rõ ràng,
cụ thể
949 69.2 420 30.6 3 .2 1372
Công tác bổ nhiệm và
bổ nhiệm lại KSV diễn ra
công khai, minh bạch
939 68.4 414 30.2 19 1.4 1372
Công tác bổ nhiệm và
bổ nhiệm lại KSV cấp tỉnh
chưa chú trọng đến bằng
cấp, năng lực chuyên môn
của người được bổ nhiệm
337 24.7 662 48.5 365 26.8 1364
Công tác bổ nhiệm và
bổ nhiệm lại KSV cấp tỉnh
chưa chú trọng đến phẩm
chất đạo đức, tinh thần
trách nhiệm trong công
việc của người được bổ
nhiệm
321 23.4 501 36.5 550 40.1 1372
Câu 11. Ông/ bà cho ý kiến đánh giá về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc
của kiểm sát viên tại viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh?
199
Đảm bảo tốt
cho công việc
Đảm bảo một
phần
Chưa đảm
bảo
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
Tổng
Trụ sở làm việc 893 64.1 472 33.9 29 2.1 1394
Các phương tiện kỹ
thuật phục vụ cho
việc phát hiện, cập
nhật, lưu giữ các
thông tin về tội
phạm
624 44.8 706 50.7 63 4.5 1393
Các thông tin phục
vụ cho công tác
nghiệp vụ khác
643 46.2 683 49.0 67 4.8 1393
Các phương tiện đi
lại
652 46.8 656 47.1 85 6.1 1393
Phương tiện thông
tin
715 51.4 596 42.8 80 5.8 1391
Câu 12: Ông (bà) vui lòng cho biết để nâng cao hiệu quả hoạt động tranh
tụng của kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình
sự chúng ta cần thực hiện những giải pháp nào sau đây? (có thể lựa chọn nhiều
phương án)
Lựa chọn thực
hiện giải pháp
Không lựa chọn
thực hiện giải
pháp
Tổng
200
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
1. Đào tạo, nâng cao trình độ
cho kiểm sát viên
1190 88.6 153 11.4 1343
2. Hiện đại hóa phương tiện,
thiết bị phục công việc của
kiểm sát viên
944 70.3 399 29.7 1343
3. Tăng chế độ trợ cấp cho
kiểm sát viên
1004 74.8 339 25.2 1343
4. Tăng cường kiểm tra của
cấp trên
897 66.9 443 33.1 1340
5. Hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật liên quan đến
hoạt động tranh tụng của kiểm
sát viên VKSND cấp tỉnh tại
phiên tòa xét xử sơ thẩm án
hình sự
1060 79.3 276 20.7 1336
6. Các giải pháp khác (ghi rõ)
Câu 13. Ông/ bà cho ý kiến đánh giá về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng
tranh tụng cho kiểm sát viên hiện nay?
Có Không
Số người Tỷ lệ %
Số
người
Tỷ lệ
%
Tổng
Nội dung đào tạo đáp ứng
yêu cầu thực tế
1033 75.0 344 25.0 1377
201
Phương pháp đào tạo phù
hợp
1001 72.8 374 27.2 1375
Câu 14. Theo ông bà, thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc tranh tụng của
kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự chủ yếu
nhằm mục đích gì?
Lựa chọn đáp án
Không lựa chọn
đáp án
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ %
Tổng
Buộc tội cho bị cáo 561 40.8 813 59.2 1374
Gỡ tội cho bị cáo 44 3.2 1330 96.8 1374
Vừa buộc tội, vừa gỡ tội 816 59.4 558 40.6 1374
Thông tin cá nhân của người trả lời phiếu
Đặc điểm cá nhân Số người Tỷ lệ %
Nam 781 56.1
Gới tính
Nữ 611 43.9
Có bằng thạc sỹ trở lên 201 14.4
Có bằng đại học 1070 76.7
Có bằng Cao đẳng 60 4.3
Có bằng Trung cấp 23 1.6
Có bằng tốt nghiệp THPT 36 2.6
Trình độ
học vấn
Tốt nghiệp THCS trở xuống 5 .4
202
Là kiểm sát viên tại viện kiểm
sát nhân dân cấp tỉnh
508 36.6
Là luật sư 182 13.1
Là cán bộ tòa án 364 26.2
Nghề
nghiệp
hiện tại
Nghề nghiệp khác 333 24.0
Dưới 5 năm 244 17.5
Từ 5 đến 10 năm 475 34.1
Số năm
công tác
trong nghề
Trên 10 năm 673 48.3
Dưới 18 tuổi 5 .4
Từ 18 đến 35 tuổi 550 39.5
Từ 35 đến 50 575 41.3
Từ 50 đến 60 239 17.2
Độ tuổi
hiện tại
Trên 60 tuổi 24 1.7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_chat_luong_tranh_tung_cua_kiem_sat_vien_vien_kiem_sa.pdf