Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu là một phần quan trọng trong chính sách nhà
nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Lào. Đòi hỏi sự phối hợp từ hai phía: Nhà nước và
các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, Lào đã xác định rõ chiến lược xuất khẩu
là phải tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong lượng xuất khẩu các
mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Tăng cường đầu tư máy móc công nghệ chế biến chế
tạo cho các sản phẩm xuất khẩu nhằm tạo ra lượng giá trị gia tăng cao hơn, đáp ứng
ngày một tốt hơn những yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng quốc tế. Nhưng
việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Lào so với các nước còn kém xa cả về số lượng
và chất lượng, dẫn đến sức cạnh tranh của các mặt hàng Lào trên thị trường quốc tế rất
thấp. Để khắc phục vấn đề này Lào phải xác định một số mặt hàng có thể thu hút được
sự ưa thích của khách hàng, có sức cạnh tranh cao và có thể bán được trên thị trường
quốc tế, đó là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Các mặt hàng xuất khẩu chiến lược của
Lào gồm các mặt hàng mà nhiều nước có nhu cầu cao, chất lượng tốt, giá thấp có thể
bán chạy ở một số nước và thu được ngoại tệ cao như: các mặt hàng công nghệ thủ
công, nông sản, lâm sản, điện, khoáng sản.Các mặt hàng này được coi là mặt hàng
chiến lược xuất khẩu của Lào. Mặt khác các mặt hàng này có thể khai thác và sản xuất
trong nước có ưu thế thuận lợi về thiên nhiên, khí hậu, đất đai phù hợp, nhân dân chịu
khó, giá thấp. là cơ sở tốt để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
175 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống giải pháp đồng bộ trong đó xác định
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho phù hợp với điều kiện và thời điểm mang tính lịch
sử của mỗi một thời kỳ khác nhau. Để đạt được chủ trương xây dựng mặt hàng chủ
lực, CHDCND Lào cần:
Thứ nhất: Nâng cao các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bằng cách gia tăng đầu tư
cho sản xuất, chế biến: (1) Các mặt hàng nông sản: áp dụng và đẩy mạnh các giống cây
mới trong nuôi trồng. (2) Với các mặt hàng dệt may, giày dép, thủ công mĩ nghệ, sản
phẩm nhựa: tăng độ bền, chú trọng vào kiểu dáng mẫu mã. (3) Các mặt hàng điện tử:
nâng cao chất lượng chất lượng hàng bằng cách nhận chuyển giao công nghệ ở dạng
cao, qua đó tiếp thu học hỏi kinhnghiệm sản xuất và chế biến. (4) Các mặt hàng thực
phẩm chế biến: giảm thiểu tối đa và tránh sử dụng các phương pháp bảo quản có chất
nguy hại đến sức khoẻ đặc biệt là những chất cấm sử dụng; Xử lí triệt đề các chất kích
thích, các kháng sinh bơm chích trong các sản phẩm.
Thứ hai: Thực hiện tốt các giải pháp về hình thànhvà phát triển các vùng sản xuất,
trong đó có giải pháp quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh xuất khẩu; xây dựng đồng
bộ cơ sở hạ tầng về khai thác, chế biến, nhà kho, cửa cảng hàng xuất khẩu.
Thứ ba: Cung cấp các thông tin và các dự báo kịp thời cho hàng xuất khẩu chủ
lực: (1) Các thông tin về nhu cầu tiêu thụ ở mỗi thị trường; (2) Thông tin về hệ thống
pháp luật ở mỗi quốc gia, vùng, lãnh thổ mà Lào sẽ xuất khẩu hàng hoá; (3) Thông tin
về sức cạnh tranh của sản phẩm cùng loại ở mỗi thị trường; (4) Các thông tin về sự
điều chỉnh, thay đổi chính sách trong nước và quốc tế giúp cho nhà sản xuất chủ động
thích ứng với hoàn cảnh mới; (5) Dự báo về tình kinh tế- chính trị trong nước và
139
thếgiới ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và xuất khẩu; (6) Dự báo về xu hướng biến
động cơ cấu nguồn lao động; (7) Dự báo về xu hướng đầu tư trên thế giới sẽ ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất trong nước; (8) Dự báo về thay đổi của
môi trường, điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái như sự biến chuyển của khí hậu, thời tiết,
mức độ ô nhiễm môi trường để định hướng cho nhà sản xuất quan tâm hơn nữa đến
việc bảo vệ môi trường; có biện pháp đối phó với sự thay đổi của môi trường. (Như lũ
lụt, hạn hán, giông bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, chế biến và bảo
quản các sản phẩm nông sản).
Thứ tư: Lập các chợ và hội chợ trưng bày sản phẩm, theo định kì 1 năm hoặc 2
năm để giới thiệu, trưng bày sản phẩm. Đây là cách tiếp thị trực tiếp hàng hoá không
chỉ với người tiêu dùng trong nước mà cả với người tiêu dùng nước ngoài.
Thứ năm: Bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa xuất khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực phần lớn là những sản phẩm đã được khẳng định uy tín trên thị trường trong
nước và thế giới; Đẩy mạnh xuất khẩu hàng chủ lực của Lào phải đi đôi với việc bảo
vệ thương hiệu. Hiện nay, nhiều mặt hàng có thương hiệu mạnh của Làonhư cà phê
Dao bị vi phạm về nhãn hiệu và các chỉ dẫn địa lí. Cho nên nhiều sản phẩm của Lào
được đánh giá tốt nhưng người tiêu dùng nước ngoài không biết sản phẩm đó có xuất
xứ tại Lào. Vì vậy, chính sách xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cần quan tâm
đến việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá: (1) Nhà nước tăng cường công tác quản lý và
đăng ký nhãn hiệu hàng hoá; (2) Kịp thời phát hiện các hiện tượng ăn cắp, làm nhái,
làm giả nhãn hiệu hàng hoá, từ đó có biện pháp xử lý đích đáng bảo vệ lợi ích của nhà
xuất khẩu. (3) Tăng cường công tác quảng bá các sản phẩm chủ lực như đăng ký trưng
bày các sản phẩm của nước ta ở các khu riêng tại các hội chợ triển lãm quốc tế, các chợ
siêu thị lớn trên thế giới, tại các gian hàng này treo biển về chỉ dẫn địa lý như "Made in
Laos". (4) Có hướng dẫn cụ thể về thông tin sản phẩm, thời hạn sử dụng, về quy cách
trình bày bằng các ngoại ngữ khác nhau trên mỗi sản phẩm, giúp người tiêu dùng nước
ngoài dễ nhận biết và phân biệt với các sản phẩm cùng loại ở các quốc gia khác.
Thứ sáu: Phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang các thị trường tươngứng:
1) Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay là nông sản, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt
may. Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp hàng xuất
khẩu. Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hiện
140
đại, nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, khuyến
khích sản xuất hàng hóa với nguyên liệu trong nước.
2) Đối với hàng nông sản, vì là mặt hàng quan trọng và có thế mạnh trong sản
xuất, cần có những giải pháp riêng. Nhà nước xây dựng quy hoạch, chọn lựa và có
chính sách đầu tư vốn, tạo các vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng các kĩ thuật tiên
tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làm ra có năng suất cao, chất
lượng tốt, đồng đều, giá thành hạ và khối lượng lớn. Với hàng nông sản thì chủ yếu vẫn
là xuất khẩu ở dạng thô hoặc sơ chế nên giá trị xuất khẩu không cao. Nhà nước cần
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệhiện đại, nâng cao chất lượng
và mẫu mã sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, khuyến khích sản xuất hàng hóa
với nguyên liệu trong nước.
Mặt khác, các cơ quan nhà nước cần có các nghiên cứu nhằm phân loại các nhóm
mặt hàng theo tiêu chí khả năng cạnh tranh đểgiúp định hướng cho các doanh nghiệp
trong việc lựa chọn hàng hoá xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế
cũng như phù hợp với khả năng sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua
việc xây dựng chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh đối với các nhóm
mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ yếu. Xây dựng và thực hiện các đề án đẩy mạnh
xuất khẩu ngành hàng phải bảo đảm tính khả thi và phù hợp với các cam kết quốc tế
mà Lào là thành viên; phải chú trọng đến các giải pháp thúc đẩy quá trình liên kết giữa
người sản xuất nguyên liệu vớicác doanh nghiệp sản xuất.
3.4 Một số kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện chính
sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào
3.4.1 Một số điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện chính sách nhà
nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào
Hỗ trợ xuất khẩu luôn là một chủ trương kinh tế quan trọng của Đảng và Nhà
nước Lào nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nâng
cao đời sống người dân. Hoạt động hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá vào thị trường quốc tếtrở
thành một nhu cầu thiết yếu trên cơ sở phát huy những thành công, khắc phục hạn chế
cũng như nắm bắt những cơ hội và vượt qua những thách thức trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế và trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
hiện nay. Muốn vậy, thì nhà nước phải đứng vai trò đầu tầu, có những chiến lược và
chính sách phù hợp về nội dung, thời điểm và phương thức thực hiện.
141
3.4.1.1 Nhà nước cần tạo một môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh
nghiệp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho xuất khẩu
Các doanh nghiệp là đơn vị trực tiếp thực hiện việc xuất khẩu và năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp
đó. Doanh nghiệp chính là những người quyết định chủ yếu tới sự thành công hay thất
bại của họ trên thị trường ngày một cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên, doanh
nghiệp lại hoạt động dưới sự điều chỉnh của luật pháp và các chính sách của Nhà nước.
Nếu môi trường luật pháp chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, tạo ra một
môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng thì doanh nghiệp sẽ có thể phát huy được
hết lợi thế của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, nếu môi
trường luật pháp chính sách chi phối họ không có sự hỗ trợ cho xuất khẩu, môi trường
cạnh tranh không bình đẳng thì dù sức cạnh tranh của doanh nghiệp đó có tốt đến đâu
thì hiệu quả xuất khẩu cũng sẽ bị hạn chế.
Để thực hiện chủ trương này, trước hết nhà nước cần điều chỉnh hệ thống luật
pháp theo hướng thông thoáng, phù hợp với định hướng phát triển và đáp ứng được
yêu cầu hội nhập theo xu hướng tự do hoá thương mại, phù hợp với các quy định của
các tổ chức quốc tế mà Lào tham gia. Các bộ luật, quy định liên quan đến xuất khẩu
phải được rà soát chặt chẽ, nhằm loại bỏ những quy định không còn phù hợp, các quy
định chồng chéo, mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, trước hết là
trong Luật Đầu tư và Luật Thương mại. Hơn nữa, Nhà nước cũng cần nghiên cứu và
hoàn thiện một số Luật còn mới ở CHDCND Lào như Luật cạnh tranh và chống độc
quyền, Luật sở hữu trí tuệ.
Thêm vào đó, cải cách hành chính cũng là một nhu cầu hết sức bức thiết đặt ra
đối với Lào hiện nay.Mặc dù trong những năm qua, nhà nước đã có những nỗ lực đáng
kể nhưng hiệu quả cải cách hành chính ở Lào còn chưa cao. Điển hình có thể kể đến
chính sách thủ tục hành chính một cửa đã được đi vào thực hiện, với kỳ vọng sự thay
đổi lớn trong công tác hành chính nhằm tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân và các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, thay vào đó là hiện tượng “một cửa nhiều khoá” khiến cho tình hình
không được cải thiện đáng kể. Do vậy, thủ tục hành chính cần được cải thiện quyết liệt
và đồng bộ hơn, xoá bỏ các thủ tục phiền hà, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được
tự do hành nghề xuất nhập khẩu theo giấy phép kinh doanh, đẩy mạnh việc hoàn thiện
cơ chế hải quan một cửa giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí thông quan
hàng hoá.
142
3.4.1.2 Hoàn thiện chính sách tài chính
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang thị trường quốc tế, hiện nay
chiếm phần lớn vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế vốn vẫnlà khó khăn lớn
đối với họ trong việc đầu tư mở rộng quy mô và đầu tư đổi mới công nghệ sản
xuất.Mặt khác, chính vì quy mô vốn không lớn nên các doanh nghiêp xuất khẩu cũng
ít có khả năng mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu của mình. Do vậy, nhằm tháo
gỡ khó khăn nàycho các doanh nghiệp xuât khẩu hàng hoá sang thị trường quốc tế,
nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ
cho xuất khẩu. Tuy nhiên,các chính sách này phải được điều chỉnh phù hợp vớiquy
định của các tổ chức quốc tế mà CHDCND Lào tham gia cũng như các cam kết của
Lào, mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm các điều kiện tiếp cận vốn và các hình
thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương mại, từng bước thực hiện cho
vay đối với nhà nhập khẩu có kim ngạch ổn định và thị phần lớn, trước hết đối với
hàng nông sản. Hơn nữa, nhà nước nên thành lập các quỹ bảo hiểm xuất khẩu nhằm
chia sẻ rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu, khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh
xuất khẩu, thành lập các quỹ đầu tư dành cho nghiên cứu cải tạo giống cây trồng, vật
nuôi, đổi mới và chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản hàng xuất
khẩu, đầu tư đào tạo nguồn nhânlực.
Do những ưu đãi ở quỹ hỗ trợ phát triển không phù hợp với thông lệ quốc tế nên
cần sớm chuyển đổi phương hướng hỗ trợ cho doang nghiệp sang hình thức trợ cấp hợp
lệ. Trong vòng 5- 10 năm tới tín dụng hỗ trợ xuất khẩu phải thực sự tạo điều kiện
thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu phát triển, hỗ trợ co các doanh nghiệp Lào đối với các
ngành ưu thế (như nông sản, hạt tiêu, hạt điều, gạo,
hàngthủcôngmĩnghệ,hàngmâytrelá...).Tậptrungvàochuyểndịchcơcấuthịtrường nhằm tạo
thế mạnh nhất định khẳng định được chỗđứng hàng của Lào như thị trường Đông Âu
truyền thống, thị trường EU, Mỹ, NhậtBản...
Các cách trên đều chưa thật thoả đáng, vì như vậy Lào sễ tiếp tục viphạm quy
định trợ cấp của WTO. Giải pháp cho tình trạng trên như sau: (1) Đối vớinhững nhà
đầu tư đã đi vào hoạt động còn được hưởng ưu đãi, tiếp tục thực hiện ưu đãi vàtăng
mức ưu đãi gấp đôi để vừa rút ngắn thời gian ưu đãi trong khuôn
khổWTOchophépcắtbỏ,vừađảmbảoquyềnlợichonhàđầutư.(2)Đốivớinhữngnhà
143
đầutưmới, đang trong dự án xây dựng: khống chế thời gian được nhận quyền
ưuđãitrongkhuôn khổ cho phép. Số thời gian còn lại được hỗ trợ bằng hình thức
khácphùhợphơn. Sửa đổi quy định trên theo hướng chuyển đổi cách thức ưu đãi
bằnghìnhthứctrợcấpcho doanh
nghiệpvềhoạtđộngnghiêncứupháttriển,nângcấpcơsởhạtầng.
3.4.1.3Đối phó với tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu tới nước CHDCNDLào
Sáu giải pháp nêu trên của nhà nước cần được thực hiện trong mọi thời điểm
nhằm hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Lào sang
thịtrường quốc tế.Tuynhiên,trongđiềukiệnkhủnghoảngtàichínhtoàncầuđangrấtnặng nề
hiện nay thì nhà nước còn cần có các biện pháp nhằm tránh các tác động tiêu cực tới
mức tối thiểu để kinh tế đất nước không lâm vào suy thoái đồng thời tạo điều kiện phục
hồi nhanh chóng sau khi khủng hoảng đi qua. Những biện pháp này không tác động
trực tiếp tới hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu hàng nông sản của Lào,
nhưng nó có vai trò quan trọng nhằm ổn định kinh tế đất nước, giảm bớt khó khăn cho
nền kinh tế, đặc biệt là ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang thị trường
quốc tế.
Thứ nhất, đối với nhà nước, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, rà soát các
khoản tiền gửi và đầu tư của tổ chức tài chính nước ngoài, phát triển bền vững thị
trường chứng khoán... là những việc mà nhà nước cầnlàm ngay nhằm chủ động đối phó
với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới CHDCND Lào. Gói kích cầu
nội địa cần được thực hiện đúng hướng và hiệu quả, cần nghiên cứu kỹ lưỡng các lĩnh
vực được hưởng đầu tư từ gói kích cầu kinh tế của Chính Phủ, với mục tiêu đầu tư đúng
lĩnh vực; đúng doanh nghiệp để hiệu quả của gói kích cầu đạt được lớn nhất. Hơn nữa,
cần giải ngân gói kích cầu nhanh chóng để đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng, đồng thời
tiến hành giám sát kiểm tra kỹcàng các hoạt động sử dụng vốn kích cầu không để xảy ra
tình trạng tham ô, sử dụng vốn không đúng mục đích, gây thiệt hại cho nền kinhtế.
Thứ hai, với các ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu như nông nghiệp, công
nghiệp nhẹ, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu có
tác động làm giảm sức cầu hàng hoá, tuy nhiên do nguồn cung nông sản thế giới cũng
bị suy giảm nên giá nông sản sẽ giảm không nhiều. Chính vì thế, ngành cần giữ vững
sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu các hàng nông sản
chủ yếu như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều... Đồng thời cần tăng cường hiệu quả dự báo
144
thông tin thị trường để tận dụng các cơ hội thuận lợi giúp cho người nông dân và
doanh nghiệp có thể ứng phó linh hoạt hơn. Do vậy, các ngành sản xuất cần chỉ đạo
tăng cường cải thiện, kiểm tra chất lượng sản phẩm, bình ổn thị trường nguyên vật liệu
sản xuất trong nước, góp phần ổn định giá cả hàng hoá xuấtkhẩu.
3.4.2 Một số khuyến nghị với các doanhnghiệp
3.4.2.1 Tăng cường các hoạt động tìm hiểu về thị trường quốc tế và tìm kiếm các
biện pháp thâm nhập thị trường quốc tế một cách hiệuquả
Thị trường quốc tế tuy là một thị trường không còn xa lạ gì với các doanh
nghiệp xuất khẩu Lào, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có đầy đủ thông
tin một cách chính xác về thị trường này. Hiểu biết về thị trường quốc tế của các doanh
nghiệp Lào hiện vẫn còn yếu, đây chính rào cản đối với doanh nghiệp khi xuất khẩu
vào thị trường quốc tế.Để giảm rủi ro khi thâm nhập vào thị trường quốc tế đòi hỏi các
doanh nghiệp Lào phải thông hiểu về hệ thống luật pháp, hệ thống các rào cản kỹ
thuật cũng như đặc điểm thị trường quốc tế, là thị trường đa dạng và sức mua lớn, thị
trường quốc tế không chỉ dành cho những người giàu có mà còn dành cho cả những
người trung lưu và những người nghèo, đặc biệt là từ những nước mới gia nhập thị
trường quốc tế. Hơn nữa, muốn làm ăn lâu dài trong thị trường quốc tế, ngoài việc tuân
thủ mọi quy định thương mại chung của thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Lào còn
phải tìm hiểu về tập quán kinh doanh và thị hiếu người tiêu dùng. Chất lượng hàng hoá
và việc tuân thủ đầy đủ mọi điều đã cam kết là yếu tố thể hiện thiện chí và thái độ
nghiêm túc của doanh nghiệp, đây là điều kiện cho mối quan hệ hợp tác lâu dài.Trong
kinh doanh, các doanh nghiệp nước ngoài thường không muốn thay đổi các đối tác, họ
có xu hướng tìm một vài bạn hàng cố định có khả năng cung cấp nhiềuloại hàng hoá
khácnhau.
Thông tin ngày nay có thể tham khảo từ nhiều nguồn như báo chí, sách,
internet, từ các cơ quan chức năng hay do doanh nghiệp tự nghiên cứu tìm hiểu. Tuy
nhiên, vấn đề quan trọng là phải xử lý thông tin đó ra sao để có dự báo chính xác phục
vụ cho xuất khẩu của doanh nghiệp Lào. Do vậy, bên cạnh việc tiếp thu những thông
tin từ Chính phủ, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết với
các viện nghiên cứu, liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu tương đồng và đặc biệt
là tích cực chủ động trong việc khảo sát, nghiên cứu thị trường để tìm ra thông tin cho
145
riêng doanh nghiệp mình. Bởi nếu tự xây dựng được cho mình một hệ thống cơ sở dữ
liệu riêng đáng tin cậy thì đó sẽ là một lợi thế của doanh nghiệp so với các doanh
nghiệp khác và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệpđó.
Để chủ động thâm nhập thị trường quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu Lào có
thể sử dụng một số phương thức kinh doanhsau:
Thứ nhất,với các doanh nghiệp lớn: Có thể liên doanh liên kết với các công ty
thương mại hay các nhà phân phối của nước ngoài. Bằng cách này có thể thâm nhập
trực tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường quốc tế như các hệ thống siêu
thị bán lẻ, các công ty bán lẻ độclập
Thứ hai,với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Có thể liên kết với cộng đồng người
Lào tại nước ngoài. Đây là một phương án hợp tác có hiệu quả vì cộng đồng người
Lào tại nước ngoài. Theo đó hàng hoá sẽ được sản xuất trong nước và sử dụng kênh
phân phối tại thị trường quốc tế. Bằng cách này, sẽ luôn nắm bắt được sự thay đổi của
thị trường quốc tế và thâm nhập được vào các kênh phân phối nhỏ nhưng hiệu quả của
thị trường này.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức liên doanh với các đối tác
nước ngoài trong việc sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên, biện pháp
này chỉ nên sử dụng như là một biện pháp ban đầu, vì mục tiêu của các doanh nghiệp
Lào là phải phấn đấu gây dựng được uy tín và thương hiệu cho riêng mình trên thị
trường quốc tế.
3.4.2.2 Tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, công nghệ
và nâng cao tay nghề người laođộng
Trên thị trường quốc tế là một thị trường có nhiều rào cản kỹ thuật mà hàng hoá
các nước đang phát triển khó vượt qua; ngoài tiêu chí giá cả thì chất lượng cũng là
nhân tố quan trọng nhất để sản phẩm được chấp nhận trên thị trường.Mặt khác, muốn
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần sản xuất
những mặt hàng mà thị trường có nhu cầu. Do vậy, các doanh nghiệp Lào cần tăng
cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đầu tư chiều sâu để nâng cao năng
suất, chất lượng, giá trị gia tăng, đa dạng hoá sản phẩm và hạ giá thành đối với từng
mặt hàng cụthể.
146
Đầu tư vốn và thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại và đồng bộ vào
quá trình sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trước khi tiến hành
đầu tư, các doanh nghiệp cần xác định rõ các ưu thế cạnh tranh tương đối để tập trung
đầu tư vào những mặt hàng có lợi thế nhất, tránh đầu tư tràn lan, hiệu quả thấp, nghiên
cứu các đối thủ cạnh tranh để tránh những mặt hàng khó cạnh tranh hay chưa có khả
năng cạnhtranh.
Hơn nữa, doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ tiên tiến và áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng được thị trường quốc tế công nhận như tiêu chuẩn chất lượng ISO và tiêu
chuẩn HACCP.HACCP là tiêu chuẩn bắt buộc đối với tất cả hàng hoá muốn xuất khẩu
vào thị trường quốc tế và đặc biệt là đối với hàng nông sản. Vì thế, doanh nghiệp Lào
cần áp dụng hệ thống tiêu chuẩn HACCP để chứng minh chất lượng hàng hoá của
mình đi theo đúng các nguyên tắc của hệ thống phòng ngừanguy cơ này. ISO không
phải là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng bắt buộc đối với hàng hoá muốn xuất khẩu vào
thị trường quốc tế, tuy nhiên nếu doanh nghiệp nào có được chứng nhận tiêu chuẩn
chất lượng này sẽ cónhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường quốc tế hơn cũng như có
khả năng cạnh tranh hơn với các sản phẩm cùng loại không có chứng chỉnày.
3.4.2.3 Từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng hoá của Lào
Người tiêu dùng nước ngoài có xu hướng rất ưa chuộng các sản phẩm có thương
hiệu nổi tiếng. Bởi thương hiệu chính là cái tạo nên uy tín cho doanh nghiệp tức là tạo
ra lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó. Do vậy, người tiêu dùng nước
ngoài sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn hơn để mua hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng, đó
vừa là sự đảm bảo về chất lượng và còn góp phần nâng cao sự sang trọng của người sử
dụng hàng hoá đó. Tuy nhiên, hiện nay đang có thực tế là các sản phẩm của Lào xuất
khẩu sang thị trường quốc tế chủ yếu dưới hình thức gia công và do đó sẽ mang
thương hiệu của các công ty nước ngoài. Một mặt loại hình xuất khẩu gián tiếp qua
trung gian này không đem lại giá trị xuất khẩu cao, mặt khác nó còn làm cho quá trình
gây dựng thương hiệu của hàng hoá Lào càng trở nên khó khăn hơn. Người tiêu dùng
nước ngoài hiện khá ưa chuộng các sản phẩm gia công từ Lào, nhưng họ không hề biết
rằng họ đang sử dụng các sản phẩm của Lào. Các sản phẩm của Lào không ngừng được
cải thiện về chất lượng và mẫu mã, và được nhiều người tiêu dùng nước ngoài chấp
nhận và yêu thích. Đó cũng chính là cơ sở để các doanh nghiệp Lào tự tin hơn trong
147
việc gây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Hiện tại, một số doanh nghiệp Lào
cũng bước đầu xuất khẩu hàng hóa sang thị trường quốc tế, nhưng vẫn chỉ ở dạng nhỏ
lẻ và chưa đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy, mà các doanh nghiệp Lào cần có ý
thức và chiến lược nhằm xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, bởi đó mới chính
là biện pháp vững chắc nhất để các doanh nghiệp Lào thâm nhập vào thị trường quốc tế
và cũng chính là con đường mang lại hiệu quả dài hạn. Do vậy, các doanh nghiệp cần
hạn chế xuất khẩu hàng hóa qua trung gian trên cơ sở đẩy mạnh việc thâm nhập và mở
rộng kênh phân phối thông qua các văn phòng đại diện tại nước ngoài. Trực tiếp thiết
lập và gây dựng mối quan hệ với các nhà nhập khẩu nước ngoài, giảm dần gia công,
tăng cường xuất khẩu trực tiếp. Muốn làm được điều này thì doanh nghiệp cần cải tiến
mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm nhằm thu hút và tạo uy
tín dần dần với người tiêu dùng nước ngoài. Xây dựng thương hiệu là một con đường
dài và gian khó, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược dài hạn, nghiêm túc và
kiên trì thực hiện theo đúng kế hoạch đã được vạch ra.
Tuy nhiên, một vấn để được đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là vấn đề về sở
hữu trí tuệ và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Bởi không ít các nhãn hiệu được ưa chuộng
của Lào bị doanh nghiệp các nước khác đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm tại nước
họ và đương nhiên các sản phẩm của Lào sẽ không được phép mang nhãn hiệu đó nữa
nếu như không muốn bị kiện ăn cắp bản quyền.
148
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, từ thực trạng chính sách nhà nước
hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá của nước CHDCND Lào và kinh nghiệm của một số nước
trên thế giới, chương 3 đó đưa ra 4 quan điểm cơ bản về hoàn thiện chính sách nhà
nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá của nước CHDCND Lào trong điều kiện là thành viên
của WTO và phân tích khá đầy đủ những triển vọng và mục tiêu phát triển xuất khẩu
hàng hoá của Lào. Đây là định hướng quan trọng để Nhà nước, hiệp hội ngành hàng và
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nông sản đưa ra những chính sách phù hợp
hơn trong điều kiện mới.
Trong điều kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tác giả đã đưa vào
những quy định của tổ chức thương mại thế giới về các chính sách hỗ trợ xuất khẩu
hàng hóa và những cam kết của Lào khi gia nhập WTO về hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa
của chính phủ.
Trước những yêu cầu cấp thiết nhằm gia tăng xuất khẩu hàng hoá một cách bền
vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO, cần phải có những giải pháp đồng bộ, mang tính khả thi và mang lại hiệu quả
cao. Chương 3 đã đưa ra hệ thống các giải pháp mang tính quyết định đến thành công
trong việc hoàn thiện các chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Lào hiện
nay.Các giải pháp này có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau
nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Lào và đã đề xuất một số kiến nghị về
điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu
hàng hóa của nước CHDND Lào trong thời gian tới.
149
KẾT LUẬN
Xuất khẩu ở nước CHDCND Lào đã có tiến bộ và đóng góp đáng kể vào phát
triển kinh tế chung của đất nước và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là khi nền kinh tế
chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều hành, quản lý
của Nhà nước. Trong đó, chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu có một vai trò rất quan
trọng đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và phát triển nền kinh tế ở nước
CHDCND Lào trong những năm qua và đạt được những thành tựu nhất định.
Việc phân tích đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân để từ đó đưa ra
những nhóm giải pháp kinh tế hữu hiệu nhằm hoàn thiện chính sách của nhà nước hỗ
trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, là vấn đề rất quan trọng không chỉ về mặt nhận thức, lý luận mà còn có ý nghĩa về
mặt thực tiễn rất cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Lào đã tham
gia tổ chức thương mại thế giới WTO.
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những lý luận cơ bản về chính
sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa, trong đó khằng định sự cần thiết tất yếu, vai
trò và tầm quan trọng của các chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đối với
hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia. Luận án đưa ra tiêu chí đánh giá sự
thành công của một chính sách, những nhân tố trong nước và quốc tế gây ảnh hưởng
tới chính sách của chính phủ hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia. Ngoài ra
thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng
hóa của một số nước như: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam,luận án đã rút ra những
bài học kinh nghiệm bổ ích cho Lào trong quá trình hoàn thiện chính sách hỗ trợ xuất
khẩu hàng hóa.
Luận án đã phân tích và đánh giá đúng thực trạng xuất khẩu hàng hóa, sau đó
luận án đã phân tích khá sâu và chi tiết các cơ chế, chính sách và đánh giá thực trạng
các chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt trong giai đoạn trước và sau gia
nhập WTO, với mục đích là đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó tác giả cũng chỉ ra được
những kết quả, những hạn chế, tồn tại của từng chính sách trong triển khai thực hiện
Một số mặt hàng đã tạo thế mạnh xuất khẩu cho CHDCND Lào trên thị trường
các nước ASEAN nói riêng và thị trường trên thế giới nói chung như gỗ và sản phẩm từ
gỗ, điện và dệt may. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề
bức xúc trong hoạt động xuất khẩu, cần được nghiên cứu và tìm ra những giải pháp khắc
phục. Đồng thời để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu ở Lào trong thời gian tới cần phải đẩy
150
mạnh việc tăng cường đầu tư, khai thác, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sửa đổi một số chính
sách, luật pháp cho phù hợp hơn với điều kiện mới. Xuất khẩu ở nước CHDCND Lào
trong thời gian vừa qua chủ yếu vẫn vẫn tập trung vào các mặt hàng ở dạng thô chưa qua
chế biến. Hơn nữa, Lào chưa chủ động được thị trường sản xuất hàng xuất khẩu và xuất
khẩu vẫn còn dựa vào lợi thế tự nhiên, chưa bám sát thị trường xem nhu cầu thị trường
cần gì. Trong những năm tới, nếu không có các giải pháp thật sự hữu hiệu và cương
quyết nhất là tình hình kinh tế của Lào đang trên đường hòa nhập vào nền kinh tế khu
vực và thực hiện các cam kết đã ký với các nước trong khối ASEAN thì việc tiêu thụ sản
phẩm của Lào sẽ hết sức khó khăn. Các chính sách về thuế, hải quan, tài chính, tín dụng
ngân hàng chưa phù hợp cần có sự bổ sung và hoàn chỉnh hơn để từng bước phù hợp với
thông lệ quốc tế.
Dựa trên cơ sở lý luận khoa học, căn cứ vào quan điểm, mục tiêu phương
hướng phát triển trong thời gian tới. Đặc biệt trên cơ sở những cam kết của Lào sau gia
nhập WTO, luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ
trợ xuất khẩu hàng hóa và đã đề xuất một số kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải
pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDND
Làotrong thời gian tới. Các nhóm giải pháp này có tính khả thi cao, vì nó được gắn
chặt với những điều kiện cần thiết để thực hiện, phù hợp với xu thế phát triển. Các
nhóm giải pháp này cần được nghiên cứu, triển khai một cách đồng bộ để đem lại hiệu
quả cao. Luận án cũng đồng thời kiến nghị với nhà nước, bộ ngành địa phương, doanh
nghiệp và các cơ quan hữu quan khác để thực hiện hiện các chính sách hỗ trợ xuất
khẩu hàng hóa. Quá trình thay đổi chính sách là quá trình hoàn thiện chính sách, vì
vậy, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách để phù hợp với hội nhập, đặc biệt là phù hợp
với các quy định của WTO.
Trong thời gian thực hiện luận án, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu
sót và hạn chế. Vì thời gian và điều kiện hạn chế, việc đi sâu thực tế, nghiên cứu
khảo nghiệm nhằm tìm ra giải pháp thỏa đáng cho vấn đề nghiên cứu còn gặp nhiều
khó khăn. Do đó tác giả rất mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các thầy
cô Việt Nam nói chung và của trường Đại học kinh tế quốc dân để tiếp tục có thể đi
sâu nghiên cứu hơn nữa cả trên góc độ lý luận và thực tiễn.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Mai Yayongyia (2014), “Đẩy mạnh quan hệ thương mại song phương
Việt Nam – Lào”, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 24, tháng 12/2014.
2. Mai Yayongyia (2015), “Về chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của
nước CHDCND Lào”, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 04, tháng 2/2015.
3. Mai Yayongyia (2014), “Xuất khẩu bất động sản nhà ở tại chỗ của Việt
Nam và khả năng áp dụng tại Lào” Hội thảo khoa học quốc gia, kinh
doanh bất động sản – cơ hội và thách thức trong bối cảnh thị trường có
dấu hiệu phục hồi, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà nội, 2014.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG VIỆT
1. Adam Smith (1999), Của cải của dân tộc, NXB sự thật, Hà Nội
2. Ban Chấp hành Trung Ương (2010), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 –
2020, Hà Nội.
3. Bộ Thương mại – Viện nghiên cứu thương mại (2002), Một số giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
trong tiến trình hội nhập quốc tế, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Đề
tài NCKH cấp Bộ, Mã số B2004-40-41.
5. Bộ Công thương (2011), Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt
Nam thời kỳ 2011 – 2020 “Hội thảo khoa học quốc gia”.
6. Bộ Tài Chính (2004), Danh mục và thuế suất đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu,
Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội.
7. Dự án VIE/61/94 (2004), “Hỗ trợ xúc tiến Thương mại và phát triển xuất khẩu ở
Việt Nam: Mục tiêu, kết quả và hoạt động”, bài trình bày tại Hội thảo Hỗ trợ xúc
tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam: Mục tiêu, kết quả và hoạt
động ngày 15 tháng 9, Hà Nội.
8. Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết Mai đồng chủ biên (2012), Giáo trình kinh tế
quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
9. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2013), Giáo trình kinh tế thương mại, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân.
10. Đặng Thị Thúy Hà, Nguyễn Thị Diệu Chi, Trần Ngọc Thin (2010), Xuất nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam sau ba năm gia nhập WTO thực trạng và một số giải
pháp thúc đẩy, Hà Nội.
11. Đặng Minh Đức (2008), Chính sách cạnh tranh của EU. Một số tác động đến quan hệ
giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, “Đề tài khoa học cấp nhà nước”.
12. Đinh Văn Thành (2010), Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chất lượng tăng trưởng xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa”, Mã số
2007 – 78 – 012 – Viện nghiên cứu Thương mại.
13. Đinh văn Thành (2006), Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong
thương mại quốc tế, nhà xuất bản Lao động-Xã hội.
14. Đinh Văn Thành (2006), “Tìm hướng đi cho xuất khẩu cao su tự nhiênViệt Nam”,
Tạp chí Thương mại (12/2006), tr. 7-8.
15. Hoàng Minh Đường – Nguyễn Thừa Lộc (2006), “Giáo trình quản trị doanh
nghiệp thương mại” NXB Lao động – Xã hội.
16. Hiệp hội chè Việt Nam (2003), Những giải pháp nâng cao chất lượng tăng sức
cạnh tranh của sản phẩm chè Việt Nam, tài liệu hội thảo tháng 12/2003, Hà Nội.
17. Lê Hữu Thành (2009), Luận án tiến sỹ: “Sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất
khẩu chủ lực Việt Nam trong điều kiện tự do hóa thương mại”.
18. Lê Thị Anh Vân (2005), “Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB Lao động – Xã hội.
19. NEU-JICA (2003) Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập, tập II, Nhà xuất bản Thống kê.
20. Ngô Thị Tuyết Lan (2007), Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản
Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
21. Nguyên Anh Minh (2006), Nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung
Quốc giai đoạn từ 1978 đến nay và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam, “Luận án tiến
sỹ”.
22. Nguyễn Hồng Phúc (2005), Hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu tại Quỹ hỗ trợ phát
triển: Thực trạng và giải pháp, “Chuyên đề nghiên cứu khoa học”, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
23. Nguyễn Thanh Hà (2003) “Những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam sang các nước khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong giai
đoạn 2010”, Luận án tiến sỹ trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
24. Nguyễn Thị Nhiễu (2003) “Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
25. Nguyễn Thị Thúy Hồng (2012), Hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, Tr 293 – 308, “Kỷ yếu
Họi thảo quốc gia chủ đề”, Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh
trong điều kiện hiện nay, - Phối hợp giữa Đại học Đại Nam – Đại học Kinh tế Quốc
dân – Học viện Tài chính – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – Hiệp hội
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
26. Nguyên Thị Lệ Thủy, Bùi Thị Hồng Việt (2012), Giáo trình chính sách kinh tế -
xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
27. Nguyễn Duy Bột (2004), “Một số vấn đề thương mại quôc tế và phát triển thị
trường xuất khẩu của Việt Nam” NXB Thống kê, Hà Nội.
28. Nguyễn Kim Bảo (2004), Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc giai
đoạn 1992-2010, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.
29. Nguyễn Hữu Hải, Phạm Thu Lan (2008), Giáo trình hoạch định và phân tích chính
sách công, Học viện Hành Chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
30. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế
quốc Dân.
31. Phạm Thu Hương (2007), Xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam – Cơ hội và thách
thức khi gia nhập WTO.
32. Phạm Công Đoàn (2003), “Định hướng và những giải pháp cho xuất khẩu nông
sản của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tới”, tạp chí Thương mại, số
48/2003.
33. Phùng Tuấn Viết (2001), Định hướng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu của
Thành phố Đà Nẵng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội miền Trung Việt Nam,
Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu Thương mại Bộ Thương mại, Hà Nội.
34. Trần Lan Hương (2004), “Lợi thế so sánh trong quá trình công nghiệp hóa: Kinh
nghiệm Malaixia và Inđônêxia“, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới.
35. Trần Hậu, Nhân Hội nghị Cao su Đông Nam Á,Bàn về tình hình phát triển ngành
cao su Việt Nam: Khai thác hữu hiệu hơn nữa giá trị kinh tế cây cao su, giấy phép
xuất bản số 151/GP-BVHTT, Nhà in Trần Phú.
- Website:
-
-
-
-
II. TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG LÀO
36. ¨÷©-ê½-¦¾©-²ñ©-ê½-ß¾ À¦©-«½-¡ò© Œ ¦ñ¤-£ö´ Äì-¨½-ÁªÈ-¯ ó 2011 – 2020.
Á°ß-¡¾ß 5¯ ó £˜¤-êó 6 ¯ ó (2006 – 2010)
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2011 – 2020. Kế hoạch 5 năm lần
thứ sáu (2006 – 2010)
37. ®ö©-쾨-¤¾ß-¡¾ß-©¿-Àßóß¡º¤-¯ ½-§Ð´-¦½-²¾-Á¹È¤-§¾© -§Ð©-êó VII¦½-
ÃÏVIIÀ©õºß 8 ¯ ó 2014
- Báo cáo của Đại quốc hội Khóa VII lần thứ VII, tháng 8 năm 2014
38. ®ö©-쾨-¤¾ß-¯ ½-¥¿-¯ ó ¢º¤-¢½-ÁΤ-º÷©-¦¾-¹½-¡¿ Áì½ ¡¾ß-£É¾ ¯ ½-¥¿-
¯ ó 2011
- Bộ Công Thương Lào (2011), Báo cáo thường niên ngành Công thương Lào.
39. ®ö©-£íß-£¸É¾-©É¾ß-¸ò-ê½-¨¾-¦¾© ¡È¼¸-¡ñ®-êò©-꾤-¡¾ß-²ñ©-ê½-ß¾-
ª½¹ù¾©-¦òß-£É¾-µøÈ-²¾¨-Ãß Áì½ ªÈ¾¤-¯ ½-Àê©¢º¤ ¦-¯ -¯ 쾸 Äì-¨½-¯ ó
2006 -2010.
- Bài nghiên cứu khoa học về phương hướng và phát triển thị trường hàng hóa
trong nước với ngoài nước của CHDCND Lào giai đoạn 2006 -2010.
40. ¦½-«ò-ªò-¡¾ß-¥ñ©-ª˜¤-¯ ½-ªò-®ñ©-¸¼¡-¤¾ß-¡¾ß-¦‰¤-ºº¡ ¢º¤-¡½-§¸¤-º÷©-
¦¾-¹½-¡¿ Áì½ ¡¾ß-£É¾ ¯ ó 2010
- Bộ Công Thương (2010), Thống kê thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu
41. ®ö©-¦½-ÀÎó-¢º¤-ìñ©-«½-´öß-ªó-¸È¾-¡¾ß-¡½-§¸¤-¡¾ß-£É¾ ¡È¼¸-¡ñ®-¡¾ß-
¦‰¤-À¦ó´-¡¾ß-¦‰¤-ºº¡ ¦½-®ñ®-Àì¡-êó 079/¡-£, ß½-£ºß¹ù¸¤¸¼¤-¥ñß, ¸ñß-êó
18/09/2004
- Bộ trưởng Bộ Thương mại (2004), kiến nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại về
thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu số 079/TM, 18/09/2004, Viêng Chăn.
42. ¦ñß-¨¾ì½-¹¸È¾¤-ìñ©-«½-®¾ß ¦-¦ ¹¸¼©-ß¾´ Áì½ ìñ©-«½-®¾ß-Á¹È-¤ ¦-¯ -¯
쾸 ¯ ó 2003¡È¼¸-¡ñ®-¡¾ß-²ö¸-²ñß-»È¸´-´õ-꾤-©É¾ß-À¦-©-«½-¡ò©, ¸ñ©-
ê½-ß¾-ê¿, ¸ò-ê½-¨¾-¦¾© Áì½ Àªñ¡Âß-Âì-§ó, »È¾-Âߨ, ¸ñß-êó 9/1/2003
- Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam – Chính phủ nước CHDCND Lào (2003), Hiệp
định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước CH XHCN
Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào năm 2003, Hà Nội, ngày 9/1/2003.
43. -®ö©ì¾¨-¤¾ß ¨÷-©ê½-¦¾©-¡¾ß-ìö¤-êôß-Á¹È¤-§¾© Äì-¨½-¯ ó 2006-
2010Áì½ ¸ò-Ħ-êñ©-»º©-¯ ó 2020¢º¤ ¦-¯ -¯ 쾸.
- Chính phủ nước CHDCND Lào (2005), chiến lược đầu tư quốc gia giai đoạn
2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của nước CHDCND Lào, báo cáo chuyên
đề, Viêng Chăn, Lào.
44. ®ö©-쾨-¤¾ß-¢½-ÁΤ-À¦©-«½-¡ò©-Œ¡¾ß£É¾ ¢º¤-¡½-§¸¤-º÷©-¦¾-¹½-¡¿
Áì½ ¡¾ß-£É¾ Á¹È¤ ¦-¯ -¯ 쾸 Ãß-¡º¤-¯ ½-§Ð´-ù¨È--£˜¤-ê-ó IX¢º¤-²ñ¡-¯ ½-§-
¾-§öß-¯ ½-ªò-¸ñ©-쾸 (¯ ó 2009)
- Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng NDCM Lào (2011), Báo cáo
Kinh tế thương mại của Bộ Công thương Lào.
45. ®ö©-¦ñ¤-츴-Á°ß-²ñ©-ê½-ß¾-À¦©-«½-¡ò© Œ ¦ñ¤-£ö´ 5 ¯ ó £˜¤-êóVI(2006-
2010)Áì½ ¨÷©-ê½-¦¾©-¡¾ß-²ñ©-ê½-ß¾-À¦©-«½-¡ò© Œ ¦ñ¤-£ö´ 5 ¯ ó £˜¤-êó
VII (2011-2015)Áì½ »º©-¯ ó2020.
- Bộ Kế hoạch và đầu tư 2010, tổng kết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
lần thứ VI (2006-2010) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VII
(2011-2015) và đến năm 2020, Vientiane.
46. ¨÷©-ê½-¦¾©-¡¾ß-²ñ©-ê½-ß¾-¡¾ß-¦‰¤-ºº¡-¢º¤ ¦-¯ -¯ 쾸 Äì-¨½ (2010-2012).
- Bộ Công thương, Chiến lược phát triển xuất khẩu của Lào (2010-2012).
47. ¨÷©-ê½-¦¾©-²ñ©-ê½-ß¾-¡¾-ß-£É¾-ÁªÈß-š-»º© ¯ ó 2020¢º¤-¡½-§¸¤-º÷©-¦¾-
¹½-¡¿ Áì½ ¡¾ß-£É¾
- Bộ Công thương, Chiến lược phát triển thương mại của Lào từ nay đến 2020.
48. ¦½-«ò-ªò-¡¾ß-ß¿-À¢í¾ Áì½ ¦‰¤-ºº¡ ÁªÈ-¯ ó (2001-2014)¡½-§¸¤-º÷©-¦¾-¹½-¡¿
Áì½ ¡¾ß-£É¾
- Bộ Công thương (2001-2014), Thống kê xuất nhập khẩu của Lào.
49. ªó-ì¾-£¾-¦½-²¾®-À¦©-«½-¡ò© Œ ¡¾ß-£É¾ Ãß-¡º¤-¯ ½-§Ð´-¦½-²¾-Á¹¤-
§¾©-¦½-ÃÏ-êó VIII Áì½ êóIX (¯ ó 2010)
- Đại Quốc hội lần thứ VIII và thứ IX (2010), đánh giá tình hình phát triển kinh tế
- xã hội.
50. êò©-꾤 Áì½ ¡¾ß-¯ ñ®-¯ ÷¤-Á¡É-Ä¢-ª½¹ù¾©-²¾¨-Ãß Áì½ ªÈ¾¤-¯ ½-Àê©
¢º¤ ¦-¯ -¯ 쾸 Äì-¨½¯ ó 2006-2010Áì½ ¸ò-Ħ-êñ©-»º©-¯ ó 2020.
- Định hướng và giải pháp phát triển thị trường trong nước và ngoài nước của
CHDCND Lào thời kỳ 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
51. ®ö©-£íß-£¸É¾-¸ò-ê½-¨¾-¦¾©-¡È¼¸-¡ñ®-¸¼¡-¤¾ß-§Ð¡-¨øÉ-¡¾ß-°½-ìò©-
¦òß-£É¾-À-²ˆº-êö©-Áêß-»ø®-Á®®-À¦-©-«½-¡ò©, ß½-£ºß¹ù¸¤¸¼¤-¥ñß 2005.
- Nghiên cứu khoa học về việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa để thay đổi quy mô
kinh tế, Viêng Chăn 2005.
52. ©-ë. ìóÀ®ó ìó-®ö¸-¯ ¾¸ ¡¾ß-À§‡º´-¨¤-À¦©-«½-¡ò©-²¾¡-²œß¢º¤ ¦-¯ -¯ ì¾-¸,
¦½«¾-®ñß-£íß-£¸É¾-À¦-©-«½Á¹È¤-§¾©-쾸
- TS. Leeber Leebouapao, Hội nhập kinh tế khu vực của nước CHDCND Lào,
Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia Lào.
53. ®ö©-ßò-²öß-¸ò-ê½-¨¾ ¯ ½-ìóß-¨¾-Àº¡ ´½-¹¾-¸ò-ê½-¨¾-ÄìÀ¦-©«½-¡ò©Á¹È¤-
§¾© ¦-¦ ¹¸¼©-ß¾´ Áì½ ´½-¹¾-¸ò-ê½-¨¾-ÄìÁ¹È¤-§¾©ì¾¸.
- Một số luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân Việt Nam và Đại học Quốc gia
Lào.
54. À¸ñ®-ħ-ì: www.na.gov.la, www.mof.gov.la, www.moic.gov.la,
www.smepdo.com www.laogov.gov.la
III.TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG ANH
55. WTO “Statistics on antidumping” [online]. Available from:
[Accessed 15 Decem ber 2005].
56. Balassa, Bela (1965) “ Trade liberalization and “revealed” comparative
advantage”, The Manchester school of economic and social studies.
57. Discoverabroad.com (2005), “US Trade Law” [online]. Available from:
[Accessed 25 November 2005].
58. UNCTAD (2008), Doing Business (2008), Comparing regulation in 178
Economies, the Word Bank Corporation, New York and Geneva.
59. Thomas L. Wheelen (2008), Stragegic Management and Business Polocy,
Eleventh Edition.
60. Mekong Economics (2002), “A study of Trade, FDI and Labour in Vietnam” , An
input to DFID, ESCOR funded project on Globalisation, Production and Poverty:
Macro, meso and micro level studies.
61. Rodrik Dani (2004), “Industrial policy for the twenty first century”, paper
prepared for UNIDO, HARVARD University, Jonh F.Kenedy School of
Government, September.
62. Ohno, Kenichi and Nguyen Van Thuong eds (2005), Improving Vietnam’s
industrial policy, The Publishing House of Political Theory.
63. Yimaz, Akyuz (2004), “challenges facing developing countries in world trade”,
Paper presented at MPI – Asean secretariat Workshop on Globalization,
International Trade and Finance, Hanoi, March.
64. Nagai Fumio (2002), “Thailand’s Trade Policy: WTO Plus AFTA?”, Working
paper Series 1-2, No.6, March, IDE APEC Study Center.
65. Mortimore, Michael (2003), “Targeting winners: Can FDI policy help developing
countries industries industrialize?”, Oslo Workshop in May.
66. Te Structure of Policy – in Canada, G. Bruce Doem and Peter Aucoin (Toronto:
Macmillan, 1971), pp. 10-38. Tr6.
67. B. Guy Peters, American Public Policy, Promise and Performance, Cq Pr, 568
trang. Tr7.
-
-
-
-
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIÈU TRA ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH
SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
(Mẫu 1: giành cho cán bộ quản lý )
Phụ lục 1:
PHẦN I: THÔNG TIN
1. Họ tên :
2. Số điện thoại:
3. Địa chị email:
4. Đơn vị công tác hiện nay:
5. Chức vụ hiện tại:
6. Lĩnh vực quản lý:
PHẦN II:
Anh/chị vui lòng cho biết đánh giá của mình về mức độ tác động của các chính sách
hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nhà nước trong thời gian vừa qua. bằng cách đánh
dấu X vào ô thích hợp bên dưới tương ứng với 5 mức độ trong đó( từ 1 đến 5 theo
mức độ tăng dần của mức hỗ trợ )
1. Anh/chị hãy đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách thuế của nhà nước hiện nay
tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp theo thang điểm từ 1 đến 5 (
theo mức độ tăng dần của mức hỗ trợ )
2. Anh/chị hãy đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách tín dụng của nhà nước hiện
nay tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp theo thang điểm từ 1 đến
5 ( theo mức độ tăng dần của mức hỗ trợ )
4 3 2 5 1
4 3 2 5 1
3. Anh/chị hãy đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách phát triển thị trường của
nhà nước hiện nay tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp theo thang
điểm từ 1 đến 5 ( theo mức độ tăng dần của mức hỗ trợ )
4. Anh/chị hãy đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách thương nhân của nhà nước
hiện nay tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp theo thang điểm từ 1
đến 5 ( theo mức độ tăng dần của mức hỗ trợ )
5. Anh/chị hãy đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách đầu tư của nhà nước hiện
nay tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp theo thang điểm từ 1 đến
5 ( theo mức độ tăng dần của mức hỗ trợ )
6. Anh/chị hãy đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách ruộng đất của nhà nước
hiện nay tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp theo thang điểm từ 1
đến 5 ( theo mức độ tăng dần của mức hỗ trợ )
4 3 2 5 1
4 3 2 5 1
4 3 2 5 1
4 3 2 5 1
PHẦN III:Ý KIẾN KHÁC
Ngoài những nội dung nói trên anh/chị còn có ý kiến nào khác về các chính sách
nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa hiện nay vui lòng ghi rõ ở dưới
đây.................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của anh/chị
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIÈU TRA ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH
SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
(Mẫu 2: giành cho doanh nghiệp xuất khẩu )
Phụ lục 1:
PHẦN I: THÔNG TIN
1. Họ tên:
2. Số điện thoại:
3. Địa chị email:
4. Chức vụ hiện tại:
5. Tên doanh nghiệp:
Tên giao dịch ( nếu có ):
Năm bắt đầu sản xuất kinh doanh:
6. Địa chỉ doanh nghiệp:
Số điện thoại:
Số fax:
Email:
7. Trong năm 2014 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu không?
Có trị giá xuất khẩu: Không
8. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính:
9. Mặt hàng xuất khẩu chính của doanh nghiệp:
PHẦN II:
Anh/chị vui lòng cho biết đánh giá của mình về mức độ tác động của các chính sách
hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nhà nước trong thời gian vừa qua. bằng cách đánh
dấu X vào ô thích hợp bên dưới tương ứng với 5 mức độ trong đó( từ 1 đến 5 theo
mức độ tăng dần của mức hỗ trợ )
10. Anh/chị hãy đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách thuế của nhà nước
hiện nay tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp theo thang
điểm từ 1 đến 5 ( theo mức độ tăng dần của mức hỗ trợ )
11. Anh/chị hãy đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách tín dụng của nhà
nước hiện nay tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp theo
thang điểm từ 1 đến 5 ( theo mức độ tăng dần của mức hỗ trợ )
12. Anh/chị hãy đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách phát triển thị
trường của nhà nước hiện nay tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp theo thang điểm từ 1 đến 5 ( theo mức độ tăng dần của mức
hỗ trợ )
4 3 2 5 1
4 3 2 5 1
4 3 2 5 1
13. Anh/chị hãy đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách thương nhân của nhà
nước hiện nay tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp theo
thang điểm từ 1 đến 5 ( theo mức độ tăng dần của mức hỗ trợ )
14. Anh/chị hãy đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách đầu tư của nhà nước
hiện nay tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp theo thang
điểm từ 1 đến 5 ( theo mức độ tăng dần của mức hỗ trợ )
15. Anh/chị hãy đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách ruộng đất của nhà
nước hiện nay tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp theo
thang điểm từ 1 đến 5 ( theo mức độ tăng dần của mức hỗ trợ )
4 3 2 5 1
4 3 2 5 1
4 3 2 5 1
PHẦN III: Ý KIẾN KHÁC
Ngoài những nội dung nói trên anh/chị còn có ý kiến nào khác về các chính sách
nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa hiện nay vui lòng ghi rõ ở dưới
đây.................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của anh/chị