Về cơ bản, trong thời gian qua, NHNN Lào đã thực hiện chính sách thắt chặt
tiền tệ một cách khôn ngoan để tăng cung tiền phù hợp với tốc độ tăng của nền kinh tế,
góp phần ổn định tỷ lệ lạm phát và giá trị của đồng Kíp. Trong năm tài chính 2010 –
2011, lượng cung tiền M2 tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Lý do của sự gia tăng
này là do tín dụng đối với lĩnh vực kinh tế tăng lên 6.499 tỷ Kíp, tương ứng tăng
43,89%, trong đó các khoản tín dụng tư nhân tăng lên 4,787.7 tỷ Kíp, tương ứng tăng
42,7% và tín dụng cho doanh nghiệp tăng lên 1,296.8 tỷ, tương ứng tăng 67,59%.
Trong năm tài chính 2011-2012, lượng cung tiền M2 tăng 28% so với cùng kỳ năm
trước; và trong năm tài chính 2012-2013, M2 tăng 20,61% so với cùng kỳ năm trước.
Sự gia tăng cung tiền M2 trong năm tài chính 2012 – 2013 là do: (i) Sự gia tăng tài sản
trong nước ròng cùng với các khoản tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực kinh tế; (ii) các
NHTM cung cấp vốn cho các lĩnh vực kinh tế và các tổ chức tài chính nhằm thúc đẩy
sản xuất hàng hóa, xóa đói giảm nghèo, mua ngoại tệ và thực hiện các dự án ưu tiên
của Chính phủ. Trên lý thuyết, sự gia tăng cung tiền M2 sẽ tác động đến lạm phát, tuy
nhiên đối với trường hợp của Lào, trong ngắn hạn, sự gia tăng cung tiền M2 đã góp
phần kích thích tăng trưởng kinh tế trong khi đảm bảo ổn định về tỷ lệ lạm phát. Trong
suốt giai đoạn 2005-2015, CHDCND Lào đã kiểm soát lạm phát ở mức một con số, và
duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn cao hơn so với tỷ lệ phạm phát, đặc biệt
năm 2009, tỷ lệ lạm phát ở mức rất thấp, chỉ khoảng 0,63% (Hình 3.19). Tuy nhiên, về
lâu dài, nếu cung tiền M2 vẫn tiếp tục tăng ở mức 30% như hiện nay sẽ có thể làm
tăng rủi ro cho các ngân hàng, đặc biệt là nợ xấu, và rủi ro đối với nền kinh tế nói
chung, cũng như đặt áp lực lên tỷ lệ lạm phát
232 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đời sống ổn
định, chuyên tâm vào công việc, góp phần hạn chế tệ tham ô, nhận hối lộ, tham nhũng;
tạo động lực, kích thích sự phấn đấu vươn lên và góp phần thu hút người có đức, có tài
vào bộ máy lãnh đạo, quản lý các cấp.
Thứ sáu, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ về chất lượng, hiệu
quả công việc, về tư tưởng, lập trường. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường
công tác kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với cấp dưới trong việc giáo dục, quản lý cán
bộ; kịp thời kiểm tra, xử lý các vụ việc có liên quan đến cán bộ để đảm bảo một môi
trường làm việc công bằng, tạo động lực làm việc hiệu quả cho đội ngũ cán bộ.
4.2.8. Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng
Hiện nay, tình trạng thiếu an toàn và chất lượng tín dụng thấp của nhiều TCTD
vẫn diễn ra trên thị trường. Để khắc phục tình trạng này và đảm bảo an toàn, nâng cao
chất lượng tín dụng, NHNN cần xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát các TCTD hiện
đại và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của hệ thống TCTD Lào, bên cạnh đó
đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát hoạt động
ngân hàng.
Để tăng cường chất lượng công tác thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng và
các TCTD khác, Ngân hàng Nhà nước Lào cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất, Đảm bảo các yếu tố tiên quyết cho công tác thanh tra và giám sát hệ
thống ngân hàng.
- Xây dựng và ban hành Luật thanh tra, giám sát ngân hàng để tạo cơ sở vững
chắc và rõ ràng cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Luật giám sát an toàn
hoạt động ngân hàng cần được xây dựng trên nguyên tắc cải thiện tính độc lập, nâng
cao tinh thần trách nhiệm và minh bạch của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra theo chiều dọc từ NHNN tới các
chi nhánh. Mặt khác có thể tăng tính độc lập cho hoạt động thanh tra và giám sát thông
qua việc thành lập Cơ quan thanh tra giám sát để thực hiện đầy đủ các chức năng cấp
phép, ban hành quy chế an toàn hoạt động ngân hàng, giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ, xử
lý vi phạm. Cần phải đảm bảo Cơ quan thanh tra giám sát có đầy đủ quyền hạn trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ bao gồm: yêu cầu báo cáo thông tin, thực hiện các nghiệp vụ
thanh tra, kiến nghị xử lý, và thực hiện xử lýmột cách độc lập và khách quan.
198
Thứ hai, Đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Cần kết hợp chặt chẽ phương thức thanh tra, giám sát từ xa và thanh tra tại
chỗ của NHNN đối với các ngân hàng.
- Đổi mới phương thức thanh tra, giám sát theo hướng phù hợp với thông lệ
quốc tế, nghiên cứu áp dụng chuẩn mực thanh tra ngân hàng thế giới Basel II.
- Hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý và biện pháp thận trọng trong lĩnh vực
ngân hàng theo hướng phù hợp với nguyên tắc thị trường và cam kết mở cửa thị
trường dịch vụ ngân hàng; Tạo ra sân chơi bình đẳng, loại bỏ các rào cản gia nhập thị
trường và tiếp cận dịch vụ ngân hàng trước đây.
- Xây dựng thể chế giám sát ngân hàng đi đôi với thực hiện cơ chế giám sát dựa
trên cơ sở rủi ro.
- Đổi mới hệ thống kế toán ngân hàng phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc
tế, tạo điều kiện cho các ngân hàng áp dụng công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại và
tạo rào chắn chống lại sự lạm dụng và gian lận.
- Tăng cường quy chế công bố thông tin, nâng cao chất lượng và mức độ tin cậy
của thông tin thông qua cải thiện chất lượng và hiệu quả của kiểm toán độc lập.
NHNN cần phải yêu cầu các NHTM công khai thông tin đầy đủ, kịp thời và minh bạch
theo nguyên tắc thị trường bao gồm các tài liệu, thông tin, báo cáo về tình hình hoạt
động kinh doanh theo định kỳ hay đột xuất. Thông qua đó, NHNN sẽ kịp thời có các
biện pháp chấn chỉnh vi phạm, đảm bảo an toàn trong toàn hệ thống ngân hàng. Ngoài
ra, NHNN có thể áp dụng “Hệ thống cảnh báo sớm” nhằm dự báo sớm rủi ro trong hệ
thống ngân hàng để kịp thời có biện pháp xử lý.
- Giảm thiểu sử dụng công cụ nâng cao uy tín báo cáo tài chính ngân hàng bằng
nguồn chi phí trước thuế để giải quyết nợ khó đòi ngoại bảng, đồng thời nên đề ra cơ
chế rõ ràng nhằm tăng cường thu hồi các khoản tín dụng ngoại bảng.
- Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cần tăng cường trao đổi thông tin và
phối hợp với các cơ quan giám sát tài chính trong và ngoài nước trong việc triển khai
giám sát các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Lào.
- Đổi mới Thanh tra ngân hàng trên cơ sở chương trình, kế hoạch, có chiến lược
phát triển rõ ràng, gắn với nâng cao năng lực tự quản trị của hệ thống ngân hàng.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng
như: vi phạm về biên độ tỷ giá, về trần lãi suất trong cho vay hỗ trợ lãi suất, vi phạm
199
của các đại lý thu đổi ngoại tệ... nhằm củng cố và chấn chỉnh lại kỷ cương thị trường
tín dụng.
Thứ ba, Nâng cao trình độ và khả năng của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh tra viên, trong đó tập trung
vào kỹ năng quản trị rủi ro, công nghệ ngân hàng và dịch vụ tài chính mới, quản trị
ngân hàng hiện đại, kỹ năng phân tích tài chính, hoạt động NHTM.
- Có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với những thanh tra viên có năng lực, trình độ
chuyên môn giỏi đồng thời xử lý nghiêm những vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong
quá trình hoạt động của đội ngũ thanh tra viên.
Thứ tư, Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát hệ thống
ngân hàng, cụ thể:
- Đảm bảo hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý bởi đây là nền tảng cho
một thị trường tài chính ổn định.
- Đảm bảo kết cấu hạ tầng công cộng phát triển tốt, bao gồm:
+ Hệ thống các luật doanh nghiệp, bao gồm luật hợp nhất, luật phá sản, luật
bảo vệ người tiêu dùng và luật tài sản cá nhân được thi hành nghiêm chỉnh và là cơ
sở để giải quyết ổn thoả những tranh chấp.
+ Hệ thống chuẩn mực kế toán toàn diện, được quốc tế chấp nhận;
+ Bộ máy tư pháp hoạt động hiệu quả và độc lập.
+ Hệ thống kế toán, kiểm toán được kiểm soát tốt và ngành luật phát triển;
+ Hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng thanh toán được hiện đại hóa.
+ Thị trường hiệu quả: các chủ thể tham gia thị trường nắm được thông tin
một cách tương đối đầy đủ, hạn chế tình trạng thông tin mất cân xứng làm ảnh hưởng
đến quyết định của chủ thể tham gia thị trường.
4.2.9. Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà
nước Lào
Trong điều hành chính sách tín dụng, cần có sự tách bạch giữa chức năng kiểm
tra, giám sát, đảm bảo an toàn tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng của Ngân hàng
Nhà nước với chức năng hoạt động kinh doanh của các NHTM. Bên cạnh đó, trong bối
cảnh CHDCND Lào đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, những cơ hội
và thách thức ngày càng nhiều đối với vấn đề kiểm soát luồng vốn, điều tiết lượng
tiền, lãi suất và tỷ giá trước những biến động mạnh và thường xuyên của thị trường
tài chính quốc tế cũng như sự vận hành ngày càng phức tạp và đa dạng hơn của thị
200
trường tài chính trong nước, NHNN Lào cần phải linh hoạt, chủ động trong điều hành
chính sách để ứng phó với biến động bất lợi và tận dụng cơ hội từ bên ngoài.
Chính sách tín dụng do Ngân hàng Nhà nước đặt ra đóng vai trò cơ sở, nền
tảng, định hướng cho các tổ chức tín dụng xác định mục tiêu, cơ cấu huy động vốn và
cho vay. Do đó, nhóm chính sách này cần được hoạch định phù hợp với mục tiêu tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu phân bố nguồn lực, cơ cấu thị trường và
thay đổi cơ cấu sản phẩm.
Về cơ chế tín dụng, NHNN cần tiếp tục rà soát lại toàn bộ quy định hiện hành
về chế độ và thể lệ tín dụng. Thể lệ tín dụng là khung pháp lý quy định chung về tất cả
các loại hình, các phương thức cấp tín dụng cả bằng đồng Kíp và bằng ngoại tệ, đồng
thời có thể quy định rõ cơ chế quản lý và điều hành nguồn vốn. Thể lệ tín dụng cần
được xây dựng theo hướng mang tính chất khuôn khổ pháp lý chung cho tất cả loại
hình tín dụng trên thị trường, không nên quy định quá chi tiết về các nghiệp vụ kinh
doanh của các TCTD để hạn chế sự can thiệp quá sâu của NHNN vào hoạt động kinh
doanh của các TCTD đồng thời tăng sự chủ động cho các TCTD này. Bên cạnh dó, thể
lệ tín dụng nên được xây dựng theo hướng chỉ quy định những điều hạn chế hoặc
không được thực hiện, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát triển thêm nhiều sản
phẩm tín dụng mới như: cho vay trực tiếp, chiết khấu thương phiếu, cho vay dự án,
hợp vốn đồng tài trợ, cho thuê tài chính, bảo lãnh, tín dụng tiêu dùng, tín dụng ứng
trước, tín dụng trả góp... Đối với tín dụng đầu tư ưu đãi và tín đụng chính sách phải
dựa trên cơ sở kế hoạch hoá và quản lý chặt chẽ theo phương thức như đối với vốn tín
dụng ngân hàng; Đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong cho vay bao gồm: cho vay theo
thứ tự ưu tiên về mức độ hiệu quả và nhu cầu cấp thiết của các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản; cho vay có lựa chọn những đối tượng chính sách xã hội thực sự cần thiết hỗ trợ
bằng tín dụng chính sách. Về cơ chế quản lý vốn tín dụng, NHNN cần phải quy định
rõ quy trình kiểm tra, kiểm soát, trách nhiệm dân sự và xử lý vi phạm hợp đồng tín
dụng theo luật pháp để các TCTD thực hiện.
Về cơ chế huy động vốn, Nhà nước Lào cần đảm bảo quyền lợi của người gửi
tiền bằng việc phát triển phương thức bảo hiểm tiền gửi của cơ quan Bảo hiểm tiền gửi
đã được thành lập; Ràng buộc trách nhiệm của TCTD trong việc chi trả tiền gửi, trách
nhiệm của khách hàng trong việc bảo quản lưu giữ các chứng chỉ, thẻ tiền gửi.
201
4.2.10. Tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề
kết nối giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp trong nền kinh tế
Có thể nói việc tăng cường mối quan hệ giữa các TCTD và các doanh nghiệp
trong nền kinh tế sẽ là một bước đi quan trọng nhằm tạo nên sự phát triển của lĩnh vực
dịch vụ tín dụng cũng như đảm bảo cho sự phát triển các doanh nghiệp thuộc nhiều
lĩnh vực trong nền kinh tế. Để tăng cường mối quan hệ giữa các TCTD với các doanh
nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tại CHDCND Lào trong thời gian tới, Nhà nước
CHDCND Lào cần thực hiện những biện pháp sau:
- Phát triển thị trường tín dụng dành cho SME thông qua việc đa dạng hóa nhà
cung cấp, tăng cường cạnh tranh trên thị trường nhằm nâng cao năng lực cho vay và
hình thành các sản phẩm mới.
- Đẩy mạnh tái cơ cấu các TCTD nhằm nâng cao năng lực hoạt động cũng như
năng lực cho vay của các TCTD, qua đó, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bền vững.
Đẩy mạnh việc cơ cấu lại các công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính, nâng cao
năng lực quản trị, điều hành, năng lực tài chính để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt
động, tạo ra những kênh cung cấp tín dụng mới và phù hợp cho các SME. Hoàn thiện
cơ chế quản lý và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, các
quỹ tín dụng nhân dân, để khuyến khích các tổ chức này có thể vươn đến nhóm khách
hàng là các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp hộ gia đình.
- NHNN phối hợp với các bộ chuyên ngành, hỗ trợ các NHTM trong việc phát
triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến khâu chế biến và
xuất khẩu cho các nhóm SME có liên kết với nhau theo cùng một chuỗi, tăng cường
cung cấp thông tin và chủ trương phát triển ngành đó cho ngân hàng.
- NHNN hỗ trợ việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng của các TCTD
thông qua việc triển khai nghiên cứu ban đầu để lượng hóa rủi ro trong thị trường cho
vay các SME, dựa trên dữ liệu cho vay SME của toàn ngành để xác định tỷ lệ vỡ nợ
trung bình, các đặc trưng cơ bản ảnh hưởng đến mức độ rủi ro trong cho vay đối với
SME, từ đó làm thông tin đầu vào giúp các TCTD dự báo rủi ro, thiết lập mô hình
chấm điểm tín dụng của riêng mình.
- Xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo về quản lý rủi ro, phân tích
quản trị rủi ro đối với cho vay SME cho đội ngũ cán bộ về quản trị rủi ro tại các
TCTD. Hỗ trợ cán bộ tín dụng ngân hàng nâng cao kiến thức về doanh nghiệp, các
ngành kinh tế để có đánh giá chính xác hơn trong quá trình thẩm định tín dụng.
202
- Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tín dụng đối với SME: (i) Mở rộng và
nâng cao năng lực tài chính cho các Quỹ bảo lãnh tín dụng SME đã được thành lập và
tạo nguồn vốn để hình thành các quỹ địa phương mới; (ii) Sửa đổi quy chế bảo lãnh
của các Quỹ bảo lãnh tín dụng SME hiện nay theo hướng: giảm thiểu các thủ tục hành
chính và tăng cường sự tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động thẩm định các
hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng; phối hợp với TCTD cho doanh nghiệp vay tăng cường
kiểm soát sau khi cho vay; (iii) Nâng cao chất lượng cán bộ để xây dựng quỹ hoạt
động hiệu quả; (iv) Tăng cường khả năng thu thập thông tin sâu về khách hàng và
thẩm định dự án, có cơ chế xử lý rủi ro phù hợ; (v) Mở rộng thêm các nghiệp vụ như
tư vấn, quản lý tài chính nhằm tăng thêm nguồn thu cho quỹ và tạo sự thuận lợi cho
doanh nghiệp, thiết lập quan hệ sâu rộng với các hiệp hội ngành nghề để có thể thiết kế
các sản phẩm phù hợp; (vi) Tăng cường phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN trong
việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho SME, các cấp chính
quyền địa phương hỗ trợ kết nối giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng SME và các TCTD tại địa
phương; (vii) Khuyến khích thành lập các loại quỹ khác như Quỹ khởi nghiệp, Quỹ
vườn ươm doanh nghiệp nhằm khuyến khích sự tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp
mới thành lập.
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển cho các SME: (i) Mở rộng các hoạt
động tư vấn/hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực SME, tăng cường vai trò của các hiệp
hội doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ đào tạo; (ii) Bổ sung các nội dung về xây
dựng kế hoạch kinh doanh và quản lý dòng tiền trong các nội dung đào tạo nâng cao
năng lực cho SME đang được triển khai; (iii) Xây dựng tài liệu hướng dẫn và phổ biến
kiến thức về xây dựng hồ sơ vay vốn tại các TCTD để cung cấp cho các SME; (iv)
Thông qua hoạt động tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về trách
nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cho TCTD khi tham gia các quan hệ tín dụng.
4.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ
tín dụng ở CHDCND Lào
4.3.1. Kiến nghị đối với các tổ chức tín dụng tại CHDCND Lào
Thứ nhất, Để tăng cường nguồn vốn phục vụ cho nền kinh tế tăng trưởng và
phát triển bền vững, các TCTD cần đẩy mạnh việc huy động vốn, nhất là nguồn vốn
trung và dài hạn, thông qua các biện pháp sau:
- Phát hành trái phiếu trung và dài hạn: Các ngân hàng lớn, có năng lực kinh
doanh, có uy tín trong xã hội có thể xem xét tăng lượng phát hành trái phiếu ngân
203
hàng để huy động vốn trong dân cư. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, các ngân
hàng cần phải cân nhắc các điều kiện thực tế và đặc biệt phải tính đến việc sử dụng
có hiệu quả các nguồn vốn này, tránh sự huy động ồ ạt, tạo gánh nặng cho tương
lai, mặc khác, cần phát triển thị trường thứ cấp để đảm bảo tính thanh khoản cao
cho các loại sản phẩm này.
- Tăng cường huy động các tài khoản tiền gửi: Các ngân hàng cần phải khuyến
khích người dân mở tài khoản tại các ngân hàng và khuyến khích thực hiện các giao
dịch không dùng tiền mặt. Để làm được điều này, các ngân hàng phải áp dụng mức lãi
suất có tính cạnh tranh, cùng với chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi các khách hàng
có quan hệ tín dụng lâu dài, uy tín; Tạo ra các sản phẩm tiết kiệm mới với thời gian
đáo hạn tương đối dài, như phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát triển các loại hình tiết
kiệm gắn với các khoản vay như tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm mua nhà...; Có các biện
pháp marketing phù hợp để thu hút khách hàng như khuyến mãi tặng quà, tiết kiệm dự
thưởng...; Hoàn thiện công nghệ thanh toán để đưa ra những dịch vụ ngân hàng với
chất lượng cao, giá rẻ; Cải thiện các điều kiện giao dịch theo hướng tạo điều kiện
thuận lợi và phù hợp hơn với yêu cầu của khách hàng...
Thứ hai, Các TCTD cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, thông tin kịp thời đến
khách hàng về ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, chủ động tìm kiếm
các dự án, tìm kiếm khách hàng và tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn phương
án kinh doanh Bên cạnh đó, mỗi TCTD cần phải nghiên cứu khách hàng và chiến
lược của đối thủ cạnh tranh để nắm rõ nhu cầu hiện tại của khách hàng và cách thức
phản ứng của đối thủ cạnh tranh, từ đó đề ra chính sách phù hợp.
Thứ ba, Các TCTD cần thực hiện tốt và hiệu quả việc phân tích và xếp loại
khách hàng để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Việc phân tích khách hàng
nên thực hiện trên cả hai khía cạnh: Phân tích tài chính và Phân tích phi tài chính. Sau
khi phân tích, Ngân hàng cần tiến hàng xếp loại khách hàng dựa trên những tiêu chí
nhất định. Từ đó đánh giá các khoản vay, khả năng trả nợ...để đảm bảo khả năng thu
hồi vốn và độ an toàn trong hoạt động tín dụng.
Thứ tư, Các TCTD cần mở rộng tín dụng đầu tư phục vụ quá trình tăng trưởng
và phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt chú trọng mở rộng tín dụng trung và dài hạn.
Để làm được điều đó, cần tập trung tín dụng vào các dự án mang tính khả thi cao nằm
trong chương trình phát triển kinh tế của từng vùng, từng ngành kinh tế. Đồng thời,
đẩy mạnh chương trình hỗ trợ vốn đối với tín dụng vốn nông thôn và các dự án, đơn vị
204
sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách cải tiến thủ thục cho vay, mức vốn và thời hạn cho
vay, song phải đảm bảo hiệu quả tín dụng và tăng cường khả năng thu hồi vốn đối với
những đối tượng cho vay này.
Thứ năm, Các TCTD cần quản lí chặt chẽ cơ cấu tín dụng thông qua các biện pháp:
- Thực hiện đúng các chỉ tiêu được giao để đạt được kết quả kinh tế, phân tán
rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
- Tiếp tục quản lý và cải thiện danh mục tín dụng, sàng lọc khách hàng hiện tại
để đạt mục tiêu tăng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo.
- Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế việc phát sinh nợ xấu.
- Định hướng cho vay có tài sản đảm bảo hay tài sản thế chấp để giảm thiểu rủi
ro tín dụng.
Thứ sáu, Các TCTD cần tích cực giải quyết các khoản nợ quá hạn như giải tỏa
các tài sản thế chấp thu hồi vốn, xử lý các khoản nợ quá hạn của ngân hàng theo quy
định của Chính phủ,
Thứ bảy, Các TCTD cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công nhân viên
thông qua các hoạt động:
- Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên Ngân hàng, đặc biệt là chuyên
viên thẩm định.
- Định kỳ tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên sâu nhằm khuyến khích
nhân viên tự học tập, trau dồi kiến thức.
- Bổ sung thêm kiến thức về các lĩnh vực kinh doanh khác để phục vụ tốt cho
công việc của nhân viên.
- Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc trao đổi kinh nghiệm trong công việc.
- Tạo môi trường làm việc thuận lợi để nhân viên có thể phát huy năng lực và
tính sáng tạo của mình.
- Chú trọng nâng cao nhận thức và đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên.
- Xây dựng chế độ lương, thưởng, thu nhập, đề bạt xứng đáng với kết quả làm
việc của nhân viên; mặt khác cần xử lý công bằng, khách quan những hành vi vi phạm
quy định, nội quy để đảm bảo tính răn đe.
205
Thứ tám, Các TCTD cần tăng cường liên kết với nhau cũng như liên kết với
các đối tác khác trong nền kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh
CHDCND Lào đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh mở cửa thị trường sâu rộng, mức độ cạnh tranh tranh trên thị
trường tài chính - ngân hàng ngày càng quyết liệt. Do đó, để củng cố thị phần cũng
như cạnh tranh được với những đối thủ lớn đến từ nước ngoài, các ngân hàng nội địa
của các quốc gia trên thế giới có xu hướng đẩy mạnh liên kết với nhau. Việc liên kết
có thể diễn ra giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ hoặc giữa các ngân hàng lớn với
nhau hoặc giữa các ngân hàng nhỏ với nhau. Trong liên kết giữa ngân hàng lớn và
ngân hàng nhỏ, ngân hàng nhỏ có được thêm uy tín, thêm sức mạnh về tài chính, thêm
khách hàng. Thêm vào đó, việc liên kết này góp phần tạo thêm sức mạnh cho các ngân
hàng trong nước củng cố thị phần, củng cố thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, đẩy
mạnh thu hút khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ, gia tăng năng lực tài chính
và kinh nghiệm tổ chức quản lý. Từ đó, các ngân hàng có thể tận dụng tốt những cơ
hội trong quá trình hội nhập, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh “trên sân nhà”.
Trong thời gian tới, các ngân hàng của Lào cần chủ động tìm kiếm các đối tác
chiến lược từ các ngân hàng trong nước và đẩy mạnh liên kết, hợp tác theo các hướng
hỗ trợ nhau trong quá trình thiết kế sản phẩm, hợp tác trong phát hành và thanh toán
thẻ ghi nợ, trong lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ và phát triển các công nghệ ngân hàng,
liên kết đầu tư, tài trợ cho các dự án hoặc cung cấp một dịch vụ nào đó.... Đây là một
hành động phù hợp với xu thế của thị trường và định hướng phát triển của ngành ngân
hàng Lào trong thời gian tới.
Bên cạnh việc hợp tác với các ngân hàng, các NHTM Lào cũng có thể đa dạng
hóa sản phẩm dịch vụ tín dụng trên cơ sở hợp tác với các đối tác khác trong nền kinh
tế. Một ví dụ là mô hình liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm (bancassurance) mang lại
những thuận lợi lớn nhờ kết hợp ưu thế của 2 loại hình tài chính, cho phép phân phối
sản phẩm qua lại trên các kênh của nhau, tạo ra những sản phẩm phù hợp với khách
hàng hiện hữu của ngân hàng và ngược lại. Mô hình này có thể so sánh với mô hình
“one-stop shop” trong lĩnh vực tài chính cá nhân. Khách hàng vừa được cung cấp các
sản phẩm tài chính từ ngân hàng, vừa có cơ hội tiếp cận các sản phẩm bảo hiểm.
Giống xu thế cửa hàng tiện lợi, việc tập trung các sản phẩm tài chính, bảo hiểm về một
chỗ sẽ mang lại sự thuận tiện cho khách hàng.
206
Thứ chín, Các TCTD cần đẩy mạnh mối quan hệ với các doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế, do trong mối quan hệ hợp tác
cùng phát triển, TCTD và doanh nghiệp là những đối tác quan trọng, có ý nghĩa quyết
định đến sự thành bại của nhau.
Hiện nay, mối quan hệ giữa các ngân hàng với doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, tại Lào là chưa tốt. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phản ánh
TCTD không tạo điều kiện cho vay còn các TCTD cho rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ
không đủ điều kiện để vay hoặc do lãi suất cao nên không vay. Để giải quyết vấn đề
này, các TCTD cần thực hiện những bước đi sau:
- Các TCTD cần tiếp tục cải tiến, hoàn thiện các thể lệ, quy chế, quy trình tín
dụng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên cả hai mặt của quá trình hoạt động
là huy động vốn và cho vay vốn trên cơ sở vốn đã huy động được. Đồng thời, các ngân
hàng cần đa dạng hoá các phương pháp tiếp cận doanh nghiệp nhằm gia tăng khả năng
thu thập thông tin và giảm thiểu rủi ro các khoản cho vay của doanh nghiệp.
- Tăng cường nhận thức của các nhân viên ngân hàng về mối quan hệ tín dụng
giữa ngân hàng với các SME, để họ thấy được đó là quan hệ tác động qua lại trong quá
trình hoạt động sản xuất - kinh doanh. Các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ nhưng số
lượng lại chiếm phần đông nên vẫn có thể tạo ra thị trường tín dụng lớn. Bên cạnh đó,
các cán bộ này cần nhận thức được rằng những tồn tại, yếu kém trong mối quan hệ tín
dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ về phía các doanh nghiệp, mà còn về
phía các ngân hàng. Việc thiếu hiểu biết về đặc điểm hoạt động của các SME dẫn đến
việc xây dựng các quy trình và thủ tục cho vay không hợp lý và do đó, làm cản trở
hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các TCTD cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của
SME, đặc biệt là các sản phẩm cho vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản, thời hạn giải
ngân nhanh; các dịch vụ tư vấn lập kế hoạch/phương án sản xuất kinh doanh, quản lý
tài chính, quản lý dòng tiền; thiết lập các phương thức kết hợp với các sản phẩm ngân
hàng hiện tại như kết hợp dịch vụ cho SME với các dịch vụ ngân hàng cá nhân của chủ
sở hữu doanh nghiệp.
- Dựa trên cơ sở chất lượng thông tin doanh nghiệp được nâng lên và mối quan
hệ ngân hàng – doanh nghiệp chặt chẽ, các TCTD nghiên cứu phát triển các sản phẩm
tín dụng không yêu cầu tài sản đảm bảo đối với SME.
207
- Nâng cao chất lượng hệ thống chấm điểm tín dụng của các TCTD và năng lực
thẩm định của cán bộ tín dụng, nhằm tăng cường chất lượng cho vay, giảm tỷ lệ nợ
xấu, rút ngắn thời gian thẩm định tín dụng. Đặc biệt, các TCTD nên xây dựng hệ thống
chấm điểm tín dụng riêng biệt cho các khách hàng là SME, trong đó ưu tiên sử dụng
các phương thức chấm điểm tự động như thẻ chấm điểm tín dụng (score card).
- Các TCTD nên thành lập một bộ phận riêng nhằm hỗ trợ tối đa cho SME
trong quá trình vay vốn. Bộ phận này có nhiệm vụ cập nhật, cung cấp đầy đủ các
thông tin tin cậy về tài chính ngân hàng, các thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt
động sản xuất kinh doanh của các SME qua một số kênh như: Tư vấn trực tiếp qua cán
bộ quan hệ khách hàng; thông qua các hội nghị, hội thảo về giải pháp tín dụng.
4.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp và cá nhân tại CHDCND Lào
4.3.2.1. Đối với các doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp cần phải luôn nỗ lực để nâng cao năng lực quản trị, nâng
cao trình độ khoa học công nghệ cũng như chất lượng nguồn nhân lực, chủ động trong
việc xây dựng dự án, phương thức đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và
con người.
- Doanh nghiệp phải tạo uy tín với Ngân hàng: thanh toán nợ đúng hẹn, lập các
báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch, đảm bảo tỷ lệ nợ trên tài sản ở mức hợp lý.
- Tài sản đảm bảo của doanh nghiệp được định giá cao hay thấp là tùy vào chất
lượng và tính thanh khoản của chúng. Do đó, doanh nghiệp cần phải chứng minh được
tài sản đảm bảo của mình có tính thanh khoản cao.
- Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế, để có thể
tiếp cận với nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn trong thời gian tới, cần phải có những cải
thiện cụ thể như sau:
+ Nâng cao chất lượng thông tin tài chính. Các SME cần quan tâm đầu tư
đúng mức xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, tổ chức hệ thống thông tin
tài chính trung thực, khách quan và minh bạch. Ngoài việc vận dụng báo cáo tài chính,
một trong những phương án khả thi là xây dựng hệ thống báo cáo nhanh bao gồm các
chỉ tiêu thể hiện rõ khả năng thanh toán của các doanh nghiệp. Những chỉ tiêu này có
thể dựa trên một phạm vi hẹp trên cơ sở đánh giá khả năng sinh lời, các tài sản kinh
doanh và tài sản cá nhân.
208
+ Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, xây dựng được những dự án và
phương án sản xuất – kinh doanh khả thi, hiệu quả.
+ Thực hiện cơ cấu lại tổ chức, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào
sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm tăng cường
năng lực cạnh tranh trên thị trường.
4.3.2.2. Đối với các cá nhân
Về cơ bản, để có thể vay vốn tín dụng ngân hàng, các cá nhân cần chú ý để đảm
bảo được những yêu cầu sau:
- Có đầy đủ năng lực pháp lý được thể hiện qua năng lực pháp luật dân sự, hành
vi dân sự và có đủ tư cách để chịu trách nhiệm về dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có mục đích vay vốn hợp pháp và phù hợp với chính sách của ngân hàng.
- Có phương án sử dụng vốn hiệu quả
- Chứng minh được năng lực tài chính cá nhân và khả năng hoàn trả tiền vay
đầy đủ và đúng hạn.
- Không có điểm đen trong lịch sử tín dụng như lừa đảo, chiếm đoạt,
- Không có nợ quá hạn từ nhóm 2 trở lên tại các ngân hàng.
209
Kết luận Chương 4
Nội dung Chương 4 tập trung trình bày định hướng phát triển dịch vụ tín dụng
và quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển tín dụng của CHDCND Lào trong thời
gian tới. Trên cơ sở đó, Chương 4 đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách
phát triển tín dụng trên các góc độ: Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà
nước; Quy định rõ vai trò, trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực tín dụng của các cơ quan
quản lý Nhà nước và tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan; Hoàn thiện quy
trình hoạch định, ban hành và thực thi chính sách; Hoàn thiện nội dung chính sách
phát triển dịch vụ tín dụng; Hoàn thiện hệ thống công cụ thực hiện chính sách phát
triển dịch vụ tín dụng; Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý; Tăng cường năng lực
đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước; Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát hệ thống
ngân hàng; Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
Lào; Tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề kết nối giữa
các TCTD với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nhìn chung, hệ thống chính sách
Nhà nước về phát triển tín dụng cần phát triển theo hướng đảm bảo tính đồng bộ giữa
các quy định; tính minh bạch; tính phù hợp giữa hệ thống chính sách với mục tiêu
phát triển kinh tế đất nước và những cam kết trong hội nhập; tính công bằng giữa các
thành phần kinh tế; tính bền vững của chính sách và tính kịp thời của việc ban hành
các văn bản hướng dẫn thực hiện. Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống NHTM cũng cần được chú trọng và triển
khai hiệu quả nhằm nâng cao mức độ an toàn của hệ thống tín dụng và chất lượng
vốn tín dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và mất vốn đối với các NHTM. Bên cạnh
đó, các TCTD và các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng cần chủ động trong việc
nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của mình.
210
KẾT LUẬN
Luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ tín dụng và
phát triển dịch vụ tín dụng, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách phát
triển dịch vụ tín dụng trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, Luận án cũng đã tổng kết bài
học kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách nhằm phát triển dịch vụ tín dụng ở
một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm
cho Lào. Có thể thấy dịch vụ tín dụng tại Lào đã có sự phát triển nhanh chóng trong
những năm qua với sự gia tăng của các tổ chức tín dụng, sự gia tăng sản phẩm tín dụng
và sự chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng hợp lý. Tuy nhiên, đánh giá về hệ thống
chính sách phát triển tín dụng vẫn cho thấy bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại
những hạn chế về tính hiệu lực của chính sách; mức độ phù hợp của chính sách; tính
công bằng giữa các thành phần kinh tế; mức độ bền vững trong chính sách phát triển
dịch vụ tín dụng; tính rõ ràng, minh bạch và ổn định của chính sách cho cả đối tượng
cung cấp dịch vụ tín dụng lẫn các đối tượng hưởng thụ; tính kịp thời trong ban hành
các văn bản hướng dẫn thực hiện. Để hoàn thiện chính sách phát triển tín dụng cần có
sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan chức năng, từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà
nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. và hệ thống giải
pháp trên nhiều góc độ: Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước; Quy
định rõ vai trò, trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực tín dụng của các cơ quan quản lý
Nhà nước và tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan; Hoàn thiện quy trình hoạch
định, ban hành và thực thi chính sách; Hoàn thiện nội dung chính sách phát triển dịch
vụ tín dụng; Hoàn thiện hệ thống công cụ thực hiện chính sách phát triển dịch vụ tín
dụng; Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý; Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ
quản lý Nhà nước; Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng; Nâng
cao hiệu quả điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Lào; Tăng cường
vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề kết nối giữa các TCTD với các
doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thêm vào đó, để thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực tín
dụng tại nước CHDCND Lào, bên cạnh những nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý Nhà
nước, bản thân các TCTD và các doanh nghiệp, tổ chức vay vốn tín dụng trong nền
kinh tế cũng cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh thiết lập mối
quan hệ giữa các TCTD với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
cũng như giữa các TCTD và giữa TCTD với các tổ chức kinh tế khác nhằm phát triển
sản phẩm dịch vụ tín dụng và khai thác được nhiều cơ hội kinh doanh mới.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Vongsay Soukthavone, Trần Đăng Khâm (2014), "Kinh nghiệm quốc tế về hệ
thống chính sách của Nhà nước nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng". Kỷ yếu
Hội thảo khoa học Quốc gia “Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay (Tập II), NXB ĐHKTQD, Hà Nội tháng 12/2014.
2. Vongsay Soukthavone, Trần Đăng Khâm (2015), "Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh
giá mức độ hoàn thiện chính sách của Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở
CHDCND Lào".Tạp chí Ngân hàng số 12 tháng 6 năm 2015.
3. Vongsay Soukthavone (2015), "Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ tín dụng ở
nước CHDCND Lào" . Tạp chí Kinh tế Dự báo số 21, tháng 11/2015.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Axel, G. S. and Selbherr, G. (2013), Tasks, Organization and Economic
Benefits of German Guarantee Banks, Small and Medium Enterprise Credit
Guarantee Fund of Taiwan, truy cập ngày 02 tháng 06 năm 2013, từ
.
[2] Bạch Văn Mừng (2006), Phát triển thương mại dịch vụ trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[3] Balaceanu, V. A. (2013) , Promoting banking services and products, Romanian
Academy national institute of economic research, truy cập ngày 02 tháng 06
năm 2013, từ
[4] Basel Committee on Banking Supervision (2011), Core Principles for Effective
Banking Supervision, Bank for International Settlements, truy cập ngày 02
tháng 06 năm 2013, từ
[5] Bethlendi, A. (2009), Studies on the Hungarian credit market, market trend,
macroeconomic and financial stability consequences, truy cập ngày 02 tháng 06
năm 2013, từ
https://repozitorium.omikk.bme.hu/bitstream/handle/10890/782/tezis_eng.pdf?s
equence=3&isAllowed=y.
[6] Bounyadeth, D. (2005), Economic reforms in Laos since 1986, Luận văn thạc sĩ
Kinh tế, Trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản.
[7] Bộ Công thương Lào (2009), Chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
giai đoạn 2011-2015, NXB Cục quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
CHDCND Lào. (ກະຊວງອຸດສາຫະກໍາ ແລະ ການຄ້າ (2009),
ຍຸດທະສາດການພັດ ທະນາວິສາຫະກິດຂະໜາດໜ້ອຍ ແລະ
ຂະໜາດກາງ ສົກປີ 2011-2015, ພີມໂດຍ
ກົມຄຸ້ມຄອງວິສາຫະກິດຂະໜາດນ້ອຍ ແລະ ຂະໜາດກາງ, ສປປ
ລາວ).
[8] Bộ Công Thương Lào (2011), Văn kiện chính sách, pháp luật tổ chức nguồn gốc
chính sách và các kết quả đạt được, NXB Cục Nội thương, CHDCND Lào
(ກະຊວງອຸດສາຫະກໍາ ແລະ ການຄ້າ (2011), ເອກະສານນະໂຍບາຍ,
ການບັງຄັບໃຊ້ກົດໝາຍ
ທີ່ເປັນຕົ້ນກໍາເນີດຂອງນະໂຍບາຍອົງກອນ ແລະ
ບັນດາໝາກຜົນທີ່ໄດ້ຮັບ, ພີມໂດຍ ກົມການຄ້າພາຍໃນ, ສປປ
ລາວ).
[9] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Thách thức đối với hội nhập của Lào, NXB Cục
Kế hoạch, CHDCND Lào. (ກະຊວງແຜນການ ແລະ ການລົງທຶນ (2005),
ຄວາມທ້າທາຍໃນການໂຮມໂຕຂອງ ສປປ ລາວ, ພີມໂດຍ ກົມແຜນການ,
ສປປ ລາວ).
[10] ‘Bridge loans’ (2013), Scurity national capital, truy cập ngày 27/ tháng 09 năm
2013, từ
[11] ‘Bank credit noun-definition’ (2013), Cambridge dictionaries online, truy cập
ngày 02 tháng 06 năm 2013, từ
[12] ‘Credit Diversification’ (2008), Wikinvest, truy cập ngày 12 tháng 12 năm
2013, từ
cation.
[13] Central Bank of Malaysia (2013), Banking and Financial Institutions Act 1989,
truy cập ngày 02 tháng 06 năm 2013, từ
[14] Chính phủ Lào (2000), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2000 – 2020,
NXB Chính phủ, CHDCND Lào. (ລັດຖະບານແຫ່ງ ສປປ ລາວ (2000),
ຍຸດທະສາດການພັດທະນາເສດຖະກິດ-ສັງ ຄົມ ສົກປີ 2000-2020,
ພີມໂດຍ ລັດຖະບານ, ສປປ ລາວ).
[15] Chính phủ Lào (2006), Chiến lược phát triển thị trường vốn của CHDCND Lào
giai đoạn 2006 – 2025,Nhà xuất bản Chính phủ, CHDCND Lào.
(ລັດຖະບານແຫ່ງ ສປປ ລາວ (2006),
ຍຸດທະສາດການພັດທະນາຕະຫຼາດທຶນຂອງ ສປປ ລາວ ສົກປີ
2006-2025, ພີມໂດຍ ລັດຖະບານ, ສປປ ລາວ).
[16] Chính phủ Lào (2015), Nghị định số 79/PM về Chiến lược phát triển thị trường
vốn của CHDCND Lào giai đoạn 2006 – 2025, ban hành ngày 27/03/2015.
[17] Chính phủ Lào (2005), Văn kiện Phong trào xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội 30 năm (1975-2005), Nhà xuất bản Chính phủ,
CHDCND Lào. (ລັດຖະບານແຫ່ງ ສປປ ລາວ (2005),
ເອກະສານການດໍາເນີນການກໍ່ສ້າງ ແລະ ຈັດຕັ້ງປະ ຕິບັດ
ແຜນພັດທະນາເສດຖະກິດ-ສັງຄົມໄລຍະ30 ປີ (1975-2005), ພີມໂດຍ
ລັດຖະບານ, ສປປ ລາວ).
[18] Chính phủ Lào (2001-2015), Văn kiện Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội giai
đoạn (2001-2005, 2006-2010, 2011-2015), Nhà xuất bản Chính phủ, CHDCND
Lào. ລັດຖະບານແຫ່ງ ສປປ ລາວ, ເອກະສານແຜນການພັດ ທະນາເສດ
ຖະກິດ-ສັງຄົມ ສົກປີ (2001-2005, 2006-2010, 2011-2015), ພີມໂດຍ
ລັດຖະບານ, ສປປ ລາວ.
[19] Dương Phú Hiệp (1998), Những thay đổi về văn hóa - xã hội trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường ở một số nước châu Á, Nhà xuất bản Khoa
học - xã hội, Hà Nội.
[20] Dobson, W. and Jacquet, P. (2002), Tự do hoá dịch vụ tài chính trong khuôn
khổ WTO: Kinh nghiệm của các nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[21] ‘Definition of cash flow loan’ (2013), Investopedia, truy cập ngày 02 tháng 06
năm 2013, từ
[22] Đảng NDCM Lào (1986-2015), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV,
VIII, IX, CHDCND Lào. (ພັກປະຊາຊົນ ປະຕິວັດລາວ (1986-2015),
ເອກະສານກອງປະຊຸມພັກທົ່ວປະເທດ ຄັ້ງທີ່ IV; VIII; IX, ສປປ
ລາວ).
[23] Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2007), Giáo trình Chính sách
Kinh tế - Xã hội, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[24] Good friend Marvin (2010), ‘Clarifying Central Bank Responsibilities for
Monetary Policy, Credit Policy and Financial Stabilit’, Carnegie Mellon
University and National Bureau of Economic Research Shadow.
[25] Hà Quang Đào và Võ Thị Kim Phương (2005), 'Phát triển dịch vụ tài chính của
hệ thông ngân hàng Việt Nam', Nghiên cứu kinh tế số 8, tr 15-20.
[26] Hilbers, P., Krueger, R., and Morett, M. (2000), New Tools for Assessing
Financial System Soundness, International Monetary Fund, truy cập ngày 02
tháng 06 năm 2013, từ
[27] Hoàng Đình Thắng (2012), 'Đổi mới tổ chức thanh tra ngân hàng theo quy định
của pháp luật về thanh tra’, Tạp chí thanh tra, truy cập ngày 25 tháng 06 năm
2012, từ
[28] Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng phối hợp Trung tâm từ điển
học.
[29] International Monetary Fund (IMF) (2014) ‘Lao People’s Democratic Republic:
Staff report for the 2014 article IV consultation’, IMF country report số 15/45,
International Monetary Fund, Washington, D.C.
[30] Joseph, F. and Sinkey, JR. (1998), 'Financial management of the commercial
bank', University of Georgia, Athens.
[31] Kamp, A., Pfingsten, A., and Porath, D. (2013), 'Do banks diversify
loanportfolios? A tentative answer base on individual bank loan portfolios',
Banking and financial studies-Deutsche Bundesbank, Truy cập ngày 02 tháng
06 năm 2013, từ
Paper_2/2005/2005_06_10_dkp_03.pdf?__blob=publicationFile.
[32] Kotler, Ph. (2003), Quản trị Marketing, dịch bởi Vũ Trọng Hùng, Nhà xuất bản
thống kê, Hà Nội (Sách gốc xuất bản năm 1967).
[33] Lawal, J.O. and Sanusi, R.A. (2011), 'Diversification of Nigerian Agricultural
Credit and Rural Development Bank’s Credit for Agricultural Production: A
Sub-Sectoral Analysis', Tạp chí Medwell: International Business Management,
số 5, tr. 214-217, truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2013, từ
[34] Laws of the People's Republic of China (2004), Measures for the Management
of Auto Loans, Asian Legal Information Institute, truy cập ngày 02 tháng 06
năm 2013, từ
[35] Lê Ngọc Lân (2011), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng của các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện khoa học xã hội,
Hà Nội.
[36] Lê Tiến Phúc (2001), Phát triển thị trường dịch vụ tài chính – kế toán ở Việt
Nam, tr.131, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
[37] Lê Thẩm Dương (2006), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng, Chương trình đào
tạo Từ xa qua truyền hình – truyền thanh – mạng internet, Tái bản lần 2, truy
cập ngày 1 tháng 12 năm 2013, từ
1630201.html.
[38] Lê Trúc Thuận (2016), Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Kết quả và lộ trình
cho giai đoạn mới, truy cập ngày 15 tháng 04 năm 2016, từ
thong-ngan-hang-ket-qua-va-lo-trinh-cho-giai-doan-moi-79935.html.
[39] Lê Trung Thành (2002), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Kinh tế
quản lý, Trường đại học Đà Lạt.
[40] Miller, S. (2013), What is a Leveraged Loan?, Standard & Poor’s Financial
Services LLC (S&P), a subsidiary of The McGraw-Hill Companies, Inc, truy
cập ngày 27 tháng 09 năm 2013, từ
[41] Monetary Authority of Singapore (2010), Bridging Loans for the Purchase of
Immovable Properties, truy cập ngày 02 tháng 06 năm 2013, từ
MAS633_01Apr2010.pdf.
[42] Monetary Authority of Singapore (2013), Guidelines for Operation of Merchant
Banks, truy cập ngày 02 tháng 06 năm 2013, từ
lines/Guidelines%20for%20Operation%20of%20Merchant%20Banks.pdf.
[43] Ngân hàng phát triển Châu Á (2010), Báo cáo về các chỉ tiêu chính cho khu vực
Châu Á, Thái Bình Dương, CHDCND Lào (ທະນາຄານພັດທະນາອາຊີ
(2010),
ບົດລາຍງານກ່ຽວກັບບັນດາໂຕຊີ້ວັດທີ່ສໍາຄັນສໍາລັບຂົງເ
ຂດອາຊີປາຊີພິກ, ສປປ ລາວ).
[44] Ngân hàng Nhà nước Lào giai đoạn (2000-2015), Báo cáo thường niên, Nhà
xuất bản Ngân hàng Nhà nước, CHDCND Lào.
(ທະນາຄານແຫ່ງປະເທດລາວ(2000-2015), ບົດລາຍງານປະຈໍາປີ,
ພີມໂດຍ ທະນາຄານແຫ່ງປະເທດລາວ, ສປປ ລາວ).
[45] Ngân hàng Nhà nước Lào, Thống kê Tiền tệ giai đoạn (2008-2014), Nhà xuất bản
Ngân hàng Nhà nước, CHDCND Lào. (ທະນາຄານແຫ່ງປະເທດລາວ,
ສະຖິຕິເງິນຕາ ສົກປີ (2008-2014), ພີມໂດຍ
ທະນາຄານແຫ່ງປະເທດລາວ, ສປປ ລາວ).
[46] Ngân hàng Nhà nước Lào (2011), Tình hình hoạt động của NHNN Lào đối với
Chính phủ, Nhà xuất bản Ngân hàng Nhà nước, CHDCND Lào.
(ທະນາຄານແຫ່ງປະ ເທດລາວ (2011),
ສະພາບການຈັດຕັ້ງປະຕິບັດຂອງທະນາຄານ ແຫ່ງປະເທດລາວ
ຕໍ່ກັບລັດຖະບານ, ພີມໂດຍ ທະນາຄານແຫ່ງປະເທດລາວ, ສປປ
ລາວ).
[47] Ngân hàng Nhà nước Lào, Định hướng hoạt động hệ thống ngân hàng giai
đoạn (2011-2020), Nhà xuất bản Ngân hàng Nhà nước, CHDCND Lào.
(ທະນາຄານ ແຫ່ງປະເທດລາວ (2011-2020),
ທິດທາງການຈັດຕັ້ງປະຕິບັດລະບົບທະນາຄານ, ພີມ ໂດຍ
ທະນາຄານແຫ່ງປະເທດລາວ, ສປປ ລາວ).
[48] Ngân hàng Nhà nước Lào (2010), Văn kiện Phát triển thị trường chứng khoán
Lào, Nhà xuất bản Ngân hàng Nhà nước, CHDCND Lào.
(ທະນາຄານແຫ່ງປະເທດລາວ (2010),
ເອກະສານການພັດທະນາຕະຫຼາດຫຸ້ນ ຂອງ ສປປ ລາວ, ພີມໂດຍ
ທະນາຄານແຫ່ງ ປະເທດລາວ, ສປປ ລາວ).
[49] Ngô Hoàng Oanh (2011), Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng
trong hội nhập kinh tế quốc tế, truy cập ngày 02 tháng 06 năm 2013, từ
trong-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te.html.
[50] Nguyễn Duệ (2005), Giáo trình Ngân hàng Trung ương, Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội.
[51] Nguyễn Đăng Đờn, Đỗ Quang Trị, TS. Nguyễn Tấn Hoàng và THS. Nguyễn
Quốc Anh, 'Thị trường tài chính', Nhà xuất bản Phương đông, Hà Nội.
[52] Nguyễn Trọng Hòa và Vũ Sỹ Cường (2014), Bài giảng gốc môn học Chính
sách công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[53] Nguyễn Thị Minh Huệ (2010), Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước
Việt nam đối với ngân hàng thương mại, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[54] Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui (2006), Giáo trình Triết học Mác –
Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[55] Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống
kê, Hà Nội.
[56] Nguyễn Kim Thanh (2012), Cửa sổ định hướng-Công cụ quản lý tín dụng của
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Trang tin điện tử Ngân hàng nhà nước, truy cập
ngày 25 tháng 06 năm 2012, từ
=CNTHWEBAP01162525230&_afrLoop=1459914432289600&_afrWindowMod
e=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D14
59914432289600%26dDocName%3DCNTHWEBAP01162525230%26_afrWindo
wMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Drj0osikhx_4.
[57] Nguyễn Tấn Vinh (2008), Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
tỉnh Lâm đồng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[58] Nguyễn Thị Hồng Nhung (2016), Pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Hàn Quốc và một số kiến nghị tham khảo, truy cập ngày 02/05/2016 từ
2885826&MaMT=25.
[59] Nguyễn Ngọc Quang (2013), Phân tích Báo cáo tài chính, tr. 300, Nhà xuất bản
tài chính.
[60] Nguyễn Đức Trung (2016), ‘Đảm bảo an toàn vĩ mô trong Basel III và việc áp
dụng tại Việt Nam’, Tạp chí Tài chính Kỳ 2 - Tháng 4/2016 (631), tr. 8.
[61] Ortiz, G. (2009), Issues in the Governance of Central Banks, Bank for
International Settlements, truy cập ngày 02 tháng 06 năm 2013, từ
[62] Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà
Nội.
[63] Phạm Tường Phán (2012), Triển vọng kinh tế 6 tháng cuối năm 2012, Công ty cổ phần
Tài Việt, truy cập ngày 02 tháng 06 năm 2013, từ
vong-kinh-te-6-thang-cuoi-nam-2012-761-228616.htm.
[64] Putnis, J. (2010), 'The Banking Regulation Review', Bublisher Gideon
Roberton, London.
[65] Smerchai, S. (2006), Giáo trình Service Marketing and Management, Thái Lan.
[66] Sỉ Su Lit, Th. L. (2005), Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của Lào, CHDCND Lào. (ທ່ານ ທອງລຸນ ສີສຸລິດ
(2005), ບົດລາຍງານ ສະພາບການຈັດຕັ້ງປະຕິບັດແຜນພັດທະນາ
ເສດຖະກິດ-ສັງຄົມຂອງ ລາວ, ສປປ ລາວ).
[67] Takashi, Y. (2014) ‘Integration of the ASEAN Banking sector’, số 1, Institute for
International Monetary Affairs (IIMA), Tokyo, Japan.
[68] Thanh Hải (2012), 'Cái được của tăng trưởng tín dụng thấp', Diễn đàn kinh tế
Việt Nam, truy cập ngày 25 tháng 06 năm 2012, từ
[69] Thái Bá Cẩn và Trần Nguyên Nam (2004), Phát triển thị trường dịch vụ tài
chính của Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[70] The Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) (2015) ‘ASEAN
integration report 2015’, The ASEAN Secretariat, Jakarta, Indonesia.
[71] The Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD) (2016)
‘Economic Outlook for Southeast Asia, China and India 2016: Enhancing
Regional Ties’, OECD Publishing, Paris, France.
[72] The People's Bank of China (2013), Law of the People's Republic of China on
Commercial Banks, truy cập ngày 27 tháng 09 năm 2013, từ
gov.cn/publish/english/964/1952/19524/19524_.html.
[73] The People's Bank of China (2013), Law of the People's Republic of China on
Negotiable Instruments, truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2013, từ
[74] The People's Bank of China (2013), Law of the People’s Republic of China on
Banking Regulation and Supervision, truy cập ngày 27 tháng 09 năm 2013, từ
[75] The council of the European communities (1998), Directive 98/7/EC of the
European Parliament and of the Council of 16 February 1998 amending
Directive 87/102/EEC for the approximation of the laws, regulations and
administrative provisions of the Member States concerning consumer credit,
truy cập ngày 27 tháng 09 năm 2013, từ
content/EN/TXT/PDF/?uri=CELEX:31998L0007&from=EN
[76] Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư Số 02/2013/TT-
NHNN, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự
phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 21/01/2013.
[77] Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư Số 09/2014/TT-
NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-
NHNN, ban hành ngày 18/03/2014.
[78] Trần Cao Thanh (1995), Hai mươi năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội,
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[79] Trần Huy Tùng và Nguyễn Minh Phương (2015), 'Nhìn lại giải pháp thúc đẩy
tăng trưởng tín dụng tại Hàn Quốc và Thái Lan – Bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam', Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 154, trang 70 – 80.
[80] Trung tâm Thông tin Tư liệu – Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương
(2013), 'Giải quyết nợ xấu – Vấn đề mấu chốt trong tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng', Số 1 năm 2013.
[81] Trương Thanh Hà (2007), 'Hội nhập trên lĩnh vực tài chính trong ASEAN với sự
phát triển các dịch vụ tài chính ở Việt Nam', Hà Nội.
[82] Văn phòng xúc tiến và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (2010), Tình hình
phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà xuất bản Cục Quản lý các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, CHDCND Lào. (ຫ້ອງການສົ່ງເສີມ ແລະ
ພັດທະນາບັນດາວິສາຫະ ກິດຂະໜາດນ້ອຍ ແລະ ຂະໜາດກາງ (2010),
ສະພາບການພັດທະນາບັນດາວິສາຫະ ກິດຂະໜາດນ້ອຍ ແລະ
ຂະໜາດກາງ, ພີມໂດຍ ກົມຄຸ້ມຄອງວິສາຫະກິດຂະໜາດ ນ້ອຍ
ແລະ ຂະໜາດກາງ, ສປປ ລາວ).
[83] Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Lào (2012), Kinh tế vĩ mô năm 2011 và xu
hướng năm 2012, Nhà xuất bản Viện Nghiên cứu Quốc gia, CHDCND Lào.
(ສະຖາບັນເສດຖະກິດແຫ່ງຊາດລາວ (2012), ເສດຖະກິດມະຫາພາກ
ປີ 2011 ແລະ ທິດທາງປີ 2012, ພີມໂດຍ
ສະຖາບັນເສດຖະກິດແຫ່ງຊາດ, ສປປ ລາວ).
[84] Võ Đại Lược (1992), Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế kinh nghiệm Nhật
Bản, ASEAN và Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học - xã hội, Hà Nội.
[85] Vũ Đinh Bạch và Trần Minh Đạo (2009), Đặc điểm cụ thể kinh tế thị trường theo
hướng Chủ nghĩa Xã hội của Việt Nam, Nhà xuất bản quốc gia, Hà Nội.
[86] Vũ Hạnh (2012), Giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 4 nhóm TCTD, nhóm cao
nhất 17%, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt nam, truy cập ngày 25 tháng 06 năm
2012, từ
TCTD-nhom-cao-nhat-17/199949.vov.
[87] Vũ Thị Xuân Hương (2008), Phát triển dịch vụ tài chính trong tập đoàn bưu
chính viễn thông Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.
[88] Vũ Viết Ngoạn (2013), Cải cách tài chính trong chiến lược phát triển bền vững
của Việt Nam (2011 – 2020), Website Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, truy
cập ngày 02 tháng 06 năm 2013, từ
cach-tai-chinh-trong-chien-luoc-phat-trien-ben-vung-cua-viet-nam-2011-2020.
[89] ‘What is bank credit? definition and meaning’, WebFinance, truy cập ngày 02
tháng 6 năm 2013, từ
[90] ‘What is a payday loan’ (2013), Financialplan, truy cập ngày 02 tháng 06 năm
2013, từ
[91] Xi Phăn Đon, Kh. T. (2001), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, CHDCND Lào. (ທ່ານຄໍາໄຕ ສີ່ພັນດອນ (2001),
ບົດລາຍ ງານການເມືອງ ໃນສະພາແຫ່ງຊາດ ທົ່ວປະເທດ ຄັ້ງທີ່
VII, ສປປ ລາວ).
[92] Yosi, M. (2008), ‘Economic Development in Laos in the field ASEAN-AFTA’,
Viêng Chăn, CHDCND Lào.