Luận án Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An

ùng với quá trình đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn, từ những năm 1980, loại hình kinh tế trang trại đã bắt đầu phát triển khá nhanh ở Nghệ An. Kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng vào việc khai thác các tiềm năng, lợi thế đất đai và điều kiện tự nhiên của tỉnh, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp Nghệ An phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo việc làm, nâng cao đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Nghệ An đã cho thấy, kinh tế trang trại phát triển chưa bền vững: sản phẩm của trang trại khó tiêu thụ, giá trị gia tăng của nông sản phẩm không cao, chất lượng lao động còn thấp, thiếu các mối liên kết trong quá trình sản xuất, chưa hình thành được các liên vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tình trạng ô nhiễm môi trường còn khá phổ biến.

pdf202 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới Sở KH & CN và các cơ quan có liên quan ở Nghệ An, tiến hành điều tra toàn diện và đánh giá hiện trạng môi trường trong nông nghiệp nói chung, các trang trại nói riêng. Trước mắt, cần tập trung điều tra, đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường ở những nơi có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, như các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các cơ sở chế biến nông sản, trên cơ sở đó đề xuất chính sách thích hợp để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. - Xây dựng các tiêu chí định lượng cụ thể về đánh giá môi trường trong sản xuất kinh doanh của từng loại hình trang trại (trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp). Trong quá trình phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế trang trại và cấp giấy chứng nhận trang trại, cần đánh giá tác động môi trường đối với các trang trại mới. Gắn tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường với các chính sách hỗ trợ kinh tế trang trại, coi tiêu chí về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những điều kiện để thực hiện chính sách hỗ trợ cụ thể đối với từng trang trại. 159 - Các cấp chính quyền, nhất là cấp huyện và xã cần tăng cường công tác kiểm tra tình trạng ô nhiễm môi trường của trang trại trên địa bàn, kiên quyết xử lý các trang trại vi phạm quy định về môi trường; thực hiện di dời các trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi quy mô lớn đang ở trong các khu dân cư ra sản xuất tập trung xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường. - Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích chủ trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về xử lý nước thải, chất thải, xây dựng các khu hoặc phân xưởng xử lý chất thải; áp dụng triệt để hệ thống biogas xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi, tận dụng khí gas để đun nấu, chạy máy phát điện, thắp sáng; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản xây dựng hệ thống ao ngưng, lắng, hệ thống kênh tiêu thoát nước hợp lý và sử dụng các hóa chất sinh học cho phép để xử lý nước ao hồ. Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa thì việc xử lí chất thải bằng hầm biogas là phương pháp mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần phải xây dựng hệ thống hầm biogas theo đúng tiêu chuẩn và có sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ của Chính quyền để đảm bảo an toàn môi trường chăn nuôi một cách tối đa. Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn cần đầu tư hệ thống xử lí chất thải hiện đại, phù hợp với quy mô chăn nuôi. Hướng dẫn các trang trại xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật và có biện pháp tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi sau mỗi lứa chăn nuôi và có biện pháp phòng trừ dịch bệnh thường xuyên. Các vật nuôi mới mua về cần được nuôi riêng và cách ly với đàn hiện có một thời gian nhất định để đảm bảo không lây lan dịch bệnh vào đàn hiện có. Đối với các trang trại trồng trọt, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo tiêu chuẩn quy định. Xây dựng quy trình sản xuất từ khâu giống đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không ngừng nâng cao ý thức và tập huấn cho các chủ trang trại về các chính sách bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và các quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm chất lượng sản phẩm của trang trại, nâng cao khả năng cạnh tranh và tiêu thụ cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. 160 - Xây dựng một số mô hình trang trại (chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản) đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để nhân rộng ra toàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2020, Nghệ An có 100% trang trại bảo đảm sản xuất sản phẩm sạch, tuân thủ đúng các quy trình VietGAP và nhiều trang trại đáp ứng được quy trình GlobalGAP. - Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đối với trang trại áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong việc xử lý chất thải, bảo vệ tốt môi trường sinh thái. Đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát và cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm nông sản, cấp giấy chứng nhận và có giấy đảm bảo chất lượng, đóng gói, nhãn mác và ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. 161 KẾT LUẬN Cùng với quá trình đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn, từ những năm 1980, loại hình kinh tế trang trại đã bắt đầu phát triển khá nhanh ở Nghệ An. Kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng vào việc khai thác các tiềm năng, lợi thế đất đai và điều kiện tự nhiên của tỉnh, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp Nghệ An phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo việc làm, nâng cao đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Nghệ An đã cho thấy, kinh tế trang trại phát triển chưa bền vững: sản phẩm của trang trại khó tiêu thụ, giá trị gia tăng của nông sản phẩm không cao, chất lượng lao động còn thấp, thiếu các mối liên kết trong quá trình sản xuất, chưa hình thành được các liên vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tình trạng ô nhiễm môi trường còn khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Nghệ An còn nhiều hạn chế, yếu kém. Luận án tiến sỹ “Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An” đã làm rõ cơ sở lý luận, bài học kinh nghiêm, cơ sở thực tiễn và đề xuất định các định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 1. Trong khung lý luận về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh được luận án đã làm rõ: Khái niệm, vai trò và tiêu chí xác định kinh tế trang trại; khái niệm, mục tiêu, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững; khái niệm, mục tiêu, tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh, các chính sách bộ phận của chính sách này và các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững. Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững bao gồm tiêu chí phản ánh thực hiện mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm. Luận án nghiên cứu 7 chính sách bộ phận cơ bản trong chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn 162 tỉnh theo hướng bền vững, chính sách quy hoạch, kế hoạch; chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trang trại; chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng; chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại; chính sách nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; chính sách hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh và chính sách bảo bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm. Luận án nghiên cứu 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, nhóm yếu thuộc về nhà nước, nhóm yếu tố thuộc về trang trại và nhóm yếu tố khác. 2. Ngoài nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại của các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và rút ra bài học cho Việt Nam, Luận án còn nghiên cứu kinh nghiệm của các tỉnh: Bắc Giang, Lâm Đồng và Quảng Bình, rút ra bài học kinh nghiệm cho chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3. Luận án đã nghiên cứu và làm rõ thực trạng chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013, luận giải kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng các chính sách, Luận án kết luận: các chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An có các điểm mạnh: các chính sách khá toàn diện, hướng đến thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế trang tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An; các chính sách đều thống nhất quan điểm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh và đã đưa ra các phương thức khá hữu hiệu để thúc đẩy thực hiện mục tiêu chính sách; các chính sách đều có tính hiệu lực nhất định trong việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu của từng chính sách và góp phần thực hiện mục tiêu chung của chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững. Các điểm yếu của chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm: Hiệu lực của từng chính sách còn thấp; tính khả thi chưa cao; tính đồng bộ trong hệ thống chính sách chưa đảm bảo. Luận nêu lên các nguyên nhân dẫn đến các điểm yếu là: Tư duy chính sách còn yếu; hoạch định chính sách còn mang tính chủ quan, thiếu nghiên cứu, luận chứng kỹ 163 càng; mức độ đáp ứng yêu cầu về nhận thức, kỹ năng của đội ngũ chuyên gia, các nhà hành chính liên quan đến hoạch định và thực thi chính sách còn thấp, bộ máy chưa được chuyên môn hóa cao. 4. Luận án đã nêu ra các quan điểm, định hướng, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 5. Luận án đã đề xuất bảy nhóm giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030: Hoàn thiện chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững; hoàn thiện chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng; hoàn thiện chính sách nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho kinh tế trang trại; hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế trang trại; hoàn thiện chính sách hợp tác, liên kết giữa các trang trại và trang trại với cơ sở kinh tế khác; hoàn thiện chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại; hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm của kinh tế trang trại. Luận án cho rằng, đây là những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Ths. Trần Tú Khánh (2013), Thực trạng phát triển bền vững kinh tế trang trại tỉnh Nghệ An, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số đặc biệt, tháng 9/2013, trang 10 - 18. 2. Ths. Trần Tú Khánh (2013), Giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại Nghệ An đến năm 2020, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số đặc biệt, tháng 11/2013, trang 73 - 81. 3. Ths. Trần Tú Khánh (2013), Tiếp tục đổi mới chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Nghệ An, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 12/2013, trang 429 - 442. 4. Ths. Trần Tú Khánh (2014), Phát triển kinh tế trang trại bền vững ở Nghệ An thực trạng và giải pháp, Tạp chí khoa học - Trường Đại học Vinh, Nhà xuất bản Trường Đại học Vinh, Tập 43, Số 1B, 2014, trang 47-57. 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt [1] A.A.Conugin, Kinh tế nông trại Mỹ (1990), Trường ĐH Kinh tế TP. HCM dịch. [2] Ban chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5-8-2008 của BCH Trung ương Đảng về nng nghiệp, nông dân, nông thôn [3] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Thông tư số 02/2013/TT-BKHĐT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020. [4] Bộ Lao động - TB và XH (2000), Thông tư số 23/2000/TT-BLĐTHXH Hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong các trang trại. [5] Bộ Nông nghiệp & PTNT - Bộ Tài chính - Bộ KH & ĐT (2012), Thông tư liên tịch Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí NSNN chi cho đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020. [6] Bộ Nông nghiệp & PTNT - Tổng cục Thống kê (2000), Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. [7] Bộ Nông nghiệp & PTNT (2011), Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 Quy định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. [8] Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiêp & PTNT (2010), Thông tư liên tịch Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp đối với hoạt động khuyến nông. [9] Bộ Tài chính (2000), Thông tư số 82/2000/TT-BTC Hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại. [10] Chính phủ (2000), Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại. [11] Chính phủ (2004), Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt nam). [12] Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP Ban hành chương trình hành động của CP thực hiện NQ lần thứ 7 BCH TW Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. [13] Chính phủ (2010), Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về Khuyến nông 166 [14] Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. [15] Chu Tiến Quang (2012), Về chính sách tín dụng thương mại phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nông thôn Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 71 (11/2012). [16] Cục Thống kê Nghệ An (2005, 2010, 2012). Niên giám thống kê Nghệ An. [17] Cục Thống kê Nghệ An (2011), Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011. [18] Cục Thống kê Nghệ An (2011). Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu qua các năm 2005, 2010 và ước năm 2011 phân theo huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò. [19] Hoàng Văn Hoa (1999), Kinh tế trang trại ở Lâm Đồng- Thực trạng và giải pháp phát triển. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 31. [20] Hoàng Văn Hoa (1999), Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, bài học kinh nghiệm); Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”. [21] Hoàng Văn Hoa, Trần Tú Khánh, Giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại Nghệ An đến năm 2020, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số đặc biệt, tháng 11/2003, trang 73 - 81. [22] Lê Du Phong, Đặng Thị Loan, Hoàng Văn Hoa - đồng chủ biên (2006), Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2006) - Thành tựu và những vấn đề đặt ra, Nhà XB Đại học Kinh tế Quốc dân. [23] Maurice Buckett (1993), Tổ chức quản lý nông trại gia đình, NXB Nông nghiệp. [24] Nguyễn Điền, Kinh tế trang trại gia đình trong nông nghiệp Mỹ - Tạp chí Châu Mỹ ngày nay tháng 4 năm 1996. [25] Nguyễn Điền, Trần Đức (1993), Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và ở châu Á. NXB Thống kê, Hà Nội. [26] Nguyễn Đình Hương, chủ biên, (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà XB Chính trị Quốc gia. 167 [27] Nguyễn Thế Nhã - Hoàng Văn Hoa (1995), Vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp Thái Lan, NXB Nông nghiệp. [28] Nguyễn Thị Trang Thanh - chủ nhiệm đề tài (2010), Kinh tế trang trại miền tây Nghệ An, Đề tài NCKH cấp Trường, Trường Đại học Vinh. [29] Phạm Hồng Chương - chủ nhiệm đề tài (2007), Nghiên cứu phát triển mô hình kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình, Đề tài NCKH cấp Bộ, Trường Đại học KTQD. [30] Phạm văn Khôi - chủ nhiệm đề tài (2011), Nghiên cứu các mô hình phát triển bền vững trang trại ở vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang, Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số B2009.06.139.TĐ, Trường Đại học KTQD. [31] Phan Công Nghĩa, Trần Tú Khánh, Thực trạng phát triển bền vững kinh tế trang trại tỉnh Nghệ An, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số đặc biệt, tháng 9/2003, trang 10 - 18. [32] Quốc hội (2005), Luật bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam. [33] Sở NN & PTNT Nghệ An (2008), Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2008 - 2020 tỉnh Nghệ An. [34] Sở NN & PTNT Nghệ An (2008), Báo cáo quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020. [35] Sở NN & PTNT Nghệ An (2009), Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020. [36] Sở NN & PTNT Nghệ An (2009), Quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực tỉnh Nghệ An đến năm 2020. [37] Sở NN & PTNT Nghệ An (2009), Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Nghệ An đến năm 2015 và 2020. [38] Sở NN & PTNT Nghệ An (2009), Quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2015 và 2020. [39] Sở NN & PTNT Nghệ An (2009), Quy hoạch sử dụng đất sản xuất lúa nước tỉnh Nghệ An đến năm 2020, có tính đến năm 2030. 168 [40] Sở NN & PTNT Nghệ An (2010), Báo cáo kế hoạch ngành NN & PTNT tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015. [41] Sở NN & PTNT Nghệ An (2010), Báo cáo thẩm định quy hoạch phát triển kinh tế nông trại quy mô 30.000 ha trên địa bàn 4 huyện: Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành và Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. [42] Sở NN & PTNT Nghệ An (2010), Quy hoạch vùng nguyên liệu mía Nhà máy đường Nghệ An T&L đến năm 2015 và 2020. [43] Sở NN & PTNT Nghệ An (2013), Báo cáo kết quả công tác chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020. [44] Sở NN & PTNT Nghệ An (2013), Báo cáo kết quả công tác thực hiện nhiệm vụ tham mưu trong việc quy hoạch, giao đất, cho thuê đất đối với các dự án lớn có hiệu quả kinh tế xã hội cao. [45] Sở NN & PTNT Nghệ An (2013), Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, đề án được phân công tại QĐ số 4455/QĐ-UBND ngày 21/10/2011 về việc ban hành kế hoạch triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII. [46] Sở NN & PTNT Nghệ An (2013), Thông báo kết quả quan trắc môi trường tại các vùng nuôi tôm. [47] Sở NN & PTNT Nghệ An (2013), Thông báo số 76/TB-ĐKT: Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học,hóa chất, thuốc thú y dùng trong nuôi trồng thủy sản. [48] Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An (2009), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 – 2009. [49] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An (2011), Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2010 tỉnh Nghệ An. [50] Thủ tướng Chính phủ (2012), QĐ số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 [51] Tỉnh ủy Nghệ An (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. 169 [52] Tỉnh ủy Nghệ An (2012), Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp. [53] Tỉnh ủy Nghệ An (2013), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện kết luận số 20- KL/TW của Bộ Chính trị khóa IX; mục tiêu nhiệm vụ xây dựng phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. [54] Tổng Cục Thống kê (2012), Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011. NXB Thống kê. [55] Trần Tú Khánh, Tiếp tục đổi mới chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Nghệ An, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 12/2003, trang 429 - 442. [56] UBND tỉnh Nghệ An (2007), Đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2015. [57] UBND tỉnh Nghệ An (2008), QĐ v/v phê duyệt quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020. [58] UBND tỉnh Nghệ An (2008), QĐ v/v phê duyệt quy hoạch phát triển rừng nguyên liệu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 – 2015. [59] UBND tỉnh Nghệ An (2008). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. [60] UBND tỉnh Nghệ An (2009), QĐ v/v phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020. [61] UBND tỉnh Nghệ An (2009), QĐ v/v phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020. [62] UBND tỉnh Nghệ An (2009), QĐ v/v phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An đến năm 2020. [63] UBND tỉnh Nghệ An (2009), QĐ v/v phê duyệt quy hoạch chế biên nông lâm sản chủ yếu tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020. 170 [64] UBND tỉnh Nghệ An (2009), QĐ v/v phê duyệt quy hoạch phát triển đàn trâu bò tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020. [65] UBND tỉnh Nghệ An (2009), QĐ v/v phê duyệt quy hoạch phát triển đàn lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020. [66] UBND tỉnh Nghệ An (2009), QĐ v/v phê duyệt quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020. [67] UBND tỉnh Nghệ An (2009), QĐ về việc ban hành quy định mộ số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển NN, nông thôn và thủy sản giai đoạn 2009 – 2010 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. [68] UBND tỉnh Nghệ An (2010), QĐ v/v phê duyệt quy hoạch phát triển cơ khí hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2020. [69] UBND tỉnh Nghệ An (2010), QĐ v/v phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020. [70] UBND tỉnh Nghệ An (2010), Quyết định ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. [71] UBND tỉnh Nghệ An (2011), Báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. [72] UBND tỉnh Nghệ An (2011), QĐ v/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mở rộng phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020. [73] UBND tỉnh Nghệ An (2012), QĐ v/v phê duyệt quy hoạch sản xuất rau ăn củ quả công nghệ cao tỉnh Nghệ An đến năm 2020. [74] UBND tỉnh Nghệ An (2012), Quyết định ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015. [75] UBND tỉnh Nghệ An (2013), QĐ v/v phê duyệt quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè tại Nghệ An. [76] UBND tỉnh Nghệ An (2013), QĐ v/v phê duyệt quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lạc tại Nghệ An. 171 [77] UBND tỉnh Nghệ An (2013), QĐ v/v phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An. [78] UBND tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2015. [79] YUAN (1994), Sự phát triển kinh tế nông trại nhỏ ở Đài Loan – một chương trình có ý nghĩa trên thế giới, NXB Nông nghiệp. II. Tiếng Anh [80] Barret, Christopher B (1993), “On Price Risk and the Inverse Farm Size- Productivity Relationship,” University of Wisconsin-Madison, Department of Agricultural Economics Staff Paper Series no. 369. [81] David E. Banker and James M. MacDonald (2005), “Structural and Financial Characteristics of U.S. Farms: 2004 Family Farm Report”, United States Department of Agriculture, Washington DC. [82] Gilligan, Daniel O (1998). "Farm Size, "Productivity, and Economic Efficiency: Accounting for Differences in Efficiency by Size in Honduras." Paper resented at the 1998 American Agricultural Economics Association Annual Meetings, Salt Lake City, Utah. [83] Michael Lipton (2005), “The Family Farm in a Globalizing World”, International Food Policy Research Institute, 2033 K Street, NW Washington, DC 20006-1002 USA. PHỤ LỤC MỤC LỤC PHỤ LỤC 1: BIỂU MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ PHIẾU PHỎNG VẤN Biểu 1: Mẫu phiếu điều tra kinh tế trang trại Nghệ An Biểu 2: Biểu mẫu phiếu phỏng vấn chủ trang trại và cán bộ quản lý ở Nghệ An PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH NGHỆ AN Bảng 1: Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Nghệ An theo thành phần kinh tế Bảng 2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An đến năm 2010 Bảng 3: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Bảng 4: Dự báo dân số tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Bảng 5: Dự báo nguồn lao động tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Bảng 6: Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 PHỤ LỤC 1 BIỂU MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ PHIẾU PHỎNG VẤN Biểu 1 MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ TRANG TRẠI NGHỆ AN Để góp phần tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Nghệ An, xin Ông/Bà vui lòng cung cấp một số thông tin sau, các thông tin này sẽ được giữ bí mật, chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 1. Họ và tên chủ trang trại:.. ..; Nam, nữ: 2. Năm sinh: 3. Số điện thoại:.. 3. Địa chỉ: Xã huyện:.tỉnh Nghệ An 4. Trình độ học vấn của chủ trang trại (đánh dấu X vào ô thích hợp) □ Chưa tốt nghiệp trung học phổ thông: □ Đã tốt nghiệp trung học phổ thông : □ Đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học: ; ngành: .. □ Sau đại học: I. ĐẤT ĐAI, LAO ĐỘNG, VỐN CỦA TRANG TRẠI NĂM 2012 1. Tổng diện tích đất nông, lâm, thủy sản của trang trại :..ha canh tác 2. Các loại đất của trang trại: Nguồn gốc Mục đích sử dụng Đất được cấp (ha) Đất đi thuê (ha) Đất chuyển nhượng (ha) Đất đấu thầu (ha) Đất nguồn khác (ha) Tổng số đất trang trại (ha) 1. Đất trồng cây lâu năm 2. Đất trồng cây hàng năm 3. Mặt nước thủy sản 4. Đất vào mục đích khác Cộng 3. Trang trại của ông/bà đã được cấp Giấy chứng nhận trang trại chưa ? □ Đã được cấp: ; năm cấp: .. □ Chưa được cấp: - Nếu chưa được cấp, xin nêu lý do: .. 4. Đất đai của trang trại đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa ? □ Đã được cấp:; Năm cấp: .; Diện tích đã được cấp: .. ha; thời hạn: .. □ Chưa được cấp: - Nếu chưa được cấp, xin nêu lý do: . 5. Lao động của trang trại (năm 2012): người, trong đó: 5.1. Tổng số lao động trong độ tuổi của gia đình:.người 5.2. Tổng số lao động thuê thường xuyên:người 5.3. Số lao động thuê thời vụ lúc cao nhất:người 6. Tổng số vốn của trang trại: ... triệu đồng 6.1. Giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh:..triệu đồng, trong đó: 6.1.1. Tổng giá trị các công trình xây dựng phục vụ SX kinh doanh: triệu đồng 6.1.2. Tổng giá trị máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất: ..triệu đồng. 6.1.3. Giá trị nguyên vật liệu, sản phẩm, sản phẩm dở dang: ..triệu đồng. 6.1.4. Tổng số vốn tiền mặt hiện có: . triệu đồng 6.2. Nguồn vốn: 6.2.1. Tổng số vốn tự có:triệu đồng 6.2.2. Tổng số vốn hiện đi vay: triệu đồng Trong đó: - Vay ngân hàng:triệu đồng - Vay hoặc nợ hợp tác xã:..triệu đồng - Vay khác hoặc các khoản nợ khác: triệu đồng II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI 1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của trang trại (đánh dấu X vào ô thích hợp) □ Trang trại trồng trọt: □ Trang trại chăn nuôi : □ Trang trại lâm nghiệp : □ Trang trại nuôi trồng thủy sản : □ Trang trại tổng hợp : 2. Trang trại của Ông (Bà) kinh doanh theo định hướng nào ? 2.1. Theo quy hoạch của chính quyền: 2.2. Theo phong trào chung: 2.3. Theo truyền thống của gia đình: 2.4. Theo dự án: 2.5. Theo hướng khác (Xin ghi cụ thể) 3. Các yếu tố đầu vào của trang trại được sử dụng năm 2012 là từ nguồn nào ? mỗi nguồn khoảng bao nhiêu % ? (xin ghi % vào từng nguồn theo từng loại đầu vào). TT Loại đầu vào Từ các hộ kinh doanh dịch vụ (%) Từ thương lái (%) Từ hợp đồng với doanh nghiệp (%) Từ Hợp tác xã (%) Nguồn khác (%) 3.1 Giống cây lâu năm 3.2 Giống cây hàng năm 3.3 Giống thủy sản 3.4 Giống đại gia súc 3.5 Giống lợn 3.6 Giống gia cầm 3.7 Phân bón, thuốc trừ sâu 3.8 Thức ăn gia súc, thủy sản 4. Nguồn thông tin kỹ thuật sản xuất mà trang trại có được là từ tổ chức nào? TT Nguồn Loại kỹ thuật Cơ quan khuyến nông Hội nông dân Hợp tác xã Tự mình Nguồn khác 4.1 Kỹ thuật trồng trọt 4.2 Kỹ thuật chăn nuôi 4.3 Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản 4.4 Kỹ thuật tưới tiêu 4.5 Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh 4.6 Kỹ thuật chế biến 4.7 Bảo vệ môi trường (xử lý rác thải, nước thải, hóa chất, an toàn vệ sinh sản phẩm ) 5. Giá trị sản phẩm chính bán ra của trang trại năm 2012 TT Loại sản phẩm Giá trị (triệu đồng) 5.1 Sản phẩm cây ăn quả 5.2 Sản phẩm cây lâu năm khác 5.3 Sản phẩm cây hàng năm 5.4 Sản phẩm đại gia súc 5.5 Sản phẩm chăn nuôi lợn 5.6 Sản phẩm gia cầm 5.7 Sản phẩm thủy sản 5.8 Sản phẩm khác (ghi cụ thể) 5.9 Tổng cộng 6. Trang trại của Ông/Bà bán sản phẩm theo kênh nào dưới đây (ghi % sản lượng bình quân trong những năm gần đây). TT Loại sản phẩm Tại chợ địa phương (%) Cho thương lái (%) Theo hợp đồng với DN (%) Cho các HTX (%) Xuất khẩu (%) Kênh khác (%) 6.1 Sản phẩm cây ăn quả 6.2 Sản phẩm cây lâu năm khác 6.3 Sản phẩm cây hàng năm 6.4 Sản phẩm đại gia súc 6.5 Sản phẩm chăn nuôi lợn 6.6 Sản phẩm gia cầm 6.7 Sản phẩm thủy sản 6.8 Sản phẩm khác (ghi cụ thể) 7. Trang trại của Ông (bà) bán sản phẩm dưới dạng nào (% sản lượng đã bán bình quân những năm gần đây). Thời điểm bán Tinh chế (%) Sơ chế (%) Tươi sống (%) 7.1 Bán trước khi thu hoạch 7.2 Bán ngay sau khi thu hoạch 7.3 Bán khi được giá 8. Ông/bà đánh giá mức độ khó khăn trong tiêu thụ các loại sản phẩm của trang trại ? (Đánh dấu X theo mức độ khó khăn từ 1 đến 5, số 1 là ít khó khăn, số 5 là rất khó khăn). Loại sản phẩm 1 2 3 4 5 8.1 Đối với sản phẩm cây ăn quả 8.2 Đối với sản phẩm cây dài ngày khác 8.3 Đối với sản phẩm các cây hàng năm 8.4 Đối với sản phẩm chăn nuôi đại gia súc 8.5 Đối với sản phẩm chăn nuôi lợn 8.6 Đối với sản phẩm chăn nuôi gia cầm 8.7 Đối với sản phẩm thủy sản 8.8 Sản phẩm khác (xin ghi cụ thể) 9. Ông/bà đánh giá mức độ tác động của các nguyên nhân khó khăn đến việc tiêu thụ sản phẩm trang trại bằng cách đánh dấu X theo mức độ tác động từ 1 đến 5, số 1 là tác động ít nhất, số 5 là tác động với mức độ cao nhất) Loại sản phẩm 1 2 3 4 5 9.1 Giá cả và tiêu dùng ở địa phương thấp 9.2 Sản phẩm chưa được chế biến 9.3 Chưa liên kết với doanh nghiệp 9.4 Chưa xuất khẩu được 9.5 Chưa đăng ký thương hiệu sản phẩm 9.6 Chưa có chợ đầu mối 9.7 Chưa quảng bá thương hiệu sản phẩm 9.8 Thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ 9.10 Chưa bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm 9.11 Nguyên nhân khác (xin ghi cụ thể): 10. Sản phẩm hàng hóa của trang trại đã được đăng ký thương hiệu chưa ? □ Chưa đăng ký ; □ Đã đăng ký: - Tên thương hiệu sản phẩm (nếu có): . 11. Ông/bà đánh giá mức độ khó khăn của trang trại khi vay vốn kinh doanh (Đánh dấu X theo mức độ khó khăn từ 1 đến 5, số 1 là ít khó khăn, số 5 là rất khó khăn). Loại khó khăn 1 2 3 4 5 11.1 Khó vay vốn từ ngân hàng do không có tài sản thế chấp hợp pháp 11.2 Khó vay vốn từ ngân hàng do thủ tục phức tạp 11.3 Khó thu hồi vốn để trả lãi suất ngân hàng do lãi suất cao 11.4 Khó quản lý và bảo toàn vốn vay 11.5 Khó trả vốn do thời hạn vay ngắn 11.6 Khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi 11.7 Khó khăn khác(Xin ghi cụ thể) 12. Ông/bà đánh giá mức độ khó khăn về phòng trừ dịch bệnh trong quá trình sản xuất (Đánh dấu X theo mức độ khó khăn từ 1 đến 5, số 1 là ít khó khăn, số 5 là rất khó khăn). Loại khó khăn 1 2 3 4 5 12.1 Khó phát hiện dịch bệnh 12.2 Không tìm được thuốc hữu hiệu 12.3 Không đủ vốn mua thuốc trừ sâu bệnh 12.4 Khó khăn khác (Xin ghi cụ thể) 13. Trang trại của Ông (Bà) có muốn mở rộng quy mô sản xuất không ? Có: Không: 14. Nếu mở rộng quy mô thì khó khăn đối với trang trại như thế nào ? (Đánh dấu X theo mức độ khó khăn từ 1 đến 5, số1 là ít khó khăn nhất; số 5 là khó khăn nhất) Loại khó khăn 1 2 3 4 5 14.1 Không chuyển đổi được đất 14.2 Không mua, thuê thêm được đất 14.3 Không thể bảo vệ được do an ninh 14.4 Không có vốn đầu tư ban đầu 14.5 Không tiêu thụ được sản phẩm 14.6 Khó khăn khác (Xin ghi cụ thể) 15. Ông/bà đã được đi học tập/bồi dưỡng về kinh doanh trang trại chưa ? (chỉ tính việc tham dự các lớp học bồi dưỡng từ 3 ngày trở lên) - Đã tham dự: ; - Chưa tham dự: 16. Ông/bà có tham gia các câu lạc bộ, hội nghề nghiệp, hay HTX dịch vụ trang trại nào không ? - Không tham gia: ; - Có tham gia: - Nếu có, tên của câu lạc bộ, hội nghề nghiệp, hay HTX dịch vụ trang trại là gì ? 17. Ông/bà đã được đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh giỏi ở trong và ngoài nước chưa ? - Chưa đi: - Đã đi: ; Nơi đi (nếu đã đi, ghi rõ địa điểm): 18. Ông/bà đánh giá mức độ hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với hoạt dộng sản xuất kinh doanh của trang trại trong các vấn đề dưới đây (Đánh dấu X theo mức độ hỗ trợ từ 1 đến 5, số 1 là hỗ trợ ít nhất; số 5 là hỗ trợ nhiều nhất) Công việc 1 2 3 4 5 18.1 Hỗ trợ, hướng dẫn về giống cây trồng, vật nuôi 18.2 Hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật 18.3 Hỗ trợ về thông tin thị trường, tìm thị trường 18.4 Hỗ trợ tiếp cận về vay vốn 18.5 Hỗ trợ giới thiệu tiêu thụ sản phẩm 18.6 Hỗ trợ, hướng dẫn về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 18.7 Hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu sản phẩm 18.8 Hỗ trợ đi tham quan học tập kinh nghiệm 18.9 Hỗ trợ tham gia hội chợ nông sản 18.10 Hỗ trợ bảo quản, chế biến sản phẩm 18.11 Hỗ trợ tham gia các câu lạc bộ, Hiệp hội, HTX .. 18.12 Hỗ trợ liên kết với doanh nghiệp 18.13 Hỗ trợ chuyển nhượng, thuê đất, tích tụ đất 18.14 Hỗ trợ quy hoạch phát triển cây, con, vùng nguyên liệu tập trung 18.15 Hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi 18.16 Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng về quản lý trang trại 19. Tổng thu, chi của trang trại những năm gần đây: Khoản mục 2010 2011 2012 19.1.Tổng doanh thu (triệu đồng) 19.2.Tổng chi phí (triệu đồng) 20. Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2012 của trang trại: Các khoản chi Số tiền (triệu đồng) Các khoản thu Số tiền (triệu đồng) 20.1. Chi cho trồng trọt 20.7. Thu từ trồng trọt 20.2. Chi cho chăn nuôi 20.8. Thu từ chăn nuôi 20.3. Chi cho thủy sản 20.9. Thu từ thủy sản 20.4. Chi cho lâm nghiệp 20.10. Thu từ lâm nghiệp 20.5. Chi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác 20.11.Thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác 20.6. Tổng chi 20.12. Tổng thu 21. Chi phí về sử dụng đất (năm 2012): 21.1. Tiền thuế sử dụng đất: .. triệu đồng 21.2. Tiền thuê đất và đấu thầu sử dụng đất.. triệu đồng 21.3. Chi khác về sử dụng đất:..triệu đồng 22. Tiền công trả cho người lao động (năm 2012): 22.1. Tiền công hàng tháng cho mỗi lao động thuê thường xuyên: ...... triệu đồng/tháng 22.2. Tiền công mỗi ngày cho lao động thời vụ: ......................... nghìn đồng/ngày 23. Đóng góp bằng tiền của trang trại trong năm 2012: 23.1.Thuế các loại:...................................................................... triệu đồng 23.2. Từ thiện:............................................................................... triệu đồng 23.3. Lệ phí các loại:....................................................................... triệu đồng 23.4. Đóng góp khác:...................................................................... triệu đồng 23.5. Tổng cộng: ....................................................................... triệu đồng 24. Để trang trại của ông bà có thể phát triển bền vững trong thời gian tới, theo Ông/Bà chính quyền cần có các giải pháp hỗ trợ nào?................................................................... Xin trân trọng cảm ơn Ông/bà, Nghệ An, ngày ..... tháng ...... năm 2013. Điều tra viên (ghi rõ họ tên) BIỂU 2 BIỂU MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN CHỦ TRANG TRẠI VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở NGHỆ AN Để góp phần tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Nghệ An, xin Ông/Bà vui lòng cung cấp một số thông tin sau, các thông tin này sẽ được giữ bí mật, chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. A- THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN. 1- Họ và tên:; 2- Số điện thoại: 3- Cơ quan công tác (Xin đánh dấu X vào ô thích hợp). □ Cán bộ quản lý cấp tỉnh □ Cán bộ quản lý cấp huyện □ Cán bộ quản lý cấp xã B- PHẦN PHỎNG VẤN CÁN BỘ VỀ TRANG TRẠI Câu 1. Theo Ông (Bà), các trang trại ở địa phương kinh doanh theo định hướng nào ? (xin đánh dấu X vào ô thích hợp). 1.1. Theo quy hoạch của chính quyền: 1.2. Theo phong trào chung: 1.3. Theo truyền thống của gia đình: 1.4. Theo dự án: 1.5. Theo nhu cầu cá nhân/ gia đình 1.6. Theo hướng khác (Xin ghi cụ thể) Câu 2: Ông (Bà) cho biết các yếu tố đầu vào của trang trại tại địa phương từ nguồn nào là chủ yếu ? (Xin đánh dấu x vào ô thích hợp). TT Loại đầu vào Từ các hộ kinh doanh dịch vụ Từ thương lái Từ hợp đồng với DN Từ HTX Tự nông dân tìm mua Nguồn khác (xin ghi cụ thể) 2.1 Giống cây ăn quả 2.2 Giống cây lâu năm khác 2.3 Giống cây hàng năm 2.4 Giống thủy sản 2.5 Giống đại gia súc, gia cầm 2.6 Phân bón, thuốc trừ sâu 2.7 Thức ăn gia súc, thủy sản 2.8 Nguyên liệu để chế biến nông, lâm, thủy sản Câu 3. Ông (Bà) cho biết, thông tin kỹ thuật của trang trại ở địa phương có được từ nguồn nào là chính ? (xin đánh dấu x vào ô thích hợp). Cơ quan khuyến nông Hội nông dân Hợp tác xã Tự nông dân tìm hiểu Nguồn khác (xin ghi cụ thể) 3.1 Kỹ thuật trồng trọt 3.2 Kỹ thuật chăn nuôi 3.3 Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản 3.4 Kỹ thuật tưới tiêu 3.5 Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh 3.6 Kỹ thuật chế biến nông, lâm, thủy sản 3.7 Bảo vệ môi trường (xử lý rác thải, nước thải, hóa chất độc hại, an toàn vệ sinh thực phẩm .v.v) Câu 4: Theo Ông (Bà), chính sách hỗ trợ phát triển trang trại nào đã và đang được áp dụng ở địa phương? (Xin đánh dấu vào ô thích hợp, có thể chọn nhiều chính sách) □ Chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi □ Bảo lãnh để vay tín chấp □ Hỗ trợ chuyển nhượng, chuyển đổi và tích tụ ruộng đất □ Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, hệ thống tưới tiêu) □ Đào tạo bồi dưỡng chủ trang trại □ Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm □ Hỗ trợ về giống cây trồng/vật nuôi □ Hỗ trợ, tư vấn ứng dụng khoa học kỹ thuật mới □ Hỗ trợ tham quan, học tập các mô hình sản xuất giỏi □ Hỗ trợ về cung cấp thông tin thị trường □ Hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm □ Hỗ trợ liên kết với doanh nghiệp □ Hỗ trợ đầu tư thiết bị bảo vệ môi trường cho trang trại (Xử lý rác thải, chất thải) □ Hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh, sâu bệnh □ Hỗ trợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm trang trại □ Các hỗ trợ khác (xin ghi cụ thể). Câu 5. Theo Ông (Bà), trang trại ở địa phương đã bán sản phẩm theo kênh nào là chủ yếu ? (Có thể chọn đến 02 phương án trả lời). TT Loại sản phẩm Tại chợ địa phương Cho thương lái Theo hợp đồng với DN Cho các hợp tác xã Kênh khác (xin ghi cụ thể) 4.1 Sản phẩm cây ăn quả 4.2 Sản phẩm cây lâu năm khác 4.3 Sản phẩm cây hàng năm 4.4 Sản phẩm đại gia súc, gia cầm 4.5 Sản phẩm thủy sản 4.6 Sản phẩm khác (xin ghi cụ thể) Câu 6. Theo Ông(Bà), mức độ khó khăn của trang trại địa phương trong tiêu thụ sản phẩm những năm gần đây như thế nào? (Đánh dấu X vào ô thích hợp theo mức độ từ 1 dến 5, số 1 là ít khó khăn, số 5 là rất khó khăn). Loại sản phẩm 1 2 3 4 5 6.1 Sản phẩm cây ăn quả 6.2 Sản phẩm cây dài ngày khác 6.3 Sản phẩm các cây hàng năm 6.4 Sản phẩm chăn nuôi đại gia súc, gia cầm 6.5 Sản phẩm thủy sản 6.6 Sản phẩm đã chế biến Câu 7. Ông (Bà) đánh giá mức độ quan trọng của các nguyên nhân dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm trang trại địa phương gặp khó khăn như thế nào? (Đánh dấu X theo mức độ quan trọng từ 1 đến 5, số 1 là ít quan trọng, số 5 là rất quan trọng) Nguyên nhân 1 2 3 4 5 7.1 Sản phẩm có giá thành cao 7.2 Sản phẩm chưa được chế biến 7.3 Chưa liên kết với doanh nghiệp 7.4 Không xuất khẩu được 7.5 Chưa đăng ký thương hiệu sản phẩm 7.6 Chưa có chợ đầu mối 7.7 Chưa quảng bá thương hiệu sản phẩm 7.8 Thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ 7.9 Chưa bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm 1.10 Nguyên nhân khác (xin ghi cụ thể) Câu 8. Ông (bà) đánh giá mức độ khó khăn của trang trại địa phương khi vay vốn ngân hàng để kinh doanh. (đánh dấu X theo mức độ khó khăn từ 1 đến 5, số 1 là ít khó khăn, số 5 là rất khó khăn) Nguyên nhân 1 2 3 4 5 8.1 Không có tài sản thế chấp hợp pháp. 8.2 Thủ tục cho vay phức tạp 8.3. Lãi suất cao 8.4 Khó tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi 8.5 Thời hạn vay vốn ngắn 8.6 Khó khăn khác (xin ghi cụ thể) . Câu 9: Theo Ông/bà, có khoảng bao nhiêu phần trăm trang trại ở địa phương đã thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường sinh thái ? (đánh dấu X vào ô thích hợp): - dưới 10%: ; từ 10% đến 50%: - từ 50% đến 80% ; từ trên 80% : Câu 10: Theo ông/bà, lý do một số trang trại chưa thực hiện tốt bảo vệ môi trường là: - Hệ thống pháp luật, chính sách bảo vệ môi trường còn hạn chế: - Chính quyền địa phương chưa có biện pháp cụ thể: - Chủ trang trại chưa có ý thức bảo vệ môi trường: - Chủ trang trại chưa hiểu về việc cần bảo vệ môi trường: - Nguyên nhân khác (xin ghi cụ thể): . Câu 11: Theo Ông (Bà), các trang trại ở địa phương có muốn mở rộng quy mô sản xuất không ? (đánh dấu X vào ô thích hợp) - Có - Không Câu 12: Theo Ông (Bà), mức độ khó khăn của trang trại ở địa phương trong việc mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh như thế nào ? (đánh dấu X theo mức độ khó khăn từ 1 đến 5, số 1 là ít khó khăn; số 5 là khó khăn nhất) 1 2 3 4 5 12.1 Không tích tụ được ruộng đất 12.2 Thiếu vốn 12.3 Khó tiêu thụ sản phẩm 12.4 Thiếu kỹ thuật, năng suất thấp 12.5 Thiếu lao động lành nghề 12.6 Địa phương chưa có quy hoạch phát triển trang trại 12.7 Thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý trang trại 12.8 Thiếu sự hỗ trợ hiệu quả của chính quyền địa phương 12.9 Các chính sách hỗ trợ thiếu đồng bộ 12.10 Khó khăn khác (xin ghi cụ thể) Câu 13. Theo ông/bà, mức độ hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với việc phát triển trang trại như thế nào ? (Đánh dấu X theo mức độ hỗ trợ từ 1 đến 5, số 1 là mức độ hỗ trợ ít nhất; 5 là mức độ hỗ trợ nhiều nhất) Công việc 1 2 3 4 5 13.1 Hỗ trợ, hướng dẫn về giống cây trồng, vật nuôi 13.2 Hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật 13.3 Hỗ trợ về thông tin thị trường, tìm thị trường 13.4 Hỗ trợ tiếp cận về vay vốn 13.5 Hỗ trợ giới thiệu tiêu thụ sản phẩm 13.6 Hỗ trợ, hướng dẫn về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 13.7 Hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu sản phẩm 13.8 Hỗ trợ đi tham quan học tập kinh nghiệm 13.9 Hỗ trợ tham gia hội chợ nông sản 13.10 Hỗ trợ bảo quản, chế biến sản phẩm 13.11 Hỗ trợ tham gia các câu lạc bộ, Hiệp hội, HTX .. 13.12 Hỗ trợ liên kết với doanh nghiệp 13.13 Hỗ trợ chuyển nhượng, thuê đất, tích tụ đất 13.14 Hỗ trợ quy hoạch phát triển cây, con, vùng nguyên liệu tập trung 13.15 Hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi 13.16 Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng về quản lý trang trại Câu 14: Theo Ông (Bà), các trang trại tại địa phương hiện nay có đóng góp như thế nào đối với việc phát triển kinh tế xã hội địa phương? (đánh dấu X theo mức độ đóng góp, số 1 là đóng góp thấp nhất; số 5 là đóng góp cao nhất) 1 2 3 4 5 14.1 Góp phần xóa đói giảm nghèo 14.2 Khai thác tiềm năng vốn có của địa phương 14.3 Bảo vệ và cải thiện tài nguyên đất đai 14.4 Bảo vệ và cải thiện tài nguyên nước 14.5 Tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương 14.6 Đóng góp xây dựng hạ tầng kỹ thuật 14.7 Đóng góp vào xây dựng nông thôn mới 14.8 Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh mới 14.9 Bảo tồn các giống cây trồng vật nuôi quí, có giá trị 14.10 Góp phần thay đổi thói quen và cách thức sản xuất tiên tiến 14.11 Tăng thu nhập cho dân cư địa phương 14.12 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương 14.13 Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương 14.14 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật sản trong nông nghiệp 14.15 Nâng cao năng lực quản lý cho chủ trang trại ở địa phương 14.16 Vai trò khác (xin nêu cụ thể) Câu 15: Đề xuất của Ông/bà về chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Nghệ An trong những năm tới: Xin cảm ơn Ông (bà) Ngàytháng .. năm 2013 Người được phỏng vấn Người phỏng vấn (ký, ghi họ tên) (ký, ghi họ tên) PHỤ LỤC 2 SỐ LIỆU KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH NGHỆ AN Bảng 1: Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Nhệ An theo thành phần kinh tế Đơn vị : %, giá hiện hành Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tổng số 100,00 100,00 100,00 - Khu vực kinh tế nhà nước 33,96 35,51 33,92 - Ngoài nhà nước 65,36 62,88 64,89 + Khu vực Tập thể 22,75 10,93 0,79 + Khu vực tư nhân 42,65 51,95 64,0 Trong đó : Hộ cá thể phi N-L-N 41,62 41,89 51,50 - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,68 1,61 1,19 Nguồn: Niên giám Thống kê - Cục Thống kê Nghệ An. Bảng 2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An đến năm 2010 TT Chỉ tiêu ĐVT MT Quy hoạch Thực hiện 2010 So sách với MT I Chỉ tiêu kinh tế 1 Tốc độ tăng trưởng GDP % 12-13 9,77 Chưa đạt 2 GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) Tr.đồng 13,7 14,19 đạt 3 Cơ cấu kinh tế theo ngành % 100 100 Chưa đạt - Nông, lâm, ngư nghiệp % 24 28,35 - Công nghiệp - Xây dựng % 39 33,70 - Dịch vụ % 37 37,95 4 Kim ngạch xuất khẩu 350-400 250 Chưa đạt 5 Thu ngân sách trên địa bàn tỷ đồng 5000-5500 6.199,8 Đạt 6 Vốn đầu tư Tỷ đồng GĐ 2006- 2010 là 70- 75 ngàn tỷ đ 75.000- 76.000 Đạt II Chỉ tiêu xã hội 1 Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia % 60 41,13 Chưa đạt 2 Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100 100 đạt 3 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ công tác % 90 87,7 Chưa đạt 4 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD % 20 21,7 Không đạt 5 Tỷ lệ xã đạt chuẩn QG về y tế % 75,00 75,6 đạt 6 Tỷ lệ phát triển dân số < 1 0,95 đạt 7 Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn VH % 80-85 80 đạt 8 Tỷ lệ xã phường có thiết chế VHTT % 100 100 đạt 9 Tỷ lệ xã có điện bằng các dạng năng lượng % 100 100 đạt 10 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 40 40 đạt 11 Tạo việc làm hàng năm Người 30.000-35.000 34.000 đạt 12 Tỷ lệ hộ đói nghèo (tiêu chuẩn cũ) % < 15 14,5 đạt 13 Tỷ lệ đô thị hoá % 17 21,5 đạt III Môi trường 1 Tỷ lệ che phủ rừng % 53 53 đạt 2 Tỷ lệ dân nông thôn dùng nước hợp VS % 80-85 85 đạt 3 Tỷ lệ dân thành thị dùng nước sạch % 85-90 87 đạt 4 Tỷ lệ rác thải thành thị được thu gom, xử lý % 80 82 đạt Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, 2011 Bảng 3: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Thứ tự Chỉ tiêu Hiện trạng Năm 2010 Quy hoạch đến năm 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 1.649.182,10 100 1.649.182,1 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.238.315,47 75,09 1.440.319,26 87,34 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 256.843,90 20,74 255.378,52 17,73 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 192.817,49 75,07 190.934,29 74,77 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 64.026,41 24,93 64.444,23 25,23 1.2 Đất lâm nghiệp 972.910,52 78,57 1.175.070,48 81,58 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 7.457,50 0,60 8.627,72 0,60 1.4 Đất làm muối 837,98 0,07 837,08 0,06 1.5 Đất nông nghiệp khác 265,57 0,02 405,46 0,03 2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 124.653,13 7,56 177.327,07 10,75 2.1 Đất ở 19.818,98 15,90 24.013,41 13,54 2.2 Đất chuyên dùng 63.844,90 51,22 113.376,30 63,94 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình SN 439,00 0,69 827,19 0,73 2.2.2 Đất quốc phòng 4.065,70 6,37 15.936,40 - 2.2.3 Đất an ninh 420,35 0,66 457,01 - 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh PNN 6.217,22 9,74 17.452,89 15,39 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 52.702,63 82,55 78.702,81 69,42 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 354,74 0,28 382,89 0,22 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6.636,42 5,32 7.054,54 3,98 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 33.818,36 27,13 32.215,88 18,17 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 179,73 0,14 284,05 0,16 3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 286.213,50 17,35 31.535,77 1,91 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, 2011 Bảng 4: Dự báo dân số tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Đơn vị: người, % Chỉ tiêu 2011 2015 2020 Tăng trưởng BQ 2011- 2015 2016- 2020 Tổng số 2.954.633 3.046.023 3.180.227 0,76 0,87 Nam 1.471.403 1.523.122 1.595.795 0,87 0,94 Nữ 1.483.230 1.522.901 1.584.432 0,66 0,80 Dân số dưới tuổi lao động 729.470 732.058 783.981 0,09 1,38 - Tỷ trọng so với tổng dân số 24,69 24,03 24,65 Dân số trong tuổi lao động 1.866.557 1.910.645 1.909.462 0,59 -0,01 - Tỷ trọng so với tổng dân số 63,17 62,73 60,04 Dân số ngoài tuổi lao động 358.606 403.320 486.784 2,98 3,83 - Tỷ trọng so với tổng dân số 12,14 13,24 13,31 Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An, 2011 Bảng 5: Dự báo nguồn lao động tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Đơn vị tính: Người TT Chỉ tiêu 2010 2015 2020 1 Dân số trong tuổi lao động 1.871.861 1.940.433 1.920.737 2 Thất nghiệp tự nhiên 37.437 29.106 19.207 3 Đi học 93.593 97.022 96.037 4 Nội trợ 149.749 174.639 192.074 5 Khác 93.593 97.022 96.037 6 Lao động trong độ tuổi có nhu cầu làm việc 1.534.926 1.571.750 1.536.590 - Tỷ trọng so với dân số trong tuổi lao động 82,0 81,0 80,0 - Tỷ trọng so với tổng dân số 52,2 52,2 49,7 Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An, 2011 Bảng 6: Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu KH 2011-2015 KH 2016-2020 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Khoảng 180.000 Khoảng 450.000 I Phân theo nguồn vốn Trong đó: - Vốn đầu tư ngân sách nhà nước 45.000 67.000 Trong đó: Vốn trái phiếu chính phủ Vốn ODA 8.000 3.000 8.000 3.000 - Vốn tín dụng đầu tư 32.000 90.000 - Vốn đầu tư doanh nghiệp 31.000 90.000 - Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 36.000 90.000 - Vốn ngoài tỉnh 36.000 113.000 Trong đó: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10.000 50.000 II Phân Theo lĩnh vực đầu tư 1 Nông lâm ngư nghiệp 30.000-35.000 90.000-100.000 2 Công nghiệp và điện 60.000-65.000 130.000-150.000 3 Dịch vụ - hạ tầng 85.000-90.000 180.000-200.000 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, 2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_trantukhanh_4303.pdf
Luận văn liên quan