Cùng với biện pháp khen thưởng thì các lãnh đạo, thủ trưởng đơn vị phải là
tấm gương sáng cho nhân viên noi theo. Quy định trách nhiệm cụ thể cho mỗi nhân
viên và có biện pháp xử phạt với những cán bộ nhũng nhiễu, làm sai quy định.
Nâng cao trình độ tay nghề cho lực lượng lao động bằng cách mở các thêm
các trường, các trung tâm dạy nghề đặc biệt là lao động nông thôn. Doanh nghiệp và
Nhà nước phối kết hợp trong công tác đào tạo tay nghề để đảm bảo sau khi học
xong người lao động sẽ có việc làm phù hợp với trình độ của mình.
Hoàn thiện chính sách của nhà nước trong lĩnh vực lao động và việc làm
nhằm tăng cường chăm lo, bảo vệ lợi ích cho người lao động, nâng cao mức thu
nhập và điều kiện sống cho người lao động.
185 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ Châu Âu vẫn đem lại lợi
ích lớn hơn.
Về các biện pháp mang tính ngoại giao, nhà nước ta đã và đang nỗ lực nhằm
hoàn thiện các cơ chế, chính sách để Việt Nam được EU công nhận là có nền kinh
tế thị trường, qua đó Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng theo luật pháp của EU
cũng như được hưởng đầy đủ lợi ích của việc gia nhập WTO. Thêm vào đó, Việt
Nam và EU, đặc biệt là phía EU đang nỗ lực đàm phán để tìm ra tiếng nói chung
tiến tới ký kết hiệp định thương mại tự do FTA. Theo EU thì thâm hụt thương mại
của Việt Nam là với các đối tác khác, chứ không phải với EU nên EU không phải
151
đối tác để Việt Nam phải quan ngại về điều đó. Khi có FTA với EU thì Việt Nam có
nhiều lựa chọn hơn và giúp Việt Nam kiểm soát giá cả tốt hơn. Vì vậy, EU không
phải là mối đe dọa thương mại cho Việt Nam. Sẽ có nhiều cơ hội mở ra cho hàng
hoá Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU khi Việt Nam có FTA với EU. Ví dụ
như đối với da giày, hiện tại thuế xuất khẩu giầy của Việt Nam sang EU khoảng
7%, mặt hàng áo sơ mi xuất khẩu vào EU đang chịu thuế 13%, nhưng nếu có FTA,
tỷ lệ thuế của hai mặt này sẽ được xóa bỏ. Thêm vào đó, để giảm rủi ro các doanh
nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, nhà nước nên ký kết các thoả thuận
về thanh toán quốc tế qua ngân hàng thị trường các nước trong khối EU mà hiện các
doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn trong giao dịch và bảo đảm thanh toán.
3.4.2. Một số khuyến nghị với doanh nghiệp
3.4.2.1. Tăng cường các hoạt động tìm hiểu về thị trường EU và tìm kiếm các
biện pháp thâm nhập thị trường EU một cách hiệu quả
EU tuy là một thị trường không còn xa lạ gì với các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có đầy đủ thông tin một
cách chính xác về thị trường này. Hiểu biết về thị trường EU của các doanh nghiệp
Việt Nam hiện vẫn còn yếu, đây chính rào cản đối với doanh nghiệp khi xuất khẩu
vào thị trường EU. Để giảm rủi ro khi thâm nhập vào thị trường EU đòi hỏi các
doanh nghiệp Việt Nam phải thông hiểu về hệ thống luật pháp, hệ thống các rào cản
kỹ thuật cũng như đặc điểm thị trường EU. EU là thị trường đa dạng và sức mua
lớn, thị trường EU không chỉ dành cho những người giàu có mà còn dành cho cả
những người trung lưu và những người nghèo, đặc biệt là từ những nước mới gia
nhập EU. Hơn nữa, muốn làm ăn lâu dài với EU, ngoài việc tuân thủ mọi quy định
thương mại chung của EU, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải tìm hiểu về tập
quán kinh doanh và thị hiếu người tiêu dùng. Chất lượng hàng hoá và việc tuân thủ
đầy đủ mọi điều đã cam kết là yếu tố thể hiện thiện chí và thái độ nghiêm túc của
doanh nghiệp, đây là điều kiện cho mối quan hệ hợp tác lâu dài. Trong kinh doanh,
các doanh nghiệp EU thường không muốn thay đổi các đối tác, họ có xu hướng tìm
một vài bạn hàng cố định có khả năng cung cấp nhiều loại hàng hoá khác nhau.
152
Thông tin ngày nay có thể tham khảo từ nhiều nguồn như báo chí, sách,
internet, từ các cơ quan chức năng hay do doanh nghiệp tự nghiên cứu tìm hiểu. Tuy
nhiên, vấn đề quan trọng là phải xử lý thông tin đó ra sao để có dự báo chính xác
phục vụ cho xuất khẩu của doanh nghiệp mình. Do vậy, bên cạnh việc tiếp thu
những thông tin từ Chính phủ, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cần đẩy
mạnh liên lết với các viện nghiên cứu, liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu
tương đồng và đặc biệt là tích cực chủ động trong việc khảo sát, nghiên cứu thị
trường để tìm ra thông tin cho riêng doanh nghiệp mình. Bởi nếu tự xây dựng được
cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng đáng tin cậy thì đó sẽ là một lợi thế của
doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác và góp phần nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp đó.
Để chủ động thâm nhập thị trường EU, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam có thể sử dụng một số phương thức kinh doanh sau:
Thứ nhất với các doanh nghiệp lớn: Có thể liên doanh liên kết với các công
ty thương mại hay các nhà phân phối của EU. Bằng cách này có thể thâm nhập trực
tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường EU như các hệ thống siêu thị
bán lẻ, các công ty bán lẻ độc lập
Thứ hai với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Có thể liên kết với cộng đồng
người Việt tại EU. Đây là một phương án hợp tác có hiệu quả vì cộng đồng người
Việt Nam tại EU khá lớn cả về quy mô dân số và tiềm lực kinh tế. Theo đó hàng
hoá sẽ được sản xuất trong nước và sử dụng kênh phân phối tại EU. Bằng cách này,
sẽ luôn nắm bắt được sự thay đổi của thị trường EU và thâm nhập được vào các
kênh phân phối nhỏ nhưng hiệu quả của thị trường này.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức liên doanh với các đối
tác nước ngoài trong việc sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên, biện
pháp này chỉ nên sử dụng như là một biện pháp ban đầu, vì mục tiêu của các doanh
nghiệp Việt Nam là phải phấn đấu gây dựng được uy tín và thương hiệu cho riêng
mình trên thị trường EU.
153
3.4.2.2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và tiếp thị
sản phẩm
Xúc tiến thương mại đã được sử dụng trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu
hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên hiệu quả của hoạt động này
vẫn chưa đạt được như mong muốn. Xúc tiến thương mại thường được tổ chức
với các hình thức như khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu
hàng hoá và tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại. Thực hiện các hình thức
quảng bá này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu được hàng hoá của
mình tới người tiêu dùng EU, thăm dò được nhu cầu và thị hiếu của họ để từ đó
có những định hướng cụ thể và phù hợp với xu hướng thay đổi của thị trường.
Hàng năm tại các nước EU tổ chức rất nhiều các hội chợ, triển lãm quốc tế uy tín
với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, nhiều thương hiệu nổi
tiếng thế giới thu hút hàng trăm nghìn người tham gia như hội chợ GLOBAL
SHOES diễn ra tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Düsseldorf, Đức, hội chợ
quốc tế Paris, hội chợ nông nghiệp quốc tế tại Đức, triển lãm dệt may quốc tế tại
Pháp Thêm vào đó là nhiều tuần lễ văn hoá Việt Nam tại các nước EU hay
tuần lễ văn hoá EU tại Việt Nam, các hội chợ giữa Việt Nam và các nước EU,
các hội chợ quốc tế tổ chức tại Việt Nam với quy mô lớn như Việt Nam Expo
cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm tới người tiêu
dùng và các đối tác EU. Tham gia các hoạt động này còn giúp các doanh nghiệp
có những thông tin thiết thực về giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, chiến
lược khuyến mãi của các đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
cho các doanh nghiệp tại thị trường EU. Tuy nhiên để đẩy mạnh được hiệu quả
của công tác xúc tiến thương mại tại các hội chợ quốc tế có hiệu quả, các doanh
nghiệp khi tham gia hội chợ cần có chiến lược rõ ràng về các đối tượng khách
hàng mà doanh nghiệp mình hướng tới, chuẩn bị kỹ càng hàng hoá, mang tới
triển lãm những sản phẩm tốt nhất với mẫu mã đuợc cải tiến và giá thành sản
phẩm cạnh tranh.
154
3.4.2.3. Tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, công
nghệ và nâng cao tay nghề người lao động
EU là một thị trường có nhiều rào cản kỹ thuật mà hàng hoá các nước đang
phát triển khó vượt qua; ngoài tiêu chí giá cả thì chất lượng cũng là nhân tố quan
trọng nhất để sản phẩm được chấp nhận trên thị trường. Mặt khác, muốn đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, các doanh nghiệp cần sản xuất những mặt
hàng mà thị trường có nhu cầu. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường
đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất,
chất lượng, giá trị gia tăng, đa dạng hoá sản phẩm và hạ giá thành đối với từng mặt
hàng cụ thể.
Đầu tư vốn và thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại và đồng bộ
vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trước khi
tiến hành đầu tư, các doanh nghiệp cần xác định rõ các ưu thế cạnh tranh tương đối
để tập trung đầu tư vào những mặt hàng có lợi thế nhất, tránh đầu tư tràn lan, hiệu
quả thấp, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để tránh những mặt hàng khó cạnh
tranh hay chưa có khả năng cạnh tranh.
Hơn nữa, doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ tiên tiến và áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng được EU công nhận như tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 và tiêu
chuẩn HACCP. HACCP là tiêu chuẩn bắt buộc đối với tất cả hàng hoá muốn xuất
khẩu vào thị trường EU và đặc biệt là đối với hàng thuỷ sản, nông sản. Vì thế doanh
nghiệp Việt Nam cần áp dụng hệ thống tiêu chuẩn HACCP để chứng minh chất
lượng hàng hoá của mình đi theo đúng các nguyên tắc của hệ thống phòng ngừa
nguy cơ này. ISO 9000 không phải là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng bắt buộc đối
với hàng hoá muốn xuất khẩu vào thị trường EU, tuy nhiên nếu doanh nghiệp nào
có được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng này sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị
trường EU hơn cũng như có khả năng cạnh tranh hơn với các sản phẩm cùng loại
không có chứng chỉ này.
155
Nâng cao tay nghề của người lao động cũng là vấn đề đang đựơc đặt ra hiện
nay, bởi máy móc là quan trọng trong quá trình sản xuất, nhưng con người là nhân
tố không thể thiếu. Ngoài việc hỗ trợ của nhà nước trong công tác nâng cao tay
nghề người lao động và phát triển nguồn nhân lực thì các doanh nghiệp cũng cần có
kế hoạch chủ động cho riêng mình. Tổ chức các khoá học ngắn hạn nhằm nâng cao
trình độ tay nghề cho người lao động sẽ giúp tăng năng suất lao động, chú trọng đào
tạo cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ xuất nhập khẩu sẽ giúp cho hoạt động của
doanh nghiệp cũng như công tác thúc đẩy xuất khẩu sẽ đạt hiệu quả hơn.
3.4.2.4 .Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tiến tới xây dựng một chiến lược
thâm nhập chung vào thị trường EU, cũng như xây dựng được thương hiệu cho
hàng hoá Việt Nam trên thị trường này. Các liên kết trong ngành thuỷ sản, dệt may,
da giày trong thời gian qua đã cho thấy tầm quan trọng của hỗ trợ và phối hợp giữa
các doanh nghiệp.
EU là một thị trường rộng lớn và phức tạp một doanh nghiệp không thể đơn
độc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn của các nước khác. Việc liên kết giữa các
doanh nghiệp có thể đem lại những lợi ích như sau:
Trước hết là giảm được cạnh tranh trong nội bộ ngành (vì các đối thủ chính
là doanh nghiệp các nước khác), áp dụng mức giá sản phẩm hợp lý theo một hệ
thống tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá cao sẽ giúp thu lợi nhuận cao hơn. Việc các
doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh lẫn nhau không những gây ra thiệt hại chung
cho phía Việt Nam mà còn là cơ hội cho doanh nghiệp các nước đối thủ chính của
ta như Trung Quốc, các nước ASEAN, Ấn Độcó cơ hội bứt phá.
Thứ hai là có khả năng đáp ứng được những khách hàng lớn tìm kiếm nguồn
cung cấp đáng tin cậy với số lượng lớn trong thời gian ngắn. Nếu các doanh nghiệp
xuất khẩu cùng một loại hàng hoá sang EU không có sự liên kết với nhau thì họ khó
có thể có được các hợp đồng với số lượng lớn từ EU. Bởi các doanh nghiệp Việt
Nam đa số vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi các đối tác EU thường là
156
các công ty và tập đoàn lớn. Do vậy, muốn làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp EU
và ký kết được các hợp đồng lớn thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần có
chiến lược liên kết phù hợp nhằm chủ động được nguồn cung hàng lớn với giá cả
cạnh tranh, qua đó sẽ thúc đẩy được xuất khẩu sang thị trường EU.
Ngoài ra , việc liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua một hiệp hội cũng
cần được chú trọng. Ví dụ như hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
(VASEP) trong những năm qua đã thể hiện được vai trò quan trọng là cầu nối giữa
các doanh nghiệp với nhau và với các cấp chính quyền. VASEP đang thể hiện hết
sức hiệu quả vai trò hướng dẫn, giúp đỡ các nhà xuất khẩu Việt Nam tiến nhanh hơn
vào thị trường EU cũng như trong việc hỗ trợ giải quyết các vụ tranh chấp trong
thương mại vừa qua với EU. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần phối hợp với
Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để tạo những áp lực khác nhau khi gặp các
vụ kiện chống bán phá, như trong vụ kiện giày da, các doanh nghiệp nước ta đã phối
hợp rất tốt với các tổ chức phi chính phủ để có được những lợi thế quan trọng.
3.4.2.5. Từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng hoá Việt Nam
Người tiêu dùng EU có xu hướng rất ưa chuộng các sản phẩm có thương hiệu
nổi tiếng. Bởi thương hiệu chính là cái tạo nên uy tín cho doanh nghiệp tức là tạo ra
lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó. Do vậy, người tiêu dùng EU sẵn
sàng bỏ ra một số tiền lớn hơn để mua hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng, đó vừa là
sự đảm bảo về chất lượng và còn góp phần nâng cao sự sang trọng của người sử dụng
hàng hoá đó. Tuy nhiên, hiện nay đang có thực tế là các sản phẩm của Việt Nam xuất
khẩu sang EU chủ yếu dưới hình thức gia công và do đó sẽ mang thương hiệu của các
công ty nước ngoài. Một mặt loại hình xuất khẩu gián tiếp qua trung gian này không
đem lại giá trị xuất khẩu cao, mặt khác nó còn làm cho quá trình gây dựng thương
hiệu của hàng hoá Việt Nam càng trở nên khó khăn hơn. Người tiêu dùng EU hiện
khá ưa chuộng các sản phẩm gia công từ Việt Nam nhưng họ không hề biết rằng họ
đang sử dụng các sản phẩm của Việt Nam. Các sản phẩm của Việt Nam không ngừng
được cải thiện về chất lượng và mẫu mã, và được nhiều người tiêu dùng EU chấp
nhận và yêu thích. Đó cũng chính là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam tự tin hơn
157
trong việc gây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Hiện tại, một số doanh
nghiệp Việt Nam cũng bước đầu xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU với thương
hiệu của riêng mình như May 10, May Việt Tiến nhưng vẫn chỉ ở dạng nhỏ lẻ và
chưa đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam cần có ý
thức và chiến lược nhằm xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, bởi đó mới chính
là biện pháp vững chắc nhất để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường
EU và cũng chính là con đường mang lại hiệu quả dài hạn. Do vậy, các doanh nghiệp
cần hạn chế xuất khẩu hàng hóa qua trung gian trên cơ sở đẩy mạnh việc thâm nhập
và mở rộng kênh phân phối thông qua các văn phòng đại diện tại EU. Trực tiếp thiết
lập và gây dựng mối quan hệ với các nhà nhập khẩu EU, giảm dần gia công, tăng
cường xuất khẩu trực tiếp. Muốn làm được điều này thì doanh nghiệp cần cải tiến
mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm nhằm thu hút và tạo
uy tín dần dần với người tiêu dùng EU. Xây dựng thương hiệu là một con đường dài
và gian khó, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược dài hạn, nghiêm túc và kiên
trì thực hiện theo đúng kế hoạch đã được vạch ra.
Tuy nhiên một vấn để được đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là vấn đề về sở
hữu trí tuệ và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Bởi không ít các nhãn hiệu được ưa
chuộng của Việt Nam bị doanh nghiệp các nước khác đăng ký bảo hộ thương hiệu
sản phẩm tại nước họ và đương nhiên các sản phẩm của Việt Nam sẽ không được
phép mang nhãn hiệu đó nữa nếu như không muốn bị kiện ăn cắp bản quyền. Đã có
rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp nước ta bị mất thương hiệu mà Trung
Nguyên là một ví dụ điển hình, cùng với đó là bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa
Bến Tre, PetroVienam. Mất nhãn hiệu không chỉ là mất đi thị trường, mất bạn hàng,
mất thương hiệu mà sẽ thiệt hại, tốn kém rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu
khi phải đòi lại và xử lý tranh chấp. Võng xếp Duy Lợi đã mất quyền xuất khẩu khi
chỉ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và kiểu dáng công nghiệp trong nước
mà không đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài. Từ những bài học đó, doanh nghiệp
Việt Nam cần nhanh chóng xúc tiến đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm của
mình không những ở trong nước mà còn tại EU và các nước khác trên thế giới.
158
Tóm lại , nội dung trình bày trong chương 3 cho thấy chính sách thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang EU – một trong những đối tác quan trọng của Việt
Nam trong tiến trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế. Cũng như nhiều nước đang
phát triển khác Việt Nam cũng áp dụng các chính sách định hướng thị trường và
chính sách mặt hàng và điều chỉnh chính sách thúc đẩy xuất khẩu thông qua các
công cụ thuế quan và phi thuế quan; Việt Nam đã áp dụng một số biện pháp xúc
tiến xuất khẩu tích cực để thúc đẩy xuất khẩu. Mặc dầu có sự thay đổi nhất định qua
các thời kỳ, nhưng xuyên suốt quá trình thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu ở
Việt Nam là xu hướng tiến tới tự do hóa, dựa trên những nguyên tắc của kinh tế thị
trường, đáp ứng yêu cầu của WTO và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Nguồn lực của Việt Nam rất phong phú, trong nhiều trường hợp còn chưa tận
dụng hết tiềm năng. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cần phải đưa ra những biện
pháp khuyến khích khai thác một cách hiệu quả nhất mọi nguồn lực trong nước, kết
hợp với việc thu hút nguồn lực phong phú từ bên ngoài vào phát triển sản xuất, kinh
doanh. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu phù hợp nhất là phải kết hợp hài hòa giữa tự
do hóa một số lĩnh vực, ngành hàng có khả năng cạnh tranh và bảo hộ có chọn lọn,
trong một thời gian nhất định để hỗ trợ đối với những ngành khả năng cạnh tranh
thương mại cũng cần phải tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích
các doanh nghiệp trong nước của các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển sản xuất.
Tuy nhiên muốn có được hiệu quả trong hoạt động này thì phải cần có sự kết hợp
hài hoà giữa nhà nước và các doanh nghiệp. Nhà nước tạo khung pháp lý thuận lợi, xây
dựng các chiến lược dài hạn cho toàn nền kinh tế và có các chính sách hỗ trợ hợp lý và
kịp thời cho doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp là đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động
xuất khẩu, bên cạnh việc tiếp nhận những hỗ trợ từ phía nhà nước cũng cần phải tích cực
chủ động xây dựng cho mình kế hoạch phát triển xuất khẩu sang thị trường EU. Chính sự
kết hợp hài hoà giữa những giải pháp từ phía nhà nước và từ bản thân phía doanh nghiệp
sẽ trở thành định hướng đúng đắn nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam sang thị trường EU trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
159
KẾT LUẬN
Sau hơn 7 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh và hoàn
thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang EU – Một trong những đối tác
chiến lược trong quan hệ thương mại quốc tế với Việt Nam. Chính sách thúc đẩy
xuất khẩu của Việt Nam sang EU cần phải được xem xét một cách toàn diện về
chính sách mặt hàng, chính sách thị trường, các chính sách xúc tiến xuất khẩu và hỗ
trợ khác. Các chính sách này được thực thi trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau và
với những cải cách toàn diện khác trong nền kinh tế. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu
của Việt Nam sang EU đã có đóng góp quan trọng đối với sự trỗi dậy về kinh tế
thương mại của Việt Nam kể từ thập kỷ cuối của thế kỷ 20.
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào EU được thực hiện với cách
tiếp cận riêng trong bối cảnh gia nhập WTO; Từ khi Việt Nam trở thành thành viên
của WTO, mục tiêu cải cách được đặt ra rõ ràng và các giải pháp được định hướng
song vẫn còn nhiều điểm bất cập phát sinh trong quá trình thực thi chính sách thúc
đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU. Nhìn chung, việc lựa chọn những
biện pháp cải cách có tính đến điều kiện xuất phát và động thái của nền kinh tế,
cũng như nhu cầu khai thác các cơ hội và yếu tố thuận lợi trong nước và quốc tế.
Cải cách kinh tế nói chung và cải cách ngoại thương nói riêng theo hướng thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU là một quá trình lôgíc, phù
hợp với một nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị
trường.
Từ việc nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn trong chính sách thúc đẩy
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU thời kỳ gia nhập WTO, có thể rút ra
nhiều một số vấn đề cùng bàn luận và vận dụng. Trước hết đó là việc đổi mới mạnh
mẽ về nhận thức, tạo ra tính đột phá mới, động lực mới trong chính sách thúc đẩy
xuất khẩu theo hướng tuân thủ các nguyên tắc thị trường, phù hợp với các thông lệ
và chuẩn mực quốc tế. Đẩy nhanh quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định tự do
hóa thương mại giữa Việt Nam và EU. Tiếp đến là vấn đề khai thác và phát huy mọi
160
nguồn lực và lợi thế của đất nước, phối hợp đồng bộ và có hiệu quả giữa chính sách
thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU với các cải cách toàn diện khác trong nền
kinh tế nhằm tận dụng tốt cơ hội và hạn chế các thách thức do quan hệ hợp tác giữa
Việt Nam và EU đưa lại.
Đối với Việt Nam hiện nay, giải pháp cơ bản nhất để thúc đẩy xuất khẩu là
tiếp tục đẩy mạnh những cải cách trong nước dựa trên những nguyên tắc của kinh tế
thị trường, tiến tới tự do hóa, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày
càng sâu rộng hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường vai trò hỗ trợ thích hợp
của nhà nước đối với xuất khẩu, đẩy mạnh thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước
ngoài nói chung và đặc biệt của EU nói riêng để phục vụ mục tiêu mở rộng xuất
khẩu. Chính phủ cần tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các Bộ, Ban,
Ngành từ Trung ương đến địa phương trong xây dựng, hoạch định và thực thi chính
sách thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU một cách toàn diện trong chính sách
mặt hàng, chính sách thị trường và các chính sách xúc tiến xuất khẩu cũng như các
chính sách hỗ trợ khác nhằm giúp cho Việt Nam nhanh chóng tăng trưởng phát triển
thực hiện tốt mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển.
161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC
GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thúy Hồng (Tháng 11/2001), “ Hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Việt Nam sang Hoa Kỳ từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ: Thực trạng
và giải pháp” , Tạp chí “Kinh tế và Phát triển”, tr 48 50, NXB Đại học Kinh
tế quốc dân.
2. Nguyễn Thị Thúy Hồng (Tháng 9/2012), “ Một số giải pháp hoàn thiện chính
sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020” , Tạp
chí “Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới”, Số 9 (197), tr 56 67, Viện
Kinh tế và Chính trị Thế giới.
3. Nguyễn Thị Thúy Hồng, (11/2012), “ Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế
giới ”, Báo cáo khoa học thường niên chuyên ngành Kinh tế quốc tế, cấp Bộ
môn
4. Nguyễn Thị Thúy Hồng (tháng 12/2013), “ Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang
thị trường EU hậu gia nhập WTO: Thực trạng và một số lưu ý cho các doanh
nghiệp xuất khẩu của Việt Nam” , Tạp chí “Những vấn đề Kinh tế và Chính trị
Thế giới”, Số 12 (212), tr 67 75, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới.
5. Nguyễn Thị Thúy Hồng (15/6/2013 – 15/10/2013), “Thế kỷ 20 dưới góc độ
phân tích của học thuyết Mác Lênin”, Hoạt động khoa học chung của Viện
Kinh tế và Chính trị Thế giới
6. Nguyễn Thị Thúy Hồng (15/6/2013 – 15/10/2013), “Nhận định về tính cạnh
tranh ở Đông Á” Hoạt động khoa học chung của Viện Kinh tế và Chính trị
Thế giới năm 2013
7. Nguyễn Thị Thúy Hồng (Tháng 9/2006), “ Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO Lý thuyết và thực tiễn” , Tạp chí
“Kinh tế và Phát triển”, tr 41 45, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
162
8. Nguyễn Thị Thúy Hồng (Tháng 2/1999), “ Một số giải pháp tình huống làm
giảm sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á tới Việt Nam” , Kỷ
yếu Hội thảo Khoa học Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế "Việt Nam hội
nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách thức”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
9. Nguyễn Thị Thúy Hồng (Tháng 11/1996), “ Những ảnh hưởng kinh tế của
AFTA và triển vọng” , Kỷ yếu hội thảo khoa học Khoa Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế: “Việt Nam với tiến trình hội nhập vào khối mậu dịch tự do ASEAN –
AFTA”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
10. Nguyễn Thị Thúy Hồng (Quý IV/2012), “ Hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa củaViệt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới” , Kỷ
yếu Hội thảo Quốc gia: “Một số giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh”
(Phối hợp Đại học Kinh tế quốc dân – Học viện Tài chính Viện Nnghiên cứu
Kinh tế và Quản lý trung ương Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
ĐH Đại Nam), tr 293 – 308, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
11. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Thành viên tham gia (QĐ giao đề tài 3431/KH ngày
05.09.1996 HT ĐHKTQD; QĐ nghiệm thu 1631/GD và ĐT ngày 19.05.1997
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để Việt
Nam tham gia có hiệu quả vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) , Đề tài
Khoa học cấp Bộ B96.38.15 Chủ nhiệm GS.TS Tô Xuân Dân.
12. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Thành viên tham gia (QĐ giao đề tài 1384/KH ngày
30.03.1998 HT ĐHKTQD; QĐ nghiệm thu 1328/ GD và ĐT ngày
14.04.1999 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), “ Các giải pháp tăng cường năng lực
điều hành Nhà nước trong quản lý vĩ mô” , Đề tài Khoa học cấp Bộ
B98.38.12 Chủ nhiệm GS.TS Đỗ Hoàng Toàn.
13. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Thành viên tham gia (QĐ giao đề tài 1873/KH ngày
25.05.1999 HT ĐHKTQD; QĐ nghiệm thu 3122/GD và ĐT ngày 28.05.2001
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), “ Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu và
chính sách hỗ trợ khác nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và
163
nông thôn của Việt Nam trong điều kiện hội nhập” , Đề tài Khoa học cấp Bộ
B99.38.13 Chủ nhiệm GS.TS Tô Xuân Dân.
14. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Thành viên tham gia (QĐ giao đề tài 1105/QĐ
QLKH ngày 25.06.2009 HT ĐHKTQD; QĐ nghiệm thu 3122/GD và ĐT
ngày 09.12.2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), “ Xuất khẩu bền vững hàng
nông sản của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới” (B2009.06.132) , Đề tài Khoa học cấp Bộ B2009.06.132 Chủ nhiệm TS
Ngô Thị Tuyết Mai.
15. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Thành viên tham gia (QĐ giao đề tài 582/QĐ ngày
15.06.2011 HT ĐHKTQD QĐ nghiệm thu /GD và ĐT ngày của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT (15.09.2013), "Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế tại các tỉnh miền núi trung du phía
Bắc" , “Đề tài cấp Bộ Mã số: B2011.06.03, Chủ nhiệm GS.TS Đỗ Đức Bình.
16. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Thành viên tham gia (2004), Chương 2: Thương
mại quốc tế và Chính sách thương mại quốc tế, Giáo trình Kinh tế quốc tế ,
PGS.TS Đỗ Đức Bình, TS Nguyễn Thường Lạng (Đồng chủ biên), NXB Khoa
học kỹ thuật.
17. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Thành viên tham gia (Xuất bản năm 2008),
“Chương 2: Thương mại quốc tế và Chính sách” , Giáo trình “Kinh tế quốc tế”
(Chương trình cơ sở), Chủ biên GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn
Thường Lạng), NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
18. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Thành viên tham gia (Xuất bản năm 2012),
“Chương 2: Thương mại quốc tế” , Giáo trình “Kinh tế quốc tế” (Chương trình
cơ sở Tái bản lần thứ nhất có sửa đổi bổ sung), Chủ biên GS.TS Đỗ Đức
Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
19. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Thành viên tham gia (Xuất bản tháng 2011), Sách
chuyên khảo “ Phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
trong điều kiện hiện nay” , TS Ngô Thị Tuyết Mai chủ biên, NXB Chính trị
Quốc gia.
164
20. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Thành viên tham gia, (Xuất bản 2009), Sách chuyên
khảo “ Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng
thủy sản Việt Nam” GS.TS Đỗ Đức Bình TS Bùi Huy Nhượng đồng chủ
biên, NXB Chính trị Quốc gia.
21. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Chủ biên, (Xuất bản năm 2008), Sách chuyên khảo
“Kinh tế các nước ASEAN” , NXB Giáo dục
22. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Thành viên tham gia (Xuất bản 2013), Sách chuyên
khảo: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế tại các tỉnh
miền núi trung du phía Bắc” , GS.TS Đỗ Đức Bình PGS.TS Ngô Thị Tuyết
Mai (đồng chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.
23. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Thành viên tham gia, Đề tài cấp tỉnh (Bắc Ninh):
“Phân tích đánh giá lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh và tác động điều chỉnh
chính sách phát triển kinh tế của Tỉnh Bắc Ninh”, Đề tài của Viện Khoa học
Việt Nam, Chủ nhiệm đề tài TS Nguyễn Phương Bắc, Quyết định giao đề tài
2014, hoàn thành 2015, hiện đang thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Công nghiệp (2005a), Về chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến
năm 2020 , “Hội thảo quốc tế Xây dựng và thực hiện chiến lược công nghiệp
Việt Nam tại Hilton Opera Hotel”, ngày 24 tháng 3, Hà Nội.
2. Bộ Công thương, (2007), Tài liệu bồi dưỡng Các cam kết gia nhập tổ chức
thương mại thế giới của Việt Nam NXB Lao động xã hội 7.1
3. Bộ Công thương, (2010), Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự
nhiên của Việt Nam đến năm 2010. 8
4. Bộ Công thương, (2011), Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở
Việt Nam thời kỳ 2011 2020 “Hội thảo khoa học quốc gia”. 7
5. Bộ Ngoại giao Vụ Tổng hợp Kinh tế (1999), Toàn cầu hóa và Hội nh ập kinh
tế của Việt Nam , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ Tài chính (2004), Danh mục và thuế suất đối với hàng hoá xu ất nhập
khẩu, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội.
7. Bộ Thương mại (2000), Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, tháng 7,
Hà Nội.
8. Bộ Thương mại (2002), Quy chế xét thưởng xuất khẩu , Quyết định số
02/2002/QĐ BTM,3 11
9. Bộ Thương mại (2004), Quan hệ Kinh tế, thương mại Việt Nam Liên minh
châu Âu , Hà Nội. Tr. 15 17 – 12
10. Bộ Thương mại (2006a), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 2010,
tháng 2, Hà Nội.10
11. Burke Fred & Nguyen, Anne Laure (2006), Trợ cấp xuất khẩu và việc gia
nhập WTO của Việt Nam , tham luận trình bày tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
ngày 3 tháng 3.
12. Chevalier, Alain (2004), bài trình bày tại Hội thảo về xúc tiến thương mại
ngày 15 tháng 9, Hà Nội, “Tổng quan về Dự án VIE/61/94 Hỗ trợ xúc tiến
thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam”.
13. Chính phủ ( 1999) , Việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển, “Nghị định số
50/1999/NĐ CP”, 19
14. Chính phủ (2004), nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương
mại, “Nghị định của Chính phủ quy định chức năng” ngày 16 tháng 1, Hà Nội.
15. Chính phủ (2004), Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng
hóa, “Nghị định số 179/2004/NĐ CP ngày 21 10 2004”. 20
Quốc hội (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc
biệt và Luật thuế Giá trị gia tăng, số 57/2005/QH11 ngày 29/11/2005 31]
16. Chính phủ (2005), Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh
tranh , “Nghị định số 120/2005/NĐ CP của Chính phủ” ngày 30 tháng 9, Hà Nội.
17. Chính phủ (2005), Sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết thi hành
luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật thuế giá trị gia tăng, “Nghị định số
156/2005/NĐ CP” tr 12 –23
18. Chính phủ (2006), việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh, ngày 9 tháng 1, “Nghị định số
05/2006/NĐ CP” Hà Nội,18.
19. Chính phủ (2010), Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất
khẩu, Thuế nhập khẩu “Nghị định số 87/2010/NĐ CP” tr 118 25
20. Chủ tịch Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2003), Quyết định về
việc ban hành quy chế làm việc của Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc
tế, ngày 19 tháng 2, Hà Nội.
21. Chu Văn Cấp chủ biên, (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước
ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, “Sách tham khảo ” 16
22. Cục Xúc tiến thương mại (2008), Đăng ký sử dụng công cụ nghiên cứu thị
trường ITC,
466&Itemid=226.22 ]. 111
23. Đặng Đình Dũng (2006), Doanh nghiệp đòi hỏi tính minh bạch để hội nhập,
[trực tuyến], Địa chỉ truy cập:
24. Đặng Minh Đức, (2008), Chính sách cạnh tranh của EU. Một số tác động đến
quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, “Đề tài khoa học cấp nhà
nước”. 33
25. Diễn đàn Phát triển Việt Nam (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công
nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị.
26. Đinh Văn Thành (2010), Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chất lượng tăng trưởng
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại
hóa” , Mã số 2007 – 78 – 012 – Viện Nghiên cứu Thương mại – 78b.
27. Đỗ Đức Bình, Bùi Huy Nhượng (2009), Đáp ứng rào cản phi thuế quan để
đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thuỷ sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia.
28. Đỗ Đức Bình, Ngô Thị Tuyết Mai đồng chủ biên (2012), “Giáo trình Kinh tế
quốc tế” , Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
29. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thị Thuý Hồng đồng chủ biên (2010), “Giáo trình
Kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản Giáo dục.
30. Docena Herbert (2003), Những vấn đề nổi lên ở WTO , “Sụp đổ Cancun:
Toàn cầu hóa và Tổ chức thương mại thế giới – Tiếng nói bè bạn do Nguyễn
Văn Thanh chủ biên”, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Dự án VIE/61/94 (2004), Hỗ trợ Xúc tiến Thương mại và Phát triển xuất khẩu
ở Việt Nam: Mục tiêu, Kết quả và Hoạt động , “Bài trình bày tại Hội thảo Hỗ
trợ Xúc tiến Thương mại và Phát triển xu ất khẩu ở Việt Nam: Mục tiêu, Kết
quả và Hoạt động ngày 15 tháng 9”, Hà Nội.
32. news.f network.net/TinKinhTe News2997.f net .“Quan hệ thương mại
của Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ”.31 47
33. , “ Việt Nam đã
có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ” – 45.
34. bin/webwn 47.1
35. http: // www.vietnamtradefair.com/xttm/thuongvu3.htm ,, “Thương vụ Việt Nam
tại Nước ngoài”.69] .46
36. Krugman, Paul, và Obstfeld, Maurice (1996), Kinh tế học quốc tế, “Lý thuyết
và chính sách (tập 1)”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50
37. Liesel Anna, (2001), Ý nghĩa xã hội của tổ chức xúc tiến xuất khẩu trong
ngành may mặc Thổ Nhĩ Kỳ , “Luận án” 51
38. Lương Xuân Quỳ, Đỗ Đức Bình (2010), Thể chế kinh tế của Nhà nước trong
nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia. [truy cập ngày 5
tháng 6]24
39. Mai Thế Cường, (2006), Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, “Luận án tiến sĩ”. 17
40. Martin, Kazi và Sarath, Rajapatirana và Prema Chandra Athokorala
(2003), Việt Nam: Đẩy mạnh đổi mới để tăng trưởng xuất khẩu, “Diễn đàn
Việt Nam sẵn sàng gia nhập WTO”, tháng 6, Hà n ội. 39.
41. Messerlin, Patrick (2003), Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO: Chống
phá giá và tự vệ , “Diễn đàn Việt Nam sẵn sàng gia nh ập WTO”, tháng 6, Hà
Nội.
42. Mutrap (2004), Các vấn đề chính về cắt giảm thuế quan trong hội nhập khu vực và
đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam [trực tuyến]. Địa chỉ truy cập:
nloads&file=index&req=viewdownload&cid=2 [truy cập ngày 23 tháng 2 năm
2006].
43. NEU JICA (2003), Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập, tập II, Nhà xuất bản Thống kê.
44. Ngô Thị Tuyết Mai, Nâng cao sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất
khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, “Luận án
tiến sĩ”. 53
45. Nguyễn Anh Minh, (2006), Nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu của
Trung Quốc giai đoạn từ 1978 đến nay và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam ,
“Luận án tiến sĩ”. 58
46. Nguyễn Bích Đạt (chủ nhiệm) (2004), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài: Vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, “Bản thảo”, Hà Nội.
47. Nguyễn Hồng Phúc (2005), Hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu tại Quỹ hỗ
trợ phát triển: Thực trạng và giải pháp, “chuyên đề nghiên cứu khoa học”,
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 51.
48. Nguyễn Hữu Khải, Cây chè Việt Nam: Năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát
triển, “Luận án tiến sĩ ”. 49
49. Nguyễn Kim Bảo (2000), Quá trình cải cách kinh tế xã hội của Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa . 1
50. Nguyễn Như Bình (2004), Những vấn đề cơ bản về thể chế hội nh ập kinh tế
quốc tế, tài liệu tham khảo tại Viện Đại học Mở Hà Nội, khoa Luật, Nhà xuất
bản Tư pháp.
51. Nguyễn Phú Thái, (2004), Vai trò của ngoại thương đối với phát triển kinh tế
Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa, “Luận án tiến sĩ kinh tế”. 78
52. Nguyễn Thanh Hà (2003), “Những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy xu ất khẩu
hàng hoá của Việt Nam sang các nước khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) trong giai đoạn 2010”, Luận án tiến sỹ tại Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội”. 35
53. Nguyễn Thị Nhiễu, (2003), Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. 62
54. Nguyễn Thị Thuý Hồng (1999), Một số giải pháp tình huống làm giảm sự ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á tới Việt Nam, 1999.
55. Nguyễn Thị Thuý Hồng (1999), Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để Việt
Nam tham gia có hiệu quả vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), NXB
Đại học Kinh tế quốc dân
56. Nguyễn Thị Thuý Hồng (2001), Hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang
Hoa Kỳ từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ – Thực trạng và giải pháp.
“Tạp chí Kinh tế và Phát triển”, 2001.
57. Nguyễn Thị Thuý Hồng (2006), Thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trong
tiến trình gia nhập WTO – Lý thuyết và thực tiễn, “Tạp chí Kinh tế và Phát triển”.
58. Nguyễn Thị Thuý Hồng (2008), Kinh tế các nước ASEAN , NXB Giáo dục.
59. Nguyễn Thị Thuý Hồng (2012), Hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu
hàng hoá của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, Tr 293 –
308, “Kỷ yếu Hội thảo quốc gia chủ đề”, Một số giải pháp nhằm phát triển
sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay , Phối hợp giữa Đại học Đại
Nam – Đại học Kinh tế quốc dân Học viện Tài chính Viện Nghiên cứu quản
lý kinh tế Trung ương – Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
60. Nguyễn Thị Thuý Hồng (2012), Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thúc
đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2012 2020 , “Tạp chí Những
vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới số tháng 9 (197)” tr 56 67.
61. Nguyễn Tiến Mạnh, (2007), Cà phê Việt Nam và khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới, “Luận án Tiến sĩ ”. 55
62. Nguyễn Tiến Mạnh, Cà phê Việt Nam và khả năng cạnh tranh trên thị trường
thế giới, “Luận án tiến sĩ”.54
63. Nguyễn Trung Vãn, Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới hướng xuất
khẩu, “Luận án tiến sĩ”. 93
64. Nguyễn Văn Thanh (chủ biên) (2003), Sụp đổ Cancún: Toàn cầu hóa và Tổ chức
thương mại thế giới – Tiếng nói bè bạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
65. Ohno, Kenichi (2004), Xây dựng một chiến lược công nghiệp toàn diện và
hiện thực, “ thảo luận chính sách tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF)”. 52
66. OIE Văn phòng Kinh tế Công nghiệp (2002), Báo cáo Quy hoạch tổng thể
ngành công nghiệp ô tô xe máy Thái Lan giai đoạn 2002 2006, Bộ Công
nghiệp Thái Lan, 54.
67. Phạm Thái Quốc (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ 1979
đến nay. 73
68. Phạm Thu Hương, Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiến
thương mại quốc tế của Việt Nam , “Luận án Tiến sĩ”. 44
69. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005a), Luật Thương mại, ngày 14 tháng
6, Hà Nội.
70. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. (2002), Pháp lệnh về tự vệ trong nhập
khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam , ngày 12 tháng 5, Hà Nội.
71. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. (2004a), Pháp lệnh chống bán phá giá
hàng hoá nhập kh ẩu vào Việt Nam, ngày 25 tháng 5, Hà Nội, 59.
72. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. (2004b), Luật cạnh tranh , 25 tháng 10
đến 3 tháng 12, Hà Nội.
73. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế Giá trị gia tăng , số
57/2005/QH11 ngày 29/11/2005 – 73]
74. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. (2005b), Luật Đấu thầu, ngày 29 tháng
11, Hà Nội.
75. Roelofsen, Hendrik (2004), Các công cụ phân tích thị trường của ITC , “bài
trình bày tại Hội thảo về xúc tiến thương mại ngày 15 tháng 9”, Hà Nội.
76. Sở Thương mại tỉnh Thái Bình (2005), Kết quả thực hiện chương trình xúc
tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2003 2004 [trực tuyến]. Địa chỉ
truy cập:
[truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2005].
77. Thủ tướng chính phủ (2004), Về các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của
các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, “Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ số
47/2004/CT TTg ngày 22 tháng 12”, Hà Nội.
78. Thủ tướng chính phủ (2005), Việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện
Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 2010 , “Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ ngày 3 tháng 11”, Hà Nội.
79. Tổng cục Hải quan (2005a) , Về quy trình miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế,
hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu,
hàng hoá nh ập khẩu, “ Quyết định số 58/TCHQ/QĐ/KTTT ngày 14 tháng 1”,
Hà Nội.
80. Tổng cục Hải quan (2005b), Việc cấp thẻ ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh
nghiệp, “Quyết định số 1952/QĐ TCHQ ngày 19 tháng 12”, Hà Nội.
81. Tổng cục Hải quan (2013), Thống kê hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam
82. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê 2013, Nhà xuất bản Thống kê
Hà Nội.
83. Tống Thị Minh và cộng sự (2004), Tự do hoá thương mại và vấn đề việc làm ở
Việt Nam , “Bản tin Thị trường Lao động”, (số 9), tr. 1 7.
84. Trần Văn Hoè (2002), Tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam theo con đường
thúc đẩy xuất khẩu: Những điều kiện cần thiết và những gi ải pháp, “ luận án
tiến sỹ”, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 43
85. Trần Văn Thọ (2005), Việt Nam trong bản đồ công nghiệp Đông Á , “Thời báo
Kinh tế Sài gòn” , số ra ngày 28 tháng 4, tr.36 37. 84.
86. Trung tâm Khoa học và Nhân văn quốc gia và Ngân hàng thế giới phối hợp
thực hiện, (2004), Việt Nam sẵn sàng gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). 91
87. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA) (2003), Tăng cường năng lực hoạt động của các khu công nghiệp nhằm thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân.
88. TS. Lê Đăng Doanh (2006), Gia nhập WTO, cần tránh một cơn bão Chanchu ,
“Báo Tuổi trẻ”, ngày 30 tháng 5.
89. Từ Thanh Thuỷ (2003), Hoàn thiện chính sách ngoại thương Việt Nam trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với khu vực và thế giới,
“luận án tiến sỹ kinh tế”, Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà Nội. 79
90. Viện Kinh tế Thế giới (2004), Kinh tế thế giới 2003 2004: Đặc điểm và triển
vọng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
91. Viện nghiên cứu Châu Âu, (2008), Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – EU:
Thực trạng và triển vọng, “Đề tài khoa học cấp Nhà nước”. 95
92. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2002), Khả năng chịu đựng
thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của Việt Nam , Nhà xuất bản Lao động
Xã hội, Hà Nội.
93. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2003), Chính sách ph át triển
kinh tế: Kinh nghiệm và bài học của trung Quốc (tập 1 và 2), Nhà xuất bản
Giao thông vận tải, Hà Nội.60],... 101
94. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2005a), Báo cáo Đánh giá tác
động của Hội nhập Kinh tế Quốc tế đến Việt Nam, sử dụng mô hình cân bằng
tổng thể: Ho ạt động 2.1 – Kết quả 2, Hà Nội.
95. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) và Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc (UNDP) (2003), Nâng cao năng lực c ạnh tranh quốc gia,
Nhà xuất bản giao thông vận tải Hà nội.
96. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) và Cơ quan Phát triển
quốc tế Thuỵ Điển (SIDA) (2003), áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối
sách của một số nước, “ Hội nhập kinh tế”, Nhà xuất bản Giao thông vận tải,
Hà Nội.
97. Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và cơ quan phát triển quốc tế
Thuỵ Điển phối hợp thực hiện, (2003), Hội nhập kinh tế quốc tế: áp lực cạnh
tranh trên thị trường và đối sách của một số nước. 99
98. Viện Nghiên cứu Thương mại (2003), Xúc tiến thương mại. 96
99. Viện Nghiên cứu Thương mại (2008), Thương mại Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế , “Giới thiệu kết quả Nghiên cứu của Viện”, Hà Nội. 97
100. VietnamNet (2006), Vào WTO, dệt may phải cạnh tranh trực tiếp và tức thời
[trực tuyến]. Địa chỉ truy cập: [truy cập ngày 6 tháng 6].
101. Võ Đại Lược (2011), Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2020, Chương trình KX.01/06 10 Bộ Khoa học và Công nghệ, NXB
Khoa học xã hội.
102. Võ Đại Lược chủ nhiệm, (2004), Quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) của Trung Quốc và những bài học cho Việt Nam , “Đề tài nghiên
cứu cấp nhà nước”.52
103. Võ Trí Thành và Trịnh Quang Long (2003), Tác động của tiến trình gia nhập
WTO đối với nền kinh tế Việt Nam: Tổng quan nghiên cứu, “ Bài viết phục vụ
nghiên cứu Việt Nam sẵn sàng gia nhập WTO do World Bank tài trợ” .
104. Vũ Hoài Thuỷ (2004), Chuyên đề 6: Chiến lược xuất khẩu thời kỳ 2001 2010.
Một số mặt hàng xuất khẩu và thị trường chủ yếu , “trong tài liệu bồi dưỡng Kiến
thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Thương mại”, Hà Nội.
Tiếng Anh
105. Ahn, Dukgeun (2003), “Anti Dumping Mechanism”, KDI School of Policy
and Management, presentation prepared for Padeco Co., Ltd and the World
Bank.
106. “Antidumping Manual” [online]. Available from:
[Accessed 23 December 2003].
107. Bender, Siegfried and Li, Kui Wai (2009), “The hanging trade and revealed
comparative advantages of Asian and Latin American manufacture exports”,
The Economic Growth Center, Discussion paper N0843, Yale University.108
108. Nguyen Nhu Binh and Haughton, Jonathan (2009), “Trade Liberalization and
Foreign Direct Investment in Vietnam”, ASEAN Economic Bulletin ,
December. 137
109. Blustein, Paul (2003), “Free Trade's Muddy Waters”, Whashington Post
[online]. Available from:
yn/A46460 2003Jul12 ? language=printer [Accessed 15 December 2004].
110. Bumiputra Commerce Bank Bhd (2003), “Special Industry Issue: Automobile
Industry,” Economic Research Services , Vol. 2/2003, October. 110
111. Centre for International Economics (CIE) (1998), Vietnam’s Trade Policies
1998 , Canberra and Sydney. 111, 113
112. Discoverabroad.com (2005), “US Trade Laws” [online]. Available from:
[Accessed 25 November 2005]. 112
113. Ekanayake, E.M, and Vogel Richard and Veeramacheneni Bala (2003),
“Openness and economic growth: Empirical evidence on the relationship
between output, inward FDI and trade”, Journal of Business Strategies;
Spring; 20,1; ABI/INFORM Research.
114. Ferto, Imre and Hubbard, L.J (2001), “Regional comparative advantage and
competitiveness in Hungarian agri food sectors”, 77th EAAE seminar/NFJ
Seminar N0325, August 17 18, 2001, Helsinki.114
115. Harman, Policy making and policy process in Education in Farquher R,H &
Housece IE (eds) trong Canadian and Comparative Educational
Administration, University of Bristish Colombia, Vancouver pp, 1985 118
116. Kohler, R.A.R Marcel and Brand, Janet O Bruce (2002), Comparative cost
advantage and trade performance in South African manufactures: 1970–2000”,
School of Economics and Development, University of Natal, Durban. 124
117. Lall, S. (1997), Selective Policies for Export Promotion: Lessons from the
Asian Tigers, UNU World Institute for Development Economics Research
(UNU/WIDER), Helsinki. 121
118. Lemi, Adugna (2004), “Foreign Direct Investment, Host country productivity
and export: the case of US and Japanese multinational affiliates”, Journal of
Economic Development , Volume 29, Number 1, June. 126
119. MOFA (Japan) (2003), “Substantial results in AD negotiations key to overall
market access liberalization and success of the Doha Development Agenda”
[online]. Available from:
[Accessed 15
June 2004].
120. MUTRAP (2004), “Key issues of tariff reduction in regional economic
integration and WTO Accesion of Vietnam” [online]. Available from:
nloads&file=index&req=viewdownload&cid=2 [Accessed 20 December
2005].134
121. . (2002), “Vietnam’s integration into the World Economy, Accession
to the WTO and the development of Industry”, July.
122. Ohno, Kenichi and Nguyen Van Thuong eds (2005), Improving Vietnam’s
industrial policy , The Publishing House of Political Theory.
123. Phan, Anbinh (2003), “The New "Catfish" War: United States v. Vietnam”
[online]. Available from:
[Accessed 15
June 2004].
124. Rodrik Dani (2004), “Industrial policy for the twenty first century”, paper
prepared for UNIDO, Harvard University, John F.Kenedy School of
Government, September.
125. Singer, H. W. (1950), "The Distribution of Gains between Investing and
Borrowing Countries", in R. E. Caves and H. G. Johnson (eds) (1968),
Readings in International Economics , London. [Accessed 15 June 2004].
126. Vietnam Development Forum (2006), VDF Report: Supporting Industry in
Vietnam from the Perspective of Japanese Manufacturing Firms, April 24.
127. Vietnam Economic Times, (2006), “Statistics”, Issue 144, February, p.46 47.
128. Yamin, M.and Pervez N. Ghauri (2004), “Rethinking the Relationship
between Emerging Economies and Multinational Enterprises: The Relevance
of the East Asian Experience", in Benjamin S. Prasad and Pervez N. Ghauri
(Eds.), Global Firms and Emerging Markets in the Age of Anxiety , New York:
Praeger; tr. 3 141
129. Yilmaz, Akyuz (2004), “Challenges facing developing countries in world
trade”, Paper presented at MPI – Asean Secretariat Workshop on
Globalization, International Trade and Finance, Hanoi, March.
130. Weiss, John and Hossein, Jalilian (2003), “Industrialization in an age of
globalization: some comparisons between East and South East Asia and Latin
America”, Latin America – Caribbean and Asia – Pacific Economics and
Business Association conference at ADBI, Tokyo, September.
131. WTO (the) (2005a), “statistics on antidumping” [online]. Available from:
[Accessed 15
December 2005].