Qua kết quả phân tích số liệu cho thấy: yếu tố được đánh giá cao nhất
là chất lượng yếu tố đầu vào, với mức điểm 3,89 theo thang Likert 5 cấp độ.
Đánh giá mức độ quan trọng ở mức cao và rất cao được tập trung ở nhóm
thực hiện khâu trồng, chăm sóc chè và khâu chế biến chè. Trong thời gian vừa
qua, tỉnh Nghệ An và các tác nhân cũng đã rất chú trọng đến cơ cấu và chất
lượng giống chè, phân bón nhằm tăng năng suất chè thu hoạch.
Bên cạnh đó, trong năm 2018, 2019, tinh Nghệ An đã thực hiện sáng
kiến chuyển từ chè trồng hạt thành chè trồng cành và thực hiện hái chè bằng
máy. Việc trồng chè bằng cành đã góp phần đẩy nhanh diện tích chè và tăng
năng xuất cây chè, tránh hạn hán, khắc nghiệt của thời tiết. Việc đưa công
nghệ hái chè bằng máy vào thu hoạch chè tại Nghệ An. Công nghệ hái chè
bằng máy của Tỉnh đã được Viện cơ khí Việt Nam sửa đổi dựa trên công nghệ
hát chè máy trong hội chợ chè tại Nhật và đảm bảo phù hợp với điều kiện
trồng chè của Việt Nam nói chung. So với hái chè thủ công với công suất 45-
50kg/người/ngày, công nghệ hái máy có thể giúp tăng công suất hái chè gấp
10 lần. Để thực hiện hái máy, nhiều buổi tập huấn đầu bờ được thực hiện, yêu
cầu luống chè phải tiêu chuẩn, và hiện nay các nông trường chè trên địa bàn
tỉnh Nghệ An đã thực hiện trồng chè tương đương với cách trồng chè Nhật
Bản và các nông trường này đã ứng dụng hái bằng máy 100%.
170 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các thị trường truyền thống, đồng thời, tìm kiếm và mở
rộng các thị trường mới.
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong xuất nhập khẩu theo
hướng đơn giản, gọn nhẹ, hạn chế tối đa các tiêu cực; Đẩy mạnh các hoạt
động nghiên cứu thị trường, quảng bá, khuếch trương hoạt động kinh doanh
cả về thương hiệu và quy mô sản xuất; Đây cũng là cách tốt nhất để củng cố
vị thế và nâng cao năng lực của chè Nghệ An trên thị trường quốc tế.
129
Tổ chức hỗ trợ, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm, xây dựng và đăng kí
thương hiệu cho các sản phẩm chè đặc trưng của các HTX; tổ chức bình chọn,
công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.
Tổ chức mạng lưới dịch vụ thu mua và tiêu thụ sản phẩm cho người
dân v ng chè để tránh ép giá của tư thương, ổn định giá cả giúp người trồng
chè yên tâm đầu tư sản xuất; Có các chính sách cụ thể để thực hiện cải thiện
môi trường đầu tư nhằm ưu tiên cho các doanh nghiệp thu gom chế biến, tiêu
thụ chè, tạo đội ngũ vệ tinh đông đảo cho người dân bình ổn sản xuất chè vào
những tháng chính vụ. Mở rộng mạng lưới nông thôn để nông dân tự giao
dịch, trao đổi mua bán các sản phẩm chè và mua vật tư đầu tư phát triển sản
xuất chè; Sau khi có sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn cần có các hoạt động
marketing để quảng bá chất lượng sản phẩm. Thường xuyên thông tin một
cách chính xác, kịp thời về giá cả, thị trường, giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc,
chế biến tới người dân.
Hàng năm, tổ chức các hội thi, hội chợ sản phẩm nông nghiệp để quảng
bá, tiếp thị sản phẩm chè. Thực hiện mô hình quản lý chất lượng từ nương chè
đến bàn trà, nâng cao chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm cũng như
sức cạnh tranh trên thị trường; Hỗ trợ hoàn thiện các kênh tiêu thụ và hỗ trợ
các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho các v ng
chè hoặc cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
thương mại, ký kết các hợp đồng, sản xuất theo đơn đặt hàng của các tổ chức
kinh tế trong nước cũng như quốc tế.
Phát triển thị trường gắn với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
chè. Cần tiếp tục đầu tư để tạo lập đồng bộ các yếu tố vật chất như xây dựng
mạng lưới giao thông, chợ, tụ điểm văn hoá, trung tâm giao lưu giới thiệu sản
phẩm. Việc xây dựng các điểm thị trường phải gắn với phát triển văn hoá,
thành những tụ điểm dân cư và nhà nước phải hỗ trợ đầu tư.
130
Các hiệp hội cần tăng cường hỗ trợ cho hộ nông dân tiếp cận thị
trường, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá bằng cách tổ chức các hội nghị khách
hàng tiêu thụ, quy hoạch và phát triển hệ thống chợ, các trung tâm giao dịch
mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân
được tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm chè trong và ngoài
nước. Đồng thời, cần có chiến lược tăng tỷ trọng chè xuất khẩu, đẩy mạnh
việc quy hoạch phát triển v ng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu;
nghiên cứu và có chính sách hỗ trợ chè xuất khẩu.
Hỗ trợ tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm chè Nghệ An đến
mọi miền trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như:
cung cấp thông tin thị trường cho người sản xuất thông qua báo, website,
* Xây dựng kênh phân phối sản phẩm chè
- Nghiên cứu tiêu chuẩn, điều kiện đối với nhà cung cấp để cung cấp sản
phẩm chè cho hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh và các địa phương khác. Các
sản phẩm khi muốn vào phân phối ở các tập đoàn siêu thị lớn thì cần đảm bảo
được nguồn cung lớn, ổn định, đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng của siêu thị.
- Các nghiên cứu về thói quen của người tiêu d ng Việt Nam đã chỉ ra
rằng người tiêu d ng thường xuyên mua sắm tại các chợ, các cửa hàng, nơi họ
có thể dễ dàng trao đổi và dễ tìm thấy các mặt hàng mà họ mong muốn. Vì
vậy, cần quảng bá và phân phối sản phẩm chè bán lẻ qua hệ thống các cửa
hàng, đại lí.
- Xây dựng website giới thiệu và cung cấp thông tin về sản phẩm chè
Nghệ An
Hiệp hội chè Nghệ An cần phối hợp với các cơ quan chức năng thiết
kế, xây dựng website quảng bá sản phẩm chè Nghệ An, trong đó nên phân
chia các khu vực riêng của từng v ng, những sản phẩm đặc trưng của từng
v ng. Chức năng của website được xác định như sau:
131
+ Quảng bá sản phẩm chè Nghệ An, và sản phẩm đặc trưng từng v ng.
+ Thu thập thông tin phản hồi và thắc mắc của khách hàng về sản phẩm.
+ Cập nhật thông tin quan trọng về sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè
trong cả nước và trên thế giới.
+ Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu để khách hàng có thể căn cứ vào mã
vạch trên bao bì sản phẩm, tra cứu sản phẩm bất kì về nơi sản xuất, nhằm
mục đích khiến các thông tin về sản phẩm được công khai, minh bạch, gây
dựng lòng tin cho người tiêu d ng dành cho sản phẩm.
4.3.5. Nhóm giải pháp khác
* Tăng cường công tác khuyến nông
Tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển đội ngũ khuyến nông cơ sở:
trước hết, cần nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác khuyến nông ở
các xã và thôn bản, thông qua mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày và thường
xuyên đổi mới kiến thức. Đồng thời có chế độ chính sách thoả đáng để đảm
bảo đời sống cho các cán bộ làm công tác khuyến nông tại cơ sở.
Tập huấn, hướng dẫn người dân nghiêm túc thực hiện các phương pháp
trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kĩ thuật, áp dụng các quy trình sản
xuất nông nghiệp bền vững và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt
Nam và tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và chế biến chè.
Tuyên truyền, vận động việc sử dụng đúng kĩ thuật, quản lý chặt chẽ và
hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất, trong chăm sóc cây chè,
đảm bảo sản lượng có chất lượng an toàn. Các địa phương kết hợp việc xây
dựng các tổ chức liên kết sản xuất chè an toàn với việc hình thành quy định
giám sát cộng đồng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để nhanh chóng phát
hiện, ngăn chặn khi sử dụng thuốc cấm, hay sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
không ph hợp trong sản xuất chè.
Tổ chức tham quan các mô hình sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao
hiệu quả trong và ngoài nước.
132
Các xí nghiệp, nhà máy cử cán bộ xuống trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra,
đôn đốc người dân thực hiện đúng các yêu cầu, quy trình kĩ thuật của việc
trồng, chăm sóc và thu hái chè.
Tổ chức các cuộc thi về thu hái chè, thi tuyển chọn giống, sản phẩm có
chất lượng cao trong ngành chè nhằm khuyến khích các hộ trồng chè tích cực
tham gia sản xuất.
* Tăng cường công tác khuyến công
Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề chế biến chè theo đúng tiêu chuẩn kĩ
thuật của từng loại sản phẩm chè.
Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất chè chất lượng cao ở
trong và ngoài nước.
Quảng bá và nâng cao thương hiệu sản phẩm chè Nghệ An thông qua
các hội chợ, triển lãm nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Từng bước hình thành hệ thống liên kết giữa người sản xuất chế biến
chè với các tổ chức chứng nhận chất lượng và các nhà tiêu thụ; hình thành các
tổ chức liên kết sản xuất, đảm bảo sản xuất chè an toàn có chứng nhận nguồn
gốc, xuất xứ.
Hỗ trợ tổ chức các lớp đào tạo nghề tại chỗ cho các HTX chế biến chè
về cách chế biến, bảo quản sản phẩm chè theo phương pháp công nghiệp, kĩ
thuật mới, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm chè đồng
đều, chi phí thấp, đạt hiệu quả cao.
Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực quản lý cho ban quản lý các HTX
và doanh nghiệp, tuyên truyền phổ biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ về sản
xuất - kinh doanh; về sử dụng tiết kiệm hiệu quả, sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp; tăng cường kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin và thương
mại điện tử cho doanh nghiệp, chủ hộ sản xuất kinh doanh, HTX và các hộ
gia đình.
133
Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ người dân đầu tư mua sắm máy móc, thiết
bị mới, hiện đại để chế biến chè nhằm nâng cao chất lượng và an toàn cho sản
phẩm như: hỗ trợ mua máy sao chè, máy vò chè, máy đóng gói hút chân không,
tủ sấy ủ hương chè, máy xào gas,. Nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm
tác nhân ô nhiễm môi trường do khói, bụi từ than, củi đốt gây ra.
* Hoàn thiện quy hoạch về đất đai
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, cần rà soát lại đất đai, xác định lại
quy mô sử dụng có hiệu quả, cân đối lại đất đai với lao động tiền vốn để giải
quyết vấn đề đất đai theo hai hướng: (1) Thực hiện liên doanh, liên kết với các
hộ công nhân viên, các hộ không phải là công nhân viên ở các khu vực xung
quanh, (2) Bàn giao lại đất đai cho địa phương quản lý và sử dụng. Vì trên
thực tế, có rất nhiều trường hợp khi quy hoạch các nông, lâm trường đã xác
định quy mô đất đai quá lớn, các nông, lâm trường chỉ khai thác được khoảng
40 - 50 quỹ đất, còn lại để lãnh phí chưa sử dụng hết.
Không nên quy định mức hạn điền một cách cứng nhắc, mà tuỳ theo
đối tượng khác nhau mà có những quy định cho hợp lý. Như đối với các hộ
gia đình có vốn đầu tư, có điều kiện lao động, có trình độ thâm canh, biết tổ
chức và quản lý sản xuất theo cơ chế mới, có ý thức chấp hành pháp luật. Nên
giao cho họ mức diện tích đất có thể lớn hơn quy định, để khuyến khích họ
đầu tư cho sản xuất.
Cần thúc đẩy phát triển các hình thức sản xuất chè: hộ gia đình, HTX
và trang trại. Để phát triển mở rộng các hình thức này, điều quan trọng là
chính quyền địa phương cần tạo thêm cơ hội việc làm ngoài sản xuất chè, để
thu hút một bộ phận các hộ gia đình sản xuất chè không hiệu quả có thể
chuyển giao vườn chè, giúp các hộ có điều kiện sản xuất chè tốt hơn tích tụ
ruộng đất mở rộng quy mô sản xuất. Từ những vấn đề bất cập về đất đai còn
tồn tại, tác giả xin đề xuất có một số giải pháp về chính sách đất đai để phát
triển các hình thức tổ chức sản xuất chè ở Nghệ An như sau:
134
ột là, đối với các hộ gia đình có nhu cầu tăng diện tích đất sản xuất,
các địa phương cần có chính sách thoả đáng đảm bảo đất đai cho người trồng
chè sản xuất kinh doanh. Tỉnh sớm hoàn thiện việc giao đất, cho thuê đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho các hộ gia đình yên tâm
đầu tư phát triển sản xuất.
Hai là, để khắc phục tình trạng sử dụng đất chưa có hiệu quả như hiện
nay, khi giao đất cho các hộ gia đình cần có sự hướng dẫn cụ thể, gắn liền giữa
quy hoạch các v ng sản xuất chè với các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Ba là, để khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất hiện tại, khuyến
khích nông dân thực hiện “dồn điền, dồn thửa” trên cơ sở tự nguyện. Muốn
vậy phải coi đất đai là hàng hóa đặc biệt, được mua bán theo luật, tạo điều
kiện cho các hộ nông dân có thể sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn
cổ phần, có thể thế chấp vay vốn ngân hàng, hoặc chuyển đổi mục đích sử
dụng đất và có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp.
* Giải pháp về bảo vệ môi trường
Trồng chè sẽ góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao độ che
phủ rừng. Tuy nhiên, việc hình thành v ng chuyên canh chè cũng có những
ảnh hưởng khác về môi trường như:
Việc phát chè ở những v ng có độ dốc cao, nếu không có những biện
pháp kĩ thuật hợp lí, việc xói mòn, rửa trôi đất là điều không tránh khỏi.
Trong quá trình sinh trưởng của cây trồng, sâu bệnh phát triển, dẫn đến
phải d ng thuốc BVTV, dư lượng thuốc BVTV trong không khí, trong đất và
nước ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động thực vật khác.
Từ những tác động đó, cần có những biện pháp khắc phục như:
- Đối với đất có độ dốc cao, việc làm đất phải tuân thủ theo đúng yêu
cầu kĩ thuật ph hợp như đã nêu trên, đối với đất dốc < 8 có thể trồng xen
cây lương thực hoặc cây họ đậu vừa hạn chế xói mòn, vừa cải tạo đất.
135
- Các loại sâu bệnh trên cây chè, triệu chứng và cách phòng trị theo các
thuốc BVTV được quy định theo quy trình kĩ thuật của cây chè.
- Cần phải tuân thủ đúng những quy định về sử dụng, bảo quản, cần
chú ý những điểm sau: phải trang bị bảo hộ lao động khi pha chế và phun
thuốc, thời gian tiếp xúc với thuốc không quá 6 giờ/ngày, sau khi phun thuốc,
quần áo phải được giặt sạch; không sử dụng bình phun thuốc bị rò rỉ, rửa sạch
bình sau khi phun và không đổ xuống ao, hồ hoặc nơi chăn thả gia súc; không
phun ngược chiều gió và tránh để thuốc tiếp xúc với cơ thể; không sử dụng
bao bì đựng thuốc vào bất cứ mục đích khác,
- Các công ty, cơ sở sản xuất và các điểm dân cư tập trung cần chú ý đầu
tư nguồn cung cấp nước sạch, hệ thống xử lí nước phải đảm bảo tiêu chuẩn quy
định về chất lượng nước thải sau xử lí, trang bị bảo hộ công nhân,
- Tổ chức tuyên truyền cho hộ trồng, chế biến chè ý thức về bảo vệ
môi trường.
4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để các giải pháp trên được thực hiện một cách hiệu quả, cần có sự tham
gia và cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống các tác nhân tham gia chuỗi giá trị,
cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và Hiệp hội Chè Việt nam. Các kiến nghị và
khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các giải pháp phát triển chuỗi giá trị
ngành chè tỉnh nghệ An bao gồm:
4.4.1. Kiến nghị với Chính Phủ
- Thực hiện chính sách quy hoạch những v ng sản xuất chè hàng hóa
tập trung, chuyên canh, tạo v ng nguyên liệu có chất lượng cao, đạt tiêu
chuẩn về nguồn gốc nguyên liệu cây chè.
- Thực hiện chính sách đầu tư hạ tầng, cụm liên kết ngành để phát triển
đồng bộ nguyên liệu, sản xuất, chế biến tại các v ng chè tiêu biểu ở Việt Nam
là những v ng chè trọng điểm, nổi tiếng trên cả nước như Nghệ An, Thái
Nguyên, Mộc Châu, Lâm Đồng, Hà Giang, Phú Thọ.
136
- Quản lý đầu tư công nghiệp chế biến chè nhằm cân đối khả năng v ng
nguyên liệu với công suất chế biến của nhà máy, cơ sở chế biến tại v ng
nguyên liệu trồng chè.
- Quy hoạch, định hướng diện tích đất ph hợp, v ng đất ph hợp với
điều kiện trồng chè để trồng chè đạt năng suất cao nhất mà vẫn cho chất
lượng ph hợp. Tiêu chuẩn hóa về công nghệ, quy trình quản lý, kỹ năng của
lao động và chất lượng chè đối với những nhà máy sản xuất, chế biến chè.
- Xây dựng tiêu chuẩn đối với sản xuất chè như lượng thuốc trừ sâu,
lượng phân bón ph hợp, tiêu chuẩn về đóng gói và chế biến.
- Xây dựng và thực thi những hệ thống kiểm định chè xuất khẩu và
trong nước ở tất cả những khâu quan trọng như khâu canh tác (trồng chè,
chăm sóc chè, thu hoạch, thu gom, bảo quản), khâu sản xuất, chế biến tại
những nhà máy (lên men, sấy, đóng gói) và hoạt động xuất khẩu chè.
- Tích cực tham gia những hiệp định song phương, đa phương, tham gia
những tổ chức, hiệp hội trong khu vực và quốc tế để mở rộng tiếp cận thị
trường cho sản phẩm chè Việt Nam.
- Phát triển mạng lưới thông tin quốc gia cho ngành hàng chè: theo dõi
diễn biến của thị trường xuất nhập chè như biến động giá chè trên thế giới,
m i vị chè yêu thích của từng nước, thị hiếu của người tiêu d ng với những
loại chè ph hợp, chính sách thương mại của nước nhập khẩu bao gồm hàng
rào thuế quan, tiêu chuẩn chất lượng chè.
- Thiết lập những văn phòng đại diện, những trung tâm thương mại của
Việt Nam ở nước ngoài, nhất là tại những nước đối tác nhập khẩu chè lớn của
Việt Nam.
- Đầu tư vào khoa học công nghệ: Tăng tỉ trọng ngân sách cho nghiên
cứu các giống chè, sử dụng công nghệ cao trong canh tác và chăm sóc chè để
đạt chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm chè.
137
- Ban hành chính sách khuyến khích nông dân tại những v ng trồng chè
học nghề (những nông dân có tay nghề, thâm niên cao sẽ được khuyến khích
cho thuê đất với giá ưu đãi). Mở rộng nhận thức cho nông dân biết về tầm
quan trọng của chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển thị trường chè.
4.4. . Kiến nghị với Hiệp hội Chè Việt Nam
- Thúc đẩy và hỗ trợ các mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi theo
cả chiều ngang và chiều dọc. Tăng liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong
chuỗi đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao chất lượng chuỗi giá trị ngành
hàng chè.
- Đẩy mạnh khai thác thương hiệu “Cheviet”.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường thế giới.
4.4.3. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh
doanh chè tr n địa bàn tỉnh Nghệ An
Thiết lập sự liên kết chặt chẽ giữa những doanh nghiệp chè: Những
doanh nghiệp chè này cần hợp tác chặt chẽ với nhau trong tỉnh, đồng thời xây
dựng liên minh, liên kết với những nhà xuất khẩu lớn khác trong nước và trên
thế giới nhằm chia sẻ thông tin về mặt hàng chè trên thế giới, xây dựng liên kết
đủ mạnh để không bị động trong những tình huống kinh tế bất ngờ như giá cả,
tỷ giáNgoài ra, những doanh nghiệp chè cần xây dựng mối liên kết vững bền
với hộ nông dân, công nhân trồng chè nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên
liệu chè ổn định, giá cả ít biến đổi theo thời gian, tránh những rủi ro trước các
diễn biến thất thường m a vụ và biến động trên thị trường quốc tế.
Đổi mới công nghệ, máy móc sản xuất hiện đại: Đầu tư những máy
móc, kỹ thuật công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế, hoạt động bảo quản, chế
biến, kỹ năng người lao động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sau sơ chế,
giảm những hao hụt không đáng có trong quá trình chế biến chè, vận chuyển
chè từ những v ng nguyên liệu.
138
Kết luận chƣơng 4
Trên cơ sở phân tích những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát
triển CGT ngành chè tỉnh Nghệ An, chương 4 của Luận án đã phân tích các
căn cứ và đề xuất hệ thống giải pháp phát triển chuỗi giá trị chè của Tỉnh
trong giai đoạn 2020 - 2025. Những giải pháp được đề xuất sẽ tác động đến
các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển CGT chè tỉnh Nghệ An và tác
động đến các khâu trong CGT đã được xác định và phân tích trong chương 3,
bao gồm: những giải pháp làm tăng khả năng đáp ứng yếu cầu của yếu tố đầu
vào; những giải pháp nâng cao hiệu quả của các chính sách của Tỉnh và Chính
phủ về phát triển ngành chè Việt Nam nói chung và ngành chè tỉnh Nghệ An
nói riêng; Những giải pháp tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ trồng và chế biến chè; những giải pháp
tăng cường khả năng liên kết giữa các tác nhân trong CGT chè của Tỉnh.
Để đảm bảo hiệu quả của các giải pháp, trong chương 4, Luận án cũng
đề xuất những kiến nghị đối với Chính phủ trong việc hoàn thiện các chính
sách, thể chế, đặc biệt là những chính sách về phát triển thị trường xuất khẩu,
về tài chính, về đầu tư công nghệ và cơ sở hạ tầng Bên cạnh đó, vai trò của
Hiệp hội Chè Việt Nam cũng rất quan trọng trong việc kết nối các tác nhân, kết
nối thị trường và thúc đẩy xây dựng thương hiệu CheViet ra thị trường quốc tế.
Đây cũng là một trong những kiến nghị với Hiệp hội Chè Việt Nam nhằm góp
phần thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả những giải pháp đã được đề xuất.
Ngoài ra, những tác nhân tham gia trực tiếp vào CGT chè của Tỉnh như
các doanh nghiệp, cơ sở trồng chè và chế biến, tiêu thụ chè là những nhân tố
quyết định hiệu quả và sự thành công của các giải pháp. Chính vì vậy, Luận
án cũng đưa ra các khuyến nghị với các tổ chức này trong việc liên kết, hợp
tác với nhau nhằm phát huy sức mạnh về nguồn lực, tận dụng tối đa hiệu quả
của chuỗi cung ứng để từ đó góp phần phát triển CGT chè.
139
KẾT LUẬN
Trong thời gian gần đây, chè được xác định là một trong những sản
phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nói chung và của Nghệ An nói riêng.
Sản xuất chè là một ngành kinh tế trong phát triển sản xuất ở khu vực nông
nghiệp nông thôn v ng trung du miền núi như là một sản phẩm chiến lược
cho xuất khẩu, thu về ngoại tệ cho đất nước, đồng thời giải quyết việc làm cho
một lực lượng lao động rất lớn.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho sản xuất và tiêu thụ chè,
đã có nhiều nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến CGT và
phát triển CGT chè của địa phương và của quốc gia. Các nghiên cứu chủ yếu
tập trung vào phương hướng phát triển bền vững ngành chè, chuỗi giá trị và
phát triển chuỗi giá trị chè trong nước và phát triển chuỗi giá trị chè toàn
cầu Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuỗi giá trị chè và phát triển CGT chè tỉnh
Nghệ An vẫn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng với hệ thống giải pháp
đồng bộ từ yếu tố sản xuất đến chính sách của Nhà nước, của Tỉnh đến tạo lập
môi trường kinh doanh thuận lợi cho các tác nhân phát triển sản xuất kinh
doanh Chính vì vây, đề tài: “Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An” đã
được lựa chọn nghiên cứu nhằm phân tích CGT chè, các nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển CGT chè tại tỉnh Nghệ An từ đó đề xuất hệ thống giải pháp
nhằm góp phần phát triển CGT chè tỉnh Nghệ An, nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế của Tỉnh.
Luận án đã giải quyết được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn sau:
1. Tổng quan cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị chè trên địa bàn tỉnh, trong
đó tập trung phân tích những đặc điểm, cơ cấu, các đối tượng tham gia vào
chuỗi giá trị ngành hàng chè. Luận án đã làm rõ những khái niệm cơ bản về
chuỗi giá trị, chuỗi giá trị sản phẩm chè, chỉ rõ khâu mang lại giá trị thấp nhất
là khâu trồng trọt, khâu có giá trị cao nhất là khâu chế biến.
140
2. Nghiên cứu những kinh nghiệm quản lý chuỗi giá trị ngành hàng chè
của những quốc gia hàng đầu thế giới, từ đó đưa ra những bài học quý báu
cho tỉnh Nghệ An. Qua những nghiên cứu các quốc gia cụ thể là Kenya, Nhật
Bản, Sri Lanka, luận án đưa ra một số bài học kinh nghiệm để nâng cao giá
trị gia tăng cho ngành hàng chè xuất khẩu của tỉnh Nghệ An nói riêng cũng
như của Việt Nam nói chung.
3. Phân tích chi tiết sự tham gia của từng tác nhân vào chuỗi giá trị chè
của tỉnh Nghệ An, từ đó có góc nhìn toàn diện về tiềm năng của mỗi tác nhân
trong chuỗi, giúp lựa chọn những khâu có lợi thế nhất để tham gia.
4. Làm rõ tác động và vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
chuỗi giá trị ngành chè tại tỉnh Nghệ An thông qua việc phân tích hồi quy với
bộ số liệu sơ cấp và phần mềm SPSS 20.0.
5. Trên cơ sở những phân tích thực trạng, luận án đã đề xuất một số giải
pháp phát triển CGT chè gồm: (1) Nâng cao khả năng đáp ứng của chất lượng
yếu tố đầu vào vào như áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến
chè, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. (2) Nâng
cao hiệu quả của chính sách kinh tế: Đảm bảo tính hiệu quả và ổn định trong
các chính sách kinh tế, điều chỉnh mục tiêu chính sách kinh tế tạo môi trường
thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; (3) Nâng cao mức độ thuận lợi từ môi
trường kinh doanh: tăng cường vai trò của các hiệp hội, thúc đẩy phát triển
hoạt động logicstic trên địa bàn tỉnh; (4) Thúc đẩy phát triển các liên kết
giữa các tác nhân trong CGT: đa dạng hóa các đối tác nhằm tạo thế chủ động
trong cung ứng đầu vào và ổn định khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó cũng có một số kiến nghị được đưa ra: xây dựng và phát
triển liên kết giữa hộ nghèo và các tác nhân trong chuỗi giá trị; nâng cấp
chuỗi giá trị theo hướng liên kết chặt giữa các tác nhân; thúc đẩy mạnh mẽ vai
trò của các hiệp hội, tăng cường vai trò của các khu vực tư nhân; thực hiện
141
các hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu chè Việt và đa dạng hóa sản
phẩm cho các thị trường.
Để phát triển bền vững của ngành chè tỉnh Nghệ An, Luận án đã lượng
hóa được mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và khả năng phát triển CGT
chè, giúp cho việc nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng chè tỉnh Nghệ An trở
nên tường minh và cụ thể hơn và thệ thống giải pháp được đề xuất cũng có căn
cứ khoa học và thực tiễn hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ là sự bắt đầu cho
một chuỗi các nghiên cứu tiếp theo của tác giả. Chính vì vậy, nghiên cứu không
thể tránh khỏi các thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của các
bên liên quan khi đọc nghiên cứu này. Trong thời gian tới, tác giả mong muốn
được tiếp tục tìm hiểu và đi sâu phân tích hoạt động tham gia chuỗi giá trị
ngành hàng chè ở mức độ sâu hơn, thông qua tiếp cận từng trường hợp điển
hình, nhằm đưa ra bộ giải pháp tổng thể hơn cho tất cả các thành phần đã đang
và sẽ tham gia vào chuỗi giá trị ngành chè của tỉnh Nghệ An.
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN CÔNG BIÊN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
HÀ NỘI - 2020
140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. 1. Nguyen Cong Bien, Nguyen Thi Minh Phuong, Nguyen Thi Thu Cuc
(2018), “Developing Tea Market through Analyzing the Value Chain of
Vietnam Tea Industry”, PSAKU International Journal of Interdisciplinary
Research, Vol. 7, No.2 (July-December 2018), pp.189-195.
2. Nguyễn Công Biên (2018), “Phát triển chuỗi giá trị chè: thực trạng và giải
pháp”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (34), tháng 12/2018, tr.33-35.
3. Nguyễn Công Biên (2020), “Giải pháp phát triển chuỗi giá trị chè ở tỉnh
Nghệ An”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số tháng 02/2020,
tr.31-33.
4. Nguyễn Công Biên (2020), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị
ngành chè”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 07 (204), tháng
7/2020, tr.88-92.
5. Nguyễn Công Biên và các tác giả (2020), Phát triển các sản phẩm hàng
hóa đặc trưng phục vụ du lịch: Lý luận và thực tiễn tại tỉnh Quảng Bình,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020.
141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Hải Anh (2005), “Nông sản Việt Nam và con đường xây dựng
thương hiệu”, Tạp chí Thương mại, (36), tr.3-4.
2. Nguyễn Văn Bộ, Đào Thế Anh (2013), “Giải pháp nâng cao giá trị gia
tăng trong chuỗi giá trị nông sản Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ
Việt Nam, (2+3), tr.26-28.
3. Cục Thống kê (2010-2018), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An từ năm
2010 đến năm 2018, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Trung Đông (2012), Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường
thế giới cho sản phẩm chè của Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ngô Thị Hương Giang (2010), “Chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái
Nguyên - những tồn tại và khuyến nghị”, Tạp chí Khoa học và công nghệ,
(124(10), tr.213-217.
6. Hiệp hội chè tỉnh Nghệ An (2020), Tổng hợp báo cáo thực trạng tiêu thụ
và xuất khẩu của ngành chè qua các năm, Nghệ An.
7. Hiệp hội chè Việt Nam (2018), Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2019, Hà Nội.
8. Hiệp hội chè Việt Nam (2020), Tổng hợp báo cáo của Hiệp hội chè qua
các năm, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2006) “Tăng hiệu quả tiêu thụ nông sản hàng
hóa thông qua hợp đồng”, Tạp chí Thương mại, (17), tr.3-4
10. Vũ Văn H ng (2019), “Nghiên cứu chuỗi giá trị chè ở việt nam thông
qua trường hợp điển hình ở khu vực Hà Nội”, Tạp chí Khoa học thương
mại, (127).
11. Phú Hương (2016), Chè Nghệ An chưa có thương hiệu trên thị trường thế
giới, https://baonghean.vn/che-nghe-an-chua-co-thuong-hieu-tren-thi-
truong-the-gioi-96467.html, [truy cập10/8/2019].
142
12. Tô Linh Hương (2018), Chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia
của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
13. Phan Lê Huy (2017), Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia
Lai, Luận văn Thạc sỹ, trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
14. Nguyễn Xuân Khoát (2017), Phát triển nông nghiệp bền vững ở một số
nền kinh tế chuyển đổi: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận án Tiến
sĩ Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Ngô Thị Phương Liên (2019), Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị
ở tỉnh Tuyên Quang, Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
16. Võ Thị Thanh Lộc, Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011), “Phân tích tác động
các chính sách và chiến lược nâng cấp chuỗi ngành hàng lúa gạo”, Tạp chí
Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
17. Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son (2011), “Phân tích chuỗi giá trị lúa
gạo v ng đồng bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học
Cần Thơ, Cần Thơ.
18. Nguyễn Thị Thu Nga (2006), Phát triển ngành hàng chè Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
19. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2007), Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho
người nghèo, Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị, Đại học Cần Thơ,
Cần Thơ.
20. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An (2019), Tổng hợp
báo báo về quy hoạch, chế biến và xuất khẩu nông, lâm sản chủ yếu trên
địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm, Nghệ An.
21. Nguyễn Hữu Tâm (2016), Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng
ca cao ở tỉnh Bến Tre, Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp, Trường Đại
Học Cần Thơ, Cần Thơ.
143
22. Trần Công Thắng (2015), Nghiên cứu chính sách và giải pháp nâng cao
hiệu quả chuỗi giá trị trong ngành lúa gạo và thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Hà Nội.
23. Nguyễn Hữu Thọ (2009), Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành chè nhằm đưa ra
các giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của chè Thái Nguyên trên thị trường,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B2007-TN03-08, Hà Nội.
24. Nguyễn Hữu Thọ, Bùi Thị Minh Hà (2013), “Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh
Thái Nguyên: chi phí và lợi nhuận giữa các tác nhân”, Tạp chí Khoa học
& Công nghệ, (62(13), tr.139-144.
25. Hồ Thanh Thủy (2017), “Vai trò của liên kết trong sản xuất nông sản”,
Tạp chí Giáo dục lý luận, (269+270), tr.34-40.
26. Tỉnh Nghệ An (2017), Giới thiệu khái quát về Nghệ An,
thieu-khai-quat-ve-nghe-an, [truy cập 15/8/2018].
27. Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (2007), Cẩm nang ValueLinks - Phương
pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị, GTZ Eschborn.
28. Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (2009), Thông tin về các chuỗi giá trị -
Chương trình Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, GTZ Eschborn.
29. Nguyễn Kế Tuấn (2003), “Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản
Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,
(11), tr.11-13.
30. Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Nông sản xuất khẩu Việt Nam và một số giải
pháp phát triển”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (247), tr.10-12, 15.
31. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2014), Quyết định số 87/2014/QĐ-UBND
ngày 17/11/2014 về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu
tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Nghệ An.
32. Vasep (2008), Kinh doanh thủy sản của Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng
trong năm 2008, www.thaibinh.trade.gov.vn, [truy cập 05/12/2019].
144
33. Vasep, Aqua Culture (2008), Tăng trưởng trên thị trường thủy sản Trung
Quốc, www.vietrade.gov.vn, [truy cập 03/11/2019].
34. Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long (2008), Phân tích
chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông Cửu Long, Dự án phân tích chuỗi giá
trị cá vùng Mê Kông, Cần Thơ.
Tiếng Anh:
35. ACI (2013), Agrifood Consulting International: Activities 2013, Asian
Development Bank.
36. Ariyawardana, A. (2003), “Sources of competitive advantage and firm
performance: The case of Sri Lankan value-added tea producers”, Asia
Pacific Journal of Management, (20), pp.73-90.
37. Azapagic, A., Clift, R. (1999), The application of life cycle assessment to
process optimisation, Computers and Chemical Engineering.
38. Bijman, W.J.J. (2002), Essays on agricultural co-operatives: governance
structure in fruit and vegetable chains. Proefschrift Rotterdam,
pdf, [accessed 25/11/2019].
39. Carlsson-Kanyama, A., Ekstrom, M.P., Shanahan, H. (2003), Food and
life cycle energy inputs: consequences of diet and ways to increase
efficiency, Ecological Economics, Elsevier.
40. Charles Kirimi Mbui (2016), Effect o f Strategic Management Practices
on Export Value Addition in the Tea Subsector in Kenya, Jomo Kenyatta
University of Agriculture and Technology, Kenya.
41. Chopra Sunil, Peter Meindl (2001), Supply chain management: strategy,
planing and operation, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1.
42. Department of Census and Statistics (2005), Census of Tea Small Holdings.
43. Fao (2015), Word tea production and trade: current and future
development, Rome.
145
44. Frédéric Lançon, Ludovic Temple Estelle Biénabe (2017), The Concept of
Filière or Value Chain: An Analytical Framework for Development
Policies and Strategie, https://link.springer.com.
45. Ganeshan, Ran, Terry P.Harrison (1995), An introduction to supply
chain management, Business Building Penn State University University
Park, U.S.A.
46. Gereffi, Korzeniewicz (1994), Comodity Chain và Global Capitalism,
Praeger, USA.
47. Hagelaar, G.J.L.F., Van der Vorst, J.G.A.J. (2002), “Environmental
supply chain management: using life cycle assessment to structure supply
chains”, International Food and Agribusiness Management Review.
48. Hobbs, J.E., Young, L.M. (2000), “Closer vertical co-ordination in agri-
food supply chains”, Supply Chain Management.
49. Huque, S.M.R. (2007), “Strategic Cost Management of Tea Industry:
Adoption of Japanese Tea Model in Developing Country Based on Value
Chain Analysis”, Yokohama International Social Science Research, Vol
11, (4+5), pp.55-71.
50. Jayaratne, P., Styger, L., Perera, N. (2011), Sustainable supply chain
management: using the Sri Lankan tea industry as a pilot study, 25th
Annual Australia New Zealand Academy of Management Conference,
pp.1-22.
51. Jodie Keane, Yurendra Basnett (2019), Global Value Chains and Least
Developed Countries in Asia: Cost and Capability Considerations in
Cambodia and Nepal, Springer, Tokyo.
52. Jongen, W.M.F. (2000), Food supply chains: from productivity toward
quality, In: Shewfelt, R.L. and Brückner, B. eds. Fruit & vegetable
quality: an integrated view, Technomic, Lancaster.
146
53. Kaplan, R.S., Norton, D.P. (1992), “The balanced scorecard: measures
that drive performance”, Harvard Business Review.
54. Kaplinsky, R. and M. Morris (2001), A Handbook for Value Chain
Research, Brighton, United Kingdom, Institute of Development Studies,
University of Sussex.
55. L.F. Henriksen, L. Riisgaard, S. Ponte, F. Hartwich, P. Kormawa (2010),
Agro-Food Value Chain Interventions in Asia A review and analysis of
case studies, United Nations Industrial Development Organization, Austria.
56. Lai, K.H., Ngai, E.W.T. and Cheng, T.C.E., (2002), “Measures for
evaluating supply chain performance in transport logistics”,
Transportation Research, Part E Logistics and Transportation Review.
57. Lambert, D.M. and Cooper, M.C., (2000), “Issues in supply chain
management”, Industrial Marketing Management.
58. Lambert, Stock, Ellram (1998), Fundaments of Logistics Management,
Boston MA: Irwin/McGraw-Hill.
59. Lapide, L., (2000), What about measuring supply chain performance?,
https://mthink.com/what-about-measuring-supply-chain-performance/,
[accessed 12/12/2019].
60. Luning, P.A., Marcelis, W.J. and Jongen, W.M.F., (2002), Food quality
management: a techno-managerial approach, Wageningen Pers, Wageningen.
61. Michael Porter (1985), “Competive advantage: Creating and sustaining
superior performance”, New York Free Press.
62. Moustier, P. and A. Leplaideur (1999), Cadre d’analyse des acteurs du
commerce vivrier africain. Urbanisation, alimentation et filières vivrières,
Montpellier, CIRAD.
63. Nguyen Do Anh Tuan, Tran Cong Thang (2005), Participation of the
Poor in Cassava Value Chain, M4P/ADB, Ha Noi.
147
64. Northen, J.R. (2000), “Quality attributes and quality cues: effective
communication in the UK meat supply chain”, British Food Journal.
65. Raphael Kaplinsky, Mike Morris (2000), A Handbook for Value Chain
Research, tại trang bds2search.
details2?p_phase_id=395&p_phase_type_id=1, [truy cập ngày 20/5/2018].
66. Romero, C. and Rehman, T. (2003), Multiple criteria analysis for
agricultural decisions, Elsevier, Amsterdam.
67. Sheikh Mohammed Rafiul Huque (2007), Strategic cost management of
tea industry: adoption of Japanese tea model in developing country based
on value chain analysis, Yokohama National University Repository.
68. Sloof, M., Tijskens, L.M.M. and Wilkinson, E.C. (1996), Concepts for
modelling the quality of perishable products, Trends in Food Science and
Technology.
69. Stephens, S. (2000), The supply chain council operations reference (SCOR)
model: integrating process, performance measurements, technology and
best practice, Logistics Spectrum,
70. Talluri, S., Baker, R.C. (2002), “A multi-phase mathematical
programming approach for effective supply chain design”, European
Journal of Operational Research.
71. Talluri, S., Baker, R.C., Sarkis, J. (1999), “A framework for designing efficient
value chain networks”, International Journal of Production Economics.
72. Tsalwa S. Grace, Theuri Fridah (2016), “Factors Affecting Value
Addition to Tea by Buyers within the Kenyan Tea Trade Value Chain”,
International Journal of Humanities Social Sciences and Education
(IJHSSE), Vol 3, (2), pp.133-142.
73. UNIDO, IFAD, DIIS (2011), A pro-poor value chain development tool:
25 guiding questions for designing and implementing agroindustry
projects, Austria.
148
74. Van der Spiegel, M. (2004), “Measuring effectiveness of food quality
management”, Proefschrift Wageningen.
75. Van der Vorst, J.G.A.J. (2000), Effective food supply chains: generating,
modelling and evaluating supply chain scenarios. Proefschrift
Wageningen,
76. Van der Vorst, J.G.A.J., Van Dijk, S.J., Beulens, A.J.M. (2001), “Supply
chain design in the food industry”, The International Journal on Logisitics
Management.
77. Wang, N. (2003), Measuring transaction costs: an incomplete survey,
Ronald Coase Institute, Chicago, Ronald Coase Institute Working Papers
no. 2,
78. Webber C. Martin and Patrick Labaste (2010), Building Competitiveness in
Africa’s Agriculture, a guide to value chain concepts and applications, The
International Bank for Reconstruction and Development, The World Bank.
79. Zhu, J., (2003), “Quantitative models for performance evaluation and
benchmarking: data envelopment analysis with spreadsheets and DEA
Excel solver”, Kluwer, Dordrecht, International Series in Operations
Research & Management.
Một số trang web:
80. Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ
An:
81. Cổng thông tin điện tử Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam điện tử:
82.
83.
thuong-mai-viet-nam/index.phtml
149
PHỤ LỤC
150
Phụ lục 1
PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI
VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CHÈ TỈNH NGHỆ AN
Thưa Quý ng/Bà!
Hiện nay chúng tôi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu về “Chuỗi giá
trị ngành chè tỉnh Nghệ An”. Để có dữ liệu làm cơ sở cho việc thực hiện các
nội dung của đề tài, xin ng/Bà vui lòng điền vào bảng câu hỏi dưới đây.
Đề tài này được thực hiện chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thông
tin cá nhân của quí vị sẽ được đảm bảo giữ kín.
Sự giúp đỡ của Quí ng/Bà là những đóng góp quan trọng để chúng tôi
thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn!
A. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG
1. Tên doanh nghiệp/tổ chức: ...................................................................
2. Chức vụ của ng/bà trong doanh nghiệp/tổ chức: ...............................
3. Tổ chức của ng/bà là:
- Người trồng chè (sản xuất)
- Người chế biến chè
- Người thương mại chè (bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu)
- Cơ quan quản lý Nhà nước
- Hiệp Hội
Nếu Ông/bà kh ng phải là cơ quan quản lý Nhà nước hoặc Hiệp hội,
xin vui lòng cung cấp các th ng tin dưới đây.
4. Số lao động:...................... người
5. Sản lượng:...................... tấn
6. Doanh thu:...................... triệu đồng
7. Lợi nhuận:...................... triệu đồng/năm
151
B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
Ông/bà vui lòng cho biết quan điểm của mình bằng cách đánh dấu
(X) vào ô vuông tƣơng ứng với các mức độ giá trị từ 1 - 5 theo quy ƣớc:
1: Rất thấp; 2: Tương đối thấp 3: Trung bình; 4: Cao; 5. Rất cao
DOANH NGHIỆP trong bảng dưới đây được sử dụng để biểu thị
ngƣời/tổ chức trồng chè, chế biến hoặc thƣơng mại chè;
Các CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC và HIỆP HỘI đưa ra quan
điểm đối với các DOANH NGHIỆP CHÈ nói chung.
TT Câu hỏi
Mức độ
1 2 3 4 5
1
Mức độ quan trọng của các yếu tố tới doanh thu và
lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1
Yếu tố về chất lượng yếu tố đầu vào như: nguyên liệu,
đất đai, nhân lực, vốn....
1.2 Yếu tố về công nghệ
1.3 Yếu tố về chính sách phát triển kinh tế của tỉnh
1.4
Yếu tố về môi trường kinh doanh: cạnh tranh, bình đẳng,
công bằng, công khai thông tin...
1.5 Yếu tố về mối mối liên kết giữa người bán và người mua
1.6 Thương hiệu sản phẩm
1.7 Thương hiệu địa phương
2 Khả năng đáp ứng của chất lƣợng yếu tố đầu vào
2.1.
Mức độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng của giống
chè/chè nguyên liệu/chè thương phẩm
2.2 Mức độ đáp ứng yêu cầu về đất trồng chè/máy móc thiết bị
2.3
Mức độ đáp ứng yêu cầu về vốn kinh doanh của doanh
nghiệp
152
2.4 Mức độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực
2.5 Mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ công nghệ
3 Mức độ hiệu quả của chính sách kinh tế
3.1
Mức độ khoa học và hợp lý của chính sách phát triển
ngành chè
3.2
Thông tin về chính sách phát triển ngành chè tới doanh
nghiệp của ng/bà
3.3
Sự hỗ trợ cho doanh nghiệp của ng/bà từ phía các cơ
quan quản lý
3.4
Sự hỗ trợ cho doanh nghiệp của ng/bà từ phía các tổ
chức tài chính
3.5 Sự hỗ trợ cho doanh nghiệp của ng/bà từ phía các hiệp hội
3.6
Mức độ thuận lợi của chính sách tới hoạt động của
doanh nghiệp của ng/bà
4
Mức độ liên kết giữa tổ chức/doanh nghiệp của ông bà
với các tác nhân
4.1
Mức độ ổn định về quan hệ kinh tế của doanh nghiệp của
ng/bà với người bán yếu tố đầu vào
4.2
Mức độ ổn định về quan hệ kinh tế của doanh nghiệp của
ng/bà với người mua hàng hóa
4.3 Mức độ quan trọng trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế
4.4
Mức độ đa dạng về các đối tác của doanh nghiệp của
ng/bà trong việc bán yếu tố đầu vào và hàng hóa
4.5
Trách nhiệm của doanh nghiệp của ng/bà trong việc
xây dựng thương hiệu chè Nghệ An
5 Mức độ thuận lợi từ môi trƣờng kinh doanh
5.1
Sự phát triển của hệ thống logistic ngành chè tại địa
phương và cả nước
153
5.2
Sự hỗ trợ cho doanh nghiệp của ng/bà từ phía các tổ
chức tài chính
5.3
Sự hỗ trợ cho doanh nghiệp của ng/bà từ phía các
Hiệp hội
5.4 Sự phát triển về khoa học, kỹ thuật
5.5 Sự thuận lợi về hệ thống thông tin liên quan
5.6 Mức độ cạnh tranh trên thị trường chè
6 Giá trị của sản phẩm chè
6.1 Khả năng tăng giá bán của sản phẩm chè tới người tiêu d ng
6.2
Khả năng tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
của ng bà
6.3 Khả năng đáp ứng thị hiếu của người tiêu d ng cuối c ng
6.4 Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trực tiếp
7. Đánh giá của Ông/bà về tỷ lệ % đóng góp của các khâu sau vào
giá trị sản phẩm chè cung ứng cho ngƣời tiêu dùng:
- Khâu sản xuất:
- Khâu chế biến:
- Khâu thương mại bán buôn:
- Khâu thương mại bán lẻ:
8. Để phát triển ngành chè, Ông/bà có kiến nghị gì với Tỉnh Nghệ An:
- Những ưu ti n trong chính sách kinh tế
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
154
- Những hỗ trợ của Tỉnh trong hoạt động và phát triển nguồn lực
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
- Những hỗ trợ của Hiệp hội
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Xin trân trọng cám ơn ý kiến đóng góp của Ông/bà!
155
Phụ lục 2
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
TT Câu hỏi
Đánh giá
N
1 2 3 4 5 TB
1
Mức độ quan trọng của các yếu tố tới
doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp
1.1
Yếu tố về chất lượng yếu tố đầu vào như:
nguyên liệu, đất đai, nhân lực, vốn...
2 14 45 83 56 3.89 200
1.2 Yếu tố về công nghệ 3 14 70 50 63 3.78 200
1.3
Yếu tố về chính sách phát triển kinh tế
của tỉnh
5 16 73 68 38 3.59 200
1.4
Yếu tố về môi trường kinh doanh: cạnh
tranh, bình đẳng, công bằng, công khai
thông tin...
2 14 44 83 52 3.77
1.5
Yếu tố về mối mối liên kết giữa người
bán và người mua
3 20 57 57 63 3.79 200
1.6 Thương hiệu sản phẩm 3 20 74 63 40 3.59 200
1.7 Thương hiệu địa phương 9 19 72 66 34 3.49 200
2
Khả năng đáp ứng của chất lƣợng
yếu tố đầu vào
2.1
Mức độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng
của giống chè/chè nguyên liệu/chè
thương phẩm
1 21 48 68 62 3.85 200
2.2
Mức độ đáp ứng yêu cầu về đất trồng
chè/máy móc thiết bị
5 15 54 71 55 3.78 200
2.3
Mức độ đáp ứng yêu cầu về vốn kinh
doanh của doanh nghiệp
7 44 58 50 41 3.37 200
156
2.4
Mức độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng
nguồn nhân lực
1 20 85 57 37 3.55 200
2.5
Mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ
công nghệ
6 17 78 34 65 3.68 200
3
Mức độ hiệu quả của chính sách
kinh tế
3.1
Mức độ khoa học và hợp lý của chính
sách phát triển ngành chè
3 21 78 63 35 3.53 200
3.2
Thông tin về chính sách phát triển
ngành chè tới doanh nghiệp của ng/bà
5 26 84 49 36 3.43 200
3.3
Sự hỗ trợ cho doanh nghiệp của ng/bà
từ phía các cơ quan quản lý
3 25 93 45 34 3.41 200
3.4
Sự hỗ trợ cho doanh nghiệp của ng/bà
từ phía các tổ chức tài chính
5 56 66 40 33 3.20 200
3.5
Sự hỗ trợ cho doanh nghiệp của ng/bà
từ phía các hiệp hội
10 50 66 41 33 3.19 200
3.6
Mức độ thuận lợi của chính sách tới
hoạt động của doanh nghiệp của
Ông/bà
6 37 92 33 32 3.24 200
4
Mức độ liên kết giữa tổ chức/doanh
nghiệp của ông bà với các tác nhân
4.1
Mức độ ổn định về quan hệ kinh tế của
doanh nghiệp của ng/bà với người
bán yếu tố đầu vào
2 21 68 72 37 3.61 200
4.2
Mức độ ổn định về quan hệ kinh tế của
doanh nghiệp của ng/bà với người
mua hàng hóa
4 20 73 65 38 3.57 200
157
4.3
Mức độ quan trọng trong việc ký kết
các hợp đồng kinh tế
4 20 68 60 48 3.64 200
4.4
Mức độ đa dạng về các đối tác của
doanh nghiệp của ng/bà trong việc
bán yếu tố đầu vào và hàng hóa
2 24 79 62 33 3.50 200
4.5
Trách nhiệm của doanh nghiệp của
ng/bà trong việc xây dựng thương
hiệu chè Nghệ An
1 20 79 64 36 3.57 200
5
Mức độ thuận lợi từ môi trường
kinh doanh
5.1
Sự phát triển của hệ thống logistic
ngành chè tại địa phương và cả nước
6 58 56 47 33 3.22 200
5.2
Sự hỗ trợ cho doanh nghiệp của ng/bà
từ phía các tổ chức tài chính
5 48 69 44 34 3.27 200
5.3
Sự hỗ trợ cho doanh nghiệp của ng/bà
từ phía các hiệp hội
10 50 66 41 33 3.19 200
5.4 Sự phát triển về khoa học, kỹ thuật 6 20 73 59 42 3.56 200
5.5
Sự thuận lợi về hệ thống thông tin liên
quan
8 18 79 60 35 3.48 200
5.6 Mức độ cạnh tranh trên thị trường chè 5 30 64 60 41 3.51 200
6 Giá trị của sản phẩm chè
6.1
Khả năng tăng giá bán của sản phẩm
chè tới người tiêu d ng
8 18 72 70 32 3.50 200
6.2
Khả năng tăng doanh thu và lợi nhuận
của doanh nghiệp của ng bà
9 21 85 51 34 3.40 200
6.3
Khả năng đáp ứng thị hiếu của người
tiêu d ng cuối c ng
1 18 90 56 35 3.53 200
6.4
Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách
hàng trực tiếp
1 21 85 57 36 3.53 200
158
Phụ lục 3
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY
Variables Entered/Removed
a
Model Variables Entered Variables Removed Method
1 MT, CS, LK, KN
b
. Enter
a. Dependent Variable: G.T
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
1 .759
a
.576 .568 .36099
a. Predictors: (Constant), MT, CS, LK, KN
ANOVA
a
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1
Regression 38.088 4 9.522 73.069 .000
b
Residual 28.017 215 .130
Total 66.105 219
a. Dependent Variable: G.T
b. Predictors: (Constant), MT, CS, LK, KN
Coefficients
a
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta
1
(Constant) .633 .196 3.238 .001
KN .314 .033 .460 9.432 .000
CS .229 .033 .342 7.004 .000
LK .083 .030 .125 2.762 .006
MT .203 .032 .287 6.347 .000
a. Dependent Variable: G.T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_chuoi_gia_tri_nganh_che_tinh_nghe_an.pdf
- Trichyeu_NguyenCongBien.pdf