Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tất yếu khách quan, các xu thế
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp luôn có tính quy luật của quá trình phát
triển kinh tế mà bắt đầu từ nhỏ đến lớn, thấp đến cao, từ đơn giản đến bối rối.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có vai trò quan trọng lớn đối với đời
sống xã hội cũng như phát triển kinh tế quốc dân, cơ cấu nông nghiệp - lâm
nghiệp - ngư nghiệp cũng là một thành phần nằm trong cơ cấu kinh tế quốc dân,
vừa là cơ cấu kinh tế làm cơ sở phát triển nền kinh tế quốc dân. Bởi vì, lĩnh vực
nông nghiệp làm sản xuất là chính, tạo ra sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của xã hội, là thị trường bán sản phẩm cho công nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thúc đẩy sự phân công lao
động, phân vùng sản xuất lại và có khả năng khai thác thế mạnh của địa
phương, tạo nguồn thu nhập cho ngân sách, gia đình, làm cho đời sống của
nông dân được nâng lên cao hơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã
thúc đẩy và mở lối cho các thành phần kinh tế được khai thác và sử dụng
nguồn vốn trong sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng
tăng về số lượng, để mở rộng quy mô và trình độ sản xuất nhằm đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng trong xã hội.
Thời gian qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Chính phủ và
chính quyền địa phương, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
tỉnh Viêng Chăn đã có nhiều chuyển biến tích cực cả trên phương diện ngành,
lãnh thổ và thành phần kinh tế; từng bước hiện đại hóa nền nông nghiệp, nâng
cao đời sống cho nông dân, tạo ra những mặt hàng nông sản có giá trị gia tăng
lớn. Tuy nhiên, nhìn chung quá trình đó diễn ra còn chậm, trình độ, tay nghề của
nông dân phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt qua, quá trình chueyenr giao
và ứng dụng khoa học - công nghệ cũng còn chậm khiến cho Viêng Chăn chưa
khai thác được tốt tiềm năng, ưu thế về phát triển nông nghiệp của vùng.
169 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 15/01/2024 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Viêng Chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông sản (kể cả thực phẩm, các mặt hàng thủy sản, chăn nuôi) để đẩy
mạnh việc tiêu thụ sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh ứng dụng các dây chuyền
sản xuất nông sản sạch, thân thiện với môi trường sinh thái nhằm thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, từng bước thay
đổi tập quán, thói quen của nông dân trong việc sử dụng phân bón, thuốc trừ
sâu, chất kích thích, chất tẩm ướp nông sản
Thứ tư, thành lập quỹ phát triển khoa học - công nghệ nhằm hỗ trợ
nông dân, các doanh nghiệp nông nghiệp đẩy nhanh quá trình hình thành sản
phẩm thương mại trong ngành nông nghiệp như: Hỗ trợ công nghệ chế biến
bảo quản nông sản, các sản phẩm thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản từ đó ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào nông nghiệp nông thôn.
Tập trung nghiên cứu triển khai ứng dụng, thúc đẩy hỗ trợ nghiên cứu khoa
học và đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn, áp dụng công nghệ sinh học trong nông
nghiệp. Nâng cao ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp gắn trực
tiếp với nông thôn; nông dân. Triển khai nghiên cứu ứng dụng và gắn kết với
các chương trình triển khai của tỉnh như chương trình xây dựng nông thôn
kiểu mới, làng xã kiểu mẫu... Phổ cập kiến thức và áp dụng những tiến bộ
khoa học - công nghệ làm kinh tế hộ gia đình cho nông dân, chuyển giao công
nghệ, truyền đạt kinh nghiệm cho nông dân nhằm nâng cao việc ứng dụng các
kết quả nghiên cứu, tận dụng khai thác các kinh nghiệm trong nông nghiệp
cho nông dân nhằm nâng cao vai trò của kinh tế nông nghiệp, cải thiện và
phát triển kinh tế nông thôn và kinh tế hộ gia đình.
Thứ năm, tỉnh Viêng Chăn cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong quảng bá các sản phẩm nông nghiệp. Đây là một giải pháp rất quan trọng
nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Viêng Chăn hiện
nay. Chính quyền tỉnh cần chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Lâm nghiệp xây dựng
138
cổng thông tin điện tử để đăng tải, quảng bá các mặt hàng nông sản của tỉnh để
thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo nhân dân. Bên cạnh đó, cần giới thiệu
các mô hình sản xuất nông sản có hiệu quả, áp dụng công nghệ mới hay các
mặt hàng nông sản truyền thống ở các làng nghề lâu năm trên các phương tiên
phát thanh, truyền hình, báo chí của tỉnh để tuyên truyền, lan tỏa cho nhân dân
về cách thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh; từ đó có tinh
thần ủng hộ chủ trương của tỉnh cũng như các mặt hàng nông sản được sản
xuất theo quy trình mới. Ngoài ra, tỉnh cũng cần tích cực mở các cuộc xúc tiến
thương mại để thúc đẩy buôn bán, trao đổi hàng hóa nông nghiệp nhằm tạo đà
cho nông dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
4.2.5. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và đẩy mạnh
phát triển công nghiệp chế biến nông sản
Kết cấu hạ tầng luôn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-
xã hội. Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng (cả hạ tầng kinh tế kỹ thuật và hạ
tầng xã hội) góp phần để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn trong đó có việc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn. Do vậy, cần tạo lập và phát triển
nhanh chóng kết cấu hạ tầng những vùng động lực có tiềm năng kinh tế hàng
hóa lớn; đồng thời với việc ưu tiên cho những vùng kinh tế kém phát triển,
vùng có điều kiện sản xuất và đời sống khó khăn. Do đó, thời gian tới, tỉnh
Viêng Chăn cần có những biện pháp để phát triển kết cấu hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn theo hướng:
Một là, về xây kết cấu hạ tầng, chính quyền của tỉnh Viêng Chăn cần
tập trung hỗ trợ các chủ đầu tư tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, nhất là
công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các
công trình, dự án trọng điểm như Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm
Giao dịch, Triển lãm nông sản Thành phố, Trung tâm Công nghệ sinh học,
139
Trung tâm Thủy sản Thành phố; các công trình phòng, chống lụt, bão, kết hợp
giao thông nông thôn
Hai là, Sở Nông nghiệp và Lâm nghiệp cần nghiên cứu, triển khai các
giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở vật chất đã được đầu tư của
Trung tâm Quản lý, Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi; Trạm Kiểm dịch
thực vật nội địa...và các công trình phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi Tập trung thực hiện các chương trình giống cây, giống con, rau an
toàn, hoa cây kiểng. Tập trung cho các xã ngoại thành, các xã thuộc chương
trình xây dựng nông thôn mới, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi,
trồng trọt).
Ba là, phối hợp, hỗ trợ các huyện đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng
nông nghiệp và nông thôn theo tiêu chí quốc gia về nông thôn mới nông
thôn kiểu mẫu, trọng tâm là công trình thủy lợi, điện, giao thông nông thôn,
các cơ sở bảo quản và chế biến sau thu hoạch; kiên cố hóa hệ thống thủy lợi
nội đồng tại các xã, phát triển nông thôn mới toàn diện. Nghiên cứu và thực
hiện các biện pháp ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu; cải tạo, bồi
dưỡng đất sản xuất; hạn chế ảnh hưởng xâm nhập mặn; chống xói lở. Các Sở
ngành (nhất là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính) và huyện thực hiện có
hiệu quả chủ trương của tỉnh Viêng Chăn về tăng vốn ngân sách đầu tư cho
nông nghiệp, nông thôn, tăng vốn phân cấp cho các vùng ngoại thành); xây
dựng và triển khai chương trình bảo vệ, cải thiện môi trường tại các vùng
sản xuất nông nghiệp.
Bốn là, tăng cường đầu tư phát triển giao thông nông thôn: duy trì, bảo
dưỡng, nâng cấp hệ thống giao thông, phương tiện vận tải, đầu tư xây dựng một
số truyến đường trọng điểm đi vào các vùng kinh tế, nhất là vùng cao nguyên và
rừng núi, tạo điều kiện cung cấp đủ, kịp thời lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết
và vật tư phục vụ cho nông nghiệp. Đồng thời thu mua vận chuyển nông sản
hàng hóa từ các vùng này cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế
140
biến đã có ở các thành phố, thị xã. Tăng cường mở rộng nâng cao chất lượng,
phương tiện vận tải và trình độ quản lý. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư
trong nước và quốc tế, hợp tác với các thành phần kinh tế để phát triển hệ thống
đường xã, nâng cấp phương tiện và xây dựng các xí nghiệp bảo dưỡng, sửa
chữa, đào tạo cán bộ cho ngành.
Năm là, ưu tiên phát triển hệ thống thủy lợi là yếu tố hàng đầu của sản
xuất nông nghiệp. Thời kỳ phát triển hợp tác xã kiểu cũ với sức lao động tập thể
nhân dân đã xây dựng được hệ thống thủy lợi tưới nước phục vụ sản suất. Nhờ
đó nhiều diện tích đất đai đã tiến hành sản xuất được 2 vụ lúa và công nghiệp
cũng phát triển. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Chính phủ Lào đã coi công
tác thủy lợi là một trong những biện pháp chính để phấn đấu đạt sản lượng lương
thực đủ tiêu dùng trong nước. Thời gian tới, để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, tỉnh cần phát triển hơn nữa hệ thống thủy lợi
bằng cách đầu tư xây dựng hệ thống mương máng lớn với máy móc công suất
lớn để đảm bảo nhu cầu tưới tiêu trên quy mô rộng. Đây là yếu tố cần thiết để
đảm bảo sản xuất nông nghiệp theo công nghệ cao.
4.2.6. Phát triển thị trƣờng và tổ chức tốt quá trình tiêu thụ nông sản
Thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua, bán các sản phẩm hàng hóa.
Đó vừa là kết quả phân công lao động xã hội phát triển vừa có tác động trở lại
rất lớn đối với quá trình phát triển sản xuất. Sản xuất suy cho cùng là phục vụ
cho tiêu dùng, không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Vì vậy, trong quá
trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, vấn đề thị trường là
một giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt. Sở sĩ nói như vậy là vì trên thị
trường thể hiện quy luật kinh tế được biểu hiện khá rõ như quy luật cung-cầu,
quy luật giá trị và cạnh tranh. Người sản xuất có thể thông qua sự lên xuống
của giá cả mà quyết định sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và sản xuất như
thế nào.
141
Trên thực tế có thể thấy rằng, nếu nông phẩm bán được thì lợi ích của
người lao động sẽ phát triển.Những năm qua được sự đầu tư cuả Nhà nước,
bằng các chính sách thích hợp sản xuất hàng hóa đã có bước phát triển rộng
khắp. Khả năng tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế do hệ thống giao thông đi lại
khó khan và thu nhập của xã hội còn thấp, mối quan hệ với thị trường bên
ngoài chưa phát triển.
Để phát triển thị trường tiêu thụ nông sản trước hết cần hình thành hệ
thống đô thị, phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ, làm tăng nhu cầu về
hàng hóa nông sản. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại tạo thị trường tiêu thụ
ổn định sản phẩm hàng hóa ở các nước trong vùng và các nước khác. Nâng
cao trình độ dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường để định hướng
cho sản xuất cả về quy mô, chất lượng và tốc độ phát triển cho từng loại nông
sản phẩm đặc biệt là các loại cây, con chủ lực có giá trị kinh tế cao.
Thứ hai, tạo ra cơ chế lưu thông thông thoáng để sản phẩm có thể đến
với thị trường có lợi nhất cho người sản xuất, khắc phục tình trạng ách tắc
trong quá trình lưu thông hàng hóa trong nước; tìm kiếm, mở rộng khả năng
liên kết thị trường thế giới. Tổ chức các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác
xã mua bán, hợp tác xã tiêu thụ hàng hóa để hộ nông dân có thể thực hiện
được giá trị hàng hóa nông sản thuận lợi. Thực hiện cơ chế thông thoáng, tự
do hóa thương mại đối với các loại vật tư và sản phẩm nông nghiệp. Phát triển
hệ thống hợp tác xã rộng khắp trên địa bàn tỉnh, gắn kết được với thị trường
lớn trong và ngoài nước.
Thứ ba, tỉnh Viêng Chăn cần phát huy “năng lực nội sinh” trên cơ sở
phát huy tính chủ động của các chủ thể kinh tế: người sản xuất nguyên liệu và
các công ty, nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn, liên kết lâu dài thông
qua các hợp đồng kinh tế hoặc các hình thức liên kết khác để tạo điều kiện
tiền đề cho nhau trong phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó mở ra triển
vọng ổn định thị trường tiêu thụ nông sản phẩm cho nông dân và nguồn cung
142
cấp “đầu vào” cho các cơ sở chế biến nông - lâm - ngư nghiệp, tạo nên sự gắn
kết chặt chẽ giữa nông nghiệp - công nghiệp chế biến - thương mại từng bước
hình thành mô hình kinh doanh tổng hợp.
Thứ tư, nâng cao chất lượng của sản phẩm đi đôi với khai thác tốt sử
dụng mạng internet làm công cụ quảng bá, mở rộng các hoạt động tiếp thị để
nâng cao năng lực canh tranh, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Tạo
điều kiện để tổ chức các cuộc hội chợ triển lãm, đồng thời giúp cho sản phẩm
nông nghiệp tham gia các hội chợ khu vực và quốc tế, qua đó tìm ra những
đối tác để liên doanh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Thứ năm, tỉnh cần xây dựng các chính sách khuyến khích sản xuất nông
sản như chính sách phát triển kinh tế nông thôn, chính sách bảo hộ, bảo hiểm
đối với nông nghiệp có lợi cho người sản xuất, để nông dân an tâm đầu tư mở
rộng sản xuất tạo ra khối lượng lớn nông sản cho tiêu dùng nội địa và xuất
khẩu. Trong đó đặc biệt là phát triển, mở rộng các vùng chuyên canh, tập
trung quy mô lớn các loại cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày, ngắn
ngày. Cùng với đó, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, thương mại trong
và ngoài tỉnh để thúc đẩy quá trình tiêu thụ nông sản của nông dân.
Để làm cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh
Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030.
Những giải pháp trên góp phần khắc phục những hạn chế, từng bước
giải quyết những vấn đề đang đặt ra nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Viêng Chăn tới năm 2030.
4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP CỦA TỈNH VIÊNG CHĂN, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN
LÀO TRONG NHỮNG NĂM TỚI
Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải tiếp cận với cách
mạng khoa học - công nghệ. Hiện nay cách mạng khoa học - công nghệ trong
điều kiện toàn cầu hóa là quá trình kinh tế kỹ thuật năng động nhất, nó không
143
chỉ là làm thay đổi nhanh chóng về kinh tế của thế giới mà còn làm đảo lộn
quan niệm truyển thống về sự vận động và bản chất của kinh tế. Do tác động
của khoa học - công nhgệ, lực lượng sản xuất của thế giới trong thời đại ngày
nay đã phát triển vượt bậc và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tác động
vào mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Nhờ tiến bộ khoa học-
công nghệ con người đã nâng cao được năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm và hiệu quả kinh tế. Để chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện đại từ
điểm xuất phát thấp. Tỉnh Viêng Chăn buộc phải lựa chọn con đường phát
triển để có cơ hội tận dụng lợi thế của mình đi sâu vừa là thách thức đòi hỏi
phải vượt qua. Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh, phát
triển nhanh nền kinh tế theo cơ chế thị trường, không thể không đẩy mạnh
khoa học và công nghệ. Mặt khác sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và
công nghệ đã làm các yếu tố truyền thống của lợi thế cạnh tranh thay đổi thì
việc đẩy mạnh khoa học và công nghệ càng trở nên bức súc hơn. Thực tế cho
thấy có những nước tuy giàu về tài nguyên nhưng vẫn không tạo dược nguồn
lực phát triển. Trái lại, có nước không có nhiều nguồn tài nguyên nhưng biết
phát huy các nguồn lực, vận dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công
nghệ của thế giới đã thành công trong việc phát triển kinh tế, hội nhập có hiệu
quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Phát triển theo định hướng xã hội
chủ nghĩa về bản chất là một kiểu định hướng tổ chức nền kinh tế-xã hội dựa
trên nguyên tắc quy luật kinh tế thị trường và nguyên tắc mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội. Định hướng này không chỉ đòi hỏi phải xây dựng một xã hội
công bằng dân chủ văn minh. Ở đó sự phát triển con người và phát triển xã
hội bền vững được coi là trọng tâm.
Đây là con đường phát triển chưa có tiền lệ. Muốn đạt tới chúng ta
phải nỗ lực và sáng tạo rất cao. Phải biết tận dụng những thành tựu mới
nhất của nhân loại, tránh sai lầm mà các nước khác mắc phải. Nếu không
có đủ trình độ trí tuệ, không có đủ năng lực nội sinh thì khóa có thể thành
144
công. Đảy mạnh phát triển khoa học công nghệ. Vì vậy, càng trở nên quan
trọng và bức thiết.
Trong quá trình xây dựng tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2016-2020) của tỉnh
Viêng Chăn cho rằng: “Xây dựng cơ sở kỹ thuật-công nghệ cho công nghiệp
hóa, hiện đại hóa để góp phần sản xuất hàng hóa, hoạt động kinh doanh và
dịch vụ có tiêu chuẩn, có kha năng cạnh tranh hoặc tham gia trong nước và
ngoài nước có hiệu quả cao để chuyển sang cơ chế quản lý hành chính bằng
Electronic (E-Government) tích cực thúc đẩy khuyến khích nghiên cứu và sử
dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào trong phát triển các ngành có thế
mạnh nhất là hạt giống, giống vật nuôi và v.v., thúc đẩy khuyến khích nghiên
cứu-thí nghiệm, phương pháp giải quyết các vấn đề phát tiển của tỉnh Viêng
Chăn đang đề cập”
Việc hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và đưa các tiến bộ khoa học
và công nghệ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa trực tiếp
và to lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động toàn bộ các bộ phận của
nông nghiệp và các ngành phi nông nghiệp gắn liền với nông nghiệp và tài
nguyên đang khai thác. Do đặc trưng kinh tế-xã hội của tỉnh Viêng Chăn,
nhiều mặt còn ở trình độ phát triển thấp, trong điều kiện phát triển nền kinh tế
hàng hóa, việc hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và việc ứng dựng các tiến
bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, trước hết là nông nghiệp, sẽ tạo ra
những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, có sức cạnh tranh trên thị
trường. Vì thế đẩy mạnh trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật và ứng dựng các
tiến bộ khoa hoc-công nghệ vào sản xuất, trước hết là nông nghiệp, là yếu tố
quyết định tới việc thực hiện chuyên môn hóa trong sản xuất, đồng thời tạo
điều kiện để phát huy vai trò của kinh tế nông nghiệp. Các nước tiến hành
công nghiệp, hiện đại hóa đi từ nông nghiệp, nông thôn theo 4 quan niệm
(thủy lợi hóa, hóa học hóa, cơ khí hóa, điện khí hóa). Quá trình công nghiệp
145
hóa, hiện đại hóa trải qua nhiều giai đoạn, chặng đường và có sự khác nhau về
nội dung, phương pháp, công nghệ, bước đi, cách tổ chức và quản lý. Công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nhờ tác động của các công
nghệ mới như: công nghệ sinh học, công nghệ tin học sẽ mang lại những hiệu
quả to lớn và nhanh chóng trong hoạt động kinh tế nông nghiệp. Thực chất
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp chính là áp dụng các
thành tựu khoa học-công nghệ nhằm chuyển dịch hệ thống kinh tế-xã hội từ
trạng thái năng suất, hiệu quả thấp, sử dụng thủ công là chính sang hệ thống
có năng suất, hiệu quả cao dựa trên những phương pháp công nghiệp, công
nghệ tiên tiến.
Phát triển khoa học và công nghệ không chỉ là yếu tố khách quan mà
còn là đòi hỏi của công cuộc phát triển đất nước, đó là yêu cầu đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như chúng ta đã đều biết công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi nền kinh tế-xã hội của đất
nước từ trạng thái năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp dựa vào sản xuất nông
nghiệp, sử dụng lao động thủ công là chính sang chất lượng và hiệu quả cao
dựa trên sản xuất công nghiệp, vận dụng những thành tựu mới của khoa học
và công nghệ. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là quá trình chuyển dịch
kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành có hàm lượng khoa học và công
nghệ cao. Muốn đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đổi
mới và phát triển công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Không thể
thực hiện thành côn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nếu không thúc đẩy khoa
học và công nghệ.
Việc tạo ra cũng như đưa vào sản xuất và đời sống các thành tựu khoa
học - công nghệ tiến bộ có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong điều kiện hiện nay của
sự phát triển lực lượng sản xuất. Kết quả của việc sử dụng những thành tựu
khoa học - công nghệ tiên tiến là sự hoàn thiện về chất các tư liệu sản xuất,
hoàn thiện về chất và mở rộng các mặt hàng cũng như tính phong phú, đa
146
dạng của các sản phẩm tiêu dùng, thay đổi tiến bộ các hình thức tổ chức và
quản lý. Sự phù hợp cần thiết khách quan giữa các yếu tố vật chất và yếu tố
con người trong quá trình lao động đồng thời cũng đò hỏi phải nâng cao trình
độ khoa học, kỹ thuật và trình độ lành nghề của những người lao động. Áp
dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý cho phép
khai thác có hiệu quả những tiềm năng của đất nước, sức sáng tạo của con
người, do đó cho phép tiết kiệm chi phí lao động xã hội, tăng thêm sự giàu có
và tính đa dạng của các sản phẩm vật chất được sản xuất phục vụ cho nhu cầu
con người. Sử dụng những tiến bộ khoa học-công nghệ vào sản xuất cho phép
giảm chi phí sản phẩm và tăng chất lượng sản xuất, là điều kiện để mở rộng
và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Hai là. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với tiến
hành liên tục vững bền, đảm bảo sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với sự
phát triển về văn hóa-xã hội và bảo vệ môi trường, xây dựng và phát triển thị
trường hỗ trợ vững bền lâu dài với hàng hóa sản phẩm nông nghiệp mới có
khả năng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa, sảm phẩm mà sản xuất được phải đi bán trên thị trường, hàng
hóa phải đảm bảo về chất lượng và số lượng tất yếu phải đưa tiến bộ về khoa
học-công nghệ mới vào quá trình sản xuất ngày càng cao và có khả năng đáp
ứng nhu cầu của tiêu dùng trong xã hội.
Ba là, Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải tiến hành hợp lý giữa các
ngành, trong cùng ngành, gữa các khu vực, giữa các huyện và nông thôn, giữa
đồng bằng với cao nguyên. Đồng thời phát triển phải có sự kết hợp với nhau
giữa các nhóm ngành có liên quan nhất là ngành giao thông vận tải, ngành
thương nghiệp dịch vụ thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nghĩa là có
đường giao thông thuận lợi an toàn mới có khả năng lưu thông hàng hóa phục
vụ sản xuất và phục vụ cho đời sống nông thôn vùng sâu vùng xa và đưa hiệu
quả sản xuất nông nghiệp ở nông thôn đi vào thành thị nhanh hơn.
147
Bốn là, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải coi sự phát triển
nông nghiệp làm trọng tâm của sự phát triển nông thôn toàn diện, tập trung
vào sản xuất hàng hóa ở từng khu vực. Khuyến khích từng làng, từng địa
phương khai thác và sử dụng thế mạnh của mình, xây dựng nhóm tròng trọt,
chăn nuôi, tổ chức hộ nông dân hoặc hộ dịch vụ của làng cho phù hợp gắn với
xây dựng dự án thế mạnh của từng làng, quy định khu trọng điểm phát triển rõ
rệt, trước hết là khu trọng điểm xóa đói giảm nghèo đảm bảo vốn và cán bộ
chuyên nghiệp hướng dẫn làm thực tế, xây dựng mô hình sản xuất là điểm bắt
đầu từ đó mới phát triển rộng rãi.
Năm là. Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tốt phải tập
trung xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển mạng điện, mạng hệ thống thủy lợi
cho đầy đủ để đáp ứng nước cho sự mở rộng thâm canh, trồng trọt và chăn
nuôi, tăng mùa sản xuất để đảm bảo trình độ tăng trưởng phát triển sản phẩm
nông nghiệp, giao quyền quản lý và sử dụng cho nhân dân và cơ quan có liên
quan làm hành chính, đáp ứng hạt giống, giống vật nuôi cho nông dân bằng
cách củng cố trung tâm nghiên cứu đã có để tạo mô hình và tập huấn môn
trồng trọt-chăn nuôi cho nông dân tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
Sáu là, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với phát triển
môi trường, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên đã có cho phù hợp có
hiệu quả bằng cách tiến hành bảo vệ và củng cố nguồn lực, củng cố quy luật
và tổ chức quản lý rừng, đặt chính sách khuyến khích đầu tư vào sự bảo vệ và
khôi phục nguồn lực rừng và trồng rừng lại, giải quyết vấn đề chiếm lấy và sử
dụng đất không đúng mục tiêu, tiến hành phân bổ nghề nghiệp cố định và tiếp
tục giao đất giao rừng cho nhân dân quản lý và sử dụng lâu dài để bảo vệ
rừng, bảo vệ môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và sinh học.
Bảy là, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với nhu cầu
của thị trường. Thị trường là nơi trao đổi mua-bán giữa người sản xuất sản
phẩm hàng hóa với người tiêu dùng thông qua lưu thông, dịch vụ hai đầu mà là
148
ngành trọng tậm thương mại, trồng trọt và chăn nuôi thành hàng hóa là mục
tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng xã hội đầy đủ. Cho nên nhu cầu của thị trường
nội bộ gồm có: gạo, rau, hoa quả, thịt và cá; nhu cầu của thị trường nước ngoài
gồm có: gạo, ngô..
Tám là, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với chính
sách cơ cấu kinh tế. Bở vì chính sách cơ cấu kinh tế quyết định cơ chế quản lý
kinh tế và là cơ sở nội dung của đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của
Đảng. Cho nên để làm cho ngành nông nghiệp được tăng trưởng bền vững,
phải có chính sách thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và kiểu thâm canh để
đảm bảo về lương thực và hàng hóa xuất khẩu.
Chín là, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đi đôi với củng
cố và xây dựng hệ thống chính trị dân chủ nhân dân vũng mạnh, tăng cường
sự đoàn kết, huy động quy trình của nhân dân các bộ tộc thật rộng rãi để cho
họ nhận biết rằng sản xuất nông nghiệp hàng hóa là tính tất yếu phải sản xuất
đây cũng là một cách để thoát khỏi kém phát triển trước hết chúng ta phải
nhận biết về công nghệ kỹ thuật, công nghệ mới và sản xuất thực tiễn của
mình. Trong đó phải nghiên cứu phương pháp, hình thức hoạt động của sản
xuất nào mà thấy rằng phù hợp với đặc điểm thế mạnh để làm cho nhân dân
dễ hiểu và có khả năng sử dụng được.
Mƣời là, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với quốc
phòng-an ninh để đảm bảo sự vũng bền cũng như sự ổn định của đất nước.
Đảng ủy các cấp cho đến các ngành, cơ quan, chuyên viên cũng như nhân dân
các bộ tộc quyết định tham gia quá trình an ninh-quốc phòng toàn dân để
ngăn chặn mọi tình huống xảy ra sẽ làm cho mất trật tự xã hội, phải thường
xuyên kiểm tra cá nhân, cơ quan, cơ sở làng mà hoạt động thực hiện nghiệm
vụ của mình tốt phải khên thưởng ngược lại nếu nếu ai mà vi phạm quy luật
phải bị trừng phạt, để nhằm làm cho có sự an toàn ổn định, đảm bảo cho nhân
dân các bộ tộc yên tâm làm ăn.
149
Mƣời một, sự đầu tư là một yếu tố quyết định thực hiện chiến lược sự
phát triển nông nghiệp như: đảm bảo lương thực và sản xuất hàng hóa nó yêu
cầu phải đầu tư vào các khâu sản xuất mà trong thời gian qua sự đầu tư trong
ngành nông nghiệp gồm có nhiều nguồn vốn như: nguồn vốn từ ngân sách
nhà nước phục vụ cho khuyến khích về kỹ thuật chuyên nghiệp, tạo sức mạnh
vào cơ sở hạ tầng. Ngoài ra còn có nguồn vốn từ ngân hàng cho vây, vay vốn,
vốn giúp đỡ, vốn từ nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Chiến lược từ
2020-2025 đã quy định để phát triển dự báo sẽ có con số tất cả là 5.750 tỷ kíp
và quy định từng nguồn vốn như:
Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở tỉnh Viêng
Chăn phải dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Đây là
quan điểm có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp trên địa bàn của tỉnh. Sự thành công của quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp nông thôn trong đó then chốt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả, mục tiêu đề ra trên cơ sở ứng
dụng những kết quả của khoa học công nghệ hiện đại cho phép phát huy tối
đa các nguồn lực, tạo ra thị trường sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú.
Các sản phẩm làm ra có chất lượng cao sẽ là tiền đề góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh cho sản phẩm. Đồng thời còn là tiền đề quan trọng để phát huy
những lợi thế so sánh của tỉnh. Quán triệt quan điểm này, cần thực hiện tốt
một số yêu cầu sau: Một là, nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ các cấp,
các ngành và nhân dân về vai trò của khoa học công nghệ với chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Viêng Chăn. Nhận thức đúng là cơ sở
cho hành động đúng vì vậy, cần phải nhất quán về nhận thức đối với việc ứng
dụng khoa học, công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại là điều kiện tiên quyết để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn đạt hiệu quả cao
đáp ứng xu thế mở hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Thống nhất về nhận
thức thì Đảng bộ, chính quyền, các sở, ban, ngành và nhân dân trên địa bàn
150
tỉnh Viêng Chăn mới hiểu rõ được vai trò ngày càng tăng và tính chất quyết
định của khoa học, công nghệ đối với quá trình tăng trưởng, phát triển của các
ngành kinh tế trong đó có nông nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Vì vậy, cần phải làm tốt công
tác tuyên truyền, giáo dục làm cho người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn
tỉnh thấy được sự cần thiết, tầm quan trọng và vai trò to lớn của việc ứng
dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghiệp; xóa bỏ tập tục, tập quán của nền kinh tế hiện vật, tự cấp
tự túc với cách thức sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, thủ công; từ đó phát huy được
tính năng động sáng tạo của họ trong sản suất kinh doanh, tích cực tham gia
thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, đề án, dự án để thực hiện mục tiêu xây
dựng một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững có hàm lượng chất xám cao,
công nghệ hiện đại, được đầu tư toàn diện và đồng bộ, mang lại năg suất, chất
lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, phù hợp đặc thù nông nghiệp của
một đô thị lớn trước những yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp dựa trên nền tảng ứng
dụng khoa học, công nghệ hiện đại, chính là thực hiện tốt mục tiêu CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn của tỉnh. Theo quan điểm này thì
cần phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công
nghệ, đào tạo nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo đột
phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn. Sử dụng những
thành tựu của khoa học, công nghệ để đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến,
đổi mới các phương thức, biện pháp bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm tài
nguyên, bảo đảm hiệu quả cao.
Hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh nhằm tạo điều kiện
thuận lợi để ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thu
hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông phẩm. Cần phải làm tốt công tác quy
151
hoạch mà trọng tâm là quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, theo
các chương trình giống cây, giống vật nuôi chất lượng cao, phát triển rau an
toàn, bò sữa, thủy sản, hoa - cây cảnh...; các đề án nâng cao chất lượng quản
lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản thực phẩm, đề án giám sát dịch
tễ; bảo vệ và phát triển các loại rừng, cây xanh; chương trình khuyến nông,
chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho các hộ sản xuất
nông nghiệp Trên cơ sở đó mới khai thác lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu,
thủy văn từng vùng để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nhằm phát triển
nông nghiệp hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, tăng giá
trị trên mỗi đơn vị diện tích, giảm hao phí lao động cá biệt để tăng sức cạnh
tranh trên thị trường.
152
Tiểu kết chƣơng 4
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là khâu then chốt trong phát kinh
tế nông nghiệp của tỉnh Viêng Chăn, là một vấn đề cần thiết cấp bách có ý nghĩa
quan trọng to lớn cả về lý luận và thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế
nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện và hợp lý hơn trên cơ sở
khai thác có hiệu quả các nguồn lực của tỉnh, đất nước và quốc tế.
Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của tỉnh Viêng Chăn những năm gần đây, trong nội dung chương này, tác giả
luận án đã đưa ra các quan điểm, phương hướng và đặc biệt là các giải pháp để
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.
Những giải pháp được đưa ra là: Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đồng bộ một
số chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như chính sách
về đất đai, vốn, về đầu tư và hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, cải
cách thủ tục hành chính. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn, nhất là nguồn nhân lực tại chỗ, nguồn
lao động trẻ vừa mới thôi học phổ thông hoặc tốt nghiệp đại học, cao đẳng trên
địa bàn tỉnh. Xây dựng tiềm lực và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ
cho phát triển nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin
để hiện đại hóa quá trình sản xuất, tiêu thụ, quảng bá nông sản. Phát triển kết
cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến
nông sản và phát triển thị trường tiêu thu nông sản trên phạm vi toàn tỉnh và với
các địa phương lân cận.
Những giải pháp sẽ từng bước khắc phục những hạn chế, vướng mắc
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở tỉnh Viêng
Chăn, làm cho quá trình này thực sự có hiệu quả nhằm khai thác tốt nhất các
nguồn lực, góp phần hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn trên địa bàn.
153
KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tất yếu khách quan, các xu thế
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp luôn có tính quy luật của quá trình phát
triển kinh tế mà bắt đầu từ nhỏ đến lớn, thấp đến cao, từ đơn giản đến bối rối.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có vai trò quan trọng lớn đối với đời
sống xã hội cũng như phát triển kinh tế quốc dân, cơ cấu nông nghiệp - lâm
nghiệp - ngư nghiệp cũng là một thành phần nằm trong cơ cấu kinh tế quốc dân,
vừa là cơ cấu kinh tế làm cơ sở phát triển nền kinh tế quốc dân. Bởi vì, lĩnh vực
nông nghiệp làm sản xuất là chính, tạo ra sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của xã hội, là thị trường bán sản phẩm cho công nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thúc đẩy sự phân công lao
động, phân vùng sản xuất lại và có khả năng khai thác thế mạnh của địa
phương, tạo nguồn thu nhập cho ngân sách, gia đình, làm cho đời sống của
nông dân được nâng lên cao hơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã
thúc đẩy và mở lối cho các thành phần kinh tế được khai thác và sử dụng
nguồn vốn trong sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng
tăng về số lượng, để mở rộng quy mô và trình độ sản xuất nhằm đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng trong xã hội.
Thời gian qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Chính phủ và
chính quyền địa phương, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
tỉnh Viêng Chăn đã có nhiều chuyển biến tích cực cả trên phương diện ngành,
lãnh thổ và thành phần kinh tế; từng bước hiện đại hóa nền nông nghiệp, nâng
cao đời sống cho nông dân, tạo ra những mặt hàng nông sản có giá trị gia tăng
lớn. Tuy nhiên, nhìn chung quá trình đó diễn ra còn chậm, trình độ, tay nghề của
nông dân phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt qua, quá trình chueyenr giao
và ứng dụng khoa học - công nghệ cũng còn chậm khiến cho Viêng Chăn chưa
khai thác được tốt tiềm năng, ưu thế về phát triển nông nghiệp của vùng.
154
Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Viêng Chăn
trong thời gian tới, cần phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp toàn
quốc, tổ chức nhóm sản xuất, giao đất giao rừng, điều tra nghiên cứu đât đai của
từng vùng, sử dụng kỹ thuật, sự thành công của về công nghệ vào sản xuất, phát
triển công nghiệp chế biến, đáp ứng hạt giống thực phẩm, giống vật nuôi, thâm
canh, đáp ứng nước, củng cố và phát triển mạng lưỡi giao thông, viễn thông, đáp
ứng chuyên viên, đáp ứng tín dụng, sự đảm bảo, tìm thị trường và hợp tác với
các tổ chức liên quan và chỉ đạo từ chính quyền địa phương các cấp.
Để tiếp tục giải quyết các vấn đề đó, trước hết phải giải quyết khâu chính
sách và khâu đặt kế hoạch, dự án phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan
có trách nghiệm như: đất sản xuất, vốn, lao động, chuyên viên, quản lý quy luật,
chế biến, dịch vụ hai đầu, giải quyết đường giao thông và tìm thị trường đảm
nhận sản phẩm nông nghiệp mà có ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp. Ngoài ra, phải lấy công việc sản xuất nông nghiệp làm
nghiệm vụ trực tiếp của toàn đảng và toàn dân bằng cách “dựng tỉnh là đơn vị
chiến lược, dựng huyện là đơn vị mạnh mẽ toàn diện và dựng làng là đơn vị phát
triển” để làm cho tỉnh có hàng hóa và sản phẩm từ nông nghiệp có khả năng đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu ngày càng nhiều nhằm xóa nghèo
của nhân dân làm cho tỉnh Viêng Chăn từng bước thoái khỏi tình trạng kém phát
triển và có khả năng xóa nghèo đến năm 2025.
155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đuông Chăn Năn Tha (2019), "Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay",
Tạp chí Mặt trận, (192), tr.54-57.
2. Đuông Chăn Năn Tha (2019), "Đào tạo nghề cho người lao động nhằm thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Viêng Chăn Lào", Tạp chí Kinh tế
và Quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (31), tr.51-54.
3. Đuông Chăn Năn Tha (2022), "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
tỉnh Viêng chăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Thực trạng và
giải pháp", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Công thương, (08), tr.67-70.
156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Đăng Bằng (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc
Trung Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến
sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2. Hà Xuân Bình (2021), “Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng xuất khẩu bền vững của một số địa phương ở
trong và ngoài nước và bài học cho tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Công
thương, (5), tr.18-24.
3. Vũ Trọng Bình (2012), “Đặc trưng của nền nông nghiệp mới trong bối
cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, toàn cầu hóa”, Tạp
chí Kinh tế và Phát triển, (182).
4. Buakhon Nammavông (2001), Vai trò của công nghiệp chế biến nông sản
và dịch vụ đối với phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
5. Bùi Chí Bửu (2009), “Phát triển nông nghiệp ở Việt Nam thành tựu và
thách thức”, Tạp chí Cộng sản, (7), tr.42-48.
6. Bun Thi Khưa Mi Xay (1999), Phát triển thị trường nông thôn ở Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bunkhon Bunchit (2005), Vai trò nhà nước đối với sự phát triển kinh tế
nông thôn ở Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án
Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
8. Bunlot Chănthachon (2009), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chi Minh, Hà Nội.
157
9. Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn sau 2 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 5”, Tạp chí Con số
và sự kiện, (6), tr.22-28.
10. Trần Xuân Châu (2002), Đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp hàng hóa ở
Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
11. Trần Xuân Châu (2016), “Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền
vững ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội, (8), tr.36-43.
12. Lê Kim Chi (2013), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2005-2010, Luận án Tiến sĩ, trường Đại học sư phạm
Hà Nội, Hà Nội.
13. Lê Quốc Doanh (2004), Canh tác đất dốc bền vững, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
14. Lê Quốc Doanh (2006), “Nghiên cứu luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa”, Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước, Mã số KX07.17, Hà Nội.
15. Phạm Ngọc Dũng (2002), Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông
nghiệp ở vùng lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng - thực trạng và giải
pháp, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Hữu Đức (1996), Tác động của cơ chế quản lý kinh tế đối với
việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Luận án tiến
sĩ khoa học kinh tế, quản lý và kế hoạch, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
158
19. Bùi Thanh Giang (2021), Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Công thương, (5), tr.37-42.
20. Ngô Thái Hà (2015), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền
vững ở Việt Nam, Luận Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
21. Lương Đình Hải (2019), “Tìm hiểu các tiếp cận hệ thống cấu trúc về kinh
tế”, Tạp chí Khoa học xã hội, (4), tr.22-28.
22. Vương Đình Huệ (2012), “Định hướng, giải pháp tăng cường và nâng
cao hiệu quả đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn”,
Tạp chí Tài chính, (8) (574);
23. Humpheng Xaynasin (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
Cộng hòa Dân Chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
24. Phạm Hùng (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo định hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở miền Đông Nam bộ hiên nay, Luận
án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
25. Nguyễn Lê Huy (2010), Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa ở nông hộ
thuộc 4 huyện vùng núi cao phía bắc tỉnh Hà Giang, Luận án Tiến sĩ
kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), “Phát triển nông nghiệp, nông dân,
nông thôn nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế”,
34228&print=true
27. Nguyễn Đức Hưởng (2013), “Cho vay ưu đãi nông nghiệp nông thôn
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có bảo hiểm lãi suất giúp nông
dân an tâm - ngân hàng an toàn”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền
tệ, (24).
159
28. Nguyễn Thị Mai Hương, Bùi Thị Sen (2020), “Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Công thương, (8), tr.32-39.
29. Phan Ngọc Mai Hương (2006), “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh
Thái Nguyên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, (5).
30. Vũ Thị Thu Hương (2016), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
31. Phạm Thị Khanh (2003), Huy động vốn phát triển nông nghiệp vùng
đồng bằng song Hồng hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
32. Khăm Pao (1993), Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa-
vận dụng những kinh nhgiệm của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
33. Khiển Sy Thôn Thông Đam (1998), Những phương hướng và giải pháp
nhằm đưa khoa học - công nghệ vào nông nghiệp của Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào, Luận án Tiến sĩ khoa học kinh tế quản lý và kế
hoạch, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
34. Nguyễn Xuân Lai (1996), Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình, Luận án Phó
tiến sĩ, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
35. Đào Ngọc Lâm (2015), “Cơ cấu ngành kinh tế: mục tiêu, tiến độ và cảnh
báo”, Tạp chí Cộng sản, (1), tr.62-69.
36. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.13, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
37. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.23, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
38. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
160
39. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, t.46, phần II, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
40. Marsh S.P; T.G. MauAulay và Phạm Văn Hùng (2007), Phát triển nông
nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu
Nông nghiệp Quốc tế của Ô-Trây-lia (ACIAR), Hà Nội.
41. Phan Sỹ Mẫn (2013), “Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Báo cáo khoa học
tại hội thảo Chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế -
Thực trạng, vấn đề và phương hướng, Trường Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
42. Trần Quang Minh (2010), “Nông nghiệp Hàn Quốc trên đường phát triển”,
Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế Kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
trong thời kỳ hội nhập, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
43. Đỗ Hoài Nam (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển
những ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
44. Nguyễn Đình Nam (1994), “Khái niệm, đặc trưng và xu thế chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn”, Hội thảo khoa học về Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Ủy ban kế hoạch nhà
nước - trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
45. Nguyễn Thị Hồng (2013), “Chính sách tiền tệ trong việc mở rộng tín
dụng vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải pháp”,
Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ (24).
46. Nhiều tác giả, Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Đại học Bách khoa,
Hà Nội.
47. Phansay Pheangkhammy (2014), Vai trò của Nhà nước đối với phát triển
nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án
Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh, Hà Nội.
161
48. Lê Du Phong, Lê Huỳnh Mai (2012), “Tăng đầu tư cho nông nghiệp -
giải pháp bảo đảm cho khu vực kinh tế này thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, Tạp chí Kinh tế và Phát
triển, (182).
49. Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
50. Phômma Phăntha Lăng Sỷ (2002), Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở
tỉnh Khăm Muộn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - thực trạng và
giải pháp, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
51. Phômma Phănthalăngsỷ (2002), Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh
Khăm Muộn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - Thực trạng và giải
pháp, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
52. Đức Phường (2008), “Nông nghiệp Thái Lan lời giải từ công nghệ và đổi
mới chính sách”, Tạp chí Nông thôn mới, (226), tr.22-27.
53. Trần Anh Phương (2009), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - thực trạng và
những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cộng sản, (9), tr.67-73.
54. Phạm Thị Quý, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong 30 năm đổi
mới” Tạp chí Con số và Sự kiện, (12), tr.15-21.
55. Tạ Minh Sơn (2016), “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bước đột phá trong
sản xuất nông nghiệp nước ta”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn kỳ 2, (6), tr.41-44.
56. Lê Quốc Sử (chủ biên) (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát
triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế
tri thức, Nxb Thống kê, Hà Nội.
162
57. Lê Bá Tâm (2016), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
phát triển bền vũng ở tỉnh Nghệ An, Luận án Tiến sĩ, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
58. Trương Thị Tiến (2009), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Hoàng Minh Thảo (2015), “Thách thức của toàn cầu hóa với chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,
Đại học quốc gia, Hà Nội, (8), tr.44-49.
60. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
61. Bùi Tất Thắng (2007), Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
62. Lê Đình Thắng (1994), “Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông thôn”, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông
thôn Việt Nam, Ủy ban kế hoạch nhà nước - Đại học kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
63. Vũ Đình Thắng (2005), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
64. Phan Hải Thu (2014), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn ở Gia Lai”, Tạp chí Ngoại thương, (34).
65. Đoàn Xuân Thủy (2011), Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở
Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2015), “Các yếu tố tác động
đến quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn Việt Nam”, Đề tài khoa
học cấp Bộ, Hà Nội.
67. Xanh Nguyễn Hoàng Xanh (2015), “Lối ra cho tiến trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở khu vực nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, (22), tr.49-54.
163
II. Tài liệu tiếng Lào
68. Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào,
Tổng kết đánh giá về việc tổ chức thực hiện phát triển nông nghiệp và
lâm nghiệp 5 năm lần thứ VII (2011-2015) và phương hướng kế hoạch
5 năm lần thứ VIII (2016-2020), Viêng Chăn.
69. Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào,
Chiến lược phát triển nông nghiệp năm 2025 và phương hướng đến
năm 2030, Viêng Chăn.
70. Cơ quan quản lý đất đai quốc gia (2019), Báo cáo kết quả khảo sát tình
trạng thuê đất ở tỉnh Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào, Viêng Chăn.
71. Cục Thống kê Quốc gia Lào (2020), Báo cáo thống kê năm 2019,
Viêng Chăn.
72. Đảng bộ tỉnh Viêng Chăn, Định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011 - 2015 (Báo cáo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Viêng Chăn,
nhiệm kỳ 2011 - 2015), Viêng Chăn.
73. Đảng bộ tỉnh Viêng Chăn, Định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2016- 2020 (Báo cáo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Viêng Chăn,
nhiệm kỳ 2016 - 2020), Viêng Chăn.
74. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng
Cộng sản cách mạng Lào lần thứ X, Viêng Chăn.
75. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng
Cộng sản cách mạng Lào lần thứ XI, Viêng Chăn.
76. Sở Nông nghiệp và Lâm nghiệp tỉnh Viêng Chăn, Tổng kết 5 năm thực hiện
kế hoạch phát triển Nông nghiệp và Lâm nghiệp của tỉnh Viêng Chăn
(2016-2010) và kế hoạch năm 2021-2025, Viêng Chăn.
77. Sở Nông nghiệp và Lâm nghiệp tỉnh Viêng Chăn, Tổng kết 5 năm thực hiện
kế hoạch phát triển Nông nghiệp và Lâm nghiệp của tỉnh Viêng Chăn
(2010-2015) và kế hoach năm 2016-2020, Viêng Chăn.
164
III. Tài liệu tiếng Anh
78. Adelman I. and C.T. Morris (1967). Comparative pattern of economic
development, 1850-1914. John Hopkins University Press, Baltimore.
79. CIMMYT (2010). Maize - Global Alliance for Improving Food Security
and the Livelihoods of the Resource-poor in the Developing World.
International Maize and Wheat Improvement Center.
80. Clark C. (2008), “Agriculture and Development”, London, Macmillan.
81. Chenery H. (1988). Structural transformation, Handbook of development
economics. North-Holland. Vol 01. pp. 197-202.
82. Dovring F. (1959). The share of agriculture in a growing population, FAO,
monthly bulletin of agricultural economics and statistics. (8).
83. Fisher A.G.B. (1935). The clash of progress and security. London,
Macmillan.
84. Kuznets S. (1971). Economic growth of Nations: Total Output and
Production Structure. Havard University Press, Cambridge.
85. Shin'schi Shigetomi (1998), Cooperation and Community in Rural
Thailand: An Organizational Analysis of Participatory Rural
Development.
86. Solon Barraclough, K. Ghimire, H. Meliczek.- Geneva (1997); Rural
development and the environment: Towards ecologically and
socially sustainable development in rural areas, Switzerland.
87. Todaro M.P. (1982). Economic development in the third world. Longman,
Newyork-London.
88. Yifu and Yao (1999). Chinese rural industrialization in the context of the
East Asian miracle. China center for economic research. Beijing
University. Beijing.